Những Cơn Bắt Bớ

Sử Ký Hội Thánh 3
Những Cơn Bắt Bớ
Néron.-- Năm 64 S.C., tại kinh thành La-mã có xảy ra một nạn cháy lớn. Nhân dân nghi ngờ hoàng đế Néronđã gây nên nạn đó. Ðể tránh cho người ta khỏi nghi ngờ mình, hắn bèn tố cáo tín đồ Ðấng Christ là thủ phạm và ra lịnh trừng phạt họ. Hàng bao nhiêu ngàn tín đồ, trong số đó có Phao-lô và có lẽ cả Phi-e-rơ, đã bị giết bằng những cách tàn bạo hơn hết. Tacite chép rằng: "Vậy, để chấm dứt lời đồn đại, Néron bèn đổ tội cho những người khả ố vì có thói tục đáng hổ thẹn, mà thường dân gọi là tín đồ Ðấng Christ. Néron trừng phạt họ bằng những cực hình tinh tế. Ðấng Christ, Giáo chủ của những người đó, đã bị quan Thống đốc Bôn-xơ-Phi-lát gia hình, dưới đời trị vì của hoàng đế Tibère. Sự mê tín chí tử đó đã bị đàn áp một thời gian, song lại bộc phát, chẳng những ở xứ Giu-đê, là nơi phát xuất tệ đoan đó, song cả ở thành phố (La-mã) nữa. Từ bốn phía, mọi sự gớm ghiếc hoặc nhơ nhuốc vẫn cùng nhau tràn vào thành phố (La-mã) đó và thạnh hành."
Domitien (96 S.C.).-- Domitien phát động sự bắt bớ tín đồ Ðấng Christ và tố cáo họ là vô thần, có lẽ vì họ không chịu thờ lạy hoàng đế. Cơn bắt bớ nầy ngắn ngủi nhưng dữ dội cực điểm. Hàng bao nhiêu ngàn tín đồ bị giết ở kinh thành La-mã và xứ Ý-đại-lợi, trong số đó có FlaviusClemens, là em họ của hoàng đế; còn vợ của Clémens, là Flavia Domitilla, thì bị lưu đày. Sứ đồ Giăng bị đày ra đảo Bát-mô.
Trajan (98-117 S.C.).-- Ông là một hoàng đế tốt nhứt, nhưng cảm thấy mình phải duy trì luật pháp của đế quốc; đạo Ðấng Christ bị coi là một tôn giáo bất hợp pháp, vì tín đồ Ðấng Christ không chịu dâng tế lễ cho các thần La-mã, hoặc dự vào cuộc thờ lạy hoàng đế. Hội Thánh bị coi là một hội kín bị cấm. Tín đồ Ðấng Christ không bị ruồng bắt, nhưng khi có ai tố cáo, thì bị trừng phạt. Trong số những người tuận đạo dưới đời trị vì của Trajan, có Si-mê-ôn, em trai Ðức Chúa Jêsus. Giám mục thành Giê-ru-sa-lem, bị đóng đinh vào thập tự giá năm 107 S.C.. vàIgnace II, Giám mục thành An-ti-ốt, bị giải về kinh thành La-mã và bị quăng cho thú dữ cắn xé năm 110 S.C.. Hoàng đế cử Pline tới miền Tiểu-Á-tế- á, là nơi tín đồ Ðấng Christ đông đúc quá đến nỗi các miễu thờ tà thần hầu như bị bỏ vắng. Pline đem ra hình phạt những ai không chịu rủa sả Ðấng Christ và dâng tế lễ cho tượng ảnh của hoàng đế. Pline gởi phúc trình tới hoàng đế Trajan như sau: "Họ quả quyết rằng tất cả trọng tội hoặc sự sai lạc của mình là: Họ quen nhóm họp vào một ngày nhất định trước khi trời sáng, thay phiên nhau hát thánh ca ngợi khen Ðấng Christ như một Vị Thần, rồi họ tuyên thệ không bao giờ phạm tội ác, trộm cắp, hoặc tà dâm, không bao giờ bội lời hứa, không bao giờ bội tín, dầu bị bắt buộc. Sau những hành động ấy, họ chia tay, rồi lại tụ họp để ăn uống thanh đạm."
Hadrien (117-138) bắt bớ tín đồ Ðấng Christ, nhưng có chừng mực. Télesphore, Mục sư chi hội La-mã, và nhiều người khác đã tuận đạo. Tuy nhiên, dưới đời trị vì nầy, đạo Ðấng Christ tấn bộ rõ rệt về số giáo hữu, tiền của, học vấn, và ảnh hưởng xã hội.
Antonin le Pieux (138-161).-- Hoàng đế nầy hơi ủng hộ tín đồ Ðấng Christ, nhưng cảm thấy mình phải duy trì luật pháp; vậy, nhiều người đã tuận đạo, trong số ấy có Polycarpe.
Marc-Aurèle (161-180).-- Cũng như Hadrien, ông coi sự duy trì quốc giáo là một nhu cầu chính trị; nhưng khác với Hadrien, ông đã khuyến khích sự bắt bớ tín đồ Ðấng Christ. Cơn bắt bớ nầy tàn bạo, dã man, và kịch liệt nhứt kể từ thời Néron. Bao nhiêu ngàn người bị chém đầu, hoặc bị quăng cho thú dữ cắn xé, trong số ấy có Justin Martyr. Cơn bắt bớ rất hung dữ ở miền Nam xứ Gaule. Người tuận đạo đã chịu gia hình mà không nao núng, đến nỗi ta hầu như không thể tin là có như vậy. Một người nữ tôi mọi, tên là Blandine, chịu gia hình từ sáng đến đêm, nhưng chỉ nói rằng: "Tôi là tín đồ Ðấng Christ; giữa vòng chúng tôi, không có làm một điều chi phi pháp."
Septime-Sévère (193-211).-- Cơn bắt bớ nầy rất ác liệt, nhưng không phải là toàn thể. Ai-cập và Bắc-phi chịu bắt bớ nặng nề nhứt. Tại thành A-léc-xăn-đơ-ri, "hằng ngày có nhiều thánh tuận đạo bị thiêu đốt, đóng đinh vào thập tự giá, hoặc chặt đầu," trong số ấy có Léonidas, cha của Origène. Tại thành Carthage, bà Perpétue, một bậc quí tộc, và người nữ tôi mọi trung tín, là Félicité, đã bị thú dữ xâu xé.
Maximien (235-238).-- Dưới đời trị vì của ông nầy, nhiều thủ lãnh quan trọng trong đạo Ðấng Christ đã bị giết chết. Origène thoát nạn vì ẩn trốn.
Decius (249-251) cương quyết tiêu diệt đạo Ðấng Christ. Cơn bắt bớ nầy lan rộng khắp đế quốc; hắn làm cho vô số tín đồ bỏ mạng vì những gia hình tàn ác hơn hết tại La-mã, Bắc phi, Ai-cập, Tiểu-Á-tế-á. Cyprien nói rằng: "Cả thế giới bị tàn phá."
Valérien (252-260).-- Tàn ác hơn Decius; hắn nhắm mục đích hoàn toàn tiêu diệt đạo Ðấng Christ. Nhiều thủ lãnh bị xử tử, trong số đó có Cyprien, Giám mục thành Carthage.
Dioclétien (238-305).-- Ðây là cơn bắt bớ cuối cùng của đế quốc La-mã, và cũng ác liệt hơn hết. Cơn bắt bớ nầy lan rộng khắp đế quốc. Suốt 10 năm, các tín đồ bị săn bắt trong hang đá và trong rừng rậm; họ bị thiêu đốt; bị quăng cho thú dữ, bị xử tử bằng đủ cách gia hình mà kẻ tàn bạo có thể nghĩ ra. Ðây là một sự cố gắng quyết liệt và có phương pháp để loại trừ Danh Ðấng Christ.

Các Hầm Mộ Ở Kinh Thành La Mã
Ðây là những hành lang lớn ở dưới mặt đất, thường rộng từ 2 thước rưỡi đến 3 thước rưỡi, và cao từ 1 thước 30 đến 2 thước. Ðương thời các hoàng đế bắt bớ đạo Ðấng Christ, tín đồ dùng những hầm mộ nầy làm nơi ẩn tránh, thờ phượng và an táng người chết. Người ta tính phỏng có từ 2 triệu đến 7 triệu phần mộ của tín đồ. Ðã tìm thấy hơn 4 ngàn bi văn thuộc về thời gian giữa Tibère và Constantin.

Những Người Vô Tín Ðương Thời
Hội Thánh Ðầu Tiên
Celse (180 S.C.), là văn sĩ nổi tiếng nhứt đương thời Hội Thánh đầu tiên, chống lại đạo Ðấng Christ. Ta có thể tìm thấy trong các tác phẩm của ông tất cả luận điệu người ta đưa ra từ đó đến nay để chống lại đạo Ðấng Christ. Nhiều ý tưởng mà ngày nay người ta khoe khoang là "kim thời," thì thật ra đã có từ đời CelsePorphyre (233-300 S.C.) cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ chống lại đạo Ðấng Christ.


Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.