ĐỨC CHÚA TRỜI MUỐN
CHÚNG TA CẦU NGUYỆN
Kinh
Thánh:
Lu-ca 11:1-13
Câu
gốc:
“Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi
sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin và sự tạ ơn, mà trình các sự cầu xin của
mình cho Đức Chúa Trời, sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết
sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Phi-líp
4:6,7)
MỆNH
LỆNH ĐỂ VÂNG THEO: “Hãy
thức canh và cầu nguyện” (Ma-thi-ơ 26:41)
LỜI
CẦU NGUYỆN ĐỂ DÂNG LÊN:
“Lạy
Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện (Lu-ca 11:1)
Mục
đích: Cho chúng ta thấy rằng quyền năng lớn lao của sự cầu nguyện và khuyến
khích chúng ta luôn luôn cầu nguyện với Chúa.
Kinh
Thánh đọc hằng ngày
Chúa Nhật:
|
CẦU NGUYỆN VÀ CA TỤNG
|
(Cô-lô-se 1:15-23)
|
Thứ Hai:
|
CẦU NGUYỆN LÀ XƯNG TỘI
|
(Thi 51; IGiăng 5:11-15)
|
Thứ Ba:
|
CẦU NGUYỆN LÀ NÀI XIN
|
(Giăng 15:1-17; IGiăng 5:11-15)
|
Thứ Tư:
|
CẦU NGUYỆN LÀ CẦU THAY
|
(Giăng 17:1-26)
|
Thứ Năm:
|
CẦU NGUYỆN LÀ TẠ ƠN
|
(Phi-líp 4:1-13)
|
Thứ Sáu:
|
HÃY CẦU NGUYỆN CHO RÕ RÀNG
|
(Ma-thi-ơ 6:5-15)
|
Thứ Bảy:
|
ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÁP LỜI CẦU NGUYỆN
|
(Thi 118:1-9)
|
Đức
Chúa Trời muốn chúng ta cầu nguyện để Ngài đáp lời hơn là muốn chúng ta cầu
nguyện. Dầu đã tin Chúa, chúng ta cũng chưa biết hết năng lực của sự cầu nguyện.
Kinh Thánh đã nhiều lần, nhiều cách để dạy dỗ, khích lệ, thức tỉnh, cảnh cáo
chúng ta cầu nguyện. Vậy, cầu nguyện là gì? Ai có quyền cầu nguyện? Cầu nguyện
với ai? Tại sao phải cầu nguyện? Cầu nguyện khi nào? Phải cầu nguyện tại đâu?
Phải cầu nguyện điều gì? Phải cầu nguyện cách nào? Điều gì ngăn trở sự cầu
nguyện? Kết quả của sự cầu nguyện là gì? Trong phạm vi bài này, chúng ta hãy suy
gẫm vài điều:
I. CẦU NGUYỆN LÀ GÌ?
Cầu nguyện không những là trình bày mọi nhu cầu của mình, song cặp theo
đó còn có những điều khác như:
1.
CA TỤNG SỰ VINH HIỂN OAI NGHI CỦA CHÚA
Những Thi-thiên của Đa-vít đều bao hàm ý nghĩa đó. Trong các thơ tín của
Phao-lô cũng vậy. Trong cơn đau thương hơn hết, Nê-hê-mi vẫn chúc tụng Chúa
trước khi trình bày mọi sự cho Ngài (Nê-hê-mi 1:4, 5). Khi vì dân Y-sơ-ra-ên mà
cầu nguyện, Đa-ni-ên cũng không quên chúc tụng Chúa (Đa-ni-ên 9:4). Chúng ta
phải có thái độ đó đối với Chúa mỗi khi cầu nguyện.
2.
CẢM TẠ SỰ NHÂN TỪ THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA
Bởi lòng biết ơn mà nhiều người đã được Chúa nhậm lời cầu nguyện, được
Chúa nhậm lời cầu nguyện thì họ càng biết ơn Ngài nhiều hơn. Đa-vít than: “Tôi
sẽ lấy gì báo đáp Đức Giê-hô-va về các ơn lành mà Ngài đã làm cho tôi” (Thi
116:12). Phao-lô la lên: “Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không xiết
kể” (IICô-rinh-tô 9:15).
3.
CẦU THAY CHO NGƯỜI KHÁC
Trong khi cầu nguyện chúng ta hãy nghĩ đến người khác mà cầu thay cho
họ. Áp-ra-ham đã nghĩ đến Lót, Môi-se đã nghĩ đến dân Y-sơ-ra-ên. Phao-lô nghĩ
đến đồng bào mình, Êphápra đã nghĩ đến Hội Thánh mình (Cô-lô-se 4:12). Chúng ta
hãy nghĩ đến những người yếu đuối, người vấp ngã, người bệnh hoạn, nghèo nàn, bà
con, bạn hữu chưa tin Chúa mà cầu thay cho họ. Lời cầu nguyện có giá trị là cầu
thay cho người khác.
4.
ĂN NĂN TỘI
Trong khi cầu nguyện đừng quên xét mình trước mặt Chúa mà ăn năn những
lỗi lầm đã qua, và xin Chúa tha thứ. Tội lỗi là một cái nút chặn làm cho nguồn
phước bị bế tắc.
“Tội lỗi các ngươi ngăn trở các ngươi được phước” (Giê-rê-mi
5:25).
“Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn nhưng ai xưng nó ra
và lìa bỏ nó sẽ được thương xót” (Châm-ngôn 28:13). Xưng tội không phải để bị
Chúa bắt tội, song xưng tội để được Chúa tha thứ.
“Còn nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín công bình, để tha
tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác” (Giăng
1:9).
5.
TRÌNH BÀY LÊN CHÚA MỌI NHU CẦU CỦA MÌNH
Hãy lấy lòng thành kính âu yếm, tin cậy mà dâng lên Chúa từng điều, bằng
một giọng nói đơn sơ, không cần kêu la, đập bàn, vỗ ghế, giậm chân. Cuối cùng,
hãy bởi đức tin mà tạ ơn Chúa trước, vì Ngài đã nghe, đã nhậm. Dầu lần sau,
chúng ta phải nhắc lại các điều mình xin song đừng quên lời Chúa dạy “Mọi điều
ngươi xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã được, tất điều đó sẽ ban cho các
ngươi” (Mác 11:24). Trước khi làm việc gì, phải cầu nguyện. Phải đặt sự cầu
nguyện vào hàng đầu và hàng cuối của mọi việc.
II. LỜI CẦU NGUYỆN ĐƯỢC ĐÁP LẠI
Khi lời cầu nguyện được đáp lại, chúng ta rất vui mừng. Để được như vậy,
chúng ta phải biết một vài nguyên tắc căn bản:
1.
CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI
Chúa phán: “Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ trả lời cho” (Giê-rê-mi 33:3). Vậy
Phi-e-rơ bị cầm trong khám, còn Hội Thánh cứ cầu nguyện Đức Chúa Trời cho người
luôn” (Công-vụ 12:5). Có nhiều người đã cầu nguyện, song không cầu nguyện với
Đức Chúa Trời. Người này cầu nguyện với Ba-anh (ICác Vua 19:25-28), người nọ cầu
nguyện với Ma-ri, nên cả đời họ chẳng bao giờ được Chúa đáp lời. Chỉ một mình
Đức Chúa Trời Hằng Sống có thể nghe lời cầu nguyện của chúng ta và đáp
lại.
2.
CẦU NGUYỆN CÁCH BỀN LÒNG
Phải cầu nguyện luôn, chớ hề mỏi mệt (Lu-ca 18:1). Phải khẩn nguyện, và
nài xin một cách bền lòng. Đa-ni-ên viết: “Ta để mặt hướng về Chúa là Đức Chúa
Trời, lấy sự khẩn nguyện, nài xin với sự kiêng ăn, mặc bao gai, đội tro mà tìm”
(Đa-ni-ên 9:3). Đa-vít cũng thưa: “Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy lắng tai về lời
cầu nguyện tôi, dũ nghe tiếng nài xin của tôi” (Thi 86:6).
Sự nài xin tha thiết và bền lòng có một sức mạnh khiến cho sự cầu nguyện
của chúng ta được Chúa nhậm. Chúa Jêsus phán: “Vậy, lẽ nào Đức Chúa Trời chẳng
xét lẽ công bình cho những người được chọn, là kẻ đêm ngày kêu xin Ngài, mà lại
chậm chạp đến cứu họ sao! Ta nói cùng các ngươi, Ngài sẽ vội vàng xét lẽ công
bình cho họ” (Lu-ca 18:7-8).
3.
CẦU NGUYỆN THEO Ý ĐỨC CHÚA TRỜI
“Xin ý Cha được nên, ở đất như trời” (Ma-thi-ơ
6:10).
Chúa biết nhu cầu của chúng ta hơn chúng ta biết, nên khi Chúa đáp:
“Không”, cũng tốt như khi Ngài đáp: “Được”.
Khi tiên tri Ê-li ngã lòng, ông cầu nguyện: “Ôi Đức Giê-hô-va, đã đủ
rồi! Hãy cất lấy mạng sống tôi…” Ông nằm ngủ để chờ chết. Song hai lần thiên sứ
đánh thức ông, bảo: “Hãy chổi dậy và ăn” (ICác Vua 19:1-8). Môi-se và Giô-na
cũng vậy (Dân-số Ký 11:1-15; Giô-na 4:1-11). Đức Thánh Linh ở trong lòng chúng
ta, cầu thay cho chúng ta (Rô-ma 8:26-27). Chúa Jêsus ở bên hữu Đức Chúa Trời
cầu thay cho chúng ta (Rô-ma 8:34; Hê-bơ-rơ 7:25). Vậy, chúng ta phải kêu lên
luôn: “Lạy Chúa xin dạy con cầu nguyện”.
III. NHỮNG ĐIỀU NGĂN TRỞ SỰ CẦU NGUYỆN
Đành rằng tội lỗi là sự ngăn trở, song ta nên xét, tội lỗi đó là những
điều gì?
1. Không vâng lời Chúa (Phục-truyền 1:43-45).
2. Không kính sợ Chúa (Châm-ngôn 1:28-29).
3. Cứng lòng đối với Chúa (Xa-cha-ri 7:8-13).
4. Không có lòng tin cậy Chúa (Hê-bơ-rơ 11:6).
Luôn giữ thái độ khiêm cung trước mặt Chúa và nài xin: “Đức Chúa Trời
ôi, xin hãy tra xét lòng tôi, và biết lòng tôi, hãy thử thách tôi và biết tư
tưởng tôi, xin xem thử tôi có lối ác nào chăng, xin dắt tôi vào con đường đời
đời (Thi 139:23-24).
Nên ôn lại kỹ càng, chúng ta phải ngạc nhiên vì lắm điều chúng ta chưa
cầu xin, Chúa đã cho, vì Ngài cung cấp nhu cầu đúng lúc. Ngược lại, có những
điều chúng ta đã cầu xin, Chúa chưa cho vì chưa cần.
Một cậu bé thấy cha dùng dao bào cạo râu mỗi sáng, cậu thích lắm, nói:
“Xin cha cho con dao bào đó để con cũng cạo râu như cha vậy”. Cha đáp: “Cha sẽ
cho con dao bào này khi nào con cần. Nhưng
bây giờ con chưa cần nó”.
CÂU
HỎI
1.
Chúa
muốn chúng ta cầu nguyện để làm gì?
2.
Cầu
nguyện là gì? Xin mỗi chúng ta giải thích một phần?
3.
Chúng
ta phải cầu nguyện với ai?
4.
Cầu
nguyện bền lòng là thế nào?
5.
Cầu
nguyện theo ý Đức Chúa Trời có nghĩa gì?
6.
Tại
sao khi Chúa đáp: Không, cũng như khi Ngài đáp: Được?
7.
Thường
có những điều gì làm trở ngại sự cầu nguyện?
8.
Tại
sao có những điều chúng ta chưa xin, Chúa đã cho?
9.
Tại
sao có những điều chúng ta xin, Chúa chưa cho?
Mời bạn hãy nghĩ đến cách nào để có thêm nhiều nhóm cầu nguyện trong Hội Thánh?