ĐỨC CHÚA TRỜI MUỐN
CHÚNG TA YÊU THƯƠNG
Kinh
Thánh:
Giăng 15:12-17; ICô-rinh-tô 13.
Câu
gốc:
“Điều răn của ta đây này; các ngươi hãy yêu nhau cũng như ta đã yêu các ngươi”
(Giăng 15:12).
Mục
đích:
Cho chúng ta thấy sự cần thiết của việc yêu Chúa và yêu
nhau.
MỆNH LỆNH ĐỂ
VÂNG THEO: “Ngươi
hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi”
(Ma-thi-ơ 22:37).
LỜI CẦU
NGUYỆN ĐỂ DÂNG LÊN:
“Lạy Chúa, xin giúp chúng con được biết sự yêu thương của Đấng Christ, là sự
trổi hơn mọi sự hay biết” (Ê-phê-sô 3:19).
Kinh
Thánh đọc hằng ngày
Chúa Nhật:
|
YÊU THƯƠNG NHAU
|
(Giăng 15:12-17)
|
Thứ Hai:
|
YÊU THƯƠNG ĐỨC CHÚA TRỜI
|
(Phục-truyền 6:5; 11:1-16; Ma-thi-ơ
22:36-38)
|
Thứ Ba:
|
TÌNH YÊU THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI
|
(IGiăng 4:7-21)
|
Thứ Tư:
|
TÌNH YÊU HAY NHÂN TỪ
|
(Rô-ma 12:10-21; 13:10)
|
Thứ Năm:
|
TÌNH YÊU LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG
|
(ICô-rinh-tô 13:1-13)
|
Thứ Sáu:
|
TÌNH YÊU LÀM VỪA LÒNG ĐỨC CHÚA TRỜI
|
(IGiăng 2:3-17)
|
Thứ Bảy:
|
TÌNH YÊU TRONG VIỆC LÀM VÀ LẼ THẬT
|
(IGiăng
3:11-24)
|
Chúng
ta là những tội nhân đáng chết, song được cứu bởi tình yêu của Chúa. Chúng ta
được tương giao với Chúa trên một nền tảng tình yêu. Vì vậy, Chúa muốn chúng ta
cứ sống trong tình yêu, và nhất cử nhất động đều phát xuất từ tình yêu.
Người
có tình yêu thì chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng kiêu ngạo, chẳng làm điều
trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui
về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật, hay nhịn nhục, hay nhân từ,
hay dung thứ mọi sự, hay tin mọi sự, hay trông cậy mọi sự, hay nín chịu mọi
sự.
I.
TÌNH YÊU ĐỐI VỚI CHÚA
Điều
răn thứ nhất và lớn hơn hết là YÊU CHÚA. Sau khi sống lại Chúa Jêsus đã hỏIPhi 3
lần: “Ngươi yêu ta chăng?” Phi-e-rơ phải xác nhận 3 lần: “Tôi yêu Chúa”. Rồi
cũng 3 lần Chúa bảo: “Hãy chăn chiên ta” (Giăng 21:15-17).
Hội
Thánh Ê-phê-sô có nhiều điều đáng khen, song không có thể bù vào một điều đáng
trách là bỏ lòng yêu mến ban đầu. Vì vậy, Chúa kêu gọi họ ăn năn, để yêu Chúa
như ban đầu, bằng không Chúa sẽ bỏ họ. Một Hội Thánh không có tình yêu là một
Hội Thánh đáng bỏ. Thiếu gì còn cho qua được, song thiếu tình yêu thì không cho
qua được đâu.
Như
chồng khao khát tình yêu của vợ, cha mẹ khao khát tình yêu của con, thì Chúa
cũng khao khát tình yêu của chúng ta. Không có gì thay thế được tình yêu. Chúng
ta có thể sốt sắng đến tận tâm lo việc Hội Thánh, song không vì yêu Chúa mà chỉ
vì yêu mình, không vì danh Chúa mà chỉ vì danh mình, không phải để Chúa được tôn
vinh mà chỉ để tự tôn vinh. Hôn là một dấu hiệu tốt đẹp của tình yêu, song cái
hôn của Giu-đa lại không phải là dấu hiệu của tình yêu mà là dấu hiệu của phản
bội. Chúa hỏi: “Hỡi Giu-đa, ngươi lấy cái hôn để phản Con Người sao?” (Lu-ca
22:48).
Dầu
chúng ta có yếu đuối mà vấp phạm như Phi-e-rơ, song chúng ta cũng phải thành
thật mà thưa như ông: “Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi sự, Chúa biết rằng tôi yêu
Chúa”. Đa-vít cũng đã long trọng tuyên bố: “Tôi yêu mến Đức Giê-hô-va” (Thi
18:1; 116:1).
II.
TÌNH YÊU ĐỐI VỚI NGƯỜI
Đức
Chúa Trời là tình yêu. Chúa Jêsus thể hiện tình yêu. Tin Lành là tôn giáo tình
yêu. Đã được cứu bởi tình yêu, chúng ta phải đối đãi nhau bằng tình yêu. Chúa
bảo chúng ta yêu nhau như Ngài đã yêu chúng ta (Giăng 13:34;
15:12).
1.
Yêu nhau là dấu hiệu chúng ta đã được cứu, được sanh lại bởi Đức Chúa Trời
(IGiăng 3:14; 4:7).
2.
Yêu nhau là dấu hiệu Đức Chúa Trời đang ngự trong chúng ta (IGiăng
4:12)
3.
Yêu nhau là dấu hiệu chúng ta yêu Chúa (IGiăng 4:21)
4.
Yêu nhau là dấu hiệu chúng ta là môn đồ của Chúa (Giăng
13:15).
Chúa
cũng bảo chúng ta yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ mình, như Đức
Chúa Trời khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng người lành, làm mưa cho kẻ công
bình và kẻ độc ác. Yêu người yêu mình, yêu người đáng yêu thì ai cũng yêu được,
song yêu người ghét mình, yêu người không đáng yêu mới thật là yêu, vì đó là
tình yêu của Chúa. Ngài đã yêu như vậy (Ma-thi-ơ 5:43-48).
III.
CHỨNG CỚ CỦA TÌNH YÊU
Tình
yêu thật không phải bằng lời nói và lưỡi mà bằng việc làm và lẽ thật (IGiăng
3:18).
1.
ĐỐI VỚI CHÚA:
Nếu lòng yêu Chúa thì chứng cớ là:
a.
Dâng mình cho Chúa
(Rô-ma 12:1):
Chúa
yêu chúng ta nên đã tự hiến thân Ngài làm của lễ đền tội cho chúng ta. Đó là
bằng cớ chúng ta yêu Chúa, phải tình nguyện dâng thân thể mình làm của lễ sống
và thánh để đẹp lòng Ngài. Dâng thân thể có nghĩa là dâng trọn đời mình. Để đẹp
lòng Chúa, chúng ta không thể dâng ít hơn. Chúa đổ huyết ra mua chuộc chúng ta
là mua chuộc toàn bộ con người của chúng ta. Hết lòng yêu Chúa thì không thể giữ
lại một phần nào cho mình, mà dâng cả cho Chúa. Ma-ri chỉ có một bình dầu cam
tòng hương thật, rất quý giá. Bởi yêu Chúa bà đã dâng hết dầu đó cho Ngài vì đời
bà cũng đã được dâng lên cho Ngài như vậy. Vì thế, Chúa rất đẹp lòng mà phán
rằng: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ nơi nào Tin Lành này được giảng ra
thì người ta cũng thuật lại việc người ấy đã làm để nhớ đến người” (Ma-thi-ơ
26:13).
b.
Giữ gìn lời Chúa
(Giăng 14:15; 15:10)
Người
thật lòng yêu Chúa, không những dâng mình cho Ngài, song đồng thời cũng giữ gìn
lời Ngài. Vì đó cũng là một chứng cớ. Không thể có một người yêu Chúa mà không
giữ gìn lời Ngài. Chúa trách: “Sao các ngươi gọi Ta là Chúa, Chúa, mà không làm
theo lời Ta phán” (Lu-ca 6:46). Chúa buồn về sự cứng lòng của người Do Thái (Mác
3:5). Hãy nghe Chúa phán về chính mình Ngài: “Nhưng thế gian phải biết rằng Ta
yêu Cha Ta và làm theo điều Cha đã phán dặn” (Giăng 14:31). Vì vậy, Đức Chúa Cha
đã phán về Con Ngài: “Nầy là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng” (Ma-thi-ơ
3:17; 17:5)
2.
ĐỐI VỚI NGƯỜI:
Nếu thật lòng yêu người thì chứng cớ là:
a.
Làm chứng cho họ:
Yêu
ai là muốn cho họ được cứu như mình. Muốn cho họ được cứu, chúng ta phải làm
chứng cho họ. Dân thành Giê-ru-sa-lem đã dự phần đóng đinh Chúa, song sau khi
sống lại và trước khi về trời, Chúa dặn dò các môn đồ phải bắt đầu làm chứng tại
Giê-ru-sa-lem, nên đã có hàng ngàn người được cứu trong ngày lễ Ngũ
Tuần.
Vì
yêu người, Phao-lô đã kêu lên: “Hỡi anh em, sự ước ao trong lòng tôi và lời tôi
vì dân Y-sơ-ra-ên cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời ấy là cho họ được cứu”. Không
những cầu nguyện, ông cũng sốt sắng làm chứng. Từ khi tin Chúa cho đến ngày
Phao-lô qua đời khoảng 30 năm. Trong thời gian đó, ông đã đi trên bộ, dưới
thuyền chỉ để làm chứng cho mọi người.
b.
Chia xẻ của cải mình cho họ:
“Nếu
ai có của cải đời này mà thấy anh em mình đương túng mà chặt dạ thì lòng yêu mến
Đức Chúa Trời chẳng ở trong người đó” (IGiăng 3:17).
Chứng
cớ của tình yêu thật là chia xẻ cho anh em mình của cải thuộc thể cũng như của
cải thuộc linh. Có người cho mà không yêu nhưng không hề có người yêu mà không
cho. “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài…”. Yêu
nhiều, chúng ta sẽ cho nhiều, và cho những gì tốt nhất.
Sau
khi học bài này, chúng ta bày tỏ chứng cớ của tình yêu đối với Chúa và đối với
người bằng sự vâng lời Ngài mà “thăm viếng kẻ mồ côi và người góa bụa”, chăm sóc
người nghèo khổ, đau yếu, tật nguyền. Hội Thánh nào đã lập ra quỹ tương trợ là
điều đáng khích lệ lắm.
Làm
sao để chúng ta có thể yêu như Chúa dạy?
-Lòng
mình vị kỷ, lòng Chúa vị tha. Ma quỷ ghen ghét, Chúa rất yêu thương. Khi nào
Chúa ngự trị lòng mình, tức thì Sa-tan bị trục xuất. Được Chúa ngự trị, Ngài
tuôn đổ tình yêu của Ngài vào lòng chúng ta, và chúng ta yêu Chúa, yêu nhau bằng
chính tình yêu của Chúa.
CÂU
HỎI
1.
Chúng
ta được Chúa yêu trên nền tảng nào?
2.
Tại
sao Chúa trách Hội Thánh Ê-phê-sô?
3.
Giu-đa
đã hôn Chúa, song tại sao chúng ta biết ông không yêu Ngài?
4.
Chúa
bảo chúng ta yêu người như thế nào?
5.
Yêu
người là dấu hiệu của những sự gì?
6.
Nếu
chúng ta thật lòng yêu Chúa thì phải làm gì?
7.
Nếu
chúng ta thật lòng yêu người thì phải làm gì?
8.
Sau
khi học bài này, chúng ta nên làm gì ngay?
9. Làm sao chúng ta có thể yêu như Chúa dạy?