Ê-Sai

I/. TÁC GIẢ:
  • Tên sách là tên của người viết sách
  • “Ê-sai” trong tiếng Hi-bá-lai có nghĩa là “Đức Giê-hô-va đã cứu”, cũng là Jêsus trong tiếng Hi-lạp
  • 1:1, Ê-sai là con của A-mốt [không phải là tiên tri A-mốt. Kinh Thánh không nói gì về cha mẹ của Ê-sai]
  • 8:3, Ê-sai có vợ là một nữ tiên tri
  • 7:3 và 8:3, Ê-sai có hai con trai được đặt tên có ý nghĩa chỉ về tình hình của dân Chúa:
Sê-a Gia-súp = dân còn sót lại sẽ trở về
Ma-he Sa-la Hát-bát = sự cướp mau tới
  • Ê-sai sống qua 4 đời vua: Ô-xia, Giô-tham, A-cha, và Ê-xê-chia
  • Ê-sai được kêu gọi vào chức vụ tiên tri vào năm vua Ô-xia băng (6:1 – 740 TC.). Có lẽ vào lúc ông được 25 tuổi (Dân. 8:24; II Sử 26:17,  mạnh dạn và còn trẻ), cho nên có thể Ê-sai sống từ 765 TC. Đến 700 TC.
  • Trong bản sách luật của người Y-sơ-ra-ên (Talmud), cho rằng vua Ma-na-se đã bắt Ê-sai để vào giữa 2 khúc gỗ rồi cưa (có lẽ thư Hêb. 11:37 đề cập đến cái chết của Ê-sai).
  • Lý do Ê-sai bị vua Ma-na-se giết là vì dân Giu-đa bội đạo, họ truy án và bắt tội Ê-sai tuyên bố đã thấy Chúa (6:1, xem Xuất. 33:2). Hoặc do vua Ma-na-se độc ác giết nhiều người vô tội, trong đó có Ê-sai (II Vua 21:16)
II/. BỐ CỤC SÁCH Ê-SAI:
Đề mục: ĐẤNG CỨU THẾ
Câu gốc: 1:18
  1. Nhu cần Đấng Cứu Thế – 1: - 39:
  1. Vì tội lỗi của dân thánh: 1: - 12:
    1. Tội lỗi của nước Giu-đa phía nam: 1: - 6:
    2. Tội lỗi của nước Y-sơ-ra-ên phía bắc: 7: - 12:
  2. Vì tội lỗi của toàn thế giới – 13: - 27:
    1. Mười (10) gánh nặng về dân ngoại: 13: - 23:
    2. Ngày đoán phạt chung: 24: - 27:
  3. Vì tội lỗi của Nơi Thánh – 28: - 39:
    1. Tội lỗi của Si-ôn: 28: - 33:
    2. Tội lỗi của Giê-ru-sa-lem: 34: - 39:
  1. Kế hoạch của Đấng Cứu Thế – 40: - 66:
  1. Giải cứu dân Chúa: 40: -48:
  2. Phục vụ như Tôi Tớ Đức Giê-hô-va: 49: -57:
  3. Lập Trời Mới Đất Mới: 58: - 66:
III/. ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁCH Ê-SAI:
  1. Đề cập nhiều về địa lý xứ Palestine:
Nhiều loại cây tại xứ Palestine:
  • Cây Bách – 2:13; 14:8; 37:24
  • Dưa, thông – 1:8.
  • Cây thông – 1:30
  • Vườn nho và cây nho – 3:14; 5:1-10; 16:16-17
  • Cây dẽ – 6:13
  • Cây vả – 34:4
  • Lúa mì – 36:17
  • Cây tạo giáp, cây sim, cây dầu – 41:19
  • Cây lật – 44:14
  • Gai – 55:13
Nói đến địa danh với những đặc sản:
  • Li-ban với cây bách cao lớn và Ba-san với cây dẽ- 2:13
  • Sa-rôn và Cạt-mên có nhiều hoa và đồng cỏ tốt – 35:2; 65:10
 Những suối nước nóng:
  • 30:25, có nhiều suối (35:6-7; 41:18; 58:11
  • 33:21, có sông nhưng không thuận tiện giao thông vì nước chảy xiết.
  • 57:6, có đá bóng láng dưới suối
Có nhiều khe đá, núi:
  • 2:10, 19, 21; 2:14
  • 7:19
  • 33:16
  • 54:10; 55:12
Có nhiều thú rừng:
  • 56:9
  • 59:11
  1. Sách được vị hoàng đế ngoại bang đọc:
II Sử ký 36:22-23; E-xơ-ra 1:2-3, xác nhận vua Si-ru đã đọc được sách Ê-sai 40: - 48:, tiên báo rằng Đức Chúa Trời cho Si-ru làm vua, đặc biệt là Chúa gọi đích danh SI-RU trước 200 năm.
  1. Sách được trưng dẫn trong Tân Ước:
Ít nhất có 9 phần của sách Ê-sai được trưng dẫn trong Tân Ước:
  • Mathiơ 1:23; 3:3; 4:14-16.
  • Giăng 12:38-40
  • Rôma 9:28-29, 33
  1. Sách có những phần thơ nhạc:
Đặc biệt sách Ê-sai có những phần dùng theo lối thơ nhạc:
5:1, đây là Bài ca có tựa đề “Vườn Nho”
42:10-13 là một bài hát mới
  • 42:10, hãy hát cho Đức Giê-hô-va một bài ca mới, bài ca tụng Ngài từ nơi đầu cùng đất. Các ngươi là kẻ đi biển, cùng mọi vật ở trong biển, các cù lao cùng dân cư nó.
  • 42:11, Hãy cất tiếng lên, đồng vắng cùng các thành nó, các làng Kê-đa ở cũng vậy! Hãy hát lên, hỡi dân cư Sê-la …
47:, đây là bài hát rủa sả chống vua Ba-by-lôn, theo nhịp đưa võng.
52:13 – 53:, đây là thể thơ. Theo đúng phần Kinh Thánh nầy gồm 5 khổ (đoạn thơ), mỗi khổ 5 câu:
  • 52:13-15         có 9 hàng
  • 53:1-3             có 10 hàng
  • 53:4-6             có 11 hàng
  • 53:7-9             có 13 hàng
  • 53:10-12         có 14 hàng
Cũng như các loại thi ca Hi-bá-lai khác, Ê-sai 52:13 – 53: không cần đều đặn, không cần êm ái, không lệ thuộc luật gieo vần nào.
Thí dụ: Ê-sai 53:5-6 theo nguyên văn bài thơ như sau:
Wehu’ meholal mippessha’ ê nù
Medhukka’ me’ ăwònòthênù
Mùsar Shelòmênu ‘alaw
Ubhahăbhuràtho nirpa’ lânù
Kullănù kass – ss’on ta ‘inù
‘Ish ledharko paninù
Wa Jahweh hiphgf ‘abô’eth ‘awon kullânù.[1]
Hai vần được chấm dứt bằng vần song âm: ênùinù và lânù.
Loại thơ nầy có phần nào giống thơ ngũ ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn tứ tuyệt [những biến thể của Thơ Đường] của Trung quốc và Việt-nam.
Qua những điểm đặc biệt nầy, chúng ta nhận ra một Ê-sai:
  • Có kiến thức rộng
  • Có uy tín lớn
  • Có nhiều ân tứ phục vụ Chúa như: văn chương, thơ, nhạc, và hiểu biết khoa học với bàn trắc ảnh của vua Ê-xê-chia
IV/. TỔNG LƯỢC SÁCH Ê-SAI:
ĐOẠN 1: Tội ác kinh khiếp của nước Giu-đa.
  • 1:2, sách tiên tri Ê-sai bắt đầu sứ điệp với lời tố cáo tội lỗi của dân Chúa đối với Chúa. Lời tố cáo nầy thay vì khuyên dạy kín đáo, thì được công khai giữa các từng trời, công khai cả đất, hàm ý là đã nhiều lần khuyên dạy nhưng không kết quả.
  • Tội lỗi của ai? Tội lỗi của nước Giu-đa và thủ đô Giê-ru-sa-lem (1:1, 8, 27).
  • Tội gì? 1:1-4, tội chối bỏ Đức Chúa Trời là Cha, tội bị phạt mà không chịu ăn năn tội sống giả dối đối với Chúa (1:5-31).
ĐOẠN 2: - 6: Khải tượng mới
  • Đoạn 2: đến đoạn 5:, khải tượng mới về dân Giu-đa liên quan đến sự cai trị của Đấng Mê-si (2:3-4; 4:2; 5:16, 26).
  • Đoạn 6:, Khải tượng mới đối với cá nhân của Ê-sai, những khải tượng nầy làm thay đổi con người của Ê-sai.
ĐOẠN 7: - 12:, Số phận của Y-sơ-ra-ên.
  • 6 đoạn đầu liên quan đến nước Giu-đa phía nam
  • 6 đoạn sau liên quan đến nước Y-sơ-ra-ên phía bắc (7:1-2):
    • Vì Y-sơ-ra-ên liên kết Sy-ri tấn công Giu-đa.
    • A-si-ri sẽ diệt Giu-đa
    • Đấng Mê-si sẽ can thiệp cứu Giu-đa (7:14; 9:5-6)
ĐOẠN 13: - 23:, Gánh nặng về Dân Ngoại.
Trong phần nầy chúng ta thấy xuất hiện những chữ “Gánh Nặng”.
  • ‘Gánh nặng’ là Lời Chúa phán trong sự hiện thấy có liên quan đến sự phán xét.
  • ‘Gánh nặng’ theo nghĩa đen là một sức nặng đè ép xuống, hàm ý chỉ về tâm trạng của Tiên tri lo lắng, có sự thúc giục muốn rao báo ra.
  • Các nước được nói đến trong phần nầy là:
    • Ba-by-lôn – 13:- 14:27
    • Phi-li-tin – 14:28-32
    • Mô-áp – 15: - 16:
    • Đa-mách [Sy-ri] – 17: - 18:
    • Ai Cập – 19: - 20:
    • Đồng vắng, biển – 21:1-10
    • Đu-ma [Ê-đôm] – 21:11-12
    • A-ra-bi – 21:13-17
    • Trũng dị tượng [Giê-ru-sa-lem] – 22:
    •  Ty-rơ – 23:
ĐOẠN 24: - 27:, Tương lai toàn thế giới.
Chúng ta có thể so sánh phần Kinh Thánh nầy với Khải huyền 19: đến 21:
 
Ê-SAIKHẢI HUYỀNĐẠI Ý
24:1, 4-5, 19-2019:15, 17-21Đất bị hủy diệt
25:820:14; 21:4Trời mới
26:21; 27:120:7-10Satan bị diệt
Tiên tri Ê-sai rao báo với khải tượng càng ngày càng rộng lớn hơn:
  • 1: - 6: Khải tượng về nước Giu-đa
  • 7: - 12: Khải tượng về nước Y-sơ-ra-ên
  • 13: - 23: Khải tượng về dân ngoại
  • 24: - 27: Khải tượng về toàn thế giới
ĐOẠN 28: - 33:, Sáu sự “khốn thay” [ trong đoạn 5 đã có 6 ‘sự khốn thay’ liên hệ đến Giê-ru-sa-lem]
  • 28:1, khốn thay cho Ép-ra-im [tức là nước Y-sơ-ra-ên phía bắc, vì Giê-rô-bô-am là người kéo 10 chi phái phía bắc lập ra vương quốc Y-sơ-ra-ên thuộc chi phái Ép-ra-im] vì nó như một người say rượu.
  • 29:1, khốn thay cho Giê-ru-sa-lem vì nó sẽ bị vây, dù đã từng được giải cứu (5-8), nhưng họ vẫn đui mù (9-16).
  • 29:15, khốn thay cho những người bày mưu thâm độc, họ sẽ bị diệt (20-21)
  • 30:1-2, khốn thay cho những người bội nghịch, họ sẽ bị xấu hổ vì không được giúp đỡ (3, 5)
  • 31:1- 32:, khốn thay cho những người nhờ cậy Ai Cập vô ích (3), trong khi chính Chúa sẽ giải cứu
  • 33:1, khốn thay cho những người hại người, những người giả dối.
ĐOẠN 34: - 35: Sự đắc thắng khải hoàn.
  • 34:, sự đoán phạt các nước (1-2). Dù trong đoạn có nêu tên Ê-đôm (5, 6, 9), nhưng Ê-đôm chỉ là biểu tượng cho các nước.
  • 35:, là một trong những đoạn đẹp nhất của Kinh Thánh về sự đắc thắng của Hội Thánh trong ngày cuối cùng (c. 8 giống Khải huyền 22:15).
ĐOẠN 36: - 39:, Lịch sử cuối đời vua Ê-xê-chia
Biến cố nầy được ghi 3 lần trong Kinh Thánh:
  • II Vua 18: 19:
  • II Sử 32:
  • Ê-sai 36: - 39:
Đây là một phép lạ lớn vào lúc gần cuối đời tiên tri Ê-sai trong thời vua Ê-xê-chia.
  • 36: - 37:, lời cầu nguyện của vua Ê-xê-chia xin Chúa giải cứu Giê-ru-sa-lem.
  • 38: - 39:, lời cầu nguyện của vua Ê-xê-chia xin được chữa lành, và Chúa gia hạn cho vua sống thêm 15 năm.
ĐOẠN 40: - 48:, Quyền tối cao của Đấng Mê-si.
  • 40: - 41:, thuộc tánh của Đức Giê-hô-va: Toàn năng, Toàn tri (40:1217, 25-26, 28)
  • 42: - 45:, Trong sự cứu chuộc (42:8-9; 43:1-3, 10-11, 25; 45:5-8, 15-17).
  • 46: - 48:, Chúa cao cả (46:5, 9, 10; 47:4; 48:12-14, 20-22) phán xét Ba-by-lôn và những hình tượng của nó (46:1-2).
ĐOẠN 49: - 57:, Đày tớ của Đức Giê-hô-va [tư cách của Đấng Mê-si].
  • 49: - 52:, Đày tớ của Đức Giê-hô-va phục vụ đối tượng là dân Y-sơ-ra-ên (49:5), chuộc họ về cho Đức Giê-hô-va (51:11)
  • 53:, tinh thần phục vụ của Đày tớ Đức Giê-hô-va [chịu khổ và chết]
  • 54: - 57:, thành quả của Đày tớ Đức Giê-hô-va: đem lại vui mừng (54:1, 11); sửa phạt tội lỗi (56:9-12; 57:17, 21).
ĐOẠN 58: - 66:, Công việc của Đấng Mê-si.
  • 58: 62:, đối với dân Y-sơ-ra-ên:
Sửa phạt tội lỗi (58: - 59: [58:1; 59:2-4])
Giải cứu (60: - 62: [60:1-3, 15; 61:4; 62:12])
  • 63: - 66:, đối với toàn thế giới:
Đoán phạt (65:1-16 [c. 11-12, 13-16])
Lập Vương quốc Ngàn Năm 65:17 – 66:
V/. SỰ ỨNG  NGHIỆM LỜI TIÊN TRI CỦA Ê-SAI:
  1. Đương thời Ê-sai còn sống:
    • 8:4; 17:1-14, Sy-ri và Y-sơ-ra-ên bị A-si-ri tiêu diệt (II Vua 17:6).
    • 8:7-8, A-si-ri sẽ xâm lăng nhưng Giu-đa sẽ được giải cứu (36: - 37:)
    • 38:5, vua Ê-xê-chia được tăng tuổi thọ thêm 15 năm.
  2. Sau khi Ê-sai qua đời:
    • 39:5-7, Ba-by-lôn cướp phá Giê-ru-sa-lem và bắt Giu-đa lưu đày (II Vua 25:1-21)
    • 46:11, một nước phía Đông Ba-by-lôn sẽ lật đổ Ba-by-lôn [người Ê-lam và Mê-đi tiêu diệt Ba-by-lôn – 13:7]; đất Ba-by-lôn sẽ bị bỏ hoang vĩnh viễn [13:18-22]
    • 44:28; 45:1-4, vua Si-ru được gọi đích danh và vua Si-ru sẽ cho dân Y-sơ-ra-ên hồi hương xây lại thành Giê-ru-sa-lem cùng đền thờ.(45:13)
  3. Về Đấng Mê-si:
    • 7:14, Đấng Mê-si do người nữ đồng trinh sinh ra
    • 9:1-2, Đấng Mê-si bắt đầu chức vụ tại Ga-li-lê
    • 9:6-7, Đấng Mê-si làm vua
    • 11: - 12:, Đấng Mê-si sẽ cai trị đời đời.
    • 53, Đấng Mê-si chịu khổ và chết.




Đề mục: SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI
Kinh thánh: Ê-sai 1:1-31
Câu gốc: Ê-sai 1:18
Mục đích: Học khái quát nội dung sách Ê-sai.

I/. BỐI CẢNH LỊCH SỬ SÁCH Ê-SAI:
  • 1:1
  • Trong câu 1 nầy chúng ta được giới thiệu phương diện bối cảnh lịch sử của sách Tiên tri Ê-sai.
  • Rõ ràng sách tiên tri Esai được viết vào triều đại các vua từ Ô-xia đến Giô-tham, A-cha và Ê-xê-chia. Dĩ nhiên nội dung sẽ có liên hệ đến một số trong những vấn đề thuộc các triều vua nầy.
  • Mở lại các sách Lịch sử trong Kinh thánh như sách Các Vua và sách Sử ký, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng từ sau ngày vua Salômôn qua đời, nước Y-sơ-ra-ên mà Đa-vít đã dày công mở mang, đem lại sự thống nhất, đã bị chia cắt thành hai vương quốc thù nghịch nhau, gây cảnh huynh đệ tương tàn giữa 10 chi phái phía Bắc với 2 chi phái phía Nam.
  • Từ đó cả hai vương quốc đều suy yếu, bị các nước lân bang hà hiếp. Đời sống mọi người từ vua cho đến dân chúng, nhất là vương quốc phía Bắc là Y-sơ-ra-ên với thủ đô là Sa-ma-ri càng tệ hại hơn, đời sống đức tin nơi Chúa không còn gì nữa, sự thờ lạy hình tượng lan tràn khắp nơi. Vương quốc Giu-đa phía Nam với thủ đô là Giê-ru-sa-lem, có lúc cũng có vài vua tin kính Chúa, nhưng nói chung là cũng đi xuống.
  • Sự suy yếu nầy kéo dài hai trăm năm, từ khoảng 970 đến 740 TC., thì Giu-đa phía Nam có vua Ô-xia (sách Các Vua thứ II, đoạn 15 gọi là vua A-xa-ria) lên ngôi cai trị 52 năm, đem lại sự hùng mạnh cho nước Giu-đa về kinh tế, quân sự, lẫn thuộc linh.
  • Sự hùng mạnh nầy dù có giảm bớt phần nào trong các đời vua kế tiếp Giô-tham, A-cha, Ê-xê-chia, tức là từ khoảng năm 740 đến 698 TC., nhưng vẫn còn khá mạnh, nhất là đã khôi phục phần nào trong đời vua Ê-xê-chia.
  • Các nhà giải nghĩa Kinh thánh đã cho đây là thời kỳ phục hưng của lịch sử tuyển dân, là ánh lửa bùng mạnh lên, trước khi bị dập tắt bởi người Ba-by-lôn khoảng hai trăm năm sau nữa.
  • Trong bối cảnh lịch sử có vẻ như tràn đầy hi vọng, Kinh thánh phán rằng: Ê-sai có một SỰ HIỆN THẤY về nước Giu-đa và về Giê-ru-sa-lem.
  • Nếu chúng ta tham khảo với Ê-sai 13:1 với chú thích phía dưới trang, thì từ ngữ “Sự hiện thấy” có nghĩa là “Gánh nặng”. Ghép hai từ ngữ lại, chúng ta có một sự dạy dỗ rất quý báu về sách tiên tri Ê-sai:
    1. Trong một thời kỳ mà nước Giu-đa của ông đang hùng mạnh và đầy hi vọng vươn lên, Đức Chúa Trời đã cho Ê-sai có một sự hiện thấy đặc biệt, và sự hiện thấy đó đã trở nên một gánh nặng  trên đời sống của ông. Gánh nặng đó không phải là một sự lo lắng cái ăn cái mặc, mà là một cảm nhận trách nhiệm giảng Tin lành cứu dân tộc mình, như tiên tri Giê-rê-mi đã nói đến trong
      • Giêrêmi 9:1-2, sự hiện thấy về tình trạng tội lỗi của dân tộc đã khiến tiên tri khóc suốt ngày đêm vì thương dân tộc mình sắp bị hư mất
      • và Giê. 20:9, sự hiện thấy đó trở nên một sự ray rức, nung nấu giảng Tin lành đến nỗi không giảng cứu người là không được yên thân.
    2. Nói ngược lại, đứng trước một đất nước dường như mọi sự đều tốt đẹp sau 200 năm dài mới có được, lòng Ê-sai có một gánh nặng về thực trạng mà dân tộc ông đang có: ấy là đầy dẫy tội lỗi, sắp bị hình phạt. Những suy tư đó, Chúa đã ban cho Ê-sai một sự hiện thấy về Chương trình của Đức Chúa Trời trên tuyển dân Giu-đa và về thành thánh Giê-ru-sa-lem.
  • Nói đến sự hiện thấy và gánh nặng, tôi nhớ đến những lời của Tiến sĩ Bill Bright – nhà sáng lập Hội Campus Crusade for Christ, đã viết trong quyển SỰ PHỤC HƯNG HẦU ĐẾN của ông. Qua quyển sách, Tiến sĩ Bill Bright đã bày tỏ sự hiện thấy mà Chúa đã cho ông thấy về nước Mỹ của ông, về dân tộc Hoa kỳ của ông đầy dẫy tội lỗi, đức tin của tổ phụ không còn, và ông đã mang một gánh nặng cầu nguyện phục hưng cho dân tộc Hoa kỳ của ông.
  • Đọc xong quyển sách, tôi thắc mắc có bao nhiêu người Mỹ thật sự đã có sự hiện thấy như Tiên tri Ê-sai đối với dân Giu-đa và thành Giê-ru-sa-lem thánh của mình? Có bao nhiêu người Mỹ thật sự có sự hiện thấy như Tiến sĩ Bill Bright đối với Nước Mỹ và Dân Mỹ? Và tôi cũng khao khát muốn biết có bao nhiêu người Việt nam nơi hải ngoại an bình nầy hoặc trong nội địa đau thương có sự hiện thấy đến nỗi trở thành một gánh nặng trách nhiệm giảng Tin Lành cho người Việt nam ở hải ngoại và cho đất nước Việt nam cũng như đồng bào Việt nam nơi quê nhà?
  • Xin Chúa ban cho anh chị em là những người ngồi đây có một sự hiện thấy về Đất nước mình, về dân tộc mình như tiên tri Ê-sai, đến nỗi mỗi người trong chúng ta có một gánh nặng mau mau giảng Tin lành cứu rỗi cho họ.

II/.   ĐỐI TƯỢNG CỦA SÁCH Ê-SAI:
  • 1:2-9
  • Đọc qua phân đoạn nầy, anh chị em có cảm nghĩ gì? Có “than trời trách đất” như tiên tri Ê-sai đã than trong câu 2 không? (Hỡi các từng trời, hãy nghe; hỡi đất, hãy lắng tai…).
  • Tại sao Tiên tri Ê-sai lại than trời trách đất như vậy? Vì ông nhìn thấy con người thời của ông có hai điều::
    1. Con người thời của ông đối với Đức Chúa Trời:
  • 1:2-4
  • Đây là những lời của chính Chúa phán về thái độ của con người thời Ê-sai đối với Chúa, đặc biệt là Chúa nói như lời của một người cha than thở về những đứa con hoang nghịch, bất hiếu:
  • Câu 2, Chúa nhắc lại Ngài đã nuôi nấng con người, trưởng dưỡng con người, nhưng con người lại dấy loạn nghịch cùng Chúa.
  • Câu 3, Chúa so sánh với con vật bị con người gán cho là NGU và LÌ nhất: con bò và con lừa. Thế mà bò biết chủ, lừa biết máng của chủ, còn con người do Chúa dựng nên lại không biết Chúa.
  • Câu 4, chẳng những con người không lo nhìn biết Chúa, mà còn phạm biết bao tội ác, đến nỗi lìa bỏ Chúa, phạm thượng khinh lờn Chúa.
  • Tôi quả quyết rằng dù là người Mỹ hay người Việt, gặp đứa con xấu như thế, làm đủ tội ác, còn khinh dễ cha mẹ, mà chúng ta lại không than trời trách đất.
  • Có một bà mẹ than thở: “Tôi mà biết con tôi như vậy, thà tôi đẻ hột gà hột vịt bán có tiền, tốt hơn là sanh nó ra.”
  • Tôi nghĩ rằng mấy năm nay Chúa thật cũng đã than thở khi Ngài nhìn vào
  • lòng người Mỹ đối với Chúa sau hơn 200 năm hưởng nhận một đất nước giàu có như thế nầy. Hầu như người Mỹ ngày nay quá xa rời Chúa, gần với tội ác nhiều hơn, họ sống theo lý luận, theo điều họ nghĩ là phải – thí dụ như Họ sẵn sàng loại bỏ việc dạy Kinh thánh ra khỏi Trường học, loại 10 điều răn ra khỏi Tòa án, không đến Nhà thờ – là những nền tảng mà họ được hưởng nước Mỹ giàu có nầy; đổi lại họ sẵn sàng chấp nhận những điều ngược với Kinh thánh, như công nhận hôn nhân đồng tính, bỏ tiền ra xây dựng, tái tạo những nơi thờ hình tượng.
  • Chắc chắn Chúa cũng than thở như đã than thở thời Ê-sai, khi thấy lòng của đồng bào Việt nam ở hải ngoại nầy. 20, 30 năm trước, trong đau khổ, trong cảnh gần kề sự chết khi lênh đênh trên biển cả, khi đói khát nơi các Trại tị nạn, khi bơ vơ trên đất nước Tin Lành nầy, họ đưa tay nhận ân huệ từ Chúa, từ con cái Chúa, từ Hội thánh của Chúa. Mấy năm nay thì sao? Họ không còn nhìn biết Chúa đã nuôi nấng, đã trưởng dưỡng họ, họ lìa bỏ Chúa, lại còn khinh dễ Chúa viết lên những lời phạm thượng đăng báo, đưa lên Internet
  • Cảm ơn Chúa, dù vậy, cho đến giờ phút nầy Chúa vẫn phán với họ như đã phán với con người thời Ê-sai: Ta đã nuôi nấng chúng nó, trưởng dưỡng chúng nó… dân ta chẳng hiểu biết, chẳng suy nghĩ…
    1. Thực trạng của con người thời Ê-sai:
  • 1:5-9
  • Nếu từ câu 2 đến câu 4, chúng ta có thể áp dụng cho người Mỹ, cho người Việt ở hải ngoại, vì sự thịnh vượng giàu có mà Chúa cho họ, thì tôi muốn áp dụng những câu từ câu 5 đến câu 9 cho người Việt nam chúng ta ở trong nước.
  • Đọc lịch sử nhân loại, chúng ta thấy dân Thụy sĩ là dân sung sướng nhất, vì chưa bao giờ biết đến chiến tranh, ngay cả trong hai kỳ thế chiến. Còn dân Do thái hay dân Y-sơ-ra-ên là dân khốn khổ nhất, dưới thời các Đế quốc Thượng cổ, và ngay từ Thế chiến thứ hai đến nay.
  • Anh chị em hãy đọc Ê-sai 1:5-9 sẽ thấy cảnh khốn khổ của họ, Chúa ví họ như một người bị thương tích đầy mình, từ bàn chân cho đến đỉnh đầu, chẳng có chỗ nào lành, toàn bộ là vết thương, đất nước hoang vu, dân ngoại hà hiếp, nếu Chúa không thương xót thì họ giống hai thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ rồi. Vậy mà họ VẪN CÒN BẠN NGHỊCH!
  • Và đứng hàng thứ hai trong các dân chịu khổ, có lẽ là người Việt nam chúng ta. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết lời cho bài ca “Gia tài của Mẹ” như thế nầy:
Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu,
Một trăm năm đô hộ giặc Tây,
Ba mươi năm nội chiến từng ngày…
  • Rồi từ ngày ấy đến nay dân tộc chúng ta còn trải qua bao nhiêu thù hận, bao nhiêu thiên tai, bao nhiêu nghèo đói, và điều phải nói là: VẪN CÒN CỨNG LÒNG VỚI CHÚA!
  • Trước tình trạng con người như vậy, giàu có thịnh vượng rồi thì khinh dễ Chúa; nghèo đói vẫn cứng lòng với Chúa, Ê-sai cảm nhận có một gánh nặng, một trách nhiệm giảng Tin Lành cứu họ. Còn chúng ta thì sao?

III/. MỤC ĐÍCH SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI:
  • 1:10-20
  • Anh chị em có để ý giọng văn của phân đoạn nầy thay đổi không? Xuất hiện rất nhiều những từ mang tính chất kêu gọi, như:
  • Câu 10, Hỡi … hãy nghe … hãy để tai vào
  • câu 13, Thôi, đừng…
  • câu 16, Hãy rửa đi, hãy làm cho sạch! Hãy tránh …
  • câu 17, Hãy học …hãy tìm kiếm … hãy đỡ đần … hãy làm công bình… hãy binh vực.
  • câu 18, Hãy đến…
  • Chúa kêu gọi con người làm gì?
  • Chúa kêu gọi con người thay vì quan tâm giữ những nghi thức, tổ chức những ngày Lễ, dâng những của lễ bề ngoài, con người:
  • Hãy để tai Lời Chúa phán
  • hãy thôi đừng làm ác, làm dữ, làm điều tội lỗi
  • hãy tìm con đường được tha thứ, tìm kiếm sự tha tội, tránh điều ác, tránh điều dữ
  • hãy học điều lành, tìm điều thiện, làm sự công bình…
  • Thay vì đoán phạt con người phản nghịch như Chúa đã từng phạt hai thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, Chúa nhẫn nại kêu gọi con người ăn năn để được tha thứ.
  • Chúa đã công bố một lời hứa kỳ diệu trong câu 18: “Nếu con người trở lại với Chúa, thì
  • dù tội đỏ như hồng điều – màu đỏ điều, sẽ trắng như tuyết;
  • dù đỏ như son – cũng sẽ trắng như lông chiên.
  • Tôi tin rằng những người ở trên đất Mỹ nầy rất dễ nhận ra lời kêu gọi ăn năn, lời hứa tha thứ của Chúa: Vì người ở Mỹ dễ thấy tuyết, dễ thấy con chiên, lông chiên.
  • Câu 19-20, cảm ơn Chúa, khi con người trở lại với Chúa, chẳng những con người được tha thứ tội lỗi, mà còn được phước vật chất như được ăn sản vật tốt nhất của đất. Nhưng Chúa là nhân từ, Ngài cũng là công chính, nên nếu con người không ăn năn Chúa sẽ không tha thứ mà còn đoán phạt. Định luật của sự cứu rỗi bao giờ cũng là:
  • Hễ ai tin Con ấy KHÔNG BỊ hư mất, MÀ ĐƯỢC sự sống đời đời.
  • Ai tin Con thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin Con  thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy.
  • Biết bao nhiêu người đã hiểu lầm Chúa, họ chỉ đọc Ê-sai 1:18-19, mà không chịu đọc câu 20, nên lúc nào họ cũng nghĩ Chúa không phạt đâu, vội gì ăn năn. Ngược lại có nhiều người  chỉ đọc câu 20, mà không đọc từ câu 18 đến 19, nên họ cứ nghĩ Đức Chúa Trời hung dữ quá, lúc nào cũng đòi phạt con người, nên lòng cứng cỏi thêm.
  • Nếu anh em chưa từng nghe Tin Lành của Đức Chúa Trời qua Chúa Jêsus Christ, thì hãy đọc lại Ê-sai 1:18-20.
  • Điều làm tôi cảm động là khi nhìn thấy tội lỗi tràn ngập trên dân tộc mình, dù thấy lòng dân mình cứng cõi, Tiên tri Ê-sai vẫn viết ra một Sứ điệp thấm đượm tình yêu thương từ Đức Chúa Trời để dân mình biết đến, nghe đến, hiểu được, hầu cho họ được cứu.
  • Đó không phải là điều mà Đức Chúa Trời đang chờ đợi nơi Cơ-Đốc nhân chúng ta ngày nay sao? Đó cũng là lý do Chúa còn cho phép Kinh thánh có sách Tiên tri Ê-sai để chúng ta học hôm nay.

IV/. KẾT LUẬN CỦA SÁCH Ê-SAI:
  • 1:21-31
  • Nhiều người đã quan niệm một cách sai lầm về chữ THÁNH, nên họ cho rằng Kinh thánh sao nói đến những chuyện về tội lỗi, có những chỗ dùng những từ ngữ rất xấu.
  • Kinh thánh không bao giờ được viết ra theo quan niệm sai lầm đó, vì Kinh thánh khẳng định: “Chẳng có người công bình trên đất, dẫu một người cũng không”, Kinh thánh không nói tội lỗi của một người, mà nói đến tội lỗi của cả thế gian: “Mọi người đều đã phạm tội”. Kinh thánh dùng chữ THÁNH là một người biết tội lỗi, đau xót về tội lỗi, quyết định ăn năn lìa bỏ tội lỗi và quay trở lại với Đức Chúa Trời. Đó là THÁNH.
  • Hầu hết các sách Tiên tri trong Kinh thánh đều công kích tội lỗi, rao sự đoán phạt tội lỗi cách nặng nề. Sách Tiên tri Ê-sai cũng không ngoài tinh thần đó, cụ thể như 1:21-23, lời Chúa đã dùng những từ ngữ nặng nề để mô tả tội lỗi của con người, ngay cả những con người được gọi là tuyển dân.
  • Nhưng điều kỳ diệu ở chỗ là Chúa không công kích tội lỗi để rồi ghét bỏ tội nhân. Trái lại đến lúc kết thúc các sách Tiên tri thì luôn luôn sự đoán phạt là một phần ngắn, còn phước hạnh luôn luôn là một lời hứa thật nhiều. hãy xem tiên tri Esai kết luận Sứ điệp sách Tiên tri của ông:
  • Câu 21-23, tội lỗi phải bị quở trách, quở trách thật nghiêm khắc.
  • Câu 24-27, Chúa sẽ làm tan sạch cáu cặn, tức là tẩy sạch tội lỗi; bỏ hết chất pha, tức là thánh hóa khiến chúng ta tinh sạch tuyệt đối; được lập lại, nghĩa là được khôi phục lại địa vị con cái Đức Chúa Trời; được làm nguồn phước cho những người chung quanh.
  • Câu 18-31, đây là số phận của những người không chịu ăn năn.
  • Kết luận: Sứ điệp của sách Tiên tri Ê-sai là ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG VÀ CÔNG BÌNH, ban ơn ngàn đời, nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội.


HỌC KINH THÁNH
THEO PHƯƠNG PHÁP “TỔNG HỢP”
Có rất nhiều Phương Pháp học Kinh Thánh, ngoài những Phương Pháp như “tìm tim”, 13, WH?, còn có những phương pháp như: Bồi linh, PP Thần học, PP Địa lý, PP Sử học, PP Mỹ Từ Học, PP Tiểu sử, PP Đề Tài, PP So Sánh…
Tôi muốn giới thiệu một Phương Pháp Tổng Hợp tất cả các Phương Pháp vừa nêu vào trong một bài khảo học Kinh Thánh, nghĩa là đang khi học một đoạn, một sách nào của Kinh Thánh, khi đến một câu, một phân đoạn, một đề tài, một nhân vật…, chúng ta sẽ dừng lại để khảo sát chi tiết và áp dụng. Vì vậy, tôi tạm gọi là PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP, lấy Phương Pháp Giải Kinh mà tôi đã chia sẻ làm căn bản khảo học.
Kinh Thánh: Ê-sai đoạn 1:
Câu gốc: Ê-sai 1:18
Đề tài: ĐỐI THOẠI
I/. BỐI CẢNH ĐỐI THOẠI: Ê-sai 1:1
  1. Thời gian: 1:1a
  • Từ đời vua Ô-xia đến Giô-tham, A-cha, và Ê-xê-chia
  • Nếu chúng ta đọc Kinh Thánh, sách II Sử ký 26: đến 32:, là phần ký thuật lịch sử Vương quốc Giu-đa phía Nam của dân Y-sơ-ra-ên, từ năm 740 TC. đến 697 TC (hoặc 680 TC).
  • Qua Kinh Thánh, chúng ta thấy đây là thời kỳ nước Y-sơ-ra-ên nói chung cả hai Vương quốc Bắc và Nam được khôi phục sau hơn 200 năm dài suy sụp từ khi Sa-lô-môn qua đời. Miền Bắc được đánh dấu từ đời Giê-rô-bô-am II, còn Miền Nam là từ đời vua Ô-xia mà Tiên tri Ê-sai đang nói đến.
  • Chúng ta có thể nói bốn đời vua nầy, là thời kỳ thịnh vượng của nước Giu-đa, dù trong thời gian đó, Vương quốc phía Bắc đã sụp đổ dưới tay người A-si-ri.
  • Trong một bối cảnh về thời gian lịch sử dường như thịnh vượng như vậy, Chúa kêu gọi: Đức Giê-hô-va phán: Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau… (1:18). Lời kêu gọi nầy đã nói lên trong sự thịnh vượng đó, Vương quốc Giu-đa đã có vấn đề nghiêm trọng, đó là vấn đề “tội lỗi”, cần phải giải quyết ngay “bây giờ”.
  • Tại sao phải giải quyết ngay bây giờ?
  • Vì như Kinh Thánh đã cho chúng ta biết,
    • II Vua 14:23-29, và 15:1, khi A-xa-ria (II Sử ký 26:1, gọi là Ô-xia) phía Nam thịnh vượng, hùng mạnh, thì vương quốc phía Bắc cũng khôi phục sức mạnh.
    • II Vua 17:1-6, nhưng chưa đầy 20 năm sau (721 TC.) thì vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc rụi tàn dưới tay người A-si-ri, vì tội lỗi của họ quá lớn, lúc nào chúng ta cũng thấy các vua Y-sơ-ra-ên phía Bắc “làm ác” trước mặt Chúa.
  • Chính bài học đó, Chúa đầy lòng nhân từ muốn Giu-đa ăn năn để được cứu, nên Chúa kêu gọi Giu-đa đối thoại với Chúa, hầu cho tội của họ đỏ như hồng điều sẽ trắng như tuyết, đỏ như son cũng sẽ trắng như lông chiên. Chúa muốn họ không chịu số phận như vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc.
  1. Nhân vật: 1:1b
  • Nhân vật được giới thiệu ở đây là Ê-sai.
  • Tên của Ê-sai có nghĩa là: Đức Giê-hô-va đã cứu, đồng nghĩa với Danh JÊSUS (Mathiơ 1:21)
  • 8:3, có một người vợ là nữ Tiên tri
  • 7:3, có hai con trai là: Sê-a Gia-súp [dân còn sót lại ắt theo về], và MaheSaLaHátBát (8:3) có nghĩa làSự cướp mau lên, của cướp kíp đến.
  • Nói chung là cả gia đình của Ê-sai đều góp phần hầu việc Chúa.
  1. Địa điểm: 1:1c.
  • Địa điểm là Nước Giu-đa.
  • II Sử ký 11:1.
  • Đây là vương quốc phía Nam với hai chi phái Giu-đa và Bên-gia-min.
  • Địa điểm chính là “Giê-ru-sa-lem”, thủ đô của vương quốc Giu-đa.
  • Dân Giu-đa là dân thánh, thành Giê-ru-sa-lem là thành thánh. Nhưng hôm nay Chúa kêu gọi họ đến để biện luận (đối thoại) với Chúa, hầu cho tội của họ như hồng điều cũng sẽ trắng như tuyết, đỏ như son sẽ trắng như lông chiên. Với lời kêu gọi như vậy, chứng tỏ dân thánh và thành thánh đã có vấn đề nghiêm trọng, vấn đề đó là gì? Vấn đề đó là “tội lỗi” và Chúa muốn họ được tha thứ.
  • Không phải biện luận, đối thoại để chỉ trích, hình phạt, nhưng để Chúa tha thứ.

II/. TƯƠNG QUAN ĐỐI THOẠI: 1:2
  1. Đức Chúa Trời:
  • Cuộc đối thoại nào cũng phải có hai phía, nên câu 2 nầy Chúa xưng danh của Ngài là: Đức Giê-hô-va.
  • Đây là một Danh xưng được Chúa dùng trong các giao ước với các thánh đồ. Danh xưng nầy được dân Chúa tôn quý, và là một Biệt Danh của Chúa để phân biệt với các thần khác của các dân tộc
    • Xuất. 3:14-15, Chúa đã tự xưng Danh Giê-hô-va để Môi-se rao báo cho dân Y-sơ-ra-ên.
    • I Vua 18:21 và 37-39, khi nhìn thấy lửa từ trời đến thiêu hóa của lễ, mọi vật trên bàn thờ, dân Y-sơ-ra-ên đã tung hô Giê-hô-va là Đức Chúa Trời!
  • Giê-hô-va là Đấng như thế nào?
  • Trong suốt đoạn nầy, chính Chúa đã bày tỏ bản tánh của Chúa:
    • câu 2, Chúa phán: “Ta đã nuôi nấng chúng nó, trưởng dưỡng chúng nó…, Chúa muốn nói với dân Chúa, Ngài là Cha của họ, đã nuôi nấng yêu thương họ, Giê-hô-va không phải là Đấng xa lạ với họ.
    • câu 4, Giê-hô-va là Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, nghĩa là Đấng đáng kính sợ (Thi thiên 111:9)
    • câu 9, Giê-hô-va là Giê-hô-va Vạn quân, tỏ ra Giê-hô-va là Vua, là Chúa, Chủ tể của muôn vật.
    • câu 24, Giê-hô-va cũng là Đấng Quyền năng – Toàn năng.
  • Hãy chú ý cách dùng Danh Chúa trước một câu Chúa phán:
    • Với Danh xưng Giê-hô-va là Đấng nuôi nấng, trưởng dưỡng, như một người Cha, Chúa bày tỏ Ngài là Đức Chúa Trời yêu thương.
    • Khi bị xúc phạm khinh lờn, Chúa bày tỏ Ngài là Đấng Thánh.
    • Khi muốn bày tỏ quyền đoán phạt, Giê-hô-va bày tỏ Ngài là Đấng Vạn quân Công bình không dung thứ tội ác như Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hay dân Y-sơ-ra-ên.
    • Khi muốn bày tỏ Ngài là Đấng Thành tín, sẽ làm trọn điều Ngài đã phán, Chúa xưng Ngài là Đấng Quyền năng – Toàn năng.
  1. Y-sơ-ra-ên: 1:2
  • Đối tượng thứ hai trong cuộc đối thoại – biện luận, là “chúng nó”, tức là dân Y-sơ-ra-ên của Chúa. Và Chúa đã dùng nhiều cách để gọi đối tượng đối thoại nầy:
    • câu 2-3, trong yêu thương trìu mến, Chúa gọi Y-sơ-ra-ên là: con cái, dân ta
    • câu 4, khi quở trách họ, Chúa gọi: nước mắc tội, dân mang lỗi nặng nề, tông giống độc dữ, con cái làm bậy bạ.
    • câu 8, Chúa gọi thành Giê-ru-sa-lem khi được yêu thương: con cái, là thành trung nghĩa (c. 21).
Nhưng khi thành Giê-ru-sa-lem phạm tội, Chúa gọi họ là: Sô-đôm, Gô-mô-rơ (c. 10); Chúa gọi các quan trưởng của họ là: quan trưởng Sô-đôm (c. 10), đồ phản nghịch (c. 23).
Hãy để ý, Chúa không dùng một từ ngữ nào nhẹ nhàng đối với các quan trưởng như đã dùng đối với dân sự. Cách gọi nầy cho chúng ta có hai ý: (1) tội của các quan trưởng nặng nề không còn chỗ tha thứ (c. 23); (2) ý thứ hai là toàn thể các quan trưởng đều phạm tội
  • Mối tương quan đối thoại giữa Chúa – Đức Giê-hô-va, với dân Y-sơ-ra-ên, cho chúng ta thấy có một sự chênh lệch quá cách biệt. Nói như Áp-ra-ham đã thưa với Chúa trong Sáng 18:27, giữa một Đấng Tạo Hóa với “tro bụi”; còn ở đây là giữa Đấng Thánh với tội nhân.
  • Sự chênh lệch nầy cho chúng ta thấy tình yêu của Chúa đối với tội nhân quả là lớn lao (Giăng 3:16), Chúa đối thoại với họ với giọng từ ái thay vì quở trách.
  1. Chứng nhân: 1:2
  • Có hai nhân chứng đặc biệt là TRỜI và ĐẤT.
  • Về nghĩa bóng là cuộc đối thoại nầy công khai giữa trời đất; về nghĩa đen là nói theo lẽ thường tình:Có trời đất chứng minh.
  • Đây là cách nói rất quen thuộc của các Thánh đồ trong Cựu Ước:
    • Phục truyền 32:1.
    • Michê 6:1-3
Vì trời đất đã chứng kiến tất cả những điều mà Đức Chúa Trời đã làm cho dân Y-sơ-ra-ên, và họ đã không thể chối cãi được.

III/. ĐỀ TÀI ĐỐI THOẠI:
  • 1:3-23
A. Đối với Dân Y-sơ-ra-ên: 1:2b-20
  1. Lời trách: 1:2b-4.
  • câu 2b-4, những lý do Chúa trách dân Y-sơ-ra-ên:
    • 2b, vì dân Y-sơ-ra-ên là dân Chúa dấy loạn nghịch cùng Chúa như người con nghịch với cha (Luca 15:11-32). Đây là lời trách của người cha yêu thương con.
    • 3-4, Chúa trách dân Y-sơ-ra-ên là “dân ta” mà không nhìn biết Chúa (Chúa so sánh Y-sơ-ra-ên còn thua một con bò, con lừa – những con vật được xem là ngu đần nhất, dường như còn khôn hơn Y-sơ-ra-ên). Giống như Chúa Jêsus Christ đã so sánh đứa con hoang đàng còn thua một con heo – ăn vỏ đậu của heo ăn mà người không cho. Hành động mà Y-sơ-ra-ên chứng tỏ không hiểu biết Chúa là
4a, họ làm điều tội lỗi
4b, họ lìa bỏ Đức Giê-hô-va như con lìa bỏ cha; họ khinh lờn sự thánh khiết của Chúa.
  1. Lời kêu gọi: 1:5-20
  • Sau khi trách dân Y-sơ-ra-ên, Chúa đã đưa ra những lời kêu gọi:
  • c. 5-9, kêu gọi ý thức thực trạng: Thực trạng Y-sơ-ra-ên giống như gì?
(nêu ra những hình ảnh so sánh ở đây)
  • c. 10-15, Kêu gọi từ bỏ:
(Hãy nêu ra những điều dân Y-sơ-ra-ên cần từ bỏ)
  • Vấn đề:
  • Những nghi thức Tôn giáo nầy từ đâu mà có?
  • Chúa có thích những nghi thức tôn giáo không? Tại sao?
  • Câu 16-20Kêu gọi hòa giải:
  • c. 16-17, phần của con người: (Phương diện tiêu cực (c. 16); Phương diện tích cực (c. 17).
  • c. 18-20, phần của Chúa: (câu 18 cũng được dịch là: Hãy đến để chúng ta hãy kết thúc cuộc đối thoại nầy) – Chúa tha thứ tùy thuộc vào hành động của con người có bằng lòng thi hành những điều trong câu 17.
B. Đối với thành Giê-ru-sa-lem: 1:21-22
  • Thành suy thoái từ “trung nghĩa sang ……………
  • Từ …………… sang ……………………..
  • Giống như ……………………………
  • Giống như …………………………….
C. Đối với Quan trưởng: 1:23
  • Quan trưởng là những người cai trị dân sự, điều khiển an ninh trật tự, cầm giữ luật pháp, phải công bình liêm chính, nhưng ở đây, Chúa tố cáo các Quan trưởng:
  • là đồ …………..
  • làm bạn với ………………. Tại sao? …….
  • Không phải các quan trưởng không làm việc, trái lại họ thấy họ làm việc nhiều hơn, nhưng mục đích và đối tượng của họ không phải đối tượng và mục đích Chúa muốn. Bởi đó Chúa gọi: đó là tội lỗi.

IV/. MỤC ĐÍCH ĐỐI THOẠI: 1:24-31
Mục đích của Chúa muốn dân Chúa đối thoại với Chúa được đưa ra qua 4 phương diện:
  1. Phương diện của Chúa: 1:24-26a
  • Chúng ta chú ý đến những chữ “TA SẼ” – Chúa sẽ làm gì? Cuối cùng chương trình của Chúa có 3 hướng:
    • c. 24b, Đối với kẻ thù của Chúa – là Satan (con người không phải kẻ thù của Chúa, vì con người được dựng nên để Chúa yêu thương): Chúa sẽ thỏa lòng – hàm ý là cuối cùng rồi Satan sẽ bị hình phạt (Khải. 20:10)
    • c. 25, Chúa sẽ làm sạch dân sự (một Hội Thánh trọn vẹn – Êph. 5:26-27
    • c. 26a, Chúa sẽ lập một vương quốc hòa bình với các quan trưởng công bình.
  1. Phương diện dân ngoại: 1:26b
  • “NGƯỜI TA SẼ”.
  • Dân ngoại sẽ công nhận chương trình của Chúa đối với tuyển dân – Hội Thánh.
  1. Phương diện tuyển dân: 1:27
  • “SI-ÔN SẼ”
  • Tuyển dân sẽ được chuộc.
  1. Phương diện kẻ chống nghịch: 1:28-31
  • “CÁC NGƯƠI SẼ” – những kẻ chối bỏ Chúa.
  • Họ sẽ bị hủy diệt, diệt vong.
  • c. 29-31 giải thích chữ hủy diệt, diệt vong
  • Hủy diệt không phải là tiêu hủy, nhưng như câu 30,
    • Như cây thông khô lá, như vườn không nước (Thi. 1:3; Giê-rê-mi 17:7-8)
    • Người mạnh như bã gai, việc làm của họ như đóm lửa; cả hai sẽ cùng nhau cháy, chẳng có ai dập tắt. (Khải. 20:10; 21:8)



Đề mục: TIÊN TRI Ê-SAI
Kinh thánh: Esai 6:- 8: (Đọc 6:1-13)
Câu gốc: Esai 8:18
Mục đích: Học gương của Ê-sai hầu việc Chúa.

I/. Ê-SAI ĐƯỢC KÊU GỌI:
  • Ê-sai 6:1-13
  1. Ê-sai được kêu gọi qua việc thấy Chúa:
  • Esai 6:1-7
  • Căn cứ vào câu 1-7 nầy, những nhà giải nghĩa Kinh thánh xác nhận Ê-sai xuất thân là một thầy tế lễ, vì ông được phép vào Đền thờ.
  • Là một thầy tế lễ thì đây là chức vụ cha truyền con nối, chưa sanh ra Ê-sai đã là thầy tế lễ rồi. Nói cách khác, từ lúc còn trong lòng mẹ, Ê-sai đã biết Chúa, ông đã lớn lên trong sự biết Chúa, bây giờ ông hầu việc Chúa mà ông đã học biết.
  • Tuy nhiên, bất ngờ, hôm nay, sau cái chết của vua Ô-xia, Ê-sai đột nhiên la lên: TÔI THẤY CHÚA! Rõ ràng Ê-sai có một khám phá rất mới mẻ về Chúa mà ông đã từng biết từ nhỏ tới lớn, ít nhất là 25 năm là tuổi qui định của một thầy tế lễ.
  • Ê-sai thấy Chúa như thế nào?
    • câu 1, Ê-sai thấy Chúa ngồi (hay ngự) trên ngôi sao sang, cao hơn chiếc ngai vàng của vua Ô-xia.
    • câu 2-3, Ê-sai thấy Chúa là Đấng mà các Sê-ra-phin là các Thiên Sứ quanh Ngai của Chúa, các bậc có quyền năng và sức mạnh, cũng phải chúc tụng. Đặc biệt là Ê-sai thấy được sự thánh khiết của Chúa – một sự thánh khiết tột cùng (Vì trong tiếng Hi-bá-lai không có cấp so sánh – comperative – nên phải dùng cách nhắc lại ba lần)
  • Sự khám phá Chúa qua sự thấy Chúa đã tác động gì đối với Ê-sai?
  • Câu 5-7, Khi Ê-sai thấy Chúa thì Ê-sai thấy chính ông, ông nói: “Bấy giờ – nghĩa là vừa khi thấy Chúa, tôi nói: Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va Vạn quân.
  • Giống như Ê-sai đang đứng trước một cái kính soi mặt, ông nhận ra chính ông là một người dơ dáy – một người đầy dẫy tội lỗi, và Ê-sai đã la lên:
    • Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Ê-sai muốn nói là ông đáng chết, không xứng đáng làm thầy tế lễ.
    • Vì tôi là người có môi dơ dáy… Ê-sai muốn nói rằng cả con người ông dơ dáy và miệng của ông cũng không còn dám nhận mình là sạch nữa.
  • Cảm ơn Chúa, khi Ê-sai thấy Chúa rồi nhận ra sự bất khiết của ông, hạ mình xưng tội, Chúa là Đấng thành tín công bình đã tha thứ cho ông và làm cho ông sạch mọi điều gian ác.
  • Một thay đổi trong đời sống của Ê-sai, ông đã kinh nghiệm về Chúa một cách sống động, không phải bằng những giáo thuyết mà ông đã nghe mà bằng mắt thấy và rờ chạm đến Chúa. Sự khám phá đó trở thành lời kêu gọi thôi thúc ông hầu việc Chúa. Chúng ta có thể nói một cách chắc chắn và mạnh mẽ rằng: Một người kinh nghiệm được sự tha tội của Chúa, đời sống được Chúa chạm đến, không thể không hầu việc Chúa. tôi cũng có thể nói chắc chắn không sợ sai lầm rằng: những người không muốn hầu việc Chúa là những người chưa từng thấy Chúa, chưa từng được tha tội, chưa từng được Chúa chạm đến.

II/. GIA ĐÌNH CỦA Ê-SAI:
  • Ê-sai 8:1-4
  • Có người đọc câu 3, cho rằng vợ của Ê-sai là một nữ tiên tri. Có người lại cho rằng đó là cách gọi vợ của Tiên tri Ê-sai.
  • Tôi nghĩ rằng không cần phải tranh cãi lời giải thích nào đúng, lời giải thích nào sai, điều mà Lời Chúa muốn chúng ta học về Ê-sai là Ê-sai đã có một gia đình biết chung tâm tình hầu việc Chúa.
    • Câu 3a, xác nhận Ê-sai có một người vợ. Đây là câu Kinh thánh duy nhất nói đến vợ của Ê-sai.
    • Câu 3b-4, Ê-sai có con đầu lòng là trai, tên là Ma-he Sa-la Hát-bát, một đứa con trai được sanh ra làm biểu tượng cho lời tiên tri cho Đa-mách (tức là nước Sy-ri) và Sa-ma-ri (tức là nước Y-sơ-ra-ên phía Bắc) sẽ bị Đế quốc A-si-ri đánh phá.
  • Đây là hai câu Kinh thánh duy nhất nói đến gia đình vợ con của Tiên tri Ê-sai, hàm ý họ rất ủng hộ sự hầu việc Chúa của Tiên tri Ê-sai.
  • Nói đến điều nầy, tôi nhớ một câu Danh ngôn nói rằng: “Trên bước đường thành công của một người, lúc nào người ta cũng thấy bóng dáng của một trong hai người đàn bà: Người Mẹ hoặc Người vợ.”
  • Trong Cựu ước, sách Giô-suê 24:15, ông Giô-suê nói: “Ta và Nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va.” Đây là câu Kinh thánh duy nhất nhắc đến VỢ của Giô-suê. Kinh thánh không hề ghi lại Vợ của Giô-suê đã làm những kỳ tích gì, nhưng đến cuối đời của Giô-suê, ông đã đứng lên giữa dân Chúa mà tuyên bố rằng: Ta và Nhà ta – Nhà ta là Vợ của ta, con của ta, phục sự Đức Giê-hô-va.
  • Anh chị em có nghe dân Y-sơ-ra-ên nói gì sau khi nghe Giô-suê nói về vợ con của ông phục sự Chúa không? Không hề có một tiếng nói nào. tại sao? Tại vì toàn thể dân Y-sơ-ra-ên thấy rõ Vợ và con của Giô-suê đã ủng hộ ông, hợp tác giúp ông hầu việc Chúa thành công.
  • Trong Tân Ước, khi viết thư gởi cho Hội thánh tại thành Cô-rin-tô, Phaolô đã nhắc đến Vợ của các sứ đồ, thánh đồ và Phierơ như thế nầy: “Chúng tôi … há không có phép dắt một người chị em làm vợ đi khắp nơi với chúng tôi như các sứ đồ khác cùng các anh em Chúa và Sê-pha đã làm, hay sao? (I Côrintô 9:4-5).
  • Nếu việc dắt người Vợ đi chung hầu việc Chúa của những người đó gây phiền phức, rắc rối, thì chắc chắn Phaolô không dám nói đến. Phaolô nói như vậy là nói với ý khen tốt, ích lợi, hàm ý sự thành công của các sứ đồ, thánh đồ và của chính Phierơ, có sự góp phần của những người Vợ và con của họ.
  • Thật sự, ngay cả việc ngoài đời, ông bà xưa cũng dạy: “Đồng vợ đồng chồng, tát bể Đông cũng cạn.”
  • Và tôi tin rằng chính mỗi gia đình anh chị em làm chứng lẽ thật nầy. Tôi xin Chúa cho mỗi gia đình anh chị em (cha mẹ - vợ – chồng – con cái) đồng tâm hiệp ý với nhau trong công việc Chúa, hầu cho Đức Chúa Trời ban phước cho chúng ta.
  • Một điều nữa mà chúng ta học được từ việc Ê-sai đặt tên cho con mình. Ông đã đặt tên cho con có ý nghĩa liên quan đến Chúa.
  • Tôi nói như vậy, vì có nhiều khuynh hướng đặt tên con trong gia đình các con cái Chúa:
    • có người đặt tên con theo ảnh hưởng gia đình, thí dụ như theo chữ lót.
    • có người đặt tên con theo ý thích ngành nghề nào đó, hoặc theo ý thích địa phương.
    • có người đặt tên con vì muốn kỳ vọng nơi con mình một tương lai tốt đẹp.
  • Nhưng Ê-sai đặt tên con vì muốn mọi người biết ông là người thuộc về Chúa, đang hầu việc Chúa.
  • Xin Chúa dạy Cơ-Đốc nhân chúng ta hết sức cẩn thận khi đặt tên cho con mình, cũng như khi đổi tên theo tiếng ngoại quốc, cũng sẽ cho mình một cái tên nói lên đời sống Cơ-Đốc liên quan với Chúa.

III/. TẤM LÒNG CỦA Ê-SAI ĐỐI VỚI DÂN TỘC:
  • Ê-sai 8:17-23
  • Đây là lời cầu nguyện của Tiên tri Ê-sai sau khi ông khám phá về Chúa. Am điệu lời cầu nguyện của Ê-sai bộc lộ tấm lòng của ông rõ ràng đang đau buồn khi nhìn thấy tương lai của dân tộc ông.
  • Lời cầu nguyện của Ê-sai đã nói gì với Chúa?
    • câu 17, Ê-sai thấy Chúa đang ẩn mặt khỏi dân tộc của ông. Nhóm từ đó có nghĩa là Chúa đã bỏ mặc dân tộc của ông, giống như chiên không có người chăn, chắc chắn bầy chiên đó sẽ bị diệt.
    • câu 18, Ê-sai đã đem cả gia đình ông ra như một cuộc đánh đổi với Chúa trong sự cầu thay cho dân tộc mình. Đây là tấm lòng của các thánh đồ khi cầu thay xin sự tha thứ cho dân tộc mình.
Xuất Ê-díp-tô ký 32:30-32, Môi se lấy tên ông trong sách sự sống để đổi mạng xin Chúa tha thứ cho dân tộc mình.
Rôma 9:1-5, Phaolô đã bằng lòng đánh đổi sự cứu rỗi mà Chúa cho ông để cho dân tộc ông được cứu.
Những tấm lòng đó phải phát xuất từ lòng yêu thương khi thấy dân mình có một tương lai đen tối.
Và Ê-sai cũng đã có tấm lòng yêu thương dân tộc như vậy, đến nỗi đem cả mạng sống gia đình riêng mình mà đánh đổi sự tha tội cho dân tộc mình.
  • Câu 19-23, tại sao Ê-sai dốc lòng cầu nguyện như vậy?
Vì ông nhìn thấy dân tộc ông đang thờ lạy hình tượng, cầu hỏi đồng bóng, thầy bói, mà không tìm kiếm Chúa. Anh chị em có thấy Người Việt nam chúng ta ở hải ngoại giống như vậy không? hãy dở những trang quảng cáo trong báo chí Việt ngữ hằng ngày sẽ thấy.
Ê-sai thấy dân tộc ông không có RẠNG ĐÔNG, mà chỉ có hoàng hôn. Anh chị em hãy nhớ lại những ngày chiến tranh trên đất đất nước mình trước 1975, hãy nhớ lại những ngày vượt biển gian nguy, để mà thương mà yêu một dân tộc như Ê-sai thấy dân Y-sơ-ra-ên của ông: Nó sẽ đi lưu lạc trên đất, khốn khổ đói khát, rồi bây giờ thịnh vượng rồi họ lại nguyền rủa Đức Chúa Trời mình, chỉ thấy toàn hoạn nạn, mờ mịt…
  • Trong bài trước, chúng ta có nói đến Tiến sĩ Bill Bright, người sáng lập Hội Campus Crusade for Christ đã viết quyển sách Sự Phục Hưng Hầu Đến, ông đã triệu tập một Hội Đồng 600 người kiêng ăn cầu nguyện cho Nước Mỹ, ông nói: Nếu Nước Mỹ không ăn năn, nước Mỹ sẽ bị hư mất.
  • Tấm lòng của Tiến sĩ Bill Bright là tấm lòng của Ê-sai đối với dân tộc mình. Còn chúng ta – người Việt nam – tấm lòng của chúng ta có phải như tấm lòng của Ê-sai, của Môi-se, của Phaolô, của Tiến sĩ Bill Bright, không?
  • Hãy mang cả tấm lòng yêu thương cầu nguyện cho dân Việt chúng ta tại hải ngoại và trong nước, vì họ chưa thấy rạng đông.

Đề mục:  CHƯƠNG TRÌNH CỨU RỖI
Kinh thánh: Ê-sai 1:18-31
Câu gốc: Ê-sai 1:18
Mục đích: Trình bày Chương trình Cứu rỗi của Chúa qua sách Ê-sai.

I/. ĐỊNH NGHĨA SỰ CỨU RỖI:
  • 1:18-20
  • Nếu anh chị em để ý sẽ thấy sách tiên tri Ê-sai giống như một quyển Kinh thánh rút gọn. Thí dụ như:
    • sách Ê-sai chia làm hai phần như quyển Kinh thánh:
Phần I là 39 đoạn, từ đoạn 1 đến đoạn 39 giống như phần Cựu ước của Kinh thánh gồm 39 sách từ sách Sáng thế ký đến sách Malachi
Phần thứ II là 27 đoạn, từ đoạn 40 đến đoạn 66 giống như phần Tân Ước của Kinh thánh gồm 27 sách, từ Mathiơ đến Khải huyền.
  • Nội dung sách Ê-sai đề cập từ việc con người nổi loạn chối bỏ Chúa đến Thiên Hi niên của sách Khải huyền trong Tân Ước.
  • Nổi bật nhất là sách Ê-sai giới thiệu Đấng Cứu Thế rõ ràng như trọng tâm của Kinh thánh là giới thiệu Chúa Jêsus Christ.
  • Ngay trong 1:18-20, chúng ta đã có một định nghĩa về sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho loài người theo hai mặt:
1/. Sự Cứu Rỗi trong Hiện tại: 1:18
  • Đây là một định nghĩa bao quát về sự cứu rỗi.
  • “Dầu tội các ngươi như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết.
    • Một người được cứu rỗi là người được biến đổi từ MÀU ĐỎ của tội lỗi sang MÀU TRẮNG CỦA TUYẾT.
  • Anh chị em để ý là Màu Đỏ được dùng ở đây là Màu Đỏ Điều. “Điều” là một loại cây có trái hột nằm ở ngoài, khi trái chín có màu đỏ sáng ngả sang màu vàng vàng nhẹ, bám rất lâu. Hạt điều được người ta tách ra lấy cái nhân bên trong làm hạt điều nấu ăn
  • TUYẾT được một bản dịch là tuyết mới vừa rơi xuống, không phải là tuyết đã rơi xuống mấy ngày trước. Người ở Mỹ dễ hiểu màu trắng của tuyết nầy hơn người ở Việt nam, vì Việt nam là xứ nhiệt đới không có tuyết (lâu lâu cũng có tuyết rơi ở vùng Sapa giáp ranh Trung quốc, nhưng rất ít), nhất là lúc tuyết rơi trắng xóa kèm theo ánh nắng ban mai, thì thật là cực kỳ trắng.
  • Một sự so sánh nữa để mô tả một người được cứu rỗi, là người từ MÀU ĐỎ của SON trở thành MÀU TRẮNG LÔNG CHIÊN
  • Đây là màu đỏ của loại Son Môi dùng cho phụ nữ. Dĩ nhiên ngày nay Son Môi dùng cho phụ nữ có nhiều màu khác nhau, nhưng nhìn chung căn bản vẫn là màu đỏ. Còn lông chiên thì có nhiều màu, nhưng Lời Chúa nhấn mạnh ở đây là Màu Trắng. Trong Khải huyền 1:14, nhấn mạnh Trắng như Lông Chiên Trắng, màu trắng nầy được làm hình bóng về sự vinh hiển của Chúa.
  • Như vậy, người được cứu rỗi là người được sự tha tội, trở nên tinh sạch hoàn toàn, và còn được vinh hiển nữa.
  • Tuy nhiên, điều chúng ta phải chú ý là trong việc để được từ màu đỏ tội lỗi trở nên trắng mà Ê-sai 1:18 nói đến, không hề nói đến “của lễ”, như cách thức tẩy sạch trong sách Lê-vi ký, nghĩa là không cần chiên đực, bò đực.
  • Điều kiện được tẩy sạch trong sự cứu rỗi mà Esai 1:18 nói đến là: “HÃY ĐẾN, cho chúng ta biện luận cùng nhau”. Lời nầy chính là lời của Chúa Jêsus Christ phán trong Mathiơ 11:28, “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, HÃY ĐẾN cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.”
  • Phải, điều kiện được sự sứu rỗi rất đơn giản là lấy đức tin đến cùng Chúa, nhận lấy công lao cứu chuộc mà Chúa đã làm sẵn cho con người trên thập tự giá.
  • Phaolô nói: “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời.” (Ephêsô 2:8).
  • Sự cứu rỗi thật là đơn giản mà cũng thật là kỳ diệu
    • Đơn giản vì không cần LÀM, chỉ cần ĐẾN, lấy đức tin mà đến nhận nơi Chúa.
    • Kỳ diệu vì dù ĐỎ như thế nào cũng TRẮNG như tuyết, như lông chiên. Cách nói nhắc lại hai lần là để nhấn mạnh ĐỎ LẮM, ĐỎ HẾT SỨC ĐỎ; và TRẮNG LẮM, HẾT SỨC TRẮNG. Sứ đồ Giăng cảm nhận được điều nầy, nên đã nói trong thư I Giăng 1:9, Chúa tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta SẠCH MỌI ĐIỀU GIAN ÁC.
  • Cảm ơn Chúa về sự cứu rỗi vô giá mà Chúa đã làm và ban cho chúng ta!
2/. Sự Cứu Rỗi trong Tương lai:
  • 1:19-20
  • Rõ ràng hai câu nầy bày tỏ hai mặt của sự cứu rỗi trong tương lai
    • câu 19, nói đến người vâng lời Chúa kêu gọi, chạy đến với Chúa, tin nhận Chúa, chẳng những họ được tha tội, được tẩy sạch, mà về phần thuộc thể họ cũng được phước, họ sẽ ăn được sản vật tốt nhất của đất.
  • Cảm ơn Chúa, tôi tin Chúa không phải chỉ để được tha tội, được về Thiên đàng, nhưng mà tôi còn có thể hưởng được phước ngay trong đời nầy, trong cuộc sống nhu cần vật chất hằng ngày nữa.
  • Anh chị em đừng quên phước hạnh nầy, Chúa cũng ban cho chúng ta là người tin Chúa sống những ngày trời trên đất (Phục truyền 11:21)
  • câu 20, … nếu chẳng khứng và bạn nghịch, sẽ bị nuốt bởi gươm…
  • Đây là điều ít người để ý về sự cứu rỗi của Chúa. Hầu như đa số người – ngay cả người đã tin Chúa, đều nói đến sự cứu rỗi là sự tha tội, nhưng rất ít người nói đến: KHÔNG TIN THÌ SAO?
  • Lời Chúa phán, “Nhược bằng các ngươi chẳng khứng và bạn nghịch, sẽ bị nuốt bởi gươm; vì miệng Đức Giê-hô-va đã phán”. Không tin thì đã bị phạt, và còn bị phạt. Lẽ đạo nầy được lập lại luôn trong định luật về sự cứu rỗi:
  • Giăng 3:16, … hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất…, có nghĩa là người không tin sẽ bị hư mất
  • Giăng 3:36, …Ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó.

II/. ĐỐI TƯỢNG CỦA SỰ CỨU RỖI: 1:21-23
  • Trong câu 21 và 22, Lời Chúa dùng những động từ mà chúng ta phải chú ý là HÓA RA, và BIẾN THÀNH, PHA LỘN.
  • Hóa ra cái gì? Biến thành điều gì?
    • Câu 21, “Thành trung nghĩa (Công bình) hóa ra kỵ nữ”
  • Sự so sánh ở đây thật là tột cùng giữa hai hình ảnh “Thành trung nghĩa, công nghĩa, công bình, hóa ra một thành của kỵ nữ, một hang ổ tội lỗi dâm dục. Từ một cô gái trong trắng – trung nghĩa, hóa ra một cô gái thuộc về nhiều người đàn ông, đầy tội lỗi.
  • Đây là một thành đầy chánh trực, công bình, bây giờ hóa ra đầy (cũng là đầy) kẻ giết người.
    • câu 22, Bạc ngươi biến thành cặn, rượu ngươi pha lộn nước.
  • Ở đây chúng ta thấy có sự đảo ngược. Thông thường, từ những quặng bạc đầy cáu cặn, người ta luyện thành bạc ròng, bạc thật; từ nước người ta làm thành rượu. Nhưng bây giờ bạc thật lại thành cáu cặn; rượu biến thành pha lộn nước – là một thứ giấm có mùi chua không uống được.
  • Còn hình ảnh nào ứng dụng thích hợp hơn là A-đam với Ê-va trong Vườn Ê-đen mà sách Sáng thế ký đã ghi lại. Tổ phụ của loài người đã được Đức Chúa Trời dựng nên theo hình và tượng của Đức Chúa Trời, nghĩa là theo bản tánh công bình, thánh khiết của Chúa. Nhưng bởi sự nghi ngờ Lời Chúa, họ đã trở thành tội nhân bị rủa sả, một người thánh khiết công bình trở thành tội nhân; họ là bạc thật trở thành cáu cặn, họ là rượu trở thành giấm chua.rượu pha nước.
  • Đến Sáng thế ký đoạn 4, tội lỗi đã bộc lộ tánh chất lan tràn, đã khiến Ca-in giết A-bên, rồi tiếp tục phạm tội thêm. Đến Sáng 6:5, 11-12, Kinh thánh làm chứng rằng Cả thế gian đều bại họai trước mặt Đức Chúa Trời.
  • Ê-sai 1:23 đã nhắc lại tánh chất lan tràn của tội lỗi, càng lúc chính những người có bổn phận bảo vệ sự công bình chánh trực là các quan trưởng lại trở thành kẻ phạm tội nhiều hơn, còn vui thích khi phạm tội và xúi giục kẻ khác phạm tội (thay vì trừng phạt kẻ trộm, họ lại làm bạn với kẻ trộm)
  • Cảm ơn Chúa, thế mà Kinh thánh vẫn làm chứng: Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian – Đức Chúa Trời vẫn yêu thương thế gian! Đến nỗi đã ban Con Một của Ngài. Đối tượng của sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời muốn cứu vẫn là loài người tội lỗi gian ác đó.
  • Chính Phaolô đã làm chứng điều đó trong thư I Timôthê 1:12-15, ông vốn là người phạm thượng, bắt bớ, hung bạo, là tội nhân đứng đầu trong các tội nhân, nhưng Chúa vẫn yêu thương ông, vẫn dùng ân điển ban sự cứu rỗi cho ông.
  • Xin Chúa cho mỗi chúng ta khám phá ra chính mình là tội nhân đáng chết, thế mà Chúa vẫn yêu thương xem chúng ta là đối tượng để ban sự cứu rỗi, chúng ta mới được cứu như ngày nay. Khám phá như vậy để chúng ta biết ơn Chúa mà hết lòng phục vụ Chúa.

III/. KẾT QUẢ CỦA SỰ CỨU RỖI:
  • Ê-sai 1:24-31
  • Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta sẽ để ý đến những chữ SẼ để thấy kết quả của sự cứu rỗi là như thế nào.
1/. Kết quả thứ I:
  • Câu 24,
  • Chúa phán: “Chúa SẼ thỏa lòng về kẻ đối địch với Chúa và báo trả kẻ cừu thù của Chúa”. Con người không phải là kẻ thù của Chúa, con người là đối tượng để Chúa yêu thương.
  • Vậy thì kẻ thù của Đức Chúa Trời là ai? Là Satan và những kẻ theo nó. Hai chữ Satan có nghĩa là kẻ địch lại, chống lại.
  • Kết quả của Chương trình cứu rỗi là
    • “Chúa sẽ thỏa lòng… nghĩa là chương trình của Chúa định cho Satan và những kẻ theo nó sẽ hoàn thành, nên Chúa thỏa lòng.
    • Chúa sẽ báo trả. Sách Khải huyền đoạn 20:10, Satan và những kẻ theo nó cuối cùng bị quăng vào hồ lửa đời đời.
2/. Kết quả thứ II:
  • 1:25-27.
  • Kết quả của Chương trình cứu rỗi trên những người tin nhận Chúa. Họ sẽ nhận những phước hạnh kỳ diệu như sau:
  • Được Chúa làm sạch hết cáu cặn, bỏ hết chất pha, nghĩa là người tin Chúa được tha tội và thánh hóa.
  • Được Chúa dẫn dắt, khôi phục (trở lại) là địa vị vương quyền, để được thêm sức mạnh.
3/. Kết quả thứ III:
  • Câu 28-31.
  • Những câu nầy xác nhận: Vậy,  những kẻ bạn nghịch và mắc tội sẽ bị diệt…. sẽ hổ thẹn, bị mất cỡ
  • Hai chữ “Bạn nghịch” hàm ý rằng đó là hạng người chối bỏ lời kêu gọi của Đức Chúa Trời, hạng người vô tín, và kẻ “Bỏ Đức Giê-hô-va”, Chúa sẵn sàng hình phạt họ. Phạt như thế nào?
  • câu 28, Kẻ vô tín sẽ bị hủy diệt, bị diệt vong.
  • Câu 29, Họ sẽ hổ thẹn về sự đặt niềm tin trên những đối tượng mà họ ưa, họ chọn, tức là những tôn giáo, những triết lý đời nầy, mà không chịu đặt niềm tin vào Đấng Đức Chúa Trời ưa thích và chọn (Mathiơ 3:17; 17:5)
  • Câu 30, Họ giống như cây thông khô lá, như vườn không nước, nghĩa là một thứ dễ bắt lửa, như bã gai để gần đóm lửa (vật dụng để đánh lửa thời đó), khiến họ cùng nhau cháy và cháy mãi, tức là bị hình phạt nơi hồ lửa đời đời trong lửa chẳng hề tắt (Khải. 21:8)
  • Xin Chúa cho không ai trong chúng ta phải chịu số phận kinh khiếp nầy, nhưng là hạng người tin nhận Chúa và được Chúa làm sạch cáu cặn, bỏ hết chất pha, được xưng công bình, công nghĩa, được chuộc.

Đề mục: NGƯỜI ĐƯỢC CỨU
Kinh thánh: Ê-sai 6:1-13
Câu gốc: Ê-sai 6:7b “Nầy, cái nầy đã chạm đến môi ngươi; lỗi ngươi được bỏ rồi, tội ngươi được tha rồi.”
Mục đích: Bày tỏ một người được cứu rỗi là người như thế nào.

I/. NGƯỜI CẦN ĐƯỢC CỨU:
  • Ê-sai 6:1-4
  • Trong câu 1, tác giả tự giới thiệu mình qua nhân xưng đại danh từ (Person Pronoun) số ít ngôi thứ nhất: TÔI.
  • “Tôi” đây là ai? “Tôi” là Ê-sai. Ê-sai là người như thế nào?
    • Tên của Ê-sai có một ý nghĩa rất thuộc linh là: “Đức Giê-hô-va đã cứu rỗi”, đồng nghĩa với ý nghĩa Danh của Chúa Jêsus.
Một người có một cái tên rất thiêng liêng, rất thuộc linh, hàm ý là có cha mẹ là người yêu mến Chúa mới đặt tên cho con như vậy. Người như thế cũng cần phải được cứu rỗi.
Dĩ nhiên, cái tên tốt, thuộc linh, là cơ hội để nhắc người mang tên ấy tỉnh thức ăn năn để được cứu. Cái tốt tên không cứu ai, nhưng cái tên tốt là ột trong những phương tiện Chúa dùng để nhắc người có tên biết Chúa.
  • Nhóm từ “Về năm vua Ô-xia băng”, đồng thời tham khảo với những đoạn khác, như: Esai 37:1-2; 39:3, cho thấy Tiên tri Ê-sai rất thân cận với vua, các học giả Kinh thánh đều nhìn nhận Ê-sai có liên hệ với Hoàng tộc, có thể là một trong các Cố vấn của vua.
Dù là một người có quyền thế, Ê-sai cũng cần được cứu rỗi.
  • Ê-sai là một thầy tế lễ, một người làm việc Tôn giáo, gần gũi với công việc thánh, nhưng rõ ràng chức tế lễ của ông không cứu được ông, và ông đã ghi lại kinh nghiệm của cá nhân ông cần được cứu rỗi.
  • Qua nội dung sách, chúng ta thấy Ê-sai là một người học thức cao, biết rất nhiều về các phương diện như thiên văn, tôn giáo, chính trị, quân sự… Nhưng học thức đó không cứu được ông, cho đến ngày ông khám phá cá nhân ông cần được cứu rỗi trong đoạn 6 nầy.
  • Cảm ơn Chúa, dù Ê-sai biết nhiều về Chúa, nhưng sự hiểu biết ấy chỉ là sự hiểu biết được truyền theo truyền thống, từ cha mẹ ông bà truyền lại, cho đến một ngày cá nhân Ê-sai thấy Chúa và khi đó ông mới thật sự được cứu rỗi.
  • Đây là kinh nghiệm có cần cho biết bao nhiêu tín đồ Tin Lành ngày nay, nhất là những thuộc viên Hội thánh từ cha mẹ ông bà để lại.
  • Có một Mục sư sau khi giảng Truyền giảng, ông gặp một Thanh niên và hỏi người Thanh niên ấy: “Chào anh, anh tin Chúa chưa?” Người Thanh niên ấy trả lời: “Cảm ơn Mục sư, ba của tôi là Chấp sự của Hội thánh tại đây.” Nhưng ông Mục sư lại hỏi: “Ô, tôi hỏi là anh tin Chúa chưa?” Người Thanh niên có vẻ khó chịu và đáp: “Ông Mục sư không biết ba của tôi là Chấp sự ở Hội thánh tại đây sao?” Lần nầy ông Mục sư vỗ vai người Thanh niên ấy và nói: “Anh ơi, Đức Chúa Trời có con mà không có cháu.”
  • Anh chị em, nhất là các bạn trẻ, mỗi người trong chúng ta phải kinh nghiệm gặp Chúa cách cá nhân. Truyền thống đức tin của gia đình mà Chúa cho chúng ta có là cơ hội tốt để chúng ta gặp Chúa, nhưng cá nhân chúng ta không được cứu rỗi cho đến chừng nào cá nhân chúng ta kinh nghiệm như Ê-sai.
  • Ê-sai thấy Chúa như thế nào?
    • 6:1, Ê-sai kinh nghiệm về một Chúa cao cả, uy quyền, không phải loại cao cả uy quyền của một vị vua trần thế, dù vua đó là anh hùng dân tộc như Ô-xia. Vinh quang đó không hạn chế trong Đền thờ, mà bao trùm cả Đền thờ và bao trùm khắp đất (6:3b, Khắp đất đầy dẫy sự vinh hiển của Ngài)
    • Esai 6:2-4, Chẳng những cá nhân Ê-sai kinh nghiệm một Chúa vinh hiển, mà ông còn kinh nghiệm một Chúa Chí Thánh. Kinh nghiệm nầy vượt qua các của lễ vật chất, Sự Thánh khiết của Chúa khiến cho các Sê-ra-phin là các bậc Thiên sứ Thánh ở bên ngai của Chúa cũng phải run sợ che mặt, che chân lại., các khối vật chất như Đền thờ cũng rúng động. Sự Thánh khiết của Chúa khiến các Thiên sứ thánh khi hát ca tụng không biết dùng ngôn ngữ nào hơn là nhắc đi nhắc lại: THÁNH THAY ba lần, theo cách dùng tỉ cấp của tiếng Hi-bá-lai là:Thánh, Chí Thánh, Cực Thánh.
  • Đây là một khám phá cá nhân. Tôi quyết chắc Ê-sai cũng như bất kỳ người Y-sơ-ra-ên nào cũng biết rõ Chúa có uy quyền, Chúa là Thánh, nhưng điều quan trọng để được cứu rỗi là Chúa có QUYỀN trên đời sống tôi; Chúa là Thánh phản chiếu đến nỗi làm lộ ra sự ô uế bất khiết của cá nhân tôi. Đây cũng là thước đo cho mỗi người trong chúng ta:
    • Thật sự Chúa có quyền trên đời sống của tôi không?
    • Mỗi lần đối diện với sự Thánh khiết của Chúa, tôi có nhìn thấy tôi là tội lỗi, ô uế, đáng chết không? Đền thờ là khối vật chất còn biết rúng động, còn lòng tôi, con người tôi có rúng động trước sự Thánh khiết của Chúa không?

II/.  HÌNH ẢNH CỦA MỘT NGƯỜI ĐƯỢC CỨU;
  • Esai 6:5-7
  • Ba câu Kinh thánh nầy bày tỏ hai phương diện một người muốn được cứu:
1/. Phương diện con người:
  • Ê-sai 6:5
  • Sau khi Gặp Chúa, biết rõ Chúa, Esai nhận diện chính mình là một tội nhân đáng chết – đến nỗi Ê-sai rủa sả chính ông: “Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi!
Anh chị em có nhớ một thánh đồ nào đã phải thốt lên lời rủa sả mình giống như Ê-sai không? Đó là Thánh Phaolô. Sau những tìm tòi, nghiên cứu, Phaolô khám phá rằng ý thức đạo đức trong ông muốn làm điều lành, nhưng bản năng của ông buộc ông làm ác, làm tội. Khám phá sự thất bại đạo đức của chính mình, Phaolô đã la lên: “Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?” (Rôma 7:24)
  • Rồi Ê-sai xưng tội với Chúa: “Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy”. Ê-sai muốn nói gì?
    • Esai muốn nói rằng, toàn thân của ông là ô uế, cái miệng cũng không dám tự nhận là sạch.
    • Môi trường chung quanh ông cũng đầy dẫy tội lỗi.
  • Anh chị em phải nhớ Ê-sai là một người học thức, một người có quyền thế, một người trẻ, một người Y-sơ-ra-ên chưa sanh ra đã biết Chúa, một thầy tế lễ hằng ngày làm việc trong Đền thờ. Nhưng bây giờ đã thấy được tội lỗi của cá nhân mình.
  • Anh chị em có nhớ một thánh đồ nào cũng đã khám phá cá nhân và môi trường sống tội lỗi như Ê-sai không? Chính vua Đa-vít. Đa-vít đã nhìn nhận tội lỗi mình theo cách đó trong Thi thiên thứ 51:
    • Thi thiên 51:5, “Kìa tôi sanh ra trong sự gian ác, mẹ tội đã hoài thai tôi trong tội lỗi.” Chưa sanh ra đã có tội rồi.
    • Thi thiên 51:3, “Vì tôi nhận biết các sự vi phạm tôi, tội lỗi tôi hằng ở trước mặt tôi.” Chẳng những được sanh ra trong tội lỗi, Đa-vít còn nhìn nhận cá nhân ông cũng phạm tội, làm ra tội.
  • Đây là bước thứ nhất để một người được cứu: Cá nhận người đó phải nhìn nhận tội và bằng lòng ăn năn xưng tội với Chúa. Và đây cũng là bước khó nhất trong đời sống con người. Anh chị em hãy vào dự các phiên xử trong Tòa án sẽ thấy, hầu hết những bị cáo đều không chịu nhận tội lỗi của mình.
  • Dù vậy, xin Chúa ban cho chúng ta một tấm lòng bằng thịt, mềm mại, lúc nào cũng sẵn sàng ăn năn tội lỗi để được tha thứ và được cứu.
2/. Phương diện từ Chúa:
  • Ê-sai 6:6-7
  • Sau khi Ê-sai nhìn nhận tội lỗi, và kêu cứu, thì phần của Chúa, Ngài đã ban sự tha thứ cho Ê-sai.
  • Chúa đã sai Thiên sứ dùng than lửa đỏ – than đang cháy đỏ, nơi bàn thờ – để trên miệng Ê-sai – nơi tội lỗi nhất của con người, nơi mà người ta dùng để chối tội nhiều nhất, kèm theo là một lời tuyên bố tha thứ.
  • Đây là hình ảnh tương quan hai chiều của Thập tự giá: Con người ăn năn và sự ban tha thứ của Chúa.
    • Con người biết tội, ăn năn tội, mà không có sự tha thứ từ Chúa thì hành động ăn năn của con người chỉ là vô ích.
    • ngược lại Chúa ban tha thứ, nhưng con người không chịu ăn năn xưng tội, thì con người cũng không được tha thứ.
  • Một người được cứu nào cũng phải có hai phương diện đó. Xin Chúa cho mỗi người trong chúng ta rờ lòng tự hỏi về bước đầu tiên như Ê-sai: Tôi Có Thật Sự nhìn nhận tội của tôi và hạ mình xưng tội với Chúa chưa? Tôi quả quyết rằng, nếu chúng ta thực hiện bước thứ nhất, Chúa sẽ thực hiện ngay bước thứ hai của Ngài.

III/. DẤU HIỆU CỦA NGƯỜI ĐƯỢC CỨU:
  • Ê-sai 6:8-13
  • Dấu hiệu rõ ràng làm chứng Ê-sai là người đã được cứu là Esai sẵn sàng đứng lên ra đi truyền sự cứu rỗi của Chúa cho người khác.
  • Câu hỏi của Chúa dường như mang tánh chất chung chung: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Dường như Chúa không trực tiếp hỏi Ê-sai, cũng có thể câu hỏi của Chúa thường xuyên lắm, nhưng hôm nay Ê-sai mới nghe được.
  • Tác giả Thi thiên thứ 19 làm chứng rằng: “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm. Ngày nầy giảng cho ngày kia, đêm nầy tỏ sự tri thức cho đêm nọ.” (Thi thiên 19:1-2). Như vậy, tiếng Chúa kêu gọi vang động khắp nơi, và kêu gọi không ngừng. Anh chị em có thể hình dung tiếng của Chúa kêu gọi giống như sóng âm thanh, sóng hình, khi chúng ta có một máy thu thanh hay thu hình bắt đúng tầng số, thì chúng ta mới có thể nghe, mới có thể thấy được tiếng Chúa.
  • Tại sao đến giờ nầy Ê-sai mới nghe được tiếng Chúa kêu gọi để ông sẵn sàng hầu việc Chúa? Từ ngữ đầu câu 8 là “ĐOẠN” đã nói lên lý do cho đến bây giờ Ê-sai mới nghe được thấy được nhu cần đem sự cứu rỗi cho người khác, nghĩa là sau khi Ê-sai thật sự kinh nghiệm được cứu, ông mới có được sự nóng nảy, có được sự sẵn sàng, đem sự cứu rỗi mà mình có, mình kinh nghiệm, cho người khác.
  • Tôi quả quyết rằng một người đã kinh nghiệm được cứu rỗi của Chúa, thì không có gì ngăn cản được lòng ước ao muốn chia sẻ Tin lành cứu rỗi cho người khác.
    • Giăng 1:40-41, Anh-rê vừa khi gặp Chúa, kinh nghiệm được cứu, lập tức giới thiệu Chúa Jêsus Christ cho anh mình là Phierơ.
    • Giăng 1:45, Philíp vừa gặp Chúa Jêsus Christ, lập tức giới thiệu cho bạn mình là Na-tha-na-ên.Giăng 4:28-30, ngay cả người đàn bà xấu nết ở làng Si-kha, thành Sa-ma-ri, vừa khi gặp và tin Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế, lập tức chạy vào thành chia sẻ hết lòng cho mọi người trong làng.
  • Còn anh chị em thì sao? Có phải tại anh chị em chưa kinh nghiệm được cứu rỗi cách cá nhân, nên vẫn còn chần chừ, yên lặng, ngồi yên, chưa góp phần vào việc ra đi giảng Tin lành cứu rỗi cho người khác?
  • Chắc chắn việc giảng Tin Lành cứu rỗi là một việc khó. Chúa đã xác nhận với Ê-sai trong 6:9-10. Cảm ơn Chúa Ê-sai đã không vì cớ đó mà rút lui, nhưng ông vẫn trung tín và tiếp tục.
  • Dù không hi vọng rằng mọi người nghe chúng ta đều sẽ được cứu, nhưng ít nhất chúng ta cũng giữ cái gốc thánh cho Chúa.
  • Nguyện Chúa ban cho mỗi một người trong anh em sẵn sàng đứng lên, ra đi chia sẻ sự cứu rỗi vô giá trong Chúa Jêsus Christ cho mọi người, để chứng minh rằng mình là người ĐÃ ĐƯỢC CỨU.

Đề mục: ĐẤNG CỨU THẾ
Kinh thánh: Ê-sai 9:1-6
Câu gốc: Ê-sai 9:5
Mục đích: Với chủ đề chung: CHƯƠNG TRÌNH CỨU RỖI, bây giờ học về “Đấng Cứu Thế”

I/. NHU CẦN ĐẤNG CỨU THẾ:
  • Ê-sai 9:1-4
  • Bốn câu Kinh thánh nầy đã mô tả tình trạng loài người thật là kinh khiếp:
    • Câu 1, Dân đi trong TỐI TĂM.
Sự tối tăm đó là gì? Có lẽ nói đến hai chữ “tối tăm”, người sống ở nước Mỹ sẽ không cảm nhận được, vì Chúa cho đất nước Hoa kỳ là một đất nước có những nguồn điện quá tốt: vừa phát điện liên tục, vừa giá rẻ, điện lại ổn định không chập chờn khi mạnh khi yếu như ở Việt nam, đặc biệt là không có vấn đề cúp điện, ban đêm đi đâu cũng thấy sáng choang.
Dù vậy, tôi tin rằng tất cả chúng ta đều hiểu cảnh khốn khổ khi phải ở trong bóng của sự tối tăm, nhất là sự tối tăm nầy lại là sự tối tăm thuộc về “bóng của sự chết”.
  • Câu 3, “Chúa đã bẻ cái ách họ mang, cái roi đánh trên vai họ, cái gậy của kẻ hà hiếp, như trong ngày của Ma-đi-an.
Ba vật: cái ách, cái roi, cái gậy, là ba vật dùng để trừng trị những nô lệ. Câu nầy nhắc đến “ngày Ma-đi-an”, là nhắc đến thời kỳ Quan xét 6:1-6, là thời bảy năm dân Y-sơ-ra-ên bị người Ma-đi-an bốc lột đến cùng.
  • Anh chị em có thể tham khảo Ê-sai 8:19-22 để biết tại sao con người bị ở trong bóng tối thuộc linh như vậy:
    • 8:19, con người bị ở trong bóng tối tăm như vậy là vì họ thay vì tìm kiếm Đức Chúa Trời, lại đi cầu hỏi đồng bóng, thầy bói, tức là cầu hỏi những thần hư không, giả dối, những kẻ thuộc về ma quỉ. Người sống mà lại đi hỏi ý kiến kẻ chết.
    • Câu 21, trong sự khốn khổ của cuộc đời, thay vì con người biết quay lại ăn năn với Chúa, họ lại rủa sả người cai trị và rủa sả chính Đức Chúa Trời. Lòng con người thật cứng cõi.
    • Câu 22, thay vì tìm kiếm Đấng Tạo Hóa, con người lại đi Nhìn trời nhìn đất, nghĩa là tìm kiếm những lời giả dối.
  • Trước tình trạng đó, tình trạng loài người mê muội – nói như thánh Phaolô đã nói trong thư Rôma 1:21-23, Vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong ý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm…
  • Cảm ơn Chúa, Chúa biết rõ nhu cần của loài người về một Đấng Cứu Thế tức là:
    • câu 1, đem đến cho loài người sự sáng lớn, hay là sự sáng thật, là thứ sự sáng không phụ thuộc vào một nguồn nào. Nói đến Sự Sáng Lớn (Sự Sáng thật) hàm ý rằng có những sự sáng nhỏ, sự sáng tạm. Chúng ta có thể so sánh Chúa là Mặt Trời, là Nguồn sự sáng, còn những triết lý, những tôn giáo đời nầy là mặt trăng, là ánh sáng của các hành tinh phản chiếu ánh sáng từ Mặt trời. Chúa là Đấng cứu loài người ra khỏi bóng tối của sự chết đời đời trong địa ngục.
    • Câu 2, Chúa là Đấng Cứu Thế là Đấng ban cho loài người sự vui mừng.
Sự vui mừng đó như thế nào?
Sự vui mừng đó là sự vui mừng ở trước mặt Chúa, nghĩa là không phải chỉ vui đời nầy mà còn vui đời sau. Không phải như người nhà giàu trong Luca 16:19-24, người nhà giàu nầy vui trong đời nầy, nhưng đầy khốn khổ, đau đớn trong đời sau.
Vui như trong ngày mùa gặt, tức là vui trong sự đầy đủ vật chất; mà còn reo vui như trong lúc chia của cướp, nghĩa là chẳng những vui trong lòng mà còn biểu lộ vui thật bên ngoài, hoặc ngược lại, vui bên ngoài và cũng vui trong lòng nữa. Không phải hạng trong héo ngoài tươi.
  • câu 3, Chúa là Đấng Cứu Thế, tức là Chúa sẽ cứu con người thoát khỏi cái ách tội lỗi, cái quyền lực của tội, không để tội lỗi cai trị trên người được cứu nữa.
  • câu 4, Chúa lại ban cho người được cứu rỗi một sự tẩy sạch trọn vẹn, nhưng dấu tích của ngày nô lệ sẽ bị thiêu đốt sạch sẽ.
  • Rõ ràng không lúc nào bằng lúc nầy, cả nhân loại, trong đó có người Việt nam chúng ta, chính những người Việt nam đang sống ở hải ngoại nầy cũng như người Việt trong nước cần Đấng Cứu Thế là Chúa biết bao nhiêu. Sau những năm khốn khổ, Chúa đã cho hơn một triệu người Việt nam chúng ta đến được đất nước thanh bình của Chúa, bây giờ tôi thấy người Việt hải ngoại chúng ta lại đắm mình trong sự tối tăm, chỉ tìm kiếm niềm vui tạm trên đất mà quên đi bóng tối tội lỗi, quên đi sự đau khổ đời sau hầu đến.
  • Ai sẽ giới thiệu Đấng Cứu Thế cho một dân tộc Việt nam ở Hải ngoại và ở trong nước? Há không phải là những Cơ-Đốc nhân Việt nam như chúng ta sao? Nguyện Chúa tìm thấy những tâm tình như Ê-sai đối với dân tộc mình trước nhu cần về Đấng Cứu Thế.

II/. ĐẤNG CỨU THẾ LÀ AI?
  • Ê-sai 9:5
  • Anh chị em chú ý, chỉ một câu 5 mà thôi, chúng ta được giới thiệu một loạt các Danh xưng mà Đấng Cứu Thế có, hay nói cách khác, chỉ Đấng nào có các Danh xưng như vậy mới có tư cách làm Đấng Cứu Thế.
  1. Về mặt Nhân tánh:
  • Ê-sai 9:5a, Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài.
  • Lời nầy giới thiệu về mặt Nhân tánh của Đấng Cứu Thế. Đấng Cứu Thế phải là một người như mọi người, Ngài không thể giữ tư cách của một Thần Linh để cứu người. Nếu chỉ là Thần linh, thì làm sao Chúa có thể cảm thông những nhọc nhằn, những khốn khổ, của con người để cứu người?
  • Mới đây, một tác giả tên NGUYỄN NGỌC LAN, là một kỹ sư tại Canada đã viết một đoản văn rất hay về việc Đấng Cứu Thế nhất định phải làm người. Tác giả Nguyễn Ngọc Lan viết:
“Trong ngày phán xét cuối cùng, hàng tỉ người đứng trước cổng Thiên đàng. Một số trong nhóm người phía trước lên tiếng với giọng gay gắt: Làm sao Đức Chúa Trời có thể phán xét chúng ta? làm sao Ngài có thể biết đến thế nào là sự đau khổ…”
Một phụ nữ tóc nâu xắn tay áo lên chỉ cho mọi người thấy con số tù được đóng dấu trên thân thể khi cô bị giam trong trại tập trung của phát xít Đức… ”chúng tôi phải chịu đựng sự làm nhục, tra tấn và bị giết hại…”
Ở một nhóm khác, một người da đen kéo cổ áo mình xuống và nói: “Nhìn xem đây, vết dây thừng trên người tôi. Tôi bị hành hình kiểu lin-sơ, không phải vì phạm pháp nhưng vì là người Mỹ da đen. Chúng tôi ngồi ngột ngạt trong chiếc thuyền chở nô lệ đi bán, bị cướp đi khỏi cha mẹ, vợ con thân thương… dầm sương dãi nắng trên cánh đồng bông cho đến lúc rục xương trong mồ mả.”
Hằng trăm các nhóm người khác đều lớn tiếng chất vấn Chúa về những tội lỗi và những điều bất hạnh xảy ra trên mặt đất nầy: May mắn làm sao khi Ngài sống ở trên Thiên đàng, nơi đầy dẫy sự ngọt ngào, hào quang, nơi không có sự khóc than, sợ hãi, đói rách, thù hận” … Thật vậy, Ngài biết gì đâu về số phận của con người, sinh ra để chịu khổ hạnh trên thế gian? Nói cho cùng, Ngài sống một cuộc sống quá ung dung, nhàn nhã.”
Rồi mỗi nhóm cử ra một người đã từng chịu đựng nhiều nhất ra làm đại biểu. Trong số ấy, người ta thấy có người Do thái, người da đen, người con hoang, người thuộc thành phần hạ đẳng ở An độ, người từ thành phố Hi-rô-si-ma, người từ trại lao động khổ sai ở Si-bê-ri… Họ họp mặt, bàn bạc với nhau rồi cùng đem ra một bản dự thảo về kế hoạch hành động của họ.
Lý luận của họ rất đơn giản: Trước khi Chúa có đủ tư cách để phán xét họ, Ngài phải chịu đựng những gì họ đã chịu đựng. Họ quyết định cho Chúa xuống trần gian để sống như một người phàm.
Nhưng bởi Ngài là Thần Linh, nên họ đặt ra những qui định cụ thể không cho phép Ngài dùng bản tánh thần linh trợ giúp bản thân:
  • Hãy bắt Ngài sinh ra làm người Do thái.
  • Hãy bắt Ngài sinh ra làm một trẻ không cha.
  • Hãy bắt Ngài làm người tị nạn
  • hãy cho Ngài bị xã hội căm ghét, thù nghịch, bị tất cả các hệ thống chính quyền, tôn giáo cố gắng tìm cách tiêu diệt Ngài.
  • Hãy cho Ngài bị bạn bè phản bội, cho Ngài bị vu oan, hãy đem Ngài ra xử trước Tòa án đầy những định kiến, hãy để Ngài bị một thẩm phán a dua theo đám đông kết án.
  • Hãy cho Ngài biết thế nào là sự cô-đơn bị tất cả mọi người bỏ rơi.
  • hãy cho Ngài bị tra tấn, phỉ nhổ, và bị sát hại bằng một cái chết ô nhục khủng khiếp nhất cùng với những tên lưu manh trộm cướp…
  • Hãy đóng đinh Ngài.
Mỗi lần các đại biểu lớn tiếng đọc to kế hoạch của mình, hàng tỉ tiếng hô tán thưởng vang dội tứ phía của cánh đồng.
Khi đại biểu cuối cùng đọc xong bản án, một bầu không khí yên lặng đổ trùm xuống mọi người. Không một ai hé răng thốt ra một lời nào. Không một ai nhúc nhích. Xem xong cuốn phim The Passion of the Christ, tất cả đều ý thức được rằng: “Chúa đã chịu bản án ấy rồi.”
  • Duy có một điểm đặc biệt là Chúa đã được sanh ra như Ê-sai 7:14 đã tiên báo: bởi một người Nữ Đồng Trinh và mang Danh là Em-ma-nu-ên, nghĩa là sự giáng sanh của Ngài làm chứng rằng Đức Chúa Trời không lìa bỏ loài người, dù loài người chối bỏ Ngài.
  • Kinh thánh đã nhiều lần xác chứng sự trở nên một người trọn vẹn của Đấng Cứu Thế:
    • Philíp 2:7, chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người …
    • Hêb. 2:16-17, Vì quả thật không phải Ngài đến vùa giúp các thiên sứ, bèn là vùa giúp dòng dõi Áp-ra-ham. Nhơn đó, Ngài phải chịu làm giống như anh em mình trong mọi sự…
    • Hêb. 4:15, Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội.
  1. Về mặt Thần tánh:
  • Ê-sai 9:5b.
  • Những Danh xưng trong câu 5 phần b nầy bày tỏ Thần tánh của Đấng Cứu Thế:
    • Đấng Lạ lùng, nghĩa là Đấng Cứu Thế là Đấng Kỳ diệu, là Chân Thần, không phải như các thần tưởng tượng của loài người.
    • Đấng Mưu Luận, hay là Đấng Khôn Ngoan, đến nỗi khôn ngoan như Sa-lô-môn cũng không thể so sánh (Mathiơ 12:42)
    • là Đức Chúa Trời Quyền Năng, Toàn Năng, cho nên chỉ có Ngài mới cứu được con người (Công vụ. 4:12)
    • là Cha đời đời, yêu thương những người tin Ngài đến đời đời, không phải chỉ yêu tạm như cha xác thịt của chúng ta (Giăng 13:1b)
    • là Chúa Bình an mới có thể ban bình an thật cho người tin Ngài (Giăng 14:27)
  • Tất cả những Danh xưng đó không thể gán ghép cho một con người hoặc một vị thần nào, ngoài Đức Chúa Trời.
  • Cảm ơn Chúa, Đấng Cứu Thế phải bao gồm hai mặt:
    • Một Người trọn vẹn
    • và là Một Đức Chúa Trời Toàn năng.
  • Ai có thể thỏa mãn hai điều kiện ấy trừ ra chính Chúa Jêsus Christ của chúng ta?

III/. TƯƠNG LAI CỦA ĐẤNG CỨU THẾ:
  • Ê-sai 9:6.
  • Những từ ngữ trong câu nầy mô tả tương lai của Đấng Cứu Thế như:
    • cứ thêm mãi không thôi.
    • bền vững.
    • từ nay cho đến đời đời.
  • Những từ ngữ đó mô tả tương lai của Đấng Cứu Thế là đời đời không cùng.
  • Nhưng tương lai đời đời của Ngài là tương lai đời đời về điều gì?
  1. Quyền cai trị:
Tương lai Đấng Cứu Thế sẽ đến làm Vua trên muôn vua, làm Chúa trên muôn chúa (Khải huyền 19:16), đặc biệt là Ngài được xác nhận là dòng dõi của vua Đa-vít, tức là xuất thân từ tuyển Dân Y-sơ-ra-ên.
Không phải chỉ cai trị trên một nước, một dân, nhưng trên tất cả muôn loài vạn vật (Eph. 1:10; Philíp 2:9-11)
  1. Sự bình an:
Đây là bình an vượt mọi hoàn cảnh, vượt thời gian, vượt quá điều suy tưởng của chúng ta (Ê-sai 54:10; Philíp 4:7)
  1. Sự chánh trực công bình
Ê-sai 11:4-5 đã mô tả cách cai trị trọn vẹn duy nhất của Đấng Cứu Thế và chỉ có Ngài đem lại phước hạnh cho thế giới trong Một Ngàn Năm Bình an và trong cảnh Trời Mới Đất Mới.
  • Câu hỏi là tương lai nầy sẽ xảy ra khi nào?
  • 9:6 nầy đã trả lời: Thật (hay Quả thật), lòng sốt sắng của Đức Giê-hô-va sẽ làm nên sự đó, rõ ràng không phải là thời gian quá lâu, quá dài, vì hai chữ “Sốt Sắng” đã nói lên sự mau lẹ về tương lai mà Đấng Cứu Thế sẽ thi hành sự cai trị.
  • Tôi thiết nghĩ đến đây, chúng ta không còn phải chần chừ gì nữa mà không tuyên bố quả quyết như Thánh Phierơ đã tuyên bố trong Công vụ 4:12, “Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.”

Đề mục: NGƯỜI ĐƯỢC CỨU RỖI
Kinh thánh: Ê-sai 36:-39: (Đọc Êsai 38:15-17)
Câu gốc: Êsai 38:17
Mục đích: Giải thích cho con cái Chúa biết rõ tình trạng của một người được cứu rỗi như thế nào.

I/. NGƯỜI ĐƯỢC CỨU RỖI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC CỨU KHỎI SỰ TẤN CÔNG CỦA MA QUỈ:
  • Ê-sai 36: - 37:
  • Trong hai đoạn này, Kinh thánh đã ghi thuật lại câu chuyện vua Ê-xê-chia và dân Y-sơ-ra-ên được giải cứu khỏi đạo quân của người A-si-ri.
  • Câu chuyện này được Kinh thánh ghi lại 3 (ba) lần:
    • Lần thứ I được ghi trong sách Các Vua thứ nhì, đoạn 18: đến đoạn 20:
    • Lần thứ II được ghi trong sách Sử ký thứ nhì đoạn 32:
    • Và nay là lần thứ III được ghi trong Ê-sai đoạn 36: đến đoạn 39:
  • Một câu chuyện được ghi ba lần như vậy chứng tỏ câu chuyện là một câu chuyện kỳ diệu mà Chúa muốn chúng ta học biết thật nhiều, thật rõ, thật sâu sắc.
    • Nếu xét về phương diện sách Các Vua, là sách bày tỏ tình trạng xuống dốc của Vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc nói riêng, và tình trạng xuống dốc của tuyển dân nói chung, thì câu chuyện của vua Ê-xê-chia là một thứ muối của đất, một thứ ánh sáng cho thế giới tối tăm.
    • Nếu xét về phương diện sách Sử ký, là sách bày tỏ về lịch sử của Vương quốc phía Nam là Giu-đa, thì câu chuyện về vua Ê-xê-chia là một trong những thí dụ giải thích lý do tại sao Chúa bày tỏ sự nhân từ của Ngài đối với Vương quốc Giu-đa phía Nam nói chung, và nhân từ đối với dòng dõi nhà Đa-vít – nói riêng.
  • Còn về phương diện sách Tiên tri Ê-sai, là sách nêu lên chủ đề Sự Cứu Rỗi, sự xuất hiện ba mặt trong đời sống của vua Ê-xê-chia, đặc biệt là ghi vào phần giữa sách, khiến chúng ta dễ dàng nghĩ đến hình ảnh của một người được cứu rỗi qua đời sống của vua Ê-xê-chia, đó cũng là lý do sách Tiên tri Ê-sai không ghi thuật những việc làm khác mà Ê-xê-chia đã làm.
  • Ngay 36:1, chúng ta đã thấy được nhiều bài học quan trọng về sự cứu rỗi:
  1. Ê-xê-chia là VUA. Lời Chúa muốn nói với chúng ta : Vua cũng cần được cứu rỗi.
  2. Vua Ê-xê-chia thuộc dòng dõi Đa-vít, là một gia đình yêu mến Chúa, nhưng chính cá nhân vua cũng cần kinh nghiệm sự cứu rỗi
  3. Vua Ê-xê-chia đã làm được nhiều điều tốt cho Chúa, như xây sửa Đền thờ, phá hủy các nơi cao thờ hình tượng, nhưng những việc làm đó không thể khiến vua được cứu rỗi, mà chính vua phải kinh nghiệm được cứu rỗi.
  • Và kinh nghiệm được cứu rỗi của Ê-xê-chia được thể hiện qua sự kiện Chúa giải cứu vua khỏi tay đạo quân kiêu ngạo A-si-ri.
  • 36:1b nói, thì San-chê-ríp, vua A-si-ri, đến đánh các thành bền vững của Giu-đa và chiếm lấy.
  • Qua hai đoạn này, chúng ta thấy rõ vua A-si-ri và đạo quân A-si-ri làm hình bóng cho Satan và đạo quân ma quỉ của nó.
  1. Đạo quân A-si-ri là đạo quân bách chiến bách thắng thời bấy giờ. Lịch sử thế giớ đã ghi lại rằng vào thế kỷ thứ 9 và thứ 8 Trước Chúa Jêsus  giáng sanh, đạo quân A-si-ri là một đạo quân hùng mạnh đánh bại các xứ từ vùng Lưỡng hà đến sát biên giới Ai Cập.
Anh chị em có thể nghe danh sách các chiến thắng mà quân A-si-ri đã liệt kê trong Ê-sai 37:10-13. Điều đáng nói nữa là đạo quân A-si-ri là đạo quân chỉ đi tiêu diệt chớ không hề xây dựng. Người ta nói rằng, các chiến sĩ A-si-ri đếm chiến công của mình bằng những đầu người trong những cái giỏ mà họ mang theo trên ngựa, áo giáp của họ luôn nhuộm đỏ bởi máu của những kẻ thua trận (Na-hum 2:3)
  1. Trong khi đó những lời nói của vua A-si-ri thật là những lời của Satan cám dỗ con người lìa xa Đức Chúa Trời:
-36:4, vua A-si-ri tự xưng mình là Đấng đại vương (the great king)
-36:7, vua A-si-ri không chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, nhưng biết khai thác những điểm tạo sự nghi ngờ nơi Chúa (36:10)
-36:16-17, vua A-si-ri hứa một thứ địa đàng cho kẻ theo hắn.
-36:18-20, tạo cho loài người nghĩ rằng Chúa cũng như các thần khác.
  • Bây giờ đạo quân ấy, vị vua gian ác ấy, bao vây và muốn tiêu diệt vua Ê-xê-chia.
  • Cảm ơn Chúa,
    • đến đoạn 37:36, Chúa đã cứu Ê-xê-chia ra khỏi đạo quân A-si-ri.
    • 37:37-38, chẳng những vậy, Chúa còn giải cứu Ê-xê-chia ra khỏi sự đe dọa bởi quyền lực của A-si-ri, vì sức mạnh của nó không còn đối với Ê-xê-chia nữa, vì chính San-chê-ríp bị ám sát chết, và Đế quốc A-si-ri bắt đầu suy yếu không còn là mối đe dọa cho Ê-xê-chia nữa.
  • Đây chính là kinh nghiệm của một người được cứu rỗi mà Phao-lô đã diễn tả qua thư Rôma 7:24-25 và 8:1, bởi Chúa Jêsus Christ, Phaolô được cứu khỏi án phạt tội lỗi, và cũng được cứu khỏi quyền lực của tội lỗi nữa.
  • Điều kỳ diệu hơn nữa trong sự cứu rỗi này là Ê-xê-chia không phải làm gì cả, vua chỉ tin cậy nơi Chúa thôi, còn chính Chúa đã ra tay thực hiện Chương trình cứu rỗi cho Ê-xê-chia (37:36)

II/. NGƯỜI ĐƯỢC CỨU RỖI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC CHỮA LÀNH THÂN THỂ:
  • Êsai 38:1-8
  • Chân lý về sự cứu rỗi thường bị hiểu lầm, hay nói cách khác là chúng ta thường chỉ hưởng được phân nửa công hiệu của chân lý cứu rỗi:
    • Một là chúng ta quá nghiêng về sự cứu rỗi linh hồn mà quên rằng sự cứu rỗi của Chúa Jêsus Christ còn công hiệu trên thân thể chúng ta.
    • Một số người khác lại quá chú trọng những ân tứ chữa bịnh, phép lạ, nên lại quên chân lý cứu rỗi không phải chỉ là chữa bịnh, mạnh mẽ thuộc thể, mà còn liên quan đến tâm linh con người.
  • Trong Kinh thánh sách Tiên tri Ê-sai 53:4-6 đã chứng minh sự cứu rỗi của Chúa Jêsus Christ có liên quan đến cả hai phương diện thuộc thể và thuộc linh của con người.
    • Câu 4, sự cứu rỗi liên quan đến sự đau ốm, sự buồn bực, của chúng ta.
    • Câu 5, sự cứu rỗi liên quan đến sự gian ác của chúng ta, liên quan đến sự chữa lành của chúng ta.
    • Câu 6, sự cứu rỗi liên quan đến tội lỗi của chúng ta.
  • Thật là một sự cứu rỗi toàn hảo, trọn vẹn!
  • Chính vua Ê-xê-chia đã kinh nghiệm được sự cứu rỗi của Chúa qua sự chữa lành bịnh tật của ông.
    • Ê-sai 38:1, cho chúng ta biết rằng vua Ê-xê-chia bịnh nặng gần chết, và Chúa sai tiên tri Ê-sai báo trước ngày cuối của cuộc đời vua.
    • 38:2-3, vua Ê-xê-chia đã cầu nguyện xin Chúa chữa lành.
    • 38:4-6, Chúa đã nhậm lời cầu xin của vua Ê-xê-chia và đã chữa lành cho ông
  • Chân lý mà Kinh thánh bày tỏ về sự cứu rỗi thật rõ ràng: Sự Cứu Rỗi của Chúa liên quan đến thuộc linh và thân thể chúng ta, Chúa cứu linh hồn chúng ta và cũng cứu thân thể chúng ta.
  • Dĩ nhiên không phải người được cứu rỗi sẽ không bao giờ bị bịnh, hay là người được cứu rỗi bao giờ cũng được chữa lành. Thật sự Kinh thánh đã ghi lại những sự dạy dỗ về sự chữa lành của Chúa:
  1. Quyền năng và ý muốn chữa lành là thuộc về Chúa, không bởi công đức riêng gì của chúng ta, nghĩa là Chúa muốn chữa lành hoặc cho phép bịnh tật cứ ở trong thân thể chúng ta.
Trường hợp như người bại tại ao Bê-tết-đa (Giăng 5:5-6), có rất nhiều người bị bịnh nằm ở đó, nhưng chỉ có một người được Chúa Jêsus  chữa lành.
Trường hợp của Phaolô (II Côrintô 12:7-9), chúng ta không biết Phaolô bị bịnh gì, nhưng Chúa đã không chữa lành cho ông, dù ông đã cầu nguyện ba lần.
  1. Chúa chữa bịnh là do sự nhân từ của Chúa, không do công đức hay phương tiện. Không phải vì chúng ta cầu nguyện ít hay nhiều mà được lành; cũng không phải vì chúng ta dùng thuốc trị bịnh mà được lành – bằng chứng là Bịnh Viện nào cũng có nhà xác, chứng tỏ Bác sĩ giỏi, thuốc tốt, cũng không bảo đảm được lành.
Trường hợp của vua Ê-xê-chia, tiên tri Ê-sai đã dùng phương tiện là “một cái bánh trái vả đắp trên mụt ung độc của Ê-xê-chia, thì vua được lành.
Có khi Chúa chỉ phán một lời thì được lành.
  • Điều quan trọng là chúng ta tin chắc quyền năng cứu rỗi của Chúa Jêsus Christ có quyền tha tội cho chúng ta và cũng có quyền chữa lành bịnh tật cho chúng ta, nghĩa là cả thuộc linh lẫn thuộc thể.
  • Halêlugia! Cảm ơn Chúa!

III/. NGƯỜI ĐƯỢC CỨU CŨNG CÓ THỂ PHẠM TỘI:
  • Ê-sai 39:1-8
  • Đọc qua tiểu sử của vua Ê-xê-chia được ký thuật trong hai sách Các Vua và sách Sử ký, chúng ta thấy vua đã có một đời sống rất tốt đối với Chúa:
    • II Sử ký 29:3, người mở cửa đền thờ của Chúa và ra lịnh cho người Lê-vi dọn dẹp Đền thờ của Chúa.
    • Sử. 29:20, vua Ê-xê-chia dậy sớm tìm kiếm Chúa.
    • 29:25, vua lập lại sự ca hát ngợi khen Chúa, dâng hiến của lễ cho Chúa.
    • 30:, vua Ê-xê-chia giữ một Lễ Vượt qua trọng thể với tinh thần hiệp nhất với toàn dân Y-sơ-ra-ên, không phân biệt Nam hay Bắc.
    • 31, Ê-xê-chia lập lại mọi ban thứ lo việc Đền thờ.
  • Nhưng đến Ê-sai 39, Ê-xê-chia đã vấp một lỗi lầm kiêu ngạo, khoe khoang. Vua đã cho các sứ giả của Đế quốc Ba-by-lôn xem tất cả kho tàng của vua có và trong Đền thờ.. Tiên tri quở trách vua là hành động khoe khoang đó đã gợi lên lòng tham muốn của vua Ba-by-lôn, để rồi sau đó một thời gian, quân Ba-by-lôn đã kéo đến chiếm hết kho tàng đó.
  • Đây là bài học cho Cơ-Đốc nhân của chúng ta. Nhiều người lầm tưởng rằng khi được cứu rỗi rồi thì sẽ không phạm tội nữa, nên họ mất cảnh giác để phải rơi vào tội lỗi; hoặc một lúc nào đó họ vấp ngã thì lại thất vọng, từ đó lại đánh mất đức tin nơi Chúa.
  • Kinh thánh làm chứng rằng một người đã tin nhận Chúa Jêsus Christ được cứu rỗi rồi, vẫn có thể phạm tội. Thư I Giăng 1:6-9 dạy:
    • 1:6-7, chúng ta tin Chúa Jêsus Christ được cứu rỗi rồi, chúng ta đã trở nên con của sự sáng, quyết không đi trong sự tối tăm.
    • 1:8, Chắc chắn chúng ta không đi trong sự tối tăm sau khi đã được cứu rỗi, nhưng trên con đường theo Chúa, kinh nghiệm sự cứu rỗi, có những lúc chúng ta vấp ngã, phạm tội – điều đó không có nghĩa là chúng ta đi trong tối tăm, mà chúng ta vấp ngã đang lúc đi trong sự sáng.
    • 1:9, điều quan trọng là chúng ta có khuynh hướng ăn năn tội lỗi, xưng tội và được Chúa tha thứ.
  • Cũng chính trong thư I Giăng 5:16-17 dạy một điều quan trọng nữa cho người đã được cứu rỗi: Có những tội đáng chết và những tội không đáng chết, nghĩa là có những tội khiến chúng ta mất sự cứu rỗi (tội chối bỏ niềm tin nơi Chúa Jêsus Christ); có những tội không khiến chúng ta mất sự cứu rỗi.
  • Như vua Ê-xê-chia, vua phạm tội, Chúa không cất nước khỏi vua, nhưng vua mất những phước hạnh mà Chúa muốn ban cho vua (Ê-sai 39:5-8)
  • Rất tiếc là có một số người thắc mắc: Thế thì tội nào đáng chết; tội nào không đáng chết? Anh chị em biết họ thắc mắc như vậy để làm gì không? Họ muốn biết tội nào không đáng chết để họ phạm. Những người đó không biết rằng tội không đáng chết sẽ dẫn đến tội đáng chết.
  • Uống rượu say là tội không đáng chết. Không có luật pháp nào xử tử người say rượu, nhưng uống rượu sẽ dẫn đến tội đáng chết như: giết người, gây tai nạn.
  • Truyện kể rằng, một người thanh niên làm nghề đốn củi sinh sống. Một ngày kia anh gặp một ác thần đòi phạt anh vì tội vào rừng của ác thần đó đốn củi. Anh thanh niên xin tha chết, vì còn mẹ và chị phải nuôi dưỡng. Ác thần đó ra ba điều để anh chọn một:
  1. Một là Anh phải uống rượu.
  2. Hai là anh phải đánh mẹ.
  3. Ba là anh phải giết chị.
Anh này suy nghĩ: Mẹ sinh mình làm sao đánh được; chị thương mình làm sao giết được, cuối cùng anh chọn uống rượu. Không ngờ khi anh uống rượu say về đến nhà, mẹ anh thấy nên rầy la anh, anh cự lại, khiến mẹ giận đánh anh, anh lại đánh mẹ. Người chị thấy thế ra can và quở trách anh, sẵn trong tay cầm cây rựa chặt củi, anh chém chị mình chết.
  • Tội uống rượu không đáng chết đã dẫn đến những tội đáng chết.
  • Sự dạy dỗ mà Chúa muốn dạy chúng ta qua bài học của vua Ê-xê-chia là: Một người đã được cứu rỗi, vẫn có thể phạm, để chúng ta tỉnh thức.
  • Và lời Chúa dạy trong thư I Giăng là: Vấn đề không phải tội đáng chết hay không đáng chết, mà là xưng tội với Chúa và ăn năn để được tha thứ.
  • Nếu ai trong anh chị em chưa kinh nghiệm được cứu rỗi, nhờ ơn Chúa ăn năn tội, tiếp nhận Chúa Jêsus Christ để được cứu rỗi và hưởng được những phước hạnh ngay trong đời này, trong chính thân thể mình.
  • Ai trong anh chị em đã được cứu rỗi, mà xét mình có tội lỗi chi với Chúa, dù đang chết hay không đáng chết, xin Chúa cảm động lòng chúng ta hạ mình xưng tội, ăn năn với Chúa, để được tha thứ, phục hồi địa vị làm con Chúa.

Đề mục: CHỨC VỤ RAO GIẢNG SỰ CỨU RỖI (2)
Kinh thánh: Êsai 61:1-3
Câu gốc: Êsai 61:1a, “Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên ta; vì Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ta, đặng giảng Tin Lành cho kẻ khiêm nhường.”
Mục đích: Khích lệ các Cơ-Đốc nhân nhận lãnh chức vụ rao giảng sự cứu rỗi.

I/. NGƯỜI THI HÀNH CHỨC VỤ RAO GIẢNG SỰ CỨU RỖI LÀ AI?
  • Êsai 61:1a
  • Nếu nghe hỏi: Người thi hành chức vụ rao giảng sự cứu rỗi là ai? Có lẽ sẽ có những câu trả lời khác nhau, như:
    • là MSTĐ,
    • là những Cán sự, tức những người đã được huấn luyện,
    • là các Chấp sự… …..
    • là tất cả các Cơ-Đốc nhân..
  • Tất cả câu trả lời đều đúng, nhưng đúng nhất là những người như Lời Chúa trong sách Tiên tri Ê-sai 61:1a đã trả lời:
    • Người thi hành chức vụ rao giảng sự cứu rỗi của Chúa là người được Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên,
    • Người thi hành chức vụ rao giảng sự cứu rỗi của Chúa là người được Đức Giê-hô-va xức dầu.
  • Người được Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên là người như thế nào?
  • Chính Chúa Jêsus Christ đã phán như vậy trong sách Công vụ 1:8, Nhưng khi Đức Thánh Linh GIÁNG TRÊN các ngươi.., Chúa Jêsus Christ đang phán những lời đó với các môn đồ, Sứ đồ, họ là những người
    • Công vụ 1:1-3 biết rõ những điều Chúa Jêsus Christ đã làm và dạy, kinh nghiệm sự thương khó của Chúa Jêsus Christ và sự sống lại của Ngài cho chính đời sống của họ. Nói cách khác, người được Thần của Chúa ngự trên, được Đức Thánh Linh giáng trên, là người đã ăn năn tội của mình, đã tiếp nhận ơn cứu rỗi của Chúa, đã kinh nghiệm được sự sống của Chúa cho cuộc đời của mình.
    • Công vụ 1:4-8, họ là người nhận được Đại Mạng Lịnh của Chúa Jêsus Christ là tập trung vào việc làm chứng về Chúa từ Giê-ru-sa-lem cho đến cùng trái đất.
Nói tóm một lời, người thi hành chức vụ rao giảng sự cứu rỗi của Chúa phải là người đã tin Chúa, biết Chúa, kinh nghiệm cuộc sống trong Chúa.
Quả vậy, một người không tin Chúa, không biết, không kinh nghiệm về Chúa thì rao giảng thế nào? Người mù mà dắt người mù, cả hai sẽ té xuống hố. Ngược lại, môt người đã tin Chúa, biết Chúa, đã kinh nghiệm về Chúa, thì sự sống của Chúa trong người ấy tự nhiên sẽ khiến người ấy sẵn sàng rao giảng sự cứu rỗi của Chúa mà cá nhân mình đã nhận được cho người khác.
Hãy xem người đàn bà Sa-ma-ri, câu chuyện được ghi trong sách Giăng 4:, khi bà ấy tin Chúa Jêsus, kinh nghiệm được cứu rỗi đó khiến bà bèn bỏ cái vò, chạy vào thành giới thiệu Chúa Jêsus  cho mọi người mà không hề hổ thẹn, bất chấp quá khứ xấu xa của bà (Giăng 4:28-30
  • Người được Chúa xức dầu là người được nhận lãnh điều gì?
  • Chúng ta biết rằng khi Kinh thánh nói đến chữ XỨC DẦU” là nói đến hai phương diện:
(1) Xức dầu là nghi thức biệt riêng ra thánh một người hay một vật nào đó;
(2) Xức dầu là một nghi thức tấn phong một người vào các chức vụ như: làm vua, làm Thầy Tế Lễ, làm Tiên tri.
  • Như vậy, Lời Chúa phán trong Ê-sai 61:1a nói đến: Đức Giê-hô-va xức dầu cho ta, có nghĩa là người ấy được biệt riêng ra cho Chúa, được Chúa phong chức rao giảng sự sứu rỗi của Chúa – có lẽ người ấy không được phong chức bởi một tổ chức Giáo hội, nhưng Chúa đã phong chức cho người ấy, biệt riêng người ấy.
  • Cảm ơn Chúa, thật trong Hội Thánh của Chúa có rất nhiều con cái Chúa, dù họ không mang một chức vụ gì theo tổ chức, nhưng họ đã luôn dự phần rao giảng sự cứu rỗi của Chúa cho nhiều người.
  • Chúng ta không thể quên đời sống của bà Ta-bi-tha được ghi trong sách Công vụ 9:39, dù bà là một phụ nữ tầm thường, nhưng việc của bà làm đã thật đem nhiều người đến với Chúa.

II/. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHỨC VỤ RAO GIẢNG SỰ CỨU RỖI:
  • Êsai 61:1b-3a
  • Trong những câu Kinh thánh nầy, Lời Chúa đã kể ra một danh sách những người cần được nghe về sự cứu rỗi của Chúa:
    • Kẻ khiêm nhường, có nghĩa là người bằng lòng hạ mình chịu nghe, như Chúa Jêsus  phán trong Mathiơ 18:4. Kẻ khiêm nhường cũng có nghĩa là người không có của cải gì, thiếu những phương tiện sống tối thiểu, những người nầy cần được nghe sự cứu rỗi của Chúa và có lẽ dễ bằng lòng nghe. Đó cũng là lý do mà Chúa Jêsus  phán: “Người giàu vào Nước Thiên đàng thật khó thay”, dường như người nghèo dễ nghe Tin Lành hơn.
Nếu chúng ta nhìn vào những người Việt trên đất Mỹ, thì rõ ràng đó là một bằng chứng. Hơn 5 hay 10 năm về trước, giữa cảnh gian nguy trong lúc vượt biển, giữa những ngày mới đến đất Mỹ thiếu thốn mọi điều, người Việt nam chúng ta rất dễ dàng theo Chúa. Nhưng khi đã có ăn có mặc, cuộc sống ổn định, nhất là những người có dư có để, thì rõ ràng họ không còn quan tâm đến sự cứu rỗi của Chúa nữa.
  • Kẻ vỡ lòng, là những người “tan nát cõi lòng”, những người cuộc đời họ gặp những biến cố quá đau buồn, hầu như tuyệt vọng không còn muốn sống nữa. Sự cứu rỗi của Chúa cho sẽ là một thứ thuốc rịt lành những vết thương lòng của họ.
  • Rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục. Chúng ta có thể hiểu những lời nầy theo nghĩa đen và cả nghĩa bóng. Những người làm tội bị cầm tù, khi nhận được sự cứu rỗi của Chúa, đời sống họ được biến cải, chắc chắn họ sẽ sớm được ra khỏi tù. Về nghĩa bóng, sự cứu rỗi của Chúa cho cũng sẽ giải cứu con người ra khỏi cảnh phu tù của tội lỗi, cảnh nô lệ của ma quỉ.
  • Rao năm ban ơn của Đức Giê-hô-va, và ngày báo thù của Đức Chúa Trời chúng ta. Sự cứu rỗi của chúng ta ban đem đến cho người yêu mến Chúa những phước lành; đồng thời cũng là án phạt cho những người không tin, chống nghịch Chúa.
  • Yên ủi mọi kẻ buồn rầu, ban mão hoa cho kẻ buồn rầu.ban dầu vui mừng.. ban áo ngợi khen.. Rõ ràng sự cứu rỗi của Chúa bao gồm mọi mặt trong đời sống, giải cứu một người khỏi tội lỗi, ban thưởng cho lòng trung tín, cũng ban cho tất cả niềm vui, sự yên ủi .. trong mọi hoàn cảnh.
  • Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào xã hội chung quanh chúng ta để tìm xem những hạng người mà chúng ta vừa nói đến ở đâu trên đất?
    • Có phải đó là những người chỉ ở những nước chậm tiến, nghèo khổ không? Phải, nhưng họ cũng là những người đang sống những quốc gia tiên tiến.
    • Có phải những người có cần sự cứu rỗi của Chúa chỉ ở những quốc gia giàu có vật chất mà nghèo thuộc linh không? Phải, nhưng cũng chính những người dân ở các quốc gia nghèo vật chất nữa.
    • Có phải đó là những người sống ở miền quê lạc hậu không? Phải, nhưng đó cũng là những người đang sống sung túc tại chốn thị thành nữa.
    • Có phải đó là những người kém học thức, hoặc già yếu không? Phải, nhưng trong đó cũng có những người học thức, tri thức đời nầy nữa, và cả những người trẻ tuổi hay các em Thiếu nhi nữa.
  • Nói tóm lại, Kinh thánh phán: “Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rôma 3:23), vì vậy Chúa Jêsus  phán: Hãy đi khắp thế gian (không phải chỉ vài quốc gia, không phải chỉ Việt nam, mà cả ngay trên nước Mỹ; hoặc ngược lại, không phải chỉ trên nước Mỹ, mà trên cả quê hương nghèo khổ Việt nam nữa), giảng Tin lành cho mọi người (không phải chỉ cho một người, hay một dân tộc, mà MỌI NGƯỜI)
  • Xin Chúa mở mắt chúng ta để nhìn thấy biết bao nhiêu đối tượng đang cần chúng ta rao giảng sự cứu rỗi cho họ.

III/. KẾT QUẢ CỦA CHỨC VỤ RAO GIẢNG SỰ CỨU RỖI:
  • Êsai 61:3b
  • Có hai từ ngữ được dùng trong câu 3 phần b nầy, để mô tả kết quả của chức vụ rao giảng sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời: Ấy là XƯNG.. CÔNG BÌNH và ĐƯỢC VINH HIỂN.
  • Cây của sự công bình là cây như thế nào? Với hình ảnh của một CÂY, hai chữ CÔNG BÌNH sẽ được hiểu cây ấy là một cây cứng chắc và thẳng. Tác giả đang muốn nói đến cây Bách hay cây Hương nam của núi Liban, một loại cây cứng chắc và thơm, thân luôn thẳng đứng.
  • Nhưng động từ được dùng ở đây là XƯNG, nghĩa là cây nầy vốn không cứng chắc tốt, nhưng bây giờ được KỂ, được XƯNG là cây của sự công bình.
  • Hình ảnh cây công bình nầy chỉ về những người đã được cứu rỗi, chẳng những họ được giải cứu khỏi phu tù tội lỗi, được thoát khỏi bị cầm tù nơi địa ngục đời đời, được an ủi, được vui mừng, được hưởng các ơn lành của Chúa, được Chúa báo thù cho, họ còn được trở nên một cây quí trước mặt Chúa – cây công bình mà trên đất nầy không một người nào có được (Rôma 3:10).
  • Được Xưng Công Bình là một kết quả của sự cứu rỗi mà Chúa Jêsus Christ đã ban cho người tin Ngài (Rôma 5:1)
  • Động từ thứ hai trong câu 3 phần b nầy phải chú ý đến là TRỒNG. Cây công bình nầy, người được xưng công bình nầy được chính Đức Giê-hô-va trồng – chính Chúa trồng trong xứ của Ngài, rõ ràng đây là kết quả thứ hai mà Chúa ban cho người được sự cứu rỗi: Người ấy được ban cho cơ nghiệp trong Đất Hứa đời đời của Chúa (Rôma 8:16-17).
  • Và sau đó là ĐƯỢC VINH HIỂN. Hai chữ VINH HIỂN có nghĩa là đắc thắng, hàm ý người được sự cứu rỗi của Chúa ban là người được đồng trị với Chúa (Khải. 3:21).
  • Chúng ta hãy ôn lại tất cả những phước hạnh hay những kết quả kỳ diệu mà chức vụ rao giảng sự cứu rỗi đem đến cho một người khiêm nhường hạ mình ăn năn tội lỗi tiếp nhận công lao cứu chuộc của Chúa Jêsus Christ:
  1. Chức vụ rao giảng sự cứu rỗi là đem đến cho một người sự giải cứu khỏi hình phạt tội lỗi và khỏi quyền lực của tội lỗi, đem người đó ra khỏi sự cầm tù của địa ngục.
  2. Chức vụ rao giảng sự cứu rỗi là đem đến cho con người sự an ủi, vui mừng, ngợi khen.
  3. Chức vụ rao giảng sự cứu rỗi là khiến người tin được Đức Chúa Trời xưng là công bình trước mặt Chúa.
  4. Chức vụ rao giảng sự cứu rỗi là làm cho người tin được Chúa ban cơ nghiệp đời đời trong nước Chúa.
  5. Chức vụ rao giảng sự cứu rỗi là đưa người tin vào địa vị vinh hiển, ấy là làm con của Đức Chúa Trời làm vua và thầy tế lễ đời đời của Đức Chúa Trời.
  • Cảm ơn Chúa đã ban chức vụ cao quí ấy cho mỗi chúng ta là người tin Ngài. Nguyện Chúa ban Thần của Ngài, xức cho chúng ta mỗi người bằng Đức Thánh linh của Ngài, để ai nấy, không trừ một người nào, đều là người mang lấy chức vụ rao giảng sự cứu rỗi của Chúa cho mọi người.


Đề mục: NỖI KHỔ CỦA ĐẤNG CỨU THẾ
Kinh thánh: Ê-sai 53:1-9
Câu gốc: Esai 53:3
Mục đích: Học về sự thương khó của Đấng Cứu Thế qua sách Ê-sai, Nhơn Mùa Thương Khó

I/. NỖI KHỔ LÀM NGƯỜI CỦA ĐẤNG CỨU THẾ:
  • Êsai 53:1-3
  1. Nỗi khổ vì nghèo:
  • Ê-sai 53:1-2a.
  • Nói đến nỗi khổ thì ai cũng từng kinh nghiệm nổi khổ, không nhiều thì ít. Có người nói “Đời là bể khổ”, đến nỗi có người đã tưởng tượng tiếng khóc của một đứa bé chào đời là: “Khổ a! Khổ a!” hay là “Khổ quá, khổ quá!”. Nói như vậy hàm ý rằng từ khi lọt lòng mẹ, loài người đã khổ, đến chết vẫn còn khổ, thậm chí khi chết sợ người chung quanh không biết mình khổ, nên đã thuê người khóc lóc thảm thiết hầu chứng tỏ mình khổ.
  • Trước nổi khổ chung như vậy, khi nói đến nỗi khổ của Đấng Cứu Thế, Lời Chúa trong sách tiên tri Ê-sai 53:1 đã bắt đầu với những câu hỏi:
    • Ai tin điều đã rao truyền cho chúng ta? Nghĩa là không ai có thể tin được điều đã rao truyền sau đây về nỗi khổ của Đấng Cứu Thế, con người đã khổ, nhưng nỗi khổ của Đấng Cứu Thế còn lớn hơn bao nhiêu lần.
    • Cánh tay Đức Giê-hô-va đã được tỏ ra cho ai? Lời Chúa muốn nói rằng nếu không bởi Đức Chúa Trời bày tỏ thì không ai có thể hiểu được tại sao Đấng Cứu Thế lại phải chịu nỗi khổ dường ấy.
  • Đấng Cứu Thế chịu nỗi khổ thế nào mà Kinh thánh đã bắt đầu đoạn 53 nầy như vậy?
  • Câu 2a, Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rể ra từ đất khô…
Lời tiên tri đã nói đến Đấng Cứu Thế được sanh ra và sống trong một gia đình nghèo nàn, qua hình ảnh của một “cái chồi, cái rể (non)” ra từ đất khô, đất cằn cỗi.
Thật vậy, anh chị em hãy mở lại các sách Tin Lành Mathiơ và Luca để thấy
  • Chúa Jêsus Christ đã giáng sanh trong chuồng chiên máng cỏ đê hèn, thiếu mọi thứ. Tại ngày nay chúng ta nói nhiều đến “Chuồng chiên Máng cỏ” vào dịp Giáng sanh, với những cảnh trang trí đẹp đẽ chung quanh, nên Máng Cỏ Chuồng chiên trở nên một hình ảnh đẹp. Nhưng có ai trong anh chị em chịu bước vào chỗ hôi hám đó ngồi chơi một ít thời gian không?
Mỗi lần đi ngang những khu vực chăn nuôi, xin Chúa nhắc anh chị em nỗi khổ của Đấng Cứu Thế là Chúa Jêsus Christ, để hiểu được Chúa nhiều hơn.
Chẳng những Chúa Jêsus Christ chịu khổ giáng sanh trong chuồng chiên máng cỏ, mà Ngài còn chịu thiếu thốn mọi tiện nghi tối thiểu, chỉ được bọc bằng khăn – có lẽ là khăn trùm đầu của Ma-ri, không Bác sĩ, không Y-tá, không Chích ngừa, không máy heat, không máy air, nói tóm lại là những điều cần chuẩn bị cho một đứa bé chào đời, Đấng Cứu Thế giáng sanh không hề có.
  • Dù các sách Tin Lành nói rất ít về thời thơ ấu của Chúa Jêsus Christ cho đến năm Ngài 30 tuổi. Nhưng chỉ cần vài câu ngắn ngủi, chúng ta cũng hiểu biết được nỗi khổ của Ngài;
Luca 2:22-24, với sinh tế là “một cặp chim cu (hoặc chim bò câu), chứng tỏ gia đình Giô-sép và Ma-ri thuộc thành phần nghèo, vì không có chiên hoặc dê đem dâng (Lêvi ký 1:14)
Mác 6:3, vị thế gia đình của Giô-xép là cha nuôi của Chúa Jêsus Christ với nghề thợ mộc đã bị người đương thời khinh dễ, chứng tỏ gia đình mà Chúa lớn lên rất nghèo.
                        2. Nỗi khổ về hình dáng:
  • Ê-sai 53:2b
  • Câu 2b, về vóc dáng của Chúa Jêsus Christ, Lời tiên tri đã mô tả là “chẳng có hình dung tốt đẹp để người ta ưa thích.
Ngày nay vì nhiều học sĩ đã vẽ hình Chúa Jêsus Christ rất đẹp, nên đã tạo cho trí óc chúng ta một sự hiểu lầm là Chúa có hình dáng đẹp.
Nhưng rõ ràng lời tiên tri trong Ê-sai đã xác nhận Đấng Cứu Thế không có vóc dáng đẹp:
  • Ê-sai 52:14
  • Ê-sai 53:2b
  • Lời mô tả nầy được người đương thời Chúa Jêsus Christ sống trên đất xác nhận: (Giăng 8:57) Người Giu-đa nói rằng: “Thầy chưa đầy năm mươi tuổi”, trong khi thật sự Chúa Jêsus Christ chỉ mới khoảng 31 hoặc 32 tuổi, mà trông đã giống như người gần năm mươi tuổi, chứng tỏ Chúa Jêsus đã già trước tuổi, hoặc có vóc dáng khắc khổ.
  • Điều đáng cho chúng ta chú ý là tiên tri Ê-sai đã dùng từ ngữ “chúng ta” nghĩa là trong đó có những Cơ-Đốc nhân là người tin nhận Chúa Jêsus Christ, nhưng chúng ta cũng không ưa thích Ngài.
  • Thật sự lời nầy không phải là sai, vì khi chúng ta nhìn lại chính mỗi chúng ta, chúng ta có thể tin nhận công lao huyết báu của Chúa Jêsus Christ cho chính mình, nhưng nói đến vấn đề “ưa thích” hay “yêu mến Chúa”, thì rất khó để trả lời,
    • chúng ta không ưa thích Chúa được, vì Chúa dường như quá nghiêm khắc, trong khi thế gian dễ ưa thích hơn, vì sống với thế gian thoải mái hơn, tự do hơn.
    • chúng ta không thể ưa thích Chúa được, vì sự yêu mến Chúa làm cho chúng ta mất đi một số quyền lợi đời nầy; trong khi đó thế gian dễ ban cho chúng ta quyền lợi, nên dễ cho chúng ta ưa thích.
  • Nói tóm lại, chúng ta bằng lòng tin Chúa để được cứu rỗi, được tha tội, nhưng khi nhìn vào đời sống theo Lời Chúa dạy, dường như chẳng có hình dung, chẳng có sự tốt đẹp nào; trong khi thế gian có những hình dung, có những nét đẹp dễ ưa thích hơn. Đó là lý do khiến Hội thánh ngày nay sa sút, vì nhiều người tin Chúa Jêsus Christ, nhưng họ thích sống theo đời nầy hơn, thích di làm hơn là đi thờ phượng Chúa; thích vui chơi đời nầy với những khoản tiền lớn hơn là góp phần vào công việc Chúa.
  1. Nỗi khổ tinh thần:
  • Ê-sai 53:3.
  •  Những từ ngữ “người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ”, “bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem, chúng ta cũng chẳng coi người ra gì.” đã nói lên nỗi khổ về mặt tinh thần của Đấng Cứu Thế khi Ngài mang thân xác con người.
  • Tại sao một người bị khinh? Có thể vì người ấy nghèo, hoặc có thể vì người ấy kém học thức. Chúa Jêsus Christ bị vì cả hai trường hợp đó.
  • Chúng ta có thể nói, không có nỗi khổ nào của kiếp người mà Chúa Jêsus Christ là Đấng Cứu Thế không biết, không chịu đựng.
  • Tôi muốn nhắc lại câu chuyện giả tưởng của tác giả Nguyễn Ngọc Lan viết về sự thương khó của Chúa Jêsus Christ. Những người nầy đòi Chúa Jêsus Christ phải làm người Dothái để biết cảnh nhục nhã, khinh dể; họ đòi Chúa Jêsus Christ phải làm người tị nạn để bị kỳ thị; họ đòi Chúa Jêsus Christ phải bị vu oan, bị sỉ nhục… rồi bị giết bởi những lời nói dối…
  • Câu chuyện giả tưởng nầy kết thúc rất hay: Cuối cùng tất cả phải yên lặng, phải xưng tội, vì tất cả nỗi khổ mà con người nêu ra đòi Đấng Cứu Thế phải chịu làm người, thì Ngài đã chịu đủ cả.
  • Điều oái oăm thay, là trong số những người che mặt chẳng thèm nhìn xem Đấng Cứu Thế, lại có chúng ta, như tiên tri Ê-sai nói: “chúng ta cũng chẳng coi người ra gì”.
  • Một lần nữa, nhơn Mùa Thương Khó của Chúa Jêsus Christ, chúng ta tự xét lấy mình, chúng ta có coi Chúa ra gì không? Nhất là bao nhiêu lần chúng ta hứa nguyện trước sự thương khó của Chúa Jêsus Christ qua Lễ Tiệc Thánh: “ăn bánh nầy, uống chén nầy sẽ rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến”, nhưng thật lòng mà nói, chúng ta chẳng coi Chúa ra gì, vì chúng ta đã bỏ qua lời hứa nguyện đó.
  • Có lời cầu nguyện ăn năn xưng tội nào cần được thưa với Chúa trong giờ nầy, trong Mùa Thương Khó, trước Lễ Thương Khó của Chúa không?

II/. NỖI KHỔ KHI CHẾT CỦA ĐẤNG CỨU THẾ:
  • Ê-sai 53:4-6
  1. Nỗi khổ hiểu lầm:
  • Ê-sai 53:4.
  • Nếu chúng ta có con cái, chịu cực chịu khổ, chịu khó chịu nhọc, nuôi dưỡng các con lớn lên, các con chúng ta hiểu được rằng cha mẹ chúng đã chịu khổ vì chúng, thì tôi chắc chắn rằng chúng ta dù khổ mấy cũng cảm thấy sung sướng và sẵn sàng chịu khổ hơn.
  • Mới đây tôi đọc trong quyển “Viết Về Nước Mỹ” của Giải Thưởng Việt Báo, có hai vợ chồng ở Việt nam chịu cực khổ dành dụm tiền cho các con vượt biên qua Mỹ. Rồi đến ngày ba đứa con đó bảo lãnh cha mẹ qua Mỹ, đến phi trường San Francisco, hai vợ chồng lúc ấy đã gần bảy mươi tuổi, sau bao nhiêu năm dài chịu cực khổ lo cho con đã trở nên già yếu, được đưa về nhà vợ chồng đứa con trai lớn một tuần lễ, thì bị đuổi khéo đi. Đến đứa thứ hai được ba ngày thì phải dọn qua nhà cô con gái Ut. Một thời gian hai vợ chồng được lãnh tiền già được khoảng hơn một ngàn đồng, thì bị dời về nhà vợ chồng con trai lớn trở lại với tư cách người share phòng mỗi người 300 đồng, cha mẹ hai người thì chỉ lấy 500 đồng, rồi tiền mướn người take care, tiền linh tinh vừa đủ hết số tiền già của hai vợ chồng già. Đến hôm, người cha già yếu sức không đi đứng được, phải ngồi xe lăn, giải pháp đưa ra là cho ông vào nursing-home, ban đầu còn thăm mỗi tuần một lần, được vài lần người cha già bị bỏ mặc để rồi chết cô đơn lúc 80 tuổi.
  • Người viết bài báo là một người nhơn chuyến đi thăm những người trong nursing-home nghe người cha kể lại với bao cay đắng nuôi con cực khổ, mà chúng không hiểu.
  • Đó là điều mà tiên tri Ê-sai muốn nói đến nỗi khổ của Đấng Cứu Thế khi Ngài mang sự đau ốm của chúng ta, gánh sự buồn bực của chúng ta, mà chúng ta lại tưởng rằng Ngài đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập và làm cho khốn khổ.
  • Nỗi khổ nầy đeo đuổi Chúa Jêsus Christ đến trên thập tự giá khi Ngài cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì?”
  • Thật sự biết bao nhiêu lần chúng ta đau ốm, chúng ta cầu nguyện xin Chúa chữa lành cho; biết bao nhiêu lần chúng ta buồn bực, chúng ta cầu nguyện xin Chúa an ủi, trao lo lắng cho Chúa. Nhưng chúng ta không hề biết rằng để chữa lành bịnh cho chúng ta, Chúa Jêsus Christ phải MANG; để giải quyết buồn bực của chúng ta, Chúa Jêsus Christ phải GÁNH.
  • Anh chị em có hiểu được sức nặng của những động từ MANG, GÁNH đó không? Sự đau ốm của chúng ta, nỗi buồn bực của chúng ta, nặng cho đến nỗi Chúa còn phải MANG, phải GÁNH. Trong mắt tôi rõ ràng hình ảnh oằn vai của Chúa Jêsus Christ để mang, để gánh sự đau ốm, sự buồn bực của chúng ta.
  • Vấn đề không phải là Chúa mang, Chúa gánh, có nổi không, mà vấn đề là chúng ta lại tưởng rằng Ngài đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập và làm cho khốn khổ. Sự hiểu sai đó làm nỗi khổ của Chúa chồng chất thêm nặng, anh chị em có hiểu không?
  1. Nỗi khổ thân xác:
  • Ê-sai 53:5
  • Thật sự tôi cảm ơn ông Mel Gibson đã tình nguyện bỏ ra gần 30 triệu USD để làm phim The Passion of the Christ. Tôi cảm ơn ông ấy vì rất nhiều người đã đọc Kinh thánh với những câu về cảnh Chúa Jêsus Christ chịu đòn roi, như Ê-sai 53:5, nhưng họ không hề cảm nhận một chút gì về nỗi khổ Chúa chịu, mãi cho đến khi họ đi xem cuốn phim The Passion of the Christ, nhìn thấy cảnh Chúa chịu đòn roi do Mel Gibson đạo diễn trong phim, họ mới khóc, mới thương, mới ăn năn tội lỗi của họ.
  • Tôi đọc báo có những chuyên gia về Lamã Đế quốc, còn cho cảnh đòn roi mà phim Passion of the Christ diễn tả chưa diễn hết cái đau đớn của những vết, những thương, những sửa phạt, những lằn roi mà Chúa Jêsus Christ chịu thời đó – nghĩa là thực tế thời đó còn nặng hơn nhiều, còn đau hơn nhiều.
  • Có lẽ thánh Phaolô là người đã hiểu được nỗi khổ thân xác mà Chúa Jêsus Christ đã chịu, nên ông nói:
    • II Côrintô 11:23-24, … Tôi đã chịu … đòn vọt quá chừng. Đòi phen tôi gầnphải bị chết; năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục…
    • Côlôse 1:29, Phaolô nói ông sẵn sàng đem thân xác của ông  chịu hết các điều còn lại trong sự thương khó của Chúa. Phaolô muốn nói rằng những đau đớn mà ông chịu chỉ là phần đau đớn dư thừa của Chúa chịu, không đáng kể gì.
  • Tôi thật không biết dùng cách nào để anh chị em cảm nhận được nỗi khổ thân xác mà Chúa Jêsus Christ là Đấng Cứu Thế đã chịu: bị vết, bị thương, bị sửa phạt, bị lằn roi. Tôi chỉ biết xin Thánh Linh Đức Chúa Trời là Đấng đã cảm động tiên tri Ê-sai viết những lời nầy, cũng cảm động anh chị em để chúng ta có thể nhận ra Chúa Jêsus Christ chịu tất cả những điều đó là vì chúng ta, vì chúng ta, và vì chúng ta.
  1. Nỗi khổ tội lỗi:
  • Ê-sai 53:6
  • Tại chúng ta đang sống trong thời kỳ mà Chúa Jêsus Christ phán rằng: “Tội ác thêm nhiều, lòng yêu mến Chúa của phần nhiều người nguội lần” (Mathiơ 24:12), nên mỗi ngày đọc báo, nghe tin tức trên các đài truyền thanh, truyền hình, hầu như ngày nào cũng có rất nhiều vụ giết người, đánh bom chết người… riết rồi chúng ta không còn quan tâm đến vấn đề tội lỗi nữa, thậm chí có nhiều người còn biện minh cho những hành động tội ác như thế.
  • Giống như khi chúng ta mặc một chiếc áo dơ sẵn rồi, chúng ta không quan tâm có dơ thêm không. Chỉ khi chúng ta mặc một chiếc áo mới, áo trắng, áo đẹp, chúng ta mới sợ dơ, sợ bụi.
  • Lời Chúa trong Ê-sai 53:6, nói rằng: Tội lỗi của hết thảy chúng ta …
    • không phải một vài tội của chúng ta, mà hết thảy tội lội của chúng ta.
    • không phải hết thảy tội lỗi của chúng ta, mà là hết thảy tội lỗi của tất cả chúng ta.
đều chất trên Chúa Jêsus Christ.
  • Chúng ta không thể nào cảm nhận đầy đủ nỗi khổ khi Chúa mang lấy hết thảy tội lỗi của tất cả chúng ta trên chính Ngài, vì chúng ta quá quen với tội lỗi, trong khi Chúa Jêsus Christ là Đấng Thánh, là Con Thánh, là Đấng Vô Tội, Đấng gớm ghiếc tội lỗi, bây giờ lại mang hết thảy tội lỗi của toàn thể nhơn loại trên thân thể Ngài.
  • Thánh Mathiơ đã mô tả được phần nào nỗi khổ của Chúa Jêsus Christ khi Ngài mang hết thảy tội lỗi chúng ta trên thập tự giá:
    • Mathiơ 27:45, nỗi khổ vì tội lỗi mà Chúa Jêsus Christ phải mang lớn đến nỗi che khuất mặt trời trong ba tiếng đồng hồ.
    • Mathiơ 27:46, nỗi khổ vì phải mang tội lỗi của hết thảy chúng ta khiến Chúa Jêsus Christ phải đau đớn la lên: “Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” Suốt cuộc đời trên đất, đây là lần duy nhất, Chúa Jêsus phải la lên cách đau đớn, chứng tỏ nỗi khổ vì tội lỗi nhơn loại lớn biết dường nào.
  • Như tôi đã nói, tôi không biết dùng cách nào mô tả nỗi khổ của Đấng Cứu Thế là Chúa Jêsus Christ đầy đủ để anh chị em nhận ra tội của chính mình, nhận ra lòng yêu thương của Chúa Jêsus Christ khi Ngài làm Đấng Cứu Thế để cứu chúng ta. Điều tôi xin Chúa là
    • Ngài đã cứu Ê-sai, khiến ông cảm động mà viết ra những lời kỳ diệu nầy.
    • Ngài đã cứu Mathiơ, khiến ông viết lại cảnh khổ Chúa đã vì tội của ông.
    • Ngài đã cứu ông Mel Gibson khỏi nghiện ngập, khỏi phải lao mình ra cửa sổ từ tòa nhà cao tầng để tự tử, khiến từ kinh nghiệm được cứu rỗi đó mà ông đã quay cuốn phim The Passion of the Christ làm chứng về Chúa, cứu được nhiều người khác.
thì xin Chúa cứu mỗi chúng ta và cũng khiến mỗi chúng ta làm một cái gì đó để chia sẻ nỗi khổ của Chúa Jêsus Christ cho người khác biết.
 
 

[1] Dr. George Adam Smith, Giải nghĩa sách Tiên tri Ê-sai, q.II (Phòng sách Tin Lành Sàigòn, 1971), tr. 381.



Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.