I/. TÁC GIẢ:
1. Tên Ê-xê-chi-ên:
- Tên của Ê-xê-chi-ên có nghĩa là: Sức lực của Chúa
- Hay là: Đức Giê-hô-va làm cho mạnh mẽ.
2. Gia phổ: 1:3
- Ê-xê-chi-ên là thầy tế lễ (giống như Giê-rê-mi – Giê. 1:1)
- Con trai của Bu-xi
- 1:2, Ê-xê-chi-ên bị bắt lưu đày qua Ba-by-lôn trong lần thứ hai. Như vậy là 8 năm sau khi Đa-ni-ên bị lưu đày và 11 năm trước khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ:
- II Vua 24:1 và Đa-ni-ên 1;1, dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày lần thứ I, trong đó có Đa-ni-ên (606 TC.)
- II Vua 24:14-16, dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày lần thứ II, trong đó có Ê-xê-chi-ên (597 TC.). Vì người Ba-by-lôn lựa bắt lưu đày những người có những tiêu chuẩn như:
Thuộc Hoàng tộc, quan chức, trẻ, không bị tật nguyền (Đa-ni-ên 1:3-4).
Những lính chiến mạnh mẽ, thợ chuyên môn (mộc, rèn…) (II Vua 24:14-16
Do đó, có thể biết Ê-xê-chi-ên thuộc vào thành phần trên. Ê-xê-chi-ên là thầy tế lễ nên khi ông bị lưu đày thì ít nhất là lúc ông được 25 tuổi trở lên.
Những lính chiến mạnh mẽ, thợ chuyên môn (mộc, rèn…) (II Vua 24:14-16
Do đó, có thể biết Ê-xê-chi-ên thuộc vào thành phần trên. Ê-xê-chi-ên là thầy tế lễ nên khi ông bị lưu đày thì ít nhất là lúc ông được 25 tuổi trở lên.
- So sánh 1:2 với 40:1, chúng ta biết Ê-xê-chi-ên sống 25 năm lưu đày và hành chức 20 năm (1:2 tức là 5 năm sau khi bị lưu đày)
- 24:15-18, Vợ của Ê-xê-chi-ên chết sớm, nhưng Chúa không cho ông khóc khi vợ của ông qua đời.
- 29:17, dường như là năm cuối của Ê-xê-chi-ên.
- 1:1 so với Thi thiên 137:1, Ê-xê-chi-ên có một nơi ở bên bờ sông Kê-ba, là con kênh nối hai con sông Ơ-phơ-rát và Hi-đê-ke (Tigris), hiện nay gọi là Kabour (cũng gọi là Nerkabari). Nơi đây là chỗ của cộng đồng người Y-sơ-ra-ên lưu đày ở.
II/. BỐI CẢNH:
Qua sách Ê-xê-chi-ên, chúng ta thấy được bối cảnh của sách được viết ra:
1. Về Tôn giáo: Ê-xê-chi-ên 8:
Qua sách Ê-xê-chi-ên, chúng ta thấy được bối cảnh của sách được viết ra:
1. Về Tôn giáo: Ê-xê-chi-ên 8:
- 8:9-12, dân Y-sơ-ra-ên thờ hình tượng, thờ côn trùng, thú vật, và bảo rằng Đức Chúa Trời sẽ không thấy
- 8:14, dân Y-sơ-ra-ên thờ thần Tham-mu là thần tình yêu.
- 8:16, Họ thờ thần Mặt Trời
Xuất. 32:7-10, dân Y-sơ-ra-ên chỉ thờ một con bò con bằng vàng mà Chúa còn muốn diệt họ, huống chi lúc bấy giờ người Y-sơ-ra-ên thờ đủ loại hình tượng gớm ghiếc (Rôma 1:23-24)
2. Về Xã hội: Ê-xê-chi-ên 22:
2. Về Xã hội: Ê-xê-chi-ên 22:
- 22:25, các tiên tri làm hại người thay vì cứu người.
- 22:26, các thầy tế lễ phạm luật thánh
- 22:27, các quan trưởng ham lợi
- 22:29, dân chúng thì bạo ngược, trộm cướp
Tình hình xã hội suy đồi đến nỗi Chúa phải than: Ta đã tìm một người trong vòng chúng nó, nhưng không tìm được một ai (22:30)
III/. ĐẶC ĐIỂM:
III/. ĐẶC ĐIỂM:
- So sánh với các sách khác:
- So với sách Đa-ni-ên:
Ê-XÊ-CHI-ÊN | ĐA-NI-ÊN |
KHÁC NHAU | |
Bị lưu đày sau Đa-ni-ên 9 năm | Bị lưu đày trước Ê-xê-chi-ên 9 năm |
Ở với dân phu tù | Ở trong cung vua Ba-by-lôn |
Có danh tiếng tốt với triều đình Ba-by-lôn | Có danh tiếng tốt với cộng đồng Y-sơ-ra-ên phu tù |
GIỐNG NHAU | |
Cả hai ghi lại nhiều dị tượng | |
Thường trò chuyện với Chúa (Êx. 4:14-15; Đan. 10:15-21 | |
Sứ điệp luôn liên hệ đến ngày sau rốt (Êx. 37: - 48:; Đan. 2:; 7: - 12: |
- So sánh với sách Giê-rê-mi:
Ê-XÊ-CHI-ÊN | GIÊ-RÊ-MI |
KHÁC NHAU | |
Khi bị lưu đày | Hành chức quá nửa chức vụ |
Ở Ba-by-lôn (Êx. 1:1) với dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày | Ở với dân Y-sơ-ra-ên sót lại trong xứ (Giê. 40:6) |
GIỐNG NHAU | |
Đều là thầy tế lễ (Êx. 1:3; Giê. 1:1) | |
Cùng ở với dân Chúa, cùng chịu khổ (có lẽ vì chức vụ thầy tế lễ) | |
Đều nói đến tội lỗi của dân Giê-ru-sa-lem (Êx. 8: - 22:; Giê. 2:1-2, 11-13) | |
Đều nói đến sự đoán phạt dân ngoại (Êx. 25: - 39:; Giê. 46: - 51:) | |
Đều nói đến Giê-ru-sa-lem sẽ sụp đổ |
- So với sách Khải huyền:
Cả hai sách có nhiều điểm giống nhau:
SỰ KIỆN GIỐNG NHAU | KINH THÁNH | |
Êxêchiên | Khải. | |
Tác giả bị lưu đày khi viết sách bởi hai đế quốc ngoại bang. | 1:2-3 | 1:9 |
Thấy thiên sứ | 1:5 | 4:6 |
Nói đến tên dân Gót và Ma-gót | 38:1-2 | 20:8 |
Ăn cuốn sách | 3:1 | 10:9 |
Nói đến Giê-ru-sa-lem mới | 40: - 48: | 21:2 |
Nói đến sông nước hằng sống | 47:1 | 22:1 |
- Nội dung:
- Về Niên hiệu:
Ê-xê-chi-ên rất cẩn thận ghi rõ thứ tự niên hiệu các sự kiện xảy ra mà Chúa đã cho Ê-xê-chi-ên thấy (1:2; 8:1)
- Danh Đức Giê-hô-va:
Từ ngữ :Các ngươi sẽ biết rằng Ta là Đức Giê-hô-va” được nhắc lại độ 62 lần (6:7, 11, 13, 14…)
Sự kiện Chúa xưng danh Ngài nhiều lần như vậy là có mục đích xác nhận cho dân Y-sơ-ra-ên bị đày (Giu-đa) biết rằng Chúa sẽ làm thành lời mà các Tiên tri trước đây cũng như lời của Tiên tri Ê-xê-chi-ên đã cảnh cáo, nhưng họ làm ngơ
Sự kiện Chúa xưng danh Ngài nhiều lần như vậy là có mục đích xác nhận cho dân Y-sơ-ra-ên bị đày (Giu-đa) biết rằng Chúa sẽ làm thành lời mà các Tiên tri trước đây cũng như lời của Tiên tri Ê-xê-chi-ên đã cảnh cáo, nhưng họ làm ngơ
- Danh hiệu Con người:
Danh hiệu nầy được dùng độ 90 lần (2:1; 3:1). Chúa gọi Tiên tri Ê-xê-chi-ên bằng danh hiệu nầy để nói đến thực chất bất toàn của con người Ê-xê-chi-ên.
So sánh giữa hai cách xưng danh: Đức Giê-hô-va và Con người, Chúa muốn bày tỏ sự yếu đuối của loài người so với sự oai nghi tuyệt đối của Đức Chúa Trời.
So sánh giữa hai cách xưng danh: Đức Giê-hô-va và Con người, Chúa muốn bày tỏ sự yếu đuối của loài người so với sự oai nghi tuyệt đối của Đức Chúa Trời.
- Vinh Quang của Đức Giê-hô-va:
Ê-xê-chi-ên mô tả vinh quang của Đức Giê-hô-va rất đặc biệt.
- 9:3; 10:4, sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va lên khỏi chê-ru-bin đến ngạch cửa đền thờ.
- 10:18, vinh hiển của Đức Giê-hô-va ra khỏi ngạch cửa đền thờ
- 10:19, vinh hiển của Đức Giê-hô-va ra đến cửa.
- 11:23, vinh hiển của Đức Giê-hô-va dấy lên từ giữa thành đến núi phía Đông (núi Ô-li-ve)
- 43:2-5, vinh hiển của Đức Giê-hô-va trở lại đền thờ.
IV/. BỐ CỤC:
Đề mục: Y-SƠ-RA-ÊN
Câu gốc: 37:13
Đề mục: Y-SƠ-RA-ÊN
Câu gốc: 37:13
- Tội Lỗi Của Y-Sơ-Ra-Ên: 1: - 24:
- Cảnh cáo tội lỗi của Y-sơ-ra-ên: 1: - 7:
- Đấng cảnh cáo: 1: (1:3)
- Sứ giả cảnh cáo: 2: - 3: (2:3; 3:4, 11)
- Nội dung lời cảnh cáo: 4: - 7: (gồm nhiều hành động tượng trưng)
- Tình trạng tội lỗi của Y-sơ-ra-ên: 8: - 23:
- Tình trạng Tôn giáo: 8: (đầy dẫy hình tượng)
- Các cấp lãnh đạo phạm tội: 9: - 15:
- Những người cai trị phạm tội: 9:
- Vua phạm tội: 12:10
- Tiên tri phạm tội (13:2)
- Dân sự bội giao ước: 16: - 23:
- Hậu quả tội lỗi của Y-sơ-ra-ên: 24:
- Ba-by-lôn sẽ chiếm xứ: 24:1-2
- Thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị đốt: 24:3-14 (9-10)
- Người sẽ bị giết: 24:15-27 (21)
- Các Lân Quốc của Y-sơ-ra-ên: 25: - 32:
- Những lân quốc làm hại Y-sơ-ra-ên:
- Am-môn: 25:3
- Mô-áp: 25:8
- Ê-đôm: 25:1
- Phi-li-tin: 25:15
- Một lân quốc kiêu ngạo: Ty-rơ – 26: - 28:
- Một lân quốc hùng mạnh: Ai Cập (29:9b – 30:22; 32:2)
- Tương Lai Của Dân Y-sơ-ra-ên: 33: - 48:
- Dân Y-sơ-ra-ên được trở về: (34:25; 36:8, 24, 26, 29; 37:10, 13; 39:9, 25)
- Đền thờ được lập lại: 40: - 44:
- Được xây lại: 40: 42:
- Vinh quang của Đức Giê-hô-va trở lại: 43: (43:5)
- Người phục vụ nơi thánh: 44: (44:5b)
- Đất Hứa Mới: 45: - 48:
- Luật pháp mới: 45: - 46:
- Biên giới mới: 47: (47:13)
- Thủ đô mới: 48: (48:30-35)
V/. SỨ ĐIỆP ĐẶC BIỆT:
- Hành động tiêu biểu:
Ê-xê-chi-ên có cách giảng bằng những hành động tiêu biểu:
- Vẽ thành Giê-ru-sa-lem bị vây trên một tấm ngói: 4:1-3
- Ê-xê-chi-ên nằm nghiêng (c. 5-6) bày tỏ số năm Y-sơ-ra-ên phạm tội; Ê-xê-chi-ên bị trói (c. 8) ngày Y-sơ-ra-ên bị bao vây.
- Ê-xê-chi-ên ăn hạn chế (c. 10-12) tỏ ra tình trạng Giê-ru-sa-lem bị vây.
- Ê-xê-chi-ên cắt tóc, cạo râu: Cảnh Y-sơ-ra-ên bị tàn sát: 5:1-4
- Ê-xê-chi-ên dọn nhà (c. 7): chỉ về vua và dân bị đày: 12:
- Hai gậy hiệp một: 37:15-17: Y-sơ-ra-ên được hiệp nhất (c. 19)
- Dùng nhiều thí dụ:
Đoạn 16 và 23, là thí dụ về hai chị em bất trung Ô-hô-la và Ô-hô-li-ba (23:4), chỉ về Sa-ma-ri và Giê-ru-sa-lem bất trung với Chúa.
Đoạn 17, vua Sê-đê-kia được ví như cây nho lập ước cùng với chim ưng:
Đoạn 17, vua Sê-đê-kia được ví như cây nho lập ước cùng với chim ưng:
- Chim ưng thứ nhất: Ba-by-lôn
- Chim ưng thứ hai: Ai Cập
- Những đoạn Đặc biệt:
- Nguồn gốc ma quỉ: 28:
Ngoài Ê-sai 14:, đây là một sứ điệp đặc biệt đối với Kinh Thánh và các sách trong thế gian. nói đến. Sách Ê-xê-chi-ên 28: giải thích nguồn gốc của ma quỉ (28:2, 6, 14-16; Châm ngôn 16:18)
- Trũng hài cốt khô: 37:
Bao gồm lịch sử của Y-sơ-ra-ên: Bị tan lạc mất hết hi vọng lập quốc (37:2, Khô lắm), rồi được khôi phục (37:10)
- Cuộc chiến cuối cùng: 38: - 39:, với kết quả cuộc chiến (39:9-13).
Đề mục: ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG SÁCH Ê-XÊ-CHI-ÊN (TỨ DIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI)
Kinh thánh: Ê-xê-chi-ên 1:1-28
Câu gốc: Ê-xê-chi-ên 1:28b, Ay là tỏ ra hình trạng của sự vinh quang Đức Giê-hô-va. Ta thấy thì sấp mặt xuống, và nghe tiếng của một Đấng phán cùng ta.
Mục đích: Học lẽ đạo về Đức Chúa Trời để có lòng kính sợ Chúa.
- Ê-xê-chi-ên 1:10
- Sách Ê-xê-chi-ên bắt đầu bằng một sự hiện thấy kỳ diệu lạ lùng mà Chúa bày tỏ cho Ê-xê-chi-ên, sự hiện thấy về chính mình Chúa mà chỉ có Ê-xê-chi-ên được thấy trong thời Cựu ước.
- Sự hiện thấy kỳ diệu lạ lùng nầy được lập lại hai lần trong Tân Ước:
- Lần thứ nhất sự hiện kỳ diệu lạ lùng về Chúa như Ê-xê-chi-ên thấy được bày tỏ trong cả BỐN SÁCH TIN LÀNH: Mathiơ, Mác, Luca, Giăng.
- Lần thứ hai sự hiện thấy kỳ diệu lạ lùng nầy được bày tỏ trong sách Khải huyền 4:7
- Sự hiện thấy kỳ diệu lạ lùng là Tiên tri Ê-xê-chi-ên thấy được TỨ DIỆN (Bốn Mặt) về Đức Chúa Trời tự thể hiện chính Ngài cho loài người.
- Tứ diện hay Bốn Mặt đó là:
- Mặt người
- Mặt sư tử
- Mặt bò.
- Mặt chim ưng
- Ý nghĩa của Bốn Mặt đó bày tỏ bốn phương diện mà Chúa Jêsus Christ khi đến thế gian, Ngài đã thể hiện địa vị của một Đấng Cứu Thế từ Trời đến thế gian. Ý nghĩa của mỗi MẶT trong BỐN MẶT là:
I/. MẶT NGƯỜI:
- Điều mà chúng ta khẳng định như Thánh Phaolô đã khẳng định trong thư Philíp 2:6 về Chúa Jêsus Christ: Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời! Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời, là Đấng Vô hình Vô Tượng, nhưng để cứu loài người, Chúa Jêsus Christ đã mặc lấy HÌNH NGƯỜI, Ngài là Đức Chúa Trời nhưng cũng là MỘT CON NGƯỜI TRỌN VẸN.
- Một con người như mọi người để có thể cảm thông tất cả nhu cần của con người hầu cứu mọi người.
- Đây chính là mục đích của sách Tin Lành Luca, ông viết sách Tin Lành để chỉ ra Chúa Jêsus Christ là MỘT NGƯỜI trọn vẹn, nên Luca đã giới thiệu sự giáng sanh và gia phổ của Chúa Jêsus Christ theo phổ hệ của con người, hệ của A-đam.
- Rồi Luca lại giới thiệu Chúa Jêsus Christ giáng sanh hoàn toàn như một con người bình thường như mọi người nơi chuồng chiên máng cỏ đê hèn, chớ không phải là nơi cung vàng điện ngọc, chỉ có mấy người chăn chiên dân dã đến thăm viếng thay vì các vua Đông phương đến thờ lạy như Mathiơ mô tả.
- Rồi Ngài lớn lên như mọi người, ở giữa mọi người, và chết cho mọi người.
- Cho nên chúng ta tin Chúa Jêsus Christ, chúng ta không phải tin một Thần tưởng tượng, mơ hồ, trái lại chúng ta có thể nhìn xem Ngài, trò chuyện với Ngài, tâm sự với Ngài, vì Ngài đã từng là người như chúng ta. Tác giả thư Hê-bơ-rơ giải thích trong Hêb. 4:15-16, ... chúng ta có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. Vậy chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước...
II/. MẶT SƯ TỬ
- Người Trung hoa hay Việt nam dùng biểu tượng Con Rồng làm biểu tượng cho vua, trong khi Kinh thánh dùng biểu tượng Con Rồng mô tả quỉ Satan.
- Để làm biểu tượng cho Vương quyền, Kinh thánh dùng biểu tượng SƯ TỬ,
- Sáng thế ký 49: 9-10, trong lời chúc phước của Gia-cốp cho các con của ông, Gia-cốp đã chúc phước tiên tri rằng chi phái Giu-đa sẽ làm vua, khi ông nhấn mạnh: “Giu-đa là một sư tử tơ... Cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa...
- I Vua 10:18-20, vua Sa-lô-môn làm cho mình chiếc ngai vàng có hai hàng sư tử hai bên, tượng trưng cho quyền vua.
- Chúa Jêsus Christ cũng được thiên sứ xưng tụng là sư tử của chi phái Giu-đa (Khải. 5:5), và bày tỏ chính Ngài là Vua trên muôn vua, Chúa trên muôn Chúa (Khải. 19:16).
- Địa vị Vua của Chúa Jêsus Christ được Sứ đồ Ma-thi-ơ bày tỏ khi ông viết sách Tin Lành Ma-thi-ơ.
- Anh chị em thấy Ma-thi-ơ đã mở đầu sách Tin lành của ông bằng một bảng Gia phổ thuộc dòng vua Đa-vít, cả Giôsép và Ma-ri đều thuộc dòng dõi vua Đa-vít.
- Rồi suốt cả sách Tin Lành Ma-thi-ơ, Chúa Jêsus Christ được giới thiệu tư cách của một Vua với một Tuyên Ngôn của Nước Trời, thậm chí đến Sự Chết của Ngài cũng được ghi trên Thập tự giá: Người nầy là Vua Dân Giu-đa bằng ba thứ tiếng cho cả thiên hạ hay biết (Math. 27:37)
- Cuối sách Tin Lành Mathiơ, với tư cách của một vị Vua trên cả muôn loài vạn vật, Vua trên cả sự chết khi Ngài phán: Hết cả quyền phép trên trời dưới đất đã giao cho ta, Chúa Jêsus đã truyền một Đại Mạng Lịnh: Hãy đi dạy dỗ muôn dân, hay nói cách khác: “Hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ ta...” (Mathiơ 28:19-20)
III/. MẶT BÒ:
- Sách Khải huyền 4:7 xác nhận là CON BÒ ĐỰC.
- Khi nói Con Bò Đực là nói đến tinh thần chịu khó làm việc của một Đầy tớ, hay của một Nô lệ phục vụ chủ.
- Mặt nầy tương ứng với sách Tin Lành Mác. Vì sách Tin Lành Mác dù do Thánh Mác viết, nhưng các học giả Kinh thánh tin rằng thực tế do Sứ đồ Phierơ thuật kể cho Mác viết. Các học giả Kinh thánh cũng tin rằng đối tượng của sách Mác là người Lamã – một giống dân thích hoạt động.
- Vì là một đầy tớ phục vụ, nên chúng ta thấy hai chữ “tức thì”, nghĩa là làm việc ngay, không chần chừ. Đó là lý do sách Tin Lành Mác ngay đoạn đầu đã thuật lại Chúa Jêsus làm việc liền.
- Mác đã không nói đến Gia phổ, vì một nô lệ thì không ai cần biết gia phổ, chỉ cần siêng năng làm việc.
- Thậm chí đến đoạn cuối cùng, là đoạn 16, chúng ta cũng còn thấy “Chúa Jêsus cùng làm việc với môn đồ” (Mác 16:20)
- Ngày nay mỗi lần chúng ta cầu nguyện, chúng ta thường xin Chúa làm điều nầy điều kia, ngay cả những việc nhỏ nhặt cho đời sống mình, đó há không phải là Chúa làm Đầy tớ cho chúng ta sao? Chính Phierơ đã nói: Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em (I Phi. 5:7)
IV/. MẶT CHIM ƯNG:
- Chim ưng là loài bay rất cao. Chúa cũng thường ví sánh Ngài như chim ưng đối với chúng ta
- Phục truyền 32:11-12.
- Thi thiên 91:, cả Thi thiên là hình ảnh của một chim ưng bảo vệ các con chim ưng con.
- Vì đặc tánh bay cao, nên chim ưng được dùng là hình bóng chỉ về Trời – Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời.
- Biểu tượng nầy tương ứng với sách Tin Lành Giăng. Anh chị em thấy sách Tin Lành Giăng ngay từ câu đầu tiên đã giới thiệu Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời
Giăng 1:1-3.
- Nhiều lần trong sách Giăng, Chúa Jêsus Christ đã bày tỏ Ngài là Đức Chúa Trời:
- Giăng 10:30, Chúa Jêsus với Đức Chúa Cha là một.
- Chúa Jêsus luôn tự xưng Ngài là sự sống, là sự sáng, Ngài có trước Áp-ra-ham (Giăng 8:58)
- Cảm ơn Chúa, ngay từ trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã mặc khải cho Tiên tri Ê-xê-chi-ên về một Chúa Jêsus Christ mang tứ diện của Đức Chúa Trời:
- Đức Chúa Trời Vô hình Vô tượng lại bằng lòng thể hiện cho loài người sự thương yêu cảm thông của Ngài, không phải bằng lời phán an ủi, mà bằng thân xác của một người, nếm trải tất cả vui buồn của một đời người.
- Chúa Jêsus Christ của chúng ta cũng là một Vua quyền năng, các vua cũng đến thờ phượng Ngài, Ngài sai khiến cả gió bão, bịnh tật, Ngài lập một Vương quốc đời đời với tiêu chuẩn cao hơn Luật pháp, và Ngài đã ban Đại Mạng Lịnh cho chúng ta ra đi mở mang Vương quốc của Ngài.
- Cảm ơn Chúa hơn nữa Chúa Jêsus Christ để lại cho chúng ta một gương phục vụ như một Đầy tớ, dù Ngài là Trời nhưng lại bằng lòng phục vụ loài người chúng ta – Ngài phục vụ vô điều kiện và tình nguyện. Tiếc thay chúng ta lại nhiều lúc không tin cậy sự phục vụ của Ngài.
- Cảm ơn Chúa, Chúa Jêsus Christ của chúng ta là một Đức Chúa Trời Cao Cả, Đấng ban sự sống cho loài người, đem đến sự sáng cho loài người trong tối tăm; ban bánh Hằng sống cho người tin Ngài.
- Cầu xin Chúa ban ơn cho mỗi chúng ta khám phá lẽ thật kỳ diệu nầy và luôn sống trong sự quan phòng bốn mặt của Chúa.
Đề mục: ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG SÁCH Ê-XÊ-CHI-ÊN (VINH QUANG CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA)
Kinh thánh: Ê-xê-chi-ên 1:26-28
Câu gốc: Ê-xê-chi-ên 1:28
Mục đích: Giúp người nghe hiểu là Chúa có thể từ bỏ chúng ta, cũng như Chúa sẵn sàng trở lại.
I/. VINH QUANG CỦA AI?
- Câu gốc cho chúng ta biết rõ ràng: sự vinh quang của Đức Giê-hô-va!
- Danh xưng Đức Giê-hô-va là một Danh xưng đặc biệt của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên.
- Trong sách Xuất Ê-díp-tô ký 3:14, chính Chúa đã xưng Danh nầy với Môi-se, khi Ngài phán “Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu”.
- Xuất Ê-díp-tô ký 34:6, khi Môi-se xin Chúa một đặc ân được thấy mặt Chúa, Chúa đã hô Danh Ngài là Giê-hô-va! Giê-hô-va!
Vì lý do để dễ hiểu, một số các dịch giả tiếng Việt đã dịch Danh xưng “Đấng Hằng Hữu” thay vì là “Đức Giê-hô-va”.
- Danh xưng nầy là một Danh xưng Giao ước giữa Chúa với tuyển dân Y-sơ-ra-ên, và chỉ có tuyển dân mới sử dụng Danh xưng nầy.
- Riêng trong sách Tiên tri Ê-xê-chi-ên, Danh xưng Đức Giê-hô-va được nhắc đến hơn 62 lần theo cách khẳng định “Ta là Đức Giê-hô-va!”
- Tại sao Chúa lại nhắc đến Danh “Giê-hô-va” nhiều lần trong sách Tiên tri Ê-xê-hi-ên như vậy? Vì sách Ê-xê-chi-ên là một bản ghi chép lại cuộc đối thoại giữa Chúa với tuyển dân của Ngài trên căn bản giao ước mà hai bên đã ký kết từ đời tổ phụ Ap-ra-ham; Tiên tri Ê-xê-chi-ên như một nhân chứng cho cuộc đối thoại. Nghĩa là Chúa không đối thoại với dân Y-sơ-ra-ên như một Đức Chúa Trời đối với một dân tộc hay một con người, nhưng rõ ràng hai bên có liên hệ giao ước.
- Sự kiện Chúa xưng Danh Ngài rõ ràng như vậy là có mục đích xác nhận cho tuyển dân Y-sơ-ra-ên (Vương quốc Giu-đa phía Nam) biết rằng Chúa là Đấng đã ký giao ước với họ, Ngài sẽ làm thành lời mà các tiên tri trước đây đã cảnh cáo, nhưng họ vẫn làm ngơ. Dù tuyển dân đã vi phạm Giao ước, nhưng Chúa vẫn thành tín đối với Giao ước của Ngài: Chúa phạt họ, nhưng vẫn phục hồi họ trong tương lai.
Phaolô đã nhắc đến ý tưởng nầy trong II Timôthê 2:13, “Nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được”.
- Vì Chúa vẫn thành tín, dù tuyển dân của Ngài không thành tín, nên chúng ta sẽ bắt gặp sự khôi phục tuyển dân ở những đoạn cuối của sách.
- Điều mà chúng ta thật ngạc nhiên cảm tạ Chúa là sách Giê-rê-mi và sách Ê-xê-chi-ên, là hai sách được viết ra trong thời kỳ Giê-ru-sa-lem bị bao vây, tuyển dân Giu-đa đã bị quân Ba-by-lôn bắt lưu đày một vài đợt.
- Còn dân trong thành thì đang ở trong tình cảnh bi đát.
- Thế mà trong cảnh như vậy, Giê-rê-mi và Ê-xê-chi-ên đều nắm lấy sự thành tín của Chúa:
- Ca-thương 3:23, Giê-rê-mi đã ca tụng sự thành tín của Chúa: Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, SỰ THÀNH TÍN Ngài là lớn lắm.
- Còn Ê-xê-chi-ên thì nhắc đến Danh Giê-hô-va của Chúa suốt cả sách để nhắc nhở dân Chúa trong gian khổ, trong sửa phạt, hãy nhớ đến sự thành tín của Chúa.
II/. CẢNH TRẠNG VINH QUANG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI:
- Có một sự kiện đặc biệt được nói đến trong sách Ê-xê-chi-ên về vinh quang của Đức Giê-hô-va, mà không có sách nào nói đến.
- Ấy là chuyên động của vinh quang Đức Giê-hô-va.
- Suốt qua đoạn 1, chúng ta thấy vinh quang của Đức Chúa Trời được hiển lộ một cách rõ ràng, cực kỳ vinh hiển, đến nỗi Tiên tri Ê-xê-chi-ên không thể dùng ngôn ngữ của con người để mô tả được, phải dùng cách so sánh với những vật cụ thể trên đất bằng những từ ngữ: NHƯ, GIỐNG NHƯ...
1:4, ... một đám mây lớn bọc lửa giãi sáng khắp tư bề; từ giữa nó, thấy NHƯ loài kim bóng nhoáng, thấy GIỐNG NHƯ bốn vật sống...
1:13-14, Hình trạng ... NHƯ... NHƯ...
1:16, Hình và kiểu những bánh xe ấy GIỐNG NHƯ bích ngọc...NHƯ LÀ...
1:22, Ở trên đầu vật sống, thấy một vòng khung, GIỐNG NHƯ thủy tinh dễ sợ..
1:23, ... NHƯ nước lớn ầm ầm, NHƯ tiếng của Đấng Toàn năng... NHƯ tiếng một đạo binh vậy.
1:26, ... HÌNH NHƯ cái ngai… NHƯ là bích ngọc...NHƯ người ở trên nó.
1:27, ... NHƯ đồng bóng nhoáng... NHƯ lửa sáng hừng chung quanh.
1:28, ... NHƯ ánh sáng cái mống trong mây khi đương mưa.
1:13-14, Hình trạng ... NHƯ... NHƯ...
1:16, Hình và kiểu những bánh xe ấy GIỐNG NHƯ bích ngọc...NHƯ LÀ...
1:22, Ở trên đầu vật sống, thấy một vòng khung, GIỐNG NHƯ thủy tinh dễ sợ..
1:23, ... NHƯ nước lớn ầm ầm, NHƯ tiếng của Đấng Toàn năng... NHƯ tiếng một đạo binh vậy.
1:26, ... HÌNH NHƯ cái ngai… NHƯ là bích ngọc...NHƯ người ở trên nó.
1:27, ... NHƯ đồng bóng nhoáng... NHƯ lửa sáng hừng chung quanh.
1:28, ... NHƯ ánh sáng cái mống trong mây khi đương mưa.
- 9:3; 10:4, Đến đoạn 9:3 nầy, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời lìa khỏi chê-ru-bin, tức là nơi nắp thi ân trên Hòm Giao ước, nơi biểu tượng Chúa hằng ngự tại đó trong Đền thờ, chỗ Chí Thánh. Vinh quang của Chúa không còn ở trong nơi Chí Thánh mà ra đến ngạch cửa Đền thờ. Nghĩa là Chúa đã từ bỏ Nơi Chí Thánh, hàm ý nơi đó không còn cực thánh.
- 10:18, Sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va bây giờ ra khỏi ngạch cửa...
- 10:19, Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ra đến cửa đông (cổng đền thờ)
- 11:23, đến đây thì vinh quang của Đức Chúa Trời không còn nơi Đền thờ nữa, mà ra khỏi thành, ở về núi phía Đông của thành thánh.
- Câu hỏi được đặt ra là “Tại sao vinh quang của Đức Giê-hô-va lại rút khỏi Đền thờ, lìa khỏi thành thánh, là nơi Chúa có phán rằng Danh của Chúa ngự tại đó?
- Để trả lời cho câu hỏi nầy, chúng ta phải trở lại Lời Chúa đã phán với vua Sa-lô-môn trong ngày Khánh thành Đền thờ tại Giê-ru-sa-lem lần đầu tiên
- I Vua 9:3, Chúa phán rằng Ngài đẹp lòng để nhận lấy Đền thờ mà Sa-lô-môn cung hiến cho Chúa; Chúa hứa “Mắt và lòng của Chúa sẽ ngự tại đó mãi mãi”.
- I Vua 9:6-9, Nhưng ngay sau đó, Chúa cũng tuyên bố Ngài sẵn sàng lìa bỏ Đền thánh, dân thánh, thành thánh, nếu dân Chúa xây bỏ Chúa, không giữ luật lệ mạng lịnh của Chúa.
- Thật vậy, khi đọc sách tiên tri Ê-xê-chi-ên, chúng ta thấy rõ dân Chúa đã lìa bỏ Chúa mà xoay theo các hình tượng, dù họ đang bị Chúa sửa phạt.
- Điều mà chúng ta phải cúi đầu cảm tạ Chúa là Chúa không rút vinh quang của Ngài ngay tức thì, nhưng Chúa đã rút từng đợt: từ trong nơi Chí Thánh, ra đến ngạch cửa Đền, rồi đến cổng Đền, rồi mới rời khỏi thành thánh của Chúa.
- An điển! Tất cả là ân điển của Chúa, Chúa đầy lòng nhịn nhục chờ đợi tội nhân ăn năn.
- Cảm ơn Chúa, sách Ê-xê-chi-ên không ngừng ở đoạn 11. Cảm ơn Chúa đến đoạn 43:2-5, một niềm vui lớn, một hình ảnh rực rỡ tái hiện trên Đền thờ:
- 43:2, vinh quang của Đức Chúa Trời Y-sơ-ra-ên từ phương đông mà đến, nghĩa là vinh quang của Chúa bắt đầu trở lại từ ngay chính chỗ cuối cùng của lúc ra khỏi.
- 43:3, vinh quang nầy GIỐNG NHƯ sự hiện thấy trong đoạn 1:
- 43:4, vinh quang của Đức Giê-hô-va vào trong Đền thờ.
- 43:5, vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy Đền thờ. Vinh quang của Đền thờ được khôi phục.
- Đức Chúa Trời của chúng ta kỳ diệu dường ấy, Ngài không bắt tội luôn luôn, cũng chẳng giữ lòng giận đời đời, sẵn tha thứ, và Chúa đã tha thứ cho dân Chúa khi họ ăn năn quay về với Ngài. Khi Chúa tha thứ thì Ngài cũng khôi phục vinh quang cho họ.
III/. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VINH QUANG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
- Ê-xê-chi-ên 1:28b, Ta thấy thì sấp mặt xuống, và nghe tiếng của một Đấng phán cùng ta.
- Trog Kinh thánh, nhiều lần Chúa cho các thánh đồ thấy được vinh quang của Ngài, và mỗi lần được nhìn xem vinh quang của Chúa, thì thái độ của các Thánh đồ luôn luôn là sấp mình tôn vinh Chúa:
- Xuất Ê-díp-tô ký 34:8, khi vinh quang của Chúa đi ngang qua thì Môi-se “lật đật cúi đầu xuống đất và thờ lạy.
- Mathiơ 17:6, khi các môn đồ là Phierơ, Giăng và Giacơ thấy vinh quang của Chúa Jêsus Christ cùng với Môi-se và Ê-li hiện ra trên núi, cả ba người họ té sấp mặt xuống đất, và sợ hãi lắm.
- Công vụ 9:3-4, vinh quang của Chúa Jêsus Christ đã hiện ra với Saulơ trên đường đến Đa-mách đã khiến Saulơ – dù là một kẻ ngoan cố hơn hết, cũng đã té xuống và bị mù mắt vì tội vô tín của ông.
- Khải huyền 1:17, Sứ đồ Giăng xác nhận rằng vừa thấy Chúa Jêsus Christ hiện ra với vinh quang rực rỡ, ông đã ngã xuống như chết.
- Khải huyền 4:9-11, trước vinh quang của Đức Chúa Trời, các thiên sứ và các Trưởng lão trên trời cũng phải sấp mình mà tôn vinh Chúa, vì chỉ có Chúa mới đáng được vinh quang, còn tất cả vinh quang của họ chỉ là sự phản chiếu vinh quang của Đức Chúa Trời.
- Cảm ơn Chúa, chính tiên tri Ê-xê-chi-ên đã sấp mình xuống khi thấy vinh quang của Chúa.
- Chúng ta có thể nói khi một người cảm nhận vinh quang của Chúa hiện diện, thì thái độ của họ bao giờ cũng bày tỏ bằng sự cúi đầu, phủ phục; ngay cả một con người cứng lòng, phạm thượng như Saulơ trên đường đến Đa-mách.
- Do đó, chúng ta có thể nói ngược lại, trong một Hội thánh, trong cuộc sống cá nhân, mà Hội thánh hoặc một người nào đó thiếu sự khiêm nhường, hạ mình để tôn vinh Chúa, để tôn cao vinh quang của Chúa, chứng tỏ Hội thánh đó, con người đó chưa kinh nghiệm vinh quang của Đức Giê-hô-va!
- Thế thì, vinh quang của Đức Giê-hô-va có hiện diện tại đây không? Qua đời sống cá nhân anh chị em, người ta có thấy phản chiếu vinh quang của Đức Chúa Trời không? nguyện Chúa ban cho mỗi lòng chúng ta đều trả lời rằng: A-men! Con cảm ơn Chúa vì vinh quang của Ngài đang bày tỏ trong Hội thánh và trong đời sống con!
Đề mục: CON NGƯỜI
Kinh thánh: Ê-xê-chi-ên 2:1-10
Câu gốc: Ê-xê-chi-ên 2:1
Mục đích: Nhắc nhở trách nhiệm và khích lệ con cái Chúa.
I/. ĐỊA VỊ CỦA CON NGƯỜI:
- Ê-xê-chi-ên 2:1-2
1/. Địa vị của con người đối với hiện tại:
- Danh xưng ‘CON NGƯỜI’ là một cách Chúa gọi tiên tri Ê-xê-chi-ên, được dùng rất nhiều lần trong sách Ê-xê-chi-ên. Nói đến hai chữ ‘CON NGƯỜI’ là nhắc chúng ta đến bản chất thực sự của một người
- Trong phần nầy, chúng ta sẽ xem xét đến địa vị của con người thực sự của Tiên tri Ê-xê-chi-ên trong hoàn cảnh hiện tại ông đang có.
- Ngay phần mở đầu của sách Ê-xê-chi-ên, Tiên tri Ê-xê-chi-ên đã tự giới thiệu về chính ông cho chúng ta biết:
- 1:1-2, Ê-xê-chi-ên đang ở giữa các phu tù, trên bờ sông Kê-ba. Rõ ràng Ê-xê-chi-ên là một trong những phu tù người Y-sơ-ra-ên đã bị người Babylôn bắt lưu đày qua Babylôn.
Chúng ta đọc sách II Vua 24:1 và Đaniên 1:1, Kinh thánh đã ghi chép lại người Y-sơ-ra-ên bị lưu đày thứ nhất, đó là vào năm 606 TC. Lần thứ nhất nầy có tiên tri Đaniên.
II Vua 24:14-16, đây là lần thứ hai Y-sơ-ra-ên bị lưu đày qua Babylôn, tức là vào năm 597 TC, lần nầy có Tiên tri Ê-xê-chi-ên.
Chỗ ở của Ê-xê-chi-ên là bờ sông Kê-ba, đây là một con kênh nhỏ nối liền hai con sông Ơ-phơ-rát và Tigris, bây giờ có tên là Kabour hay Nerkabari, một địa điểm cộng đồng Y-sơ-ra-ên bị lưu đày tập trung cư ngụ.
II Vua 24:14-16, đây là lần thứ hai Y-sơ-ra-ên bị lưu đày qua Babylôn, tức là vào năm 597 TC, lần nầy có Tiên tri Ê-xê-chi-ên.
Chỗ ở của Ê-xê-chi-ên là bờ sông Kê-ba, đây là một con kênh nhỏ nối liền hai con sông Ơ-phơ-rát và Tigris, bây giờ có tên là Kabour hay Nerkabari, một địa điểm cộng đồng Y-sơ-ra-ên bị lưu đày tập trung cư ngụ.
- 1:3, qua câu nầy, Kinh thánh cho chúng ta biết Ê-xê-chi-ên thuộc dòng dõi thầy tế lễ, và đặc biệt ông đã là thầy tế lễ, nên ít nhất ông đã được 25 tuổi.
- Trước mặt mọi người Ê-xê-chi-ên là một phu tù của người Babylôn, anh chị em có cảm thông địa vị phu tù là như thế nào không? Đó là một Tù binh, hay nói rõ hơn, đó là một nô lệ, hoàn toàn mất tự do, phải phục dịch cho những người bắt lưu đày mình.
- Dù vậy, cảm ơn Chúa, Ê-xê-chi-ên vẫn được Chúa sử dụng làm một Tiên tri cho Chúa, chính ông cũng đã biết dâng mình cho tiếng gọi của Chúa.
- Trong Kinh thánh, Lời Chúa đã ghi lại những người với thân phận thấp hèn nhưng vẫn được Chúa dùng và dùng một cách đặc biệt:
- Sáng thế ký 41:37-44, với thân phận là một nô lệ bị tù, Giô-sép vẫn được Chúa dùng làm vinh hiển Danh Chúa tại xứ Ai Cập.
- II Vua 5:2-3, Kinh thánh không cho chúng ta biết bé gái nầy tên gì, chỉ cho chúng ta biết em gái nầy là một trong các tù binh, làm nô tì cho vợ quan Tổng binh (Tổng Tham mưu Trưởng) Na-a-man, nghĩa là thân phận em gái nầy cực kỳ thấp hèn: còn nhỏ, là tù binh, và là một nô tì nơi xứ người. Cảm ơn Chúa, em gái nầy đã được Chúa dùng để cứu một vị quan Tổng Tham mưu trưởng của nước Sy-ri.
- Ay là chưa kể đến Đaniên và các bạn của Đaniên cũng đều là những phu tù, nhưng đã phục vụ Chúa rất kết quả.
2/. Địa vị con người đối với Chúa:
- Như chúng ta đã học, trong sách Ê-xê-chi-ên, Chúa thường xưng Danh của Ngài là Chúa Giê-hô-va, Đức Giê-hô-va. Ít nhất có 62 lần Danh xưng Giê-hô-va được nhắc đến trong sách.
- Đối lại Danh xưng Giê-hô-va của Chúa, Chúa thường gọi Ê-xê-chi-ên bằng một tên là CON NGƯỜI. Rõ ràng có một sự dụng ý so sánh giữa hai bên:
- Một bên, Chúa là Giê-hô-va, một Danh xưng có nghĩa là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, một danh xưng đặc biệt của Chúa nói lên sự tôn quí cao cả của Chúa.
- Một bên là con người với bản chất là bụi đất, là loài thọ tạo, thấp hèn biết là dường nào.
- Dù vậy, Danh xưng ‘Giê-hô-va’, cũng lại là một Danh xưng thuộc về Giao ước, khi Chúa ký một giao ước với con người như Nô-ê hay Ap-ra-ham, Chúa dùng Danh xưng nầy. Cảm ơn Chúa, dù Chúa là Cao Cả, nhưng Ngài vẫn có thể đến gần với con người, dù đó là một con người không có địa vị, chỉ là một tù binh, một nô lệ, như Ê-xê-chi-ên.
- Tôi phải nói điều nầy, trong lúc Chúa ban cho Cơ-Đốc Nhân chúng ta đặc ân được đến gần Chúa, được trò chuyện với Chúa, thế mà tiếc thay rất nhiều con cái Chúa lại xem những giờ cầu nguyện, những lúc học Kinh thánh, là những gánh nặng trong đời sống của họ. Xin Chúa cho anh chị em cảm nhận được địa vị thấp hèn của mình trước mặt Chúa để lúc nào cũng giữ lòng kính sợ Chúa; đồng thời cũng biết
- bắt chước Ap-ra-ham trong sách Sáng thế ký 18:27, Chúa ơi, mặc dù con đây là tro bụi, cũng xin thưa với Chúa vài lời.
- Bắt chước Tiên tri Ê-xê-chi-ên trong Ê-xê-chi-ên 2:1-2, khi Chúa ra lịnh, vẫn đầy đức tin để đứng lên và sẵn sàng nghe Chúa phán dạy.
II/. TRÁCH NHIỆM CỦA CON NGƯỜI:
- Ê-xê-chi-ên 2:3-7
1/. Chúa giao trách nhiệm cho ai?
- Rất nhiều lần trong cả sách Ê-xê-chi-ên, Chúa giao phó trách nhiệm cho Con Người Ê-xê-chi-ên.
- Anh chị em để ý, Chúa không giao phó trách nhiệm cho MỘT TIÊN TRI, hay MỘT THẦY TẾ LỄ, nhưng mỗi lần Chúa nói đến trách nhiệm với Ê-xê-chi-ên, thì Ngài gọi Ê-xê-chi-ên bằng danh hiệu: CON NGƯỜI, như trong
- 2:3, Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi con người, ta sai ngươi...
- 2:6, Nhưng, hỡi con người
- 2:8, nhưng hỡi con người ...
- Tôi thật cảm ơn Chúa khi suy nghĩ đến điều nầy, nếu Chúa giao trách nhiệm cho Một Tiên tri, hay một thầy tế lễ, thì tôi sẽ nói với Chúa: Chúa ơi, con không phải là Tiên tri, con không phải là thầy tế lễ, nên con không có trách nhiệm mà Chúa muốn giao. Cảm ơn Chúa, Chúa giao trách nhiệm cho CON NGƯỜI, con người đó là Ê-xê-chi-ên, là chính tôi, là chính mỗi anh chị em . Nếu anh chị em và tôi đưa ra một sự yếu đuối nào để thoái thác trách nhiệm, thì Chúa sẽ phán: Ta biết, nhưng ta không giao trách nhiệm cho thiên thần, cho các vị thánh... ta giao trách nhiệm cho một CON NGƯỜI yếu đuối như Ê-xê-chi-ên, như ngươi.
- Tôi phải nói điều nầy, khi chúng ta đi xin việc làm (apply anyjob) chúng ta cố gắng chứng tỏ mình là một người đầy đủ khả năng, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm; nhưng khi Chúa giao trách nhiệm công việc Chúa, thì chúng ta lại nêu ra mình chỉ là một con người yếu đuối.
- Một lần nữa, Kinh thánh ghi lại lẽ thật nầy: Chúa Giê-hô-va không giao trách nhiệm cho thiên thần, không giao trách nhiệm cho các Vị Thánh, Chúa Giê-hô-va giao trách nhiệm cho CON NGƯỜI, mà tôi và Quý anh chị em là CON NGƯỜI.
2/. Chúa giao trách nhiệm gì cho con người?
- Ê-xê-chi-ên 2:4-7
- Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, Chúa giải thích trách nhiệm mà Ngài giao cho CON NGƯỜI như Ê-xê-chi-ên:
- 2:4, ... khá nói cùng chúng nó rằng: Chúa Giê-hô-va có phán như vậy!...
- 2:7, Vậy, ngươi khá đem lời ta nói cùng chúng nó...
- Trách nhiệm đó là gì?
Rõ ràng trách nhiệm đó là Truyền lại Lời Chúa muốn phán với những tội nhân, những tội nhân cứng lòng, phản nghịch.
- Thái độ của những tội nhân khi nghe Lời Chúa như thế nào?
2:5, Còn như chúng nó, hoặc nghe ngươi, hoặc chẳng khứng nghe. Nghĩa là đối tượng trách nhiệm của Ê-xê-chi-ên, của chúng ta có hai loại: Loại NGHE và loại KHÔNG NGHE.
Thái độ của những tội nhân nầy bao giờ cũng sẽ như vậy, ngay cả đời Phaolô, ông cũng gặp và còn nói trước cho chúng ta biết rằng: hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, ... Vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo lành; nhưng vì họ ham nghe những lời êm tai, theo tư dục mà nhóm họp các giáo sư chung quanh mình, bịt tai không nghe lẽ thật, mà xây hướng về chuyện huyễn (II Tim. 4:2-4)
Thái độ của những tội nhân nầy bao giờ cũng sẽ như vậy, ngay cả đời Phaolô, ông cũng gặp và còn nói trước cho chúng ta biết rằng: hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, ... Vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo lành; nhưng vì họ ham nghe những lời êm tai, theo tư dục mà nhóm họp các giáo sư chung quanh mình, bịt tai không nghe lẽ thật, mà xây hướng về chuyện huyễn (II Tim. 4:2-4)
- Truyền Lời Chúa cho những tội nhân với mục đích gì?
- Trong sách Ê-xê-chi-ên có hai lần Chúa giải thích mục đích trách nhiệm của CON NGƯỜI – trong đó có Ê-xê-chi-ên và chính chúng ta,
- Đoạn 3:16-21, có hai trường hợp xảy ra khi chúng ta thi hành trách nhiệm rao truyền Lời Chúa:
1/. Trường hợp thứ nhất, nếu chúng ta KHÔNG CHỊU THI HÀNH TRÁCH NHIỆM CHÚA GIAO, cảnh cáo kẻ dữ, hay ngay cả người công bình phạm tội, khiến họ không biết đường lối Chúa mà ăn năn, thì họ sẽ chết trong tội lỗi của họ. Tuy nhiên, điều quan trọng là Chúa sẽ đòi huyết họ nơi tay chúng ta.
Anh chị em có thấy trách nhiệm không thể thoái thác của mình không? Đừng nghĩ rằng mình tin Chúa, chỉ ráng giữ đức tin để được cứu lên Thiên đàng là được rồi, không cần phải lo truyền giảng Tin lành cứu ai nữa, không, Chúa sẽ đòi trách nhiệm nơi tay chúng ta.
2/. Trường hợp thứ hai: Nếu chúng ta thi hành trách nhiệm Chúa giao rao giảng Lời Chúa cho tội nhân, họ ăn năn thì được cứu, họ không ăn năn thì họ bị đoán phạt. Điều quan trọng là dù họ không được cứu vì cứng lòng, chúng ta cũng sẽ được giải cứu linh hồn mình.
Anh chị em có thấy trách nhiệm không thể thoái thác của mình không? Đừng nghĩ rằng mình tin Chúa, chỉ ráng giữ đức tin để được cứu lên Thiên đàng là được rồi, không cần phải lo truyền giảng Tin lành cứu ai nữa, không, Chúa sẽ đòi trách nhiệm nơi tay chúng ta.
2/. Trường hợp thứ hai: Nếu chúng ta thi hành trách nhiệm Chúa giao rao giảng Lời Chúa cho tội nhân, họ ăn năn thì được cứu, họ không ăn năn thì họ bị đoán phạt. Điều quan trọng là dù họ không được cứu vì cứng lòng, chúng ta cũng sẽ được giải cứu linh hồn mình.
- Anh chị em để ý HAI LẦN CHÚA NHẮC ĐẾN: còn ngươi, thì giải cứu được linh hồn mình (c. 19 và 21)
- Lần thứ hai mục đích của trách nhiệm rao giảng Lời Chúa cho tội nhân được ghi trong Ê-xê-chi-ên 33:1-9, Chúa đã lập lại mục đích của trách nhiệm: Nếu chúng ta thi hành trách nhiệm thì dù tội nhân không ăn năn, chúng ta cũng sẽ không bị Chúa đòi máu nơi tay mình. Ngược lại, nếu chúng ta không thi hành trách nhiệm rao giảng Lời Chúa cho tội nhân, khiến họ chết mà không biết đường cứu rỗi, thì Chúa sẽ đòi trách nhiệm đó nơi tay chúng ta.
- Rõ ràng vấn đề mà Lời Chúa trong sách Ê-xê-chi-ên muốn dạy chúng ta: không phải là chúng ta muốn hay không muốn rao giảng Tin lành cứu tội nhân, mà đó là trách nhiệm Chúa giao có tánh cách bắt buộc.
- Nói như Phaolô đã nói trong thư I Côrintô 9:16-17, nếu chúng ta không nói Lời Chúa cho tội nhân, thì khốn khó cho tôi thay... nếu không nói thì trách nhiệm vẫn phó thác cho chúng ta.
III/. SỨC MẠNH CỦA CON NGƯỜI:
- Ê-xê-chi-ên 2:8-10
- Tôi xin được nhắc lại: khi Chúa gọi chúng ta bằng hai chữ: CON NGƯỜI thì Chúa nmuốn nói rằng Chúa biết chúng ta yếu đuối lắm, nhưng khi giao trách nhiệm thì Chúa giao trách nhiệm lớn lắm. Chúa có lầm lẫn trong việc nầy không? Chắc chắn là không, có một người nói một lời đáng học: Đức Chúa Trời đã lầm lẫn cách khôn ngoan; và có một nhạc sĩ thì khẳng định bằng những dòng nhạc:
Chúa không lầm khi Ngài dựng nên con...
Vì Chúa đã biết từ ngàn xưa rằng thân con bởi tro bụi và còn cưu mang bao sầu oán.
Vì Chúa đã biết từ ngàn xưa rằng thân con bởi tro bụi và còn cưu mang bao sầu oán.
- Bằng cớ Chúa không lầm lẫn được ghi trong Ê-xê-chi-ên 2:8-10
- 2:8, khi Chúa giao trách nhiệm nói Lời Chúa cho Ê-xê-chi-ên, rõ ràng Chúa thấy từ trong sâu thẳm tâm lòng của Ê-xê-chi-ên đầy sự sợ hãi muốn khước từ trách nhiệm Chúa giao phó cho là nói lời Chúa cho tội nhân, những tội nhân cứng lòng, chống nghịch. Đó là bản chất con người thật của Ê-xê-chi-ên.
- 2:8b-10, cảm ơn Chúa, khi Chúa biết sự sợ hãi của con người Ê-xê-chi-ên, Chúa đã thêm sức mạnh cho Ê-xê-chi-ên bằng cách: cho Ê-xê-chi-ên ăn lấy Lời Chúa, những lời ca thương, than thở, khốn nạn về tội nhân.
Trong Tân Ước, Sứ đồ Giăng cũng đã được ăn nuốt Lời Chúa để nhờ đó ông có thể rao báo những lời tiên tri về nhiều dân, nhiều nước, nhiều tiếng và nhiều vua (Khải huyền 10:8-11)
- Chúa vẫn dùng được những người yếu đuối, kém khả năng, trong I Côrintô 1:26-29, Phaolô đã xác nhận lẽ thật kỳ diệu nầy: ... miễn là người đó có Lời Chúa trước nhất cho mình.
- Vấn đề không phải là chúng ta yếu đuối, thiếu khả năng, không thể nói Lời Chúa được. Vấn đề quan trọng là cá nhân chúng ta có ăn nuốt Lời Chúa cho chính mình trước không?
- Tác giả Thi thiên 119 đã nói lên nhiều kinh nghiệm hiệu quả Lời Chúa đã đem đến cho mình sức mạnh kỳ diệu:
- 119:6, người chăm chỉ học Lời Chúa thì không bị hổ thẹn
- 119:11, Lời Chúa có sức mạnh khiến chúng ta không phạm tội.
- 119:50, Lời Chúa làm cho chúng ta được sống lại.
- 119:105, Lời Chúa là đèn cho cách sống của chúng ta.
- Nếu hôm nay có ai trong anh chị em đã từng nghĩ rằng mình dở lắm, yếu đuối lắm, không thể làm công việc Chúa được đâu, thì hãy đọc lại bài học con người của Tiên tri Ê-xê-chi-ên:
- Ê-xê-chi-ên cũng là một con người yếu đuối như chúng ta.
- Ê-xê-chi-ên cũng đối diện những khó khăn, những con người cứng lòng như chúng ta đối diện
Thế mà Ê-xê-chi-ên vẫn dự phần công việc nói Lời Chúa cho ngay cả những tội nhân cứng lòng, tôi tin rằng Chúa cũng có thể dùng mỗi chúng ta.
Đề mục: CHIÊN TA
Kinh thánh: Ê-xê-chi-ên 34:6
Mục đích: Kêu gọi người nghe dự phần tìm chiên lạc về cho Chúa.
I/. CHIÊN TA LÀ AI?
Đề mục: CHIÊN TA
Kinh thánh: Ê-xê-chi-ên 34:6
Mục đích: Kêu gọi người nghe dự phần tìm chiên lạc về cho Chúa.
I/. CHIÊN TA LÀ AI?
- Ê-xê-chi-ên 34:6, Những chiên ta...
- Trong Kinh thánh, Lời Chúa thường dùng một số các con vật để làm biểu tượng chỉ về một hạng người nào đó:
- Con Rồng luôn luôn là biểu tượng chỉ về quỉ Satan.
- Đôi khi con rắn cũng chỉ về quỉ Satan
- Sư tử thường chỉ về Vương quyền của Chúa. Đôi khi sư tử cũng chỉ về Satan, đó là lúc sư tử đói đang rống.
- Tuy nhiên, để làm biểu tượng những người thuộc về Chúa, Kinh thánh thường dùng CON CHIÊN. Đặc biệt trong câu gốc của chúng ta hôm nay – Ê-xê-chi-ên 34:6, Chúa xác nhận CHIÊN TA, Chúa nói đến chiên thuộc về Chúa.
- Chiên là thuộc về Chúa, nhưng qua Kinh thánh, chúng ta thấy có hai loại chiên:
- Có những con chiên đang ở trong ràng, trong chuồng của Chúa, trong bầy của Chúa.
- Cũng có những con chiên của Chúa nhưng đang ở ngoài chuồng, đang cách xa bầy của Chúa.
- Thí dụ mà chúng ta quen thuộc nhất là trong sách Tin Lành Luca 15:3-7. Trong thí dụ nầy, Chúa Jêsus đã nói đến 99 con chiên đang ở trong chuồng bình an, còn MỘT con lạc mất đâu đó, khiến người chăn phải đi tìm vất vả, như tác giả bài Thánh ca: CON CHIÊN LẠC (Thánh ca số 415) đã diễn tả sự cực khổ của người chăn bằng những lời thật cảm động:
Lên dốc, xuống hang, bao quản khó nguy
Quyết sống chết kiếm một con chiên ấy,
Quyết sống chết kiếm tìm con chiên nầy.
Quyết sống chết kiếm một con chiên ấy,
Quyết sống chết kiếm tìm con chiên nầy.
- Trong sách Tin lành Giăng 10:16, Chúa Jêsus cũng đã phán: Ta còn có chiên khác chẳng thuộc về chuồng nầy; ta cũng phải dẫn nó về nữa, chiên đó sẽ nghe tiếng ta, rồi sẽ chỉ có một bầy, và một người chăn mà thôi.
- Qua những lời của Chúa phán như vậy, khi Chúa nói đến con chiên là nói đến những người vốn thuộc về Chúa, nói theo Kinh thánh sách Sáng thế ký 1:26-27, con người thuộc về Chúa vì con người mang hình ảnh của Chúa.
- Người ta kể rằng trong những lần giảng khích lệ việc làm chứng về Chúa, Bác sĩ Tống Thượng Tiết đã dùng Lời Chúa trong sách Tin lành Luca 15:8-10, thí dụ của Chúa Jêsus về ĐỒNG BẠC MẤT, Bác sĩ Tiết đã dùng một cây chổi vừa đi chung quanh toà giảng vừa quét nhà, vừa khóc với lời thiết tha:Oi đồng bạc với hình và hiệu của Chúa tôi! Oi đồng bạc với hình và hiệu của Chúa tôi lạc mất đâu rồi? Cả hội chúng đã tan vỡ tấm lòng khi biết rằng con người là hình ảnh của Đức Chúa Trời, thế mà nay đang bị lạc mất đâu đó giữa thế gian.
- Hôm nay Lời Chúa xác nhận với Ê-xê-chi-ên và với chính chúng ta, Chúa phán: CHIÊN TA, Chúa muốn nói với chúng ta một vấn đề quan trọng, không phải là chuyện trên trời, hay địa ngục, Chúa muốn nói với chúng ta về những con chiên của Chúa, những con người thuộc về Chúa.
II/. TÌNH TRẠNG CỦA CHIÊN TA:
- Ê-xê-chi-ên 34:6, Những chiên ta ĐI LẠC TRÊN MỌI NÚI VÀ MỌI ĐỒI CAO; NHỮNG CHIÊN TA TAN TÁC TRÊN CẢ MẶT ĐẤT...
- Những động từ được Chúa dùng trong câu: Đi Lạc, Tan Tác... mô tả tình trạng của chiên thật là xơ xác, đáng thương.
- Chiên là loài vật thường sống thành bầy, ít phân tán, nhưng hình ảnh mà Chúa mô tả là chiên bị
- ĐI LẠC. Lạc là gì? Lạc là tình trạng không đúng chỗ.
Đồng bạc lạc mất mà Chúa Jêsus nói đến trong Luca 15:8, rõ ràng nó vẫn còn, nhưng nó không ở đúng vị trí của nó, thay vì nó nằm trong túi, trong vị trí chung với 9 đồng bạc kia như một sợ dây chuyền quí giá, thì đồng bạc đó đã rơi xuống đất, nằm trong một xó xỉnh nào đó.
Đứa con lạc mất trong Luca 15:11-23, đứa con trai đó vẫn còn sống, nhưng thay vì nó được ở trong nhà cha của nó được bánh ăn dư dật, thì nó lại ở trong chuồng heo hôi hám, chịu đói đến nỗi muốn ăn đồ của heo ăn mà cũng không được ăn.
Bây giờ, Chúa phán: Những chiên ta đi lạc ..., Chúa muốn nói những con chiên đó không còn ở trong bầy của Chúa nữa, nó không ở trong đồng cỏ xanh tươi, không ở nơi mé nước bình tịnh, mà nó đang ở trên một ngọn núi, nơi một ngọn đồi nào đó trong đồng hoang, không xác định được đang ở đâu.
Tại sao con chiên đi lạc? Có thể vì nó bị mê ăn, tưởng nơi nào đó tốt hơn chỗ mà người chăn dự bị cho nó.
Đứa con lạc mất trong Luca 15:11-23, đứa con trai đó vẫn còn sống, nhưng thay vì nó được ở trong nhà cha của nó được bánh ăn dư dật, thì nó lại ở trong chuồng heo hôi hám, chịu đói đến nỗi muốn ăn đồ của heo ăn mà cũng không được ăn.
Bây giờ, Chúa phán: Những chiên ta đi lạc ..., Chúa muốn nói những con chiên đó không còn ở trong bầy của Chúa nữa, nó không ở trong đồng cỏ xanh tươi, không ở nơi mé nước bình tịnh, mà nó đang ở trên một ngọn núi, nơi một ngọn đồi nào đó trong đồng hoang, không xác định được đang ở đâu.
Tại sao con chiên đi lạc? Có thể vì nó bị mê ăn, tưởng nơi nào đó tốt hơn chỗ mà người chăn dự bị cho nó.
- TAN TÁC. Hai chữ ‘tan tác’ hàm ý có một nguyên nhân nào đó khiến chiên, con thì chạy đầu nầy, con thì chạy nơi kia, không còn trong một bầy bình an nữa. Tại sao chiên bị tan tác? Chúng ta có thể thấy hình ảnh nầy trong các Chương trình Thế Giới Động vật hoang dã, khi có những con sư tử, những con chó sói, những con linh cẩu, tấn công một bầy hươu, nai, hoặc các loài yếu sức. Tất cả bầy chạy tứ tán.
Sách Sáng thế ký đoạn 3, ghi lại tình cảnh của loài người bị Satan tấn công, tội lỗi đã làm cho loài người tan tác khắp đất
- Chúng ta có thể nghĩ đến hai hạng người mà Chúa muốn nói đến trong khi mô tả tình trạng chiên của Chúa:
- Những con chiên đi lạc, là những người bị day động dời đổi theo chiều gió của đạo lạc (Êph. 4:14), họ đã từng tin Chúa, nhưng vì thiếu đức tin, vì không có Lời Chúa vững vàng, nên đã bị quyến dụ tẻ tách con đường lẽ thật, đi theo đạo lạc.
- Những con chiên tan tác, là những con người chưa tin Chúa đang bị ở dưới ách nô lệ tội lỗi, chìm đắm trong khắp thế gian.
- Những lời mô tả tình trạng bi thảm của chiên được nhắc lại giống như vậy trong sách Tin Lành Mathiơ 9:36, Khi Ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng thương xót, VÌ HỌ CÙNG KHỐN, VÀ TAN LẠC NHƯ CHIÊN KHÔNG CÓ KẺ CHĂN.
- Chúa Jêsus đã thấy gì? Chúa thấy đám dân đông.
- Đám dân đông tình trạng như thế nào? Họ cùng khốn và tan lạc. Chúa Jêsus đã nhìn thấy đám dân đông nghèo đói, bịnh tật, bị quỉ ám, nhất là họ không biết không nghe về Tin lành yêu thương của Đức Chúa Trời (Mathiơ 9:35). Chúa Jêsus nhìn thấy họ thiếu cả vật chất lẫn thiếu tâm linh.
- Những con chiên đi lạc, cùng khốn, tan tác, tan lạc, đó ở đâu? Nếu anh chị em đọc Mathiơ 9:35, sẽ thấy họ khắp các thành, các làng, trong các Nhà Hội Tôn giáo. Họ hiện diện khắp nơi, trên mọi núi, mọi đồi cao, trên cả mặt đất.
- Tiếc thay nhiều người chỉ có đôi mắt của người Pharisi mà không có đôi mắt như Chúa Jêsus nên không nhìn thấy mà thương những người chung quanh đang cùng khốn, đang tan lạc, đang tan tác, để mà thương mà giảng Tin Lành.
- Xin Chúa cho mỗi chúng ta giống như Tiên tri Ê-xê-chi-ên NGHE được tiếng Chúa phán, THẤY được 80 triệu con chiên Việt nam đang đi lạc, hơn một triệu người Việt nam khác đang tan tác khắp thế giới, trong đó có tại nước Mỹ, để mà động lòng thương xót như chính Chúa Jêsus Christ.
III/. NHU CẦN CỦA CHIÊN TA:
- Ê-xê-chi-ên 34:6, Những chiên ta đi lạc trên mọi núi và mọi đồi cao; những chiên ta tan tác trên cả mặt đất, CHẲNG CÓ AI KIẾM, CHẲNG CÓ AI TÌM.
- Nhu cần của con chiên đi lạc, tan tác là gì? Lời Chúa phán: Chẳng có ai kiếm, chẳng có ai tìm, nhu cần của con chiên là cần có người kiếm người tìm chúng về.
- Khi nói đến nhu cần người được sai đi kiếm, đi tìm những con chiên lạc về cho Chúa, tôi nhớ đến trong Kinh thánh có nhiều người có những thái độ khác nhau khi nghe đến nhu cần đó:
- Xuất Ê-díp-tô ký 4:13, khi Môi-se nghe tin Chúa đang cần người kiếm tìm dân sự của Chúa về Đất Hứa, Môi-se đã nói với Chúa: Oi, lạy Chúa, Chúa muốn sai ai đi, thì sai, trừ ra chính ông. Anh chị em có nghe tiếng Môi-se đâu đây trong chỗ nầy không? Nguyện Chúa cho không có ai giống Môi-se như vậy tại đây.
- Ê-sai 6:8, bây giờ chúng ta lại nghe tiếng của Esai thưa với Chúa, khi ông nghe Chúa phán: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta?, Ê-sai đã thưa với Chúa: Có tôi đây; xin hãy sai tôi. Nguyện Chúa cho tất cả chúng ta đang có mặt tại đây đều thưa với Chúa như Ê-sai đã thưa với Chúa.
- Thưa anh chị em, tôi muốn chúng ta đặt ra một câu hỏi thực tế nhưng vô cùng quan trọng ngay bây giờ: NHU CẦN CỦA ĐỒNG BÀO VIỆT NAM TRONG NƯỚC VÀ TẠI HẢI NGOẠI LÀ GÌ?
- Cách đây hơn 5, hay 10 năm về trước, rất nhiều người đã trả lời: Đó là những thùng quà, những số tiền, từ hải ngoại gởi về; còn đồng bào Việt nam nơi hải ngoại nhu cần là sự bảo trợ.
- Tôi không muốn bàn về một quá khứ sai lầm do chúng ta chỉ nhìn thấy nhu cần cứu giúp, chữa bịnh, mà bỏ quên nhu cần GIẢNG TIN LÀNH. Sự thiếu sót đó khiến ngày nay Hội thánh trả một giá rất đắt: Lòng đồng bào Việt nam của chúng ta bị chai, không còn nhạy cảm với Tin Lành nữa.
- Tôi muốn chúng ta nhìn vào NGÀY NAY, đồng bào Việt nam trong nước và hải ngoại có những nhu cần đó nữa không?
- Câu trả lời phải là KHÔNG!
- Vì sao?
- Vì trong nước, đồng bào nhất là những người sống thành thị, có nhiều người làm ra tiền nhiều hơn người ở hải ngoại, nhiều người sống phung phí thoải mái hơn người Việt ở hải ngoại.
- Vì đồng bào ở hải ngoại đã tự lo sinh sống, nhiều người còn bảo trợ những người khác, họ đâu còn cần ai bảo trợ nữa.
- Thế thì nhu cần mà chiên của Chúa, là những người Việt nam trong nước, những người Việt ở hải ngoại, họ cần gì? Nhơn Lời Chúa phán, tôi quả quyết ngày nay đồng bào Việt nam của chúng ta cần NHỮNG NGƯỜI ĐẾN GIẢNG TIN LÀNH CHO HỌ, ĐƯA HỌ VỀ CHUỒNG YÊU THƯƠNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI, CÁNH TAY YÊU THƯƠNG CỦA ĐẤNG CHĂN CHIÊN HIỀN LÀNH DUY NHẤT LÀ CHÚA JÊSUS.
- Anh chị em hãy nghe Lời Chúa rao báo về thời kỳ loài người không đói về bánh, không khát về nước, mà dói khát về Lời Đức Chúa Trời:
- Amốt 8:11-12, Chúa Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày sẽ đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trong đất, chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe lời của Đức Giê-hô-va. Bây giờ chúng nó sẽ đi dông dài từ biển nầy đến biển khác, từ phương bắc đến phương đông; chạy đi đây đi đó đặng tìm lời Đức Giê-hô-va mà không tìm được.
- II Tim. 4:1-4.
- Chúa phán: CHẲNG CÓ AI KIẾM, CHẲNG CÓ AI TÌM! Chúa phán: MÙA GẶT THÌ THẬT TRÚNG, SONG CON GẶT THÌ ÍT – Con gặt ít quá!
Đề mục: ĐỘI QUÂN LỚN
Kinh thánh: Ê-xê-chi-ên 37:1-10
Câu gốc: Ê-xê-chi-ên 37:10
Mục đích: Nhắc nhở con cái Chúa cậy quyền năng Chúa hiệp một để Hội thánh vững mạnh lo công việc Chúa.
I/. NGUỒN GỐC ĐỘI QUÂN LỚN:
1/. Không phải từ con người:
- Ê-xê-chi-ên 37:1-2
- Nói đến một Đội Quân thì chúng ta thường nghĩ đến những con người, tài tổ chức của con người. Nhưng trong câu 1, Lời Chúa cho chúng ta thấy Đội Quân Lớn mà câu gốc nói đến hôm nay không phát xuất từ con người.
- 37:1 mô tả cho chúng ta thấy: Chúa dắt Tiên tri Ê-xê-chi-ên vào một cái trũng, một cái thung lũng, nơi đó chứa đầy hài cốt khô.
- 37:2, Lời Chúa còn xác nhận mạnh mẽ rằng những hài cốt đó: NHIỀU LẮM và KHÔ LẮM
- Nhiều lắm: gợi cho chúng ta suy nghĩ đến một mồ chôn tập thể, một bãi chiến trường, chớ không phải là một khu nghĩa trang thứ tự mà anh chị em thường thấy tại Mỹ. Thật là một cảnh trạng ghê sợ! Nhiều mà không ích lợi gì cả.
- Khô lắm: hai chữ nầy nói lên sự tuyệt vọng, không còn hi vọng gì cả. Đến tình trạng như thế nầy: Khô lắm! thì thật không còn hi vọng chi nữa.
- Trước mặt Chúa và trước mặt một Tiên tri như Ê-xê-chi-ên thì số đông đó chỉ là hài cốt, mà hài cốt thì làm sao thành một Đội Quân lớn được? Một Đội Quân lớn không thể bắt nguồn từ những hài cốt khô lắm được.
- Cảm ơn Chúa, Kinh thánh không ngừng ở Ê-xê-chi-ên 37:1-2.
2/. Từ Chúa:
- Ê-xê-chi-ên 37:3
- Đây là cuộc đối thoại giữa Chúa và Tiên tri Ê-xê-chi-ên. Trong lời đối thoại nầy chúng ta thấy:
- Câu hỏi của Chúa: “Hỡi con người, những hài cốt nầy có thể sống chăng?”. Câu hỏi đã là câu trả lời, vì nếu không sống lại được thì Chúa sẽ không hỏi làm chi, đối với Chúa không có gì khó quá cho Chúa (Luca 1:37).
- Câu trả lời của Tiên tri Ê-xê-chi-ên là một cách trả lời đầy khôn ngoan, Tiên tri vừa nhìn nhận rằng về phương diện con người thì hoàn toàn bất năng; nhưng ông tin đối với Chúa Ngài sẽ làm được.
- Nhiều khi nhìn vào tình hình Hội thánh chung, hoặc một số Cơ-Đốc nhân, chúng ta cũng có thể thấy hình ảnh bi quan giống như vậy. Tôi cũng thường nghe về việc Truyền giảng tại Mỹ nầy, hầu như ai cũng nói: Người Việt nam ở Mỹ bây giờ rất khó tin Chúa – chữ ‘khó tin Chúa’ rõ ràng hàm ý là không bao giờ tin Chúa – nhiều lắm, đông người Việt lắm, nhưng khô lắm, không còn hi vọng.
- Cảm ơn Chúa, Lời Chúa còn có Ê-xê-chi-ên 37:3. Chúng ta phải học gương của Tiên tri Ê-xê-chi-ên, nhìn nhận con người mình bất năng, đồng thời tin cậy Chúa Toàn năng.
- Để Hội thánh có thể trở thành một Đội Quân Lớn, đã đến lúc Cơ-Đốc nhân chúng ta trong Hội thánh quay trở lại niềm tin nơi Chúa Toàn Năng. Thay vì phàn nàn, nản lòng nản chí, chúng ta hãy cùng nhau thưa với Chúa rằng: Chúa ơi, Chúa biết tình trạng Hội thánh của Ngài, xin Chúa hãy cứu Hội thánh ra khỏi tình trạng có tiếng là sống mà là chết. Tôi tin Chúa sẽ làm việc và Hội thánh không có lúc nào cần hơn lúc nầy, trở nên một Đội Quân lớn.
II/. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH ĐỘI QUÂN LỚN:
- Ê-xê-chi-ên 37:4-9 cho chúng ta thấy hai điều kiện cân có để hình thành một Đội Quân Lớn.
1/. Cần có Lời Đức Chúa Trời:
- Ê-xê-chi-ên 37:4-10a
- Qua phân đoạn nầy, chúng ta thấy để có thể hình thành một Đội Quân Lớn, Chúa đã bảo Tiên tri Ê-xê-chi-ên NÓI TIÊN TRI, điều kiện nầy được lập lại hai lần trong tiến trình hình thành Đội Quân Lớn:
- 37:4, Ngài bèn phán cùng ta rằng: Hãy nói tiên tri về hài cốt khô ấy, và bảo chúng nó rằng: Hỡi hài cốt khô, khá nghe lời Đức Giê-hô-va.
- 37:9, ... hãy nói tiên tri cùng gió...
- Theo lẽ thông thường thì hài cốt khô – Chúa nhấn mạnh là hài cốt đã KHÔ, để xác định sự bất năng của hài cốt – không thể NGHE. Nhưng thật kỳ diệu, đứng trước Lời Đức Chúa Trời, hài cốt khô vẫn nghe được.
- Anh chị em biết rằng danh từ Tiên Tri không mang tánh chất thầy bói như ý nghĩ thông thường, theo nguyên ngữ Hi-bá-lai, thì Tiên tri là Phát ngôn viên, người phát ngôn. Tiên tri của Đức Chúa Trời tức là người phát ngôn của Đức Chúa Trời, chỉ có bổn phận nói lại mạng lịnh của Đức Chúa Trời, truyền lại lời Chúa muốn phán dạy cho một đối tượng nào đó.
- Tại trong Ê-xê-chi-ên 37:4 và câu 9, rõ ràng Ê-xê-chi-ên nói tiên tri là nói lại điều Chúa muốn truyền dạy cho dân Y-sơ-ra-ên (37:5).
- Điều mà anh chị em cần lưu ý là Đội Quân Lớn bắt đầu hình thành khi Lời Đức Chúa Trời được truyền phán, đồng thời chúng ta cũng phải nói: Đội Quân Lớn hình thành từ khi những hài cốt – dù là hài cốt khô lắm, nhưng bằng lòng NGHE LỜI CHÚA CHO MÌNH.
- Nói rõ hơn, Hội thánh chỉ được phục hưng, được mạnh mẽ, khi nào Hội thánh có Lời Đức Chúa Trời, Lời Đức Chúa Trời không phải là những luận văn Tôn giáo, những bài triết lý, luân lý dài dòng.
- Bấy nhiêu chưa đủ, vấn đề là Hội thánh có Lời Chúa được rao giảng, nhưng Hội thánh có bằng lòng nghe, bằng lòng nhận Lời Chúa cho mình không?
- Chúa phán với những hài cốt khô:
- 37:4, Hỡi hài cốt khô, KHÁ NGHE lời Đức Giê-hô-va...
- Cảm ơn Chúa, Kinh thánh làm chứng, Lịch sử Hội thánh làm chứng, khi nào Hội thánh có Lời Chúa được rao giảng và bằng lòng nghe, nhận, thì sự phục hưng tràn đến, Hội thánh sẽ là một Đội Quân Lớn.
- Anh chị em có nhìn thấy điều kỳ diệu xảy ra khi Ê-xê-chi-ên nói tiên tri không?
- Ê-xê-chi-ên 37:7-8, khi Ê-xê-chi-ên còn đang nói tiên tri, thì
- C. 7, Động đất xảy ra.
- Những xương nhóm hiệp lại
- Gân, thịt được lắp vào, có da bọc lấy.
- Anh chị em có tin Lời Đức Chúa Trời có quyền năng dường ấy không? Tôi xin Chúa cho tất cả anh chị em quả quyết nói A-men, Lạy Chúa, chúng tôi tin.
2/. Cần có Gió Thánh Linh:
- Ê-xê-chi-ên 37:9
- Anh chị em để ý cuối câu 8 nói một điều đặc biệt: nhưng không có hơi thở ở trong. Đây là những thân thể hoàn chỉnh, nhưng không có sự sống. Hình ảnh nầy nhắc chúng ta nhớ đến khi Đức Chúa Trời dựng nên loài người. Sách Sáng thế ký 2:7, Đức Chúa Trời đã lấy bụi đất nắn nên hình người, nhưng đó chỉ là hình người, một tượng người, chưa phải là con người. Kế đó, Đức Chúa Trời đã HÀ SINH KHÍ vào mũi của tượng đất đó.
- Những hài cốt nầy đã nhờ Lời Đức Chúa Trời nên hình thành một thân người: có gân, có thịt, có da bọc lấy, nhưng đó chưa phải là Đội Quân, những thân thể đó cần sự sống, cần hơi thở.
- Cảm ơn Chúa, Chúa làm việc gì Ngài cũng làm trọn vẹn. Do đó, câu 9, Chúa đã bảo Tiên tri Ê-xê-chi-ên nói tiên tri với Gió, và hơi thở đã vào trong những thân người đó và tất cả đã sống.
- Trong nguyên ngữ Hi-bá-lai, chữ GIÓ – HƠI THỞ – LINH (Thánh Linh) đều là một chữ. Đây là điều mà Lời Chúa muốn phán dạy với chúng ta. Hội thánh muốn thành một Đội Quân Lớn, thì
- có số đông - chưa đủ,
- có mọi phương tiện - chưa đủ.
- Hội thánh cần phải có Thánh Linh Đức Chúa Trời.
- Hãy xem Hội thánh Đầu tiên trong sách Công vụ,
- Công vụ 1:4-5, Chúa Jêsus Christ dặn tín đồ Hội thánh đầu tiên phải chờ đến khi Đức Thánh Linh được đổ xuống.
- Công vụ 2:4, khi được đầy dẫy Đức Thánh Linh, tất cả đã trở nên một Đội Quân Lớn chinh phục thế giới cho Chúa.
- Một lần nữa chúng ta phải học cách nhận được Thánh Linh của Đức Chúa Trời, nhận được hơi thở của Đức Chúa Trời. Cách đó được Ê-xê-chi-ên 37:9 ghi lại: từ Lời Đức Chúa Trời!
- Sự đầy dẫy Thánh Linh sẽ đến khi Lời Đức Chúa Trời được rao giảng; sự đầy dẫy Thánh Linh chỉ có được khi người ta bằng lòng nghe Lời Đức Chúa Trời; Lời Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ cho người nghe biết mình khô hạn, bất năng; Lời Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ cho người nghe biết cách nhận được Đức Thánh Linh là phải ăn năn, xưng tội với Chúa, loại ra những gì thuộc về ý riêng, bất hòa, ganh tị... ; Lời Đức Chúa Trời sẽ khiến người nghe biết rằng họ cần đầu phục Chúa... Tất cả đều bắt đầu từ Lời Đức Chúa Trời.
III/. DẤU HIỆU CỦA MỘT ĐỘI QUÂN LỚN:
- Ê-xê-chi-ên 37:10b nêu ra hai dấu hiệu của Đội Quân Lớn:
1/. Đứng dậy:
- Ê-xê-chi-ên 37:10b, Vậy, ta nói tiên tri... chúng nó sống, và ĐỨNG DẬY.
- Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết đó là một Đội Quân Lớn mạnh là tất cả những người trong Đội Quân đó đều có thể ĐỨNG DẬY.
- Hành động đứng dậy nói lên tinh thần sẵn sàng, quyết tâm, không còn uể oải, miễn cưỡng nữa.
- Không phải một vài người đứng dậy, mà tất cả đều đứng dậy.
- Ephêsô 6:10, 14, Sứ đồ Phaolô cũng đồng một ý với Ê-xê-chi-ên 37:10 nầy, Phaolô kêu gọi: Vả lại, anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa? Làm sao biết người đó mạnh dạn? Câu 14, Phaolô nói tiếp:Vậy, hãy ĐỨNG VỮNG...
- Phải đứng dậy sẵn sàng gánh vác công việc Chúa!
- Hành động cần thiết đó đã được chứng minh trong sách Công vụ:
- Công vụ 1:15, Trong những ngày đó, Phierơ ĐỨNG DẬY giữa các anh em...
- Công vụ 2:14, Bấy giờ, Phierơ ĐỨNG RA cùng mười một sứ đồ.
- Anh chị em ơi, không có con đường nào khác, không có cách nào khác để Hội thánh có thể trở thành một Đội Quân Lớn: ấy là quay về trung thực với Lời Đức Chúa Trời và khát khao sự đầy dẫy Đức Thánh Linh.
2/. Hiệp làm một:
- Ê-xê-chi-ên 37:10b, ... và đứng dậy trên chơn mình, HIỆP LẠI THÀNH MỘT đội quân rất lớn.
- Dấu hiệu thứ hai của một Đội Quân Lớn và chẳng những lớn mà còn là RẤT LỚN, mạnh, chắc chắn thắng trận, đó là sự hiệp thành một.
- Chắc chắn không có một trận thắng nào trong lịch sử Kinh thánh cũng như lịch sử thế giới mà Đội Quân đó không có sự đồng tâm hiệp lực. Chúng ta có thể nói một cách quả quyết là TRONG BẤT CỨ CÔNG VIỆC LỚN hay NHỎ NÀO THÀNH CÔNG MÀ KHÔNG CÓ SỰ HIỆP MỘT.
- Hãy xem một đội bóng đá.
- Hãy xem một đoàn đua xe đạp, hay đua thuyền.
- Hãy xem một Công ty.
- Tất cả thăng được là khi nào cả đội, toàn bộ Công ty phải hiệp Làm Một.
- Hội thánh cũng vậy, hãy nhìn vào Hội thánh Đầu tiên, anh chị em sẽ thấy từ ngữ hiệp một xuất hiện liên tục qua từng chương của sách Công vụ
- Công vụ 1:14
- Công vụ 2:44
- Công vụ 3:1
- Công vụ 4:24, 32
- Và Hội thánh đầu tiên là một Đội Quân Lớn
- Xin Chúa cho Hội thánh Chúa tại đây thật là một Đội Quân Lớn qua tinh thần đứng dậy sẵn sàng và qua sự hiệp một.