Sử Ký Hội Thánh


Kinh Thánh chứa truyện tích Ðấng Christ, Hội Thánh tồn tại để thuật lại truyện tích Ðấng Christ
Sử ký Hội Thánh là phần tiếp tục Sử ký Kinh Thánh


Ðể bày tỏ mối liên quan của chúng ta với truyện tích Kinh Thánh, và vì tin rằng tín đồ Ðấng Christ ít ra cũng phải thông thạo những thực sự căn bản của Sử ký Hội Thánh, nên đây, chúng tôi xin trình bày sơ lược các đặc điểm, biến cố và nhân vật chánh yếu trong Sử ký Hội Thánh. Nếu không nhờ ánh sáng của Sử ký, thì không thể nào hiểu tình hình hiện tại của đạo Ðấng Christ. Số người không biết Sử ký Hội Thánh còn nhiều hơn số người không biết Kinh Thánh. Một bổn phận chánh yếu của các vị Mục sư, Truyền đạo là phải dạy cho giáo hữu biết các thực sự của Sử ký Hội Thánh.
Sử ký thế giới thường được chia làm ba thời kỳ:
Thượng Cổ : Ai-cập, A-si-ri, Ba-by-lôn, Ba-tư, Hy-lạp, La-mã.
Trung Cổ    : Từ lúc đế quốc La-mã suy vong tới lúc tìm ra Mỹ châu.
Hiện Kim     : Từ thế kỷ thứ 15 tới ngày nay.
Sử ký Hội Thánh thường được chia làm ba thời kỳ:
Thời kỳ đế quốc La-mã: Thời kỳ của các cơn bắt bớ, các Thánh tuận đạo, các Giáo phụ Hội Thánh, các cuộc tranh luận, và Cơ đốc hóa đế quốc La-mã.
Thời kỳ Trung cổ: Thời kỳ của chế độ Giáo hoàng phát triển và cầm quyền, Giáo hội Pháp đình, chế độ tu viện, Hồi giáo và Thập tự quân viễn chinh.
Thời kỳ hiện kim: Thời kỳ của cuộc Cải chánh Tin Lành, Hội Thánh Tin Lành phát triển mạnh mẽ, Kinh Thánh mở ra và được lưu hành rộng rãi, các chánh phủ càng ngày càng được tự do, thoát khỏi sự kiểm soát của Giáo hội và phẩm chức Giáo hội, các Hội Truyền giáo khắp thế gian, cuộc cải cách xã hội, và tình bác ái gia tăng.
Các biến cố trọng đại của kỷ nguyên đạo Ðấng Christ là:
1.-- Cơ đốc hóa đế quốc La-mã.
2.-- Cuộc xâm lăng của các dân dã man, hòa trộn hai nền văn minh La-mã và Ðức.
3.-- Cuộc tranh đấu chống Hồi giáo.
4.-- Chế độ Giáo hoàng dấy lên và cầm quyền.
5.-- Cuộc Cải chánh Tin Lành.
6.-- Phong trào truyền giáo khắp thế giới hiện nay.

Ba nhánh lớn của đạo Ðấng Christ là:
Tin Lành, thạnh nhứt ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Thiên Chúa Giáo La Mã, thạnh nhứt ở Nam Âu và Nam Mỹ.
Thiên Chúa Giáo Hy Lạp, thạnh nhứt ở Ðông Âu và Ðông Nam Âu.
Tình trạng trên đây là kết quả do hai cuộc phân chia lớn của Hội Thánh: Một cuộc phân chia xảy ra nhằm thế kỷ thứ 9, khi Ðông phương tách khỏi Tây phương vì Giáo hoàng cố quyết rằng mình là Chúa của cả Hội Thánh. Còn cuộc phân chia thứ hai xảy ra nhằm thế kỷ thứ 16, vì cùng một lý do, dưới sự lãnh đạo của Martin Luther, là bậc đệ nhất vĩ nhân của lịch sử hiện kim.
Harnack nói rằng: "Giáo hội Hy-lạp là đạo Ðấng Christ nguyên thủy pha trộn với ngẫu tượng giáo (Paganisme) của Hy-lạp và của Ðông phương, Giáo hội La-mã là đạo Ðấng Christ nguyên thủy pha trộn với ngẫu tượng giáo của Hy-lạp và của La-mã." Hội Thánh Tin-Lành là công cuộc cố gắng khôi phục đạo Ðấng Christ nguyên thủy, cho thoát khỏi mọi hình thức ngẫu tượng giáo.

Ðế Quốc La Mã
Hội Thánh được thành lập trong đế quốc La-mã
Ðế quốc La-mã thành lập............................................ 753 T.C.                               
Bắt phục Ý-đại-lợi............................................... 343-272 T.C.
Bắt phục xứ Carthage.......................................... 264-146 T.C.
Bắt phục Hy-lạp và Tiểu-Á-tế-á............................. 215-146 T.C.
Bắt phục Tây-ban-nha, xứ Gaule, nước Anh và dân Teutons 133-31 T.C.

46 T.C. đến 180 S.C.-- Tuyệt điểm vinh quang của đế quốc La-mã. Bờ cõi chạy từ Ðại tây dương đến sông Ơ-phơ-rát, và từ Bắc hải đến sa mạc Phi-châu. Dân số chừng 120 triệu.

12 Vị Sê Sa (Hoàng Ðế)
Jules César (46-44 T.C.). Chúa tể của thế giới La-mã.
Auguste (31 T.C.- 14 S.C.). Ðấng Christ giáng sanh đương thời trị vì của ông nầy.
Tibère (12-37 S.C.). Ðấng Christ bị đóng đinh vào Thập tự giá đương thời trị vì của ông nầy.
Caligula (37-41 S.C.).
Claude (41-54 S.C.).
Néron (54-68 S.C). Bắt bớ tín đồ Ðấng Christ. Hành quyết Phao-lô.
Galba (68-69 S.C.).
OthonVitellius (69 S.C.).
Vespasien (69-79 S.C.). Hủy phá Giê-ru-sa-lem.
Titus (79-81).
Domitien (81-96). Bắt bớ tín đồ Ðấng Christ. Ðày Sứ đồ Giăng.
Năm Hoàng Ðế Tốt
Nerva (96-98 S.C.).
Trajan (98-117 S.C.). Một trong những hoàng đế tốt nhứt, nhưng bắt bớ tín đồ Ðấng Christ.
Hadrien (117-138 S.C.) Bắt bớ tín đồ Ðấng Christ.
Antonin le Pieux (138-161 S.C.). Hoàng đế cao thượng hơn hết, thực hiện hoàng kim thời đại của vinh quang La-mã, nhưng bắt bớ tín đồ Ðấng Christ.
Marc-Aurèle (161-180 S.C.). Bắt bớ tín đồ Ðấng Christ.
180-476 S.C.-- Ðế Quốc La Mã Suy Yếu Và Sụp Ðổ
192-284 S.C.-- "Các hoàng đế trại lính" do quân đội đề cử. Ðây là một thời kỳ nội chiến và tai nạn nội bộ lan rộng.
Septime-Sévère (193-211 S.C.) Bắt bớ tín đồ Ðấng Christ.
Caracalla (211-217). Khoan dung đạo Ðấng Christ.
Elagabalus (218-222). Khoan dung đạo Ðấng Christ.
Alexandre-Sévère (222-235). Ủng hộ đạo Ðấng Christ.
Maximien (235-238). Bắt bớ tín đồ Ðấng Christ.
Philippe (244-249). Rất ủng hộ đạo Ðấng Christ.
Decius (249-251). Bắt bớ tín đồ Ðấng Christ dữ dội.
Valérien (353-260). Bắt bớ tín đồ Ðấng Christ.
Galiénus (260-268). Ủng hộ tín đồ Ðấng Christ.
Aurélien (270-275). Bắt bớ tín đồ Ðấng Christ.
Dioclétien (284-305). Bắt bớ tín đồ Ðấng Christ dữ dội.
Constantin (306-337). Trở lại tin theo Ðấng Christ.
Julien bội đạo (361-363). Tìm cách khôi phục ngẫu tượng giáo.
Jovien (363-364). Tái lập đạo Ðấng Christ.
Théodose (378-395). Lập đạo Ðấng Christ làm quốc giáo.
Ðế Quốc Chia Hai (395)
Tây đế quốc
Honorius (395-423)                  
Valentinien II (423-455)           
Tây đế quốc sụp đổ năm 476, vì tay của các dân dã man, mở đầu cho Hắc ám Thời đại
Ðông đế quốc
Arcadius (395-408)
Théodose II (408-450)
Anastase (491-518)
Justin (527-565)
Ðông đế quốc sụp đổ năm 1453.
Từ đống hoang tàn của Tây đế quốc, đế quốc của Giáo hoàng đã dấy lên, và La-mã còn cai trị thế giới 1000 năm nữa.


Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.