I/. TÊN SÁCH E-XƠ-RA:
Tên sách là tên của tác giả. Người Y-sơ-ra-ên và các Cơ-đốc nhân đầu tiên đều tin ông E-xơ-ra là người viết sách E-xơ-ra, vì những lý do:
Tên sách là tên của tác giả. Người Y-sơ-ra-ên và các Cơ-đốc nhân đầu tiên đều tin ông E-xơ-ra là người viết sách E-xơ-ra, vì những lý do:
- Trong nguyên văn tiếng Hi-bá-lai lúc ban đầu thì sách Sử ký (I & II), sách E-xơ-ra và sách Nê-hê-mi, là một sách chung, do một người biên soạn. Về sau các Văn sĩ người Y-sơ-ra-ên chia làm 3 sách. Sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi được liệt vào kinh điển trước. Sách Sử ký sau nầy mới được công nhận vào kinh điển.
- Chúng ta không có một lý do nào vững chắc để chống lại ý kiến E-xơ-ra là tác giả.
- Không ai có đủ điều kiện viết sách nầy như E-xơ-ra.
II/. NIÊN HIỆU SÁCH E-XƠ-RA:
Sách được viết trễ nhất trong phần Cựu Ước, sau khi E-xơ-ra dẫn người Giu-đa về tới Giê-ru-sa-lem (456 TC.). Có lẽ vài năm sau đó.
Sách ghi lại những sự kiện khôi phục nước Y-sơ-ra-ên, kéo dài độ 100 năm với 2 thời kỳ quan trọng:
Sách được viết trễ nhất trong phần Cựu Ước, sau khi E-xơ-ra dẫn người Giu-đa về tới Giê-ru-sa-lem (456 TC.). Có lẽ vài năm sau đó.
Sách ghi lại những sự kiện khôi phục nước Y-sơ-ra-ên, kéo dài độ 100 năm với 2 thời kỳ quan trọng:
- Thời kỳ 20 năm – E-xơ-ra 1: - 6:
- 537-517 TC.
- Từ năm thứ I đời vua Si-ru (1:1) đến năm thứ 6 đời vua Đa-ri-út (6:15)
- Thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên trở về dưới sự lãnh đạo của Xô-rô-ba-bên (1:8) xây lại Đền thờ.
- Tham khảo: Xachari, A-ghê, I Sử 1: - 9:; II SỬ 36:22-23; Thi thiên 126; 137; Êsai 44:23 đến 45:8
- Thời kỳ 25 năm sau – E-xơ-ra 7: - 10:
- 458-433 TC.
- Do Nê-hê-mi làm Tổng đốc, E-xơ-ra làm thầy tế lễ lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên xây lại thành Giê-ru-sa-lem.
- Sách Nê-hê-mi viết về giai đoạn nầy
- Ma-la-chi là Tiên tri trong thời nầy
- E-xơ-ra chép cả 2 giai đoạn
- Giữa hai giai đoạn là sách Ê-xơ-tê
Chúng ta có thể ghi chi tiết như sau:
NĂM | SỰ KIỆN |
587 TC | dân Giu-đa phía Nam bị đày qua Ba-by-lôn. |
537 TC | dân Giu-đa được hồi hương lần thứ I do Xô-rô-ba-bên dẫn dắt. |
517 TC | Đền thờ được xây lại |
479 TC | Ê-xơ-tê làm Hoàng hậu nước Pheơsơ (Ba-tư) |
458 TC | E-xơ-ra dẫn dân Giu-đa hồi hương lần thứ II |
445 TC | Nê-hê-mi xây lại vách thành Giê-ru-sa-lem. |
III/. VỊ TRÍ SÁCH E-XƠ-RA
- Sách E-xơ-ra là một trong nhóm 3 quyển cuối của bộ 17 quyển lịch sử của Y-sơ-ra-ên, gồm: E-xơ-ra, Nê-hê-mi và Ê-xơ-tê), ghi lại mối liên hệ của Đức Chúa Trời với tuyển dân Y-sơ-ra-ên sau khi từ lưu đày trở về.
- E-xơ-ra và Nê-hê-mi viết về những người bị lưu đày hồi hương. Trong nguyên bản Hi-bá-lai chỉ là một sách (như sách Samuên, các Vua, Sử ký), còn Ê-xơ-tê viết ra trong thời bị lưu đày.
- 2 sách bao gồm 100 năm
- 2 sách đều:
- Bắt đầu tại Ba-by-lôn; kết thúc tại Giê-ru-sa-lem.
- Mang tên và liên hệ nhiều (xoay quanh) người viết sách
- Khởi đầu với chiếu chỉ của vua Ba-tư
- Có chủ đề là tái thiết
- Ghi lời cầu nguyện dài, xưng tội trong đoạn 9.
- Chấm dứt với việc thanh tẩy dân Chúa.
- Trong khi đọc 3 sách E-xơ-ra – Nê-hê-mi và Ê-xơ-tê, chúng ta phải đọc 3 sách cuối của nhóm 17 sách Tiên tri là A-ghê – Xa-cha-ri và Ma-la-chi, 3 Tiên tri được Đức Chúa Trời dấy lên trong thời kỳ hậu lưu đày nầy.
IV/. BỐ CỤC SÁCH E-XƠ-RA:
Đề mục: TRỞ VỀ
Câu gốc: 1:3
Đề mục: TRỞ VỀ
Câu gốc: 1:3
- Trở về với Xô-rô-ba-bên – 1: - 6:
- Chiếu lịnh trở về – 1:1-4 (của vua Si-ru)
- Người trở về – 1:5 – 2: (Xô-rô-ba-bên, dân sự, các khí mạnh)
- Mục đích trở về – 3: - 6: (Tái thiết Đền thờ)
- Trở về với E-xơ-ra – 7: - 10:
- Người trở về – 7:1-10 (E-xơ-ra, thầy tế lễ)
- Lịnh trở về – 7:11-28
- Hành trình trở về – 8:
- Mục đích trở về – 9: - 10:
V/. THẦY VĂN SĨ VÀ VĂN SĨ E-XƠ-RA:
- Con người của E-xơ-ra – 7:1-6
- Tên của E-xơ-ra: Giúp đỡ
- Là người được sinh ra trong thời gian bị lưu đày
- Dòng dõi thầy tế lễ A-rôn, vì vậy E-xơ-ra là thầy tế lễ đồng thời cũng là một Văn sĩ (7:6)
- Qua sách E-xơ-ra, chúng ta biết những đặc điểm về E-xơ-ra (đây là điều kiện của người phục sự Chúa)
- 7:6, E-xơ-ra thông thạo luật Môi-se 7:10, có mục tiêu trong đời sống.
- 7:27-28, Có đời sống biết cảm ta Chúa
- 8:21-23, người biết tìm kiếm ý Chúa
- 9:3-15, biết hạ mình ăn năn
- 10:10-11, không dung chịu tội lỗi.
- Công việc của E-xơ-ra:
Theo truyền thuyết của người Y-sơ-ra-ên (trong sách Talmud), E-xơ-ra là một trong những nhân vật nổi tiếng của lịch sử Y-sơ-ra-ên.
5 công việc quan trọng mà E-xơ-ra đã làm:
5 công việc quan trọng mà E-xơ-ra đã làm:
- Thành lập Nhà Hội đầu tiên
Truyền khẩu của các Rbi Do thái ghi nhận Nhà Hội được thành lập sau ngày từ Ba-by-lôn về. Nhà Hội đầu tiên với 120 thành viên kế thừa chức vụ tiên tri, nhưng họ làm công việc giải thích lời của Đức Chúa Trời. E-xơ-ra được xem như là chủ tịch.
Mục đích của Nhà Hội là khôi phục lại sự vinh hiển của Y-sơ-ra-ên.
Mục đích của Nhà Hội là khôi phục lại sự vinh hiển của Y-sơ-ra-ên.
- E-xơ-ra lập danh sách các sách Cựu Ước được kinh điển và chia làm 3 nhóm:
- Luật pháp
- Tiên tri
- Văn thơ
- Thay đổi cách viết chữ Kinh Thánh tiếng Hi-bá-lai cổ thành loại văn tự mới với cách viết chữ vuông (Square – chân phương) của người A-si-ri.
- Hoàn thành bộ Sử ký gồm sách Sử ký + E-xơ-ra + Nê-hê-mi
- Thiết lập Nhà Hội địa phương.
Những điều E-xơ-ra làm vẫn còn lưu truyền đến ngày nay và vẫn còn hiệu lực đối với người Y-sơ-ra-ên.
VI/. NƯỚC MÊ-ĐI BA-TƯ:
Phần lịch sử sau cùng của người Y-sơ-ra-ên trong đời Cựu Ước ghi trong sách Các Vua, Sử ký, E-xơ-ra, Nê-hê-mi, và Ê-xơ-tê, có bối cảnh của ba Đế quốc hùng mạnh thời đó: A-si-ri, Ba-by-lôn, và Mê-đi ba-tư. Ngay trong một sách nhỏ như E-xơ-ra cũng ghi ít nhất tên của 7 vị vua nước Pherơsơ (Ba-tư).
Trong phần nghiên cứu sách II Các Vua, chúng ta đã nói đến đế quốc A-si-ri và Ba-by-lôn.
A-SI-RI:
Lịch sử tối cổ của A-si-ri trải qua 3 thời kỳ:
VI/. NƯỚC MÊ-ĐI BA-TƯ:
Phần lịch sử sau cùng của người Y-sơ-ra-ên trong đời Cựu Ước ghi trong sách Các Vua, Sử ký, E-xơ-ra, Nê-hê-mi, và Ê-xơ-tê, có bối cảnh của ba Đế quốc hùng mạnh thời đó: A-si-ri, Ba-by-lôn, và Mê-đi ba-tư. Ngay trong một sách nhỏ như E-xơ-ra cũng ghi ít nhất tên của 7 vị vua nước Pherơsơ (Ba-tư).
Trong phần nghiên cứu sách II Các Vua, chúng ta đã nói đến đế quốc A-si-ri và Ba-by-lôn.
A-SI-RI:
Lịch sử tối cổ của A-si-ri trải qua 3 thời kỳ:
- Độ chừng từ 1,430 đến 1,000 TC.
- Độ chừng từ 880 đến 745 TC.
- Thời kỳ có liên hệ đến Y-sơ-ra-ên, lúc A-si-ri đã trở nên bá chủ thế giới thời đó, bắt đầu khoảng 745 TC. Với sự nắm quyền của một tướng hung dữ là Pul (Phun). Vị tướng nầy cai trị với tên là Tiếc-lác Phi-le-sê III. Đế quốc A-si-ri đã tiếp tục tồn tại đến khi Ni-ni-ve sụp đổ (612-608 TC) bởi Ba-by-lôn.
Đây là tên các vua A-si-ri có liên hệ với Kinh Thánh:
TÊN VUA | NĂM TC. | KINH THÁNH |
Tiglah Pileser III (Tiếclác Philêse) | 745 - 727 | II Vua 15:19, 29; 16:7, 10; II Sử 5:26 |
Shalmaneser IV (Sanhmananase) | 727 - 722 | II Vua 17:3; 18:9 |
Sargon (Sa-gôn) | 722 - 705 | II Vua 18:11; Ê-sai 20; (10:12, 28-34 – Bản RV) |
Sennacherib (San-chê-ríp | 705 - 681 | I Samuên 36: - 37: II Vua 18:19; II Sử 32; |
Esar-haddon (Ê-sạt-ha-đôn) | 688 – 668 | II Vua 19:36-37; II Sử 33;11; Exơra 4:2 |
Assur-bani-pal (Asnapper – Onáp-ba?) | 668 - 628 | E-xơ-ra 4:10 |
Với cái chết của Ô-náp-ba, đế quốc A-si-ri cũng suy tàn.
BA-BY-LÔN:
Năm 625 TC.,, Ba-by-lôn độc lập dưới sự cai trị của Nabopolassar (cha của Nê-bu-cát-nết-sa, đồng thời nước Mê-đi cũng thu hồi độc lập. Sau đó người Mê-đi và Ba-by-lôn liên minh hạ được Ni-ni-ve vào năm 608 TC., nước A-si-ri chấm dứt vĩnh viễn.
Khi A-si-ri sụp đổ, nước Ba-by-lôn bắt đầu tiếp nối với vị vua trẻ, tài giỏi, chói sáng là Nê-bu-cát-nết-sa. Nhưng Ba-by-lôn chỉ kéo dài đến năm 538 TC như đã nói trong Giêrêmi 29:10.
Suốt trong thời gian 70 năm nầy, dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày tại Ba-by-lôn.
Sau đây là tên các vị vua Ba-by-lôn:
BA-BY-LÔN:
Năm 625 TC.,, Ba-by-lôn độc lập dưới sự cai trị của Nabopolassar (cha của Nê-bu-cát-nết-sa, đồng thời nước Mê-đi cũng thu hồi độc lập. Sau đó người Mê-đi và Ba-by-lôn liên minh hạ được Ni-ni-ve vào năm 608 TC., nước A-si-ri chấm dứt vĩnh viễn.
Khi A-si-ri sụp đổ, nước Ba-by-lôn bắt đầu tiếp nối với vị vua trẻ, tài giỏi, chói sáng là Nê-bu-cát-nết-sa. Nhưng Ba-by-lôn chỉ kéo dài đến năm 538 TC như đã nói trong Giêrêmi 29:10.
Suốt trong thời gian 70 năm nầy, dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày tại Ba-by-lôn.
Sau đây là tên các vị vua Ba-by-lôn:
TÊN VUA | NĂM TC. | KINH THÁNH |
Nabopolassar | 625 – 606 | |
Nêbucátnếtsa | 606 – 562 | Đa-ni-ên 1: - 3: |
Êvinhmêrôđác (hay Mill-marduk | 562 – 559 | II Vua 25:27 |
Nergal-Charezer (hay Neriglissar) | 559 – 555 | Giêrêmi 39:3-13 |
Labashi-mardak (Laborisoarchod) | 555 (9 tháng) | |
Nabonidus (hay Nabanahid) Đồng trị với Bên-xátxa (Benlohazzar) | 553 – 536 | Đa-ni-ên 5: |
MÊ-ĐI BA-TƯ
Nước Mê-đi đã liên minh với nước Ba-by-lôn đánh hạ A-si-ri. Cuộc liên minh nầy chấm dứt với sự qua đời của Nê-bu-cát-nết-sa (562. Hai hay ba năm sau, người Mê-đi và người Ba-tư trở nên một đế quốc dưới sự cai trị của Si-ru (người Ba-tư)
Người Mê-đi và Ba-tư cùng chủng tộc, giống nhau về phong tục và tôn giáo
Năm 559 TC. Cuộc nổi loạn trong nước đã chuyển quyền cai trị từ vua Mê-đi sang người Ba-tư là Si-ru nổi danh trong giai đoạn nầy. Trong vòng 12 năm, vua Si-ru đã tiêu diệt ba đế quốc: Mê-đi, Ly-đi, và Ba-by-lôn, chinh phục cả Á-châu. Dân tộc Ba-tư của ông đã cai trị thế giới thời đó trong 200 năm.
Sau khi chinh phục Ba-by-lôn, Si-ru đã đồng trị với một vua Mê-đi là Gobryas – Gobryas nầy dường như là Đa-ri-út trong sách Đa-ni-ên đoạn 6.Si-ru nầy là người được nói đến trong sách E-xơ-ra.
Đây là tên các vua Ba-tư có liên hệ Kinh Thánh:
Nước Mê-đi đã liên minh với nước Ba-by-lôn đánh hạ A-si-ri. Cuộc liên minh nầy chấm dứt với sự qua đời của Nê-bu-cát-nết-sa (562. Hai hay ba năm sau, người Mê-đi và người Ba-tư trở nên một đế quốc dưới sự cai trị của Si-ru (người Ba-tư)
Người Mê-đi và Ba-tư cùng chủng tộc, giống nhau về phong tục và tôn giáo
Năm 559 TC. Cuộc nổi loạn trong nước đã chuyển quyền cai trị từ vua Mê-đi sang người Ba-tư là Si-ru nổi danh trong giai đoạn nầy. Trong vòng 12 năm, vua Si-ru đã tiêu diệt ba đế quốc: Mê-đi, Ly-đi, và Ba-by-lôn, chinh phục cả Á-châu. Dân tộc Ba-tư của ông đã cai trị thế giới thời đó trong 200 năm.
Sau khi chinh phục Ba-by-lôn, Si-ru đã đồng trị với một vua Mê-đi là Gobryas – Gobryas nầy dường như là Đa-ri-út trong sách Đa-ni-ên đoạn 6.Si-ru nầy là người được nói đến trong sách E-xơ-ra.
Đây là tên các vua Ba-tư có liên hệ Kinh Thánh:
TÊN VUA | NĂM TC. | KINH THÁNH |
Si-ru Đại Đế | 538 – 529 | E-xơ-ra 1: Êsai 45 |
Cambyses | 529 – 521 | Là A-suê-ru trong E-xơ-ra |
Gauniata (Pudo Smerdis) | 7 tháng | Là At-ta-xét-xe của E-xơ-ra 4:7 |
Đa-ri-út I Hystaspis | 521 – 486 | Ex-ơ-ra 5: - Tái thiết Đền thờ |
Xerxes I | 485 – 464 | A-suê-ru chồng của Ê-xơ-tê |
Artaxerxes I Longi Manus | 465 – 424 | E-xơ-ra 7:1; Nêh. 2:1; 5:14 |
Xerxes II | 424 - | |
Đa-ri-út (Nothus) | 424 – 404 | Nêhêmi 12:22 (?) |
Artaxerxes II (Mnemon) | 404 - 359 | |
Artaxerxes III (Oohus) | 359 - 338 | |
Đa-ri-út III (Codomamus) | 335 – 330 | Nêhêmi 12:22 (?) |
IV/. NỘI DUNG:
ĐOẠN 1: Chiếu lịnh của Si-ru
Không có một người nào đọc 3 sách E-xơ-ra, Nêhêmi và Ê-xơ-tê, mà không thấy điều kỳ diệu của Đức Chúa Trời đã làm cho tuyển dân Y-sơ-ra-ên.
- Chúa cảm động Si-ru ra lịnh cho dân Y-sơ-ra-ên hồi hương (E-xơ-ra)
- Chúa cảm động lòng vua Ạt-ta-xét-xe cho nê-hê-mi hồi hương (Nêhêmi)
- Chúa cảm động lòng vua A-suê-ru cứu tuyển dân Y-sơ-ra-ên (Ê-xơ-tê)
1:1 đã nói đến chiếu lịnh của Si-ru. Chính Si-ru đã nhìn nhận quyền cai trị của Đức Chúa Trời đã ban nước cho vua.
Sử gia Do thái là Josephus nói rằng sau khi chinh phục Ba-by-lôn, vua Si-ru đã đọc được những lời trong sách tiênt ri Ê-sai 44:24 – 45:6, đã được viết ra trước đó 200 năm đề cập đến tên của ông. Chính điều nầy đã ảnh hưởng đến Si-ru.
ĐOẠN 2: Trở về Đất Hứa
Vấn đề được đề cập đến là có 2 hay 12 chi phái trở về?
Sử gia Do thái là Josephus nói rằng sau khi chinh phục Ba-by-lôn, vua Si-ru đã đọc được những lời trong sách tiênt ri Ê-sai 44:24 – 45:6, đã được viết ra trước đó 200 năm đề cập đến tên của ông. Chính điều nầy đã ảnh hưởng đến Si-ru.
ĐOẠN 2: Trở về Đất Hứa
Vấn đề được đề cập đến là có 2 hay 12 chi phái trở về?
- Đoạn 1:3 ghi rõ chiếu chỉ ra lịnh là: Tất cả người Y-sơ-ra-ên. Chúng ta nhớ là đế quốc Asiri đã bắt đày 10 chi phái, kế đó Ba-by-lôn chiếm nước A-si-ri, rồi đến Si-ru của nước Pherơsơ. Tất cả dân Y-sơ-ra-ên đều thuộc quyền Si-ru.
- Đoạn 1:5, co thể hiểu là trưởng lão 2 chi phái Giu-đa và Bên-gia-min lãnh đạo.
- Đoạn 2:2 so với Nêhêmi 7:7, chúng ta thấy có tên 12 người. Như vậy đây là lãnh đạo 12 chi phái. Nếu không, tại sao lại ghi 12 tên?
- 2:1, 70, cho thấy không phải chỉ hồi hương về Giê-ru-sa-lem, nhưng trở về ở cả xứ Giu-đê. Như vậy tất cả các chi phái cùng về.
- 6:17, trong lễ khánh thành đền thờ mới, họ dâng 12 con dê đực (8:35 ghi 12 con bò đực, 12 dê đực).
ĐOẠN 3: Xây lại bàn thờ
- 3:1-2, công việc đầu tiên của những người Y-sơ-ra-ên hồi hương là xây lại bàn thờ, tái lập sự thông công, thờ phượng Chúa. Đồng thời khởi sự xây Đền thờ (3:10-11). Kết quả việc làm nầy là dân sự được vui mừng.
- 3:12, có một số người đã sống qua 70 năm lưu đày, ít nhất họ cũng từ 80 đến 90 tuổi trở lên.
ĐOẠN 4: Sự Ngăn Trở
Trong công tác xây cất Đền thờ, đã có những kẻ thù nghịch ngăn trở.
Những thù nghịch nầy là:
Trong công tác xây cất Đền thờ, đã có những kẻ thù nghịch ngăn trở.
Những thù nghịch nầy là:
- 4:2b, dân ngoại bang là do vua A-si-ri đưa đến vào lúc Samari sụp đổ (II Vua 17:24)
- II Vua 17:32-33, họ có thờ Đức Chúa Trời, nhưng cũng thờ hình tượng, không làm theo Lời Chúa
- 4:4a, họ là dân ở trong xứ – ở ngay trong xứ Y-sơ-ra-ên (ở giữa Hội Thánh).
Họ dùng 3 cách để ngăn trở công việc Chúa:
- Lừa dối dân Y-sơ-ra-ên bằng lời đề nghị hợp tác (4:2)
- Làm cho dân Y-sơ-ra-ên ngã lòng, nhát sợ (4:4)
- Hối lộ các quan chức cầm quyền để ngăn trở (4:5)
Lý do Xô-rô-ba-bên không cho họ dự phần làm việc thánh (II Vua 17:24-41), sự hợp tác của họ sẽ đưa tội lỗi vào dân thánh (I Côrintô 5:6b). Bài học trong Dân. 11:4, dân tạp đã xui giục dân Chúa phạm tội:
- Chính dân ngoại làm cho dân Y-sơ-ra-ên mất đức tin, ngã lòng, nhát sợ.
- Chính dân ngoại dựa vào quyền lực thế gian để ngăn trở, ý xấu đó lộ rõ qua hai chữ “hối lộ”.
ĐOẠN 5 và 6 Nhu Cầu Lời Đức Chúa Trời (các Tiên tri được dấy lên)
5;1-2, cảm ơn Chúa trong lúc công việc Chúa bị ngăn trở, dân sự ngã lòng, thì các Tiên tri A-ghê và Xa-cha-ri được dấy lên rao giảng Lời Chúa, khích lệ dân sự tiếp tục công việc xây cất Đền thờ.
Các Tiên tri chẳng những rao giảng Lời Chúa mà còn dự phần giúp đỡ (5:2b).
Lịnh xây cất được duyệt xét lại và Chúa đã cho hoàn thành (6:14-15).
ĐOẠN 7: Trở về với E-xơ-ra
Trở về lần nầy cách lần của Xô-rô-ba-bên ít nhất là 25 năm (458 – 433 TC.)
Trở về theo chiếu lịnh của vua Ạt-ta-xét-xe I
E-xơ-ra đã chuẩn bị 3 kế hoạch hồi hương nầy với tấm lòng của ông (7:10)
5;1-2, cảm ơn Chúa trong lúc công việc Chúa bị ngăn trở, dân sự ngã lòng, thì các Tiên tri A-ghê và Xa-cha-ri được dấy lên rao giảng Lời Chúa, khích lệ dân sự tiếp tục công việc xây cất Đền thờ.
Các Tiên tri chẳng những rao giảng Lời Chúa mà còn dự phần giúp đỡ (5:2b).
Lịnh xây cất được duyệt xét lại và Chúa đã cho hoàn thành (6:14-15).
ĐOẠN 7: Trở về với E-xơ-ra
Trở về lần nầy cách lần của Xô-rô-ba-bên ít nhất là 25 năm (458 – 433 TC.)
Trở về theo chiếu lịnh của vua Ạt-ta-xét-xe I
E-xơ-ra đã chuẩn bị 3 kế hoạch hồi hương nầy với tấm lòng của ông (7:10)
- Tra xét (học) Lời Chúa
- Làm theo Lời Chúa
- Dạy Lời Chúa
Chính E-xơ-ra học trước rồi mới dạy giống như Chúa Jêsus (Công vụ 1:1)
ĐOẠN 8: Hành Trình Trở Về (Hồi hương).
8:15, E-xơ-ra triệu tập đầy đủ dân Chúa (không để thiếu một chi phái nào).
8:21, E-xơ-ra tìm kiếm ý Chúa dẫn dắt.
Chúng ta lại học được 3 hành động của E-xơ-ra trong 8 :21
ĐOẠN 8: Hành Trình Trở Về (Hồi hương).
8:15, E-xơ-ra triệu tập đầy đủ dân Chúa (không để thiếu một chi phái nào).
8:21, E-xơ-ra tìm kiếm ý Chúa dẫn dắt.
Chúng ta lại học được 3 hành động của E-xơ-ra trong 8 :21
- Kiêng ăn
- Hạ mình
- Cầu nguyện
E-xơ-ra đã dọn mình thánh sạch trước, rồi mới xin biết ý của Chúa.
8:24-34, quản lý tiền bạc dâng hiến hết sức cẩn thận, không làm thất thoát.
ĐOẠN 9 và 10: Thánh Hóa Dân Sự
9:1-2, Đền thánh đã xây xong, nhưng dân thánh thì đã bị pha lộn (9:2). Các thầy tế lễ, quan trưởng, đã không biệt mình ra thánh (I Côrintô 9:27).
Trước tình trạng dân thánh bị pha lộn đó, E-xơ-ra lại có 3 hành động gương mẫu trong 9:5
8:24-34, quản lý tiền bạc dâng hiến hết sức cẩn thận, không làm thất thoát.
ĐOẠN 9 và 10: Thánh Hóa Dân Sự
9:1-2, Đền thánh đã xây xong, nhưng dân thánh thì đã bị pha lộn (9:2). Các thầy tế lễ, quan trưởng, đã không biệt mình ra thánh (I Côrintô 9:27).
Trước tình trạng dân thánh bị pha lộn đó, E-xơ-ra lại có 3 hành động gương mẫu trong 9:5
- Ra khỏi nơi khổ nhục (câu 4)
- với một tấm lòng tan vỡ (xé áo)
- Quì gối hướng về Chúa
Lời cầu nguyện xưhng tội của E-xơ-ra nói rõ ràng: Tội gì? Ai phạm? Xin tha thứ.
Cảm ơn Chúa, dân Chúa đã cảm động, ăn năn (10:1) và dứt khoát biệt mình ra thánh (10;12).
------------------------
Đề mục: XÂY DỰNG LẠI
Kinh thánh: E-xơ-ra 1: - 3: (đọc 1:1-11)
Câu gốc: E-xơ-ra 1:3
Mục đích: Học sách E-xơ-ra trong chương trình học suốt Kinh thánh. Kêu gọi con cái Chúa góp phần xây dựng Hội Thánh của Chúa.
I/. ĐIỀU CẦN XÂY DỰNG LẠI:
Cảm ơn Chúa, dân Chúa đã cảm động, ăn năn (10:1) và dứt khoát biệt mình ra thánh (10;12).
------------------------
Đề mục: XÂY DỰNG LẠI
Kinh thánh: E-xơ-ra 1: - 3: (đọc 1:1-11)
Câu gốc: E-xơ-ra 1:3
Mục đích: Học sách E-xơ-ra trong chương trình học suốt Kinh thánh. Kêu gọi con cái Chúa góp phần xây dựng Hội Thánh của Chúa.
I/. ĐIỀU CẦN XÂY DỰNG LẠI:
- E-xơ-ra 1:1-4
- Trong 4 câu đầu của đoạn 1 hay 4 câu đầu của sách E-xơ-ra đã lập đi lập lại để nhấn mạnh điều cần yếu xây dựng lại, ấy là:
- 1:2, … xây cất cho Ngài một đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, trong xứ Giu-đa …
- 1:3, khá trở lên Giê-ru-sa-lem, trong xứ Giu-đa, đặng cất lại đền thờ Giê-hô-va …
- 1:4… đền của Đức Chúa Trời ở tại Giê-ru-sa-lem.
- Phải, điều cần xây dựng lại là một đền thờ cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời tại Giê-ru-sa-lem, xây dựng một đền thánh cho Đấng Thánh tại thành thánh.
- Tại sao Điều cần xây dựng nầy cứ được lặp đi lặp lại như vậy?
- Anh chị em biết rằng, chiếu chỉ nầy của vua Si-ru của nước Phe-rơ-sơ được ban ra sau khi dân Y-sơ-ra-ên đã bị lưu đày 70 năm tại Ba-by-lôn. Nghĩa là 70 năm qua, thành thánh Giê-ru-sa-lem, thành của một dân thánh không chứng minh sự hiện diện của Đấng Thánh ngự ở đó.
- 70 năm qua, dù mang danh là Thành Thánh, là Hội Thánh, là Dân thánh, nhưng đã bị sỉ nhục, bị chế nhạo, bao nhiêu lần những người chưa tin Chúa hỏi tuyển dân: Đức Chúa Trời ngươi đâu? (Thi thiên 42:3, 10).
- Tại sao những người chưa tin Chúa chế nhạo, thắc mắc như vậy?
- 1:2-3, vì một xứ mang danh là Giu-đa, nghĩa là NGỢI KHEN, cứ ngợi khen mà 70 năm qua chỉ là buồn thảm, than thở, các dân ngoại không hề nghe họ hát ngợi khen, như họ đã nhìn nhận: Trên đất ngoại bang, chúng tôi làm sao hát được bài ca của Đức Giê-hô-va?
- 1:2-4, với 3 câu nầy, bốn lần nhắc đến Giê-ru-sa-lem. Anh chị em có biết Giê-ru-sa-lem là gì không? GIÊ-RU là nền – cái nền; SA-LEM là bình an. một nơi là nền tảng của sự bình an, nhưng 70 năm qua, dân Chúa chẳng có bình an nào cả.
- Thế thì làm sao dân Chúa đem đến cho những người chưa biết Chúa sự ngợi khen, bình an? Đó là lý do người ta chế nhạo. Một Cơ-Đốc nhân mà không giống Đấng Cơ-Đốc, thật là một sự buồn cười.
- Vấn đề không phải chỉ là cái hình thức cơ sở hoặc tổ chức bên ngoài, hay một danh xưng. Dĩ nhiên là Hội Thánh cần những bề ngoài đó, nhưng vấn đề là sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh, trong đời sống của dân Chúa, trong những hình thức đó.
- Sách Công vụ 11:26, ấy là ở thành An-ti-ốt, người ta bắt đầu xưng môn đồ là Cơ-rê-tiên – là Cơ-Đốc nhân, nghĩa là người tin theo Đấng Christ, giống Đấng Christ. Thật là một danh xưng đẹp
- Phao-lô cũng đã gởi thư cho Hội Thánh tại Cô-rin-tô để khuyên các Cơ-Đốc nhân tại đó, vì họ quá chú trọng đến những vấn đề ân tứ, thay vì làm sao để những người chưa tin hoặc kẻ tầm thường vào nghe … họ sấp mình xuống đất thờ lạy Đức Chúa Trời, và nói rằng thật có Đức Chúa Trời ở giữa anh em (I Cô. 14:25).
- Công việc của Chúa giao cho Hội Thánh thật nhiều, chúng ta cần xây dựng lại nhiều thứ, nhưng quan trọng nhất là làm sao, xây dựng cách nào, để mọi người nhìn nhận rằng có Đức Chúa Trời ngự giữa chúng ta.
II/. NGƯỜI DỰ PHẦN XÂY DỰNG LẠI:
- E-xơ-ra 1:5 – 2:
- Trong câu gốc của chúng ta (1:3) ghi lại chiếu lịnh của vua Si-ru đề cập đến hạng người phải dự phần xây dựng lại một nơi chứng minh có Đức Chúa Trời ngự giữa dân thánh thành thánh: Phàm ai thuộc về dân sự Ngài…
- 1:5, Trước lời kêu gọi đó,
- Những trưởng tộc …
- những thầy tế lễ,
- người Lê-vi, cả thảy…
- Cảm ơn Chúa, công việc đã bắt đầu từ những người lãnh đạo trong dân Chúa, từ những trưởng tộc tức là những người lãnh đạo hành chánh; những thầy tế lễ và những người Lê-vi, tức là những người lãnh đạo tinh thần, thuộc linh.
- Cảm ơn Chúa hơn nữa, những người lãnh đạo nầy dự phần không phải vi bị ép buộc, miễn cưỡng, vì lợi dơ bẩn, nhưng Lời Chúa làm chứng rằng
- Đức Chúa Trời cảm động họ lòng có ý đi lên xây cất đền thờ của Đức Giê-hô-va…
- chẳng những họ có lòng có ý, mà còn BÈN CHỔI DẬY nữa. Họ làm liền, dự phần liền, không chần chừ, không tính toán so đo.
- Có người nói cục (viên) than lớn thì khó cháy, nhưng ở đây chúng ta thấy ngược lại là những cục than lớn đã bằng lòng cháy trước.
- 2:64-65, vì cớ đó đã có 43.360 người khác nữa đã vui lòng dự phần xây dựng lại nơi Chúa ngự, lại có cả những người dù địa vị thấp hèn là tôi trai tớ gái cũng dự phần chổi dậy xây dựng lại nơi Chúa ngự; cũng có những người nam nữ ca hát đi theo cùng họ nữa.
- Rõ ràng tất cả những người đó họ không thấy việc xây dựng lại nơi Chúa ngự là một gánh nặng, mà họ đã ý thức công việc Chúa là một đặc ân Chúa cho họ dự phần.
- Êph. 2:22, Phao-lô đã nói lên ý thức đặc ân dự phần công việc Chúa: Ấy, anh em cũng nhờ Ngài mà được dự phần vào nhà đó, đặng trở nên nhà ở của Đức Chúa Trời trong Thánh Linh.
- Phao-lô dùng chữ ĐƯỢC DỰ PHẦN, không phải là BỊ DỰ PHẦN,
- ĐƯỢC dự phần, là ơn Chúa cho, đây là một phước hạnh.
- BỊ dự phần, là một sự bắt buộc, khi đó nó sẽ trở nên một gánh nặng.
- Nói đến sự mau lẹ dự phần lo công việc Chúa của những người lãnh đạo dân Chúa trong thời E-xơ-ra, sự hãnh diện vui sướng được dự phần của Hội Thánh tại Ê-phê-sô trong công việc xây dựng Nhà Chúa để làm nơi ở cho Đức Chúa Trời, lòng tôi thấy nôn nao mong ước một ngày được nhìn thấy công việc Nhà Chúa, Hội Thánh của Chúa có tất cả con cái Chúa mau lẹ dự phần, hãnh diện dự phần giống như vậy.
- Khi nào thì xảy ra? Tại sao không phải là hôm nay? Điều kiện dự phần công việc Chúa rất dễ dàng, không đòi học thức, không đòi văn bằng … chỉ đòi: Phàm ai thuộc về Đức Giê-hô-va! Ai biết mình là người thuộc về Chúa, hãy chổi dậy, đứng lên lo công việc Chúa. Anh chị em đây há không phải là người đã thuộc về Chúa rồi sao?
III/. TINH THẦN XÂY DỰNG LẠI:
- E-xơ-ra 3:1-9
- Trong phân đoạn ngắn nầy, Lời Chúa cứ nhắc đi nhắc lại tinh thần lo công việc Chúa của dân Chúa trước trách nhiệm xây dựng lại nơi Chúa ngự:
- 3:1, dân sự HIỆP LẠI NHƯ MỘT NGƯỜI ở tại Giê-ru-sa-lem …
- 3:2, Bấy giờ, Giê-sua … và các anh em người, ĐỀU chổi dậy.
- 3:8, … HẾT THẢY … ĐỀU … khởi làm công việc xây cất…
- 3:9, bấy giờ, Giê-sua, các con trai người và anh em người … ĐỀU CHỔI DẬY ĐỒNG HIỆP NHAU NHƯ MỘT, mà quản đốc …
- Đọc qua những câu, những từ ngữ: hiệp lại như một người, đều chổi dậy, hết thảy đều, đều chổi dậy đồng hiệp nhau như một … anh chị em có hình dung ra một cảnh trạng như thế nào không? Có hình dung ra những gương mặt rạng rỡ, vui mừng của tất cả những người dự phần công việc Chúa không? Đến nỗi từng gia đình, con cái, anh em cũng vậy.
- Dân sự hiệp nhau
- những người lãnh đạo hiệp nhau
- gia đình hiệp nhau
- Chúng ta cũng bắt gặp tinh thần lo công việc Chúa giống như vậy trong sách Công vụ các Sứ đồ:
- Công vụ 1:14, Hết thảy những người đó bền lòng đồng một ý …
- Công vụ 2:44, phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau.
- 3:1, Phi-e-rơ với Giăng CÙNG lên đền thờ.
- Cảm ơn Chúa, tinh thần của Hội Thánh đầu tiên là hiệp một ý torng sự cầu nguyện; hiệp một ý trong việc sử dụng vật chất, của cải; hiệp một ý trong đền thờ thờ phượng Chúa.
- Trước tinh thần đồng lòng hiệp ý đó Chúa đã thành tín với lời hứa của Chúa trong Cựu Ước và Tân Ước
- Thi thiên 133:1, 3, trong câu 1 tác giả Thi thiên nói đến tinh thần hiệp một yêu thương nhau của dân Chúa: Kìa anh em ăn ở hòa thuận nhau, thật tốt đẹp thay! Đến câu 3, tác giả xác nhận: Vì tại đó, Đức Giê-hô-va đã ban phước, tức là sự sống cho đến đời đời.
Lời Chúa hứa, dân Chúa yêu thương hiệp một, thì Chúa ban phước đến đời đời.
- Ma-thi-ơ 18:19, Chúa Jêsus hứa: Quả thật ta nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất mà cầu xin không cứ việc chi, thì Cha ta ở trên trời sẽ cho họ.
Một điều kiện thật nhỏ: thuận nhau ở dưới đất; để nhận lãnh được một sự ban cho không giới hạn (bất cứ việc chi)
- Thật sự tinh thần hiệp một, đồng lòng, ngày nay trở nên hiếm hoi trong Hội Thánh chung cũng Hội Thánh tại địa phương chúng ta. Tại sao tôi nói như vậy? Vì thực trạng đã cho tất cả chúng ta thấy, nhất là sự thiếu quyền năng trong Hội Thánh , vì nếu chúng ta hiệp một, đồng lòng nhau thì thế giới nầy, Hội Thánh nầy đã phục hưng từ lâu rồi?
- Tôi xin được gởi đến anh chị em câu hỏi trong giờ nầy: Tại sao chúng ta không đồng lòng hiệp một như dân Chúa thời E-xơ-ra, như Hội Thánh thời Sứ đồ được? Có phải vì chúng ta chưa nếm mùi 70 năm lưu đày, nên không hiệp một đồng lòng được? Anh chị em ơi, làm sao để có tinh thần đồng lòng hiệp một từ hôm nay?
IV/. PHƯỚC HẠNH CỦA VIỆC XÂY DỰNG LẠI:
- E-xơ-ra 3:10-13
- Cảm ơn Chúa, phân đoạn Kinh thánh nầy thật vui, vẽ ra trước mắt chúng ta một cảnh trạng
- 3:10a, đầy màu sắc của những chiếc áo lễ
- 3:10b-11, đầy âm thanh vui tươi của những tiếng kèn, tiếng chập chỏa, tiếng hát đối đáp ngợi khen cảm tạ Chúa của các Ca đoàn
- 3:12, đầy những giọt nước mắt với tiếng khóc ngay cả của những người già, họ khóc vì sung sướng bởi cuối cùng rồi họ cũng thấy công việc Chúa được những người đi sau chung lo, họ khóc vì cuối cùng rồi mắt họ cũng thấy được lời hứa ban phước của Chúa được bày tỏ.
- 3:13 còn ghi một điều quan trọng về cảnh trạng phước hạnh nầy nữa: Và Tiếng Ấy Vẳng Vẳng Nghe Xa, cứ vang xa, vang xa.
- Một lần nữa, xin cho tôi đưa ra một câu hỏi: Tại sao cảnh trạng phước hạnh nầy, sự vui mừng nầy, được đổ xuống tràn đầy như vậy?
- Câu trả lời thật rõ ràng:
- Vì dân Chúa ý thức sự thiếu vắng Chúa trong đời sống, trong cơ sở, trong tổ chức của họ. Người của Chúa mà không có Chúa; Dân của Chúa mà không có Chúa; Nhà của Chúa mà không thấy Chúa ngự; Hội Thánh của Chúa mà không có Chúa quyền năng, người ta thấy một bộ máy mà không thấy bộ máy ấy hoạt động.
- Từ ý thức thiếu vắng Chúa, dân Chúa đã không phân biệt tuổi tác, chức vụ, địa vị, đã không chờ đợi, rụt rè, tất cả đã để Chúa cảm động, không chống cự với Chúa nữa, và họ bèn chổi dậy.
- Tất cả họ đã chổi dậy với tinh thần đồng lòng hiệp một, hiệp một cả Hội Thánh và ngay trong gia đình, hiệp một từ công việc đến của cải vật chất.
- Và Chúa đã thực sự hiện diện ở giữa họ. Sứ đồ Giăng nói về phước hạnh được Chúa ngự giữa chúng ta trong Giăng 1:14, Ngôi Lời trở nên xác thịt ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con Một đến từ nơi Cha. Khi Chúa ở giữa chúng ta, Ngài ở giữa một cách rõ ràng, Ngài ban đầy ơn và lẽ thật, Ngài cho chúng ta được ngắm xem sự vinh hiển của chính Đức Chúa Trời, như Con gặp Cha vậy.
- Nguyện Chúa ban cho mỗi chúng ta nhìn thấy được phước hạnh nầy tại nơi đây.
----------------
Đề mục: TRỞ NGẠI CÔNG VIỆC CHÚA
Kinh thánh: Sách E-xơ-ra 4: - 6: (Đọc 5:1-2)
Câu gốc: Sách E-xơ-ra 5:2
Mục đích: Học tiếp sách E-xơ-ra. Cho các con cái Chúa biết cách vượt qua những trở ngại mà những kẻ thù nghịch luôn gây cho công việc Chúa.
I/. NHẬN DIỆN SỰ TRỞ NGẠI CÔNG VIỆC CHÚA:
Đề mục: TRỞ NGẠI CÔNG VIỆC CHÚA
Kinh thánh: Sách E-xơ-ra 4: - 6: (Đọc 5:1-2)
Câu gốc: Sách E-xơ-ra 5:2
Mục đích: Học tiếp sách E-xơ-ra. Cho các con cái Chúa biết cách vượt qua những trở ngại mà những kẻ thù nghịch luôn gây cho công việc Chúa.
I/. NHẬN DIỆN SỰ TRỞ NGẠI CÔNG VIỆC CHÚA:
- E-xơ-ra 4: (Đọc 4:23-24)
- Chúng ta đã học qua ba đoạn đầu của sách E-xơ-ra thuật lại
- từ khi Chúa cảm động lòng vua Si-ru ra chiếu chỉ cho phép dân Y-sơ-ra-ên trở về Giê-ru-sa-lem xây dựng lại Đền thờ cho Chúa.
- Kinh thánh cũng cho chúng ta thấy tinh thần hăng hái, hiệp một của dân Chúa từ những người lãnh đạo cho chí dân thường, tôi tớ, người ca hát.
- Sau đó là hình ảnh đẹp đẽ đầy màu sắc của ngày Lễ Khởi công xây dựng lại Đến thờ cho Chúa..
- Tuy nhiên, người đời có nhiều câu Cơ-Đốc nhân chúng ta cũng đáng học lắm như:
- Ví thử đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng hào kiệt có mấy ai.
- Hoặc
Buồm to thì gió lớn. Hoặc cây cao gió lớn.
- Hoặc
Có gian nan mới luận được anh hùng.
- Hoặc:
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Tất cả đều hàm ý mọi việc đều thường có những gút mắc, những hòn đá ngăn trở trên đường đi, nhất là trong công việc phát triển Nhà Chúa, chắc chắn ma quỉ sẽ không bao giờ để yên cho Hội Thánh phát triển. Ma quỉ sẽ mượn cách nầy cách khác, kể cả bàn tay của người cầm quyền để ngăn trở xiệc xây dựng Nhà Chúa.
- Điều ngăn trở đó đã thật sự xảy ra cho công việc xây dựng lại công việc Nhà Chúa được ghi lại trong sách E-xơ-ra 4:
- Ngay câu 1, Kinh thánh xác nhận “Các thù nghịch của Giu-đa và Bên-gia-min”. Đây là những thù nghịch không phải bạn, đến cùng Xô-rô-ba-bên và các trưởng tộc.
- Về nguồn gốc, 4:2b, họ là những dân ngoại do vua A-si-ri đem đến ở trong xứ Giu-đa, theo chánh sách đồng hóa các chủng tộc của A-si-ri.
- Về cách thức ngăn trở công việc Nhà Chúa, họ dùng ba cách:
- 4:1-2, là thù nghịch, nhưng họ lại đến với những lời ngọt ngào dường như muốn hợp tác xây dựng công việc Chúa. Họ đã dùng cách thức của con rắn nơi vườn Ê-đen, đến với Ê-va như một người cộng tác giúp đỡ.
Đây cũng chính là hiểm họa mà Hội Thánh các thời đại đã vấp phải khi muốn tìm sự bình an qua một thỏa hiệp với quyền lực thế gian, với ý tưởng rằng miễn là lo công việc Chúa.
Cảm ơn Chúa, Xô-rô-ba-bên và các trưởng tộc đã thẳng thắn từ chối sự hợp tác của thế gian. Bài học của dân Chúa từ trong Kinh thánh như: Dân số ký 11:4, dân tạp ở chung đã xui giục dân Chúa nổi loạn; I Cô. 5:6b, sự hợp tác đã mở đường cho tội lỗi được đưa vào Hội Thánh, vì đối với người chưa tin thì một điều gì đó không phải là tội lỗi, nhưng đối với tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, đó là tội lỗi (Ví dụ, việc ăn ở với vợ riêng của cha mình, việc thưa kiện ra thế gian xử… đối với người chưa tin tại thành Cô-rin-tô là chuyện bình thường, nhưng đối với Hội Thánh thì rõ ràng đó là tội lỗi).
Cảm ơn Chúa, Xô-rô-ba-bên và các trưởng tộc đã thẳng thắn từ chối sự hợp tác của thế gian. Bài học của dân Chúa từ trong Kinh thánh như: Dân số ký 11:4, dân tạp ở chung đã xui giục dân Chúa nổi loạn; I Cô. 5:6b, sự hợp tác đã mở đường cho tội lỗi được đưa vào Hội Thánh, vì đối với người chưa tin thì một điều gì đó không phải là tội lỗi, nhưng đối với tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, đó là tội lỗi (Ví dụ, việc ăn ở với vợ riêng của cha mình, việc thưa kiện ra thế gian xử… đối với người chưa tin tại thành Cô-rin-tô là chuyện bình thường, nhưng đối với Hội Thánh thì rõ ràng đó là tội lỗi).
- 4:4, Những thù nghịch nầy xui cho dân Giu-đa ngã lòng, nhát sợ, trong khi họ xây dựng.
Anh chị em hãy để ý kẻ thù của dân Chúa làm cho dân Chúa nản lòng, mất đức tin, nhát sợ. Kinh thánh không nói cho chúng ta biết họ đã làm cách nào khiến dân Chúa nản lòng, nhát sợ. Nhưng nếu tham khảo với sách Tin Lành Ma-thi-ơ 13:20-22, trong thí dụ về người gieo giống mà Chúa Jêsus đã thuật, Chúa Jêsus đã nêu ra hai nguyên nhân làm Cơ-Đốc nhân nản lòng, nhát sợ:
-Math. 13:20-21, sự cực khổ, sự bắt bớ, sẽ là nguyên nhân làm Cơ-Đốc nhân ngã lòng, vấp phạm.
-Math. 13:22, nguyên nhân thứ hai khiến nhiều người gọi là tin Chúa nản lòng, sơ hãi, làsự lo lắng về đời nầy, sự mê đắm về của cải, …
Không biết kẻ thù của dân Chúa đã dùng cách nào làm dân Chúa lúc bấy giờ sợ hãi, nhát sợ đến nỗi ngã lòng không lo công việc Chúa, nhưng ngày nay tôi thấy ma quỉ cũng vẫn dùng những điều cực khổ, bắt bớ, lo lắng về đời nầy, lo lắng về của cải… tấn công Cơ-Đốc nhân chúng ta. Và có nhiều người đã ngã lòng, lui đi..
-Math. 13:20-21, sự cực khổ, sự bắt bớ, sẽ là nguyên nhân làm Cơ-Đốc nhân ngã lòng, vấp phạm.
-Math. 13:22, nguyên nhân thứ hai khiến nhiều người gọi là tin Chúa nản lòng, sơ hãi, làsự lo lắng về đời nầy, sự mê đắm về của cải, …
Không biết kẻ thù của dân Chúa đã dùng cách nào làm dân Chúa lúc bấy giờ sợ hãi, nhát sợ đến nỗi ngã lòng không lo công việc Chúa, nhưng ngày nay tôi thấy ma quỉ cũng vẫn dùng những điều cực khổ, bắt bớ, lo lắng về đời nầy, lo lắng về của cải… tấn công Cơ-Đốc nhân chúng ta. Và có nhiều người đã ngã lòng, lui đi..
- 4:5-8, Cách ngăn trở công việc Chúa nữa là kẻ thù của Hội Thánh đã dùng thế lực đời nầy. Kinh thánh nói: chúng đem hối lộ, chúng làm một cái trạng cáo dân Giu-đa và dân cư Giê-ru-sa-lem …
Ý xấu của họ lộ rõ qua hai chữ Hối lộ.
- Cuối đoạn 4:, từ câu 23 đến 24, công việc Chúa đã bị ngăn trở ngưng lại một thời gian. Đây là một bài học tỉnh thức mọi chúng ta đang khi làm công việc Chúa. Nhiều người nghĩ rằng họ làm công việc Chúa, thì sẽ không bao giờ gặp khó khăn, do đó họ nghĩ đến những gai gốc, những hòn đá, những bãi rác trên đường. Vì không ngờ đến, nên khi ma quỉ tấn công, họ dễ ngã lòng bỏ dở.
- Điều chúng ta phải cảm tạ Chúa, là trước sự tấn công của kẻ thù, những cám dỗ thỏa hiệp để dễ làm hơn, hoặc trước sức mạnh của thế lực đời nầy, những người lãnh đạo của dân Chúa như Xô-rô-ba-bên và các trưởng tộc dân Chúa đã vững vàng, không chiều theo sự cám dỗ, không nao núng trước thế lực đời nầy.
II/. NĂNG LỰC VƯỢT CHƯỚNG NGẠI:
- E-xơ-ra 5:1-2
- Với hai câu Kinh thánh nầy cũng đã đủ để cho chúng ta nhìn thấy sức mạnh của dân Chúa dùng để đối phó những trở ngại trong công việc Nhà Chúa..
- Năng lực từ Lời của Đức Chúa Trời:
- 5:1,
- Cảm ơn Chúa trong lúc dân Chúa ngã lòng, nhát sợ; trong lúc thù nghịch tấn công, trong lúc công việc bị trở ngại, các tiên tri của Đức Chúa Trời đã đứng lên nhơn danh Chúa mà rao giảng Lời của Đức Chúa Trời khích lệ dân Chúa.
- Chúng ta thấy sự xuất hiện của hai tiên tri: A-ghê và Xa-cha-ri. Đây là hai tiên tri của thời hậu lưu đày, các Sứ điệp của họ đã được ghi trong hai sách áp cuối của Kinh thánh Cựu Ước mang tên của họ, là sách tiên tri A-ghê và sách tiên tri Xa-cha-ri.
- Các tiên tri nầy đã giảng điều gì?
- Anh chị em hãy thử nghe một trong những bài giảng của A-ghê trong lúc bấy giờ qua sách A-ghê:
- A-ghê 1:
Đây là bài giảng thứ nhất của Tiên tri A-ghê quở trách dân Chúa
1:2, dân Chúa cho rằng thì giờ lo xây dựng Nhà Chúa, công việc Chúa chưa đến.
1:4, dân Chúa mãi lo cho nhà mình mà không lo cho Nhà Chúa; nhà riêng thì đẹp (trần ván), còn Nhà Chúa thì hoang vu.
1: 7-8, và A-ghê đã kêu gọi một sự ăn năn quay lại lo cho Nhà Chúa
Cảm ơn Chúa, từ những người lãnh đạo đến cả dân sự đều vâng theo Lời Chúa đứng lên lo xây dựng Nhà Chúa.
1:2, dân Chúa cho rằng thì giờ lo xây dựng Nhà Chúa, công việc Chúa chưa đến.
1:4, dân Chúa mãi lo cho nhà mình mà không lo cho Nhà Chúa; nhà riêng thì đẹp (trần ván), còn Nhà Chúa thì hoang vu.
1: 7-8, và A-ghê đã kêu gọi một sự ăn năn quay lại lo cho Nhà Chúa
Cảm ơn Chúa, từ những người lãnh đạo đến cả dân sự đều vâng theo Lời Chúa đứng lên lo xây dựng Nhà Chúa.
- A-ghê 2:1-9
Bài giảng thứ hai của Tiên tri A-ghê là lời khích lệ, động viên dân Chúa
2:4, Chúa kêu gọi toàn dân hãy can đảm… vì Chúa ở cùng
2:8, Chúa nhắc đến sự giàu có của Chúa, bạc là của Chúa, vàng là của Chúa, để dân Chúa tin rằng Chúa sẽ là nguồn tiếp trợ cho họ xây dựng công việc Chúa.
2:4, Chúa kêu gọi toàn dân hãy can đảm… vì Chúa ở cùng
2:8, Chúa nhắc đến sự giàu có của Chúa, bạc là của Chúa, vàng là của Chúa, để dân Chúa tin rằng Chúa sẽ là nguồn tiếp trợ cho họ xây dựng công việc Chúa.
- Phải, Lời Chúa bao giờ cũng là sức mạnh, là năng lực để chúng ta vượt qua những trở ngại công việc Chúa.
- Lời Chúa đã dựng nên thế giới nầy (Hê. 11:1)
- Lời Chúa phán khiến sóng yên gió lặng (Ma-thi-ơ 8:26)
- Lời Chúa phán ma quỉ phải khiếp sợ mà vâng theo (Ma-thi-ơ 8:32)
- …
- Có bao giờ trong những lúc ngã lòng, nhát sợ, anh chị em mở Kinh thánh ra, đọc Lời Chúa để tìm kiếm sức mạnh, tìm kiếm năng lực sống đắc thắng vượt qua những nghịch cảnh không? Hãy đọc lại câu chuyện Chúa Jêsus Christ bị cám dỗ trong đồng vắng (Ma-thi-ơ 4:1-11), và một lần trong đời sống, anh chị em lấy Lời Chúa trong Kinh thánh mà thử nghiệm trước trở ngại của cuộc đời xem.
- Năng lực từ sự vâng lời Đức Chúa Trời:
- E-xơ-ra 5:2.
- Nếu chúng ta đọc câu nầy và chỉ đọc câu nầy mà thôi thì không thấy có gì đặc biệt. Nhưng nếu chúng ta đọc câu nầy rồi đọc 4:23-24 với 5:3, thì chúng ta thấy những người lãnh đạo thuộc thể như Xô-rô-ba-bên, lẫn những người lãnh đạo thuộc linh như Giê-sua, A-ghê-, Xa-cha-ri, thật là những người đầy lòng can đảm, đầy đức tin trong sự vâng theo Lời Đức Chúa Trời.
- Họ đã nghe giảng Lời Chúa và họ bèn chổi dậy, khởi cất đền Đức Chúa Trời tại Giê-ru-sa-lem.
- Họ vâng theo Lời Chúa và làm theo liền tức thì, không cần bàn với thịt và máu (Gal. 1:16)
- Họ sẵn sàng vâng lời và làm theo điều Chúa phán, dù biết rằng điều đó đi ngược lại lịnh của thế gian.
- Nói đến điều nầy, Kinh thánh đã cho chúng ta những gương chứng về kẻ vâng lời Đức Chúa Trời sẽ chẳng bao giờ hổ thẹn:
- Đaniên 3:16-17, ba bạn của Đa-ni-ên quyết định từ chối không thờ lạy hình tượng. Quyết định nầy đồng nghĩa với sự chấp nhận bị tội chết trong lò lửa hực của vua Nê-bu-cát-nết-sa. Và thật sự họ đã phải trả giá cho sự vâng lời Chúa không thờ lạy hình tượng bằng việc bị ném vào lò lửa hực nóng gấp bảy lần. Kỳ diệu thay, đúng như lời Chúa đã phán: chẳng ai trông cậy Ngài mà lại bị hổ thẹn (Thi. 25:3), ba bạn của Đa-ni-ên đã không hề hổ thẹn về đức tin của họ đối với Lời Chúa.
- Đaniên 6:7-10, trước chiếu lịnh của vua Đa-ri-út do mưu kế của những kẻ thù nghịch, cấm cầu nguyện trong ba mươi ngày, Kinh thánh ghi lại điều Đaniên đã làm: Tại đó, cứ một ngày ba lần, người quì gối xuống, cầu nguyện, xưng tạ trước mặt Đức Chúa Trời mình, NHƯ VẪN LÀM KHI TRƯỚC. Và kết quả là gì? Là Đa-ni-ên được cứu khỏi hang sư tử, còn những kẻ ghét ông lại làm mồi cho sư tử.
- Công vụ 4:19-20, 29, 30, Hội Thánh đầu tiên khi nghe lịnh cấm giảng Tin Lành, cảm ơn Chúa, tất cả từ Sứ đồ đến tín đồ đều quyết định Thà vâng lời Đức Chúa Trời hơn là vâng lời người ta. Kết quả là gì? Một cơn động đất đã xảy ra, một tinh thần truyền giảng Tin Lành dâng cao, và người tin theo đông lắm, cứ một lòng một ý cùng nhau (4:32).
- Lời Chúa được rao giảng, nhưng chúng ta có đức tin để vâng lời và làm theo không? Sức mạnh là ở chỗ làm theo và làm theo tức thì.
- Cảm ơn Chúa, khi Xô-rô-ba-bên và Giê sua, A-ghê, Xa-cha-ri, vâng theo Lời Chúa dạy làm ngay, thì kết quả là gì?
- 5:5, Con mắt Đức Chúa Trời của chúng đoái xem các trưởng lão dân Giu-đa, nên họ không ngăn cấm chúng làm công việc…
III/. GIẢI QUYẾT TRỞ NGẠI CÔNG VIỆC CHÚA:
- E-xơ-ra 6:8-12
- Không có người nào đọc ba sách E-xơ-ra, sách Nê-hê-mi, và sách Ê-xơ-tê, mà không thấy bàn tay của Đức Chúa Trời hiện rõ trong điều Chúa làm cho dân Chúa:
- Chúa đã cảm động vua Si-ru ra lịnh cho dân Chúa trở về xây lại Đền thờ cho Chúa (E-xơ-ra 1:1)
- Chúa đã cảm động vua Đa-ri-út ra lịnh tiếp tục công việc xây cất đền thờ cho Đức Chúa Trời (E-xơ-ra 6:22)
- Chúa cảm động lòng vua Ạt-ta-xét-xe cho Nê-hê-mi trở về xây lại vách thành Giê-ru-sa-lem (Nê. 1:6)
- Chúa cảm động lòng vua A-suê-ru cứu dân Giu-đa (Ê-xơ-tê 7:9-10)
- Dù có ai đó trong anh chị em không tin Đức Chúa Trời thực hữu, cũng không thể chối bỏ sự hiện diện của Ngài qua những sự kiện đặc biệt nầy.
- Một hoàng đế như Đa-ri-út lại bận lòng quan tâm đến việc xây dựng một đền thờ cho Đức Chúa Trời của một dân tộc đang bị vua ci trị.
- Lần nầy, chẳng những như vua Si-ru ra lịnh hổ trợ, vua Đa-ri-út còn ra lịnh xử treo cổ kẻ nào ngăn trở việc xây dựng Nhà Chúa. Chẳng những vậy, vua còn ban lời rủa sả bất kể vua nào, dân tộc nào ngăn trở công việc xây dựng Nhà Chúa.
- Cảm ơn Chúa, sự ngăn trở của kẻ thù đã được Đức Chúa Trời biến thành phước hạnh cho dân Chúa:
- Thay vì tự túc xây dựng công việc Nhà Chúa, bây giờ dân Chúa còn được sự hổ trợ để làm hoàn thành (6:8-10)
- Công việc xây dựng Nhà Chúa được hoàn thành (6:15)
- Dân Chúa có một buổi lễ khánh thành đền thờ đầy vui mừng (6:16)
- Thật như Lời Chúa đã phán:
- Cơn giận loài người hẳn sẽ ngợi khen Chúa; còn sự giận dư lại, Chúa sẽ ngăn trở (Thi. 76:10)
- Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn (Gia-cơ 1:2)
- Nguyện Chúa ban cho mỗi chúng ta ít nữa một lần trong đời sống kinh nghiệmsức mạnh từ Lời Chúa mà chúng ta đã lấy đức tin để vâng theo.
Đề mục: TRỞ VỀ VỚI E-XƠ-RA
Kinh thánh: E-xơ-ra 7: - 10: (Đọc 7:24-28)
Câu gốc: E-xơ-ra 7:10
Mục đích: Học tiếp sách E-xơ-ra với 4 chưong cuối. Học gương của E-xơ-ra đối với Kinh thánh, đối với sụ cầu nguyện, và đối với nếp sống đạo.
I/. MỤC ĐÍCH TRỞ VỀ VỚI E-XƠ-RA:
- E-xơ-ra 7:
- Lần trở về nầy với E-xơ-ra cách lần trở về với Xô-rô-ba-bên ít nhất 25 năm (458-433TC.). Lần trở về nầy là do chiếu lịnh của vua Ạt-ta-xét-xe I (Exơra 7:1), còn lần trở về đầu tiên là do chiếu lịnh của vua Si-ru (1:1-2).
- E-xơ-ra là ai?
- 7:1-6 đã giới thiệu E-xơ-ra rất đầy đủ:
- Tên của E-xơ-ra có nghĩa là GIÚP ĐỠ.
- E-xơ-ra nầy từ Ba-by-lôn đi lên 7:6), nghĩa là E-xơ-ra là một trong những người đang bị lưu đày qua Ba-by-lôn. Có lẽ ông đã được sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lưu đày, ông còn ở lại sau đợt hồi hương thứ nhất.
- E-xơ-ra thuộc dòng dõi thầy tế lễ thượng phẩm A-rôn, vì vậy không có gì cần bàn cãi E-xơ-ra là thầy tế lễ, nghĩa là E-xơ-ra thuộc hàng những người được tin cậy, nễ trọng trong dân Chúa.
- E-xơ-ra là một Văn-sĩ. Chữ “Văn sĩ” có nghĩa là người học giỏi.
- E-xơ-ra thạo luật pháp của Môi-se, tức là E-xơ-ra hiểu biết Bộ Ngũ kinh của Môi-se, phần Kinh thánh có được thời bấy giờ, nói cách khác, E-xơ-ra hiểu biết Lời Đức Chúa Trời.
- 7:10, trong phần chuẩn bị dẫn dắt dân Chúa trở về, E-xơ-ra đã chuẩn bị một kế hoạch gồm ba phần, sự chuẩn bị nầy được Kinh thánh gọi là: E-xơ-ra đã định chí …
- Phần thứ nhất của kế hoạch: TRA XÉT Lời Chúa, hay là học Lời Chúa cách cẩn thận,
- Phần thứ hai của kế hoạch là: giữ Lời Chúa để làm theo.
- Phần thứ ba của kế hoạch là: Dạy cho dân Chúa biết những luật pháp và giới mạng.
- Như vậy kế hoạch ba điểm của E-xơ-ra rất rõ ràng và tích cực.
- Theo truyền thuyết trong sách Talmud, thì E-xơ-ra với kế hoạch ba bước nầy, ông đã làm 4 điều:
- E-xơ-ra đã lập danh sách kinh điển Cựu Ước và chia làm ba nhóm: Luật pháp, Tiên tri và Văn thơ.
- E-xơ-ra đã thay đổi cách viết Kinh thánh theo lối Hi-bá cổ thành cách viết mới theo lối chân phương (chữ vuông).
- E-xơ-ra đã hoàn thành bộ Sử ký gồm sách Sử ký – E-xơ-ra – và Nê-hê-mi.
- Điều đặc biệt là E-xơ-ra đã lập Nhà hội ở địa phương để dạy Lời Chúa cho dân Chúa.
- Những điều E-xơ-ra làm vẫn còn được thi hành đến ngày nay và vẫn còn hiệu lực đối với người Do Thái.
- Kế hoạch ba bước nầy, về cá nhân, E-xơ-ra đã học và làm theo cách đối với Lời Chúa mà Chúa đã truyền dạy cho Giô-suê trong sách Giô-suê 1:8, Quyển sách luật pháp nầy CHỚ XA MIỆNG NGƯƠI, hãy SUY GẪM ngày và đêm, hầu cho cẩn thận LÀM THEO …. E-xơ-ra đã học và làm theo.
- Kế hoạch ba bước nầy đối với Lời Chúa cũng là kế hoạch mà chính Chúa Jêsus Christ khi Ngài ở thế gian đã áp dụng. Công vụ 1:1, … mọi điều Đức Chúa Jêsus ĐÃ LÀM VÀ DẠY từ ban đầu, Chúa Jêsus Christ đã làm trước rồi Ngài mới dạy sau, Ngài dạy điều Ngài đã làm.
- E-xơ-ra đã HỌC TRƯỚC, LÀM THEO TRƯỚC, rồi mới DẠY cho người khác
- Điều nầy trái với những người đời thông thường, kể cả những người Pha-ri-si mà Chúa Jêsus đã quở trách họ trong Ma-thi-ơ 23:3-4, người Pha-ri-si chỉ nói, chỉ dạy, mà không làm theo điều họ đã dạy, đến nỗi không muốn đụng ngón tay vào.
- Rất tiếc ngày nay, chúng ta cũng có những kế hoạch ba bước như vậy, nhưng thi hành ngược lại:
- Hoặc chúng ta dạy điều mà chúng ta không học, không biết. Tai hại là chúng ta thường lại tưởng mình biết, mình hiểu, không cần học.
- Hoặc chúng ta dạy, rồi sau đó mới tìm học.
- Đó là lý do mà chúng ta thiếu may mắn trong con đường mình và không được phước. Đó là câu trả lời cho chúng ta khi thấy những lâu đài chúng ta xây gặp mưa sa nước chảy, gió lay xô động, đã sụp đổ, vì nó đã được cất trên cát.
- Hãy dạy điều mình đã học – nhất là học từ kinh nghiệm của chính cá nhân mình.
- Hãy dạy điều mình đã làm theo, tức là đã áp dụng cho chính mình.
II/. HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ VỚI E-XƠ-RA:
- E-xơ-ra 8:
- Đoạn 8 nầy tường thuật lại hành trình của đoàn người hồi hương cùng đi với E-xơ-ra từ khi khởi hành đến khi về đến Giê-ru-sa-lem với ba phương diện:
- 8:1-20,
- Là bảng liệt kê danh sách của những người hồi hương lần thứ hai nầy, đặc biệt là E-xơ-ra đã phát giác sự vắng mặt của người Lê-vi là những người mà ông rất cần cho việc quản lý Đền thờ vừa được xây lại. Điều nầy cho thấy E-xơ-ra quan tâm đến mục đích lần hồi hương nầy là tái lập sự thờ phượng Chúa cách phải lẽ, dù Đền thờ đã có, nhưng cần phải có sự thờ phượng theo đường lối của Chúa.
- 8:21-23,
- Phân đoạn nầy E-xơ-ra đã ghi lại tâm trạng của ông trong lúc dẫn dắt dân Chúa hồi hương. Anh chị em có nhận ra tâm trạng của E-xơ-ra như thế nào trong lúc bấy giờ không?
- 8:22, E-xơ-ra nói: ta lấy làm thẹn, chẳng dám xin vua một đạo quân và lính kỵ binh vực chúng ta khỏi kẻ thù nghịch…
- Tại sao E-xơ-ra lại lấy làm thẹn?
- 8:22b, E-xơ-ra giải thích: vì chúng ta có nói với vua rằng: Tay của Đức Chúa Trời chúng tôi phù trợ mọi kẻ nào tìm kiếm Ngài…
- Rõ ràng trong lòng E-xơ-ra và những người đi với ông có một sự tranh chiến: một bên là nỗi sợ hãi của bản tánh con người trước những nguy hiểm chực chờ trên đường và trong công việc; một bên là đức tin – dù rất nhỏ, cũng có thể không phải đức tin mà chỉ là một lúc tự ái tôn giáo, đã buột miệng tuyên bố với vua nước Phe-rơ-sơ rằng: Đức Chúa Trời sẽ giữ gìn kẻ thuộc về Chúa, bây giờ không thể rút lại.
- Nhiều lúc Chúa cho phép chúng ta bị đầy vào lúc đường cùng để chúng ta có cơ hội quay về với sự nhờ cậy Chúa. Và E-xơ-ra đã ở trong hoàn cảnh như vậy.
- 8:23, cảm ơn Chúa là E-xơ-ra đã quay về với Chúa bằng sự cầu nguyện. Chúng ta hãy xem cách E-xơ-ra cầu nguyện ghi trong 8:21
- E-xơ-ra kiêng ăn và kêu gọi mọi người cùng kiêng ăn.
- hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời, chắc chắn E-xơ-ra và những người cùng đi với ông đã ăn năn tội với Chúa về sự yếu đuối của họ, tức là đã nhìn nhận sự lo lắng trước kẻ thù.
- cầu xin Chúa chỉ đường phải đi, cách phải làm. Chắc chắn họ đã xin Chúa giữ gìn, ban cho họ đức tin để không phải xin vua cho người bảo vệ.
- Cảm ơn Chúa, Ngài bèn nhậm lời của chúng ta.
- 8:24-36,
- Phương diện thứ ba liên quan với hành trình trở về là vấn đề quản lý của cải tiền bạc đem về Giê-ru-sa-lem để dâng vào việc Nhà Chúa.
- 8:24-30, E-xơ-ra đã chia xẽ trách nhiệm với những người có trách nhiệm, giao cho họ quản lý của cải tiền bạc để vận chuyển.
- 8:33-34, cảm ơn Chúa, tất cả đều trung tín đem về đến Giê-ru-sa-lem đầy đủ. Họ thật sự là những người đầy tớ ngay lành và trung tín
- Có một điều chúng ta phải chú ý là E-xơ-ra và những người theo ông đã cầu nguyện xin Chúa giữ gìn họ, chắc chắn họ cũng có cầu nguyện xin Chúa giữ gìn của cải, tiền bạc mà họ có trách nhiệm đem về. Nhưng không vì đã cầu nguyện mà họ lơ là, không quan tâm tìm cách an toàn nhất để bảo quản số của cải đó. Chúa đã nhậm lời cho họ có khôn ngoan để giải quyết.
- Tóm lại, chúng ta thấy E-xơ-ra đã được Kinh thánh ghi lại với tất cả bản chất của một con người trong đời sống cầu nguyện, không thần tượng hóa ông
- ông là một người bình thường trong đời sống cầu nguyện, nhưng Chúa vẫn nhậm lời
- ông đã cầu nguyện, nhưng ông không làm một người thụ động trong công việc, trái lại đã biết phải làm gì sau khi cầu nguyện
III/. XONG VIỆC TRỞ VỀ VỚI E-XƠ-RA:
- E-xơ-ra 9: - 10:
- Đoạn 9 bắt đầu với nhóm từ: Sau các việc đó…, Sau các việc đó là việc gì?
- Sau các việc đó, là sau việc xây dựng một Đền thờ cho Chúa tại Giê-ru-sa-lem
- Sau các việc đó, là việc lập lại sự thờ phượng Chúa nơi Đền thờ, hệ thống hóa và qui điển các sách Kinh thánh để có Lời Chúa dạy dân sự.
- 9:1-2, một vấn đề quan trọng bị che giấu, nay được đem ra cho E-xơ-ra giải quyết. Đó là việc những thầy tế lễ, người Lê-vi … các quan trưởng và quan cai cưới gả với dân ngoại để rồi bắt chước các thói tục gớm ghiếc của các dân ngoại đó.
- 9:3 bày tỏ tâm trạng của E-xơ-ra.
- Tôi cảm thấy dường như E-xơ-ra không còn có thể nói gì nữa, dường như có một sự thất vọng chụp xuống ông. Tôi cảm thấy có một nỗi cô độc xâm chiếm lòng của E-xơ-ra, tất cả những gì ông đã làm cho dân Chúa, tất cả những gì ông kỳ vọng nơi những thầy tế lễ, những người Lê-vi, nơi các quan trưởng, quan cai, giờ nầy sụp đổ hết.
- E-xơ-ra nghe các lời ấy (những báo cáo về tình trạng dựng vợ gả chồng với người ngoại bang, bắt chước theo những điều gớm ghiếc của dân ngoại), ông đã đứng dậy xé áo trong và áo tơi mình, nhổ tóc, và lông râu, rồi ngồi buồn bã.
- Anh chị em có khi nào rơi vào hoàn cảnh như E-xơ-ra không? Tâm trạng nầy thường xảy đến sau một sự thành công nào đó, thình lình chợt lộ ra một việc ngoài dự liệu.
- Cảm ơn Chúa, trong những giờ phút đau buồn, E-xơ-ra đã trút đổ nỗi lòng với Chúa
- 9:5, E-xơ-ra quì gối xuống với Chúa, ông không đổ lỗi cho dân Chúa, nhưng ông nhìn nhận tội lỗi xảy ra cũng do ông.
- 10:1, E-xơ-ra không cầu nguyện như một cáo kiện, than thở, nhưng với tấm lòng tan vỡ bằng việc vừa khóc vừa xưng tội
- Những giọt nước mắt từ tấm lòng tan vỡ của một người hầu việc Chúa, yêu thương dân Chúa, đã khiến dân Chúa nhận ra tội lỗi của họ và nhận ra lòng yêu thương của người chăn của họ
- chúng cũng khóc nức nở (10:1b)
- dân Chúa đã lập ước với Chúa.
- Một hội chúng với tấm lòng tan vỡ, một quyết tâm sống thánh khiết như Lời Chúa dạy bùng lên. Dân sự được thánh hóa.
- Tất cả bắt đầu từ tấm lòng! Sự phục hưng thật sự chỉ đến từ tấm lòng, tấm lòng quyết sống thánh khiết cho Chúa, yêu thương dân Chúa.