Không kể đến bất cứ lý thuyết nào về sự soi dẫn, hoặc lý thuyết nào về các sách Kinh Thánh nhờ đâu mà có hình thức hiện tại, hay là nguyên văn đã bị tổn sút chừng nào khi truyền qua tay các nhà xuất bản và các nhà biên chép; không kể đến vấn đề bao nhiêu phần phải giải thích theo tự nghĩa (liltéralement) và bao nhiêu phần phải giải thích theo nghĩa bóng, hoặc phần nào là lịch sử và phần nào là thi ca, -- nếu chúng ta giả định rằng Kinh Thánh đúng như hình thức hiện hữu và nghiên cứu các sách Kinh Thánh cho biết nội dung của nó, thì sẽ thấy trong đó sự duy nhất về tư tưởng tỏ ra rằng một Tâm trí duy nhất đã soi dẫn sự biên soạn toàn bộ Kinh Thánh; rằng trên mặt Kinh Thánh có in hình Tác giả; rằng Kinh Thánh là Lời Ðức Chúa Trời theo ý nghĩa vô song và đặc biệt.
Ngày nay, có một ý kiến lan khá rộng trong một vài giới trí thức rằng Kinh Thánh là một truyện tích kéo dài lâu đời về loài người cố gắng tìm kiếm Ðức Chúa Trời; là sách ghi chép những bước từng trải của loài người vươn lên tìm Ðức Chúa Trời, và lần lần cải tiến ý niệm về Ðức Chúa Trời bởi xây dựng trên bước từng trải của những thế hệ trước. Trong những đoạn (rất nhiều trong Kinh Thánh) chép rằng "Ðức Chúa Trời phán," thì theo ý kiến nầy Ðức Chúa Trời thật đã chẳng phán đâu; người ta đã phát biểu tư tưởng mình bằng ngôn ngữ tự nhận là ngôn ngữ của Ðức Chúa Trời, chớ thật ra chỉ là điều người ta tưởng về Ðức Chúa Trời. Như vậy Kinh Thánh bị hạ xuống ngang hàng với các sách khác, không còn là Sách của Ðức Chúa Trời nữa, mà là sách của loài người làm bộ là của Ðức Chúa Trời.
Chúng tôi hoàn toàn bác ý kiến ấy, -- bác mà kinh tởm nữa. Chúng tôi tin rằng Kinh Thánh không phải sách chép loài người cố gắng tìm kiếm Ðức Chúa Trời, nhưng là Sách chép Ðức Chúa Trời cố gắng tự khải thị cho loài người. Trong Kinh Thánh Ðức Chúa Trời ghi chép những cách Ngài đối xử với loài người, bày tỏ ý chỉ của Ðấng Tạo Hóa truyền cho loài người để dạy dỗ và dắt dẫn họ trên Ðường Sự Sống.
Các sách Kinh Thánh do người ta trứ tác; thậm chí không biết một số tác giả đó là ai nữa. Cũng không biết Ðức Chúa Trời đã dùng cách nào mà điều khiển các tác giả ấy viết sách. Nhưng trong Kinh Thánh có lời quả quyết rằng Ðức Chúa Trời thật đã điều khiển họ; vậy, các sách nầy chắc phải chép đúng những điều Ðức Chúa Trời muốn chép.
Có một điểm khác nhau giữa Kinh Thánh và mọi sách khác. Có lẽ các tác giả đã cầu xin Ðức Chúa Trời giúp đỡ và dắt dẫn mình; và Ðức Chúa Trời thật đã giúp đỡ, dắt dẫn họ. Vả, trên thế giới có rất nhiều sách tốt mà chắc chắn Ðức Chúa Trời đã giúp các tác giả viết ra. Dầu vậy, các tác giả thánh khiết, đạo đức hơn hết cũng chẳng dám nhận rằng chính Ðức Chúa Trời đã viết những sách ấy. Nhưng Kinh Thánh lại được nhìn nhận là do Ðức Chúa Trời biên chép. Chính Ðức Chúa Trời đã quản đốc, điều khiển sự chép Kinh Thánh, và đọc những lời chép trong các sách Kinh Thánh: các tác giả đã hoàn toàn ở dưới quyền kiểm soát của Ngài, đến nỗi lời họ viết chính là Lời Ðức Chúa Trời viết. Kinh Thánh là Lời Ðức Chúa Trời theo ý nghĩa rằng trên thế giới không còn sách nào khác là Lời Ðức Chúa Trời nữa.
Có thể rằng một vài lời trong Kinh Thánh là "hình thức cổ thời" của những ý tưởng mà ngày nay chúng ta phát biểu một cách khác; ấy vì nó được phát biểu bằng ngôn ngữ của thời xưa. Dầu vậy, Kinh Thánh chứa đúng những điều Ðức Chúa Trời muốn loài người biết, dưới đúng hình thức mà Ngài muốn chúng ta biết những điều ấy. Cho đến lúc hết thời gian, Quyển Sách Cổ và Yêu quí nầy vẫn còn là lời duy nhứt đáp lại loài người đang tìm kiếm Ðức Chúa Trời.
Kinh Thánh do nhiều tác giả viết ra trải qua mười mấy thế kỷ, nhưng vẫn là Một Sách. Chính Kinh Thánh là phép lạ tối cao trải qua các thời đại, và tự chứng cho Nguồn gốc Siêu nhân của nó.
Mỗi người đáng phải yêu mến Kinh Thánh, đáng phải thường xuyên đọc Kinh Thánh. Mỗi người đáng phải cố gắng sống theo những lời dạy dỗ của Kinh Thánh. Kinh Thánh đáng phải chiếm địa vị trọng yếu nhứt trong cuộc sanh hoạt và công việc của mỗi Hội Thánh, và trong chức vụ của mỗi vị Mục sư, Truyền đạo. Công tác duy nhứt trên tòa giảng là giản dị giãi bày và truyền dạy Lời Ðức Chúa Trời.
Phác họa truyện tích Kinh Thánh
Ðức Chúa Trời dựng nên người, và đặt họ trong vườn Ê-đen, ở miền Tây Nam Á Châu, gần là trung tâm địa dư của phần đất ruộng nhứt trên mặt địa cầu. Vườn nầy được chỉ rõ bằng ô vuông đen trên bản đồ số 1.
Bản đồ số 1: Trung tâm mặt đất.
Loài người phạm tội và sa ngã, mất địa vị Ðức Chúa Trời chỉ định cho mình. Ðức Chúa Trời bèn thiết lập một kế hoạch để rốt lại, cứu chuộc và tái tạo loài người. Ngài bèn kêu gọi Áp-ra-ham làm tổ phụ một dân tộc do đó kế hoạch nầy sẽ được thực hiện. Ðức
Bản đồ số 2: Trung tâm của đông bán cầu.
Chúa Trời dẫn Áp-ra-ham ra khỏi nước Ba-by-lôn, vào xứ Ca-na-an. Con cháu Áp-ra-ham di cư xuống Ê-díp-tô (Ai-cập), và tại đó, họ sanh đẻ đông đúc, thành một dân tộc.
Bản đồ số 3: Ba-by-lôn và Ai-cập.
Sau 400 năm, họ được dẫn ra khỏi nước Ê-díp-tô dưới sự chỉ huy của Môi-se, và trở về Ca-na-an, là Ðất Hứa. Tại đây, trong khoảng 4, 5 trăm năm, dưới đời trị vì của Ða-vít, Sa-lô-môn, dân tộc nầy trở thành một nước rộng lớn và hùng mạnh.
Rồi đến cuối đời trị vì của Sa-lô-môn, thì nước chia hai. Bắc phần gồm mười chi phái, gọi là nước "Y-sơ-ra-ên," đứng vững được chừng 200 năm, rồi bị quân A-si-ri bắt làm phu tù, năm 721 trước Chúa. Nam phần, gọi là "nước Giu-đa," đứng vững được hơn 100 năm nữa, và khoảng năm 600 trước Chúa, thì bị quân Ba-by-lôn bắt làm phu tù. Năm 536 trước Chúa, một phần sót lại của dân tộc bị làm phu tù đã trở về cố hương và tái lập cuộc sanh hoạt quốc gia.
Bản đồ số 4: Ðế quốc La-mã.
Sau đó ít lâu, thì Kinh Thánh Cựu Ước chấm hết. 400 năm sau, Ðức Chúa JÊSUS, là Ðấng Mê-si mà Cựu Ước dự ngôn, do Ngài loài người được cứu chuộc và tái tạo, đã hiện ra và thi hành nhiệm vụ: Ngài chịu chết vì tội lỗi loài người, rồi từ kẻ chết sống lại, và ban lịnh cho các môn đồ hãy đi rao truyền truyện tích cùng quyền phép cứu chuộc của đời Ngài khắp các nước.
Họ đem Tin Lành đi khắp bốn phương, nhất là đến Tây phương, qua Tiểu-Á-tế-á và Hi-lạp, tới kinh thành La-mã, dọc theo khu vực mà người ta gọi là "xương sống" của đế quốc La-mã, -- khi ấy, đế quốc nầy bao gồm thế giới văm minh mà ta được biết. Kinh Thánh tân Ước chấm dứt khi công cuộc cứu chuộc loài người khởi phát như vậy.
Các Sách Kinh Thánh Chia Làm Bảy Loại
Cựu Ước
17 Sách Sử ký
5 Sách Thi ca
17 Sách Tiên tri
|
Tân Ước
4 Sách Tin Lành
1 Công vụ các sứ đồ
21 Thơ tín
1 Khải huyền
|
Lịch sử: Sự dấy lên và suy sụp của quốc gia Hê-bơ-rơ.
Thi ca: Văn chương trong thời đại hoàng kim của quốc gia ấy.
Tiên tri: Văn chương trong những thời kỳ tối tăm của quốc gia ấy.
Tin Lành: Người mà quốc gia ấy sản xuất.
Công vụ các Sứ đồ: Ðời trị vì của Ngài giữa các nước bắt đầu.
Thơ tín: Các giáo lý và nguyên tắc sanh hoạt của Ngài truyền dạy.
Khải huyền: Dự ngôn về đời trị vì toàn thế giới của Ngài.
Cựu Ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ (nguyên văn):
Có đúng số sách như Cựu Ước bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt Nam, nhưng sắp đặt lại khác.
Luật pháp: 5 quyển
Sáng Thế Ký, Xuất Ê-díp-tô ký, Lê-vi ký, Dân số ký, Phục truyền Luật lệ Ký.
Tiên tri: 8 quyển
4 quyển đầu: Giô-suê, Các quan xét, Sa-mu-ên, Các Vua.
4 quyển cuối: Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên, 12 tiểu tiên tri.
Tác phẩm: 11 quyển
3 thi ca: Thi thiên, Châm ngôn, Gióp.
5 cuốn: Nhã Ca, Ru-tơ, Ca thương, Truyền đạo, Ê-xơ-tê.
3 sách: Ða-ni-ên, E-xơ-ra -- Nê-hê-mi, Sử ký.
Bằng cách hợp hai sách Sa-mu-ên làm một, hai sách Các Vua làm một,hai sách Sử-ký làm một, sách E-xơ-ra và sách Nê-hê-mi làm một, và 12 sách tiểu tiên tri làm một, -- thì 24 quyển nầy cũng bằng 39 quyển của chúng ta. Sử gia Josèphe lại rút bớt, chỉ còn 22 quyển để cho tương hợp với bản chữ cái Hê-bơ-rơ: Ông đã hợp sách Ru-tơ với sách Các quan xét và sách Giê-rê-mi với sách Ca thương.
Năm cuốn là năm sách đặc biệt, vì hằng năm người ta đem đọc trong những ngày lễ đặc biệt:
Sách Nhã ca: Trong ngày lễ Vượt qua, ngụ ý đến cuộc di cư khỏi nước Ê-díp-tô.
Sách Ru-tơ: Trong ngày lễ Ngũ tuần, để ăn mừng mùa gặt.
Sách Ê-xơ-tê: Trong ngày lễ Phu-rim, để kỷ niệm sự giải cứu khỏi tay Ha-man.
Sách Truyền đạo: Trong ngày lễ Lều tạm, là lễ vui mừng hơn hết.
Sách Ca thương: Ngày 9, tháng Ab (giữa tháng 3 và tháng 4), để kỷ niệm sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem.
Những nhà phiên dịch bản Septante đã sắp lại các sách Cựu Ước tùy theo các đề mục. Các nhà phiên dịch ra tiếng Anh, tiếng Việt Nam, v.v., đã theo thứ tự ấy, như chúng ta có ngày nay.
39 Quyển Của Cựu Ước
| |||||
17 Sử ký:
|
5 Thi ca:
|
17 Tiên tri:
| |||
Sáng Thế Ký
Xuất Ê-díp-tô ký
Lê-vi ký
Dân số ký
Phục truyền Luật lệ Ký
Giô-suê
Các quan xét
Ru-tơ
I Sa-mu-ên
II Sa-mu-ên
ICác Vua
IICác Vua
ISử ký
IISử ký
E-xơ-ra
Nê-hê-mi
Ê-xơ-tê
|
Gióp
Thi thiên
Châm ngôn
Truyền đạo
Nhã ca
|
Ê-sai
Giê-rê-mi
Ca Thương
Ê-xê-chi-ên
Ða-ni-ên
Ô-sê
Giô-ên
A-mốt
Áp-đia
Giô-na
Mi-chê
Na-hum
Ha-ba-cúc
Sô-phô-ni
A-ghê
Xa-cha-ri
Ma-la-chi
| |||
27 Quyển Của Tân Ước
| |||||
4 Tin Lành:
|
1 Công vụ:
|
21 thơ tín:
|
1 Tiên tri:
| ||
Ma-thi-ơ
Mác
Lu-ca
Giăng
|
Công vụ các Sứ đồ
|
Rô-ma
I Cô-rinh-tô
II Cô-rinh-tô
Ga-la-ti
Ê-phê-sô
Phi-líp
Cô-lô-se
I Tê-sa-lô-ni-ca
II Tê-sa-lô-ni-ca
I Ti-mô-thê
II Ti-mô-thê
Tít
Phi-lê-môn
Hê-bơ-rơ
Gia-cơ
I Phi-e-rơ
II Phi-e-rơ
I Giăng
II Giăng
III Giăng
Giu-đe
|
Khải huyền
| ||
Ðề Mục Hoặc Ý Tưởng Cốt Yếu Của Mỗi Quyển
Quyển thì có một ý tưởng chính,
Quyển thì giải luận nhiều điểm.
Sáng Thế Ký: Tạo lập quốc Gia Hê-bơ-rơ .
Xuất Ê-díp-tô ký: Giao ước với quốc gia Hê-bơ-rơ.
Lê-vi ký: Luật pháp của quốc gia Hê-bơ-rơ.
Dân số ký: Hành trình đến Ðất Hứa.
Phục truyền Luật lệ Ký: Luật pháp của quốc gia Hê-bơ-rơ.
Giô-suê: Chinh phục xứ Ca-na-an.
Quan-xét: 300 năm đầu trong xứ.
Ru-tơ: Khởi đầu gia tộc của Ðấng Mê-si.
I Sa-mu-ên: Tổ chức quốc gia.
II Sa-mu-ên: Ðời trị vì của vua Ða-vít.
ICác Vua: Phân chia nước.
IICác Vua: Lịch sử nước bị phân chia.
ISử ký: Ðời trị vì của vua Ða-vít.
IISử ký: Lịch sử nước phía Nam.
E-xơ-ra: Từ chốn phu tù trở về vố hương.
Nê-hê-mi: Xây lại thành Giê-ru-sa-lem.
Ê-xơ-tê: Dân Y-sơ-ra-ên thoát khỏi bị tuyệt diệt.
Gióp: Vấn đề đau khổ.
Thi Thiên: quyển Thánh ca của nước Y-sơ-ra-ên.
Châm Ngôn: Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn.
Truyền đạo: Sự hư không của đời sống trần gian.
Nhã Ca: Tôn vinh tình phu phụ.
Ê-sai: Nói tiên tri về Ðấng Mê-si.
Giê-rê-mi: Nỗ lực cuối cùng để cứu thành Giê-ru-sa-lem.
Ca Thương: Bản ai ca về sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem.
Ê-xê-chi-ên: "Chúng sẽ biết Ta là Ðức Chúa Trời."
Ða-ni-ên: Ðấng tiên tri ở kinh thành Ba-by-lôn.
Ô-sê: Dân Y-sơ-ra-ên bội đạo.
Giô-ên: Nói tiên tri về thời đại Ðức Thánh Linh.
A-mốt: Ðến cuối cùng nhà Ða-vít sẽ trị vì thế giới.
Áp-đia: Hủy diệt xứ Ê-đôm.
Giô-na: Ðem sự thương xót đến thành Ni-ni-ve.
Mi-chê: Thành Bết-lê-hem sẽ là nơi Ðấng Mê-si giáng sanh.
Na-hum: Hủy diệt thành Ni-ni-ve.
Ha-ba-cúc: "Người công bình sống bởi đức tin."
Sô-phô-ni: "Sẽ có ngôn ngữ (1) thanh sạch."
A-ghê: Xây lại Ðền thờ.
Xa-cha-ri: Xây lại Ðền thờ.
Ma-la-chi: Lời giảng cuối cùng cho một dân không vâng lời.
Ma-thi-ơ: Ðức Chúa Jêsus là Ðấng Mê-si.
Mác: Ðức Chúa Jêsus là Ðấng Lạ Lùng.
Lu-ca: Ðức Chúa Jêsus là Con Người.
Giăng: Ðức Chúa Jêsus là Con Ðức Chúa Trời.
Sứ đồ: Sáng lập Hội Thánh.
Rô-ma: Tánh chất của công ơn Ðấng Christ.
I Cô-rinh-tô: Những sự vô trật tự trong Hội Thánh.
II Cô-rinh-tô: Phao-lô binh vực chức Sứ đồ của mình.
Ga-la-ti: Bởi ân điển, chớ không bởi luật pháp.
Ê-phê-sô: Sự thống nhứt của Hội Thánh.
Phi-líp: Thơ tín truyền giáo.
Cô-lô-se: Thần tánh của Ðức Chúa Jêsus.
I Tê-sa-lô-ni-ca: Sự tái lâm của Chúa.
II Tê-sa-lô-ni-ca: Sự tái lâm của Chúa.
I Ti-mô-thê: Mối lo của Hội Thánh Ê-phê-sô.
II Ti-mô-thê: Lời nói sau chót của Phao-lô.
Tít: Các Hội Thánh ở miền Cơ-rết.
Phi-lê-môn: Sự hối cải của một người tôi mọi đã đào tẩu.
Hê-bơ-rơ: Ðấng Christ là Trung bảo cho Giao ước mới.
Gia-cơ: Các việc lành.
I Phi-e-rơ: Gởi cho một Hội Thánh đang bị bắt bớ.
II Phi-e-rơ: Nói tiên tri về sự bội đạo.
I Giăng: Lòng yêu thương.
II Giăng: Ðề phòng các giáo sư giả.
III Giăng: Những người giúp việc Sứ đồ Giăng bị xua đuổi.
Giu-đe: Sự bội đạo rất gần.
Khải Huyền: Sự đắc thắng sau chót của Ðấng Christ.
Cỡ Tương Ðối Của Các Sách Kinh Thánh
Kinh Thánh có 1189 đoạn: Cựu Ước có 929, và Tân Ước có 260.
Ðoạn dài nhất là Thi Thiên 119. Ðoạn ngắn nhứt là Thi Thiên 117; đây cũng là đoạn chính giữa Kinh Thánh.
Câu dài nhứt là Ê-xơ-tê 8:9. Câu ngắn nhất là Giăng 11:35 (Lê-vi ký 11:15, theo bản Việt ngữ).
Vì các đoạn dài, ngắn không chừng, nên cỡ tương đối của các sách được chỉ tỏ bởi số trang, chớ không bởi số đoạn. Dựa theo một quyển Kinh Thánh dày 1.281 trang, bảng dưới đây bày tỏ cỡ tương đối của các sách.
Ðoạn
|
Trang
|
Ðoạn
|
Trang
| ||
Sáng Thế Ký
|
50
|
58
|
Na-hum
|
3
|
2
|
Xuất Ê-díp-tô ký
|
40
|
49
|
Ha-ba-cúc
|
3
|
3
|
Lê-vi ký
|
27
|
36
|
Sô-phô-ni
|
3
|
3
|
Dân số ký
|
36
|
51
|
A-ghê
|
2
|
2
|
Phục truyền Luật lệ Ký
|
34
|
48
|
Xa-cha-ri
|
14
|
10
|
Giô-suê
|
24
|
29
|
Ma-la-chi
|
4
|
3
|
Các quan xét
|
21
|
30
|
Ma-thi-ơ
|
28
|
37
|
Ru-tơ
|
4
|
4
|
Mác
|
16
|
23
|
I Sa-mu-ên
|
31
|
38
|
Lu-ca
|
24
|
40
|
II Sa-mu-ên
|
24
|
32
|
Giăng
|
21
|
29
|
ICác Vua
|
22
|
36
|
Công vụ các Sứ đồ
|
28
|
38
|
IICác Vua
|
25
|
35
|
Rô-ma
|
16
|
15
|
ISử ký
|
29
|
33
|
I Cô-rinh-tô
|
16
|
14
|
IISử ký
|
36
|
40
|
II Cô-rinh-tô
|
13
|
10
|
E-xơ-ra
|
10
|
12
|
Ga-la-ti
|
6
|
5
|
Nê-hê-mi
|
13
|
17
|
Ê-phê-sô
|
6
|
5
|
Ê-xơ-tê
|
10
|
9
|
Phi-líp
|
4
|
4
|
Gióp
|
42
|
40
|
Cô-lô-se
|
4
|
4
|
Thi thiên
|
150
|
98
|
I Tê-sa-lô-ni-ca
|
5
|
3
|
Châm ngôn
|
31
|
34
|
II Tê-sa-lô-ni-ca
|
3
|
2
|
Truyền đạo
|
12
|
9
|
I Ti-mô-thê
|
6
|
4
|
Nhã ca
|
8
|
6
|
II Ti-mô-thê
|
4
|
3
|
Ê-sai
|
66
|
57
|
Tít
|
3
|
2
|
Giê-rê-mi
|
52
|
65
|
Phi-lê-môn
|
1
|
1
|
Ca Thương
|
5
|
7
|
Hê-bơ-rơ
|
13
|
12
|
Ê-xê-chi-ên
|
48
|
59
|
Gia-cơ
|
5
|
4
|
Ða-ni-ên
|
12
|
18
|
I Phi-e-rơ
|
5
|
4
|
Ô-sê
|
14
|
8
|
II Phi-e-rơ
|
3
|
3
|
Giô-ên
|
3
|
3
|
I Giăng
|
5
|
4
|
A-mốt
|
9
|
6
|
II Giăng
|
1
|
1
|
Áp-đia
|
1
|
1
|
III Giăng
|
1
|
1
|
Giô-na
|
4
|
2
|
Giu-đe
|
1
|
1
|
Mi-chê
|
7
|
5
|
Khải huyền
|
22
|
19
|
Ba Ý Tưởng Căn Bản Của Cựu Ước
1. Lời Ðức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham
Rằng: Muôn dân sẽ nhờ dòng dõi ông mà được phước.
Ðức Chúa Trời tạo lập nước Hê-bơ-rơ vì mục đích đặc biệt, là dùng làm nước ban Ðấng Mê-si cho thế gian, nghĩa là nước mà do đó, một ngày kia, phước lớn sẽ từ Ðức Chúa Trời truyền đến mọi dân.
2. Giao ước Ðức Chúa Trời lập với dân Hê-bơ-rơ
Rằng: Nếu họ trung tín phụng sự Ngài giữa một thế giới thờ lạy hình tượng, thì họ sẽ được thạnh vượng theo tư cách một quốc gia;
Rằng: nếu họ lìa bỏ Ngài và phụng sự hình tượng, thì họ sẽ bị tiêu diệt theo tư cách một quốc gia.
Muôn dân thờ lạy hình tượng. Có tà thần khắp mọi nơi: Thần trên trời, thần dưới đất, thần của biển, thần của xứ, thần của thành, thần của miền quê, thần núi, thần thung lũng, nam thần, nữ thần, và cả gia đình thần nữa.
Cựu Ước là Sách biên chép nỗ lực của Ðức Chúa Trời trải qua lâu đời để kiện toàn, giữa thế giới gồm các nước thờ lạy hình tượng, cái Ý Niệm rằng trong vũ trụ chỉ có Một Ðức Chúa Trời Hằng Sống Và Chơn Thật, -- kiện toàn bằng cách tạo lập một quốc gia chung quanh ý niệm ấy.
3. Lời Ðức Chúa Trời hứa với Ða-vít
Rằng: Gia tộc ông sẽ trị vì dân Ðức Chúa Trời cho đến đời đời. Ấy nghĩa là rốt lại, dân Ðức Chúa Trời trở nên một dân lớn, và Ngài chọn một gia-tộc ở giữa dân ấy, tức là gia tộc Ða-vít; rồi chung quanh gia tộc ấy, Ngài bắt đầu xây dựng lời hứa từ gia tộc ấy sẽ xuất hiện một Vua Cao cả, -- chính Vua nầy sống đời đời mà lập Nước vô cùng tận trên cả vũ trụ.
Ba bước tấn triển của tư tưởng Cựu Ước
1. Dân tộc Hê-bơ-rơ được tạo lập ngõ hầu nhờ họ mà cả thế giới sẽ được phước. Ðó là dân tộc của Ðấng Mê-si.
2. Dân tộc Hê-bơ-rơ sẽ ban phước cho thế giới qua trung gian của gia tộc Ða-vít. Ðó là gia tộc của Ðấng Mê-si.
3. Gia tộc Ða-vít sẽ ban phước cho thế giới qua trung gian của một Vua Cao cả sẽ sanh ra trong gia tộc ấy. Ðó là chính Ðấng Mê-si.
Như vậy,
Khi tạo lập quốc gia Hê-bơ-rơ, Mục Ðích Tối Hậu của Ðức Chúa Trời là đưa Ðấng Christ vào trong thế gian.
Còn Mục Ðích Trực Tiếp của Ngài là kiện toàn (ở giữa thế gian thờ lạy hình tượng và để làm bối cảnh cho sự hiện đến của Ðấng Christ) cái Ý Niệm rằng chỉ có một Ðức Chúa Trời hằng sống và chơn thật.
Niên biểu Cựu Ước
"Niên biểu mà ta nhận được"
Những niên hiệu ghi ngoài lề một vài bản Kinh Thánh không phải là một phần của bản văn Kinh Thánh đâu. Những niên hiệu ấy do Tổng Giám mục (1) Usher phỏng định nhằm năm 1650 S.C.. Theo ông thì A-đam được dựng nên năm 4004 T.C.; nạn nước lụt xảy ra năm 2348 T.C.; Áp-ra-ham sanh ra năm 1996 T.C.; dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi nước Ai-cập năm 1491 T.C.; Sa-lô-môn xây cất Ðền thờ năm 1012 T.C.. Tuy nhiên những bí chú niên biểu trong Kinh Thánh hầu như không đủ để làm nền tảng cho một hệ thống niên hiệu rất đúng; các nhà chuyên khảo Kinh Thánh không đồng ý kiến, nhứt là về những niên hiệu thượng cổ.
Thời kỳ từ A-đam đến Áp-ra-ham
Trong Sáng thế ký, đoạn 5, các con số dường như tỏ ra có 1656 năm kể từ A-đam đến nạn nước lụt.
Trong Sáng thế ký, các con số tỏ ra có 427 năm từ nạn nước lụt tới khi Áp-ra-ham được kêu gọi. Tổng cộng là 2083 năm từ A-đam đến Áp-ra-ham.
Theo bản Septante, thì các con số ở Sáng thế ký, đoạn 5, lên tới 2262 năm, kể từ A-đam đến nạn nước lụt; và trong sách Sáng thế ký, đoạn 11, các con số lên tới 1307 năm, từ nạn nước lụt tới Áp-ra-ham. Tổng cộng từ A-đam đến Áp-ra-ham là 3569 năm. Như vậy bản Septante đặt niên hiệu cho A-đam 1500 năm trước niên hiệu trong Kinh Thánh của chúng ta.
Theo bản Ngũ-kinh Sa-ma-ri, thì sách Sáng thế ký, đoạn 5, chép những con số cộng 1307 năm kể từ A-đam đến nạn nước lụt, và đoạn 11 chép những con số cộng là 1077 năm kể từ nạn nước lụt tới Áp-ra-ham. Tổng cộng từ A-đam đến Áp-ra-ham là 2384 năm.
Niên hiệu Áp-ra-ham
Dầu niên hiệu Áp-ra-ham được nhiều người đặt vào khoảng giữa năm 2300 T.C. và năm 1.709 T.C., nhưng, nói chung, nó được nhìn nhận là ước chừng năm 2000 T.C.. Như vậy, niên hiệu của A-đam ước chừng 4000 năm T.C.; hoặc theo bản Septante ước chừng 5500 năm T.C.; hoặc theo bản Ngũ-kinh Sa-ma-ri, ước chừng 4300 năm T.C..
Niên hiệu nạn nước lụt là ước chừng 2400 năm T.C.; hoặc ước chừng 3300 năm T.C. theo bản Septante; hoặc ước chừng 3000 năm T.C. theo bản Ngũ-kinh Sa-ma-ri.
Những sự giải thích khác
Dầu nói chung, "niên biểu mà ta nhận được" dường như gần ăn hiệp với các bản Kinh Thánh tiếng Anh và tiếng Việt, nhưng có một số người giải thích các bản nầy cho rằng niên hiệu của A-đam còn sớm hơn bội phần, trong trường hợp sự khám phá được những chi tiết mới mẻ chứng quyết như vậy.
Niên biểu Kinh Thánh và khoa học kim thời
Ngày nay có một ý kiến lan truyền rất rộng rằng loài người đã ở trên địa cầu lâu lắm trước khi Kinh Thánh chỉ tỏ điều ấy.
Hai nền văm minh cổ nhất của nước Ba-by-lôn và nước Ai-cập. Căn cứ vào bằng chứng khảo cổ thuần túy, không kể đến những lời quả quyết của Kinh Thánh, thì thời kỳ lịch sử của nước Ba-by-lôn, theo nhiều ý kiến khác nhau, bắt đầu giữa khoảng 5000 năm T.C. và 2400 năm T.C.; nhưng phần đông cho là khoảng 3400 năm T.C.. Còn thời kỳ lịch sử của Ai-cập thì bắt đầu giữa khoảng 5500 năm T.C và 2000 năm T.C.; nhưng phần nhiều sử gia cho là nó bắt đầu khoảng 3000 năm T.C.. Còn về thời kỳ tiền sử của hai nước ấy, thì các ý kiến khác nhau từ vài thế kỷ đến sự phỏng đoán kỳ lạ là bao nhiêu đời không kể xiết. Ngày nay người ta biết rằng lưu vực sông Ơ-phơ-rát và lưu vực sông Ni-lơ được tạo thành về sau, chớ không phải có từ trước 7000 năm T.C. Khảo cổ học và lịch sử chứng tỏ rằng tại những lưu vực ấy, người xuất hiện khá đột ngột, và ngay từ lúc đầu đã có một nền văm minh phát triển mạnh. Có nhiều học giả nghĩ chưa ai đưa ra được bằng cớ cụ thể rằng loài người đã ở trên mặt đất quá số 6000 năm theo truyền thuyết Kinh Thánh. Nhưng dầu có thể chứng tỏ rằng loài người đã ở trên mặt đất lâu hơn số đó, cũng vẫn chẳng phải là mâu thuẫn với niên biểu Kinh Thánh.
Thuyết "1000 năm Sa-bát"
"Thơ tín của Ba-na-ba" ở đầu kỷ nguyên Ðấng Christ, có ghi thuyết hồi ấy quả quyết rằng có 2000 năm từ A-đam đến Áp-ra-ham và 2000 năm từ Áp-ra-ham đến Ðấng Christ thể nào, thì cũng một thể ấy, có 2000 năm cho kỷ nguyên Ðấng Christ, rồi có 1000 năm yên nghỉ (Sa-bát): 6000 năm, rồi tới 1000 năm Sa-bát, cũng như một ngày yên nghỉ theo sau 6 ngày sáng tạo vậy. Vì hiện nay chúng ta đi lần tới lúc kết liễu 2000 năm của kỷ nguyên Ðấng Christ, nên chẳng bao lâu chúng ta sẽ biết chắc thuyết nầy có giá trị thể nào. Hiện nay ở chân trời có nhiều điều dường như nói lên rằng Ngày Trọng đại có thể gần hơn là chúng ta tưởng.
Thời kỳ từ Áp-ra-ham đến lúc dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập
645 năm hoặc 430 năm. Xuất 12:40 chép rằng: "kiều ngụ tại xứ Ê-díp-tô được 430 năm." Bản Septante và bản Sa-ma-ri thêm: "Và tại xứ Ca-na-an." Thời kỳ từ lúc Áp-ra-ham vào xứ Ca-na-an cho tới khi Gia-cốp di cư xuống Ai-cập là 215 năm (Sáng thế ký 12:4; 21:5; 25:26; 47:9). Nhưng Sáng thế ký 15:13, Công vụ các Sứ-đồ 7:6 và Ga-la-ti 3:17 dường như không cho ta biết chắc 215 năm kia được gồm trong hay là được thêm vào số 430 năm nầy.
Niên hiệu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập
niên hiệu nầy một phần tùy theo cách ta giải thích những con số ở thời kỳ ngay trước và thời kỳ ngay sau, lại một phần tùy theo mối liên hệ của nó với niên biểu Ai-cập. Ngày nay dường như ý kiến người ta khá chia rẽ giữa khoảng 1450 năm T.C. và 1230 năm T.C..
Thời kỳ từ lúc dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập cho tới lúc Sa-lô-môn xây cất Ðền thờ
Sách I Các vua 6:1 chép rằng năm thứ tư đời Sa-lô-môn trị vì là năm thứ 480 kể từ lúc dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập. Nếu ta nhìn nhận năm 1450 T.C. là niên hiệu suýt soát đúng của sự ra khỏi Ai-cập và năm 970 T.C. là niên hiệu suýt soát đúng của năm thứ tư đời trị vì Sa-lô-môn, thì có đúng 480 năm ở giữa. Tuy nhiên các con số trong sách Các quan xét liên quan đến những cuộc áp bức và giải phóng luân phiên, dường như cộng lại là 410 năm. Nếu thêm vào đó 40 năm lưu lạc trong đồng vắng, một số năm không ghi rõ của thời Giô-suê làm thủ lãnh, nhiệm kỳ làm quan xét của Hê-li và Sa-mu-ên, 40 năm Sau-lơ trị vì và 40 năm Ða-vít trị vì, thì sẽ có tổng số là gần 600 năm. Như vậy, một vài thời kỳ nầy chắc đã lấn lên nhau.
Các Niên Hiệu Quan Trọng Của Cựu Ước
(nên ghi nhớ)
Những niên hiệu lâu đời nhất thì đây ghi số tròn, chỉ suýt soát đúng và có phần không chắc chắn (xin xem mấy trang trước). Tuy nhiên, cũng khá đúng, đủ tỏ ra sự liên tục của các biến cố và các nhân vật trong lịch sử; vậy, mỗi người muốn thông hiểu Kinh Thánh đáng nên học thật thuộc các niên hiệu nầy.
A-đam chừng năm 4000 trước Chúa
Nước lụt chừng năm 2400 trước Chúa
Áp-ra-ham chừng năm 2000 trước Chúa
Y-sác chừng năm 1900 trước Chúa
Gia-cốp chừng năm 1800 trước Chúa
Môi-se chừng năm 1400 trước Chúa
Ra khỏi nước Ai-cập chừng năm 1400 trước Chúa
Ru-tơ chừng năm 1150 trước Chúa
Sa-mu-ên chừng năm 1100 trước Chúa
Sau-lơ chừng năm 1053 trước Chúa
Ða-vít chừng năm 1013 trước Chúa
Sa-lô-môn chừng năm 973 trước Chúa
Nước chia hai (xảy ra ở I Các vua 12) chừng năm 933 trước Chúa
Dân xứ Ga-li-lê đi làm phu tù chừng năm 734 trước Chúa
Dân Y-sơ-ra-ên đi làm phu tù chừng năm 721 trước Chúa
Người Ba-by-lôn chinh phục nước Giu-đa chừng năm 606 trước Chúa
Giê-hô-gia-kim bị bắt làm phu tù chừng năm 597 trước Chúa
Thành Giê-ru-sa-lem bị hủy phá chừng năm 586 trước Chúa
Từ chốn làm phu tù trở về cố hương chừng năm 536 trước Chúa
Xây lại Ðền thờ chừng năm 520 trước Chúa
Ê-xơ-tê được làm hoàng hậu Ba-tư chừng năm 478 trước Chúa
E-xơ-ra trở về Giê-ru-sa-lem chừng năm 444 trước Chúa
Các thời kỳ
Thế giới trước nước lụt chừng 1600 năm (4000-2400 T.C.)
Giữa nước lụt và Áp-ra-ham chừng 400 năm (2400-2000 T.C.)
Các tộc trưởng Áp-ra-ham Y-sác Gia-cốp chừng 200 năm (2000-1800 T.C.)
Dân Y-sơ-ra-ên kiều ngụ tại Ai-cập chừng 400 năm (1800-1400 T.C.)
Thời kỳ Các quan xét chừng 300 năm (1400-1100 T.C.)
Nước Sau-lơ Ða-vít Sa-lô-môn chừng 120 năm (1053-933 T.C.)
Nước bị phân chia chừng 200 năm (933-721 T.C.)
Thời kỳ làm phu tù chừng 70 năm (606-536 T.C.)
Thời kỳ phục hưng chừng 100 năm (536-432 T.C.)
******
Giá Trị Suýt Soát Của Những Ðơn Vị Cân, Ðo,
Và Tiền Tệ Trong Kinh Thánh
(sắp đặt theo thứ tự A. B. C.)
Bát (Ê-sai 5:10, v.v.), chừng 41 lít, đơn vị đo lường chất lỏng.
Cần (Ê-xê-chi-ên 4:3, v.v.), chừng 3 thước rưỡi.
Ðồng bạc (Ma-thi-ơ 17:27), chừng 22 đồng Việt Nam.
Ðồng tiền (Ma-thi-ơ 10:29, v.v.), 7 đồng Việt Nam hoặc một phần tư số đó (1 $ 75).
Ðồng tiền (Mác 13:42, v.v.), chừng 90 xu Việt Nam.
Ðường đi một ngày Sa-bát (Công vụ các sứ đồ 1:12), 1600 thước tây.
Em-ban (Xuất Ê-díp-tô ký 28:16, v.v.), chừng 23 phân tây.
Ê-pha (Xuất Ê-díp-tô ký 16:36, v.v.), chừng 36 lít, đơn vị lường chất đặc.
Gang tay (I Các vua 7:26, v.v.), chừng 8 phân tây.
Hin (Xuất Ê-díp-tô ký 29:40, v.v.), gần 6 lít.
Lót (Lê-vi ký 14:10, v.v.), chừng nửa lít.
Lường (Giăng 2:6), chừng 41 lít.
Một ngày đường (Dân số ký 11:31, v.v.), chừng 32 cây số.
Nén bạc (Lu-ca 19:13, v.v.), 140 đồng hoặc 280 đồng Việt Nam.
Nửa siếc-lơ (Xuất ê-díp-tô Ký 30:15), chừng 22 đồng Việt Nam.
Ô (II Các vua 6:25), chừng 2 lít.
Ô-me (Lê-vi ký 27:16, v.v.),chừng 408 lít chất lỏng và chừng 396 lít chất đặc.
Sải (Công vụ các sứ đồ 27:28), gần 2 thước tây.
Siếc-lơ (Sáng thế ký 24:22, v.v.), đơn vị trọng lượng, chừng 15 gờ-ram.
Siếc-lơ (Sáng thế ký 23:15, v.v.), đơn vị tiền tệ chừng 45 đồng Việt Nam.
Ta-lâng (Ma-thi-ơ 25:15, v.v.), chừng 7 vạn đồng Việt Nam.
Ta-lâng bạc (I Các vua 20:39, v.v.), chừng 45 cân hoặc 22 cân rưỡi; 87.500 hoặc 175.000 đồng Việt Nam.
Ta-lâng vàng (Xuất Ê-díp-tô ký 25:39, v.v.), chừng 54 cân hoặc 27 cân; 1.400.000 hoặc 2.800.000 đồng Việt Nam.
Thước (Sáng thế ký 6:15, v.v.), chừng nửa thước tây.
***
X ứ Ca-na-an, Nơi Diễn Ra Truyện Tích KINH THÁNH
Xứ Ca-na-an là nửa phía Nam của bờ phía Ðông Ðịa-trung-hải. Dài chừng 240 cây số, từ Bắc tới Nam; rộng trung bình từ Ðông tới Tây chừng 80 cây số. Ðây là một khoảng đất phì nhiêu giữa sa mạc Ả-rập và biển.
Song song với bờ phía Ðông của Ðịa-trung-hải có hai dãy núi cao với một thung lũng chen vào giữa. Mưa và sông ngòi phát sanh từ hai dãy núi nầy đã tạo nên khoảng đất phì nhiêu giữa sa mạc và biển.
Các núi Li-ban đối diện với thành Ty-rơ và thành Si-đôn, là trung tâm và tuyệt điểm của hai dãy núi nầy. Từ những đỉnh phủ tuyết của chúng, nước nguồn chảy tràn ra bốn phía.
Sông Orontes chảy về phía Bắc, tạo nên thành An-ti-ốt. Sông A-ba-na (II Các vua 5:12) chảy về phía Ðông, tạo nên thành Ða-mách. Sông Leonles (Litany) chảy về phía Tây, tạo nên thành Ty-rơ và thành Si-đôn. Còn sông Giô-đanh chảy về phía Nam, tạo nên xứ Ca-na-an, là miền "đượm sữa và mật" (Xuất Ê-díp-tô ký 3:8).
Bản đồ số 5 -- Vị trí xứ Pa-lét-tin
Xứ Ca-na-an là con đường chính giữa lưu vực Ơ-phơ-rát và Ai-cập, là hai trung tâm cư dân quan trọng của thế giới thượng cổ. Nó là trung tâm địa dư và nơi gặp gỡ của văn hóa các nước Ai-cập, Ba-by-lôn, A-si-ri, Ba-tư, Hy-lạp và La-mã; là một vị trí chiến lược được bảo vệ trong cuộc va chạm của những nền văn minh hùng mạnh đã tạo nên lịch sử thượng cổ đó. Dân Y-sơ-ra-ên được "trồng" ở đây để đại diện Ðức Chúa Trời giữa các nước.
Lưu vực Ơ-phơ-rát
Là nơi nguyên thủy của loài người, và là trung tâm của ba cường quốc cai trị thế giới:
A-si-ri: chiếm miền Bắc của lưu vực .
Ba-by-lôn: chiếm miền Nam của lưu vực.
Ba-tư: ở phía Ðông của lưu vực.
Ai-cập: là một cường quốc cai trị thế giới từ 1600 đến 1200 T.C..
A-si-ri: là một cường quốc cai trị thế giới từ 900 đến 607 T.C..
Ba-by-lôn: là một cường quốc cai trị thế giới từ 606 đến 536 T.C..
Ba-tư: là một cường quốc cai trị thế giới từ 536 đến 330 T.C..
Nước Y-sơ-ra-ên
Ðã được trưởng dưỡng tại Ai-cập đương thời Ai-cập hùng mạnh.
Bị A-si-ri và Ba-by-lôn tiêu diệt đương thời hai đế quốc nầy hùng mạnh.
Ðược khôi phục bởi Ba-tư đương thời Ba-tư hùng mạnh.
Bản đồ số 6 -- Ðịa hình xứ Pa-lét-tin
Giê-ru-sa-lem,
Ðô Thị Trung Tâm Của Truyện Tích KINH THÁNH
Dường như Giê-ru-sa-lem đã được Ðức Chúa Trời lựa chọn, ngay từ trước đời Áp-ra-ham nữa, để làm tổng hành dinh trần gian cho công việc của Ngài ở giữa loài người; ấy vì Mên-chi-xê-đéc, thầy tế lễ của Ðức Chúa Trời Chí cao, đã ở đó (Sáng thế ký 14:18).
Nếu theo truyền thoại Hê-bơ-rơ, Mên-chi-xê-đéc chính là Sem, người sống sót của thế giới trước nước lụt, người cao tuổi nhứt thời ấy và làm thầy tế lễ của toàn dân trên trái đất, thì ít lâu trước khi Áp-ra-ham đến, Mên-chi-xê-đéc cũng đã đến từ xứ Ba-by-lôn, trong một cuộc di cư sớm hơn, để nhơn danh Ðức Chúa Trời mà chiếm cứ khu vực đặc biệt nầy.
Có thể rằng Mên-chi-xê-đéc đã quen biết Áp-ra-ham tại U-rơ, lúc Áp-ra-ham còn thiếu niên; có thể rằng ông đã liên quan với sự kêu gọi Áp-ra-ham đến Ðất Hứa nầy mà Ðức Chúa Trời đã lựa chọn để thực hiện công ơn cứu chuộc loài người.
Vị trí thành Giê-ru-sa-lem ở trung tâm miền Nam xứ Ca-na-an, trên chót đường phân chia lưu vực giữa sông Giô-đanh và Ðịa-trung-hải, cách sông Giô-đanh chừng 32 cây số và Ðịa-trung-hải chừng 64 cây số. Giê-ru-sa-lem thuộc một miền dược che chở bởi núi non ở phía Tây, sa mạc ở phía Nam, và lưu vực sông Giô-đanh ở phía Ðông.
Bản đồ số 7 -- Hình chụp chỏm núi Giê-ru-sa-lem, từ trên phi cơ, phía Tây Bắc.
Giê-ru-sa-lem được xây dựng trên một chỏm núi, có những thung lũng sâu bao bọc ở phía Ðông, Nam và Tây. Chỏm nầy gồm hai cái đồi, giữa có thung lũng. Ðồi phía Ðông lại gồm ba cái đồi nhỏ hơn, gọi là đồi Ðông nam, đồi Ðông trung và đồi Ðông bắc. Ðồi phía Tây lại gồm hai cái đồi nhỏ hơn, gọi là đồi Tây nam và đồi Tây bắc. Vì thành Giê-ru-sa-lem đối ngang với đại lộ dọc theo bờ biển, là nơi các nền văn minh thế giới gặp nhau và hòa lẫn, nên rất thích đáng làm trung tâm của công việc Ðức Chúa Trời giữa các nước.
Bản đồ số 8.
Nguyên thủy thành Giê-ru-sa-lem ở trên đồi Ðông nam. Nó là địa điểm thiên nhiên bất khả chiếm cứ, lại thêm suối nước Ghi-hôn ở chơn đồi, nên trở thành vị trí tối hảo để xây cất một đô thị có tường lũy bao quanh.
Trên đồi Ðông nam có thành Mên-chi-xê-đéc. Người ta cho rằng Y-sác đã được dâng làm tế lễ trên đồi Ðông trung, cũng gọi là Mô-ri-a. Một ngàn năm sau Sa-lô-môn xây cất Ðền thờ trên đó. Lại một ngàn năm sau nữa Ðức Chúa Jêsus đã bị đóng đinh vào Thập tự giá trên đồi Ðông bắc.
Trên bản đồ số 8, những nét đậm liền nhau chỉ tỏ thành của Mên-chi-xê-đéc và Áp-ra-ham. Những dòng chấm đậm ở ngay trên chỉ tỏ thành của Ða-vít và Sa-lô-môn rộng lớn hơn. Còn những dòng chấm nhỏ hơn ở trên nữa chỉ tỏ thành rộng lớn hơn nữa đương thời Ðức Chúa Jêsus.
Thành Giê-ru-sa-lem cách Ai-cập chừng 480 cây số về phía Tây nam; cách A-si-ri 1120 cây số về phía Ðông bắc; cách Ba-by-lôn 1120 cây số phía Ðông; cách Ba-tư 1600 cây số về phía Ðông; cách Hi-lạp 1280 cây số về phía Tây bắc và cách La-mã 2400 cây số về phía Tây bắc.
Năm 1000 T.C., Ða-vít đặt Giê-ru-sa-lem làm thủ đô nước Y-sơ-ra-ên, tức là một đô thị tráng lệ. Năm 586 T.C., Giê-ru-sa-lem bị quân Ba-by-lôn phá hủy. Ðến thời Ðấng Christ, nó lại là một đô thị tráng lệ. Nhưng dân Giê-ru-sa-lem GIẾT Ngài, là Ðấng mà thành ấy đã được tạo lập làm nơi Ngài phát xuất.
***
Các Cường Quốc Cai Trị Thế Giới Trong Những
Thời Ðại KINH THÁNH
Sáu chánh phủ hùng mạnh đã cai trị thế giới trước thời Ðấng Christ. Cách nầy hoặc cách khác, mỗi chánh phủ ấy đã liên quan với truyện tích Kinh Thánh.
Bản đồ số 9: Ðế quốc Ai-cập (1600-1200 T.C.).
Lâu dài bằng thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên kiều ngụ tại Ai-cập.
Tại đây, dân Y-sơ-ra-ên từ 70 người tăng lên 3 triệu.
Bản đồ số 10: Ðế quốc A-si-ri (900-607 T.C.).
Tiêu diệt nước Y-sơ-ra-ên (miền Bắc), năm 721 T.C..
Ðòi nước Giu-đa (miền Nam) phải triều cống.
Bản đồ số 11: Ðế quốc Ba-by-lôn (606-536 T.C.).
Hủy phá thành Giê-ru-sa-lem. Bắt dân Giu-đa đi làm phu tù.
Thời kỳ dân Giu-đa bị làm phu tù lâu dài bằng đế quốc nầy.
Bản đồ số 12: Ðế quốc Ba-tư (536-330 T.C.).
Cho phép dân Giu-đa từ chốn phu tù trở về cố hương,
và giúp họ tự tái lập thành một quốc gia.
Bản đồ số 13: Ðế quốc Hy-lạp (330-146 T.C.).
Cai trị xứ Pa-lét-tin trong khoảng giữa thời kỳ chuyển từ Cựu Ước qua Tân Ước.
Bản đồ số 14: Ðế quốc La-mã (146 T.C.- 476 S.C.). --
Cai trị thế giới khi Ðấng Christ xuất hiện.
Hội Thánh được thành lập đương thời đế quốc nầy.
Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học 1
Lưu vực Ơ-phơ-rát
Lưu vực giữa hai sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ là nơi ở của những người đầu tiên trên mặt đất, và nơi truyện tích Kinh Thánh bắt đầu. Ngày nay rải rác trên lưu vực nầy có những gò nỗng, tức là di tích của các đô thị thượng cổ, gồm cả những đô thị từng được xây cất đầu tiên. Những đô thị nầy xây bằng gạch. Rác rến quăng ra ngoài đường, hoặc trút qua tường. Khi sửa chữa nhà, thì họ nâng lên ngang với mặt đường. Khi đô thị bị bỏ hoang, hoặc bị phá hủy vì chiến tranh , rồi dân lại về ở đó, thì những đóng tàn vụn không bị dời đi xa, song được san phẳng làm nền của một đô thị mới. Vì nền nầy toàn bằng gạch thường vỡ một phần và rời nhau ra, nên nó là một nền rất vững chắc cho đô thị ở trên. Thế thì, gạch vụn và di tích của đô thị cũ bị chôn vùi ở ngay dưới đô thị mới.
Như vậy, các gò nỗng cứ cao hơn và rộng hơn, đô thị nầy chồng lên đô thị kia. Khi đô thị bị bỏ hoang mãi mãi, thì gạch bị dầm mưa, bèn rời nhau ra, có một lớp đất phủ lên trên. Bị vùi lấp dưới những trận bão cát ở sa mạc, những gò nỗng nầy giấu trong lòng nó sự bí mật của cuộc sanh hoạt và nền văn minh các dân tộc đã kế tiếp nhau ở đó.
Một vài gò nỗng nầy cao tới 34 thước tây hoặc hơn nữa, và chứa di tích của hàng 20 đô thị hoặc hơn nữa. Mỗi đô thị là một lớp đặc biệt, chứa các dụng cụ, đồ gốm, gạch vụn, sổ sách và các loại di tích của nhơn dân thời đó. Những năm gần đây, các nhà khảo cổ đào bới các gò nỗng di tích ấy đến tận dưới đáy, tận các đô thị đầu tiên, đã đem quá khứ bị lãng quên từ lâu ra ánh sáng, và đã bày giãi những vật xác nhận, bổ túc hoặc chứng minh lịch sử Kinh Thánh một cách kì diệu hết sức.
Khởi sự quan tâm đến nền khảo cổ
Claude James Rich, một đại diện của Anh quốc Ðông-Ấn Công ty (British East India Company), ở tại Bagdad, cách vị trí kinh thành Ba-by-lôn xưa 80 cây số về phía Ðông bắc. Một bạn đồng sự đem về mấy viên gạch có ghi chữ, đã gợi trí tộc mạch của ông; và năm 1811, ông tới thăm vị trí ấy. Ông ở đó 10 ngày, xác định vị trí và vẽ bản đồ của khu gò nỗng rộng lớn trước kia là kinh thành Ba-by-lôn. Với sự giúp đỡ của vài người bổn xứ, ông đã đào bới những gò nỗng ấy, tìm được một ít tấm bản, đem về nước Anh.
Năm 1820, ông đến thăm đô thị Mosul, và để bốn tháng vẽ bản đồ các gò nỗng ở ngay bên kia sông mà ông ngờ là di tích của thành Ni-ni-ve. Ông thâu nhập những tấm bảng và bi văn mà ông hoặc bất cứ ai đều không đọc được. Những sự khám phá của ông làm cho rất nhiều người chú ý.
Năm 1842, Paul Emile Botta, Lãnh sự Pháp ở Mosul, bắt đầu đào bới những gò nỗng ấy; và 10 năm sau, ông đã đem ra ánh sáng cung điện nguy nga của Sargon tại khorsabad.
Huân tước Austen Henry Layard, người Anh, có biệt hiệu là "cha của nền khảo cổ A-si-ri," vào khoảng 1845-1851, đã khám phá được, tại Ni-ni-ve và Ca-lách, di tích cung điện của năm vua A-si-ri có tên ghi trong Kinh Thánh và đại thơ viện của Assur-banipal, mà người ta ước lượng có chứa tới 100 ngàn quyển sách.
Từ đó tới nay, hàng mấy chục phái đoàn khảo cổ của các nước Anh, Pháp, Ðức, Mỹ đã đào bới những gò nỗng cổ tích ở lưu vực sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rơ. Họ tìm ra hàng trăm ngàn bảng và bia ghi chữ đã có từ thời thượng cổ của loài người. Công việc ấy vẫn tiến hành; một số lớn bi văn thời cổ cứ được chở vào các bảo tàng viện lớn của thế giới để khảo cứu và giải thích.
Những bi văn ấy khắc một thứ chữ từ lâu không còn dùng nữa và đã bị quên rồi. Nhưng nó rất hệ trọng, nên các học giả hết sức chăm chú cho giải thích được.
Bản đồ số 15.
|
Ghình đá Behistun, chìa khóa của tiếng Ba-by-lôn
Năm 1835, huân tước Henry Rawlinson, một sĩ quan Lục quân Anh, đóng ở Ba-tư, đã nhận thấy trên núi Behistun, cách Ba-by-lôn 200 dặm về phía Ðông bắc, trên đường đi Ecbatana, thuộc biên giới xứ Mê-đi, có một ghình đá lớn trơ trụi và dốc; từ đồng bằng lên cao chừng 540 thước tây; trên mặt ghình đá nầy, tại một vầng đá dốc thẳng cao hơn đường cái chừng 128 thước, có một khoảng nhẵn, phẳng chạm trổ. Ông bèn tra xét và nhận thấy đó là một bi văn khắc năm 516 T.C., theo lịnh của Ða-ri-út, vua Ba-tư (521-485 T.C.). Chính là dưới đời trị vì của Ða-ri-út nầy mà Ðền thờ ở thành Giê-ru-sa-lem được xây cất lại, đúng như sách E-xơ-ra đã chép vào năm hoàn thành Ðền thờ.
Bằng các tiếng Ba-tư, Ê-lam, và Ba-by-lôn, bi văn nầy đã ghi chép dài dòng những cuộc chiến thắng của Ða-ri-út và vinh quang của đời trị vi vua ấy. Rawlinson biết tiếng Ba-tư ít nhiều; ông đoán rằng đó là một bi văn bằng ba thứ tiếng khác nhau. Vậy, với sự bền đỗ phi thường và luôn luôn phải liều mạng sống, trải qua 4 năm, ông đã leo lên vầng đá, đứng trên một chỗ chờm rộng chừng 30 phân tây, ở phía dưới bi văn, rồi nhờ thang bắc từ phía dưới và nhờ đu giòng từ phía trên, ông đã in lại bi văn đó.
Hết 14 năm nữa, ông mới phiên dịch xong. Ông đã tìm được chìa khóa của tiếng Ba-by-lôn thời cổ, và đã mở ra cho thế giới thấy những kho báu rộng lớn của nền văn học Ba-by-lôn thời cổ.
* * *
Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học 2
Viết Chữ 1
Cách đây ít lâu, người ta thường tin rằng trong khoảng lịch sử thượng cổ của Cựu Ước, chẳng ai biết viết chữ. Ðó là một trong những điểm chính của phái phê bình kim thời rằng có mấy sách Cựu Ước được chép lâu lắm sau những biến cố mà nó mô tả, và như vậy, thì chỉ thể hiện khẩu truyền. Nhưng bây giờ cái mai của nhà khảo cổ học tỏ ra rằng những biến cố quan trọng đã được ghi chép từ lúc bắt đầu có lịch sử.
Gốc tích sự viết chữ thời trước nạn nước lụt
Berosus thuật lại một truyền thoại rằng trước nạn nước lụt, Xisuthrus, Nô-ê của nước Ba-by-lôn, đã chôn các sách thánh viết trên bản đất sét nung, tại Sippar, và sau đó ông đã đào lên. Giữa vòng dân Ả-rập và người Do-thái có một truyền thoại rằng Hê-nóc là người đặt ra chữ viết và đã để lại một số sách vở. Một vua nước Ba-by-lôn thời cổ đã ghi chép rằng ông "ưa đọc những sách vở của thời trước nước lụt." Assur-banipal, người sáng lập thơ viện đồ sộ của thành Ni-ni-ve, có nói đến "những bi văn của thời trước nước lụt."
Sách vở thời trước nạn nước lụt
Người ta đã tìm thấy một vài bi văn thời trước nước lụt. Người ta có một tấm bảng chữ tượng hình do tấn sĩ Langdon tìm được tại Kish, dưới lớp đồ vật mà nạn nước lụt làm lắng xuống. Lại cũng có những cái ấn thời trước nước lụt, tìm được tại U-rơ.
Cái ấn là hình thức chữ viết tối cổ, trên có ghi tên người để tỏ ra ai là sở hữa chủ. Nó dùng để ký tên trên thơ từ, giao kèo, biên lai, và nhiều thứ giấy tờ khác. Mỗi người có ấn riêng. Ấn khắc bằng thứ cưa hoặc dùi rất nhỏ trên những miếng đá hoặc kim khí nhỏ. Người ta dùng ấn đóng vào những tấm bảng đất sét trong khi đất sét còn mềm.
Chữ viết tượng hình
Chữ viết bắt đầu khi Ðức Chúa Trời "đánh dấu trên mình Ca-in" (Sáng thế ký 4:15). Dấu ấy là biểu hiện cho một ý tưởng. Như vậy, "dấu" và "hình" bắt đầu dùng để ghi chép ý tưởng, chữ và nhiều chữ hợp lại. Những hình nầy được vẽ hoặc khắc trên đồ gốm hoặc trên tấm bảng đất sét. Ðó là thứ chữ người ta tìm thấy ở những lớp thấp nhứt của các đô thị xứ Ba-by-lôn thời tiền sử. Chữ viết lâu đời nhứt mà ta được biết chính là những hình trên tấm bảng đất sét.
Phạm vi nguyên thủy của chữ viết
Dầu được đặt ra bất cứ khi nào, dường như thoạt tiên và trong một thời gian, chữ viết cũng chỉ do các viên ký lục dùng ở những đô thị đông dân. Vì nhiều bộ lạc và gia tộc di cư từ vùng an ninh đến vùng chưa an ninh, nên ở ngoài phạm vi các biến cố được ghi chép thành sử ký, và tại những nước ngày càng mở rộng, ngày càng bội đạo, đã nảy ra đủ thứ truyền thoại thô kệch, mờ mịt có tánh cách đa thần và thờ lạy hình tượng, dựa trên những cái vốn là thực sự nguyên thủy.
Chữ tiết hình (cunéiforme)
Thoạt tiên, một dấu hiệu nào đó đại diện cho cả một chữ, hoặc nhiều chữ hợp lại. Nghệ thuật viết chữ lần lần tấn triển, các "dấu" bèn đại diện cho những phần của chữ, hoặc vần (syllabe). Ðó là thứ chữ viết dùng ở xứ Ba-by-lôn, lúc khởi đầu thời kỳ có lịch sử. Có hơn 500 dấu khác nhau, và chừng 30 ngàn tổ hợp của các dấu ấy. Nói chung, những dấu nầy ghi tên gạch hoặc bảng đất sét mềm, dài từ 2 phân rưỡi đến 50 phân tây, rộng chừng 2 phần 3 cỡ đó, viết chữ cả hai mặt, rồi đem phơi nắng hoặc nung. Những chữ tiết hình ghi trên bảng bằng đất sét là hình thức dùng để truyền lại cho chúng ta nền văn học sâu rộng của người Ba-by-lôn thượng cổ.
Viết bằng chữ cái
Là một bước tấn triển xa hơn nữa, trong đó những dấu đại diện cho những phần của vần, hoặc chữ cái (lettres). Ðó là một hình thức viết chữ giản dị hóa nhiều lắm: Với 26 dấu khác nhau, người ta có thể hình dung hết các chữ khác nhau mà trước kia phải dùng tới 500 dấu tiết hình để hình dung. Lối viết bằng chữ cái bắt đầu từ hơn 1500 năm T.C..
Vật liệu để viết chữ
Những chữ "viết," "sách," "mực" là thông thường cho mọi nhánh của ngữ hệ Sémitique; điều nầy dường như chứng tỏ rằng những người Sémites (Tiểu Á-tế-á) thượng cổ đã biết dùng mực viết sách trước khi chia thành nhiều chủng tộc khác nhau. Trong xứ Ba-by-lôn, phần nhiều viết trên tấm bảng đất sét. Người Ai-cập dùng đá, da thuộc và chỉ thảo (papyrus). Chỉ thảo, "tiền khu" của giấy, làm bằng cây sậy mọc ở đồng lầy, đường kính từ 5 đến 7 phân rưỡi, và bề cao từ 3 thước đến 4 thước rưỡi. Người ta xắt cây sậy thành những miếng mỏng, đặt hàng ngang hàng dọc, đổ nước cho ngấm, rồi ép thành tờ hoặc cuốn, thường rộng 30 phân tây và dài từ 30 phân đến 3 thước tây. Ðồ gốm cũ có khi cũng dùng để viết.
Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học 3
Viết Chữ 2
Sách vở trước thời Áp-ra-ham
Theo như sẽ nói ở mục dưới kia, thì sau nạn nước lụt, những trung tâm đông dân thời thượng cổ đều ở xứ Ba-by-lôn, tại Kish, Ê-rết, Lagash, A-cát, U-rơ, Ba-by-lôn, Eridu, Nippur, Larsa và Fara.
Trong đống di tích của những đô thị nầy, người ta đã tìm được hàng ngàn quyển sách viết trên đá hoặc trên bảng đất sét trước thời Áp-ra-ham. Trong số những bảng có tiếng hơn hết, chúng tôi xin kể năm tấm ở đây:
Tấm bảng nền nhà của Annipadda
Ðây là một phiến cẩm thạch, một bề 7 phân rưỡi, một bề 10 phân, do Woolley tìm được năm 1923, trên đá góc một miễu thờ ở Obeid, cách U-rơ 4 dặm về phía tây. Trên tấm bảng có ghi rằng: "Annipadda, vua U-rơ, con trai của Messanipadda, đã xây miễu nầy cho đức bà Nin-Kharsag" (nữ thần mẹ). Hiện nay tấm bảng nầy ở Bảo tàng viện Anh-quốc, và có một bảng sao ở Bảo tàng viện Ðại học đường Pennsylvania.
Tấm bia nầy được coi là "tài liệu lịch sử lâu đời nhứt" mà người ta từng tìm được. Cũng có phát giác nhiều tấm bảng lâu đời hơn nữa. Nhưng đây là Bản Văn lâu đời nhứt Ghi Chép một Biến Cố Ðương Thời. Trong sử ký Ba-by-lôn, nó đánh dấu con đường phân chia giữa các thời kỳ "tiền sử" và các thời kỳ "lịch sử."
Chơn dung gia đình Ur-nina, vua Lagash, các con trai và tôi tớ ông; ông là tổ phụ của Eannatum; có những bi văn giải thích chơn dung nầy.
Tấm bia của En-hedu-anna, con gái Sargon; có bi văn ghi rằng nàng là nữ tăng của nữ thần Mặt Trăng tại U-rơ.
Tấm bia của Eannatum có hình chim kên kên do Sarzec tìm thấy tại Lagash. Hiện nay bày trong Bảo tàng viện Le louvre, ở Ba-lê. Ghi chép các trận ông thắng người Ê-lam, và mô tả cách ông đánh trận: Cho các chiến sĩ mang giáo, khiên và đội mũ tiến lên thành hình cái nêm.
Tấm bia của Ur-Nammur. Ðây là một phiến đá vôi, cao chừng 3 thước tây, rộng chừng 1 thước rưỡi. Tìm thấy trên sàn Tòa Án ở U-rơ. Hiện nay ở Bảo tàng viện Ðại học đường Pennsylvania. Mô tả sự xây cất cung điện Ziggurat khi U-rơ đang ở thời vinh quang. Gọi là "Tấm bia thiên sứ đang bay," vì có chạm hình thiên sứ đang bay trên đầu vua.
Bản đồ số 16.
Mọi điều nầy có ảnh hưởng đến cái thực sự rằng người ta đã trứ tác các sách đầu tiên của Kinh Thánh. Nó tỏ ra người ta thường quen ghi chép các biến cố quan trọng từ khi mới có lịch sử, do đó quyết chắc rằng các biến cố đầu tiên của sách Sáng thế ký đã có thể và rất có lẽ được ghi chép trong các tài liệu đương thời. Như vậy, càng ngày ta càng dễ tin rằng ngay từ lúc ban đầu, Ðức Chúa Trời đã tạo thành "nguyên tử" của Lời Ngài, và canh giữ cho Lời ấy được lưu truyền và tăng gia trải đời nầy qua đời kia.
* * *
Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học 4
Viết Chữ 3
Sách vở và thơ viện của xứ Ba-by-lôn thượng cổ
Xứ Ba-by-lôn là nơi phát tích của loài người, vị trí của vườn Ê-đen, sân khấu của đoạn đầu truyện tích Kinh Thánh, trung tâm của khu vực bị nạn nước lụt, quê hương của A-đam, Nô-ê và Áp-ra-ham. Ðối với người học Kinh Thánh, lịch sử thượng cổ của xứ nầy thật là hào hứng tột bậc.
Xứ Ba-by-lôn ở cửa sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rơ, bề dài chừng 400 cây số và bề rộng chừng 80 cây số. Ðất đai do phù sa của hai sông nầy tạo thành, và gồm có nhiều đồng lầy phì nhiêu không thể tưởng; trải qua nhiều thế kỷ, đây là trung tâm của một dân số trù mật. Ngày nay thì phần nhiều là đồng vắng hoang vu.
A-cát
Cũng được gọi là Sippar, Akkad, Agade, Abu Habba. Ðây là một trong những đô thị của Nim-rốt (Sáng thế ký 10:10). Thủ đô của vua thứ 8 trước thời nước lụt. Thủ đô của đế quốc Sargon. Cách Ba-by-lôn 30 dặm về phía Tây bắc. Ðây là một trong các chỗ mà bảng luật pháp của Hammurabi đã được dựng lên. "Sippar," một tên của A-cát, có nghĩa là "Thị trấn Sách vở," tỏ ra nó nổi danh vì những thơ viện. Theo truyền thoại, đây là nơi chôn các Sách Thánh trước nạn nước lụt, rồi sau lại đào lên. Năm 1881, Rassam, và năm 1894, Schell đã đào bới di tích của đô thị nầy, tìm thấy tất cả 60 ngàn tấm bảng, trong số đó có cả một thơ viện gồm 30 ngàn tấm bảng.
Lagash
Cũng gọi là Tello và Shirpurla. Cách U-rơ chừng 50 dặm về phía Bắc. Thủ đô của một trong những nước đầu tiên sau nạn nước lụt. Do Sarzec đào bới năm 1877-1901. Trung tâm của nhiều thơ viện lớn. Tại đây, tìm thấy nhiều bi văn hơn bất cứ nơi nào khác.
Nippur
Cũng gọi là Nuffar và Calneh, cách Ba-by-lôn 50 dặm về phía Ðông nam. Là một trong những đô thị của Nim-rốt. Do phái đoàn của Ðại học đường Pennsylvania, điều khiển bởi Peters, Haynes và Hilprecht, đào bới vào các khoảng giữa năm 1888 và 1900. Họ tìm thấy 50 ngàn tấm bi văn từ 3000 năm T.C., trong số ấy có một thơ viện gồm 20 ngàn quyển sách. Có sở lưu trữ văn thư của các vua; có nhiều trường với ống tròn chứa tài liệu tham chiếu đặt trên bệ xoay quanh được; có nhiều tự điển, bách khoa toàn thư, tác phẩm toàn bộ về luật pháp, khoa học, tôn giáo và văn chương. Cũng tìm thấy một di tích tại đó có nhiều thư viện.
Jemdet Nasr
Một đô thị trước nạn nước lụt, cách Ba-by-lôn 25 dặm về phía Ðông bắc. Bị thiêu rụi năm 3500 T.C., và không bao giờ được xây cất lại. Ðược đào bới năm 1926, do phái đoàn của Bảo tàng viện Ðại học đường Oxford. Tại đây, Tấn sĩ Langdon tìm thấy những bi văn ghi chữ tượng hình tỏ cho ông thấy nhất thần giáo nguyên thủy.
Giác trụ các triều đại (prisme dynastique) do Weld tìm thấy
Ðây là đại cương lịch sử thế giới đầu tiên mà ta được biết. Do một viên ký lục, ký tên là Nur-Ninsubur, viết năm 2170 T.C., vào cuối triều đại Isin. Ông đã liệt kê hết các vua từ lúc khởi thủy của loài người cho đến đời ông, gồm 10 vua sống lâu trước nạn nước lụt. Ðây là một giác trụ đẹp đẽ bằng đất sét nung, do phái đoàn Weld-Blundell tìm được năm 1922 tại Larsa, cách U-rơ mấy dặm về phía Bắc. Hiện nay giác trụ nầy ở trong Bảo tàng viện Ashmolean của Ðại học đường Oxford. Giác trụ nầy đã có từ hơn 100 năm trước thời Áp-ra-ham, chỉ cách nhà Áp-ra-ham ở có mấy dặm.
Bản đồ số 17.
Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học 5
Viết Chữ 4
Sách vở đương thời Áp-ra-ham
Chính tại Obeid, cách U-rơ 4 dặm về phía Bắc, mà Woolley đã tìm thấy tài liệu "lịch sử lâu đời nhứt." Như vậy, ta biết rằng nơi sanh trưởng của Áp-ra-ham là một trung tâm văn hóa và văn chương của các thế hệ trước thời ông.
Bộ luật của Hammurabi
Bộ luật nầy là một trong những sự phát giác quan trọng nhất mà khảo cổ học từng thực hiện được. Hammurabi, vua Ba-by-lôn, khoảng 2000 năm T.C., là người đồng thời với Áp-ra-ham. Các nhà chuyên khảo cứu về dân A-si-ri thường cho rằng Hammurabi chính là Am-ra-phên ở Sáng thế ký, đoạn 14, một trong những vua mà Áp-ra-ham đuổi theo để giải cứu Lót. Ông là một trong những vua hùng mạnh nhứt và danh tiếng nhứt của xứ Ba-by-lôn thời cổ. Ông truyền lịnh cho các viên ký lục của mình thâu góp các đạo luật trong nước thành một bộ, rồi khắc vào đá mà dựng ở các đô thị lớn. Năm 1902, một phái đoàn khảo cổ Pháp, do J. De Morgan cầm đầu, đã tìm thấy một bộ luật đó vốn dựng tại Ba-by-lôn, giữa các di tích của Susa (một vua Ê-lam cướp phá Ba-by-lôn vào thế kỷ thứ 12 T.C., đã đem bộ luật đó về đây). Hiện nay bày trong Bảo tàng viện Le Lowre ở Ba-lê. Ðây là một phiến đá thiểm-lục-nham (diorite) cứng, màu đen, đánh bóng rất đẹp, cao chừng 2 thước rưỡi, rộng chừng 64 phân tây, và dày chừng 48 phân tây, hình hơi bầu dục, đẽo tuyệt mỹ cả bốn phía, viết chữ tiết hình của tiếng Ba-by-lôn Sémilique (chính là tiếng mà Áp-ra-ham đã dùng). Nó có chừng 4000 dòng chữ, và nội dung bằng một quyển sách trung bình của Kinh Thánh. Ðó là bi văn chữ tiết hình dài nhứt từng phát giác được, tường thuật rằng Hammurabi đã nhận được từ nơi Shamash, thần mặt trời, các đạo luật liên quan đến sự thờ lạy các thần trong đền thờ, ngành tư pháp, thuế má, lương bỏng, mức lời, cho vay tiền, tranh chấp tài sản, hôn nhân, công ty, dân công, miễn dịch, đào và giữ kinh, luật lệ về hành khách và chở hàng trên kinh hoặc từng thương đội (caravane), thương mại quốc tế, cùng nhiều vấn đề khác. Ðây là quyển sách viết trên đá, không phải bản sao, mà là chính nguyên văn thủ bút, đương thời Áp-ra-ham, hiện nay vẫn còn. Chẳng những nó làm chứng về một hệ thống pháp học (jurisprudence) khá tấn triển, nhưng cũng làm chứng cho cái thực sự rằng đương thời Áp-ra-ham, văn tài đã tới một mức tấn bộ hiển nhiên.
Các thơ viện đương thời Áp-ra-ham
Tại U-rơ, đô thị của Áp-ra-ham, Lagash, nippur, sippar, và trong mỗi đô thị quan trọng của xứ Ba-by-lôn, còn nhiều thơ viện phụ thuộc vào các trường học và miễu thờ. Các thơ viện nầy có hàng ngàn quyển: tự điển, văn phạm, tác phẩm, tham khảo, bách khoa toàn thơ, biên niên sử (annales), sách về toán học, thiên văn học, địa dư, tôn giáo và chánh trị. Hammurabi, vua cai trị xứ Ba-by-lôn đương thời Áp-ra-ham, đã bảo trợ văn học rất nhiều. Ðó là một thời kỳ hoạt động văn chương lớn lao, đã sản xuất nhiều kiệt tác mà Assur-banipal truyền cho các viên ký lục của mình sao lại để bày trong đại thơ viện thành Ni-ni-ve.
Khi Áp-ra-ham thăm viếng nước Ai-cập, thì đã có hàng triệu bản văn trên đá, bia, chỉ thảo và da thuộc. Trong xứ Ca-na-an, gần Hếp-rôn, đô thị của Áp-ra-ham, có một thị trấn tên là "Kiriath-Sepher," nghĩa là "thị trấn ký lục," chứng tỏ một dân hiếu thượng văn học.
Một nhà trường đương thời Áp-ra-ham
Tại U-rơ, ở địa tằng của thời Áp-ra-ham, Woolley đã phát giác được một trường học có 150 tấm bảng để học trò tập làm những bài về toán học, y học, sử ký và thần thoại. Lại thêm một tấm bảng có những cột song hành, chia một động từ tiếng Sumérien[1] đủ các thì cùng với tương đương trong tiếng Sémitique; cũng có một tấm bảng ghi khắc và giải thích 5 loại ngữ căn khác nhau của các động từ. Có lẽ Áp-ra-ham đã theo học trường nầy.
Áp-ra-ham và các Sách Thánh
Không còn nghi ngờ chi nữa, Áp-ra-ham chắc đã nhờ Sem mà biết truyện tích Sáng tạo, Loài Người Sa ngã và Nạn Nước Lụt. Chính ông đã được Ðức Chúa Trời trực tiếp kêu gọi trở nên tổ phụ của một dân tộc do đó một ngày kia, cả loài người sẽ được phước. Ông sống trong một xã hội có văn hóa, sách vở và thơ viện. Các vua đồng thời với ông giữ biên niên sử quốc gia trong phòng lưu trữ văn thơ của các miễu thờ. Áp-ra-ham là người có lòng tin quyết và tài làm lãnh tụ. Chắc ông cẩn thận chép lại đúng các truyện tích và sử liệu mà mình đã nhận được nơi tổ phụ; ông cũng thêm vào đó truyện tích của chính đời mình và các lời hứa mà Ðức Chúa Trời đã ban cho mình. Ông đã ghi mọi sự đó trên những tấm bảng đất sét, bằng chữ tiết hình, để truyền lại làm sử ký của nước mà ông đang khai sáng
* * *
Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học 6
Viết Chữ 5
Tại Ai-cập
Năm 1798, trong cuộc viễn chinh Ai-cập, Nã-phá-luân đem theo chừng 100 học giả. Họ đem về những bản phúc trình làm cho các nhà khoa học chú ý. J. G. Wilkinson, người Anh, bèn đến ở thành Thèbes, và sao các bản văn trên bia lớn (1821-1833). Ông được gọi là "cha của khảo cổ học Ai-cập," và một vài tác phẩm của ông đến nay còn là tiêu chuẩn cho điển cứ (autorité). Năm 1842, Lepsius, người Ðức, hoàn thành công trình khoa học quan trọng đầu tiên về nền khảo cổ Ai-cập, và từ đó tới nay, công trình ấy tấn triển nhiều lắm.
Phiến đá Rosette
Là chìa khóa của tiếng Ai-cập thượng cổ. Thời ấy, người Ai-cập dùng chữ tượng hình, mỗi chữ có một biểu tượng riêng. Khoảng năm 800 T.C., họ bắt đầu dùng một thứ chữ viết giản dị hơn, gọi là démotique, gần như vần chữ cái, và cứ thông dụng cho đến thời đế quốc La-mã. Lúc ấy, cả hai thứ chữ nầy không dùng nữa, rồi bị lãng quên. Như vậy, những bi văn kia không sao hiểu nổi cho đến khi tìm thấy "chìa khóa" để phiên dịch nó. Ðó là phiến đá Rosette.
Nó do ông Boussard, một học giả Pháp đi theo Nã-phá-luân sang Ai-cập, tìm được năm 1799 tại Rosette, một thị trấn ở cửa cực tây sông Ni-lơ. Hiện nay nó đặt tại Anh quốc Bảo tàng viện. Ðây là phiến đá hoa cương (granit) đen, cao chừng 1 thước 28 phân, rộng chừng 80 phân, và dầy chừng 32 phân, có ba bản văn, bản nọ trên bản kia, bằng tiếng Hi-lạp, tiếng Ai-cập démotique và tiếng Ai-cập tượng hình. Người ta hiểu được bản tiếng Hi-lạp. Ðó là một chiếu chỉ của Ptolémée V, Epiphane, ban bố khoảng năm 200 T.C.,bằng ba thứ tiếng thông dụng khắp nước đương thời ấy, và dựng ở các đô thị. Một học giả Pháp, tên là Champollion, sau 4 năm (1818-22) làm việc khó nhọc và kiên nhẫn, so sánh giá trị có biết của các chữ cái Hi-lạp với những chữ Ai-cập chưa biết, đã thành công, gỡ được những bí hiểm của tiếng Ai-cập thời xưa.
Sự hoạt động văn chương trong nước Ai-cập thời xưa
Trải 1000 năm trước thời Môi-se, nghề văn đã chiếm được địa vị quan trọng chẳng những ở xứ Ba-by-lôn, mà cũng ở Ai-cập nữa. Mọi biến cố quan trọng đã được ghi chép. Tại Ai-cập, ghi chép trên đá, da thuộc và chỉ thảo. Da thuộc dùng từ triều đại thứ 4. Các chiến công của Thothmes III tại xứ Pa-lét-tin (Do-thái) năm 1500 T.C., đã được ghi chép trên cuốn da bò con rất mỏng. Chỉ thảo dùng từ năm 2700 T.C.. Nhưng bản văn ghi khắc trên đá thì còn lại lâu nhứt. Pha-ra-ôn (vua Ai-cập) nào cũng truyền lịnh khắc các biến cố của đời mình trị vì trên tường và bia của cung điện. Có những thơ viện đồ sộ chứa văn thơ của nhà nước; còn các bia thì nhan nhãn những bản văn tuyệt diệu. Có tấm bi văn trên bệ đài hình chóp (obélisque) của hoàng hậu trứ danh Hatshepsut tại Thèbes. Lại có tượng một viên ký lục nhà nghề của triều đại thứ 5, trước thời Môi-se nhiều thế kỷ.
Các tấm bảng ở Tell-el-Amarna
Năm 1888, tại các di tích đô thị Amarna, giữa đường Mem-phi và Thèbes, người ta tìm thấy chừng 400 tấm bảng đất sét vốn là một phần lưu trữ văn thư hoàng gia của Amenhotep III và Amenhotep IV, đã trị vì khoảng năm 1400 T.C.. Ngày nay, phần nhiều các tấm bảng nầy đặt trong Bảo tàng viện Luân-đôn và Le Caire; nó rộng từ 5 đến 7 phân rưỡi, dài từ 7 phân rưỡi đến 22 phân rưỡi, và ghi chữ cả hai mặt. Nó ghi chép công văn của nhiều vua xứ Pa-lét-tin và xứ Sy-ri gởi cho hai Pha-ra-ôn nầy và viết bằng chữ tiết hình Ba-by-lôn. Nếu hợp cả lại, thì nội dung gần bằng hai quyển sách Sáng thế ký và Xuất Ê-díp-tô ký. Cũng như bảng đá của Hammurabi, đây là một sự phát giác quan trọng hơn hết của nền khảo cổ trong những năm gần đây.
***
Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học 7
Viết Chữ 6
Tại xứ Pa-lét-tin (Do-thái) và các miền tiếp cận
Người ta đã tìm thấy rất nhiều bi văn tiết hình ở xứ Ba-by-lôn thượng cổ và rất nhiều bi văn tượng hình ở nước Ai-cập thượng cổ; nhưng tại xứ Pa-lét-tin thượng cổ, thì tương đối ít. Ðó là một trong những căn bản của thuyết phê bình rằng nhiều sách Cựu Ước được trứ tác lâu lắm sau khi xảy ra những biến cố mô tả trong đó, và như vậy, chỉ thể hiện khẩu truyền. Có thể có nhiều lý do khiến các vua Hê-bơ-rơ không lo cất đài rộng lớn có bi văn để vĩnh truyền vinh quang của mình, y như các vua khác đã làm. Nhưng trong những năm gần đây, đã tìm thấy nhiều bằng chứng rằng người Hê-bơ-rơ cũng là một dân tộc "biết viết chữ."
Si-chem.-- Tại đây, Sellin tìm thấy những bảng tiết hình của người Ca-na-an từ trước thời dân Y-sơ-ra-ên; đó là những văn kiện của tư nhân, tỏ ra thường dân cũng biết viết chữ và dùng chữ.
Chữ cái cổ nhứt.-- Năm 1905, trong một miễu thờ của dân Sê-mít, tại Serabit, gần những mỏ lam-ngọc (turquoise) thuộc vùng Si-na-i, Huân tước Flinders Petrie đã tìm thấy cùng với những bi văn tượng hình Ai-cập, một bi văn bằng chữ cái, là thứ chữ cái cổ nhứt mà ta được biết, viết khoảng năm 1600 T.C.. Bi văn nầy ở xứ Môi-se đã sống 40 năm, và đã viết 400 năm trước thời Môi-se.
Ghê-xe.-- Năm 1929, Garstang tìm thấy tại đây quai xách một cái hũ thuộc thời kỳ 2000-1600 năm T.C., có khắc chữ cái Sinaitique, tỏ ra rằng tại xứ Pa-lét-tin đã dùng vẫn chữ cái Sinaitique từ thời ấy.
Bết-Sê-mết.-- Năm 1930, tại đây, Giáo sư Elihu Grant, thuộc phái đoàn khảo cổ của Ðại học đường Haverford, đã tìm thấy một mảnh hũ bằng đất sét khoảng năm 1800 T.C., dùng làm bản giác thư, có 5 dòng chữ cái Sémitique ghi bằng mực, giống chữ viết Sinaitique.
La-ki.-- Năm 1934, tại đây, J. L. Starkey, thuộc phái đoàn khảo cổ Wellcome, đã tìm thấy một cái bình đựng nước có khắc chữ cái Sinaitique, từ khoảng năm 1500 T.C. La-ki là một trong những đô thị mà Giô-suê hủy diệt khi "mặt trời dừng lại" (Giô-suê 10:13). Ðây là một quyển sách viết trên đồ gốm của đô thị nầy trước khi Giô-suê hủy diệt nó.
Ras Shamra (Ugarit).-- Ở phía bắc Si-đôn, gần An-ti-ốt, một đô thị Phê-ni-xi, một hải cảng nối liền sông Ơ-phơ-rát với Ðịa-trung-hải; tại đây các nền văn minh gặp gỡ và hòa lẫn với nhau. Năm 1929, một phái đoàn Pháp tìm thấy một thơ viện của miễu thờ, một trường dạy ký lục, một thứ trường thần học, cùng vô số tấm bảng, tự điển và tác phẩm tham chiếu, bằng 8 thứ tiếng: Ba-by-lôn, Hê-bơ-rơ, Ai-cập, Hê-tít, Sumérien thời cổ, mấy thứ tiếng không biết, chữ Sinaitique và một loại vần 27 chữ cái có sớm hơn bất cứ loại vần chữ cái nào mà ta đã biết từ trước; nhiều thứ tiếng trong số nầy khởi có từ 1500 năm T.C..
Boghaz Keni, ở Tiểu Á-tế-á, một trung tâm của dân Hê-tít thời cổ. Tại đây, tìm thấy một thơ viện gồm những tấm bảng chữ tiết hình và chữ khác, phân loại và sắp trong lỗ hở tròn như cửa chuồng chim bò câu, bằng tiếng Sumérien, A-cát (Sáng 10:10), Hê-tít, Mê-đi và nhiều thứ tiếng khác. Có một ít tấm ghi hai thứ chữ; chữ tiết hình và chữ Hê-tít.
Như vậy, chắc chắn sự viết chữ là thông thường ở xứ Pa-lét-tin, miền Si-na-i, xứ Sy-ri và xứ Phê-ni-xi từ mấy thế kỷ trước thời Môi-se. Tấn sĩ W. E. Albright, một người thông thạo bậc nhứt về môn khảo cổ xứ Pa-lét-tin, nói: "Ngày nay, chỉ người rất dốt nát mới có thể nêu lên rằng dân xứ Pa-lét-tin và các miền tiếp cận không biết viết chữ dưới nhiều hình thức suốt từ thế kỷ thu7 20 tới thế kỷ thứ 10 T.C." (Tập san số 60 của Mỹ quốc Ðông phương Khảo cứu Học đường, tháng 12, năm 1935).
Thế thì không có lý do nào mà những biến cố trong mấy quyển đầu Kinh Thánh lại chẳng do kẻ đương thời biên chép.
Vậy, tại sao những bản biên chép ấy lại mất, trong khi số rất nhiều bản biên chép của Ai-cập và Ba-by-lôn lại còn nguyên vẹn? Vì vật liệu dùng để viết, là da thuộc và chỉ thảo, có tánh chất dễ tiêu mòn, hư hỏng. Ngay ở Ai-cập, cả những bản ghi chép trên chỉ thảo và da thuộc cũng tiêu mòn, hư hỏng, ngoại trừ một số rất ít. Dầu nguyên bổn Ngũ-kinh được chép trên những tấm bảng chữ tiết hình, theo như một số người đã nêu lên, nhưng nguyên bổn ấy chẳng bao lâu đã được dịch ra tiếng Hê-bơ-rơ và chép trên da thuộc. Mười Ðiều răn, là yếu tố của luật pháp, đã được khắc trên bảng đá; nhưng phần còn lại đã chép "trong sách" (Xuất Ê-díp-tô ký 17: 14). Như vậy, người Hê-bơ-rơ đã sớm quen dùng da thuộc và chỉ thảo, và hễ bản cũ hư mòn, thì phải sao lại bản mới.
***
Những Cuộc Phát Giác Của Khảo Cổ Học 8
Viết Chữ 7
Ai là tác giả của Ngũ Kinh?
Quan điểm truyền thống là Môi-se đã trứ tác toàn bộ Ngũ Kinh như ta hiện có, chỉ trừ ra một ít câu ở phần cuối tường thuật lúc ông qua đời, và thỉnh thoảng xen vào một vài lời của thơ ký để giải thích rõ hơn; cũng theo quan điểm cố hữu, Ngũ Kinh thật phù hợp với lịch sử.
Quan điểm của nhà phê bình kim thời là: Ngũ Kinh là một tác phẩm hỗn hợp do nhiều phái tăng lữ khác nhau biên trứ vào khoảng thế kỷ thứ 8 T.C., cốt để làm lợi cho phái mình. Tác phẩm nầy căn cứ trên khẩu truyền, và những người biên tập chính yếu được gọi là "J," "E" và "P." Dầu các nhà phê bình có ý kiến rất khác nhau về sự phải gán phần nào cho người biên tập nào, nhưng thuyết nầy được nêu lên dưới sự quả quyết phổ thông rằng nó là "kết quả vững chắc của nền cổ học ngày nay." Theo quan điểm nầy, thì Ngũ Kinh chẳng phải thật là lịch sử, nhưng chỉ là "tấm mền làm bằng nhiều mảnh nhỏ, lấy ở bao giẻ rách thần thoại rải rác đó đây."
Khảo cổ học nói chi? Cách đây ít lâu, khảo cổ học đã "nói lớn tiếng"(1) đến nỗi gây nên một phản ứng quyết liệt quay về với quan điểm bảo thủ. Thuyết bàn rằng đương thời Môi-se người ta không biết viết, đã bị đánh đổ hoàn toàn. Hằng năm tai Ai-cập, Pa-lét-tin và xứ Mê-sô-bô-ta-mi, người ta đào bới được những bằng cớ, vừa trên bi văn, vừa trong các từng đất, tỏ ra rằng các truyện Cựu Ước thật là biến cố lịch sử. Và "nền cổ học" nhứt định phải bắt đầu thêm tôn trong cái truyền thuyết rằng Môi-se là tác giả của Ngũ Kinh.
Ðiều nầy là chắc chắn: Môi-se có thể đã biên chép Ngũ Kinh. Ông đã được giáo dục trong cung điện Pha-ra-ôn, "được học cả sự khôn ngoan của người Ê-díp-tô" (Công vụ các sứ đồ 7:22), trong đó gồm cả nghề văn. Chắc ông biết lịch sử thế giới thời trước hơn bất cứ người nào ngày nay được biết. Ông vừa lãnh đạo, vừa tổ chức một phong trào mà ông tin là quan trọng vô biên cho mọi thế hệ tương lai. Ông há có thể Ngu Dại đến nỗi ký thác biên niên sử và các nguyên tắc của phong trào mình cho Khẩu Truyền mà thôi, sao? Môi-se thật đã dùng chữ viết (Xuất Ê-díp-tô ký 17:14; 24:4; 34:27; Dân số ký 17:2; 33:2; Phục truyền luật lệ ký 6:9; 24:1, 3; 27:3, 4; 31:19, 24). Về sách Sáng thế ký, dường như ông đã dùng sử liệu do những thế hệ trước truyền lại. Về Xuất Ê-díp-tô ký, Lê-vi ký, Dân số ký và Phục truyền luật lệ ký, thì những sách nầy đều liên quan đến sự nghiệp của đời ông, và chắc đã được chép dưới quyền điều khiển của chính mình ông.
Ngũ Kinh được chép bằng thứ chữ nào? Có lẽ bằng cổ ngữ Hê-bơ-rơ mà người Y-sơ-ra-ên dùng đương thời Môi-se, và chép trên cuộn da thuộc hoặc chỉ thảo. Hoặc có lẽ chép bằng thứ chữ tiết hình của xứ Pa-lét-tin và xứ Sy-ri (mà ở Ai-cập người ta cũng biết), trên những tấm bảng đất sét, rồi sau dịch ra tiếng Hê-bơ-rơ. "Nhiều phần có văn thể rời từng đoạn và hay lặp lại; đó chính là điều ta chắc phải có nơi các bản dịch từ các tấm bảng, vì mỗi tấm bảng là một quyển sách riêng biệt."
Các bản nguyên văn ra sao? Nếu chép trên da thuộc hoặc chỉ thảo, thì khi đem dùng, nó phải hư mòn đi, và được thay thế bằng những bản sao mới. Còn nếu chép trên tấm bảng đất sét, thì có lẽ một vài vua Y-sơ-ra-ên thờ lạy hình tượng đã tiêu hủy nó rồi.
Từ đây trở đi, những sự phát giác của khảo cổ học sẽ được ghi chú cùng với những đoạn Kinh Thánh mà sự phát giác ấy có ảnh hưởng tới. Trong cuốn sách nầy có ghi chép hơn 100 sự phát giác của khảo cổ học.
Nhiều sự phát giác của khảo cổ học nầy là kết quả do những người đào bới di tích các đô thị ghi trong Kinh Thánh trải qua ít năm gần đây. Nó là tài liệu còn rõ ràng hơn là viết thành sách nữa. Những tài liệu nầy phù hợp trọn vẹn với các truyện tích trong Kinh Thánh. Từng phần nhỏ một, Cựu Ước đã được xác nhận, bổ túc và chứng minh. Cả những biến cố dường như chỉ là thần thoại, thì nay cũng được tỏ rõ là thực sự đã xảy ra.
Những truyện tích cần phải đem bằng cớ chứng minh, thì đã được chứng minh rồi. Ðiều nầy há chẳng làm cho toàn bộ Kinh Thánh đáng được tin nhận nhiều hơn sao? Há chẳng khiến chúng ta càng dễ tin cậy mọi điều chép trong Kinh Thánh, kể cả những lời hứa lạ lùng cho đời nầy và đời sau, sao?
Lời tuyên bố quan trọng hơn hết trong Kinh Thánh là: Ðấng Christ đã từ kẻ chết sống lại! Cả Kinh Thánh được chép vì biến cố đó; không có nó, thì Kinh Thánh chẳng còn ý nghĩa chi hết. Sự sống lại của Ðấng Christ là nền tảng cho chúng ta được hy vọng sống lại và được sống đời đời. Ta há chẳng được yên ủi và giục lòng vì biết rằng Quyển Sách xây dựng chung quanh biến cố ấy đang được chứng tỏ là Sách có tánh cách lịch sử hoàn toàn, sao? Như vậy, ta được lòng tin chắc gấp hai rằng biến cố quan trọng hơn hết của mọi thời đại đó là một thực sự đã xảy ra.