Dân số ký


I/. TÊN SÁCH:
  1. Theo Nguyên ngữ:
  • Theo Hi-bá-lai văn:
Tên sách nầy lấy theo những chữ đầu của sách trong Hi-bá-lai văn là BE-MIDBAR, có nghĩa là “tại đồng vắng” (1:1 “Tại đồng vắng”), tức là câu chuyện dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng.
  • Theo tiếng Hi-lạp:
Tên của sách theo tiếng Hi-lạp (Bản 70) là ARITHMOI, gốc của chữ “Arithmetic” (số học)
Chuyển dịch sang tiếng Latinh trở thành NUMERI
Trong Anh ngữ trở thành: NUMBERS
  1. Theo Việt ngữ:
Sách có tên là DÂN SỐ KÝ (dịch âm theo bản Hoa văn)vì trong sách có hai lần Chúa bảo Môi-se tu bộ (kiểm tra) dân số của người Y-sơ-ra-ên trong lúc đi trong đồng vắng
  • Lần thứ I kiểm tra dân số khi bắt đầu sách (1:)
  • lần thứ II kiểm tra dân số ở cuối sách (26:)

II/. NIÊN HIỆU CỦA SÁCH:

Sách Xuất. 40:17 ghi ngày Đền Tạm được xây dựng xong và chấm dứt sách Xuất Ê-díp-tô ký là ngày 1 tháng 1 năm thứ hai sau khi ra khỏi Ai Cập.
Sách Dân. 1:1 ghi ngày 1 tháng 2 năm thứ hai.
Như vậy Niên Hiệu giữa hai sách là một tháng, và sách Lê-vi ký ở giữa khoảng hai sách đó.
Sách Dân số ký ghi lại lịch sử dân Y-sơ-ra-ên từ ngày 1 tháng hai năm thứ hai sau khi ra khỏi Ai Cập (Dân. 1:1) đến ngày 1 tháng 11 năm thứ 40 (Phục. 1:3), nên có thể gọi sách Dân số ký là SÁCH 40 NĂM.
40 năm với biết bao biến cố:
  • 1:, Kiểm tra dân số để lập một đội quân.
  • 2: - 8:, Phân định vị trí đóng trại cho trên 2 triệu người (ổn định cư trú)
  • 9: - 12:, Đức Chúa Trời dẫn dắt dân Chúa bằng trụ mây và trụ lửa (10: - 12:) tới Ca-đe là đồng vắng Pharan ở phía Nam Biển Chết – Ca-na-an đã ở trong tầm mắt.
  • 13: - 21:, lòng vô tín của dân Chúa đã khiến cho họ bị phạt lưu đày 40 năm trong đồng vắng, những người từ Ai Cập ra đi đã ngã chết trong thời gian nầy giữa đồng vắng và một thế hệ mới bắt đầu.
  • 22:1, tiến đến Mô-áp.
  • 33:, chuẩn bị lần cuối cùng trước khi vào Đất Hứa.
III/. BỐ CỤC:
Sách Dân số ký là sách đặc biệt đã xem một lần rồi thì khó quên. Có thể chia Bố cục theo 3 cách:
Đề mục: ĐƯỜNG VỀ ĐẤT HỨA
Câu gốc: 14:34
BỐ CỤC A.
I/. Từ Sinai đến Ca-đe………. 1: -13:
II/.  Lưu lạc ……………...….. 14: - 20:
III/. Từ Ca-đe đến đồng vắng Mô-áp … 21: - 36:
BỐ CỤC B.
I/.   Chuẩn bị lên đường …. 1:10 – 10:10
II/.  Hành trình 40 năm …...10:11 – 19:
III/. Kết thúc hành trình ….20: - 36:
Đề mục: HAI THẾ HỆ
I/.  Dòng dõi Cũ: ………….. 1: -20:
  1. Tu bộ ………………..1: - 4:
  2. Huấn luyện …………5: - 9:
  3. Hành trình ………….10: - 20:
II/. Dòng dõi Mới ………….21: - 36:
  1. Hành trình Mới …….. 21: - 25:
  2. Tu bộ Mới ………….. 26: - 27:
  3. Huấn luyện Mới …….28: - 36:

IV/. NỘI DUNG:

A/. DÒNG DÕI CŨ.
1: -20:
Là dòng dõi từ Ai Cập bởi sự vô tín nên bị Chúa phạt ngã chết trong đồng vắng.
  1. Tu Bộ: 1: - 4:
    • Tổng số dòng dõi cũ là 603,550 người (1:45-46) từ 20 tuổi trở lên, mục đích việc kiểm tra dân số nầy là để lập thành một đội quân (1:2-3). Việc kiểm tra nầy không tính chi phái Lê-vi (1:47-50), nghĩa là người Lê-vi được miễn gia nhập quân đội.
    • Nam đinh của chi phái Lê-vi được ghi từ một tháng tuổi trở lên (3:15), gồm có 3 họ: Họ Mê-ra-ri, họ Ghẹt-sôn, họ Kê-hát.
    • Rất khó lập tổng số cho chi phái Lê-vi, vì
      • 3:22, 28, 34, ghi là 22,300 người
      • Nhưng câu 39 thì ghi là 22,000 người.
      • Theo Ellicott’s Commentery và Words Worth’s, thì số 22,000 người là chính xác (3:39), vì theo Dân. 3:43 số con trai đầu lòng các chi phái là 22,273 người, Dân 3:46 có nói rằng hơn chi phái Lê-vi 273 người.
    • Từ chi phái Lê-vi kiểm tra số 30 tuổi trở lên thì được 8,580 người để phụ trách công việc Đền Tạm (trừ ra thầy tế lễ thuộc họ A-rôn).
    • Thứ tự đóng trại là để có trật tự khi di chuyển:


THỨ TỰ ĐÓNG TRẠI
 
HƯỚNGKTVỊ TRÍCHI PHÁI
Đông2:3-9Tiên phongGiu-đa (dẫn đầu) +
Y-sa-ca + Sa-bu-lôn
Nam2:10-16Thứ nhìRu-bên (dẫn đầu +
Si-mê-ôn + Gát
Trung tâm2:17Trung tâmLê-vi +
vật dụng Đền Tạm
Bắc2:18-24Thứ baÉp-ra-im (dẫn đầu) +
Ma-na-se + Bên-gai-min
Tây2:25-31Hậu tậpĐan (dẫn đầu) +
A-se + Nép-ta+li



CHU VI ĐÓNG TRẠI KHOẢNG 20 Km

*****
 

Hàng thứ 3:
2:20-21, Ma-na-se, 32,200
2:18-19, Ép-ra-im, 40,500
2: 22-23, Bên-gia-min, 35,400

 

4 đoạn có nhiều bài học thuộc linh cho Cơ-Đốc nhân:
 
Đ / VỚI MA QUỈĐỐI VỚI CHÚAĐỐI VỚI CĐN
Chiến sĩThầy Tế LễNgười Lê-vi
Chiến lượcThông côngPhục vụ
  • Đối với ma quỉ, Cơ-Đốc nhân là Chiến sĩ
  • Đối với Chúa, Cơ-Đốc nhân là Thầy tế lễ.
  • Đối với Hội Thánh, Cơ-Đốc nhân là công nhân
Qua 1:12, 18, chỉ những người Y-sơ-ra-ên thật mới dự phần trong cuộc chiến của dân Y-sơ-ra-ên, không có một người nào trong dân tạp được tuyển chọn.
Đây là bài học cho Hội Thánh ngày nayNhững người dự phần vào công việc trong Hội Thánh phải là người đã được thuộc về Đức Chúa Trời – tức là đã tin nhận Chúa Jêsus Christ, thuộc về dòng dõi thuộc linh. Có bao nhiêu Công nhân trong Hội Thánh ngày nay có thể quyết chắc như trong Rôma 8:16?
“Trật tự” là bài học trong I Côrin-tô 14:33-40
  1. Huấn luyện: 5: -10:10
    • 4 đoạn đầu dạy về việc lập trại
    • 5 đoạn kế tiếp dạy về những điều kiện để được ở trong trại
    • Câu gốc phần nầy là: 5:3
    • Đây là nền tảng kỷ luật chính, vì Đấng Thánh ở giữa Trại, nên Trại phải Thánh. Đó cũng là nền tảng của Hội Thánh ngày nay.
ĐOẠN 5, CHÚA RA LỊNH:
  • Không cho người ô uế (bịnh phung, bạch trược, người đụng đến xác chết) ở trong Trại quân (1-4)
  • Sự dối trá phải được thú xưng và đền bồi (5-10).
  • Sự nghi ngờ về đạo đức phải được kiểm tra (11-31)
ĐOẠN 6, LUẬT VỀ NGƯỜI NA-XI-RÊ.
  • Chữ Na-xi-rê = phân rẽ
  • Những người nầy không phải là Thầy Tế lễ, nhưng bất kỳ người nào tình nguyện hứa nguyện phân rẽ mọi điều ghi trong 6:3-12, như:
không uống các vật say,
không đụng đến người chết – dù là bà con,
không cạo đầu hoặc cắt tóc trong thời kỳ hứa nguyện,
Có thể hứa nguyện một thời gian (Công. 18:19; 21:24), hoặc hứa trọn đời như Sam-sôn (Quan. 13:3-4); Samuên (I Sam. 1;11); Giăng Báp-tít (Luca 1:15)
ĐOẠN 7, CÁC QUAN TRƯỞNG DÂNG TẾ LỄ NHƠN DỊP KHÁNH THÀNH ĐỀN TẠM.
Có 3 điều phải nhớ:
1). Đây là của lễ tình nguyện, không phải là lệnh.
2). Đặc điểm các lễ vật được ghi rõ, mặc dù giống nhau, không phải vì số lượng, nhưng do lòng yêu Chúa.
ĐOẠN 8,
(8:1-4) A-rôn được ban cho sự dạy dỗ về chơn đèn
  • Đèn bằng vàng đánh giát (đánh bóng, sáng)
  • Nếu “Đèn” làm hình bóng về Chúa Jêsus Christ trong Nơi Thánh thì dầu ở trong Đèn làm hình bóng về Đức Thánh Linh – vì Đức Thánh Linh không bày tỏ chính Ngài, nhưng để bày tỏ Chúa Jêsus Christ.
  • Nếu Đèn chỉ về Hội Thánh (Khải. 1:20; Mathiơ 5:14), thì dầu làm hình bóng về sự “tỉnh thức” (Mathiơ 25:1-13).
(8:5-26) Đặc điểm sự dâng mình của người Lê-vi:
  • Họ phải được tẩy sách trước khi phục sự Chúa (6)
  • Họ được tẩy sạch qua 2 cách (7):
Một phần trên họ (do Đức Chúa Trời)
Một phần do chính họ (do con người)
  • Họ được tẩy sạch bằng “nước” (I Giăng 5:6-7, Cơ-Đốc nhân được tẩy sạch bởi Huyết của Chúa Jêsus Christ).
  • Họ được tẩy sạch bởi chính họ qua sự sạch sẽ thân thể, quần áo, tóc của họ (qua nếp sống Đạo của Cơ-Đốc nhân).
  • Sự dâng mình của người Lê-vi dựa trên nền tảng (3):
Của lễ Chay
Của lễ Chuộc Tội
Của Lễ Thiêu
(Sự dâng mình của Cơ-Đốc nhân dựa trên nền tảng là: Sinh tế Chiên Con của Đức Chúa Trời – là Chúa Jêsus Christ).
  • Người Lê-vi được trình diện và công nhận bởi mọi người và bởi Đức Chúa Trời (c. 13-16; Rôma 12:1).
ĐOẠN 9,
Bày tỏ cách dân sự dự Lễ Vượt Qua, và sự hiện diện của trụ mây và trụ lửa
  • Lễ Vượt Qua chỉ về sự cứu rỗi
Lễ Vượt Qua là một Lễ đặc biệt, vừa liên hệ quá khứ (nhớ lại ơn giải cứu), vừa liên hệ tương lai (lời hứa về sản nghiệp), cũng là Lễ Tiệc Thánh ngày nay.
  • Liên hệ quá khứ là nhớ lại và bày tỏ sự chết của Chúa Jêsus Christ.
  • Liên hệ tương lai là rao giảng cho tới lúc Chúa Jêsus trở lại (I Côrintô 11:26).
Trong Lễ Tiệc Thánh ứng nghiệm 3 điều còn lại theo I Côrintô 13:13:
  • ĐỨC TIN: “nhìn lại” thập tự giá gủa Chúa Jêsus Christ để cảm tạ.
  • HI VỌNG: “nhìn tới” sự Tái lâm của Chúa Jêsus Christ để được thêm sức mạnh.
  • YÊU THƯƠNG: “nhìn lên” ngôi thương xót để được dạn dĩ trong giờ có cần.
  • Trụ mây và trụ lửa chỉ về sự dẫn dắt của Chúa (9:16-18).
Trụ mây và Trụ lửa là một sự hướng dẫn thiên thượng, trực tiếp, không sai lầm. Dân Y-sơ-ra-ên không cần biết sẽ đóng trại ở đâu, khi nào, dời trại khi nào và đi bao lâu. Tất cả do Trụ mây và Trụ lửa của Đức Chúa Trời dẫn dắt.
Đức Chúa Trời cũng dẫn dắt Hội Thánh và Cơ-Đốc nhân ngày nay như vậy (Thi thiên 32:8)
  • Sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời không quá sức chúng ta, không cần bổ sung.
  • Sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời đối với chúng ta luôn luôn tốt lành và bất cứ chỗ nào.
Nói tóm lại, sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời đối với chúng ta là trọn vẹn. Chúng ta YÊN NGHỈ trong sự dẫn dắt đó (Thi thiên 4:8; 23:1-26).
GHI CHÚ:
Sau khi
  • Tuyển chọn đoàn quân thánh (1: - 2:)
  • Qui định phần của người thánh (người Lê-vi – 3:-4:)
  • Dạy những qui định sống thánh (5:-8:)
thì đến:
  • Tuyệt điểm của bài học là “sự thông công và dẫn dắt của Chúa (9: - 10:10)
ĐOẠN 10:1-10
Trong 10:1-2, Chúa bảo Môi-se làm hai cái LOA bằng bạc. Công dụng của hai cái LOA giống như công dụng của Trụ Mây và Trụ Lửa: “Để Dẫn Dắt” dân Chúa.
  • Trụ Mây và Trụ Lửa: Chúa dẫn dắt dân Chúa bằng MẮT THẤY.
  • LOA: Chúa dẫn dắt dân Chúa bằng TAI NGHE.
Có bốn cách dùng LOA:
  1. Câu 3, dùng LOA để tập hợp dân sự (không thổi vang): Một Loa thì tập hợp quan trưởng; Hai Loa thì tập hợp dân sự.
  2. Câu 5-6, Thổi vang thì ra đi.
  3. Câu 9, Thổi vang có thể là báo hiệu chiến tranh.
  4. Câu 10, Mở đầu những ngày Lễ Hội.
Những sự dạy dỗ về cách thổi LOA, nhắc Cơ-Đốc nhân chúng ta:
  1. Khi nào Loa sẽ được thổi để họp lại?
  • Ê-sai 27:13; Xach. 9:14, Loa sẽ được thổi khi dân Y-sơ-ra-ên được trở về lập quốc.
  • I Tês. 4:16, Loa sẽ được thổi khi Chúa Jêsus Christ tái lâm để gọi những kẻ được chuộc họp lại với Chúa nơi không trung.
  • I Côr. 15:52, Loa sẽ được thổi khi Cơ-Đốc nhân được sống lại và biến hóa.
  1. Khi nào Loa sẽ được thổi để báo hiệu chiến tranh và yến tiệc?
  • Giô-ên 2:1; Khải. 8:-9:, báo hiệu Trận chiến Ha-ma-ghê-đôn và Tiệc Cưới Chiên Con.
  • Loa sẽ được thổi khi Chúa Jêsus Christ trở lại với địa vị Vua trên muôn vua, Chúa trên muôn Chúa.
  1. Hình bóng dạy dỗ về HAI LOA:
Có hai cái Loa làm hình bóng về HAI CÁCH Chúa dạy dỗ chúng ta:
  • Lời Chúa (bên ngoài) liên quan đến sự hiểu biết của con người.
  • Đức Thánh Linh (bên trong) liên hệ trực giác của chúng ta.
Hai Loa không thể phân chia. Nếu đọc Kinh Thánh mà không nhờ cậy Đức Thánh Linh soi sáng thì không thể nhận lãnh được phước hạnh dạy dỗ gì. Nếu cho rằng bởi Đức Thánh Linh soi sáng mà không có Kinh Thánh thì không đáng tin, vì không có gì để kiểm soát. Hai điều kiện nầy không thể phân chia để kiểm soát một người có thật sự được Đức Thánh Linh phán dạy không. Một người được Đức Thánh Linh phán dạy là người yêu mến Kinh Thánh, hiểu biết Kinh Thánh, có và dùng Kinh Thánh làm nền tảng cho sự giảng dạy cũng như mọi hành vi của mình.
3. Hành trình: ĐOẠN 10:11 – 14:
Trong 10 đoạn đầu (1: - 10:10), Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho dân Y-sơ-ra-ên thật chu đáo. Toàn cảnh là một bản thiết kế về một Trại gương mẫu, tất cả bao quanh Đền Tạm – nói lên Đức Chúa Trời là Trung Tâm của tuyển dân; cũng như Đấng Christ là Trung tâm, là sự sống, là vinh hiển của Hội Thánh (Khải. 1:12-13). Tất cả đã sẵn sàng lên đường!
ĐOẠN 10:
10:11,
Ngày 20 tháng 2 năm thứ hai, dân Y-sơ-ra-ên tiếp tục ra đi. So với Xuất. 19:1; 40:2, 17, dân Y-sơ-ra-ên đã ở tại Sinai từ ngày 1 tháng 3 năm thứ 1; ngày 1 tháng 1 năm thứ 2 dựng Đền Tạm.
Như vậy, dân Y-sơ-ra-ên đã ở tại Sinai gần một năm, và tiếp tục ra di sau khi Đền Tạm được dựng một tháng 20 ngày.
10:29-32,
Có sự yếu đuối trong Môi-se, vì ông không hoàn toàn tin cậy vào sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời qua trụ mây và trụ lửa, ông quay lại nhờ người anh vợ của ông. Chính Môi-se là người giảng dạy cho dân Chúa tin cậy nơi Chúa (Hêb. 11:27), bây giờ chính ông lại nhìn và tin cậy con người. Chúng ta thường dựa vào những gì thấy được hơn là dựa vào một Đức Chúa Trời không thấy được
II Côrintô 5:7
I Phierơ 1:8-9
ĐOẠN 11:
11:1-3, chỉ mới đi 3 ngày đường (10:33), họ đã lằm bằm, than khóc (11:1).
Đất Hứa ở trước mặt, cuộc sống nô lệ không còn nữa, đáng lẽ dân Y-sơ-ra-ên phải hát một bài ca vui mừng, nhưng họ lại than khóc. Lửa hình phạt đã giáng xuống.
Than khóc, lằm bằm không làm cho công việc dễ hơn, trái lại chỉ đem lại nghi ngờ thêm. Than khóc là chống lại Đức Chúa Trời.
11:4-35
“Bọn dân tạp” (11:4, xem Xuất 12:38) đã xúi giục dân Y-sơ-ra-ên than khóc.
Họ than khóc về cách Đức Chúa Trời dẫn dắt họ, bây giờ họ lằm bằm về thức ăn mà Chúa đã nuôi họ.
Môi-se đã hầu như không chịu nổi trước áp lực của những sự than khóc, lằm bằm (11:10-15), khiến ông phải than trách Chúa.
Chúa đã giải quyết sự than khóc, lằm bằm nầy bằng hai cách:
  1. Chúa bảo Môi-se chọn 70 Trưởng lão chia sẻ gánh nặng với ông (11:6).
  2. Chúa hứa ban thịt cho dân Chúa ăn (17-20). Chính Môi-se cũng thắc mắc không biết Đức Chúa Trời sẽ làm sao có thịt cho chừng ấy người ăn (600,000 người + vợ và con của họ, vị chi 600,000 x 2 Trong đó có vợ của họ, rồi nhơn cho 2 là số tối thiểu 2 đưa con trong gia đình của họ, ấy là chưa kể cha mẹ già của họ. Ít nhất phải có gần 2 triệu người đòi ăn???) – 11:21-22.
Thi thiên 78:18-20, chúng ta cũng thường giới hạn quyền năng của Chúa, không tin rằng Đức Chúa Trời làm được điều nầy hay điều khác.
Thi thiên 106:13-15, đôi khi như dân Y-sơ-ra-ên tại đây, họ cứ đòi hỏi theo tư dục, Chúa đã ban cho họ điều lòng họ ao ước để dạy họ bài học tin cậy nơi Chúa.
ĐOẠN 12:
Sự than khóc lên đến cao điểm: Giành quyền lãnh đạo của Môi-se (12:1-2). Sự than khóc nầy phát sinh từ trong những người thân của Môi-se cũng là những người cộng tác ủng hộ chức vụ của Môi-se, ấy là Thầy Tế Lễ Thượng phẩm A-rôn và Nữ Tiên tri Mi-ri-am.
Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao Chúa phạt Mi-ri-am mà không phạt A-rôn? (12:10). chúng ta có thể giải thích:
  • 12:1, có thể cho thấy phần chủ động gây nên sự than khóc nầy là từ chính Mi-ri-am do tâm lý giữa chị chồng và em dâu
  • 12:2, hoặc có thể do ý nghĩ ganh tị với người lãnh đạo, mà người lãnh đạo đó lại là người em trai mà chính Mi-ri-am có công chăm sóc ngày còn thơ ấu (Xuất. 2:4, 7, 8).
  • Bản tánh của A-rôn cho thấy ông là người hay nghe theo người khác xúi giục (Xuất. 4:27-31; 32:1-6; 21-24), cho nên trong vấn đề nầy A-rôn chỉ là người bị Mi-ri-am khích động.
ĐOẠN 13 và 14:
  • 13:1-3, Chúa ra lịnh cho Môi-se sai 12 thám tử di do thám Đất Hứa.
  • 13:25, thời gian do thám là 40 ngày
  • 13:27-29, báo cáo kết quả do thám xứ đều giống nhau
  • 13:31 – 14:9, nhưng đức tin của 10 thám tử với đức tin của Giô-suê và Ca-lép lại khác nhau: Một bên thấy khó khăn trong cơ hội; một bên thấy cơ hội trong khó khăn.
  • 14:10, dân sự đã theo “đa số” – một đa số vô tín, không tin cậy vào Đức Chúa Trời, và họ đã trả một giá đắt  là 40 ngày bằng 40 năm lưu đày trong đồng vắng (14:28-30, 34).
  • Bài học rõ ràng nhất ở đây là: sự vô tín đánh bại người vô tín!
Từ ngữ nổi bật nhất từ 10:11 đến đoạn 14 là:  LẰM BẰM, dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm đang khi họ đã nếm trải quyền năng của Chúa cứu họ ra khỏi Ai Cập, ban cho biết bao ơn lành từ bánh ăn, nước uống, ban trụ mây trụ lửa che chở chăm sóc họ, ban cho họ chiến thắng những kẻ thù nghịch. Dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm đang lúc họ đang đứng ngay biên giới Đất Hứa – họ bị trật phần ân điển (Hêb. 12:15-17).
Sứ đồ Phaolô đã nhắc lại bài học nầy trong thư I Côrintô 10:1-13.
(Xem bản đồ số 3 [bản KT cũ] hay bản đồ số 2 ([bản KT in lại] để biết hành trình của dân Y-sơ-ra-ên từ Ai Cập đến biên giới phía Nam của Đất Hứa).
ĐOẠN 15:
Từ 15: đến 20: là phần chính của sách Dân số ký, ghi chép câu chuyện 38 năm lưu đày trong đồng vắng của dân Y-sơ-ra-ên vì lòng vô tín.
Đây là thời kỳ chuyển tiếp giữa hai thế hệ CŨ và MỚI, bắt đầu biến cố tại Ca-đe (Dân. 32:7-8; Phục. 1:19-46), kết thúc với cái chết của A-rôn (Dân. 20:22-24).
Qua sách Dân số ký từ 1:-10:, chúng ta thấy dân Y-sơ-ra-ên được Chúa dùng Môi-se sửa soạn cẩn thận, sắp đặt trật tự, dạy những lễ nghi và dạy dân Y-sơ-ra-ên phải làm gì khi chiếm Đất Hứa.
Nhưng 38 năm lưu đày vì lòng vô tín đã khiến sách Dân số ký trở thành một “sách ngăn trở tiến bộ
Chỉ 40 giờ ra khỏi Ai Cập đến Sinai, nhưng phải mất 40 năm từ Sinai đến Đất Hứa.
Chúng ta ghi nhận vài sự kiện về thời gian lưu đày:
  1. Đức Chúa Trời không hoàn toàn từ bỏ tuyển dân, Chúa vẫn tiếp tục truyền phán với họ qua Môi-se (15:1, 17, 35), vẫn ban Ma-na, nước uống, cung cấp quần áo, giày dép cho họ (Phục. 8:2-5; 29:5-6).
  2. Lễ cắt bì đã không được dân Y-sơ-ra-ên thi hành (Giô-suê 5:4-8). Suốt thời gian nầy dân Y-sơ-ra-ên không tuân giữ Luật pháp của Đức Chúa Trời, nhất là không giữ ngày Sa-bát, họ còn phạm tội bắt chước thói tục dân ngoại bang: dâng con cho thần Mo-lóc (đưa đứa trẻ qua lửa) – Êx. 20:10-26 [15-16, 26]; Amốt 5:25-26.
  3. Hành trình lưu đày không có mục đích, không phải để đến Đất Hứa mà để cho “CHẾT” hết một thế hệ vô tín.
Đoạn 15 bắt đầu với Lời Chúa phán dạy Môi-se những điều dân Y-sơ-ra-ên cần biết trước khi bắt đầu bước vào Đất Hứa. Đây là lời đầu tiên của Chúa sau 38 năm xảy ra biến cố tại Ca-đe khiến họ phải quay lại đi vòng vòng trong đồng vắng.
Sự ngăn trở, thất tín của con người không có nghĩa là Đức Chúa Trời thất bại. Vượt trên thất bại của con người là sự thành tín của Đức Chúa Trời (II Timôthê 2:14).
Câu 32-41, chấm dứt đoạn 15 với hai tua áo (15:38) màu điều (máu tía – Ribband of blue) là chùm tơ len kết ở đầu dây. Bản tiếng Anh dịch là màu blue – màu xanh là màu thuộc về Thiên đàng.
Công dụng dây tua nầy nhắc cho dân Chúa NHỚ LẠI (39-40). Họ phải luôn nhớ lại hai điều:
  • câu 39, họ phải nhớ lại mạng lịnh của Chúa.
  • câu 40, họ phải nhớ lại sự thánh khiết của Chúa.
Hai dây tua áo nầy làm hình bóng về Đức Thánh Linh trong đời sống Cơ-Đốc nhân ngày nay (Giăng 16:8-15)
ĐOẠN 16: - 18:
3 đoạn nầy có liên hệ  với nhau về chức tế lễ:
  • đoạn 16, sự phản nghịch của Cô-rê thật sự tấn công vào chức tế lễ của A-rôn (16:2), đã khiến gần 15,000 người chết (c. 32 – gia quyến của Cô-rê; c. 35 – 250 người; c. 49 – 14,700 người). Sự phản nghịch nầy trở nên một dấu chỉ cho ngày nay (c. 38 so với Giu-đe 11)
  • Đoạn 17, là sự tái xác nhận chức vụ tế lễ của A-rôn bằng cây gậy trổ hoa và có trái hạnh nhân chín (17:8).
Cây gậy trổ hoa kết trái hạnh nhân làm hình bóng về sự phục sinh của Chúa Jêsus Christ. Các Tôn giáo và Hệ thống triết lý của loài người là “cây gậy của những kẻ phản loạn; Đấng Christ là cây gậy trổ hoa (Êsai 53:2-3), bởi sự sống lại vinh hiển của Ngài, Chúa Jêsus Christ đã chứng tỏ thầy tế lễ duy nhất (Công vụ 4:12).
  • Đoạn 18, Đức Chúa Trời phán với chính A-rôn, xác định lại quyền lợi và bổn phận trong chức tế lễ.
ĐOẠN 19:
Con bò sắc hoe (đỏ hung sậm) bị giết, chỉ về Chúa Jêsus Christ bị giết thay tội nhân.
  • câu 3-4, con bò bị giết trước Hội mạc – Đấng Christ bị đóng đinh ngoài Trại quân (Hêb. 13:12-13).
  • câu 5-, con bò bị thiêu – Đấng Christ chịu chết đền tội một lần đủ cả (Hêb. 10:10)
  • câu 6, con bò được thiêu chung với ba vật khác:
    • cây hương nam – sự cứng chắc của cây hương nam hình bóng về sức riêng.
    • Chùm kinh giới – sự mềm mại của dây kinh giới hình bóng chỉ về sự yếu đuối của con người [ chùm kinh giới hay còn gọi là cây ngưu tất , một thứ cỏ mọc trên tường, không có giá trị (I Vua 4:33) Giăng 19:29, cây ngưu tất nầy cao độ 35 cm.
    • Vải đỏ sậm – màu đỏ sậm là màu máu bầm của người chết, làm hình bóng chỉ về bản tánh tội lỗi của người dòng dõi A-đam (Rôma 5:14; I Côrintô 15:22; Êphêsô 2:1-3; 4:19)
ĐOẠN 20:
Đoạn 20 nầy ghi lại 3 sự kiện quan trọng (không ghi năm nào):
  • 20:1, cái chết của Mi-ri-am
  • 20:12, tội của Môi-se
  • 20:28-29, cái chết của A-rôn.
Mi-ri-am:
  • Xuất. 2:4-8, Mi-ri-am là người chị của Môi-se đã lo lắng cho Môi-se
  • Xuất. 15:20-21, Mi-ri-am là Nữ Tiên tri, người hướng dẫn Ban Hát đầu tiên của dân Y-sơ-ra-ên sau khi ra khỏi Ai Cập.
  • Dân. 12:1-15, Mi-ri-am là người lằm bằm Môi-se
  • Dân 20:1, Mi-ri-am qua đời tại Ca-đe.
Môi-se:
Sự vấp ngã của Môi-se tại Mê-ri-ba khiến ông bị Chúa phạt không được vào Đất Hứa.
Môi-se là biểu tượng về Luật pháp. Luật pháp không dẫn chúng ta vào Đất Hứa.
Hòn Đá biểu tượng về Chúa Jêsus Christ (I Côrintô 10:4) đã bị đập một lần (Xuất. 17:5), không cần phải đập lần thứ hai. Môi-se chỉ cần nói với Hòn Đá (20:8), nhưng ông đã đập hai lần, Môi-se đã phá vỡ biểu tượng đẹp đẽ về Chúa Jêsus Christ là Vầng Đá muôn đời (Hê. 9:24-28).
A-rôn:
Cuối đoạn 20 ghi lại sự chết của A-rôn, chấm dứt thế hệ cũ. Tại sao cái chết của A-rôn là chấm dứt thế hệ cũ? Dân 33:38-39 nói rõ A-rôn qua đời vào ngày 1 tháng 5 năm thứ 40 sau khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập. Như vậy cái chết của A-rôn là điểm mốc thời gian quan trọng trong cả sách Dân số ký.
Tổng kết lại:
Dân. 10:11, dân Y-sơ-ra-ên đi từ Sinai đến Ca-đe
Phục. 1:2, từ Hô-rếp (cũng gọi là Sinai) đến Ca-đe Ba-nê-a đi 11 ngày.
Phục. 2:14, Môi-se xác nhận thời gian lưu lạc là 38 năm.
Tóm lại, tất cả 3 nhân vật:
A-rôn tiêu biểu cho chức tế lễ, Mi-ri-am tiêu biểu cho chức vụ Tiên tri, Môi-se tiêu biểu cho Luật pháp, cả ba đều không thể dẫn dân Y-sơ-ra-ên vào Đất Hứa. Sự lãnh đạo dân Chúa vào Đất Hứa tập trung vào Giô-suê, hình bóng về chức vụ Chỉ huy và Cứu Chúa của Chúa Jêsus Christ mới có thể dẫn dân Chúa vào Đất Hứa đời đời.

B. DÒNG DÕI MỚI
21: - 36:
Hành trình mới từ Ca-đe đến Đồng bằng Mô-áp (Dân. 20:29 và 33:38, A-rôn chết ngày 1 tháng 5 năm 40 (Phục. 1:3-4), tới đồng bằng Mô-áp sau khi đánh bại Óc – vua Ba-san, là ngày 1 tháng 11 năm 40.
  1. Hành Trình Mới: 21: - 25:
ĐOẠN 21:
Đoạn 21 mở ra với 3 sự kiện đáng lưu ý đánh dấu cho Dòng Dõi Mới:
a). 21:3, Đức Giê-hô-va nhậm lời dân Y-sơ-ra-ên:
Theo Phục. 2:14, suốt 38 năm lưu lạc trong đồng vắng (Phục. 1:44-46), Đức Giê-hô-va không nghe sự kêu cầu của Y-sơ-ra-ên, vì họ không theo sự dẫn dắt của Chúa.
Dân. 21:3, Chúa bắt đầu tái nhậm lời và họ đã đắc thắng tại Họt-ma, chỗ mà họ đã từng thất bại (Dân. 14:45).
Họ đã chổi dậy từ ngay chính chỗ họ thất bại! Đó mới chính là đắc thắng.
b). 21:4-9, Con Rắn Bằng Đồng:
Rắn Lửa. Sự xuất hiện của loài rắn lửa là để phạt dân Y-sơ-ra-ên về tội ngã lòng, lằm bằm (c. 4-5), nhất là sau một chiến thắng (câu 1-3).
Chúa dùng RẮN, vì trong đồng vắng, loại rắn độc có rất nhiều. Tên gọi “Rắn Lửa” (câu 6) không có nghĩa là con rắn nầy có lửa, cũng phải loại rắn lửa bay (Êsai 30:6). Chữ “lửa” có thể hiểu là rất độc, hoặc bị loại rắn này cắn nọc độc làm cho người bị cắn phát sốt như bị lửa đốt (giống như loại rắn biển – người Việt-nam hay gọi là “đẻn”).
Rắn đồng: (câu 9). Tại bán đảo Arabic có những mỏ đồng khai thác từ thế kỷ thứ 13 TC., người ta tìm được vài con rắn đồng nhỏ tại Meneiyah (Timna).
Vấn đề là “Tại sao con rắn phải được làm bằng đồng, mà không làm bằng vàng hay bằng bạc?” Một lần nữa, hình bóng học dạy:
  • Vàng chỉ về sự vinh hiển, chỉ về thần tánh của Đức Chúa Trời;
  • Bạc chỉ về sự cứu chuộc – mạng sống được chuộc bằng bạc;
  • Đồng chỉ về sự đoán phạt (bàn thờ bằng đồng để dâng tế lễ chuộc tội)
Con rắn đồng của Môi-se làm còn được lưu giữ làm di vật (con rắn nầy được gọi là Nê-bu-tan) trở nên cớ vấp phạm cho dân Y-sơ-ra-ên đem thờ. Mãi đến đời vua Ê-xê-chia mới bị phá bỏ (II Vua 18:4).
Năm 971 SC., một người từ Milan đến Constantinople tìm được một con rắn bằng đồng cho rằng từ đời Ê-xê-chia, nên đem về để trong nhà thờ St. Ambroise tại Milan.
Trong sách Dân số ký có 3 (ba) biểu tượng chính về Chúa Jêsus Christ là:
  • Hòn đá bị đập – 20:7-11 so với I Côrintô 10:4
  • Con rắn đồng – 21:4-9 so với Giăng 3:14
  • Thành ẩn náu – 35: so với Hêb. 6:18
BIỂU TƯỢNG CON RẮN BẰNG ĐỒNG:
  1. Thứ tự trình thuật:
  • c. 5, duyên cớ từ tội lỗi
  • c. 6, hậu quả của tội lỗi là hình phạt đau đớn
  • c. 7, ăn năn cầu xin
  • c. 8-9, được cứu bởi đức tin: “Nhìn thì được chữa lành”
Đây là thứ tự của Giáo lý Cứu rỗi.
  1. Mỗi sự việc được lập lại hai (2) lần:
  • Than khóc 2 điều: về đường đi và mana (c. 5)
  • Đoán phạt 2 phương diện: đau và chết (c. 6)
  • Cầu xin 2 điều: nhận tội và xin Chúa cứu (c. 7)
  • Được cứu bởi 2 điều: con rắn (phương tiện) và nhìn (đức tin) (c. 8)
Ứng dụng:
  • Loài người chống lại Đức Chúa Trời: chống lại đường lối của Đức Chúa Trời và Bánh Hằng Sống (Chúa Jêsus Christ – Giăng 6:35, 51)
  • Loài người bị đau đớn (Sáng 3:16-21) và chết (chết 3 phương diện: tâm linh, thể xác, đời đời).
  • Loài người được cứu trong Chúa Jêsus Christ và bởi đức tin.
    1. Công tác cứu chuộc:
  • Con rắn đồng được treo ngoài Đền Tạm, xa mọi liên hệ, xa mọi sinh tế, xa chức tế lễ.
Sự cứu rỗi không phải bởi những thầy tế lễ loài người, không phải bởi sự giải tội từ các sinh tế, không phải bởi nghi thức tôn giáo.
  • Con Rắn không do A-rôn – thầy tế lễ làm, nhưng do Môi-se là người lãnh đạo.
Chúa Jêsus Christ không phải là thầy tế lễ, không thuộc chi phái Lê-vi (Hêb.7:1-3, 11-17)
  • Chúa Jêsus Christ giảng ở ngoài sân Đền thờ, không dự vào công việc nơi Bàn thờ, không chết tại Bàn thờ nhưng chết tại đồi Gô-gô-tha (ngoài Trại quân (Hêb. 13:12-13).
Điều nầy không có nghĩa là Đền Tạm và các Khí Mạnh, những sinh tế, chức vụ thầy tế lễ không có giá trị, nhưng giá trị đó thuộc về con người là con rắn.
  • Thầy tế lễ và người Lê-vi, chính họ cũng bị đoán phạt và chết như mọi người.
  • Một người vào Đền tạm là một người đã được chữa lành khỏi nọc độc của con rắn.
Ý nghĩa ở đây là “Bởi Ân Điển”: Trước khi vào Nơi Chí Thánh thờ phượng, người đó đã được chữa lành, đã được cứu, đã được vào sự thông công – đó là tội nhân bởi đức tin đến nơi Thập tự giá trên đồi Gô-gô-tha.
  1. Phương pháp được cứu bởi con rắn đồng là bởi Đức Chúa Trời ban cho, không phải bởi Môi-se hay bất cứ người nào nghĩ ra (21:8) – Phương pháp cứu rỗi bởi đức tin qua Chúa Jêsus Christ là bởi Đức Chúa Trời ban cho (Giăng 3:16 – Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã BAN CHO…).
  2. Đồng chỉ về sự đoán phạt; Con Rắn là tội lỗi = Tội lỗi phải bị đoán phạt (Rôma 6:23).
  3. Chỉ có một Con Rắn đồng duy nhất cho tất cả mọi người – Thập Tự giá của Chúa Jêsus Christ là phương pháp cứu rỗi duy nhất trên đất dành cho tất cả loài người (Công vụ 4:12).
  4. Phương pháp được chữa lành rất đơn giản: Chỉ nhìn con rắn thì được chữa lành – “Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu…” (Giăng 3:16b; 3:36; Ê-phê-sô 2:8-9).
  5. Mỗi người phải tự nhìn – mỗi người phải tự TIN (Giăng 1:12, “Hễ ai đã nhận Ngài … là ban cho kẻ tin Danh Ngài; Giăng 3;16, “Hầu cho hễ ai tin…; Giăng 3:36, Ai tin…)
c). 21:16-18, Bài Ca Mới:
Lần đầu tiên sau 40 năm, dân Y-sơ-ra-ên mới có một bài hát (Bài ca đầu tiên là Xuất. 15:).
  • Thế hệ cũ sau 400 làm nô lệ tại Ai Cập, đã có một Bài Ca Mới khi được giải cứu ra khỏi Ai Cập
  • Thế hệ Mới sau 40 lưu đày trong sa mạc có một Bài Ca Mới. Từ bài ca vui mừng nầy họ đã sống đắc thắng (21:21-35
Từ ngữ “Cái giếng” trong câu 16 có lẽ là một ốc đảo trong sa mạc.
NƯỚC được ứng dụng 2 phương diện:
  • Nước từ Hòn Đá, (Xuất. 17:5; Dân. 20:11;) là chính Chúa Jêsus Christ (I Côrintô 10:4; Giăng 3:5; 4:13-14)
  • Nước giếng tại Bê-re: (Dân. 21:16-18) là đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh (Giăng 7:37-38) với cuộc sống thỏa lòng, dâng trào niềm vui.
ĐOẠN 22: - 25:
Bốn đoạn nầy có liên hệ với nhau qua nhân vật chính là Ba-la-am.
Ba-la-am là một trong những người làm tôn giáo giữa các dân ngoại bang, họ là những người kính sợ Đức Chúa Trời theo cách của họ
Sáng. 14:18, Thầy tế lễ Mên-chi-xê-đéc
Xuất. 3:1, Giê-trô, nhạc gia của Môi-se là thầy tế lễ của người Ma-di-an.
Mathiơ 2:1, Các Bác sĩ cũng là những người làm Tôn giáo giữa các Dân Đông Phương.
Có 3 điều Kinh Thánh ghi nhận về Ba-la-am:
a). Dân. 22:32; II Phierơ 2:15:, Con Đường Ba-la-am:
Con đường của Ba-la-am là con đường của một Tiên tri phục vụ Đức Chúa Trời nhưng thích tiền bạc và sự tôn trọng của con người (22:15-19).
b).  Giu-đe 11, Sự sai lạc của Ba-la-am:
Sự sai lạc của Ba-la-am là ông biết mình làm sai nhưng không ăn năn, mặc dù Chúa đã cảnh cáo ông nhiều lần, nhiều cách ngăn trở ông đi sai:
Dân. 22:12
22:22
23:12, 26
24:1, Ba-la-am ”thấy rõ”.
c). Khải. 2:14, Đạo Ba-la-am:
Phải hiểu chữ “Đạo” mà Kinh Thánh nói ở đây là “mưu kế” của Ba-la-am.
31:16, sau nhiều lần không rủa sả dân Chúa được, Ba-la-am đã bày mưu cho Ba-lác cám dỗ kết hôn giữa con cái Đức Chúa Trời với con cái người Mô-áp (25:1-3) – một sự thỏa hiệp với thế gian.
Hậu quả của sự thỏa hiệp với thế gian đã đưa dân Chúa vào sự thờ lạy hình tượng, khiến 24,000 người bị Chúa phạt phải chết.
Kết quả của Ba-la-am:
Giô-suê 13:22 cho chúng ta biết rằng Ba-la-am cũng không hưởng được của cải và vinh hoa của Ba-lác ban cho.
Bài học dành cho người ham muốn đời nầy (tiền bạc, của cải, vinh hoa đời nầy) được Kinh Thánh nhiều lần ghi lại:
Giăng 12:4-6, Giu-đa Ích-ca-ri-ốt
Công vụ 5:1-11, vợ chồng A-na-nia va Sa-phi-ra tìm kiếm danh vọng đời nầy.
II Timôthê 4:10, Đê-ma ham hố đời nầy lìa bỏ con đường phục vụ Chúa.
ĐOẠN 26: - 27: TU BỘ MỚI
Mục đích việc tu bộ lần nầy khác với lần tu bộ cũ, ấy là để chia đất làm sản nghiệp, không phải vì nhu cần quân sự (26:52-53)





ĐOẠN 28: - 36:
SỰ DẠY DỖ MỚI.
Những đoạn cuối cùng của sách Dân số ký nầy nhắc lại những điều Đức Chúa Trời đã cậy Môi-se dạy cho thế hệ cũ trước đây.
  • Đoạn 28: - 29:, giống với Xuất. 29:38-42; Lê-vi 23:, dạy về
việc dâng tế lễ (câu 3-8)
ngày Sa-bát (9-10),
ngày Trăng Mới (11-15)
Những ngày Lễ (28:16 -29:40
  • Đoạn 30:, giống đoạn 6 về luật hứa nguyện Na-xi-rê
1-3, người nam hứa với Chúa không được thất tín
4-9, người nữ hứa, do cha mẹ kiểm soát
10 góa phụ hứa
11-16 người vợ hứa do chồng kiểm soát.
Cơ-Đốc nhân ngày nay không hứa nguyện theo luật pháp, nhưng hứa nguyện do lòng yêu mến Chúa vì được cứu bởi giá quá đắt (Rôma 12:1; I Phierơ 1:18-19)
  • Đoạn 31Báo thù dân Ma-đi-an.
Chữ chìa khóa đoạn nầy là BÁO THÙ (31:2)
Đối tượng bị báo thù là dân Ma-đi-an, vì họ đã dùng mưu kế của Ba-la-am (25:9) cám dỗ dân Chúa, khiến Chúa phải phạt 24,000 người Y-sơ-ra-ên ngã chết.
Sự báo thù nầy là do Chúa ra lịnh, như vậy đây là cuộc Thánh chiến, không chỉ liên quan đến con người, mà cũng liên quan đến Chúa.
  • Đoạn 32: Lời yêu cầu của Ru-bên, Gát và Ma-na-se
32:1-5, hai chi phái Ru-bên và Gát, cùng với ½ chi phái Ma-na-se xin được chọn phần đất phía Đông sông Giô-đanh.
Họ hứa là sẽ tiếp tục đi trước dân sự trong việc chiếm Đất Hứa và không nhận phần chi còn lại (32:16-19)
  • Đoạn 33: Ôn lại Hành trình từ Ai Cập đến Giô-đanh:
  • Đoạn 34:, Biên giới Đất Hứa
N = 3-5
T = 6
B = 7-9
Đ = 10-12
  • Đoạn 35: Thành Ẩn Náu
35:6, đặc biệt người Y-sơ-ra-ên phải dành riêng 6 thành làm thành ẩn náu và 42 thành làm sản nghiệp cho người Lê-vi. 35:7-8, Chúa ra lịnh cho dân Y-sơ-ra-ên dâng 48 thành cho người Lê-vi (chi phái lớn nhường nhiều, chi phái nhỏ nhường ít).
35:9-15, 3 thành ở phía Đông và 3 thành ở phía Tây. Mục đích của thành ẩn náu là có chỗ cho kẻ giết người vì vô ý, chờ được xét xử công bình với những qui định rất đặc biệt. Kẻ cố ý sát nhân không được trốn trong thành.
  • Đoạn 36:, Luật về sản nghiệp.
36:9 là luật lệ đất đai phải được bảo quản, không được thêm bớt giữa các chi phái.



KẾT LUẬN:
Câu chuyện sách dân số ký được thư I Côrintô 10:1-13 nhắc lại toàn bộ và câu 13 là lời kết của Phaolô dành cho Cơ-Đốc nhân chúng ta ngày nay.

------------

Đề mục: LƯU LẠC ĐỒNG VẮNG
Kinh thánh: sách Dân số ký 14:26-35
Câu gốc: sách Dân số ký 14:31.

I/. LÝ DO LƯU LẠC ĐỒNG VẮNG:
  • Sách Dân số ký 14:26-27
  • Sách Dân số ký là sách ghi chép lại những ngày lưu lạc trong đồng vắng của dân Y-sơ-ra-ên. Nói như Bác sĩ Tống Thượng Tiết khi ông đặt tên các con ông theo thứ tự các sách Sáng thế ký, Xuất Ê-díp-tô ký, Lê-vi ký, đến Dân số ký thì ông ghét đứa con nầy vì ông cho rằng nó mang tên sách của sự nổi loạn, vô tín.
  • Thật sự, đây là một sách buồn nhất trong Kinh thánh.
  • 14:26-27, ba câu nầy ghi lại lời của chính Chúa phán về Lý do dân Y-sơ-ra-ên phải lưu lạc trong đồng vắng.
  • Họ không lưu lạc trong đồng vắng vì không biết đường đi, vì ngoài Môi-se là người đã sống trong đồng vắng 40 năm, dân Y-sơ-ra-ên còn có sự dẫn đường bằng trụ mây và trụ lửa của Chúa.
  • 14:27, Chúa phán: lý do dân Y-sơ-ra-ên phải lưu lạc trong đồng vắng là vì họ LẰM BẰM,Ta đã nghe lời lằm bằm của dân Y-sơ-ra-ên oán trách ta.
  • LẰM BẰM LÀ GÌ?
  • Từ điển Việt nam giải thích lằm bằm là nói trong miệng tỏ ý bực tức.
  • Dân Y-sơ-ra-ên đã nói cái gì trong miệng tỏ ý bực tức?
  • Chúng ta phải xem lại phần thượng văn để biết dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm điều gì, bực tức Chúa điều gì?
  • 13:27-29,
  • 10 thám tử trong số 12 thám tử trừ ra Ca-lép và Giô-suê, báo cáo lại những điều họ tai nghe mắt thấy trong 40 ngày do thám xứ Ca-na-an. Họ xác nhận xứ Ca-na-an là xứ tốt tươi, đượm sữa và mật. Đồng thời họ cũng báo cáo về dân trong xứ là cao lớn, mạnh khỏe, thành thì cao và chắc chắn.
  • Đến câu 32-33, mười thám tử đã làm bùng nổ sự lằm bằm bằng một so sánh: … những người chúng tôi đã thấy tại đó, đều là kẻ hình vóc cao lớn… chúng tôi thấy mình khác nào con cào cào…
  • 14:1-4
- Đến đây thì sự lằm bằm đã bùng nổ thật sự,
c. 1, bắt đầu bằng những tiếng la khóc suốt đêm
c. 2, tất cả dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm oán trách Môi-se
c. 3, dân Y-sơ-ra-ên chuyển sự lằm bằm vào chính Đức Giê-hô-va: Tại sao Chúa dẫn họ vào một xứ để họ ngã chết? Vợ và con nhỏ chúng tôi sẽ bị làm một miếng mồi…
  • Tại hại hơn nữa là họ đòi quay về Ai-cập với một lãnh đạo mới.
  • 14:10
  • Tuyệt điểm của sự lằm bằm nầy trở thành một cuộc bạo động, nổi loạn, ném đá Giô-suê và Ca-lép, vì hai người nầy đã can họ, khuyên họ chỉ cần tin cậy Đức Giê-hô-va.
  • Rõ ràng Chúa đã hiện diện vô hình để can thiệp cuộc bạo loạn nầy, trong 14:27, Chúa phán: Ta sẽ chịu hội chúng hung dữ nầy hay lằm bằm cùng ta cho đến chừng nào? Qua lời phán nầy, Chúa muốn nói đến mấy việc:
  • Ta sẽ chịu… cho đến chừng nào?
  • Chúa muốn nói là Ngài đã nhịn nhục đối với dân Y-sơ-ra-ên nầy nhiều lần lắm.
  • Thật vậy, ngay khi Chúa đang dùng Môi-se đến gặp Pha-ra-ôn để can thiệp cho họ ra khỏi xứ Ai-cập, là nhà nô lệ, thế mà họ vẫn lằm bằm với Chúa và tôi tớ Ngài (Xuất. 5:20-21)
  • Và vừa ra khỏi Ai-cập, mắt thấy sự giải cứu kỳ diệu của Chúa, bị đạo quân Ai-cập rượt theo đến Biển Đỏ, dân Y-sơ-ra-ên lại lằm bằm, oán trách Môi-se (Xuất. 14:10-12)
  • Vượt qua Biển Đỏ bởi quyền năng lạ lùng của Đức Chúa Trời, dư âm bài ca đắc thắng vẫn còn bên tai, thì dân Y-sơ-ra-ên lại oán trách lằm bằm vì nước uống, vì bánh ăn (Xuất. 15:24; 16:2-3). Họ thấy rõ Chúa Quyền năng giải cứu họ bằng cách rẽ Biển Đỏ, nhưng họ không tin rằng Chúa có thể dọn bàn cho họ trong đồng vắng (Thi thiên 78:12-19)
  • Và sự lằm bằm cứ tiếp tục theo từng chặng đường. Đến Sách Dân số ký đoạn 14, mắt họ đã thấy Đất Hứa và những bông trái của Đất Hứa, thế mà họ vẫn lằm bằm. Do đó Chúa phán, Ta sẽ chịu … cho đến chừng nào? Sự nhịn nhục của Chúa đã đến đỉnh điểm không còn có thể nhịn nhục được nữa, vì Chúa là Đấng chẳng kể kẻ có tội là vô tội và Ngài làĐức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu (Xuất. 34:7; Gal. 6:7)
  • Đây thật sự là bài học cho Cơ-Đốc nhân chúng ta ngày nay. Chúng ta thường giới hạn quyền năng của Chúa, nhất là quyền năng chu cấp của Chúa đối với đời sống của cá nhân mình, gia đình mình, ngay cả trong Hội thánh chung nữa.
  • Nếu ai hỏi chúng ta có quyết chắc rằng chúng ta đã tin Chúa Jêsus Christ và đã được cứu chưa? Tôi quả quyết rằng tất cả đều tin chắc đã được cứu rồi, Chúa đã tha thứ tội lỗi của chúng ta rồi. Nhưng nếu đứng trước những nhu cần sống thường ngày của chính mình, của gia đình mình, hoặc những nhu cần trong công việc Nhà Chúa chung, chúng ta không dám tin rằng Chúa có thể chu cấp cho chúng ta.
  • Thi thiên 121:1, Tôi ngước mắt lên trên núi, sự tiếp trợ tôi đến từ đâu? Sự tiếp trợ tôi đến từ Đức Giê-hô-va … Nhưng thực tế phải nói: Sự tiếp trợ tôi đến từ USA, Canada, Australia… Mọi công việc trong Hội thánh, khi đụng đến vấn đề tài chánh, cuộc bàn luận thường nghĩ đến những địa điểm A.. A ..A đó hơn là Đức Giê-hô-va.
  • Bài học vô tín nầy phải thuộc trong lòng chúng ta.


II/. CẢNH TRẠNG LƯU LẠC TRONG ĐỒNG VẮNG:
  • Sách Dân số ký 14:28-33
  • Đọc qua phân đoạn nầy, anh chị em có thấy lòng xót xa và run sợ không?
  • Với những từ ngữ đượm màu tang tóc:
  • câu 29, những thây các ngươi sẽ ngã nằm trong đồng vắng nầy…
  • câu 30, chẳng hề được vào xứ mà ta đã thề…
  • câu 32, còn những thây các ngươi sẽ ngã nằm trong đồng vắng nầy.
  • câu 33, cho đến chừng nào thây của các ngươi đã ngã rạp hết trong đồng vắng.
  • Dường như trước mắt chúng ta là những thây người ngã chết đầy dẫy.
  • Chúa đã tả ra một cảnh trạng mà dân Y-sơ-ra-ên sẽ lưu lạc trong đồng vắng trong những ngày sắp tới. Họ sẽ tiếp tục đi – ĐI ĐỂ CHẾT, không phải đi để về Đất Hứa.
  • Chúng ta hãy xem cảnh trạng thê thảm dành cho những người đã được cứu mà còn vô tín:
  • 14:45, ngay sau khi Chúa tuyên án với dân sự vô tín, không tin rằng Chúa yêu thương họ dẫn họ vào Đất Hứa, cứ cho rằng Chúa muốn họ chết, dân Y-sơ-ra-ên lại tự ý đi vào xứ, nên kết quả: Dân A-ma-léc và dân Ca-na-an … phân thây dân Y-sơ-ra-ên cho đến Họt-ma.
  • 15:36, người phạm luật sa-bát, đã lượm củi ngày sa-bát, vô tín không tuân giữ luật pháp của Chúa, cả hội chúng … ném đá, và người chết.
  • 16:33, Bè đảng của Cô-rê vô tín không tin nơi sự chọn lựa của Đức Chúa Trời: Các người đó còn đương sống và mọi vật chi thuộc về họ đều xuống âm-phủ…
  • 16:35, những người vô tín hùa theo Cô-rê cũng bị phạt: Rồi một ngọn lửa… thiêu hóa hai trăm năm mươi người… có mười bốn ngàn bảy trăm người chết … (16:49)
  • 20:12, ngay cả Môi-se và A-rôn, dù họ là những người được Chúa chọn, chỉ vì một phút nóng giận trước sự vô tín của dân Y-sơ-ra-ên, họ đã đập hòn đá để lấy nước uống cho dân sự, thay vì chỉ cần phán, Chúa cũng tuyên án họ phải chết trong đồng vắng.
  • 21:6, vì sự vô tín lằm bằm không có bánh và nước uống, Chúa đã phạt dân Y-sơ-ra-ênchết rất nhiều.
  • Tóm lại là cảnh trạng lưu lạc trong đồng vắng là cảnh trạng chết chóc, hầu như mỗi chương của sách Dân số ký đều có người ngã chết, cho đến khi đến biên giới Đất Hứa (25:9 – hai mươi bốn ngàn người chết)
  • Điều mà chúng ta cần nhắc lại ở đây là Tại sao những người được xưng là dân Chúa lại bị ngã chết?
  • Câu trả lời là HỌ BỊ CHÚA PHẠT.
  • Tại sao họ bị Chúa phạt?
  • Hêb. 3:16-19 trả lời:
  • 3:16, Vì họ là KẺ NGHE TIẾNG NGÀI RỒI NỔI LOẠN…há chẳng phải những người nhờ Môi-se dẫn ra khỏi xứ Ê-díp-tô sao?
  • 3:17, Vì Chúa giận NHỮNG KẺ PHẠM TỘI, nên thây họ đã ngã trong đồng vắng sao?
  • 3:18, Ngài lại thề với ai rằng không được vào sự yên nghỉ của Ngài? Há chẳng phải với NHỮNG NGƯỜI KHÔNG VÂNG LỜI sao?
  • 3:19, những người ấy không thể vào đó được VÌ CỚ KHÔNG TIN.
  • Chúa giận ai? Chúa phạt ai?
  • Họ là những người đã nghe tiếng Chúa mà còn nổi loạn, phạm tội, không tin, không vâng lời…
  • Rõ ràng những điều nầy không liên quan gì đến những người chưa tin, nhưng liên quan đến những người đã được cứu như chúng ta. Như vậy bài học nầy chắc chắn là dành cho chúng ta – những người đã được cứu trong Chúa Jêsus Christ, biết Chúa mà không tin cậy Chúa có đủ quyền năng để lo liệu cho mình trong những sinh hoạt của đời sống, từ cái ăn, cái uống, cái mặc…
  • Xin Chúa mở lòng chúng ta để ai nấy không đi theo vết xe vô tín của dân Chúa ngày xưa, hầu cho ai nấy đều được vào Đất Hứa vinh hiển đời đời, không phải bị ngã chết trong đồng vắng thế gian nầy.

III/. THỜI GIAN LƯU LẠC ĐỒNG VẮNG:
  • Sách Dân số ký 14:33-35.
  • BỐN MƯƠI NĂM! Đó là hạn định mà Chúa đã công bố với dân Y-sơ-ra-ên, con cái các ngươi sẽ chăn chiên, nghĩa là phải sống du mục nơi đồng vắng trong bốn mươi năm.
  • Đúng ra, từ Ai-cập đến Ca-na-an không mất nhiều thì giờ và có hai con đường để đi:
  • Xuất Ê-díp-tô ký 13:17, con đường ngắn nhất là đi dọc theo bờ biển Địa Trung Hải, ngang qua xứ Phi-li-tin, thời gian không quá một tháng. Nhưng Chúa biết vì dân Y-sơ-ra-ên chưa kinh nghiệm chiến trận, bởi suốt 430 năm, họ chỉ là những nô lệ trong Ai-cập. Trong khi đó dân Phi-li-tin đang ở tại vùng duyên hải của Địa Trung Hải, là một dân mạnh. Vì thế Chúa đã không cho dân Y-sơ-ra-ên đi con đường tắt đó để tránh giao tranh với người Phi-li-tin.
  • Xuất. 13:18, Chúa dẫn dân Y-sơ-ra-ên con đường hướng đến Biển Đỏ ngang qua đồng vắng Si-nai để tiến vào Đất Hứa từ phía Nam xứ Ca-na-an. Con đường nầy mất hết một năm.
  • Rất tiếc là khi đứng ngay biên giới phía Nam Đất Hứa Ca-na-an, dân Chúa đã không tin lời Chúa hứa, lòng vô tín đã đuổi họ trở lại, và cứ đi quanh quẩn trong đồng vắng Pharan suốt 38 năm (Phục. 2:14)
  • Tại sao phải đi 40 năm?
  • Chính Chúa giải thích con số 40 năm nầy:
  • 14:33, bốn mươi năm để thế hệ đã từng sống Ai-cập, là thế hệ vô tín chết hết, thời gian đủ cho con cái họ sanh trong đồng vắng trưởng thành.
  • 14:34, Chúa định bốn mươi năm là từ con số bốn mươi ngày do thám xứ của các thám tử. Chúa phán: Các ngươi đi do thám xứ bao nhiêu ngày, nghĩa là bốn mươi ngày, thì các ngươi cũng sẽ mang hình phạt vì tội gian ác mình bấy nhiêu năm, nghĩa là bốn mươi năm, MỘT NĂM ĐỀN CHO MỘT NGÀY.
  • Đây là 40 năm hình phạt.
  • Hêb. 3:17 nói rằng: Đức Chúa Trời đã giận ai trong bốn mươi năm, nghĩa là 40 năm nầy là 40 năm CHÚA GIẬN dân Y-sơ-ra-ên. Cảm ơn Chúa, dù giận nhưng thương thì cũng thật thương, Chúa vẫn chu cấp cho dân Chúa mọi nhu cần, đến nỗi Môi-se cho chúng ta biết về mục đích của 40 năm hình phạt nầy trong Phục truyền 8:2-5,
  • Phục 8:2, mục đích 40 năm hình phạt nầy là để hạ lòng kiêu ngạo, vô tín của dân Chúa xuống, và thử dân Chúa có yêu Chúa thật lòng không.
  • Phục 8:3, để dạy dân Chúa đời sống không phải chỉ cần có bánh (cơm), mà còn cần có Lời Chúa.
  • 8:4, Chúa giận bốn mươi năm, nhưng vẫn quan phòng họ từ chiếc áo, đôi giày, không mòn không rách. Kinh thánh xác nhận đây là cơn giận của một người Cha yêu thương, đúng như câu: Giận con năm sáu, chín mười thương.
  • Đức Chúa Trời là sự yêu thương, ngay trong sự hình phạt Chúa cũng bày tỏ tình yêu thương. Nguyện Chúa Thánh Linh nhắc chúng ta và khiến chúng ta mau lẹ ăn năn, đừng khinh lờn sự sửa phạt của Chúa.
  • Hêb. 12:4-11 là lời kết luận tốt nhất cho chúng ta là người học sách Dân số ký.

Đề mục: DÒNG DÕI CŨ
Kinh thánh: Sách Dân số ký 1:-20: (có thể đọc 14:26-35)
Câu gốc: Sách Dân số ký 14:33

I/. TU BỘ DÒNG DÕI CŨ:
  • Sách Dân số ký 1:-4:
  • Sách Dân số ký bắt đầu với việc tu bộ, hay là kiểm tra dân số của Y-sơ-ra-ên. Sách có hai lần tu bộ:
  • 1:2-3, tu bộ lần thứ nhất những người đã ra khỏi Ai-cập.
  • 26:1-2, tu bộ lần thứ hai những người đã được sanh ra và lớn lên trong đồng vắng.
  • Đó cũng là lý do các dịch giả Bản 70 gọi tên Dân số ký
  • Vì có hai lần tu bộ dân số như vậy, nên sách cũng được chia ra làm hai phần, lấy việc tu bộ để chia sách.
  • Trong bài nầy chúng ta học về sự tu bộ lần đầu của DÒNG DÕI CŨ, với ba phương diện:Tu bộ – Huấn luyện (Dạy dỗ) và – Hành trình.
  • 4 đoạn đầu của sách ghi lại việc tu bộ lần đầu với ba thành phần trong dân Y-sơ-ra-ên:
  1. Từ đoạn 1 đến đoạn 2:
  • Việc tu bộ bắt đầu từ các chi phái với số người được kiểm tra từ 20 tuổi trở lên là 603.550 người. So với số người lúc ra khỏi Ai-cập chừng 600.000 người (Xuất 12:37), có thể là không tăng, hoặc nếu có tăng thì sinh suất là 3.550 người trong một năm.
  • Mục đích của việc tu bộ nầy là để dân Y-sơ-ra-ên chính thức có một đội quân với hạng tuổi có thể ra trận, đồng thời để bố trí cho các chi phái đóng trại cùng thứ tự ra đi. Anh chị em hãy tưởng tượng với một số người 603.550 người, mỗi người có gia đình với hai con, nghĩa là tổng cộng độ 2 triệu người, mà không có thứ tự đóng trại, ai muốn đóng ở đâu cũng được; hoặc khi di chuyển nếu ai cũng đi theo ý của mình trước hoặc sau, thì sự rối loạn sẽ xảy ra.
  • Thêm nữa, vị trí đóng trại được Chúa qui định lấy vị trí Đền Tạm làm trung tâm.
  • Rõ ràng Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời của trật tự (I Cô. 14:33). Đó cũng là lý do Phao-lô khuyên trong Hội thánh phải làm cho phải phép và thứ tự (I Cô. 14:40).
  1. Từ đoạn 3 đến đoạn 4
  • Hai đoạn nầy qui định về việc tu bộ riêng cho chi phái Lê-vi:
  • Chi phái Lê-vi được chia ra với gia đình A-rôn làm thầy tế lễ
  • các gia đình còn lại của chi phái được gọi là người Lê-vi, với chức năng phụ giúp công việc nơi Đền Tạm phụ giúp các Thầy tế lễ.
  • Dù họ là Thầy tế lễ hoặc người Lê-vi, họ cũng được Chúa qui định vị trí đóng trại và ra đi thứ tự như tất cả các chi phái, không có sự miễn trừ, trái lại họ có một trách nhiệm nặng nề hơn là phải bảo vệ Đền Tạm của Chúa.
  • Qua bốn đoạn đầu của sách Dân số ký, với việc tu bộ dân số, chúng ta có những bài học quí báu dành cho Cơ-Đốc nhân chúng ta:
  • Việc kiểm tra dân số đã phân biệt ba thành phần trong dân Chúa là:
-các nam đinh từ 20 tuổi của tất cả các chi phái sẽ làm chiến sĩ ra trận chiến đấu bảo vệ dân sự chung và Đền Tạm.
-những người thuộc gia đình A-rôn làm thầy tế lễ để liên lạc với Chúa qua Đền Tạm
-những người Lê-vi sẽ là những công nhân phục vụ Đền Tạm
Cơ-Đốc nhân chúng ta ngày nay trong Chúa Jêsus Christ bao gồm cả ba nhiệm vụ:
Đối với ma quỉ, Cơ-Đốc nhân chúng ta là những chiến sĩ của Chúa Jêsus Christ để chống lại sự cám dỗ của nó, cũng như chiến đấu với nó để đem nhiều người trở lại với Chúa, bảo vệ Hội thánh của Đức Chúa Trời.
Đối với Chúa, Cơ-Đốc nhân chúng ta là thầy tế lễ đến gần Đức Chúa Trời để cầu thay cho dân Chúa và cho người chưa được cứu.
Đối với Hội thánh: Cơ-Đốc nhân chúng ta là những công nhân để phục vụ gây dựng Hội thánh.
  • Đây chính là ý nghĩa điều mà Phi-e-rơ đã nói đến trong I Phi-e-rơ 2:9, Cơ-Đốc nhân làdòng giống được lựa chọn, là thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh.
  • Xin Chúa cho mỗi chúng ta ý thức được địa vị cao quí của mình để sống xứng đáng và làm trọn trách nhiệm Chúa giao.

II/. HUẤN LUYỆN DÒNG DÕI CŨ:
  • Sách Dân số ký 5:-10:10
  • 4 đoạn đầu, sách Dân số ký nói về sự thành lập Trại quân. 5 đoạn kế tiếp nầy dạy về những điều kiện để được ở trong Trại quân đó.
  • Đại ý của phần Kinh thánh nầy có thể được tóm tắt trong 5:3b, hầu cho họ không làm cho trại quân bị ô uế, là nơi ta ngự ở trong.
  • Đây là nền tảng kỷ luật chính, vì Đấng Thánh ở giữa Trại quân thánh, nên người ở trong Trại cũng phải thánh. Đây cũng chính là nguyên tắc căn bản cho Hội thánh ngày nay.
  1. Phương diện cá nhân:
  • Đoạn 5.
  • Chúa dạy dân thánh cách sống trong Trại thánh.
  • Cá nhân phải sạch sẽ (tượng trưng qua bịnh tật), phải thành thật không được dối trá, và phải rõ ràng minh bạch
  1. Phương diện luật thánh:
  • Đoạn 6 đến đoạn 8.
  • Với những sự hứa nguyện Naxirê phải trả, sự dâng hiến phải tự nguyện, và sự dâng mình phải như người Lê-vi.
  1. Phương diện được dẫn dắt
  • Đoạn 9 đến 10:10
  • Có hai sự dẫn dắt của Chúa được tỏ ra
Một là bằng MẮT THẤY qua trụ mây ban ngày để làm bóng mát cho dân Chúa và trụ lửa ban đêm để sưởi ấm trong đồng vắng và soi sáng cho dân Chúa, nghĩa là Chúa dẫn dắt cả ngày lẫn đêm, đúng nhu cần
Hai là bằng TAI NGHE, qua hai ống loa, giống như Cơ-Đốc nhân chúng ta ngày nay: Ống Loa thứ nhất là Lời Chúa dẫn dắt bên ngoài; Ống loa thứ hai là sự dẫn dắt bên trong bởi Đức Thánh Linh. (Thi thiên 32:8).
  • Tôi không biết lòng anh chị em cảm thấy thế nào khi học qua những sự dạy dỗ mà Chúa dành cho chúng ta là dân Chúa,
  • dạy từ cách sống cá nhân, nhất là đối với những bịnh tật mãi đến thế kỷ 20, nhân loại mới ý thức nguy hiểm của nó như bịnh phung, bịnh nam nữ
  • đến những vấn đề thuộc linh nghiêm túc, và dẫn dắt từng ngày, từng đêm, bằng những phương pháp cụ thể tai nghe, mắt thấy.
  • Nhưng cá nhân tôi cảm nhận sự gần gũi, thân mật của Chúa đối với tôi như một người cha người mẹ yêu thương đối với con mình, săn sóc từng li từng tí, thân cận ngày đêm.
  • Có thần nào, có người thân nào đối với chúng ta như vậy không? Chắc chắn là KHÔNG! Thế mà dân Y-sơ-ra-ên cũng như nhiều Cơ-Đốc nhân trong chúng ta cứ lằm bằm, oán trách Chúa.

III/. HÀNH TRÌNH CỦA DÒNG DÕI CŨ:
  • Sách Dân số ký 10:11 – 14:
  • Từ đoạn 1 đến 10:10, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị dân Y-sơ-ra-ên cách chu đáo, dựng lên một kế hoạch về một Trại, một quốc gia gương mẫu với Đức Chúa Trời là trung tâm của tuyển dân, được tượng trưng qua Đền Tạm, cũng như Chúa Jêsus Christ là trung tâm của Hội thánh (Khải 1:12-13)
  • Tất cả đã sẵn sàng để lên đường tiến về Đất Hứa!
  • Đây là phần Kinh thánh buồn nhất trong sách Dân số ký cũng là đoạn buồn nhất của cả Kinh thánh, ngoài Sáng thế ký đoạn 3.
  • Chúng ta có thể chia nỗi buồn nầy là ba phần:
  1. Những yếu đuối:
  • Đoạn 10 đến 11:3
  • Ngay vừa mới khởi hành, Môi-se đã yếu đuối không hoàn toàn tin cậy sự dẫn dắt của Chúa, ông đã tìm sự dẫn đường của con người là anh vợ của ông. Chính Môi-se đã giảng dạy dân Chúa tin cậy trọn vẹn nơi Chúa, rồi ông nhìn vào con người.
  • Chúng ta dễ dựa vào những gì thấy được hơn là dựa vào một Đức Chúa Trời Toàn năng không thấy được.
  • 11:1, Rồi đến sự yếu đuối của dân Chúa: Vả, dân sự bèn lằm bằm, và điều đó chẳng đẹp tai Đức Giê-hô-va.
  • Ca-na-an đã ở trước mắt, cuộc sống nô lệ sẽ không còn nữa. Đáng lẽ họ phải hát một bài ca vui mừng, nhưng họ lại lằm bằm than trách – một hành động chống lại Đức Chúa Trời.
  1. Lý do yếu đuối:
  • Đoạn 11:4 nêu ra lý do yếu đuối là Bọn dân tạp xui giục dân Chúa yếu đuối.
  • Dân tạp là dân gì?
  • Dân tạp là những người không phải tuyển dân, có thể họ là những người ở Ai-cập ra đi theo dân Y-sơ-ra-ên, hoặc đã đi theo dân Y-sơ-ra-ên trong những ngày dân Chúa ở trong đồng vắng. Họ là những người không kinh nghiệm được cứu, nghĩa là chưa từng cảm nhận cảnh nô lệ khốn khổ, chưa từng khao khát một sự cứu rỗi, chỉ hùa theo, chỉ giả làm dân Chúa vì một cớ tích nào đó: như để được ăn ma-na, uống nước, ăn chim cút mà không tốn tiền. Chân đi theo sự dẫn dắt của Chúa, nhưng lòng thì cứ hướng về Ai-cập với dưa chuột, dưa gang, củ kiệu, hành, tỏi (11:5-6)
  • 12:1-2, sự yếu đuối đến với Môi-se từ chính trong trong gia đình của Môi-se với những ganh tị, ganh ghét giữa tình gia đình: Anh chị em trong gia đình, trong Hội thánh lằm bằm nhau.
  • Chúng ta phải nhìn nhận rằng những nguyên nhân gây yếu đuối nầy không mới lạ gì với chúng ta ngày nay, hằng xảy ra luôn. Dĩ nhiên Kinh thánh nêu ra để chúng ta tránh, không nêu ra để chúng ta dựa vào đó mà biện hộ.
  1. Kết quả yếu đuối:
  • 13: - 14:
  • Đến đây chúng ta bước vào những đoạn buồn nhất, đau đớn nhất.
  • 12 thám tử sau 40 ngày do thám Đất Hứa (13:25) báo cáo giống nhau, nhưng kết luận khác nhau:
  • 10 thám tử thì vô tín, nhìn vào cơ hội chỉ thấy khó khăn. Họ bị những thành kiên cố, những người giềnh giàng, che khuất xứ màu mỡ mà Chúa ban cho.
  • 2 thám tử còn lại là Giô-suê và Ca-lép thì nhìn vào khó khăn nhưng lại thấy cơ hội do họ tin cậy Đức Chúa Trời chiếm lấy Đất Hứa.
  • Có một câu nói: SỰ VÔ TÍN ĐÁNH BẠI NGƯỜI KHÔNG TIN (Unbelief defeats the unbeliever!). Và họ đã trả giá rất đắt cho sự vô tín bằng 40 năm lưu lạc trong đồng vắng đến ngày thế hệ vô tín đều chết hết.
  • Tôi xin nhắc lại: Vô tín không phải là chưa tin, mà là biết rõ, biết chắc mà không tin. Khải huyền 21:8 phán: Còn những kẻ… CHẲNG TIN (VÔ TÍN) họ không có phần trên Thiên đàng vinh hiển.
  • Xin Chúa dùng bài học nầy để tỉnh thức mỗi chúng ta.

 ------------

Đề mục: THỜI GIAN CHUYỂN TIẾP
Kinh thánh: sách Dân số ký 15: - 20:
Mục đích: Đây là phần chính của Sách Dân số ký ghi chép câu chuyện 38 năm lưu lạc, chuyển tiếp giữa hai dòng dõi cũ và mới, bắt đầu với biến cố tại Ca-đe và kết thúc với cái chết của A-rôn.

I/. QUI ĐỊNH KHI VÀO ĐẤT HỨA:
  • Sách Dân số ký đoạn 15:
  • Qua phần thứ nhất, từ đoạn 1 đến đoạn 10, chúng ta thấy dân Y-sơ-ra-ên được sửa soạn cẩn thận, có sự xếp đặt trật tự hòa hợp, những lễ nghi, và những vật gì dân Y-sơ-ra-ên sẽ chiếm hữu. Với 6 đoạn nầy qua 38 năm lưu lạc, khiến sách Dân số ký trở thành “Một Sách Ngăn Trở Tiến Bộ””.
  • Dù sách Dân số ký không ghi chép từng chi tiết xảy ra trong 38 năm lưu lạc, nhưng qua tham khảo với một vài sách khác, chúng ta có thể ghi nhận một số sự kiện quan trọng trong thời gian lưu lạc:
  1. Về phương diện của Chúa:
Dù Chúa đang phạt dân Chúa vì tội vô tín của họ, nhưng Chúa vẫn yêu thương không hoàn toàn từ bỏ dân Y-sơ-ra-ên, bằng cớ:
  • Chúa vẫn tiếp tục phán dạy họ qua Môi-se (15:1, 17, 35…),
  • Chúa vẫn ban ma-na, nước uống, cung cấp quần áo, giày cho dân Chúa (Phục truyền 8:2-5; 29:5-6)
  1. Về phương diện dân Y-sơ-ra-ên:
Qua sách Ê-xê-chi-ên 20:15-16, 26, Kinh thánh cho chúng ta biết, suốt thời gian 40 năm chuyển tiếp nầy, dân Y-sơ-ra-ên đã không vâng giữ Luật pháp, nhất là không giữ phép cắt bì, không giữ ngày Sa-bát, đến nỗi đã dâng con cho thần Mo-lóc.
  • Đoạn 15 bắt đầu với lời Chúa nhắc lại các qui định cho dân Chúa khi bước vào Đất Hứa. Như vậy rõ ràng những lời nầy phán dạy dòng dõi đã sanh ra trong đồng vắng, dường như những người ra khỏi Ai-cập nổi loạn trong đoạn 13 và 14 đã chết hết.
  • Những qui định nầy nhắc lại, hàm ý đây là những điều dân Chúa đã thiếu sót, hoặc đã quên trong 38 năm qua.
  • Những qui định đó là:
  • 15:1-31, sự dâng của lễ cho Chúa không được quên, giống như họ đã từng dâng trong đồng vắng.
  • 15:32-36, dân Y-sơ-ra-ên phải tuân giữ ngày Sa-bát
  • 15:37-41, dân Y-sơ-ra-ên phải làm một cái tua áo (một chùm len) để dân Chúa NHỚ LẠI mạng lịnh của Chúa (câu 39), nhớ lại sự thánh khiết của Chúa (40)
  • Điều chúng ta phải chú ý ở đây là không phải chỉ những người trong đồng vắng mới cần tuân giữ Luật pháp, mà khi đã bước vào Đất Hứa cũng phải tuân giữ.
  • Đây là bài học rất quan trọng cho chúng ta, như Chúa Jêsus đã phán trong Ma-thi-ơ 5:17, Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn.
  • Nghĩa là Cơ-Đốc nhân chính là những người đã được vào Đất Hứa, không được dựa vào ân điển để không cần luật pháp, trái lại phải tuân giữ, chẳng những tuân giữ mà còn phải tuân giữ cách gương mẫu: Phải giữ ngày yên nghỉ nghiêm túc hơn, phải hiếu kính cha mẹ thực tế hơn, phải giữ đời sống ngay lành trung tín, thánh khiết, trong sạch.
II/. SỰ NỔI LOẠN CỦA ĐẢNG CÔ-RÊ:
  • Sách Dân số ký 16: - 18:
  • Ba đoạn nầy có liên hệ với nhau về chức tế lễ, bắt đầu sự nổi loạn của Cô-rê là người thuộc chi phái Lê-vi và những phe đảng theo ông.
  • 16:10-11, Mục đích của việc nổi loạn nầy là chống lại quyền lãnh đạo của Môi-se, nhất là ganh tị chức vụ tế lễ của A-rôn.
  • Kết quả của nổi loạn ganh tị chức vụ nầy đưa đến ba thứ hình phạt rất nặng:
  1. 16:31-33, Đất hả miệng nứt ra nuốt lấy Cô-rê, gia đình Cô-rê, toàn bộ tài sản của Cô-rê.
  2. 16:35, 250 người bị lửa của Chúa thiêu chết.
  3. 16:49, 14.700 người chết vì muốn binh vực cho Cô-rê, để chống lại Môi-se.
  • Một lần nữa Đức Chúa Trời đã tái xác nhận sự phong chức của Ngài đối với A-rôn bằng một phép lạ đặc biệt: Chúa khiến cây gậy của A-rôn trổ hoa trong khi các cây gậy của các chi phái khác cũng chỉ là cây gậy, sau một đêm để nơi Chí Thánh.
  • Đồng thời Chúa trực tiếp phán dạy với A-rôn và các con của ông trách nhiệm đối với chức vụ tế lễ đã nhận lãnh nơi Chúa.
  • Bài học nầy chính là điều mà
  • Các môn đồ theo Chúa không hiểu khi họ tranh luận với nhau: Ai là lớn hơn hết trong bọn mình (Mác 9:33-34), họ đã cứ tìm một chỗ cao trọng hơn, làm chức vụ lớn hơn mới là quan trọng.
  • Phao-lô cũng đã nói trong II Timôthê 2:20-21, trong nhà Đức Chúa Trời có nhiều hạng bình khác nhau, để dùng nhiều việc khác nhau, nhưng rõ ràng vấn đề là Ai giữ mình cho khỏi những điều ô uế đó, thì sẽ như cái bình quí trọng, làm của thánh, có ích cho chủ mình và sẵn sàng cho mọi việc lành. Đối với Chúa, cái bình quí không phải vì bằng vàng, bằng bạc, bằng gỗ, bằng đất, mà quí vì GIỮ MÌNH KHỎI NHỮNG ĐIỀU Ô UẾ, nghĩa là sống đời sống thánh sạch.
  • Tất cả chúng ta đều là những cây gậy trước mặt mọi người cũng như trước mặt Chúa, nhưng điều quan trọng là cây gậy của người thật được Chúa kêu gọi sẽ trổ hoa, kết trái cho Chúa. Vấn đề không phải tranh cãi ai là lớn hơn hết trong bọn mình, vấn đề là chức vụ có trổ hoa, kết quả trong công việc Chúa không? Thì giờ tranh cãi nên để tìm cầu Chúa làm cho chức vụ trổ hoa, kết quả.
  • Nguyện Chúa dùng bài học của Cô-rê, để tỉnh thức mỗi chúng ta khiêm nhường hạ mình trước mặt Chúa, hiệp nhau lo công việc Chúa, tìm cách làm cho công việc Chúa kết quả, thay vì tìm cách để làm lớn trong bọn mình.
III/. CON BÒ SẮC HOE:
  • Sách Dân số ký đoạn 19:
  • Sắc hoe là màu đỏ hung sậm.
  • Đoạn 19 ghi lại việc Chúa ra lịnh giết con bò sắc hoe dể dùng tro nó làm nước tẩy uế (19:9b)
  • Một điểm chúng ta cần chú ý là tất cả những người nào, vật nào, có dính líu đến con bò sắc hoe, đều bị ô uế
  • Từ thầy tế lễ giết con bò bị ô uế
  • Đến người thiêu con bò cũng bị ô uế.
  • Người hốt tro của con bò cũng bị ô uế.
  • Kỳ diệu thay, tất cả những cái ô uế đó dùng để làm nước tẩy uế cho dân Chúa, chuộc tội cho dân Chúa. Đây là hình bóng rõ ràng trong Chúa Jêsus Christ, Ngài đã mang tất cả tội lỗi ô uế của nhân loại để cho loài người được sạch tội, như Ê-sai 53:4-6 đã nói, Người đã mang…, đã gánh…, đã vì …., người chịu …Đức Giê-hô-va đã làm tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên Người.
  • 19:6, Một điều đặc biệt trong phần thiêu con bò sắc hoe nầy, thầy tế lễ sẽ thiêu chung ba thứ:
  • Cây hương nam: Đây là một loại cây cứng chắc, mọc đến vùng núi tuyết lạnh xứ Li-ban. Hình bóng về sức riêng của chúng ta
  • Chùm kinh giới: có khi còn gọi là cây ngưu tất, một thứ cỏ mọc trên tường, không có giá trị. Hình bóng về sự yếu đuối của chúng ta.
  • Vải đỏ sặm: màu đỏ bầm. Hình bóng về tội lỗi của chúng ta.
  • Ba thứ nầy sẽ được thiêu chung với con bò cái tơ.
  • Con bò cái tơ bị thiêu chỉ về Đấng Christ chịu chết đền tội trọn vẹn cho chúng ta, sự chết của Chúa Jêsus cũng công hiệu trên sự kiêu ngạo (sức riêng), của chúng ta, công hiệu trên sự yếu đuối của chúng ta, và công hiệu trên tội lỗi của chúng ta.
  • Đó là kinh nghệm của chính Phao-lô khiến ông đã phải thốt lên trong Rôma 7:24-25a,Khốn nạn cho tôi, ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy? Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.
  • Một người tin Chúa Jêsus, chẳng những được cứu khỏi tội lỗi, mà cũng được cứu khỏi quyền lực của tội lỗi nữa, nghĩa là giao nộp cho Chúa cả sự kiêu ngạo lẫn sự mặc cảm tự ty nhu nhược yếu đuối (II Tim. 1:7)
IV. KẾT THÚC LƯU LẠC:
  • Sách Dân số ký đoạn 20:
  • Đoạn 20 nầy ghi lại ba sự kiện quan trọng liên quan đến những người lãnh đạo của Y-sơ-ra-ên trong suốt quá trình ra khỏi Ai-cập và 40 năm lưu lạc trong đồng vắng.
1/. Nữ Tiên tri Mi-ri-am qua đời:
  • Sách Dân số ký 20:1.
  • Xuất. 2:4-8, Mi-ri-am là người chị rất khôn ngoan và yêu thương Môi-se, đã khéo léo đưa Môi-se trở lại với mẹ mình nuôi sau khi Môi-se được Công Chúa Pha-ra-ôn cứu khỏi nước.
  • Xuất 15. 20-21, Mi-ri-am cũng đã hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên hát bài ca đắc thắng ngợi khen Chúa sau khi dân Y-sơ-ra-ên vượt qua Biển Đỏ, và đạo quân Ai-cập bị tiêu diệt dưới đáy biển.
  • Dân. 12:1-15, Nhưng Mi-ri-am cũng vẫn là một người phụ nữ bình thường với sự lằm bằm khi em mình là Môi-se cưới một người vợ Ê-thi-ô-phi. Tội nầy khiến Chúa phải phạt Mi-ri-am bị bịnh phung bảy ngày. Một câu chuyện đời thường: Chị Chồng Em Dâu.
2/. Tội của Môi-se:
  • Sách Dân số ký 20:2-13.
  • Phân đoạn Kinh thánh nầy ghi lại sự vấp ngã của Môi-se trong một lúc nóng giận trước sự cứng lòng vô tín của dân Y-sơ-ra-ên khi không có nước uống, dù suốt hành trình 40 năm qua, nhiều lần Chúa đã dùng ông cung cấp nước uống cho họ, nhưng họ không tin cậy Chúa.
  • Sự vấp ngã đó là cơn nóng giận đã khiến Môi-se vung gậy đập hòn đá, thay vì chỉ cần phán với hòn đá như Chúa dạy.
  • Kết quả của cơn giận nầy là Môi-se không được vào Đất Hứa Ca-na-an.
  • Tại sao Chúa phạt Môi-se, trong khi lần trước Chúa bảo Môi-se đập hòn đá (Xuất 17:5)?
  • Câu trả lời là:
  1. Môi-se là biểu tượng của Luật pháp – cho nên anh chị em thấy, mỗi lần vẽ hình Môi-se, thì họa sĩ luôn vẽ Môi-se đang cầm hai bảng đá ghi 10 điều răn.. Luật pháp không dẫn dân Chúa vào Đất Hứa, vì Đất Hứa được ban cho dân Chúa bằng đức tin, không bởi việc làm của Luật pháp Luật pháp chỉ cho chúng ta biết tội, không cứu chúng ta khỏi tội; nhưng bởi đức tin, nhờ Ân điển mà chúng ta được cứu khỏi tội.
  2. Hòn đá là biểu tượng về Đấng Christ (I Cô. 10:4) đã bị đập một lần rồi (Xuất 17:5), nghĩa là Chúa Jêsus Christ đã bị thương khó một lần đủ cả. Bây giờ Môi-se chỉ cần phán với Hòn đá (Dân. 20:8).Nhưng Môi-se trong một lúc tức giận đã đập hòn đá lần thứ hai, phá vỡ biểu tượng đẹp đẽ của Đấng Christ (Hê. 9:24-28)
  • Vì vậy Chúa đã phạt Môi-se chỉ cho ông nhìn thấy Đất Hứa, mà không được vào hưởng.
3/. Sự chết của A-rôn:
  • Cuối đoạn 20 là cái chết của A-rôn, chấm dứt dòng dõi cũ.
  • Tại sao cái chết của A-rôn chấm dứt dòng dõi cũ?
  • Sách Dân số ký 33:38-39 nhắc lại nhằm ngày mồng một, tháng năm, năm thứ bốn mươi sau khi dân Y-sơ-ra-ên đã ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu mốc cho sách Dân số ký.
  • Một thế hệ tế lễ mới thay thế để đưa dân Y-sơ-ra-ên vào Đất Hứa, nghĩa là tế lễ theo Luật pháp không còn nữa đối với dòng dõi mới.
  • Đến đây, tôi nghĩ rằng không có câu Kinh thánh nào thích hợp cho bằng II Côrintô 5:17,… mọi sự cũ qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới TRONG ĐẤNG CHRIST. Dù vậy phải nhớ rằng, ngày nay chúng ta được cứu, được bước vào hưởng Đất Hứa đủ các phước thiêng liêng từ các nơi trên trời,
  • không phải bởi lời Tiên tri (Giăng 5:39)
  • không phải bởi Luật pháp của việc làm đâu,
  • cũng không bởi các tế lễ là những sinh tế cho các thầy tế lễ.
  • Ấy là bởi ân điển và đức tin. Phao-lô khuyên: Đấng Christ đã buông tha chúng ta cho được tự do; vậy hãy đứng vững, chớ lại để mình dưới ách tội mọi nữa (Gal.5:1)
 ------------

Đề mục: DÒNG DÕI MỚI
Kinh thánh: Sách Dân số ký 21: - 36:
Câu gấc: Sách Dân số ký 33:53

I/. ĐẶC TÁNH CỦA DÒNG DÕI MỚI:
  • Sách Dân số ký 21: – 25:
  • Sau khi dòng dõi cũ là dòng dõi được cứu khỏi Ai-cập vì vô tín không chịu vào Đất Hứa đã ngã chết trong đồng vắng sau 40 năm lưu lạc, 5 đoạn Kinh thánh nầy bày tỏ đặc tánh của dòng dõi mới, dòng dõi được sanh ra trong đồng vắng.
  • Chúng ta thử xem dòng dõi mới nầy có gì khác biệt với dòng dõi cũ của họ.
1/. Bản tánh của dòng dõi mới:
  • Sách Dân số ký 21:
  • Đoạn 21 giới thiệu rõ ràng bản tánh đặc biệt của dân Y-sơ-ra-ên dù mới hay cũ cũng giống nhau:
  • 21:1-3, Họ xin Chúa cho họ thắng trận, Chúa nhậm lời cho họ thắng. Nhưng qua đến câu 4-5, vừa thắng xong họ lại ngã lòng, nói nghịch cùng Chúa và Môi-se
  • 21:5-6, Thế là họ bị Chúa phạt, lần nầy Chúa cho loại rắn lửa – có thể chữ LỬA  để chỉ về một rắn độc trong sa mạc có màu sắc đỏ như lửa, hoặc khi bị loại rắn nầy cắn, thì người bị cắn sẽ sốt lên như bị lửa đốt – hình phạt nầy khiến dân Y-sơ-ra-ên dòng dõi mớichết rất nhiều (21:6)
  • 21:7-9, bị phạt, thì họ lại ăn năn, và Chúa lại tha thứ, sai Môi-se làm một rắn bằng đồng treo lên cây sào, hễ ai nhìn thì được cứu.
  • 21:10-35, Rồi Chúa lại vẫn yêu thương cung cấp nhu cần cho họ, lại cho họ đắc thắng kẻ thù
  • Có gì khác dòng dõi cũ không? Chắc chắn là không! Điệp khúc: thắng thì vui, khổ một chút thì ngã lòng, than van, trách móc; bị phạt thì ăn năn, rồi vẫn được Chúa yêu thương.
  • Anh chị em phải nhớ là đến 21:3, suốt 38 năm dài,
  • đây là lần đầu tiên CHÚA NHẬM LỜI dân Chúa.
  • đây là lần đầu tiên sau 40 năm, dân Y-sơ-ra-ên mới có một bài hát vui vẻ (Xuất 15: là bài hát sau khi ra khỏi Ai-cập. Dòng dõi cũ sau 400 năm nô lệ mới hát được một bài ngợi khen Chúa; dòng dõi mới sau 40 năm mới hát bài ca ngợi Chúa)
  • Vì đặc tánh nầy, chính Chúa cũng phán:
  • Dân. 14:22, … các ngươi đã thử ta mười lần và đã không nghe lời ta.
  • Dân 14:27, Ta sẽ chịu hội chúng hung dữ nầy hay lằm bằm cùng ta cho đến chừng nào.
  • Trong Rôma 10:21, Phao-lô nhắc lại lời Chúa phán về dân Y-sơ-ra-ên: dân bội nghịch và hay nói trái.
  • Chúa Jêsus đã từng khóc về đặc tánh nầy của dân Y-sơ-ra-ên: … bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng (Ma-thi-ơ 23:37)
  • Đến đây, tôi tin chắc rằng anh chị em cũng như tôi, đều nhìn thấy tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với dân Chúa, thật không sao thuật tả cho hết, như lời của một bài Thánh ca: Nầy tình yêu thương của Đức Chúa Trời, không văn tả được, không lưỡi nào phô.
Hoặc như lời của bài ca CHÚA KHÔNG LẦM mà một lần tôi đã nghe ca sĩ Elvis Phương đã hát:
Nhưng tình Chúa quá bao la
Dù cho bao phen con yếu đuối
Thành tâm ăn năn thống hối
Thì Ngài lại thứ tha.
  • Tôi không biết khi hát những lời thống thiết đó, lòng của ca sĩ Elvis Phương có cảm xúc gì đối với tình yêu thương của Chúa, nhưng nghĩ lại đến chính mình, tôi thật chưa từng hát với cả lòng thống thiết như vậy.
  • Câu hỏi phải hỏi là:  TẠI SAO DÂN Y-SƠ-RA-ÊN LẠI CỨ PHẠM TỘI NHƯ VẬY, dù mắt đã thấy, tai đã nghe, lòng đã biết, thân xác đã nhận biết bao ơn phước của Chúa ban?
  • Tôi nghĩ rằng vì họ không biết rằng giá phải trả cho tội lỗi của họ để Đức Chúa Trời tha thứ là lớn bậc nào. Họ không biết là tội lỗi của họ phải trả bằng Đấng treo trên thập tự mà Chúa đã cho họ thấy qua con rắn đồng treo trên cây sào. Anh chị em ơi, Chúa Jêsus phán: Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng bị treo lên dường ấy.
  • Nghĩ đến giá phải trả cho tội lỗi chúng ta bằng chính mạng sống của Con Đức Chúa Trời – lớn dường ấy, chắc chắn mỗi chúng ta phải nói như Giô-sép đã nói: Thế nào tôi dám làm điều đại ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao?
2/. Kẻ thù của Dòng Dõi Mới:
  • Sách Dân số ký 22: - 25:
  • Bốn đoạn nầy liên hệ với nhau qua nhân vật chính là Ba-la-am.
  • Có ba điều ghi nhận về Ba-la-am:
  1. Con đường của Ba-la-am:
  • Sách Dân số ký 22:32.
  • Sau nhiều lần biết rõ ý của Chúa không cho đi rủa sả dân Chúa, nhưng vì những quà tặng của vua Mô-áp là Ba-lác quá lớn, nên Ba-la-am đã bất chấp mạng lịnh của Chúa, đã lên đường đi rủa sả dân Y-sơ-ra-ên.
  • Trên đường đi, thiên sứ của Chúa đã cản đường, mở miệng con lừa nói được tiếng người để dạy Ba-la-am. Thiên sứ phán: Nầy, ta đi ra đặng cản ngươi, vì ta thấy ngươi đi theo một con đường dẫn mình đến nơi hư nát.
  • II Phi-e-rơ 2:15-16 nhắc lại con đường hư nát nầy của Ba-la-am, và Phi-e-rơ gọi đó làcon đường của kẻ tham tiền công của tội ác. Con đường của một tiên tri biết ý Đức Chúa Trời, nhưng thích tiền bạc và sự tôn trọng của loài người hơn vâng phục Chúa.
  1. Sự sai lạc của Ba-la-am:
  • Sự sai lạc của Ba-la-am là biết sai lầm nhưng không ăn năn, mặc dù Chúa đã cảnh cáo nhiều lần, nhiều cách.
  • Ít nhất bốn lần Chúa đã cảnh cáo Ba-la-am:
  • 22:12, Đức Chúa Trời trực tiếp cảnh cáo Ba-la-am
  • 22:22, Chúa dùng con lừa cảnh cáo Ba-la-am.
  • 23:12, 26, Chúa đặt lời Chúa vào miệng Ba-la-am, khiến ông chúc phước cho dân Chúa thay vì rủa sả, nghĩa là ông không thể điều khiển miệng của ông theo ý ông.
  • 24:1, lần thứ tư Ba-la-am xác nhận THẤY RÕ Chúa không cho ông rủa sả dân Chúa.
  • Và chúng ta đều biết con đường của kẻ không vâng lời Đức Chúa Trời bao giờ cũng là con đường không may mắn.
  1. Đạo Ba-la-am:
  • Khải huyền 2:14.
  • Sách Dân số ký 25:1-3; 31:16.
  • Phải hiểu chữ ĐẠO ở đây là MƯU KẾ của Ba-la-am.
  • Sau khi không thực hiện việc rủa sả dân Chúa theo yêu cầu của vua Mô-áp là Ba-lác được, Ba-la-am đã bày mưu cho dân Mô-áp tìm cách dụ người nam Y-sơ-ra-ên kết hôn với con gái Mô-áp, và việc kết hôn nầy chỉ có mục đích là quyến dụ dân Y-sơ-ra-ên thờ hình tượng Ba-anh Phê-ô, làm điều dâm loạn, ăn của cúng hình tượng, chọc giận Đức Giê-hô-va.
  • Mưu kế nầy thành công, khiến Chúa nổi giận giết 24 ngàn người chết (25:9)
  • Tôi xin nhắc lại con số 24 ngàn người chết, chỉ vì tội chủ trương kết hôn giữa con cái Đức Chúa Trời với con cái kẻ thờ hình tượng.
  • Khi tôi viết những lời nầy, cũng đúng ngày kỷ niệm một năm “Sự kiện khủng bố 11-9 làm sụp đổ Tòa Tháp Đôi World Trade Center (WTC)” với hàng ngàn người chết. Với mấy ngàn người chết đã làm rúng động cả nước Mỹ, lẫn thế giới. Thế thì hãy tưởng tượng với 24 ngàn người chết không đáng để anh chị em quan tâm sao?
  • Tại sao họ chết nhiều như vậy?
  • Chỉ vì tội kết hôn cùng những người thờ hình tượng để rồi quì lạy các hình tượng đó.
  • Một bài học không thể quên đối với Cơ-Đốc nhân chúng ta.

II/. SỰ TU BỘ DÒNG DÕI MỚI:
  • Sách Dân số ký 26:
  • Chúng ta sẽ có ba con số tổng cộng để so sánh:
  • Xuất. 12:37-38, khi ra khỏi Ai-cập, dân Y-sơ-ra-ên có 600.000 người nam, chưa kể những người không phải Y-sơ-ra-ên đi theo.
  • Dân. 2:32, sau hai năm, dân Y-sơ-ra-ên có 603.550 người ra trận được.
  • Dân. 26:51, sau khi dòng dõi cũ qua đi, sau các biến cố xảy ra từ 11 đến 25 làm chết nhiều người, dân Y-sơ-ra-ên bây giờ là dòng dõi Mới còn được 601.730 người.
  • Dân số đã giảm vì tội lỗi của họ.
  • Đọc đến đây, chúng ta là dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh  phải học cho được bài học nầy: DÂN SỐ TỈ LỆ NGHỊCH VỚI TỘI LỖI.
Tội lỗi gia tăng trong Hội thánh thì số người tin Chúa sẽ giảm, số người nhóm lại thờ phượng Chúa trong Hội thánh cũng giảm, tinh thần hầu việc Chúa cũng giảm.
Hay nói ngược lại, khi nào nhìn thấy tinh thần phục vụ Chúa trong Hội thánh giảm, số người nhóm giảm, người tin Chúa giảm, chúng ta phải biết rằng tội lỗi trong Hội thánh đang gia tăng.
  • Câu hỏi đặt ra trong giờ nầy cho Hội thánh chúng ta: CÁI GÌ TĂNG VÀ CÁI GÌ GIẢM? Xin Chúa cảm động mỗi chúng ta nhìn rõ cái gì tăng và cái gì giảm để mau mau sửa lại trong giờ nầy, trước khi quá trễ.
  • 26:52-53, cho thấy lần tu bộ nầy có mục đích khác với mục đích tu bộ lần thứ I của dòng dõi cũ.
  • Lần tu bộ thứ I trong Dân. 1: đến 2:, là để thành lập quân đội trong dân Y-sơ-ra-ên.
  • Lần tu bộ thứ II nầy (Dân. 26:), được Chúa xác định mục đích là để chia đất khi vào Đất Hứa.
  • Với mục đích tu bộ, Chúa đã dạy chúng ta một nghệ thuật lãnh đạo: LÃNH ĐẠO LÀ PHẢI TIÊN LIỆU. Chúa dạy Môi-se tiên liệu trước khi khởi hành về Đất Hứa, chuẩn bị đối phó với những khó khăn, với kẻ địch.
  • Bây giờ Chúa dạy Môi-se tiên liệu trước khi vào Đất Hứa, việc cần yếu sẽ là chia đất


III/. SỰ DẠY DỖ CHO DÒNG DÕI MỚI:
  • Sách Dân số ký 27: - 36:
  • Lần nầy phân đoạn Kinh thánh từ 27 đến 36 trình bày ba việc cuối cùng mà Môi-se phải làm cho dân Chúa trước khi ông được về với Chúa:
1/. Tìm người kế vị:
  • Sách Dân số ký 27:
  • Chúng ta có thể thấy Môi-se đang giải quyết những gì còn tồn đọng trước khi bước vào Đất Hứa, cũng là trước khi ông lìa xa họ.
  • 27:1-11, Môi-se được Chúa dạy lập một ngoại lệ cho phép người nữ nhận sản nghiệp, khi dòng họ không có người nam.
  • 27:12-23, Môi-se được Chúa dạy lập Giô-suê lên kế vị của ông lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên vào Đất Hứa.
  • Tôi muốn nhấn mạnh những chữ Môi-se được Chúa dạy là vì cho đến giờ phút cuối cuộc đời trên đất, với số tuổi 120, với vốn học thức khôn ngoan của một nền giáo dục tốt nhất thời đó: vừa học nơi nền văn minh tốt nhất vừa học ở địa vị là con trai Công Chúa Ai-cập; với kinh nghiệm lãnh đạo bốn mươi năm; với những thành công không thể chối cãi được.
  • Nhưng đối với Chúa, Môi-se lúc nào cũng là một người đầy tớ trung tín, trung thành, mọi việc lớn nhỏ đều dâng trình cho Chúa, chờ đợi ý Chúa:
  • 27:5, Môi se bèn đem cớ sự của các con gái ấy đến trước mặt Đức Giê-hô-va.
  • 27:22, Vậy, Môi-se làm y như Đức Giê-hô-va đã phán dặn mình.
  • Chúng ta còn có thể nói gì với một người lãnh đạo như Môi-se? Chỉ xin Chúa cho chúng ta học được và làm theo.
2/. Căn dặn Dân sự:
  • Sách Dân số ký 28: - 36:
  • Có thể xem đây là lời trăn trối của Môi-se, căn dặn dân Y-sơ-ra-ên những điều trọng yếu. Dĩ nhiên lời của người sắp ra đi bao giờ cũng quan trọng.
  • 28: - 30:, Môi-se đã căn dặn dân sự những bổn phận đối với Chúa. Anh chị em để ý là mỗi lần nhắc lại điều gì, Môi-se cũng đều nhắc đến bổn phận đối với Chúa, giữ gìn những lễ nghi, dâng hiến, hứa nguyện với Chúa, phải được giữ gìn cẩn thận
  • 31:, Chữ chìa khóa của đoạn nầy là BÁO THÙ (câu 2), báo thù dân Ma-đi-an. Câu 15-16, chính dân Ma-đi-an đã dự phần với dân Mô-áp theo mưu của Ba-la-am cám dỗ Y-sơ-ra-ên phạm tội đến nỗi 24 ngàn người chết.
  • 32: - 36:, Môi se căn dặn 2 ½  chi phái gồm Ru-bên, Gát và nửa chi phái Ma-na-se trách nhiệm của họ sau khi họ được nhận lãnh phần đất phía Đông sông Giô-đanh, ấy là phải tiếp tục cùng các chi phái khác chiếm Đất Hứa đến khi xong cuộc chinh phục, họ sẽ không có phần chi về sau, và phải đi trước đoàn quân.
Môi-se cũng thuật lại toàn bộ hành trình 40 năm để nhắc lại ơn phước mà Chúa đã làm cho dân Chúa. Môi-se căn dặn dân Chúa nhớ đến chi phái Lê-vi là những người phục vụ Chúa không có phần chia chính thức, để dành thành ẩn náu để bảo vệ người cần bảo vệ, đồng thời phải giữ gìn sản nghiệp Chúa ban cho.
  • Chẳng những Môi-se yêu mến Chúa, mà ông cũng thể hiện lòng yêu mến Chúa qua sự yêu mến dân sự, lo cho họ từng chi tiết lớn nhỏ.
  • Một lần nữa, chúng ta còn nói gì hơn trước một người đày tớ của Chúa hết lòng với Chúa, với Dân Chúa. Chúng ta chỉ còn cúi đầu cảm tạ Chúa và xin Chúa cho mỗi chúng ta học và làm theo gương của Môi-se:
  • Tận tụy đến chết.
  • Tận tụy với Chúa qua sự tận tụy với dân Chúa.

 

---------------

Đề mục: CON RẮN LỬA
Kinh thánh: Dân số ký 21:4-9
Câu gốc: Dân. 21:8
Mục đích: Khuyên con cái Chúa cẩn thận trong lúc vui chơi những ngày Xuân, giữ mình trong sự kính sợ Chúa.

I/. NGUYÊN NHÂN CÓ CON RẮN LỬA: 21:4-5
  • Nếu chúng ta đọc Dân 21:1-3, đó là một bài ca vui mừng, vì dân Chúa vừa thắng trận khải hoàn, họ đã hứa nguyện với Chúa và đã làm trọn lời hứa nguyện đó.
  • Nhưng đến câu 4-5, thì tình hình đã thay đổi, những từ ngữ:
  • Câu 4, dân sự ngã lòng
Từ một địa vị đắc thắng, một sự vui mừng lớn lao, thình lình tất cả đều sụp đổ. Hai chữngã lòng cho chúng ta một hình ảnh đoàn người ủ rũ, uể oải, không còn một chút tinh thần nào cả
  • Câu 5, dân sự nói nghịch cùng Đức Chúa Trời và Môi se… linh hồn chúng tôi đã ghê gớm thứ đồ ăn đạm bạc nầy.
Câu 5 nầy thật sự là đỉnh điểm của vấn đề, dân Y-sơ-ra-ên đã nói nghịch, nghĩa là đã trách Chúa, trách người lãnh đạo họ là Môi-se. Chữ nói nghịch hàm ý phạm thượng, không có một sự tôn kính nào đối với Đấng Giải cứu và người dẫn dắt họ. Dấu hiệu của sự bất kính nầy là gớm ghê, không phải là chỉ là chê, nhưng còn là khinh dễ những sự ban cho của Chúa.
  • Trước thái độ của dân Y-sơ-ra-ên như vậy, anh chị em nghĩ rằng có đáng bị đoán phạt không? Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đồng ý: Họ đáng phạt! Hãy giả định, chúng ta có một đứa con, chúng ta yêu thương nó, lo cho nó mọi sự, dạy dỗ ân cần, nhưng nó không muốn làm gì cả, lại hỗn hào, những gì chúng ta cho nó, nó vứt đi cách khinh dễ. Anh chị em sẽ làm gì? PHẠT! Đúng. Phải phạt!
  • Và đó là nguyên nhân Đức Chúa Trời đã sai con rắn lửa đến để phạt dân sự của Ngài.
  • Lịch sử du hành của dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng cũng được làm hình bóng về hành trình theo Chúa của chúng ta ngày nay như Phao-lô nói trong I Cô.10:6, Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông mình.
  • Nhìn lại bao năm theo Chúa, ngay cả một năm qua, chúng ta phải thành thật mà nhận rằng cũng nhiều lần chúng ta đã:
  • Ngã lòng, không muốn tiếp tục theo Chúa nữa vì một lý do nào đó.
  • Trách Chúa, giận Chúa đã không theo ý của mình.
  • Ngao ngán đối với Lời Chúa là Kinh thánh, không muốn đọc, không muốn học, không muốn nghe giảng Lời Chúa nữa.
  • Nói như Thi thiên 130:3-4, Hỡi Đức Giê-hô-va, nếu Ngài cố chấp sự gian ác, thì Chúa ôi! Ai sẽ còn sống? Nhưng Chúa có lòng tha thứ cho, để người ta kính sợ Chúa.
  • Phải, chúng ta phải cảm tạ Chúa, nếu Chúa đối với chúng ta như đối với dân Y-sơ-ra-ên ngày xưa trong đồng vắng, thì ngày hôm nay làm sao chúng ta còn ngồi đây, còn đứng nổi. Lời Chúa trong Dân.21:4-5 nầy há không phải để chúng ta tỉnh thức sao?
  • Một lần nữa hình ảnh của con rắn được phô bày nhiều nơi, được nói đến nhiều nơi, nhắc chúng ta hình ảnh con rắn lửa đang đến. Nhưng anh chị em phải nhớ rằng nguyên nhân con rắn lửa bò đến là vì dân sự của Đức Chúa Trời ngã lòng, than trách Chúa và chán chê Linh Lương của Chúa

II/. NỌC ĐỘC CỦA CON RẮN LỬA: 21:6
  • Tên gọi của loại rắn nầy là rắn LỬA. Chữ LỬA có hai ý:
  • Ý thứ nhất chữa Lửa là chỉ về nọc độc của loài rắn nầy là độc lắm, dễ dàng gây tử vong trong thời gian ngắn. Thường thì trong các sa mạc hoặc hoang mạc, thì có nhiều loại rắn rất độc, mà dân Y-sơ-ra-ên thì đang đi trong hoang mạc.
  • Ý thứ hai, chữ Lửa có nghĩa là khi một người bị loài rắn nầy cắn, thì  người đó bị sốt cao như bị lửa đốt.
  • Dù là ý nào thì cả hai ý đều đúng như Lời Chúa trong câu 6: cắn dân đó đến đỗi người Y-sơ-ra-ên chết rất nhiều.
  • Tại ngày nay, cái chết đối với loài người nói chung, và với chúng ta nói riêng quá quen thuộc. Mỗi ngày trên truyền thanh truyền hình, trên báo chí, hoặc trước mắt chúng ta, cái chết diễn ra rất thường xuyên, những cái chết tập thể như các vụ tự sát của các tà giáo, như hàng ngàn người chết trong các trận động đất, những vụ đánh bom ở những khu đông dân cư…, lúc đầu nghe, thấy những cái chết như vậy, chúng ta kinh sợ, nhưng rồi ngày nào cũng nghe, ngày nào cũng thấy, làm cho chúng ta không còn cảm giác cảm thương nữa. Bây giờ, đọc đến những chữ Người Y-sơ-ra-ên chết rất nhiều, hình như chúng ta cũng cảm thấy đó là việc bình thường.
  • Nhưng tôi tin rằng cái chết của những người Y-sơ-ra-ên bị rắn lửa cắn phải đáng kinh khiếp lắm, đến đỗi họ phải kêu la tìm đến Môi-se xin giải cứu.
  • Kinh thánh nhiều lần nói đến những cái chết, dù không diễn tả chết thế nào, nhưng thật sự đem đến cho một dân cứng cổ như dân Y-sơ-ra-ên sự sợ hãi không bao giờ dám phạm tội đó nữa:
  • Lêvi ký 10:2, cái chết của Na-đáp và A-bi-hu vì dâng một thứ lửa lạ trước mặt Chúa được Kinh thánh mô tả là: Một ngọn lửa từ trước mặt Đức Giê-hô-va lòe ra, nuốt tiêu họ và họ chết trước mặt Đức Giê-hô-va. Dù Kinh thánh không nói rõ hơn, nhưng từ đó về sau, không một người Y-sơ-ra-ên nào hoặc thầy tế lễ nào dám vào đền thờ dâng lửa lạ nữa.
  • Công vụ 5:5, 10-11, Anania và Saphira ngã chết vì tội dâng hiến lừa dối với Đức Chúa Trời và với Đức Thánh Linh. Kinh thánh chỉ nói là vợ chồng họ NGÃ XUỐNG VÀ TẮT HƠI, nhưng từ đó về sau trong Hội thánh không ai dám dâng tiền lừa dối Chúa nữa. Chắc chắn cái chết của họ phải kinh khiếp lắm.
  • Dù người Việt-nam chúng ta kiêng cữ không dám nói đến cái chết, nhưng qua Lời Chúa nhắc nhở chúng ta tránh được cái chết đáng sợ như dân Y-sơ-ra-ên bị rắn lửa cắn thì phải nói đến, cơ hội để chúng ta nhắc nhau càng hơn.
  • Tôi suy nghĩ điều nầy, chỉ những người sống trong rừng rậm, trong vườn, vùng quê thì cần quan tâm đến con rắn; nhưng đối với anh chị em là những người sống trong đô thị, thành phố, nói đến con rắn, rõ ràng là không có gì phải sợ, đôi khi con rắn lại là con vật nuôi trong nhà. Tại sao? Tại vì điều kiện môi trường sống quang đãng, không còn chỗ để cho các loài thú dữ như con rắn sống.
  • Cũng vậy, chúng ta học Lời Chúa không phải để sợ hãi, mà để tỉnh thức và để sống vui mừng. Cơ-đốc-nhân chúng ta là người sống trong môi trường trong sạch, quang đãng của Đức Chúa Trời chí thánh, quyết không để chỗ cho ma quỉ xen vào, thì bất cứ con gì dù là con rắn là ma quỉ xưa, Cơ-đốc-nhân chúng ta cũng không cần phải lo sợ.
  • Lúc nào Lời Chúa cũng kêu gọi chúng ta sống trong sự sáng, sống trong môi trường quang đãng:
  • Rôma 13:13, Hãy bước đi (hay là cách sống, ăn ở) cách hẳn hoi như giữa ban ngày…
  • Ephêsô 5:8b, Hãy bước đi như các con sáng láng…
  • I Tê. 5:4-9, ….
  • Nọc độc của con rắn lửa làm người bị nó cắn phát sốt mà chết. Nhưng nọc độc của con rắn là ma quỉ thì làm cho người bị nó cắn phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm trong sức nóng của hồ lửa đời đời.

III/. CÁCH TRỊ NỌC ĐỘC CON RẮN LỬA: 21:7-9
  • Qua phân đoạn Kinh thánh nầy, Lời Chúa đã cho chúng ta phương cách để trị nọc đọc của con rắn lửa gồm có hai phương diện:
1/. Phương diện người bị rắn cắn: 21:7
  • Anh chị em nghe lời của dân sự nói với Môi-se rõ ràng là một lời xưng tội. Dân sự đã nói gì trong lời xưng tội:
  • Chúng tôi có phạm tội, vì đã nói nghịch Đức Giê-hô-va và người (tức là Môi-se).
  • Đây là bước đầu tiên để trị được nọc độc của rắn lửa, đặc biệt là trị nọc độc của con rắn là ma quỉ: Nhìn nhận tội lỗi!
  • Cảm ơn Chúa, dân Y-sơ-ra-ên đã nhìn nhận họ có phạm tội, họ không hề đưa ra một lời biện hộ nào, cũng không hề đổ thừa cho hoàn cảnh hoặc đổ thừa cho một người nào.
  • Đây là điều mà Đa-vít đã làm trong II Samuên 12:13, và đã được Chúa ban phước bội phần
  • Điều đáng trách là nhiều Cơ-đốc-nhân chúng ta không giống dân Y-sơ-ra-ên trong lúc nầy, không giống Đavít, mà thường giống Ê-va và A-đam, cứ tìm cách để biện hộ hoặc đổ thừa cho người khác, tưởng rằng như vậy sẽ không bị Chúa quở trách. Sự thật là trái lại, Chúa phán: Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn, nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót (Châm ngôn 28:13)
  • Tôi không sợ anh chị em yếu đuối, lỗi lầm với Chúa, tôi chỉ sợ ai đó không chịu nhìn nhận sự yếu đuối của chính mình. Giống như một người say rưọu nhưng không chịu nhận mình say mà còn bào chữa: Đất say đất cũng lăn quay; Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười?
  • Hãy cầu xin Đức Giê-hô-va, để Ngài khiến rắn lìa xa chúng tôi. Môi-se cầu khẩn cho dân sự.
  • Cảm ơn Chúa, sau khi nhìn nhận tội lỗi, dân Y-sơ-ra-ên còn biết quay lại với Chúa, nhìn biết rằng chỉ có Chúa có quyền giải cứu họ con rắn lửa và cũng nhờ người của Đức Chúa Trời cầu thay cho.
2/. Phương diện của Đức Chúa Trời: 21:8-9
  • Bao giờ cũng vậy, phương cách của Đức Chúa Trời làm việc luôn là ngoài ý tưởng của loài người chúng ta.
  • Theo cách nghĩ của loài người chúng ta thì có lẽ Chúa sẽ bảo Môi-se dùng loại thuốc gì đó giống như ngày nay người ta dùng huyết thanh trị liệu. Nhưng lạ lùng thay, Chúa bảo Môi-se làm một rắn bằng đồng treo trên cây sào, người bị rắn lửa cắn chỉ cần nhìn đến thì được cứu. Một phương pháp trị liệu kỳ diệu!
  • Theo anh chị em thì con rắn bằng đồng quan trọng hay cái nhìn của người bị rắn lửa cắn quan trọng? Tôi nghĩ rằng điều cần là người bị cắn không thể nhờ người nào nhìn thay mà PHẢI TỰ NHÌN vào con rắn đồng là quan trọng.
  • Phương pháp kỳ diệu nầy thật khích lệ chúng ta. Hêbơrơ 12:2-3 dạy, Nhìn xem Đức Chúa Jêsus là cội rễ và cuối cùng của đức tin, … anh em hãy nghĩ đến Đấng chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng.
Lòng tôi thật lúc nào cũng lo nghĩ đến anh chị em, sợ rằng anh chị em có lúc nào đó yếu đuối chăng. Nhưng khi tôi học đến Lời Chúa về phương pháp trị nọc độc của rắn như thế nầy, rồi đọc đến Hêbơrơ 12:, tôi thật cảm tạ Chúa và thấy an lòng để nói với anh chị em phương pháp nầy: NHÌN XEM CHÚA JÊSUS … anh chị em sẽ không bị mỏi mệt sờn lòng! NHÌN XEM CHÚA JÊSUS anh chị em sẽ không bị mỏi mệ sờn lòng!

  • Hãy bước đi trong sự khiêm nhường hạ mình và nhìn xem Chúa Jêsus Christ!


Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.