BẢN TÍNH CỦA ĐẤNG CHRIST
LỜI GIỚI THIỆU:
Bài học nầy cố gắng trình bày con người thật của Chúa Jêsus. P.A. Torrey ở trong cuốn sách của ông nhan đề "Kinh thánh dạy gì " đã dành 56 trang cho đề tài nầy. Chúng ta thường hát, hay cầu nguyện "Tôi muốn giống như Chúa Jêsus." Chúng ta có ý gì khi nói đến điều nầy? Điều ước muốn nầy là rất tốt và cao thượng, nhưng chúng ta càng giống Chúa Jêsus trong nhiều đặc điểm càng tốt.
Ngài là gương sáng của chúng ta (I Phi-e-rơ 2:21) không chỉ trong hành động mà cả trong bản tánh nữa. Rô-ma 8:29, trở nên giống Ngài trong hình ảnh Ngài chính là nền tảng cho việc nên giống trong bản tính Ngài.
I. CHÚA JÊSUS LÀ ĐẤNG THÁNH KHIẾT.
Đề tài nầy bao trùm bài học về sự vô tội của Đấng Christ. Jêsus Christ là Đấng thánh, tuyệt đối thánh vì Ngài không mang bản tính tội lỗi của loài người từ lúc sanh ra. Hơn nữa Ngài chưa hề phạm bất cứ tội gì, Ngài luôn luôn làm điều tốt lành.
Trong Công 13:14 Phi-e-rơ xưng Chúa Jêsus như là Đấng thánh và công bình. Chúa Jêsus đã tỏ sự thánh khiết Ngài trong sự yêu điều công bình, ghét điều ác khi Ngài dọn sạch đền thờ và công kích tội lỗi cùng điều giả hình. Jêsus ghét tội lỗi đến nỗi Ngài sẵn sàng chết trên thập giá để phá hủy tội lỗi và đem sự công bình lại cho những người tin Ngài.
Ga-la-ti 3:13 nói rằng Đấng Christ là sự rủa sả vỉ chúng ta dưới luật pháp. Rô-ma 4:6 Đức Chúa Trời truyền đạt sự công chính cho ai tiếp nhận Chúa làm Chúa cứu thế, Khải 19:8b.
II. JÊSUS CHRIST LÀ ĐẤNG YÊU THƯƠNG.
Tình yêu của Chúa Jêsus được thể hiện dưới hai hình thức:
1. Đối với cha Ngài.
2. Đối với loài người.
Giăng 14:31. Hầu cho thế gian biết con yêu cha. Chúa Jêsus tỏ tình yêu nầy bằng sự vâng lời cha. Giăng 8:36; 14:31b.
- Jêsus làm xong công việc cha giao cho làm Giăng 17:4; 19:30.
- Jêsus đặc biệt yêu Hội thánh Ê-phê-sô 5:25.
- Jêsus có tình yêu đặc biệt đối với kẻ thuộc về Ngài Giăng 13:1.
- Jêsus cũng yêu thương cả tội nhân Lu-ca 19:10, Ngài đến tìm và cứu kẻ bị mất Ma-thi-ơ 9:13, tỏ ra Ngài thực hành lời Ngài dạy trong Ma-thi-ơ 5:44 và yêu cả kẻ thù Ngài, Lu-ca 23:34.
Chúa Jêsus yêu các em thiếu nhi, Kinh thánh đưa ra hình ảnh đẹp nầy trong Mác 10:13-16. Ngài tỏ tình yêu Ngài bằng cách trở nên nghèo khó để chúng ta trở nên giàu có II Cô-rinh-tô 8:9. Bằng cớ tốt nhất cho tình yêu Ngài là Ngài tình nguyện chết thay chúng ta Giăng 15:13. Jêsus vẫn tiếp tục yêu thương, săn sóc chúng ta hằng ngày và bảo dưỡng chúng ta luôn, Ma-thi-ơ 6:33.
III. JÊSUS CHRIST YÊU THƯƠNG LINH HỒN HƯ MẤT.
Chúng ta hãy theo gương Chúa Cứu thế chúng ta, trong tình yêu không hề mệt mỏi của Ngài đối với linh hồn tội nhân đang lạc loài trong tội lỗi.Ngài đến như người chăn hiền lành tìm và cứu những con chiên lạc, là người Do-thái lẫn người ngoại bang.Giăng 10:16 "Ta còn có nhiều chiên khác... "Chúa Jêsus yêu đám đông dân chúng. Ngài đến để chết cho thế gian, toàn nhân loại. Nhưng chức vụ Ngài hầu hết là chinh phục từng cá nhân một, không bỏ rơi một ai.
Sách Giăng chương I kể lại sự tiếp xúc của Ngài với 2 Môn đệ của Giăng là Anh-rê và các bạn của ông ta (câu 37-40), Phi-e-rơ câu 42, Phi-líp câu 43, Na-tha-na-ên câu 47. Giăng chương 3 với Ni-cô-đem, Giăng 4 với người đàn bà bên giếng ở Sa-ma-ri, Giăng 9 với người mù từ lúc sanh ra. Chúng ta đừng sợ phải tốn nhiều thì giờ với từng linh hồn cá nhân. Trong 15:4, Ngài bày tỏ lòng yêu thương, đi ra tìm cho kỳ được con chiên lạc mất. Chúa Jêsus rất vui khi tìm được tội nhân hư mất Lu-ca 15:3-7.Trong Lu-ca 15:24 Chúa Jêsus nói khi người con hoang trở về với cha, cha "rất vui mừng."Cũng một thể ấy, Ngài rất đau lòng khi các linh hồn khước từ Ngài, Lu-ca 19:41,42 Chúa Jêsus khóc cho sự cứng lòng của dân thành Giê-ru-sa-lem. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta có tâm tình yêu thương linh hồn hư mất của đồng bào ta.
IV. CHÚA ĐỘNG LÒNG THƯƠNG XÓT.
Chúa Jêsus nặng tình cảm như câu ngắn nhất trong Kinh Thánh mô tả "Jêsus khóc" Giăng 11:35. Sự thương xót của Chúa tỏ ra với đám đông dân chúng "xem họ như chiên đi lạc, không có người chăn" Mác 6:34.
Sự thương xót của Chúa khiến Ngài quan tâm đến nhu cầu thể xác của dân chúng Giăng 6:5. Sự thương xót khiến Chúa chữa người mù Giăng 9:1-38, Ma-thi-ơ 20:34. Ngài thương xót kẻ bị quỷ ám Mác 9:22-25; 5:1-13; Lu-ca 4:41. Chúa thương xót một người phung nghèo khổ Mác 1:40,41; Lu-ca 5:12-15.
Nhiều khi chúng ta nói mình thương người khác trong cảnh khổ của họ nhưng Chúa bày tỏ sự thương xót đó ra bằng hành động cứu giúp. Ngài trở thành người chăn cho con chiên lạc, thành cứu Chúa cho kẻ hư mất, trở thành bác sĩ cho bệnh nhân, Ngài tỏ quyền uy đuổi quỷ. Chúng ta hãy bắt chước Chúa thương xót bằng lời nói đi đôi với hành động.
V. CHÚA JÊSUS THƯỜNG CẦU NGUYỆN.
Bốn sách Tin lành cho thấy một ít nét về cuộc đời cầu nguyện của Chúa Cứu thế, nhưng không đâu mạnh mẽ hơn Hê-bơ-rơ 5:7: Chúa cứu thế khi sắp hy sinh đã nài xin Thượng Đế, khóc lóc kêu cầu Đấng có quyền cứu Ngài khỏi chết.
Không phải là bất thường khi Chúa cầu nguyện suốt đêm, Lu-ca 10:12, Mác 1:35 Ngài cầu nguyện trước những kinh nghiệm quan hệ như lễ báp têm, sự cám dỗ... Lu-ca 3:21; Giăng 6:15. Ngài cầu nguyện công khai với cha xin các phép lạ Ma-thi-ơ 14:19; Giăng 11:41-42. Jêsus kết thúc đời sống trên đất bằng lời cầu nguyện với Cha Lu-ca 23:46. Jêsus thường ở một mình để cầu nguyện, nơi vắng vẻ hoặc trên sườn núi. Đôi khi Ngài cầu nguyện một mình Ma-thi-ơ 14;13, đôi khi Ngài cầu nguyện với các môn đồ Lu-ca 9:28; 22:39-46. Chúa cầu nguyện cho một cá nhân: Phi-e-rơ 22:31-32, cho chính bản thân Ngài Giăng 17:9-20, Ngài cầu nguyện vâng phục thánh ý Cha trong vườn Ghết-sê-ma-nê Ma-thi-ơ 26:42. Chúa dạy các môn đồ cầu nguyện và bảo chúng ta như vậy Ma-thi-ơ 6:9-15. Bởi sự cầu nguyện Ngài đã đắc thắng sự cám dỗ, làm phép lạ, chết làm vinh Danh Chúa.
VI. JÊSUS CHRIST NHU MÌ HIỀN LÀNH.
Nhu mì là thái độ tâm trí ngược lại với cứng rắn và tự mãn. Nhu mì tự thể hiện ra trong sự mềm mại, dịu dàng, hiền lành, nhẹ nhàng đối với người khác. Chúa tự phán rằng Ngài là Đấng nhu mì. Ma-thi-ơ 11:29 - Ma-thi-ơ 12:20.
Phao-lô đã hỏi người Cô-rinh-tô câu hỏi nầy: "Anh em muốn tôi cầm roi đến với anh em hay dùng tình yêu thương và tinh thần nhu mì "I Cô-rinh-tô 4:21. Là một cơ đốc nhân chúng ta cần học sự nhu mì, Ga-la-ti 6:1 "Hãy lấy tinh thần diệu dàng khiêm tốn dìu dắt người ấy quay về đường chánh đáng, anh em phải giữ cẩn thận để khỏi bị quyến rũ."II Ti-mô-thê 2:24-25 đầy tớ Chúa không nên tranh chấp, nhưng phải hòa nhã với mọi người, khéo dạy dỗ và nhẫn nhục, phải nhu mì sửa dạy người chống nghịch.
Chúa Jêsus tỏ sự nhu mì trong việc không bẻ cây sậy đã gãy, hay tắt ngọn đèn gần tàn Ma-thi-ơ 12:20, Ngài nâng đỡ kẻ ngã lòng cách dịu dàng.
VII. CHÚA JÊSUS RẤT KHIÊM NHƯỜNG.
Chúa Jêsus nhu mì lẫn khiêm nhường Ma-thi-ơ 11:29. Ngài khiêm nhường vì Ngài không tìm vinh hiển riêng mình, nhưng tìm sự vinh hiển của Cha Giăng 8:50. Sự khiêm nhường của Chúa Jêsus cho phép Ngài tiếp xúc với phường thâu thuế và người có tội Lu-ca 15:1,2. Sự khiêm nhường của Chúa Jêsus giữ Ngài im lặng trước sự ức hiếp tàn bạo Ê-sai 53:7; I Phi-e-rơ 2:23. Phi 2:8 "Ngài hạ mình xuống vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự."
KẾT LUẬN:
Phi-líp 2:5 "Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có." Chúng ta nào chỉ bắt chước nhưng còn tự sản xuất sự thánh khiết, tình yêu, sự thương xót, sự nhu mì và khiêm nhường của Chúa Jêsus. Chúng ta hãy trở nên giống như Chúa của chúng ta không chỉ bề ngoài mà còn ở trong lòng trong sạch, thành thật.
Chúa muốn sống đời sống nầy lần nữa trong chúng ta khi chúng ta dâng mình cho Ngài. Rô-ma 6:19 hãy dâng thân thể làm nô lệ cho lẽ công chính, thánh khiết.
Câu hỏi ôn:
1. Kể 7 đặc tính Đấng Christ.
2. Chúa cứu thế tỏ tình yêu qua 2 hướng nào?
3. Kể 5 người khác nhau mà Chúa yêu.
4. Ý nghĩa Giăng 10:16 là gì?
5. Chúa Jêsus đặc biệt quan tâm đến việc giảng tin lành cho đám đông hay là cho cá nhân?
6. Kể 7 tầng lớp người mà Chúa xót thương?
7. Bài học lớn nhất về sự cầu nguyện của Chúa Jêsus mà bạn nhận được là gì?
8. Chữ "Nhu mì" nghĩa là gì?
9. Chứng minh Chúa Jêsus là Đấng nhu mì.
10. Chúa tỏ sự khiêm nhường Ngài như thế nào?