Sự Dựng Nên Các
Sinh Vật
|
Kinh
Thánh: Sáng
1:20-31.
Câu
gốc: "Ðức Chúa Trời dựng nên
loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ." Sáng
1:27.
Mục
đích: Dạy rằng Ðức Chúa Trời đã
dựng nên các sinh vật Ngài dựng nên loài người để thông công với
Ngài.
Kinh
Thánh đọc hằng ngày
Chủ
Nhật:
|
Ðức
Chúa Trời tạo ra sự sống.
|
Sáng 1:20-31
|
Thứ
Hai:
|
Vườn
Ê-đen.
|
Sáng 2:1- 17
|
Thứ
Ba:
|
Ðức
Chúa Trời dựng nên Ê-va.
|
Sáng 2:18-25
|
Thứ
Tư:
|
Ðịa
vị của loài người.
|
Thi 8:1-9
|
Thứ
Năm:
|
Loài người phải ca ngợi
Ðức Chúa Trời.
|
Thi 139:14-18
|
Thứ
Sáu:
|
Ðịa
vị của loài người trong Ðấng Christ.
|
Ê-phê-sô
1:15-23
|
Thứ
Bảy:
|
Thiên đàng của loài người
trong tương lai.
|
Khải
22:1-5
|
Trước khi học bài mới, chúng ta ôn
lại bài cũ. Tuần trước, chúng ta đã học về Ðức Chúa Trời dựng nên vũ trụ trong 4
ngày đầu. Hôm nay chúng ta sẽ học về Ðức Chúa Trời dựng nên vũ trụ trong hai
ngày kế tiếp rồi khi mọi việc xong xuôi, Ngài nghỉ vào ngày thứ
bảy.
Công việc Chúa thật lạ lùng, nên khi
nhìn xem, chúng ta phải rùng mình kinh sợ. Nếu công việc Chúa là như vậy, thì
chính mình Chúa là thế nào? Ôi, thật lạ lùng biết bao! Ngày được xưng là Ðấng lạ
lùng (Ê-sai 9:5).
I.
Ngày thứ năm (Sáng 1:20 -23)
Ngày này Chúa dựng nên loài chim và
loài cá.
Ðể chúng bay trên không, Chúa dựng
nên loài chim có bộ xương rỗng lại chứa đầy không khí ở trong như một chiếc bong
bóng được bơm hơi vào. Nhờ đó, loài chim bay nhảy một cách nhẹ nhàng, dễ
dàng.
Có rất nhiều loài chim lớn nhỏ khác
nhau, màu sắc khác nhau, hình dạng khác nhau, song hết thảy đều đẹp
đẽ.
Chúa cũng dựng nên loài cá, từ nhỏ
xíu cho đến loại khổng lồ như cá voi. Cá voi là loại cá lớn nhất mà người ta
được biết. Ðộng mạch chính của cá voi là một ống dẫn máu có thể chứa được một
người to lớn.
Chim và cá được lịnh phải sinh sản
thêm nhiều theo loại để làm thức ăn cho loài người.
II.
Ngày thứ sáu (Sáng 1:24 -31)
Công việc của ngày thứ sáu rất quan
trọng.
1. Chúa dựng nên súc vật, côn trùng
và thú rừng (câu 24, 25).
Trong 2 câu này có 5 lần lập lại
những chữ "tùy theo loại". Thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, côn
trùng tùy theo loại. Chúa thấy mọi vật đó đều tốt lành, vì đem lại lợi ích cho
loài người.
2. Chúa dựng nên loài người
(câu
26, 27).
Sau khi mọi vật đã dựng nên xong
xuôi, Chúa bắt đầu dựng nên loài người, để họ vui hưởng công việc của Ngài. Cách
Chúa dựng nên loài người khác hơn cách Ngài dựng nên muôn
vật.
Ðể dựng nên muôn vật, Chúa chỉ dùng
lời Ngài, song để dựng nên loài người, Ba Ngôi Ðức Chúa Trời đã họp hội nghị và
long trọng tuyên bố "Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng
ta... Giê-hô-va Ðức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sinh khí
vào lỗ mũi, thì người trở nên một loài sinh linh".
Loài người được dựng nên hình Ðức
Chúa Trời, không chỉ về thân thể, vì Chúa là Ðấng vô hình, Song chỉ về tâm linh
giống như Chúa trong sự thánh khiết và công nghĩa (Ê-phê-sô 4:24; Cô-lô-se
3:10). Nhờ được Chúa hà hơi vào lỗ mũi mà loài người hưởng được sự sống của
Ngài. Trong sự sống đó, loài người có trí tuệ, ý chí lương tâm là những khả năng
phân biệt thiên ác và lựa chọn con đường cho mình. Vì vậy loài người là tuyệt
điểm và vương miện trong công trình sáng tạo của Ðức Chúa
Trời.
a. Loài người được dựng nên để thông
công với Ðức Chúa Trời. Dầu Chúa đã dựng nên vô số loài chim bay trên trời, loài
cá lội dưới nước, loài thú đi trên đất, song không có loài nào được thông công
với Ngài, vì chúng không có sự sống của Ngài, duy chỉ có loài người có sự sống
ấy mà thôi.
Có một người buồn lắm bèn bỏ nhà vào
rừng mà ở. Tại đó, anh gặp một gấu con, liền đem nó vào ở với anh trong một chòi
tranh. Người và gấu làm bạn với nhau lâu ngày thương yêu nhau. Trưa hôm nọ anh
nằm ngủ, con gấu nằm ở bên cạnh anh. Gấu thấy một con ruồi đậu trên mặt anh, nó
đuổi đi, con ruồi bay đi rồi trở lại đậu trên mặt anh nữa, và cứ như vậy nhiều
lần. Giận quá, gấu bèn lấy một hòn đá to ném con ruồi, ôi thôi! Con ruồi không
chết, mà mặt và đầu anh ta không còn. Ðó là không biết làm bạn. Con người và con
vật không thể thông công với nhau, và con vật không có tri thức như con
người.
b. Loài người được dựng nên để quản
trị muôn vật trên khắp đất (26b và 27b). Câu nầy lập lại hai lần để nhấn mạnh
tầm quan trọng của nó. Loài người dầu có thân hình nhỏ hơn con vật, song loài
người có thể quản trị con trâu, con voi, kể cả thú dữ như cọp, beo, sư tử vv...
Muôn vật được dựng nên để phục vụ loài người. Mặt trời cung cấp ánh sáng và sức
nóng cho loài người, loài vật và cây cối để mọi loài vui sống. Ðất đai sanh hoa
cỏ, ngũ cốc làm thức ăn cho loài người và loài vật. Sông ngòi cung cấp cho loài
người phương tiện di chuyển, nước uống, tưới cây. Rừng rậm núi non, biển cả cung
ứng cho loài người nguyên liệu quí giá, làm nên những thức ăn và vật dụng cần
thiết.
Con người được như vậy là vì Ðức
Chúa Trời dựng nên loài người có thân thể, linh hồn và tinh thần, mà không hề
một loài vật nào có được. Thế mà khi loài người sa ngã, đã tự sỉ nhục, cúi đầu
thờ lạy mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, núi non, sông, biển, điểu thú, côn trùng,
gỗ, đá, bạc vàng (Thi 106:20; Ê-xê-chi-ên 8:10, 11; Rô-ma 1:23; Công
17:29)
c. Loài người được dựng nên để sanh
sản thêm nhiều (câu 28). Ðể đạt mục đích đó Ðức Chúa Trời đã dựng nên người nam,
rồi lấy một xương sườn của người nam mà dựng nên người nữ. Và Chúa phán rằng
"Người nam ở một mình thì không tốt, ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó".
Dầu xung quanh A-đam có vô số loài vật, thì ông không tìm được ai giúp đở mình,
mà phải có Ê-va.
Hôn nhân đó Ðức Chúa Trời thiết lập.
Tình yêu của vợ chồng là tình yêu thánh khiết đến nỗi Chúa đã mượn tình yêu đó
để sánh với tình yêu của Ngài đối với dân Y-sơ-ra-ên đời xưa và Hội thánh ngày
nay. Không có ai giúp đỡ và an ủi nhau bằng vợ chồng. A-đam có cả một cơ nghiệp
của Chúa cho, song không thể thiếu Ê-va (Châm 18:22 ; 19:14 ).
Vậy ai dám cho hôn nhân là bất
khiết? "Mọi người phải kính trọng sự hôn nhân" (Hê-bơ-rơ 13:4). Cấm cưới gả và
bảo kiêng các thức ăn là giáo lý của ma quỉ (ITim 4:1-5)
Bài học cho chúng ta là gì?
Cám ơn Chúa Ngài không
dựng nên chúng ta như một bộ máy hay như một con vật. Nếu vậy chúng ta hoàn toàn
nô lệ không có giá trị, cũng không có trách nhiệm. Song Ngài đã dựng nên chúng
ta giống như Ngài để thông công cùng Ngài. Dầu khi chúng ta phạm tội làm mất sự
thông công với Chúa, Ngài đã tái lập mối thông công đó bằng sự chết của con Ngài
trên thập tự giá để đem chúng ta về với Ngài. Vì thế Chúa Giê-xu đã tự xưng là
con đường duy nhất từ đất lên trời (Giăng 14:6).
Chúa đã dựng nên chúng
ta cao quý, vinh hiển như vậy để quản trị muôn vật chớ không phải để thờ lạy
chúng. Vì vậy Chúa cấm quì lạy trước các hình tượng, vô luận là hình tượng nào,
cũng không được thờ phượng bất cứ ai ngoài ra chính mình Ngài. (Xuất 20:3-5). Vì
vậy ba thanh niên Hê-bơ-rơ thà bị quăng vào lò lửa chớ không chịu thờ hình
tượng, Ða-ni-ên thà bị quăng vào hang sư tử chớ không chịu bỏ sự cầu nguyện với
Chúa. "Ngươi phải thờ phượng Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một
mình Ngài mà thôi" (Ma-thi-ơ 4:10).
Hôn nhân nằm trong
chương trình của Chúa đối với loài người. Ngoại trừ một đôi trường hợp đặc biệt
mà có người ở độc thân, kỳ dư nam nữ có gia đình là tốt. Vì nhờ có gia đình mà
khả năng thiên phú của họ được phát triển, tức là khả năng làm chồng, làm cha,
làm vợ, làm mẹ. Trên hết mọi sự, vợ chồng là bạn trăm năm để giúp đỡ lẫn nhau
trong cuộc sống hằng ngày. Vì Chúa không muốn cho ai cô
độc.
Chúa dựng nên muôn vật
và loài người với mục đích bày tỏ quyền năng, yêu thương của Ngài. Loài người
cao quí hơn hết, có trách nhiệm phải tôn vinh Ngài trong nếp sống hằng ngày của
chúng ta. Muốn vậy, chúng ta phải giữ luôn mối thông công mật thiết với
Chúa.
Câu hỏi
1. Ngày thứ năm, Chúa dựng nên loài nào?
2.
Tại sao con chim bay được dễ dàng?
3.
Ngày thứ sáu Chúa dựng nên các loài nào?
4.
Tại sao chúng ta biết loài thú không thể tiến hóa từ loài nầy sang loài
khác?
5.
Cách Chúa dựng nên loài người với loài vật khác nhau thế
nào?
6.
Những điểm khác nhau của loài người và loài vật là gì?
7.
Chúa dựng nên loài người với ba mục đích gì?
8.
Tại sao loài người được thông công với Chúa, mà loài vật thì không
được?
9.
Tại sao chúng ta không nên thờ muôn vật?
10.
Tại sao hôn nhân không phải là bất khiết?