I Các Vua



Ðời trị vì của Sa-lô-môn

Ðền thờ

Sự huy hoàng của triều đình Sa-lô-môn

Thời đại hoàng kim của lịch sử Hê-bơ-rơ

Nước bị chia đôi và suy tàn

Mười chi phái bội đạo

Ê-li

Bản đồ số 38 -- Những hàng chấm chỉ tỏ biên giới của nước Sa-lô-môn.
Các Vua Y-sơ-ra-ên
Các Vua Giu-đa
Giê-rô-bô-am
933-911
Rô-bô-am
933-916
Na-đáp
911-910
A-bi-giam
915-913
Ba-ê-sa
910-887
A-sa
912-872
Ê-la
887-886


Xim-ri
886


Ôm-ri
886-875


A-háp
875-854
Giô-sa-phát
874-850
A-cha-xia
855-854
Giô-ram
850-843
Giô-ram
854-843
A-cha-xia
843
Giê-hu
843-816
A-tha-li
843-837
Giô-a-cha
820-804
Giô-ách
843-803
Giô-ách
806-790
A-ma-xia
803-775
Giê-rô-bô-am II
790-749
Ô-xia
787-735
Xa-cha-ri
748
Giô-tham
749-734
Sa-lum
748


Ma-na-hum
748-738


Phê-ca-hia
738-736
A-cha
741-726
Phê-ca
748-730


Ô-sê
730-721
Ê-xê-chia
726-697


Ma-na-se
647-642


A-môn
641-640


Giô-si-a
639-608


Giô-a-cha
608


Giê-hô-gia-kim
608-597


Giê-hô-gia-kin
597


Sê-đê-kia
597-586
Các Vua Y-sơ-ra-ên
Các Vua Giu-đa
Giê-rô-bô-am
22 năm
xấu
Rô-bô-am
17 năm
phần nhiều xấu
Na-đáp
2 năm
xấu
A-bi-giam
3 năm
phần nhiều xấu
Ba-ê-sa
24 năm
xấu
A-sa
41 năm
tốt
Ê-la
2 năm
Xấu
Giô-sa-phát
25 năm
Tốt
Xim-ri
7 ngày
Xấu
Giô-ram
8 năm
Xấu
Ôm-ri
12 năm
Xấu tệ
A-cha-xia
1 năm
Xấu
A-háp
22 năm
Xấu nhứt
A-tha-li
6 năm
Ma quỉ
A-xa-chia
2 năm
Xấu
Giô-ách
40 năm
Phần nhiều tốt
Giô-ram
12 năm
Phần nhiều xấu
A-ma-xia
29 năm
Phần nhiều tốt
Giê-hu
28 năm
Phần nhiều xấu
Ô-xia
52 năm
Tốt
Giô-a-cha
17 năm
Xấu
Giô-tham
16 năm
Tốt
Giô-ách
16 năm
Xấu
A-cha
16 năm
Gian ác
Giê-rô-bô-am II
41 năm
Xấu
Ê-xê-chia
29 năm
Tốt nhứt
Xa-cha-ri
6 tháng
Xấu
Ma-na-se
25 năm
Xấu nhứt
Sa-lum
1 năm
Xấu
A-môn
2 năm
Xấu nhứt
Ma-na-hem
10 năm
Xấu
Giô-si-a
31 năm
Tốt nhứt
Phê-ca-hia
2 năm
Xấu
Giô-a-cha
3 tháng
Xấu
Phê-ca
20 năm
Xấu
Giê-hô-gia-kim
11 năm
Gian ác
Ô-sê
9 năm
Xấu
Giê-hô-gia-kin
3 tháng
Xấu



Sê-đê-kia
11 năm
Xấu



Trong Cựu Ước tiếng Hê-bơ-rơ, sách I Các vua và II Các vua chỉ là một cuốn. Các dịch giả bản Septante đã chia ra làm hai. Sơ lược mà nói, hai sách nầy tường thuật: 1) Ðời trị vì của Sa-lô-môn. 2) Nước chia làm hai và lịch sử song hành của hai nước. 3) Lịch sử tiếp theo của nước Do-thái cho đến khi bị bắt làm phu tù.
Sách I Các vua mở đầu bằng hồi vinh quang của quốc gia Hê-bơ-rơ. Sách II Các vua chấm hết bằng lúc suy vong của quốc gia ấy. Cả hai sách gồm một khoảng chừng 400 năm, vào lối 1000-600 T.C..

Tác giả
Không biết ai là tác giả. Theo một truyền thoại Do-thái, thì tác giả là Giê-rê-mi. Dầu là ai, tác giả cũng nhiều lần nhắc đến biên niên sử của nhà nước và nhiều sử ký khác sẵn có đương thời mình, tỉ như: "Sách hành trạng của Sa-lô-môn" (I Các vua 11:41), "sử ký của các vua Y-sơ-ra-ên" (I Các vua 14:19), "sách sử ký của các vua Giu-đa" (I Các vua 14:29). Xin xem thêm I Các vua 15:7, 23, 31; 16:5, 14, 27,v.v... Vậy, dường như có nhiều ký văn mà tác giả thánh được dọc và dùng, lẽ tự nhiên là có Thánh Linh của Ðức Chúa Trời dắt dẫn ông.

Ðoạn 1, 2 -- Sa-lô-môn lên làm vua
Sa-lô-môn là con trai của Bát-sê-ba, người mà Ða-vít đã cưỡng chiếm làm vợ. Dầu không phải là con kế vị, nhưng ông đã được Ða-vít lựa chọn, và được Ðức Chúa Trời phê chuẩn làm người kế ngôi Ða-vít (1:30; I Sử ký 22:9, 10).
Dường như A-đô-ni-gia, con trai thứ tư của Ða-vít, có hy vọng lên ngôi vua (2:15, 22; II Sa-mu-ên 3:3, 4); vì Am-môn, Áp-sa-lôm và có lẽ Ki-lê-áp nữa, đều đã qua đời. Vậy, đang khi Ða-vít hấp hối trên giường và trước khi Sa-lô-môn được chánh thức xức dầu làm vua, thì A-đô-ni-gia, được vài tướng lãnh của Ða-vít giúp đỡ, đã toan mưu cướp nước. Nhưng đấng tiên tri Na-than đã cản trở mưu nghịch ấy, và Sa-lô-môn đối xử với A-đô-ni-gia rất khoan hồng. Nhưng A-đô-ni-gia cứ cố quyết cướp ngôi vua, nên chẳng bao lâu, hắn và một vài kẻ đồng lõa đã phải chết.

Ðoạn 3 -- Sa-lô-môn chọn sự khôn ngoan
Việc nầy xảy ra tại Ga-ba-ôn (3:4). Ga-ba-ôn cách thành Giê-ru-sa-lem chừng 10 dặm về phía Tây-bắc, là nơi đặt Ðền tạm và bàn thờ bằng đồng đương thời ấy (ISử- ký 21:29), mặc dầu hòm giao ước ở Giê-ru-sa-lem (3:15). Ðức Chúa Trời bảo Sa-lô- môn hãy xin điều chi mình muốn. Sa-lô-môn xin Ngài ban cho sự khôn ngoan để trị dân. Lời đó đẹp lòng Ðức Chúa Trời, nên Ngài ban thưởng cho ông rất trọng hậu (câu 10-12). "Ta không biết trong lịch sử có lời nào đẹp đẽ hơn hứa cho được cao trọng thật, hoặc bức tranh nào đẹp đẽ hơn mô tả sự tin kính của thanh niên."

Ðoạn 4 -- Quyền thế, sự giàu có và khôn ngoan của Sa-lô-môn
Ông đã thừa hưởng của cha, là Ða-vít, ngôi vua của nước hùng mạnh nhứt đương thời ấy. Ðây là một kỷ nguyên thái bình và thạnh vượng. Sa-lô-môn có những cuộc doanh thương lớn lao, và nổi tiếng vì những tác phẩm văn chương của ông. Ông đã viết 3000 châm ngôn, 1005 bài ca, những thiên khảo cứu về thảo mộc học, động vật học (câu 32, 33). Ông viết ba sách trong Kinh Thánh: Châm Ngôn, Truyền đạo, và Nhã Ca. Xin xem thêm ở trang sau.

Ðoạn 5, 6, 7, 8 -- Sa-lô-môn xây cất Ðền thờ
(Xem thêm II Sử ký 2 đến 7)



Ðoạn 9, 10 -- Sự huy hoàng của nước Sa-lô-môn
Hai đoạn nầy giải luận thêm đoạn 4. Sa-lô-môn chuyên tâm vào thương mại và các đại công tác. Ông lập giao ước với vua Ty-rơ để sử dụng hải quân của vua nầy mà kiểm soát sự buôn bán của Tây phương. Ông có hải quân tại Ê-xi-ôn-Ghê-be, và kiểm soát thương lộ ở phía Nam, qua xứ Ê-đôm tới xứ Ả-rập, Ấn-độ và Phi-châu. Ông xây dựng đế quốc của mình bằng thương mại hòa bình, chớ không phải bằng chinh phục, võ công.
Kỷ nguyên Ða-vít và Sa-lô-môn là hoàng kim thời đại của lịch sử Hê-bơ-rơ. Ða-vít là một chiến sĩ, còn Sa-lô-môn là một nhà kiến thiết. Ða-vít kiến tạo vương quốc, còn Sa-lô-môn xây cất Ðền thờ. Ở thế giới bên ngoài, đây là thời đại của Homère, lúc lịch sử Hy-lạp bắt đầu. Lúc đó, các nước Ai-cập, A-si-ri, Ba-by-lôn ở hàng nhược quốc, và Y-sơ-ra-ên là nước hùng cường nhứt thế giới. Giê-ru-sa-lem là thành phố đẹp đẽ nhứt, và Ðền thờ là công trình kiến trúc quí giá, nguy nga nhứt trên mặt đất. Từ các đầu cùng đất, người ta kéo đến nghe sự khôn ngoan của Sa-lô-môn và thấy sự vinh hiển của ông. Nữ hoàng danh tiếng xứ Sê-ba than rằng: "Người ta chẳng nói đến được phân nửa!" (10:7).

Bí Chú Khảo Cổ:  Các chuồng ngựa của Sa-lô-môn
Ðây, tác giả Kinh Thánh nói đến các bầy ngựa của Sa-lô-môn (10:26, 28). Mê-ghi-đô là một trong những thành tại đó ông nuôi ngựa (9:15, 19).
Tại Mê-ghi-đô, nhơn viên Ðông phương Học viện đã khám phá được di tích các chuồng ngựa của Sa-lô-môn. Ta có thể thấy những trụ bằng đá để cột ngựa Sa-lô- môn, và những máng cỏ cho ngựa ăn.

Bí Chú Khảo Cổ:  Vàng của Sa-lô-môn
Kinh Thánh chép rằng số vàng cung cấp hàng năm cho Sa-lô-môn rất lớn: thuẫn bằng vàng, khiên bằng vàng, mọi đồ dùng trong cung điện bằng vàng, ngai của ông bằng ngà voi cẩn vàng; tại Giê-ru-sa-lem, vàng "thường như đá sỏi" (II Sử ký 1:15; I Các vua 10:10-22). Khoảng 5 năm sau khi Sa-lô-môn băng hà, Si-sắc, vua Ai-cập, đã đến chiếm hết số vàng đó đem đi (14:25, 26; II Sử ký 12:2, 9-11).
Lạ lùng thay! Năm 1939 trước đây, người ta đã tìm thấy xác ướp của Si-sắc tại Tanis (Ai-cập), trong một quan tài bằng đá bọc vàng, có lẽ là vàng mà ông đã lấy của Sa-lô-môn.

Bí Chú Khảo Cổ:  Hải quân của Sa-lô-môn tại Ê-xi-ôn-Ghê-be
I Các vua 9:26 chép rằng Sa-lô-môn đóng một đoàn tàu tại Ê-xi-ôn-Ghê-be, để buôn bán với xứ Ả-rập, Ấn-độ và miền duyên hải phía Ðông của Phi-châu. Ê-xi-ôn-Ghê- be ở đầu phía Bắc của vịnh Akaba, trên Biển Ðỏ.
Năm 1938-1939, Tấn sĩ Nelson Glueck, nhơn viên Ðông phương Khảo cứu viện nước Mỹ, đã đào bới và xác nhận di tích của thành Ê-xi-ôn-Ghê-be. Ông tìm thấy di tích các lò đúc, lò rèn, nồi nấu kim thuộc và lò luyện kim thuộc của Sa-lô-môn. Ông cũng tìm thấy những lớp quặng đồng và quặng sắt ở gần đó, dùng để chế tạo dĩa, đinh, mũi cây giáo và lưỡi câu; những thứ nầy được xuất cảng, đổi lấy ngà voi và vàng.

Bí Chú Khảo Cổ:  Ðá xây vách của Sa-lô-môn
Khi Sa-lô-môn xây cung điện và vách thành Giê-ru-sa-lem, thì ông dùng "đá quí và lớn, có hòn thì mười thước" (7:9-12; 9:15).
Ở góc Ðông nam của khu Ðền thờ, vách cao tới 25 thước tây. Năm 1868, người ta thuốn trục xuống 26 thước tây, mới tới nền đá. Như vậy, vách xây lên tới 51 thước. Viên đá góc của nó dài 4 thước rưỡi và cao 1 thước 25 phân. Việc Sa-lô-môn "lấp vá lại nơi hư lủng" (11:27) cũng được xác nhận.
Năm 1852, ông Barkley khám phá được hầm đá, là nơi Sa-lô-môn lấy đá lớn để xây cất tại Giê-ru-sa-lem. Bây giờ là một cái hang đá rộng ăn lần ở dưới phần lớn thành Giê-ru-sa-lem. Lối vào là một cái lỗ hẹp ở gần cổng Ða-mách. Một số viên đá đẽo nửa chừng còn tại đó, nhờ vậy mà ta biết phương thức họ khai thác hầm đá. Với những cái cuốc có cán dài, họ cắt xẻ bên trên, bên dưới và bốn cạnh. Họ khoét những lỗ nhỏ thành hàng, đóng nêm gỗ vào đó, rồi đổ nước lên nêm. Như vậy, nêm nở ra và làm tung đá. Người ta cũng khoét những lỗ nhỏ trong vần đá để cặm nến (đèn cầy) soi sáng công nhơn làm việc lúc trời tối mịt.

Ðoạn 11 -- Sa-lô-môn cưới nhiều vợ và bội đạo
Ðời trị vì vinh quang của Sa-lô-môn đã bị một lỗi lầm lớn lao làm cho mờ ám: Ông cưới nhiều người nữ thờ lạy hình tượng làm vợ. Ông có 700 hoàng hậu và 300 cung phi (11:3); chính điều đó là một tội nặng đối với ông và với những người nữ kia. Chúng tôi tưởng rằng ít ra là về phương diện nầy, người khôn ngoan của mọi thời đại đó rõ ràng chỉ là một kẻ điên dại, tầm thường.
Nhiều người nữ nầy thờ lạy hình tượng, là con của các vua ngoại đạo, và đã gả cho ông cốt để kết đồng minh chánh trị. Người đã xây cất Ðền thờ Ðức Chúa Trời cũng đã vì bọn vợ mình mà dựng nhiều bàn thờ ngoại đạo song song với Ðền thờ kia. Vậy, sự thờ lạy hình tượng mà Ða-vít hết lòng hăng hái dẹp bỏ, đã được lập lại trong cung vua. Sự kiện nầy chấm dứt kỷ nguyên vinh quang mà Ða-vít đã mở đầu, và đưa quốc gia vào con đường suy vong. Mặt trời đã lặn trên thời đại hoàng kim của nước Y-sơ-ra-ên. Lúc già cả, Sa-lô-môn đã dại dột mà bội đạo, -- đó là một cảnh tượng thảm thương hơn hết trong Kinh Thánh. Có lẽ Ðức Chúa Trời cho chép truyện tích cốt để nêu gương cảnh xa hoa và sự khoái lạc vô tận có thể làm gì cho cả những người tốt hơn hết.

Ðoạn 12 -- Nước bị chia hai
Vương quốc đã kéo dài 120 năm: Sau-lơ trị vì 40 năm (Công vụ các sứ đồ 13:21); Ða-vít 40 năm (II Sa-mu-ên 5:4); và Sa-lô-môn 40 năm (I Các vua 11:42). Sau khi Sa-lô-môn băng hà, thì nước bị chia hai. 10 chi phái họp thành nước phía Bắc, gọi là "Y-sơ-ra-ên." Còn chi phái Giu-đa và chi phái Bên-gia-min họp thành nước phía Nam, gọi là "Giu-đa." Nước phía Bắc kéo dài được hơn 200 năm, rồi bị người A-si-ri hủy diệt khoảng năm 721 T.C.. Nước phía Nam kéo dài được hơn 300 năm, rồi bị người Ba-by-lôn hủy diệt khoảng năm 600 T.C..
Sự ly khai của 10 chi phái là "bởi Ðức Giê-hô-va dẫn đến" (12:15; 11:11, 31) để hình phạt sự bội đạo của Sa-lô-môn và để làm bài học cho người Giu-đa.

Niên hiệu của nước bị chia hai
Về niên hiệu của sự phân chia vương quốc, có nhiều ý kiến khác nhau, xác định giữa khoảng năm 983 T.C. và năm 931 T.C.. Ngày nay, những niên hiệu sau được nhiều người công nhận hơn. Lập niên hiệu của thời kỳ nầy rất khó khăn và dường như khiếm khuyết, vì "những đời trị vì lấn qua nhau," "sự trị vì chung cùng một lúc," "các khoảng hỗn loạn xen vào giữa," và "những phần một năm cũng kể là một năm trọn." Những niên hiệu dưới đây không sai bao nhiêu:


Tôn giáo của nước phía Bắc
Giê-rô-bô-am, vua của nước phía Bắc, muốn giữ cho hai nước cứ chia rẽ, nên đã dùng một biện pháp chánh trị. Ông lựa chọn sự thờ lạy con bò con, là tôn giáo Ai-cập, lấy đó làm quốc giáo cho nước mình mới thành lập. Sự thờ lạy Ðức Chúa Trời đã thâm nhiễm nước Giu-đa và gia tộc Ða-vít. Vậy, con bò con xen vào, tượng trưng cho nền độc lập của nước Y-sơ-ra-ên đối với nước Giu-đa. Giê-rô-bô-am làm cho sự thờ lạy con bò con ăn sâu vào lòng dân của nước phía Bắc, đến nỗi nó tồn tại mãi tới khi nước ấy suy sụp.
Sự thờ lạy tà thần Ba-anh do Giê-sa-bên đem vào thạnh hành chừng 30 năm, rồi bị Ê-li, Ê-li-sê và Giê-hu tuyệt diệt không hề phục hồi nữa, mặc dầu nó thỉnh thoảng còn dấy lên trong nước Giu-đa cho đến khi người Giu-đa bị bắt làm phu tù.
Hết thảy 19 vua của nước phương Bắc đi theo sự thờ lạy con bò con bằng vàng. Một vài vua trong số đó cũng phụng sự Ba-anh. Nhưng không hề có một vua nào toan định đem dân trở về cùng Ðức Chúa Trời.

Tôn giáo của nước phía Nam
Sự thờ lạy Ðức Chúa Trời.-- Dầu hầu hết các vua Giu-đa phụng sự hình tượng và đi theo đường lối gian ác của các vua Y-sơ-ra-ên, nhưng cũng có một vài ông thờ lạy Ðức Chúa Trời, và thỉnh thoảng có những cuộc cải cách tôn giáo lớn lao trong nước Giu-đa. Tuy nhiên, nói chung, thì mặc dầu các đấng tiên tri thường cảnh cáo kinh khiếp, nước Giu-đa cũng ngày càng chìm sâu xuống sự thờ lạy tà thần Ba-anh gớm ghiếc và các tôn giáo khác của người Ca-na-an cho đến khi không còn phương cứu vãn nữa.

Một vài đời trị vì song song trong một thời gian.
Hết thảy vua Y-sơ-ra-ên phụng sự con bò con; những vua xấu nhứt thì phụng sự Ba- anh.
Phần đông các vua Giu-đa thờ lạy hình tượng; một số ít thờ lạy Ðức Giê-hô-va.
Một vài vua xấu có một phần tốt; một vài vua tốt có một phần xấu.

Ðoạn 13, 14 -- Giê-rô-bô-am, vua Y-sơ-ra-ên (933-911 T.C.)
Giê-rô-bô-am là một quan trưởng mạnh dạn, tài cán và siêng năng trong chánh phủ của Sa-lô-môn. Ông được đấng tiên tri A-hi-gia khuyến khích và được Ðức Chúa Trời, bởi miệng đấng tiên tri ấy, hứa ban cho ngôi vua trên 10 chi phái và một triều đại vững bền, miễn là ông chịu đi trong đường lối của Ngài; ông bèn dấy nghịch cùng Sa-lô-môn, và Sa-lô-môn tìm cách giết ông. Ông chạy qua Ai-cập, đến triều đình Si-sắc, vua Ai-cập; có lẽ ông đã thỏa hiệp được với Si-sắc và làm cho vua nầy thèm muốn những kho tàng của Sa-lô-môn.
Khi Sa-lô-môn băng hà, ông bèn trở về, lập 10 chi phái làm một nước độc lập. Nhưng chẳng coi lời cảnh cáo của A-hi-gia vào đâu, ông đã thiết lập ngay sự thờ lạy con bò con. Ðức Chúa Trời sai A-hi-gia đến bảo ông rằng nhà ông sẽ bị tiêu diệt, và dân Y-sơ-ra-ên sẽ bị dời đi khỏi xứ, bị tản lạc ở nước bên kia sông Ơ-phơ-rát (14:10, 15).
Lời tiên tri lạ lùng gọi đích danh Giô-si-a từ 300 năm trước khi vua nầy sanh ra (13:2), đã được ứng nghiệm (II Các vua 23:15-18).
Sau khi nước bị chia đôi, chiến tranh cứ dai dẳng, liên tục giữa nước Y-sơ-ra-ên và nước Giu-đa.

Nước phía Bắc, gọi là "Y-sơ-ra-ên" (933-721 T.C.)
50 năm đầu: Bị nước Giu-đa và xứ Sy-ri khuấy rối.
Rồi 40 năm: Hoàn toàn thạnh vượng dưới sự trị vì của nhà Ôm-ri.
Rồi 40 năm: Sa sút rất nhiều dười đời trị vì của Giê-hu và Giô-a-cha.
Rồi 50 năm: Ðược mở mang rộng nhứt dưới đời trị vì của Giê-rô-bô-am II.
30 năm sau rốt: Hỗn loạn, suy vong và bị bắt làm phu tù.

Nước phía Nam, gọi là "Giu-đa" (933-606 T.C.)
80 năm đầu: Hoàn toàn thạnh vượng, thêm hùng cường.
Rồi 70 năm: Tai hại lớn, "nhập cảng" sự thờ lạy Ba-anh.
Rồi 50 năm: Ðược mở mang rộng nhứt dưới đời trị vì của Ô-xia.
Rồi 15 năm: Dưới đời trị vì của A-cha, phải làm chư hầu của nước A-si-ri.
Rồi 30 năm: Khôi phục nền độc lập dưới đời trị vì của Ê-xê-chia.
100 năm sau rốt: Phần lớn thời gian nầy làm chư hầu của nước A-si-ri.

Liên quan giữa hai nước
80 năm đầu: Ðánh nhau luôn.
Rồi 80 năm: Hòa hiếu với nhau.
50 năm sau rốt: Thỉnh thoảng đánh nhau, cho đến khi cùng tiêu diệt.

Các triều đại
Nước phía Bắc có 9 triều đại (các vua thuộc về một gia tộc): 1) Giê-rô-bô-am, Na-đáp. 2) Ba-ê-sa, Ê-la. 3) Xim-ri. 4) Ôm-ri, A-háp, A-cha-xia, Giô-ram. 5) Giê-hu, Giô-a-cha, Giô-ách, Giê-rô-bô-am II, Xa-cha-ri. 6) Sa-lum. 7) Ma-na-hem, Phê-ca-hia. 8) Phê-ca. 9) Ô-sê. Tổng cộng là 19 vua. Tính trung bình, mỗi đời trị vì được 11 năm. Giữa vòng họ đánh nhau rất nhiều. Trong số 19 vua nầy, có 8 ông bị giết.
Ở nước phía Nam chỉ có 1 triều đại, là dòng vua Ða-vít, trừ ra một kẻ chiếm ngôi, là A-tha-li, người nước phía Bắc đã do hôn nhơn mà nhập dòng vua Ða-vít, làm cho sự kế vị bị gián đoạn trong 6 năm. Tổng cộng có 20 vua. Tính trung bình, mỗi đời trị vì được chừng 16 năm.

Ðoạn 14:21-31 -- Rô-bô-am, vua Giu-đa. Xem thêm II Sử ký 10.

Ðoạn 15:1-8 -- A-bi-giam, vua Giu-đa. Xem thêm II Sử ký 13

Ðoạn 15:8-25 -- A-sa, vua Giu-đa. Xem thêm II Sử ký 14.

Ðoạn 15:25-32 -- Na-đáp, vua Y-sơ-ra-ên (911-910 T.C.)
Con trai của Giê-rô-bô-am, "phạm tội mà Giê-rô-bô-am đã phạm." Trị vì 2 năm. Bị Ba-ê-sa mưu sát, và Ba-ê-sa giết cả nhà Giê-rô-bô-am.

Ðoạn 15:33-16:7 -- Ba-ê-sa, vua Y-sơ-ra-ên (910-887 T.C.)
Dùng bạo lực cướp ngôi vua. Trị vì 24 năm. "Ði theo đường của Giê-rô-bô-am, và tội lỗi mà Giê-rô-bô-am đã phạm." Ðánh nhau với nước Giu-đa. Vua Giu-đa thuê quân A-si-ri tấn công Ba-ê-sa.

Ðoạn 16:8-14 -- Ê-la, vua Y-sơ-ra-ên (887-886 T.C.)
Con trai của Ba-ê-sa. Trị vì 2 năm. Phóng túng. Bị Xim-ri hạ sát đang lúc say rượu. Xim-ri cũng giết cả nhà Ê-la.

Ðoạn 16:15-20 -- Xim-ri, vua Y-sơ-ra-ên (886 T.C.)
Trị vì 7 ngày. Là võ tướng, nhưng chỉ có một "công trạng," là tru diệt triều vua Ba-ê-sa. Tự thiêu chết.

Ðoạn 16:21-28 -- Ôm-ri, vua Y-sơ-ra-ên (886-875 T.C.)
Trị vì 12 năm. "Ăn ở tệ hơn các người tiền bối người." Tuy nhiên, ông là một vua có tài. Ông chiếm được địa vị cao đến nỗi lâu lắm sau đời ông, nước Y-sơ-ra-ên còn được gọi là "Xứ của Ôm-ri." Ông đóng đô tại Sa-ma-ri. Cho tới lúc đó, thủ đô của nước phía Bắc là Tiệt-sa (14:17; 15:33).

Bí Chú Khảo Cổ: 
Ôm-ri.-- Phiến đá Mô-áp, khoảng năm 850 T.C., có ghi: "Ôm-ri, vua Y-sơ-ra-ên."
Một bi văn của Adadnirari (808-783 T.C.) có ghi: "Xứ của Ôm-ri."
Tiêm-bi đen của Sanh-ma-na-se III (860-825 T.C.) có chép về lễ vật của Giê-hu, "người kế vị Ôm-ri."
Thành Sa-ma-ri.-- Ðoạn 16:24 chép rằng Ôm-ri đã xây thành Sa-ma-ri. Trong đống di tích của thành nầy, một phái doàn của trường Ðại học Harvard đã tìm thấy nền cung điện của Ôm-ri, xây trên vầng đá, có nhiều di vật và ký văn, nhưng không có gì trước thời Ôm-ri; đó là bằng cớ tỏ ra ông đã xây thành nầy.

Ðoạn 16:29-22:40 -- A-háp, vua Y-sơ-ra-ên (875-854 T.C.)
Trị vì 22 năm. Gian ác nhứt trong vòng các vua Y-sơ-ra-ên. Ông cưới Giê-sa-bên, một công chúa Si-đôn, làm vợ; đây là một người đờn bà hung hăng, liều lĩnh, hay trả thù, quả cảm, yêu quái, và thật là hiện thân của ma quỉ. Nhiệt thành thờ lạy Ba-anh, nàng đã xây cho nó một miễu thờ tại thành Sa-ma-ri, nuôi 850 tiên tri của Ba-anh và Át-tạt-tê, giết các tiên tri của Ðức Giê-hô-va, và bãi bỏ sự thờ lạy Ðức Giê-hô-va (18:13, 19). Nàng truyền tên mình cho các nữ tiên tri về sau tìm cách đem các lề thói hoang dâm của sự thờ lạy hình tượng vào trong Hội Thánh (Khải Huyền 2:20).

Bí Chú Khảo Cổ:  Xây lại thành Giê-ri-cô (16:34)
Lời tiên tri của Giô-suê 500 năm về trước đã được ứng nghiệm lạ lùng (Giô-suê 6:26). Di tích thành Giê-ri-cô tỏ ra rằng nó có người ở luôn từ thời trước Áp-ra-ham cho tới khoảng 1400 năm T.C.; sau đó, không có dấu hiệu tỏ ra có người ở cho tới thế kỷ thứ 9 T.C., là thời của A-háp. Còn rất ít di tích của thời kỳ nầy.
Trong địa tằng nầy, người ta tìm thấy một căn nhà lớn, có lẽ là nhà của Hi-ên (16:34). Tìm thấy một cái chum chứa hài cốt một đứa trẻ ở chỗ xây cổng thành, và hai cái chum như vậy trong vách tường của một căn nhà. Từ đó tới nay, vị trí nầy bị bỏ hoang. Thành Giê-ri-cô của Tân Ước ở cách xa một dặm.

Ê-li (I Các vua 17 đến II Các vua 2)
Dành riêng 6 đoạn chép lịch sử đời trị vì của A-háp, còn hầu hết các vua khác chỉ được một phần đoạn mà thôi. Lý do là phần lớn 6 đoạn ấy chép truyện tích của Ê-li. Ê-li là người Ðức Chúa Trời dùng để đáp lại A-háp và Giê-sa-bên. A-háp và Giê-sa-bên đã đem Ba-anh thay thế Ðức Chúa Trời. Ngài bèn sai Ê-li để trừ diệt đạo Ba-anh hư hoại và tàn ác.
"Ê-li xuất hiện rất ít, thình lình và ngắn ngủi; ông có can đảm phi thường, sốt sắng như lửa đốt, đắc thắng rất vẻ vang, ngã lòng rất thê thảm, ra đi vinh hiển, và lại xuất hiện trên núi Hóa hình một cách bình tĩnh tuyệt mỹ. Những điểm ấy khiến ông trở thành nhơn vật vĩ đại nhứt và kỳ lạ nhứt mà nước Y-sơ-ra-ên từng sản xuất được."

Ðoạn 17, 18 -- Hạn hán
Ðức Chúa Trời ban cho Ê-li quyền phép để đóng cửa các từng trời trong 3 năm rưỡi; suốt thời gian ấy, ông đã được nuôi nấng bởi con quạ tại khe Kê-rít và bởi bà góa ở thành Sa-rép-ta mà vò bột và bình dầu không hề cạn.
Việc Ê-li mạo hiểm vì đức tin trên núi Cạt-mên thật là tuyệt mỹ. Chắc bởi một cách nào đó, Ðức Chúa Trời đã khải thị cho Ê-li rằng Ngài sẽ giáng lửa và mưa xuống. Nhưng mọi sự đó chẳng cảm hóa Giê-sa-bên chi hết.

Bí Chú Khảo Cổ:  Sự thờ lạy Ba-anh
Nhơn viên Ðông phương Học viện đào bới tại Mê-ghi-đô, gần thành Sa-ma-ri, có tìm thấy, ở địa tằng thời A-háp, di tích của một miễu thờ nữ thần Át-tạt-tê, vợ của Ba-anh. Miễu thờ hai tà thần nầy thường không xa nhau. Cách miễu thờ Át-tạt-tê chỉ mấy bước, có một nghĩa địa, tại đây họ tìm thấy nhiều chum chứa hài cốt của con trẻ đã bị dâng làm của lễ trong miễu thờ ấy. Vậy, đủ tỏ ra tánh chất sự thờ lạy Ba-anh. Các tiên tri của Ba-anh và Át-tạt-tê là kẻ chánh thức hạ sát con trẻ. Vậy, đủ minh chứng tại sao Ê-li xử tử bọn tiên tri của Ba-anh (18:40), và giúp ta hiểu tại sao Giê-hu trừ diệt đạo Ba-anh, chẳng chút thương xót.

Ðoạn 19 -- "Tiếng êm dịu nhỏ nhẹ."
Hoàn toàn chán nản, Ê-li chạy trốn tới núi Hô-rếp, là nơi 500 năm về trước, Môi-se đã tổ chức quốc gia; và ông cầu xin Ðức Chúa Trời cho mình chết đi (19:4). Ðức Chúa Trời bèn dạy ông một bài học kỳ diệu: Ngài không ở trong "gió," hoặc trong "động đất," hoặc trong "lửa," nhưng ở trong "tiếng êm dịu nhỏ nhẹ (câu 11, 12). Chức vụ Ê-li là một chức vụ của phép lạ, lửa và gươm. Ông đã đóng cửa các từng trời, đã được nuôi sống bởi chim quạ và bởi vò bột, bình dầu không hề cạn, đã kêu kẻ chết sống lại, đã làm cho lửa từ trời giáng xuống, đã dùng gươm giết các tiên tri của Ba-anh, và đã làm cho mưa xuống khắp xứ.
Dường như Ðức Chúa Trời nhắm mục đích bảo Ê-li điều nầy: Dầu thường khi vì cớ một chỗ rẽ trong kế hoạch của Ðức Chúa Trời, cần phải có sức mạnh và bày tỏ quyền phép một cách đẹp mắt, nhưng rốt lại, công việc thật của Ngài trên thế giới nầy không được thành tựu bởi những phương thức ấy. Còn điều nầy nữa: Thường khi Ðức Chúa Trời làm và kêu gọi người ta làm những điều hoàn toàn trái với bổn tánh Ngài, song vì cớ một tình trạng cấp bách, thì cần phải làm như vậy.
Mấy thế kỷ sau, Ê-li lại hiện ra cho mắt người xem thấy trên núi Hóa hình: Ông trò chuyện với Ðấng Christ, mà ông đã dự phần mở đường cho Ngài, về công cuộc lúc nầy đang được đưa vào thế giới, tức là sự biến cải đời sống người ta ra giống như hình ảnh Ðức Chúa Trời bởi "tiếng êm dịu nhỏ nhẹ" của Ðấng Christ ở trong lòng họ.

Ðoạn 20, 21, 22 -- Sự chết của A-háp
Ông chấm dứt đời trị vì của mình bằng sự hạ sát Na-bốt rất tàn ác; rồi ông bị giết trong khi giao chiến với quân Sy-ri. Ðó là kết cuộc của một nhơn vật đáng khinh bỉ.

Bí Chú Khảo Cổ:  A-háp
Một bi văn của Sanh-ma-na-se (860-825 T.C.) ghi rằng: "Tại Karkar, ta đã tiêu diệt... 2000 xe trận và 10.000 người của A-háp, vua Y-sơ-ra-ên."
"Ðền bằng ngà" của A-háp (22:39).-- Một phái đoàn của trường Ðại học Harvard đã tìm thấy di tích của đền nầy tại thành Sa-ma-ri. Vách đền giát ngà. Có hàng ngàn mảnh của các món đồ chạm và khảm đẹp tuyệt, như ván cửa, tấm biển, tủ và giường. Ðền nầy ở ngay trên di tích của cung điện Ôm-ri.

Ðoạn 22:41-50 -- Giô-sa-phát, vua Giu-đa (xem II Sử ký 17)

Ðoạn 22:51-53 -- A-cha-xia, vua Y-sơ-ra-ên (xem II Các vua 1)




Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.