Sử Ký Hội Thánh 18
Cuộc Cải Chánh 4
Các cuộc chiến tranh tôn giáo.-- Theo sau phong trào Cải chánh có 100 năm chiến tranh tôn giáo: 1) Chiến tranh chống tín đồ Tin Lành ở Ðức (1546-1555); 2) Chiến tranh chống tín đồ Tin Lành ở Hòa-lan;(1566-1609); 3) Chiến tranh chống người Huguenots ở Pháp (1572-1598); 4) Vua Philippe mưu chống nước Anh (1588); 5) Chiến tranh 30 năm (1618-1648). Trong những cuộc chiến tranh nầy cũng có xen vào sự cạnh tranh chánh trị và quốc gia, luôn với những vấn đề tài sản, vì Giáo hội ở nhiều nước chiếm từ 1 phần 5 đến 1 phần 3 tất cả đất đai. Nhưng cuộc chiến tranh nào cũng GÂY RA bởi các vua Công giáo, do Giáo hoàng và dòng Jésuite thúc đẩy, cốt để đè bẹp đạo Tin Lành. Họ là kẻ xâm lăng, còn tín đồ Tin Lành chỉ tự vệ. Sau nhiều năm chịu bắt bớ, tín đồ Tin Lành ở Hòa-lan, Ðức và Pháp mới trở thành đảng chánh trị.
Cuộc chiến tranh 30 năm (1618-1648). Khoảng năm 1580, tại xứ Bohême và Hung, tín đồ Tin Lành chiếm đa số và gồm hầu hết các vị vương hầu có đất đai. Hoàng đế Ferdinand II, thuộc triều đại Hasbourg, đã do dòngJésuite giáo dục; và nhờ họ giúp đỡ, ông đã mưu toan tiêu diệt đạo Tin Lành. Tín đồ Tin Lành bèn hiệp lại để kháng cự. Phần đầu cuộc chiến tranh (1618-1629), thì Công giáo thắng; họ trục xuất được đạo Tin Lành khỏi hết thảy quốc gia theo Công giáo. Ðoạn, họ quyết định đem các tiểu quốc Tin Lành ở Ðức trở lại Công giáo. Gustave-Adolphe, vua Thụy-điển, nhận thấy rằng nếu nước Ðức theo Tin Lành sụp đổ, thì Thụy-điển cũng sụp đổ và có lẽ đạo Tin Lành không còn nữa. Ông bèn xông vào vòng chiến, và quân đội ông đã thắng (1630-1632). Ông đã cứu được chánh nghĩa Tin Lành. Phần cuối cuộc chiến tranh nầy (1632-1648) đại để là cuộc vật lộn giữa Pháp và triều đạiHabsbourg, và kết quả là Pháp trở thành cường quốc bá chủ Âu-châu. Cuộc chiến tranh 30 năm khởi đầu là một cuộc chiến tranh tôn giáo, và kết liễu là một cuộc chiến tranh chánh trị. Kết cuộc từ 10 đến 20 triệu người đã bỏ mạng.Ferdinand II do người Jésuite giáo dục đã gây cuộc chiến tranh nầy với mục đích đè bẹp đạo Tin Lành. Nó kết liễu bằng hòa ước Wetphalie, năm 1648, ấn định giới hạn giữa các quốc gia Công giáo và các quốc gia Tin Lành.
Các cơn bắt bớ của Giáo hoàng.-- Số người tuận đạo trong các cơn bắt bớ của Giáo hoàng còn đông bội phần hơn số người tuận đạo trong Hội Thánh đầu tiên, dưới tay đế quốc La-mã. Hàng trăm ngàn người thuộc pháiAlbigeois, Vaudois và tín đồ Tin Lành ở Ðức, Hòa-lan, xứ Bohême và nhiều nước khác đã bỏ mình. Quả thật, "Kẻ tà dâm... say huyết các thánh đồ" (Khải Huyền 17:5, 6). Trong vấn đề nầy, người ta thường bào chữa cho các Giáo hoàng rằng đó là "tinh thần của thời đại" và "người Tin Lành cũng bắt bớ." "Về "tinh thần của thời đại," thì thời đại của ai đó? và ai đã tạo nên thời đại như vậy? Của các Giáo hoàng, và các Giáo hoàng đã tạo nên nó như vậy. Ấy là thế giới của họ. Trải qua 1000 năm, họ đã huấn luyện thế giới để phục tòng họ. Nếu các Giáo hoàng không giựt Kinh Thánh khỏi dân chúng, thì dân chúng hẳn đã biết nhiều hơn, và "tinh thần của thời đại" sẽ Chẳng như vậy. ÐóChẳng Phải là tinh thần của Ðấng Christ, và "những người đại diện Ðấng Christ" đáng phải biết rõ hơn. Sự bắt bớ là tinh thần của Ma Quỉ, mặc dầu họ đã nhơn Danh Ðấng Christ mà bắt bớ.
Những cơn bắt bớ do tín đồ Tin Lành.-- Calvin đã bằng lòng xử tử Servet. Tại Hòa-lan, giáo phái Calvinisteđã xử tử một người xứ [1]c-mê-ni. Tại Ðức, giáo phái Luthérien đã xử tử một ít người Anabaptiste. Tại nước Anh, vua Edouard VI, theo đạo Tin Lành, trong vòng 6 năm, đã thiêu chết 2 người Công giáo (trong 5 năm sau đó, nữ hoàng Mary, theo Công giáo, thiêu chết 282 tín đồ Tin Lành). Trong vòng 45 năm, nữ hoàng Elizabeth đã xử tử 187 người Công giáo, phần đông vì tội phản loạn, chớ không vì theo tà giáo. Năm 1659, tại tiểu bang Massachusetts(Mỹ), 3 người thuộc giáo phái Quaker đã bị giáo phái Thanh giáo (Puritain) treo cổ chết. Năm 1692, 20 ngườiQuakers bị xử tử vì làm tà thuật. Tổng cộng, chỉ có vài trăm, hoặc nhiều lắm là 1, 2 ngàn người tuận đạo vì tay tín đồ Tin Lành; nhưng Công giáo đã giết hàng bao nhiêu triệu tín đồ Tin Lành, kể không xiết. Dầu cuộc Cải chánh là một cuộc tranh đấu vĩ đại để giành quyền tự do tín ngưỡng, nhưng các nhà Cải chánh đã chậm ban cho kẻ khác cái mà chính mình họ tìm kiếm. Tuy nhiên, nguyên tắc căn bản của phong trào họ là chống sự bắt bớ để giành quyền tự do tín ngưỡng. Luther nói rằng: "Chúng ta hãy Lý Luận để giải quyết tình trạng nầy." Giáo hoàng đáp lại: "Hãy Ðầu Phục, bằng không, sẽ bị thiêu chết." Mặc dầu đây, đó, chính các nhà Cải chánh tỏ ra dấu tích không khoan dung tôn giáo của Giáo hội La-mã, nhưng họ dạy rằng đạo Ðấng Christ phải được truyền bá hoàn toàn và tuyệt đối bởi những phương pháp trí thức, đạo đức và thiêng liêng. Còn tư tưởng của Giáo hội La-mã thời ấy là: Dùng võ lực, khí giới của đời nầy và Chiến Tranh để làm cho người ta trở lại đạo. Trong các nước theo đạo Tin Lành, sự bắt bớ đã chấm dứt khoảng năm 1700.
Giáo dục quần chúng.-- Trong sự nghiệp của Luther có một đặc điểm, là ông nhấn mạnh vào nền giáo dục quần chúng. Giáo hội La-mã đã cai trị thế giới 1000 năm, nhưng đa số quần chúng không biết đọc, biết viết. Trong các xứ theo Công giáo, sự dốt nát của quần chúng vẫn còn ở mực độ cao,-- ấy là so sánh các nước theo đạo Tin Lành. Mục biểu dưới đây ghi rõ bao nhiêu phần trăm dân số một nước còn Thất Học.
Argentine (1895) ................ 54 Hòa-lan (1900) .................... 4
Úc-đại-lợi (1921) .............. 1, 5 Hung (1910) ...................... 33
Áo (1910) ......................... 19 Ấn-độ (1921) ..................... 93
Bỉ (1910) .......................... 13 Ái-nhĩ-lan (1911) .............. 17
Ba-tây (1890) .................... 85 Ý (1911) ........................... 38
Bảo (1905) ........................ 66 Mễ-tây-cơ (1910) ............... 70
Gia-nã-đại (1921) ................ 6 Phi-luật-tân (1903) ............ 56
Trung-hoa ......................... 80 Bồ-đào-nha (1911) ............. 69
Chili (1907) ....................... 50 Lỗ-mã-ni (1909) ................. 61
Ai-cập (1917...................... 92 Nga (1897) ....................... 69
Anh (1910) ......................... 6 Tô-cách-lan (1900) ............... 4
Pháp (1906) ...................... 14 Tây-ban-nha (1920) ........... 46
Ðức (1900) ....................... 0.1 Thụy-sĩ (1900) .................. 0.3
Hi-lạp (1907) ..................... 57 Mỹ (1920) ........................... 6
Dầu trong mấy năm gần đây, hầu hết các nước đã cưỡng bách giáo dục và nạn mù chữ lần lần biến mất, nhưng mục biểu trên đây tỏ ra trí tuệ quần chúng đã được mở mang dưới chế độ nào.
Hai nền văn minh.-- trải qua 300 năm , ở Tây phương có hai nền văn minh rất rõ rệt, một là: nền văn minhTin Lành,chủ trương mở Kinh Thánh cho mọi người đọc, bình dân giáo dục, thiết lập các cơ cấu dân chủ, cải cách xã hội, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận; nền văn minh nầy chiếm ưu thế ở Ðức, Thụy-điển, Na-uy, Ðan-mạch, Anh, Tô-cách-lan, Mỹ, Gia-nã-đại. Hai là: Nền văn minh Công Giáo La Mã, nhìn nhận các sự kiện trên đây, nhưng không quyết định thực hiện; nền văn minh nầy chiếm ưu thế ở Ý, Tây-ban-nha, Mễ-tây-cơ, Nam-mỹ-châu. Hai Nền Văn Minh Tự Nói Lên Giá Trị Của Nó.