I/. TÁC GIẢ SÁCH ĐA-NI-ÊN:
1. Nghi vấn:
1. Nghi vấn:
Có vài ý kiến chủ trương phủ nhận ông Đa-ni-ên là tác giả của sách tiên tri Đa-ni-ên (như tà giáo Tân phái Modernist), họ cho rằng sách được viết vào năm 168-167 TC. với mục đích nâng đỡ đức tin của dân Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ bị bắt bớ đời Antiochus Epiphane.
Nhưng chúng ta có nhiều bằng cớ chứng minh ông Đa-ni-ên là người viết sách nầy đang khi bị đày qua nước Ba-by-lôn.
2. Chính tác giả tự xưng tên là Đa-ni-ên.
Nhưng chúng ta có nhiều bằng cớ chứng minh ông Đa-ni-ên là người viết sách nầy đang khi bị đày qua nước Ba-by-lôn.
2. Chính tác giả tự xưng tên là Đa-ni-ên.
7:1, 28; 9:1-2; 10:1-2; 12:4-5
3. Sách Ê-xê-chi-ên làm chứng.
3. Sách Ê-xê-chi-ên làm chứng.
3 lần sách Ê-xê-chi-ên nhắc đến tên của Đa-ni-ên:
- Êx. 14:14, 20, hai lần nhắc nầy xảy ra vào trước năm thứ 6 hay 7 phu tù của Ê-xê-chi-ên (so sánh giữa 8:1 và 20:1)
- Lúc bấy giờ Đa-ni-ên đã ở tại Ba-by-lôn được độ 15 năm, vì Đa-ni-ên bị bắt lưu đày trước Ê-xê-chi-ên 8 hay 9 năm (so sánh Êx. 1:2 với Đan. 1:1). Nếu Đa-ni-ên bị lưu đày lúc 18 tuổi, thì lúc Ê-xê-chi-ên nhắc đến ở đoạn nầy, Đa-ni-ên đã được 33 tuổi hơn.
- 28:3, được viết độ năm thứ 11 của Ê-xê-chi-ên bị phu tù (Êx. 26:1), lúc đó Đa-ni-ên đã được 38 tuổi.
Qua những câu đó, Ê-xê-chi-ên làm chứng rằng Đa-ni-ên được xếp ngang với các thánh đồ như: Nô-ê, Gióp. Cũng chứng rằng Đa-ni-ên là người có sự khôn ngoan (Đan. 1:20), là người danh tiếng trong số những người Y-sơ-ra-ên phu tù.
Điều đã nói trên chứng tỏ sách Đa-ni-ên không thể được viết ra sau nầy.
3. Ngụy Thư làm chứng:
Sách I Mác-ca-bê (11o TC.) 2:51-61 đã nhắc đến một câu: Ha-na-nia, A-xa-ria, Mi-sa-ên bởi đức tin đã được cứu khỏi lò lửa. Đa-ni-ên bởi sự vô tội, được cứu khỏi miệng sư tử.
Sách Hê-nóc (200 TC.) đã chịu nhiều ảnh hưởng của sách Đa-ni-ên. Với những sự kiện liên quan như vậy, chứng rằng sách Đa-ni-ên phải có trước sách Mác-ca-bê và sách Hê-nóc.
4.Kinh điển Cựu Ước của Do thái Giáo làm chứng:
Điều đã nói trên chứng tỏ sách Đa-ni-ên không thể được viết ra sau nầy.
3. Ngụy Thư làm chứng:
Sách I Mác-ca-bê (11o TC.) 2:51-61 đã nhắc đến một câu: Ha-na-nia, A-xa-ria, Mi-sa-ên bởi đức tin đã được cứu khỏi lò lửa. Đa-ni-ên bởi sự vô tội, được cứu khỏi miệng sư tử.
Sách Hê-nóc (200 TC.) đã chịu nhiều ảnh hưởng của sách Đa-ni-ên. Với những sự kiện liên quan như vậy, chứng rằng sách Đa-ni-ên phải có trước sách Mác-ca-bê và sách Hê-nóc.
4.Kinh điển Cựu Ước của Do thái Giáo làm chứng:
Trong phần kinh điển (canon) của Do thái Giáo thì sách Đa-ni-ên được xếp vào phần sách lịch sử, vì người Y-sơ-ra-ên xem Đa-ni-ên là nhà chính trị hơn là tiên tri. Phần kinh điển nầy được sưu tập từ ông E-xơ-ra đến Ben Sirach là cháu nội của E-xơ-ra (400-200 TC.)
5. Sử gia Josephus (90 SC.) cũng xếp sách Đa-ni-ên vào bảng thứ tự 13 sách tiên tri.
6. Chính Chúa Jêsus Christ làm chứng trong Mathiơ 24:15.
B. Tiểu Sử Đa-ni-ên:
5. Sử gia Josephus (90 SC.) cũng xếp sách Đa-ni-ên vào bảng thứ tự 13 sách tiên tri.
6. Chính Chúa Jêsus Christ làm chứng trong Mathiơ 24:15.
B. Tiểu Sử Đa-ni-ên:
- Ý nghĩa tên của Đa-ni-ên:
Tên của Đa-ni-ên có ý nghĩa rất đặc biệt.
ĐAN = Quan xét; I = của tôi (Sở hữu đại từ ngôi thứ nhất (Possessive Pronoun); EL = Đức Chúa Trời
Như vậy, Đa-ni-ên có nghĩa là: Đức Chúa Trời là Quan xét của tôi.
ĐAN = Quan xét; I = của tôi (Sở hữu đại từ ngôi thứ nhất (Possessive Pronoun); EL = Đức Chúa Trời
Như vậy, Đa-ni-ên có nghĩa là: Đức Chúa Trời là Quan xét của tôi.
- Gia thế:
- Đa-ni-ên thuộc dòng dõi quý tộc. 1:1-7 làm chứng rằng những người bị lưu đày cùng với Đa-ni-ên là những người thuộc dòng vua hoặc quan chức cao cấp.
- Đa-ni-ên bị bắt lưu đày sang Ba-by-lôn vào năm 606-605 TC. (Đan. 1:1; II Vua 24:1-5; II Sử 36:5-8)
- Đa-ni-ên sống trải qua các triều vua: Nê-bu-cát-nết-sa, Bên-sát-xa, Đa-ri-út, và Si-ru. Nghĩa là từ năm bị lưu đày lần thứ nhất (độ 18 tuổi năm 606 TC. – 1:1) đến gần cuối thời kỳ lưu đày 70 năm (9:2; 10:1 – năm 534 TC.). Như vậy, Đa-ni-ên sống độ 90 tuổi và ở tại Ba-by-lôn 72 năm.
- Đời sống đức tin của Đa-ni-ên:
- Đa-ni-ên là người kính sợ Chúa và vâng lời Chúa dạy, thể hiện qua nếp sống đạo nổi tiếng trong 1:8, quyết định không ăn thức ăn đã cúng cho thần tượng, nhưng cũng rất lịch sự để từ chối.
- Biết nhờ cậy Chúa (2:18)
- Thường cầu nguyện với Chúa (6:10)
- Được ơn Chúa (1:9; 9:23; 10:11)
- Đối với người chung quanh:
- Biết yêu thương bạn (1:12; 2:17, 49)
- Được vua người ngoại bang (Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn, và Đa-ri-út của nước Mê-đi Ba-tư) quý trọng (2:46-47; 5:29; 6:14, 16; 6:25-28)
- Đối với công việc:
6:4 làm chứng rằng Đa-ni-ên làm việc trung tín trổi hơn các viên chức khác, đến nỗi kẽ thù của ông không tìm được lỗi lầm của ông.
II/. NIÊN HIỆU:
II/. NIÊN HIỆU:
- Niên hiệu viết sách:
So sánh giữa 1:1 với 10:1, chúng ta có một khoảng thời gian từ:
- 1:1, năm thứ 3 đời Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa , thì Nê-bu-cát-nết-sa đem quân Ba-by-lôn vây Giê-ru-sa-lem. Tham khảo II Vua 23:36-37; II Vua 24:1; II Sử 36:5-8, thì Giê-hô-gia-kim cai trị Giu-đa được 11 năm Trong đó có thể tính đến năm thứ 8 hay thứ 9, thì chống lại Ba-by-lôn, bị vua Ba-by-lôn bắt làm phu tù.
- Như vậy, Đan. 1:1, chỉ về sau ba năm Giê-hô-gia-kim thần phục Ba-by-lôn.
- Niên hiệu sự kiện trong sách:
- 1:1 nói đến lần lưu đày đầu tiên gồm có Giê-hô-gia-kim và Đa-ni-ên.
Năm dân Giu-đa bị lưu đày là 587 (586) TC., cộng với 11 năm của Sê-đê-kia (II Vua 24:18), và cộng với 3 tháng của Giê-hô-gia-kin (II Vua 24:8), thì Đan. 1;1 sẽ vào khoảng 598 TC.
- 2:1, nên tính là năm thứ 2 của Đa-ni-ên phục vụ dưới triều vua Nê-bu-cát-nết-sa.
- 7:1, Năm đầu và năm thứ ba đời vua Bên-sát-xa (8:1). Nếu tính như sau:
- Vua Nê-bu-cát-nết-sa chết năm 562 TC. sau hơn 40 năm cai trị Ba-by-lôn.
- Con trai của Nê-bu-cát-nết-sa là Amel Mardek (II Vua 25:27-30 gọi là Ê-vinh-mê-rô-đác), bị anh rể là Narriglissar ám sát cướp ngôi vào 559 TC (Giê. 39:3, 13).
- Bốn năm sau, Narriglissar qua đời, con là Labshi Marduk nối ngôi được 4 tháng thì bị Nabonidus ám sát cứớp ngôi (555 TC.)
- Trong thời kỳ của Nabonidus cai trị, để đối phó với quân Mê-đi Ba-tư đang tấn công, vua Nabonidus giao việc cai trị thành Ba-by-lôn cho con trai là Bên-sát-xa, còn bản thân vua trấn giữ một ốc đảo ngoài thành đối phó địch quân. Nabonidus cưới con gái của Nê-bu-cát-nết-sa, vì tiếng Hi-bá-lai cũng như tiếng Canh-đê không có từ ngữ Ông Nội, Ông Ngoại, Cháu, nên Đan. 5:2 ghi: “Nê-bu-cát-nết-sa là … cha mình”. Và 5:7, ghi: “Đa-ni-ên được dự BẬC THỨ BA”, nghĩa là sau Nabonidus và Bên-sát-xa.
- 5:30, ‘ngay đêm đó’, đế quốc Ba-by-lôn sụp đổ bởi người Mê-di Ba-tư, ấy là năm 538 TC. (9:1)
- 10:1, năm thứ ba đời vua Si-ru, nghĩa là:
- Đế quốc Mê-đi Ba-tư lật đổ đế quốc Ba-by-lôn vào năm 538 TC. Vua Đa-ri-út là người Mê-đi cai trị trước (538-536 TC., 9:1; 11:1), sau đó Si-ru người Ba-tư lên ngôi (536-529 TC)
- Năm thứ 3 đời vua Si-ru là năm 534 TC., nghĩa là sau khi dân Y-sơ-ra-ên hồi hương được 2 năm.
- Đặc biệt trong sách Đa-ni-ên lại ghi thời gian Chúa Jêsus Christ tái lâm (2:44-45; 9:24-27).
III/. BỐ CỤC:
- Bố cục tổng quát:
Sách Đa-ni-ên chia làm 2 phần rõ ràng:
- Phần Lịch sử: 1: - 6:
- Phần lịch sử nầy kéo dài khoảng thời gian độ 70 năm từ khi Giê-ru-sa-lem bị đánh phá lần thứ nhất đời vua Giê-hô-gia-kim đến những năm đầu của đế quốc Mê-đi Ba-tư, nghĩa là từ khi đế quốc Ba-by-lôn dấy lên đến khi đế quốc Ba-by-lôn sụp đổ.
- Phần lịch sử nầy xảy ra trên đất Ba-by-lôn, được một người Giu-đa là Đa-ni-ên, một phu tù đồng thời là một đại quan trong triều đình Ba-by-lôn ghi lại.
- Phần lịch sử nầy được ghi lại vì có liên quan đến chương trình của Đức Chúa Trời đối với thế giới. Và có liên quan trực tiếp với lịch sử thế giới, bắt đầu từ nước Ba-by-lôn thời cực thịnh đến khi Nước Đức Chúa Trời dấy lên khắp đất.
- Phần Tiên tri: 7: - 12:
- 7: - 8:, phần tiên tri bao quát từ đế quốc Ba-by-lôn đến ngày các đế quốc bị tận diệt.
- 9:, phần tiên tri có liên quan đến người Y-sơ-ra-ên sau ngày lưu đày trở về đến ngày sau rốt.
- 10: - 12:, phần tiên tri đặc biệt về cuộc tranh chiến trong ngày cuối cùng (tham khảo thêm Khải 12: 20:)
- Bố cục Giải Kinh:
Đề mục: NGƯỜI ĐƯỢC YÊU QUÝ (ba lần danh hiệu nầy được ban cho Đa-ni-ên – 9:23; 10:11, 19)
Câu gốc: 9:23
Câu gốc: 9:23
- Người Được Yêu Quý Là Ai? – 1:
- Người được chọn: (Đa-ni-ên là người Y-sơ-ra-ên tức là người được cứu, được chọn – 1:1-7; 1:3-4)
- Người thánh: (1:8-21 [1:8], người không chịu ô uế)
Không phải bất cứ ai Chúa cũng yêu quý, dù đó là người Y-sơ-ra-ên – tuyển dân, Chúa chỉ yêu quý kẻ thuộc về Ngài trong thế gian (Giăng 13:1b), nghĩa là người đó đã được cứu và sống đời sống thánh khiết giữa thế gian.
- Dấu hiệu người được yêu quý: 2: - 6:
- Trong hoạn nạn: 2: - 3: (2:17-18; 3:16-18)
- Đối diện tội lỗi: 4: - 6:
- Tội kiêu ngạo: 4: (4:17)
- Tội phạm thánh: 5: (5:17, 24-28)
- Tội ganh tị: 6: (6:3-4, 10)
Đa-ni-ên và ba Bạn:
- Ở giữa hoạn nạn (bị lưu đày), thử thách đức tin, vẫn trung tín với Chúa và cứ nhờ cậy nơi Chúa, bởi đó Danh Chúa được tôn trọng giữa đế quốc Ba-by-lôn. Không phải họ chống đối hay không vâng phục người cầm quyền, nhưng đây là phương diện niềm tin theo Lời Chúa dạy.
- Ở giữa một môi trường tội lỗi (một đế quốc thờ hình tượng), họ không hề tham dự vào tội lỗi, trái lại còn can đảm quở trách tội lỗi.
- Đa-ni-ên và ba Bạn ở trên đất Ba-by-lôn, nói tiếng Ba-by-lôn, ăn thức ăn của người Ba-by-lôn, học văn hóa của người Ba-by-lôn, làm việc cho người Ba-by-lôn, mang tên người Ba-by-lôn, tất cả đều Ba-by-lôn nhưng họ vẫn là Người của Đức Chúa Trời!
- Sứ Mạng Của Người Được Yếu Quý: 7: -12:
- Đối với mọi người (thế gian): 7:
Nhìn thấy được quyền tể trị của Đức Chúa Trời trên toàn thế gian.
- Đối với dân Chúa: 8: - 12:
- 8:, biết được chương trình của Đức Chúa Trời dành cho dân Chúa.
- 9:, Cầu thay cho dân Chúa.
- 10: - 12:, dự phần những khó khăn với dân Chúa.
IV/. ĐẶC ĐIỂM:
- So sánh với sách Ê-xê-chi-ên:
Ê-XÊ-CHI-ÊN | ĐA-NI-ÊN |
NHẤN MẠNH: Các ngươi (dân Y-sơ-ra-ên) sẽ biết rằng ta là Đức Giê-hô-va (độ 62 lần). Phần lớn nói về tuyển dân | Nhấn mạnh: hầu cho những kẻ sống biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước loài người(4:17. 25, 32) |
- So sánh với sách Khải huyền:
Hai sách Đa-ni-ên và Khải huyền bổ sung cho nhau:
ĐA-NI-ÊN | KHẢI-HUYỀN |
Bắt đầu từ đế quốc Ba-by-lôn đến đế quốc Lamã (Đan. 2: - 7:) | Bắt đầu từ kỳ dân ngoại (từ đế quốc Lamã) đến Chúa Jêsus thăng thiên |
Đề cập tổng quát từ hai ống chân đến bàn chân và các ngón chân | Cho biết chi tiết trong thời kỳ ống chân, bàn chân và ngón chân |
Chỉ đề cập đến Đấng Christ lập Thiên Hi Niên (2:34-35), lúc các đế quốc thế gian bị hủy diệt | Bổ sung chi tiết các đế quốc bị hủy diệt như thế nào và những sinh hoạt trong Nước Đấng Christ. |
- Ngôn ngữ:
Sách Đa-ni-ên được viết bằng ba ngôn ngữ (2 chính và 1 phụ):
- 2:4 – 7:, được viết bằng tiếng A-ram
- Phần còn lại được viết bằng tiếng Hi-bá-lai
- 3:5, có dùng tiếng Hi-lạp
Cách dùng ba ngôn ngữ như vậy có lý do:
- Tiếng A-ram được dùng để giao dịch thương mại, ngoại giao thời bấy giờ ở vùng Mê-sô-bô-ta-mi
- Trước đời Đa-ni-ên, người Y-sơ-ra-ên không hiểu tiếng A-ram (II Vua 18:26). Sau đời Đa-ni-ên, người Y-sơ-ra-ên không còn nhớ nhiều về tiếng Hi-bá-lai
- Đang thời Đa-ni-ên, người Y-sơ-ra-ên sử dụng cả hai thứ tiếng. Riêng trong 3:5, Đa-ni-ên đã sử dụng tiếng Hi-lạp để gọi tên loại nhạc khí (có lẽ đem từ Hi-lạp về)
Do đó, không thể ghép sách Đa-ni-ên viết sau thời Đa-ni-ên 400 năm như vài người nghĩ. Chính vì cách sử dụng ngôn ngữ như vậy chứng minh rõ ràng đời Đa-ni-ên là thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 ngôn ngữ: Hi-bá-lai và A-ram (trong đó xen lẫn tiếng Hi-lạp)
- Sách Đa-ni-ên ghi chép nhiều phép lạ:
So với các sách tiên tri khác, sách Đa-ni-ên ghi lại nhiều phép lạ nhất.
Tại sao?
Vì các sách tiên tri được viết cho người Y-sơ-ra-ên, là những người đã từng kinh nghiệm về quyền năng của Chúa. Riêng sách Đa-ni-ên ghi chép phần lớn liên hệ với người ngoại bang. Đối với người nogại bang, họ có một quan niệm Đức Chúa Trời như các thần của họ (Ê-sai 10:10-11). Do đó, Đức Chúa Trời đã thi hành nhiều phép lạ để tỏ cho họ biết Ngài (Đa-ni-ên 4:17, 25, 32)
Tham khảo Xuất. 5: - 15:, (5:2), Pha-ra-ôn không nhìn biết Đức Chúa Trời nên Chúa đã thi hành nhiều phép lạ.
Tham khảo I Vua 18:21, dân Y-sơ-ra-ên không phân biệt Đức Chúa Trời với thần Ba-anh, nên đời tiên tri Ê-li, tiên tri Ê-li-sê, Đức Chúa Trời thi hành nhiều phép lạ.
Tại sao?
Vì các sách tiên tri được viết cho người Y-sơ-ra-ên, là những người đã từng kinh nghiệm về quyền năng của Chúa. Riêng sách Đa-ni-ên ghi chép phần lớn liên hệ với người ngoại bang. Đối với người nogại bang, họ có một quan niệm Đức Chúa Trời như các thần của họ (Ê-sai 10:10-11). Do đó, Đức Chúa Trời đã thi hành nhiều phép lạ để tỏ cho họ biết Ngài (Đa-ni-ên 4:17, 25, 32)
Tham khảo Xuất. 5: - 15:, (5:2), Pha-ra-ôn không nhìn biết Đức Chúa Trời nên Chúa đã thi hành nhiều phép lạ.
Tham khảo I Vua 18:21, dân Y-sơ-ra-ên không phân biệt Đức Chúa Trời với thần Ba-anh, nên đời tiên tri Ê-li, tiên tri Ê-li-sê, Đức Chúa Trời thi hành nhiều phép lạ.
- Những thời điểm quan trọng:
- Đoạn 1:1-2, Giê-ru-sa-lem bị vây lần thứ nhất:
Đây là thời điểm Giê-ru-sa-lem bị quân Ba-by-lôn vây lần thứ nhất và bắt một số thành phần trong dân Y-sơ-ra-ên lưu đày. Đánh dấu sự sụp đổ của vương quốc Giu-đa không gượng dậy được nữa.
- Đoạn 2:, Giấc mộng của Nê-bu-cát-nết-sa:
Đoạn 2 nầy đã được viết trong thời điểm vua Nê-bu-cát-nết-sa đang cai trị Ba-by-lôn cực thịnh, hay Ba-by-lôn là cái đầu bằng vàng của pho tượng (2:38). Giấc chiêm bao nầy báo trước sự thay đổi các đế quốc một cách chính xác (tham khảo Đa-ni-ên 7: - 8:)
- Đoạn 5:30-31, Ba-by-lôn sụp đổ.
Điểm đáng chú ý là sự sụp đổ của Ba-by-lôn được loan báo vào thời điểm trước một ngày (5:38).
Phần Kinh Thánh nầy hợp với lịch sử thế giới.
Các sử gia Xénophon, Hérodote và Bérose, đã ghi lại biến cố đặc biệt nầy: “Vua Si-ru cho đào một con kênh mới dẫn nước sông Ơ-phơ-rát chảy qua hướng khác, biến lòng sông trở thành một đường hầm cho quân đội Mê-đi Ba-tư với sự hướng dẫn của 2 tên lính Ba-by-lôn vào thành Ba-by-lôn. Trong lúc đó, người Ba-by-lôn đang ăn tiệc nên Si-ru chiếm thành mà không cần đánh một trận nào”.
Sử gia Josephus cho rằng: “Đa-ri-út (5:31; 6:1) là cha vợ của tướng Si-ru đã cầm quân tiến chiếm Ba-by-lôn, trong lúc tướng Si-ru phải lo mặt trận phía bắc và phía tây. Sau đó 2 năm, Si-ru trở lại làm vua.
Phần Kinh Thánh nầy hợp với lịch sử thế giới.
Các sử gia Xénophon, Hérodote và Bérose, đã ghi lại biến cố đặc biệt nầy: “Vua Si-ru cho đào một con kênh mới dẫn nước sông Ơ-phơ-rát chảy qua hướng khác, biến lòng sông trở thành một đường hầm cho quân đội Mê-đi Ba-tư với sự hướng dẫn của 2 tên lính Ba-by-lôn vào thành Ba-by-lôn. Trong lúc đó, người Ba-by-lôn đang ăn tiệc nên Si-ru chiếm thành mà không cần đánh một trận nào”.
Sử gia Josephus cho rằng: “Đa-ri-út (5:31; 6:1) là cha vợ của tướng Si-ru đã cầm quân tiến chiếm Ba-by-lôn, trong lúc tướng Si-ru phải lo mặt trận phía bắc và phía tây. Sau đó 2 năm, Si-ru trở lại làm vua.
- Đoạn 9:24-27, Bảy Mươi Tuần Lễ.
- Theo nguyên văn Hi-bá-lai, 70 tuần lễ nghĩa đen là 70 con số 7 (70 x 7)
Đa-ni-ên không dùng chữ “tuần lễ”, mà chỉ nói đến một khoảng thời gian gọi là 70 x 7(70 nhân 7)
So sánh với 9:1-3, cho thấy Đa-ni-ên đang suy nghĩ về 70 năm, nên có thể hiểu 70 x 7 là 70 năm x 7 năm.
So sánh với 9:1-3, cho thấy Đa-ni-ên đang suy nghĩ về 70 năm, nên có thể hiểu 70 x 7 là 70 năm x 7 năm.
- 70 năm x 7 năm được thiên sứ phân chia như sau:
- 9:25a, Kỳ thứ I là 7 x 7 = 49 năm
Tức là mạng lịnh của vua Ạt-ta-xét-xe (Exơra 7:) cho phép lập lại cuộc thờ phượng (Đa-ni-ên 9:25, khi tu bổ và xây lại thành Giê-ru-sa-lem đến khi Kinh Cựu Ước được sưu tập xong, tất cả có 49 năm)
- 9:25b, Kỳ thứ II là 62 x 7 = 434 năm
Nghĩa là từ khi tu bổ thành Giê-ru-sa-lem (Nêh. 2:5) đến khi Đấng chịu xức dầu, tức là Chúa Jêsus Christ giáng sanh (Mathiơ 2:4) được 483 năm.
Theo niên hiệu học của thế giới là từ 458 TC. đến Chúa Jêsus (có thể là lúc Chúa Jêsus thi hành chức vụ lúc Ngài được 30 tuổi = 30 SC.)
Theo niên hiệu học của thế giới là từ 458 TC. đến Chúa Jêsus (có thể là lúc Chúa Jêsus thi hành chức vụ lúc Ngài được 30 tuổi = 30 SC.)
- 9:26-27, Kỳ thứ III là Tuần cuối = 7 năm
Lời tiên tri nầy thích hiệp với Đấng Christ bị treo trên thập tự giá, sau 3 năm rưỡi thi hành chức vụ. 3 ½ năm sau, thiên sứ lại không nói đến. Có ý kiến cho rằng 3 ½ năm sau được kết thúc với cái chết của Ê-tiên (chấm dứt 7 năm = 1 tuần). Từ đó Cơ-đốc giáo không chỉ truyền cho người Y-sơ-ra-ên mà bắt đầu cũng truyền cho dân ngoại nữa.
- Cũng có ý kiến giải thích về tuần thứ 70 (7 năm cuối) căn cứ vào Đa-ni-ên 9:26-27 với 3 sự kiện:
- 9:26a, “không có chi hết”
- 9:26b-27a, “Lập giao ước một tuần” (7 năm)
- 9”27b, “Đến giữa tuần ấy, người sẽ khiến của lễ và của lễ chay dứt đi”,
Được giải thích như sau:
- Sau 69 tuần, từ khi chiếu lịnh tu bộ Giê-ru-sa-lem đến Chúa Jêsus chịu chết, là bắt đầu một thời kỳ KHÔNG CÓ CHI HẾT, NGHĨA LÀ Đa-ni-ên không được mặc khải khoảng thời gian sau khi Chúa Jêsus Christ chịu chết. Đó là thời kỳ “ÂN ĐIỂN”, thời kỳ Hội Thánh thuộc Dân Ngoại (xem Đa-ni-ên 12:, chú ý câu 8-9; Êph. 3:1-9, Phaolô gọi là “lẽ mầu nhiệm giấu kín các đời”)
- Sau kỳ “Không Có Chi Hết”, thì Hội Thánh được cất lên không trung, Đức Thánh Linh không còn ngăn trở quyền lực sự tối tăm nữa, lúc ấy Antichrist sẽ hiện ra, ký hiệp ước 1 tuần (7 năm) với người Y-sơ-ra-ên.
- Tuy nhiên, đến giữa tuần (3 ½ năm), Antichrist hủy giao ước, bắt bớ người tin Chúa Jêsus và nhất là người Y-sơ-ra-ên, dẹp bỏ các của lễ (không cho dâng của lễ). Đó là thời kỳ 7 năm Đại Nạn đã được Khải huyền 6: - 19: thuật tả chi tiết.
Đề mục: CÙNG NHAU QUYẾT ĐỊNH
Kinh thánh: Đaniên 1:1-21
Câu gốc: Đaniên 1:8
Mục đích: Khích lệ con cái Chúa hiệp một nhau ngay trong những lúc khó khăn.
I/. NHU CẦN CÙNG NHAU QUYẾT ĐỊNH:
- Đaniên 1:1-7
- Trong 7 câu Kinh thánh đầu tiên của sách Tiên tri Đaniên, chúng ta đọc thấy hai hoàn cảnh khó khăn và cũng là hai nhu cần mà Đaniên và các bạn của ông phải cùng nhau quyết định
1/. Khó khăn bên ngoài:
- Đaniên 1:1-2
- Sách Đaniên đã ghi lại bắt đầu thời kỳ bi đát nhất của dân Y-sơ-ra-ên. Tham khảo với sách II Sử 36:5-8, Kinh thánh đã ghi lại lần đầu tiên quân đội Babylôn với sự chỉ huy của vua Nê-bu-cát-nết-sa đã tấn công Giê-ru-sa-lem (năm 606 TC.).
- Vì dân Y-sơ-ra-ên phạm tội với Chúa, từ việc:
- Họ không tuân giữ ngày Sa-bát cho Chúa trải qua 470 năm, từ thời vua Sa-lô-môn đến đời vua Giê-hô-gia-kim, họ đã ăn cắp của Chúa hết 70 năm sa-bát.
- Họ lao mình vào việc thờ lạy hình tượng, hơn là thờ phượng Giê-hô-va Đức Chúa Trời Hằng sống.
- Họ đã sống một đời sống đạo đức suy đồi tạo nên một xã hội đầy dẫy tội ác.
- Đaniên 1:2 ghi lại chi tiết lần chiếm lấy Giê-ru-sa-lem đầu tiên nầy (nói đầu tiên nghĩa là còn những lần sau):
- Chúa phó Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa – nghĩa là Chúa cho phép vua Babylôn chiếm Giê-ru-sa-lem – và một phần khí mạnh của nhà Đức Chúa Trời vào tay người (tức là vua Babylôn)
- Chẳng những cướp lấy các khí mạnh trong Đền thờ, vua Babylôn còn bắt lưu đày một số con cháu Hoàng tộc, những trai tráng khỏe mạnh, những người khôn ngoan.
- Và trong số những người bị vua Babylôn bắt lưu đày, có Đaniên và những người bạn của ông.
- Nói đến hai chữ “lưu đày”, có lẽ ít người sống trên đất Hoa kỳ cảm thông, vì dù là người Việt ly hương tạm dung trên đất Mỹ, nhưng chúng ta không bị lưu đày vì đây là đất nước tự do. Chỉ những ai từng bị cảnh tù đày sau 1975 tại Việt nam, ngồi trong nhà tù đó ít ra có thể cảm thông hai chữ ‘lưu đày’
- Trong cảnh nhà tù sau 1975, người ta không được làm bất cứ việc gì ngoài cái ăn, ngủ, và làm việc.
An thì không được ăn ngon, mà cũng không được ăn no.
Ngủ thì không được ngủ yên, phải nằm trên sàn gạch, phên tre, chưa kể muỗi mòng
Làm việc thì hoặc không được làm bất cứ việc gì, hoặc làm hết sức cực nhọc.
Ngủ thì không được ngủ yên, phải nằm trên sàn gạch, phên tre, chưa kể muỗi mòng
Làm việc thì hoặc không được làm bất cứ việc gì, hoặc làm hết sức cực nhọc.
- Trong hoàn cảnh đó, nếu những tù nhân không cùng nhau quyết định giúp đỡ nhau, an ủi nhau, nói theo từ ngữ thế gian là ĐOÀN KẾT, thì họ không thể sống sót đến ngày nay.
- Đối với cuộc sống thường ngày mà họ còn cần phải cùng nhau quyết định như vậy, huống chi chúng ta là những Cơ-Đốc nhân, muốn đứng vững trong đức tin trong hoàn cảnh khó khăn, lại càng phải cùng nhau quyết định giúp nhau, an ủi nhau là dường nào.
2/. Khó khăn trong chính cá nhân:
- Đaniên 1:3-7.
- Qua câu 1 đến 2, môi trường chung quanh đã quá hạn chế. Bây giờ đến những khó khăn áp lực trên chính từng cá nhân. Những khó khăn nầy nghe qua thì tưởng rằng ‘được thưởng’, nhưng thật sự là một cám dỗ siêu đẳng mà vua Babylôn đã thực hiện giữa những thế hệ trẻ:
- C. 3, đang là tù nhân lưu đày, tự nhiên lại được ưu đãi. Đó là một sự cám dỗ, vì ai cũng muốn thoát cảnh tù, sống thoải mái.
- C. 4, những tù nhân nầy được học văn hóa của Babylôn, một thứ văn hóa thuộc thế gian, văn hóa thờ hình tượng, phi-Cơ-Đốc, một cái học bắt buộc không thể từ chối.
- C.5, những tù nhân nầy phải ăn thức ăn của người Babylôn.
- C.6, họ phải mang cả tên của người Babylôn do người Babylôn đặt cho không được từ chối.
- Nói chung một lời, sự tấn công của thế gian bao gồm đủ mọi mặt, từ bên ngoài lẫn bên trong, từ đời sống được ưu đãi, đến văn hóa, thức ăn, tiếng nói tên tuổi.
- Giữa hoàn cảnh sống như vậy, Đaniên và các bạn biết rằng họ phải Cùng Nhau Quyết Định để có thể chống lại mọi sự cám dỗ đó.
- Tôi nghĩ rằng hoàn cảnh Hội thánh hiện nay cũng đối diện những khó khăn, những cám dỗ như đời Đaniên:
- Tại quê nhà Việt nam, Hội thánh đã và đang trải qua những khó khăn khác nào dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày.
- Hội thánh tại Mỹ nầy, đầy những cám dỗ như Đaniên với các bạn của ông đã gặp: cuộc sống dễ dàng, đủ mọi phương tiện làm cho con người không còn nhớ đến Chúa, người ta được dạy đầy đủ về văn hóa mà không còn được dạy về niềm tin nơi Chúa – người ta bắt đầu tranh cãi có cần “we trust in God” nữa không?, sự ăn uống quá thừa thãi làm cho người phí phạm vật thực Chúa cho cũng như ăn mà không còn nhớ họ có được thức ăn đó là do Đức Chúa Trời ban cho, và người ta hầu như không còn nói thứ ngôn ngữ thiêng liêng chỉ còn quan tâm những loại ngôn ngữ thế gian.
- Do đó, tôi tin rằng không có lúc nào bằng lúc nầy, Hội thánh phải bắt chước Đaniên và ba bạn của ông, chỉ có bốn người giữa thế giới của Babylôn, phải cùng nhau quyết định, như thế mới mong Hội thánh đứng vững được.
II/. CÁCH CÙNG NHAU QUYẾT ĐỊNH:
II/. CÁCH CÙNG NHAU QUYẾT ĐỊNH:
- Đaniên 1:8-13
- Để có thể cùng nhau quyết định, chúng ta phải học cách của Đaniên và các bạn của ông
1/. Trong lòng:
- Đaniên 1:8-9,
- Mỗi lần đọc đến 1:8 của sách Tiên tri Đaniên nầy, tôi vẫn thích chú ý đến những chữ ‘Đaniên QUYẾT ĐỊNH TRONG LÒNG”
- Đaniên quyết định trong lòng, quyết định khởi phát từ trong lòng. Tấm lòng của Đaniên và của các bạn của ông ai làm chủ?
- 1:9 làm chứng tấm lòng của ông rõ ràng do Chúa làm chủ, “Đức Chúa Trời khiến Đaniên...”
- Tôi tin rằng nếu tấm lòng của Đaniên và ba bạn của ông không có Chúa làm chủ thì chắc chắn họ không thể cùng nhau quyết định được. Tại vì theo thói thường người đời: chín người mười ý, nhưng vì Chúa tất cả đã có thể cùng nhau quyết định.
- Anh chị em thử nghĩ: Nếu lúc bấy giờ Đaniên nói ra quyết định không chịu ô uế bởi đồ ngon vua ăn và rượu vua uống, mà có một trong ba bạn tin Chúa của ông không đồng ý mà quyết định cứ ăn đồ ngon vua ăn và uống rượu vua uống, thì quyết định của họ có thành công không? Chắc chắn là KHÔNG!
- Tôi nghĩ đến Hội thánh đầu tiên,
- Mác 9:33-34, khi tấm lòng của các môn đồ có Chúa bên cạnh, không có Chúa trong lòng, họ đã nói gì? Họ cãi nhau. Họ cãi nhau điều gì? Họ cãi nhau xem ai là lớn hơn trong bọn mình – họ không thể cùng nhau quyết định việc gì hết.
- Công vụ 1:14, cảm ơn Chúa, khi các môn đồ để Chúa làm chủ đời sống của họ, họ đã làm gì? Họ đã cùng nhau hiệp lại, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau quyết định cho công việc của Đức Chúa Trời, và Hội thánh đã lớn lên.
2/. Cách cư xử:
- Đaniên 1:10-13
- Anh chị em để ý cách Đaniên bày tỏ quyết định của ông với các bạn của ông: Họ không hề thách thức cho rằng mình là người thuộc về Đức Chúa Trời; họ không chống đối ngang nhiên khước từ; họ cũng không quỵ lụy sợ hãi, nhưng họ đã cứng rắn một cách lịch sự:
- 1:8, người cầu xin người làm đầu họan quan.
- 1:12, TÔI XIN, nghĩa là họ nói lời rất lịch sự
Đaniên và các bạn đã cùng nhau quyết định xin người làm đầu hoạn quan cho họ được THỬ NGHIỆM 10 ngày.
Tôi thích ý tưởng “hãy thử những kẻ tôi tớ ông trong mười ngày”, vì nó gợi cho tôi những điều mà các môn đồ của Hội thánh đầu tiên trong sách Công vụ cũng đã được Chúa thử họ trong mười ngày, từ khi Chúa Jêsus Christ thăng thiên đến ngày lễ Ngũ Tuần, và Chúa đã thấy thật sự yêu thương nhau, cùng nhau quyết định cầu nguyện, và có lẽ họ đã nói với Chúa: Xin Chúa hãy thử chúng con trong mười ngày xem chúng con có CÙNG NHAU QUYẾT ĐỊNH phát triển công việc của Chúa không?
Cảm ơn Chúa, Chúa đã thấy họ thật đã cùng nhau quyết định và đã cùng nhau làm đúng như họ quyết định, Chúa đã ban đầy dẫy Đức Thánh Linh trên họ.
Tôi thích ý tưởng “hãy thử những kẻ tôi tớ ông trong mười ngày”, vì nó gợi cho tôi những điều mà các môn đồ của Hội thánh đầu tiên trong sách Công vụ cũng đã được Chúa thử họ trong mười ngày, từ khi Chúa Jêsus Christ thăng thiên đến ngày lễ Ngũ Tuần, và Chúa đã thấy thật sự yêu thương nhau, cùng nhau quyết định cầu nguyện, và có lẽ họ đã nói với Chúa: Xin Chúa hãy thử chúng con trong mười ngày xem chúng con có CÙNG NHAU QUYẾT ĐỊNH phát triển công việc của Chúa không?
Cảm ơn Chúa, Chúa đã thấy họ thật đã cùng nhau quyết định và đã cùng nhau làm đúng như họ quyết định, Chúa đã ban đầy dẫy Đức Thánh Linh trên họ.
- Đây là cách mà Hội thánh ngày nay phải học để đối phó với hoàn cảnh hiện nay tại Việt nam và tại trên đất Mỹ nầy:
- Về niềm tin, chúng ta cùng nhau quyết định: tại Việt nam chúng ta sẽ không chịu khuất phục; tại Mỹ Hội thánh sẽ không chịu đồng hóa.
- Về hành động, chúng ta không nổi loạn, không chống đối, nhưng lịch sự trình bày cách kiên trì.
III/. KẾT QUẢ VIỆC CÙNG NHAU QUYẾT ĐỊNH:
- Đaniên 1:14-21
- Cảm ơn Chúa, qua những câu cuối của đoạn 1 nầy, Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy hai kết quả rõ ràng của việc Đaniên và ba bạn của ông cùng nhau quyết định:
1/. Đối với người chung quanh:
- Đaniên 1:14-16
- Kinh thánh làm chứng rằng sau khi chấp thuận thử Đaniên và các bạn của ông trong mười ngày, Ham-mên-xa làm đầu hoạn quan của vua Babylôn xác nhận là: mặt họ lại có vẻ xinh tươi đầy đặn hơn mọi kẻ trai trẻ khác đã ăn đồ ngon vua ăn. Bởi đó Đaniên và các bạn đã giữ được niềm tin của mình, không còn bị ép buộc phải ăn uống những vật thực trái với niềm tin, trái với nếp sống trong Chúa.
- Tôi xin anh chị em trở lại với Hội thánh Đầu tiên trong sách Công vụ, sau khi họ được thử nghiệm mười ngày từ lúc Chúa Jêsus Christ thăng thiên đến Lễ Ngũ Tuần. Điều gì xảy ra?
- Công vụ 2:6, ... ai nấy đều sững sờ
- Công vụ 2:7, chúng đều sợ hãi và lấy làm lạ
- Công vụ 2:12, ai ai đều sợ hãi, không biết nghĩ làm sao.
- Công vụ 2:37, chúng nghe bấy nhiêu lời, trong lòng cảm động
- Công vụ 2:41, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh.
- Thật là những kết quả giống nhau!
- Sự hiệp nhất, sự đồng lòng hiệp ý của Hội thánh đã làm ngạc nhiên, làm rúng động lòng người
- Xin Chúa ban cho tất cả chúng ta là Cơ-Đốc nhân nhìn thấy những kết quả kỳ diệu như vậy, để học lấy và làm theo, ấy là luôn luôn cùng nhau quyết định!
2/. Đối với chính mình:
- Đaniên 1:17-21
- Có một điều rất kỳ diệu mà anh chị em đọc trong Kinh thánh sẽ thấy, là khi chúng ta làm điều gì khiến Chúa ban phước cho người chung quanh, thì Chúa cũng không quên ban phước cho chính chúng ta.
- Kinh thánh ghi lại những lời thật phước hạnh trong câu 17, Đức Chúa Trời ban cho bốn người trai trẻ đó được thông biết tỏ sáng trong mọi thứ học thức và khôn ngoan.
- Sự khôn ngoan sáng suốt đó còn được gia tăng gấp MƯỜI LẦN những người khôn ngoan. Cá nhân tôi chưa từng nghe chưa từng thấy ai nói: sao những người tin Chúa Jêsus Christ ngu quá; nhưng tôi luôn thấy những người tin Chúa, dù kém học thức vẫn là những người khôn ngoan trước đời nầy, đúng như Lời Chúa phán trong sách Châm ngôn 9:10, Kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan; sự nhìn biết Đấng Thánh, đó là sự thông sáng.
- Tôi thật thích so sánh hình ảnh Đaniên cùng các bạn của ông với các Cơ-Đốc nhân trong Hội thánh Đầu tiên. Các Cơ-Đốc nhân trong Hội thánh Đầu tiên hầu hết đều là những người kém học, có người chỉ là một người đánh cá, có người khá nhất là làm chức vụ thu thuế, cũng có những phụ nữ – mà những phụ nữ thời bấy giờ rất ít khi được đi học – Cảm ơn Chúa, thế mà khi họ cùng nhau quyết định đầu phục Chúa, thì:
- Công vụ 2:41, chính những người thù nghịch cũng phải ngạc nhiên và hạ mình ăn năn tin Chúa.
- Công vụ 3:12, trước hai người đánh cá miền Galilê tỉnh lẻ, dân thành phố Giê-ru-sa-lem phải ngó sững vì quá ngạc nhiên
- Công 4;13, trước hai người dốt nát không học là Phierơ và Giăng, cả Toà Công luận đại diện cho nền tảng trí thức, quyền lực của người Y-sơ-ra-ên cũng phải lấy làm lạ.
- Công vụ 6:10, 15, một người như Ê-tiên, chỉ là Chấp sự trong Hội thánh Đầu tiên, thế mà những nhà hùng biện của Hội người tự do, cũng không chống lại nổi với trí khôn người cùng với Đức Thánh Linh là Đấng người nhờ mà nói; họ nhìn vào mặt Ê-tiên như mặt thiên sứ, chắc chắn là họ khiếp sợ biết dường nào.
- Tôi không nói những lời nầy để Cơ-Đốc nhân chúng ta khoe khoang, hoặc kiêu ngạo, trái lại càng phải khiêm nhường, để càng nhờ cậy Chúa, chắc chắn Chúa sẽ ban sự đắc thắng cho chúng ta, miễn là chúng ta biết CÙNG NHAU QUYẾT ĐỊNH MỌI VIỆC.
Đề mục: CÙNG NHAU CẦU NGUYỆN
Kinh thánh: Đaniên 2:1-23
Câu gốc: Đaniên 2:17-18
Mục đích: Kêu gọi các con cái Chúa hiệp nhau cầu nguyện cho công việc Chúa trong lúc có cần.
I/. NHU CẦN CÙNG NHAU CẦU NGUYỆN:
- Đaniên 2:1-16.
- Đọc hai câu 12 và 13, chúng ta nhận ra nhu cần khiến Đaniên và các bạn của ông phải cùng nhau cầu nguyện: Ay là vua Nê-bu-cát-nết-sa ra lịnh giết chết hết những học giả của Canh-đê, trong đó có Đaniên và các bạn của ông.
- Như anh chị em đã đọc từ câu 1 của đoạn 2 nầy, vua Nê-bu-cát-nết-sa của Đế quốc Canh-đê đã thấy một giấc chiêm bao. Giấc chiêm bao nầy khiến cho vua bối rối, mất ngủ, đến nỗi không còn nhớ gì nữa về chiêm bao.
- Câu 2 đến câu 11, để giải quyết nỗi lo lắng đang làm cho tinh thần của vua căng thẳng, vua Nê-bu-cát-nết-sa đã triệu tập tất cả những người khôn ngoan trong xứ đến để giải mộng cho vua.
- Tuy nhiên, cái khổ của những người khôn ngoan, học giả Canh-đê, là vua không nhớ chiêm bao thấy gì, yêu cầu tự những người khôn ngoan đó thuật lại và giải nghĩa luôn.
- Anh chị em nghe các học giả Canh-đê nói về đòi hỏi của vua Nê-bu-cát-nết-sa trong câu 10: Những người Canh-đê tâu lại cùng vua rằng: chẳng có người nào trên đất nầy có thể tỏ ra việc của vua; vì chẳng có vua nào, chúa nào, người cai trị nào đem việc như thế hỏi đồng bóng, thuật sĩ, hay người Canh đê nào.
- Nếu xét theo lẽ thường thì đòi hỏi của ông vua nầy quả là vô lý, nhưng vì ông là vua mà, lại là vua của một Đế quốc hùng mạnh đang thời cực thịnh, uy quền bao trùm cả một miền rộng lớn từ vùng Mê-sô-pô-ta-mi đến giáp biên giới Ai Cập, tức là gồm phần đất các nước Iran, Iraq, Syria, Lyban, Jordanie, Y-sơ-ra-ên, Arab Saudi, Yemen, Koweit, nên cái vô lý nầy của ông sanh ra một cái vô lý khác, ấy là vua lập tức ra lịnh giết chết hết các học giả của Canh-đê.
- Điều đáng nói là trong số những người sắp và đang bị đem ra giết, có Đaniên và các bạn Hê-bơ-rơ của chúng ta.
- Trong hoàn cảnh nguy biến như vậy, Kinh thánh cho chúng ta biết Đaniên đã làm gì: câu 17, Đaniên đã trở về nhà, tỏ sự đe dọa nguy hiểm đó cho các bạn mình... người xin họ cầu Đức Chúa Trời ở trên trời dủ lòng thương xót.
- Hoàn cảnh như vậy, há không phải là nhu cần khẩn cấp để Hội thánh cầu nguyện sao? Anh chị em có nhớ Hội thánh Đầu tiên đã làm thế nào khi họ nghe Tòa Công Luận ra lịnh cấm giảng Tin Lành không?
Công vụ 4:23-24, Kinh thánh nói rằng, khi các Sứ đồ từ Tòa Công Luận ra, họ đã thuật lại cho Hội thánh nghe về lịnh cấm giảng Danh Chúa Jêsus Christ. Khi nghe lịnh cấm đó, Hội thánh đã làm gì? Cảm ơn Chúa, mọi người nghe đoạn, thì một lòng cất tiếng lên cầu Đức Chúa Trời rằng...
- Anh chị em đã nghe tình hình cấm đoán giảng Tin Lành tại Việt nam, nhất là trong các tư gia, đó thật là một nhu cần cho chúng ta cầu nguyện, cầu nguyện thật thiết tha, xin Đức Chúa Trời xem xét lời hăm dọa đó, và ban cho các tôi tớ Chúa sự dạn dĩ rao giảng Đạo Chúa.
- Tôi thiết tha kêu gọi anh chị em bắt chước Đaniên và các bạn của ông càng cầu nguyện nhiều hơn cho công việc Chúa tại Việt nam và cho chính trên đất Mỹ nầy.
II/. CÁCH CÙNG NHAU CẦU NGUYỆN:
- Đaniên 2:17-18.
- Câu 17, Đaniên nghe biết tình hình cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tánh mạng, ông đã bày tỏ cho các bạn của mình.
- Chúng ta học được điều gì qua cách cầu nguyện của Đaniên?
- Đaniên đã kêu gọi các bạn cùng nhau cầu nguyện. Đaniên biết rằng ông cần nhiều người cầu nguyện. Chúng ta không thể quên cách cầu nguyện nầy, Chúa luôn luôn muốn cả Hội thánh cầu nguyện.
Công vụ 1:14, Kinh thánh làm chứng rằng: HẾT THẢY NHỮNG NGƯỜI ĐÓ, hết thảy cầu nguyện, không phải chỉ Sứ đồ cầu nguyện, không phải chỉ nam giới cầu nguyện. Tôi thật xin Chúa bày tỏ lẽ thật nầy đến từng con cái Chúa, hãy chia xẻ gánh nặng công việc Chúa với tôi bằng cách cùng nhau cầu nguyện với tôi.
Công vụ 4:24, MỌI NGƯỜI nghe đoạn thì MỘT LÒNG, không phải một số người, nhưng MỌI NGƯỜI – tất cả những người nghe sự hăm dọa, tin tức Hội thánh bị bắt bớ, và tất cả đã cầu nguyện.
Công vụ 4:24, MỌI NGƯỜI nghe đoạn thì MỘT LÒNG, không phải một số người, nhưng MỌI NGƯỜI – tất cả những người nghe sự hăm dọa, tin tức Hội thánh bị bắt bớ, và tất cả đã cầu nguyện.
- Đaniên đã bày tỏ sự ấy cho CÁC BẠN MÌNH... Người xin HỌ cầu (nguyện) ...
Tôi thích những chữ “Các Bạn Mình”, một tinh thần thân mật, yêu thương, hiệp một biết bao nhiêu.
Chúng ta lại thấy cách cầu nguyện nầy trong Hội thánh Đầu tiên, giữa những ngày các môn đồ cảm thấy bơ vơ, hoang mang, vì Chúa Jêsus đã về trời, những kẻ đóng đinh Chúa Jêsus vẫn còn đó, Công vụ 1:15, Kinh thánh làm chứng rằng: Trong những ngày đó – tức là trong những ngày nguy biến, đầy đe dọa, Phierơ đứng dậy giữa CÁC ANH EM... mà nói rằng: HỠI ANH EM TA...
Chúng ta lại thấy cách cầu nguyện nầy trong Hội thánh Đầu tiên, giữa những ngày các môn đồ cảm thấy bơ vơ, hoang mang, vì Chúa Jêsus đã về trời, những kẻ đóng đinh Chúa Jêsus vẫn còn đó, Công vụ 1:15, Kinh thánh làm chứng rằng: Trong những ngày đó – tức là trong những ngày nguy biến, đầy đe dọa, Phierơ đứng dậy giữa CÁC ANH EM... mà nói rằng: HỠI ANH EM TA...
- Không có động cơ nào thúc giục chúng ta cùng nhau cầu nguyện được, nếu chúng ta không yêu thương nhau; nếu chúng ta không yêu thương nhau thì chúng ta không thể quì với nhau, đứng với nhau, ngồi với nhau cầu nguyện với nhau được.
(Mục sư nói ra một số công tác và những khó khăn dự kiến trong chuyến đi nầy, đồng thời kêu gọi con cái Chúa chia xẻ mối lo lắng đó với ông bà Mục sư bằng tất cả yêu thương để luôn nhớ cầu nguyện)
III/. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CÙNG NHAU CẦU NGUYỆN:
III/. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CÙNG NHAU CẦU NGUYỆN:
- Đaniên 2:19-23
- Đáng lẽ chúng ta phải đọc từ câu 19 đến hết đoạn 2 nầy để thấy hiệu quả của việc Cùng Nhau Cầu Nguyện của Đaniên và các bạn của ông.
- 2:19, hiệu quả thứ nhất của việc cùng nhau cầu nguyện của Đaniên và các bạn mình là Đức Chúa Trời đã bày tỏ sự kín nhiệm cho Đaniên, tức là Chúa đã tái hiện giấc chiêm bao mà Ngài đã cho vua Nê-bu-cát-nết-sa thấy trước đó nhưng vua đã quên hết.
- 2:20-23, hiệu quả thứ hai là việc cùng nhau cầu nguyện đã đem đến sự vui mừng, ngợi khen Chúa trong Đaniên và tôi tin chắc có cả các bạn của Đaniên nữa.
- 2:28, hiệu quả thứ ba của việc cùng nhau cầu nguyện là Đaniên có cơ hội làm chứng về Chúa cho vua Nê-bu-cát-nết-sa, một vị vua ngoại bang, một cơ hội có một không hai, và kết quả lời làm chứng nầy là vua Nê-bu-cát-nết-sa đã sấp mình xuống, lạy Đaniên… và công nhận: Quả thật, Đức Chúa Trời các ngươi là Đức Chúa Trời của các thần, và là Chúa của các vua.
Tôi thật mong ước nhờ anh chị em cùng nhau cầu nguyện với chúng tôi, để dù bây giờ thấy đầy khó khăn cho chuyến đi của chúng tôi, nhưng nhờ anh chị em cùng nhau cầu nguyện mà chúng tôi có cơ hội làm chứng về Đức Chúa Trời cho những người như vua Nê-bu-cát-nết-sa.
Đề mục: LÒ LỬA HỰC
Kinh Thánh: Đaniên 3:1-30 (Đọc 3:16-30)
Câu gốc: Đaniên 3:18
Mục đích: Khích lệ con cái Chúa khẳng định niềm tin nơi Chúa.
I/. LÝ DO CÓ LÒ LỬA HỰC:
Đề mục: LÒ LỬA HỰC
Kinh Thánh: Đaniên 3:1-30 (Đọc 3:16-30)
Câu gốc: Đaniên 3:18
Mục đích: Khích lệ con cái Chúa khẳng định niềm tin nơi Chúa.
I/. LÝ DO CÓ LÒ LỬA HỰC:
- Đaniên 3:16
- Câu 16, Kinh Thánh giới thiệu cho chúng ta tên của 3 người không thờ hình tượng là: Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-nê-gô.
- Ba người nầy là ai mà không chịu thờ hình tượng?
- Để biết về 3 người nầy, chúng ta hãy xem Đaniên đoạn 1:1-6,
- 1:3, ba người nầy là người Y-sơ-ra-ên bị Ba-by-lôn bắt đày qua Ba-by-lôn làm phu tù.
- 1:4, họ là những người trẻ tuổi, có học thức.
- 1:6, tên của họ mà chúng ta đang nói đến là gọi theo tiếng Ba-by-lôn.
- Nói chung lại, ba người nầy là những người KHÔNG CÓ QUYỀN TỰ CHỦ ĐỂ QUYẾT ĐỊNH, vì là tù nhân bị đày; họ lại là những người trẻ có học thức, nên họ phải nghĩ đến tương lai sáng sủa hơn nếu họ bằng lòng thờ lạy hình tượng để được lòng vua Ba-by-lôn.
- Cảm ơn Chúa, thế mà họ tâu lại cùng vua rằng: Hỡi Nê-bu-cát-nết-sa, về sự nầy, không cần chi chúng tôi tâu lại cho vua.
- Sự nầy là sự gì? Đó là những điều đã xảy ra từ câu 1 đến câu 15,
- 3:1-7, Vua Ba-by-lôn đã dựng một pho tượng bằng vàng cao lớn đặt tại đồng bằng Đu-ra, và ra lịnh cho tất cả các quan chức trong triều đình Ba-by-lôn họp lại trong ngày lễ khánh thành để sấp mình thờ lạy pho tượng của vua.
- 3:8-12, bất ngờ trong đó có ba người Hê-bơ-rơ hay ba người Y-sơ-ra-ên nầy không chịu quì lạy hình tượng mà vua đã dựng nên, và bị những người thù nghịch tố cáo với vua.
- 3:13-15, vua Ba-by-lôn nổi giận và hăm dọa ba người thanh niên nầy sẽ bị quăng vào hồ lửa nóng gấp bảy lần, nếu lần nầy không quì xuống thờ lạy hình tượng.
- Ba người Hê-bơ-rơ nầy đứng trước quyền lực đe dọa, hoặc quì xuống thờ lạy hình tượng để được sống và giữ được địa vị trong triều đình Ba-by-lôn; hoặc phải bị thiêu cháy trong lò lửa hực.
- Cảm ơn Chúa, câu trả lời của ba người nầy tỏ ra vua Nê-bu-cát-nết-sa rất quen thuộc với đời sống tin kính của họ đối với Đức Chúa Trời, không cần tâu lại.
- Anh chị em hãy để ý vua Nê-bu-cát-nết-sa không buộc ba người thanh niên nầy chối bỏ đức tin của cá nhân mình, vua chỉ biểu quì xuống thờ lạy hình tượng của vua. Giống như Toà Công Luận đã ra lịnh cho các Sứ đồ trong sách Công vụ 4:18; 5:28, Toà Công Luận không cấm các Sứ đồ tin Chúa Jêsus Christ, nhưng chỉ không được rao giảng Danh Chúa Jêsus.
- Cơ-Đốc nhân chúng ta sẽ bị cám dỗ nghĩ rằng “cứ làm cho qua chuyện, hoặc miễn trong lòng mình tin là được rồi, hoặc mình là thiểu số phải phục tùng đa số, tất cả mọi người làm, thì mình cũng có thể làm.
- Lời Chúa trong sách Châm ngôn 29:25 cảnh cáo chúng ta: “Sự sợ loài người gài bẫy.
- Tôi nói những lời nầy lòng nhớ đến anh chị em Cơ-Đốc nhân tại Việt nam trong những ngày đã qua và trong những ngày sắp tới khi Pháp lệnh Tôn giáo cấm đoán việc Truyền giảng Tin Lành gia tăng. Tin tức từ báo chí cho thấy tại Cao nguyên, nhiều anh chị em trong Chúa – nhất là những người Thượng – đã bị áp lực buộc bỏ Đạo, bỏ Chúa. Đau đớn là cũng có một số anh em chúng ta vì không chịu nổi nên đã ký giấy từ bỏ niềm tin, nhưng tôi tin rằng anh chị em ấy trong lòng vẫn tin Chúa, có lẽ vì quá nghèo khổ, vì quá sợ hãi. Xin Chúa tha thứ và an ủi, nâng đỡ anh chị em ấy.
- Còn chúng ta ở tại đất Mỹ nầy thì sao? Hình thức chối bỏ Chúa sẽ được ma quỉ dùng ở hình thức khác, thay vì nghèo khó, nó sẽ dùng sự giàu có, ham muốn của cải vật chất, hoặc sợ thua thiệt so với người khác, do đó chúng ta dễ hi sinh những thì giờ với Chúa để đổi lấy vinh hoa thuộc đời nầy. Xin Chúa tỉnh thức và cáo trách chúng ta.
II/. THÁCH THỨC LÒ LỬA HỰC:
- Đaniên 3:17-18.
- Chúng ta phải đọc lại 3:15b, … nhưng nếu các ngươi không quì lạy, thì chính giờ đó các ngươi sẽ phải quăng vào giữa lò lửa hực. Và 3:19, Bấy giờ, vua Nê-bu-cát-nết-sa cả giận, biến sắc mặt … truyền đốt lò lửa nóng gấp bảy lần hơn lúc bình thường đã đốt.
- Kinh Thánh dùng những chữ
- 3:15, “LÒ LỬA HỰC” cho chúng ta thấy sức nóng kinh khủng của lò lửa nầy
- 3;19, VUA … CẢ GIẬN, lò lửa hực đã nóng, mà vua đang nổi giận, thì chắc chắn càng nóng hơn.
- NÓNG GẤP BẢY LẦN, tôi nghĩ rằng có lẽ nóng hơn nữa trước sự chống đối của kẻ thù đốt lò lửa hực.
- Đứng trước lò lửa hực nóng gấp bảy lần như vậy, rất dễ dàng thoát nạn bằng cách quì lạy hình tượng – có lẽ có nhiều người trách họ là bảo thủ, mê tín, hoặc khuyên họ: thì cứ quì lạy cho qua chuyện đi rồi sau đó ăn năn lại. Ba Người thanh niên nầy làm gì?
- cảm ơn Chúa, họ đã đồng lòng trả lời: Chúa sẽ cứu họ… bằng như Chúa không cứu họ, thì họ cũng không thờ phượng pho tượng vàng mà vua đã dựng.
- Câu hỏi chúng ta đặt ra là: TẠI SAO BA NGƯỜI HÊ-BƠ-RƠ NẦY dám đương đầu với cơn giận của vua, dám đương đầu với lò lửa hực?
- Anh chị em hãy nghe họ nói trong 3:17-18, … Đức Chúa Trời mà chúng tôi hầu việc, có thể cứu chúng tôi thoát khỏi lò lửa hực, và chắc cứu chúng tôi khỏi tay vua. DẦU CHẲNG VẬY, XIN BIẾT RẰNG CHÚNG TÔI KHÔNG HẦU VIỆC CÁC THẦN CỦA VUA VÀ KHÔNG THỜ PHƯỢNG PHO TƯỢNG VÀNG MÀ VUA ĐÃ DỰNG.
- Rõ ràng ba người nầy dám thách thức lò lửa hực là vì họ biết Đức Chúa Trời mà họ tin thờ và phục vụ.
- Gióp đã dám quả quyết như vậy. (Gióp 13:15)
- Thánh Phaolô cũng đã từng nói như vậy trong II Tim. 1:11-12.
- Tại sao ba người nầy dám tin quyết nơi Đức Chúa Trời như vậy? Vì từ đoạn 1 đến đoạn 2, họ đã kinh nghiệm Đức Chúa Trời của họ như thế nào rồi:
- 1:9, Đức Chúa Trời đã khiến họ được ơn trước người có quyền thế.
- 1:17, Đức Chúa Trời đã ban cho họ sự thông sáng hơn những người khác.
- 2:19, Đức Chúa Trời đã ban cho sự hiện thấy mà Nê-bu-cát-nết-sa đã thấy.
- 2:36-37, Đức Chúa Trời chẳng những ban cho họ biết được ý nghĩa điềm chiêm bao.
- Một Đức Chúa Trời như vậy, làm sao mà họ không hết lòng tin cậy nơi Ngài. Với tất cả niềm tin như vậy, họ sẵn sàng thách thức lò lửa hực.
- Cảm ơn Chúa, không phải chỉ ba người Hê-bơ-rơ nầy tin quyết nơi Chúa như vậy, niềm tin vững chắc nơi Đức Chúa Trời để sẵn sàng thách thức lò lửa hực đã tái diễn nhiều lần:
- Năm 1949, khi người Cộng sản chiếm Hoa lục, tất cả nhà thờ đã không còn hoạt động, đến nỗi người Cộng sản đã vào Nhà thờ dùng đinh đóng lên chữ Đức Chúa Trời và tuyên bố họ đóng đinh Đức Chúa Trời chết rồi. Cảm ơn Chúa, trong lò lửa hực Cộng sản, các Cơ-Đốc nhân Trung quốc vẫn đứng vững vì họ đã được Chúa ban cho kinh nghiệm phục hưng, chạm đến Chúa rõ ràng trong hơn 20 năm đầu thế kỷ 20, trước khi Chúa cho phép người Cộng sản vào.
- Hiện nay các Cơ-Đốc nhân người Thượng ở Cao nguyên Việt nam đã chịu bắt bớ dữ dội sau khi người Cộng sản chiếm Miền Nam Việt Nam. Hai Giáo hạt thuộc người Thượng đều bị giải tán, hầu hết nhà thờ đều bị dẹp bỏ. Sự bắt bớ càng lúc càng khốc liệt hơn như chúng ta đã nghe một vài năm gần đây và hiện đang diễn ra. Cảm ơn Chúa, suốt gần 30 năm qua, những Cơ-Đốc nhân người Thượng nghèo nàn, ít học, vẫn giữ vững niềm tin nơi Đức Chúa Trời, chẳng những vậy mà còn phát triển mạnh mẽ. Tại sao họ giữ vững niềm tin? Vì từ năm 1972, Đức Chúa Trời đã biết trước khổ nạn họ sẽ chịu vì Chúa, nên Chúa đã ban cho họ một cơn phấn hưng lớn, họ đã chạm được quyền năng của Chúa.
III/. KẾT QUẢ LÒ LỬA HỰC:
- Đaniên 3:19-30
- Qua những câu Kinh Thánh nầy, Chúa cho chúng ta thấy 3 kết quả của lò lửa hực:
1/. Những người quăng ba bạn Hê-bơ-rơ vào lò lửa hực:
- 3:20, những người nầy là những người mạnh bạo trong đạo binh của vua Ba-by-lôn.
- 3:22, chính những người quăng ba bạn vào lò lửa đã bị lửa đốt cháy trước.
2/. Ba bạn Hê-bơ-rơ:
- Câu 21, họ bị trói luôn với quần áo, là loại dễ bắt lửa
- câu 22 xác nhận họ rơi vào lò lửa.
- câu 25, kỳ diệu thay, vua Nê-bu-cát-nết-sa thấy họ đang bước đi trong lò lửa hực mà chẳng bị thương. Kỳ diệu hơn nữa là sự hiện diện của người thứ tư giống như con trai của các thần.
- câu 26-27, Ba bạn người Hê-bơ-rơ theo yêu cầu của vua Nê-bu-cát-nết-sa từ lò lửa hực bước ra, lập tức có một cuộc giảo nghiệm ba người bạn nầy và họ làm chứng rằng: lửa không có quyền làm hại thân thể ba người ấy được, cũng chẳng có một tóc nào trên đầu họ bị sém; áo xống họ chẳng bị si sứt nào, và mùi lửa cũng chẳng qua trên họ”. Halêlugia! Ngợi khen Đức Giê-hô-va!
- Có một điều cảm động là chính Chúa đã ở với con cái của Ngài trong lò lửa hực, trong thử thách. Anh chị em có thấy sự khác biệt của Đức Chúa Trời chúng ta với các thần không? (Êsai 43:2; 63:9; Hêb. 2:18; 4:15)
3/. Kết quả thứ 3 của lò lửa hực: xảy ra trên chính vua Nê-bu-cát-nết-sa, vị hoàng đế nổi tiếng của nước Ba-by-lôn:
- 3:26, vua nhìn nhận một Đức Chúa Trời Rất Cao.
- câu 28, vua ngợi khen Đức Chúa Trời
- câu 29, vua ban chiếu chỉ tôn vinh Danh Chúa.
- Thật như Chúa đã phán trong Thi thiên 76:10, Cơn giận loài người hẳn sẽ ngợi khen Chúa; Còn sự giận dư lại, Chúa sẽ ngăn trở.
- Xin Chúa dùng bài học nầy để khích lệ chúng ta vượt qua những cơn thử thách, đồng thời cũng cầu nguyện cho anh em mình đang trong lò lửa hực tại Việt nam.
Đề mục: RAO RA DẤU LẠ
Kinh Thánh: Đaniên 4:1-37
Câu gốc: Đaniên 4:2
Mục đích: Khích lệ con cái Chúa rao ra (làm chứng về ơn Chúa ban cho cá nhân mình.
I/. NGƯỜI RAO RA DẤU LẠ:
- Đaniên 4:1-3
- Ngay câu 1 đã cho chúng ta biết người rao ra dấu lạ là chính vua Nê-bu-cat-nết-sa.
- Vua Nê-cát-nết-sa là ai?
- Căn cứ từ Đaniên 1 đến đoạn 3, Kinh Thánh giới thiệu cho chúng ta về vua Nê-bu-cát-nết-sa như sau:
- 1:1-2, Vua Nêbucátnếtsa là vua của nước Ba-by-lôn đã đến đánh chiếm thành Giê-ru-sa-lem – đó là vào năm 606 TC. Đây là lần thứ I Nê-bu-cát-nết-sa tấn công chiếm Giê-ru-sa-lem, mở đầu cho những lần sau, để rồi đến năm 587 TC., vua đã tàn phá Giê-ru-sa-lem hoàn toàn, bắt dân Giu-đa lưu đày qua Ba-by-lôn.
- 2:1, chính vua Nê-bu-cát-nết-sa là người đã thấy một chiêm bao về pho tượng với các thành phần cấu tạo khác nhau: vàng, bạc, đồng, sắt, sắt và đất sét.
- 3:1-2, cũng chính vua Nê-bu-cát-nết-sa nầy đã dựng pho tượng bằng vàng buộc mọi người trong Đế quốc Ba-by-lôn phải sấp mình thờ lạy. Lịnh nầy khiến 3 bạn người Hê-bơ-rơ vì giữ đức tin theo Lời Chúa dạy không thờ hình tượng, đã phải chịu bị quăng vào lò lửa hực. Nhưng Chúa đã cứu họ khỏi lò lửa hực.
- Tóm lại, Nê-bu-cát-nết-sa là một người Ba-by-lôn, không thuộc tuyển dân của Đức Chúa Trời, nhưng qua những kinh nghiệm về Chúa mà ông đã thấy, đã nghe, đã chạm đến quyền năng của Chúa, đến đoạn 4:2, vua Nê-bu-cát-nết-sa đã có một quyết định thật đặc biệt, ông nói: “Ta lấy làm tốt lành mà RAO CHO CÁC NGƯƠI những dấu lạ và sự lạ mà Đức Chúa Trời Rất Cao đã làm ra đối với ta”.
- Một người ngoại bang không phải dân Chúa lại bằng lòng làm chứng về ơn Chúa đối với mình, thật là một điều đáng cho Cơ-Đốc nhân chúng ta học.
- Mặc dù Chúa chỉ truyền Đại Mạng Lịnh Truyền Giảng Tin lành cho CÁC MÔN ĐỒ, tức là những người đã tin nhận Chúa Jêsus Christ, đã kinh nghiệm về Chúa. Tuy nhiên, trong
- Châm ngôn 16:4, Kinh Thánh làm chứng rằng: Đức Giê-hô-va đã dựng nên muôn vật để dùng cho Ngài; ĐẾN ĐỖI KẺ ÁC CŨNG VẬY, để dành cho ngày tai họa.
- Trong Thi thiên 19:1, làm chứng rằng Chúa đã dùng các từng trời, bầu trời, để làm chứng cho Chúa.
- Nếu chúng ta đi xa hơn, chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời cũng đã dùng chính CON LỪA của Ba-la-am để truyền mạng lịnh của Chúa cho tiên tri Ba-la-am (Dân số ký 22:26-30).
- II Vua 7:9, đây là những người phung, những người bị xã hội ruồng bỏ, nhưng khi nhận được Tin Lành, họ đã sẵn sàng để rao ra Tin Lành cho mọi người.
- Nói cách khác, họ là vua Ba-by-lôn ngoại bang, họ là những kẻ ác, hoặc ngay những vật vô tri như các từng trời, bầu trời, hay một con lừa dại dột, vẫn có thể được Chúa dùng để rao ra những dấu lạ và sự lạ mà Đức Chúa Trời đã làm, huống chi chúng ta là Cơ-Đốc nhân, là người mà Sứ đồ Giăng đã mô tả: đã nghe, đã thấy, đã ngắm, đã rờ đến Lời sự sống (I Giăng 1:1)
- Anh chị em ơi, hãy nghe những lời than của Đức Chúa Trời khi Ngài không thấy người bằng lòng rao ra Tin lành của Chúa mà Tiên tri Ê-sai đã ghi lại trong đoạn 59:15-16, Đức Giê-hô-va thấy không có sự công bình thì chẳng đẹp lòng, thấy không có người, chẳng ai cầu thay, thì lấy làm lạ lùng. Ngài bèn dùng chính cánh tay mình đem sự cứu rỗi đến…
- Cầu xin Chúa dùng những gương rao Tin lành nầy khích lệ tất cả chúng ta.
II/. RAO RA DẤU LẠ GÌ?
- Đaniên 4:4-35
- Có một điều đáng chú ý trong 4:4-5 là một Hoàng đế oai hùng như Nê-bu-cát-nết-sa, từng dẫn quân chinh phục vùng đất bao la từ vùng Mê-sô-bô-ta-mi đến ranh giới Ai Cập, vua không sợ chiến trường, không sợ kẻ thù nghịch, thế mà hôm nay đây sợ sệt, bối rối chỉ vì một giấc chiêm bao.
- Trong giấc chiêm bao đó, vua Nê-bu-cát-nết-sa:
- câu 10-12, vua thấy một cây cao lạ thường, lớn lên và trở nên cứng mạnh, ngọn cao đến tận trời, khắp đất đều xem thấy. Lá đẹp, trái sai có đủ cho mọi loài ăn, các thú đồng núp dưới bóng, chim trời ở trên nhành, mọi loài xác thịt nhờ cây đại thụ nầy nuôi.
- cây 14, cây nầy bị đốn theo lịnh từ trời, chỉ chừa lại gốc.
- câu 15, Gốc nó bị xiềng bằng một dây xích sắt và đồng, phơi ngoài đồng
- câu 16, cây bị đổi tánh người ra tánh thú.
- Không ai giải được ý nghĩa của chiêm bao. Cảm ơn Chúa cho Đa-niên bởi Chúa soi sáng đã giải nghĩa cho vua biết. Chúa đã ban cho vua biết rằng Chúa sẽ phạt sự kiêu ngạo của vua, đánh hạ vua xuống bị đuổi khỏi giữa loài người, sẽ ở với thú đồng; sẽ bị buộc phải ăn cỏ như bò (câu 32), tóc vua mọc như lông chim ưng, móng vua giống như móng loài chim trời (câu 33b), cho đến chừng vua đầu phục Đức Chúa Trời.
- Rõ ràng vua Nê-bu-cát-nết-sa đã học một bài học thực tế đối với Đức Chúa Trời, dù vua là vua của một Đế quốc hùng mạnh thời bấy giờ, nhưng Chúa muốn vua biết rằng những điều vua có được là từ nơi Chúa ban, không phải bởi tài năng, sức mạnh của vua.
- Đức Chúa Trời là Đấng ghét sự kiệu ngạo và ban ơn cho kẻ khiêm nhường, nhiều lần Chúa đã ra tay trên những kẻ kiêu ngạo:
- Xuất. 5:2, vua Ai Cập kiêu ngạo thách thức Chúa, kết quả là Chúa hủy diệt toàn thể đạo quân của Ai Cập không còn sót một ai (Xuất 14:28)
- Đaniên 5:23, lòng vua Bên-xát-sa kiêu ngạo không nhún nhường với Chúa, dám đem các khí mạnh trong Đền thờ của Chúa làm dụng cụ ăn uống trước mặt hình tượng (5:1-3). Chúa đã phạt lòng kiêu ngạo đó bằng cách Ngay đêm đó, vua người Canh đê là Bên-xát-sa bị giết, nước vua giao lại cho người Mê-đi ba-tư.
- Công vụ 9:1-5, Sau-lơ kiêu ngạo chống lại Hội Thánh của Chúa, Chúa đã đánh hạ Sau-lơ, khiến ông bị mù.
- Công vụ 12:21-23, khi vua Hê-rốt kiêu ngạo làm cho dân chúng tưởng ông là thần, Đức Chúa Trời đã sai thiên sứ của Ngài đánh vua Hê-rốt chết, vì không nhường vinh hiển cho Chúa.
- Lời Chúa trong sách Châm ngôn 16:18, sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, và tánh tự cao đi trước sự sa ngã.
- Cảm ơn Chúa là vua Nê-bu-cát-nết-sa làm được một điều ít người làm được: Ấy là vua đã hạ mình ăn năn với Chúa và đã được Chúa tha thứ, cho phục hồi địa vị con người, và phục hồi địa vị làm vua.
- Chúng ta không cần phải suy nghĩ cao xa gì, vì đây là bài học của một người muốn được cứu, cũng là bài học cho Cơ-Đốc nhân chúng ta muốn được Chúa ban phước, sử dụng chúng ta.
- Mathiơ 18:2-3, Chúa Jêsus phán: nếu một người không biết hạ mình khiêm nhường như đứa trẻ, thì không được vào Nước Thiên đàng.
- I Phierơ 5:6, Chúa dạy hãy hạ mình trước mặt Chúa, thì Chúa sẽ nhắc chúng ta lên (II Sử ký 7:14).
- Đó là dấu lạ và sự lạ mà vua Nê-bu-cát-nết-sa đã muốn rao ra như ông nói trong 4:2. Dấu lạ và sự lạ đó là một đời sống được biến cải, một vua kiêu ngạo trở nên một Hoàng Đế khiêm nhường, đầu phục Đức Chúa Trời.
- Tôi tin rằng tất cả Cơ-Đốc nhân chúng ta đều có cùng kinh nghiệm như vua Nê-bu-cát-nết-sa đã có, nhưng vấn đề là chúng ta lại ít khi bằng lòng rao ra dấu lạ và sự lạ đó.
- Công vụ 4:19-20, khi bị Tòa Công luận cấm không cho giảng Tin Lành, Phierơ trả lời rằng: Về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe
- Công vụ 5:32, một lần nữa Phierơ khẳng định chúng ta đây là kẻ làm chứng về mọi việc đó…
- Nguyện Đức Chúa Trời ban cho anh chị em sự dạn dĩ rao ra dấu lạ và sự lạ cho mọi người nghe, thấy. Có khó không? KHÔNG, vì dấu lạ và sự lạ đó là cuộc đời được biến cải, được tha thứ mà Chúa ban cho chúng ta.
III/. KẾT QUẢ RAO RA DẤU LẠ:
- Đaniên 4:36-37
- Một trong những lý do khiến con cái Chúa không muốn hay không dám rao ra Danh Chúa, nói về những điều kỳ diệu Chúa đã làm trong đời sống của mình, ấy là họ sợ bị thiệt hại gì đó.
- Thí dụ như:
- I Vua 19:10, Tiên tri Ê-li không muốn rao ra Danh Chúa, quyền năng của Chúa như ông từng làm trên đỉnh núi Cạt-mên, ấy là ông sợ bị Hoàng hậu Giê-sa-bên giết.
- Giê-rê-mi 20:7-8, Tiên tri Giê-rê-mi không muốn rao ra Lời Chúa nữa vì mỗi lần ông rao ra là mỗi lần ông bị nhạo báng, bị sỉ nhục, bị chê cười.
- Rôma 1:16, Sứ đồ Phaolô đã nói lên tâm trạng chung của những người muốn rao ra Tin lành của Chúa Jêsus Christ: Dường như nhiều người lúc bấy giờ hay HỔ THẸN, mắc cỡ, khi rao ra Tin lành của Chúa Jêsus.
- Cảm ơn Chúa trong Lịch sử Hội Thánh Việt nam, người ta kể lại rằng tại Biên hòa có một con cái của Chúa tên là Trầm văn Kiêu, sau khi tin Chúa, được Chúa cứu khỏi cờ bạc, nợ nần, kinh nghiệm được quyền năng cứu rỗi của Chúa Jêsus Christ, Chúa cho ông được cha mẹ để lại gia tài đem mở một tiệm bán vàng trong chợ Biên hòa. Lúc mở tiệm, gặp khách hàng tới mua vàng, ông Sáu Kiêu đều mời người mua vàng nghe ông làm chứng về Chúa. Việc làm chứng nầy khiến một số khách hàng ghét ông, nên không muốn đến mua, gây ra sự ế ẩm. Nhiều người khuyên ông đừng rao Tin lành nữa, nếu không ông sẽ bị thiệt hại. Ông Sáu Kiêu cứ trung tín, không sợ thiệt hại về mình, chỉ sợ thiệt hại cho người chưa tin Chúa không biết Chúa Jêsus Christ để được cứu như ông. Và tiệm vàng của ông ế ẩm.
- Cảm ơn Chúa, bất ngờ Nhật đảo chánh, khiến cho đồng bạc Đông Dương mất giá, người ta ùn ùn đi mua vàng để trữ. Các tiệm vàng khác vì đã bán ra trước đó nhiều, chỉ còn tiệm vàng của ông Sáu Kiêu vốn ế ẩm nên còn nhiều, dù họ không muốn nghe Tin lành cũng phải nghe để được mua vàng. Kết quả việc trung tín rao Tin lành của ông Sáu Kiêu đã làm cho ông giàu lên tại Biên hòa.
- Hai câu Kinh Thánh cuối cùng của Đaniên đoạn 4 nầy rõ ràng là hai phần thưởng quý báu mà Chúa đã ban thưởng cho vua Nê-bu-cát-nết-sa vì quyết tâm rao ra dấu lạ và sự lạ mà Chúa đã làm cho ông:
- câu 36, đây là những kết quả kỳ diệu của ông: trí khôn phục hồi, sự vinh hiển được phục hồi, sự oai nghi chói sáng phục hồi, các đại thần trở lại chầu vua, uy nghi càng thêm.
- câu 37, vua lại có một đời sống vui mừng, biết ngợi khen, tôn vinh, làm cả sáng Danh Chúa,
- Anh chị em hãy nghe Kinh Thánh nói về đời sống của những người rao giảng Tin lành được kết quả thế nào:
- Êsai 52:7 (được nhắc lại trong thư Rôma 10:15, Những bàn chơn kẻ rao truyền tin lành tốt đẹp biết bao.
- Đaniên 12:3b, những kẻ dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi.
- Hãy xem đời sống của Phierơ, nếu ông không vâng lời Chúa Jêsus ra đi rao giảng Tin lành, thì cuộc đời ông sẽ chìm trong quên lãng của dân làng chài ở xứ Ga-li-lê. Cảm ơn Chúa, dù chỉ là một người đánh cá quê mùa, nhưng Phierơ bằng lòng vâng lời Chúa rao giảng Tin lành, ngày nay cả thế giới tôn ông làm Thánh Phierơ.
- Hãy xem đời sống của Phaolô. Nếu ông tiếp tục làm một người Pharisi quyền thế, bắt bớ Hội Thánh, thì ngày nay ông đã chìm trong quên lãng hoặc được nhớ với sự căm thù. Cảm ơn Chúa, Phaolô biết đầu phục Chúa ra đi rao giảng Tin lành, kết quả ngày nay cả thế giới Cơ-Đốc Giáo tôn Phaolô là Thánh Phaolô.
- Bao nhiêu bằng cớ kết quả vinh hiển của người rao giảng Tin Lành, ngay cả một ông vua như vua Nê-bu-cát-nết-sa, tôi cũng tin rằng Chúa cũng sẵn sàng ban thưởng cho chúng ta ngày nay khi chúng ta rao giảng Tin lành.
- Xin Chúa ban cho Hội Thánh của Ngài có tấm lòng như vua Nê-bu-cát-nết-sa: tôi lấy làm tốt mà rao cho mọi người những dấu lạ và sự lạ mà Đức Chúa Trời Rất Cao đã làm ra đối với tôi.
Đề mục: ÁN LỊNH CHO BÊN-XÁT-SA
Kinh Thánh: Đaniên 5:22-31
Câu gốc: Đaniên 5:23b-24 “vua không thờ phượng Đức Chúa Trời … Vậy nên từ nơi Ngài đã sai phần bàn tay nầy đến, và chữ đó đã vạch ra”.
Mục đích: Nhắc nhở con cái Chúa không nên kiêu ngạo. Chúng ta thường nghe Đức Chúa Trời yêu thương, ít khi nghe Đức Chúa Trời đoán phạt, nên cần nhắc nhở.
I/. NGUYÊN NHÂN CÓ ÁN LỊNH BÊN-XÁT-SA:
- Đaniên 5:22-23
- Trước năm 1854, các nhà giải nghĩa Kinh Thánh rất bối rối về việc tên Bên-xát-sa, vì lịch sử thế giới không ghi tên Bên-xát-sa trong danh sách các vua Ba-by-lôn. Đến năm 1854, Khảo cổ học đã chứng minh sự chính xác lịch sử Kinh Thánh về Bên-xát-sa.
- Ấy là sau cái chết của Nê-bu-cát-nết-sa năm 562 TC. (Trước Chúa giáng sanh). (Nê-bu-cát-nết-sa chết năm 562 sau 45 cai trị), nước Ba-by-lôn trải qua mấy lần giết nhau cướp ngôi, đến năm 555 TC. thì một vua lên ngôi là Nabonidus. Lúc bấy giờ quân Mê-đi Ba-tư đã nổi lên chống lại Ba-by-lôn, nên vua Nabonidus phải kéo quân trấn thủ một vị trí ngoài thành Ba-by-lôn, giao việc cai trị thành Ba-by-lôn cho con trai là Bên-xát-sa. Đó là lý do Bên-xát-sa hứa cho Đaniên dự “bậc thứ ba” (5:7)
- 5:1-5 đã ghi lại nguyên nhân Bên-xát-sa nhận Án Lịnh, và từ câu 22 đến câu 23, Đaniên đã nhắc lại một lần nữa nguyên nhân Chúa ra Án Lịnh cho Bên-xát-sa.
- Nguyên nhân đó là gì?
- Câu 22, nguyên nhân thứ I khiến vua bị án phạt là vua Bên-xát-sa BIẾT hết những điều mà Chúa đã phạt ông nội của vua là Nê-bu-cát-nết-sa. Việc đó là việc gì? Việc đó là việc vua Nê-bu-cát-nết-sa kiêu ngạo (câu 20, tức là việc đã được ghi trong Đaniên đoạn 4, Đức Chúa Trời đã phạt Nê-bu-cát-nết-sa bị bịnh mất trí, ăn cỏ như bò, sống đời thú vật, cho đến khi Nê-bu-cát-nết-sa là ông nội vua ăn năn hạ mình đầu phục Chúa.
Vua Bên-xát-sa biết rõ hết. nhưng lòng vua không nhún nhường chút nào.
- câu 23a, Nguyên nhân thứ hai khiến vua bị án phạt là vua Bên-xát-sa đã lên mình nghịch cùng Chúa trên trời. Sự nghịch mạng nầy đã bày tỏ qua việc vua đã dùng những khí mạnh trong Đền thờ của Chúa, tức là những vật thánh mà Ba-by-lôn đã cướp được trong khi đánh chiếm Giê-ru-sa-lem, vua đã đem ra sử dụng trong bữa tiệc thờ hình tượng tội lỗi của vua.
- câu 23b, nguyên nhân thứ II khiến vua bị án phạt là vua Bên-xát-sa đã không chịu thờ phượng Đức Chúa Trời là Đấng cầm giữ hơi thở (tức là sự sống) của vua, và hết thảy đường lối của vua.
- Với ba tội quan trọng đó:
- Tội biết mà không ăn năn – là vô tín;
- Tội dám sử dùng những vật thánh vào việc riêng, nhất là để tôn vinh hình tượng.
- Tội không chịu thờ phượng Đức Chúa Trời.
- Chúa đã ban Án Lịnh cho vua Bên-xát-sa.
- “Đức Chúa Trời ban Án phạt” là điều mà chúng ta phải học trong giờ nầy. Chúng ta đã nghe, đã thấy, đã biết một “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài” quá nhiều, hầu như chúng ta đã quên lãng Đức Chúa Trời yêu thương đó cũng là một đám lửa hay thiêu đốt, chúng ta quên rằng Đức Chúa Trời của chúng ta cũng là một Đấng công bình, không chịu khinh dễ (Galati 6:7), giống như vua Bên-xát-sa không phải vua không biết, nhưng vua biết mà không làm theo.
II/. NỘI DUNG ÁN LỊNH CHO BÊN-XÁT-SA:
- Đaniên 5:24-28
- Có mấy điều đặc biệt về Án Lịnh nầy:
- Án Lịnh nầy không viết trên giấy, mà viết trên tường.
- Án lịnh nầy không được viết bởi một người, nhưng được viết bởi một bàn tay – chỉ bởi một bàn tay hiện ra viết trên tường, Tiên tri Đaniên xác nhận là bàn tay nầy từ Đức Chúa Trời sai đến.
- Nội dung chỉ gồm mấy chữ: MÊ-NÊ, MÊ-NÊ-, TÊ-KEN, U-PHÁC-SIN
- Trong 5:8, cho biết rằng hết thảy các bác sĩ – tức là những học giả trong triều đình của vua đều không đọc được và cũng không hiểu được.
- Thật ra nội dung Án Lịnh nầy gồm 3 (ba) chữ theo tiếng A-ram, loại ngôn ngữ thông dụng của người Sy-ri và người vùng Mê-sô-bô-ta mi, loại ngôn ngữ không có phụ âm, nên dễ bị hiểu lầm mà trở thành khó hiểu. Thí dụ như:
- MÊNÊ có nghĩa là MỘT ĐỒNG MINA (tiền sử dụng trong xứ Ba-by-lôn)
- TEKEL giá trị bằng một Shekel = 1/60 Mina.
- PERES đơn vị tiền tệ bằng ½ Mina.
Đọc như thế thì không hiểu được gì cả, vì chỉ là: MỘT ĐỒNG, MỘT ĐỒNG, MỘT SHEKEL và ½ ĐỒNG.
- Cảm ơn Chúa đã ban cho Đaniên đọc những chữ theo một ý nghĩa khác trong phương diện văn chương:
- câu 26, MÊNÊ nghĩa là ĐẾM, Đức Chúa Trời đã đếm nước của vua và khiến nó đến cuối cùng, Chúa báo trước là nước Ba-by-lôn sẽ kết thúc.
- câu 27, TEKEL nghĩa là CÂN, Đức Chúa Trời đã cân vua Bên-xát-sa và thấy là kém thiếu. Vua thiếu điều gì? Vua thiếu lòng kính sợ Chúa, dù đã được cảnh cáo nhiều lần, nhưng vua không hạ mình khiêm nhường.
- chữ U nghĩa là VÀ
- PERES nghĩa là PHÂN CHIA, ngay lúc ấy mà Đaniên dám báo tin rằng Nước Ba-by-lôn của Bên-xát-sa được ban cho người Mê-đi và người Phe-rơ-sơ.
- Đọc qua Án Lịnh, chúng ta thấy Đức Chúa Trời thật nhân từ, Chúa không phạt ngay tức thì, nhưng Chúa đã ĐẾM, đã CÂN, Chúa đã cho Bê-xát-sa một bài học ngay trong gia đình của vua là ông nội của vua (Nê-bu-cát-nết-sa), Chúa đã dành một thời gian dài chờ đợi Bên-xát-sa ăn năn.
- Chúng ta luôn luôn thấy sự nhân từ của Chúa trong suốt cả Kinh Thánh. Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất về sự nhân từ nhịn nhục của Đức Chúa Trời đối với tội nhân là Lời của Chúa trong Khải huyền đoạn 2 và đoạn 3. Qua cả 7 bức thư gởi cho 7 Hội Thánh, dù trong Hội Thánh có nhiều điều tội lỗi, nhiều điều quở trách, nhưng bao giờ Chúa cũng kêu gọi Hội Thánh ăn năn để được tha thứ, phục hồi.
- Khải 2:5,
- Khải. 2:16
- Khải. 2:21
- Khải 3:3
- Khải. 3:19
- Dù vậy, sự nhân từ của Đức Chúa Trời không thể bị khinh dễ được, bài học nầy xảy ra trên vua Bên-xát-sa.
III/. THỜI HẠN THI HÀNH ÁN LỊNH:
- Đaniên 5:29-31
- Tôi tin rằng đọc qua những câu nầy, với tấm lòng kính sợ Chúa, chúng ta phải run sợ trước sự công bình và thành tín của Đức Chúa Trời. qua những chữ: TỨC THÌ, (câu 29); NGAY ĐÊM ĐÓ (câu 30).
- TỨC THÌ Đaniên, người trung tín với Chúa đã được ban thưởng. Nhưng cũng NGAY ĐÊM ĐÓ, vua Bên-xát-sa bị giết và nước Ba-by-lôn bị mất vào tay người Phe-rơ-sơ.
- Ngay đêm đó, không phải ngày hôm sau, hay một giờ sau.
- Lịch sử thế giới đã ghi lại rằng: Ngay đêm đó, đêm mà vua Bên-xát-sa lo ăn uống trong thành Ba-by-lôn, thì Tướng Sy-ru của người Phe-rơ-sơ đã cho đấp một cái đập trên thượng lưu sông Ơ-phơ-rát, ngăn nước chảy vào thành Ba-by-lôn, khiến lòng sông trở thành một đường hầm cho quân của người Mê-đi và Phe-rơ-sơ lẻn vào thành mở cửa cho toàn quân tràn vào chiếm Ba-by-lôn. Lịch sử thế giới chứng minh lời Đaniên giải thích ứng nghiệm trọn vẹn.
- Một lần nữa, thời gian thi hành Án Lịnh của Đức Chúa Trời trên những kẻ kiêu ngạo đã được thi hành. Lần trước là thi hành trên vua Nê-bu-cát-nết-sa. Đoạn 4:33, Kinh Thánh phán: TRONG CHÍNH GIỜ ĐÓ, lời nói ấy đã ứng nghiệm cho vua Nê-bu-cát-nết-sa.
- Trong Tân Ước, sách Tin lành Luca 12:16-20, chính Chúa Jêsus Christ cũng đã phán dạy về một người giàu không biết dùng của cải của mình đầu tư vào công việc Chúa. Trong câu chuyện người giàu mà dại dột nầy, chúng ta lại thấy Chúa phán: Hỡi kẻ dạy! Chính đêm nay linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại… (Luca 12:20). Chúa Jêsus phán: CHÍNH ĐÊM NAY!
- Chúa thật nhân từ chờ đợi, nhưng khi thời hạn nhịn nhục của Chúa hết hạn, thì Án Lịnh lập tức thi hành.
- Chúng ta có rất nhiều gương mà Chúa đã cho phép ghi lại trong Kinh Thánh để tỉnh thức chúng ta ăn năn kịp giờ, đừng khinh dễ Chúa, như:
- Lê-vi ký 10:1-2, hai con trai của Thầy Tế Lễ A-rôn đã bị Chúa phạt tức thì, họ ngã chết trong Đền tạm, dù họ là Thầy Tế Lễ.
- II Sử 26:19, vua Ô-xia bị Chúa phạt tức thì khi vua dám vượt qua giới hạn của một Thầy Tế Lễ. Dù Ô-xia là vua, Chúa cũng không chờ đợi.
- Công vụ 5:1-11, vợ chồng Anania va Saphira tức thì ngã xuống chết liền.
- Nguyện Chúa Thánh Linh cáo trách mỗi lòng chúng ta, thử xem có lối ác nào không hầu cho mau mau ăn năn với Chúa trong giờ nầy.
Đề mục: VÀO HANG SƯ TỬ
Kinh Thánh: Đaniên 6:1-28
Câu gốc: Đaniên 6:22
Mục đích: Khích lệ con cái Chúa cứ trung tín với Chúa trong mọi hoàn cảnh.
I/. LÝ DO VÀO HANG SƯ TỬ:
- Đaniên 6:1-13
- Đến đoạn 6 thì đã có sự thay đổi triều vua từ nước Ba-by-lôn sang nước Mê-đi - Phe-rơ-sơ. Tham khảo Đaniên 5:30-31, chúng ta thấy sự thay đổi ngôi nước nầy chỉ trong một đêm, và vị vua đầu tiên của Đế quốc mới Mê-di Phe-rơ-sơ (Phe-rơ-sơ là nước Iran ngày nay) là vua Đa-ri-út (6:1).
- 6:1-3, sự thay đổi Đế quốc cũng thay đổi luôn vấn đề hành chánh, và Đaniên là một trong BA (3) quan đứng đầu trong triều đình. Cảm ơn Chúa cho Đaniên lại được vua định lập làm người đứng đầu trong ba vị đứng đầu.
- 6:4-9, sự ganh ghét đã bắt đầu trong những người khác chung quanh Đaniên. Cảm ơn Chúa, Kinh Thánh đã ghi lại lời của những kẻ thù nói về Đaniên:
- 6:4, họ không thể tìm được một cớ nào, hay một sự xấu nào của người, bởi người là trung thành, trong người chẳng có điều lỗi và cũng chẳng có sự xấu.
- 6:5, “Chúng ta không tìm được một cớ nào mà cáo Đaniên nầy…”.
- Đây là điều Thánh Phierơ đã nhắc Cơ-Đốc nhân chúng ta trong thư I Phierơ 2:12, Phải ăn ở ngay lành giữa dân ngoại, hầu cho họ, là kẻ vẫn gièm chê anh em như người gian ác, đã thấy việc lành anh em, thì đến ngày Chúa thăm viếng, họ ngợi khen Đức Chúa Trời.
- Từ sự ganh ghét, kẻ thù của Đaniên đã tiến đến sự RÌNH RẬP. Khi tôi nói đến hai chữ “rình rập” thì tôi nhớ đến hai chữ “Rình Mò” trong thư I Phierơ 5:8, kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được.
- Rõ ràng kẻ thù của Đaniên mang đặc tánh của ma quỉ là rình mò Đaniên, tìm kiếm chỗ nào nó có thể nuốt được Đaniên. Chúng ta hãy xem xét mưu chước của kẻ thù rình mò Đaniên:
- 6:7, họ xin vua Đa-ri-út ra một chỉ dụ KHÔNG AI ĐƯỢC CẦU XIN MỘT THẦN NÀO KHÁC NGOÀI VUA.
Chúng ta phải thấy mưu kế xảo quyệt của những kẻ thù nầy: Thứ nhất, họ nịnh bợ vua bằng cách tâng bốc vua cao hơn các vị thần; thứ hai, họ không cấm cầu nguyện, chỉ ngưng cầu nguyện trong 30 ngày.
Thật là một sự cám dỗ đầy khôn khéo của kẻ thù, của ma quỉ. Giống như Tòa Công Luận ra lịnh cho các Sứ đồ trong Công vụ 4:18, Tòa Công Luận không cấm tin Chúa Jêsus Christ, họ chỉ cấm truyền giảng về Chúa.
Tâm lý thông thường chúng ta thường chấp nhận hình thức cám dỗ nầy.
Nhưng anh chị em có biết không, sự cầu nguyện của Cơ-Đốc nhân được ví như là Hô Hấp, sự thở. Có người nào không thở mà sống trong 30 ngày không? Thế mà ma quỉ lừa gạt chúng ta với đề nghị tạm ngưng cầu nguyện một thời gian. Rủi thay có nhiều con cái Chúa lại dễ dàng chấp nhận NGƯNG CẦU NGUYỆN, NGƯNG THỞ!
Thật là một sự cám dỗ đầy khôn khéo của kẻ thù, của ma quỉ. Giống như Tòa Công Luận ra lịnh cho các Sứ đồ trong Công vụ 4:18, Tòa Công Luận không cấm tin Chúa Jêsus Christ, họ chỉ cấm truyền giảng về Chúa.
Tâm lý thông thường chúng ta thường chấp nhận hình thức cám dỗ nầy.
Nhưng anh chị em có biết không, sự cầu nguyện của Cơ-Đốc nhân được ví như là Hô Hấp, sự thở. Có người nào không thở mà sống trong 30 ngày không? Thế mà ma quỉ lừa gạt chúng ta với đề nghị tạm ngưng cầu nguyện một thời gian. Rủi thay có nhiều con cái Chúa lại dễ dàng chấp nhận NGƯNG CẦU NGUYỆN, NGƯNG THỞ!
- 6:11, kẻ thù của Đaniên đã rình rập Đaniên khi ông cầu nguyện với Chúa, và họ đã cáo kiện với vua Đa-ri-út, buộc vua phải thi hành lịnh cấm cầu nguyện đã ban, phạt Đaniên bị quăng vào hang sư tử (6:12).
- Đó là lý do Đaniên phải vào hang sư tử, không phải vì phạm luật, mà vì trung tín với Chúa.
- Một lần nữa, chúng ta thấy đức tin Đaniên cũng giống như đức tin của ba bạn Hê-bơ-rơ trước lịnh quỳ lạy pho tượng vàng của Nê-bu-cát-nết-sa.
II/. DIỄN BIẾN TRONG HANG SƯ TỬ:
- Đaniên 6:14-24
- Đọc qua phân đoạn nầy, tôi nghĩ rằng anh chị em cũng như tôi thấy một sự mâu thuẫn lạ lùng:
- 6:14, 18, vua Đa-ri-út thì lại buồn rầu, không ngủ được.
- Trong khi đó từ lúc bị bắt đến lúc bị quăng vào hang sư tử, chúng ta không hề nghe Đaniên nói một lời nào, một đời sống hoàn toàn phó thác cho Chúa.
- Có một điều kỳ diệu mà tôi muốn anh chị em chú ý, dù Đa-ri-út không phải là người tin Chúa, nhưng vua có niềm tin, nên 6:19, Kinh Thánh chép: Đoạn, vua dậy sớm, khi hừng sáng, vội vàng đi đến hang sư tử… Rõ ràng vua Đa-ri-út vẫn tin rằng Đức Chúa Trời sẽ giải cứu Đaniên, dù đức tin của vua rất nhỏ bé. Nếu không tin thì vua đến hang sư tử để làm gì? Nếu không tin, vua sẽ không gọi Đaniên.
- Có nhiều người thần thánh hóa Đaniên, nhưng tôi tin rằng bản chất con người trong chúng ta cũng như trong Đaniên vốn là yếu đuối, không thể không run sợ khi phải vào hang sư tử.
- Anh chị em có thấy khi Chúa Jêsus Christ bước vào Vườn Ghết-sê-ma-nê đối diện với Thập tự giá, rồi khi lên Thập tự giá, Ngài vẫn run rẩy, vẫn phải kêu la – bản chất con người là thế.
- Tôi tin rằng Đaniên cũng run, cũng sợ. Tuy nhiên, một lần nữa, Chúa đã ở với Đaniên trong hang sư tử như Chúa đã ở với ba bạn Hê-bơ-rơ trong Lò Lửa Hực.
- 6:22, anh chị em hãy nghe lời của Đaniên mô tả lại diễn biến lúc ông bị quăng vào hang sư tử:
- Đức Chúa Trời tôi đã sai thiên sứ Ngài… Ý định của Đức Chúa Trời thật lạ lùng, thay vì ngăn cản Đaniên khỏi bị quăng vào hang sư tử, Chúa đã cho phép Đaniên bị quăng vào hang sư tử, để rồi Chúa lại vào đó để bảo vệ Đaniên.
Trong Thi thiên 23, vua Đa-vít nói, Chúa đã dẫn ông vào đồng cỏ xanh tươi, và cũng để ông đi vào trũng bóng chết nữa, và tại trong trũng bóng chết đó, Chúa lại ở cùng ông.
- Chúa bịt miệng các sư tử – không phải một con sư tử, mà là CÁC CON SƯ TỬ, nhiều con sư tử, và chắc chắn Đaniên dù có sức mạnh của Sam-sôn, cũng không thể chống lại CÁC CON SƯ TỪ.
Đaniên nói: Chúa đã bịt mồm sư tử, nghĩa là các con sư tử vẫn sống nhưng cái miệng nó không thể hoạt động. Tôi rất thích khi nghĩ giờ đó các con sư tử trở thành những con thú nhồi bông.
Một lần nữa đây là kinh nghiệm của Đa-vít đã được lập lại, như Đa-vít đã nói trong Thi thiên thứ 3 câu 7, … vì Chúa đã vả má kẻ thù nghịch tôi, và bẻ gãy răng kẻ ác.
Một lần nữa đây là kinh nghiệm của Đa-vít đã được lập lại, như Đa-vít đã nói trong Thi thiên thứ 3 câu 7, … vì Chúa đã vả má kẻ thù nghịch tôi, và bẻ gãy răng kẻ ác.
- Cảm ơn Chúa đã bảo vệ người của Chúa, để chứng minh Đaniên là người vô tội đối với Chúa và đối với vua.
- Đức Chúa Trời của chúng ta kỳ diệu dường ấy! Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trường hợp Đức Chúa Trời cho phép hoạn nạn xảy ra cho chúng ta, đôi lúc nguy hiểm như Đaniên gặp, mục đích là để binh vực đầy tớ Ngài.
- Khải huyền 3:9, Chúa phán với Hội Thánh tại Phi-la-đen-phi rằng: ta ban cho ngươi mấy kẻ trong những kẻ thuộc về hội quỉ Satan…và sẽ cho chúng nó biết rằng ta đã yêu ngươi.
- 6:22b, cảm ơn Chúa, Đaniên cũng nhìn nhận Chúa cho ông bị quăng vào hang sư tử là để chứng minh ông vô tội trước mặt Ngài; đối với vua ông được chứng minh là chẳng từng làm hại gì.
III/. KẾT QUẢ VIỆC VÀO HANG SƯ TỬ:
- Đaniên 6:24-28
- Chúng ta có hai kết quả rõ ràng:
- 6:24, Kết quả là chính những kẻ bày mưu hại Đaniên bị quăng vào hang sư tử, chính họ lại bị quăng vào hang sư tử. Kinh Thánh phán: Khi họ chưa đến dưới đáy hang thì những sư tử đã vồ lấy và xé xương hết thảy.
Một lần nữa chúng ta lại thấy trò Gậy ông đập lưng ông đã diễn ra trong sách Ê-xơ-tê với cây mộc hình của Ha-man muốn dùng để treo Mạc-đô-chê, thì Chúa khiến vua A-suê-ru đem treo chính Ha-man lên cây mộc hình đó.
Kinh Thánh nhiều lần nói đến số phận cuối cùng của kẻ ác là bị diệt mất:
Thi thiên 1:4-5
Thi thiên 37:7-10, 15
Kinh Thánh nhiều lần nói đến số phận cuối cùng của kẻ ác là bị diệt mất:
Thi thiên 1:4-5
Thi thiên 37:7-10, 15
- Cảm ơn Chúa, trong 6:25-28, chúng ta lại được Kinh Thánh cho thấy kết quả đầy phước hạnh mà Chúa ban cho sự trung tín của Đaniên: Sự trung tín của Đaniên đã làm cho Danh Đức Chúa Trời được tôn vinh khắp Đế quốc Mê-đi Ba-tư; còn cá nhân Đaniên lại được thạnh vượng.
- Có người đã nói: Hoạn nạn là ơn phước được giấu kín. Thánh Gia cơ đã viết trong thư Gia-cơ 1:12,Phước cho người bị cám dỗ; vì lúc đã chịu nổi sự thử thách rồi, thì sẽ lãnh mão triều thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho kẻ kính mến Ngài.
- Thật sự, hoạn nạn thử thách không phải là điều dễ chịu, là điều không ai muốn xảy đến cho mình. Nhưng nếu trong giờ phút nầy, nếu có anh chị em nào đang ở trong hoàn cảnh hoạn nạn, thử thách, xin Chúa cho anh chị em đó nhìn vào gương của Đaniên để nhờ ơn Chúa đứng vững trên đức tin, dù có lúc phải vào hang sư tử.