Tội
Lỗi
|
Kinh
Thánh: Sáng
3:1-24
Câu
gốc: "Cho nên, như bởi một
người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết
đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội," Rô-ma
5:12 .
Mục
đích: Cho biết tội lỗi đã đến
trong thế gian cách nào và làm sao để chúng ta được tha
tội.
Kinh
Thánh đọc hằng ngày
Chủ
Nhật:
|
Bà Ê-va bị cám dỗ.
|
Sáng
3:1-07
|
Thứ
Hai:
|
Tội
lỗi phải bị trừng phạt.
|
Sáng 3:8-19
|
Thứ
Ba:
|
Hậu
quả của tội lỗi.
|
Sáng 3:20-24
|
Thứ
Tư:
|
Mọi
người đều đã phạm tội.
|
Rô-ma 5:12-19
|
Thứ
Năm:
|
Tội
lỗi của loài người.
|
Rô-ma 3:10-23
|
Thứ
Sáu:
|
Ðấng Christ chết vì tội
chúng ta.
|
Rô-ma 5:1-11
|
Thứ
Bảy:
|
Ðấng Christ tha tội chúng
ta.
|
IGiăng
1:1-10
|
Trong đời người, không có gì đáng
yêu chuộng bằng sự thánh khiết, ngược lại, không có gì đáng ghê tởm bằng tội
lỗi. Tội lỗi cướp mất mọi sự, phá hủy mọi sự, kết quả của nó thật khủng khiếp,
không ai có thể đo lường được.
I.
Khuất phục sự cám dỗ là phạm tội (Sáng 3:1-6)
A-đam và Ê-va được Ðức Chúa Trời
dựng nên cách vô tội trọn vẹn. Vô tội trọn vẹn không phải là không có khả năng
phạm tội. Chúa dựng nên ông bà khác hơn cỏ cây, khác hơn cầm thú, là ông bà có ý
chí tự do. Với ý chí tự do, ông bà có khả năng phục tùng Chúa để ăn ở thánh
khiết, hoặc chống lại Ngài để phạm tội.
Ðức Chúa Trời đặt ông bà tại vườn
Ê-đen là chỗ tốt nhất tại trần gian, với lời dặn dò cẩn thận. Song khi ma quỉ
nhập vào con rắn, đến cám dỗ thì Ê-va đã nghe lời nó mà bỏ lời của Ngài. Câu hỏi
của ma quỉ (Sáng 3:1) là để gieo sự nghi ngờ vào lòng Ê-va, nghi ngờ tình thương
của Chúa, nghi ngờ mạng lệnh của Ngài. Vì nghi ngờ tình thương của Chúa, nên về
trái cấm, Chúa bảo đừng ăn đến thì bà lại thêm cũng đừng đụng đến. Vì nghi ngờ
mạng lệnh của Chúa, nên khi Chúa bảo ngày nào ngươi ăn thì sẽ chết, bà lại bớt
đi ý nghĩa của nó là e rằng phải chết chăng. Từ ban đầu ma quỉ đã là kẻ giết
người, kẻ nói dối là cha của sự nói dối, nó dám nói trắng trợn rằng "Hai người
chẳng chết đâu, nhưng Ðức Chúa Trời biết rằng hể ngày nào hai người ăn trái cây
đó, mắt mình mở ra, sẽ như Ðức Chúa Trời biết điều thiện và điều ác". Phạm tội
để được phước, chống lại Ðức Chúa Trời để được như Ngài, đó là lý luận của ma
quỉ.
Bà Ê-va cứ nhìn vào trái cấm, thấy
nó ngon đẹp, lại quí để trở nên khôn ngoan. Chân bà bước tới, tay bà đưa ra, ban
đầu còn ngần ngại, lần hồi lòng tham muốn đã đến cực độ, bà quyết định hái ăn và
trao cho chồng ăn nữa. Thế là bà đã khuất phục sự cám dỗ mà phạm tội cùng
Chúa.
Có những câu hỏi không cần trả lời
như câu hỏi của ma quỉ hỏi bà Ê-va. Có những lý luận không cần nghe như lý luận
của ma quỉ nói với Ê-va. Có những vật không cần nhìn xem, không cần nghĩ đến như
trái cấm trong vườn Ê-đen.
Kinh thánh giải thích sự cám dỗ đã
biến thành tội lỗi như sau "Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục
mình. Ðoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác, tội ác đã trọn, sinh ra sự
chết" (Gia-cơ 1:14 -15). Sự ham muốn theo ý
riêng lôi cuốn mình vào sự cám dỗ, nếu không chối bỏ lập tức và dứt khoát mà cưu
mang nó trong lòng thì từ tư tưởng đến hành động sẽ không bao xa. Vậy hãy coi
chừng sự ham muốn của xác thịt, sự ham muốn của mắt và sự kiêu ngạo của đời này.
Vì chúng đều từ thế gian hư hoại mà ra.
II. Tội lỗi là gì?
Kinh thánh đã trả
lời:
1. Tội lỗi là sự vi
phạm luật pháp (IGiăng 3:4).
2. Tội lỗi là mọi sự
bất công (IGiăng 5:17).
3. Tội lỗi là không
chịu làm điều lành (Gia-cơ 4:17).
4. Tội lỗi là làm điều
gì không bởi đức tin (Rô-ma 14:23).
5. Tội lỗi là không
tin Chúa Giê-xu (Giăng 16:9).
6. Tội lỗi là tư tưởng
ngu dại (Châm 24:9).
7. Tội lỗi là tự cao,
kiêu ngạo, gian ác (Châm 21:4).
Tất cả tư tưởng và
hành động của Ê-va được mô tả bằng những câu Kinh thánh trên đây. Ðó là tư tưởng
và hành động của nhân loại, là dòng dõi của bà. Người đã phạm tội và chuyên nghề
phạm tội, tưởng mình rất khôn ngoan, song kỳ thật rất ngu dại. Tư tưởng đưa đến
hành động bất công, bất nghĩa, vô tính, kiêu căng. Tội lỗi và Sa-tan được tập
trung vào con rắn là rất đúng. Con rắn có một làn da rất đẹp, song rất dể sợ,
sau làn da đó là nọc độc giết người.
III. Kết quả của tội lỗi (Sáng 3:7-24).
Ngay sau khi phạm tội,
mắt hai người mở ra, không thấy gì tốt đẹp hơn, mà chỉ thấy mình khốn nạn hơn
bao giờ hết, là sự lõa lồ, hổ thẹn, vì mất cả vinh quang của Chúa rồi. Cách khôn
ngoan nhất mà ông bà có thể làm được là một chiếc áo bằng lá vả để che thân.
Tiếp theo đó là sự sợ hãi khi nghe Chúa đến thăm, không còn vui vẻ, hồn nhiên
đón mừng Ngài như trước, mà chạy trốn trong bụi cây. Khi Chúa thẩm vấn thì ông
đổ lỗi cho bà, đồng thời cũng gián tiếp đổ lỗi cho Chúa "Người nữ mà Chúa đã để
gần bên tôi, cho tôi trái cây đó và tôi ăn rồi". Bà đổ lỗi cho con rắn cám dỗ
bà.
Dầu đỗ lỗi cho kẻ
khác, ông bà cũng không khỏi tội được. Bà bị đau đớn, ông bị cực khổ. Cả hai bị
đuổi ra khỏi vườn Ê-đen. Thật là một tình trạng thê thảm! Ðúng như mạng lịnh của
Chúa, ông bà đã chết ngay sau khi phạm tội, là mất sự thông công với Chúa. "Ðức
Chúa Trời không chịu khinh dể đâu, vì ai gieo giống chi lại gặt giống ấy. Gieo
xác thịt gặt sự hư nát, gieo tội lỗi gặt sự hình phạt". Thế mà nhân loại vẫn còn
bị ma quỉ lừa dối, tưởng rằng phạm tội sẽ có kết quả tốt.
Tội lỗi của A-đam và
Ê-va thâm nhiễm vào dòng dõi họ và phát triển một cách khủng
khiếp.
1.
Tội lỗi làm cho con người xa cách Ðức Chúa Trời (Ê-sai 59:1-2) và trở
nên thù nghịch cùng Ngài (Cô-lô-se 1:21). Khi con người đã xa cách Ðức Chúa
Trời, họ cũng xa cách nhau. Khi họ đã thù nghịch cùng Ngài, họ cũng thù nghịch
nhau. Vì vậy, Ca-in đã giết em mình là A-bên, rồi bắt đầu từ đó, con người cứ
tiếp tục giết nhau, càng ngày càng mạnh, càng nhiều cho đến ngày
nay.
2.
Tội lỗi làm cho con người bại hoại, xấu xa, gian ác (Sáng 6:5, 11, 12;
Giê-rê-mi 17:9). Mắt thuộc linh của con người đã đui mù (IICô 4:4), trí khôn trở
nên tối tăm (Ê-phê-sô 4:18), lòng đã bị ô uế (Tít 1:15), không làm được điều
lành, không tránh được điều dữ (Rô-ma 7:17-18). Vì vậy, về phần đạo đức, con
người ngày càng thoái hóa, trụy lạc.
3.
Tội lỗi đưa con người đến cõi chết (Rô-ma 5:12; 6:23). Có 3 sự chết:
a- Sự chết
thuộc thể (Sáng 3:19).
b- Sự chết
thuộc linh (Sáng 2:17; Ê-phê-sô 2:1).
c- Sự chết
đời đời (Khải 14:11; 20:10).
Chết thuộc thể là thân
thể bị tuyệt giao với mọi người, mọi vật chung quanh. Chết thuộc linh là linh
hồn bị tuyệt giao với Ðức Chúa Trời. Chết đời đời là cả thân thể cũng như linh
hồn bị tuyệt giao với Ðức Chúa Trời và bị quăng vào hồ lửa đời đời (Khải
20:15).
Hãy lắng nghe tiếng
kêu la của một người vô tín trong hỏa ngục: "Hỡi Áp-ra-ham, tổ tôi ơi, xin
thương xót tôi, sai La-xa-rơ nhúng đầu ngón tay vào nước đặng làm cho mát lưởi
tôi, vì tôi bị khổ trong lửa này quá đỗi... Tổ tôi ơi, vậy thì sai La-xa-rơ đến
nhà Cha tôi, vì tôi có năm anh em, đặng người làm chứng cho họ những điều này,
kẻo họ xuống nơi đau đớn này chăng" (Lu-ca 16:24, 27, 28).
IV. Lời hứa về Ðấng cứu chuộc (Sáng 3:15, 21).
Ngày nay khi loài
người phạm tội, Ðức Chúa Trời đã hứa ban Cứu Chúa chịu chết đền tội cho họ. Cứu
Chúa sẽ ra từ dòng dõi người nữ, sẽ dày đạp trên đầu con rắn là Sa-tan, khi Ngài
chịu chết và sống lại. Chiếc áo bằng lá vả của A-đam và Ê-va đã được thay thế
bởi chiếc áo dài bằng da thú. Như vậy, đã có một con chiên bị giết và con chiên
đó chỉ về Chúa Giê-xu (Giăng 1:29; Khải 13:8).
Ngày nay, mỗi lời hứa
đó đã được ứng nghiệm trọn vẹn. Nhờ Chúa Giê-xu, chúng ta được tha thứ, được hòa
lại cùng Ðức Chúa Trời. Ðồng thời chúng ta được Ðức Thánh Linh tái tạo một đời
sống mới, giống như Ðức Chúa Trời trong sự thánh khiết và công nghĩa, đã vượt
khỏi sự chết mà đến sự sống thuộc linh, sự sống đời đời. Ngay sự chết thuộc thể
cũng không còn nọc độc đối với chúng ta nên Phao-lô gọi đó là giấc ngủ để đưa
mình về cùng Ðức Chúa Trời (ITê 4:14-15; Phi-líp 1:21-23).
Tội lỗi làm buồn cho
Ðức Chúa Trời (Sáng 6:5-6), làm hại cho người và cho mình, song ân điển của Ngài
đem lại sự vui mừng như khi con trai phá của trở về cùng cha (Lu-ca 15:23,
32).
Câu hỏi
1. Sự vô tội trọn vẹn của A-đam, Ê-va khi mới được dựng nên có nghĩa
gì?
2. Tại sao Ê-va và A-đam đã phạm tội?
3. Muốn thắng sự cám dỗ, phải làm sao?
4. Tội lỗi là gì?
5. Kết quả của tội lỗi đã đem ngay đến cho A-đam và Ê-va những điều
gì?
6. Kết quả của tội lỗi đã đem đến những gì cho nhân loại là dòng dõi của
họ?
7. Có mấy sự chết?
8. Người đã xuống địa ngục còn biết gì? Còn nhớ gì? Và đã xin
gì?
9. Sau khi loài người phạm tội, Ðức Chúa Trời đã hứa
gì?
10. Lời hứa đó ứng nghiệm vào ai?
11. Kết quả của tội lỗi và ân điển khác nhau thế
nào?