I/. TÁC GIẢ:
1. Tên:
Tên của Amốt có nghĩa là Gánh Nặng, Người mang gánh nặng
Cũng có thể là biệt danh hơn là tên thật, vì ông muốn nói lên tấm lòng mang gánh nặng đối với tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên (phía Bắc).
2. Nghề nghiệp:
1. Tên:
Tên của Amốt có nghĩa là Gánh Nặng, Người mang gánh nặng
Cũng có thể là biệt danh hơn là tên thật, vì ông muốn nói lên tấm lòng mang gánh nặng đối với tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên (phía Bắc).
2. Nghề nghiệp:
- 1:1; 7:14, A-mốt là người chăn chiên. Theo cách nói của ông, tỏ ra Amốt làm nghề chăn thuê (trong bọn chăn – 7:14, ta là một kẻ chăn), và người hái trái vả thuê (2 lần ông nhắc đến cây vả – 7:14; 8:2). Amốt dùng từ “sửa soạn”cây vả rừng (7:14). Hình như gia đình nghèo ,nên ông phải đi làm thuê.
- So sánh với 7:12, câu nói của tiên tri giả A-ma-xia đầy vẽ khinh dể Amốt, thêm một bằng cớ cho thấy A-mốt nghèo, từng đi làm thuê để kiếm sống.
3. Nơi ở: Làng Thê-cô-a:
- Cách phía Nam Giê-ru-sa-lem độ 11 Km
- Cách phía Nam Bết-lê-hem độ 8 Km
- Một làng nhỏ trên đỉnh núi, nhìn xuống đồng bằng Giu-đê
- Có ý kiến cho rằng đó là nơi Giăng Báp-tít lớn lên.
Kinh Thánh nhiều lần nhắc đến Thê-cô-a, dù đó chỉ là một làng nhỏ:
- II Samuên 14:2, một người đàn bà Thê-cô-a nghèo nhưng khôn ngoan.
- Nêhêmi 3:5, những người Thê-cô-a dự phần xây vách thành, người có quyền thế thì lại không làm. Có lẽ họ bỏ tiền ra để mướn người nghèo làm. Qua đó chúng ta thấy dân Thê-cô-a đa số đi làm thuê.
- Đặc biệt, Amốt là người phía Nam (Giu-đa) lại thi hành chức vụ tại Y-sơ-ra-ên phía Bắc.
Điều chúng ta cần chú ý là giữa hai nước Giu-đa và Y-sơ-ra-ên đã phân chia thù nghịch nhau, nhưng Amốt đã không để cho chức vụ của ông vì cớ đó bị ảnh hưởng bởi sự chia rẽ dân tộc, giống như chức vụ của Phaolô (Rôma 1:14-15)
II/. NIỆN HIỆU:
1:1 cho biết Amốt thi hành chức vụ vào thời:
II/. NIỆN HIỆU:
1:1 cho biết Amốt thi hành chức vụ vào thời:
- Giu-đa: đời vua Ô-xia – 787-735 TC.
- Y-sơ-ra-ên: đời vua Giê-rô-bô-am – 790-749 TC.
Đây là thời kỳ cực thịnh của cả hai nước Bắc – Nam, sau gần 200 năm suy sụp vì chia rẽ, kể từ vua Salômôn chết (933 TC. – II Sử 26; II Vua 14:23-29). Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ tội lỗi trong Y-sơ-ra-ên gia tăng đầy dẫy.
Theo Sử gia Josephus thì cơn động đất trong 1:1 nói đến xảy ra cùng thời với lúc Ô-xia bị bịnh (749 TC.)
Như vậy, Amốt sống đồng thời với Ô-sê (Ô-sê còn trẻ hơn Amốt)
III/. BỐI CẢNH:
Theo Sử gia Josephus thì cơn động đất trong 1:1 nói đến xảy ra cùng thời với lúc Ô-xia bị bịnh (749 TC.)
Như vậy, Amốt sống đồng thời với Ô-sê (Ô-sê còn trẻ hơn Amốt)
III/. BỐI CẢNH:
- Thiên tai: 1:1
Cơn động đất được Amốt tả lại trong 8:8-11
- Đất rúng động, dậy lên, lún xuống, dân cư than khóc (8)
- Mặt trời bị che khuất (9)
- Nhiều người chết (mất con trai – c.10)
- Gây nên đói kém (c. 11)
Cơn động đất phải lớn lắm nên trong sách Amốt nhắc đến nhiều lần (1:1; 8:8-11; 9:5). Tiên tri Xa-cha-ri cũng nói đến trận động đất nầy (Xach. 14:5).
Ngoài ra nạn cào cào (7:1-2), gió nóng, sâu bọ (2:5; 4:9), ôn dịch (4:10).
Ngoài ra nạn cào cào (7:1-2), gió nóng, sâu bọ (2:5; 4:9), ôn dịch (4:10).
- Tôn giáo:
- 2:8, bàn thờ Chúa bị khinh dể, người ta phạm tội tà dâm tại nơi thánh.
- 2:12, cám dỗ người Na-xi-rê uống rượu, không cho tiên tri nói tiên tri.
- Xã hội:
- 1:4-6, những người giàu sống phung phí, chỉ lo ăn chơi
- 2;6, có chế độ nô lệ, bán người với giá rẻ bằng đôi dép.
- 5:12, hà hiếp, hối lộ
- 8:5-6, mua bán giả dối.
Trước một tình trạng như vậy, Amốt đã gác qua mọi tị hiềm Nam – Bắc, dâng mình rao giảng Lời Chúa cho Y-sơ-ra-ên phía Bắc.
Trong 7:14-15, Amốt xác nhận ông không được huấn luyện để làm tiên tri, cũng không phải thuộc dòng dõi tiên tri, nhưng Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông. Amốt dùng từ ngữ: “Đức Giê-hô-va đã BẮT LẤY ta từ sau bầy” (7:15), nghĩa là Amốt cũng cảm biết địa vị kém thiếu, hoàn cảnh khó khăn, nên đã không muốn bước vào chức vụ. Dù vậy, Đức Giê-hô-va đã bắt lấy, đã thúc giục ông.
IV/. BỐ CỤC:
Đề mục: SỰ ĐOÁN PHẠT
Câu gốc: 3:2
Trong 7:14-15, Amốt xác nhận ông không được huấn luyện để làm tiên tri, cũng không phải thuộc dòng dõi tiên tri, nhưng Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông. Amốt dùng từ ngữ: “Đức Giê-hô-va đã BẮT LẤY ta từ sau bầy” (7:15), nghĩa là Amốt cũng cảm biết địa vị kém thiếu, hoàn cảnh khó khăn, nên đã không muốn bước vào chức vụ. Dù vậy, Đức Giê-hô-va đã bắt lấy, đã thúc giục ông.
IV/. BỐ CỤC:
Đề mục: SỰ ĐOÁN PHẠT
Câu gốc: 3:2
- Bối Cảnh Sự Đoán Phạt: 1:1-2
- Thời gian: 1:1
- Theo lịch sử: 1:1a
- Theo biến cố: 1:1b
- Địa điểm: 1:2
- Phát xuất từ Giê-ru-sa-lem.
- Xảy ra tại phía Bắc (Cạt-mên)
- Đối tượng chịu Sự Đoán Phạt: 1:3 – 2:16
- Đối tượng phụ: 1:3 – 2:3
Các nước lân cận: Sy-ri (Đa-mách), Phi-li-tin (Ga-xa, Ty-rơ, Ê-đôm, Am-môn, Mô-áp
- Đối tượng chính: 2:4-16
(Giu-đa và Y-sơ-ra-ên)
- Cảnh Trạng Sự Đoán Phạt: 3: - 6:
- Cung điện bị tàn phá: 3: (c. 9, 11, 15)
- Thiên tai: 4: (c. 7-10)
- Từ bỏ cuộc thờ phượng: 5: (c. 21-26)
- Bị bắt lưu đày: 6: (c. 7, 14)
- Thái Độ Đối Với Sự Đoán Phạt: 7: - 9:
- Tiên tri Amốt: 7:1-7
Xin Chúa tha thứ (c. 2, 5)
- Thầy tế lễ A-ma-xia: 7:8-17
Không tin (c. 12-13)
- Chính Đức Chúa Trời: 8: - 9:
Quyết định sự đoán phạt (8:23; 9:11)
Tha thứ (9:11-15)
V/. ĐẶC ĐIỂM:
Tha thứ (9:11-15)
V/. ĐẶC ĐIỂM:
- Đoạn 1: - 2:, TÁM TỘI ÁC
Tám tội ác bao gồm các nước chung quanh Palestine, và chính Giu-đa, Y-sơ-ra-ên. Tất cả các tội ác nầy đều có chung một mức độ: gấp ba, gấp bốn lần. Nhóm từ: gấp ba, gấp bốn lần có hai ý:
- Tội lỗi càng ngày càng gia tăng đền đầy trọn (Thành ngữ tiếng Việt là: ‘nhất hóa tam’)
- Đức Chúa Trời đã nhiều lần cảnh cáo, sửa phạt nhưng họ không chịu ăn năn.
BẢY NGỌN LỬA
(1:4, 7, 10, 12, 14; 2:2, 9)
Trong tám nước Chúa dùng Bảy Ngọn Lửa với 2 đoạn nầy và một ngọn lửa trong đoạn 7:4. Lửa thường chỉ về sự đoán phạt. Cũng có thể dùng về nghĩa đen của sự đoán phạt bằng lửa như Sáng. 19, cũng có thể dùng nghĩa bóng về đạo quân thù nghịch đến, đang khi tấn công họ phóng hỏa.
(1:4, 7, 10, 12, 14; 2:2, 9)
Trong tám nước Chúa dùng Bảy Ngọn Lửa với 2 đoạn nầy và một ngọn lửa trong đoạn 7:4. Lửa thường chỉ về sự đoán phạt. Cũng có thể dùng về nghĩa đen của sự đoán phạt bằng lửa như Sáng. 19, cũng có thể dùng nghĩa bóng về đạo quân thù nghịch đến, đang khi tấn công họ phóng hỏa.
- Đoạn 3: - 6: BA SỨ ĐIỆP
Trong phần nầy có 3 sứ điệp đoán phạt, chia ra như sau:
LÝ DO ĐOÁN PHẠT | ÁN PHẠT |
3:1-10 | 3:11-15 |
4:1-11 | 4:12-13 |
5:1-15 | 5:16 – 6: |
Mỗi sứ điệp đoán phạt bắt đầu với lời kêu gọi: “Hãy nghe”, kết thúc với lời kết luận: “Vậy nên”. Trong đoạn 5, mặc dù có câu 11 và 13 đều dùng chữ “vậy nên” (bởi đó) nhưng câu 16 mới là kết luận vì nhấn mạnh chính Chúa phán.
Bài giảng thứ ba dài hơn, nó liên hệ với nhau bởi hai chữ “Khốn Thay” (5:18; 6:1)
SỨ ĐIỆP THỨ I: Đề cập đến tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên trong hiện tại.
Sứ điệp thứ I nầy là nguyên nhân đoán phạt (3:2).
Lý do đoán phạt là vì dân Y-sơ-ra-ên đã được hưởng đặc quyền mà không biết hưởng, nên sẽ bị phạt (Luca 12:48)
SỨ ĐIỆP THỨ II: Đề cập đến tội lỗi của Y-sơ-ra-ên trong quá khứ (xem 4:6-11 với 5 lần Chúa lặp lại: “Dầu vậy, các ngươi cũng không trở lại cùng ta” – 4:6, 8, 9, 10, 11).
Sứ điêp thứ 2 là sự nhẫn nại trước khi đoán phạt cuối cùng.
Năm lần Chúa cảnh cáo, một lần kêu gọi sửa soạn gặp Đức Chúa Trời (4:12)
SỨ ĐIỆP THỨ III: Đề cập đến tội lỗi của Y-sơ-ra-ên trong tương lai (xem 5:1-3; 5:16 – 6:14).
Đặc biệt, trong lời cảnh cáo cuối cùng nầy, 3 lần Chúa nhắc lại lời khuyên mời: “Hãy tìm ta, thì các ngươi sẽ sống” (5:4, 6, 14).
Sứ điệp thứ 3 cho thấy tánh cách nghiêm khắc của sự đoán phạt. Chúa phạt thì nặng (5:2-3; 6:8-14), nhưng vẫn mở con đường để tha thứ.
- NĂM SỰ HIỆN THẤY: 7: - 9:
- Sự hiện thấy về cào cào tàn phá đất: 7:1-3
- Sự hiện thấy về lửa: 7:4-6
- Sự hiện thấy về dây chuẩn mực: 7:7-9
- Sự hiện thấy về giỏ trái mùa hạ: 8:1-2
- Sự hiện thấy về Chúa đứng nơi bàn thờ: 9:1
Nhìn vào 5 sự hiện thấy, chúng ta có nhận xét:
- 5 sự hiện thấy đều liên quan đến sự đoán phạt
- 5 sự hiện thấy đều liên quan với nhau và sự đoán phạt có tính cách tiệm tiến
- Cào cào: đoán phạt thực vật
- Lửa: toàn bộ
- Dây chuẩn mực: tiêu chuẩn đoán phạt
- Giỏ trái mùa Hạ: thì giờ đoán phạt
- Chúa đứng: chính Chúa thi hành sự đoán phạt
Nhìn qua toàn thể 9 đoạn của sách, tất cả đều nói đến sự đoán phạt, nhưng cả ba phần đều tỏ ra sự nhân từ thương xót của Đức Chúa Trời trong lúc đoán phạt:
- Phần I (1: - 2:), Chúa chỉ phạt tội ác khi nó lên đến gấp ba, gấp bốn lần.
- Phần II (3: - 6:), Chúa phạt sau nhiều lần cảnh cáo (6-11), và nhiều lần kêu gọi quay về tìm kiếm Chúa để được sống (5:4, 6, 14).
- Phần III (7: - 9:), Chúa phạt sau nhiều lần cho thấy hình thức đoán phạt (5 lần hiện thấy) và đặc biệt sau cơn đoán phạt là sự tha thứ (9:11-15)
Đề mục: SỬA SOẠN GẶP CHÚA
Kinh Thánh: A-mốt 4:12-13
Câu gốc: 4:12
Mục đích: Kêu gọi người nghe tỉnh thức chuẩn bị gặp Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào (vừa bồi linh vừa Truyền giảng).
I/. SỬA SOẠN GẶP AI?
- Mọi người dù có hay không có Tôn giáo, qua ngôn ngữ, qua Triết lý sống, qua Tôn giáo, qua lương tri… đều nhìn nhận có một sự đối diện nào đó mà con người phải gặp sau cái chết.
- Sự nhìn nhận nầy biểu lộ qua:
- qua ngôn ngữ: với những từ ngữ như từ trần – nghĩa là từ giã cõi trần nầy, hàm ý chưa kết thúc, nhưng để đi đâu đó; qua đời – nghĩa là bỏ đời nầy qua một đời khác; Đi rồi – ý muốn nói đi đâu đó…
- qua Tôn giáo: Các Tôn giáo đều đề cập đến một đời sau, dù không giải thích rõ ràng.
- qua lương tri: dù một người không theo một Tôn giáo nào cũng phải thành thật nhận rằng có một cái gì đó thường làm cho con người băn khoăn khi nghĩ đến cái chết. Nếu thử được thì họ cũng đã thử chết để biết qua đời nầy sẽ như thế nào. Tiếc thay, cái gì cũng thử được, nhưng cái chết lại không thử được.
- Cảm ơn Chúa, chỉ Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta biết rằng qua đời nầy, sau sự chết, loài người chúng ta sẽ Gặp Đức Chúa Trời – Gặp cách trực tiếp!
- Đức Chúa Trời là ai mà chúng ta sẽ gặp?
- 4:13, ngay sau khi kêu gọi chúng ta sửa soạn gặp Chúa, Lời Chúa cũng giới thiệu cho chúng ta biết Đức Chúa Trời là Ai? Chúa là Đấng làm nên các núi, dựng nên gió… Chúa là Đấng làm cho người ta biết ý tưởng riêng của mình, đổi ban mai ra tối tăm, và bước đi trên những chỗ cao trên đất…
- Nghĩa là loài người chúng ta phải gặp Đấng đã dựng nên chúng ta.
- Gặp để làm gì?
- Khải huyền 20:11-12, loài người chúng ta sau khi qua đời phải gặp Đức Chúa Trời Tạo Hóa như một Quan Tòa Chung Thẩm, để nghe xét xử mọi hành vi, tư tưởng lời nói – ngay cả những lời nói hư không của chúng ta đã nói (Mathiơ 12:36-37).
- Hoặc những ngày Chúa cho chúng ta còn sống trên đất, chúng ta có thờ phượng Đức Chúa Trời Tạo Hóa cách phải lẽ không.
- Hoặc những ngày Chúa cho chúng ta sống trên đất, chúng ta có vâng lời Đức Chúa Trời tin nhận Chúa Jêsus Christ làm Đấng Cứu Thế cho chính mình để được tha tội, để được làm con Đức Chúa Trời không?
- Có người bảo: Đó là chuyện xa vời.
- Làm sao là chuyện xa vời được? Đức Chúa Trời đã bày tỏ rõ ràng Ngài hiện diện khắp trong vũ trụ, hiện diện trong cuộc sống của chúng ta.
- Tuy nhiên, dù Quý Vị có thấy xa vời, Lời Đức Chúa Trời vẫn rao báo: KHÁ SỬA SOẠN GẶP ĐỨC CHÚA TRỜI NGƯƠI!
- Tôi xin Quý Vị một lần cho tôi được rao báo Lời Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta: KHÁ SỬA SOẠN – HÃY SỬA SOẠN GẶP ĐỨC CHÚA TRỜI, trước khi chúng ta không còn cơ hội được rao báo lần thứ hai, hầu cho tôi không hối tiếc, Quý Vị cũng không hối tiếc, khi sự thật thành sự thật: Sự thật đó là:chúng ta phải gặp Đức Chúa Trời!
- Luca 12:16-20, Chúa Jêsus Christ đã thuật một thí dụ về một người lo làm giàu, không quan tâm đến việc sửa soạn gặp Đức Chúa Trời, người nầy nghĩ rằng còn xa, còn lâu lắm, ông ấy mới gặp Đấng Tạo Hóa, khi người nói: Linh hồn ơi, mầy đã được nhiều của để dành dùng lâu năm; thôi, hãy nghỉ ngơi, ăn uống, và vui vẻ.
Dù ông không muốn gặp Đức Chúa Trời, ông nghĩ rằng không cần gặp, thì cũng phải gặp Đức Chúa Trời. Không phải ngày mai, không phải năm sau… mà Chúa phán: CHÍNH ĐÊM NAY linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại.. nghĩa là ĐÊM NAY, NGƯỜI NẦY PHẢI GẶP ĐỨC CHÚA TRỜI, vấn đề không phải theo quyết định của ông, mà là quyết định của Đức Chúa Trời Tạo Hóa.
II/. CÁCH SỬA SOẠN GẶP ĐỨC CHÚA TRỜI:
II/. CÁCH SỬA SOẠN GẶP ĐỨC CHÚA TRỜI:
- Một cuộc đi xa có tánh cách VĨNH BIỆT, một sự gặp gỡ quan trọng, tất cả đều phải được sửa soạn cẩn thận.
- Sách Ê-xơ-tê 2:12 cho thấy khi Ê-xơ-tê gặp vua A-suê-ru, Ê-xơ-tê phải sửa soạn cực kỳ chu đáo, từ tắm rửa thân thể đến sửa soạn tinh thần.
- Gặp một con người mà còn như vậy, phải sửa soạn dường ấy, huống chi gặp Đức Chúa Trời.
- Đừng sửa soạn tiền bạc, vì tiền bạc không thể dùng trên Thiên đàng hay Hỏa ngục.
- Đừng sửa soạn quần áo, vì chỉ có một thứ áo Công nghĩa, thánh khiết mới được chấp nhận khi gặp Đức Chúa Trời.
- Đừng sửa soạn địa vị, vì loài người chúng ta chỉ là những tội nhân, thảy đều trần trụi trước mặt Đức Chúa Trời Tạo Hóa.
- Giăng 14:6, cách sửa soạn duy nhất như Chúa Jêsus Christ đã phán: … Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.
- Phải, loài người chúng ta chỉ có một cách duy nhất để Sửa Soạn Gặp Đức Chúa Trời mà không bị đoán phạt là nhờ cậy nơi công lao Huyết báu của Chúa Jêsus Christ.
- Tại sao tin nhận Chúa Jêsus Christ là cách duy nhất sửa soạn gặp Đức Chúa Trời?
- Vì Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời bằng lòng hạ mình xuống làm người đã gặp con người, Ngài đã chịu chết đền tội cho con người, chịu án phạt thay loài người chúng ta (Hêb. 2:17), hầu cho loài người chúng ta bởi tin vào công lao cứu chuộc của Chúa Jêsus Christ mà được tha tội, được trở nên thánh khiết, công bình, khi đó gặp Đức Chúa Trời sẽ không bị đoán phạt, mà lại được khen thưởng (Rôma 8:1).
- Kinh Thánh khẳng định: dưới trời nầy không có danh nào khác – ngoài danh Chúa Jêsus Christ – hầu cho chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.
- Chỉ cần sửa soạn hành trang là TIN NHẬN Chúa Jêsus Christ LÀM ĐẤNG CỨU THẾ CỦA MÌNH, không cần chuẩn bị điều gì khác, và chỉ cần chuẩn bị bấy nhiêu thôi. Quý Vị đã chuẩn bị chưa? Còn chần chờ gì nữa?
III/. KHI NÀO CẦN SỬA SOẠN GẶP CHÚA:
- A-mốt 4:12 bắt đầu với chữ KHÁ nói lên ý hối thúc, cấp bách trong việc chúng ta sửa soạn gặp Đức Chúa Trời.
- Câu hỏi được đặt ra là Khi nào gặp Đức Chúa Trời?
- Câu trả lời là: Khi qua đời, hay nói rõ hơn: Khi chúng ta CHẾT!
- Thế thì: Khi nào chúng ta chết?
- Nghe đến đây sẽ có người cảm thấy buồn cười trước câu hỏi dường như vớ vẩn, vì họ nghĩ rằng mình còn sống lâu lắm, nhất là những người trẻ. Nhưng tôi đề nghị hãy ra ngoài nghĩa trang xem các mộ bia, tại đó chúng ta sẽ thấy không phải chỉ có mộ bia của người già, mà cũng có cả mộ bia những người trẻ tuổi, mộ bia những người nam lẫn mộ bia của người nữ, kể cả mộ bia của trẻ con nữa.
- Nói đến điều nầy, tôi muốn nhắc lại một trong những câu chuyện về thảm họa Sóng Thần ngày 26-12-2004 vừa qua. Báo chí đã đăng một câu chuyện về cặp vợ chồng người Thụy Điển có một đứa con. Ngày lễ Giáng sanh 2004 cặp vợ chồng nầy đem theo người mẹ và đứa con còn nhỏ, đã đến Thái lan và muốn được làm lại Lễ Cưới tại Thái lan theo nghi thức Phật Giáo – dù họ đã làm lễ Cưới theo nghi thức Cơ-Đốc Giáo tại Thụy Điển. Trong buổi tối làm lại Lễ Cưới tại khu vực Phuset Thái lan, họ vui vẻ nói rằng đó là ngày hạnh phúc của họ. Chắc chắn họ nghĩ rằng họ sống đến trăm tuổi theo những lời chúc trong Lễ Cưới thường có. Họ không ngờ rằng sáng hôm sau, họ còn đang ngủ, những ngọn sóng thần đã cuốn mất người chồng, đứa con, bà mẹ, người vợ chỉ còn lại một mình. Sự chết đã đến thình lình với họ trong lúc họ nghĩ rằng họ còn sống lâu lắm. Họ không ngờ rằng thình lình họ phải gặp Đức Chúa Trời mà họ đã từ bỏ để theo một Tôn giáo đời nầy.
- Tại Miền Nam California, một người chồng chạy xe ra tiệm để mua bánh cho con lúc trời đang mưa. Khi ông đem bánh về thì ngôi nhà của ông trong đó vợ và các con của ông – những đứa con mà ông yêu thương sẵn sàng dầm mưa đi mua bánh cho – tất cả đã bị một khối bùn đất to lớn do hiện tượng đất lỡ phủ ngập
- Gia-cơ 4:13-14, dạy chúng ta rằng: Sự sống của chúng ta chẳng qua như hơi nước, hiện ra một chút rồi lại tan ngay. Anh Chị em hãy nhìn bọt nước hiện trong nồi nước để thấy sự sống của mình là mong manh như thế nào. Một thi nhân Việt-nam đã thốt lên: Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy…
- Vì sự sống trên đất nầy quá ngắn và có thể kết thúc bất cứ lúc nào. Nói cách khác, thì giờ mà chúng ta có để SỬA SOẠN GẶP CHÚA là Đức Chúa Trời quá ngắn, nên Lời Chúa kêu gọi chúng ta: KHÁ Sửa Soạn Gặp Đức Chúa Trời ngươi. Lời Chúa hối thúc chúng ta đừng bỏ qua cơ hội.
Đề mục: TIÊN TRI A-MỐT
Kinh Thánh: A-mốt 7:1-17
Câu gốc; A-mốt 7:14-15
Mục đích: Khích lệ con cái Chúa bắt chước tâm tình của A-mốt.
I/. LÝ LỊCH CỦA A-MỐT:
- A-mốt 7:14
- Qua 1:1, A-mốt giới thiệu chính ông rất chân thật:
- Tên của ông là A-mốt có nghĩa là “Gánh nặng” hay người mang gánh nặng, Có thể tên nầy là một biệt danh, vì ông muốn nói lên tấm lòng của ông đối với quê hương dân tộc Y-sơ-ra-ên của mình
- A-mốt chỉ giới thiệu ông là người trong bọn chăn, ông không giới thiệu mình là tiên tri, cũng không thuộc dòng dõi tiên tri. Theo cách giới thiệu nầy so với 7:14, dường như ông thuộc tầng lớp nghèo trong xã hội thời đó, đi làm thuê qua nghề: chăn chiên thuê, hái trái vả thuê.
- 7:12, qua lời của thầy tế lễ A-ma-xia tỏ ý khinh dễ A-mốt: Hỡi kẻ tiên kiến, khá đi khỏi đây. Hãy trốn trong đất Giu-đa, tại đó ăn bánh và nói tiên tri. Qua đó chúng ta có thể biết A-mốt rất nghèo, đã từng đi làm thuê để sống.
- Quê hương Thê-cô-a của A-mốt chỉ là một làng nhỏ phía nam Bết-lê-hem. Điều đáng để ý A-mốt là một người ờ phía Nam Giu-đa, nhưng lại thi hành chức vụ ở vương quốc phía Bắc Y-sơ-ra-ên, trong lúc hai nước Nam-Bắc nghịch thù nhau. Cảm ơn Chúa, A-mốt đã không để ý tưởng thù nghịch giữa hai nước ngăn cản tấm lòng của ông đối với dân Y-sơ-ra-ên của ông.
- Thêm một sự kiện đặc biệt nữa mà A-mốt đã nêu ra khi giới thiệu về chính ông trong câu 1 nầy: hai năm trước cơn động đất.
Cơn động đất nầy được nhắc đến 3 lần trong sách của A-mốt:
- 1:1
- 8:8-11,
- 9:5
- Ba lần nhắc đến chứng tỏ cơn động đất nầy phải có cường độ rất lớn, gây thiệt hại ghê gớm, nên khiến A-mốt không thể quên được.. A-mốt đã tả một số nét về cơn động đất nầy:
- 8:8, Đất há chẳng rúng động về việc đó, hết thảy dân cư nó há chẳng than khóc sao? Trọn cả đất dậy lên như Sông cái, nó sẽ lung lay và lún xuống như Sông của Ê-díp-tô.
- 8:9, cơn động đất ảnh hưởng cả mặt trời, có lẽ khói bụi đã che khuất ánh sáng mặt trời giữa ban ngày.
- 8:10, nhiều người chết gây nên cảnh gia đình sầu thảm.
- 8:11, sau cơn động đất gây nên là sự đói kém.
- Nói tóm lại chúng ta có rất nhiều bài học về con người của A-mốt:
- A-mốt có lòng yêu thương đối với đồng bào dân tộc của ông, đến nỗi đã lấy gánh nặng đó đặt tên để nhắc nhở chính mình.
- A-mốt đã vượt qua mặc cảm gia cảnh nghèo của mình, địa vị thấp hèn của ông, để dấn thân vào công việc rao giảng Lời của Đức Chúa Trời.
- A-mốt đã không để hàng rào thù nghịch giữa hai nước ngăn trở lòng yêu thương của ông đối với quê hương dân tộc của ông.
- Tôi không biết có ai trong anh chị em có hoàn cảnh, có tâm tình giống như A-mốt không?
- Có quan tâm đến sự hư mất, tội lỗi đang đè nặng trên đồng bào dân tộc của mình không? Mỗi lần Truyền giảng Tin Lành không thấy đồng bào Việt-nam mình đến nghe, không thấy đồng bào Việt-nam mình tin Chúa, lòng có thấy đau buồn vì sự cứng lòng của đồng bào dân tộc Việt-nam mình không?
- Có hàng rao nào ngăn trở anh chị em dâng mình làm chứng về Chúa cho đồng bào dân tộc mình tại nơi đang ở, tại quê hương dưới chế độ mà mình không thích không?
- Nếu tất cả những điều trên không ai trong anh chị em giống như A-mốt, thì cơn động đất lớn mà A-mốt chứng kiến, nhất định tất cả chúng ta đều giống A-mốt, vì tất cả chúng ta vừa chứng kiến cảnh thảm họa Sóng thần vào cuối năm vừa qua trên đài Truyền hình, trên báo chí.
- Duy có điều, cơn động đất đó khiến lòng của A-mốt tỉnh thức sẵn sàng ra đi rao giảng Tin Lành của Chúa cho đồng bào đồng loại của ông; còn chúng ta bây giờ thì sao? Có tỉnh thức, có cảm thấy gánh nặng làm chứng cứu đồng bào Việt-nam của chúng ta không?
II/. SỰ KÊU GỌI TRÊN A-MỐT:
- A-mốt 7:15a, Đức Giê-hô-va đã bắt lấy ta từ sau bầy…
- Theo cách chăn chiên của người Y-sơ-ra-ên, thì người chăn phải đi trước chiên, người đi sau bầy là người chăn thuê, chăn mướn. Nhưng cũng có thể hiểu cách khác: Đang lúc A-mốt đang ngồi canh giữ phía sau bầy chiên đang ăn hoặc đang uống nước.
- Lúc đó Chúa kêu gọi ông.
- Lúc đó A-mốt đang nghĩ gì?
- 7:1-9 đã thuật tả lại cách Chúa kêu gọi A-mốt thật cảm động:
- 7:1-3, Chúa cho A-mốt thấy một trong những tai nạn Chúa giáng xuống để phạt tội lỗi dân tộc của ông là tai nạn cào cào tàn phá đất nước của ông. Khi nhìn thấy sự khủng khiếp của nạn cào cào, A-mốt đã cầu thay cho dân tộc của ông: Hỡi Chúa Giê-hô-va, tôi cầu xin Ngài hãy tha thứ! Gia cốp há có thể đứng vững được sao? Và Chúa đã tha thứ cho đồng bào của ông.
- 7:4-6, lần thứ hai Chúa cho A-mốt xem thấy hình phạt của Chúa giáng trên dân Y-sơ-ra-ên của A-mốt bằng lửa. A-mốt cũng lại một lần nữa cầu thay cho dân tộc của ông. Bởi tấm lòng yêu thương của A-mốt, Chúa đã tha thứ.
- 7:7-9, khi Chúa cho A-mốt thấy một dây chuẩn mực mà Chúa cầm trong tay, hàm ý rằng dân tộc của ông đã ở dưới tiêu chuẩn đạo đức phải có, và A-mốt đã đành phải im lặng.
- Chúng ta thấy tấm lòng nầy giống như tấm lòng yêu thương của Áp-ra-ham đối với hai thành phố: Sô-đôm và Gô-mô-rơ (Sáng. 18:), cuối cùng Áp-ra-ham phải dừng lại với con số 10 người công bình trong thành, là con số tối thiểu mà ông nghĩ rằng trong hai thành tội ác còn có được. Rất tiếc là cả hai thành đã không có được.
- Điều mà chúng ta chắc chắn là Chúa đã ban sự kêu gọi cho những người như A-mốt, những người mang gánh nặng tội lỗi của dân tộc, luôn luôn muốn dân tộc mình được giải cứu, cũng như Chúa đã đẹp lòng bày tỏ cho Áp-ra-ham biết chương trình của Chúa đối với Sô-đôm và Gô-mô-rơ
- Tôi thật lòng xin Chúa dấy lên giữa Cơ-Đốc nhân chúng ta những người có lòng như A-mốt, suy nghĩ về những đau khổ mà dân tộc Việt-nam chúng ta đã phải chịu suốt bao nhiêu năm, mà dâng những lời cầu thay xin Chúa gia ơn ban cho họ sự ăn năn hạ mình quay về với Chúa.
- Ê-sai 59:15-16, ghi lại sự ngạc nhiên khi thấy không có ai cầu thay: Đức Giê-hô-va thấy … không có người, chẳng ai cầu thay, thì lấy làm lạ lùng… Chúa thật đang tìm kiếm những tấm lòng như A-mốt, như Ngài đã kiếm tìm một người vì tường thành mà đứng chỗ sứt mẻ thời Tiên tri Ê-xê-chi-ên (Êx. 22:30.
III/. SỨ MẠNG CỦA A-MỐT:
- A-mốt 7:15b, … và Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hãy đi nói tiên tri cho dân Y-sơ-ra-ên ta.
- Sứ mạng của A-mốt là đi nói tiên tri cho dân Y-sơ-ra-ên.
- Dân Y-sơ-ra-ên như thế nào mà cần phải nói tiên tri?
- 2:4, 6, sau khi Chúa phán về các dân chung quanh Giu-đa và Y-sơ-ra-ên, Chúa cũng đã phán về dân Giu-đa và Y-sơ-ra-ên:
- 2:4, Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Giu-đa đến gấp ba gấp bốn lần…
- 2:6, Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Y-sơ-ra-ên đến gấp ba gấp bốn lần…
- Dân Y-sơ-ra-ên đã làm gì mà Chúa tuyên án họ tội ác đến gấp bốn lần?
- 2:12, nhưng các ngươi đã cho người Na-xi-rê uống rượu và cấm các kẻ tiên tri rằng: Chớ nói tiên tri!
Người Na-xi-rê là những người tự hứa nguyện biệt riêng mình ra cho Chúa trong một hạn kỳ nào đó (Dân số ký 6:1-21). Trong thời gian hứa nguyện nầy, người Na-xi-rê không được uống vật chi say hay cắt tóc. Thế mà dân Y-sơ-ra-ên lại cho người Na-xi-rê uống rượu
Bổn phận của các Tiên tri là nói tiên tri, nhưng dân Y-sơ-ra-ên lại cấm không cho các Tiên tri nói tiên tri.
Họ làm ngược hoàn toàn với mạng lịnh của Chúa.
Bổn phận của các Tiên tri là nói tiên tri, nhưng dân Y-sơ-ra-ên lại cấm không cho các Tiên tri nói tiên tri.
Họ làm ngược hoàn toàn với mạng lịnh của Chúa.
- 4:1, trong Y-sơ-ra-ên, những kẻ giàu hiếp đáp người nghèo khổ.
- 5:21-24, họ vẫn cử hành các lễ nghi mà Chúa dạy, nhưng họ chỉ làm lễ mà không thực hành sự công bình chánh trực mà Chúa muốn họ có
- 5:25-26, thay vì họ chăm sóc Nhà Chúa, họ lại lo chăm sóc hình tượng tà thần.
- Trong bối cảnh tội lỗi như vậy, Chúa kêu gọi A-mốt đến với dân Y-sơ-ra-ên rao giảng Lời Chúa cho họ. hầu hết các tiên tri trong thời đại nầy đều nhận lãnh nơi Chúa cùng một sứ mạng như Tiên tri A-mốt đã nhận lãnh.
- Tiên tri Ê-sai được kêu gọi để giảng Tin lành cho một dân béo lòng nặng tai (Ê-sai 6:8-10
- Tiên tri Giê-rê-mi cũng được kêu gọi đến với một dân khiến cho ông run sợ, phải đánh nhau với họ
- Tiên tri Ê-xê-chi-ên được Chúa sai đến một dân mà Chúa gọi là con cái dày mặt cứng lòng (Êx. 2:4)…
- Nói đến điều nầy, tôi tin rằng tất cả con cái Chúa đang sống ở nước Mỹ nầy đều có chung một ý tưởng: Người Việt-nam tại đất Mỹ nầy cứng lòng lắm. Bằng cớ là Hội Thánh dù có tổ chức truyền giảng bao nhiêu lần, họ cũng không muốn đến. Tìm được một người tin Chúa là cả một công trình to lớn.
- Trước sự cứng lòng, sẵn sàng chống nghịch với Chúa, anh chị em có sẵn sàng vâng lời Chúa nhận lấy sứ mạng rao giảng Tin Lành như Chúa phán dạy như các tiên tri đã làm không? Nguyện Chúa ban cho mỗi một chúng ta có sự can đảm, dạn dĩ (Công 4:31) để tiếp tục bền lòng, bền chí rao giảng Tin lành của Chúa.