Bài 28


SỰ BÁP-TEM BẰNG ĐỨC THÁNH LINH

LỜI GIỚI THIỆU
Đây là một đề tài gây nhiều tranh luận giữa vòng các tín hữu Tin Lành và các nhà thần học và bài học này không chắc là có thể giải quyết vấn đề này.
Tôi mong bài học này sẽ không gây rối trí cho quí vị, nhưng sẽ giúp quí vị giải thích vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp này.
Vấn đề này bị Sa-tan lợi dụng để gây chia rẽ giữa các tín hữu trong khi sứ vụ của Chúa Thánh Linh là để kéo các tín hữu Chúa Cứu Thế lại gần nhau.
I. CÁC GIẢI THÍCH KHÁC NHAU VỀ LẼ ĐẠO NÀY
A. Đây là lần đầu tiên một người được đầy dẫy Đức Thánh Linh
Lối giải thích này cho rằng các từ ngữ "Báp-tem bằng Thánh Linh," "Đầy dẫy Thánh Linh," "sự ban cho Thánh Linh," "mặc lấy Thánh Linh," là giống nhau.
Nhưng chúng tôi tin là những từ ngữ đó không giống nhau. Các chữ báp-tem và đầy dẫy có nghĩa trái ngược nhau. Báp-tem là là dìm vào trong một cái gì. Đầy dẫy là đổ gì vào trong một người.
Thuyết này đến từ câu chuyện lễ Ngũ Tuần, chỗ mà các sứ đồ được đổ đầy với Đức Thánh Linh và nói tiếng lạ (Công Vụ 2:4; xem thêm 10:44-46).
Điều này có thể được giải thích bằng sự kiện rằng Lễ Ngũ Tuần là khởi đầu của thời kỳ Chúa Thánh Linh khi mọi việc xảy ra cùng một lúc.
B. Đây là kinh nghiệm nói tiếng lạ. Việc này thật đã xảy ra trong bốn dịp đặc biệt. Việc này xảy ra để công khai đoàn kết các nhóm khác nhau vào trong một thân thể.
Trong Công Vụ 2, tại Lễ Ngũ Tuần, các người nói tiếng lạ al người Do Thái.
Trong Công Vụ 8:17, chúng ta thấy có việc thừa nhận các tín hữu Sa-ma-ri.
Trong Công Vụ 10:44, "người dân ngoại" được công khai tiếp nhận bởi Chúa Thánh Linh.
Nhóm thứ tư là các môn đồ của Giăng Báp-tít, Công Vụ 19:1-7.
Tin Lành phải được giảng ra tại (1) Giê-ru-sa-lem, (2) Giu-đê, (3) Sa-ma-ri và (4) thế giới dân ngoại. Bốn từng trải nói trên phù hợp cách tốt đẹp.
Lễ Ngũ Tuần là giai đoạn chuyển tiếp kéo dài một vài năm từ Giăng Báp-tít đến ít nhất là Công Vụ 19, khi bốn nhóm được chính thức đồng hóa.
Chúng tôi chối bỏ giải thích này ngày nay vì giai đoạn chuyển tiếp đã hoàn tất từ lâu rồi.
C. Đây là công việc thứ nhì của ân sủng nhưng không phải của tiếng lạ.
Quan điểm này dựa chính yếu trên từng trải của những người vĩ đại của Đức Chúa Trời như là Moody, Torrey, Finney, v.v. khi họ có một kinh nghiệm rõ rệt ngoài từng trải trở lại đạo.
Bằng chứng của họ tựa trên các đoạn Kinh Thánh như Công Vụ 8:15-, và có thể được giải thích dễ dàng rằng giai đoạn chuyển tiếp chưa được hoàn thành lúc đó (Công Vụ 19:1-2).
Nhưng, bây giờ giai đoạn chuyển tiếp từ luật pháp qua ân sủng, từ giai đoạn của Con sang giai đoạn Thánh Linh đã hoàn thành, việc này không còn đúng nữa.
Rất nguy hiểm để cố thành lập một tín lý dựa trên kinh nghiệm của người.
D. Việc này chỉ liên quan đến Lễ Ngũ Tuần và không áp dụng cho chúng ta ngày nay.
Đây là thái độ của đại đa số trong hội thánh ngày nay, bởi đó họ phủ nhận giáo lý này và tiếp tục hoàn toàn không để ý đến lẽ đạo này.
Họ phủ nhận các biểu thị bên ngoài như là nói tiếng lạ và đi đến chỗ quá khích là hoàn toàn phủ nhận tín lý này. Làm như thế là hoàn toàn sai lầm.
Các đoạn Kinh Thánh có tính cách tiên tri như Giô-ên 2:28-32; Ma-thi-ơ 3:11; Mác 1:8; Lu-ca 3:16; Giăng 1:33 và Công Vụ 1 đã thật sự được ứng nghiệm tại Lễ Ngũ Tuần.
Nhưng chúng tôi tin rằng qua những câu như I Cô-rinh-tô 12:13 và Ê-phê-sô 4:5, thì điều được mô tả bằng nhóm từ "báp-tem bằng Đức Thánh Linh" cũng phải có sự ứng dụng cho chúng ta ngày nay.
E. Đây là báp tem được Giăng Báp-tít nói đến trong Ma-thi-ơ 3:11 và có ứng dụng cho ngày nay.
Quan điểm này lẫn lộn "sự xức dầu bởi Đức Thánh Linh" với "báp tem bằng Đức Thánh Linh."
Quan điểm này cho rằng trong kinh nghiệm đặc biệt sau khi tin nhận Chúa này thì chính Chúa Jêsus sẽ làm báp tem cho người tín hữu bằng Chúa Thánh Linh.
Quan điểm này dạy rằng báp-tem này sẽ xảy ra khi một người hội đủ các điều kiện trong Thi Thiên 45:7,8, tức là yêu sự công chính và ghét sự gian ác.
Nhưng đoạn Kinh Thánh này nói đến sự xức dầu chứ không phải báp-tem. So sánh Lu-ca 4:18 và I Cô-rinh-tô 12:13.
II. LỜI GIẢI THÍCH CHÂN THẬT VÀ CHÍNH XÁC VỀ LẼ ĐẠO NÀY
Tôi tin rằng câu tuyên bố thần đạo duy nhất về đề tài này là 1 Cô-rinh-tô 12:13, "Vì trong cùng một Thánh Linh mà chúng ta chịu phép báp tem để sát nhập vào một thân thể, người Do Thái cũng như Hi Lạp, kẻ nô lệ cũng như tự do, tất cả chúng ta đều được uống cùng một Thánh Linh."
Năm lời tiên tri trong Ma-thi-ơ 3:11; Mác 1:8; Lu-ca 3:16; Giăng 1:33; Công Vụ 1:5 hướng về Lễ Ngũ Tuần và được hoàn toàn ứng nghiệm "không bao nhiêu ngày" sau đó.
Thì động từ trong 1 Cô-rinh-tô 12:13 là thì quá khứ. Động từ đó chỉ về một kinh nghiệm đã hoàn thành. Kinh nghiệm đó được Đức Thánh Linh thực hiện khi một người tin nhận Chúa.
Sự báp tem bằng Đức Thánh Linh cho chúng ta ngày nay là việc kết hiệp một tân tín hữu vào trong Thân thể vô hình của Chúa Cứu Thế bởi Chúa Thánh Linh khi người đó trở lại tiếp nhận Chúa.
Không có nơi nào trong các Thư Tín khuyên dạy chúng ta tìm kiếm sự báp tem bằng Đức Thánh Linh, vì đó là một từng trải đã hoàn thành. Chúng ta không cần lo lắng hay làm phiền bởi điều đó.
Chúng ta được thúc giục để được "đầy dẫy Đức Thánh Linh," "đừng làm buồn," "đừng dập tắt" Thánh Linh.
Lễ Ngũ Tuần là một kinh nghiệm để đánh dấu một thời ký mới. Công Vụ 2:1-4.
J. O. Sanders chỉ ra bốn sự kiện từ I Cô-rinh-tô 12:13:
(1) Mỗi tín hữu đã được báp tem, "chúng ta CẢ THẢY chịu báp-tem."
(2) Kinh nghiệm này trong thì quá khứ. Đây là một giao dịch đã hoàn tất.
(3) Chức năng của báp tem này là xếp người tín hữu vào "trong một thân."
(4) Báp-tem này kết hiệp các tín hữu lại, hủy bỏ tất cả dị biệt về chủng tộc, màu da hay chính thể.
III. "MỘT BÁP-TEM" TRONG Ê-PHÊ-SÔ 4:5 LÀ GÌ?
"Một Chúa, một đức tin, một báp tem" (Ê-phê-sô 4:5).
Có người tranh luận rằng có ít nhất hai báp tem, nước và Thánh Linh, báp-tem này là báp tem nào?
Trong trí của Đức Chúa Trời, báp tem bằng Thánh Linh hẳn là báp tem thật (1 Cô-rinh-tô 12:13).
Báp-tem bằng nước, một thánh lễ cần thiết trong hội thánh, là một dấu hiệu trên trần gian này để tỏ rằng phép báp tem theo 1 Cô-rinh-tô 12:13 đã xảy ra.
Báp tem chân thật bằng Thánh Linh khiến cho Ê-phê-sô 5:30 được thành hình, "vì chúng ta là các phần của Thân Thể Ngài" (BDM).
IV. DÀN BÀI VỀ BÁP-TEM BẰNG THÁNH LINH DO BÀ E. W. WELLER’S BIÊN SOẠN
Đây là một công việc đầu tiên được xảy ra lúc được cứu rỗi.
"Tất cả được báp tem vào trong một thân," 1 Cô-rinh-tô 12:13; 1 Phi-e-rơ 3:20b; Tít 3:5.
Rô-ma 6:3-11 là định nghĩa duy nhất trong Kinh Thánh về báp-tem bằng Đức Thánh Linh.
Trong một hành động đức tin sống động nơi Chúa Cứu Thế, các tín hữu được:
1. Sanh bởi Đức Thánh Linh (sự khởi đầu sự sống đời đời), Giăng 3:3-8.
2. Nhận được sự bảo chứng của Thánh Linh (cam đoan sẽ nhận được tất cả), Ê-phê-sô 1:14; 2 Cô-rinh-tô 1:22; 5:5.
3. Niêm ấn bằng Thánh Linh (đảm bảo được tiếp tục), Ê-phê-sô 1:13; 4:30.
4. Ngự trị bởi Đức Thánh Linh (bảo trì sự sống đời đời trong tâm hồn), Rô-ma 8:9.
5. Báp-tem vào một thân (một hành động liên hệ nối kết Chúa Cứu Thế và các tín hữu), 1 Cô-rinh-tô 12:13.
V. ĐỊNH NGHĨA BÁP-TEM THEO RÔ-MA 6:3-11.
1. Báp-tem vào trong sự chết của Ngài (Rô-ma 6:3). "Tôi đã bị đóng đinh với Đấng Christ" (Ga-la-ti 2:20).
2. Báp-tem vào trong sự chôn của Ngài (Rô-ma 6:4), một sự nhận căn toàn vẹn với thân thể Ngài.
3. Báp-tem vào sự sống lại của Ngài (Rô-ma 6:5), hoàn toàn bước vào thân thể mới của Ngài.
4. Báp-tem vào đời sống phục sinh của Ngài (Rô-ma 6:8), "sống với Ngài," sống trong thân thể Ngài.
Kinh nghiệm của 1 Cô-rinh-tô 12:13 ngụ ý một sự nhận căn toàn vẹn với Đấng Cứu Chuộc.
KẾT LUẬN
Qua báp-tem bằng Đức Thánh Linh chúng ta được đầy trọn trong một thân thể phục sinh mới (Cô-lô-se 2:10-12).
Tại Lễ Ngũ Tuần, ngày Chúa Thánh Linh đến để cư ngụ, các môn đồ được đầy dẫy, báp-tem, và xức dầu với Đức Thánh Linh.
Lễ Ngũ Tuần là một biến lịch sử rõ ràng không bao giờ được lập lại. Đó là ngày Đức Thánh Linh lên ngôi, khi Ngài đảm nhận tất cả các chức vụ khác nhau của Ngài.
Chúng ta được báp-tem bằng Thánh Linh khi chúng ta trở lại tin nhận Chúa. Chúng ta cần được xức dầu với quyền năng để phục vụ (Công Vụ 1:8) và chúng ta cần luôn luôn được tràn ngập với Chúa Thánh Linh.
CÁC CÂU HỎI ÔN:
1. Xin đưa ra năm giải thích về báp tem bằng Thánh Linh.
2. Sự khác biệt giữa đầy dẫy Thánh Linh và báp-tem bằng Thánh Linh là gì?
3. Tại sao nói tiếng lạ không phải là báp tem bằng Thánh Linh?
4. Báp-tem bằng Thánh Linh có xảy ra trong thế hệ ngày nay không? Tại sao?
5. Thi Thiên 45:7-8 có nói rõ các điều kiện để được báp-tem bằng Thánh Linh không?
6. Lời giải thích đúng về báp tem bằng Đức Thánh Linh là gì?
7. Giải thích "một báp tem" trong Ê-phê-sô 4:5.
8. Lời giải thích xuất sắc của bà Weller về báp tem bằng Đức Thánh Linh là gì?
9. Tất cả những nai được bao gồm trong sự "báp tem bằng Thánh Linh" vào trong Chúa Cứu Thế Jêsus?
10. Giải thích Cô-lô-se 2:10-12, trong mối tương quan với báp tem bằng Thánh Linh.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.