Phép Lạ Ở
Gô-Gô-Tha
|
Kinh
Thánh: Ma-thi-ơ 27:45-
54.
Câu
gốc: "Thầy đội và những lính
cùng với người canh giữ Ðức Chúa Giê-xu, thấy đất rúng động và những đều xảy
đến, thì sợ hãi mà nói rằng: thật người nầy là Con Ðức Chúa Trời." Ma-thi-ơ
27:54.
Mục
đích: Cho chúng ta thấy rằng
những phép lạ nầy đã xảy ra khi Chúa Giê-xu chịu chết để chứng tỏ Ngài là Con
Ðức Chúa Trời.
Kinh
Thánh đọc hằng ngày
Chủ
Nhật:
|
Sự
tối tăm.
|
Ma-thi-ơ 27:45-50; Mác
15:33-37
|
Thứ
Hai:
|
Bức
màn bị xé.
|
Ma-thi-ơ 27:51; Hê-bơ-rơ 9:1-8;
10:19-22
|
Thứ
Ba:
|
Cơn
động đất.
|
Ma-thi-ơ
27:51-54
|
Thứ
Tư:
|
Phần mộ mở
ra.
|
Ma-thi-ơ.
27:52-53
|
Thứ
Năm:
|
Các
thánh sống lại.
|
Ma-thi-ơ.
27:52-52
|
Thứ
Sáu:
|
Chuyện thập tự
giá.
|
Giăng 19:16-37
|
Thứ
Bảy:
|
Phép lạ của tình
thương.
|
Giăng 3:13-17; IGiăng
4:7-12
|
Sự giáng sinh của Chúa Giê-xu không
giống ai, sự chết của Ngài cũng khác hẳn mọi người. Ðời sống của Ngài là tuyệt
đẹp, không có ai sánh kịp. Thập tự giá là một hình cụ nhục nhã, gớm ghê, song
khi Chúa Giê-Xu chết trên đó, Ngài đã biến nó thành một biểu tượng vinh hiển mà
chúng ta đã thấy trên các cơ quan từ thiện như bệnh viện hội Hồng thập tự. Thập
tự giá đau thương mà Chúa đã chịu trở thành nguồn phước cho tội nhân. Dầu Chúa
chết giữa hai tên trộm cướp, song sự chết của Ngài cũng như sự giáng sinh của
Ngài có nhiều phép lạ cặp theo. Các phép lạ đó là các chứng nhân nói lên Giê-xu
là Con Ðức Chúa Trời, bình đẳng với Ðức Chúa Trời. Có 3 phép lạ kể ra sau
đây:
I.
Sự tối tăm bao phủ cả xứ (Ma-thi-ơ 27:45).
Sau khi Chúa Giê-xu bị đóng đinh
trên thập tự giá 3 tiếng đồng hồ, thì cả xứ đều tối tăm suốt 3 tiếng nữa, tức là
từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Hiện tượng nầy không phải là nhật thực vì nhật
thực chỉ kéo dài 7 phút thôi. Hơn nữa, Chúa chịu đóng đinh nhằm ngày lễ Vượt Qua
và lễ ấy cử hành lúc trăng tròn, nên không thể nào trong một ngày trăng tròn lại
có nhật thực được. Ðang giữa trưa của một ngày mùa hạ, mặt trời chiếu sáng,
thình lình sự tối tăm bao trùm che khuất mặt trời. Ðó là việc chỉ một mình Ðức
Chúa Trời làm được.
Khi Chúa Giê-xu thi hành chức vụ,
người Do thái cứ đòi Ngài cho họ xem một dấu lạ từ trời, để họ tin Ngài là Ðấng
Mê-si của họ và là Cứu Chúa của thế gian (Ma-thi-ơ 16:1; Lu-ca 11:16). Bây giờ,
trên thập tự giá, Ngài cho họ xem một dấu lạ từ trời: Sự tối
tăm.
Trước thảm kịch Con Ðức Chúa Trời
chịu chết vì tội nhân, muôn vật mặc một màu tang, trong im lặng u buồn. Trước
thảm kịch đó, muôn vật cuối đầu che mặt lại không mặt nào dám nhìn. Trong dòng
lịch sử nhân loại từ đầu chí cuối, không có sự chết của ai đáng ghi nhớ và được
cảm động bằng sự chết của Chúa Giê-xu. Bức màn đen đã phủ trên đồi Gô-gô-tha và
cả xứ Do thái để biểu hiện tội lỗi và tình trạng tuyệt vọng của nhân loại. Thiết
tưởng 3 tiếng đồng hồ đó là thời gian thê lương, ảm đạm nhất xưa nay. Dân Do
thái và chính quyền La-mã đã làm một việc mà kết quả của nó là trời đất tối tăm
và muôn vật âu sầu. Song đâu phải chỉ có dân Do thái và chính quyền La-mã đóng
đinh Chúa Giê-xu, mà toàn thể nhân loại đã đóng đinh Ngài. Nếu chúng ta không
phạm tội, nếu không vì yêu chúng ta, đâu có cảnh Chúa Giê-xu chết trên thập tự
giá. Ðó vừa là một thảm kịch, vừa là một phép lạ chứng minh Chúa Giê-xu là Con
Ðức Chúa Trời.
II.
Bức màn trong đền thờ bị xé làm hai (Ma-thi-ơ
27:50-51).
Trong đền tạm tại đồng vắng cũng như
trong đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, thì giữa nơi thánh và nơi chí thánh có một bức
màn từ trên phủ xuống, phân rẽ hai nơi. Không ai được phép vào nơi chí thánh,
chỉ thầy tế lễ mỗi năm được vào đó một lần với chậu huyết trong tay để làm lễ
chuộc tội, rồi trở ra (Xuất 26:31-35; 30-10; Hê-bơ-rơ 9:1-27). Vì nơi chí thánh
là Ngôi của Ðức Chúa Trời.
Dân sự chỉ được đến hành lang, thầy
tế lễ chỉ được đến nơi thánh. Song không ai được phép để vượt qua bức màn để vào
nơi chí thánh, trước sự hiện diện của Ðức Chúa Trời. Nếu ai làm vậy sẽ ngã chết
lập tức. Trường hợp đó cũng như ngày nay có những chỗ mà chúng ta thấy tấm bảng
với hai chữ cấm vào.
Trải qua các đời, nhân loại biết có
Ðức Chúa Trời, song Ngài ở xa quá. "Vãn hỏi kêu chẳng thấu trời". Nhưng thật ra
Ngài không ở xa chỉ vì tội lỗi của chúng ta đã làm xa cách chúng ta với Ngài và
che khuất mặt Ngài khỏi chúng ta (Ê-sai 59:1-2). Dân Y-sơ-ra-ên khao khát đến
gần Ngài nhưng không thể nào đến được, vì không ai có thể cất bức màn ấy
đi.
Mãi đến khi Chúa Giê-xu chết trên
thập tự giá, lúc Ngài kêu lên một tiếng lớn "Mọi sự đã trọn" (Giăng
19:30 ), rồi trút linh hồn thì
bức màn trong đền thờ tức thì bị xé làm hai, từ trên chí dưới. Ðây là chính tay
Ðức Chúa Trời đặt vào nên bức màn mới bị xé từ trên chí dưới.
Khi xé bức màn đó, Ðức Chúa Trời
công khai tuyên bố với toàn thể nhân loại là sự cứu chuộc đã hoàn thành, con
đường vào nơi chí thánh đã mở toang, tội nhân được tự do trực tiếp đến gần Ngài,
nhờ sự chết chuộc tội của Chúa Giê-xu trên thập tự giá. Kể từ đó tấm bảng "cấm
vào" bị cất đi và thay vào đó tấm bảng "mời vào" (Hê-bơ-rơ 10:19 -22). Vì vậy, chính Chúa
Giê-xu đã phán trước "Ta là đường đi, ... chẳng bởi ta, không ai được đến cùng
Cha" (Giăng 14:6).
Bức màn bị xé là một phép lạ lớn lao
chứng minh sự chết của Chúa Giê-xu có hiệu lực mở một con đường từ hành lang vào
nơi chí thánh tức là từ đất lên trời. Ngài thật là Con Ðức Chúa Trời, Cứu Chúa
của nhân loại.
III.
Ðất rúng động và mồ mã mở ra (Ma-thi-ơ 27:51-54).
1. Ðất rúng
động: Ðây không phải là một
cơn động đất như thường có song nó chỉ xảy ra trong phạm vi đồi Gô-gô-tha để
chứng minh sự chết của Chúa Giê-xu là sự chết của Ðấng Cứu
Thế.
2. Mồ mả mở ra: Phần mộ của các người Do
Thái ở trong các vầng đá, nên khi đất rúng động thì làm các vầng đá bể ra, phần
mộ cũng đồng thời được mở và thi hài của các thánh đồ sống lại. Việc nầy cũng
chỉ xảy ra trong phạm vi đồi Gô-gô-tha, tương quan đến nghĩa trang gần đó. Các
thánh đồ không ra khỏi phần mộ cho đến khi Chúa Giê-xu sống lại vào ngày thứ ba.
Họ có hiện ra cho nhiều người tại Giê-ru-sa-lem cũng thấy. Họ không sống lại như
Chúa Giê-xu, song sống lại như La-xa-rơ. Việc đó nói lên sự chết của Chúa Giê-xu
có một quyền lực vô cùng mạnh mẽ đã phá tan sự chết, đem sự sống cho kẻ chết,
báo trước sự sống lại của tín đồ trong ngày tái lâm.
Một loạt phép lạ đã liên tiếp xảy ra
đánh mạnh vào mắt, vào tai, vào trí, vào lòng của người Do Thái ngoan cố, vô
tín, nói cho họ nghe, chỉ cho họ thấy, dạy cho họ biết Giê-xu không phải là con
người lộng ngôn, không phải là tay gian ác như họ đã vu khống mà là Ðức Chúa
Trời, Ðấng Cứu Thế có một không hai. Qua các phép lạ đó, thầy đội La-mã cũng
hoảng hốt kêu lên " Thật, người nầy là Con Ðức Chúa Trời". Cả dân chúng đã thấy
nông nỗi làm vậy đều đấm ngực mà trở về (Lu-ca 23:48 ).
Nếu Ðấng Christ là Con Ðức Chúa Trời
thì sự chết của Ngài là "Ðấng Christ đã theo kỳ hạn chịu chết vì kẻ có tội... là
Ðấng Christ vì chúng ta chịu chết" (Rô-ma 5:6-8) "Ngài là Ðấng đã yêu tôi, và đã
phó chính mình Ngài vì tôi" (Ga-la-ti 2:20 ). Chúa chết để đem chúng
ta ra khỏi nơi tội lỗi, tối tăm, tuyệt vọng đến nơi sáng lạ lùng. Chúa chết để
mở một con đường vào nơi chí thánh, đem chúng ta đến gần Ðức Chúa Trời, trước
ngôi thi ân, Chúa chết để phá tan quyền lực của tử thần, đem chúng ta qua sự
sống và sự sống đời đời.
"Nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà
với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể
rửa bằng nước trong mà đến gần Chúa" để tôn thờ, cảm tạ, ca ngợi và phục vụ
Ngài.
CÂU
HỎI
1.
Bằng cớ nào cho chúng ta biết sự chết của Chúa Giê-xu không phải là sự thất bại,
nhục nhã?
2.
Chúa Giê-xu chết có cặp theo các phép lạ nào?
3.
Mọi phép lạ đó có công dụng để chứng minh việc gì?
4.
Cả xứ đều tối tăm có ý nghĩa gì?
5.
Bức màn bị xé có ý nghĩa gì?
6.
Ðất rúng động, mồ mả mở ra có ý nghĩa gì?
7.
Trước các phép lạ đó, thầy đội La-mã đã nói gì?
8.
Trước các phép lạ đó, dân chúng đã làm gì?
9.
Bây giờ, trước các phép lạ đó chúng ta phải nói gì và làm
gì?
10.
Ðối với các bạn, Chúa Giê-xu là ai? Tại sao Ngài phải chịu
chết?