Dân Số Ký



40 năm trong đồng vắng, Cuộc hành trình của dân Y-sơ-ra-ên tới Ðất Hứa

Bố cuộc và niên biểu của cuộc hành trình
Ra khỏi Ai-cập:
Ngày 15, tháng giêng
Vượt qua Biển Ðỏ

Tại Ma-ra; Ê-lim; đồng vắng Sin.

Dân chúng lằm bằm.

Chim cút và ma-na.
Ngày 15, tháng hai
Tại Rê-phi-đim: Nước từ vầng đá tràn ra; giao chiến với quân A-ma-léc; Giê-trô.

Tại núi Si-na-i: Mười Ðiều răn; giao ước; sách luật pháp; Môi-se ở trên núi 40 ngày; Dựng Ðền tạm; kiểm tra dân số.
Từ vùng núi Si-na-i ra đi.  Họ đã ở vùng núi Si-na-i chừng một năm.
Tháng 3, ngày (?)

Năm thứ 2, ngày 1, tháng 2
Năm thứ 2, ngày 20, tháng 2
Tại Tha-bê-ra: Lửa, chim cút và tai vạ.

Tại Hát-sê-rốt: Cuộc dấy loạn của Mi-ri-am và A-rôn.

Tại Ca-đe-Ba-nê-a: Cử các thám tử đi; dân chúng nổi loạn; Môi-se cầu thay; dân chúng bị bại trận; ban bố thêm luật pháp; đảng Cô-rê; 14.700 người chết; cây gậy của A-rôn. 38 năm lưu lạc trong đồng vắng bao quanh.

Tại Ca-đe-Ba-nê-a lần thứ hai: Mi-ri-am qua đời, nước từ vầng đá tràn ra; tội của Môi-se.
 Năm thứ 40, tháng giêng
Lên đường lần chót để đi xứ Ca-na-an.

Người Ê-đôm không cho đi qua. Tại núi Hô-rơ: A-rôn qua đời. Dân Y-sơ-ra-ên đánh bại người Ca-na-an .
Năm thứ 40, ngày 1, tháng năm
Phía Nam núi Hô-rơ: Rắn lửa.

Vòng quanh phía Ðông và phía Bắc xứ Ê-đôm, rồi đi về phía Bắc, dọc theo biên giới phía Ðông xứ Mô-áp.

Chiến thắng quân A-mô-rít và quân Ba-san.

Ðóng trại trên đồng bằng xứ Mô-áp: Ba-la-am; tội cúng thờ tà thần Phê-ô; 24.000 người bị giết; kiểm tra dân số; tiêu diệt người Ma-đi-an; 2 chi phái rưỡi định cư tại phía Ðông sông Giô-đanh; Môi-se từ biệt; ông qua đời.




Năm thứ 40, ngày 1, tháng 11
Họ vượt qua sông Giô-đanh.
Năm thứ 41, ngày 10, tháng giêng
Giữ Lễ Vượt Qua; hết ma-na.
Năm thứ 41, ngày 14, tháng giêng

Bản đồ số 32

Ðoạn 1 -- Kiểm tra dân số
Cuộc kiểm tra nầy thi hành tại núi Si-na-i, tỏ ra có 603.550 người nam trên 20 tuổi, không kể người Lê-vi (câu 45-47). 38 năm sau, lại có một lần kiểm tra dân số nữa, trên bờ sông Giô-đanh, tỏ ra có 601.730 người. Xem thêm ở đoạn 26.

Ðoạn 2, 3, 4 -- Tổ chức trại quân
Mỗi chi tiết được chỉ định đúng theo đường lối quân sự. Ðiều nầy cần thiết để điều khiển một đoàn dân đông đảo như vậy. Sự sắp đặt các chi phái như sau:


Ðan
62.700
A-se
41.500
Nép-ta-li
53.400

Bên-gia-min
35.400

Mê-ra-ri
6.200

Giu-đa
74.600
Ma-na-se
32.200
Họ Ghẹt-sôn
7.500
Ðền Tạm
Môi-se
A-rôn
Tây ß    
Y-sa-ca
54.400
à Ðông
Ép-ra-im
40.500

Kê-hát
8.600

Sa-bu-lôn
57.400

Gát
45.650
Si-mê-ôn
59.300
Ru-bên
46.500


Khi họ dời trại, thì chi phái Giu-đa và các chi phái đóng phía Ðông dẫn đầu cuộc tiến quân. Ở giữa, Ðền tạm có các chi phái đóng phía Nam và phía Tây bao quanh; còn các chi phái đóng phía Bắc thì đi hậu tập.

Ðoạn 5, 6 -- Một loạt luật pháp
Về người phung, sự báo trả, phụ nữ bị nghi là ngoại tình, các lời hứa nguyện. Lời chúc phước tuyệt diệu (6:24-26).

Ðoạn 7, 8, 9 -- Dự bị cuộc hành trình
Các quan trưởng dâng của lễ. Khánh thánh Ðền tạm. Người Lê-vi được biệt riêng ra thánh. Giữ Lễ Vượt Qua. Trụ mây (9:15-25; xem thêm Xuất Ê-díp-tô ký 13:21).

Ðoạn 10, 11 -- Họ tiến tới Ðất Hứa
Họ đã ở miền núi Si-na-i một năm. Trụ mây cất lên. Các ống loa bằng bạc thổi vang. Chi phái Giu-đa dẫn đầu cuộc tiến quân, và họ lên đường.
Trong vòng ba ngày, tại Tha-bê-ra, họ bắt đầu lằm bằm (10:33; 11:1-3). Ðó là đặc điểm của họ. Họ biết cách than phiền. Ðức Chúa Trời bèn đưa chim cút đến cho họ ăn, nhưng rồi Ngài cho dịch lệ hành hại họ (xem Xuất Ê-díp-tô ký 16).

Ðoạn 12 -- Mi-ri-am và A-rôn dấy loạn
Tội nghiệp! Cuộc dấy loạn chưa dứt, thì Mi-ri-am đã mong sao mình không hề nhóm nó lên! Môi-se "rất khiêm hòa(1)" (câu 3). Ðó là một đặc điểm đáng kính biết bao của một bậc đệ nhứt vĩ nhơn của mọi thời đại! Với tất cả quyền phép của Thiên đàng trong tay, Ðức Chúa Jêsus vẫn là Ðấng "nhu mì" (Ma-thi-ơ 11:29), và Ngài phán rằng:"Phước cho những kẻ nhu mì!" (Ma-thi-ơ 5:5).

Ðoạn 13, 14 -- Cử 12 thám tử vào xứ Ca-na-an
Môi-se tính đi thẳng từ núi Si-na-i vào xứ Ca-na-an. Ông đi thẳng tới Ca-đe, cách núi Si-na-i 150 dặm về phía Bắc và cách Bê-e-Sê-ba 50 dặm về phía Nam. Ca-đe là cửa phía Nam của xứ Ca-na-an, vậy là Môi-se muốn vào xứ ấy ngay lập tức.
Nhưng các thám tử đã phúc trình dễ làm cho ngã lòng, và nhơn dân bắt sợ. Họ không chịu tiến lên, và nếu chẳng có Ðức Chúa Trời can thiệp lạ lùng, thì họ đã ném đá chết Môi-se rồi. Ðó là chặng quyết định của cuộc hành trình. Họ thấy xứ Ca-na-an trước mắt, nhưng đã quay lại. Cơ hội không hề trở về với họ nữa. Trong số 600.000 người nam trên 20 tuổi, chỉ có Ca-lép và Giô-suê, là hai thám tử muốn tiến lên, được sống sót mà vào xứ Ca-na-an.

Ðoạn 15, 18, 19 -- Các định lệ về của lễ, thầy tế lễ và người Lê-vi
Giải luận thêm cho sách Lê-vi-ký, từ đoạn 1 đến đoạn 9, có xen truyện tích nơi đồng vắng.

Ðoạn 16, 17 -- Cô-rê dấy loạn
Cô-rê ganh ghét Môi-se, bèn tìm cách chiếm quyền lãnh đạo của ông. Môi-se đến thẳng cùng Ðức Chúa Trời, theo như ông thường làm mỗi khi có việc trầm trọng. Ðức Chúa Trời đã giải quyết vấn đề ngay lập tức. Ðất hả miệng ra, và bọn loạn nghịch bị nuốt hết.
Những hoạn nạn của Môi-se
Chắc ông đã có nhiều hoạn nạn lắm. Ông vừa mới ra khỏi Ai-cập, thì hoạn nạn đã bắt đầu. Quân A-ma-léc tấn công ngay; rồi một năm sau, chúng lại tấn công tại Ca-đe; có lẽ trong 40 năm ấy, Môi-se đã phải giao chiến với chúng nhiều lần. Những người Ê-đôm, Mô-áp, A-môn, A-mô-rít và Ma-đi-an đều hợp nhau cản đường dân Y-sơ-ra-ên, không cho vào xứ Ca-na-an .
Chính dân của ông đã được giải phóng khỏi Ai-cập và được nâng đỡ bởi những phép lạ cả thể, cũng lằm bằm, than phiền và nổi loạn mãi. Họ bắt đầu than phiền tại Ai-cập, rồi tại Biển Ðỏ, rồi tại Ma-ra, rồi trong đồng vắng Sin, rồi tại Rê-phi-đim, Tha-bê-ra, Hát-sê-rốt, Mê-ri-ba. Ðến bây giờ, tại Ca-đe, họ thấy Ðất Hứa trước mắt, nhưng lại nhứt định không chịu tiến lên; tình trạng nầy hầu như đã làm cho trái tim Môi-se tan vỡ.
Ngoài mọi việc đó, Môi-se còn gặp hoạn nạn hoài, do những thủ lãnh mà ông tin cậy gây nên. A-rôn làm bò con vàng tại vùng núi Si-na-i. Mi-ri-am và A-rôn toan chiếm quyền lãnh đạo của ông (đoạn 12). 10 trong số 12 thám tử xui cho dân chúng không chịu vào xứ Ca-na-an . Họ tức giận và nóng nảy đến nỗi toan ném đá Môi-se (14:10; Xuất Ê-díp-tô ký 17:4).
Rốt lại, Môi-se không được phép vào Ðất Hứa, tức là giấc mộng tha thiết suốt đời ông không thành.
Nếu chẳng bởi ân điển lạ lùng của Ðức Chúa Trời, thì chúng ta không thấy tại sao ông lại chịu nỗi mọi sự ấy. Nhưng khi trên bờ sông Giô-đanh, Ðức Chúa Trời cất ông, không phải vào xứ Ca-na-an, mà là vào Xứ Thiên thượng, thì ông đã hiểu.

Ðoạn 20 -- Lên đường lần chót vào xứ Ca-na-an
Dường như có một khoảng trống 38 năm, giữa đoạn 19 và đoạn 20, tức là thời gian từ lúc đến Ca-đe lần đầu tiên (13:26) tới lúc dời khỏi Ca-đe lần chót để vào xứ Ca-na-an. Trong thời gian nầy, không ghi chép chi hết. Ðoạn 33 liệt kê những nơi đóng trại -- 40 nơi tất cả, -- từ Ai-cập đến đồng bằng Mô-áp. Trong số ấy, 18 nơi ở giữa Rít-ma và Ca-đe. Người ta cho rằng Rít-ma là một tên khác của Ca-đe.
Vậy, dựa vào mấy chữ "ở tại Ca-đe lâu ngày" (Phục truyền luật lệ ký 1:46) và dựa vào lời chép 18 nơi đóng trại giữa lần thứ nhứt và lần thứ hai tới Ca-đe, chúng tôi đoán rằng có lẽ Ca-đe là tổng hành dinh, còn những nơi đóng trại khác ở dọc theo phía Nam tới núi Si-na-i, đúng như Ðức Chúa Trời đã huấn thị. Họ không di chuyển luôn đâu. Có khi họ ở một nơi ít lâu, thả bầy chiên, bầy bò trên các gò nỗng và thung lũng chung quanh. Rồi khi có dấu hiệu từ trại phát ra, họ lên đường.
Môi-se phạm tội, không được vào Ðất Hứa; dường như tội nầy là ông không dâng vinh hiển cho Ðức Chúa Trời trong phép lạ nước từ vầng đá tràn ra (câu 10, 12).
Mi-ri-am, A-rôn và Môi-se, cả ba làm xong công việc, đã qua đời cùng một năm. Mi-ri-am qua đời tại Ca-đe (câu 1); A-rôn qua đời trên núi Hô-rơ (câu 28); Môi-se qua đời trên núi Nê-bô (Phục truyền luật lệ ký 32:50; 34:1, 5). Mi-ri-am hưởng thọ chừng 130 tuổi, A-rôn 123, và Môi-se 120.
"Về nơi tổ phụ mình" (câu 24) làm một thành ngữ tuyệt diệu của Cựu Ước để chỉ về sự chết, ngụ ý đến sự tái hợp với những kẻ thân yêu ở bên kia mồ mả.

Bí Chú Khảo Cổ:  Ca-đe
Ngày nay, phần đông người ta cho rằng Ca-đe-Ba-nê-a chính là Ain Kadees, một vùng cây cối "đẹp đẽ lạ lùng" ở giữa sa mạc, có hai suối nước trong veo từ một ghình đá chảy qua. Dọc theo đó có một suối cạn. Cobern nghĩ rằng Môi-se chắc đã đập vầng đá ở phía trên suối cạn nầy. Ông đập "hai lần" (Dân số ký 20:11), thì hai suối mới nầy đã trào nước ra, và cứ chảy cho đến ngày nay. Xem sách: "Recent explorations in Palestine(1)" của Cobern.

Ðoạn 21 -- Từ Ca-đe đến sông Giô-đanh
Có lẽ cuộc đồng minh của dân A-ma-léc và dân Ca-na-an ở ngay phía Bắc Ca-đe dường hùng mạnh quá đối với dân Y-sơ-ra-ên, nên họ không dám thử đi đường thẳng tới Hếp-rôn. Dầu sao, Ðức Chúa Trời cũng có những kế hoạch khác. Họ tiến về phía Ðông để tới bờ phía Ðông của Biển Chết, qua địa phận Ê-đôm. Nhưng người Ê-đôm không cho phép họ đi qua.
Môi-se bèn xây về hướng Nam, xuống Araba, là thung lũng quạnh hiu chạy từ Biển Chết tới Biển Ðỏ, và là "đồng vắng minh mông và gớm ghê" (Phục truyền luật lệ ký 1:19); ông đi con đường dài, quanh co, nguy hiểm, chạy quanh phía Ðông xứ Ê-đôm và xứ Mô-áp; rồi đi ngược về phía Bắc, dọc theo biên giới xứ A-ra-bi, có lẽ dọc theo đường hỏa xa La Mecque ngày nay, cho tới xứ Ba-san, ở phía Ðông biển Ga-li- lê; rồi lại đi xuôi phía Nam, tới đồng bằng xứ Mô-áp, đối diện với thành Giê-ri-cô. Ðức Chúa Trời truyền cho Môi-se phải hành hại người Ê-đôm, người Mô-áp, hoặc người Am-môn, mặc dầu chúng muốn cản đường dân Y-sơ-ra-ên.
Rắn lửa (câu 6-9).-- Ðây là một hình bóng lịch sử về Tin Lành. Những kẻ bị rắn độc cắn nhìn vào con rắn đồng và được chữa lành thể nào, thì cũng một thể ấy, nếu chúng ta, là kẻ đã bị con rắn xưa, là ma quỉ, cắn cho bị thương, chịu nhìn xem Ðức Chúa Jêsus, thì chúng ta được sống (Giăng 3:14).
Sau đó, dân Y-sơ-ra-ên tôn con rắn bằng đồng lên làm thần tượng, gọi nó là Nê-hu-tan, và xông hương cho nó; mãi tới 700 năm sau, Ê-xê-chia mới tiêu hủy nó (II Các vua 18:4). Ấy họ đã dùng nó trái phép; nhưng ít ra, nó cũng là bằng cớ tỏ ra sự thực lịch sử của biến cố nầy.
Chiếm xứ Ga-la-át và xứ Ba-san (câu 21-35).-- Người A-mô-rít đã vượt sang phía Ðông sông Giô-đanh và đã đẩy lui người Am-môn; lúc nầy người A-mô-rít tấn công dân Y-sơ-ra-ên. Môi-se đã giữ gìn cẩn thận, không tấn công nhơn dân của những xứ mà ông đi qua. Nhưng bây giờ người A-mô-rít tấn công trước, nên ông phải đánh trả lại và chiếm lấy xứ họ. Rồi người Ba-san cũng tấn công; nhưng ông đánh bại chúng, và cả miền Ðông sông Giô-đanh vào tay ông.

Bí Chú Khảo Cổ:  Ðường đi của dân Y-sơ-ra-ên
Những cuộc đào bới mới đây đã phát lộ di tích của hàng trăm thành trì xưa kia xây cất trên các gò nỗng xứ Mô-áp, Am-môn và Ga-la-át; Những di tích nầy đương thời Môi-se, nhơn dân ở đây đông đúc và hùng mạnh.

Ðoạn 22 đến 25 -- Ba-la-am
Các lời tiên tri của ông đã dự ngôn kỳ diệu về địa vị ưu thế của dân Y-sơ-ra-ên trong lịch sử, do "một Ngôi Sao" (một Vua lỗi lạc) "hiện ra từ Gia-cốp" (24:17). Dầu Ðức Chúa Trời đã dùng Ba-la-am nói ra lời tiên tri rất đúng, nhưng vì cớ tiền bạc, ông đã xui cho dân Y-sơ-ra-ên phạm tội xấu hổ với phụ nữ Mô-áp và Ma-đi-an; do đó, ông đã bị giết và 24.000 người Y-sơ-ra-ên phải bỏ mạng (31:8, 16; 25:9). Tên Ba-la-am đã thành ra đồng nghĩa với giáo sư giả (II Phi-e-rơ 2:15; Giu-đe 11; Khải Huyền 2:14).

Text Box:  
Bản đồ số 33 --
Hành trình tới xứ Ca-na-an
Ðoạn 26 -- Kiểm tra dân số lần thứ hai
Ðời sống nơi đồng vắng chắc là nhọc nhằn, vì trong số 600 ngàn người trên 20 tuổi lúc kiểm tra dân số lần thứ nhứt (đoạn 1), chỉ có 2 người trên 60 tuổi sống sót. Thế hệ trẻ hơn đã quen với đồng vắng và được đồng vắng làm cho cứng rắn; với can đảm và sức lực, họ là một hạng người khác với ông cha mình vốn làm tôi mọi và mới được giải phóng khỏi những nồi thịt của Ai-cập.
Sách Dân số ký được đặt tên như vậy là vì hai cuộc kiểm tra dân số nầy.


Ðoạn 27 đến 36 -- Các định lệ và biến cố khác nhau
Những con gái không có anh em trai (đoạn 27); các ngày lễ và của lễ (đoạn 28, 29); các lời hứa nguyện (đoạn 30); giết người Ma-đi-an (đoạn 31); đó là Ðức Chúa Trời hình phạt chúng theo luật pháp và báo trả chúng theo sự công bình, xứng với tội lỗi của chúng (25:16, 17); hai chi phái rưỡi định cư ở phía Ðông sông Giô-đanh (đoạn 32); tóm tắt nhựt ký của 40 năm (đoạn 33); đây giống như một nhựt ký chép ngay tại chỗ, chớ không phải "một mớ truyền thoại từ bao nhiêu thế kỷ trước khi viết ra thành sách;" chỉ thị về sự chia xứ (đoạn 43); xem thêm Giô-suê 13); các thành của người Lê-vi (đoạn 35; xem thêm Giô-suê 21); các con gái không có anh em trai (đoạn 36; cũng xem đoạn 27).

Lịch Do-thái
Có năm tôn giáo và năm hành chánh. Năm tôn giáo bắt đầu ở mùa xuân. Năm hành chánh bắt đầu ở mùa thu. Tháng 7 của năm tôn giáo là tháng giêng của năm hành chánh. Năm chia làm 12 tháng theo mặt trăng, và cứ 19 năm lại 7 lần có 13 tháng.
Ngày thiên nhiên là từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Ðêm thiên nhiên là từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc. Ngày hành chánh là từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc.
Giờ thì tính từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Canh một từ 6 đến 9 giờ tối; canh hai từ 9 giờ tối đến 12 giờ đêm; canh ba từ 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng, là lúc gà gáy; canh tư từ 3 giờ đến 6 giờ sáng.
Tháng
Tên
Khoảng
Lễ
Giêng
Abib, hoặc Nisan
Tháng        4 (dương lịch)
Vượt qua
Hai
Ziv, hoặc Lyar
Tháng        5

Ba
Sivan
Tháng        6
Ngũ tuần
Tammuz
Tháng        7

Năm
Ab
Tháng        8

Sáu
Elul
Tháng        9

Bảy
Ethanim, hoặc Tishri
Tháng        10
Lều tạm
Tám
Bul, hoặc Marcheshvan
Tháng        11

Chín
Chislev
Tháng        12
Dâng
Mười
Tebeth
Tháng giêng

Mười một
Shebat
Tháng        2

Mười hai
Adar
Tháng        3
Phu-rim

Lễ Dâng thiết lập sau nầy, đương thời các anh em Macchabées; còn lễ Phu-rim được thiết lập đương thời hoàng hậu Ê-xơ-tê.

Ðồng vắng làm thể nào mà nuôi nấng được 3 triệu người trong 40 năm?
Có người giải thích rằng từ ngữ ở đây chỉ về một số dân ít hơn. Người khác lại cho đó là thần thoại. Kinh Thánh chỉ trả lời rằng đó là do Sự Tiếp Trợ Trực Tiếp Lạ Lùng Của Ðức Chúa Trời. Các phép lạ liên tục và kỳ diệu đến nỗi mục đích rõ rệt của ký văn là để tỏ ra rằng nếu chẳng bởi bàn tay của Ðức Chúa Trời, thì không thể có như vậy. Với ai thấy là khó tin những điều nầy, chúng tôi xin đáp rằng: Ðối với một số người trong chúng tôi, tin những điều ấy đúng như đã ghi chép còn dễ hơn tin những lý thuyết kỳ lạ và hư ảo mà họ đặt ra để làm cho người ta nghi ngờ nó. Những điều ấy ăn hiệp với tất cả truyện tích Kinh Thánh.
Chúng tôi có thể cho rằng mục đích của các phép lạ trong đồng vắng chính là: 1) Ðể bảo vệ dân tộc. Trong kế hoạch của Ðức Chúa Trời, một dân tộc sanh ra Ðấng Mê-si đã dọn đường cho Ðấng Mê-si ngự đến. 2) Ðể gây dựng lòng tin Ðức Chúa Trời, là Chơn Thần duy nhứt, trong một dân tộc đã được trưởng dưỡng giữa nước Ai-cập thờ lạy hình tượng, và để treo gương cho mọi đời tương lai rằng có thể tin cậy Ðức Chúa Trời trong mọi sự đòi hỏi của đời sống. 3) Ðể có ảnh hưởng đến các dân tộc ở chung quanh, nhứt là dân Ca-na-an, ngõ hầu chúng hiểu biết rằng cuộc tiến của dân Y-sơ-ra-ên tới xứ Ca-na-an là do Ðức Chúa Trời và chúng sẽ phải tính sổ với Ðức Chúa Trời.
Không kể đến những phép lạ cặp theo, sự dời cả một dân tộc đông đúc từ xứ nầy qua xứ khác, và đồng thời nuôi nấng họ suốt 40 năm trong đồng vắng, chính là một phép lạ kỳ diệu nhứt trải qua các thời đại. Theo một phương diện, người Do-thái ngày nay vẫn còn là một phép lạ.

Các phép lạ
Kinh Thánh là Lời Ðức Chúa Trời. Một phần ký văn của Kinh Thánh là Phép Lạ, cốt để đặc biệt tỏ ra Kinh Thánh là Lời Ðức Chúa Trời. Nếu không có những phép lạ, thì chúng ta làm thể nào mà biết rằng Kinh Thánh là sự Khải thị Siêu nhiên của Ðức Chúa Trời? Không có phép lạ, thì không có chứng cớ tỏ ra Ðức Chúa Trời.
Dầu phép lạ là một đặc điểm hiển nhiên của Kinh Thánh, nhưng không phải phần nào của Kinh Thánh cũng đầy dẫy phép lạ. Không kể lời tiên tri và sự ứng nghiệm của lời tiên tri, ta đặc biệt nhận thấy các phép lạ trong bốn thời kỳ trọng đại, cách nhau nhiều thế kỷ:
Lúc thành lập quốc gia sanh ra Ðấng Mê-si -- Môi-se và Giô-suê: 1400 T.C.
Lúc nghiêm trọng phải tranh đấu với sự thờ lạy hình tượng -- Ê-li và Ê-li-sê: 850 T.C.
Lúc bị lưu đày, tức là lúc sự thờ lạy hình tượng thắng thế -- Ða-ni-ên: 600 T.C.
Lúc mở đầu cho đạo Tin Lành -- Ðức Chúa Jêsus và các Sứ đồ
Chỉ có một vài lần trong lịch sử, Ðức Chúa Trời đã thay đổi cách làm việc thường, và đó là nhằm lúc có sự khủng hoảng nghiêm trọng.

Các phép lạ của Môi-se
Ngoại trừ Ðức Chúa Jêsus, Môi-se là người thứ nhứt xưa nay được dùng làm môi giới để nhiều lần tỏ ra quyền phép của Ðức Chúa Trời một cách kỳ diệu lớn lao:
Các dịch lệ giáng trên nước Ai-cập. Nước Biển Ðỏ khôn cạn. Nước đắng đổi ra ngọt tại Ma-ra. Chim cút bay tới tại đồng vắng Sin và tại Tha-bê-ra. Cung cấp ma-na hằng ngày trong 40 năm. Nước từ vầng đá tràn ra tại Rê-phi-đim và Mê-ri-ba. Cảnh tượng oai nghiêm, hùng vĩ tại núi Si-na-i. Tiếng Ðức Chúa Trời phán từ trên núi. Ngón tay của Ðức Chúa Trời ghi Mười Ðiều răn trên bảng đá. Mặt của Môi-se chói sáng. Môi-se hầu chuyện với Ðức Chúa Trời mặt đối mặt. Mi-ri-am bị phung và được lành. Cô-rê và bọn phản nghịch bị đất nuốt mất. Các dịch lệ hình phạt tại Tha-bê-ra, Ca-đe và Phê-ô. Cây gậy của A-rôn trổ hoa. Người ta được con rắn bằng đồng chữa lành. Con lừa của Ba-la-am nói được, Ba-la-am nói những lời tiên tri lạ lùng. Dân Y-sơ-ra-ên được dắt dẫn 40 năm bởi một đám mây siêu nhiên. Quần áo không hề cũ, và chơn không hề phỏng.
Nếu không có sự cứu trợ trực tiếp và lạ lùng của Ðức Chúa Trời, thì Môi-se không thể nào giải phóng dân Y-sơ-ra-ên khỏi Ai-cập và nuôi sống họ 40 năm trong đồng vắng. Như trong trường hợp của Phao-lô, đặc ân thiêng liêng cao quí nầy có cặp theo sự đau khổ hầu như không tin là có được.



(1)  Nên dịch là "nhu mì" cũng như ở Ma-thi-ơ 11:29; 5:5.
(1)  Những cuộc thám hiểm mới đây tại xứ Pa-lét-tin.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.