Bài 19


SỰ THĂNG THIÊN CỦA ĐẤNG CHRIST

LỜI GIỚI THIỆU:
Đời sống của Đấng Christ có thể kể lại theo bốn phép lạ lớn: Sự Giáng sinh, sự phục sinh, sự thăng thiên và sự tái lâm. Hôm nay, chúng ta học phép lạ lớn thứ ba nầy. Sự thăng thiên là biến cố trong đó Đấng Christ từ giã trần gian cách thấy được và trở về Thiên đàng. Ngài giáng thế như một em bé khiêm nhu, Ngài từ giã trần gian như một Đấng chinh phục được tôn vinh. Khi công tác ở dưới đất đã hoàn tất, Ngài bước vào công tác trên trời với việc chuẩn bị sắm sẵn cho chúng ta một chỗ, đồng thời Ngài làm công tác cầu thay của thầy tế lễ thượng phẩm.
I. CÂU CHUYỆN THĂNG THIÊN.
Công vụ 1:9-11 lời mô tả nầy có thể tóm lược trong mấy chữ sau đây: Ngài thăng thiên một cách thấy được và bằng thân thể của Ngài
II. SỰ THĂNG THIÊN ĐƯỢC KINH THÁNH NÓI TIÊN TRI VÀ DẠY DỖ.
o Thi 68:18.
o Thi 110:1.
o Lu-ca 9:51.
o Giăng 6:62.
o Giăng 20:17.
Cựu ước tiên tri và Chúa Jêsus dạy rõ về sự thăng thiên. Lúc bấy giờ các môn đồ cũng không hiểu sự dạy dỗ của Chúa, giống như họ không hiểu về sự chết, sự chôn và sự phục sinh của Ngài.
III. SỰ THĂNG THIÊN XẢY RA 40 NGÀY SAU SỰ PHỤC SINH.
Chúa Jêsus lưu lại trần thế chưa vội về cùng Cha vì một số lý do:
1. Ngài muốn chứng tỏ rõ ràng không chút nghi ngờ rằng Ngài đã thực sự sống lại từ trong kẻ chết.
2. Ngài lưu lại để ban cho các môn đồ những dạy dỗ khác về đức tin Cơ đốc. Sau khi phục sinh, Chúa Jêsus có thể giải thích thêm về những sự dạy dỗ của Ngài đã từng nói trước về sự chết, sự chôn và sự phục sinh của Ngài đã hoàn toàn ứng nghiệm. (Công 1:3).
IV.CÁCH CHÚA THĂNG THIÊN.
Lu-ca 24:51 Jêsus Christ giờ nầy đã ngồi bên hữu Đức Chúa Trời, Ê-phê-sô 1:20.
Một số người nghĩ rằng "Bên hữu Đức Chúa Trời" là câu nói tượng trưng có nghĩa là quyền năng. Tuy nhiên, tôi tin rằng đây là câu nói theo nghĩa đen nghĩa là địa vị cao quý nhất bên Đức Cha, vì Ê-tiên đã thấy Chúa Jêsus đứng bên hữu Đức Chúa Trời Công vụ 7:56.
Sự thăng thiên là việc thấy được, không phải là chuyện bí mật, các sứ đồ đã thấy, đã chứng kiến. Chúa Jêsus thăng thiên cách cá nhân, thấy được va bằng thân thể Ngài, y như cách mà Ngài sẽ tái lâm đến thế gian nầy.
V. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THĂNG THIÊN.
Thiên đàng là nhà của Chúa Jêsus, cho nên thật là hợp lý khi lại trở về nhà sau khi hoàn tất công tác. Giăng 14:28 "Ta về cùng Cha" lời tiên tri phải được ứng nghiệm, Ngài đã báo trước là Ngài sẽ về cùng Cha và Ngài đã thực hiện điều đó. Giăng 16, theo ý định của Đức Chúa Trời thì Đức Thánh Linh sẽ chưa đến ngự vào cho đến khi Đấng Christ thăng thiên. Sự thăng thiên phải đến trước Lễ ngũ tuần giăng 16:7. Sự thăng thiên của Đấng Christ là cần thiết để Ngài "đi và sắm sẵn một chỗ " Giăng 14:2,3. Thật là kỳ diệu dường nào nếu Chúa Jêsus cứ sống trên đất mãi mãi với quyền năng phục sinh của Ngài, nhưng đó không phải là kế hoạch của Đức Chúa Trời cho Hội thánh của Ngài.
1. Chúa Jêsus đã thăng thiên để hoàn tất công tác cứu chuộc Giăng 20:16,17.
2. Sự thăng thiên của Chúa Jêsus có thể giúp những tín đồ Ngài làm những việc to lớn hơn. giăng 14:12.
3. Chúa Jêsus thăng thiên để bước vào chức vụ cầu thay bên hữu ngai Đức Chúa Cha.
4. Sự thăng thiên của Chúa Jêsus khiến chức vụ của Ngài không còn giới hạn ở Pa-lét-tin nhưng có tính cách hoàn cầu Ma-thi-ơ 28:18.
5. Sự thăng thiên trở thành bằng cớ mạnh mẽ và sự giải thích chắc chắn về sự phục sinh.
VI. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ THĂNG THIÊN.
1. Chúa Jêsus đã thăng thiên để tôn vinh Đức Cha Giăng 17:1.
2. Chúa Jêsus thăng thiên để trở thành hoàng tử và Cứu Chúa Công 5:31.
3. Chúa Jêsus thăng thiên làm người đi đầu mở đường cho chúng ta Hê-bơ-rơ 16;20.
4. Chúa Jêsus thăng thiên để sắm sẵn cho chúng ta một chỗ trên thiên đàng Giăng 14:12,2, để làm thầy tế lễ cho chúng ta Hê-bơ-rơ 9:21-24 và để ngồi trên ngôi ơn phước. Hê-bơ-rơ 10:12,13.
VII. CÁC KẾT QUẢ CỦA SỰ THĂNG THIÊN.
1. Chúa Jêsus đã ban các ân tứ cho loài người (Ê-phê-sô 4:8). Các ân tứ đó là gì? câu 11 nói: Sứ đồ, tiên tri...
2. Bởi vì Ngài đã thăng thiên nên Đức thánh linh đã giáng lâm Giăng 16:7; Công vụ 2:33.
3. Ngài chứng tỏ rằng tội lỗi đã được rửa sạch bằng cách Ngài an tọa, tỏ ra công việc Ngài đã hoàn tất (Hê-bơ-rơ 1:3).
4. Bởi sự thăng thiên của Ngài ngày nay chúng ta có lòng dạn dĩ đến với Chúa trong sự cầu nguyện (Hê-bơ-rơ 4:14-16).
5. Bởi sự thăng thiên bây giờ Ngài có thể cứu toàn vẹn (Hê-bơ-rơ 7:25), Ngài có thể đưa một tội nhân từ hố sâu tội lỗi lên đến từng trời cao nhất ở cùng với Ngài.
6. Sự hiện diện của Ngài ở các từng trời khiến chúng ta "Lấy lòng thành thật, với đức tin đầy dẫy, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu mà đến gần Chúa" (Hê-bơ-rơ 10:22).
7. Bây giờ, Ngài đang đứng ở ngưỡng cửa thiên đàng mời gọi chúng ta "Hãy nhìn xem Chúa Jêsus" (Hê-bơ-rơ 12:2). Ngài đứng ra như mục tiêu cuối cùng của cuộc hành trình mà chúng ta sẽ đạt đến.
8. Ngày nay, về địa vị mới chúng ta được ngồi với Ngài ở các nơi trên trời (Hê-bơ-rơ 2:6).
9. Ngài đã thăng thiên để làm đầy trọn mọi sự (Ê-phê-sô 4:10).
10. Bây giờ khi Ngài đã thăng thiên, các thiên sứ, các quyền bính, các thế lực đều quy phục Ngài (I Phi-e-rơ 3:22), sự thăng thiên đã thành lễ đăng quang của Ngài.
11. Sự thăng thiên đã trở thành một trong 6 điều trọn lành (I Ti-mô-thê 3:16).
KẾT LUẬN:
Bởi sự tôn cao của Chúa Jêsus Christ, mọi đầu gối sẽ quỳ xuống và mọi lưỡi sẽ xưng Jêsus Christ là Chúa mà tôn vinh Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha. Phi-líp 2:9-11. cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài Danh trên hết mọi danh. Chúng ta sẽ chờ đợi cho đến một ngày nào đó Chúa Jêsus được tôn vinh dường ấy. Chúng ta hãy thờ phượng và hầu việc Chúa là Đấng đã thăng thiên. Ngài đã chinh phục cả quy luật của trọng lực và đã về trời bằng phép lạ thăng thiên. Chúng ta hãy sẵn sàng đón Ngài trở lại y như cách Ngài đã lên trời vậy.
Câu hỏi:
1. Bốn phép lạ lớn trong đời sống Chúa Jêsus là gì?
2. Câu chuyện thăng thiên chép ở đâu?
3. Lời tiên tri về sự thăng thiên của Chúa Jêsus chép ở đâu?
4. Đưa ra 2 lý do tại sao Chúa Jêsus không thăng thiên ngay sau khi ngài phục sinh?
5. Mô tả sự thăng thiên.
6. Đưa ra 5 lý do tại sao Chúa Jêsus thăng thiên là cần thiết?
7. Đưa ra 4 mục đích của sự thăng thiên.
8. Đưa ra 7 kết quả của sự thăng thiên.
9. Bài học gì về sự thăng thiên mà chúng ta học được từ I Phi-e-rơ 3:22?
10. Bài học gì bạn học được khi liên kết Ê-phê-sô 4:10 với Ma-thi-ơ 18:20.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.