Các Giáo Phụ Hội Thánh

Sử Ký Hội Thánh 4
Các Giáo Phụ Hội Thánh
Polycarpe (69-156).-- Môn đệ của Sứ đồ Giăng, làm Giám mục thành Si-miệc-nơ. Ðương cơn bắt bớ do hoàng đế gây nên, ông bị bắt và giải đến trước mặt quan Thống đốc. Họ bảo ông rủa sả Ðấng Christ, thì sẽ được tự do, nhưng ông đáp: "Tôi hầu việc Ðấng Christ 86 năm nay, và Ngài chỉ ban ơn cho tôi, chớ không hề giáng họa. Ngài là Chúa và Cứu Chúa của tôi, thì tôi rủa sả Ngài sao được?" Ông bị thiêu sống.
Ignace (67-110 S.C.).-- Môn đệ của Giăng, Giám mục thành An-ti-ốt. Khi ghé thăm thành An-ti-ốt, hoàng đếTrajan truyền lịnh bắt Ignace. Chính hoàng đế ngồi làm chánh án, và tuyên án quăng ông cho thú dữ cắn xé tại thành La-mã. Trên đường đi La-mã, ông viết một thơ cho tín đồ La-mã và xin họ chớ thử xin cho ông được ân xá, vì ông rất mong mỏi được vinh dự chết vì Chúa. Ông nói: "Nguyện bầy thú dữ hung hăng xông vào tôi! Nếu chúng không chịu xông vào, tôi sẽ bắt buộc chúng. Hỡi bầy thú dữ, hãy đến! Hỡi sự cắn rứt, xâu xé, nhai xương và cào cấu chơn tay, hãy đến! Hỡi những khổ hình tàn bạo của ma quỉ, hãy đến! Duy hãy để cho ta tới nơi Ðấng Christ!" Ông rất vui mừng mà tuận đạo!
Papias (khoảng 70-155 S.C.).-- Một môn đệ khác của Giăng, làm Giám mục thành Hiérapolis, cách thành Ê-phê-sô chừng 100 dặm về phía Ðông. Có lẽ ông quen biết Phi-líp, vì theo truyền thoại, thì Phi-líp qua đời tại thànhHiérapolis. Ông viết một sách, nhan đề là: "Giải thích các bài giảng của Chúa," trong đó ông nói rằng ông nhứt định đòi các trưởng lão cho bằng được chính những lời phán của Ðức Chúa Jêsus. Ông tuận đạo tại thành Bẹt-găm, gần cùng một lúc với PolycarpePolycarpeIgnace và Papias là cái vòng xích nối liền thời đại các Sứ đồ với các thời đại sau.
Justin Martyr (100-167 S.C.).-- Sanh tại Néapolis, tức là thành Si-chem thời xưa, vào khoảng Sứ đồ Giăng qua đời. Ông đã học triết lý. Lúc trẻ tuổi, ông thấy nhiều tín đồ Ðấng Christ chịu bắt bớ. Ông trở lại tin theo Chúa, mặc áo triết gia mà du hành, tìm cách dẫn dắt người ta đến cùng Ðấng Christ. Ông viết một bản: "Binh vực đạo Ðấng Christ," gởi cho hoàng đế. Ông là một trong những người có tài nhứt trong thời đại mình. Ông tuận đạo tại La-mã. Luận về sự bành trướng của đạo Ðấng Christ, ông nói rằng đương thời mình, "chẳng có nhân chủng nào mà tại đó không có lời cầu nguyện dâng lên nhơn Danh Ðức Chúa Jêsus."
Ðây, Justin Martyr mô tả cuộc thờ phượng của tín đồ Ðấng Christ trong Hội Thánh đầu tiên: "Ðến Chúa nhật, mọi người ở đô thị và làng mạc nhóm họp; đọc một đoạn trong sách 'Bút ký của các Sứ đồ' và trong các sách Tiên tri tùy theo thì giờ nhiều, ít. Ðọc xong, ông chủ tọa giảng một bài, khuyên hãy bắt chước những điều cao thượng ấy. Sau đó, chúng tôi đều đứng dậy và hiệp ý cầu nguyện. Cầu nguyện xong, theo như đã mô tả ở trên, ông chủ tọa cầm bánh và chén mà tạ ơn Chúa tùy theo khả năng của mình, và hội chúng đáp: 'A-men!' Bấy giờ bánh và chén đã biệt ra thánh bèn được phân phát cho mỗi người cùng dự phần; người nào vắng mặt, thì các chấp sự đem đến tận nhà cho họ. Bấy giờ người giàu có và người hằng tâm dâng tiền cho công việc Chúa tùy theo lòng mình muốn. Số tiền dâng nầy giao cho ông chủ tọa, và ông đem phân phát cho trẻ mồ côi, bà góa, người bị cầm tù, khách lạ và mọi người thiếu thốn."
Irénée (130-200 S.C.).-- Ðược trưởng dưởng tại thành Si-miệc-nơ. Môn đệ của Polycarpe và Papias. Du hành rất nhiều. Làm Giám mục thành Lyon, xứ Gaule (Pháp). Ông nổi tiếng nhứt vì viết sách chống phe Duy-tri. Tuận đạo. Ðây là hồi ký của ông về Polycarpe: "Tôi nhớ rõ chỗ Thánh Polycarpe ngồi giảng dạy. Tôi nhớ những bài ông giảng cho dân chúng và những lời ông diễn tả mối liên quan của mình với sứ đồ Giăng và mấy người khác đã từng ở với Chúa. Tôi nhớ rõ ông đọc thuộc lòng những lời phán của Ðấng Christ và thuật lại các phép lạ Ngài đã làm. Tôi nhớ rõ ông nói thể nào mình đã nhận lãnh đạo lý nơi những người mắt thấy tai nghe Lời Sự Sống, và đồng ý với Kinh Thánh về mọi phương diện."
Origène (185-224).-- Người có học thức nhứt trong Hội Thánh đầu tiên. Ông du hành rất nhiều, trứ tác rất nhiều sách, và có khi dùng tới 20 viên ký lục. Trong các tác phẩm của ông có trưng dẫn hai phần ba Tân Ước. Ông ở thành A-léc-xăn-đơ-ri, nơi cha của ông, là Léonidas, đã tuận đạo. Về sau ông ở xứ Pa-lét-tin, tại đây ông chết vì bị cầm tù và khảo đả dưới đời trị vì của Decius.
Tertullien (160-220) ở thành Carthage, có biệt danh là "cha của Hội Thánh La-tinh." Ông là một luật sư La-mã và vốn thờ tà thần. Sau khi trở lại tin Chúa, ông nổi danh vì binh vực đạo Ðấng Christ.
Eusèbe (264-340), "cha của sử ký Hội Thánh," làm Giám mục thành Sê-sa-rê khi Constantin trở lại tin Chúa. Ông có ảnh hưởng lớn trên Constantin và viết một quyển "Sử ký Hội Thánh" từ Ðấng Christ cho đến Giáo hội nghịNicée.
Jean Chrysostome (347-406), "người có môi miệng vàng ngọc," một nhà diễn thuyết vô song; nhà truyền đạo trứ danh nhứt đương thời mình, và chuyên giảng nghĩa Kinh Thánh. Sanh tại An-ti-ốt; làm giáo trưởng (Patriarche) tại Constantinople; giảng cho vô vàn người trong nhà thờ Nữ Thánh Sophie. Ông là một nhà cải cách, không được đẹp lòng vua, nên bị lưu đày và chết tha hương.
Jérôme (340-420), "người học thức uyên bác nhứt trong số các Giáo phụ Hội Thánh La-tinh." Ðược giáo dục tại thành La-mã, sống lâu năm tại Bết-lê-hem; dịch Kinh Thánh ra tiếng La-tinh, gọi là bản "Vulgate," hiện nay còn là bản Kinh Thánh được Giáo hội Công giáo La-mã thừa nhận.
Augustin (354-430), Giám mục thành Hippo (Bắc Phi). Nhà thần học trứ danh của Hội Thánh đầu tiên. Hơn bất cứ người nào khác, ông đã nắn đúc các giáo lý của Hội Thánh thời Trung cổ. Lúc thanh niên, ông là một sanh viên xuất sắc, nhưng phóng đãng. Ông trở nên tín đồ Ðấng Christ do ảnh hưởng của mẹ là Monique, của Ambroise ở thành Milan, và của các thơ tín Phao-lô.

Tác Phẩm Của Các Giáo Phụ Kế Tiếp Các Sứ Ðồ
Thơ tín của Ba-na-ba (giữa 70 và 120 S.C.). Thơ tín của Clément ở thành La-mã gởi cho Hội Thánh Cô-rinh-tô (95 S.C.). Bảy bức thơ của Ignace (110). Thơ tín của Polycarpe gởi cho Hội Thánh Phi-líp (110). Sự dạy dỗ của 12 Sứ đồ (giữa 70 và 165). Người chăn chiên của Hẹt-ma (giữa 100 và 140), là bản "Thiên lộ Lịch trình" của Hội Thánh đầu tiên. Các Tàn bản của PapiasQuyển "Diatesseron" của Tatien, tức là bản dung hợp 4 sách Tin Lành (150). Còn nhiều tác phẩm khác. Những tác phẩm nầy rất đáng chú ý vì gần thời đại các Sứ đồ.


Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.