HỘI THÁNH CỦA ĐỨC
CHÚA TRỜI
Kinh
Thánh:
Công-vụ 2:37-47
Câu
gốc:
“Ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó”
(Ma-thi-ơ 16:18).
Mục
đích:
Cho chúng ta thấy rằng Hội Thánh nằm trong chương trình của Đức Chúa Trời, Đấng
Christ là đầu Hội Thánh và tất cả những ai đặt đức tin nơi Ngài đề thuộc về Hội
Thánh chân thật là thân thể của Ngài.
Kinh
Thánh đọc hằng ngày
Chúa Nhật:
|
HỘI THÁNH ĐƯỢC THÀNH LẬP
|
(Công-vụ 2:1-21)
|
Thứ Hai:
|
BÀI GIẢNG CỦA PHI-E-RƠ
|
(Công-vụ 2:22-41)
|
Thứ Ba:
|
HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN
|
(Công-vụ 2:41-47)
|
Thứ Tư:
|
ĐẤNG CHRIST LÀ ĐẦU HỘI THÁNH
|
(Ê-phê-sô 1:18-23; Cô-lô-se
1:18)
|
Thứ Năm:
|
THÂN THỂ CỦA ĐẤNG CHRIST
|
(ICô-rinh-tô 12:1, 12-27)
|
Thứ Sáu:
|
ĐẤNG CHRIST THƯƠNG YÊU HỘI THÁNH
|
(Ê-phê-sô 5:23-27)
|
Thứ Bảy:
|
NỀN TẢNG CỦA HỘI THÁNH
|
(Ma-thi-ơ
6:13-19)
|
Chúng
ta biết chắc rằng Hội Thánh là của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus phán: “Còn ta, ta
bảo ngươi rằng: …Ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng
được Hội đó” (Ma-thi-ơ 16:18). “Hãy chăn chiên ta” (Giăng 21:15-17). Kinh Thánh
chép: “Hết thảy các Hội Thánh của Đấng Christ chào anh em” (Rô-ma 16:16). “Đừng
làm gương xấu cho người Giu-đa, người Gờ-réc, hay là Hội Thánh của Đức Chúa
Trời” (ICô-rinh-tô 10:31). “Hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh
em” (IPhi-e-rơ 5:2). “Vì nếu có ai không biết cai trị nhà riêng mình, thì làm
sao cai trị được Hội Thánh Đức Chúa Trời” (ITi-mô-thê 3:5). “Phòng khi ta chậm
đến, thì biết làm thế nào trong nhà Đức Chúa Trời, tức là Hội Thánh của Đức Chúa
Trời hằng sống” (ITi-mô-thê 3:15).
Những
câu Kinh Thánh trên đây chứng minh Hội Thánh thuộc quyền sở hữu của Đức Chúa
Trời.
Chúng
ta có thể trưng dẫn thêm nhiều câu như vậy nữa.
I. HỘI THÁNH LÀ GÌ?
Hội Thánh gồm những người được Đức Chúa Trời kêu gọi ra khỏi thế gian
tội lỗi để thuộc riêng về Ngài. Trong IICô-rinh-tô 6:14-18, Phao-lô cho chúng ta
thấy có hai đoàn thể tương phản nhau, khác hẳn nhau: công bình với gian ác, sáng
với tối, Đấng Christ với Bê-li-an, kẻ tin với kẻ chẳng tin, đền thờ Đức Chúa
Trời với hình tượng tà thần. Rồi có lời kêu gọi: “Hãy ra khỏi giữa chúng nó, hãy
phân rẽ ra khỏi chúng nó, đừng đá động tới đồ ô uế, thì ta sẽ tiếp nhận các
ngươi: Ta sẽ làm Cha các ngươi, các ngươi làm con trai, con gái ta. Chúa Toàn
Năng phán như vậy”. Những người vâng theo tiếng kêu gọi đó thuộc về Hội Thánh
của Chúa.
Phi-e-rơ viết: “Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy
tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời… anh em trước không
phải là một dân mà bây giờ là dân Đức Chúa Trời, trước không thương xót mà bây
giờ được thương xót (IPhi-e-rơ 2:9-10)
Phao-lô “gởi cho Hội Thánh Đức Chúa Trời tại thành Cô-rinh-tô, tức là
cho những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm
thánh đồ, lại cho mọi người bất luận ở nơi nào, cầu khẩn danh Đức Chúa Jêsus
Christ chúng ta” (ICô-rinh-tô 1:2).
Vậy, Hội Thánh của Đức Chúa Trời là Hội Thánh phổ thông, gồm muôn dân
trên thế giới, có Hội Thánh địa phương như Hội Thánh Cô-rinh-tô, Hội Thánh Việt
Nam, là những người đã được kêu gọi ra khỏi sự gian ác, khỏi sự tối tăm, khỏi sự
vô tín, khỏi quyền lực ma quỷ mà được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ,
được tiếp nhận làm con trai, con gái, làm thấy tế lễ và làm dân thánh của Đức
Chúa Trời.
Chúng ta phải nức nở vui mừng mà cảm tạ Chúa, vì Hội Thánh chúng ta đã
được dự phần trong sự kêu gọi và lựa chọn đó, để thuộc về Hội Thánh
Ngài.
II. ĐẤNG CHRIST LÀ ĐẦU HỘI THÁNH
“Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chân Đấng Christ, ban cho Đấng Christ
làm đầu Hội Thánh, Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ” (Ê-phê-sô
1:22,23).
“Vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là Đầu Hội Thánh, Hội Thánh là
thân thể Ngài” (Ê-phê-sô 5:23).
“Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội Thánh” (Cô-lô-se
1:18).
Chúa mượn sự tương quan mật thiết giữa đầu với thân thể để chỉ về sự
tương quan mật thiết giữa Ngài với Hội Thánh.
Trong thân thể con người, mỗi cơ quan là một bộ máy diệu kỳ. Song nếu
thiếu cái đầu thì thân thể con người không còn giá trị gì. Muốn nhận ra một
người, chúng ta phải nhìn mặt người ấy. Khuôn mặt biểu lộ nét thông minh. Bộ óc
là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của thân thể. Nếu chúng ta sờ vào một vật
nóng, cảm giác ấy sẽ lan truyền ngay lên óc, bộ óc liền ra lệnh cho chúng ta rút
khỏi vật ấy.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp bộ óc điều khiển mà thân thể không tuân
theo được như trường hợp bệnh nhân bị liệt, tàn phế. Dầu người đó có bộ óc thông
minh đến đâu cũng không thể điều khiển thân thể theo ý
mình.
Đấng Christ là đầu, Hội Thánh là thân thể Ngài. Song nếu Hội Thánh như
một thân thể tê liệt, tàn phế thì buồn biết bao! Hội Thánh là bàn tay thi hành
công việc của Chúa, là giọng nói để truyền giảng sứ điệp, là trái tim để Ngài
thương yêu mọi người, là bàn chân để đem Tin Lành Ngài khắp nơi. Nhưng than ôi!
Có Hội Thánh như một thân thể khô héo, có bàn tay teo, có bàn chân bại, có trái
tim cứng, có cái lưỡi đơ. Đó là trường hợp trong Hội Thánh có sự bất hòa, chống
đối, chia rẽ làm cho mất tiềm lực và khả năng của Hội
Thánh.
Vì vậy, Phao-lô khuyên: “Anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với chức
phận mà Chúa đã gọi anh em, phải khiêm nhường đến điều, nhịn nhục, lấy lòng yêu
thương mà chìu nhau, dùng dây hòa bình mà gìn giữ sự hiệp một của Thánh Linh”
(Ê-phê-sô 4:1-3). Ông cũng nói thêm là Chúa đã kêu gọi người này làm sứ đồ, kẻ
kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và
giáo sư, không phải để phá hoại mà để gây dựng, không phải để chia rẽ mà để hiệp
một hầu cho thân thể của Chúa đạt đến bậc thành nhân, được tầm thước vóc giạc
trọn vẹn (Ê-phê-sô 4:11-13).
Một thân thể trọn vẹn luôn luôn phục tùng cái đầu, một Hội Thánh sẽ trọn
vẹn cũng phục tùng Chúa Jêsus như vậy. Mỗi chúng ta phải tuyệt đối tin cậy và
vâng lời Chúa. Khi nào Chúa sai mới đi, việc chi Chúa bảo mới làm, lời chi Chúa
đẹp lòng mới nói, tức là lúc nào cũng sẵn lòng chờ lệnh, không chậm trễ mà cũng
chẳng vội vàng.
III. HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN (Công-vụ 2:41-47)
Hội Thánh đầu tiên là Hội Thánh kiểu mẫu để chúng ta noi theo. Sau khi
được đầy dẫy Đức Thánh Linh, Phi-e-rơ đại diện cho sứ đồ giảng một bài kết quả
có 3000 người ăn năn tin Chúa Jêsus. Hội Thánh bắt đầu được thành lập và sinh
hoạt thường xuyên như sau:
1. Bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ.
2. Bền lòng giữ sự thông công của anh em.
3. Bền lòng giữ lễ bẻ bánh.
- Bền lòng giữ sự cầu nguyện.
Ba ngàn người ấy nhận sự dạy dỗ của các sứ đồ để làm theo, họ ham thích
sự dạy dỗ ấy như trẻ con ham thích sữa mẹ, nên ai nấy đều được lớn lên trong sự
sống thuộc linh. Họ thông công với nhau như chuyện trò thân mật, thăm viếng,
khuyên lơn, dìu dắt, tóm một lời là chăm sóc nhau. Họ bẻ bánh dự tiệc thánh, rồi
ăn chung với nhau một cách vui vẻ thật thà. Người giàu chẳng dư, người nghèo
chẳng thiếu vì ai nấy lấy điều mình có mà chia xẻ cho nhau. Họ cũng bền lòng cầu
nguyện cách sốt sắng, hết lòng. Mọi hành động đó phát xuất từ tấm lòng đầy dẫy
Đức Thánh Linh, tình thương, vị tha. Nhờ vậy mà Đức Chúa Trời đã thi hành nhiều
dấu kỳ phép lạ trong Hội Thánh làm cho mọi người cảm biết sự hiện diện của Ngài
mà kính sợ. Kết quả: “Mỗi ngày, Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội
Thánh”.
Dầu cá nhân trong Hội Thánh bất toàn thì Hội Thánh cũng chẳng bao giờ
thất bại mà sẽ đắc thắng như tồn tại, phát triển, phục hưng. Vì đó là chương
trình của Chúa mà Ngài là Đấng có cả quyền hành ở trên trời và dưới đất. Trong 7
bức thơ gởi cho 7 Hội Thánh, đại diện cho toàn thể Hội Thánh khắp thế giới trải
mọi thời đại, Chúa ban 7 lời hứa cho kẻ nào thắng. Lời hứa cuối cùng: “Kẻ nào
thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha
ta trên ngôi Ngài” (Khải-huyền 3:21). HALÊLUGIA!
HALÊLUGIA!
Vậy, chúng ta hãy noi gương Hội Thánh đầu tiên để Chúa sẽ đem hàng trăm,
hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu người được cứu thêm vào Hội
Thánh.
CÂU
HỎI
1.
Hội
Thánh thuộc quyền sở hữu của ai?
2.
Ai
là người thuộc về Hội Thánh?
3.
Hội
Thánh địa phương là gì?
4.
Hội
Thánh phổ thông là gì?
5.
Đấng
Christ là đầu của Hội Thánh có nghĩa gì?
6.
Hội
Thánh phải có thái độ nào đối với Chúa?
7.
Hội
Thánh đầu tiên có những gương mẫu nào?
8.
Kết
quả hàng ngày của Hội Thánh đó là gì?
9.
Làm
sao để giữ gìn sự hiệp một của Hội Thánh?
- Tương lai của Hội Thánh sẽ ra sao?