I/. TÁC GIẢ:
1. Tên:
Tên A-ghê có nghĩa là “Sự vui mừng trong ngày Lễ Hội”.
2. Con người:
1. Tên:
Tên A-ghê có nghĩa là “Sự vui mừng trong ngày Lễ Hội”.
2. Con người:
- Các nhà giải nghĩa Kinh Thánh đồng ý Tiên tri A-ghê là một trong những người từ lưu đày trở về, vì ông luôn trưng dẫn niên hiệu nước Mê-đi Ba-tư.
- 2;3, suy đoán A-ghê là người già trên 80 tuổi, vì ông đã nhìn thấy đền thờ đời Sa-lô-môn, biết đền thờ đó đẹp đẽ.
- A-ghê có tánh tình hiền dịu, các bài giảng của ông phần đầu thật cứng rắn, nhưng kết luận bao giờ cũng đầy khích lệ, yên ủi.
- A-ghê là người có uy tín đối với mọi hạng người thời đó, lời ông nói thật có giá trị, được mọi người nghe theo kể cả quan trấn thủ Xô-rô-ba-bên, hoặc thầy tế lễ Giê-hô-sua, và toàn dân (1:1, 12-13; 2:1, 20-21).
II/. NIÊN HIỆU:
- Triều đại Đa-ri-út: 1:1:
Nói về vua Đa-ri-út, chúng ta cần ghi nhận lịch sử nước Mê-di Ba-tư
- Đa-ri-út người Mê-đi (Đa-ni-ên 5:31; 6:; 9:1)
- 538-529 TC.
- Chưa biết rõ Đa-ri-út nầy là ai, có lẽ là một quan trưởng người Mê-đi trong liên minh với tướng Si-ru của người Ba-tư, được Si-ru nhường cho làm vua trước. Hoặc Đa-ri-út nầy là cậu của Si-ru, hoặc là một vị tướng của liên minh Mê-đi Ba-tư vào thành Ba-by-lôn trước, tạm cai quản thành Ba-by-lôn trong khi Si-ru còn truy đuổi các lực lượng người Ba-by-lôn.
- Si-ru: 538-529 TC
Si-ru là vua cho phép người Y-sơ-ra-ên hồi hương (Ê-sai 44:28 – 45:1-4; E-xơ-ra 1:1-4).
- Cambyses: 529-522 TC.
Có lẽ là Ạt-ta-xét-xe trong E-xơ-ra 4:7-11, 23, ra lịnh ngưng xây đền thờ.
- Đa-ri-út I (Hystaspes) 521-485 TC.
Cho phép người Y-sơ-ra-ên tiếp tục xây cất đền thờ đến hoàn thành
E-xơ-ra 6:; A-ghê 1:1; Xachari 1:1
E-xơ-ra 6:; A-ghê 1:1; Xachari 1:1
- Xét-xe I (A-suê-ru) 485-465 TC.
Nổi tiếng vì giao chiến với người Hi-lạp, cưới Ê-xơ-tê làm Hoàng hậu.
- Ạ-ta-xét-xe I (Longimanus) 465-425 TC
Cho phép Nê-hê-mi xây lại thành Giê-ru-sa-lem.
- Xét-xe II: 424 TC.
- Đa-ri-út II (Nothius) 423-405 TC.
- Ạt-ta-xét-xe II (Mnemon) 405-358 TC.
- Ạt-ta-xét-xe III (Ochus) 358-338 TC.
- Arses: 338-335 TC.
- Đa-ri-út III(Codomenus) 335-331 TC.
Vua nầy là vua cuối cùng của nước Mê-di Ba-tư, bị A-lịch-sơn Đại đế người Hi-lạp đánh bại năm 331 TC. tại trận Gaugamels nổi danh trong lịch sử gần thành Ni-ni-ve.
Mùa Xuân năm 331 TC., A-lịch-sơn Đại đế từ Ai Cập tiến lên đánh quân Ba-tư tại Gaugamels phía Đông sông Tigris và Bắc Ni-ni-ve. Đây là trận quyết liệt hơn hết và cũng là trận quyết định. Nhờ thắng trận nầy, A-lịch-sơn Đại đế chiếm cả vùng Mê-sô-bô-ta-mi, tiến quân qua phía Đông. Mùa Xuân năm sau lại tiến quân lên phía Bắc đuổi theo Đa-ri-út III đến Báctria thì gặp xác Đa-ri-út bị dân chúng giết.
Có lẽ vì lòng tốt của Đa-ri-út I, nênTiên tri A-ghê đã nhắc đến tên vua ngoại bang nầy, một điều ít thấy đối với người Y-sơ-ra-ên trong truyền thống dân tộc kiêu ngạo.
Mùa Xuân năm 331 TC., A-lịch-sơn Đại đế từ Ai Cập tiến lên đánh quân Ba-tư tại Gaugamels phía Đông sông Tigris và Bắc Ni-ni-ve. Đây là trận quyết liệt hơn hết và cũng là trận quyết định. Nhờ thắng trận nầy, A-lịch-sơn Đại đế chiếm cả vùng Mê-sô-bô-ta-mi, tiến quân qua phía Đông. Mùa Xuân năm sau lại tiến quân lên phía Bắc đuổi theo Đa-ri-út III đến Báctria thì gặp xác Đa-ri-út bị dân chúng giết.
Có lẽ vì lòng tốt của Đa-ri-út I, nênTiên tri A-ghê đã nhắc đến tên vua ngoại bang nầy, một điều ít thấy đối với người Y-sơ-ra-ên trong truyền thống dân tộc kiêu ngạo.
- Ngày – Tháng:
Tiên tri A-ghê đã ghi rõ lại 4 ngày đặc biệt:
- 1:1-11 là năm thứ 2, ngày 1 tháng 6
Bài giảng cáo trách đầu tiên
- 1:12-15, ngày 24 tháng 6
Khích lệ khởi công xây đền thờ
- 2:1-9, ngày 21 tháng 7
Bài giảng về đền thờ tương lai (2:9)
- 2:10-19, ngày 24 tháng 9
Lời hứa ban thưởng cho người xây đền thờ
- 2:20-23, cùng ngày 24 tháng 9
Giới thiệu một người lãnh đạo
Như vậy, thời gian Tiên tri A-ghê hoạt động là từ ngày 1 tháng 6 năm thứ II đến 24 tháng 9, nghĩa là gần 4 tháng.
III/. BỐI CẢNH::
Như vậy, thời gian Tiên tri A-ghê hoạt động là từ ngày 1 tháng 6 năm thứ II đến 24 tháng 9, nghĩa là gần 4 tháng.
III/. BỐI CẢNH::
- Ê-xơ-ra 1:1-4 ghi lại chiếu chỉ của vua Si-ru cho phép người Y-sơ-ra-ên sau 70 năm lưu đày tại Ba-by-lôn được trở về và xây lại đền thờ.
- Tuy nhiên, chỉ có một số ít trở về (E-xơ-ra 2:) gồm:
- Thầy tế lễ:có 4 ban trong 24 ban (2:36-39) với 4.289 người.
- Người Lê-vi: 74 người (2:40)
- Người ca hát (họ A-sáp): 128 người (2:41)
- Người gác cổng: 139 người (2:42)
- Người giúp việc trong đền thờ: 392 người (2:58)
- Dân thường: 200.000 người
- Tôi mọi: 9.337 người.
- Nhưng vì lòng ganh ghét, người Sa-ma-ri vu cáo khiến vua Mê-đi Ba-tư ra lịnh đình chỉ công việc đến 15 năm. Thời gian đó làm cho dân Y-sơ-ra-ên ngã lòng, chỉ còn lo cho cuộc sống riêng mình.
- Trước tình trạng đó, Tiên tri A-ghê đã được Chúa cảm động giảng những sứ điệp nầy
IV/. BỐ CỤC:
Đề mục: XÂY LẠI NHÀ CHÚA
Câu gốc: 1:8
Đề mục: XÂY LẠI NHÀ CHÚA
Câu gốc: 1:8
- Tinh Thần Xây Lại Nhà Chúa: 1:1-15
- Tinh thần đáng trách: 1:1-11
- Chễnh mãng: 1:1-2
- Chỉ lo việc riêng: 1:3-11
- Tinh thần đáng khen: 1:12-15
- Vâng lời Chúa: 1:12-13
- Hiệp một: 1:14-15 (cả dân sự đều đến)
- Phước Hạnh Xây Lại Nhà Chúa: 2:1-19
- Phước thuộc linh: 2:1-9
- Chúa ở cùng: 2:1-5
- Vinh hiển hơn: 2:6-9
- Phước thuộc thể: 2:10-19
- Không còn thiếu thốn: 2:10-17
- Được ban phước: 2:18-19 (2:19b)
- Chỉ Huy Xây Lại Nhà Chúa: 2:20-23
- Chính Chúa: 2:20-22 (3 lần Ta sẽ)
- Đấng điều khiển trời: 2:20-21
- Đấng điều khiển đất: 2:22
- Con người: 2:23
- Đày tớ của Chúa: 2:23a
- Người Chúa chọn: 2:23b
V/. ĐẶC ĐIỂM:
- Tam Đầu Chế:
Trong sáchA-ghê 1:1, 12, 14; 2:1-2, 4, xuất hiện một hình thức Tam Đầu Chế gồm 3 chức vụ do 3 nhân vật nắm giữ:
- Tiên tri: A-ghê
- Quan trấn thủ (vua): Xô-rô-ba-bên
- Thầy tế lễ: Giê-hô-sua
Trong Tam Đầu Chế nầy, chức vụ Tiên tri của A-ghê đóng vai trò chỉ đạo tư tưởng, từ đó tạo một sức mạnh tối cần thiết và có kết quả.
Tuy nhiên, qua sách A-ghê, chúng ta cũng thấy 3 chức vụ có tính cách hỗ tương với nhau, không hề có bên trọng bên khinh:
Tuy nhiên, qua sách A-ghê, chúng ta cũng thấy 3 chức vụ có tính cách hỗ tương với nhau, không hề có bên trọng bên khinh:
- Tiên tri: truyền đạt mạng lịnh của Đức Chúa Trời (chức năng của Tiên tri A-ghê)
- Trọng tâm sứ điệp là Đền thờ (chức năng của thầy tế lễ Giê-hô-sua)
- Mỗi lần nhắc đến tên, thì sứ điệp đặt Xô-rô-ba-bên lên hàng thứ nhất. Và kết thúc sứ điệp (2:20-23), chỉ còn lại Xô-rô-ba-bên
Qua đó, Đức Chúa Trời đã dùng sách tiên tri A-ghê để bày tỏ chương trình của Đức Chúa Trời cai trị dân Chúa cùng cả đất, trong đó tất cả làm hình bóng về Chúa Jêsus Christ.
Trải qua lịch sử Y-sơ-ra-ên trong Cựu Ước, 3 chức vụ nầy không bao giờ lẫn lộn, nhưng phối hợp. Một sự lấn quyền là vi phạm luật của Đức Chúa Trời:
Trải qua lịch sử Y-sơ-ra-ên trong Cựu Ước, 3 chức vụ nầy không bao giờ lẫn lộn, nhưng phối hợp. Một sự lấn quyền là vi phạm luật của Đức Chúa Trời:
- I Samuên 13:8-14, Sau-lơ đang làm vua, lại dám lấn quyền thầy tế lễ, nên bị Chúa phạt mất ngôi vua.
- II Sử 26:16-21, vua Ô-xia lấn quyền thầy tế lễ nên bị Chúa phạt mắc bịnh phung.
Phải đợi đến Chúa Jêsus Christ, 3 chức vụ đó được kết hợp trong một mìnhNgài theo trình tự:
- Chúa Jêsus rao giảng Tin Lành: chức năng tiên tri
- Chúa Jêsus dâng mình chịu chết: chức năng thầy tế lễ
- Chúa Jêsus tái lâm làm vua: chức năng của Vua.
Nghĩa là cuối cùng Chúa Jêsus làm VUA như cuối cùng sứ điệp của A-ghê:Xô-rô-ba-bên là vua.
- Đền thờ:
Qua sách A-ghê, đền thờ đã trở nên trung tâm sinh hoạt của dân Y-sơ-ra-ên sau khi hồi hương, đền thờ là nguyên nhân đem họa hay phước cho quốc gia.
- 1:3-11, đền thờ là nguyên nhân tai vạ mà Chúa hình phạt nền kinh tế của Y-sơ-ra-ên, khi họ bỏ phế đền thờ chỉ lo việc riêng.
- 2:5, 19b, đền thờ là nguyên nhânphước hạnh.
Điều chắc chắn là đền thờ không ban phước hay giáng họa, nhưng tham khảo II Sử 6:20-42; 7:12-22, giữa lời cầu nguyện của Sa-lô-môn và lời đáp của Đức Chúa Trời, chứng tỏ đền thờ được dùng như một phương tiện đo lường, kiểm soát tấm lòng của dân Chúa đối với Chúa.
Chúa Jêsus xác nhận giá trị của đền thờ là ở nơi tấm lòng (Giăng 4:21-24
Chúng ta có thể kết luận về đề tài Đền thờ qua sách A-ghê như sau:
Chúa Jêsus xác nhận giá trị của đền thờ là ở nơi tấm lòng (Giăng 4:21-24
Chúng ta có thể kết luận về đề tài Đền thờ qua sách A-ghê như sau:
- ĐOẠN 1:
Một sự bỏ quên đền thờ của Chúa (1:4) là điều đáng trách; một sự quan tâm Nhà Chúa bao giờ cũng được khuyến khích (1:13-14; Giăng 2:14-17)
- ĐOẠN 2:1-19
Vấn đề không phải là cái đẹp bên ngoài (khi khả năng không có – 2:3-5), một tấm lòng yêu mến Chúa thì muốn xây dựng một đền thờ đẹp cho Chúa. Nhưng một đền thờ đẹp chưa chắc có một tấm lòng yêu Chúa (Mác 13:1-2, vua Hê-rốt xây dựng đền thờ rất đẹp tại Giê-ru-sa-lem nhưng không phải do lòng yêu mến Chúa mà chỉ vì muốn lấy lòng người Y-sơ-ra-ên).
- ĐOẠN 2:20-23
Có một đền thờ đẹp, cũng phải có một người cai quản xứng đáng (2:23)
Rốt lại, một Hội Thánh phát triển hay Hội Thánh muốn được Đức Chúa Trời ban phước cần có 3 yếu tố:
Rốt lại, một Hội Thánh phát triển hay Hội Thánh muốn được Đức Chúa Trời ban phước cần có 3 yếu tố:
- Tinh thần nóng cháy (1:4) của toàn thể (Công vụ 1:14; 2:4; 4:31)
- Tận hiến vật chất, dù không đầy đủ
- Con người thật là Đày tớ của Chúa, được tin cậy như ấn tín của Chúa (Ê-x. 22;30; Ê-sai 6:8)
Đề mục: BÀI GIẢNG THỨ NHẤT CỦA A-GHÊ
Kinh thánh: A-ghê 1:1-15
Câu gốc: A-ghê 1:7-8
Mục đích: Xem xét lý do thất bại trong đời sống.
I/. NGUỒN GỐC BÀI GIẢNG THỨ NHẤT CỦA A-GHÊ:
- A-ghê 1:1-2
- Đọc qua câu 1, chúng ta thấy đối tượng nghe A-ghê giảng ngoài dân chúng bình thường còn có một thành phần rất đặc biệt – đó là thành phần lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên hồi hương sau 70 năm lưu đày:
- Đối tượng thứ I nghe A-ghê giảng là Xô-rô-ba-bên, con trai Sa-la-thi-ên, là quan trấn thủ xứ Giu-đê, tức là người cầm quyền trên dân Y-sơ-ra-ên. Xô-rô-ba-bên không phải là vua, nhưng có thể xem là vua, vì lúc bấy giờ dân Y-sơ-ra-ên vẫn còn ở dưới sự cai trị của Đế quốc Phe-rơ-sơ, họ chỉ được đặc ân của vua Phe-rơ-sơ cho hồi hương sau 70 năm lưu đày từ đời Đế quốc Ba-by-lôn.
- Đối tượng thứ II nghe A-ghê giảng là Giê-hô-sua, là thầy tế lễ cả, người nắm giữ tất cả uy quyền tôn giáo trong dân Y-sơ-ra-ên.
- Đối tượng thứ III nghe A-ghê giảng là Dân Y-sơ-ra-ên.
Dân Y-sơ-ra-ên là ai?
Mỗi lần nhắc đến Dân Y-sơ-ra-ên, Kinh thánh thường nói đến Ấy là một dân bội nghịch và hay nói trái, nghĩa là họ thường làm ngược lại Lời Chúa phán dạy với họ.
Giê-rê-mi 20:8, mỗi lần Tiên tri Giê-rê-mi giảng Lời Chúa cho dân Y-sơ-ra-ên, là mỗi lần ông bị sỉ nhục chê cười cả ngày…
Ô-sê 8:12, Chúa phán: Ta đã chép luật lệ ta cho nó một vạn điều, nhưng nó coi như chẳng can gì đến mình, nghĩa là dân Y-sơ-ra-ên không thích, không quan tâm đến Lời Chúa đối với đời sống của họ.
Chắc chắn chúng ta nhớ là chính Chúa Jêsus cũng bị dân Y-sơ-ra-ên ném đá (Luca 4:28-30), để rồi cuối cùng họ đóng đinh Chúa Jêsus vì cứng lòng không chịu nghe Lời Chúa phán với đời sống họ.
Nhất là dân Y-sơ-ra-ên thời của A-ghê là dân dù đã bị phạt 70 năm lưu đày, được trở về, vẫn không tỉnh thức trở lại với Chúa, họ vẫn lười biếng thuộc linh khi nói đến làm công việc Chúa: Dân nầy nói rằng: Thì giờ chưa đến, tức là thì giờ xây lại nhà Đức Giê-hô-va.
Mỗi lần nhắc đến Dân Y-sơ-ra-ên, Kinh thánh thường nói đến Ấy là một dân bội nghịch và hay nói trái, nghĩa là họ thường làm ngược lại Lời Chúa phán dạy với họ.
Giê-rê-mi 20:8, mỗi lần Tiên tri Giê-rê-mi giảng Lời Chúa cho dân Y-sơ-ra-ên, là mỗi lần ông bị sỉ nhục chê cười cả ngày…
Ô-sê 8:12, Chúa phán: Ta đã chép luật lệ ta cho nó một vạn điều, nhưng nó coi như chẳng can gì đến mình, nghĩa là dân Y-sơ-ra-ên không thích, không quan tâm đến Lời Chúa đối với đời sống của họ.
Chắc chắn chúng ta nhớ là chính Chúa Jêsus cũng bị dân Y-sơ-ra-ên ném đá (Luca 4:28-30), để rồi cuối cùng họ đóng đinh Chúa Jêsus vì cứng lòng không chịu nghe Lời Chúa phán với đời sống họ.
Nhất là dân Y-sơ-ra-ên thời của A-ghê là dân dù đã bị phạt 70 năm lưu đày, được trở về, vẫn không tỉnh thức trở lại với Chúa, họ vẫn lười biếng thuộc linh khi nói đến làm công việc Chúa: Dân nầy nói rằng: Thì giờ chưa đến, tức là thì giờ xây lại nhà Đức Giê-hô-va.
- Với những đối tượng như vậy, vừa là người cầm quyền, vừa là người có chức vụ cao trong Tôn giáo, vừa là những người cứng lòng, hay chống nghịch với Lời Chúa, nên ngay câu đầu tiên của Bài giảng thứ nhất, A-ghê đã xác nhận nguồn gốc Bài giảng của ông:
- Có lời của Đức Giê-hô-va cậy …, A-ghê xác nhận nguồn gốc Bài giảng của ông là từ nơi Đức Giê-hô-va
Đức Giê-hô-va là ai?
A-ghê đã xưng Danh Chúa là Giê-hô-va, ông muốn nhắc lại một Danh xưng giao ước mà người Y-sơ-ra-ên nào cũng biết. Đây là Danh xưng mà Chúa xưng riêng với dân Y-sơ-ra-ên, là tuyển dân của Ngài.
Chẳng những A-ghê xưng Danh Giê-hô-va, mà ông còn nhấn mạnh đặc điểm Danh xưng nầy trong câu 2, Đức Giê-hô-va vạn quân có phán như vầy… bày tỏ sức mạnh của Chúa trước khi rao báo một sự đoán phạt nào đó, rất được các Tiên tri thời Tiền Lưu đày dùng để rao báo án phạt trước tội lỗi của dân Chúa (Ê-sai 1:9, 24)
Khi xưng Danh của Chúa như vậy, người nghe chắc chắn phải ý thức nội dung bài giảng sẽ là một sứ điệp cứng rắn, mạnh mẽ.
A-ghê đã xưng Danh Chúa là Giê-hô-va, ông muốn nhắc lại một Danh xưng giao ước mà người Y-sơ-ra-ên nào cũng biết. Đây là Danh xưng mà Chúa xưng riêng với dân Y-sơ-ra-ên, là tuyển dân của Ngài.
Chẳng những A-ghê xưng Danh Giê-hô-va, mà ông còn nhấn mạnh đặc điểm Danh xưng nầy trong câu 2, Đức Giê-hô-va vạn quân có phán như vầy… bày tỏ sức mạnh của Chúa trước khi rao báo một sự đoán phạt nào đó, rất được các Tiên tri thời Tiền Lưu đày dùng để rao báo án phạt trước tội lỗi của dân Chúa (Ê-sai 1:9, 24)
Khi xưng Danh của Chúa như vậy, người nghe chắc chắn phải ý thức nội dung bài giảng sẽ là một sứ điệp cứng rắn, mạnh mẽ.
- A-ghê cũng nhắc cho những người nghe ông giảng biết rằng ông chỉ là công cụ của Chúa CẬY, nhờ ông phán ra, ông chỉ là một TIÊN TRI, nghĩa là “phát ngôn nhân” của Đức Chúa Trời
- Đây là bài học mà Tiên tri A-ghê dạy cho Cơ-đốc nhân chúng ta ngày nay. Lý do mà ngày nay Lời Chúa “dường như” không có quyền năng, hoặc không còn hấp dẫn người nghe là vì:
- Cơ-đốc nhân chúng ta không còn tin quyết rằng Lời Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm nữa, nên khi nói về Lời Chúa, họ không dám khẳng định như Tiên tri A-ghê đã khẳng định: Có lời của Đức Giê-hô-va phán, Chúa phán, Kinh thánh phán, do đó người nghe cũng không thấy Kinh thánh có ích lợi gì đối với đời sống của họ.
- Hãy nghe những bài giảng ngày nay, anh chị em có thấy nó giống một bài luận văn Tôn giáo không, rất nhiều lý luận thay vì giải thích chính Lời Chúa phán. Lý do là vì Cơ-đốc nhân chúng ta ngày nay nghĩ rằng người ta muốn nghe những chuyện mà Phaolô gọi là “chuyện huyễn”, người ta ham nghe những lời êm tai, những lời theo tư dục.
- Cảm ơn Chúa, Tiên tri A-ghê biết rằng sau 70 lưu đày, điều mà người ta thiếu chính là thiếu Lời Đức Chúa Trời, nên ông giảng là giảng Lời Chúa. Tiên tri cũng biết rằng chính những người lãnh đạo cho đến người dân ai cũng đều cần nghe Lời Chúa phán, không phải nghe lời của một Tiên tri – là lời của con người.
- Đó là lý do khiến Phaolô trước giờ bị xử tử vì Chúa, ông đã viết những lời tâm huyết gởi cho Ti-mô-thê trong II Timôthê 3:14-17, “về phần con, hãy đứng vững trong những sự con đã đem lòng tin chắc mà học và nhận lấy… từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ. Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn…
- Anh chị em có biết nguòi nói những lời mà chúng ta vừa đọc là ai không? Đúng, đó là Phaolô, ông là người nổi tiếng về học vấn trong thời kỳ Triết học và sự khôn ngoan của người Hi-lạp thịnh hành nhất. Một người như Phaolô sau bao nhiêu năm miệt mài học hỏi, cuối cuộc đời ông khẳng định chỉ có Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời có thể khiến người học, đọc, tin, trở nên khôn ngoan và được cứu; Kinh thánh mới có ích cho sự dạy dỗ bẻ trách, sửa trị, dạy con người trong sự công bình, trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời và con người.
- Xin Chúa cho mỗi chúng ta là người tin Chúa đang sống trong thời kỳ cuối cùng đứng vững và tin chắc nơi Lời Chúa là Kinh thánh, hầu cho trở nên người khôn ngoan, trọn vẹn trước mặt Chúa và loài người.
II/. NỘI DUNG BÀI GIẢNG THỨ NHẤT CỦA A-GHÊ:
- A-ghê 1:3-11
- Như chúng ta đã được Tiên tri A-ghê loan báo trước về nội dung Bài giảng nầy của ông qua Danh xưng Đức Giê-hô-va vạn quân (1:2), nội dung Bài giảng sẽ là một Sứ điệp cứng rắn, mạnh mẽ, mang tánh chất quở trách.
- Quả đúng như vậy!
- 1:3-4, một lần nữa A-ghê nhắc lại Bài giảng của ông là lời của Chúa phán qua ông, ông chỉ là máy phóng thanh cho Chuá mà thôi. Chúa phán gì qua A-ghê?
- Câu 4, Chúa trách dân sự của Chúa, trong đó có quan trấn thủ Xô-rô-ba-bên, có thầy tế lễ cả Giê-hô-sua, có toàn thể dân sự, họ đã không quan tâm lo công việc Nhà Chúa, mà chỉ lo cho nhà riêng của mình.
- Hai chữ: “trần ván” được dùng để làm nổi bật hai chữ “hoang vu”. Nhà riêng thì đẹp, sang trọng. Vì nhà của người Y-sơ-ra-ên thường làm bằng đất hay bằng đá, mái nhà của người dân làm bằng đất nện trộn rơm cỏ, có thể dở mái nhà ra được (Mác 2:4). Trong khi đó, khi Sa-lô-môn xây Đền thờ cho Chúa hoặc xây cung điện cho vua, thì vua Sa-lô-môn dùng gỗ bá hương bọc vách, làm trần nhà (I Vua 6:15-18; 7:1-3).
- Lối kiến trúc hiện nay cũng thường làm như vậy, người ta cũng thường dùng gỗ quí để đóng trần, bọc vách, lót sàn nhà.
- Nói chung lại, không phải dân Chúa nghèo tiền bạc, vì họ có khả năng xây nhà riêng như những cung điện, nhưng họ nghèo lòng yêu Chúa, không quan tâm đến sự “hoang vu” của Nhà Chúa.
- Dường như tinh thần quan tâm nhà riêng bỏ quên Nhà Chúa, bỏ quên công việc Chúa từ thời A-ghê đã truyền đến ngày nay.
- Tại Việt nam, khi phong trào tái thiết Nhà thờ bùng nổ hoặc Hội Thánh cần làm một công việc gì, thì điều đầu tiên các Tôi tớ con cái Chúa nhớ đến là trông đợi sự viện trợ từ nước ngoài, đến nỗi có lời ví von qua Thi thiên 121:1-2, tôi ngước mắt lên trên núi, sự tiếp trợ tôi đến từ đâu? Sự tiếp trợ tôi đến từ USA, Australia, Canada, Korea – thay vì từ Đức Giê-hô-va.
Có một lần đến giảng tại một Hội Thánh, tôi hỏi con cái Chúa: Dâng tiền cho Chúa có phước hay vô phước? Ai nấy đều quả quyết là “có phước”. Tôi liền nói với con cái Chúa: “Tôi tin như vậy và chắc chắn Hội Thánh tại Hàn quốc cũng tin như vậy, nên họ đã dâng hiến tiền bạc để giúp đỡ công việc Chúa tại đây. Tiếc thay chúng ta đã nhường cái phước đó cho họ”.
Lịch sử Hội Thánh tại Việt nam đã từng học một bài học nầy. Năm 1941, khi các Giáo sĩ ngoại quốc bị người Nhật bắt tập trung tại Mỹ tho, mọi nguồn giúp đỡ từ Mỹ không còn nữa, nhiều Nhà thờ tại Miền Bắc bị đóng cửa vì các Mục sư Truyền đạo không được cung cấp lương, mà tín đồ thì từ trước đã giao phó trách nhiệm vật chất cho Hội Truyền Giáo.
Cảm ơn Chúa, Chúa đã dùng Mục sư Lê-văn-Thái từ Hà nội vô Miền Nam đến Cần thơ giảng Bồi linh, Lời Chúa đã cảm động nhiều người dâng hiến tiền bạc, của cải, ngay cả những tư trang, vật dụng của mình có như: đồng hồ, nón đội, bông tai, áo khoác,… với lời nói trong nước mắt: vì công việc Chúa tại Miền Bắc, tôi xin dâng món nầy… Rồi cơn phục hưng dâng hiến đó lan tràn đến Miền Trung. Khi về đến Hà nội, Mục sự Thái đã đem tất cả số dâng hiến có được từ tiền bạc đến tư trang, vật dụng bày ra giữa Nhà thờ Hà nội. Lập tức tấm long con cái Chúa tại Miền Bắc tan vỡ, họ khám phá ra rằng họ cũng có tất cả những gì mà con cái Chúa tại Miền Nam, Miền Trung có, nhưng họ mãi lo cho nhà riêng mà không quan tâm đến Nhà Chúa. Cảm ơn Chúa, con cái Chúa đã ăn năn, họ bằng lòng bỏ tiền ra mua lại những vật dụng đó với giá cao để làm kỳ niệm sự yếu đuối của họ.
Lịch sử Hội Thánh tại Việt nam đã từng học một bài học nầy. Năm 1941, khi các Giáo sĩ ngoại quốc bị người Nhật bắt tập trung tại Mỹ tho, mọi nguồn giúp đỡ từ Mỹ không còn nữa, nhiều Nhà thờ tại Miền Bắc bị đóng cửa vì các Mục sư Truyền đạo không được cung cấp lương, mà tín đồ thì từ trước đã giao phó trách nhiệm vật chất cho Hội Truyền Giáo.
Cảm ơn Chúa, Chúa đã dùng Mục sư Lê-văn-Thái từ Hà nội vô Miền Nam đến Cần thơ giảng Bồi linh, Lời Chúa đã cảm động nhiều người dâng hiến tiền bạc, của cải, ngay cả những tư trang, vật dụng của mình có như: đồng hồ, nón đội, bông tai, áo khoác,… với lời nói trong nước mắt: vì công việc Chúa tại Miền Bắc, tôi xin dâng món nầy… Rồi cơn phục hưng dâng hiến đó lan tràn đến Miền Trung. Khi về đến Hà nội, Mục sự Thái đã đem tất cả số dâng hiến có được từ tiền bạc đến tư trang, vật dụng bày ra giữa Nhà thờ Hà nội. Lập tức tấm long con cái Chúa tại Miền Bắc tan vỡ, họ khám phá ra rằng họ cũng có tất cả những gì mà con cái Chúa tại Miền Nam, Miền Trung có, nhưng họ mãi lo cho nhà riêng mà không quan tâm đến Nhà Chúa. Cảm ơn Chúa, con cái Chúa đã ăn năn, họ bằng lòng bỏ tiền ra mua lại những vật dụng đó với giá cao để làm kỳ niệm sự yếu đuối của họ.
- Tại Hoa kỳ, chính người chưa tin Chúa cũng nhìn thấy là người Hàn quốc thành công trong việc mua Nhà thờ, người Hàn quốc có rất nhiều Nhà thờ. Câu hỏi thường được đặt ra là tại sao họ có tiền mua được Nhà thờ? Câu trả lời là họ sẵn sàng cho mượn credit của họ cả trăm ngàn để góp lại mua Nhà thờ. Trong khi đó, Cơ-đốc nhân Việt nam chúng ta có mặt trên nước Mỹ trước họ chưa có nhà thờ nào giá trị như người Hàn quốc đã có. Tại sao?
Lời của Chúa trong A-ghê 1:4 là câu trả lời: vì chúng ta ở trong nhà có trần ván, còn nhà của Chúa thì hoang vu.
Về phương diện đức tin cũng vậy, các tôn giáo đến nước Mỹ sau Tin Lành và nước Mỹ là nước Tin Lành, thế mà 30 sau (1975-2005), các Tôn giáo đều đông lên, giàu lên, còn Tin Lành càng ngày càng ít đi, nghèo đi. Tại sao? A-ghê 1:4 là câu trả lời chính xác.
Về phương diện đức tin cũng vậy, các tôn giáo đến nước Mỹ sau Tin Lành và nước Mỹ là nước Tin Lành, thế mà 30 sau (1975-2005), các Tôn giáo đều đông lên, giàu lên, còn Tin Lành càng ngày càng ít đi, nghèo đi. Tại sao? A-ghê 1:4 là câu trả lời chính xác.
- Anh chị em ơi, Lời Chúa mà A-ghê truyền lại là lời Chúa quở trách, không phải là lời khen, chúng ta không thể khinh dễ mà bỏ qua.
- Một lần nữa phải hỏi Tại sao không thể bỏ qua lời trách của Chúa?
- Vì anh chị em hãy nghe những lời tiếp theo từ 1:5 đến câu 11,
- 1:6, các ngươi gieo nhiều mà gặt ít; ăn mà không no; …
- 1:9, các ngươi trông nhiều mà được ít; các ngươi đem vào nhà, thì ta đã thổi lên trên
- 1:10-11, cho nên, vì cớ các ngươi, trời giữ móc lại, và đất giữ bông trái lại….
- Hãy nhìn vào ngay đất nước Hoa kỳ nầy để thấy Lời Đức Chúa Trời trong sách A-ghê ứng nghiệm. Chúa đã ban cho Đất Nước nầy sự phồn thịnh, giàu có, nhưng bây giờ dân tộc nầy đã quên Đức Chúa Trời, những gì theo Lời Chúa dạy đã bị thưa kiện để đổi lấy những điều đi ngược lại Lời Chúa dạy. Hậu quả là gì? Hậu quả là suốt mấy chục năm nay, Nước Mỹ phải gánh chịu biết bao tai họa, thiên tai, chiến tranh, kinh tế đi xuống, tội ác thêm nhiều.
- Hãy nhìn vào chính mỗi Cơ-đốc nhân Việt nam chúng ta để thấy lời quở trách của Chúa từ thời A-ghê vẫn còn giá trị trên chúng ta. Không phải chúng ta nghèo, không phải Hội Thánh không phát triển, mà như Chúa phán: Ấy là tại nhà ta thì hoang vu, mà các ngươi ai nấy lo xây nhà riêng mình.
- Xin Chúa cho mỗi chúng ta biết kính sợ Chúa khi nghe những lời quở trách nầy, để sửa lại đường lối mình trước thềm Năm Mới Bính Tuất. Chúa phán:
- 1:5, Vậy bây giờ Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vầy: Các ngươi khá xem xét đường lối mình
- 1:7-8, Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vầy: Các ngươi khá xem xét đường lối mình. Hãy lên núi, đem gỗ về, và xây nhà nầy, thì ta sẽ lấy nó làm vui lòng ….
III/. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI BÀI GIẢNG THỨ NHẤT CỦA A-GHÊ:
- 1:12-15
- Cảm ơn Chúa, dù đối tượng nghe A-ghê giảng là những người khó nghe, khó chịu, nhưng kỳ diệu thay, dù họ là những người cứng lòng, hay chống nghịch Lời Chúa, thế mà sau khi nghe bài giảng của A-ghê đầy những lời quở trách, họ không hề tức giận, không chỉ trích phê phán: Ông A-ghê ơi, ông tưởng mình là ai mà dám mượn Danh Chúa quở trách chúng tôi? Hoặc không ai nói: Ông A-ghê ơi, ông thông cảm đi, vì chúng tôi đã bị lưu đày 70 năm cực khổ lắm rồi, hãy để cho chúng tôi hưởng thụ một thời gian. Và chúng ta cũng không nghe ai nói: “Tuần sau không mời ông A-ghê giảng nữa, hay là chúng ta đi qua chỗ khác”.
- Tôi nói như vậy, vì trên nước Mỹ nầy, sau những ngày chết chóc, gian khổ vì vượt biên hoặc trắng tay rời bỏ quê hương, trong Hội Thánh bắt đầu có những lời căn dặn các Mục sư:
- Mục sư đừng giảng dâng tiền, nếu nói đến dâng tiền, tín đồ họ sẽ bỏ đi qua nơi khác.
- Mục sư đừng giảng mạnh, ở Mỹ mà, tín đồ sẽ tự ái không đi nhóm nữa.
- Mục sư đừng hô hào truyền giảng, đừng hô hào học Kinh Thánh, cầu nguyện, tín đồ không có thì giờ, hô hào là họ ngại họ không đi nhóm nữa.
- Còn nhiều lời căn dặn các Mục sư nữa.
- Anh chị em ơi, Quan trấn thủ Xô-rô-ba-bên đã không tự ái vì mình là người có quyền thế, cai trị lại bị quở trách; Thầy tế lễ cả Giê-hô-sua cũng không hề ganh tị khi nghe Tiên tri A-ghê quở trách ông để Nhà của Chúa hoang vu, cũng không hề biện hộ; Toàn thể dân Chúa không giận, không hăm dọa bỏ đi nơi khác.
- Trái lại, câu 12 là những hình ảnh thật cảm động:
- Vậy, Xô-rô-ba-bên… Giê-hô-sua - những người có chức quyền, cùng cả dân sót lại vâng theo tiếng của Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình và vâng theo lời của đấng tiên tri A-ghê…
- Dân sự đều sợ sệt trước mặt Đức Giê-hô-va.
- Bao giờ thì Chúa sẽ tìm thấy được những hình ảnh bày tỏ thái độ đối với Lời Chúa như vậy trong ngày nay?
- Một điều cảm ơn Chúa thêm nữa là vừa khi dân Chúa vâng theo tiếng Chúa với lòng kính sợ, thì ngay lập tức họ nhận được hai phước hạnh từ Chúa:
- 1:13, họ được nghe Chúa phán: Ta ở cùng các ngươi…
- 1:14, họ được Chúa giục lòng Xô-rô-ba-bên, Chúa giục lòng Giê-hô-sua, Chúa giục lòng cả dân sót lại,… tất cả đều đến, làm việc tại nhà Đức Giê-hô-va.
- Trong câu 14, những dòng cuối có một từ ngữ rất đặc biệt, chữ MÌNH, họ đều đến, làm việc nơi nhà Đức Giê-hô-va vạn quân, LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI MÌNH.
- Tôi thích chữ MÌNH nầy, vì từ ngữ đó nói lên thái độ từ vua cho đến chí dân, thảy đều lo công việc nhà Chúa không phải như người làm công, không phải vì ép tình, không vì lợi dơ bẩn, không phải vì trách nhiệm đươc chia, song vui lòng mà làm, hết lòng mà làm và để làm gương tốt cho cả bầy (I Phierơ 5:2-3). Họ đã làm công việc Chúa như làm cho Cha mình, Đức Chúa Trời mình, của chính mình như thư Hêb. 3:5-6, so sánh: Môi-se trung tín như một tôi tớ, còn Chúa Jêsus Christ thì trung tín như con trai quản trị nhà Chúa. Nguyện Chúa tìm thấy tất cả chúng ta ở đây là những người con trung tín của Chúa.
Đề mục: BÀI GIẢNG THỨ II CỦA A-GHÊ: KHÍCH LỆ
Kinh Thánh: A-ghê 2:1-9
Câu gốc: A-ghê 2:4
Mục đích: Sau khi dân Chúa tỉnh thức ăn năn khi nghe Lời Chúa quở trách trong Bài Giảng thứ I, Chúa đã dùng A-ghê khích lệ dân Chúa can đảm phục vụ Chúa trong hoàn cảnh khó khăn.
I/. NGUYÊN NHÂN CÓ BÀI GIẢNG THỨ II: NHU CẦN ĐƯỢC KHÍCH LỆ:
Kinh Thánh: A-ghê 2:1-9
Câu gốc: A-ghê 2:4
Mục đích: Sau khi dân Chúa tỉnh thức ăn năn khi nghe Lời Chúa quở trách trong Bài Giảng thứ I, Chúa đã dùng A-ghê khích lệ dân Chúa can đảm phục vụ Chúa trong hoàn cảnh khó khăn.
I/. NGUYÊN NHÂN CÓ BÀI GIẢNG THỨ II: NHU CẦN ĐƯỢC KHÍCH LỆ:
- 2:1-3
- Điều rất cảm động cho chúng ta là sau khi nghe Lời Chúa trong Bài giảng thứ I của A-ghê, từ Quan trấn thủ Xô-rô-ba-bên, đến thầy tế lễ Giê-hô-sua, và dân sự đều vâng theo Lời Chúa dạy, họ chẳng hề phàn nàn hay giải thích để bào chữa về sự yếu đuối của chính mình (1:12). Trái lại họ giục lòng nhau đến làm việc nơi nhà Đức Giê-hô-va (1:14).
- Đó là ngày 24 tháng 6.
- 2:1, sau gần một tháng, tức là ngày 21 tháng 7, đã có vấn đề xảy ra, nó ở trước mắt các ngươi há chẳng phải như là hư không sao? (2:3b).
- Những lời đó có nghĩa gì? Hai chữ “hư không” có nghĩa là vô ích, hoặc không hi vọng gì hoàn thành. Tại sao có sự “hư không” như vậy?
- Để biết được tại sao có hai chữ “hư không” đó, chúng ta phải tham khảo với sách E-xơ-ra và sách Nê-hê-mi là sách của hai người đồng thời và có liên quan với Tiên tri A-ghê dẫn dân Y-sơ-ra-ên hồi hương về tái thiết thành Giê-ru-sa-lem và Đền thờ.
- E-xơ-ra 4:1-5, việc tái thiết Đền thờ dưới sự chỉ huy của Xô-rô-ba-bên, và Giê-hô-sua đã gặp những kẻ thù nghịch phá hoại bằng cách làm cho dân Chúa ngã lòng nhát sợ trong khi xây cất, bên ngoài chúng dùng tiền bạc hối lộ những người cầm quyền thời bấy giờ cáo kiện dân Chúa (E-xơ-ra 4:4-5). Thật đầy dẫy sự ngăn trở từ bên trong lẫn bên ngoài, thiếu thốn từ tinh thần lẫn vật chất
- Nê-hê-mi 4:1-12, Còn đang lúc xây dựng vách thành Giê-ru-sa-lem cũng chẳng khác hơn. Bên ngoài, kẻ thù nghịch giận dữ, chế nhạo (4:1) với tất cả giọng khinh dễ với chiến tranh tâm lý, khủng bố tinh thần dân Chúa:
4:1-2, kẻ thù nghịch gọi dân Chúa hồi hương là những kẻ yếu nhược, trong một ngày làm sao xong được, đá cháy rồi … có thể do nơi đống bụi đất mà làm thành đá sao? – nghĩa là dân Chúa không có vật liệu để xây dựng.
4:3, kẻ thù nghịch còn khinh dễ để nói rằng một con chồn leo lên vách thành mà dân Chúa mới xây dựng, tất sẽ đánh nó sập xuống liền – nghĩa là chỉ cần một con chồn cũng phá được công tác xây dựng của dân Chúa.
4:10, trước mắt dân Chúa là những đống đổ nát, sức lực thì không có đủ để dọn dẹp, rõ ràng dân sự đều thấy đây là công tác không khả thi.
4:3, kẻ thù nghịch còn khinh dễ để nói rằng một con chồn leo lên vách thành mà dân Chúa mới xây dựng, tất sẽ đánh nó sập xuống liền – nghĩa là chỉ cần một con chồn cũng phá được công tác xây dựng của dân Chúa.
4:10, trước mắt dân Chúa là những đống đổ nát, sức lực thì không có đủ để dọn dẹp, rõ ràng dân sự đều thấy đây là công tác không khả thi.
- Nói tóm lại, khi nghe Lời Chúa, ai cũng muốn đứng lên làm công việc Chúa, nhưng khi đứng lên làm thì thực tế trước mắt đã làm cho mọi người ngã lòng thối chí: kẻ thù thì luôn tấn công, tấn công từ sức mạnh đến tấn công tâm lý; vật chất thì không có đủ để xây dựng công việc Chúa, trước mắt họ là những đống đổ nát nằm đó 70 năm rồi, rác và chỉ là rác, kẻ thù nói đúng dân Chúa không đủ khả năng và không đủ phương tiện.
- Và tai họa về tâm lý hơn nữa như chính Chúa phán qua Tiên tri A-ghê (2:3), những người hồi hương là những người từng thấy vinh quang của Đền thờ trước lưu đày, bây giờ đứng trước những con số KHÔNG (0) to lớn, chắc chắn họ không thể tin rằng sẽ dựng lại vinh quang như vậy. Chính Chúa cũng nhìn nhận những con số KHÔNG (0) – “hư không” mà mọi người thấy.
- Điều mà chúng ta cảm tạ Chúa là Chúa của chúng ta là Đức Chúa Trời thực tế, Chúa không phủ nhận những khó khăn mà con cái Chúa đang gặp, mà Chúa luôn luôn cảm thông
Xuất. 4:10-12, khi Môi-se nêu ra những kém thiếu khả năng “nói” của ông, Chúa không phủ nhận, và sẵn sàng để giúp đỡ cho Môi-se
Hê-bơ-rơ 4:15 xác nhận chúng ta có Chúa Jêsus Christ là thầy tế lễ thượng phẩm cảm thông với sự yếu đuối của chúng ta, từng bị thử thách như chúng ta.
Hê-bơ-rơ 4:15 xác nhận chúng ta có Chúa Jêsus Christ là thầy tế lễ thượng phẩm cảm thông với sự yếu đuối của chúng ta, từng bị thử thách như chúng ta.
- Cảm ơn Chúa, Chúa đã thấy tình cảnh của dân Chúa đứng trước những con số KHÔNG (0), hư không, họ cần được khích lệ, nên Chúa đã ban cho dân Chúa bài giảng thứ hai qua Tiên tri A-ghê để khích lệ họ.
II/. NỘI DUNG BÀI GIẢNG THỨ II: CÁCH KHÍCH LỆ.
- 2:4-5
- Với 2 câu Kinh Thánh nầy, chúng ta có 4 điều đáng chú ý về sự khích lệ:
- Ai khích lệ:
- Điều khiến chúng ta là con cái Chúa thật được cảm động là CHÍNH CHÚA KHÍCH LỆ dân Chúa! Không phải là Tiên tri A-ghê khích lệ, mặc dù A-ghê là Tiên tri, nhưng rõ ràng ông cũng là con người, mà là con người thì có biết bao yếu đuối. Kinh Thánh cho chúng ta thấy các Thánh đồ dù được ơn Chúa cách nào, chính họ cũng cần được khích lệ, chứ không phải họ khích lệ người khác:
- Giô-suê 1:9, đứng trước trách nhiệm nhận lãnh từ Môi-se, Giô-suê thật đầy lo sợ. Cảm ơn Chúa, chính Chúa đã khích lệ Giô-suê Vững lòng bền chí …
- Quan xét 6:15-16, Ghê-đê-ôn đầy lo sợ khi nghe Chúa kêu gọi ông dẫn dân Chúa đánh quân Ma-đi-an. Cảm ơn Chúa, Chúa đã khích lệ Ghê-đê-ôn: Ta sẽ ở cùng ngươi, và ngươi sẽ đánh bại dân Ma-đi-an…
- Công vụ 23:11; 27:23-24, Chúa đã khích lệ Sứ đồ Phaolô nhiều lần trong những lúc hoạn nạn.
- Khải. 1:17-18, Chúa Jêsus Christ đã hiện ra và khích lệ Sứ đồ Giăng.
- Cảm ơn Chúa về tình yêu thương mà Chúa dành cho con cái của Ngài.
- Khích lệ ai?:
- A-ghê 2:4
- Đức Giê-hô-va phán: Hỡi Xô-rô-ba-bên, ngươi khá can đảm. Chúa khích lệ người lãnh đạo dân Chúa.
- còn ngươi, Giê-hô-sua… cũng khá can đảm. Chúa khích lệ thầy tế lễ.
- Đức Giê-hô-va lại phán: Cả dân sự trong đất, các ngươi cũng khá can đảm.
- Chúng ta có thể nói người nào cũng cần được khích lệ. Thông thường chúng ta nghĩ chúng ta cần người lãnh đạo khích lệ, nhưng Chúa thấy người lãnh đạo như Xô-rô-ba-bên và Giê-hô-sua cũng cần khích lệ.
- Khích lệ điều gì?:
- Chữ “can đảm” được nhắc lại trước mỗi đối tượng cần được khích lệ. Khi Chúa khích lệ từ người lãnh đạo dân Chúa đến dân sự, khuyên họ “can đảm” cho thấy mọi người đang ở trong sự sợ hãi, nản lòng, nản chí trước công việc thì lớn mà sức mình thì nhỏ.
- Một thánh đồ đã cầu nguyện: Con không xin Chúa cho việc nhỏ, việc dễ, nhưng xin Chúa cho con sức của Ngài để làm trọn việc Chúa giao.
- Mục đích khích lệ:
- Các ngươi cũng khá can đảm và hãy làm việc.
- Chúa không khích lệ dân Chúa ráng vượt qua khó khăn, ráng sống, nhưng Chúa khích lệ dân Chúa để họ LÀM VIỆC. Chúa muốn chúng ta tiếp tục làm công việc của Ngài giao, vì Chúa muốn chúng ta là những đầy tớ ngay lành trung tín, được thưởng, không muốn chúng ta làm những đầy tớ biếng nhác.
- Nhiều lần Kinh Thánh nhắc nhở Cơ-Đốc nhân chúng ta “làm việc” – Rôma 12:11, Hãy siêng năng mà chớ làm biếng; II Têsalônica 3:10, ai không khứng làm việc, thì cũng không nên ăn nữa.
- Nền tảng khích lệ:
- 2:4c-5, vì ta ở cùng các ngươi… Lời giao ước ta lập với các ngươi…
- Chúa không khích lệ bằng lý thuyết, nhưng Chúa khích lệ dân Chúa bằng hành động thực tế: Chúa ở cùng,
- Tại sao Chúa bằng lòng ở cùng dân Chúa trong công việc? Vì đó là giao ước khi Chúa giải cứu dân Chúa ra khỏi nhà nô lệ Ai Cập
- Cảm ơn Chúa, rất nhiều lần, trong Tân Ước, chính Chúa Jêsus Christ cũng đã nhắc lại lời phán “ở cùng con cái Chúa” khi Chúa cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi, ra khỏi thế gian.
- Mathiơ 28:20b, Chúa ở cùng chúng ta đến tận thế.
- Mác 16:20, Chúa cùng làm việc với chúng ta.
- Giăng 14:18, Chúa không để chúng ta mồ côi
- Những lời Chúa khích lệ nầy thật khiến chúng ta được an ủi, được vững tin khi bước vào tương lai giữa một thế giới mù mịt.
III/. KẾT QUẢ BÀI GIẢNG THỨ III: KẾT QUẢ KHÍCH LỆ.
- A-ghê 2:6-9
- Phần cuối của Bài giảng thứ II nầy, Lời Chúa cho thấy kết quả của sự khích lệ:
- Kết quả bên ngoài:
- Câu 6 và câu 7 ghi lại lời Chúa phán về tương lai của thế giới. Chắc chắn là khi Tiên tri A-ghê giảng những Lời Chúa phán như thế nầy thì dân Y-sơ-ra-ên lúc bấy giờ sẽ không thể hiểu được như chúng ta ngày nay, và chắn chắn họ phải chờ “ít lâu nữa”.
- Chúng ta phải cảm tạ Chúa cho trong giờ phút nầy được học sách Tiên tri A-ghê 2:6-7, chúng ta không phải chờ “ít lâu nữa”, mà lỗ tai chúng ta nghe, mắt chúng ta thấy, và ai đó trong chúng ta có lẽ đã nếm trải được sự ứng nghiệm những lời Chúa phán trong 2 câu Kinh Thánh nầy: ta sẽ làm rúng động các từng trời và đất, biển và đất khô. Ta cũng sẽ làm rúng động hết thảy các nước, và những sự ao ước của các nước hầu đến.
- Các từng trời và đất đã rúng động chưa? Không ai dám trả lời là chưa, mà tất cả chúng ta đều phải nhìn nhận đã và đang rúng động chắc chắn sẽ còn rúng động.
- Biển và đất khô đã rúng động chưa? Câu trả lời cũng là “RỒI” và sẽ còn nữa.
- Các quốc gia, các nước trên thế giới đang ao ước gì? Tất cả đều ao ước Hòa Bình, nhưng hòa bình càng lúc càng xa, chiến tranh càng ngày càng gần.
- Những gì đã xảy ra trên thế giới, nhất là suốt những năm gần đây, quá đủ để làm cho nhân loại nói chung, và Cơ-Đốc nhân chúng ta nói riêng lo lắng, bi quan. Nhìn vào tương lai lại càng bi quan, lo lắng hơn. Nói như một người đã nói: Nghĩ đến tương lai trào nước mắt, nhìn về dĩ vãng toát mồ hôi.
- Cảm ơn Chúa, trong hoàn cảnh như vậy, Lời Chúa trong sách tiên tri A-ghê thật thích hiệp cho chúng ta:
- Với những người lãnh đạo như Xô-rô-ba-bên và Giê-hô-sua: khá can đảm, cũng khá can dảm.
- Với mọi người: các ngươi cũng khá can đảm, và hãy làm việc… Thần ta ở cùng các ngươi: chớ sợ hãi.
- Sứ đồ Phaolô đã lặp lại lời nầy trong I Côrintô 15:58, Hỡi anh em yêu dấu của tôi, HÃY VỪNG VÀNG, CHỚ RÚNG ĐỘNG, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn.
- Kết quả bên trong:
- A-ghê 2:7b-9
- Chúng ta vừa nhắc đến Lời Chúa trong I Côrintô 15:58, cuối câu Kinh Thánh nầy, Phaolô đã nói đến kết quả bên trong của những người vững vàng, không rúng động, sẵn lòng làm công việc Chúa hết lòng là: Công khó của anh em trong Chúa không phải là vô ích đâu.
- Quả thật vậy, sau khi rao báo cho dân Chúa biết họ sẽ còn trải qua một thế giới tương lai đen tối, Chúa ban cho họ can đảm để vượt qua và thắng hơn. Chẳng những vậy, Chúa còn dành sẵn “vinh quang” cho dân Chúa.
- Đứng trước một cảnh hư không, không có gì để xây dựng, chỉ toàn là những con số KHÔNG (0), Chúa phán hứa:
- 2:7b, Chúa sẽ làm cho vinh quang nhà của Chúa đầy dẫy và Chúa ký tên: Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.
- 2:8, trong lúc dân Chúa đang thiếu thốn, thì Chúa phán: Bạc là của ta, vàng là của ta – và Chúa là ký tên vào khoản nầy để bảo đảm: Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.
- 2:9a, chẳng những Chúa ban vinh quang cho công việc Chúa, mà Chúa còn hứa: Vinh quang sau rốt còn vinh quang hơn trước – Chúa ký tên: Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.
- 2:9b, đến đây chúng ta không thể nào yên lặng mà không thốt lên lời tạ ơn Chúa, Chúa phán: Ta sẽ ban sự bình an trong chốn nầy, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.
- Điều kỳ diệu là mỗi lời hứa là mỗi lần Chúa ký tên Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy! bảo đảm lời hứa sẽ hoàn thành.
- Với kết quả lớn lao như thế, anh chị em há còn nghi ngờ gì mà làm công việc Chúa cách dư dật luôn? Chắc chắn công khó của anh chị em trong Chúa không phải là vô ích đâu!
- Nguyện Chúa dùng những lời nầy đã khích lệ dân Chúa trong thời A-ghê, sau 70 năm lưu đày, cũng sẽ khích lệ mỗi chúng ta ngày nay trong một Năm Mới và một thế giới đầy biến động.
Đề mục: BÀI GIẢNG THỨ 3: ĐƯỢC BAN PHƯỚC
Kinh Thánh: A-ghê 2:10-19
Câu gốc: A-ghê 2:19
Mục đích: Giải thích cho con cái Chúa biết: Chúa hứa người lo công việc Chúa, Chúa sẽ ban phước lại bội phần.
I/. NGUYÊN NHÂN BÀI GIẢNG THỨ 3: LÝ DO ĐƯỢC BAN PHƯỚC:
- A-ghê 1:19, … nhưng KỂ TỪ NGÀY NẦY…
- Đây là bài giảng thứ 3 của Tiên tri A-ghê cách bài giảng thứ 1 đúng 3 tháng (1:15, ngày 24 tháng 6 năm thứ hai đời vua Đa-ri-út); và cách bài giảng thứ 2 của ông 2 tháng 2 ngày (2:1, ngày 21 tháng 7 năm thứ hai đời vua Đa-ri-út).
- Đặc biệt là mỗi Bài giảng của Tiên tri A-ghê đều có nguyên nhân rõ ràng:
- 1:2, nguyên nhân bài giảng thứ 1 của Tiên tri A-ghê là vì sau 70 năm bị lưu đày tại Ba-by-lôn trở về, dân Chúa đã không quan tâm lo cho công việc Nhà Chúa, họ chỉ lo cho đời sống riêng, gia đình riêng của họ, khiến Nhà của Chúa thì hoang vu còn nhà của họ thì đẹp đẽ.
- 2:4, sau khi nghe Bài giảng thứ 1 của Tiên tri A-ghê, dân Y-sơ-ra-ên đã hăng hái tỉnh thức hiệp lại lo tái thiết Nhà Chúa (1:14), nhưng khi bắt tay vào việc họ gặp rất nhiều trở ngại: trở ngại từ kẻ thù bên ngoài, đến trở ngại những sự thiếu thốn phương tiện vật chất bên trong, rác rến nhiều đến nỗi không còn sức dọn dẹp – tất cả trước mắt họ là một cảnh hư không! Cảm ơn Chúa, Chúa đã cảm động Tiên tri A-ghê giảng bài giảng thứ 2 khích lệ mọi người “can đảm” tiếp tục công việc.
- Bây giờ sau hai tháng nghe bài giảng thứ 2 của Tiên tri A-ghê, chắc chắn dân Chúa đã được can đảm tái tục công việc, chuẩn bị moị sự, họ lại được nghe bài giảng thứ 3 với những lời thật an ủi:Nhưng kể từ ngày nầy, ta sẽ ban phước cho các ngươi (2:19).
- “NGÀY NẦY” là ngày gì?
- 2:18, cho chúng ta biết “NGÀY NẦY” cái ngày mà kể từ đó Chúa sẽ ban phước cho họ chính là ngàyđặt nền của đền thờ, tức là ngày đặt viên đá đầu tiên tái thiết Đền thờ của Chúa, nói cách mạnh hơn là Chúa hứa Chúa sẽ ban phước cho họ kể từ ngày họ biết góp phần lo công việc Chúa.
- Đây là một lời thách thức của Đức Chúa Trời đối với dân Chúa, và sự thách thức nầy được nhắc đến nhiều lần trong Kinh Thánh:
- Malachi 3:10, Chúa thách thức dân Chúa Hãy đem hết thảy phần mười vào kho… từ nay các ngươi khá lấy điều nầy mà thử ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, XEM TA CÓ MỞ CÁC CỬA SỔ TRÊN TRỜI CHO CÁC NGƯƠI, ĐỔ PHƯỚC XUỐNG CHO CÁC NGƯƠI ĐẾN NỖI KHÔNG CHỖ CHỨA CHĂNG!
Đức Chúa Trời đã thách thức dân Chúa dâng hiến, và Chúa phán: Hãy Thử Chúa xem Chúa có ban phước “đến nỗi”
- Giăng 12:26, Chúa Jêsus cũng phán: … nếu ai hầu việc ta, thì Cha ta ắt tôn quí người!
- Rôma 12:1-2, Sứ đồ Phaolô cậy ơn Chúa thách thức con cái Chúa dâng thân thể mình, và ông kêu gọi chúng ta THỬ cho biết ý muốn tốt lành và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào.
- I Côrintô 15:58, Phaolô cũng khẳng định với con cái Chúa tại Côrintô công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu – nghĩa là Chúa vẫn ghi công khó của chúng ta và sẽ ban thưởng.
- Ma quỉ và xác thịt của chúng ta thường cám dỗ chúng ta khiến chúng ta nghĩ rằng làm công việc Chúa, dâng hiến cho Chúa, sẽ là vô ích nhiều khi bị thiệt thòi nữa:
- Cảm ơn Chúa, hơn 400 năm trước khi Chúa Jêsus giáng sinh, ý tưởng cám dỗ đó đã đến trên người Y-sơ-ra-ên là dân Chúa – tôi có cảm nghĩ rất giống với người Việt-nam chúng ta tại Mỹ:
- Giống ở điểm sau khi phải bỏ nước ra đi, đa số người Việt-nam chúng ta hầu như đến Mỹ với tay trắng, không còn gì cả, như dân Y-sơ-ra-ên sau 70 năm bị lưu đày trở về tay trắng. Ý nghĩ chung là dành tất cả thì giờ, công sức, lo dựng lại sự nghiệp từ những con số KHÔNG (0), người Việt-nam chúng ta nói chung, và Cơ-Đốc nhân chúng ta nói riêng, không để thì giờ nhớ đến Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương đem chúng ta đến nước Mỹ tạm dung nầy.
- Giống ở điểm khi từ cảnh lưu đày trở về dân Y-sơ-ra-ên đã mãi lo cho sự nghiệp riêng, không quan tâm đến công việc Nhà Chúa, và Cơ-Đốc nhân chúng ta cũng đâu có khác gì dân Y-sơ-ra-ên xưa. Một Giáo phái vừa làm Lễ Cảm tạ 30 năm trên đất Mỹ, đưa ra tổng số người trong Giáo phái của họ sau 30 năm là hơn 11,000 (11 ngàn). Nếu trừ ra số người tin Chúa có sẵn từ Việt-nam qua thì 30 năm có bao nhiêu người tin Chúa tại Mỹ? Đó là một trong vài Giáo phái lớn mà còn như thế, có đáng cảm tạ Chúa không? Tại sao? Có phải tại Cơ-Đốc nhân tại Mỹ giống dân Y-sơ-ra-ên xưa như Chúa đã phán với Tiên tri A-ghê không:
1:3, Dân nầy nói rằng: Thì giờ chưa đến, tức là thì giờ xây lại nhà Đức Giê-hô-va.
1:9, Ấy là tại làm sao? Ấy là tại nhà ta thì hoang vu, mà các ngươi ai nấy lo xây nhà mình.
1:9, Ấy là tại làm sao? Ấy là tại nhà ta thì hoang vu, mà các ngươi ai nấy lo xây nhà mình.
- Tuy nhiên, cũng có điểm chúng ta không giống là sau khi nghe Chúa phán qua Tiên tri A-ghê giảng, dân Y-sơ-ra-ên đã ăn năn, đã hiệp lại lo xây dựng Nhà Chúa và họ đã nhận được lời Chúa hứa trong bài giảng thứ 3 nầy: từ ngày nầy – từ ngày dân Chúa biết hiệp lo công việc Chúa – ta sẽ ban phước cho các ngươi. Ôi ước gì “ngày nầy” của dân Y-sơ-ra-ên là ngày “hôm nay của chúng ta”!
II/. NỘI DUNG BÀI GIẢNG THỨ 3: ĐƯỢC BAN PHƯỚC GÌ?
- 2:19, Các ngươi còn có hột giống nơi ham vựa không? Dầu cho đến cây nho, cây vả, cây lựu, cây ô-li-ve, cũng không có cây nào ra trái. Nhưng từ ngày nầy, TA SẼ BAN PHƯỚC cho các ngươi.
- Người thế gian ai cũng muốn mình được Phước, nhưng nếu hỏi họ “Phước” là gì? Câu trả lời hoặc là mơ hồ đại khái, hoặc cụ thể là một cái lợi vật chất gì đó.
- Người Trung quốc thường hay dán những lời ước ao của mình trước cửa, hoặc trong nhà, đặc biệt là những ngày Tết. Một trong những câu quen thuộc là: Ngũ Phúc Lâm Môn – 5 cái phước vào nhà. Phước đó là gì? Chúng ta sẽ được nghe: Phước là nhiều tiền, nhiều con, nhiều danh lợi, Phước là có gia đình (có vợ hoặc có chồng) …
- Tôi thấy ở Mỹ nầy hầu hết đều xem nhiều con không phải là Phước, có một hoặc hai đứa con là chúng ta nghe tiếng rên rỉ của cha mẹ rồi. Nhiều tiền có Phước không? Hãy nghe người nhà giàu trong Luca 16:19-24 nói gì khi bước vào cõi đời sau. Nhiều danh vọng có Phước không? Người chưa tin Chúa nói: Càng nhiều danh vọng càng nhiều gian nan. Có chồng có vợ có Phước không? Nếu có Phước sao họ ly dị, ly thân? Thế thì ở một mình có Phước không? Hãy hỏi các trẻ mồ côi, những người cô độc trong nursing home.
- Cảm ơn Chúa, Phước mà Chúa ban cho chúng ta không phải chung chung như vậy, và qua các bài giảng của Tiên tri A-ghê, Chúa cũng đã nói rõ phước của Chúa ban cho dân Chúa khi họ biết lo công việc Chúa:
- Phước thuộc thể:
- 2:19a, là lời Chúa nhắc lại những ngày vô phước của dân Chúa khi họ mãi lo việc riêng mà không lo việc Chúa, hầm vựa của họ không còn gì, cây trái cũng không có trái – một tình trạng kinh tế kiệt quệ.
- So với 1:6, Chúa phán: Các ngươi gieo nhiều mà gặt ít; mặc mà không ấm; và kẻ nào làm thuê, đựng tiền công mình trong túi lủng. Rồi đến 1:9, Chúa phán: Các ngươi trông nhiều mà được ít; các ngươi đem vào nhà, thì ta thổi lên trên
- Tại sao tình trạng kinh tế bi thảm như vậy?
Và Chúa trả lời trong 1:10, Cho nên vì cớ các ngươi, trời giữ móc lại, và đất giữ bông trái lại. Ta đã gọi cơn hạn hán đến trên đất, trên các núi, trên lúa mì, trên rượu mới, trên dầu, và trên sản vật đất sanh ra, trên loài người, trên loài vật, và trên mọi việc tay làm.
- Cảm ơn Chúa, khi dân Chúa biết vâng lời Chúa lo làm việc Chúa, Chúa hứa: Ta sẽ ban phước cho các ngươi – nghĩa là dân Chúa sẽ không còn bị tình trạng bi đát đó nữa, mà ngược lại hoàn toàn.
- Rõ ràng không phải dân Y-sơ-ra-ên lười biếng, họ rất siêng năng, nhưng vẫn không kết quả, như Thi thiên 127:2 là lời của một vị vua giàu có, khôn ngoan, là vua Sa-lô-môn, chính vua nhận biết: Uổng công thay cho các ngươi thức dậy sớm, đi ngủ trễ, và ăn bánh lao khổ; Chúa cũng ban giấc ngủ cho kẻ Ngài yêu mến bằng vậy.
- Anh chị em ơi, nếu Chúa không ban cho thì chúng ta lao khổ cũng vô ích. Anh chị em hãy học lấy bài học từ kinh nghiệm của Sa-lô-môn mà ông đã ghi lại trong sách Truyền Đạo: Mọi sự đều hư không …cuối cùng ông kêu gọi: Hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa ngươi trước khi những ngày gian nan chưa đến… (Truyền đạo 12:1, 6-7).
- Chính Chúa Jêsus cũng đã thuật một thí dụ một người lao khổ để lo cho mình mà không đầu tư vào Nước Chúa trong Luca 12:16-21, Chúa gọi người đó là “kẻ dại”. hãy lo việc Chúa thì Chúa sẽ lo việc mình.
- Phước thuộc linh:
- Như anh chị em biết, người theo một Tôn giáo thường được hứa nếu trên đời nầy ăn hiền ở lành, tu thân tích đức, thì đời sau sẽ được Phước. Còn người không theo Tôn giáo hay người vô thần, duy vật, thì dạy rằng: chết là hết, nên cái Phước là thụ hưởng ngay trong đời nầy.
- Suy nghĩ cho kỹ, cả hai lời hứa hẹn đó, một bên thì mơ hồ, như một cái bánh vẽ, hiện tại không có thì lấy gì bảo đảm tương lai; một bên thì nói như Sứ đồ Phierơ nói trong thư II Phierơ 2:12-14, họ khác chi con vật được sanh ra rồi vỗ cho béo để làm thịt, người sống không có tương lai thì hiện tại có ích gì.
- Cảm ơn Chúa, qua sách Tiên tri A-ghê, chúng ta học biết về Phước trong Chúa thật vẹn toàn hai bề, thuộc thể cũng có như chúng ta đã học, mà thuộc linh cũng có; đời nầy cũng có mà đời sau cũng có; hiện tại cũng có mà tương lai cũng có.
- Về thuộc linh, Chúa ban phước cho dân Chúa là người lo việc riêng mình mà không quên lo việc Chúa:
- 1:13; 2:4-5, Chúa ở cùng người ấy – Chúa ở cùng chúng ta thì chúng ta được phước gì? – Giôsuê 1:5, 9; Thi thiên 23:4 – chúng ta chẳng phải sợ hãi gì.
- 2:7, 9, Chúa sẽ làm cho vinh quang đầy dẫy và bình an trên Đền thờ của Chúa (hay Hội Thánh của Chúa).
- 2:8, Vinh quang đó không phải là sáo rỗng, mà bao gồm cả sự thịnh vượng thực tế.
- Đến đây, chúng ta còn nói được gì trước các Phước mà Chúa ban cho kẻ không quên làm công việc Chúa? Cảm tạ Chúa!
- Nguyện Chúa là Đấng đã dùng bài giảng của Tiên tri A-ghê khiến dân Chúa ngày xưa hết lòng phục vụ Chúa và thật đã ban phước cho họ, xin Chúa cũng dùng bài giảng nầy để khiến ai nấy trong chúng ta là dân Chúa ngày nay cũng hết lòng quan tâm cùng lo công việc Chúa và ai nấy cũng sẽ hưởng được bao nhiêu phước lành từ Chúa như dân Chúa ngày xưa.
Đề mục: ĐƯỢC CHỌN
Kinh Thánh: A-ghê 2:20-23
Câu gốc: A-ghê 2:23
Mục đích: Giúp người nghe ý thức địa vị được Chúa chọn của mình.
I/. ĐƯỢC AI CHỌN?
- A-ghê 2:23, Đức Giê-hô-va phán: Ta đã chọn ngươi…
- Câu gốc trong A-ghê 2:23 đã xác định rõ Đấng chọn Xô-rô-ba-bên chính là Đức Giê-hô-va. Và Danh xưng nầy được lặp lại hai lần trong câu gốc.
- Chúng ta hãy xem Đức Giê-hô-va là Đấng chọn Xô-rô-ba-bên là Đấng như thế nào qua sách Tiên tri A-ghê:
- 1:1, Danh xưng Chúa dùng ở trong câu nầy là Đức Giê-hô-va. Đây là một Danh xưng đặc biệt Chúa có nghĩa là Tự Hữu Hằng Hữu, như chính Chúa trực tiếp giải thích cho Môi-se khi ông hỏi Danh của Chúa được ghi trong sách Xuất Ê-díp-tô 3:13-14. Người Y-sơ-ra-ên nào khi nghe đến Danh Giê-hô-va, họ đều biết vì đây là Danh xưng liên hệ đến Giao ước giữa Đức Chúa Trời với tổ phụ của họ là Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp.
Vì vậy, khi Chúa xưng Danh Giê-hô-va là Chúa muốn nhắc lại giữa Chúa với dân Chúa có liên hệ gần gũi. Bây giờ khi Chúa tuyên bố Ngài chọn lựa Xô-rô-ba-bên bằng cách xưng Danh Giê-hô-va, Chúa muốn nói với ông rằng giữa Chúa với ông có sự liên hệ mật thiết, kết ước với nhau, có thể nói rõ hơn Đức Giê-hô-va chọn lựa Xô-rô-ba-bên vì Ngài biết rõ ông.
- 1:2, Trong câu 2, Chúa xưng Danh của Ngài là Đức Giê-hô-va vạn quân. Đây là một Danh xưng ghép của Chúa. Hai chữ “Vạn Quân” bày tỏ Chúa đang chỉ huy một đạo quân, nên Danh xưng Giê-hô-va vạn quân nói lên quyền toàn năng, sức mạnh của Chúa. Cảm ơn Chúa, Đấng chọn lựa Xô-rô-ba-bên là một vị Tướng Chỉ Huy toàn năng như Ngài đã từng hiện ra với Giô-suê (Giô-suê 5:13-15)
- 1:11, Chúa là Đức Giê-hô-va là Đấng điều khiển tuần hoàn vũ trụ, Chúa có quyền trên thời tiết, mùa màng của loài người trên đất, khiến cho con người thịnh vượng hay thiếu thốn, giàu hay nghèo. Do đó dù con người có lao khổ mà Chúa không cho thì giống như người “đựng tiền công của mình trong túi lủng (1:6), dù con người có đem vào nhà rồi mà Chúa không cho thì Ngài cũng thổi lên trên. Điều nầy được chứng minh rõ ràng qua những trận thiên tai, động đất, sóng thần, bão lụt, mà chúng ta đã nghe nói, đã thấy trong những năm tháng qua.
- 1:14, Đức Giê-hô-va giục lòng… Chúa là Đấng điều khiển lòng người. Châm ngôn 21:1 nói rằng“Lòng của vua ở trong tay Đức Giê-hô-va khác nào dòng nước chảy; Ngài làm nghiêng lệch nó bề nào tùy ý Ngài muốn”.
- 2:4, … Đức Giê-hô-va phán… ngươi khá can đảm … vì ta ở cùng các ngươi. Thật là kỳ diệu, Chúa cũng là Đấng ở cùng kẻ Ngài chọn lựa để khiến họ can đảm, mạnh dạn làm công việc của Chúa giao.
- 2:6-9, Đức Giê-hô-va là Đấng sẽ làm rúng động vũ trụ, rúng động các nước, nhưng chính Đức Giê-hô-va sẽ ban bình an cho kẻ Ngài Chọn lựa.
- Nói chung lại, trước khi tuyên bố chọn lựa Xô-rô-ba-bên Chúa là Đức Giê-hô-va đã bày tỏ Ngài là Đấng thật quen thuộc, gần gũi với kẻ Ngài chọn lựa, Ngài là Đấng chủ tể trời đất có quyền trên vũ trụ, có quyền trên lòng người, và bây giờ Ngài ở cùng với người mà Ngài chọn lựa, Chúa ở cùng vì đó là lời giao ước của Chúa.
- Điều kỳ diệu hơn nữa là khi Chúa tuyên bố Ngài chọn lựa Xô-rô-ba-bên, Chúa cũng ký tên vào lời tuyên bố đó: Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Tại sao Chúa lại ký tên sau khi tuyên bố chọn lựa người của Ngài? Khi một người ký tên vào điều gì có nghĩa là khẳng định không thay đổi, vì vậy Chúa không bao giờ thay đổi sự chọn lựa của Chúa đối với chúng ta.
- Rôma 11:29, Lời Chúa khẳng định rằng: vì các sự ban cho và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời chẳng hề đổi lại bao giờ.
- Những lời nầy thật an ủi chúng ta là Cơ-Đốc nhân sống trong thời đại cuối cùng. Tại nhiều người trong chúng ta không biết rõ Đấng chọn lựa kêu gọi chúng ta ra khỏi thế gian, biệt riêng chúng ta làm con cái Đức Chúa Trời như Xô-rô-ba-bên đã biết, nên chúng ta thường hay nghi ngờ Chúa: không biết Chúa có yêu thương tôi không? Không biết Chúa có đủ quyền năng bảo vệ giữ gìn, nuôi dưỡng đời sống của tôi không?
- Anh chị em ơi, đừng lẫn lộn Chúa là Đấng kêu gọi chọn lựa chúng ta với một con người hay với một thần tưởng tượng nào. Xin Chúa cho ai đó trong anh chị em nếu còn chưa biết rõ Chúa là Đấng kêu gọi chọn lựa anh chị em là ai? Ngài như thế nào? Hãy đọc lại sách Tiên tri A-ghê – một sách rất ngắn thôi, nhưng đủ để giúp anh chị em biết rõ Đức Giê-hô-va là Chúa của chúng ta.
II/. AI ĐƯỢC CHỌN?
- 2:23, Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Hỡi Xô-rô-ba-bên … ta đã chọn ngươi …
- Xô-rô-ba-bên là ai?
- Tên xô-rô-ba-bên của ông cho chúng ta biết ông là người sanh tại Ba-bên hay Ba-by-lôn, vì ý nghĩa của chữ xô-rô-ba-bên là “sanh tại Ba-bên – mà Ba-bên cũng là Ba-by-lôn. Như vậy Xô-rô-ba-bên là một trong những người Y-sơ-ra-ên bị lưu đày qua Ba-by-lôn, ông được sanh ra và lớn lên tại Ba-by-lôn
- 1:1, Xô-rô-ba-bên là quan trấn thủ xứ Giu-đê. Dù dân Y-sơ-ra-ên được phép vua Si-ru hồi hương, nhưng vẫn không có chủ quyền, nên Xô-rô-ba-bên là người lãnh đạo thuộc dòng dõi vua Đa-vít (Mathiơ 1:12) dẫn dân Y-sơ-ra-ên hồi hương không được xem là vua mà chỉ được làm quan trấn thủ một tỉnh của Đế quốc Phe-rơ-sơ.
- Nhưng có phải vì Xô-rô-ba-bên là quan trấn thủ, là dòng dõi hoàng tộc, mà Đức Chúa Trời chọn ông không? Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG! Vì như Phaolô nói trong thư I Côrintô 1:26-31, Đức Chúa Trời chọn chúng ta không phải vì chúng ta là người khôn ngoan theo xác thịt, cũng không chọn chúng ta vì chúng ta có quyền thế hay sang trọng giàu có.
- Thế thì tại sao Chúa lại chọn Xô-rô-ba-bên?
- Cảm ơn Chúa qua Lời Chúa tiếp theo trong sách A-ghê, chúng ta biết được những lý do Chúa chọn Xô-rô-ba-bên.
- 1:12, Đức Chúa Trời chọn Xô-rô-ba-bên vì dù ông là một người có quyền thế, nhưng ông biết vâng theo tiếng của Chúa dạy qua Tiên tri của Chúa là A-ghê, ông biết nhìn nhận tội lỗi của ông như của dân sự đã quá lo cho nhà riêng mình mà không lo cho Nhà Chúa, ông đã đứng lên đến nhà của Chúa để làm việc Chúa (1:14)
- Người ta thường nói viên than lớn chậm cháy, khó cháy, nhưng khi viên than lớn cháy được thì sẽ ảnh hưởng đến toàn thể những viên than khác. Những người có chức vụ cao thường khó hạ mình ăn năn tội lỗi, nhưng khi họ biết ăn năn thì thật là phước hạnh cho dân Chúa, vì điều đó sẽ có một ảnh hưởng mạnh mẽ.
- Lịch sử dân Chúa trong Kinh Thánh đã chứng minh.
- I Samuên 13:13-14, Chúa đã từ bỏ Sau-lơ vì ông đã không vâng theo Lời Chúa, và Chúa chọn Đa-vít vì Đa-vít nghe lời Chúa phán dạy ông biết ăn năn hạ mình với Chúa (II Samuên 12:13)
- II Sử ký 34:19, 27, 29-33, khi vua Giô-si-a hạ mình ăn năn thì cả dân sự đã chịu ảnh hưởng ăn năn theo người.
- Đây chính là lý do Đức Chúa Trời chọn lựa Xô-rô-ba-bên, vì ông là người có tấm lòng khiêm nhường, chịu nghe Lời Chúa sửa dạy, khi nghe Đầy tớ của Chúa là Tiên tri A-ghê lấy Lời Chúa quở trách tội bỏ công việc nhà Chúa, chỉ lo việc nhà riêng, thì ông không hề biện luận bào chữa, không hề tự ái vì mình là người có quyền thế mà bị quở trách – anh chị em phải nhớ là Tiên tri A-ghê không giảng chung chung mà giảng thẳng cho người cần nghe như: Xô-rô-ba-bên, Giê-hô-sua là thầy tế lễ cả (1:1).
- Nói đến đây, chúng ta thật phải xin Chúa tha thứ, dù chúng ta chưa hề được làm một chức tước gì cao cả giữa đời nầy, nhưng khi nghe một bài giảng hay một câu Kinh Thánh nào đụng đến tội lỗi của mình, chúng ta thường buồn giận hơn là buồn rầu ăn năn. Đó chính là lý do mà Chúa không chọn chúng ta làm những việc lớn và khó cho Chúa.
- Cố Mục sư Lê văn Thái thuật lại rằng khi ông hầu việc Chúa tại Hội Thánh ở Hà-nội, ông được biết có một Chấp sự lâu năm nhưng vẫn còn hút thuốc. Mục sư Lê-văn-Thái thấy Chúa thúc giục ông quở trách vị Chấp sự nầy. Nhưng Mục sư Thái cảm thấy khó quá vì ông ấy là Chấp sự lâu năm lại giàu có, e rằng sẽ ảnh hưởng đến Hội Thánh chung. Dù vậy Chúa vẫn thúc giục Mục sư Thái, nên sau nhiều lần đạp xe qua lại trước nhà của ông Chấp sự, cuối cùng Mục sư vâng lời Chúa dừng lại vào nhà ông Chấp sự. Sau vài câu chào hỏi, với tất cả đức tin, Mục sư Thái nói thẳng ra là Chúa sai ông đến để khuyên vị Chấp sự nầy nhờ ơn Chúa bỏ hút thuốc để làm gương cho Hội Thánh. Kỳ diệu thay, Mục sư vừa nói xong, vị Chấp sự ấy khóc òa lên và nói: Tôi chờ đợi người quở trách tôi lâu lắm rồi, mà không ai chịu nói, và vị Chấp sự ấy ăn năn với Chúa cầu nguyện từ bỏ.
- Xin Chúa cho có nhiều tấm lòng mềm mại sẵn sàng hạ mình ăn năn với Chúa như Đa-vít, như Giô-si-a, như Xô-rô-ba-bên, như vị Chấp sự mà Mục sư Thái đã nói đến. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời sẽ dùng anh chị em đó làm những việc lớn và khó cho Chúa.
III/. MỤC ĐÍCH ĐƯỢC CHỌN:
- A-ghê 2:23, Đức Giê-hô-va phán: Hỡi Xô-rô-ba-bên … ta sẽ lấy ngươi làm đầy tớ ta! … Ta sẽ đặt ngươi như ấn tín; vì ta đã chọn ngươi…
- Trong câu Kinh Thánh nầy có hai mục đích được chính Đức Giê-hô-va nêu ra khi Chúa chọn Xô-rô-ba-bên – nói riêng, và cho những người được Chúa chọn giữa thế gian nầy – nói chung.
- Mục đích thứ I: Chúa chọn Xô-rô-ba-bên làm đầy tớ của Chúa.
- Tại vì chúng ta ngày nay đang sống trong thời đại không còn chế độ nô lệ, nên chúng ta khó hiểu cho hết ý nghĩa hai chữ “đầy tớ” khi Chúa chọn Xô-rô-ba-bên và giao “chức vụ đầy tớ” nầy cho ông. Thật ra chữ đầy tớ là “nô lệ”, tức là người phục vụ Chúa.
- Mục đích nầy luôn được các Thánh đồ trải qua các thời đại đều biết rõ khi được Chúa chọn lựa kêu gọi thuộc về Chúa, họ biết Chúa chọn lựa họ giữa thế gian không phải để người ta phục vụ mình, nhưng để người được Chúa chọn phục vụ Chúa qua việc phục vụ người ta:
- Luca 1:38, Bà Ma-ri khi biết Chúa chọn lựa bà để Đấng Cứu Thế giáng sanh vào đời, bà sẵn sàng làm một “tôi tớ” của Chúa.
- Công vụ 9:15, khi Chúa chọn Sau-lơ, thì Chúa nói rõ Chúa chọn ông để làm “đồ dùng” cho Chúa giữa các dân tộc. Đó là lý do trong các thư tín gởi các Hội Thánh, Phaolô (tên trước đây là Sau-lơ) thường nhắc đến ông là “tôi tớ” của Chúa Jêsus Christ (Rôma 1:1; Philíp 1:1)
- Cơ-Đốc chúng ta cũng được Chúa chọn giữa vô số người trên thế giới nầy đồng một mục đích như vậy, Chúa không chọn chúng ta để làm người tu hành, làm môt người có Đạo, nhưng Chúa chọn chúng ta để làm một người tiếp tục công tác giảng Tin Lành cho mọi người (Mathiơ 10:16; 28:19-20).
- Rất tiếc nhiều Cơ-Đốc nhân không hiểu hay đã quên mục đích cao cả nầy – mục đích Chúa chọn để cứu chúng ta là để chúng ta phục vụ mọi người bằng cách giảng Tin lành yêu thương của Chúa Jêsus Christ cho mọi người. Trong khi Cơ-Đốc nhân chúng ta lại bắt chước các tôn giáo đời nầy, theo Đạo Tin Lành để tu thân tích đức cho riêng mình. Xin Chúa là Đấng đã tuyên bố mục đích Chúa chọn Xô-rô-ba-bên, cũng sẽ nhắc mỗi chúng ta mục đích Ngài cứu chuộc chúng ta: làm đầy tớ của Chúa giữa thế gian.
- Mục đích thứ 2: Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ đặt ngươi như ấn tín…
- “Ấn tín” là cái ấn của vua, theo phong tục của người Phe-rơ-sơ thời A-ghê thì ấn tín là chiếc nhẫn mà vua đeo nơi ngón tay, dùng để xác nhận lịnh của vua – Ê-xơ-tê 3:10-11; 8:8
- Bây giờ Chúa phán Ngài chọn Xô-rô-ba-bên làm ấn tín của Chúa, nghĩa là Chúa chọn Xô-rô-ba-bên làm đại diện của Chúa, trách nhiệm của Xô-rô-ba-bên là xác nhận uy quyền của Chúa trước mặt mọi người – không phải để cầm quyền mọi người mà là bày tỏ uy quyền của Chúa, qua đời sống của Xô-rô-ba-bên, mọi người thấy quyền năng của Đức Chúa Trời biến cải đời sống người tin, thấy được tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với con người, thấy được sự thánh khiết công bình của Chúa để mọi người kính sợ Chúa.
- Mục đích đó không phải là mục đích Chúa chọn lựa chúng ta giữa thế giới ngày nay sao? Sứ đồ Phaolô đã nhắc mục đích nầy với con cái Chúa trong Hội Thánh tại thành Philíp: hầu cho anh em ở giữa dòng dõi hung ác ngang nghịch, được nên con cái của Đức Chúa Trời, không vít, không tì, không chỗ trách được, lại giữa dòng dõi đó, giữ lấy đạo sự sống, chiếu sáng như đuốc trong thế gian(Philíp 2:15).
- Xin Chúa cho mỗi đời sống của chúng ta là những người được Đức Chúa Trời chọn thật ý thức và thực hiện được mục đích cao quý mà Chúa muốn thể hiện qua chúng ta: Mọi người thấy Chúa là Toàn năng, Chúa là yêu thương, Chúa là Công bình thánh khiết qua đời sống, cách sống của chúng ta.