Ca-Thương

I/. TÊN SÁCH:

1. Chữ CA nghĩa là Bài hát, bài thi ca.
Sách viết theo thể thi ca Hi-bá-lai gồm 5 bài thơ, có lẽ được sáng tác sao gởi nhiều bản cho dân Giu-đa ở Ai Cập, Ba-by-lôn, để những người Y-sơ-ra-ên lưu đày hát.
Đây là thể thơ (thi ca) chiết cú, nghĩa là mỗi câu bắt đầu bằng một chữ cái theo thứ tự mẫu tự Hi-bá-lai. Loại thơ nầy rất được người Y-sơ-ra-ên ưa thích, vì dễ nhớ.
Tiếng Hi-bá-lai có 22 phụ âm (chữ cái).
Thơ Hi-bá-lai chú ý về ý hơn là về vần, nhạc.


2. Chữ THƯƠNG nghĩa là xót xa, buồn rầu vì yêu thương.
Sách bày tỏ sự buồn rầu của Giê-rê-mi về thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy và dân sót kéo xuống Ai Cập (Giê. 39:2; 41:1-18; 43:7), khoảng thời gian nầy độ 3 tháng (586 TC.) Chính quyền dời đô về Mích-ba (40:8), cách Giê-ru-sa-lem độ 8 dặm về hướng Tây Bắc (tham khảo Giê. 52 như là tiểu dẫn của sách Ca-thương).
Đây là một ca khúc sầu thảm, mỗi chữ đã viết bằng nước mắt để thấy được tình yêu thương của Giê-rê-mi đối với dân tộc của ông. Giống như Chúa Jêsus Christ đã khóc về thành Giê-ru-sa-lem trong Mathiơ 23:37-39; Luca 19:41-44).

II/. TÁC GIẢ:

Tất cả các nhà giải nghĩa Kinh Thánh đều nhìn nhận Giê-rê-mi là tác giả.
  • Sử gia Josephus nhìn nhận.
  • Các học giả Y-sơ-ra-ên thuộc nhóm Massoretes (Nhóm hoàn chỉnh Cựu Ước bằng cách đặt các dấu nguyên âm (vowel signs). Bản Cựu Ước nầy là kiểu mẫu.
  • Các học giả Do thái giáo và Cơ-đốc Giáo hiện kim đều công nhận
  • C. J. Ellicott nói: “Có một sự tin tưởng tuyệt đối là không có người nào đang sống trong thời đó có thể diễn tả tình cảnh Giê-ru-sa-lem đặc sắc như Giê-rê-mi.
Trong Kinh Cựu Ước tiếng Hi-bá-lai, sách Ca-thương được đặt vào bộ gọi là Hagiographa (Hoặc gọi là Tác Phẩm Thánh gồm 5 quyển: Nhã Ca, Ru-tơ, Ca-thương, Truyền đạo, Ê-xơ-tê). Bộ nầy được đọc vào những ngày Đại lễ của người Y-sơ-ra-ên:
  • Nhã ca                   được đọc vào Lễ Vượt Qua
  • Ru-tơ                     được đọc vào Lễ Ngũ Tuần
  • Truyền đạo            được đọc vào Lễ Lều Tạm
  • Ê-xơ-tê                  được đọc vào Lễ Phu-rim
  • Ca-thương             được đọc vào Lễ Kỷ Niệm thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy (Giê. 52:6-7).
Trong bản Hi-lạp và Vulgate đặt sách Ca-thương sau sách Giê-rê-mi.
Ngày nay Giáo hội Công giáo Lamã đọc sách Ca-thương vào Lễ Tuần Thánh, nhắc lại cảnh thương khó của Chúa Jêsus.

III/. BỐ CỤC:
Đề mục: THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM BỊ PHÁ:
Câu gốc: 2:8
  1. Cảnh Trạng Thành Giê-Ru-Sa-Lem Bị Phá: 1: - 2:
  1. Trong nhãn quan của con người: 1:
    1. Dân thánh: 1:1-6 (bị phu tù, c. 3)
    2. Dân Ngoại: 1:7-11 (khinh dể, c. 7c)
    3. Thành thánh: 1:12-19 (hãy chú ý sự thay đổi chủ từ TA)
    4. Người thánh: 1:20-22 (Giê-rê-mi)
  2.  Trong nhãn quan của Chúa: 2:
    1. Cho phép kẻ thù đến: 2:1-5 (c. 4)
    2. Từ bỏ nơi thánh: 2:6-10 (c. 6)
    3. Không thương xót: 2:11-22 (c. 17, dù tình trạng bi thảm đến nỗi mẹ phải ăn thịt con, thầy tế lễ bị giết, c. 20)
  1. Người Chứng Kiến Thành Giê-Ru-Sa-Lem Bị Phá: 3:
    1. Hoàn cảnh người chứng kiến: 3:1-18
      1. Chính mắt thấy: 3:1-2
      2. Cùng chịu hoạn nạn: 3:3-18 (c. 4, 14)
    2. Tâm trạng người chứng kiến: 3:19-66
      1. Hi vọng: 3:19-39 (c. 23, 32)
      2. Hòa mình: 3:40-66 (chúng ta, chúng tôi, Giê-rê-mi cùng đứng chung với dân Chúa).
  2. Thái Độ Đối Với Thành Giê-Ru-Sa-Lem Bị Phá: 4: - 5:
    1. Đối với dân Chúa: 4:
      1. Khuyên dân Chúa nhìn nhận tội lỗi quá khứ: 4:1-16 (c. 13)
      2. Khuyên đừng nhờ cậy con người: 4:17-22 (c. 17).
    2. Đối với Chúa: 5:
      1. Trình bày cho Chúa: 5:1-18 (c. 1)
      2. Kêu cầu Chúa (ăn năn): 5:19-22 (c. 21)
IV/. PHÂN TÍCH:
  1. Tổng quát:
Nhìn vào Bố Cục, chúng ta thấy sách Ca-thương giống như một bản nhạc, mà đoạn 3 là điệp khúc, vì:
  • Ý tưởng khác hơn
  • Số câu dài hơn gấp 3 lần (22 x 3)
Trong khi đó đoạn 1 và đoạn 2 nói về thành Giê-ru-sa-lem và Chúa. Đoạn 4: - 5: cũng vậy.
  • Ý tưởng 2 cặp bài thơ nầy giống nhau
  • Số câu giống nhau (đều có 22 câu)
Cả hai cặp nầy được xem như là phiên khúc.
  1. Chi tiết:
ĐOẠN 1: Tình cảnh thành Giê-ru-sa-lem:
Có thể chia làm 2 phần:
  • Câu 1-11, tất cả đều dùng ngôi thứ ba: “thành nầy” (1), của nó (2), Giu-đa (3), Giê-ru-sa-lem (7). Chính Tiên tri đang nói và mô tả thành Giê-ru-sa-lem.
  • Câu 12-22, có sự thay đổi chủ từ: Ta, của Ta (12). Những câu nầy đã nhân cách hóa thành Giê-ru-sa-lem, để thành tự nói về chính thành, than khóc cho phận của thành.
ĐOẠN 2: Cơn giận của Đức Giê-hô-va.
  • Câu 1-10, mô tả cơn giận của Đức Giê-hô-va.
Bằng đủ mọi cách nhấn mạnh vào sự kiện sỉ nhục mà Giê-ru-sa-lem đang chịu là bởi chính Đức Giê-hô-va giận và làm cho Giê-ru-sa-lem chịu như vậy.
30 lần dùng chữ: Chúa đã, Ngài đã… đi với động từ: Ném (c.1), nuốt (2), đổ xô, làm nhục, chặt, đốt (3)
  • Câu 11-12, có sự thay đổi chủ từ: Ta và ngươi.
Đây là những lời hô hào, kêu gọi dân thành Giê-ru-sa-lem ăn năn.
ĐOẠN 3: Sự buồn thảm của Tiên tri Giê-rê-mi
Trong đoạn nầy nói lên tấm lòng yêu thương dân tộc của Tiên tri Giê-rê-mi, ông đã lấy sự buồn thảm của dân Chúa như sự buồn thảm của chính ông. Vì vậy, có những câu chính Tiên tri nói. Những câu cả dân Y-sơ-ra-ên nói. Những câu cả hai cùng nói.
Tuy nhiên bối cảnh cũng chia ra làm 2 phần như các đoạn trước: [theo bản Hoa ngữ, câu 19 bắt đầu lời cầu nguyện]
  • Câu 1-39, tấm lòng đau thương:
    • Câu 1-21, mô tả sự đau thương
    • Câu 22-39, tâm trạng trong sự đau thương (với hi vọng)
  • Câu 40-66, Kêu gọi cầu nguyện với Chúa:
    • 40-47, cả nước cầu nguyện.
    • 48-66, cá nhân cầu nguyện.
ĐOẠN 4: Lý do Chúa giận.
Trong đoạn 2 mô tả cơn giận của Đức Giê-hô-va, còn đoạn 4 giải thích tại sao Chúa giận (c. 6, 13)
Bài ca nầy cũng có thể chia làm 2 phần
  • Câu 1-11, So sánh sự tương phản giữa Siôn xưa và Siôn nay.
  • Câu 12-22, Sự suy nghĩ và hành động của dân ngoại đối với thành Giê-ru-sa-lem, đặc biệt là của Ê-đôm.
ĐOẠN 5: Lời Cầu nguyện.
Mặc dù có 22 câu theo mẫu tự Hi-bá-lai, nhưng không theo thứ tự như loại thơ mẫu tự của 4 đoạn trước.
Những câu đôi (couplet) ngắn, nên đoạn nầy ngắn hơn 4 đoạn trước.
Đây là lời cầu nguyện của thành Giê-ru-sa-lem dâng lên Chúa:
  • 1-18, trình bày hoàn cảnh thống khổ lên cho Chúa.
  • 19-22, Nài xin sự thương xót của Chúa.



Đề mục: CHÚA PHẠT
Kinh thánh: Ca-thương 1:1-22
Câu gốc: Ca-thương 1:18a, “Đức Giê-hô-va là công bình, vì ta đã bạn nghịch cùng mạng Ngài.”
Mục đích: Giúp các con cái Chúa hoc biết bản tánh công bình của Chúa, hầu tỉnh thức ăn năn, không để Chúa phải hình phạt.

I/. TÌNH CẢNH BỊ CHÚA PHẠT:
  • Ca-thương 1:1-4
  • Chúng ta đã biết tiên tri Giê-rê-mi được gọi là Tiên tri của sự than khóc. Qua sách của ông, nhiều lần đã nhắc đến nước mắt của ông, đến nỗi được ví như suối, như nguồn lụy, và ông muốn khóc suốt ngày đêm.
  • Đặc biệt Tiên tri Giê-rê-mi đã viết riêng một bài ca xót thương, gọi cách khác đây là bài AI CA, bài ca ai bi sầu thảm. Chúng ta có thể coi những bài Ca-thương nầy là những giọt nước mắt của Tiên tri, hay mỗi lần khóc của ông.
  • Sách Ca-thương là những bài thơ, bài ca, diễn tả tâm trạng buồn thảm. Trong đau thương người ta dễ làm thơ. Đó là trường hợp của Tiên tri Giê-rê-mi.
  • Bây giờ trong đoạn 1 của sách Ca-thương, từ câu 1 đến câu 4, Giê-rê-mi đã mô tả tình cảnh đau thương mà Thành Giê-ru-sa-lem yêu dấu của ông bị Chúa phạt, đây cũng là nguyên nhân khiến ông phải khóc:
  • 1:1, Giê-rê-mi mô tả sự hoang vắng của thủ đô Giê-ru-sa-lem,
    • xưa đông lắm, nay ngồi một mình. Một sự so sánh cực hay, giống như gia đình chúng ta trong những ngày có tiệc tùng linh đình, đông đảo, như những Ngày Cưới. Sau đó, mọi người ra về hết. Sự trống vắng ấy mới thật sự là lớn lắm
Tác giả còn thêm trạng từ LẮM để nói lên sự đông đúcrồi khi đối lại, tác giả dùng động từ NGỒI một mình. Sự cô độc sẽ không có khi một mình làm việc, nhưng sự cô độc sẽ bộc lộ rõ ràng khi phải NGỒI MỘT MÌNH, không làm gì cả.
  • Xưa làm lớn giữa các dân, nay như đàn bà góa.
Nhóm từ “làm lớn giữa các dân” so với mệnh đề sau, cho thấy tác giả muốn nói Thành yêu dấu của ông như một cô thiếu nữ đẹp, đang thời xuân sắc, được mọi người ưa chuộng.
“Đàn bà góa”, Nếu chúng ta đọc I Vua 17:8-16, và Luca 18:3-6, I Tim. 5:9, khi Kinh thánh nói đến đàn bà góa, nghĩa là người phụ nữ đó đã già (trên 60 tuổi), nghèo, không ai giúp đỡ, cô độc.
Đem hai hình ảnh nầy so sánh với nhau, chúng ta thấy nổi bật sự đau khổ là dường nào, một người đàn bà góa nghèo đang ngồi nhớ lại quá khứ lúc mình còn kẻ đón người đưa.
  • Xưa là nữ chủ… nay phải nộp thuế.
Một chủ nhân được mọi người phục dịch, trở thành một nô lệ, phục dịch người khác.
  • 1:2, Tác giả đã nhân cách hóa Thành Giê-ru-sa-lem trở thành một thiếu nữ bị bỏ rơi, chẳng những không ai an ủi mà còn bị phản bội, bị thù ghét.
  • 1:3-4, tác giả đã giải thích lý do Giê-ru-sa-lem bị hoang vắng, ấy là vì dân Giu-đa, là dân sống trong thành đã bị bắt đày đi làm phu tù, bị đưa đi làm khổ sai.
  • Xét tình cảnh như thế, chính là tình cảnh mà Giê-rê-mi đã ghi lại trong sách của ông, Giê-rê-mi đoạn 40:1, 6. Lúc ấy người Ba-by-lôn đã xâm chiếm thành Giê-ru-sa-lem và đất Giu-đa, nhưng họ đã tha cho Giê-rê-mi ở lại trong xứ. Do vậy, Giê-rê-mi có cơ hội nhìn thấy cảnh đau thương trong thành.
  • Sự hoang vắng ở đây không phải là không có người, trái lại thành thì có đông người, nhưng không còn ai thân thuộc, không còn ai là đồng hương. Giống như một người đàn bà góa Việt nam sống trên đất Mỹ, không có một người Việt nam nào ở gần, không biết tiếng Mỹ.
  • Chúng ta đọc Kinh thánh hoặc nghe giảng, thường được nghe về một Đức Chúa Trời yêu thương thế gian ... Đức Chúa Trời là sự yêu thương ... Điều đó không có gì sai, nhưng có lẽ vì nghe mãi Đức Chúa Trời yêu thương, nên nhiều người trên thế giới, trong đó có những người trong chúng ta quên rằng: Đức Chúa Trời của chúng ta là đám lửa hay thiêu đốt, Đức Chúa Trời của những hình phạt. Và rủi thay, họ sống như Đức Chúa Trời chẳng bao giờ hình phạt. Họ xem chuyện Địa ngục, hồ lửa là chuyện hù dọa trẻ con, đến nỗi có người còn chủ trương một thứ tôn giáo Chúa chẳng bao giờ phạt, hoặc cuối cùng rồi Đức Chúa Trời cũng sẽ tha thứ hết.
  • Hãy đọc lại tình cảnh mà Giê-rê-mi nói đến trong sách Ca-thương để tỉnh thức trước khi Chúa phạt.

II/. LÝ DO BỊ CHÚA PHẠT:
  • 1:5-17
  • Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, có mấy lần nhắc đến Danh Đức Giê-hô-va đi kèm với sự giải thích lý do Chúa phải hành động đoán phạt của Chúa.
  • 1:5, “Vì Đức Giê-hô-va làm khốn khổ nó, BỞI CỚ TỘI LỖI NÓ NHIỀU LẮM”.
  • Chúa phạt vì: Tội lỗi nó nhiều lắm!
  • Anh chị em có để ý lý do nầy không? Không bao giờ Chúa phạt vì lý do tội lỗi ít quá, hay có tội, mà bao giờ cũng vì tội lỗi NHIỀU LẮM:
    • Sáng thế ký 6:5, 11-12, trước khi Đức Chúa Trời quyết định dùng nước lụt hình phạt loài người trên đất, Kinh thánh đã ghi lại tình trạng tội lỗi của thế giới thời đó: … sự hung ác của loài người trên mặt đất RẤT NHIỀU ...  XẤU LUÔN ... ĐỀU BẠI HOẠI... ĐẦY DẪY SỰ HUNG ÁC ... ĐỀU BẠI HOẠI.
    • Sáng. 18:20; 19:13, trước khi Chúa phạt dân hai thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, thì Kinh thánh đã ghi lại tình trạng tội lỗi của hai thành đó: ... THẬT LÀ QUÁ ... THẬT LÀ TRỌNG ... THẤU LÊN ĐẾN Đức Giê-hô-va...
    • Mathiơ 23:37, trước khi Chúa giáng hình phạt xuống thành Giê-ru-sa-lem năm 70 SC., Chúa Jêsus Christ đã nói đến tội lỗi của họ: ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng.” Rõ ràng chẳng những người Y-sơ-ra-ên phạm tội chống nghịch Chúa qua hành động giết các Đầy Tớ của Chúa, họ còn khước từ tiếng kêu gọi ăn năn của Chúa đầy từ ái như gà mẹ túc con, không phải một lần mà BAO NHIÊU LẦN.
    • Amốt 1: đến 2:, nhóm từ “tội ác của ... đến gấp ba gấp bốn lần”, cứ được nhắc đến mỗi lần Chúa quyết định hình phạt một dân nào (1:3, 6, 9, 11, 13; 2:1, 4, 6). Không phải gấp hai, mà là gấp ba gấp bốn lần, khi ấy Chúa bắt buộc phải phạt.
  • Kinh thánh muốn nói gì về lý do Chúa phạt? Lời Chúa muốn nói rằng Bản tâm Chúa không muốn phạt, mà muốn mọi người ăn năn để được cứu (II Phi. 3:9), nhưng đến một mức độ cuối cùng thì Chúa phải phạt.
  • Ca-thương 1:5, xác nhận Chúa phạt thành Giê-ru-sa-lem, làm khốn khổ nó, vì tội lỗi nó nhiều lắm. Tình cảnh kẻ bị Chúa phạt khốn khổ như thế nào:
    • 1:9c, Hỡi Đức Giê-hô-va, xin xem sự khốn nạn tôi, vì kẻ thù đã tự tôn mình làm lớn.” Sự khốn khổ là kẻ thù là những dân không được vào hội của Đức Chúa Trời đã lên mình kiêu ngạo khi dám xông vào nơi thánh cướp đi những vật thánh (1:10), những kẻ nhạo báng Chúa lại xen vào công việc Chúa.
Anh chị em có đau lòng khi nghe những người tôn giáo khác họ nói rằng: Họ sẽ tìm mua những Nhà thờ Tin Lành sa sút bị đem bán để làm nơi thờ tự của họ? Họ nói câu đó ngay trên đất nước của người Tin lành.
  • 1:11c, “Hỡi Đức Giê-hô-va, xin đoái xem, vì tôi đã nên khinh hèn! Sự khinh hèn nầy thể hiện qua việc dân Giê-ru-sa-lem phải vừa đi xin ăn, vừa thở than, đi tìm thức ăn nơi dân ngoại để hi vọng làm tươi tỉnh linh hồn mình.
Anh chị em biết rõ, thức ăn làm tươi tỉnh linh hồn của con người chỉ có trong Lời Đức Chúa Trời, thế mà bây giờ không có Lời Chúa nên họ mới đi tìm thức ăn của thế gian. Khốn khổ thay, một Cơ-Đốc nhân không tìm thấy niềm vui thỏa trong Lời Chúa, mà lại di tìm vui trong các cuộc vui thế gian, kể cả những sòng bài ở Las Vegas, hay các quán rượu, bia.
  • Anh chị em có biết không, hành động của chúng ta khi đồng hóa với người thế gian, ngay cả trong cách vui chơi, đã làm cho người thế gian khinh dể chúng ta và khinh dể cả Chúa nữa.
  • Một người vô tín đã đến nhà của Mục sư đã làm chứng về Chúa cho ông ấy nhiều lần, mời Mục sư ra để chỉ cho Mục sư một người đang say khướt nằm vất vưởng bên lề đường, tay còn cầm chai rượu. Người vô tín đó nói với giọng đầy chế nhạo: “Đó, tín đồ của Mục sư đó!” Mục sư thật đau lòng vì một người tự xưng là con cái Chúa mà lại uống rượu say như vậy, nhưng Mục sư cũng phải nói với người vô tín rằng: “Đúng, đó là tín đồ của Mục sư. Nếu là tín đồ của Chúa Jêsus Christ thì không bao giờ như vậy.”
  • Không cần “dụng tửu bôi (chén rượu) để giải phá thành sầu”, Niềm vui trong Thánh Linh Đức Chúa Trời sẽ đem chúng ta đến sự vui mừng đời đời.

III/. THÁI ĐỘ KHI BỊ CHÚA PHẠT:
  • 1:18-22
  • 1:18a, Đức Giê-Hô-Va là công bình, VÌ TA ĐÃ BẠN NGHỊCH CÙNG MẠNG NGÀI.
  • Lý do thứ hai Chúa phạt, là vì Chúa là công bình, còn chúng ta thì bạn nghịch cùng Chúa.
  • Như chúng ta đã nói, chúng ta học quá nhiều về Đức Chúa Trời yêu thương, nên chúng ta dễ quên Đức Chúa Trời của Kinh thánh nói đến cũng là Đấng Công bình.
  • Khi Đức Chúa Trời hiện ra cùng Môi-se, chính Chúa đã phán dạy Môi-se về bản tánh của Ngài trong sách Xuất. 34:6, “Giê-hô-va! Giê-hô-va! là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ, và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội lỗi”
  • Nhưng Chúa đã không ngừng ở đó, mà Ngài còn tiếp tục phán: “nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội, và nhơn tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời.”
  • Vì Chúa cũng là Công Bình, nên Chúa phải phạt.
  • Dù vậy, điều quan trọng là khi bị Chúa phạt thì chúng ta phải có thái độ nào?
  • Lời Chúa trong sách Ca-thương đã cho chúng ta thái độ thứ nhất cần phải có là: “vì ta đã bạn nghịch cùng mạng lịnh Ngài.” Nghĩa là NHÌN NHẬN TỘI LỖI của chính mình!
  • Đây là thái độ của sự ăn năn thật, không chối tội của mình với Chúa, không đổ thừa Chúa, cũng không đổ thừa một người nào khác, hoặc hoàn cảnh. Tiên tri Giê-rê-mi không đổ tội cho dân Giê-ru-sa-lem, mà ông nói: “vì TA đã bạn nghịch...”, chữ TA ở đây rõ ràng là có ông nữa.
  • Các Thánh đồ luôn cầu nguyện nhìn nhận tội với Chúa, đây chính là sự khác nhau giữa một tội nhân với một thánh nhân: Tội nhân là người có tội, nhưng không ăn năn; còn thánh nhân là người có tội và biết nhìn nhận tội để ăn năn.
    • Thi thiên 32:5, vua Đa-vít đã thưa với Chúa: Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi...
    • Thi thiên 51:3-4, một lần nữa vua Đa-vít nhìn nhận tội lỗi của ông.
    • Đaniên 9:5-6, Tiên tri Đa-ni-ên đã cầu nguyện xưng tội cho dân Chúa, nhưng ông cũng xưng tội của chính ông nữa, dù cá nhân ông dường như vô tội.
  • 1:20, Thái độ thứ hai khi bị Chúa phạt là: KÊU CẦU SỰ THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA.
  • An năn chưa đủ, chúng ta còn phải kêu cầu sự thương xót của Chúa nữa.
  • Cảm ơn Chúa, Ngài là Đức Chúa Trời công bình nhưng cũng là Đức Chúa Trời hay thương xót.
  • I Giăng 1:9, Sứ đồ Giăng đã kinh nghiệm khi dạy chúng ta rằng: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình, sẽ tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”.
  • Chúng ta đã học sách Ê-sai, dù nội dung sách tố cáo nhiều tội ác của con người, nhưng Chúa cũng luôn hứa tha thứ khi con người biết ăn năn quay về với Ngài:
    • Esai 1:18, Chúa kêu gọi tội nhân: Bây giờ, hãy đến, ... Dầu tội các ngươi như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết...
    • Esai 44:22, Chúa hứa sẽ xóa tội lỗi chúng ta, dù tội đó như mây đậm, như đám mây, miễn là chúng ta trở lại cùng Chúa ...
  • Hôm nay chúng ta học bài học Chúa phạt không phải chỉ để sợ hãi, mà là để biết tỉnh thức ăn năn, làm hòa lại với Chúa. Nguyện Chúa ban cho mỗi chúng ta có một tấm lòng như Giê-rê-mi đã có trong Ca-thương 1:18, đứng trước những hoạn nạn, thử thách, sửa phạt của Chúa, thì chúng ta nhìn biết Chúa là công bình, thay vì trách Chúa; đồng thời lập tức ăn năn tội với Chúa, rồi nài xin sự tha thứ của Chúa. Xin Chúa cảm động mỗi chúng ta làm điều đó hôm nay.


Đề mục: CHÚA GIẬN
Kinh thánh: Ca-thương 2:1-22
Câu gốc: Ca-thương 2:1
Mục đích: Cho con cái Chúa thấy ngoài yêu thương, cơn giận của Chúa là đáng sợ, để tỉnh thức, ăn năn.

I/. MÔ TẢ CẢNH CHÚA GIẬN:
  • Ca-thương 2:1-10
  • Chúng ta có thể nói là từ sách Sáng thế ký đến sách Giê-rê-mi, chúng ta luôn bắt gặp hình ảnh của một Đức Chúa Trời yêu thương nổi bật qua các sách, ngay cả:
    • Lúc tổ phụ loài người là A-đam và Ê-va phạm tội, chúng ta cũng thấy Chúa yêu thương sẵn sàng mở tất cả các con đường để tha thứ.
    • Một trong những sách ghi nhiều hình phạt mà Chúa phạt dân Chúa là sách Dân-số ký, được mệnh danh là sách xử sự lưu đày, sách ghi lại những sự nổi loạn của dân Y-sơ-ra-ên khiến Chúa phạt nhiều lần, sách gây cho Bác sĩ Tống Thượng Tiết một ấn tượng không tốt đến nỗi Bác sĩ Tiết đã có thành kiến với con trai của ông mà ông đặt tên là “Dân số ký”. Nhưng chúng ta cũng vẫn thấy tình yêu thương của Chúa nhiều lần tha thứ họ.
    • Cuối sách Các Vua là cảnh dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày qua Ba-by-lôn, nhưng những dòng cuối lại là những dòng yêu thương của Chúa khi vua Giê-hô-gia-kin được ngồi đồng bàn với vua Ba-by-lôn, giống như sách Giê-rê-mi.
    • Cuối sách Sử ký là cảnh dân Chúa bị đánh phạt, bị lưu đày, nhưng kết thúc là chiếu lịnh của vua Sy-ru tha về.
    • Sách Gióp bắt đầu với một thảm họa đổ chụp xuống gia đình của Gióp và trên chính Gióp, nhưng kết thúc là những sự tha thứ của Chúa, sự ban thưởng của Chúa.
  • Riêng sách Ca-thương, chúng ta sẽ nhìn thấy một phương diện khác về bản tánh của Đức Chúa Trời, ấy là sự thánh khiết và công bình của Chúa.
    • Đức Thánh khiết khiến Đức Chúa Trời luôn đối địch với tội lỗi, chống cự tội lỗi.
    • Đức Công bình khiến Đức Chúa Trời sẵn sàng ban thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài (Hê. 11:6), ban ơn đến ngàn đời cho kẻ yêu mến Ngài; nhưng ngược lại, Đức Công Bình cũng khiến Đức Chúa Trời phải đoán phạt tội lỗi, khi phạt thì con cháu đến ba bốn đời
  • Đức Công bình đoán phạt thể hiện rõ ràng trong sách Ca-thương, như trong đoạn 1, chúng ta đã thấy CHÚA PHẠT như thế nào. Bây giờ đến đoạn 2, chúng ta sẽ thấy CHÚA GIẬN, Chúa giận ngay từ câu 1, và trong 10 câu đầu, tiên tri Giê-rê-mi đã tả lại sức giận của Chúa đáng sợ biết dường nào:
    1. Câu 1 đến câu 4, Chúa Giận Xứ Thánh.
Tiên tri mô tả cảnh sụp đổ những gì tốt đẹp nhất hay là những gì vinh quang nhất của dân Chúa
  • Chúa ném sự đẹp đẽ Y-sơ-ra-ên từ trên trời xuống.
Sự đẹp đẽ của Y-sơ-ra-ên là gì? Há không phải là những đặc ân mà Chúa đã dành cho tuyển dân từ “các nơi trên trời”, sao? Chúa há chẳng từng phán với những người nữ đồng trinh dại dột rằng: “Ta chẳng biết các ngươi từ đâu đến”, sao? (Mathiơ 25:11-12) Chúa há chẳng từng phán sẽ “cất chơn đèn của Hội thánh tại Ê-phê-sô khỏi chỗ nó sao? (Khải 2:5)
  •  “Bệ chơn của Chúa”
Chúa Jêsus đã giải thích: Bệ chơn của Đức Chúa Trời là đất hứa nầy (theo nghĩa hẹp); cũng có thể là trái đất nầy (theo nghĩa rộng).
Dù trái đất nầy là do Chúa dựng nên, Ngài đã từng chúc phước cho trong ngày sáng tạo; dù đất hứa nầy là xứ mà Chúa đã hứa ban và Ngài đã dùng chính cánh tay Ngài đưa dân của Ngài vào, nhưng Chúa phán: Chúa sẽ KHÔNG NHỚ đến nó nữa, nghĩa là không chăm sóc nó nữa, giống như người chủ vườn bỏ mặc mảnh vườn của mình cho hoang phế
  • Câu 3-4, “Sừng” chỉ về sức mạnh hay những người cai trị của xứ.
Chúa rút tay lại, nghĩa là Chúa không ủng hộ, phù hộ, che chở, quan phòng dân Chúa và những người cai trị nữa, thay vào đó Chúa sẽ như kẻ thù của họ, đứng như kẻ nghịch giương cung bắn họ.
Chúa đổ giận ra như lửa. Kinh thánh không nói là Chúa giận như lửa, mà Chúa Đổ Giận Ra Như Lửa, nói cách khác sức giận của Chúa như lửa đổ ra. Lửa đổ bừa ra sẽ rất là nguy hiểm vì không ai có thể kiểm soát nổi nữa.

2. Câu 6 đến 7, Chúa Giận Đền Thánh.
  • Anh em biết rằng Đền Thánh là nơi Chúa ngự, nơi mà Chúa phán rằng “Danh Ta sẽ ngự tại đó”, nơi mà ngay cả vua Ô-xia – một vị vua nổi tiếng của Vương quốc Giu-đa không cẩn thận khi vào Đền, cũng bị Chúa phạt bị bịnh phung suốt đời.
  • Nhưng khi Chúa Giận, anh chị em hãy nghe tiên tri Giê-rê-mi mô tả cơn giận của Chúa đối với Đền Thánh của Ngài:
    • Câu 6,
Chúa cất Đền Thánh của Chúa đi – không phải cất lại (rebuild) mà cất đi (to lay waste = tàn phá, làm cho trở thành hoang mạc, dẹp sạch) cách mạnh mẽ như người chủ vườn làm cho một khu vườn (Esai 5:5-6)
Chúa hủy bỏ nơi hội họp của Ngài, tức là Đền Thánh của Ngài., đến nỗi không còn ai nhớ đến những ngày Lễ Hội vui vẻ nữa, ngay cả những người chịu trách nhiệm về Đền Thánh như vua và Thầy Tế lễ cũng bị khinh dễ.
  • Câu 7, như chúng ta thấy câu 6 là phần hình thức bên ngoài, đến câu 7 là nơi thánh và Chí thánh, biểu trưng cho sự hiện diện của Chúa,
Chúa bỏ bàn thờ, gớm nơi thánh, nghĩa là Chúa không can thiệp, Chúa cho phép kẻ ngoại đạo làm ô uế bàn thờ của Chúa, như khi người Sy-ri thời Hoàng đề Antiocus Epiphane đã đem một con heo là vật ô uế gớm ghiếc, dâng trên bàn thờ của Chúa.
Chúa cho phép kẻ thù ngoại đạo om sòm trong Đền Thánh, nghĩa là những kẻ ngoại đạo dùng Đền Thánh để tổ chức ăn uống say sưa như vua Bên-sát-xa dùng các khí mạnh thánh để uống rượu trước mặt các thần của Ba-by-lôn (Đaniên 5:3-4)
            3. Câu 8 đến 10, Chúa Giận Thành Thánh.
  • Đối với các dân tộc ngày xưa, thành phố của họ thường được bao bọc bởi một tường thành chung quanh, mục đích để bảo vệ khỏi sự tấn công của quân thù nghịch.
  • Thành Giê-ru-sa-lem cũng vậy.
  • Nhưng Chúa Giận và Ngài đã phá hủy tường của thành thánh, giống như một người thợ hồ xây tường, dùng dây chuẩn mực đo thì thấy vách không ngay thẳng, phải phá hủy đi và phá liên tục – phá hết, phá cửa, phá then gài, không để lại sự che chở bảo vệ nào nữa
  • Khi tường thành sụp đổ, người trong thành không còn được bảo vệ, thì chắc chắn sự tang chế sẽ đến, vì kẻ thù sẽ tràn vào giết họ, qui luật chiến tranh chỉ giết những nam đinh mạnh khỏe, kẻ thù chừa lại người già cả và gái đồng trinh.
  • Người Y-sơ-ra-ên đã nghĩ sai rằng họ là tuyển dân của Chúa, họ sẽ luôn được đặc ân của Chúa. Chính Chúa Jêsus Christ đã phán rõ ràng với họ về sức giận của Đức Chúa Trời “... Các con bổn quốc sẽ bị liệng ra chốn tối tăm ở ngoài, tại đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng” (Mathiơ 8:11-12)
  • Hội thánh đầu tiên trong sách Công vụ các Sứ đồ, sau một vài kết quả đặc biệt trong đoạn 2 và đoạn 3, có nhiều người tin Chúa, họ không còn nhớ đến mạng lịnh của Chúa trong đoạn 1 câu 8 nữa, cứ thủ chắc Giê-ru-sa-lem của họ. Và Chúa đã giận đem sự bắt bớ đến khiến họ không muốn đi cũng phải chạy trốn đi khỏi Giê-ru-sa-lem mà giảng Tin Lành (8:1-4)
  • Lich sử Hội thánh thế giới cũng vậy. Ngay tại Trung quốc, cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Chúa đã cho Hội thánh từng trải một cơn phấn hưng mạnh mẻ, rồi Hội thánh tại Trung quốc co cụm về, không ra đi, nên năm 1949, Chúa đã giận và cho phép sự bắt bớ tàn hại của chế độ Cộng sản tràn chiếm Hoa lục 30 năm.
  • Lịch sử Hội thánh tại Việt nam cũng đã thấy Chúa Giận. Từ năm 1911 đến 1974, Hội thánh đã có những đặc ân của Chúa cho mọi phương diện từ tài chánh đến phương tiện, kể cả sự tự do Truyền giảng Tin Lành, nhưng rồi Hội thánh đã quá ơ hờ trước mạng lịnh của Chúa, có biết bao tranh cãi, chia rẽ, mất sự hiệp một, mất tình yêu thương, không còn nghĩ đến việc giảng Tin Lành cho cả nước. Chúa Giận và Ngài đã đập tan Hội thánh tản lạc nhiều nơi trên thế giới, bao nhiêu năm Hội thánh chỉ gởi có 2 Giáo sĩ đi truyền giáo ở Lào và Cambodge, thì bây giờ Chúa làm cho Hội thánh đi khắp nơi, ngay cả trên đất Mỹ.
  • Câu hỏi được đặt ra Chúa còn Giận nữa không? Chắc chắn sẽ còn, nếu chúng ta cứ “mãi vui cùng nệm giường, chờ được rước lên Thiên đường, lúc bao anh em huyết tuôn châu rơi” (Thánh ca cũ số 317)
  • Nguyện Chúa lấy bài học nầy tỉnh thức chúng ta, đừng để Chúa giận, mà làm sao để được Chúa yêu thương.

Đề mục: CHÚA GIẬN (II)
Kinh thánh:  Ca-thương 2: 11-22
Câu gốc: Ca-thương 2:1
Mục đích: Phần II của đề tài CHÚA GIẬN. Khơi gợi cho con cái Chúa thấy tình cảnh những người hư mất để khích lệ giảng Tin Lành 

II/. THÁI ĐỘ KHI CHÚA GIẬN:
  • Ca-thương 2:11-22
  • Sau khi mô tả sức giận của Chúa, Giê-rê-mi đã dành 11 câu còn lại để bày tỏ thái độ của ông – một Tiên Tri, một người của Chúa như thế nào khi Chúa Giận.
  1. Câu 11 đến câu 17, Cảm thông với người bị Chúa giận.
  • Ngay câu 11 khởi đầu bày tỏ thái độ khi nhìn thấy cảnh Chúa Giận đổ xuống trên Xứ Thánh, trên Đền Thánh, trên Thành Thánh, Tiên tri Giê-rê-mi đã bộc lộ tấm lòng đầy đau đớn của ông:
  • MẮT của Giê-rê-mi khóc mãi đến nỗi có cảm giác mắt ông bị mòn vì “nước chảy đá mòn”, dường như thị lực của Giê-rê-mi bị yếu đi, giống như Cụ Đồ Chiểu (người viết truyện Lục Vân Tiên) khóc đến nỗi bị mù mắt. Y khoa cho biết rằng những cái khóc bi thương sẽ làm chấn động thần kinh mắt có thể gây mù hoặc lòa. Nói cách khác, Giê-rê-mi muốn nói ông khóc đến nỗi không còn nước mắt chảy ra nữa, cạn dòng nước mắt, chỉ còn khóc khô.
  • LÒNG của Giê-rê-mi bối rối, nghĩa là lòng đau đớn, tan vỡ. Dường như sự đau đớn làm Giê-rê-mi bị co thắt tim.
  • GAN ta đổ trên đất. “Gan” chỉ về sự can đảm, dũng cảm. Gan bị đổ ra trên đất nghĩa là Giê-rê-mi hoàn toàn không còn đủ can đảm nhìn thấy nỗi khổ đau đang diễn ra chung quanh.
  • Nói tóm một lời, Giê-rê-mi muốn nói là ông không còn dám nhìn cảnh khổ trên mọi người chung quanh khi Chúa Giận; tình cảm trong ông như một người bị tình phụ; và tinh thần của ông sụp đổ dường như không còn chịu nổi nữa.
  • Giê-rê-mi đã thấy điều gì?
  • Câu 12, Giê-rê-mi chứng kiến tận mắt những đứa trẻ chết đói gục xuống trong lòng mẹ, trước sự bất lực của người mẹ và của chính ông. Tôi nghĩ rằng rất nhiều người Việt nam đã thấy cảnh tương tự trong những ngày vượt biển tìm tự do.
  • Trong một tape cassette SỐNG ĐẠO (do Nhóm Thiên Kiều Giang ở Canada thực hiện) đã ghi lại một câu chuyện thương tâm lúc vượt biển. Một bà mẹ đứng trước đưa con nhỏ của bà hấp hối vì khát nước, bà đã năn nỉ, van xin một người đàn ông đứng cạnh đó tay đang cầm bình nước, mở lòng cho con bà một chút nước cầu mong nó sống sót, nhưng người đàn ông ấy nhất quyết không cho vì muốn giữ những giọt nước quý báu cho cá nhân mình. Đứa trẻ đã chết, bà mẹ phải thả con xuống biển cả bao la, lòng đứt từng đoạn ruột (câu chuyện có hậu, là sau nầy trong một nhà thờ bà mẹ đau khổ đang nhóm thờ phượng Chúa, người đàn ông độc ác ích kỷ đó đã quỳ xuống ăn năn tin Chúa với những giọt nước mắt, bà mẹ đó nhận ra và đã vì Chúa đứng lên tuyên bố tha thứ cho kẻ giết con mình). Điều tôi muốn nói là nếu có bà mẹ đó ở đây lúc nầy, tôi sẽ mời bà thuật lại cho chúng ta biết mắt của bà thế nào, lòng và gan của bà ra sao, để chúng ta hiểu được tâm trạng của Giê-rê-mi trước nỗi khổ của người bị Chúa Giận.
  • Rồi từ câu 13 đến câu 17, Giê-rê-mi bày tỏ sự cảm thông của ông:
  • Câu 13, ông không biết lấy lời, truyện gì an ủi người đang khổ, vì nó “to như biển”, ai có thể sửa sang lại được?
  • Câu 14, nỗi khổ tăng thêm là những người đau khổ đó bên trong không có được một lời an ủi nâng đỡ nào thật lòng từ Chúa, chỉ là những lời tiên tri giả dối, họ không dám nói đến tội lỗi để người nghe ăn năn quay về, chỉ nói những lời hứa giả dối không đến từ Chúa.
  • Câu 15-17, bên ngoài thì họ bị sỉ nhục, cười chê.
  • Tôi nhớ đến những người bạn của Gióp khi đến thăm Gióp trong cơn hoạn nạn, họ nói những lời thay vì an ủi Gióp, thì những lời đó khiến Gióp còn phải nổi giận mà la lên
  • Gióp 6:27
  • Gióp 13:4-5
  • Gióp 16:1-3
  • Cảm ơn Chúa Lời Chúa dạy chúng ta: “Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc”. Chính Chúa Jêsus Christ, khi Ngài còn trên đất, mỗi lần gặp một nỗi khổ nào,
  • Ngài cũng từng “động lòng thương xót” khi nhìn thấy cảnh tre già khóc măng, bà mẹ già khóc đứa con trai chết trẻ (Luca 7:13)
  • Chúa Jêsus cũng đã khóc trong đám tang của La-xa-rơ (Giăng 11:35).
  • Chúa thật đang cần những giọt nước mắt, những tấm lòng cảm thông sự đau khổ của dân tộc Việt nam – một dân tộc mất quê hương trên đất, mà cũng đang mất quê hương trên trời vì không chịu tin.
  • Có ai ở đây vì dân mình mà khóc suốt ngày đêm không?
  • Có ai ở đây có tấm lòng cảm thông dân Việt mình, như Giê-rê-mi cảm thông với dân của ông không?
  • Chúa cần! Và dân Việt đang cần những người như Giê-rê-mi: “Mắt ta hao mòn vì chảy nước mắt, lòng ta bối rối; Gan ta đổ trên đất, vì sự hủy diệt con gái dân ta ...
 
  1. Câu 18 đến 19, Kêu gọi ăn năn:
  • Cảm ơn Chúa, Giê-rê-mi không ngừng ở sự cảm thông, chia buồn chung khổ, mà ông còn đứng lên kêu gọi mọi người ăn năn kêu cầu với Chúa.
  • Anh chị em hãy nghe những lời giảng thiết tha của Giê-rê-mi:
  • câu 18, Lòng dân ngươi kêu van đến Chúa. Hỡi tường thành con gái Si-ôn, hãy cho nước mắt ngươi ngày đêm chảy như sông! (Hãy để ý dấu chấm than (!) ở cuối câu nầy, đây không phải là lời nói bình thường, nhưng là lời kêu gọi, kêu la thật to, thật thống thiết – không phải chỉ vài người ăn năn, mà kêu gọi mọi người ăn năn, số đông đó khiến nước mắt họp lại thành sông)
Đừng cho nghỉ ngơi;
Con ngươi mắt ngươi chẳng thôi (Một sự cầu nguyện ăn năn liên tục, không ngơi nghỉ)
  • Câu 19a, sau khi kêu gọi mọi người bày tỏ sự ăn năn thống thiết tội lỗi qua những hành động khóc lóc, Giê-rê-mi nói đến thì giờ ăn năn: Hãy chổi dậy kêu van lúc ban đêm, vừa đầu các phiên canh.
Dĩ nhiên, Giê-rê-mi không có ý nói là chỉ cầu nguyện ban đêm, lúc đầu hôm, chúng ta phải hiểu là ông muốn nói đến một sự cầu nguyện ngày cũng như đêm.
Tại sao Giê-rê-mi không nói “lúc nửa đêm” mà lại nói “lúc ban đêm, đầu các phiên canh”? Vì Giê-rê-mi muốn chúng ta tiếp tục cầu nguyện từ bắt đầu buổi tối, những thì giờ thay vì chuẩn bị đi nghỉ, thì cũng dành thì giờ cầu nguyện. Sứ đồ Phaolô gọi đó là “Sự cầu nguyện không thôi”.
  • Câu 19b, Đổ lòng ra như nước ở trước mặt Chúa”.
Chẳng những ăn năn bằng hành động cử chỉ bên ngoài (khóc lóc), ngày đêm cầu nguyện. Tiên tri Giê-rê-mi còn kêu gọi người đang chịu khổ ĐỔ LÒNG ra như nước. Tấm lòng là quan trọng, tấm lòng “đổ ra như nước” là tấm lòng tan vỡ, không cầm giữ trước mặt Chúa.
  • Câu 19c, mục tiêu của sự ăn năn quay về với Chúa là gì? Là vì “sự sống của con nhỏ ngươi...”. So sánh với sách Tiên tri A-mốt 8:11-12, chẳng những người ta đói về bánh thuộc thể, mà người ta còn đói về Lời của Đức Chúa Trời...
  • Đặc biệt, hai câu 18 và 19 nầy, với những từ ngữ: HỠI tường thành ...! Đừng cho nghỉ ngơi... Hãy trỗi dậy kêu van ... (Hãy) Đổ lòng ra... Hãy giơ tay hướng về Chúa ... Rõ ràng Giê-rê-mi đang giảng, Giê-rê-mi đang kêu gọi người ta ăn năn.
  • Suy nghĩ đến thái độ chẳng những cảm thông mà còn hết lòng rao giảng Tin lành, kêu gọi mọi người ăn năn để được cứu của Tiên tri Giê-rê-mi trước cơn giận của Chúa đang đổ ra trên mọi người chung quanh, chúng ta phải trở lại Sách Giê-rê-mi
  • đoạn 1:19, khi Chúa kêu gọi Giê-rê-mi hầu việc Chúa, Chúa đã báo trước cho ông rằng những người nghe ông rao giảng sẽ đánh nhau với ông, nghĩa là họ chẳng những không thèm nghe mà còn chống lại ông.
  • Đoạn 20:7-8, rồi khi Giê-rê-mi rao giảng Tin Lành thì đúng như Lời Chúa đã báo trước, người nghe đã đem ông làm trò cười, nhạo báng ông, sỉ nhục, chê cười ông.
  • Cảm ơn Chúa, vậy mà Giê-rê-mi vẫn trung tín rao giảng Tin Lành cho những người KHÔNG MUỐN NGHE, mà còn CHỐNG ĐỐI.
  • Tiên tri Ê-sai cũng đã gặp trường hợp như vậy khi Chúa kêu gọi ông trong sách Tiên tri Ê-sai 6:9-10 Chúa kêu gọi Ê-sai “Đi đi,  nói với dân nầy rằng: các ngươi hãy nghe, nhưng chẳng hiểu chi; hãy xem nhưng chẳng thấy chi... một dân béo lòng, nặng tai, nhắm mắt.
  • Sứ đồ Phaolô cũng đã viết lời khích lệ Ti-mô-thê: hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời... vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo lành; nhưng vì họ ham nghe những lời êm tai, theo tư dục... (II Tim. 4:2-3)
  • Anh chị em suy nghĩ xem có giống như thời kỳ chúng ta sống hiện nay, ngay trên đất Mỹ nầy không? Tôi xin trả lời: GIỐNG LẮM!
  • Hiện nay người Việt cũng những người Mỹ không còn muốn nghe Lời Đức Chúa Trời nữa. Họ quyết tâm loại bỏ Luật pháp của Chúa ra khỏi Trường học, khỏi Tòa An, mới đây còn đòi bỏ hai chữ “under God” ra khỏi lời hứa trung thành với quốc gia, họ không hề nghĩ rằng đất nước nầy có được là do Đức Chúa Trời ban. Người Việt nam cũng vậy, hơn 5 năm trước, khi những ngày lênh đênh trên biển cả, bấp bênh trong Trại Tị Nạn, chực hờ ra đi theo diện HO, hay ODP, họ sẵn sàng quì trước mặt Chúa, nghe Lời Chúa. Nhưng bây giờ thì sao? Thăm không tiếp, mời không đến, nói không nghe nữa.
  • Ngày nay, anh chị em hãy xem những Chương trình vui chơi phù phiếm, đi Las Vegas – dù họ biết đến những chỗ đó là tán gia bại sản, thế mà họ vẫn đi. Trong khi đó những buổi giảng Tin Lành không hề thấy bóng của họ.
  • Có biết bao Đầy tớ Chúa, con cái Chúa hiện nay nản lòng không còn muốn rao giảng Tin Lành nữa, vì thành kiến: Người ta không muốn nghe!
  • Nhưng anh chị em ơi, xin Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời đã ban cho Giê-rê-mi
  • một con mắt thấy được cảnh khổ của dân tộc ông,
  • một tấm lòng nhịn nhục, kiên trì, cứ giảng, dù họ nghe hay không nghe, họ cũng biết rằng giữa họ có một đấng tiên tri (Ê-xê-chi-ên 2:5)
Chúa cũng ban cho mỗi chúng ta một đôi mắt thấy được cảnh khốn nạn của dân tộc Việt nam chúng ta, Chúa ban cho chúng ta có đầy lòng nhịn nhục, chịu đựng để rao giảng Tin Lành cho họ, dù họ nghe hay không nghe.
  • Tôi quả quyết rằng Chúa đang cần những người có đôi mắt ấy, những người có tấm lòng nhịn nhục, nhẫn nại ấy.
 
  1. Câu 20 đến 22, Cầu thay cho tội nhân:
  • Thái độ thứ ba mà chúng ta cần học nơi Giê-rê-mi là ông chẳng những cảm thông nỗi khổ của tội nhân; chẳng những đầy lòng nhẩn nại rao giảng Tin lành cho tội nhân hầu cho họ ăn năn quay về với Chúa, Giê-rê-mi còn CẦU THAY CHO HỌ.
  • Giê-rê-mi không cầu nguyện binh vực họ, nhưng ông đã xin Chúa xem xét nỗi khổ quá lớn mà dân tộc ông đã và đang gánh chịu vì tội lỗi của họ.
  • Giê-rê-thưa với Chúa:
  • Câu 20, Giê-rê-mi thưa với Chúa: Xin hãy đoái xem! 
Xem cái gì?
Xem một tình cảnh chưa hề có dân tộc nào chịu như vậy: người mẹ với tình mẫu tử sâu đậm như vậy, một tình mẹ bao la như biển Thái Bình, thế mà lại phải ăn thịt con mình đang bồng ẵm trên tay; Những Thầy tế lễ và tiên tri là những người làm việc thánh bị giết ngay trong nơi thánh.
  • Câu 21, biết bao nhiêu người đang ngã chết, đủ mọi thành phần già, trẻ, nam, nữ.
  • Câu 22, họ đang họp lại theo mắt họ là vui chơi, nhưng thực tế trong mắt của Giê-rê-mi thì họ đang họp lại trong sự kinh hãi, chết chóc đời đời.
  • Khi tôi suy gẫm những tình cảnh nầy, tôi thấy sao nó giống như tình cảnh của đồng bào chúng ta ngày nay quá:
  • Biết bao người cha, người mẹ với tình thương cao như núi Thái Sơn, lai láng như nước trong nguồn chảy ra, trải bao đời được ca tụng, được trân trọng. Thế mà ngày nay, những người cha người mẹ ấy cứ đứng nhìn những đứa con của mình đi vào sự chết đời đời nơi hỏa ngục, đôi khi họ không ngăn cản mà đổ thừa cho hoàn cảnh xã hội văn hóa; thậm chí có người cha người mẹ lại còn vui thích khi con mình đang đi vào sự chết
  • Biết bao hình thức Tôn giáo với bao nhiêu lời giảng ru ngủ, kéo con người xa khỏi tình yêu của Đức Chúa Trời, thay vì kính sợ Đức Chúa Trời để ăn năn quay về thờ phượng Chúa, những người làm Tôn giáo đã bày cho con người những cách thức để họ nghĩ rằng họ “TỰ CỨU” được, còn hơn thế nữa, họ dám nghĩ rằng họ là thần ,là Trời, có thể cứu nhân độ thế.
  • Anh chị em hãy nhìn vào chung quanh để thấy trẻ, già, nam, nữ, không ai còn nghĩ đến Đấng Tạo Hóa nữa, thần của họ là Thần Tài, là Thần Trí Thức, là Thần Vi Tính, và khi không còn gì để thờ, con người đã bê chính họ đặt lên bệ để thờ.
  • Hãy nhìn vào những cuộc vui chơi của xã hội quanh ta tại đây, nhìn vào ngay trên đất nước Việt-nam nghèo mà người Việt Hải Ngoại phải gởi tiền về giúp đỡ, có biết bao nhiêu tụ điểm vui chơi rượu chè, hút sách, trai gái... đủ mọi tội lỗi. Họ tụ vào đó như những con thiêu thân bay vào đóm lửa. Còn những nơi giảng Tin Lành của Đức Chúa Trời thì không còn được quan tâm.
  • Anh chị em ơi, hãy bắt chước Giê-rê-mi, hãy cầu thay cho họ với. Hãy bắt chước các Thánh đồ như:
  • Ap-ra-ham đã cầu thay cho hai thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ
  • Như Môi se cầu thay cho dân Y-sơ-ra-ên phản nghịch trên núi Sinai.
  • Phaolô cầu thay cho dân tộc ông
  • Và như chính Chúa Jêsus Christ đã cầu thay cho cả những kẻ đóng đinh Ngài.
  • Tôi tin rằng, nếu có những lời cầu thay như vậy vang lên giữa chúng ta hằng ngày, chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ ban cho dân tộc chúng ta cơ hội ăn năn được cứu.


Đề mục: NỘI DUNG SÁCH CA THƯƠNG
(CHÚA SỬA PHẠT)
Kinh thánh: Ca-thương 3:1-66
Câu gốc: Ca-thương 3:22
Mục đích: Học 4 vấn đề chính của sách Ca-thương để con cái Chúa thấy sự thiếu sót của đời sống Cơ-Đốc hiện nay.

I/. NGUYÊN NHÂN BỊ SỬA PHẠT:
  • Ca-thương 3:1-18
  • Ngay hai câu đầu tiên, tác giả sách Ca-thương là Giê-rê-mi đã xác nhận sự khốn khổ của ông là từ nơi Chúa. Ông nói:
    • Câu 1, Ta là người đã thấy khốn khổ BỞI GẬY THẠNH NỘ CỦA NGÀI.
    • Câu 2, Ngài đã dắt ta và khiến ta bước đi trong tối tăm...
  • Tại sao Giê-rê-mi phải mau lẹ xác nhận việc ông bị hoạn nạn là từ Chúa?
  • Anh chị em có nhớ những người bạn của ông Gióp đã nói thế nào khi thấy hoạn nạn xảy ra cho Gióp không?
    • Đối với Ê-li-pha là người bạn thứ nhất của Gióp, thì với kinh nghiệm chứng tỏ “Nếu Gióp không có tội thì khổ nạn sẽ không xảy đến”.
    • Đối với Binh-Đát là người bạn thứ hai của Gióp, thì theo những lời truyền khẩu  “Có lẽ Gióp có tội nên khổ nạn đã đến”.
    • Và đối với người bạn thứ ba của Gióp là Sô-pha, với những điều học biết cách giáo điều, thì “chắc chắn Gióp có tội nên xứng đánggặp khổ nạn”.
  • Nói chung, những người bạn của Gióp nhìn thấy hoạn nạn của một người như Gióp thì kết luận “Hoạn nạn luôn luôn là hậu quả trực tiếp của tội lỗi”, tai hại đối với những quan niệm độc đoán hẹp hòi nầy lại cho đó là quan điểm của Đức Chúa Trời (Gióp 11:6).
  • Có lẽ lúc Giê-rê-mi bị hoạn nạn, một số người cũng đã xét đoán ông như vậy, nên bắt đầu đoạn 3, Giê-rê-mi đã mau lẹ khẳng định khổ nạn của ông là từ gậy thạnh nộ của Chúa; là do Chúa đã dắt ông vào khổ nạn, khiến ông bước đi trong bóng tối khổ nạn, không phải từ tội lỗi của ông.
  • Nói cách khác, khổ nạn của Giê-rê-mi là do Đức Chúa Trời CHO PHÉP, như Ngài đã cho phép khổ nạn xảy đến với Gióp, khổ nạn xảy đến Đa-vít trong Thi thiên 23:4, với Hội thánh tại Phi-la-đen-phi (Khải. 3:9).
  • Dĩ nhiên, như Thánh Gia-cơ đã quyết chắc trong thư Gia-cơ 1:13, Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào cám dỗ được, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai. Nghĩa là Chúa không cho phép khổ nạn xảy đến vì muốn chúng ta phạm tội, mà chỉ muốn một trong hai điều:
    • Chúa muốn sửa dạy chúng ta vì lỗi lầm của chúng ta.
    • Chúa muốn tập luyện cho chúng ta.
Tất cả đều từ ý muốn tốt lành của Chúa đối với chúng ta.
  • Trong những câu tiếp theo, từ câu 3 đến câu 18, Giê-rê-mi đã tả ra biết bao là hoạn nạn mà ông phải chịu:
    • câu 3, khổ nạn xảy đến cho Giê-rê-mi CẢ NGÀY, nghĩa là chẳng những ban đêm mà cả ban ngày; NHIỀU LẦN.
    • Câu 4, khổ nạn làm cho Giê-rê-mi hao mòn thịt và da, nghĩa là đau đớn bên ngoài; bẻ gãy xương ta,nghĩa là đau đớn bên trong.
    • Câu 5, vây ta bằng mật đắng không phải mật ngọt, làm đau đớn tinh thần, và nhọc nhằn là đau đớn về thể xác.
Đặc biệt là động từ VÂY, bao vây, những khổ nạn bao vây ông đến nỗi Giê-rê-mi kêu la mà Chúa cũng không nghe – Chúa là toàn tri, Chúa nghe, nhưng Chúa đã không trả lời (3:6-9)
  • Câu 10-11, Giê-rê-mi đã ví Chúa như một con gấu, một con sư tử, còn ông chỉ là một con vật bé nhỏ, yếu đuối: con thỏ, con chiên...
  • Câu 12-18, Giê-rê-mi ví Chúa như một thợ săn, còn ông như một con thú bị trúng mũi tên của thợ săn, bị người thợ săn ướp tẩm gia vị (câu 15), bị xẻ thịt thui trong lửa tro (câu 16, tức là nướng thịt), ông như người chết không còn sức trông cậy, tuyệt vọng hoàn toàn.
  • Thật sự tôi tin rằng tất cả anh chị em cũng như tôi, trong những ngày tin Chúa, theo Chúa, ai cũng đã từng bị nhiều hoạn nạn, đau đớn bên ngoài hoặc bên trong, tổn thương tinh thần hay thể xác. Những lúc nhhư vậy, có những lúc như vậy, ma quỉ chắc chắn sẽ đến gieo rắc nghi ngờ trong chúng ta về Chúa như tác giả một bài hát: “Nhiều lúc trong phong ba, tôi ngỡ rằng Chúa đã bỏ tôi...”.
  • Anh chị em ơi, hãy nhớ đến gương khổ nạn của Giê-rê-mi. Gương của Giê-rê-mi là gì?
    • Gương của Giê-rê-mi là một người yêu mến Chúa, hầu việc Chúa như Giê-rê-mi, yêu thương đồng bào, yêu thương anh em mình, nhưng ông vẫn ĐƯỢC cho phép chịu khổ nạn.
    • Gương của Giê-rê-mi là lúc chịu khổ nạn , ông vẫn biết chắc Chúa DẮT ông, Chúa KHIẾN ông đi trong bóng tối khổ nạn đó, lòng ông không hề nghi ngờ là Chúa đã bỏ ông!
  • Những gương khổ nạn như vậy an ủi, khích lệ chúng ta biết là dường nào! Xin Chúa dùng lời nầy, gương mẫu nầy an ủi khích lệ anh chị em, ai đó đang chịu khổ nạn.

II/. ĐẤNG SỬA PHẠT:
  • Ca-thương 3:19-39
  • Trong lúc chịu khổ nạn quá chừng như vậy, tác giả sách Ca-thương là Giê-rê-mi đã suy nghĩ điều gì?
  • Câu 19-21, BA LẦN, Giê-rê-mi nói rằng trong hoạn nạn, ông NHỚ – NHỚ và NHỚ. Giê rê-mi NHỚ điều gì?
  • Giê-rê-mi nhớ rất rõ hoạn nạn, khốn khổ, nhớ đến hoàn cảnh của ông như ngải cứu và mật đắng (cả hai thứ đều đắng – cái ĐẮNG bao giờ cũng chỉ về đau khổ), nhớ đến hoạn nạn làm hao mòn ông.
  • Cảm ơn Chúa Giê-rê-mi không nhớ để than thở, buồn phiền, ngã lòng, mất đức tin, nhưng ông nói:Ta nhớ lại sự đó, THÌ CÓ SỰ TRÔNG MONG, TRÔNG CẬY. Một đức tin tuyệt vời.
  • Tại sao Giê-rê-mi có sự trông mong đó?
  • Ông giải thích: Ay là NHỜ:  
  • Câu 22, Giê-rê-mi nói ông NHỜ sự NHƠN TỪ của Chúa, sự nhơn từ đó phát xuất từ sự THƯƠNG XÓT CHẲNG DỨT, nghĩa là sự yêu thương đời đời của Chúa.
  • Câu 23, Giê-rê-mi nói ông NHỜ SỰ THÀNH TÍN của Chúa, một sự thành tín LỚN LẮM, sự thành tín đó luôn luôn được chứng tỏ mỗi buổi sáng khi ông vừa thức dậy, cũng có nghĩa là ngày nào Chúa cũng thành tín và thành tín đời đời.
  • Câu 31, Giê-rê-mi quả quyết rằng: CHÚA CHẲNG HỀ BỎ CHO ĐẾN ĐỜI ĐỜI, giống như Thi thiên 30:5 đã làm chứng: Vì sự giận Ngài chỉ trong một lúc, còn ơn Ngài có trọn một đời...
  • Câu 22-23, Giê-rê-mi xác nhận Chúa có làm cho chúng ta lo buồn, nhưng sự thương xót của Chúa vẫn còn dư dật, bản tánh của Chúa không hề muốn cho loài người đau khổ – Chúa không dựng nên con người để bị phạt, nhưng Ngài dựng nên con người để ban phước cho con người!
  • Tôi thật ngạc nhiên và cảm tạ Chúa, Giê-rê-mi dù được gọi là một Tiên tri than khóc, chúng ta đã thấy lúc nào ông cũng khóc, nhưng ông không khóc vì tuyệt vọng, mà khóc với đức tin thật lớn nơi Chúa, đến nỗi sau khi nhắc lại bản tánh yêu thương của Chúa trong khi chịu khổ nạn, ông khẳng định:
  • Câu 26-27, hai lần Giê-rê-mi nói THẬT TỐT, THẬT TỐT cho người tin cậy Chúa, và bày tỏ đức tin đó bằng yên lặng chờ đợi Chúa (yên lặng không phải là phó mặc, liều mạng, nhưng là có đức tin vững vàng sau khi biết rõ Chúa là ai?) – Thi thiên 27:1
- Rôma 8:31-39
  • Câu 38-39, Giê-rê-mi tái khẳng định: tất cả điều xảy ra cho chúng ta – phước hay họa – đều từ Đức Chúa Trời, thế thì tại sao chúng ta lại phàn nàn về khổ nạn mình chịu?
  • Trong quyển “Cuộc Phục Hưng tại Trung hoa”, bà Giáo sĩ Marie Monsen đang lúc sống trong hoàn cảnh khổ nạn, nguy biến vì tình trạng Hội thánh tại Trung hoa không phát triển, bên ngoài thì chiến tranh tràn khắp trong những ngày đầu thế kỷ 20, cảm ơn Chúa, Bà đã viết lên trước mặt bà một câu: “Bất cứ điều chi Cha tôi gởi đến, tôi sẽ vui mừng đưa tay nhận lấy, vì biết rằng điều đó đến từ Cha tôi”.
  • Xin Thánh Linh Đức Chúa Trời nhắc nhở chúng ta luôn nhớ đến Chúa là Thánh khiết - Công Bình, như chúng ta đã học trong đoạn 2 và đoạn 3 sách Ca-thương; Thánh Linh Đức Chúa Trời cũng nhắc chúng ta luôn luôn nhớ Chúa là Nhơn Từ, Thành Tín, trong lúc sung sướng, bình an, hoặc lúc hoạn nạn.

III/. THÁI ĐỘ KHI BỊ CHÚA SỬA PHẠT:
  • Ca-thương 3:40-66
  • Có hai thái độ Giê-rê-mi đã bày tỏ trong lúc đối diện với khổ nạn đang chịu, mà chúng ta bắt gặp trong hai đoạn chúng ta đã học;
  • Thái độ thứ nhất: là kêu gọi mọi người đang chịu khổ nạn “tự xét mình” ăn năn quay về với Chúa;Thái độ thứ hai: là chính mình cũng ăn năn với Chúa.
  • hai thái độ nầy được nhắc lại trong 3:40-66.
1/. Thái độ thứ I: Kêu gọi mọi người ăn năn:
  • 3:40-47
  • Anh chị em để ý trong phân đoạn nầy, Tiên tri Giê-rê-mi dùng Nhân Xưng Đại Danh Từ (Personal Pronoun) ở số nhiều: CHÚNG TA, CHÚNG TÔI
  • Câu 40-41, chữ CHÚNG TA ở đây, Giê-rê-mi kêu gọi mọi người đang nghe ông: hãy xét, hãy thử, hãy giơ lòng, giơ tay lên hướng đến Đức Chúa Trời trên trời.
Đây là lời kêu gọi nhìn nhận tội lỗi và quay về với Chúa. Nhưng điều mà chúng ta còn học được nơi Giê-rê-mi là ông đã hòa mình chung với mọi người, ông không cho rằng ông được miễn trừ xét mình, ông không nghĩ rằng mình không cần ăn năn.
  • Câu 42-47,
Đến đây, có hai ý,
nếu dịch là CHÚNG TA, thì Giê-rê-mi đang tiếp tục bài giảng kêu gọi ăn năn bằng cách nêu ra những lý do: Tại sao Chúa phạt, Chúa giận chúng ta; tại sao Chúa không nghe lời cầu nguyện để giải cứu chúng ta; tại sao chúng ta bị sợ hãi, hầm hố, hủy diệt, và hư hại ...?
Nếu dịch là CHÚNG TÔI, thì Giê-rê-mi đang chỉ cách cho người ta cầu nguyện ăn năn với Chúa: nhìn nhận tội lỗi (chúng tôi đã phạm phépđã bạn nghịch), đây là bước khó nhất trong sự ăn năn: Tâm lý là chúng ta không chịu nhận tội lỗi, thường đổ thừa cho một lý do nào đó.
Anh chị em hãy nhớ trường hợp của A-đam và Ê-va, khi Chúa hỏi là Chúa đã mở đường cho họ ăn năn để được tha thứ, nhưng A-đam đã đổ thừa cho Ê-va; Ê-va đổ thừa cho con rắn.
Anh chị em hãy nhớ đến vua Sau-lơ và vua Đa-vít. Sau lơ thì đổ thừa cho điều nầy điều khác khi tiên tri Sa-mu-ên quở trách tỗi lỗi của vua; còn Đavít thì lập tức nhận tội khi nghe tiên tri Na-than quở trách. Kết quả như thế nào anh chị em đã biết.
Rồi trình bày tất cả những khổ nạn mình đang chịu với Chúa.
  • Chúng ta phải cảm ơn Chúa, vì trong Chúa, Chúa cho chúng ta một đặc ân thật kỳ diệu, có những nỗi buồn, nỗi khổ, nhiều khi chúng ta không thể nói với ai, mà cũng không ai có thể chia sẻ giải quyết cho chúng ta, khi đó chúng ta có thể nói với Chúa, trình bày với Chúa.
  • Nói ra được thì đã giải quyết rồi!
2/. Thái độ thứ hai: Chính mình ăn năn:
  • 3: 48-66,
  • Nói về tội lỗi của người khác thì dễ, kêu gọi mọi người ăn năn cũng dễ, nhưng chính mình ăn năn thì thật là khó, nhất là một Tiên tri, thì càng khó hơn, vì viên than lớn bao giờ cũng khó cháy hơn những viên than nhỏ.
  • Cảm ơn Chúa, Giê-rê-mi đã làm gương cho chúng ta. Đến phân đoạn nầy, Giê-rê-mi đổi cách xưng hô, ông dùng Nhân Xưng Đại Danh Từ ngôi thứ nhất số ít, TÔI! Và cả phân đoạn nầy Giê-rê-mi đã nói với Chúa.
  • Câu 48-51, ông đã nói với Chúa về nỗi buồn của ông, lý do ông khóc.
  • Câu 52- 66, ông đã nói với Chúa nỗi khổ của ông.
  • Anh chị em từng có kinh nghiệm như vậy không? Tôi thấy nhiều con cái Chúa khi buồn khi khổ, thì hay đi nói với người nầy, than với người khác, kể cho người kia nghe, anh chị em có biết tại sao không? Vì những người đó không chịu nói với Chúa. Tôi quả quyết rằng nếu chúng ta nói với Chúa, than với Chúa, kể lể với Chúa, thì chúng ta không cần nói, than, kể cho ai nghe cả.
  • Anh chị em hãy nhớ hai điều nầy:
  1. Cơ-Đốc nhân chúng ta là người làm chứng về Chúa toàn năng, yêu thương, cho người chưa tin, đi thăm viếng gây dựng anh em trong Hội thánh, nếu chính chúng ta cũng than, cũng kể, cũng nói, với người khác về nỗi buồn, nỗi khổ, của mình, thì ai sẽ nghe chúng ta làm chứng, ai sẽ nghe chúng ta khuyên?
  2. Con người có thể giúp chúng ta giải quyết một vài nhu cần nào đó, nỗi buồn nào đó, nhưng có rất nhiều điều họ không giải quyết được, vì họ là con người và họ cũng có nỗi buồn, mối lo của họ. Vả lại đôi khi sau khi chúng ta than, kể, chúng ta lại nhận được kết quả NGƯỢC, là bị trách, bị rắc rối.
Chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng Toàn năng, Đấng Yêu thương, không tiếc chính Con Ngài, vì chúng ta ban Con ấy cho, chính Ngài lúc nào cũng sẵn lòng nghe, đủ quyền năng để giải quyết, không bao giờ phiền trách chúng ta.
  • Nguyện Chúa ban cho mỗi chúng ta có thái độ như Lời Chúa dạy, như Giê-rê-mi đã thực hành.


Đề mục: CHÚA BỎ
Kinh thánh: Ca-thương 4:
Câu gốc: Ca-thương 4:22a
Mục đích: Nhắc nhở con cái Chúa đừng để Chúa giận BỎ chúng ta.

I/. CẢNH TRẠNG BỊ CHÚA BỎ:
  • Ca-thương 4:1-10
  • Tác giả sách Ca-thương là Giê-rê-mi đã bắt đầu việc tả vẽ cảnh trạng của một dân tộc, một thành thánh, bị Chúa bỏ, bằng cách dùng hai vật đặc biệt để minh họa là Vàng ròng và Đá nơi Thánh.
    1. Vàng ròng.
  • Vàng ròng là một thứ vàng tinh luyện  không còn pha lộn tạp chất nào nữa.
  • Kinh thánh thường nhắc đến vàng dùng trong Đền thờ bao giờ cũng là VÀNG RÒNG,
  • Xuất Ê-díp-tô ký 25:10-11, 17-18, 23-24, 31, Chúa bảo Môi-se đã dùng vàng ròng bọc tất cả những khí mạnh dùng trong nơi Thánh và nơi Chí Thánh như: Hòm bảng chứng hay còn gọi là Hòm Giao Ước trên có nấp Thi An, bàn Bánh Trần Thiết, Chơn đàn bảy ngọn.
  • Sách I Vua 6:20-22, vua Sa-lô-môn đã bọc vàng ròng phần trong Đền thờ mà vua đã xây dựng cho Chúa tại thành Giê-ru-sa-lem.
  • Chúng ta có thể nói cách khác, VÀNG RÒNG mà Giê-rê-mi nói ở đây là vàng thánh trong Đền thờ tại Giê-ru-sa-lem.
  • Lịch sử ghi lại rằng khi quân đội Ba-by-lôn chiếm thành Giê-ru-sa-lem năm 587 TC., họ đã cạy vàng trong Đền thờ đem về Ba-by-lôn. Đó là ý tưởng mà Giê-rê-mi nói ở đây. Giê-rê-mi đã chứng kiến thấy cảnh người Ba-by-lôn cạy vàng trong Đền thờ, tức là xúc phạm Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh, vàng thánh đã biến đổi thành mờ tối, tức là bị trần tục hóa, ngày mai đây sẽ thành vàng thương mại hóa.
 
  1. Đá nơi thánh
  •  “Đá nơi thánh” tức là Đá mà vua Sa-lô-môn dùng xây Đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, vì Đá là vật liệu thông dụng thời bấy giờ trong việc xây dựng các Đền đài, cung điện.
  • I Vua 5:15-18 ghi thuật lại rằng vua Sa-lô-môn cho người đẽo lấy những tảng đá lớn trong núi để xây Đền thờ cho Chúa.
  • Bây giờ trong sách Ca-thương 4:1, Giê-rê-mi than thở là “Than ôi! Đá nơi thánh đổ ra mọi góc đường phố!” Đường phố là nơi hỗn tạp, tượng trưng cho nơi tội lỗi. Một nhà thơ Việtnam thời tiền bán thế kỷ 20, nghĩa là cách đây 70, 80 năm, đã viết những lời than thở giống như Giê-rê-mi:
Có đất nào như đất nầy không
Phố phường nằm sát với bờ sông
  • Đá nơi thánh “đổ ra”, hay ngã xuống, không còn đứng được, mà lại đổ ra nơi mọi gốc đường phố (gốc đường phố là nơi ô uế nhất), bị trần tục hóa, mất giá trị vì bị đổ ra (hàm ý vỡ ra).
  • Tiếp theo, Giê-rê-mi đã sử dụng loại thơ song hành – mỗi câu hai dòng tương phản nhau (khác với đoạn 1, đoạn 2 – mỗi câu có 3 dòng;  khác với đoạn 3 mỗi câu 1 dòng) làm nổi bật ý tưởng
Vàng ròng thành thứ vàng mờ tối
Đánh nơi thánh thành đá nơi gốc đường phố
Để tả ra cảnh trạng thành Giê-ru-sa-lem khi bị Chúa bỏ, dân Ba-by-lôn chiếm đóng.
  • Câu 2, vàng ròng thành đất sét – không phải thành vàng pha, mà thành đất sét.
  • Câu 3-4, chó rừng là loài thú dữ, hoang dã, còn biết cho con nó bú, nhưng những đứa trẻ mới đẻ trong Giê-ru-sa-lem thì không ai cho bú, cho ăn vì sự đói kém trong thành Giê-ru-sa-lem, không có sữa, không có thức ăn.
  • Câu 5-8, những người sang trọng, giàu có, ăn sung mặc sướng cũng trở nên thấp hèn, không có gì để ăn, đến nỗi đói còn xương bọc da.
  • Đỉnh cao của sự đói kém trong thành Giê-ru-sa-lem lớn đến nỗi người mẹ dám nấu thịt con mình để ăn. Người Việt nam chúng ta nói: Hùm dữ cũng không nỡ ăn thịt con, thế mà những người mẹ nầy nấu thịt con mình ăn.
  • Tất cả những câu đó tả vẻ ra nạn đói khủng khiếp trong thành Giê-ru-sa-lem khi thành Giê-ru-sa-lem bị Chúa bỏ, để cho quân Ba-by-lôn tràn chiếm.
  • Đây là bài học cay đắng cho người Y-sơ-ra-ên, họ luôn luôn tự hào là tuyển dân của Đức Chúa Trời, họ là dân thánh; còn thành Giê-ru-sa-lem là thành thánh của Chúa, chắc chắn không bao giờ Chúa Bỏ họ, bỏ thành.
  • Sự tự mãn đó khiến họ không tin bao nhiêu lời cảnh cáo của Chúa qua các Đầy Tớ của Chúa.
  • Đương thời Chúa Jêsus Christ còn trên đất, người Y-sơ-ra-ên sau bao nhiêu lần bị Chúa đánh phạt, lưu đày, nhưng họ vẫn không tỉnh thức bài học bị Chúa Bỏ.
  • Giăng 8:33, 39, tinh thần tự mãn là con cháu Ap-ra-ham đã khiến họ cứng lòng cứ chống nghịch với Chúa Jêsus, để rồi cuối cùng bị Chúa bỏ năm 70 SC. Khi quân Lamã tràn vào thành Giê-ru-sa-lem tàn sát họ, phá thành thánh, phá Đền thánh.
  • Đây là bài học mà Sứ đồ Phaolô đã nhắc lại để cảnh tỉnh Cơ-Đốc nhân chúng ta nói riêng, và Hội thánh của Chúa nói chung, trong
Rôma 11:17-22, với những từ ngữ rất mạnh:
  • Câu 17-18, … ngươi vốn là cây ô-li-ve hoang được tháp ... thì chớ khoe mình hơn các nhánh đó.
  • Câu 21, Vì nếu Đức Chúa Trời chẳng tiếc các nhánh nguyên (tức là người Y-sơ-ra-ên), thì Ngài cũng chẳng tiếc ngươi nữa.
  • Câu 22, ... miễn là ngươi cầm giữ mình trong sự nhơn từ Ngài; bằng chẳng, ngươi cũng sẽ bị chặt.
  • Khải huyền 2:5, Thánh Linh Đức Chúa Trời phán: ... Nếu ngươi không ăn năn, thì ta sẽ cất chơn đèn của ngươi khỏi chỗ nó.
  • Hãy xem bài học của Hội thánh Chúa trên thế giới:
  • Sau 200 năm bị Đế quốc Lamã bắt bớ, giết hại, Chúa cho Hội thánh được bình an khi Hoàng đế Constantine tin Chúa. Thay vì dùng cơ hội bình an, được Hoàng đề ủng hộ để chinh phục thế giới cho Chúa, Hội thánh lại chia rẽ, tranh giành quyền lợi, không còn lo giảng Tin lành nữa. Chúa Bỏ Hội thánh, nên đến thế kỷ 7, Chúa cho phép người Hồi giáo đã nổi lên và chơn đèn của Hội thánh tại vùng Trung Đông, Phi châu, vốn là Trung tâm Thần học Cơ-Đốc Giáo, bị cất bỏ, cả một khu vực rộng lớn, giàu có về dầu hỏa đã bị Hồi giáo hóa
  • Tại Viêtnam, từ năm 1965 đến 1975, Chúa ban cho Hội thánh được những cơ hội và phương tiện quý báu, dồi dào, hoàn cảnh thuận lợi để giảng Tin Lành, tự do giảng dạy từ thành phố đến thôn quê, tiền tuyến, ngoài đường. Thay vì hết lòng hiệp nhau lo công việc Chúa, Hội thánh bắt đầu tranh cãi, phe đảng. Kết quả là Chúa Bỏ, để người Cộng sản tràn vào, Hội thánh bị tản lạc.
  • Vậy mà Hội thánh chưa tỉnh thức, tại trong Nước, sau 10 năm (1975-1985), Hội thánh bị xơ xác, Chúa thương xót cho Hội thánh được nghỉ ngơi tạm khỏi cơn bắt bớ lớn, thay vì tỉnh thức để hiệp nhau giảng Tin lành, chúng ta lại thấy trong Hội thánh xâu xé nhau càng nhiều, chia rẽ càng lớn, tìm kiếm quyền thế đời nầy, làm giàu...
Tại hải ngoại thì sao? Có hết lòng giảng Tin Lành không? Sau bao nhiêu nhọc nhằn, nguy hiểm, đau khổ trong các Trại Tù Cải tạo, trên biển cả ghê rợn, bây giờ Chúa cho bình yên ổn định trên đất nước của Tin Lành, Hội thánh có giảng Tin Lành không? Câu trả lời là KHÔNG!
Thế thì Chúa có bỏ Hội thánh Việt nam không?
  • Oi nếu chúng ta không tỉnh thức, thì ngay bây giờ nên học thuộc sách Ca-thương để có ngày hát lại:“Nhưng Ngài lại bỏ hết chúng tôi, Ngài giận chúng tôi quá lắm”.

II/. NGUYÊN NHÂN CHÚA BỎ:
  • Ca-thương 4:11-20
  • Phân đọan nầy nêu ra hai lý do khiến Chúa Bỏ dân Ngài.
  1. Lý do thứ I:
  • Ca-thương 4:11-16
  • Ngay câu 11 đã nêu ra lý do Chúa Bỏ dân Chúa:
  • Đức Giê-hô-va ... GIẬN…
  • Đức Giê-hô-va ... đổ thạnh nộ
  • Đức Giê-hô-va đốt lửa... thiêu nuốt
  • Cơn giận của Chúa được nhắc lại một lần nữa trong câu 16, Cơn giận Đức Giê-hô-va...
  • Tại sao Chúa giận đến nỗi BỎ dân Chúa đến nỗi để kẻ thù nghịch tràn vào các cửa thành Giê-ru-sa-lem thánh  (c. 12)?
  • 4:13, Giê-rê-mi đã giải thích nguyên nhân thứ nhất khiến Chúa giận đến Bỏ dân Chúa: Ay là vì cớ tội lỗi của các tiên tri nó, và sự gian ác của các thầy tế lễ nó.
  • Các tiên tri là người rao giảng Lời Đức Chúa Trời,
  • Thầy tế lễ là người cầu thay cho dân sự.
Anh chị em hãy nghe Giê-rê-mi nói về các tiên tri và thầy tế lễ trong thời của ông:
  • Giê. 2:8; 6:13-15, nghĩa là họ không có Lời của Đức Chúa Trời, chỉ có lời của họ; họ không cảnh tỉnh dân Chúa ăn năn mà chỉ nói “bình an, bình an”, một thứ bình an giả tạo.
  • câu 14, Giê-rê-mi nói họ đi quanh dọc đường như kẻ mù, sống đời sống bị nhiễm bẩn, và không còn được người ta kính nể nữa (c. 16b)

2/. Lý do thứ hai khiến Chúa Bỏ:
  • 4:17-20,
  • câu 17, lý do thứ hai khiến Chúa bỏ dân Chúa là vì họ thay vì quay về nhờ cậy Chúa, họ đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ nơi con người, phương tiện của con người giải pháp của con người.
Một sự nhờ cậy LUỐNG CÔNG.
Một dân không thể cứu ai.
  • Trong sách Giê-rê-mi đoạn 42 đến đoạn 44, dân Giu-đa đã không nghe lời Chúa dạy qua Giê-rê-mi trong lúc bị quân Ba-by-lôn bao vây, họ cũng không nhờ cậy Chúa, họ đã nhờ cậy nơi vua Ai Cập, một nước chính họ cũng không đứng vững được (44:29-30).
  • Tôi suy nghĩ, Hội thánh Chúa ngày nay thật giống người Y-sơ-ra-ên thời Giê-rê-mi. Bao nhiêu năm tháng không kết quả cho Chúa, thay vì quay lại tìm cầu Chúa, tìm kiếm mặt Chúa, trở lại bỏ con đường tà, thì
  • Hội thánh trong nước đã tìm kiếm sự bình an nơi người cầm quyền (HTTL/VN); hoặc tìm sự che chở nơi Tòa Đại Sứ, tòa Lãnh sự Mỹ (các Hội Tư Gia), một sự bảo trợ tài chánh.
  • Hội thánh hải ngoại thì tìm kiếm Thần tài, các ca sĩ ngoài đời...
  • Chúa giận không? Câu trả lời là: Chúa giận, nếu chúng ta không ăn năn thì Chúa sẽ Bỏ.

III/. LÀM GÌ KHI BỊ CHÚA BỎ?
  • 4:21-22
  • Khi tôi đọc đến hai câu Kinh thánh cuối cùng của Ca-thương đoạn 4 nầy, tôi thật cảm ơn Chúa, vì nếu đoạn 4 nầy chấm dứt ở câu 20, thì cả một bóng tối bao trùm, cuộc sống không còn gì ở ngày mai nữa.
  • Con người sống được là nhờ ở hi vọng,
  • Một học sinh hi vọng đỗ đạt thành tài, do đó sẽ cố gắng học.
  • Một bịnh nhân dù bịnh nặng thế nào, nhưng còn hi vọng sống thì ít nhất cũng đã được chữa lành 50%. Như người bại tại ao Bê-tết-đa trong sách Tin Lành Giăng đoạn 5:1-9, sau 38 năm nằm chờ nước động cách tuyệt vọng, khi nghe Chúa Jêsus Christ hỏi: “ngươi có muốn lành chăng?” (Giăng 5:6), rõ ràng hi vọng đã vươn lên trong lòng người bại và Chúa đã chữa lành cho.
  • Một người nghèo khổ nhưng vẫn hi vọng ngày mai sẽ khá hơn, hi vọng đó sẽ khiến người cố gắng làm việc. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ bao nhiêu năm thi rớt, cuộc sống nghèo khổ, nhưng vẫn hi vọng: Chẳng lẽ ta đây mãi thế nầy?
  • Cho nên sau 20 câu buồn thảm, khốn khổ trong cảnh bị Chúa Bỏ, bài Ca thương nầy dành hai câu cuối thắp lên hi vọng
  • Câu 21,
con gái Ê-đôm, ở đất Ut-xơ = Ê-đôm là nước láng giềng của Y-sơ-ra-ên ở phía Nam Biển Chết, một nước anh em nhưng đã theo hùa với những kẻ thù của Y-sơ-ra-ên hà hiếp Y-sơ-ra-ên, mỗi khi nước anh em Y-sơ-ra-ên bị kẻ thù xâm chiếm, thì Ê-đôm không tiếp cứu, mà lại vui mừng. Đất Ut-xơ là quê hương của Gióp (Gióp 1:1).
Cái chén, về nghĩa đen là chén rượu uống lúc Ê-đôm ăn mừng Y-sơ-ra-ên bị Chúa Bỏ, nghĩa bóng là chén thạnh nộ của Đức Chúa Trời đổ trên Y-sơ-ra-ên sẽ chuyển đến Ê-đôm.
  • Câu 22
Con  gái Si-ôn, chỉ về dân Chúa.
  • Hi vọng của dân Chúa trong cảnh Chúa Bỏ là cơn giận của Chúa có hạn định, Chúa có đánh cho bị thương nhưng sẽ chữa lành cho. Ngay trong sứ điệp của mình, tiên tri Giê-rê-mi cũng đã thắp lên một hi vọng cho những người bị Chúa Bỏ, đoạn 25:12; 29:10, Đức Chúa Trời đã cho phép Giê-rê-mi báo trước Ngài sẽ Bỏ dân Ngài 70 năm.
  • Đây là sự khác biệt giữa bản nhạc, bài thơ của thế gian với bản nhạc, bài thơ trong Chúa. Sự khác nhau đó là bao giờ đến cuối cùng Chúa cũng mở đường cho dân Ngài ra khỏi, miễn là họ ăn năn quay về với Chúa. Giê-rê-mi khích lệ dân Chúa giữ vững niềm tin trong Chúa.
  • Đây cũng là Tin Lành của Chúa Jêsus Christ, tội lỗi là bị phạt, không ăn năn thì bị hư mất, nhưng hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Anh chị em sẽ luôn luôn thấy trong các sứ điệp Tin lành bao giờ cũng đưa đến Hi Vọng:
  • Rôma 6:23,
Hình phạt: Tiền công của tội lỗi là sự chết
Hi vọng: nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Chúa Jêsus Christ.
  • Anh chị em ơi, Chúa vẫn còn dành tia hi vọng cho chúng ta để ăn năn được cứu, để tỉnh thức hầu cho không bị Chúa Bỏ.


Đề mục: LỜI CẦU NGUYỆN CUỐI CÙNG
(LỜI KẾT SÁCH CA-THƯƠNG)
Kinh thánh: Giê-rê-mi 5:1-22
Câu gốc: Giê-rê-mi 5:21
Mục đích: Kêu gọi con cái Chúa quay lại tìm cầu Chúa khi thất bại trong cuộc sống.

Trong đoạn 5 của sách Ca-thương nầy, chúng ta thấy có ba lần tác giả nhắc đến Danh Đức Giê-hô-va là BA lời cầu nguyện với Chúa, sau một chuỗi dài than thở.

I/. XIN CHÚA NHỚ:
  • Ca-thương 5:1-18
  • Câu 1, tác giả đã xin Chúa nhớ hai điều: Hỡi Đức Giê-hô-va, xin nhớ sự đã giáng trên chúng tôi; Hãy đoái xem sự sỉ nhục chúng tôi.
1/. Xin Chúa nhớ điều thứ I:
  • Tác giả đã nhắc Chúa nhớ lại SỰ ĐÃ GIÁNG TRÊN CHÚNG TÔI.
  • “Sự đã giáng” là sự gì?
  • Nếu kể lại cho đầy đủ, thì đó là những khổ nạn mà tác giả và dân Giê-ru-sa-lem đã chịu, đã được tác giả thuật tả từ đoạn 1 đến đoạn 4.
  • Tuy nhiên Giê-rê-mi cũng đã tóm tắt lại những khổ nạn đó trong câu 2 đến câu 10:
    • Câu 2a, “Sản nghiệp” hay là đất đai của họ đã bi người ngoại bang chiếm lấy. Anh chị em phải nhớ rằng theo Luật của Chúa, thì đất thuộc một chi phái không được đoạn mãi cho một người ngoài chi phái (Lê-vi ký 25:23; 25:29-31)
Đó là lý do Na-bốt thà chịu chết chớ không bán sản nghiệp là vườn nho của tổ phụ cho vua A-háp (I Vua 21:3)
Thế mà đáng buồn thay, sản nghiệp đất đai của dân Y-sơ-ra-ên bây giờ lại bị dân ngoại chiếm lấy.
  • Câu 2b, Nhà cửa của dân Y-sơ-ra-ên bây giờ thuộc về “Người Giống Khác”, ám chỉ đó là người Ba-by-lôn đã đánh chiếm nước Giu-đa và thành Giê-ru-sa-lem.
Nói chung, Giê-rê-mi muốn xin Chúa nhớ lại cảnh mất nước tan nhà của dân Chúa trong tay của người Ba-by-lôn
  • Câu 3,
Khổ nạn thứ hai mà tác giả sách Ca-thương nhắc Chúa nhớ là cảnh mồ côi góa bụa của dân Chúa. Tại sao có cảnh mồ côi góa bụa? Vì những người nam hoặc đã chết trong chiến trận chống lại người Ba-by-lôn, hoặc đã bị người Ba-by-lôn bắt lưu đày sang Ba-by-lôn.
Tại sao Giê-rê-mi nói đến thảm cảnh mồ côi góa bụa với Chúa? Vì Kinh thánh làm chứng rằng Chúa là Đức Giê-hô-va ...nâng đỡ kẻ mồ côi và người góa bụa (Thi thiên 146:9)
Chắc chắn những ai đã từng trải qua thảm cảnh góa bụa mồ côi trong chiến tranh 30 năm trước và ngay tại trong lúc tị nạn nơi đất lạ quê người nầy sẽ cảm được cái khổ mà Giê-rê-mi đang nói.
  • Câu 4-10,
Khổ nạn thứ ba mà Giê-rê-mi nhắc Chúa nhớ là cảnh dân Chúa bị bốc lột và bị đói. Họ bị người Ai Cập và A-si-ri bắt làm quá sức để có bánh ăn, họ phải làm những việc nguy hiểm (chúng tôi liều mạng mới có bánh ăn, vì cớ mũi gươm nơi đồng vắng – câu 9); họ phải làm cực khổ dưới ánh nắng cháy da trong lúc bụng trống rỗng, cồn cào (câu 10).
  • Tại sao Giê-rê-mi trình bày cho Chúa ba khổ nạn nầy?
  • Vì đây là ba điều trái ngược với đặc ân mà Chúa đã hứa ban cho họ qua tổ phụ họ là Ap-ra-ham (Sáng. 13:14-16):
  1. Đặc ân thứ nhất: Họ sẽ được xứ làm cơ nghiệp, nhưng bây giờ đất của họ, nước của họ đã thuộc về dân ngọai.
  2. Đặc ân thứ hai: Họ là dân thánh, tuyển dân, được hứa là sẽ đông như sao trên trời, cát dưới biển, nhưng bây giờ họ trở thành mồ côi góa bụa không hi vọng.
  3. Đặc ân thứ ba: Chúa hứa rằng xứ họ ở là một xứ đượm sữa và mật, nhưng bây giờ họ phải chết đói.
  • Khi tôi suy nghĩ về khổ nạn nầy của dân Y-sơ-ra-ên thời Giê-rê-mi, sao nó giống với dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh ngày nay là Hội thánh của Chúa:
  1. Nước Mỹ nầy đã được Chúa ban thưởng cho các Cơ-Đốc nhân bị bắt bớ vì đức tin làm cơ nghiệp, nhưng bây giờ nước Mỹ đã không còn là một nước Cơ-Đốc nữa. Các Cơ-Đốc nhân Việt nam qua đến nước Mỹ của Cơ-Đốc Giáo, ngày nay cũng không còn là Cơ-Đốc nhân nữa mà trở thành người Mỹ vật chất
  2. Chúa muốn Hội thánh phải từ Giê-ru-sa-lem đến ... và cứ tiếp tục đến cùng trái đất, nhưng ngày nay cộng đồng Tin lành thật là quá nhỏ so với các cộng đồng của các Tôn giáo khác.
  3. Ngày nay Hội thánh đã không còn là nơi đượm sữa và mật về Lời Đức Chúa Trời cho mọi người nữa, mà thành một thứ sữa pha, một thứ mật chua, mật đắng.
  • Oi ước gì có ai đó như Giê-rê-mi nhắc Chúa nhớ khổ nạn nầy của dân Chúa là Hội thánh ngày nay!

2/. Xin Chúa nhớ điều thứ II:
  • Cathương 5:11-18
  • Giê-rê-mi nhắc Chúa nhớ đến SỰ SỈ NHỤC CHÚNG TÔI.
  • Câu 18, Giê-rê-mi đã dùng một hình ảnh thí dụ để minh họa cho chuỗi sỉ nhục mà dân thánh phải chịu bởi tay người ngoại bang từ câu 11-17. Hình ảnh đó là:
    • Núi Si-ôn đã trở nên hoang vu, chồn cáo đi lại trên đó.
  • Núi Si-ôn là núi thánh, núi của Đức Chúa Trời, nơi làm biểu tượng cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
  • Anh chị em hãy nghe một Bài thánh ca của Nhạc sĩ Franz Joseph Haylen cùng John Newton viết về Núi Siôn: (Thánh ca bản cũ ở Việt nam số 149)
Nầy, Siôn thành Chúa muôn đời ơi! Biết bao giai thoại luận về ngươi;
Thật do Chúa thành tín đã dựng xây, chốn ngươi nên nhà Ngài ngự đây
Ngươi đứng trên nền Đá Sống vô hình, quyết không gì làm cho rung rinh,
Vách cứu rỗi bao phủ ngươi muôn thu, Nhà ngươi mỉm môi cười kẻ thù.
  • Nhưng bây giờ Siôn đã trở nên hoang vu, chồn cáo là những con vật ô uế, hung ác, đi lại trên đó.
  • Trong Luca 13:31-32, Chúa Jêsus đã gọi vua Hê-rốt là kẻ đã giết Giăng Báp-tít và đang tìm giết Ngài là “chồn cáo”.
  • Anh chị em có thấy những con chồn cáo thế tục đang đi lại trên Siôn của Chúa không? Vậy mà có ai như Giê-rê-mi bằng lòng nhắc Chúa nhớ sự sỉ nhục nầy không?

II/. TÔN VINH CHÚA:
  • Ca-thương 5:19-20
  • Khi tôi đọc đến hai câu nầy, tôi thật ngạc nhiên là trong hoàn cảnh khổ nạn ghê gớm như đã tả trong câu 1 đến câu 18, vậy mà Giê-rê-mi vẫn để lòng ngợi khen Chúa: Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài còn đời đời, Ngôi Ngài còn từ đời nầy sang đời kia!
  • Qua Kinh thánh, chúng ta có thể thấy đây là đặc điểm của người thuộc về Đức Chúa Trời, dù trong một lúc yếu đuối nào đó, giữa khổ nạn, họ có thể than thở, phàn nàn, nhưng sau đó với đức tin, họ vẫn ngước mắt lên ngợi khen Chúa. Chúng ta hãy thử nghe vài thánh đồ ngợi khen Chúa trong khổ nạn:
    • Công vụ 5:41, các Sứ đồ vừa bị Tòa Công Luận đánh đòn, ngăm dọa, họ vẫn hớn hở ngợi khen Chúa vì được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh Đức Chúa Jêsus.
    • Công vụ 16:25, Phaolô và Si-la đang bị giam trong nhà tù sau những trận đòn roi tra khảo, họ lại ngợi khen Chúa.
  • Anh chị em hãy mở quyển Thánh ca (bìa xanh) để nghe các Thánh đồ trong các thời đại, họ đã viết những bài ca ngợi khen Chúa trong lúc khổ nạn:
    • Thánh ca 153, tác giả là người có hai đứa con gái bị chết trong một vụ chìm tàu giữa Đại Tây Dương, khi tàu của ông đang lướt trên chỗ các cô con gái ông chết, vị thuyền trưởng đã kể lại cho ông nghe thảm cảnh đó. Trong lúc đầy lòng đau đớn vì thương con, tác giả đã mượn âm thanh tàu chạy viết lên những lời ngợi khen Chúa.
    • Thánh ca 296, tác giả là bà Funny Crosby, một người mù từ thuở nhỏ, nhưng trong cảnh khốn khổ mù lòa thể xác, bà đã viết lên những lời ngợi khen Chúa. Đây là một trong những bài ca ngợi khen Chúa của bà (bài 152)
  • Anh chị em hãy hát những bài ca đó để cảm nhận cái khổ đau của họ và hòa chung lòng ngợi khen Chúa với họ.
  • Chính Giê-rê-mi đã ngợi khen Chúa trong hoàn cảnh đó. Giê-rê-mi ngợi khen Chúa điều gì?
    • Chúa còn đời đời.
    • Ngôi Chúa còn từ đời nầy sang đời kia!
Giê-rê-mi muốn nói rằng ông biết CHÚA VẪN KHÔNG THAY ĐỔI! CHÚA VẪN Y NGUYÊN! CHÚA LUÔN THÀNH TÍN!
Giê-rê-mi muốn nhắc lại lời của Chúa đã phán qua ông trong sách Giê-rê-mi đoạn 31:3-: Đức Giê-hô-va từ thuở xưa hiện ra cùng tôi và phán rằng: Phải, ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi; nên đã lấy sự nhơn từ mà kéo ngươi đến. Ta sẽ dựng lại...
  • Đó cũng là lý do khiến các thánh đồ ngợi khen Chúa, vì họ luôn nhớ Chúa vẫn đời đời yêu thương họ, dù họ hiện bị khốn khổ hoạn nạn.
  • Có ai trong anh chị em đang bị hoạn nạn, đang chịu khốn khổ, đang gặp thử thách không? hãy ngước mắt lên ngợi khen Chúa, hãy nói với Chúa rằng: Con ngợi khen Chúa vì Chúa không thay đổi tình yêu thương đối với con! Ngôi Ngài tức là Chúa vẫn tể trị đời nầy sang đời kia trên muôn vật, trên mọi hoàn cảnh và vẫn tể trị trên đời sống của con, Chúa không quên, không lìa bỏ chúng ta lâu vậy đâu
  • Anh chị em hãy lấy đức tin ngợi khen Chúa như vậy, chắc chắn Chúa sẽ dắt anh chị em vượt qua.

III/. HỨA NGUYỆN VỚI CHÚA:
  • Ca-thương 5:21-22
  • Cảm ơn Chúa, kết thúc sách Ca-thương, một bài ca đau thương, tác giả đã nói lên sự hứa nguyện của mình, của dân sự thay vì một cái chết tức tưởi.
  • Trong lúc mà mọi người đang bị CHÚA BỎ, đang bị CHÚA GIẬN, họ vẫn nắm lấy Chúa, và hứa nguyện TRỞ VỀ!
  • Nói đến hai chữ “Trở Về”, chúng ta phải nhắc lại câu chuyện Trở Về của người con trai hoang đàng, mà Chúa Jêsus Christ đã thuật kể trong sách Tin Lành Luca 15:11-24.
    • Tại sao người con hoang đàng nầy muốn trở về?
Câu 17 trả lời: Người con đó nhớ trong nhà Cha ta có bánh ăn dư dật. Nó gọi được tiếng CHA là nó vẫn còn biết tình yêu thương của Cha nó. Trong Chúa có đầy yêu thương và đầy phước hạnh. Nó cũng nhìn nhận chính mình là kẻ CHẾT ĐÓI – nó nhìn nhận địa vị đáng chết của nó.
  • Cách Trở về của người con trai hoang đàng như thế nào?
Câu 18-20 nêu ra những hành động bày tỏ thái độ Trở Về của người con nầy:
*Nó đứng dậy trở về, nghĩa là quyết định lìa bỏ tội lỗi của mình
*Xưng tội với cha. Sự xưng tội gồm hai phương diện: nhìn nhận tội lỗi quá khứ và cầu xin sự thương xót.
  • Bây giờ trong Ca-thương, Giê-rê-mi cũng quyết định Trở Về cùng Chúa. Chúng ta hãy xem những lời hứa nguyện của Giê-rê-mi khi quyết định Trở Về:
    • Hỡi Đức Giê-hô-va, ...
Giê-rê-mi xưng danh Chúa là Giê-hô-va, ông nhắc lại Danh Xưng Giao Ước của Chúa chỉ dành riêng cho dân Chúa, giống như người con trai hoang đàng đối với cha mình.
  • Hãy xây chúng tôi trở về Ngài,
Nguyên nhân trở về bao giờ cũng phát xuất từ Chúa, giống như tình thương của người cha đã thúc đẩy người con trai hoang đàng trở về.
  • Chúng tôi sẽ trở về,
Giê-rê-mi và dân sự phải quyết tâm trở về, tội nhân phải quyết định dứt khoát, không thể ngồi thụ động. Nếu tội nhân không muốn trở về thì Chúa cũng sẽ không hành động tha thứ được; giống như người con hoang đàng, dù người cha rất thương con, nhưng người con phải đứng lên trở về.
  • Chúng ta thường bỏ quên sự hứa nguyện dứt khoát khi muốn trở về với Chúa. Chúng ta có thể trình bày hoàn cảnh của mình với Chúa thật nhiều; chúng ta có thể ngợi khen Chúa thật nhiều; nhưng chúng ta ít khi hứa nguyện ăn năn thật với Chúa.
  • Cảm ơn Chúa, sau khi trình bày khổ nạn với Chúa, ngợi khen Chúa, Giê-rê-mi và dân Chúa (Chúng tôi) đã hứa nguyện với lòng ăn năn thật. Chúa phán:
    • Kẻ đến cùng ta, thì ta không bỏ ra ngoài đâu (Giăng 6:37)
  • Có lẽ chúng ta đã cầu nguyện thật nhiều rồi, xin Chúa cho hôm nay mỗi người trong chúng ta hứa nguyện với Chúa, thật lòng ăn năn trở về với Chúa.
 



Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.