ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ
MỘT CHƯƠNG TRÌNH
Kinh
Thánh:
Sáng-thế Ký 1:26-28; 2:8-17
Câu
gốc: “Ban
đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng-thế Ký 1:1)
Mục
đích:
“Cho chúng ta biết chương trình của Đức Chúa Trời qua mọi thời
đại.
Kinh
Thánh đọc hằng ngày
Chúa Nhật:
|
ĐỨC CHÚA TRỜI HẰNG CÓ ĐỜI ĐỜI
|
(Thi 90:1-17)
|
Thứ Hai:
|
CHÚA JÊSUS LÀ ĐỨC
CHÚA TRỜI
|
(Giăng 1:1-14)
|
Thứ Ba:
|
SỰ TẠO DỰNG TRỜI ĐẤT
|
(Sáng-thế Ký 1:1-31)
|
Thứ Tư:
|
TỘI LỖI PHẢI BỊ TRỪNG PHẠT
|
(Sáng-thế Ký 3:8-24)
|
Thứ Năm:
|
CƠN LỤT VÀ SỰ ĐOÁN PHẠT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (Sáng-thế Ký 7:1;
8:19)
|
|
Thứ Sáu:
|
ĐỨC CHÚA TRỜI CHỌN ÁP-RA-HAM
|
(Sáng-thế Ký 12:1-9)
|
Thứ Bảy:
|
LUẬT PHÁP
|
(Xuất 20:1-26)
|
Trong
ba bài học tiếp theo đây, chúng ta ôn lại những bài đã học 9 tháng qua về chương
trình của Đức Chúa Trời.
Một
người đã sống nhiều năm trong một quốc gia, khó biết một quốc gia rộng lớn chừng
nào, đẹp đẽ làm sao, cho đến một ngày kia được ngồi trên chiếc phi cơ bay qua
quốc gia đó. Chúng ta cũng vậy, phải có một cái nhìn tổng quát từ sáng thế cho
đến tận thế để biết chương trình của Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta đã học qua
các sách từ Sáng-thế Ký cho đến Khải-huyền như một người ngồi trên phi cơ đi từ
Sài Gòn ra Hà Nội.
Kinh
Thánh là một tác phẩm kỳ diệu, gồm có 66 sách, được viết ra bởi chừng 40 tác
giả, trong khoảng thời gian 1500 năm. Có rất nhiều đề tài được bàn đến trong
Kinh Thánh như một thư viện thu hẹp. Tuy nhiên, Kinh Thánh chỉ có một chủ đề là:
SỰ CỨU RỖI BỞI CHÚA JÊSUS CHRIST. Tất cả Kinh Thánh đều nói về phạm vi, thần
tánh, tư cách và công việc của Ngài.
I.
SỰ SA NGÃ CỦA LOÀI NGƯỜI (Sáng-thế Ký 3:1-8)
Sau
khi dựng nên trời đất, muôn vật và loài người, Đức Chúa Trời đặt A-đam và Ê-va
trong vườn Ê-đen, để trồng và giữ vườn.
A-đam
và Ê-va đã được dựng nên với một tâm hồn thơ ngây nhưng có ý chí tự do, mà trong
muôn loài, không có loài nào có. Chúa dựng nên loài người như vậy để thông công
với Ngài và quản trị muôn vật. Vì có ý chí tự do nên họ có trách nhiệm chọn điều
phải, tránh điều quấy. Nhưng vì không vâng lời Chúa, họ đã chuốc lấy cho mình và
dòng dõi mình sự bại hoại. Kết quả: Ông bà mất sự vinh quang của Chúa cho, trở
nên lõa lồ, hổ thẹn, sợ hãi. Bà chịu cực khổ trong thai nghén, đau đớn khi sinh
nở; ông chịu khó nhọc, làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn. Ông bà bị đuổi ra khỏi
vườn Ê-đen là nơi hạnh phúc. Dầu vậy, ngay khi đó, Chúa đã hứa ban cho loài
người một Đấng Cứu Thế (Sáng-thế Ký 3:15).
II.
SỰ ĐOÁN PHẠT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (Sáng-thế Ký 6:11)
Tội
lỗi thật ghê gớm, không những nó làm cho A-đam và Ê-va bại hoại, mà cả dòng dõi
của ông bà cũng bị bại hoại, đến nỗi Đức Chúa Trời phải dùng một cơn lụt để hủy
diệt loài người, loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời khỏi mặt đất. Song
giữa loài người thời bấy giờ có Nô-ê là người công bình trọn vẹn, đồng đi cùng
Đức Chúa Trời. Ông đã vâng lời Chúa, đóng một chiếc tàu lớn, cứu cả gia đình và
loài súc vật còn lưu truyền cho đến ngày nay.
Sau
cơn lụt, con cháu Nô-ê đã sanh sản thêm nhiều. Những mấy trăm năm kế đó, loài
người càng đông đúc, càng bại hoại. Họ quyết định xây một cái tháp chót cao đến
tận trời để được rạng danh, nổi tiếng. Họ không thể nào xây một cái tháp chót
cao tận trời, song lòng kiêu ngạo của họ thật đã tận trời. Kết quả chỉ là lộn
xộn và tan rã.
III.
ĐỨC CHÚA TRỜI LỰA CHỌN ÁP-RA-HAM (Sáng-thế Ký 12:1-3)
Sau
cơn lụt, Đức Chúa Trời không hủy diệt loài người vì gian ác của họ nữa, song
Ngài biệt riêng người công bình khỏi người ác. Vì vậy, Ngài đã lựa chọn
Áp-ra-ham và kêu gọi ông ra khỏi thành U-rơ, xứ Canh-đê để đi lên xứ
Ca-na-an.
Chương
trình của Đức Chúa Trời là từ một người ra một gia đình, từ một gia đình ra một
chí phái, từ một chi phái ra một dân tộc. Rồi từ dân tộc đó, Ngài ban sự khải
thị cho loài người là Kinh Thánh; lại cũng từ dân tộc đó, Đấng Cứu Thế giáng
trần, mang hình thể loài người để chịu chết đền tội cho loài người, đúng như lời
Ngài đã hứa (Sáng-thế Ký 3:15; 12:1-3). Dân tộc đó là Y-sơ-ra-ên, cũng gọi là
Do-thái.
Tất
cả mọi diễn biến trong lịch sử loài người nói chung cũng như lịch sử của dân
Y-sơ-ra-ên nói riêng, đều ở dưới quyền điều khiển của Đức Chúa Trời để hoàn
thành chương trình vĩ đại và đời đời của Ngài là ban một Cứu Chúa cho thế gian.
“Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời;
tức là cho kẻ đã được gọi theo ý muốn Ngài đã định” (Rô-ma 8:28).
IV.
ĐỨC CHÚA TRỜI LỰA CHỌN MÔI-SE (Xuất 3:10)
Vì
một cơn đói kém, Gia-cốp là cháu nội của Áp-ra-ham và cả gia đình gồm 70 người
đã từ Ca-na-an xuống Ê-díp-tô, tại đó có Giô-sép.
Sau
400 năm, con cháu Gia-cốp đã lên đến con số hơn 2 triệu người. Đang khi đó, tình
hình tại Ê-díp-tô cũng thay đổi. Pha-ra-ôn (danh hiệu hoàng đế Ê-díp-tô) thân
thiện với Giô-sép đã qua đời, các Pha-ra-ôn khác đem lòng ghen tị, nghi ngờ dân
Y-sơ-ra-ên, nên đã bắt bớ họ đủ cách, nào buộc họ làm những công việc cực nhọc,
nặng nề, nào hạn chế sanh đẻ, nhất là nếu sinh con trai thì phải liệng xuống
sông. Những ngày trong hoàn cảnh đen tối ấy, Đức Chúa Trời đã giải cứu Môi-se
khỏi chết, lại còn được làm con của công chúa Pha-ra-ôn, được nuôi dạy trong
triều đình Pha-ra-ôn suốt 40 năm. Kế đó, Môi-se được Chúa huấn luyện 40 năm
trong đồng vắng Ma-đi-an, chuẩn bị cho chức vụ sau này, vì Ngài lựa chọn
ông.
Đến
lúc không còn chịu nỗi sự bắt bớ, dân Y-sơ-ra-ên nhớ lại Đức Chúa Trời và khẩn
cầu Ngài. Bây giờ, Chúa kêu gọi Môi-se, sai ông đi giải phóng đồng bào
mình.
Qua
Môi-se, Đức Chúa Trời đã thi hành 10 tai vạ, buộc Pha-ra-ôn phải phóng thích dân
Y-sơ-ra-ên. Môi-se đã dẫn dân của Chúa ra khỏi xứ Ê-díp-tô, vượt Biển Đỏ vào
đồng vắng. Suốt 40 năm, Chúa đã nuôi dân Ngài bằng mana từ trời, bằng nước từ
hòn đá. Cũng tại đồng vắng, Chúa ban cho họ luật pháp: Luật luân lý và Luật thờ
phượng. Cuối cùng dân Y-sơ-ra-ên đã vào tận Ca-na-an đượm sữa và mật, y như Chúa
đã hứa cho họ từ đời tổ phụ họ là Áp-ra-ham (Sáng-thế Ký 15:13, 14; Xuất 3:8;
Dân-số Ký 13:27).
Bài
học của chúng ta là: Dầu loài người bất trung, vô tín, đã phạm tội, song Đức
Chúa Trời vẫn thành tín với lời hứa của Ngài mà thực hiện chương trình cứu rỗi
loài người. Ôn lại để cảm tạ, ca ngợi Chúa về các ơn phước lớn lao Ngài đã ban
cho chúng ta, là những kẻ không đáng được. Cũng vì lý do đó mà Đa-vít đã tự nhủ:
“Hỡi linh hồn ta, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, chớ quên các ân huệ của Ngài”
(Thi 103:1-2).
CÂU
HỎI
1.
Kinh
Thánh là một quyển sách thế nào? Chép về gì?
2.
Loài
người khác hơn loài vật ở chỗ nào?
3.
A-đam
và Ê-va đã phạm tội thì bị hại gì?
4.
Vì
tội lỗi, loài người bị Chúa đoán phạt như thế nào?
5.
Tại
sao Đức Chúa Trời không hủy diệt loài người gian ác nữa?
6.
Chúa
lựa chọn Áp-ra-ham để làm gì?
7.
Chúa
lựa chọn Môi-se để làm gì?
8.
Tại
sao chúng ta biết Chúa luôn luôn thành tín?
- Chúng
ta cần ôn lại dĩ vãng để làm gì?