Áp-ra-ham

         Áp-ra-ham. Abraham (Cha của một đám rất đông).



      Ông cũng được gọi là cha của "những kẻ có đức tin" (Ga-la-ti 3:7,9), và là "bạn Ðức Chúa Trời" (Gia-cơ 2:23). Tên của ông trước khi chịu phép cắt bì là Áp-ram, nghĩa là "cha được nổi danh". Phép cắt bì là dấu chỉ về giao ước của Chúa lập với Áp-ram (Sáng thế ký 17:4,5).
       Áp-ram là con của Tha-rê, em của Na-cô và Ha-ran, là tổ phụ của dân Hê-bơ-rơ, A-rạp, Ê-đôm và nhiều chi tộc khác; ông là cháu chín đời của Sem, và dòng Hê-be. Ha-ran chết trước Tha-rê, bỏ lại Lót và hai con gái, là Minh-ca và Dích-ca. Na-cô cưới cháu, là Minh-ca, làm vợ; còn Áp-ram cưới Sa-rai, và nhận là "em cùng cha khác mẹ với mình" (Sáng thế ký 20:12). Theo lời truyền khẩu của dân Do-thái, thì Sa-rai chính là Dích-ca, con của Ha-ran, cháu gọi Áp-ram bằng chú ruột.
       Quê hương.-- Quê hương của Áp-ram là U-rơ, kinh đô thứ nhứt của nước Canh-đê thời cổ... Bây giờ U-rơ đổi tên là Mugheir; các bia đá tìm được ở thành nầy chắc thuộc về thế kỷ thứ 22 T.C. Các bia đá ấy tỏ ra rằng vần chữ Hê-bơ-rơ là do tiếng Phê-ni-xi; chắc Áp-ram đã đem chữ Hê-bơ-rơ vào đất Ca-na-an, tại đó chữ ấy bị thay đổi.
       Nghe tiếng Ðức Chúa Trời kêu gọi (Công vụ các sứ đồ 7:2,3), Áp-ram bèn từ giã thành U-rơ, thuộc nước Canh-đê. Tha-rê qua đời tại Cha-ran. Sáng thế ký 11:26 chép rằng Tha-rê được 70 tuổi thì sanh Áp-ram, Na-cô và Ha-ran; tuổi ấy chắc là chỉ về khi Tha-rê sanh con trưởng nam là Ha-ran. Ta biết rằng Ha-ran là con đầu lòng vì thấy Áp-ram và Na-cô cưới con gái của Ha-ran, lại nữa, Sa-rai kém Áp-ram có mười tuổi thôi (Sáng thế ký 17:17); Áp-ram là em út và sanh ra khi Tha-rê được 130 tuổi.
       Áp-ram được kêu gọi.-- Ðức Chúa Trời hai lần kêu gọi Áp-ram lìa bỏ quê hương và đồng bào (so sánh Sáng thế ký 11:31 với Sáng thế ký 12:4 và Công vụ các sứ đồ 7:3,4). Ðức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra cùng tổ chúng ta, là Áp-ra-ham, khi người còn ở tại Mê-sô-bô-ta-mi, chưa đến ở tại Cha-ran, mà phán rằng: "Hãy ra khỏi quê hương và bà con ngươi, mà đi đến (một) xứ Ta sẽ chỉ cho" (Công vụ các sứ đồ 7:3,4). Lúc đó Áp-ram 60 tuổi. Ðọc câu ấy, ta thấy Chúa chưa cho ông biết là xứ nào. Ðó là lần thứ nhứt Chúa kêu gọi Áp-ram. Trong xứ Cha-ran, lúc Áp-ram 75 tuổi, Chúa lại kêu gọi ông: "Ngươi hãy ra khỏi... nhà cha ngươi, mà đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho" (Sáng thế ký 12:1). Ấy là lần thứ hai. Chúa vẫn chưa cho biết là xứ nào. Lần thứ hai nầy Chúa cũng phán hứa về phần vật chất. "Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn, Ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi" -- và về phần thuộc linh. "Ngươi sẽ thành một nguồn phước..., và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước".
       Nạn lụt, sự khải thị cho Nô-ê và sự tản lạc vì cớ tháp Ba-bên đều không thể ngăn cản loài người khuynh hướng về sự bội đạo và thờ hình tượng xóa bỏ hết dấu tích của lòng tin kính ban đầu. Vậy nên Ðức Chúa Trời "chế một vị thuốc giải độc" bởi biệt riêng một nhà, một nước làm nơi chứa Chơn lý của Ngài, chờ khi kỳ hạn được trọn, sẽ đem bày tỏ cho cả thế giới biết. Theo Giô-suê 24:2,14,15 thì Tha-rê và gia quyến ông đã thờ lạy những thần khác ở bên kia sông Ơ-phơ-rát. Có truyện truyền khẩu hoang đường rằng Tha-rê chuyên nghề nặn hình tượng và Áp-ram bị Nim-rốt quăng vào lò lửa hực vì không tin hình tượng; nhưng truyện ấy là do khúc Kinh Thánh nầy và do tên thành U-rơ nghĩa là "lửa". Ở Cha-ran 15 năm rồi, bấy giờ cha đã qua đời, đạo làm con đã giữ vẹn, Áp-ram bèn nghe tiếng Chúa kêu gọi phải lìa nhà cha, tức là nhà của Na-cô, anh mình, tại Cha-ran.
       Ðức Chúa Trời kêu gọi riêng Áp-ram. Ông chẳng những phải phân rẽ với nước mình, nhưng cũng với gia quyến mình nữa. Lót, là cháu, theo ông, chắc là được coi như kẻ kế tự, vì Chúa chỉ lần lần phán hứa ban dòng dõi cho ông và nhứt định số phận rõ rệt của ông (Hê-bơ-rơ 11:8).
       Ðến Ca-na-an.-- Nicolaus, người thành Ða-mách, cho rằng Áp-ram đã chiếm thành Ða-mách đương khi đi đường đến xứ Ca-na-an. Kinh Thánh chỉ chép rằng kẻ quản gia của Áp-ram là "Ê-li-ê-se, người Ða-mách" (Sáng thế ký 15:2). Về sau Áp-ram có đánh đuổi Kết-rô-lao-me đến tận Hô-ba, ở phía tả thành Ða-mách (Sáng thế ký 14:15).
       Áp-ram vào đất Ca-na-an, dọc theo trũng của rạch Gia-bốc, và trước hết đóng trại tại Si-chem trong trũng Mô-rê phì nhiêu, giữa núi Ê-banh và núi Ga-ri-xim. Tại đó ông được Ðức Chúa Trời phán hứa chắc chắn và chỉ đích danh "đất nầy" là "xứ" gồm trong lời hứa đầu tiên (Sáng thế ký 12:7). Ở đây Áp-ram lập một bàn thờ thứ nhứt để thờ lạy Ðức Chúa Trời (Sáng thế ký 12:7).
       Thái độ hiềm khích của dân Ca-na-an khiến Áp-ram sau phải dời qua miền núi ở giữa Bê-tên và A-hi; tại đó ông cũng lập một bàn thờ để thờ lạy Ðức Giê-hô-va, -- sự thờ lạy ấy thế gian mau quên quá.
       Xuống Ai-cập.-- Nạn đói kém kéo Áp-ram xuống xứ Ai-cập, bấy giờ là kho thóc của thế giới. Truyện chép ông hèn nhát vì không tin và nói dối úp mở về Sa-rai (cũng xem mục: A-BI-MÊ-LÉC) là một bằng cớ rõ rệt tỏ ra Kinh Thánh là chơn chánh, đích thực; không che đậy lầm lỗi của các vai chánh, nhưng chép rõ thế nào mỗi một thánh đồ chẳng những thỉnh thoảng sa ngã, song cũng thiếu cái ân tứ chính lúc có cần hơn hết (tỉ như Áp-ram thiếu sự thật thà, Môi-se thiếu sự nhu mì, Ê-li thiếu sự bền đỗ, v.v.). Chắc bấy giờ triều đại Hykses (chung huyết thống với dân Hê-bơ-rơ) hoặc gọi là "dòng vua chăn chiên", đương trị vì tại Memphis mà Kinh Thánh gọi là Nốp (Ê-xê-chi-ên 30:13,16; Giê-rê-mi 2:16; 46:14,19), nên Áp-ram mới được phép vào xứ Ai-cập dễ dàng hơn.
       Về Ca-na-an.-- Từ xứ Ai-cập trở về Bê-tên, Áp-ram trước hết đến thăm bàn thờ ông đã lập để thờ lạy Ðức Giê-hô-va trước khi sa ngã (xem Sáng thế ký 13:4; Ô-sê 2:7 và Khải-huyền 2:5). Áp-ram và Lót có rất nhiều chiên, nên không ở chung được nữa và phải chia rẽ. Vả, Ðức Chúa Trời hứa ban cho Áp-ram một con kế tự thế chơn Lót, khiến cho Lót phải tìm chỗ định cư trong miền Sô-đôm, mà thôi không "vừa đi vừa đóng trại" với Áp-ram nữa. Còn "Áp-ram dời trại mình đến lùm cây dẻ bộp tại Mam-rê, thuộc về Hếp-rôn, và lập tại đó một bàn thờ cho Ðức Giê-hô-va" (Sáng thế ký 13:18). Ấy đấy, chỗ tín đồ yêu thế gian khác với con cái thuộc linh của Ðức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 11:9,10,13-16; 13:13,14).
       Giải cứu Lót.-- Mười bốn năm trước, Kết-rô-lao-me, hoàng đế thống trị ở Ê-lam (miền đất ở phía nam xứ A-sy-ri, phía đông nước Ba-tư) cùng với Am-ram vua Si-nê-a (Ba-by-lôn), A-ri-óc, vua Ê-la-sa (miền Larissa của nước Canh-đê, ở giữa U-rơ và E-rech, thuộc về hạ du nước Ba-by-lôn) và Ti-đanh, vua Gô-im (nghĩa là "các dân tộc"), đều tranh chiến cùng Bê-ra, vua Sô-đôm, Bi-rê-sa, vua Gô-mô-rơ, Si-nê-áp, vua Át-ma, Sê-mê-bê, vua Xê-bô-im, và vua Bê-la, tức là Xoa. Ấy vì sau mười hai năm phục tòng, các vua kia dấy nghịch cùng Kết-rô-lao-me (Sáng thế ký 14:4). Ba-by-lôn là một nước hùng cường, nhưng các nhà khảo cổ mới tìm và đọc được mấy bia đá khắc bằng chữ A-sy-ri rằng một vua nước Ê-lam, tên là Kudur Nakhunta, đã chiếm Ba-by-lôn vào năm 2296 T.C.. Những bia đá ấy cũng ghi tên Kudar là "kẻ phá hại" xứ Sy-ri. Như vậy, truyện trong Kinh Thánh chép về Kết-rô-lao-me (do chữ Lagamar, tên một nữ thần trong tiếng Sémitique, hiệp với danh hiệu Mabuk trong tiếng Hamitique) đúng với các bia đá gọi vua ấy là "kẻ phá hại Tây phương", chớ không gọi là "kẻ chiến thắng".
       Khi Áp-ram nghe tin cháu, là Lót, ở Sô-đôm bị bắt đi (Sáng thế ký 14:13), ông bèn cùng 318 gia nhơn thêm ba viên tướng A-mô-rít giúp sức, tên là Mam-rê, Ếch-côn và A-se, đuổi theo toán quân đắc thắng đến tận đất Ðan, gần nguồn sông Giô-đanh. Ông từ bốn phía, đương đêm xông đánh quân địch, thắng họ, giải cứu Lót cùng mọi người và lấy lại được của cải đã bị cướp mất. Áp-ram đã tỏ lòng thanh liêm và độ lượng vì không theo thói thường mà thâu nhận hết của cải, kẻo vua Sô-đôm có tinh thần thế gian sẽ nói rằng: "Nhờ ta làm cho Áp-ram giàu có" (Sáng thế ký 14:23; cũng tham khảo E-xơ-ra 9:15,16; II Các Vua 5:16; so sánh Lót với Áp-ram Sáng thế ký 13:10,11).
       Mên-chi-xê-đéc, vừa là một ông vua nhỏ thờ lạy Ðức Chúa Trời chơn thật, vừa làm thầy tế lễ, đã "nguyện Ðức Chúa Trời chí cao, là Ðấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Áp-ram" (Sáng thế ký 14:19) Ðoạn, Áp-ram lấy một phần mười về của giặc mà dâng cho Mên-chi-xê-đéc (Sáng thế ký 14:20).
       Sau khi Áp-ram không chịu nhận phần thưởng của đời nầy, Ðức Chúa Trời liền phán cùng ông trong sự hiện thấy rằng: "Ta đây... phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn (Sáng thế ký 15:1). Bấy giờ lời hứa lại rõ rệt hơn: Ê-li-ê-se "chẳng phải là kẻ kế nghiệp ngươi đâu, nhưng ai ở trong gan ruột ngươi ra, sẽ là người kế nghiệp ngươi... Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy" (Sáng thế ký 15:4,5). Ðức tin của ông phải nhận một điều quá lẽ tự nhiên, phải lập trên lời phán của Ðức Chúa Trời mà thôi. Vậy "Ngài kể sự đó là công bình cho người" (Sáng thế ký 15:6; Rô-ma 4:3; Ga-la-ti 3:6; Gia-cơ 2:23).
       Lập giao ước.-- Từ ngày ấy Áp-ram nhờ giao ước mà giao thông trực tiếp với Ðức Chúa Trời; dấu chắc chắn của giao ước ấy là một ngọn lửa cháy rực (Ê-sai 62:1), -- "một ngọn lửa lòe ngang qua các xác thịt đã mổ" -- của một con bò cái, một con dê cái, một con chiên đực, một con cu rừng, một con bò câu con (Sáng thế ký 15:17,19). Chúa cũng tỏ ra rằng dòng dõi của Áp-ram sẽ bị cực khổ ở đất ngoại bang trong 400 năm, rồi sẽ ra khỏi và chiếm xứ Ca-na-an nhằm khi tội ác của dân A-mô-rít đã đầy. Cơ nghiệp ông trên thế gian nầy sẽ gồm cả miền đất "từ sông Ai-cập (Nil) cho đến sông lớn kia, tức sông Ơ-phơ-rát" (Sáng thế ký 15:18). Lời hứa nầy chỉ được ứng nghiệm một phần dưới đời trị vì của vua Ða-vít và Sa-lô-môn (II Sa-mu-ên  8:3; II Các Vua 4:21; II Sử ký 9:26). Si-đôn và Ty-rơ chưa hề bị chinh phục; vậy, đến thời kỳ ngàn năm bình an, lời hứa nầy mới hoàn toàn ứng nghiệm; bây giờ những kẻ nhu mì sẽ hưởng được đất (Ma-thi-ơ 5:5), và những lời trong Thi Thiên 72: sẽ thực hiện (Thi Thiên 72:8-10; cũng xem Lu-ca 20:37).
       Phép cắt bì.-- Sự lấy A-ga, người Ai-cập, con đòi của Sa-rai, theo lời khuyên của Sa-rai bấy giờ đã 75 tuổi, là một phương sách theo xác thịt để làm cho lời hứa Ðức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham được ứng nghiệm trong Ích-ma-ên. Kết quả không tránh được sự cãi lộn trong gia đình, và A-ga phải trốn khỏi Sa-rai khi bị chủ xử cay nghiệt vì đã khinh thường chủ. Khi Áp-ram 99 tuổi, Ðức Chúa Trời phán một mạng lịnh để nhắc cho ông nhớ phải đứng vững trong đức tin: "Ngươi hãy đi ở trước mặt Ta làm một người trọn vẹn" (Sáng thế ký 17:1). Bấy giờ Ðức Chúa Trời ban phép cắt bì làm ấn chứng cho giao ước về sự công bình bởi đức tin mà Áp-ram đã nhận được khi chưa chịu phép cắt bì (Rô-ma 4:11). Khi chịu phép cắt bì, ông được đổi tên là Áp-ra-ham, nghĩa là "tổ phụ của nhiều dân tộc", để tỏ ra rằng giao ước chẳng phải chỉ bao gồm dòng dõi ông theo xác thịt, tức là dân Y-sơ-ra-ên, nhưng cũng bao gồm vô số dân ngoại nhờ dòng dõi ông, là Ðấng Christ, mà được làm con cái ông trong đức tin (Ga-la-ti 3:). Sa-rai nghĩa là "công chúa của tôi" hoặc "cao thượng", cũng đổi ra Sa-ra, nghĩa là "công chúa". Bà không làm nữ hoàng của một gia đình nữa, nhưng làm nữ hoàng của một nước theo ý nghĩa thuộc linh (Sáng thế ký 17:16).
       Bấy giờ lời hứa lại rõ ràng thêm một bậc nữa, vì Chúa phán đích xác rằng chính Sa-ra sẽ sanh một con trai. Ích-ma-ên được chung hưởng một phần phước thuộc thể, nhưng hết cả phước thuộc linh còn lại đời đời và phước thuộc thể đều do một mình con trai của Sa-ra mà thôi. Sa-ra cười, nhứt là vì vui mừng, nhưng cũng không khỏi vì thiếu đức tin, nên bị Ðức Chúa Trời quở trách (Sáng thế ký 18:12-15).
       Rồi Ðức Giê-hô-va có hai thiên sứ theo hầu, bày tỏ chính mình Ngài và ý quyết đoán phạt của Ngài (Sáng thế ký 18:) trong khi chuyện trò thân mật với Áp-ra-ham, là "bạn của Ðức Chúa Trời" (Giăng 15:15; Thi Thiên 25:14; II Sử ký 20:7; Gia-cơ 2:23; A-mốt 3:7). Ngài sẵn lòng nhậm lời Áp-ra-ham cầu thay cho các thành ở đồng bằng đã bị lên án. Ông tha thiết cầu thay chắc do lòng thương cháu là Lót, đương ở Sô-đôm, vì ông chỉ cầu thay cho Sô-đôm chớ không cầu thay cho Gô-mô-rơ; đó là bằng cớ tình cờ làm chứng rằng truyện tích Kinh Thánh là thật. Ðức Chúa Trời hiện ra như vậy thật thân mật khác hẳn những sự hiện ra oai nghiêm, đường bệ về trước và về sau. Lòng thương yêu thân mật thế cho sự kính sợ tự nhiên, như khi loài người hầu chuyện Ðức Chúa Trời trong vườn Ê-đen; Môi-se cũng được từng trải như thế (Xuất Ê-díp-tô ký 33:11; Dân số ký 12:8). Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng ở trên núi Hóa Hình cũng vậy (Ma-thi-ơ 17:). "Ngày nay, cách Hếp-rôn chừng hai cây số còn có một cây dẻ bộp của Áp-ra-ham". Nơi ở của Áp-ra-ham là "nơi lùm cây dẻ bộp của Mam-rê" (Sáng thế ký 18:1).
       Sanh Y-sác.-- Sự sanh đẻ Y-sác vượt quá công lệ tự nhiên làm hình bóng về Ðấng có danh hiệu Lạ Lùng (hãy so sánh sự vui mừng của Ma-ri với tiếng cười nửa tin nửa ngờ của Sa-ra và với sự không tin của Xa-cha-ri, Lu-ca 1:38,45-47,20). Sự sanh đẻ Y-sác là của cầm quí báu thứ nhứt về lời hứa. Ích-ma-ên bị trục xuất, mặc dầu cha hắn buồn rầu vì thương mến hắn lắm (Sáng thế ký 17:18). Sự trục xuất ấy là cần để dạy dỗ Áp-ra-ham rằng tất cả tình máu mủ phải nhường chỗ cho mục đích tối cao độc nhứt. Ý nghĩa thuộc linh của sự trục xuất ấy được bày tỏ hết trong thơ Ga-la-ti 4:22-31, nhưng bấy giờ Áp-ra-ham chỉ hiểu mập mờ thôi.
       Dâng Y-sác.-- Khi Y-sác 25 tuổi, thì có sự thử thách lớn hơn hết để làm cho đức tin của Áp-ra-ham được trọn vẹn (Gia-cơ 2:21-23). Lần nầy Áp-ra-ham lại được xưng công bình bởi đức tin chớ không bởi việc làm "Áp-ra-ham tin Ðức Chúa Trời, và điều đó kể là công bình cho người" (Gia-cơ 2:23). Nhưng đức tin kể là công bình đã nhờ sự ông dâng con ông là Y-sác theo mạng lịnh của Ðức Chúa Trời mà được tỏ ra là "đức tin sống hành động theo lòng yêu thương", chớ không phải đức tin chết. Giáo lý của Phao-lô cũng giống như giáo lý của Gia-cơ (I Cô-rinh-tô 13:2; Ga-la-ti 5:6). Nào các tình cảm tự nhiên của người cha, nào lời hứa của Ðức Chúa Trời quan hệ đặc biệt đến Y-sác, là con đã sanh ra đúng kỳ hạn và vượt quá công lệ tự nhiên, nào lời hứa ấy dường không thể ứng nghiệm nếu Y-sác bị giết chết, nào lịnh Ðức Chúa Trời cấm làm đổ huyết người (Sáng thế ký 9:5-6), -- mọi sự đó có lẽ làm cho Áp-ra-ham bối rối. Nhưng Ðức Chúa Trời truyền lịnh thì Áp-ra-ham lấy làm đủ rồi; đức tin ông vâng phục, hết lòng giao cho Ðức Chúa Trời giải quyết những việc bối rối, "nghĩ rằng Ðức Chúa Trời cũng có quyền khiến kẻ chết sống lại" (Hê-bơ-rơ 11:19), và "cũng giống như từ trong kẻ chết mà người lại được con mình" (Hê-bơ-rơ 11:19). Hai chữ "giống như" chỉ về sự chết của Y-sác (vì ý tưởng của Áp-ra-ham là như vậy), còn mấy chữ "lại được con mình" chỉ về sự được cứu khỏi chết (II Cô-rinh-tô 1:9,10). Việc ấy tỏ ra Ðấng Christ chịu chết và đến ngày thứ ba thì sống lại (Sáng thế ký 22:4). Con chiên đực chết thay Y-sác đó làm hình bóng về Ðấng Christ chết thay loài người. Chính lúc ấy "Áp-ra-ham đã nức lòng nhìn thấy ngày của Ta; người đã thấy rồi và mừng rỡ" (Giăng 8:56).
       "Sân khấu" là núi Mô-ri-a; Mô-ri-a nghĩa là "được Ðức Giê-hô-va lựa chọn"; có người giả định là núi Mô-rếp, cách Bê-e-sê-ba ba ngày đường. Ðức tin của Áp-ra-ham đã được thưởng, vì bấy giờ Ðức Chúa Trời chỉ chính mình Ngài mà thề để làm cho chắc chắn những lời hứa của Ngài từ trước (Hê-bơ-rơ 6:13-17). Bởi đức tin, Áp-ra-ham đã đáp lời con rằng: "Con ơi, chính Ðức Chúa Trời sẽ sắm sẵn lấy chiên con đặng dùng làm của lễ thiêu" (Sáng thế ký 22:8); câu đáp ấy đã được kỷ niệm lâu dài bằng tên đặt cho nơi đó là "Giê-hô-va Di-rê", nghĩa là: "Ðức Giê-hô-va sẽ sắm sẵn tại đó". Áp-ra-ham dâng con một rất yêu quí do Sa-ra sanh ra, làm hình bóng về Ðức Chúa Cha không tiếc "Con một ở trong lòng Cha" ngõ hầu Ngài có thể cứu vớt chúng ta.
       Cuối đời Áp-ra-ham.-- Khi Sa-ra 127 tuổi thì qua đời tại Ki-ri-át A-ra-ba, tức là Hếp-rôn, thuộc về xứ Ca-na-an, là nơi Áp-ra-ham từ Bê-e-sê-ba dời đến (Sáng thế ký 23:2). Cả tài sản Áp-ra-ham đã mua được của người Hê-tít thì chỉ vỏn vẹn có nơi chôn Sa-ra, tức là "hang đá trong ruộng Mặc-bê-la". Có người nói rằng hiện nay phần mộ ấy ở dưới đền thờ Hồi giáo tại Hếp-rôn.
       Áp-ra-ham đã tỏ ra ông lo cho mình và dòng dõi mình phân rẽ khỏi kẻ thờ lạy hình tượng bởi nghiêm nhặt bắt Ê-li-ê-se kén vợ cho Y-sác; ông cấm Ê-li-ê-se cưới cho Y-sác một người Ca-na-an, hoặc dẫn chàng về quê hương ông ở Canh-đê (Sáng thế ký 24:). Sau khi Y-sác cưới vợ, Áp-ra-ham ở một mình, và cũng thấy lại có sức trai trẻ vì đã sanh ra Y-sác, nên cưới nàng Kê-tu-ra. Ông cho các con nàng Kê-tu-ra, tức Ma-đi-an và anh em người, đi ở xa, kẻo khi ông qua đời, họ sẽ tranh giành gia tài với Y-sác.
       Rồi Áp-ra-ham qua đời, hưởng thọ 175 tuổi; Y-sác và Ích-ma-ên hiệp lại an táng người bên cạnh phần mộ Sa-ra (Sáng thế ký 25:7-10).
       Ngày nay, ở Á châu tên tuổi Áp-ra-ham còn lừng lẫy vì dòng dõi của ông là người A-rạp, người Y-sơ-ra-ên và con cháu của Ma-đi-an.
       Là cha của mọi kẻ có đức tin đã bỏ cửa nhà và mọi sự vì nghe tiếng Ðức Chúa Trời kêu gọi, đã ở trong trại nay đây mai đó, Áp-ra-ham làm hình bóng về Ðấng nghe tiếng Cha kêu gọi, bèn bỏ cả thiên đàng làm một Khách Lạ trên đất, không nhà không cửa, và đã hi sinh tấm thân làm Chiên Con quí báu vô cùng vì cớ chúng ta -- "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta" (Giăng 1:14).
       Tiến sĩ Scofield có chú thích Sáng thế ký 23:4, chỗ chép về khu đất an táng Sa-ra. Tham khảo Sáng thế ký 33:19; 50:13; Giô-suê 24:32; Công vụ các sứ đồ 7:15, 16, có người tưởng rằng các đoạn ấy có ý khác nhau. Nhưng sự khác đó tiêu tán hết khi ta giả định một cách hữu lý rằng trong khoảng độ 80 năm giữa khi Áp-ra-ham mua phần mộ cho gia đình mình (Sáng thế ký 23:4-20) với khi Gia-cốp mua (Sáng thế ký 33:19), chắc con cháu của Hê-mô (Công vụ các sứ đồ 7:15, 16) đã lấy lại quyền sở hữu khu ruộng trong đó có phần mộ của Sa-ra. Gia-cốp lại mua khu ruộng ấy, chớ không viện quyền kế tự mà trình tờ văn khế cũ. "Người Hê-tít" ở Sáng thế ký 50:13 là tổ tiên của người lại bán ruộng cho Gia-cốp.
       Tiến sĩ Scofield cũng giải luận Sáng thế ký 24: -- Cả đoạn ấy có ý nghĩa hình bóng rất cao: (1) Áp-ra-ham làm hình bóng về một vua muốn cưới vợ cho con (Ma-thi-ơ 22:2; Giăng 6:44); (2) Ðầy tớ vô danh làm hình bóng về Ðức Thánh Linh, là Ðấng không nói về mình, nhưng phô trương Tân Lang để làm cho Tân Phụ ưng thuận (Giăng 16:13, 14); (3) đầy tớ cũng làm hình bóng về Ðức Thánh Linh đem cho Tân Phụ những ân huệ của Tân Lang (Sáng thế ký 24:22; I Cô-rinh-tô 12:7-11); (4) Ðầy tớ cũng làm hình bóng về Ðức Thánh Linh dẫn Tân Phụ đến giới thiệu với Tân Lang (Công vụ các sứ đồ 13:4; 16:6, 7; Rô-ma 8:11; I Tê-sa-lô-ni-ca 4:14-16); (5) Rê-be-ca là hình bóng về Hội Thánh, là Ecclésia, là Tân Phụ của Ðấng Christ đã được "kêu gọi ra ngoài" (Sáng thế ký 24:16; II Cô-rinh-tô 11:2; Ê-phê-sô 5:25-32); (6) Y-sác làm hình bóng về Tân Lang, là Ðấng Tân Phụ "không thấy mà yêu mến" vì cớ làm chứng của Ðầy tớ vô danh (I Phi-e-rơ 1:8); Y-sác làm hình bóng về Tân Lang đã đi ra để hoan nghinh Tân Phụ (Sáng thế ký 24:63; I Tê-sa-lô-ni-ca 4:14-16).
       Về Sáng thế ký 19:36, Tiến sĩ Scofield luận rằng: Áp-ra-ham và Lót là hai nhơn vật khác hẳn nhau. Cùng một gốc rễ (Sáng thế ký 11:31), cùng chịu chung một hoàn cảnh và cùng được xưng là người công bình (Sáng thế ký 15:6; II Phi-e-rơ 2:7, 8). Nhưng tánh tình và sự nghiệp khác nhau chính là kết quả do sự lựa chọn khi đứng trên "chỗ rẽ" của đời mình. Ham lợi trước mắt, Lót "bèn chọn lấy cho mình hết cánh đồng bằng bên sông Giô-đanh" (Sáng thế ký 13:11); Áp-ra-ham "chờ đợi một thành có nền vững chắc" (Hê-bơ-rơ 11:10), và (Sáng thế ký 13:18) "Áp-ra-ham dời trại mình đến ở nơi lùm cây dẻ-bộp tại Mam-rê, (nghĩa là "mập-béo, phì-nhiêu"), thuộc Hếp-rôn (nghĩa là "giao thông"), và "lập tại đó một bàn thờ cho Ðức Giê-hô-va". Áp-ra-ham và Lót vẫn làm hình bóng về tín đồ thuộc linh và tín đồ theo thế gian.
       Về thời đại thứ tư, tức là thời đại ứng hứa (Sáng thế ký 12:1), Tiến sĩ Scofield luận rằng: Rõ ràng lắm giao ước của Ðức Chúa Trời lập với Áp-ra-ham (Sáng thế ký 15:18) đã đem một sự biến cải lớn cho Áp-ra-ham và dòng dõi ông. Dòng dõi ông thật trở nên những kẻ kế tự lời hứa. Giao ước ấy hoàn toàn bởi ân điển, không bắt buộc một điều kiện nào. Dòng dõi của Áp-ra-ham chỉ cần ở trong xứ mình mà an hưởng mọi ơn phước. Trong xứ Ai-cập, họ mất ơn phước chớ không mất giao ước. Thời đại ứng hứa đã hết vào lúc dân Y-sơ-ra-ên táo tợn thừa nhận luật pháp (Xuất Ê-díp-tô ký 19:8). Ân điển đã dự bị một Ðấng giải cứu, là Môi-se, sắm sẵn của lễ cho kẻ phạm tội, và, bởi quyền phép thiên thượng, đã đem họ ra khỏi vòng nô lệ (Xuất Ê-díp-tô ký 19:4); Nhưng tại Si-na-i, dân Y-sơ-ra-ên đã đổi ân điển lấy luật pháp. Thời đại ứng hứa kể từ Sáng thế ký 12:1 đến Xuất Ê-díp-tô ký 19:8, và chỉ quan hệ đến dân Y-sơ-ra-ên. Phải phân biệt thời đại với giao ước. Thời đại là một cách thử nghiệm, nhưng giao ước còn lại đời đời vì không có điều kiện nào cả. Luật pháp không bãi bỏ giao ước Ðức Chúa Trời lập với Áp-ra-ham (Ga-la-ti 3:15-18, nhưng chỉ là một cách sửa trị xen vào giữa "cho tới chừng nào người dòng dõi đến, là Người mà lời hứa đã hứa cho (Ga-la-ti 3:19-29; 4:1-7). Nhưng thời đại ứng hứa đã kết liễu khi ban bố luật pháp, cốt để thử nghiệm dân Y-sơ-ra-ên. Hãy xem bốn thời đại kia: Vô-tội (Sáng thế ký 1:28), Loài người quản trị (Sáng thế ký 8:20). Luật pháp (Xuất 19:8); Ân điển (Giăng 1:17); Quốc độ (Ê-phê-sô 1:10).
       Tiến sĩ Scofield viết về giao ước Ðức Chúa Trời lập với Áp-ra-ham (Sáng 15:18) rằng: Ðã lập (Sáng 12:1-4) và đã làm cho vững vàng (Sáng 13:14-17;15:1-7; 17:1-8), giao ước Áp-ra-ham có bảy phần đặc biệt:
       1. "Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn". Lời nầy đã được ứng nghiệm theo ba phương diện (a) Trong dòng dõi theo xác thịt "Như bụi trên đất" (Sáng 13:16; Giăng 8:37), tức là dân Hê-bơ-rơ. (b) Trong dòng dõi thuộc linh -- "hãy nhướng mắt lên..., dòng dõi ngươi như thế" (Giăng 8:39; Rô-ma 4:16, 17; 9:7, 8; Ga-la-ti 3:6, 7, 29), tức là mọi người có đức tin, vô luận dân Do-thái hay dân ngoại. (c) Cũng được ứng nghiệm bởi Ích-ma-ên (Sáng thế ký 17:18-20).
       2. "Ta sẽ ban phước cho ngươi" (Sáng thế ký 12:2). Ðược ứng nghiệm theo hai cách: (a) Về phần thuộc thể (Sáng thế ký 13:14, 15, 17; 15:18; 24:34, 35); (b) Về phần thuộc linh (Sáng thế ký 15:6; Giăng 8:56).
3. Làm nổi danh ngươi (Sáng thế ký 12:2). Áp-ra-ham là một người được cả thế giới biết tên tuổi.
4. "Ngươi sẽ thành một nguồn phước" (Sáng thế ký 12:2; Ga-la-ti 3:13, 14.)
5. "Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi". Sự ứng nghiệm của lời nầy quan hệ mật thiết với phần sau.
       6. "Rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi" (Sáng thế ký 12:3). Lời nầy được ứng nghiệm lạ lùng trong lịch sử dân Y-sơ-ra-ên bị lưu lạc. Bao giờ cũng vậy, dân nào bắt bớ người Do-thái phải chịu cực khổ, còn dân nào che chở người Do-thái thì được may mắn. Tương lai sẽ còn chứng thực nguyên tắc nầy một cách lạ lùng hơn (Phục truyền luật lệ ký 30:7; Ê-sai 14:1,2; Giô-ên 3:1-8; Mi-chê 5:7-9; A-ghê 2:22; Xa-cha-ri 14:1-3; Ma-thi-ơ 25:40,45).
       7. "Các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước" (Sáng thế ký 12:3). Ðó là lời hứa tối trọng đạo Tin lành đã được ứng nghiệm bởi dòng dõi của Áp-ra-ham, tức là Ðấng Christ (Ga-la-ti 3:16; Giăng 8 :56-58). Lời hứa nầy càng làm rõ rệt lời hứa quan hệ đến dòng dõi người nữ trong giao ước Ðức Chúa Trời lập với A-đam (Sáng thế ký 3:15).
       Chú ý.-- Sự ban đất đã bị thay đổi ít nhiều bởi những lời tiên tri về ba lần mất và được lại (Sáng thế ký 15:13, 14, 16; Giê-rê-mi 25:11, 12; Phục truyền luật lệ ký 28:62-65; 30:1-3). Hai lần mất và được lại đã được ứng nghiệm. Y-sơ-ra-ên hiện nay bị tan lạc lần thứ ba, và sẽ được phục hưng khi Ðức Chúa Jêsus trở lại làm Vua theo giao ước Ða-vít (Phục truyền luật lệ ký 30:3; Giê-rê-mi 23:5-8; Ê-xê-chi-ên 37:21-25; Lu-ca 1:30-33; Công vụ các sứ đồ 15:14-17).
       Về bảy giao ước khác, hãy xem Ê-đen: (Sáng thế ký 1:28); A-đam (Sáng thế ký 3:15); Nô-ê (Sáng thế ký 9:1); Môi-se (Xuất Ê-díp-tô ký 19:25); Pha-lê-tin (Phục truyền luật lệ ký 30:3); Ða-vít (II Sa-mu-ên  7:16); Mới (Hê-bơ-rơ 8:8).
       Tiến sĩ Scofield so sánh câu: "Ta biết rằng các ngươi là dòng dõi Áp-ra-ham" với câu: "Nếu các ngươi là con Áp-ra-ham" (Giăng 8:37, 39), và kết luận rằng hai câu ấy khác nhau vì tỏ ra dòng dõi theo thuộc thể và dòng dõi thuộc linh. Dân Y-sơ-ra-ên và dân Ích-ma-ên là dòng dõi theo thuộc thể.
       Còn hết thảy "những kẻ có đức tin là con cháu thật của Áp-ra-ham", không những người Do thái hay người dân ngoại; đó là dòng dõi thuộc linh (Rô-ma 9:6-8; Ga-la-ti 3:6, 14). Cũng xem bài "GIAO ƯỚC ÁP-RA-HAM".
       Luận về Sáng thế ký 22:, Tiến sĩ Scofield tỏ ra sự từng trải thuộc linh của Áp-ra-ham có bốn "chỗ rẽ" quan trọng, mỗi một chỗ lại phải hy sinh một điều rất quý báu cho xác thịt. Bốn "chỗ rẽ" ấy là: (1) Lìa bỏ quê hương và bà con (Sáng thế ký 12:1; tham khảo Ma-thi-ơ 10:34-39; II Cô-rinh-tô 6:14-18). (2) Lìa bỏ cháu là Lót, là người Áp-ra-ham rất yêu quí theo tình máu mủ, vì có thể kế tự mình và cũng tin Chúa như mình (II Phi-e-rơ 2:7, 8; Sáng thế ký 13:1-18). Sáng thế ký 15:1-3 tỏ ra Áp-ra-ham hoàn toàn biệt mình khỏi một người dầu là tín đồ, nhưng là

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.