I/. TÊN SÁCH:
Chức vụ Quan Xét gồm hai chức năng:
• Quan: đây là Quan Văn, chức năng là “trị”, cai trị.
• Xét: xét xử, thẩm xét, cũng là “sư” là người chỉ dạy cho dân chúng.
(Tiếng Trung quốc là: Quan Sư = Quan là trị; sư = dạy)
Chức vụ Quan xét không phải là vua, cũng không cao trọng như chức vụ của Môi-se, Giô-suê. Họ được Đức Chúa Trời dấy lên để giải cứu dân Chúa trong những lúc có cần, họ có thể là những chiến sĩ cầm quân ra trận, có khi cũng làm nhiệm vụ xét xử công bình cho dân Chúa.
Trong đời các Tổ phụ như Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, các Trưởng tộc, Trưởng lão chi phái cũng là những Quan xét.
• Sáng. 38:24, Giu-đa là Trưởng tộc có quyền xét xử)
• Xuất. 18:13, Môi-se kiêm luôn chức vụ Quan xét
• Xuất. 18:13; Rutơ 4:1-2, Các Quan Xét xét xử cách công khai, có hai bên nguyên cáo và bị cáo rõ ràng (Phục. 1:16; 25:1; Xachari 3:1-3
• Giô-suê 7:24-27, Giô-suê thi hành chức năng Quan xét tuyên án và thi hành án.
• Phục. 19:15, luật của Chúa đòi hỏi phải có đủ chứng cớ khi xét xử – độc chứng là vôchứng.
Sách ghi lại những việc xảy ra trong dân Y-sơ-ra-ên thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên chưa có vua (từ khi Giô-suê qua đời đến khi Sau-lơ lên làm vua), Đức Chúa Trời đã dùng 14 Quan xét (Sách chỉ ghi lại 12 vị Quan xét, còn 2 vị Quan xét được ghi trong sách I Sa-mu-ên tên là Hê-li và Sa-mu-ên).
Tên gọi nầy chú trọng vào 6 lần Đức Chúa Trời phán xét dân Chúa vì tội lỗi của họ đối với Chúa (3:8, 12; 4:2; 6:1; 10:7; 13:1)
6 lần phán xét nầy, dân Y-sơ-ra-ên bị Chúa phạt vì họ bỏ Chúa đi theo các tà thần. Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên những đặc quyền, nhưng Chúa không bao giờ ban đặc quyền để phạm tội.
II/. NIÊN HIỆU CỦA SÁCH:
• Từ Áp-ra-ham đến Giô-sép qua đời tại Ai Cập – Thời kỳ Gia Tộc 400 năm.
• Từ khi Giô-sép qua đời đến khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập – Thời kỳ Chi Phái (Bộ tộc) ...................................................................... 400 năm.
• Từ khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập đến vua Sau-lơ – Thời kỳ Thần Chính 400 năm.
• Từ vua Sau-lơ đến vua Sê-đê-kia bị lưu đày – Thời kỳ vương quyền 400 năm.
Sách Các Quan xét thuộc thời kỳ thứ ba – Thời kỳ Thần Chính: Thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên mới lập quốc, Chúa là vua của họ, nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã không muốn thể chế Thần quyền nầy (I Samuên 8:4-6)
Căn cứ vào những sự kiện nói đến trong Sách, Sách được viết ra vào cuối thời Các Quan Xét.
Theo I Vua 6:1, thời gian từ khi ra khỏi Ai Cập đến khi xây cất Đền thờ – tức là năm thứ 4 đời vua Sa-lô-môn, tổng cộng là 480 năm, gồm các sự kiện như sau:
• 40 năm lưu lạc trong đồng vắng
• thời gian chiếm xứ Ca-na-an do Giô-suê chỉ huy.
• thời gian sau khi Giô-suê qua đời – Quan. 2:10
• thời gian Hê-li làm Quan xét – I Sam. 4:18.
• thời gian Sa-mu-ên làm Quan xét – I Sam. 7:15
• thời gian Sau-lơ làm vua 40 năm – Công vụ 13:21
• thời gian Đa-vít làm vua 40 năm – I Vua 2:11
• và 4 năm đầu đời vua Sa-lô-môn
Như vậy còn lại đời Các Quan xét độ 300 năm là thời gian ghi trong sách Các Quan Xét. Rất khó tính chính xác – Quan. 11:26 – trong khi cộng tất cả các năm ghi trong sách thì khoảng 410 năm trừ những năm của A-bi-mê-léc và dân Y-sơ-ra-ên bị ức hiếp, còn lại 296 năm.
III/. NGƯỜI VIẾT SÁCH CÁC QUAN XÉT:
Không xác định chính xác ai là người viết sách Các Quan Xét, nhưng có những ý kiến như sau:
1. Có 4 lần ghi “Trong lúc đó không có vua nơi Y-sơ-ra-ên” – 17:4; 18:1; 19:1; 21:25 – nên chắc chắn sách được viết lúc Y-sơ-ra-ên đã có vua.
2. Theo truyền khẩu của người Y-sơ-ra-ên (trong sách Talmud) thì Sa-mu-ên là người viết sách Các Quan Xét.
3. Công vụ 3:22-24, Phierơ nhắc đến người đầu tiên viết Kinh Thánh là Môi-se, người thứ hai là Sa-mu-ên, trừ sách Giô-suê đã xác định do Giô-suê viết, thì sách Các Quan Xét có thể Phierơ ám chỉ là Sa-mu-ên viết sách thứ 7 nầy của Kinh Thánh.
IV/. BỐ CỤC:
Câu gốc: 17:6 (21:25)
Đề mục: SỰ THẤT BẠI (CUỘC ĐỜI KHÔNG CÓ ĐỨC CHÚA TRỜI)
I/. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI: 1: - 3:6
1.Không đuổi dân ngoại (Dung chứa tội lỗi) 1:
(1:19b, 21, 27, 28, 29-31, 33)
2.Lập ước với dân ngoại (Thỏa hiệp đời nầy) 2: -3:6
(2:2; 3:5-6)
II/. TÌNH CẢNH THẤT BẠI: 3:7 – 16:
Hoặc có thể ghi nhận 6 sự kiện quan trọng nhất trong sách với 4 hành động được lặp lại:
I II III IV V VI
3:7-11 3:12-20 4:1-5:31 6:1-8:35 10:6-12:7 13:1-16:31
TỘI 3:7 3:12 4:1 6:1a 10:6 13:1a
PHẠT 3:8 3:12b-14 4:2 6:1b 10:7 13:1b
KÊU 3:9a 3:15a 4:3b 6:7 10:10, 15-16
CẦU
CỨU 3:9b 3:15b 4:4 6:11-14 11:29 13:5
III/. HẬU QUẢ THẤT BẠI: 17: -21:
1. Thờ lạy hình tượng: 17: -18:
2. Phạm tội tà dâm: 19:
3. Nội chiến 20: - 21:
IV/. DANH SÁCH CÁC QUAN XÉT:
V/. ĐẶC ĐIỂM:
1. Nội dung của Sách;
• Ý chánh chạy xuyên suốt sách là Mọi người cứ làm theo ý mình tưởng là phải. (17:6; 21:25)
• Sách bày tỏ Đức Chúa Trời ông bình sẵn sàng phạt tội lỗi (Chúa phạt bằng cách cho phép dân Y-sơ-ra-ên bị hà hiếp 100 năm trong tổng số 350 năm), nhưng Chúa cũng sẵn sàng tha thứ khi họ ăn năn kêu cầu và Chúa đã giải cứu dân Chúa.
• Sách ghi lại 7 lần bội đạo, 7 lần bị phạt, 7 lần được giải cứu
• Sách bắt đầu bằng sự thỏa hiệp với thế gian (3:5-6) để rồi kết thúc trong hỗn loạn (21:25)
2. So sánh với sách Giô-suê:
Sách Các Quan Xét tương phản với sách Giô-suê:
GIÔ-SUÊ CÁC QUAN XÉT
* Đắc thắng Thất bại
* Bắt đầu với sự nhìn vào Bắt đầu với sự thỏa hiệp với chính Chúa (1:9) thế gian (2:11-12)
* Vui mừng vì chiếm được Than thở vì bị hà hiếp (2:18)
Đất Hứa
* Đức tin Vô tín
* Tự do Nô lệ
• Đức Chúa Trời dùng Ê-hút là người thuận tay trái – 3:15
Dường như đối với Kinh Thánh, người “thuận tay tả” là một khuyết tật, nên mỗi lần có người thuận tay tả thì được nhắc đến rõ ràng (Quan. 20:16; I Sử 12:2).
Ê-hút đã biết lợi dụng “thuận tay tả” để ám sát vua Éc-lôn (3:31) giải cứu dân Chúa.
Bài học là Đức Chúa Trời cũng dùng những người khuyết tật (như Môi-se là người có tật cà-lăm – Xuất 4:10; Ti-mô-thê là người có tánh nhút nhát – I Côr. 16:10; II Tim. 1:7-8)
I Côrintô 1:26-29
• Đức Chúa Trời dùng những người phụ nữ: Đê-bô-ra (4:4)
Đê-bô-ra là một Nữ Tiên tri (Trong Kinh Thánh cũng có một số Nữ Tiên tri – Xuất. 15:20; II Vua 22:14; Ê-sai 8:3; Luca 2:36)
Nhưng Đê-bô-ra biết nhường quyền chỉ huy cho Ba-rác – 4:6-7. Khi Ba-rác nhút nhát không dám nhận lãnh trách nhiệm, Đê-bô-ra sẵn sàng nhận lãnh.
Trong sách Các Quan xét cũng ghi Đức Chúa Trời dùng những người nữ như Gia-ên (4:21); một người nữ thành Thê-bết (9:50-53)
• Đức Chúa Trời dùng Ghê-đê-ôn là một người nghèo thuộc một chi phái nhỏ (6:15), Chúa không dùng những người sợ hãi (7:3), Chúa không dùng người vì nhu cần thuộc thể mà quên trách nhiệm (7:5), Đức Chúa Trời dùng những người cần thuộc thể nhưng không quên trách nhiệm (7:6-7), sử dụng khí giới đơn sơ (7:16, 19-22; Giô-suê 6:3-5; II Sử 20:20-22)
b/. Đức Thánh Linh trong sách Các Quan Xét:
Đặc biệt Đức Thánh Linh xuất hiện rất nhiều lần trong sách Các Quan Xét
3:10
6:34
11:29
13:25; 14:6; 15:14
Phaolô luận về lẽ thật nầy trong Rôma 5:10, tội lỗi gia thêm thì ân điển càng dư dật
II Phierơ 3:9
Tuy nhiên, Sách Các Quan Xét cũng có một bài học cảnh cáo những người có ơn Chúa sẽ dễ dàng đánh mất ơn của Chúa. Người đó là Sam-sôn.
Sam-sôn là người Na-xi-rê, tức là người hứa nguyện biệt riêng cho Chúa (Dân. 6:1-2; Quan. 13:4-5).
Nhưng Sam-sôn đã dùng sức mạnh (ơn Chúa cho) vào việc xác thịt, theo đuổi người nữ ngoại bang như mắt mình ưa thích (14:1-3) và kết quả là Sam-sôn đã ngã chết vì sự ham muốn xác thịt (16:1, 4).
Tuy nhiên, Sam-sôn đã biết ăn năn, dù là một sự ăn năn muộn màng (16:28)
KẾT LUẬN:
1. Một đời sống không có Đức Chúa Trời làm chủ thì hỗn loạn.
2. Một đất nước hay một Hội Thánh chia rẽ (mỗi người làm theo ý mình), thỏa hiệp với thế gian, là nguyên nhân của thất bại.
3. Bất cứ người nào Chúa cũng dùng được miễn là vâng phục Chúa, để Chúa dẫn dắt.
Đề mục: THẤT BẠI
Kinh thánh: Các Quan xét
Câu gốc: Các Quan xét 17:6 (Hoặc 21:25)
I/. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI:
• Các Quan xét đoạn 1: - 3:6
• Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta cũng tìm thấy hai nguyên nhân khiến cho dân Chúa thất bại, mặc dù họ đang ở trong Đất Hứa.
1. Không đuổi dân Ca-na-an:
• Đoạn 1.
• Tôi xin anh chị em đọc qua với tôi những câu sau đây trong đoạn 1:
• câu 19b
• câu 21
• câu 27-28
• câu 29-31
• và câu 33
• Qua 8 câu Kinh thánh đã đọc, anh chị em thấy một nhóm từ luôn được lập lại: Không Đuổi Được. Đó chính là nguyên nhân thứ nhất khiến dân Chúa thất bại trong đời sống theo Chúa.
• Chúng ta biết rằng, đến sách Các Quan xét, dân Y-sơ-ra-ên thật sự đã được nhận lấy Đất Hứa, các chi phái đã nhận phần sản nghiệp, mỗi người đều có phần riêng cho mình. Nhưng vấn đề là họ vẫn còn phải tiếp tục chiến đấu để đuổi những cư dân Ca-na-an còn sót lại trong xứ.
• Nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã không đuổi được. Tại sao không đuổi được ? Có 2 lý do
1. câu 19b nêu lý do thứ nhất, ấy là dân Y-sơ-ra-ên không đuổi được những cư dân Ca-na-an vì chúng nó có những xe bằng sắt. Thực chất không phải vì kẻ thù mạnh, mà vì dân Chúa yếu đuối. Bằng cớ là Ca-lép – một người già 85 tuổi, vẫn có đủ sức để đánh đuổi những loại kẻ thù như vậy.
Sách Châm ngôn nói: Kẻ biếng nhác nói: Có con sư tử ngoài đường; một con sư tử ở trong đường phố. Kẻ biếng nhác ở đây chính là dân Y-sơ-ra-ên, họ không muốn chiến đấu, họ đã đưa ra khó khăn có thể khó khăn đó là loại khó khăn ảo. Phần b của câu Châm ngôn là câu nói châm biếm, chế nhạo kẻ biếng nhác, sư tử thì ở trong rừng, trong đồng vắng, chớ làm gì có ở trong đường phố.
2. câu 27b nêu lý do thứ hai khiến dân Y-sơ-ra-ên không đuổi được những cư dân Ca-na-an, ấy là họ cũng chẳng đuổi… cũng chẳng đuổi đi; câu 29, cũng chẳng đuổi… Rõ ràng là dân Y-sơ-ra-ên sẵn sàng chấp nhận chứa chấp những cư dân Ca-na-an. Đây là thái độDUNG CHỨA TỘI LỖI, dưỡng hổ di họa.
Trong Dân số ký 33:55-56, Chúa đã cảnh cáo dân Y-sơ-ra-ên trước về sự dung dưỡng tội lỗi, Còn nếu các ngươi không đuổi dân của xứ… chúng nó … sẽ như gai trong con mắt, và như chông nơi hông các ngươi, chúng nó sẽ theo bắt riết các ngươi…
• Rõ ràng bài học nầy làm hình bóng về đời sống thuộc linh của Cơ-Đốc nhân trên đường Nên Thánh theo Chúa.
• có những Cơ-Đốc nhân sau khi tin Chúa Jêsus Christ và được cứu, thì trở nên lười biếng, không muốn chống lại những sự cám dỗ, nghĩ rằng như vậy thì được yên thân. Lời Chúa trong I Côrintô 10:5-6 là lời cảnh cáo cho những đời sống buông mình, thả mình theo dòng cám dỗ, Phần nhiều trong vòng họ… đã ngã chết nơi đồng vắng.
• Lời Chúa dạy chúng ta phải quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương chúng ta (Hê. 12:1). Một sự dung dưỡng tội lỗi trong đời sống chúng ta, hôm nay nó là con beo con không có gì nguy hiểm, ngày mai nó sẽ là một con beo lớn chụp lấy chúng ta; nó sẽ gai trong mắt, chông nơi hông. Gai nơi tay, chông nơi chân, đã gây khó chịu dường nào; huống chi mắt và hông là hai chỗ hiểm yếu.
• Chúng ta phải cảm tạ Chúa về việc Đức Thánh Linh sắp xếp để sách Quan xét vào vị trí đặc biệt nầy, để bày tỏ cho chúng ta những điều đáng trách trong đời sống theo Chúa: không buông mình để yên thân; cũng không được dung dưỡng tội lỗi – dù nó dường như quá nhỏ.
3. Lập ước với dân ngoại:
• Một lần nữa, xin anh chị em đọc với tôi những câu Kinh thánh sau đây:
• 2:2, …………
• 3:5-6, …………………
• 2:2, Chúa ra lịnh cho dân Chúa: chớ lập ước cùng dân xứ nầy, thế mà dân Y-sơ-ra-ên lại chẳng vâng lời Chúa dạy.
• Sự bất trung nầy khiến Chúa phải thắc mắc mà hỏi dân Chúa: Tại sao các ngươi đã làm điều đó ? Chúa muốn hỏi dân Chúa: Chúa đã dạy, đã ra lịnh, đừng lập ước với dân trong xứ, tại sao họ vẫn không nghe lời Chúa dạy, tại sao họ vẫn lập ước với dân ngoại ?
• Chẳng những lập ước mà dân Y-sơ-ra-ên còn
• Cưới gả với dân Ca-na-an.
• hầu việc các thần của dân Ca-na-an.
• Anh chị em thấy đặc tánh của tội lỗi là lây lan, tội lỗi nầy sanh ra tội lỗi khác. Trong nguyên ngữ Hi văn của Kinh thánh, tội lỗi được dùng ở giống cái, nghĩa là tội lỗi sẽ sanh sản.
• Từ tội kết ước, thỏa thuận sống chung với tội lỗi – một đường lối thỏa hiệp, đức tin ai nấy giữ, thần ai nấy thờ.
• giai đoạn lây lan kế tiếp là cưới gả – bắt đầu liên kết với nhau bằng những cái gọi làcuộc vui, tiệc vui.
• rồi điều gì phải đến đã đến, tội lỗi đã cai trị trên kẻ thỏa thuận với nó, khiến kẻ đó hầu việc nó.
• Tác giả Thi thiên 1:1 đã cho thấy sự tai hại của những việc lập ước với tội lỗi: trước hết là THEO, kế đó là ĐỨNG LẠI, kết quả bao giờ cũng NGỒI lại với tội lỗi.
• Trong I Tês. 5:22, Phao-lô đã ra lịnh cho Cơ-Đốc nhân chúng ta: Bất cứ việc gì TỰA NHƯ điều ác, thì phải TRÁNH ĐI. Chỉ mới TỰA thôi, thì đã phải tránh rồi.
• Anh chị em lưu ý, ngay sau 3:6, bước qua câu 7, chúng ta thấy hậu quả tai hại của tội lỗi diễn ra tức thì: Dân Y-sơ-ra-ên còn làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va,
• dân Chúa đã làm ác
• họ làm điều ác trước mặt Chúa, nghĩa là công khai phạm tội, không còn kể Chúa là gì đối với họ.
• Anh chị em ơi,
• công bình với gian ác không hội hiệp nhau được
• sự sáng với sự tối không thông đồng nhau được
• Đấng Christ với Bê-li-an không hòa hiệp được
• kẻ tin không có phần với kẻ chẳng tin
• Đền thờ của Đức Chúa Trời không thể hội hiệp với hình tượng tà thần (II Cô. 6:14-16)
• Đối với Đức Chúa Trời, trắng là trắng, đen là đen; thánh là thánh, tội là tội; Chúa không chấp nhận xám xám được, không thể vừa thánh vừa tội được. Một sự thỏa hiệp với thế gian, với tội lỗi không thể dẫn đến sự sáng, đến sự thánh khiết, mà chắc chắn sẽ dẫn đến làm ác, quên Chúa, … thờ hình tượng, … và nhận lấy cơn giận của Chúa đổ xuống.
• Đó là hai nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong dân Y-sơ-ra-ên được ghi trong sách Các Quan xét.
II/. TÌNH CẢNH THẤT BẠI:
• 3:7 – 16:
• Nhìn toàn cảnh, cả sách Các Quan xét có thể ví như một cảnh ban đêm trong cơn mưa bão, thỉnh thoảng chợt lóe lên một chút ánh sáng, rồi lại mưa bão và bóng đêm.
• Suốt từ đoạn 3 đến đoạn 16, sách đã ghi lại:
• 7 lần dân Y-sơ-ra-ên làm điều ác, quên Chúa, thờ hình tượng
• 7 lần bị Chúa phạt bằng cách cho phép các dân tộc chung quanh như: dân Mê-sô-pô-ta-mi, dân Mô-áp, dân Phi-li-tin, dân Ca-na-an, dân Ma-đi-an, hà hiếp, cướp bóc, khổ sở trăm chiều.
• 7 lần dân Y-sơ-ra-ên trong cảnh khổ cùng cực, họ lại ăn năn quay lại kêu cứu với Chúa.
• 7 lần Chúa đã nghe tiếng kêu cứu của dân Chúa và đã dấy lên các Quan xét để giải cứu họ khỏi tay kẻ hà hiếp. Một số các Quan xét rất quen thuộc với chúng ta như: Ghê-đê-ôn, Đê-bô-ra, Sam-sôn…
• Dân Y-sơ-ra-ên phạm tội, bị Chúa hình phạt, ăn năn, được giải cứu, rồi lại phạm tội. Chu kỳ đó cứ tiếp diễn suốt gần 400 năm, sau khi Giô-suê qua đời đến vị Quan xét cuối cùng là Sa-mu-ên.
• Qua những lần dân Y-sơ-ra-ên phạm tội rồi ăn năn được Chúa tha thứ, sách Các Quan xét đã làm nổi bật hai đối tượng hoàn toàn trái ngược nhau:
• Đối tượng con người qua dân Y-sơ-ra-ên chính là Cơ-Đốc nhân chúng ta ngày nay, dù đã tin Chúa, đã từng nếm trải bao ơn phước của Chúa, nhưng cứ yếu đuối. Hễ khi được thịnh vượng, no đủ thì quên ơn Chúa; lúc khổ cực quá thì lại kêu cầu Chúa.
• Đối tượng thứ hai là CHÚA – với bản tánh như Chúa đã từng hô danh Ngài trước Môi-se: Giê-hô-va ! Giê-hô-va ! là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận … nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội… (Xuất 34:6-7). Chúa phạt cho bị thương tích rồi lại chữa lành cho, dù trong cơn giận Chúa cũng khép sự nhân từ.
Có một lần tôi nghe một ca sĩ ngoài đời đã hát bài CHÚA KHÔNG LẦM với điệp khúc như sau:
Nhưng lòng Chúa quá bao la,
Dù cho bao phen con yếu đuối
Thành tâm ăn năn thống hối,
thì Ngài lại thứ tha…
Thật Chúa nhân từ biết bao, dù bao phen con yếu đuối, nhưng biết ăn năn thống hối, thì Chúa lại thứ tha.
• Sách Các Quan xét mô tả thật rõ nét vô tín, tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên, đồng thời cũng làm rõ nét bản tánh nhân từ yêu thương của Chúa. Chúng ta có thể nói như Phao-lô đã nói trong thư Rôma 5:20, nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa.
• Điều đó không có nghĩa là chúng ta cứ ở trong tội lỗi hầu cho ân điển được dư dật. Phao-lô nói: chẳng hề như vậy ! (Rôma 6:1)
• Nguyện Chúa dùng bài học nầy để chúng ta thấy được ân điển của Chúa, mà thêm lòng kính sợ Chúa, yêu thương Chúa và tin cậy nơi sự nhân từ của Chúa càng hơn, để bởi đó chúng ta sẵn sàng ăn năn tội lỗi của chính mình trước khi hình phạt xảy đến.
III/. BIẾN CHỨNG CỦA SỰ THẤT BẠI:
• Các Quan xét 17: - 21:
• Năm đoạn cuối cùng của sách Các Quan xét ghi lại ba biến chứng của một đời sống thất bại,
1. Đoạn 17 – 18
Một cảnh trạng của những kẻ quên Đức Chúa Trời là cúi mình thờ lạy hình tượng, một sự thờ lạy hình tượng được che đậy bằng vài vật dụng để thờ phượng Chúa như: ê-phót (17:4-5), tổ chức nghi thức theo cách của Chúa như lập thầy tế lễ theo chi phái Lê-vi (17:12-13).
Một sự pha trộn giữa tội lỗi với thánh khiết. Đó có phải là điều mà Hội Thánh ngày nay đang thực hiện trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời không ? Người ta đang tìm cách đưa những tư tưởng, những cách tổ chức, những luật lệ của thế gian vào giáo lý của Hội Thánh, nghi thức của Hội Thánh, luật lệ của Hội Thánh, với ý nghĩ rằng Cơ-Đốc giáo hợp thời hơn, dễ chấp nhận hơn
Anh chị em hãy nghe chính Chúa phán về sự pha trộn đó trong Ê-sai 1:13b, ta chẳng khứng chịu tội ác hội hiệp nơi lễ trọng thể.
2. Đoạn 19.
Chúng ta có thể nói, đoạn 19 của sách Các Quan xét là đoạn kinh khủng nhất trong toàn bộ Kinh thánh. Mỗi nhân vật trong đoạn là một tội nhân cực ác:
• người Lê-vi – người phục vụ Chúa lại có vợ bé (19:1)
• người vợ bé gian dâm, bỏ chồng (19:2)
• người Bên-gia-min không ân cần tiếp khách dọc đường theo lậut lệ của Chúa (19:13)
• một thành phố dâm loạn quá mức
• một người cha già dám giao con gái mình và khách lạ cho người ta làm nhục.
• một người chồng dùng dao chặt vợ mình ra mười hai đoạn.
Đến nỗi ai cũng nhìn nhận rằng chưa hề làm hoặc chưa hề thấy việc như vậy. Thật chúng ta cũng không còn một từ ngữ nào để đặt cho tội ác trong đoạn nầy, tôi chỉ biết mượn một thành ngữ dùng trong Kinh thánh nói về tội lỗi qua mức: “Tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt Chúa”
3. Đoạn 20 – 21
Biến chứng thứ ba của tội lỗi hay nói theo đề mục là biến chứng của Sự Thất Bại Thuộc linh ấy là nội chiến – một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, anh em tàn sát nhau (20:13-14)
Cuộc chiến nầy suýt chút nữa đã tiêu diệt chi phái Bên-gia-min (20:43-48; 21:1)
• Một Hội Thánh thất bại thuộc linh, một đời sống thất bại thuộc linh, chắc chắn sẽ đem đến những biến chứng khủng khiếp như vậy. Trong Ma-thi-ơ 12:43-45, Chúa Jêsus Christ đã nói đến thảm họa của một đời sống thất bại thuộc linh bằng cách so sánh: Một người chưa tin Chúa thì chỉ có một quỉ cai trị; còn người tin đã tin Chúa mà không để Chúa cai trị đời sống, thì sẽ như có bảy quỉ cai trị, số phận người ấy sau lại xấu hơn trước.
• Kinh thánh là quyển sách thánh của Đức Chúa Trời Chí Thánh, nhưng không phải chỉ ghi những việc, những người thánh, mà cũng ghi cả những tội ác cực kỳ kèm theo những hậu quả, những biến chứng khủng khiếp ngay trên đất. Bằng chứng là qua nội dung sách Các Quan xét.
• Cảm ơn Chúa cho chúng ta học được sách Các Quan xét để thấy lẽ thật đó. Học để làm gì ? Chắc chắn là để chúng ta nhờ ơn Chúa thì phải tránh đi, chớ buông mình vào …
Đề mục: BÀI HỌC SÁCH QUAN XÉT
Kinh thánh: Các Quan xét 21:25
I/. ĐỜI SỐNG KHÔNG CÓ CHÚA:
• Quan xét 21:25
• Chúng ta đã học qua nội dung của sách Các Quan xét, và đã rút ra một chủ đề chung cho sách là SỰ THẤT BẠI.
• Chúng ta cũng thấy tất cả các Nhà Giải Kinh đều đồng ý câu chìa khóa cho sách Quan xét là: Đương lúc đó không có vua trong Y-sơ-ra-ên; ai nấy làm theo ý mình lấy làm phải. Câu chìa khóa nầy được lập lại 4 lần trong sách:
• 17:6. Trong lúc đó, không có vua nơi Y-sơ-ra-ên, mọi người cứ làm theo ý mình tưởng là phải.
• 18:1, Đương lúc đó, chẳng có vua nơi Y-sơ-ra-ên…
• 19:1, Nhằm lúc không có vua trong Y-sơ-ra-ên.
• 21:25, Đương lúc đó, không có vua trong Y-sơ-ra-ên; ai nấy làm theo ý mình lấy làm phải.
• Xét về một phương diện những câu Kinh thánh trên đang nói về mặt hữu hình, dân Y-sơ-ra-ên không theo chế độ Quân chủ, nên không có vua cai trị. Dân Y-sơ-ra-ên từ chế độ thị tộc, các Tộc trưởng như Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, rồi Môi-se, Giô-suê, là những người trực tiếp cai trị, hướng dẫn đời sống thuộc thể lẫn thuộc linh cho cả dân Y-sơ-ra-ên.
• Nhưng những gì xảy ra trong đời các Tổ phụ của họ, dù không có vua, họ vẫn sống tin kính, vẫn thịnh vượng, vẫn hiệp một, đâu cần phải có một vua như các dân tộc chung quanh.
• Một phương diện khác, về mặt vô hình, từ đời các Tổ phụ đến khi vào Đất Hứa, dân Y-sơ-ra-ên dù không có vua hữu hình, nhưng rõ ràng họ có một Vua Vô Hình là chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời, nghĩa là họ theo chế độ Thần quyền, cuộc sống của họ vẫn đầy ắp ơn phước.
• Thế thì thực chất cái gì đã xảy ra ? Tôi tin rằng phần b của những câu Kinh thánh trên mới chính là vấn đề: mọi người cứ làm theo Ý MÌNH… ai nấy làm theo Ý MÌNH lấy làm phải.
• Ý mình, ý riêng, ý của con người, mới chính là duyên cớ cho những thất bại trong dân Chúa. Ý mình, ý riêng, ý con người đó có kết quả là gì ? Phao-lô nói về kết quả tai hại đó như sau trong thư
• Rôma 6:20-21, Vả, khi anh em còn làm tôi mọi tội lỗi … thế thì anh em được kết quả gì ? Ấy là quả mà hiện nay anh em đương hổ thẹn; vì sự cuối cùng của những điều đó tức là sự chết.
• Êph. 2:3, Chúng ta … trước kia sống theo xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác.
• Bây giờ đem những lời dạy của Phao-lô ấn chứng qua sách Các Quan xét, chúng ta thấy con đường của ý riêng, ý mình, ý người là:
• Một đời sống không có Chúa làm chủ là đời sống hỗn loạn: mọi người làm theo ý mình… ai nấy theo ý mình.
• Một sự từ chối Chúa làm chủ, tự nhiên sẽ làm tôi mọi thế gian. Bằng cớ là các dân chung quanh như Phi-li-tin, Ma-đi-an, Mô-áp… những dân tộc thờ hình tượng trở thành những ông chủ của tuyển dân.
Một người Thanh niên gặp tôi và yêu cầu tôi chứng mình cho anh ấy thấy có Đức Chúa Trời. Tôi nói với người Thanh niên đó rằng trước con số 3 là số mấy ? Anh ấy trả lời, số 2. Tôi hỏi tiếp: Trước số 2 là số mấy ? Anh ấy trả lời: số 1. Tôi lại hỏi: Trước số 1 là số mấy ? Anh ấy nói: Số KHÔNG (0). Tôi nói với anh ấy: Đức Chúa Trời mà anh tìm kiếm là con số MỘT đó. Anh Thanh niên cố chống chế: Nhưng trước số 1 là số 1 âm (-1). Tôi đồng ý, nhưng số âm là số gì ? Anh ơi, Đức Chúa Trời là con số 1 dương (+1); nhưng nếu anh từ chối Ngài thì số phận anh sẽ là con số 1 âm (-1) đó chính là ma quỉ. Anh khước từ Đức Chúa Trời làm chủ đời sống anh, thì ma quỉ sẽ làm chủ đời sống của anh.
• Hội Thánh hoặc cá nhân mỗi chúng ta cũng vậy. Anh chị em hãy nhìn vào câu chuyện Chúa Jêsus giáng sanh sẽ thấy rõ hai hình ảnh có và không có Chúa làm chủ với hai kết quả khác nhau:
1. Cung điện ở Giê-ru-sa-lem thật nguy nga đẹp đẽ, nhưng không có Chúa làm chủ, chỉ có vua Hê-rốt làm chủ, thì điều gì xảy ra ? Math. 2:3, Bối rối; 2:7-8, đầy sự giả dối; 2:16, tức giận và cuối cùng là kẻ giết người.
2. Trong khi đó, nơi máng cỏ đê hèn, Chúa Jêsus giáng sanh làm chủ, thì nơi đó là phước hạnh của biết bao nhiêu người, trải qua hàng mấy ngàn năm
• Ai thật sự đang làm chủ đời sống của mỗi chúng ta ?
II/. ĐỨC CHÚA TRỜI DÙNG NGƯỜI YẾU ĐUỐI:
• Trong I Côrintô 1:26-29, Phao-lô khẳng định rằng Đức Chúa Trời đã dùng những người yếu đuối, những người ngu dại, nghèo hèn, để làm hổ thẹn người mạnh, người khôn, người giàu.
• Cảm ơn Chúa, để giải cứu dân Chúa ra khỏi cảnh nô lệ giữa một thời kỳ đen tốt nhất trong lịch sử tuyển dân, Đức Chúa Trời cũng đã dùng những người yếu đuối:
1. Đức Chúa Trời dùng người kém thiếu:
• Quan xét 3:15, giới thiệu một Quan xét được dấy lên để giải cứu dân Chúa ra khỏi tay Éc-lôn vua Mô-áp, tên là Ê-hút. Lời Chúa cho biết rằng Ê-hút là người CÓ TẬT THUẬN TAY TẢ.
• Người có tật thuận tay tả là sẽ chịu thiệt thòi, vì đa số người trên thế giới là thuận tay hữu (tay phải), nên các đồ dùng hầu như chỉ dành cho người sử dụng tay hữu.
• Cảm ơn Chúa, với một người có chỗ kém thiếu như vậy, Đức Chúa Trời vẫn dùng Ê-hút giải cứu dân Chúa.
• Rồi sách Các Quan xét cũng ghi lại việc Đức Chúa Trời dùng những người phụ nữ trong công việc ngoài trách nhiệm thông thường của họ: đó là chiến tranh giải cứu dân Chúa, thay vì những việc trong gia đình.
• 4:8-9, Chúa đã dùng Đê-bô-ra. Bà là một người nữ thật khiêm nhường, nhận biết vai trò của người phụ nữ chỉ là giúp đỡ, nên đã sẵn sàng nhường vinh hiển chỉ huy cuộc chiến cho một người nam là Ba-rác. Nhưng khi Ba-rác là một người đàn ông không đóng được vai trò nam giới của mình, bà sẵn sàng đứng ra gánh vác.
Có một người Tráng niên sau khi nghe một Nữ Truyền đạo giảng Tin Lành, anh ấy đã nói với tôi: Tại sao Mục sư lại để Hội Thánh cho phép một người phụ nữ lên giảng dạy giữa Hội Thánh như vậy ? Tôi hỏi anh ấy: Tại sao không được ? Anh ấy trả lời: Vì Kinh thánh cấm phụ nữ giảng dạy giữa hội chúng. Tôi lại hỏi anh: Trong Kinh thánh sách nào ? Anh trả lời: Thư Timôthê. Tôi thấy người nầy có vẻ kiêu ngạo về sự hiểu biết Kinh thánh của mình, tôi nói với người ấy: Tại anh mà Hội Thánh cho phép người phụ nữ đó giảng dạy.Anh ấy ngạc nhiên hỏi tôi: Tại sao là tại tôi ? Tôi nói thật mạnh: Vì 10 năm trước anh không chịu dâng mình cho Chúa, đem sự hiểu biết Kinh thánh của anh phục vụ Chúa. Nên 10 năm sau Đức Chúa Trời cho phép người phụ nữ giảng để dạy anh đó.
• Chúng ta lại phải cảm ơn Chúa, sách Các Quan xét cũng ghi Đức Chúa Trời dùng một người nghèo, nhút nhát, để phục vụ Chúa. Đó là Ghê-đê-ôn. 6:15, Ghê-đê-ôn tự giới thiệu về mình như sau:
• Tôi sẽ lấy chi giải cứu Y-sơ-ra-ên ? nghĩa là ông không có tài năng hoặc phương tiện gì cả.
• Trong chi phái Ma-na-se, họ tôi vốn nghèo hơn hết. Trong các chi phái, thì chi phái Ma-na-se hình như không có gì nổi bật từ trước đến nay, mà họ của Ghê-đê-ôn lại nghèo hơn hết trong chi phái nghèo ấy.
• Tôi là nhỏ hơn hết trong nhà cha tôi. Cá nhân Ghê-đê-ôn là thấp kém nhất trong gia đình của ông.
• Nói tóm lại, Ghê-đê-ôn muốn nói với Chúa rằng: Ông không có tài, không có giá trị gì, ông là nhỏ là nghèo hơn hết trong dòng họ nghèo hơn hết trong chi phái nhỏ hơn hết.
• Thế mà Đức Chúa Trời vẫn dùng Ghê-đê-ôn để giải cứu dân Chúa khỏi tay người Ma-đi-an cách kỳ diệu với khí giới thật thô sơ. Chúa muốn dạy chúng ta rằng, Chúa cần tấm lòng và đức tin hơn là cần tài năng, giàu có của chúng ta.
• Những người yếu kém như vậy, Chúa vẫn dùng được, tôi cũng tin rằng Chúa cũng có thể dùng mỗi người trong chúng ta – dùng một cách kỳ diệu để làm những việc diệu kỳ cho Chúa.
III/. ĐỨC THÁNH LINH TRONG SÁCH QUAN XÉT:
• Anh chị em có nhớ câu Kinh thánh mà Phao-lô đã nói đến khi ông giải bày về tội lỗi của thế giới trong Rôma 5:20 không ? Phao-lô nói: nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa.
• Và tôi nghĩ rằng sách Các Quan xét là một bằng cớ chứng minh cho câu Kinh thánh lạ lùng đó. Thay vì tội lỗi càng thêm, thì hình phạt càng tăng, nhưng Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời của sự yêu thương, không muốn một người nào chết mất, nhưng muốn mọi người ăn năn để được cứu (II Phi-e-rơ 3:9)
• Suốt những trang sử đen tối của tuyển dân, đầy dẫy những tội lỗi, đầy dẫy những hình phạt… thình lình chúng ta thấy sự hiện diện của Đức Thánh Linh nhiều lần trong sách:
• 3:10, Thần của Đức Giê-hô-va cảm động người. Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã xuất hiện và sử dụng Ốt-ni-ên để giải cứu dân Chúa
• 6:34, Thần của Đức Giê-hô-va cảm hóa Ghê-đê-ôn. Bởi đó Ghê-đê-ôn không còn sợ hãi nhút nhát nữa, mà dạn dĩ giải cứu dân Chúa.
• 11:29, Thần của Đức Giê-hô-va bèn cảm động Giép-thê, để sử dụng một thanh niên bụi đời đứng ra giải cứu dân Chúa.
• 13:25, Thần của Đức Giê-hô-va khởi cảm động người … Thánh Linh Đức Chúa Trời đã sử dụng Sam-sôn lập nên những kỳ tích khi tranh chiến với kẻ thù của dân Chúa là người Phi-li-tin.
• 14:6, Thần của Đức Giê-hô-va cảm động Sam-sôn rất mạnh, khiến cho Sam-sôn có thể dùng tay không giết chết một con sư tử.
• 15:14, Thần của Đức Giê-hô-va cảm động Sam-sôn…, khiến ông bứt đứt những dây trói như chỉ gai bị lửa đốt.
• Sáu lần Danh xưng Thần của Đức Giê-hô-va, tức là Đức Thánh Linh được nói đến và Ngài đã làm việc qua những con người tầm thường.
• Dĩ nhiên Đức Thánh Linh không dung chịu tội lỗi, nhưng Ngài cũng dự phần bày tỏ sự thương xót của Đức Chúa Trời để cáo trách kẻ có tội ăn năn quay về với Đức Chúa Trời.
• Chúng ta còn nói được gì hơn là phải cúi đầu cảm tạ Chúa như Ma-ri đã nói với Thiên sứ khi được tin Chúa sẵn sàng dùng đời sống của Bà để Chúa Jêsus Christ giáng sanh:Tôi đây là tôi tớ Chúa, xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền (Luca 1:38).9
- Tiếng Hi-bá-lai:
Chức vụ Quan Xét gồm hai chức năng:
• Quan: đây là Quan Văn, chức năng là “trị”, cai trị.
• Xét: xét xử, thẩm xét, cũng là “sư” là người chỉ dạy cho dân chúng.
(Tiếng Trung quốc là: Quan Sư = Quan là trị; sư = dạy)
Chức vụ Quan xét không phải là vua, cũng không cao trọng như chức vụ của Môi-se, Giô-suê. Họ được Đức Chúa Trời dấy lên để giải cứu dân Chúa trong những lúc có cần, họ có thể là những chiến sĩ cầm quân ra trận, có khi cũng làm nhiệm vụ xét xử công bình cho dân Chúa.
Trong đời các Tổ phụ như Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, các Trưởng tộc, Trưởng lão chi phái cũng là những Quan xét.
• Sáng. 38:24, Giu-đa là Trưởng tộc có quyền xét xử)
• Xuất. 18:13, Môi-se kiêm luôn chức vụ Quan xét
• Xuất. 18:13; Rutơ 4:1-2, Các Quan Xét xét xử cách công khai, có hai bên nguyên cáo và bị cáo rõ ràng (Phục. 1:16; 25:1; Xachari 3:1-3
• Giô-suê 7:24-27, Giô-suê thi hành chức năng Quan xét tuyên án và thi hành án.
• Phục. 19:15, luật của Chúa đòi hỏi phải có đủ chứng cớ khi xét xử – độc chứng là vôchứng.
Sách ghi lại những việc xảy ra trong dân Y-sơ-ra-ên thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên chưa có vua (từ khi Giô-suê qua đời đến khi Sau-lơ lên làm vua), Đức Chúa Trời đã dùng 14 Quan xét (Sách chỉ ghi lại 12 vị Quan xét, còn 2 vị Quan xét được ghi trong sách I Sa-mu-ên tên là Hê-li và Sa-mu-ên).
- Tiếng Hi-lạp:
Tên gọi nầy chú trọng vào 6 lần Đức Chúa Trời phán xét dân Chúa vì tội lỗi của họ đối với Chúa (3:8, 12; 4:2; 6:1; 10:7; 13:1)
6 lần phán xét nầy, dân Y-sơ-ra-ên bị Chúa phạt vì họ bỏ Chúa đi theo các tà thần. Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên những đặc quyền, nhưng Chúa không bao giờ ban đặc quyền để phạm tội.
- Việt ngữ:
II/. NIÊN HIỆU CỦA SÁCH:
- Thời gian viết sách;
• Từ Áp-ra-ham đến Giô-sép qua đời tại Ai Cập – Thời kỳ Gia Tộc 400 năm.
• Từ khi Giô-sép qua đời đến khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập – Thời kỳ Chi Phái (Bộ tộc) ...................................................................... 400 năm.
• Từ khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập đến vua Sau-lơ – Thời kỳ Thần Chính 400 năm.
• Từ vua Sau-lơ đến vua Sê-đê-kia bị lưu đày – Thời kỳ vương quyền 400 năm.
Sách Các Quan xét thuộc thời kỳ thứ ba – Thời kỳ Thần Chính: Thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên mới lập quốc, Chúa là vua của họ, nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã không muốn thể chế Thần quyền nầy (I Samuên 8:4-6)
Căn cứ vào những sự kiện nói đến trong Sách, Sách được viết ra vào cuối thời Các Quan Xét.
- Thời gian đề cập trong Sách:
Theo I Vua 6:1, thời gian từ khi ra khỏi Ai Cập đến khi xây cất Đền thờ – tức là năm thứ 4 đời vua Sa-lô-môn, tổng cộng là 480 năm, gồm các sự kiện như sau:
• 40 năm lưu lạc trong đồng vắng
• thời gian chiếm xứ Ca-na-an do Giô-suê chỉ huy.
• thời gian sau khi Giô-suê qua đời – Quan. 2:10
• thời gian Hê-li làm Quan xét – I Sam. 4:18.
• thời gian Sa-mu-ên làm Quan xét – I Sam. 7:15
• thời gian Sau-lơ làm vua 40 năm – Công vụ 13:21
• thời gian Đa-vít làm vua 40 năm – I Vua 2:11
• và 4 năm đầu đời vua Sa-lô-môn
Như vậy còn lại đời Các Quan xét độ 300 năm là thời gian ghi trong sách Các Quan Xét. Rất khó tính chính xác – Quan. 11:26 – trong khi cộng tất cả các năm ghi trong sách thì khoảng 410 năm trừ những năm của A-bi-mê-léc và dân Y-sơ-ra-ên bị ức hiếp, còn lại 296 năm.
III/. NGƯỜI VIẾT SÁCH CÁC QUAN XÉT:
Không xác định chính xác ai là người viết sách Các Quan Xét, nhưng có những ý kiến như sau:
1. Có 4 lần ghi “Trong lúc đó không có vua nơi Y-sơ-ra-ên” – 17:4; 18:1; 19:1; 21:25 – nên chắc chắn sách được viết lúc Y-sơ-ra-ên đã có vua.
2. Theo truyền khẩu của người Y-sơ-ra-ên (trong sách Talmud) thì Sa-mu-ên là người viết sách Các Quan Xét.
3. Công vụ 3:22-24, Phierơ nhắc đến người đầu tiên viết Kinh Thánh là Môi-se, người thứ hai là Sa-mu-ên, trừ sách Giô-suê đã xác định do Giô-suê viết, thì sách Các Quan Xét có thể Phierơ ám chỉ là Sa-mu-ên viết sách thứ 7 nầy của Kinh Thánh.
IV/. BỐ CỤC:
Câu gốc: 17:6 (21:25)
Đề mục: SỰ THẤT BẠI (CUỘC ĐỜI KHÔNG CÓ ĐỨC CHÚA TRỜI)
I/. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI: 1: - 3:6
1.Không đuổi dân ngoại (Dung chứa tội lỗi) 1:
(1:19b, 21, 27, 28, 29-31, 33)
2.Lập ước với dân ngoại (Thỏa hiệp đời nầy) 2: -3:6
(2:2; 3:5-6)
II/. TÌNH CẢNH THẤT BẠI: 3:7 – 16:
HÀNH ĐỘNG BỘI ƯỚC | THẢM CẢNH | NGƯỜI GIẢI CỨU (Quan xét) |
1. 3:5-11 | Bị vua Mê-sô-bô-ta-mi hà hiếp 8 năm (3:8) | Ốt-ni-ên – hòa bình 40 năm (3:9-11) |
2. 3:12-30 | Bị vua Mô-áp hà hiếp 18 năm (3:14) | Ê-hút (3:15, 30) – hòa bình 80 năm |
3. 3:31 | Người Phi-li-tin hà hiếp | Sam-ga |
4. 4: - 5: | Bị vua Ca-na-an hà hiếp 20 năm (4:3) | Đê-bô-ra và Ba-rác – hòa bình 40 năm (5:31) |
5. 6: - 8:32 | Bị người Ma-đi-an hà hiếp 7 năm (6:1) | Ghê-đê-ôn – hòa bình 40 năm (8:28) |
6: 8:33 – 10:5 | Nội loạn bởi A-bi-mê-léc | Thô-la – 23 năm – 10:2 Giai-rơ – 22 năm – 10:3 |
7. 10:6 – 12:15 | Bị người Phi-li-tin và người Am-môn hà hiếp 18 năm (10:7-8) | Giép-thê – 6 năm (12:7) Iếp-san – 7 năm (12:8-9) Ê-lôn – 10 năm (12:11) Áp-đôn – 8 năm (12:13-14) |
8. 13: - 16: | Bị người Phi-li-tin hà hiếp 40 năm (13:1) | Sam-sôn – 20 năm (16:31) |
Hoặc có thể ghi nhận 6 sự kiện quan trọng nhất trong sách với 4 hành động được lặp lại:
I II III IV V VI
3:7-11 3:12-20 4:1-5:31 6:1-8:35 10:6-12:7 13:1-16:31
TỘI 3:7 3:12 4:1 6:1a 10:6 13:1a
PHẠT 3:8 3:12b-14 4:2 6:1b 10:7 13:1b
KÊU 3:9a 3:15a 4:3b 6:7 10:10, 15-16
CẦU
CỨU 3:9b 3:15b 4:4 6:11-14 11:29 13:5
III/. HẬU QUẢ THẤT BẠI: 17: -21:
1. Thờ lạy hình tượng: 17: -18:
2. Phạm tội tà dâm: 19:
3. Nội chiến 20: - 21:
IV/. DANH SÁCH CÁC QUAN XÉT:
QUAN XÉT | NĂM Hòa Bình | CÔNG TÁC ĐÁNG NHỚ | Kinh Thánh |
Ốt-ni-ên | 40 | Cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay vua nước Mê-sô-bô-ta-mi | 3:7-11 |
Ê-hút | 80 | Giết vua Éc-lôn và đánh bại người Mô-áp | 3:12-30 |
Sam-ga | Không rõ | Giết 600 người Phi-li-tin bằng đót bò. | 3:31 |
Đê-bô-ra Và Ba-rác | 40 | Cùng với Ba-rác đánh bại Si-sê-ra và người Ca-na-an | 4: - 5: |
Ghê-đê-ôn | 40 | Phá hủy hình tượng gia đình, với 300 người dùng 3 thứ vũ khí đặc biệt đã đánh bại 135,000 quân Ma-đian. | 6: - 7: |
Thô-la | 23 | Giải cứu Y-sơ-ra-ên | 10:1-2 |
Giai-rơ | 22 | Có 30 con trai | 10:3-5 |
Giép-thê | 6 | Lập lời thề khinh xuất. Đánh bại người Am-môn. Đánh người Ép-ra-im ganh tị | 10:6 – 12:7 |
Iếp-san | 7 | Có 30 con trai và 30 con gái | 12:8-10 |
Ê-lôn | 10 | Không rõ | 12:11-12 |
Áp-đôn | 8 | Có 40 con trai và 30 cháu nội, mỗi người có một con lừa riêng để cỡi | 12:13-15 |
Sam-sôn | 20 | Là người Na-xi-rê, giết sư tử với tay không, đốt ruộng của người Phi-li-tin, giết 1,000 người Phi-li-tin bằng một hàm lừa, bị người nữ Đa-li-la phản nộp cho người Phi-li-tin. Trước khi chết giết hàng ngàn người Phi-li-tin. | 13:-16: |
V/. ĐẶC ĐIỂM:
1. Nội dung của Sách;
• Ý chánh chạy xuyên suốt sách là Mọi người cứ làm theo ý mình tưởng là phải. (17:6; 21:25)
• Sách bày tỏ Đức Chúa Trời ông bình sẵn sàng phạt tội lỗi (Chúa phạt bằng cách cho phép dân Y-sơ-ra-ên bị hà hiếp 100 năm trong tổng số 350 năm), nhưng Chúa cũng sẵn sàng tha thứ khi họ ăn năn kêu cầu và Chúa đã giải cứu dân Chúa.
• Sách ghi lại 7 lần bội đạo, 7 lần bị phạt, 7 lần được giải cứu
• Sách bắt đầu bằng sự thỏa hiệp với thế gian (3:5-6) để rồi kết thúc trong hỗn loạn (21:25)
2. So sánh với sách Giô-suê:
Sách Các Quan Xét tương phản với sách Giô-suê:
GIÔ-SUÊ CÁC QUAN XÉT
* Đắc thắng Thất bại
* Bắt đầu với sự nhìn vào Bắt đầu với sự thỏa hiệp với chính Chúa (1:9) thế gian (2:11-12)
* Vui mừng vì chiếm được Than thở vì bị hà hiếp (2:18)
Đất Hứa
* Đức tin Vô tín
* Tự do Nô lệ
- Chủ đề của Sách:
• Đức Chúa Trời dùng Ê-hút là người thuận tay trái – 3:15
Dường như đối với Kinh Thánh, người “thuận tay tả” là một khuyết tật, nên mỗi lần có người thuận tay tả thì được nhắc đến rõ ràng (Quan. 20:16; I Sử 12:2).
Ê-hút đã biết lợi dụng “thuận tay tả” để ám sát vua Éc-lôn (3:31) giải cứu dân Chúa.
Bài học là Đức Chúa Trời cũng dùng những người khuyết tật (như Môi-se là người có tật cà-lăm – Xuất 4:10; Ti-mô-thê là người có tánh nhút nhát – I Côr. 16:10; II Tim. 1:7-8)
I Côrintô 1:26-29
• Đức Chúa Trời dùng những người phụ nữ: Đê-bô-ra (4:4)
Đê-bô-ra là một Nữ Tiên tri (Trong Kinh Thánh cũng có một số Nữ Tiên tri – Xuất. 15:20; II Vua 22:14; Ê-sai 8:3; Luca 2:36)
Nhưng Đê-bô-ra biết nhường quyền chỉ huy cho Ba-rác – 4:6-7. Khi Ba-rác nhút nhát không dám nhận lãnh trách nhiệm, Đê-bô-ra sẵn sàng nhận lãnh.
Trong sách Các Quan xét cũng ghi Đức Chúa Trời dùng những người nữ như Gia-ên (4:21); một người nữ thành Thê-bết (9:50-53)
• Đức Chúa Trời dùng Ghê-đê-ôn là một người nghèo thuộc một chi phái nhỏ (6:15), Chúa không dùng những người sợ hãi (7:3), Chúa không dùng người vì nhu cần thuộc thể mà quên trách nhiệm (7:5), Đức Chúa Trời dùng những người cần thuộc thể nhưng không quên trách nhiệm (7:6-7), sử dụng khí giới đơn sơ (7:16, 19-22; Giô-suê 6:3-5; II Sử 20:20-22)
b/. Đức Thánh Linh trong sách Các Quan Xét:
Đặc biệt Đức Thánh Linh xuất hiện rất nhiều lần trong sách Các Quan Xét
3:10
6:34
11:29
13:25; 14:6; 15:14
Phaolô luận về lẽ thật nầy trong Rôma 5:10, tội lỗi gia thêm thì ân điển càng dư dật
II Phierơ 3:9
Tuy nhiên, Sách Các Quan Xét cũng có một bài học cảnh cáo những người có ơn Chúa sẽ dễ dàng đánh mất ơn của Chúa. Người đó là Sam-sôn.
Sam-sôn là người Na-xi-rê, tức là người hứa nguyện biệt riêng cho Chúa (Dân. 6:1-2; Quan. 13:4-5).
Nhưng Sam-sôn đã dùng sức mạnh (ơn Chúa cho) vào việc xác thịt, theo đuổi người nữ ngoại bang như mắt mình ưa thích (14:1-3) và kết quả là Sam-sôn đã ngã chết vì sự ham muốn xác thịt (16:1, 4).
Tuy nhiên, Sam-sôn đã biết ăn năn, dù là một sự ăn năn muộn màng (16:28)
KẾT LUẬN:
1. Một đời sống không có Đức Chúa Trời làm chủ thì hỗn loạn.
2. Một đất nước hay một Hội Thánh chia rẽ (mỗi người làm theo ý mình), thỏa hiệp với thế gian, là nguyên nhân của thất bại.
3. Bất cứ người nào Chúa cũng dùng được miễn là vâng phục Chúa, để Chúa dẫn dắt.
Đề mục: THẤT BẠI
Kinh thánh: Các Quan xét
Câu gốc: Các Quan xét 17:6 (Hoặc 21:25)
I/. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI:
• Các Quan xét đoạn 1: - 3:6
• Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta cũng tìm thấy hai nguyên nhân khiến cho dân Chúa thất bại, mặc dù họ đang ở trong Đất Hứa.
1. Không đuổi dân Ca-na-an:
• Đoạn 1.
• Tôi xin anh chị em đọc qua với tôi những câu sau đây trong đoạn 1:
• câu 19b
• câu 21
• câu 27-28
• câu 29-31
• và câu 33
• Qua 8 câu Kinh thánh đã đọc, anh chị em thấy một nhóm từ luôn được lập lại: Không Đuổi Được. Đó chính là nguyên nhân thứ nhất khiến dân Chúa thất bại trong đời sống theo Chúa.
• Chúng ta biết rằng, đến sách Các Quan xét, dân Y-sơ-ra-ên thật sự đã được nhận lấy Đất Hứa, các chi phái đã nhận phần sản nghiệp, mỗi người đều có phần riêng cho mình. Nhưng vấn đề là họ vẫn còn phải tiếp tục chiến đấu để đuổi những cư dân Ca-na-an còn sót lại trong xứ.
• Nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã không đuổi được. Tại sao không đuổi được ? Có 2 lý do
1. câu 19b nêu lý do thứ nhất, ấy là dân Y-sơ-ra-ên không đuổi được những cư dân Ca-na-an vì chúng nó có những xe bằng sắt. Thực chất không phải vì kẻ thù mạnh, mà vì dân Chúa yếu đuối. Bằng cớ là Ca-lép – một người già 85 tuổi, vẫn có đủ sức để đánh đuổi những loại kẻ thù như vậy.
Sách Châm ngôn nói: Kẻ biếng nhác nói: Có con sư tử ngoài đường; một con sư tử ở trong đường phố. Kẻ biếng nhác ở đây chính là dân Y-sơ-ra-ên, họ không muốn chiến đấu, họ đã đưa ra khó khăn có thể khó khăn đó là loại khó khăn ảo. Phần b của câu Châm ngôn là câu nói châm biếm, chế nhạo kẻ biếng nhác, sư tử thì ở trong rừng, trong đồng vắng, chớ làm gì có ở trong đường phố.
2. câu 27b nêu lý do thứ hai khiến dân Y-sơ-ra-ên không đuổi được những cư dân Ca-na-an, ấy là họ cũng chẳng đuổi… cũng chẳng đuổi đi; câu 29, cũng chẳng đuổi… Rõ ràng là dân Y-sơ-ra-ên sẵn sàng chấp nhận chứa chấp những cư dân Ca-na-an. Đây là thái độDUNG CHỨA TỘI LỖI, dưỡng hổ di họa.
Trong Dân số ký 33:55-56, Chúa đã cảnh cáo dân Y-sơ-ra-ên trước về sự dung dưỡng tội lỗi, Còn nếu các ngươi không đuổi dân của xứ… chúng nó … sẽ như gai trong con mắt, và như chông nơi hông các ngươi, chúng nó sẽ theo bắt riết các ngươi…
• Rõ ràng bài học nầy làm hình bóng về đời sống thuộc linh của Cơ-Đốc nhân trên đường Nên Thánh theo Chúa.
• có những Cơ-Đốc nhân sau khi tin Chúa Jêsus Christ và được cứu, thì trở nên lười biếng, không muốn chống lại những sự cám dỗ, nghĩ rằng như vậy thì được yên thân. Lời Chúa trong I Côrintô 10:5-6 là lời cảnh cáo cho những đời sống buông mình, thả mình theo dòng cám dỗ, Phần nhiều trong vòng họ… đã ngã chết nơi đồng vắng.
• Lời Chúa dạy chúng ta phải quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương chúng ta (Hê. 12:1). Một sự dung dưỡng tội lỗi trong đời sống chúng ta, hôm nay nó là con beo con không có gì nguy hiểm, ngày mai nó sẽ là một con beo lớn chụp lấy chúng ta; nó sẽ gai trong mắt, chông nơi hông. Gai nơi tay, chông nơi chân, đã gây khó chịu dường nào; huống chi mắt và hông là hai chỗ hiểm yếu.
• Chúng ta phải cảm tạ Chúa về việc Đức Thánh Linh sắp xếp để sách Quan xét vào vị trí đặc biệt nầy, để bày tỏ cho chúng ta những điều đáng trách trong đời sống theo Chúa: không buông mình để yên thân; cũng không được dung dưỡng tội lỗi – dù nó dường như quá nhỏ.
3. Lập ước với dân ngoại:
• Một lần nữa, xin anh chị em đọc với tôi những câu Kinh thánh sau đây:
• 2:2, …………
• 3:5-6, …………………
• 2:2, Chúa ra lịnh cho dân Chúa: chớ lập ước cùng dân xứ nầy, thế mà dân Y-sơ-ra-ên lại chẳng vâng lời Chúa dạy.
• Sự bất trung nầy khiến Chúa phải thắc mắc mà hỏi dân Chúa: Tại sao các ngươi đã làm điều đó ? Chúa muốn hỏi dân Chúa: Chúa đã dạy, đã ra lịnh, đừng lập ước với dân trong xứ, tại sao họ vẫn không nghe lời Chúa dạy, tại sao họ vẫn lập ước với dân ngoại ?
• Chẳng những lập ước mà dân Y-sơ-ra-ên còn
• Cưới gả với dân Ca-na-an.
• hầu việc các thần của dân Ca-na-an.
• Anh chị em thấy đặc tánh của tội lỗi là lây lan, tội lỗi nầy sanh ra tội lỗi khác. Trong nguyên ngữ Hi văn của Kinh thánh, tội lỗi được dùng ở giống cái, nghĩa là tội lỗi sẽ sanh sản.
• Từ tội kết ước, thỏa thuận sống chung với tội lỗi – một đường lối thỏa hiệp, đức tin ai nấy giữ, thần ai nấy thờ.
• giai đoạn lây lan kế tiếp là cưới gả – bắt đầu liên kết với nhau bằng những cái gọi làcuộc vui, tiệc vui.
• rồi điều gì phải đến đã đến, tội lỗi đã cai trị trên kẻ thỏa thuận với nó, khiến kẻ đó hầu việc nó.
• Tác giả Thi thiên 1:1 đã cho thấy sự tai hại của những việc lập ước với tội lỗi: trước hết là THEO, kế đó là ĐỨNG LẠI, kết quả bao giờ cũng NGỒI lại với tội lỗi.
• Trong I Tês. 5:22, Phao-lô đã ra lịnh cho Cơ-Đốc nhân chúng ta: Bất cứ việc gì TỰA NHƯ điều ác, thì phải TRÁNH ĐI. Chỉ mới TỰA thôi, thì đã phải tránh rồi.
• Anh chị em lưu ý, ngay sau 3:6, bước qua câu 7, chúng ta thấy hậu quả tai hại của tội lỗi diễn ra tức thì: Dân Y-sơ-ra-ên còn làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va,
• dân Chúa đã làm ác
• họ làm điều ác trước mặt Chúa, nghĩa là công khai phạm tội, không còn kể Chúa là gì đối với họ.
• Anh chị em ơi,
• công bình với gian ác không hội hiệp nhau được
• sự sáng với sự tối không thông đồng nhau được
• Đấng Christ với Bê-li-an không hòa hiệp được
• kẻ tin không có phần với kẻ chẳng tin
• Đền thờ của Đức Chúa Trời không thể hội hiệp với hình tượng tà thần (II Cô. 6:14-16)
• Đối với Đức Chúa Trời, trắng là trắng, đen là đen; thánh là thánh, tội là tội; Chúa không chấp nhận xám xám được, không thể vừa thánh vừa tội được. Một sự thỏa hiệp với thế gian, với tội lỗi không thể dẫn đến sự sáng, đến sự thánh khiết, mà chắc chắn sẽ dẫn đến làm ác, quên Chúa, … thờ hình tượng, … và nhận lấy cơn giận của Chúa đổ xuống.
• Đó là hai nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong dân Y-sơ-ra-ên được ghi trong sách Các Quan xét.
II/. TÌNH CẢNH THẤT BẠI:
• 3:7 – 16:
• Nhìn toàn cảnh, cả sách Các Quan xét có thể ví như một cảnh ban đêm trong cơn mưa bão, thỉnh thoảng chợt lóe lên một chút ánh sáng, rồi lại mưa bão và bóng đêm.
• Suốt từ đoạn 3 đến đoạn 16, sách đã ghi lại:
• 7 lần dân Y-sơ-ra-ên làm điều ác, quên Chúa, thờ hình tượng
• 7 lần bị Chúa phạt bằng cách cho phép các dân tộc chung quanh như: dân Mê-sô-pô-ta-mi, dân Mô-áp, dân Phi-li-tin, dân Ca-na-an, dân Ma-đi-an, hà hiếp, cướp bóc, khổ sở trăm chiều.
• 7 lần dân Y-sơ-ra-ên trong cảnh khổ cùng cực, họ lại ăn năn quay lại kêu cứu với Chúa.
• 7 lần Chúa đã nghe tiếng kêu cứu của dân Chúa và đã dấy lên các Quan xét để giải cứu họ khỏi tay kẻ hà hiếp. Một số các Quan xét rất quen thuộc với chúng ta như: Ghê-đê-ôn, Đê-bô-ra, Sam-sôn…
• Dân Y-sơ-ra-ên phạm tội, bị Chúa hình phạt, ăn năn, được giải cứu, rồi lại phạm tội. Chu kỳ đó cứ tiếp diễn suốt gần 400 năm, sau khi Giô-suê qua đời đến vị Quan xét cuối cùng là Sa-mu-ên.
• Qua những lần dân Y-sơ-ra-ên phạm tội rồi ăn năn được Chúa tha thứ, sách Các Quan xét đã làm nổi bật hai đối tượng hoàn toàn trái ngược nhau:
• Đối tượng con người qua dân Y-sơ-ra-ên chính là Cơ-Đốc nhân chúng ta ngày nay, dù đã tin Chúa, đã từng nếm trải bao ơn phước của Chúa, nhưng cứ yếu đuối. Hễ khi được thịnh vượng, no đủ thì quên ơn Chúa; lúc khổ cực quá thì lại kêu cầu Chúa.
• Đối tượng thứ hai là CHÚA – với bản tánh như Chúa đã từng hô danh Ngài trước Môi-se: Giê-hô-va ! Giê-hô-va ! là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận … nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội… (Xuất 34:6-7). Chúa phạt cho bị thương tích rồi lại chữa lành cho, dù trong cơn giận Chúa cũng khép sự nhân từ.
Có một lần tôi nghe một ca sĩ ngoài đời đã hát bài CHÚA KHÔNG LẦM với điệp khúc như sau:
Nhưng lòng Chúa quá bao la,
Dù cho bao phen con yếu đuối
Thành tâm ăn năn thống hối,
thì Ngài lại thứ tha…
Thật Chúa nhân từ biết bao, dù bao phen con yếu đuối, nhưng biết ăn năn thống hối, thì Chúa lại thứ tha.
• Sách Các Quan xét mô tả thật rõ nét vô tín, tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên, đồng thời cũng làm rõ nét bản tánh nhân từ yêu thương của Chúa. Chúng ta có thể nói như Phao-lô đã nói trong thư Rôma 5:20, nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa.
• Điều đó không có nghĩa là chúng ta cứ ở trong tội lỗi hầu cho ân điển được dư dật. Phao-lô nói: chẳng hề như vậy ! (Rôma 6:1)
• Nguyện Chúa dùng bài học nầy để chúng ta thấy được ân điển của Chúa, mà thêm lòng kính sợ Chúa, yêu thương Chúa và tin cậy nơi sự nhân từ của Chúa càng hơn, để bởi đó chúng ta sẵn sàng ăn năn tội lỗi của chính mình trước khi hình phạt xảy đến.
III/. BIẾN CHỨNG CỦA SỰ THẤT BẠI:
• Các Quan xét 17: - 21:
• Năm đoạn cuối cùng của sách Các Quan xét ghi lại ba biến chứng của một đời sống thất bại,
1. Đoạn 17 – 18
Một cảnh trạng của những kẻ quên Đức Chúa Trời là cúi mình thờ lạy hình tượng, một sự thờ lạy hình tượng được che đậy bằng vài vật dụng để thờ phượng Chúa như: ê-phót (17:4-5), tổ chức nghi thức theo cách của Chúa như lập thầy tế lễ theo chi phái Lê-vi (17:12-13).
Một sự pha trộn giữa tội lỗi với thánh khiết. Đó có phải là điều mà Hội Thánh ngày nay đang thực hiện trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời không ? Người ta đang tìm cách đưa những tư tưởng, những cách tổ chức, những luật lệ của thế gian vào giáo lý của Hội Thánh, nghi thức của Hội Thánh, luật lệ của Hội Thánh, với ý nghĩ rằng Cơ-Đốc giáo hợp thời hơn, dễ chấp nhận hơn
Anh chị em hãy nghe chính Chúa phán về sự pha trộn đó trong Ê-sai 1:13b, ta chẳng khứng chịu tội ác hội hiệp nơi lễ trọng thể.
2. Đoạn 19.
Chúng ta có thể nói, đoạn 19 của sách Các Quan xét là đoạn kinh khủng nhất trong toàn bộ Kinh thánh. Mỗi nhân vật trong đoạn là một tội nhân cực ác:
• người Lê-vi – người phục vụ Chúa lại có vợ bé (19:1)
• người vợ bé gian dâm, bỏ chồng (19:2)
• người Bên-gia-min không ân cần tiếp khách dọc đường theo lậut lệ của Chúa (19:13)
• một thành phố dâm loạn quá mức
• một người cha già dám giao con gái mình và khách lạ cho người ta làm nhục.
• một người chồng dùng dao chặt vợ mình ra mười hai đoạn.
Đến nỗi ai cũng nhìn nhận rằng chưa hề làm hoặc chưa hề thấy việc như vậy. Thật chúng ta cũng không còn một từ ngữ nào để đặt cho tội ác trong đoạn nầy, tôi chỉ biết mượn một thành ngữ dùng trong Kinh thánh nói về tội lỗi qua mức: “Tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt Chúa”
3. Đoạn 20 – 21
Biến chứng thứ ba của tội lỗi hay nói theo đề mục là biến chứng của Sự Thất Bại Thuộc linh ấy là nội chiến – một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, anh em tàn sát nhau (20:13-14)
Cuộc chiến nầy suýt chút nữa đã tiêu diệt chi phái Bên-gia-min (20:43-48; 21:1)
• Một Hội Thánh thất bại thuộc linh, một đời sống thất bại thuộc linh, chắc chắn sẽ đem đến những biến chứng khủng khiếp như vậy. Trong Ma-thi-ơ 12:43-45, Chúa Jêsus Christ đã nói đến thảm họa của một đời sống thất bại thuộc linh bằng cách so sánh: Một người chưa tin Chúa thì chỉ có một quỉ cai trị; còn người tin đã tin Chúa mà không để Chúa cai trị đời sống, thì sẽ như có bảy quỉ cai trị, số phận người ấy sau lại xấu hơn trước.
• Kinh thánh là quyển sách thánh của Đức Chúa Trời Chí Thánh, nhưng không phải chỉ ghi những việc, những người thánh, mà cũng ghi cả những tội ác cực kỳ kèm theo những hậu quả, những biến chứng khủng khiếp ngay trên đất. Bằng chứng là qua nội dung sách Các Quan xét.
• Cảm ơn Chúa cho chúng ta học được sách Các Quan xét để thấy lẽ thật đó. Học để làm gì ? Chắc chắn là để chúng ta nhờ ơn Chúa thì phải tránh đi, chớ buông mình vào …
Đề mục: BÀI HỌC SÁCH QUAN XÉT
Kinh thánh: Các Quan xét 21:25
I/. ĐỜI SỐNG KHÔNG CÓ CHÚA:
• Quan xét 21:25
• Chúng ta đã học qua nội dung của sách Các Quan xét, và đã rút ra một chủ đề chung cho sách là SỰ THẤT BẠI.
• Chúng ta cũng thấy tất cả các Nhà Giải Kinh đều đồng ý câu chìa khóa cho sách Quan xét là: Đương lúc đó không có vua trong Y-sơ-ra-ên; ai nấy làm theo ý mình lấy làm phải. Câu chìa khóa nầy được lập lại 4 lần trong sách:
• 17:6. Trong lúc đó, không có vua nơi Y-sơ-ra-ên, mọi người cứ làm theo ý mình tưởng là phải.
• 18:1, Đương lúc đó, chẳng có vua nơi Y-sơ-ra-ên…
• 19:1, Nhằm lúc không có vua trong Y-sơ-ra-ên.
• 21:25, Đương lúc đó, không có vua trong Y-sơ-ra-ên; ai nấy làm theo ý mình lấy làm phải.
• Xét về một phương diện những câu Kinh thánh trên đang nói về mặt hữu hình, dân Y-sơ-ra-ên không theo chế độ Quân chủ, nên không có vua cai trị. Dân Y-sơ-ra-ên từ chế độ thị tộc, các Tộc trưởng như Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, rồi Môi-se, Giô-suê, là những người trực tiếp cai trị, hướng dẫn đời sống thuộc thể lẫn thuộc linh cho cả dân Y-sơ-ra-ên.
• Nhưng những gì xảy ra trong đời các Tổ phụ của họ, dù không có vua, họ vẫn sống tin kính, vẫn thịnh vượng, vẫn hiệp một, đâu cần phải có một vua như các dân tộc chung quanh.
• Một phương diện khác, về mặt vô hình, từ đời các Tổ phụ đến khi vào Đất Hứa, dân Y-sơ-ra-ên dù không có vua hữu hình, nhưng rõ ràng họ có một Vua Vô Hình là chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời, nghĩa là họ theo chế độ Thần quyền, cuộc sống của họ vẫn đầy ắp ơn phước.
• Thế thì thực chất cái gì đã xảy ra ? Tôi tin rằng phần b của những câu Kinh thánh trên mới chính là vấn đề: mọi người cứ làm theo Ý MÌNH… ai nấy làm theo Ý MÌNH lấy làm phải.
• Ý mình, ý riêng, ý của con người, mới chính là duyên cớ cho những thất bại trong dân Chúa. Ý mình, ý riêng, ý con người đó có kết quả là gì ? Phao-lô nói về kết quả tai hại đó như sau trong thư
• Rôma 6:20-21, Vả, khi anh em còn làm tôi mọi tội lỗi … thế thì anh em được kết quả gì ? Ấy là quả mà hiện nay anh em đương hổ thẹn; vì sự cuối cùng của những điều đó tức là sự chết.
• Êph. 2:3, Chúng ta … trước kia sống theo xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác.
• Bây giờ đem những lời dạy của Phao-lô ấn chứng qua sách Các Quan xét, chúng ta thấy con đường của ý riêng, ý mình, ý người là:
• Một đời sống không có Chúa làm chủ là đời sống hỗn loạn: mọi người làm theo ý mình… ai nấy theo ý mình.
• Một sự từ chối Chúa làm chủ, tự nhiên sẽ làm tôi mọi thế gian. Bằng cớ là các dân chung quanh như Phi-li-tin, Ma-đi-an, Mô-áp… những dân tộc thờ hình tượng trở thành những ông chủ của tuyển dân.
Một người Thanh niên gặp tôi và yêu cầu tôi chứng mình cho anh ấy thấy có Đức Chúa Trời. Tôi nói với người Thanh niên đó rằng trước con số 3 là số mấy ? Anh ấy trả lời, số 2. Tôi hỏi tiếp: Trước số 2 là số mấy ? Anh ấy trả lời: số 1. Tôi lại hỏi: Trước số 1 là số mấy ? Anh ấy nói: Số KHÔNG (0). Tôi nói với anh ấy: Đức Chúa Trời mà anh tìm kiếm là con số MỘT đó. Anh Thanh niên cố chống chế: Nhưng trước số 1 là số 1 âm (-1). Tôi đồng ý, nhưng số âm là số gì ? Anh ơi, Đức Chúa Trời là con số 1 dương (+1); nhưng nếu anh từ chối Ngài thì số phận anh sẽ là con số 1 âm (-1) đó chính là ma quỉ. Anh khước từ Đức Chúa Trời làm chủ đời sống anh, thì ma quỉ sẽ làm chủ đời sống của anh.
• Hội Thánh hoặc cá nhân mỗi chúng ta cũng vậy. Anh chị em hãy nhìn vào câu chuyện Chúa Jêsus giáng sanh sẽ thấy rõ hai hình ảnh có và không có Chúa làm chủ với hai kết quả khác nhau:
1. Cung điện ở Giê-ru-sa-lem thật nguy nga đẹp đẽ, nhưng không có Chúa làm chủ, chỉ có vua Hê-rốt làm chủ, thì điều gì xảy ra ? Math. 2:3, Bối rối; 2:7-8, đầy sự giả dối; 2:16, tức giận và cuối cùng là kẻ giết người.
2. Trong khi đó, nơi máng cỏ đê hèn, Chúa Jêsus giáng sanh làm chủ, thì nơi đó là phước hạnh của biết bao nhiêu người, trải qua hàng mấy ngàn năm
• Ai thật sự đang làm chủ đời sống của mỗi chúng ta ?
II/. ĐỨC CHÚA TRỜI DÙNG NGƯỜI YẾU ĐUỐI:
• Trong I Côrintô 1:26-29, Phao-lô khẳng định rằng Đức Chúa Trời đã dùng những người yếu đuối, những người ngu dại, nghèo hèn, để làm hổ thẹn người mạnh, người khôn, người giàu.
• Cảm ơn Chúa, để giải cứu dân Chúa ra khỏi cảnh nô lệ giữa một thời kỳ đen tốt nhất trong lịch sử tuyển dân, Đức Chúa Trời cũng đã dùng những người yếu đuối:
1. Đức Chúa Trời dùng người kém thiếu:
• Quan xét 3:15, giới thiệu một Quan xét được dấy lên để giải cứu dân Chúa ra khỏi tay Éc-lôn vua Mô-áp, tên là Ê-hút. Lời Chúa cho biết rằng Ê-hút là người CÓ TẬT THUẬN TAY TẢ.
• Người có tật thuận tay tả là sẽ chịu thiệt thòi, vì đa số người trên thế giới là thuận tay hữu (tay phải), nên các đồ dùng hầu như chỉ dành cho người sử dụng tay hữu.
• Cảm ơn Chúa, với một người có chỗ kém thiếu như vậy, Đức Chúa Trời vẫn dùng Ê-hút giải cứu dân Chúa.
• Rồi sách Các Quan xét cũng ghi lại việc Đức Chúa Trời dùng những người phụ nữ trong công việc ngoài trách nhiệm thông thường của họ: đó là chiến tranh giải cứu dân Chúa, thay vì những việc trong gia đình.
• 4:8-9, Chúa đã dùng Đê-bô-ra. Bà là một người nữ thật khiêm nhường, nhận biết vai trò của người phụ nữ chỉ là giúp đỡ, nên đã sẵn sàng nhường vinh hiển chỉ huy cuộc chiến cho một người nam là Ba-rác. Nhưng khi Ba-rác là một người đàn ông không đóng được vai trò nam giới của mình, bà sẵn sàng đứng ra gánh vác.
Có một người Tráng niên sau khi nghe một Nữ Truyền đạo giảng Tin Lành, anh ấy đã nói với tôi: Tại sao Mục sư lại để Hội Thánh cho phép một người phụ nữ lên giảng dạy giữa Hội Thánh như vậy ? Tôi hỏi anh ấy: Tại sao không được ? Anh ấy trả lời: Vì Kinh thánh cấm phụ nữ giảng dạy giữa hội chúng. Tôi lại hỏi anh: Trong Kinh thánh sách nào ? Anh trả lời: Thư Timôthê. Tôi thấy người nầy có vẻ kiêu ngạo về sự hiểu biết Kinh thánh của mình, tôi nói với người ấy: Tại anh mà Hội Thánh cho phép người phụ nữ đó giảng dạy.Anh ấy ngạc nhiên hỏi tôi: Tại sao là tại tôi ? Tôi nói thật mạnh: Vì 10 năm trước anh không chịu dâng mình cho Chúa, đem sự hiểu biết Kinh thánh của anh phục vụ Chúa. Nên 10 năm sau Đức Chúa Trời cho phép người phụ nữ giảng để dạy anh đó.
• Chúng ta lại phải cảm ơn Chúa, sách Các Quan xét cũng ghi Đức Chúa Trời dùng một người nghèo, nhút nhát, để phục vụ Chúa. Đó là Ghê-đê-ôn. 6:15, Ghê-đê-ôn tự giới thiệu về mình như sau:
• Tôi sẽ lấy chi giải cứu Y-sơ-ra-ên ? nghĩa là ông không có tài năng hoặc phương tiện gì cả.
• Trong chi phái Ma-na-se, họ tôi vốn nghèo hơn hết. Trong các chi phái, thì chi phái Ma-na-se hình như không có gì nổi bật từ trước đến nay, mà họ của Ghê-đê-ôn lại nghèo hơn hết trong chi phái nghèo ấy.
• Tôi là nhỏ hơn hết trong nhà cha tôi. Cá nhân Ghê-đê-ôn là thấp kém nhất trong gia đình của ông.
• Nói tóm lại, Ghê-đê-ôn muốn nói với Chúa rằng: Ông không có tài, không có giá trị gì, ông là nhỏ là nghèo hơn hết trong dòng họ nghèo hơn hết trong chi phái nhỏ hơn hết.
• Thế mà Đức Chúa Trời vẫn dùng Ghê-đê-ôn để giải cứu dân Chúa khỏi tay người Ma-đi-an cách kỳ diệu với khí giới thật thô sơ. Chúa muốn dạy chúng ta rằng, Chúa cần tấm lòng và đức tin hơn là cần tài năng, giàu có của chúng ta.
• Những người yếu kém như vậy, Chúa vẫn dùng được, tôi cũng tin rằng Chúa cũng có thể dùng mỗi người trong chúng ta – dùng một cách kỳ diệu để làm những việc diệu kỳ cho Chúa.
III/. ĐỨC THÁNH LINH TRONG SÁCH QUAN XÉT:
• Anh chị em có nhớ câu Kinh thánh mà Phao-lô đã nói đến khi ông giải bày về tội lỗi của thế giới trong Rôma 5:20 không ? Phao-lô nói: nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa.
• Và tôi nghĩ rằng sách Các Quan xét là một bằng cớ chứng minh cho câu Kinh thánh lạ lùng đó. Thay vì tội lỗi càng thêm, thì hình phạt càng tăng, nhưng Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời của sự yêu thương, không muốn một người nào chết mất, nhưng muốn mọi người ăn năn để được cứu (II Phi-e-rơ 3:9)
• Suốt những trang sử đen tối của tuyển dân, đầy dẫy những tội lỗi, đầy dẫy những hình phạt… thình lình chúng ta thấy sự hiện diện của Đức Thánh Linh nhiều lần trong sách:
• 3:10, Thần của Đức Giê-hô-va cảm động người. Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã xuất hiện và sử dụng Ốt-ni-ên để giải cứu dân Chúa
• 6:34, Thần của Đức Giê-hô-va cảm hóa Ghê-đê-ôn. Bởi đó Ghê-đê-ôn không còn sợ hãi nhút nhát nữa, mà dạn dĩ giải cứu dân Chúa.
• 11:29, Thần của Đức Giê-hô-va bèn cảm động Giép-thê, để sử dụng một thanh niên bụi đời đứng ra giải cứu dân Chúa.
• 13:25, Thần của Đức Giê-hô-va khởi cảm động người … Thánh Linh Đức Chúa Trời đã sử dụng Sam-sôn lập nên những kỳ tích khi tranh chiến với kẻ thù của dân Chúa là người Phi-li-tin.
• 14:6, Thần của Đức Giê-hô-va cảm động Sam-sôn rất mạnh, khiến cho Sam-sôn có thể dùng tay không giết chết một con sư tử.
• 15:14, Thần của Đức Giê-hô-va cảm động Sam-sôn…, khiến ông bứt đứt những dây trói như chỉ gai bị lửa đốt.
• Sáu lần Danh xưng Thần của Đức Giê-hô-va, tức là Đức Thánh Linh được nói đến và Ngài đã làm việc qua những con người tầm thường.
• Dĩ nhiên Đức Thánh Linh không dung chịu tội lỗi, nhưng Ngài cũng dự phần bày tỏ sự thương xót của Đức Chúa Trời để cáo trách kẻ có tội ăn năn quay về với Đức Chúa Trời.
• Chúng ta còn nói được gì hơn là phải cúi đầu cảm tạ Chúa như Ma-ri đã nói với Thiên sứ khi được tin Chúa sẵn sàng dùng đời sống của Bà để Chúa Jêsus Christ giáng sanh:Tôi đây là tôi tớ Chúa, xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền (Luca 1:38).9