Giê-Rê-Mi

I/. TÁC GIẢ:
  1. Ý nghĩa tên Giê-rê-mi: “Đức Giê-hô-va làm cho bền vững”.
  2. Gia thế:
  • Dòng dõi thầy tế lễ – 1;1
  • Quê hương tại A-na-tốt: một làng ở phía Đông Bắc, cách thành Giê-ru-sa-lem độ 5 Km. Làng nầy xây trên núi, có thể đứng nhìn thấy xứ Ép-ra-im và sông Giô-đanh.
  • Được cha mẹ yêu thương – 20:14-15
  • 16:2, Giê-rê-mi không lập gia đình theo mạng lịnh của Chúa đối với ông.
  1. Tánh tình của Giê-rê-mi:
  • Giê-rê-mi được gọi ông là Tiên Tri Than Khóc (9:1; 14:27), và nhất là trong sách Ca-thương (1:16; 2:11; 3:48-49).
  • Giê-rê-mi không khóc vì cảnh khổ của mình, nhưng nước mắt của ông là dành cho tình cảnh dân thánh, thành thánh, đặc biệt là dân Giu-đa lúc bấy giờ rất ghét ông, tìm cách hại ông, do ông luôn nói đến tội lỗi của họ và khuyên họ vâng phục Chúa đầu hàng người Ba-by-lôn.
  1. Thời gian Giê-rê-mi sống:
  • 1:1-3, Giê-rê-mi tự giới thiệu ông bắt đầu chức vụ vào năm thứ 13 của đời vua Giô-si-a (650 TC.). Như vậy, ông được sinh ra vào đời vua Ma-na-se (II Sử. 33:1), sau khi Ê-sai qua đời độ 70 hoặc 80 năm.
  • Giê-rê-mi thi hành chức vụ trải qua 5 đời vua:
 
VUANĂM TRỊ VÌ
(Năm chức vụ)
KINH THÁNH
Giô-si-a18 năm (từ năm thứ 13 đến năm 31)II Sử. 34:1
Giô-a-cha3 thángII Sử 36:2
Giêhôgiakim11 nămII Sử 36:5
Giêhôgiakin3 tháng 10 ngàyII Sử 36:9
Sê-đê-kia11 nămII Sử 36:11
Tổng cộng số năm Tiên tri Giê-rê-mi thi hành chức vụ là trên 40 năm, tức là từ năm 626 đến 587 TC., chưa tính sau khi nước Giu-đa bị lưuđày qua Ba-by-lôn.
Thời gian chức vụ của Giê-rê-mi được chia ra như sau:
  • 626-621 TC, Giê-rê-mi còn trẻ, các bài giảng luôn công kích tội lỗi (2:11, 29, 33; 5:1-2; 6:)
  • 621-608 TC, Có lẽ do ảnh hưởng các sứ điệp công kích tội lỗi của Giê-rê-mi mà có cuộc cải chánh đời vua Giô-si-a (II Sử 34:3, 8-9). Nhưng Giê-rê-mi im lặng trong 13 năm nầy, có thể vì:
    1. Giê-rê-mi thấy dân Chúa có ăn năn.
    2. Giê-rê-mi thấy sự cải cách chỉ là ý của vua, không phải lòng của toàn dân.
  • 608-604 TC, Lúc nầy vua Giô-si-a đã qua đời (II Sử 35:23-24), dân Giu-đa đã quay lại với hình tượng, tội lỗi (II Sử 36:5, 9, 12), nên Giê-rê-mi rao những án phạt: Chúa sẽ từ bỏ ngay cả đền thờ như đã từng bỏ Si-lô (7: - 20:).
Những bài giảng nầy khiến Giê-rê-mi bị lên án (26:8, 9, 11), nhưng nhờ các quan trưởng binh vực.
Chính vua Giê-hô gia-kim đã đốt những bài giảng nầy (36:22-24; 25:26)
  • 604-586 TC, Thời kỳ nầy thành Giê-ru-sa-lem đang ở trong giai đoạn cuối cùng, dân trong thành rất cực khổ. Giê-rê-mi đã an ủi dân sự – 30: - 33: (30:3; 31:31-34).
Từ năm 586 TC, về sau, khi thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ, dù Giê-rê-mi được vua Ba-by-lôn trọng đãi (40:4), nhưng ông tình nguyện ở lại trong xứ chia xẻ cực khổ với dân sự còn sót tại Giê-ru-sa-lem (40:6). Sau đó (42: - 43:), Giê-rê-mi bị một số người Giu-đa ép đi với họ qua Ai Cập (42:9-45). Và Giê-rê-mi qua đời tại Ai Cập.
II/. BỐ CỤC SÁCH GIÊ-RÊ-MI:
Đề mục: NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA
Câu gốc: 1:10 (hoặc 18-19)
  1. Sự Kêu Gọi Của Người Hầu Việc Chúa – 1:
  1. Cơ hội được kêu gọi: 1:1-3
    1. Người có lòng hầu việc Chúa: 1:1 (đang làm thầy tế lễ)
    2. Nhu cần của con người: 1:2-3
  2. Đấng kêu gọi: 1:4-10
    1. Là Đấng sáng tạo: 1:4-5
    2. Là Đấng giải cứu: 1:6-8
    3. Là Đấng ban ân tứ: 1:9-10
  3. Khải tượng (Cách) kêu gọi: 1:11-19
    1. Thấy cây gậy bằng cây hạnh: 1:11-12
    2. Thấy nồi nước sôi: 1:13-17
    3. Được lời bảo đảm: 1:18-19
      1. Mục Đích Của Người Hầu Việc Chúa – 2: - 10:
  1. Đối với Chúa: 2: - 8:
    1. Trong quá khứ: 2:1-7 (c. 2, 7)
    2. Trong hiện tại: 2:8 – 3: (2:13, 18-19; 3:6, 10-11)
    3. Trong tương lai: 4: - 8: (4:3-4, tha thứ và đoán phạt)
  2. Đối với con người: 9: - 10:
    1. Kêu gọi con người ăn năn: 9: - 10:18 (9:1-2, 4, 12, 20; 10:1, 17).
    2. Cầu thay cho con người: 10:19-25 (10:19-21, 23-25)
      1. Khó Khăn Của Người Hầu Việc Chúa – 11: - 28:
  1. Sự cứng lòng của con người: 11:
    1. Không giữ giao ước với Chúa: 11:1-17
    2. Chống đối người hầu việc Chúa: 11:18-23
  2.  Tinh thần mỏi mệt: 12: - 20:
    1. Thắc mắc với Chúa: 12: - 13: [vì những nghịch lý (12:1-3)]
    2. Chúa không nhậm lời cầu nguyện: 14: - 15: (14:11, 19; 15:10)
    3. Chức vụ không kết quả: 16: - 26: (20:7-8, 10, 18; 26:11, dù ông đã hết lòng hầu việc Chúa – 16:1-2, 5, 8, hạn chế sinh hoạt cá nhân – 18:1-3; 19:1, vâng lời)
  3. Khó khăn vì Tiên tri giả: 27: - 28:
Tiên tri giả đi ngược lại sứ điệp của Chúa (27:2 so với 28:1-2)
  1. Tấm Lòng Người Hầu Chúa – 29: - 45:
  1. Tin cậy Chúa: 29: - 33: [dù trong lúc tuyệt vọng, dân sự bị lưu đày]
    1. Tin cậy sự tha thứ của Chúa: 29:10-13, 30
    2. Tin cậy sự thành tín giữ giao ước của Chúa: 31:35-37
    3. Tin cậy sự toàn năng của Chúa: 32:26; 33:2-3
  2.  Trung thành: 34: - 45:
    1. Trung thành với chức vụ: 34: - 38: [dù bài giảng bị đốt (36:22-23); dù bị lưu đày (37:15-16; 38:6)].
    2. Trung thành với dân sự: 39: - 45: [cùng chịu khổ với dân sự (40:6), tiếp tục rao giảng dù ở Ai Cập (44:1)]
      1. Đối Tượng Của Người Hầu Việc Chúa – 46: - 52:
  1. Dân Ngoại: 46: - 49:
  2. Dân Chúa: 50: - 52: (50:4-6, 17, 33; 51:5-6)
III/. ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁCH GIÊ-RÊ-MI:
  1. Cây hạnh (cây hạnh đào): 1:11-12
    • Cây gậy = cây hạnh = nhánh cây hạnh.
    • Cây hạnh: là loại cây trổ bông vào tháng giêng, sớm nhất trong các loại cây, hoa trắng như tuyết, có trái vào tháng ba. Người ta thích ăn trái hạnh
Sáng. 43:11; Dân. 17:8; Xuất. 25:33; Truyền. 12:5
  • Tiếng Hi-bá-lai của cây hạnh là Shaqèd giống chữ Shoqèd = tỉnh thức, dậy sớm.
  1. Cái đai mục:
Cái đai là vật trang sức quan trọng trên chiếc áo, dễ thấy khi Giê-rê-mi đi quanh đường phố tại Giê-ru-sa-lem.
Có hai ý:
  • Đức Giê-hô-va đã chọn Y-sơ-ra-ên và Giu-đa làm cái đai đẹp cho Chúa, nhưng họ đã trở nên cái đai mục, chỉ đáng bỏ đi
  • Cái đai được giữ nguyên (không nhúng nước): dân Y-sơ-ra-ên là cái đai nguyên của Chúa.
Cái đai giấu gần nước (nơi ẩm ướt): dân Y-sơ-ra-ên sa vào ảnh hưởng ngoại bang nên bị hư mục.
Cái đai chôn giấu nơi sông Ơ-phơ-rát bị mục: Hình phạt sẽ từ sông Ơ-phơ-rát (Ba-by-lôn là đế quốc nơi sông Ơ-phơ-rát)
  1. Đất Sét: 18:1-6
    • Đây là thí dụ về sự toàn năng của Đức Chúa Trời (7-10)
    • Thí dụ loại nầy thường được lặp lại nhiều lần trong Kinh Thánh
Giê. 19:1; 29:16; 45:9.
Gióp 10:9
Rôma 9:20
  1.  Giê-rê-mi bị cùm:
Trong chức vụ, Giê-rê-mi bị tù 3 lần do người Giu-đa:
  • 20:2, lần thứ nhất bị đày, bị cùm. ‘Cùm’ là một loại hình cụ bằng khung gỗ, khóa tay và chân làm thân thể phải cong vẹo, rất đau đớn
  • 37:5-16, lần thứ hai Giê-rê-mi bị đánh đòn, bị giam trong ngục tối lâu ngày.
  • 38:6-13, lần thứ ba bị nhốt dưới giếng có bùn, tình cảnh rất bi đát: Bị lút dưới bùn (c. 6), một hình phạt độc ác (c. 9a), không cho ăn (c. 9b).
Chưa kể những lần bị ngăm dọa (11:21; 26:7-8, 11) và bị người Canh-đê bắt giam (40:1). Chức vụ của Giê-rê-mi hầu hết là hoạn nạn và tù đày, nhưng Giê-rê-mi đã được kể vào hàng các Đại Tiên tri.
  1. Dự ngôn 70 năm lưu đày: 25:11; 29:10
Câu 11 nói rõ thời gian dân Y-sơ-ra-ên bị phu tù tại Ba-by-lôn là 70 năm.
Câu 1, lời tiên tri đưa ra vào đời vua Giê-hô-gia-kim (604 TC.). Lúc bấy giờ nước Ba-by-lôn vừa mới khởi chinh phục các nước.
Lời tiên tri nầy được xác nhận sau thời lưu đày:
            II Sử ký 36:21
            E-xơ-ra 1:1
            Đa-ni-ên 9:2
Một lời tiên tri lạ lùng, nếu không bởi sự mặc khải trực tiếp của Đức Chúa Trời thì Giê-rê-mi không làm sao biết được.
  1. Sách của Giê-rê-mi:
Nên phân biệt 3 lần Giê-rê-mi chép sách:
  • 30: - 31:, có lẽ được chép sớm nhất, nói tổng quát về sứ mạng của Giê-rê-mi gồm dự ngôn về sự tha thứ của Chúa và khôi phục nước Y-sơ-ra-ên (30:3, 10; 31:3, 8, 10, 31-34).
  • 1: - 36:, là sách đã bị vua Giê-hô-gia-kim đốt (36:23)
  • 36:27, các sách bị đốt đi đã được chép lại là sách mà chúng ta hiện có.
  1. Ba-rúc:
    • Ba-rúc là thư ký riêng của Giê-rê-mi để chép lại lời mà Giê-rê-mi được Chúa mặc khải (36:4-6; 8:10-18
    • Ba-rúc là người được Giê-rê-mi tin cậy
    • So sánh 32:12 với 51:59, thì Ba-rúc là anh em của Sê-ra-gia (quan nội đại thần). Theo II Sử 34:8 thì Ba-rúc là cháu quan cai thành (Tổng trấn) của Giê-ru-sa-lem tên Ma-ha-xê-gia.
    • Đồng chịu hoạn nạn với Giê-rê-mi (36:19-26)
    • Có lúc cũng nản lòng (45:2-3) muốn tìm con đường an thân hơn (45:5a)
    • Tuy nhiên Đức Chúa Trời đã yêu thương Ba-rúc, và khích lệ Ba-rúc (45:5b)



Đề mục: GIÊ-RÊ-MI ĐƯỢC KÊU GỌI
Kinh thánh: Giê-rê-mi 1:1-10
Câu gốc: Giê. 1:5
Mục đích: Nhắc nhở con cái Chúa về mục đích Chúa cho chúng ta hiện diện trên đất là để làm chứng nhân cho Chúa.

I/. GIÊ-RÊ-MI ĐƯỢC KÊU GỌI KHI NÀO?
  • Giê. 1:1-5
  • Từ câu 1 đến câu 3, Kinh thánh đã giới thiệu cho chúng ta bối cảnh lịch sử mà Giê-rê-mi được Chúa kêu gọi:
1/. Bối cảnh gia đình:
  • Giê. 1:1
  • Qua câu 1 cho chúng ta biết Giê-rê-mi thuộc dòng dõi thầy tế lễ, cư ngụ tại khu vực chi phái Bên-gia-min. Có mấy điểm mà chúng ta cần lưu tâm đến:
    • Ý nghĩa tên Giê-rê-mi của ông là Đức Giê-hô-va làm cho bền vững. Ý nghĩa tên của ông đã hàm ý cuộc đời của ông sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng Chúa sẽ giúp sức cho ông. Có lẽ khi Giê-rê-mi được sanh ra, hoàn cảnh chung quanh đã khó khăn lắm, nên cha mẹ đã chọn cho ông một cái tên khích lệ ông trong tương lai. Đây là một bài học cho các bậc cha mẹ đặt tên cho con cái mình.
Tôi có một người bạn được sanh ra vào ngày Lễ kỷ niệm Chúa giáng sanh, cha mẹ của anh ấy đã đặt cho anh ấy tên là NÔ-ÊN, ngoài cái tên trong giấy khai sanh. Khi lớn lên, anh bị bạn bè xấu lôi kéo vào cuộc sống tội lỗi xa Chúa, bỏ nhà đi hoang. Cảm ơn Chúa, một ngày kia lúc anh được hai mươi mấy tuổi, trong lúc chìm ngập trong tội lỗi, vào một ngày Giáng sanh, anh nghe một người nào đó nhắc đến hai chữ NÔ-ÊN, Thánh Linh Đức Chúa Trời đã thức tỉnh anh, và anh đã ăn năn.
  • Giê-rê-mi là con của một thầy tế lễ. Theo luật định của Chúa, con thầy tế lễ sẽ làm thầy tế lễ, vì đó là một dòng dõi được biệt riêng ra phục vụ Chúa. Nhưng qua Kinh thánh, có những lần “con thầy chùa đã không quét lá đa”, như các con của thầy tế lễ A-rôn (Lê-vi ký 10:1-5), hai con trai của thầy tế lễ Hê-li (I Sam. 2:12-17).
Dù vậy, một phương diện khác, chúng ta cũng thấy Giê-rê-mi có được một tâm tình hầu việc Chúa rõ ràng là do sự quan tâm giáo dục của cha mẹ, ít nhất là qua đời sống làm gương yêu mến Chúa và hầu việc Chúa của cha mẹ.
Nếu chúng ta tham khảo 20:14-15, Giê-rê-mi là một người con được cha mẹ yêu thương ngay từ lúc mới được sanh ra. Một gia đình mà cha mẹ dạy dỗ con cái với sự yêu thương thì chúng ta có thể hi vọng thành công không dưới 90%.
Biết bao nhiêu gia đình thất bại trong sự giáo dục con cái do yêu thương mà không dạy con; hoặc ngược lại là dạy con mà không thể hiện sự yêu thương con. Chúng ta cần có cả hai: Yêu thương và giáo dục.
  • Quê hương của Giê-rê-mi ở A-na-tốt, xứ Bên-gia-min.
A-na-tốt là làng phía Đông Bắc cách Giê-ru-sa-lem độ 3 miles. Làng được xây trên núi, có thể đứng nhìn thấy xứ Ép-ra-im và sông Giô-đanh. Nếu theo quan niệm của người Mỹ, thì Giê-rê-mi là người giàu, nên có nhà trên núi với vị trí đẹp như vậy.
Một điều đặc biệt ít người nói đến về Giê-rê-mi, ấy là Giê-rê-mi sống độc thân, không vợ, không con theo mạng lịnh của Chúa (16:2).
Thật sự, chúng ta nhìn thấy Giê-rê-mi là một người hầu việc Chúa trung tín chịu nhiều thử thách, tù đày, nhờ sống độc thân nên không liên lụy đến gia đình, giống như Sứ đồ Phao-lô trong Tân Ước.
            2/. Bối cảnh lịch sử:
  • Giê. 1:2-3
  • Theo thứ tự các đời vua được nói đến trong hai câu nầy, thì Giê-rê-mi đã được sanh ra thời vua Ma-na-se, là một vua độc ác, theo truyền thuyết đã giết tiên tri Ê-sai bằng cách cưa hai thân người của Ê-sai (Heb. 11:37).
  • Giê-rê-mi được kêu gọi hầu việc Chúa từ đời vua Giô-sia, là một vi vua tốt, vua đã có lòng muốn vực dậy niềm tin của dân Giu-đa, nhưng rất tiếc sự phục hưng không đủ, và nước Giu-đa đã gượng đứng được khoảng 20 năm để rồi hoàn toàn sụp đổ.
  • Mặc dù câu 2 và 3 chỉ liệt kê tên ba (3) đời vua, nhưng theo sách II Sử ký đoạn 34 đến 36, Giê-rê-mi đã hầu việc Chúa trải qua 5 đời vua, gồm:
II Sử 34:1, vua Giô-si-a làm vua 18 năm.
II Sử 36:2, vua Giô-a-cha làm vua được 3 tháng
II Sử 36:5, vua Giê-hô-gia-kim, làm vua được 11 năm.
II Sử 36:9, vua Giê-hô-gia-kin làm vua 3 tháng 10 ngày
II Sử 36:11, vua Sê-đê-kia làm vua được 11 năm.
  • Tổng cộng Giê-rê-mi hầu việc Chúa trên 40 năm, chưa tính thời gian sau khi vương quốc Giu-đa sụp đổ.
  • Điều chúng ta nhận ra là Giê-rê-mi đã lớn lên trong lúc dân Chúa sa sút đức tin, và ông đã hầu việc Chúa trong lúc đời sống thuộc linh lẫn thuộc thể của dân Chúa đang đi xuống, để rồi kết thúc bằng hình phạt lưu đày 70 năm mà Chúa đã rao báo trước.
  • Chúng ta học được điều gì nơi sự kêu gọi hầu việc Chúa của Giê-rê-mi?
  • Bài học là Giê-rê-mi đã giữ được đức tin, không bị lôi cuốn vào dòng chảy tội lỗi của cả nước Giu-đa trong những năm cuối của Vương quốc. Trái lại, Giê-rê-mi đã dâng mình theo tiếng kêu gọi của Chúa để hầu việc Chúa trong thời kỳ tối tăm nhất của dân tộc ông.
  • Anh chị em hãy thử so sánh với Cơ-Đốc nhân chúng ta ngày nay với hoàn cảnh đất nước, với sự tối tăm thuộc linh, đạo đức đang che trùm lên dân tộc Việt-nam mình. Có giống nhau không? Tôi xin trả lời: GIỐNG LẮM! Chúng ta có giống Giê-rê-mi không? Tôi cũng xin trả lời: KHÁC LẮM!
  • Tại sao à? Tại chúng ta không được kêu gọi sai phái  hay tại chúng ta không muốn vâng theo tiếng sai phái của Chúa? Tôi quả quyết Chúa đã kêu gọi, đã sai phái, như trong Mác 16:15; Mathiơ 28:19-20. Chắc chắn tại chúng ta chưa chịu vâng lời.

II/. ĐẤNG KÊU GỌI GIÊ-RÊ-MI:
  • Giê-rê-mi 1:4-10
  • Qua phân đoạn Kinh thánh nầy, chính Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho Giê-rê-mi ba (3) điều về Ngài:
1/. Đấng kêu gọi là Đấng Tạo Hóa:
  • Giê-rê-mi 1:4-5
  • Anh chị em để ý trong hai câu nầy, hai lần Chúa lập lại hai chữ: TRƯỚC KHI
  • “TRƯỚC KHI tạo nên ngươi trong lòng mẹ, ta đã biết ngươi rồi; TRƯỚC KHI ngươi sanh ra, ta đã biệt riêng ngươi, lập ngươi làm kẻ tiên tri cho các nước.”
  • “Trước khi tạo nên ngươi trong lòng mẹ” là lúc nào? Có thể là lúc cha mẹ chưa cưới nhau. Có thể là lúc chưa có người mẹ... Nói chung một lời là lúc chưa có ai cả. Thế mà Chúa phán: “Ta đã biết ngươi rồi.”
  • Trong mối liên hệ hôn nhân, người Việt nam chúng ta nhìn nhận rằng: “hôn nhân là do Trời định”, đến nỗi thành một câu rất quen thuộc như:
Hữu duyên, thiên lý năng tương ngộ,
Vô duyên, đối diện bất tương phùng.
  • Có duyên, có nợ, thì xa cách mấy cũng gặp nhau; còn không duyên không nợ, dù ngay trước mặt cũng không kết hiệp được. Ngay cả có trường hợp, ngay cận kề ngày giờ cử hành hôn lễ, cuộc hôn nhân đó cũng chưa chắc thành.
  • Vậy thì, chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa biết được sự hiện hữu của mỗi một người trên đất. 
  • Với khoa học ngày nay, sau khi một bào thai hình thành độ bốn hoặc năm tháng, người ta có thể biết được thai nhi là trai hay gái. Dù vậy cũng phải đợi một thời gian để thai nhi thành hình trong lòng mẹ, rồi mới biết. Cảm ơn Chúa, Chúa phán với Giê-rê-mi, khi Giê-rê-mi chưa hình thành trong lòng mẹ của ông, Chúa đã biết ông hình thành như thế nào, trai hay gái, và Chúa biết ông thế nào “rồi.”
  • Chữ RỒI dùng ở đây rất hay, nó xác định vấn đề đã hoàn tất, đã xong, không còn gì để bàn cãi. Chúa biết rõ và biết dứt khoát.
  • Cảm ơn Chúa, Chúa là Đức Chúa Trời Tạo hóa, dựng nên Giê-rê-mi, biết rõ con người của Giê-rê-mi, bây giờ Ngài kêu gọi ông hầu việc Ngài.
  • Ngày nay, một người muốn phục vụ cho một công ty, xí nghiệp nào, kể cả một Mục sư muốn phục vụ trong một Hội Thánh, người đó thường phải qua một cuộc phỏng vấn. Tại sao cần phỏng vấn? Vì nơi tuyển chọn không biết người xin việc là ai? có bối cảnh (background) thế nào? Khả năng ra sao? Có ý muốn gì? Gia cảnh? v.v...
  • Cảm ơn Chúa, khi Chúa kêu gọi Giê-rê-mi hầu việc Ngài. Góp phần vào công việc của Ngài, Chúa phán với Giê-rê-mi: Ta biết ngươi từ khi ngươi chưa hình thành trong lòng mẹ, nghĩa là Chúa không cần phỏng vấn Giê-rê-mi. Ngược lại Giê-rê-mi cũng không cần lo là mình có khả năng hay không.
  • Tôi thấy nhiều con cái Chúa mỗi lần Chúa kêu gọi vào lo công việc gì đó trong Hội Thánh, thường hay tỏ ra khiêm nhường: “Tôi sợ không đủ khả năng; Tôi sợ không có thì giờ...”
Anh chị em có nhớ người nào đã nói với Chúa như vậy không?
Xuất. 4:10-11, Môi-se đã nói với Chúa như vậy, ông đã từ chối góp phần công việc Chúa vì nghĩ rằng không có tài ăn nói. Có thể Môi-se không có tài ăn nói, mà chỉ có sức mạnh? Có thể Môi-se có tài ăn nói, nhưng ông tìm cớ thoái thác công việc Chúa?
Quan xét 4:8-9, Ba-rác đã thoái thác làm công việc Chúa giao là giải cứu dân Chúa, cho nên vinh hiển thắng trận đã thuộc về Đê-bô-ra. Ông đã trật phần ân điển.
  • Anh chị em ơi, hãy nhớ khi Chúa gọi chúng ta góp phần công việc Chúa, Ngài đã biết chúng ta như thế nào, có khả năng hay không? Điều quan trọng là sợ Chúa không gọi hoặc chúng ta quá kiêu ngạo cho rằng mình tài mình giỏi.
2/. Đấng kêu gọi là Đấng Giải cứu:
  • Giê-rê-mi 1:6-8
  • Anh chị em thấy dù biết Đấng kêu gọi mình là Đức Chúa Trời Tạo hóa, Giê-rê-mi vẫn lo sợ và thoái thác với lý do là ông không có khả năng ăn nói
  • Tôi phải nói điều nầy, có một số người nghĩ rằng hầu việc Chúa – thí dụ như đi chứng đạo, phải là người có khẩu tài, có học thức..., thậm chí nghĩ rằng hầu việc Chúa là phải có tiền.
  • Nếu có ai đó từng nghĩ như vậy đang hiện diện ở đây, thì xin nghe Chúa trả lời với Giê-rê-mi, cũng như Chúa đã trả lời cho Môi-se.
  • Câu 7, Nhưng Đức Giê-hô-va lại phán: Chớ nói: Tôi là con trẻ... và (ngươi) SẼ NÓI MỌI ĐIỀU TA TRUYỀN CHO NÓI.” Chúa không phán rằng: Ngươi cứ nói mọi điều ngươi biết; hay ngươi cứ nói mọi điều ngươi muốn nói, mà Chúa phán “NGƯƠI CHỈ CẦN NÓI LẠI ĐIỀU TA MUỐN NGƯƠI NÓI”. Như vậy,
  • Giê-rê-mi chỉ là người phát ngôn cho Chúa hay nói cách khác, ông chỉ là phương tiện phát thanh của Chúa, đúng hay sai là do người nói, đâu phải tại cái máy phóng thanh.
  • Vì là người phát ngôn, nên Giê-rê-mi không cần phải sợ mình không học thức, không tiền bạc, không có khẩu tài. Nếu có ai thắc mắc điều gì, thì Giê-rê-mi chỉ cần bảo họ hỏi Chúa.
  • Thông thường, nhiều Cơ-Đốc nhân hiểu lầm chức vụ “Tiên Tri”, họ cho rằng đó là dạng như thầy bói, phải có tài truyền ra cách thuyết phục, hoặc có tài tiên đoán sự việc. Câu 7 là một định nghĩa chữ “Tiên tri” đúng nghĩa: “Tiên tri là người phát ngôn của Đức Chúa Trời”, tức là người chỉ có bổn phận truyền lại, nói lại những mạng lịnh của Đức Chúa Trời cho người nghe. Mạng lịnh đó có thê là về quá khứ, hoặc hiên tại, hoặc tương lai.
  • Câu 8, chẳng những vậy, Chúa còn phán với Giê-rê-mi: “Đừng sợ... ta ở với ngươi đặng giải cứu ngươi”, và Chúa đã KÝ TÊN cho lời hứa nầy: Đức Giê-hô-va phán vậy.
  • Anh chị em thấy rõ Chúa là Đấng kêu gọi Giê-rê-mi hầu việc Chúa, Ngài không hề nói đó là việc nhẹ nhàng, dễ dàng. Chúa công nhận là lo công việc Chúa là việc đòi hỏi gian khổ, nhưng Chúa hứa sẽ ở cùng, sẽ giải cứu.
  • Giô-suê 1:5, Chúa đã hứa với Giô-suê là Ngài sẽ ở cùng ông, giải cứu ông.
  • Đaniên 3:24-26, đây là một bằng cớ nữa Chúa đã ở cùng ba bạn người Hê-bơ-rơ trong lúc họ bị quăng vào lò lửa hực.

3/. Đấng kêu gọi là Đấng ban ân tứ:
  • Giê-rê-mi 1:9-10
  • Đọc qua mấy câu Kinh thánh nầy, tôi thật cảm ơn Chúa về Ngài là một Đấng kêu gọi Giê-rê-mi hầu việc Chúa, Chúa cũng biết nhu cần của người phục vụ Ngài và Chúa đã bổ khuyết những điều có cần cho Giê-rê-mi.
  • Giê-rê-mi thiếu điều gì?
  • Giê-rê-mi đã thưa với Chúa là ông không biết nói chi (1:6), thì Chúa đã
  • Giang tay rờ miệng tôi.
  • Đặt Lời Chúa trong miệng của tôi
  • Chúa đã lập tôi trên các nước,
  • Chúa đã ban các ân tứ có cần cho Giê-rê-mi. Chúa đã:
  • Sửa môi miệng của Giê-rê-mi, ban cho ông một cái miệng được tẩy sạch như Ê-sai đã có (Êsai 6:6-7). Chỉ có kinh nghiệm được tha thứ trọn vẹn mới có sự dạn dĩ nói về Chúa.
  • Chúa đã ban cho Giê-rê-mi sự hiểu biết và sự cảm động bởi Lời Chúa. Có lẽ trước đây Giê-rê-mi cũng có chia sẻ, giảng dạy, nhưng đó chỉ là triết lý, đó chỉ là những bài luận văn tôn giáo, đó là những quan niệm sống của con người, nhưng kể từ hôm nay, Giê-rê-mi chỉ giảng ra Lời Chúa, điều mà Chúa muốn ông truyền lại cho mọi người (1:7)
  • Và Chúa cũng đã ban cho Giê-rê-mi lòng dạn dĩ để có thể đương đầu với mọi khó khăn, để giảng ra mọi lời của lẽ thật – nói như Phaolô: Không dấu điều chi hết. (Công 20:20-21
  • Nguyện Đức Chúa Trời là Đấng đã kêu gọi Giê-rê-mi, cũng là Đấng đã kêu gọi chúng ta vào Hội Thánh của Chúa, cũng kêu gọi anh chị em và ban thêm ân tứ trên anh chị em, hầu cho ai nấy, không một người nào từ chối lo công việc Chúa.



Đề mục: GIÊ-RÊ-MI ĐƯỢC KÊU GỌI (2)
Kinh thánh: Giê. 1:11-19
Câu gốc: Giê. 1:5
Mục đích: Tiếp theo bài 1 (1:1-10)

I/. MỤC ĐÍCH GIÊ-RÊ-MI ĐƯỢC KÊU GỌI:
  • 1:11-16
  • Qua phân đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta thấy Giê-rê-mi được Chúa cho thấy hai sự hiện thấy, mục đích để báo trước hai mục đích Chúa kêu gọi Giê-rê-mi hầu việc Chúa.
1/. Mục đích tỉnh thức người nghe:
  • 1:11-12
  • Có mấy điều chúng ta phải xác nhận trước:
    1. Nhóm từ “Lại có lời Đức Giê-hô-va phán cùng tôi rằng: Hỡi Giê-rê-mi, ngươi thấy gì?” xác nhận rằng sự hiện thấy nầy là từ Chúa ban cho Giê-rê-mi.
Chúng ta không được biết Chúa cho Giê-rê-mi có sự hiện thấy nầy bằng cách nào.
Trong Kinh thánh, thường Chúa cũng ban sự hiện thấy qua giấc chiêm bao. Như trong sách Sáng thế ký, Đức Chúa Trời đã bày tỏ tương lai của Giô-sép và tương lai của xứ Ai Cập qua các giấc chiêm bao. Trong Tân Ước, Đức Chúa Trời cũng sai thiên sứ của Chúa đến với Giô-sép (chồng hứa của Ma-ri) giải thích cho Giô-sép về sự có thai của Ma-ri.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải cẩn thận, vì không phải chiêm bao nào cũng đến từ Chúa.
Sách Truyền Đạo 5:3, Lời Chúa dạy: “Hễ nhiều sự lo lắng ắt sanh ra chiêm bao.” Cho nên Cơ-Đốc nhân chúng ta sống bằng Lời Chúa, chớ không sống bằng chiêm bao.
Sự hiện thấy cũng có thể đến từ một suy nghĩ hoặc một hiện tượng đặc biệt nào đó gây ấn tượng đối với người mà Chúa muốn ban cho.
Một điều mà chúng ta chắc chắn là Giê-rê-mi khẳng định chính Chúa phán với ông trong lúc nầy. 
  1. Điều thứ hai cần xác nhận là Giê-rê-mi nhận một sự hiện thấy qua một hình ảnh rất bình thường: Giê-rê-mi thấy MỘT CÂY HẠNH.
Đọc trong Kinh thánh, chúng ta nhận thấy một điều, dù Đức Chúa Trời là toàn năng, khi Chúa hiện ra ban Luật pháp tại núi Sinai, thì có một cảnh trạng kinh khiếp với lửa cháy, với sấm sét…. Nhưng Chúa cũng thường dùng những người bình thường, những vật bình thường, để bày tỏ ý muốn của Ngài, như: Chúa sử dụng một bụi gai khi kêu gọi Môi-se (Xuất. 3:); Chúa kêu gọi Ê-li trong tiếng êm dịu nhỏ nhẹ thay vì trong cơn động đất (I Vua 19:).
Và bây giờ Chúa bày tỏ mục đích Ngài kêu gọi Giê-rê-mi hầu việc Chúa qua hình ảnh của một CÂY HẠNH. Trong tiếng Hi-bá (tiếng Hê-bơ-rơ), chữ “cây hạnh” là shaqèd, giống như chữ shoqèd có nghĩa là tỉnh thức.
Đặc biệt nữa là cây hạnh là loại cây trổ hoa vào tháng giêng, kết trái sớm vào tháng ba, nên có ý nghĩa hình bóng chỉ về sự tỉnh thức. Người Y-sơ-ra-ên rất thích ăn trái hạnh (Sáng. 43:11; Dân 17:8), nên nói đến cây hạnh là người Y-sơ-ra-ên nào cũng hiểu.
Chúa phán với Giê-rê-mi rằng: “Chúa sẽ tỉnh thức, Chúa sẽ giữ lời mà Chúa đã phán để làm trọn”. Chúa kêu gọi Giê-rê-mi để ra đi công bố sứ điệp nầy cho mọi người giữa lúc mà mọi người nghĩ rằng
  • Đức Chúa Trời quên rồi, quên tội lỗi của con người rồi.
  • Họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời ngủ rồi, thậm chí có những người dám phạm thượng nói rằng Đức Chúa Trời CHẾT RỒI.
  • Họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời không có ở đây để nhìn thấy những tội lỗi họ đã phạm (Ê-xêchiên 8:12b)
Để rồi họ không còn kính sợ Chúa, họ không còn quan tâm đến Chúa.
Cảm ơn Chúa, ngay lúc ấy, Đức Chúa Trời đã kêu gọi Giê-rê-mi rao báo cho mọi người biết rằng CHÚA VẪN TỈNH THỨC – họ hãy nhìn cây hạnh để biết Chúa vẫn tỉnh thức, vẫn thấy điều họ làm, vẫn nghe lời họ thách thức Ngài.
  • Sự kêu gọi nầy há không phải là sự kêu gọi mà Chúa đang muốn kêu gọi chúng ta trong thời kỳ nầy sao?
  • Anh chị em không thấy có biết bao nhiêu anh em trong Chúa đang chịu hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, họ giống như Giăng Báp-tít ở trong tù, đức tin đang lung lay không biết Chúa có thấy không, Chúa có nghe không. Những Cơ-Đốc nhân nầy đang cần chúng ta đến với họ, nói với họ những lời an ủi rằng: “Chúa vẫn tỉnh thức! Chúa sẽ làm thành điều Ngài đã hứa.”
  • Anh chị em không thấy nhân loại càng ngày càng cứng lòng, người ta giết người, làm tội ác, như là chẳng hề có TRỜI PHẠT. Ngay đồng bào người Việt chúng ta nơi hải ngoại nầy, sau những năm tháng bị hình phạt kinh khiếp vì những tội lỗi quên Chúa trước 1975 – tôi không biết ngoài dân Do-thái, còn có dân tộc nào bị khốn khổ như người Việt chúng ta không – thế mà bây giờ sống trên một đất nước ai cũng công nhận là Chúa cho – nước Mỹ – người Việt chúng ta không còn quan tâm đến Chúa nữa, có lẽ họ nghĩ  rằng: Chúa đã quên, Chúa đã ngủ, và biết đâu cũng có người nghĩ Chúa đã chết, nên họ không còn muốn nghe về Chúa nữa. Chúa đang kêu gọi chúng ta nói cho những người quên Chúa biết Chúa vẫn thức, để họ kính sợ Chúa mà thôi không phạm tội nữa, quay về với Chúa, hầu được tha thứ và được cứu.
  • Chúa đã kêu gọi Giê-rê-mi, Chúa cũng đang kêu gọi chúng ta. Chúa đang cần Cơ-Đốc nhân chúng ta sống thế nào, làm thế nào chứng minh cho mọi người biết: Đức Chúa Trời Hằng Sống, Đức Chúa Trời vẫn THỨC!

2/. Mục đích cảnh cáo:
  • Giê. 1:13-16
  • Hình ảnh thứ hai Chúa cho Giê-rê-mi thấy là MỘT NỒI NƯỚC SÔI TỪ PHƯƠNG BẮC BẮN RA.
  • Câu 13 mô tả nồi nước sôi nầy đang sôi rất mạnh, sôi đến nổi bắn nước ra.
  • Câu 14-16, Chúa đã giải thích mục đích sự hiện thấy mà Ngài đã cho Giê-rê-mi nhìn thấy,
    • “Nồi nước sôi mạnh đến nổi bắn nước ra” ấy là Chúa muốn Giê-rê-mi rao báo cho mọi người biết sự đoán phạt lớn mà Chúa sắp giáng xuống trên dân Y-sơ-ra-ên
    • và hình phạt đó sẽ đến từ phương Bắc, tức là người Ba-by-lôn. Quân đội Ba-by-lôn ở về phía Đông của Y-sơ-ra-ên, nhưng vì sông Ơ-phơ-rát rất lớn và chảy mạnh, nên các đội quân như A-si-ri, Ba-by-lôn phải đi lên phía Bắc, nơi thượng lưu của sông có một chỗ cạn gọi là Cạt-kê-mít, nhờ chỗ cạn đó đội quân mới qua được và tiến xuống phía Nam tấn công Y-sơ-ra-ên.
  • Rao báo sự hình phạt sắp đến để làm gì?
  • Giôna 3:4-10, Chúa muốn Tiên tri Giô-na rao hình phạt sắp đến cho dân thành Ni-ni-ve để họ ăn năn.
  • Ê-xê-chi-ên 33:7-9, Chúa bảo Tiên tri Ê-xê-chi-ên rao báo hình phạt để người nghe tỉnh thức ăn năn.
  • Trên hết, chúng ta thấy chính Chúa Jêsus Christ của chúng ta, sau khi giảng một bài mạnh mẽ về tội lỗi của người Pha-ri-si (chắc chắn đó là những người đại diện cho người Y-sơ-ra-ên thời ấy), Chúa cũng rao báo hình phạt, và Chúa đã khóc và nói với họ: Ngài ví Ngài như gà mẹ túc con mình lại ấp dưới cánh (Math. 23:37; Luca 19:41-44)
  • Tôi đi trên máy bay, các tiếp viên họ phát cho hành khách mỗi người một gói bánh snack, ngoài bao đựng có ghi lại câu chuyện 4 thủy thủ bị nạn vì đá ngầm tại Cape Cod, nên năm 1789, quốc hội lập tức ra luật làm các hải đăng dọc các bờ biển để giúp các thủy thủ tránh được tai nạn đá ngầm.
  • Mới đây, báo chí đã đăng thông báo về Động đất trên 6 độ richter sẽ xảy ra tại khu vực quận Cam (Orange County) vào khoảng cuối tháng 8 đến 5-9-04.
  • Trước một mối nguy về đời nầy, mà người ta còn biết tìm cách báo động, cảnh cáo để người khác tránh, huống chi chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời yêu thương lại không biết yêu thương tội nhân, rao báo hình phạt Chúa sắp giáng xuống để họ ăn năn được cứu sao?
  • Chúa là Đức Chúa Trời đã kêu gọi Giê-rê-mi, cũng đang kêu gọi mỗi chúng ta cho những mục đích tỉnh thức và cảnh cáo mọi người.

II/. LỜI HỨA CHO GIÊ-RÊ-MI KHI ĐƯỢC KÊU GỌI:
  • Giê. 1:17-19
1/. Lời hứa thứ I:
  • Giê. 1:17
  • Đọc qua câu 17, một lần nữa chúng ta thấy tâm trạng của con người Giê-rê-mi – một con người thật, không giả bộ thiêng liêng – Giê-rê-mi đầy sự sợ sệt, lo lắng trước những mục đích mà Chúa kêu gọi ông làm.
  • Giê-rê-mi không sợ sao được. Vì thói thường người ta thích nghe khen, thích nghe phước, không ai muốn nghe lời cảnh cáo, không ai muốn nghe hình phạt, nhất là đối với một dân Y-sơ-ra-ên cứng lòng cứng cổ, họ sống trong một thời kỳ gian ác nhất trong lịch sử mà họ có, thế mà Đức Chúa Trời kêu gọi Giê-rê-mi đến cảnh cáo họ, rao báo hình phạt cho họ.
  • Cảm ơn Chúa, Chúa thấy, Chúa hiểu tâm trạng của Giê-rê-mi, ông không dám từ chối tiếng kêu gọi của Chúa, nhưng lòng đầy sợ hãi. Chúa phán với Giê-rê-mi:
    • “Ngươi hãy thắt lưng”, hành động thắt lưng là hành động của một người đầy tớ sẵn sàng phục vụ, thắt lưng để gọn gàng dễ làm việc (Luca 12:35-36; Giăng 13:3-4)
Thay vì sợ hãi, thì Chúa ra lịnh cho Giê-rê-mi sẵn sàng.
  • “Chờ dậy”, một hành động dấn thân vào công việc, thay vì ngồi suy tính để sợ hãi
  • “Bảo cho chúng nó mọi sự mà ta truyền cho ngươi”, đây là lý do Giê-rê-mi hay chúng ta không cần phải sợ hãi: Chúng ta chỉ cần nói lại điều gì Chúa dạy chúng ta.
Đây là “làm chứng”, làm chứng là nói lại những điều mình thấy, nghe, kinh nghiệm, không phải nói điều mình nghĩ. Thấy sao nói vậy, nghe sao nói vậy, kinh nghiệm thế nào nói lại thế ấy.
  • Và một lần nữa, chúng ta lại nghe lời kêu gọi: “ĐỪNG SỢ”. Anh chị em sẽ tìm thấy, rất nhiều lần trong Kinh thánh ghi lại lời Chúa kêu gọi “Đừng Sợ” (Luca 2:10; Math. 28:5)
  • Nói cách khác, Đức Chúa Trời giải quyết nỗi sợ của Giê-rê-mi khi muốn làm công việc Chúa bằng cách thúc giục ông làm việc.
  • Anh chị em cũng từng kinh nghiệm điều nầy phải không?
    • Những người không biết bơi, là vì họ SỢ  khi đứng nhìn dòng nước. Cách học bơi tốt nhất là NHẢY ĐẠI XUỐNG NƯỚC!
    • Khi anh chị em đứng trước một số đông người nghe, nếu cứ yên suy nghĩ thì chắc chắn sẽ càng lúc càng sợ. Cách diễn thuyết tốt nhất là cứ nói đại một lời nào đó.
    • Một nhà văn khuyên: Cách viết văn dễ nhất là hãy cứ viết ra một điều gì đó, rồi đâu sẽ vào đấy.
  • Bây giờ Chúa bảo Giê-rê-mi “Hãy làm” thay vì ngồi đó suy nghĩ để sợ. Anh chị em cũng vậy, nhiều người vì suy tính quá kỹ nên không dám làm gì cả, nếu có làm cũng không thành công, nhất là việc “Làm chứng Đạo”. Kinh nghiệm cho thấy, nhờ ra đi làm chứng mà không còn sợ làm chứng, những lúc thất bại là lúc có kinh nghiệm làm lại tốt hơn.
  • Có ai trong anh chị em đang sợ sệt hầu việc Chúa không? hãy nghe lời Chúa phán: Hãy htắt lưng, hãy chổi dậy, đừng sợ! Nghĩa là hãy làm ngay thì sẽ không còn sợ nữa.

2/. Lời hứa thứ II:
  • Giê. 1:18-19
  • Cảm ơn Chúa, sau khi thúc giục Giê-rê-mi làm việc, Chúa cũng hứa:
    • Câu 18, “ngày nay ta ĐÃ LẬP NGƯƠI lên làm thành vững bền, làm cột bằng sắt, làm tường bằng đồng…”
Không phải tự Giê-rê-mi làm cho ông mạnh mẽ, mà là CHúa sẽ làm cho ông mạnh mẽ, Chúa sẽ bảo vệ ông. Rõ ràng Chúa không hứa là ông sẽ không gặp khó khăn, Chúa không hứa là ông sẽ luôn may mắn, nhưng Chúa hứa sẽ bảo vệ ông, ban cho ông đủ sức, đủ ơn để đương đầu mọi hoàn cảnh.
  • Câu 19, “Ta ở cùng ngươi đặng giải cứu ngươi…”
Anh chị em có để ý, một lần nữa Chúa không hề hứa con đường hầu việc Chúa là dễ dàng, không bị trở ngại. Trái lại, Chúa phán: “Họ sẽ đánh với ngươi”, rõ ràng có trở ngại, và lại là trở ngại lớn có thể gây nguy hiểm cho mình – vì đánh nhau mà.
Cảm ơn Chúa, Chúa hứa “họ sẽ không thắng ngươi”; Chúa hứa Chúa sẽ ở cùng và Chúa hứa Chúa sẽ giải cứu.
  • Điều kỳ diệu là sau những lời hứa nầy được Chúa ký tên bảo đảm bằng danh xưng giao ước của Ngài: Đức Giê-hô-va phán vậy.
  • Anh chị em còn nghi ngờ lời Chúa hứa không? Nếu không nghi ngờ Chúa, thì xin Chúa cho tất cả chúng ta sẵn sàng vâng lời Chúa kêu gọi phục vụ Chúa như Giê-rê-mi.



Đề mục:  NƯỚC MẮT NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA
Kinh thánh: Giê-rê-mi 9:1-3
Câu gốc: Giê-rê-mi 9:1
Mục đích: Kêu gọi con cái Chúa có thái độ tích cực quan tâm đến đồng bào chưa đđược cứu.

I/. ĐỐI TƯỢNG CỦA NƯỚC MẮT NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA:
  • Giê-rê-mi 9:1, “… vì những kẻ bị giết của con gái dân ta mà khóc suốt ngày đêm.”
  • Các học giả Kinh thánh đều đồng ý đặt cho Tiên tri Giê-rê-mi một cái tên là “VỊ TIÊN TRI THAN KHÓC”, danh hiệu nầy được chứng minh qua câu gốc đoạn 9:1.
  • Nhưng vấn đề quan trọng là Tiên tri Giê-rê-mi không than khóc vì số phận của cá nhân ông, hoặc vị cảnh sống nghèo khổ của ông, hoặc những hoạn nạn mà ông phải chịu trong chức vụ hầu việc Chúa, nhưng Tiên tri Giê-rê-mi đã than khóc vì “những kẻ bị giết của con gái dân ta mà khóc suốt ngày đêm.”
  • “CON GÁI DÂN TA” là ai?
  • Trong tiếng Anh, khi muốn nói đến một Quốc gia, một Nước, người ta thường dùng Nhân xưng Đại Danh từ (Personal Pronoun) ở ngôi thứ ba số ít GIỐNG CÁI là SHE, dịch ra tiếng Việt là NÀNG, CÔ ẤY. Vì vậy, tác giả sách Giê-rê-mi cũng dùng nhóm từ “CON GÁI DÂN TA” để chỉ Nước Y-sơ-ra-ên.
  • Thêm nữa, khi dùng những chữ “con gái dân ta”, Giê-rê-mi không chỉ muốn chỉ một Quốc gia xa lạ, nhưng ông muốn bày tỏ một sự liên hệ thân thương như Người Cha đối với Con Gái của mình. 
  • Đất nước Y-sơ-ra-ên của ông có điều gì mà ông phải đổ nước mắt?
  • Tiên tri Giê-rê-mi nói: “vì những kẻ bị giết của con gái dân ta.” Rõ ràng dân tộc của Giê-rê-mi đang bị một hoạn nạn lớn, đến nỗi có nhiều (những kẻ) người bị giết.
  • Thật vậy, nếu chúng ta trở lại với thời điểm lịch sử mà Tiên tri Giê-rê-mi hầu việc Chúa, đó là thời vua Giê-hô-gia-kim (1:1). Căn cứ vào sách II Sử ký 36:5-11, chúng ta có một thời biểu như sau:
    • II Sử ký 36:5, vua Giê-hô-gia-kim cai trị được 11 năm. Đây là một vị vua do vua Ai Cập dựng lên. Sau 11 năm cai trị, vua Giê-hô-gia-kim đã bị vua Ba-by-lôn bắt tù qua Ba-by-lôn
    • II Sử ký 36:9, người kế vị của Giê-hô-gia-kim là vua Giê-hô-gia-kin (anh chị em để ý sự khác nhau của hai tên vua là giữa chữ IM và chữ IN). Vua Giê-hô-gia-kin cai trị chỉ ba tháng mười ngày, nghĩa là chỉ 100 ngày, rồi bị vua Ba-by-lôn bắt đem qua Ba-by-lôn.
    • II Sử ký 36:11, người kế vị vua Giê-hô-gia-kin là vua Sê-đê-kia, lên ngôi cai trị được 11 năm. Đây là vị vua cuối cùng của nước Giu-đa, năm 587 TC. Vua Ba-by-lôn lên đánh Giê-ru-sa-lem lần thứ ba và lần nầy đã tiêu diệt nước Giu-đa.
  • Như vậy, cơ hội hầu việc Chúa của Tiên tri Giê-rê-mi chỉ vào khoảng 22 năm, nếu không tính thêm một ít năm sau khi dân Giu-đa bị lưu đày qua Ba-by-lôn, thì một số người Giu-đa đã trốn qua Ai Cập, khi đi trốn họ bắt Giê-rê-mi đem theo luôn. Và có lẽ ông đã chết nơi đất khách quê người đó.
  • 22 năm cuối cùng của nước Giu-đa là 22 năm dân Giu-đa sống một đời sống đầy dẫy tội lỗi, nhất là tội lỗi đối với Chúa, đến nỗi Chúa đã so sánh nước Giu-đa với dân Y-sơ-ra-ên phía Bắc như sau:
“… Đức Giê-hô-va cũng có phán cùng tôi rằng: Y-sơ-ra-ên (tức là vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc) bội nghịch so với Giu-đa quỉ quyệt, còn tỏ ra công bình hơn.” (Giê. 3:11).
  • Anh chị em biết rằng, năm 721 TC, vì vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc phạm tội quá chừng đối với Chúa, nên Chúa đã cho phép quân A-si-ri đến tiêu diệt thủ đô Sa-ma-ri và bắt dân Y-sơ-ra-ên lưu đày qua A-si-ri.
  • Thế mà bài học đó, bài học mà Chúa đã phạt Y-sơ-ra-ên như vậy (Chúa gọi vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc là CHỊ của vương quốc Giu-đa phía Nam), không làm cho nước Giu-đa của Giê-rê-mi tỉnh thức. Trái lại họ càng chống nghịch Chúa nhiều thêm. Đó là lý do Tiên tri Giê-rê-mi gọi tình cảnh trước ngày lưu đày nầy là “những kẻ bị giết của con gái dân ta”.
  • Trước một tội nhân chống nghịch Chúa đã bị phạt, đang bị phạt, và sẽ bị phạt, Tiên tri Giê-rê-mi đã đổ nước mắt khóc cho dân tộc mình.
  • Tôi muốn dùng chữ “dân tộc mình”, mà không dùng chữ dân Giu-đa, vì tôi thấy có sự tương đồng giữa thời kỳ Giê-rê-mi sống với thời kỳ chúng ta là những Cơ-Đốc nhân Việt nam đang sống. Giống ở điểm nào?
    • Giống ở điểm người Việt nam chúng ta đã trải qua bao nhiêu đau khổ của chiến tranh, rồi lại phải chịu một họa hằng trăm ngàn người chết thảm thương nơi biển cả với nạn hải tặc, ghe chìm – tôi phải nhắc lại là hằng trăm ngàn, không phải là vài ngàn. Tôi không biết trong anh chị em giờ nầy có bao nhiêu người đã kinh nghiệm những khốn khổ đó. Điều đó có khác gì dân Giu-đa trong 22 năm bị ba lần quân Ba-by-lôn đánh phá – mà chắc gì 22 năm đó, người Giu-đa bị giết nhiều như người Việt nam chúng ta; chắc gì họ chịu khốn khổ như người Việt nam chúng ta chịu cảnh hải tặc Thái lan.
    • Giống ở điểm là hiện nay, sau những ngày thảm khốc đó, lòng người Việt nam chúng ta vẫn cứng cỏi, vẫn khước từ tiếng kêu gọi yêu thương của Chúa, không muốn quay về thờ phượng Chúa.
  • Đứng trước tình cảnh đó, anh chị em có tâm tình giống Giê-rê-mi không? Nước mắt anh chị em có bao giờ đổ ra cho “con gái dân ta” như Giê-rê-mi không? Tôi xin Chúa ban cho anh chị em có được những giọt nước mắt như Chúa đã ban cho Giê-rê-mi.

II/. SỐ LƯỢNG NƯỚC MẮT CỦA NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA:
  • Giê-rê-mi 9:1, “Ôi! ước gì đầu tôi là SUỐI NƯỚC, mắt tôi là NGUỒN LỤY!... KHÓC SUỐT NGÀY ĐÊM.”
  • Đọc qua những lời thống thiết đó, anh chị em đếm được bao nhiêu giọt nước mắt của Giê-rê-mi đã đổ ra? Không thể nào đếm được. Đây cũng là lý do Tiên tri Giê-rê-mi được gọi là Tiên tri than khóc.
    • Trong 14:17, Giê-rê-mi đã nói: “Bảo cho chúng nó điều nầy, mắt ta rơi lụy đêm ngày chẳng thôi.”(anh chị em để ý câu nầy giống như một câu thơ lục bát 6 x 8), nghĩa là không có lúc nào Giê-rê-mi không khóc cho dân tộc mình.
    • Trong 31:16, Giê-rê-mi khóc đến nỗi Chúa đã khuyên ngăn ông đừng khóc nhiều như vậy: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Hãy nín tiếng ngươi, đừng than khóc, mắt ngươi đừng sa lụy…”
  • Và bây giờ trong đoạn 9:1, Giê-rê-mi cảm thấy nước mắt của ông đổ ra trước tội lỗi của dân tộc mình, trước sự cứng lòng của dân tộc mình, và trước một tương lai bị hình phạt của dân tộc mình, chưa thể nói hết tấm lòng của ông, và ông đã thốt lên:
“Ôi! Ước gì ĐẦU tôi là SUỐI NƯỚC,
MẮT tôi là NGUỒN LỤY
  • Anh chị em thấy còn có lời nào thống thiết hơn không?
  • Khi đọc Kinh thánh, tôi thấy các thánh đồ đều có cùng một giòng nước mắt giống nhau trước nỗi khổ và nhu cần của dân tộc mình:
    • Sáng thế ký 18:32, sau 5 lần mặc cả với Chúa từng người, Áp-ra-ham đã đưa ra con số 10 người công bình để mong cứu thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ trong đó có bà con thân tộc của ông. Dù Kinh thánh không nói Áp-ra-ham khóc, nhưng mỗi lần đọc phân đoạn nầy, tôi thật sự nhìn thấy những giọt nước mắt mà Áp-ra-ham cố nuốt vào dành giựt từng người ra khỏi hình phạt.
    • Phục truyền 9:25-29, khi đọc sách Xuất Ê-díp-tô ký đến sách Dân số ký, tôi có một hình dung con người Môi-se là người cứng cỏi. Khi nhìn thấy những hình ảnh mà các họa sĩ vẻ hình Môi-se là hình một ông già râu dài quắc thước, bắp thịt nổi cuồn cuộn, tỏ ra một người rất cứng rắn. Nhưng khi đọc những lời trong Phục truyền nầy: “Vậy, vì cớ Đức Giê-hô-va có phán rằng Ngài toan diệt các ngươi, nên TA CỨ SẤP MÌNH XUỐNG BỐN MƯƠI NGÀY VÀ BỐN MƯƠI ĐÊM, CẦU KHẨN… “
Anh chị em có cảm thông được sự CẦU KHẨN của Môi-se là như thế nào không? Một sự thiết tha, dốc hết lòng, chắc chắn Môi-se cũng đã đổ nước mắt với Chúa nữa.
  • Luca 19:41-42, chính Chúa Jêsus Christ đã đổ nước mắt khi nhìn thấy thành phố Giê-ru-sa-lem sắp bị diệt – dù đó là thành phố của một dân tộc sẽ giết Ngài.
  • Tôi biết có rất nhiều giọt nước mắt đã và đang khóc cho quê hương yêu dấu, nhưng tôi thiết tha kêu gọi có ai đó hãy vì những tấm lòng của đồng bào Việt nam tại hải ngoại nầy mà đổ những giọt nước mắt tưới lên tấm lòng họ, xin Chúa dùng những giọt nước mắt đó làm mềm lòng đồng bào Việt nam của chúng ta, để họ đã một lần thoát khỏi cái chết đau thương giữa những Trại Cải Tạo, giữa biển khơi trong lúc vượt biên, cũng mau ăn năn tỉnh thức để thoát khỏi hình phạt đời đời nơi địa ngục.
  • Có ai không? Có giọt nước mắt nào dành cho quê hương không? Có giọt nước mắt nào dành cho đồng bào hải ngoại không?

III/. HÀNH ĐỘNG TỪ NƯỚC MẮT CỦA NGƯỜI HẦU VIỆ CHÚA:
  • Giê-rê-mi 9:2,
  • Anh chị em có để ý Giê-rê-mi đang ao ước điều gì không? Giê-rê-mi đang ao ước có được không phải một lâu đài, cũng không ao ước có được một mái nhà, Giê-rê-mi chỉ ao ước có được MỘT QUÁN KHÁCH BỘ HÀNH TRONG ĐỒNG VẮNG.
  • “QUÁN KHÁCH BỘ HÀNH” là gì?
  • Đó là một nơi tạm dừng chân nghỉ ngơi một chút. Vì Giê-rê-mi nói cái Quán nầy ở trong đồng vắng, nên chúng ta có thể hiểu đó là một ốc đảo (oasis) trong sa-mạc, nơi tạm cho các đoàn lữ hành dừng chân.
  • Tại sao Giê-rê-mi ao ước một Quán Khách Bộ hành” như vậy?
  • Đọc qua đoạn 9 câu 2 nầy, chúng ta cảm nhận được sự mệt mỏi của Giê-rê-mi, nỗi niềm vừa tức vừa thương – nói như một câu người Việt nam chúng ta thường nói: “Giận con năm sáu, chớ chín mười thương”.
  • Nói là muốn bỏ dân mình đi thật xa, để khỏi thấy cảnh trái tai, gai mắt, bởi những tội lỗi của dân mình phạm với Chúa, nhưng nói thì nói vậy mà đi không đành.
  • Mà nếu có đi thì cũng đi tạm nơi Quán Khách mà thôi.
  • Và thật cảm động, anh chị em đọc toàn bộ sách Tiên tri Giê-rê-mi và sách Ca-thương cũng của Giê-rê-mi là tác giả, anh chị em sẽ thấy Giê-rê-mi
  • vẫn ở lại với dân mình trong cảnh nước mất nhà tan.
  • Dù bị chính dân mình khinh dễ, bắt bớ, nhiều lần toan giết ông, Giê-rê-mi vẫn đầy lòng yêu thương cứ giảng, cứ khuyên, bài giảng nầy bị đốt thì lại viết bài giảng khác, vẫn thiết tha kêu gọi dân mình ăn năn quay về với Đức Chúa Trời yêu thương.
  • Anh chị em có thấy đây là hình ảnh của chính Chúa Jêsus Christ chúng ta, trong chính những giờ phút bị dân mình khinh lờn, đánh đập, đóng đinh, Chúa Jêsus vẫn dâng lên những lời cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì.”
  • Đây là hình ảnh của Chấp sự Ê-tiên trong giờ phút bị ném đá (Công vụ 7:60); là hình ảnh của thánh Phaolô đối với dân tộc mình, những người luôn tìm cách làm hại ông, nhưng lúc nào Phaolô cũng mong muốn họ được cứu, nếu cần ông sẵn sàng đổi cả sự cứu rỗi của chính ông.
  • Nước mắt chưa đủ, Giê-rê-mi đã hành động từ những giọt nước mắt đó, ông đã vừa giọt lệ vừa gieo giống, vừa đi vừa khóc vừa đem giống ra rải. Đức Chúa Trời thật đang cần những người biết đổ nước mắt như Giê-rê-mi.

Đề mục: ĐẤNG TOÀN NĂNG
Kinh thánh: Giê-rê-mi 18:1-11
Câu gốc: Giê-rê-mi 18:6
Mục đích: Khích lệ con cái Chúa kêu gọi mọi người quay về với Chúa là Đấng Toàn năng.

I/. GIỚI THIỆU ĐẤNG TOÀN NĂNG:
  • Giê-rê-mi 18:1-6
  • Theo một quan niệm từ xưa, nhiều người cho rằng Đức Chúa Trời Tạo Hóa là Đấng Tối Thượng, cao xa, khó mà biết được.
  • Ngược lại, sau những tìm tòi suy nghĩ, nhiều người khác lại cho rằng trong thực tế đâu có gì bày tỏ là có Đức Chúa Trời Tạo Hóa đâu. Thế nên họ không quan tâm đến Đức Chúa Trời Tạo Hóa, thậm chí chối bỏ Ngài, chống nghịch với Ngài.
  • Những ý tưởng mâu thuẫn nhau về Đức Chúa Trời là một sự tranh chấp trải qua mấy ngàn năm giữa loài người.
  • Cảm ơn Chúa, qua phân đoạn Kinh thánh Giê-rê-mi 18:1-11 hôm nay, chúng ta khám phá một Đức Chúa Trời Tạo Hóa thật kỳ diệu: Đức Chúa Trời của Giê-rê-mi cũng là Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời CÓ THỂ THẤY, CÓ THỂ HIỂU được Ngài ngay trong thực tế cuộc sống.
  • Anh chị em sẽ hỏi tôi: “Bằng cách nào?”
  • Giê. 18:1-6,
    • 18:1, “Lời Đức Giê-hô-va phán cho Giê-rê-mi như vầy:… chính Chúa đã chỉ cho Giê-rê-mi cách để biết rõ về Ngài.
    • 18:2, “Ngươi khá chờ dậy, xuống trong nhà thợ gốm kia, tại đó TA SẼ CHO NGƯƠI NGHE LỜI TA.
Đức Chúa Trời đã không chỉ cho Giê-rê-mi lên trời hay xuống biển để biết về Ngài, mà Chúa bảo Giê-rê-mi đến nhà một người thợ gốm – một người rất quen thuộc với nếp sống của người Y-sơ-ra-ên, vì lúc bấy giờ dụng cụ thông dụng dùng trong gia đình vừa rẻ vừa thích hợp với khí hậu nóng bức của xứ Y-sơ-ra-ên là đồ gốm
Thí dụ: Vì khí hậu nóng, nên người Y-sơ-ra-ên thích chứa nước trong bình bằng gốm để trong nhà giữ được nước luôn mát lạnh.
Thật là kỳ diệu, để biết được về Đức Chúa Trời, chúng ta không cần phải có đầu óc cao siêu, phải có khôn ngoan tuyệt vời, chỉ cần chúng ta nhìn vào một sự vật gần gũi với đời thường
Rôma 1:19-20, Sứ đồ Phaolô quả quyết: “Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì ĐÃ TRÌNH BÀY RA CHO HỌ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi, … từ buổi sáng thế VẪN SỜ SỜ NHƯ MẮT XEM THẤY.”
Dĩ nhiên sự mặc khải về Đức Chúa Trời là do chính Ngài chủ động bày tỏ, nhưng Chúa bày tỏ rất dễ hiểu, rất rõ ràng, “sờ sờ như mắt xem thấy”.
Và Giê-rê-mi thấy được bản tánh của Đức Chúa Trời qua người thợ gốm. Đơn giản biết bao nhiêu! Gần gũi biết bao nhiêu!
Thế mà không biết tại sao còn rất nhiều người cứ đòi thấy Đức Chúa Trời, đòi biết rõ Ngài mới tin. Tại họ không muốn thấy.
  • 18:3-6, Giê-rê-mi thấy gì về Đức Chúa Trời Tạo Hóa qua hình ảnh người thợ gốm?
18:3-4, Giê-rê-mi thấy hình ảnh người thợ gốm có toàn quyền trên thỏi đất sét trong tay mình trên chiếc bàn xoay, muốn nắn cái bình thế nào tùy ý mình.
18:5-6, Qua hình ảnh người thợ gốm có toàn quyền trên thỏi đất sét nắn bình, Chúa cho Giê-rê-mi biết rằng Chúa là Đức Chúa Trời Tạo hóa Toàn năng, toàn quyền: “Đất sét trong tay thợ gốm thể nào, thì các ngươi ở trong tay ta thể ấy.”
  • Đức Chúa Trời là Đấng kêu gọi Giê-rê-mi, đang kêu gọi chúng ta quay về với Ngài, phục vụ Ngài, Ngài là Đấng toàn năng, toàn quyền. Và chỉ có Ngài là Toàn năng toàn quyền, chúng ta há không nên vâng lời Ngài, sẵn sàng phục vụ Ngài sao?

II/. BÍ QUYẾT THAY ĐỔI ĐẤNG TOÀN NĂNG:
  • Giê-rê-mi 18:7-10
  • Thật ra Đức Chúa Trời của chúng ta là Đấng không hề thay đổi, vì từ hôm qua, ngày nay cho đến đời đời Chúa không hề thay đổi (Heb. 13:8)
  • Vì vậy, đáng lẽ không thể dùng tiêu đề như trong phần II nầy. Tuy nhiên đọc qua phân đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta thấy Chúa thật đã thay đổi ý định hình phạt của Ngài qua những nhóm từ
    • 18:8, “… ta sẽ đổi ý ta đã toan giáng tai họa cho nó.”
    • 18:10, “ta sẽ đổi ý ta đã định xuống phước cho nó.”
  • Tại sao Chúa lại đổi ý, dù Ngài là Toàn năng? Có phải bản tánh Chúa thất thường không? Câu trả lời là KHÔNG!
    • 18:8, Chúa đổi ý vì “nếu nước mà ta nói đó xây bỏ điều ác mình, thì ta sẽ đổi ý…”
    • 18:10, “Nếu nước ấy làm điều ác trước mắt ta và KHÔNG NGHE TIẾNG TA…”
  • Như vậy, Chúa đổi ý vì con người thay đổi hành vi và tấm lòng, bản tánh của họ.
  • Chúng ta có thể lấy một thí dụ như sau:
    • Bản tánh không thay đổi của Đức Chúa Trời giống như một Chương trình đã cài đặt trong máy Vi tính (phần cứng – hardware); bản tánh của chúng ta là phần mềm (soflware) của máy Vi tính. Phần cứng (hardware) không thay đổi vì đã cài đặt cố định, tùy phần mềm (dữ liệu) chúng ta đưa vào, thì phần cứng sẽ cho đáp án
    • Định luật của Đức Chúa Trời là: làm ác thì phạt; làm thiện thì thưởng. Người đang làm ác mà thay đổi làm thiện, thì Chúa sẽ đổi hình phạt thành thưởng; Ngược lại đang thiện mà thay đổi làm ác, thì Chúa sẽ đổi thưởng thành phạt.
  • Chúng ta có thể thấy sự thay đổi nầy trong sách Giô-na 3:1-10. Đức Chúa Trời đã sai Tiên tri Giô-na đến thành Ni-ni-ve rao báo hình phạt mà Chúa sẽ giáng xuống trên họ sau 40 ngày nữa.
  • Khi nghe Lời Chúa, từ vua cho đến chí dân của thành Ni-ni-ve đã hết lòng ăn năn, cảm ơn Chúa, thay vì hình phạt, Đức Chúa Trời đã tha thứ không giáng tai họa trên họ.
  • Thế thì Bí Quyết, hay cách làm cho Đấng Toàn năng toàn quyền thay đổi rất dễ dàng: Ấy là chính mỗi chúng ta hãy thay đổi!
    • Nếu ai trong chúng ta đang làm ác, như chưa tin nhận Chúa Jêsus Christ làm Đấng Cứu Thế của đời sống mình, thì hãy mau lẹ ăn năn tội lỗi, hãy thay đổi hướng đi của mình quay về với Đức Chúa Trời, tin nhận Chúa Jêsus Christ, thì thay vì bị Đức Chúa Trời hình phạt hư mất đời đời, người đó sẽ được Đức Chúa Trời ban cho sự sống đời đời.
    • Nếu ai trong chúng ta đã tin Chúa rồi, nhưng đang có những tư tưởng tà ác, những việc làm tội lỗi, không đi trong đường lối của Chúa, không phục vụ Chúa. Hãy ăn năn, sửa lại bàn thờ lòng của mình, thì Chúa là Đức Chúa Trời Toàn năng toàn quyền, sẽ thay đổi những hình phạt trên chúng ta trở nên những phước lành mãi mãi.

III/. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI ĐẤNG TOÀN NĂNG:
  • Giê-rê-mi 18:11.
  • Thật ra chúng ta phải đọc hết đoạn, tức là đến câu 23.
  • Nhưng câu 11 đã nói lên đầy đủ thái độ có cần của cá nhân Giê-rê-mi, của chính mỗi chúng ta đối với Đấng Toàn năng:
  • Thái độ đó là gì?
  • Thái độ Chúa muốn Giê-rê-mi phải có sau khi biết được Chúa là Đức Chúa Trời Tạo Hóa toàn năng toàn quyền, nhưng cũng sẽ thay đổi thưởng hoặc phạt tùy theo sự thay đổi của con người đối với Ngài, Chúa muốn Giê-rê-mi ra đi nói với những người đang phạm tội, đang không vâng lời Chúa rằng: Chúa ĐANG GÂY TAI VẠ ĐÁNH HỌ, ĐẶT MƯU KẾ HẠI HỌ, nói chung là Chúa đang đổ cơn thạnh nộ hình phạt một thế giới chống nghịch Ngài. Tuy nhiên Chúa phạt con người không phải để tiêu diệt con người, mà Chúa dùng hình phạt để con người AI NẤY KHÁ DAY KHỎI ĐƯỜNG ÁC MÌNH, CHỮA ĐƯỜNG LỐI MÌNH VÀ CÔNG VIỆC MÌNH! Vì “Nếu nước mà ta nói đó xây bỏ điều ác mình, thì TA SẼ ĐỔI Ý TA ĐÃ TOAN GIÁNG TAI HỌA CHO NÓ
  • Chúa muốn nói gì với con người?
  • Chúa muốn Giê-rê-mi nói với mọi người rằng, Chúa không phải là kẻ thù, không phải một Thần độc ác, mà Chúa là một Vị Cha Nhân từ, lúc nào cũng muốn loài người quay về với Ngài, thậm chí có khi Chúa phải dùng CÁI ROI sửa phạt con người.
  • Anh chị em ơi, hãy nhớ lại bao nhiêu khốn khổ của chính mình đã chịu trong những năm chiến tranh tại Việt nam, hãy nhớ lại biết bao nhiêu là đau khổ mà dân tộc Việt nam mình đã chịu và còn đang chịu, để nhận ra CÁI ROI yêu thương của Đức Chúa Trời là Cha chúng ta muốn chúng ta quay lại với Ngài.
  • Anh chị em ơi, hãy nhìn vào những thiên tai, động đất, nhìn vào chiến tranh, nhìn vào đại dịch AIDS, bịnh SARS, và bao nhiêu bịnh tật đang diễn ra và còn xảy ra, hãy nhìn kinh tế đi xuống, cuộc sống khó khăn … để nhận ra CÁI ROI của Chúa, là Cha Nhân từ, mà quay lại với Ngài.
  • Tại sao tôi không cho đọc tiếp Giê. 18:12-23? Vì tôi lo rằng anh chị em sẽ hiểu lầm sự cứng lòng của loài người – nói chung; và của những người mà chúng ta muốn nói Tin Lành cho họ, e rằng anh chị em sẽ ngã lòng. Trái lại, bây giờ tôi muốn anh chị em đọc những câu Kinh thánh đó, để thấy thái độ mà Chúa là Đức Chúa Trời toàn năng toàn quyền muốn Giê-rê-mi có: Ấy là cứ kêu gọi những con người cứng lòng tội lỗi đó quay lại để được Chúa tha thứ.
  • Cảm ơn Chúa, Tiên tri Giê-rê-mi đã vượt qua được những tức giận của bản tánh con người trước sự cứng lòng của dân tộc mình (như Giê-rê-mi đã bộc lộ trong 18:19-23), và chính ông đã chịu nhiều sự bắt bớ, bạc đãi, bị nghi ngờ phản quốc, bị quăng xuống giếng bùn, bị bỏ cho đói khát, nhưng Giê-rê-mi vẫn muốn dân tộc ông thay đổi để Đức Chúa Trời Toàn năng thay đổi hầu tha thứ cho họ.
  • Anh chị em thì sao? Xin Chúa cho mỗi chúng ta đừng ngã lòng, nản chí trước sự cứng lòng của người Việt nam chúng ta nơi hải ngoại nầy; ngay cả đối với đồng bào trong Nước.


Đề mục: HOẠN NẠN CỦA GIÊ-RÊ-MI
Kinh thánh: Giê-rê-mi 20:1-18
Câu gốc: Giê. 20:12
Mục đích: Khích lệ con cái Chúa vững tin Chúa trong hoạn nạn.

I/. TÌNH CẢNH HOẠN NẠN CỦA GIÊ-RÊ-MI:
  • Giê. 20:1-6
  • Nói đến các thánh đồ chịu hoạn nạn khi phục vụ Chúa, thì Giê-rê-mi là người chịu nhiều hoạn nạn hơn hết. Qua sách Giê-rê-mi, chúng ta biết được ít nhất ba lần Giê-rê-mi đã chịu hoạn nạn.
    1. Giê. 20:1-2, Giê-rê-mi bị cùm:
Lần hoạn nạn thứ nhất nầy Giê-rê-mi bị Pha-su-rơ, con trai của một thầy tế lễ, làm quản đốc nhà của Đức Chúa Trời đánh đòn và cùm Giê-rê-mi.
Hình thức đánh đòn không phải là bắt cúi xuống rồi quất vài roi, chắc chắn là những cái đánh rất nặng và mạnh, gây đau đớn cho thân thể. Đây cũng là một hình thức gây sỉ nhục, vì một người đã trưởng thành mà bị ‘Đánh Đòn” như một đứa trẻ con.
“CÙM” là một loại hình cụ có khung bằng gỗ có khoét lỗ vừa nơi cổ và hai tay và chân, người bị cùm sẽ bị khóa lại tay chân làm thân thể bị vặn vẹo, đau đớn khó chịu, không thể di chuyển hoặc cử động.
  1. Giê. 37:11-16, Giê-rê-mi bị giam trong ngục tối:
Lần bị tù nầy là vì Giê-rê-mi biết ý muốn của Đức Chúa Trời đã đến lúc phải phạt dân Chúa, nên khuyên dân Chúa nên đầu hàng người Ba-by-lôn, thay vì nhờ cậy nơi người Ai Cập để chống lại người Ba-by-lôn (37:7-10).
Lời khuyên nầy khiến dân Giu-đa cho rằng Giê-rê-mi phản quốc, chủ trương đầu hàng giặc (38:13).
Lần nầy Giê-rê-mi cũng bị đánh đòn và giam trong một pbòng tối.
Những loại phòng tối để giam giữ tù nhân rất nguy hại, vì sẽ làm hư mắt tù nhân, trong bóng tối như vậy đôi mắt sẽ bị nhức lắm, nhất là khi bất chợt được đưa ra ánh sáng. Thiếu ánh sáng sẽ làm cho răng, da, xương, dễ bị hư. 
  1. Giê. 38:6-13, Giê-rê-mi bị tù lần thứ ba:
Lần thứ ba, Giê-rê-mi bị quăng xuống giếng không có nước, chỉ có bùn, để nhốt ông ở đó. Tình cảnh bị giam lần nầy rất bi đát:
-câu 6, Giê-rê-mi bị lút dưới bùn. Hình phạt nầy đầy nguy hiểm, tôi không thể nào diễn tả nỗi khổ suốt ngày đêm phải ĐỨNG, chắc chắn sẽ làm phần cơ thể bị ngâm trong bùn như hai chân bị liệt. Tôi chưa nghe có hình phạt nào đáng sợ hơn.
-câu 9, chính một hoạn quan trong cung vua nhìn nhận: “quăng người xuống hố là ÁC LẮM.”
-câu 9b, tàn nhẫn hơn nữa là họ không cho Giê-rê-mi ăn (tôi không biết có cho ông uống không).
  • Ay là chưa kể những lần bị hăm dọa:
    • 11:21, Giê-rê-mi bị người An-na-tốt, người ở quê hương ông đòi lấy mạng của ông.
    • 26:7-8, Giê-rê-mi bị các thầy tế lễ, các tiên tri, và cả dân sự đòi giết ông.
  • 40:1, Giê-rê-mi cũng bị người Canh đê bắt chung với những người bị đem qua Ba-by-lôn làm phu tù. Nhưng giờ chót, ông được tha.
  • Phần lớn chức vụ của Giê-rê-mi là bị tù đày, gian khổ, bị sỉ nhục. Theo quan niệm thông thường, một người phục vụ Chúa như Giê-rê-mi sẽ bị coi là người không có ơn Chúa, có thể bị kết án là không theo ý Chúa, nên đã không may mắn. Tuy nhiên, cảm ơn Chúa đã ban cho Giê-rê-mi được đứng vào hàng các Đại Tiên tri của Đức Chúa Trời.
  • Rõ ràng đối với Chúa không phải chỉ là những con số, hoặc chỉ là sự ủng hộ của loài người, mà tấm lòng người đó đối với Chúa, đối với công việc Chúa giao cho, đôi khi dường như đi ngược lại quan niệm chung của con người. Thí dụ:
    • Chính Chúa Jêsus Christ của chúng ta, với chức vụ ba năm rưỡi, để lại chỉ 120 người, với bao khổ nạn, bị đóng đinh chết trên thập tự giá. Thành công hay thất bại? Có ơn hay không có ơn?
    • Như Sứ đồ Phaolô, bao nhiêu năm Truyền giáo, đi đến đâu là bị rượt đuổi đến đó, bị đói bị khát, bị tù đày... (II Côrintô 11:23-28). Thành công hay thất bại? Có ơn hay không có ơn?
  • Câu trả lời anh chị em đã biết rõ.

II/.  THÁI ĐỘ TRONG HOẠN NẠN CỦA GIÊ-RÊ-MI:
  • Giê-rê-mi 20:7-10
  • Có một số con cái Chúa thường nhìn những người bị hoạn nạn vì Chúa, ở tù vì Chúa, trở về như những “NGƯỜI HÙNG”. Ngay cả có một số người chịu bắt bớ vì Chúa hoặc ở tù vì Chúa, khi trở về, họ thuật lại những điều làm cho người nghe luôn phải hít-hà, thán phục.
  • Bây giờ anh chị em đọc những lời Giê-rê-mi bày tỏ nỗi lòng của ông trong phân đoạn Kinh thánh nầy, thì nghĩ thế nào? Giê-rê-mi có phải là người thiêng liêng không? Giê-rê-mi có phải là người được ơn Chúa không?
  • Anh chị em hãy nghe cảm nghĩ của Giê-rê-mi khi bị hoạn nạn vì Chúa:
    • 20:7-9a, Giê-rê-mi nản lòng trước những sự sỉ nhục, nhạo báng, ông không muốn nói về Chúa nữa.
    • 20:10, Giê-rê-mi nghe lời chế nhạo, lòng ông kinh hãi, sợ sệt.
    • 20:14-18, lòng Giê-rê-mi giảm sút đến độ  rủa sả ngày mình được sanh ra, vì thấy dường như ông được sinh ra để chịu cực khổ, lo buồn, cả đời mang sỉ nhục (20:18).
  • Nếu anh chị em đọc Kinh thánh sẽ thấy các Thánh đồ mà Kinh thánh nói đến, những người mà ngày nay chúng ta gọi là những người được ơn, tất cả đều là những người từng yếu đuối:
    • Ap-ra-ham hai lần nói dối vợ của ông là em gái của ông (Sáng thế ký 12:10-13; 20:1-2)
    • Ê-li yếu đuối sợ lời hăm dọa của Hoàng hậu Giê-sa-bên, đến nỗi phải chạy vào đồng vắng xin chết (I Vua 19:4).
    • Phi-e-rơ sợ bị bắt bớ đến nỗi đã chối Chúa ba lần.
    • Chính Chúa Jêsus Christ của chúng ta cũng đã cầu nguyện xin Đức Chúa Cha cho giảm bớt chén đắng, Ngài thiết tha cầu nguyện ba lần (Mathiơ 26:44)
  • Cảm ơn Chúa, dù bản chất con người vốn yếu đuối, nhưng các thánh đồ ấy, trong đó có chính Giê-rê-mi, từ trong đáy lòng vẫn không thể bỏ được công việc mà Chúa giao cho.
  • Anh chị em hãy nghe Giê-rê-mi bày tỏ cảm giác của ông khi không muốn giảng Tin lành, không muốn làm chứng về Chúa trong hoàn cảnh hoạn nạn:
“Nếu tôi nói: Tôi sẽ chẳng nói đến Ngài nữa; tôi sẽ chẳng nhơn danh Ngài mà nói nữa, thì TRONG LÒNG TÔI NHƯ LỬA ĐỐT CHÁY, BỌC KÍN TRONG XƯƠNG TÔI, và tôi mệt mỏi vì nín lặng, không chịu được nữa (Giê. 20:9)
  • Rõ ràng việc nói về Chúa đã ăn sâu vào xương, vào thịt, của Giê-rê-mi. Ong không giấu sự nản lòng của ông khi nhìn thấy việc nói về Chúa của ông bị chống đối; ông không giấu sự thất vọng của ông khi nhìn thấy lòng người cứng cõi, nhưng ông cũng không đánh mất thái độ KHÔNG THỂ LÙI BƯỚC của ông.
  • Lời Chúa từng phán: Chúa muốn sự chơn thật nơi bề trong (Thi thiên 51:6a). Có lẽ tại chúng ta thiếu cái bề trong chơn thật, nên Chúa chưa dùng chúng ta như Chúa đã dùng các Thánh đồ, như Chúa đã dùng Giê-rê-mi. Tại chúng ta không dám nhìn nhận sự thất bại của mình, lúc nào cũng muốn che giấu: nản lòng mà không dám nói nản lòng; tức giận vì bị chế nhạo mà không dám nói tức giận; lòng muốn bỏ không làm công việc Chúa nhưng không dám nói bỏ, chỉ cố đeo đuổi cho qua ngày tháng… ..., nên Chúa chưa dùng chúng ta được.
  • Xin Chúa cho chúng ta sống thật lòng với Chúa, hầu cho Chúa đẹp lòng dùng chúng ta trong những việc lớn và khó.

III/. CHÚA ĐỐI VỚI HOẠN NẠN CỦA GIÊ-RÊ-MI:
  • Giê-rê-mi 20:11-13
  • Trong chiến tranh, người ta thường nói: Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bách thắng (Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng)
  • Nhưng qua phân đoạn Kinh thánh nầy chúng ta thấy Giê-rê-mi chẳng những biết người, biết ta, mà ông còn biết Chúa nữa.
  • Anh chị em hãy xem Giê-rê-mi trong lúc hoạn nạn, ông nhìn biết Chúa như thế nào:
    • Câu 11, Đức Giê-hô-va ở với tôi như một tay anh hùng đáng khiếp (đáng sợ)
    • Câu 12, Giê-rê-mi biết Chúa là Đức Giê-hô-va vạn quân, nghĩa là Chúa là toàn năng, toàn quyền.
    • Câu 12, Chúa là Đấng xem thấu trong lòng, trong trí, nghĩa là Chúa là Đấng Toàn tri.
    • Câu 13, Chúa là Đấng giải cứu linh hồn kẻ nghèo nàn ra khỏi tay những kẻ ác.
  • Điều quan trọng nhất là Giê-rê-mi biết CHÚA Ở VỚI ÔNG, về phe của ông. Nói như
    • tác giả Thi thiên 118:6-7, Đức Giê-hô-va binh vực tôi, tôi chẳng sợ; loài người sẽ làm chi tôi. Đức Giê-hô-va binh vực tôi, thuộc trong bọn kẻ giúp đỡ tôi; nhơn đó tôi sẽ vui thấy kẻ ghét tôi bị báo.
    • Như Phaolô nói trong Rôma 8:31, “... Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta?”
  • Giê-rê-mi cũng biết chính ông là ai:
    • Câu 11, Giê-rê-mi biết có Chúa ở với ông
    • Câu 12, Giê-rê-mi biết ông là người công bình, tức là ông làm chứng đời sống ông đã được Chúa thử nghiệm và nhận ông sống công bình đẹp lòng Chúa.
    • Câu 12, Giê-rê-mi đã biết đem việc mình tỏ cùng Chúa.
  • Giê-rê-mi cũng biết những kẻ gây hoạn nạn cho ông là ai:
    • Câu 11, Giê-rê-mi biết những kẻ bắt bớ tôi sẽ bị vấp ngã, sẽ chẳng thắng hơn, họ ăn ở chẳng khôn, nghĩa là đời sống họ không theo đường lối của Chúa, nên họ sẽ chịu sỉ nhục đời đời.
    • Câu 13, Giê-rê-mi biết những kẻ gây hoạn nạn cho ông là những kẻ ác, mà kẻ ác chẳng hưởng được sự bình an bao giờ (Esai 48:22).
  • Cảm ơn Chúa, ngay trong hoạn nạn, Giê-rê-mi vẫn nhớ được Chúa, vẫn biết Chúa luôn ở với ông, binh vực ông.
  • Tôi không biết giữa anh chị em có ai đã và đang ở trong hoạn nạn không? Nguyện Thánh Linh Đức Chúa Trời dùng bài học của Giê-rê-mi an ủi anh chị em. Trong anh chị em có ai ngã lòng vì mỗi khi làm chứng về Chúa, nói về Chúa, thì bị chê cười, nhạo báng, chống đối không? Nguyện xin lửa của Thánh Linh Đức Chúa Trời đã nung nấu lòng Giê-rê-mi, cũng bùng cháy trong lòng anh chị em.


Đề mục: KINH NGHIỆM CẦU NGUYỆN CỦA GIÊ-RÊ-MI
Kinh thánh: Giê-rê-mi 29:7, 13 và 33:3; 42:2
Mục đích: Giúp con cái Chúa cầu nguyện cách phải lẽ.

I/. CẦU NGUYỆN CHO AI :
  • Giê-rê-mi 29:7
  • Theo thói thường ngoài cầu nguyện cho chính mình, chúng ta cầu nguyện cho những người thân của chúng ta, những người chúng ta quen biết, v.v...
  • Nhưng hôm nay trong Giê-rê-mi 29 :7, chúng ta nghe Chúa dạy dân Y-sơ-ra-ên nói chung và cá nhân Giê-rê-mi – nói riêng cầu nguyện cho một đối tượng rất đặc biệt: Hãy tìm sự bình an cho THÀNH MÀ TA ĐÃ KHIẾN CÁC NGƯƠI BỊ ĐÀY ĐẾN LÀM PHU TÙ, HÃY VÌ NÓ CẦU NGUYỆN...
  • Chúa bảo dân Y-sơ-ra-ên cầu nguyện cho thành, cho dân đã bắt họ đày làm phu tù, nghĩa là cầu nguyện cho kẻ thù của họ.
  • Qua Kinh thánh, anh chị em biết rằng dân Y-sơ-ra-ên là một dân rất ghét người ngoại bang vì tinh thần tự mãn là tuyển dân của họ. Bây giờ Chúa bảo họ cầu nguyện cho kẻ thù của họ, kẻ thù đánh phá xứ sở của họ, giết người thân của họ, đày họ qua xứ xa lạ Ba-by-lôn nầy. Thật sự không phải là việc đơn giản.
  • Anh chị em có thể thấy hình ảnh đó qua Tiên tri Giô-na. Mặc dù tên của ông ấy là CHIM BỒ CÂU, nói lên tánh tình của Giô-na ít nữa cũng hiền hòa. Nhưng khi Đức Chúa Trời bảo Giô-na đi giảng Tin Lành cho dân Ni-ni-ve là một kẻ thù của dân tộc ông, thì ông không đi, trốn qua Ta-rê-si, tức là đi về phía Tây thay vì đi qua phía Đông. Đến khi bị Chúa buộc quay lại giảng cho Ni-ni-ve, thấy kẻ thù của mình, của dân tộc mình ăn năn và không bị Đức Chúa Trời hình phạt, thì Giô-na giận Chúa.
  • Giô-na là hình ảnh tiêu biểu của dân Y-sơ-ra-ên đối với những người không phải Y-sơ-ra-ên, đối với kẻ thù.
  • Ở đây, Chúa bảo dân Y-sơ-ra-ên cầu nguyện cho kẻ thù bắt họ lưu đày. Khó khăn hơn nữa là Chúa bảo họ cầu nguyện xin sự bình an cho bắt bớ họ.
  • Chúa nhấn mạnh: Hãy tìm sự bình an CHO THÀNH mà ta khiến các ngươi bị đày đến... hãy vì nó cầu nguyện Đức Giê-hô-va; ..., nghĩa là xin Chúa ban phước cho kẻ thù.
  • Thật sự đây không phải là việc dễ dàng. Anh chị em có cầu nguyện như vậy lần nào chưa? Hãy thử cầu nguyện cho kẻ thù một lần, anh chị em sẽ thấy đó không phải là việc dễ, vì luật pháp cho phép: “Mắt đền mắt, răng đền răng.”
  • Cảm ơn Chúa, “cầu nguyện cho kẻ thù” cũng là lời dạy của Chúa Jêsus Christ chúng ta. Chúa Jêsus phán: “Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi.”(Mathiơ 5:44).
  • Chẳng những Chúa Jêsus Christ dạy mà chính Ngài cũng đã cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ, đóng đinh giết Ngài, trước giờ tắt hơi, Chúa Jêsus Christ đã cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì.” (Luca 23:34).
  • Cũng không chỉ một mình Chúa Jêsus Christ đã cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ làm hại mình, các môn đệ của Chúa Jêsus Christ cũng đã vâng lời Ngài làm như vậy:
    • Công vụ 7:60, Chấp sự Ê-tiên đã cầu nguyện cho những kẻ đang ném đá ông.
    • Rôma 10:1, Sứ đồ Phaolô đã cầu nguyện cho dân Y-sơ-ra-ên là dân lúc nào cũng muốn làm hại ông.
  • Giê-rê-mi đã kinh nghiệm Lời Chúa dạy cầu nguyện: Cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ mình, và đặc biệt là cầu nguyện xin cho họ được bình an (Giê. 29:7). Một người muốn phục vụ Chúa phải có kinh nghiệm cầu nguyện cho kẻ thù được bình an, nghĩa là phải có tấm lòng luôn tha thứ.

II/. THÁI ĐỘ CẦU NGUYỆN:
  • Giê-rê-mi 29:13
  • Đây là bài học cầu nguyện thứ hai mà Chúa đã dạy Giê-rê-mi trong sự cầu nguyện.
  • Trong câu Kinh thánh nầy có hai lần dùng đến chữ TÌM (tìm kiếm), “Các ngươi sẽ TÌM ta, và gặp được, khi các ngươi TÌM KIẾM TA hết lòng.”
  • Để hiểu được chữ “Tìm Kiếm”, anh chị em hãy nghe
    • tác giả bài Thánh ca “Kìa chín mươi chín con”, trong Thánh ca số 415 câu 2, diễn tả việc người chăn TÌM  con chiên lạc: “LÊN DỐC, XUỐNG HANG, BAO QUẢN KHÓ NGUY, QUYẾT SỐNG CHẾT kiếm một con chiên ấy; QUYẾT SỐNG CHẾT KIẾM TÌM con chiên nầy.”
    • Anh chị em hãy nghe chính Chúa Jêsus Christ đã mô tả chữ TÌM nầy trong Luca 15:8. Chúa Jêsus Christ phán: “Hay là, có người đờn bà nào có mười đồng bạc, mất một đồng, mà không THẮP ĐÈN, QUÉT NHÀ, KIẾM KỸ CÀNG CHO KỲ ĐƯỢC SAO?”
  • Rõ ràng chữ TÌM, tìm kiếm mà Kinh thánh muốn nói đến khi chúng ta cầu nguyện mà muốn Chúa nghe, nhậm, là phải có một sự nổ lực, thiết tha, khao khát, đôi khi còn phải kiêng ăn, như Chúa Jêsus đã kiêng ăn bốn mươi ngày bốn mươi đêm.
    • Cầu nguyện là một sự tương giao – nhưng phải nói rõ là sự tương giao THÂN MẬT với Chúa, không chỉ là tương giao, không chỉ là một cuộc trò chuyện bình thường như với người hàng xóm, mà là giữa cha với con thắm thiết tình thương, như với hai người bạn thật thân.
  • Kinh nghiệm cầu nguyện của Giê-rê-mi được Chúa dạy trong Giê. 29:13, còn được nhấn mạnh bởi chữ “HẾT LÒNG”, với tất cả tấm lòng.
  • Anh chị em hãy nghe các thánh đồ cầu nguyện:
    • Sáng the kỳ 18:, Ap-ra-ham đã cầu nguyện nài xin từng người với Chúa – dù đó là những người ở Sô-đôm và Gô-mô-rơ đáng chết.
    • I Vua 19:42-44, Tiên tri Ê-li đã sấp mặt xuống đất cầu nguyện bảy lần. Thánh Gia-cơ đã viết trong thư Gia-cơ 5:17 rằng: “Ê-li vốn là người yếu đuối như chúng ta, người cầu nguyện CỐ XIN ...”
    • Luca 22:44, chính Chúa Jêsus khi cầu nguyện cũng đã tìm kiếm hết lòng ý chỉ của Đức Chúa Cha: “Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất.”
  • Hành động TÌM, Tìm kiếm, Hết lòng cầu nguyện đó phải được biểu lộ từ bên trong của tấm lòng, như Chúa phán trong II Sử 7:14, đó là tấm lòng:
    • Hạ mình,
    • trở lại,
    • bỏ con đường tà.
  • Nghĩa là không phải tổ chức nghi lễ cầu nguyện nhiều hơn, tổ chức nghi lễ kiêng ăn nhiều hơn, mà là thật sự ăn năn với Chúa, tìm kiếm mặt Chúa không phải tìm kiếm của cải đời nầy hoặc sự trông cậy đời nầy, trở lại với Chúa, bỏ con đường sai lạc đang đi.
  • Cảm ơn Chúa, khi chúng ta có một thái độ cầu nguyện như vậy, Chúa hứa: các ngươi sẽ tìm ta, và GẶP ĐƯỢC! Chúng ta gặp được  Chúa! Thật là một câu trả lời dứt khoát đầy phước hạnh.
  • Tôi quả quyết rằng không có đời sống nào GẶP CHÚA mà không thỏa lòng. Nói cách khác, đời sống chúng ta cho đến giờ chưa thỏa lòng là vì đời sống cầu nguyện của cá nhân chúng ta, những buổi cầu nguyện của Hội thánh chúng ta chưa GẶP ĐƯỢC CHÚA. Tại sao chúng ta cầu nguyện mà chưa gặp được Chúa? Vì chúng ta chưa tìm kiếm Chúa hết lòng!
  • Hãy sửa lại sự cầu nguyện từ ngay bây giờ!

III/. HIỆU QUẢ CỦA SỰ CẦU NGUYỆN:
  • Giê-rê-mi 33:3
  • Đây là bài học thứ ba về sự cầu nguyện mà Chúa dạy cho Giê-rê-mi.
  • Anh chị em phải nhớ Giê-rê-mi là một người từ khi chưa sinh ra đã biết Chúa, thuộc về Chúa, vì
    • ông là con của Thầy tế lễ (1:1),
    • vì ông cũng nghe Chúa phán: Chúa đã biệt riêng ông từ trong lòng mẹ (1:4-5)
    • và ông đã có một quá trình làm công việc Chúa.
  • Nhưng thật kỳ diệu, Chúa vẫn dạy ông bài học về sự cầu nguyện:
    • Cầu nguyện cho ngay cả những kẻ thù đang bắt bớ mình.
    • Hết lòng cầu nguyện.
  • Và bây giờ Chúa dạy Giê-rê-mi cầu nguyện bằng lời hứa bày tỏ HIỆU QUẢ của sự cầu nguyện cho ông biết.
  • Hiệu quả của sự cầu nguyện mà Chúa bày tỏ cho Giê-rê-mi biết là gì?
    • Chúa sẽ trả lời
    • Chúa sẽ cho Giê-rê-mi biết những việc LỚN và KHÓ, nghĩa là những việc mà Phaolô gọi là VƯỢT QUÁ SỰ CẦU XIN VÀ SUY TƯỞNG CỦA CHÚNG TA.
  • Một thách thức lớn lao cho Giê-rê-mi và cho mỗi chúng ta ngày nay.
  • Chúng ta thường giới hạn Chúa, nghĩ rằng Chúa không làm được việc nầy hay việc khác. Có khi chúng ta nghĩ việc Lớn quá Chúa không làm được; ngược lại chúng ta cũng nghĩ việc khó lắm, không ai làm được, thì có lẽ Chúa cũng sẽ không làm được; hoặc chúng ta nghĩ việc nhỏ mọn lắm, Chúa không quan tâm hay là lịch sự hơn, chúng ta không nên làm phiền Chúa.
  • Chúng ta thật đã nghĩ như vậy nhiều lần trong trí của chúng ta.
  • Nhiều lần Chúa đã hỏi câu hỏi thách thức: “có việc nào Lớn Quá, Khó Quá đến nỗi Chúa không làm được không?”
    • Sáng thế ký 18:14
    • Giê. 32:27
    • Luca 1:37
  • Những lời hứa nầy thật có cần cho Giê-rê-mi biết bao nhiêu, vì Giê-rê-mi đang bị giam cầm.
  • Tôi nghe có nhiều người chưa từng ở tù thường tuyên bố: “Ở tù tôi sẽ có nhiều thì giờ cầu nguyện.” Anh chị em hãy nghe tâm trạng của một thánh đồ khi ở trong tù, tâm trạng của Giăng Báp-tít.
  • Mathiơ 11:2—3, khi Giăng Báp-tít bị Hê-rốt giam trong tù, ông đã bộc lộ sự bồn chồn lo lắng, trông đợi sự giải cứu của Chúa, nên Giăng Báp-tít đã sai người đến hỏi Chúa Jêsus Christ: Ngài có phải là Đấng Cứu Thế phải đến hay không? Nếu Chúa Jêsus Christ là Đấng Cứu Thế phải đến, sao Chúa không khiến ‘kẻ bì tù được ra khỏi ngục.’ như Esai 61:1?
  • Tôi tin rằng Giê-rê-mi cũng có tâm trạng bồn chồn mệt mỏi đó, vì ông đã từng có tâm trạng như vậy trong đoạn 20:7-9. Có lẽ Giê-rê-mi trong lúc mệt mỏi nầy đã nói với Chúa: Sao tôi lo công việc Chúa mà cứ bị hoạn nạn hoài? Sao tôi hầu việc Chúa mà không thấy đời sống khá hơn về vật chất, ngay cả trong công việc thuộc linh? Tại sao và tại sao?
  • Cảm ơn Chúa, Chúa đã nghe, đã hiểu Giê-rê-mi và Chúa đã trả lời ngay trong nhà tù cho ông: Trong khi Giê-rê-mi còn bị giam ... có lời Đức Giê-hô-va phán cùng người lần thứ hai (Giê. 33:1) 
    • không phải một lần, mà hai lần Chúa hứa.
    • Chúa không đợi Giê-rê-mi ra khỏi tù, mà Chúa ở ngay trong nhà tù với Giê-rê-mi – đúng như Chúa hứa, Khi dân sự Ngài khốn khổ, thì chính mình Ngài cũng khôn khổ (Esai 63:9)
    • 33:2, Chúa phán với Giê-rê-mi chính Chúa làm nên “SỰ NẦY”, chính Chúa TẠO và LẬP SỰ NẦY. Nghĩa là việc Giê-rê-mi bị tù, bị giam cũng là Chúa làm, Chúa lập, Chúa cho phép xảy ra. Chúa muốn nói với ông rằng Chúa không bỏ ông, Chúa vẫn ở với ông ngay trong nhà tù.
    • 33:3, khi Chúa phán Chúa sẽ tỏ những việc Lớn và Khó, là những việc Giê-rê-mi chưa từng biết, nghĩa là Chúa muốn nói với Giê-rê-mi: Việc giải cứu ông ra khỏi hoạn nạn, khỏi nhà giam là chuyện nhỏ! Chúa sẽ còn làm việc lớn hơn!
  • Nhơn lời Chúa dạy Giê-rê-mi cầu nguyện và thách thức ông. Tôi cũng kêu gọi anh chị em là con cái Chúa, ít nữa ngay bây giờ, trong lúc nầy trong cuộc đời theo Chúa của anh chị em, có điều gì khó quá, lớn quá, đối với anh chị em, sao không cầu nguyện, để xem Chúa có tỏ cho anh chị em những việc lớn và khó cho chúng ta không?
  • Hãy thử Chúa một lần trong đời sống theo Chúa đi, để anh chị em không còn nghi ngờ về Chúa nữa.




Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.