Sử Ký Hội Thánh 6
Danh Sách Các Giáo Hoàng Và Chế Ðộ Giáo Hoàng
Chế độ giáo hoàng là một sự phát triển lần lần
Xuất hiện lần đầu tiên với tư cách một đế quốc, nhằm thế kỷ thứ 6.
Ðạt tới tuyệt điểm của thế lực nhằm thế kỷ thứ 13.
Thế lực suy vi từ thế kỷ thứ 13 cho tới ngày nay.
Sứ mạng nguyên thủy của Hội Thánh
Hội Thánh được thành lập, không phải là một tổ chức cầm quyền để bắt buộc thế giới sống theo giáo lý của Ðấng Christ, nhưng chỉ là một tổ chức để làm chứng về Ðấng Christ và nêu Ngài lên trước mặt người ta. Chính Ðấng Christ, chớ không phải Hội Thánh, là Quyền phép thay đổi đời sống loài người. Nhưng Hội Thánh đã thành lập đương thời đế quốc La-mã, nên lần lần mang một hình thức chánh phủ cũng như thế giới chánh trị mà Hội Thánh đang ở trong đó. Vậy, Hội Thánh trở thành một tổ chức chuyên chế rộng lớn cai trị từ trên xuống.
Hình thức nguyên thủy của sự cai trị Hội Thánh
Lúc thời đại các Sứ đồ chấm dứt, thì các chi hội đều độc lập đối với nhau, mỗi chi hội do một ban Mục sư cai trị. Ðứng đầu có một Mục sư gọi là Giám mục; về sau các vị Mục sư khác gọi là Trưởng lão. Lần lần quyền hành của Giám mục bao trùm cả những thị trấn lân cận.
Giáo hoàng đầu tiên
Nguyên văn chữ "Giáo hoàng" nghĩa là "Cha." Trước hết, nó áp dụng cho hết thảy Giám mục Tây phương. Khoảng năm 500 S.C., danh hiệu ấy bắt đầu hạn chế, chỉ dùng cho vị Giám mục thành La-mã; chẳng bao lâu, theo cách thông dụng, nó có nghĩa là "Cha chung," tức là Giám mục của cả Hội Thánh. Danh sách các Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo gồm những Giám mục thành La-mã từ thế kỷ thứ nhứt trở đi. Nhưng trải qua 500 năm, các Giám mục thành La-mã Không Phải là Giáo hoàng, nghĩa là "Giám mục chung cả." Ý niệm Giám mục thành La-mã phải cầm quyền trên toàn thể Hội Thánh đã phát triển chậm chạp, mỗi bước mỗi bị tranh chấp ác liệt, và không bao giờ được toàn thể Hội Thánh thừa nhận.
Phi-e-rơ
Truyền thoại của Giáo hội Công giáo rằng Phi-e-rơ là vị Giáo hoàng đầu tiên, thì chỉ là một sự hoàn toàn bịa đặt. Không hề có một bằng cớ lịch sử nào chứng tỏ rằng ông từng làm Giám mục thành La-mã. Ông cũng chẳng bao giờ đòi cho chính mình cái quyền hành mà những "Kẻ kế vị" ông đã đòi. Dường như Ðức Chúa Trời đã soi sáng cho Phi-e-rơ biết trước rằng những "kẻ kế vị" ông chỉ cốt mưu toan "quản trị," chớ chẳng lo "làm gương tốt cho cả bầy" (I Phi-e-rơ 5:3).
Các Giám mục đầu tiên ở thành La-mã
Linus (67-79) (?). Clétus (79-91) (?)
Clément (91-100). Viết một thơ cho Hội Thánh Cô-rinh-tô, nhơn danh Hội Thánh La- mã, chớ không nhơn danh mình. Trong thơ nầy không hề đả động đến quyền hành của Giáo hoàng mà các Giáo hoàng về sau đã tự nhận lấy.
Evariste (100-109). Alexandre I (109-119). Sixte I (119-128). Télesphore (128-139). Hygin (139-142). Pie I(142-154).
Khởi điểm chánh sách chuyên chế của Giám mục La-mã
Anicet, Giám mục thành La-mã (154-168), thử áp đảo Polycarpe, Giám mục thành Si-miệc-nơ, để thay đổi ngày giữ lễ Phục-sanh, nhưng Polycarpe không chịu nhượng bộ.
Soter (168-176). Elethère (177-190).
Victor I (190-202) dọa dứt phép thông công các chi hội Ðông phương vì đã giữ lễ Phục sanh nhằm ngày 14, tháng giêng Do-thái. Polycarpe, Giám mục thành Ê-phê-sô, đáp rằng ông không sợ lời hăm dọa của Victor, và xác nhận quyền hành độc lập của mình. Irénée ở thành phố Lyon, dầu là một Giám mục Tây phương và dầu có thiện cảm với quan điểm Tây phương về sự giữ lễ Phục-sanh (tức là ngày trong tuần lễ, chớ không phải ngày trong tháng), song cũng quở trách Victor vì đã toan ra lịnh cho các chi hội Ðông phương.
Zéphirin (202-218).
Ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Giám mục La-mã
Calixte I (218-223) là người thứ nhứt dựa sự yêu sách của mình trên sách Ma-thi-ơ 16:18. Tertullien, ở thànhCarthage, gọi ông là kẻ tiếm vị vì đã nói dường như mình là Giám mục của các Giám mục.
Urbain I (223-230). Pontiers (230-235). Antérus (235-236). Fabien (236-250). Cornelius (251-252). Lucius I(252-253).
Etienne I (253-257) phản đối một vài tục lệ trong việc làm lễ báp-têm của Hội Thánh Bắc Phi. Cyprien, Giám mục thành Carthage, cãi rằng mỗi vị Giám mục cầm quyền tối cao trong địa phận mình, và không chịu nhượng bộEtienne. Tuy nhiên, người ta có cảm giác rằng La-mã, là thủ đô, đáng phải làm đầu của Giáo hội cũng như làm đầu đế quốc vậy.
Sixte II (257-258). Dionysius (259-279). Félix I (269-274). Eutychianus (275-283). Caius (283-296).Marcellin (296-304). Marcel I (308-309). Eusèbe (309-310). Miltiade (311-314).
Thống nhất Giáo hội và Quốc gia
Sylvestre I (314-335) làm Giám mục thành La-mã, dưới đời trị vì của Constantin, là lúc đạo Ðấng Christ đã tiềm thế được tôn làm quốc giáo của đế quốc La-mã. Hội Thánh lập tức trở nên một cơ quan hệ trọng vô cùng trong nền chánh trị thế giới. Constantin tự coi là Ðầu của Hội Thánh. Ông triệu tập Giáo hội nghị Nicée (325) và chủ tọa nó; đó là Giáo hội nghị đầu tiên của Hội Thánh, bao gồm cả thế giới. Giáo hội nghị cho các Giám mục thành A-léc-xăn-đơ-ri và thành An-ti-ốt được toàn quyền cai trị địa hạt của họ, cũng như Giám mục thành La-mã được toàn quyền cai trị địa hạt của mình, và Chẳng Chút Ngụ Ý rằng họ phải phục tòng Giám mục thành La-mã.
Marcus (336-337).
Jules I (337-352). Giáo hội nghị Sardes (343) gồm riêng các giáo phẩm tây phương, chớ không phải Giáo hội nghị toàn thế giới; đó là Giáo hội nghị đầu tiên thừa nhận quyền hành của Giám mục thành La-mã.
Năm vị Giáo trưởng (Patriarches)
Khoảng cuối thế kỷ thứ 4, phần lớn các chi hội và Giám mục của đạo Ðấng Christ đã được quản trị bởi NĂM trung tân quan trọng, là La-mã, Constantinople, An-ti-ốt, Giê-ru-sa-lem, và A-léc-xăn-đơ-ri. Những Giám mục ở các trung tâm đó được gọi là Giáo trưởng, có quyền hành ngang nhau, và mỗi vị hoàn toàn kiểm soát địa hạt của mình. Sau khi đế quốc phân chia (395) thành Ðông đế quốc và Tây đế quốc, thì các Giáo trưởng An-ti-ốt, Giê-ru-sa-lem, và A-léc-xăn-đơ-ri lần lần thừa nhận quyền lãnh đạo của Giáo trưởng Constantinople; và từ đây trở đi, sự tranh giành quyền lãnh đạo giới tín đồ Ðấng Christ diễn ra giữa La-mã và Constantinople.