I/. TÁC GIẢ:
1. Ý nghĩa của Tên:
- Tên Giô-ên có nghĩa: “Giê-hô-va là Đức Chúa Trời”
- Ý nghĩa tên khiến cho vài người chủ trương Giô-ên thi hành chức vụ đời Giô-ách (II Sử. 22: - 24:). Họ cho rằng lúc trẻ, Giô-ên biết Ê-li và sống đồng thời với Ê-li-sê (xem I Vua 19:37, 39 – theo Scofield)
2. Gia phổ:
1:1 giới thiệu Giô-ên là con trai của Phê-thu-ên
Tên Phê-thu-ên chỉ thấy trong bản Masoretic, có lẽ vì lý do nầy nên Bản Septuagint đọc là Bê-tu-ên như trong Sáng. 22:22-23
II/. NIÊN HIỆU:
Có 2 ý kiến về niên hiệu: SỚM và TRỄ
1. Niên hiệu Trễ:
Căn cứ vào 3:4-6, một số người cho rằng chỉ về thời kỳ dân Giu-đa bị lưu đày sang Ba-by-lôn, lúc bấy giờ các dân ngoại bang như Ty-rơ, Si-đôn, Phi-li-tin, thừa cơ xông vào hà hiếp Giu-đa.
Đặc biệt 3:6 đề cập đến người Hi-lạp là nước xuất hiện vào thế kỷ thứ IV TC.
2. Niên hiệu Sớm:
Căn cứ vào những lý do:
1:1 giới thiệu Giô-ên là con trai của Phê-thu-ên
Tên Phê-thu-ên chỉ thấy trong bản Masoretic, có lẽ vì lý do nầy nên Bản Septuagint đọc là Bê-tu-ên như trong Sáng. 22:22-23
II/. NIÊN HIỆU:
Có 2 ý kiến về niên hiệu: SỚM và TRỄ
1. Niên hiệu Trễ:
Căn cứ vào 3:4-6, một số người cho rằng chỉ về thời kỳ dân Giu-đa bị lưu đày sang Ba-by-lôn, lúc bấy giờ các dân ngoại bang như Ty-rơ, Si-đôn, Phi-li-tin, thừa cơ xông vào hà hiếp Giu-đa.
Đặc biệt 3:6 đề cập đến người Hi-lạp là nước xuất hiện vào thế kỷ thứ IV TC.
2. Niên hiệu Sớm:
Căn cứ vào những lý do:
- Có sự trùng hợp giữa Giô-ên 3:16 với Amốt 1:2. Ý kiến cho rằng Giô-ên thi hành chức vụ trước Amốt ít lâu và Amốt đã chịu ảnh hưởng nơi Giô-ên.
- Trong sứ điệp trọng tâm chỉ đề cập đến Ty-rơ, Si-đôn, Phi-li-tin (3:4), Ê-đôm, Ai Cập (3:19), mà không nói đến đế quốc A-si-ri, Ba-by-lôn, là những nước thù nghịch sau nầy.
- Những câu 3:4-8 là thời kỳ ghi trong II Sử 21:17
- Trường hợp Hi-lạp (3:6), tiên tri ghi lại một nước ở xa (bán … làm cho chúng nó lìa xa bờ cõi mình), chưa hiện diện trực tiếp tại vùng Palestine.
- Trong sứ điệp cho thấy đền thờ vẫn còn và sự thờ phượng vẫn diễn ra (1:13; 2:17)
Hầu hết các nhà giải kinh đều nhìn nhận sách Giô-ên được viết vào trước đời A-cha (II Vua 16:1).
III/. BỐ CỤC:
Đề tài: NGÀY CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA
Câu gốc: 2:11b
III/. BỐ CỤC:
Đề tài: NGÀY CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA
Câu gốc: 2:11b
- Dấu hiệu ngày của Đức Giê-hô-va: 1: - 2:17
- Dấu hiệu trong thiên nhiên: 1:1-20
- Nạn cào cào: 1:1-7
- Nạn đói kém: 1:8-20
- Dấu hiệu chiến tranh: 2:1-11
- Phương diện con người: 2:1-10
- Phương diện Đức Chúa Trời: 2:11
- Thái độ đối với ngày của Đức Giê-hô-va: 2:12-32
- Thái độ bi quan: (ăn năn): 2:12-17
- Tấm lòng (bên trong): 2:1-14
- Hành động (bên ngoài): 2:15-17
- Thái độ lạc quan (vui mừng): 2:18-32
- Thuộc thể (dư dật): 2:18-27
- Thuộc linh (đầy dẫy): 2:28-32
- Cảnh trạng ngày của Đức Giê-hô-va: 3:1-21
- Giữa dân ngoại: 2:1-17
- Dưới đất: 3:1-13
- Trên trời: 3:14-17
- Trong Giu-đa: 3:18-21
- Hiện tại: 3:18-19
- Tương lai: 3:20-21
IV/. ĐẶC ĐIỂM:
- Nạn cào cào: 1:4-7
Trong quyển Bible Lands của Van Lannep ghi lại về nạn cào cào như sau:
“Cào cào con phát triển rất nhanh. Khi di chuyển, nó ăn tất cả những vật xanh trên đường. Nó tiến quân chậm hơn lửa cháy lan, nhưng sự tàn phá của nó đáng sợ hơn. Những cánh đồng lúa mì, lúa mạch, vườn nho … mọi cây cỏ khác chỉ vài giờ là hoàn toàn bị hủy diệt.
Người Lamã gọi cào cào là “người thiêu đất”, cũng như người Anh gọi nó là Locust, là người ăn ngấu nghiến, người phá hoại.
Nó di chuyển phủ cả mặt đất, che kín mất ánh sáng, đông như một đạo quân hùng mạnh, phải 3 hoặc 4 ngày sau mới qua hết, cách mặt đất 5 đến 6 tấc.Chỉ có một điều tạm thời làm ngừng bước tiến của cào cào là sự thay đổi thời tiết thình lình, đó là trời lạnh. Ban đêm cào cào cũng sẽ giữ yên lặng, giống như bầy ong, đậu trên những bụi cây hàng rào. Đến khi ánh sáng mặt trời xuất hiện, nó lại bắt đầu tiến quân.
Cào cào không có vua, không có lãnh đạo, nhưng bay rất trật tự (Châm 30:27). Khi gặp bức tường, nhà, nó trèo lên, chui vào cửa để vượt qua bên kia. Khi gặp nơi có nước như sông, hồ, biển, nó không bao giờ đi vòng nhưng sau một lúc ngần ngừ liền nhào xuống và những con chết sẽ làm một chiếc cầu cho bầy vượt qua.
Khi cào cào đi qua thường làm hàng triệu côn trùng hôi thối, sinh ra những thứ bệnh dịch và chết chóc. Năm 125 TC. những sâu bọ nầy đã bị gió thổi xác từ biển vào đất liền gây ra bệnh dịch giết 80.000 người chết tại Ly-bi Cyrène và Ai Cập”.
W. M. Thompson ghi lại trong quyển The Land and The Book:
“Đám cào cào làm kinh hoàng mọi người, toàn dãy núi trước mặt trở thành màu đen do cào cào. Nó giống như một trận lụt sống. Chúng tôi đào mương, đốt lửa, đập, giết hàng đống, hàng đống, nhưng những cố gắng cũng vô dụng. Từng đợt, từng đợt tràn lên sườn núi, phủ lên đá, tường, … để lại phía sau sự chết. Nó vượt qua sông, tràn lên đồi có nhà cửa của chúng tôi. Chúng tiếp tục di chuyển qua trong bốn ngày hướng về phía Đông với hàng triệu triệu con…”
“Cào cào con phát triển rất nhanh. Khi di chuyển, nó ăn tất cả những vật xanh trên đường. Nó tiến quân chậm hơn lửa cháy lan, nhưng sự tàn phá của nó đáng sợ hơn. Những cánh đồng lúa mì, lúa mạch, vườn nho … mọi cây cỏ khác chỉ vài giờ là hoàn toàn bị hủy diệt.
Người Lamã gọi cào cào là “người thiêu đất”, cũng như người Anh gọi nó là Locust, là người ăn ngấu nghiến, người phá hoại.
Nó di chuyển phủ cả mặt đất, che kín mất ánh sáng, đông như một đạo quân hùng mạnh, phải 3 hoặc 4 ngày sau mới qua hết, cách mặt đất 5 đến 6 tấc.Chỉ có một điều tạm thời làm ngừng bước tiến của cào cào là sự thay đổi thời tiết thình lình, đó là trời lạnh. Ban đêm cào cào cũng sẽ giữ yên lặng, giống như bầy ong, đậu trên những bụi cây hàng rào. Đến khi ánh sáng mặt trời xuất hiện, nó lại bắt đầu tiến quân.
Cào cào không có vua, không có lãnh đạo, nhưng bay rất trật tự (Châm 30:27). Khi gặp bức tường, nhà, nó trèo lên, chui vào cửa để vượt qua bên kia. Khi gặp nơi có nước như sông, hồ, biển, nó không bao giờ đi vòng nhưng sau một lúc ngần ngừ liền nhào xuống và những con chết sẽ làm một chiếc cầu cho bầy vượt qua.
Khi cào cào đi qua thường làm hàng triệu côn trùng hôi thối, sinh ra những thứ bệnh dịch và chết chóc. Năm 125 TC. những sâu bọ nầy đã bị gió thổi xác từ biển vào đất liền gây ra bệnh dịch giết 80.000 người chết tại Ly-bi Cyrène và Ai Cập”.
W. M. Thompson ghi lại trong quyển The Land and The Book:
“Đám cào cào làm kinh hoàng mọi người, toàn dãy núi trước mặt trở thành màu đen do cào cào. Nó giống như một trận lụt sống. Chúng tôi đào mương, đốt lửa, đập, giết hàng đống, hàng đống, nhưng những cố gắng cũng vô dụng. Từng đợt, từng đợt tràn lên sườn núi, phủ lên đá, tường, … để lại phía sau sự chết. Nó vượt qua sông, tràn lên đồi có nhà cửa của chúng tôi. Chúng tiếp tục di chuyển qua trong bốn ngày hướng về phía Đông với hàng triệu triệu con…”
- Thầy tế lễ: 1:13; 2:17
Sứ điệp của tiên tri Giô-ên đặc biệt chú trọng đến thành phần thầy tế lễ (1:13; 2:17), các trưởng lão (1:14; 2:16), là những thành phần cai trị trong Giu-đa thời bấy giờ.
1:13; 2:17, nói lên thái độ hầu việc Đức Chúa Trời của những thầy tế lễ
1:13; 2:17, nói lên thái độ hầu việc Đức Chúa Trời của những thầy tế lễ
- Không nịt lưng: Thiếu sẵn sàng, không sốt sắng.
- Không than khóc: nghĩa là chỉ hành lễ mà không có sự đồng cảm yêu thương.
- Không cầu thay cho dân Chúa.
Tuy nhiên, Giô-ên không quở trách, chỉ kêu gọi, khuyên răn. Giô-ên vẫn giữ sự kính trọng chức vụ thánh. Giô-ên cũng được gọi là thầy tế lễ.
- Ngày của Đức Giê-hô-va:
Năm lần trong sách tiên tri Giô-ên nói đến “Ngày của Đức Giê-hô-va” (1:15; 2:1, 11, 31; 3:14). Do đó, Giô-ên cũng được gọi là “Tiên tri của Ngày Đức Giê-hô-va”.
3 đoạn của sách giới thiệu 3 phương diện Ngày của Đức Giê-hô-va khác nhau:
3 đoạn của sách giới thiệu 3 phương diện Ngày của Đức Giê-hô-va khác nhau:
- 1:15, Ngày của Đức Giê-hô-va được mô tả là ngày của tai vạ. Phạm vi trên một địa phương (cào cào được THẢ RA)
- 2:1, 11, 31, ngày của Đức Giê-hô-va là một ngày kinh khiếp, đến gần. Phương diện thời gian kết thúc thời hiện tại.
- 3:14, ngày của Đức Giê-hô-va là một ngày phán xét liên hệ đến các dân tộc chung quanh Y-sơ-ra-ên. Phương diện tiên tri, vừa có tính chất lịch sử, vừa có tính chất tiên tri ngày cuối cùng.
Tổng hợp lại, chúng ta có một quang cảnh Ngày của Đức Giê-hô-va” gồm:
- Trong thiên nhiên: Nạn cào cào tàn phá đất (1:15)
- Trong con người: Chiến tranh tàn khốc (2:1-2
- Trong Ý Chúa: Để phán xét các dân (3:14)
- Đầy Dẫy Đức Thánh Linh: 2:28-29
Đây là một câu Kinh Thánh đặc biệt liên quan đến sự đầy dẫy Thánh Linh, đã được Phierơ trưng dẫn trong Lễ Ngũ Tuần (Công vụ 2:16-18). Nhưng Phierơ xác nhận sự kiện Lễ Ngũ Tuần chỉ là một phần lời tiên tri. Phierơ nói: “Ấy là điều Đấng Tiên tri Giô-ên ĐÃ NÓI…”
Tính chất lời tiên tri của Giô-ên 2:28-29 sẽ được ứng nghiệm đầy đủ trong ngày cuối cùng. Song song với biến động trên trời (mặt trời tối tăm, mặt trăng hóa ra máu) là điều chưa xảy ra trong ngày Lễ Ngũ Tuần.
Như vậy, dù sách tiên tri Giô-ên là sách ngắn (chỉ 3 đoạn), nhưng tính cách tiên tri thật quan trọng, vì dự kiến đến tương lai ngày chung thẩm (Khải huyền 19: - 20:)
Dù ảnh hưởng chung của các sách tiên tri là rao sự đoán phạt, nhưng ở Giô-ên, chúng ta tìm thấy sứ điệp đoán phạt chỉ là động cơ thúc đẩy tìm kiếm phục hưng. Cho nên chúng ta có thể gọi Tiên tri Giô-ên là Một Sứ Giả Phục Hưng, rất cần cho thời đại cuối cùng nầy.
Đề mục: HỘI ĐỒNG KIÊNG ĂN
Kinh Thánh: GIÔ-ÊN 1:1-20
Câu gốc: Giô-ên 1:14
Mục đích: Khích lệ con cái Chúa dành thì giờ cầu nguyện (nếu kiêng ăn được càng tốt) xin Chúa phục hưng Hội Thánh.
I/. CÁC TRƯỞNG LÃO:
Tính chất lời tiên tri của Giô-ên 2:28-29 sẽ được ứng nghiệm đầy đủ trong ngày cuối cùng. Song song với biến động trên trời (mặt trời tối tăm, mặt trăng hóa ra máu) là điều chưa xảy ra trong ngày Lễ Ngũ Tuần.
Như vậy, dù sách tiên tri Giô-ên là sách ngắn (chỉ 3 đoạn), nhưng tính cách tiên tri thật quan trọng, vì dự kiến đến tương lai ngày chung thẩm (Khải huyền 19: - 20:)
Dù ảnh hưởng chung của các sách tiên tri là rao sự đoán phạt, nhưng ở Giô-ên, chúng ta tìm thấy sứ điệp đoán phạt chỉ là động cơ thúc đẩy tìm kiếm phục hưng. Cho nên chúng ta có thể gọi Tiên tri Giô-ên là Một Sứ Giả Phục Hưng, rất cần cho thời đại cuối cùng nầy.
Đề mục: HỘI ĐỒNG KIÊNG ĂN
Kinh Thánh: GIÔ-ÊN 1:1-20
Câu gốc: Giô-ên 1:14
Mục đích: Khích lệ con cái Chúa dành thì giờ cầu nguyện (nếu kiêng ăn được càng tốt) xin Chúa phục hưng Hội Thánh.
I/. CÁC TRƯỞNG LÃO:
- Giô-ên 1:1-4
- Sở dĩ chúng ta chọn đề tài HỘI ĐỒNG KIÊNG ĂN là vì trong câu gốc 1:14 là lời kêu gọi: Khá định sự kiêng ăn, gọi một hội đồng trọng thể. Cảm ơn Chúa là chúng ta học đến sách Giô-ên và nhận được đề mục nầy trong thời điểm đầu Năm Mới Xuân Ất Dậu, một cơ hội rất tốt để Hội Thánh chuẩn bị công việc Chúa Năm Mới.
- Để nhóm một Hội Đồng Kiêng Ăn quyết định cho công việc Chúa, sách Giô-ên đoạn 1 đã đưa ra BA THÀNH PHẦN CHÍNH cho Hội Đồng.
- Thành phần chính thứ nhất cần họp Hội Đồng là KẺ GIÀ CẢ hay gọi cách khác là CÁC TRƯỞNG LÃO.
- ‘Người Già Cả’ là ai? Nhóm từ nầy thường dùng để chỉ:
- Người cao tuổi
- câu 3-4, người già cả cũng là người có nhiều kinh nghiệm từ những sự kiện xảy ra trong quá khứ.
- Người già cả cũng là những người được dân sự kính trọng, như trường hợp các người già cả trong sách Ru-tơ 4:2.
- Nói chung lại ‘Người Già Cả’ là người cao niên, được kính trọng và có nhiều kinh nghiệm.
- Bây giờ Chúa kêu gọi những người già cả làm hai việc:
- 1:2, việc thứ nhất những người già cả phải làm trong Hội Đồng Kiêng Ăn là: Hãy nghe… hãy lắng nghe. Mặc dù người già cả là những người biết rất nhiều việc trong quá khứ, nhưng điều Chúa sắp làm là điều chưa từng xảy ra, họ chưa từng biết: Há có sự gì như vậy đã xảy đến trong ngày tổ phụ các ngươi sao?
Những từ ngữ: hãy nghe… hãy lắng nghe, tỏ ra những việc Chúa sắp thi hành là những việc rất là quan trọng, cần những người già cả kinh nghiệm quan tâm, suy xét, chú ý.
- 1:3-4, việc thứ hai mà những người già cả phải làm là: Hãy kể, hãy thuật lại, hãy dạy lại…
Đây là trách nhiệm của người già cả. Mục đích việc Hãy Kể nầy là để làm gì? Câu 3, Chúa phán: để con cái các ngươi kể cho con cái chúng nó; con cái chúng nó kể cho dòng dõi nối theo…
Kể lại điều gì?
Câu 4, Chúa bảo họ kể lại những hình phạt lớn lao mà Chúa đã giáng trên đất nước họ. Mà chúng ta đều biết Chúa cho phép hình phạt xảy đến là khi nào dân Chúa phạm tội. Nói như vậy, khi những người già cả kể lại những hình phạt khủng khiếp như câu 4 đã ghi lại, có nghĩa là họ phải nói những yếu đuối, những tội lỗi trong thời của họ, nói mạnh hơn: Họ Phải Nói Đến Tội Lỗi Của Chính Họ.
Tâm lý thông thường, người già cả chỉ thích kể lại những thành công trong cuộc đời của họ, nhưng trong Hội Đồng Kiêng Ăn, Chúa muốn họ kể lại những thất bại trong đời sống của họ. Hội Đồng Kiêng Ăn chính là nơi chúng ta nhìn nhận tỗi lỗi, những yếu đuối của chúng ta, ăn năn, như người con trai hoang đàng nói với cha của mình: Cha ơi, con đã đặng tội với trời, với cha…
Chính mình nhận sự yếu đuối tội lỗi của mình trước mọi người là điều khó; chính cái khó đó là chìa khóa để mở cửa phục hưng trong Hội Đồng Kiêng Ăn
Kể lại điều gì?
Câu 4, Chúa bảo họ kể lại những hình phạt lớn lao mà Chúa đã giáng trên đất nước họ. Mà chúng ta đều biết Chúa cho phép hình phạt xảy đến là khi nào dân Chúa phạm tội. Nói như vậy, khi những người già cả kể lại những hình phạt khủng khiếp như câu 4 đã ghi lại, có nghĩa là họ phải nói những yếu đuối, những tội lỗi trong thời của họ, nói mạnh hơn: Họ Phải Nói Đến Tội Lỗi Của Chính Họ.
Tâm lý thông thường, người già cả chỉ thích kể lại những thành công trong cuộc đời của họ, nhưng trong Hội Đồng Kiêng Ăn, Chúa muốn họ kể lại những thất bại trong đời sống của họ. Hội Đồng Kiêng Ăn chính là nơi chúng ta nhìn nhận tỗi lỗi, những yếu đuối của chúng ta, ăn năn, như người con trai hoang đàng nói với cha của mình: Cha ơi, con đã đặng tội với trời, với cha…
Chính mình nhận sự yếu đuối tội lỗi của mình trước mọi người là điều khó; chính cái khó đó là chìa khóa để mở cửa phục hưng trong Hội Đồng Kiêng Ăn
- I Côrintô 6:7-8, để giải quyết những ngăn trở phước hạnh của Chúa muốn ban cho Hội Thánh tại Côrintô, Sứ đồ Phaolô đã khuyên: … Sao (anh em) chẳng chịu sự trái lẽ là hơn? Sao (anh em) chẳng đành sự gian lận là hơn!
- Tại nước Mỹ có một điều khác với tại Việt-nam khi có xảy ra tai nạn giao thông. Tôi thấy tại Việt-nam, khi xảy ra tai nạn giao thông giữa hai chiếc xe gì cũng vậy, luôn luôn diễn ra một cuộc đấu khẩu xem ai là người phải ai là người quấy, kết quả là không ai chịu phần lỗi khiến cuộc đấu khẩu kéo dài, gây ra ùn tắc giao thông. Trong khi đó, ở Mỹ có cái hay là khi xảy ra tai nạn giao thông, thay vì tranh cãi, thì đã có cảnh sát hay bảo hiểm giải quyết, không cần tranh cãi. Phải có một người nhận lỗi thì vấn đề giải quyết rất nhanh, không gây trở ngại cho bao nhiêu người chung quanh.
- Cảm ơn Chúa, Hội Đồng Kiêng Ăn nhóm lại là để tìm kiếm sự phục hưng cho Hội Thánh, nếu bắt đầu bằng những lời xưng tội của ‘Những người già cả’ thì chắc chắn quyền năng Thánh Linh sẽ hành động. Viên than lớn là khó cháy, nhưng khi cháy được bao giờ cũng gây nên một đám lửa lớn.
II/. NGƯỜI GIÀU CÓ – QUYỀN THẾ:
- Giô-ên 1:5-12
- Trong câu 5 giới thiệu thành phần được kêu gọi tham dự Hội Đồng Kiêng Ăn là ‘Kẻ Say Sưa’. ‘Kẻ Hay Uống Rượu’, ‘Kẻ hay than vãn vì cớ rượu ngọt đã bị chất khỏi miệng’.
- Theo nghĩa đen, những người nầy là những người thích sự vui chơi, thích uống rượu đến nỗi thấy rượu trở thành ngọt. Qua sự giới thiệu nầy chúng ta có thể thấy những người nầy là:
- những người có nhiều tiền, nhiều quyền, vì thời nào cũng vậy, chỉ có những kẻ có nhiều tiền nhiều quyền mới có phương tiện ăn chơi, rượu chè – nói theo từ ngữ bình dân là thích ‘nhậu nhẹt’.
Hãy nhìn vào xã hội hiện tại, thật sự cũng không khác gì xã hội thời tiên tri Giô-ên sống. Sự Say Sưa hay Say Mê không phải chỉ nói về rượu, mà nói chung những đam mê của những người thừa tiền, thừa bạc, thừa quyền, trong một xã hội nghèo khổ.
- những người Lời Chúa đang nói đến cũng là những người sống cuộc đời phóng túng, họ say sưa đến nỗi không còn thì giờ để thức; họ uống rượu đến nỗi chất cay đắng trở thành ngọt.
- Điều đáng sợ là những người say sưa, than vãn nầy không biết rằng sự hình phạt đang tiến đến với họ, tàn phá đất nước họ. Đó là một dân mạnh và vô số đã lên nghịch cùng đất ta… Và Chúa phải đánh thức họ dậy và khuyên họ nhóm Hội Đồng Ăn Năn để khóc lóc ăn năn.
- Khóc lóc ăn năn như thế nào?
- câu 8, họ phải than khóc như một người nữ đồng trinh khóc chồng chưa cưới. Hình ảnh so sánh ở đây thật rất sống động, Tiên tri không so sánh với người vợ khóc chồng, mà so sánh những đôi tình nhân trong thời kỳ hứa hôn nồng thắm mà phải chia ly.
- câu 9-12, không phải họ khóc trong lúc say sưa, trong giấc mơ say rượu, mà Chúa muốn họ thức dậy (câu 5) để nhận ra chung quanh họ không còn gì cả từ đời sống thuộc linh (câu 9, của lễ … trong sự tang chế) đến cuộc sống thuộc thể (câu 10 – 12), tất cả đều bị tàn phá không còn gì nữa.
- Đây là hình ảnh của Hội Thánh tại Lao-đi-xê trong Khải huyền 3:17, khi Hội Thánh tại lao-đi-xê nghĩ rằng họ giàu có rồi, họ không cần chi nữa, thì Chúa bảo họ mua thuốc xức mắt để nhìn thấy họ đang khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lỏa lồ.
- Tôi quả quyết rằng nếu hạng người mà Lời Chúa đang nói đến đây – những người đang có nhiều tiền, đang có nhiều quyền, hạ mình xuống trong Hội Đồng Kiêng Ăn, thì Hội Thánh của Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ được phục hưng.
- Trong truyện cổ tích nước Đức có một câu chuyện về một Cơ-Đốc nhân nghèo qua đời được lên Thiên đàng. Khi về đến Thiên đàng thì vị Thiên sứ gác cửa bảo ông ấy đứng ngoài chờ đợi một chút. Ông nhìn thấy chung quanh mình cũng có rất nhiều Cơ-Đốc nhân nghèo đang đứng đợi vào Thiên đàng. Một lát sau có một người giàu qua đời được lên Thiên đàng, vị Thiên sứ gác cửa lập tức mở cửa đón vào. Cơ-Đốc nhân nghèo nghe trong Thiên đàng tiếng kèn tiếng hát của các Thiên sứ trổi lên vui vẻ lắm. Ông nghĩ: người giàu vào Thiên đàng mà như vậy, người nghèo mà trung tín với Chúa khi vào chắc Thiên đàng còn vui hơn biết dường nào.
Rồi Thiên sứ cũng mở cửa cho các Cơ-Đốc nhân nghèo cùng vào Thiên đàng. Cơ-Đốc nhân nghèo ngạc nhiên thấy Thiên đàng bình thường như không có gì xảy ra. Cơ-Đốc nhân nghèo liền hỏi Thiên Sứ: Bộ ở Thiên đàng cũng có vụ đó nữa sao (vụ trọng giàu khinh nghèo). Thiên sứ trả lời: Không phải, nhưng ở Thiền đàng ngày nào cũng có người nghèo vào; còn người giàu thì hàng trăm năm mới có một người vô, nên vui là vậy đó.
- Đó chỉ là truyện kể cho vui theo Lời Chúa phán: Người giàu vào Nước Thiên đàng khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim. Nhưng điều chắc chắn là khi những viên than lớn là những người nhiều tiền, nhiều quyền, hạ mình ăn năn thì sự phục hưng sẽ đến. Hãy thử nghiệm xem và sẽ thấy kết quả.
III/. THẦY TẾ LỄ:
- Giô-ên 1:13-20
- Đối với các thầy tế lễ, Lời Chúa kêu gọi họ đích danh: Hỡi các thầy tế lễ … Hỡi các ngươi là kẻ làm việc ở bàn thờ, … Hỡi kẻ chức dịch của Đức Chúa Trời …
- Những người ‘Thánh’ nầy đang làm gì?
- Chúa bảo họ: Hãy nịt lưng, nghĩa là họ đang trong tình trạng không nịt lưng. Nịt lưng là dấu hiệu của một người đang làm việc, đang phục vụ
Xuất. 12:11, Đức Chúa Trời bảo dân Y-sơ-ra-ên khi ăn Lễ Vượt Qua thì phải ‘dây lưng cột’ (thắt lưng)
Luca 12:35-36, Chúa Jêsus phán: Lưng các ngươi phải thắt lại…đó là dấu hiệu chuẩn bị sẵn sàng
Giăng 13:4, chính Chúa Jêsus đã lấy khăn vấn (hay thắt) ngang lưng, vì Ngài đang làm một người đầy tớ phục vụ các môn đồ.
Các thầy tế lễ không thắt lưng nghĩa là họ đang lười biếng, không phục vụ. Người có chức năng phục vụ mà không phục vụ, chỉ lo việc riêng việc lợi cho mình.
Luca 12:35-36, Chúa Jêsus phán: Lưng các ngươi phải thắt lại…đó là dấu hiệu chuẩn bị sẵn sàng
Giăng 13:4, chính Chúa Jêsus đã lấy khăn vấn (hay thắt) ngang lưng, vì Ngài đang làm một người đầy tớ phục vụ các môn đồ.
Các thầy tế lễ không thắt lưng nghĩa là họ đang lười biếng, không phục vụ. Người có chức năng phục vụ mà không phục vụ, chỉ lo việc riêng việc lợi cho mình.
- Chúa bảo họ: Hãy than khóc… hãy thở than… hãy mặc bao gai.
Đây là dấu hiệu của sự tang chế, của sự ăn năn thật. Người Y-sơ-ra-ên thường xé áo, mặc áo gai, rải tro lên đầu, để tỏ dấu buồn thảm.
Chức vụ của thầy tế lễ là cầu thay cho dân sự, nhưng bây giờ họ làm việc, nghĩa là không còn cầu thay; họ không cầu thay vì họ không còn thương cảm với tội nhân, không còn khóc được với tội nhân. Họ đã mất cảm giác yêu thương trong khi họ đang làm chức vụ yêu thương.
Rôma 12:15, Lời Chúa dạy: hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc.
Bây giờ Chúa bảo các thầy tế lễ Hãy Khóc… cũng có nghĩa là họ phải bước vào Hội Đồng Kiêng Ăn không phải để dâng tế lễ, để làm lễ, để giảng dạy, mà là để khóc lóc ăn năn.
Chức vụ của thầy tế lễ là cầu thay cho dân sự, nhưng bây giờ họ làm việc, nghĩa là không còn cầu thay; họ không cầu thay vì họ không còn thương cảm với tội nhân, không còn khóc được với tội nhân. Họ đã mất cảm giác yêu thương trong khi họ đang làm chức vụ yêu thương.
Rôma 12:15, Lời Chúa dạy: hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc.
Bây giờ Chúa bảo các thầy tế lễ Hãy Khóc… cũng có nghĩa là họ phải bước vào Hội Đồng Kiêng Ăn không phải để dâng tế lễ, để làm lễ, để giảng dạy, mà là để khóc lóc ăn năn.
- Câu 14, chính thầy tế lễ phải là người định sự kiêng ăn, chính thầy tế lễ phải là người kêu gọi họp Hội Đồng Kiêng Ăn. Họ là người chăn, họ phải đi trước – kể cả đi trước trong việc ăn năn hạ mình với Chúa.
- Lý do mà Chúa đòi hỏi các thầy tế lễ phải họp Hội Đồng Kiêng Ăn, vì
- câu 15, họ là người biết lẽ đạo về Ngày Chúa đến đã gần rõ hơn ai hết.
- câu 16-17, thầy tế lễ là người có con mắt thiêng liêng nhất để thấy ‘lương thực’ không còn trong Nhà Đức Giê-hô-va.
- câu 18-20, thầy tế lễ là người có lỗ tai thiêng liêng nghe được tiếng rên siếc của bao nhiêu người chung quanh đang bối rối, khốn khổ …
- Đến đây, chúng ta thấy rõ lý do tại sao Hội Thánh chưa được phục hưng: Vì những người lãnh đạo, những người đã từng trải, những người có chức vụ, những người có quyền thế, những người giàu có, những người thánh… không chịu ăn năn.
- Ngược lại chúng ta cũng thấy, những người có chức vụ, những người có quyền thế, có kinh nghiệm, những người thánh … còn phải hạ mình ăn năn, huống chi chúng ta.
- Nguyện Chúa ban cho Hội Thánh hiện nay của Ngài một Hội Đồng Ăn Năn như Lời Chúa đã phán qua Tiên tri Giô-ên đoạn 1 nầy.
Đề mục: ĂN NĂN
Kinh Thánh: Giô-ên 2:1-32 (Đọc 2:12-17)
Câu gốc: Giô-ên 2:13
Mục đích: Sự ăn năn là nhu cần đem lại phước hạnh thuộc thể lẫn thuộc linh cho cá nhân, gia đình và Hội Thánh.
I/. NHU CẦN ĂN NĂN:
- Giô-ên 2:1-11
- Phân đoạn nầy được bắt đầu (câu 1) trong đó có nhóm từ “ngày của Đức Giê-hô-va đến’, và trong câu 11 cuối phân đoạn cũng nhắc lại nhóm từ nầy: “ngày của Đức Giê-hô-va …”.
- Anh chị em biết rằng nhóm từ ngày của Đức Giê-hô-va thường được các tiên tri trong Cựu Ước dùng để chỉ về thời điểm Chúa đoán phạt thế giới hay đoán phạt dân Y-sơ-ra-ên. Ý nghĩa nầy đã được chứng minh ngay tiếp theo trong câu 2: tức là ngày mờ mịt và tối tăm, ngày của mây và sương mù.
- Thật vậy, ngay câu 1, chúng ta đã nghe tiếng hô hào thúc hối cách khẩn cấp: Hãy thổi kèn… hãy thổi vang… Hết thảy dân cư trong đất khá run rẩy… báo hiệu một biến cố cực kỳ quan trọng đang xảy đến. Đọc suốt những câu tiếp theo, Lời Chúa đã mô tả một tai họa khủng khiếp như:
- câu 2b, tai họa nầy đến nỗi từ trước chưa hề có, mà về sau nầy, về muôn đời sau nầy cũng sẽ không có như vậy.
- câu 3, những động từ mang tính hủy diệt như: lửa thiêu nuốt, lửa cháy tiêu… không có chi trốn khỏi nó hết.
- câu 6, các dân đều rầu rĩ, hết thảy đều sợ tái mặt…
- câu 10, đất run tẩy… các từng trời rung rinh…
- câu 11, thật ngày của Đức Giê-hô-va là lớn và đáng khiếp; ai có thể đương lại?
- Anh chị em để ý là trong câu 1, Lời Chúa giải thích: VÌ ngày của Đức Giê-hô-va đến; đến câu 11 thì khẳng định: THẬT, ngày của Đức Giê-hô-va là lớn và đáng khiếp… Sự đoán phạt của Chúa không phải là để hù dọa, mà là một lẽ thật.
- Trong hoàn cảnh tai họa khủng khiếp hầu đến như vậy, Lời Chúa bảo chúng ta phải làm gì?
- Chúng ta trở lại câu 1, Lời Chúa bảo chúng ta: Hãy thổi kèn – không phải thổi bình thường, mà phảithổi vang – thổi vang tới đâu? Thổi vang đến hết thảy dân cư trong đất.
- Mục đích việc thổi kèn là để làm gì?
- Ê-xê-chi-ên 33:1-3, Lời Chúa cho chúng ta biết trách nhiệm của những người nghe tiếng kèn là gì? Là phải ăn năn!
- Không có lúc nào bằng lúc nầy, suốt một năm qua, Chúa đã dùng nhiều lần nhiều cách để thổi kèn báo hiệu tai họa đang đổ xuống trên thế giới. Gần đây nhất là thảm họa Sóng Thần – chỉ một vài phút ngắn ngủi, đã có gần 300 ngàn người chết, biết bao người nhà tan cửa nát, nhiều làng mạc thình lình bị xóa sạch, không phải chuyện của một quốc gia, mà là chuyện của 11 quốc gia.
- Trong khi đó, chính ngay trên đất Mỹ, chúng ta lại nghe những tiên đoán thảm họa “siêu sóng thần’có thể xảy ra vùng bờ biển phía Tây và Đông Bắc Hoa Kỳ – không phải là ‘sóng thần’, mà là ‘siêu sóng thần’.
- Từ ngày xảy ra thảm họa sóng thần, nhiều người trên thế giới thắc mắc: Tại sao Đức Chúa Trời nhân từ lại để xảy ra thảm họa như vậy? Đáng lẽ loài người phải tự hỏi: Trước tiếng kèncủa Đức Chúa Trời cảnh cáo mạnh mẽ như vậy qua thảm họa sóng thần, loài người chúng ta đã ăn năn chưa?
- Đáng buồn thay, câu trả lời là CHƯA ĂN NĂN, và dường như cũng không còn quan tâm đến, các công ty Du lịch vẫn bình thường quảng cáo trở lại những khu vực thảm họa vừa xảy ra, và kỳ lạ thay, người ta vẫn đến vui chơi như thường.
- Chúng ta vừa nói đến những người chưa tin Chúa, còn Cơ-Đốc nhân chúng ta thì sao? Có Ăn Năn không? Có tỉnh thức không?
II/. THÁI ĐỘ ĂN NĂN:
- Giô-ên 2:12-17
1/. Thái độ của cá nhân:
- Giô-ên 2:12-14.
- Trong phân đoạn nầy Lời Chúa dạy thái độ ăn năn có cần của mỗi một cá nhân là:
- Câu 12, hãy hết lòng trở về cùng ta, kiêng ăn, khóc lóc và buồn rầu. Rõ ràng Lời Chúa dạy bốn bước trong sự ăn năn:
- hết lòng:
so sánh lời dạy nầy với Giê-rê-mi 3:10, chúng ta thấy Chúa quở trách dân Giu-đa đã không hết lòng ăn năn, họ chỉ ăn năn một nửa, một phần. Bao giờ Chúa cũng đòi chúng ta hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí kính mến Chúa là Đức Chúa Trời của chúng ta. Thái độ đầu tiên phải là HẾT LÒNG!
- kiêng ăn:
Một người kiêng ăn là muốn biệt riêng nhiều thì giờ tìm cầu Chúa. Đây không phải là loại kiêng ăn theo nghi lễ của người Pha-ri-si, kiêng ăn để tỏ ra mình hơn người kia (Luca 18:12)
- Khóc lóc:
Thư Gia-cơ 4:9-10 chứng minh cái khóc mà Chúa muốn chúng ta có trong sự ăn năn là từ ý thức tình trạng khốn nạn của mình, của dân tộc mình. Từ ý thức đó, nước mắt đau buồn đã chảy. Sự ăn năn thật bao giờ cũng kèm theo nước mắt; ngược lại chỉ nước mắt chưa phải là ăn năn.
- Buồn rầu:
Thư II Côrintô 7:10, Lời Chúa phân biệt hai sự buồn rầu: buồn rầu theo thế gian và buồn rầu theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Và Chúa đòi hỏi chúng ta buồn rầu theo ý muốn Đức Chúa Trời để sanh ra sự cứu rỗi.
- Câu 13, xác nhận có những người ăn năn giả, họ chỉ xé áo mà không xé lòng; họ chỉ có dấu hiệu bề ngoài ăn năn, mà không phát xuất từ tấm lòng.
- Cảm ơn Chúa, câu 13b đến 14, Chúa hứa nếu chúng ta ăn năn thật lòng, Chúa là Đấng nhơn từ, hay thương xót, chậm giận và giàu ơn, đổi ý về sự tai vạ… để lại những của lễ cho Ngài.
- Nhơn ngày đầu năm mới Ất Dậu, xin Chúa cho chúng ta có một thái độ ăn năn thật lòng với Chúa.
2/. Thái độ của tập thể:
- Giô-ên 2:15-17.
- Từ cá nhân, Lời Chúa cũng kêu gọi cả tập thể ăn năn.
- Bao giờ cũng vậy, sự phục hưng đến với cá nhân trước, sau đó lan đến cả tập thể. Một đầy tớ Chúa đã cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin phục hưng Hội Thánh Ngài, bắt đầu từ chính con”. Amen! Tôi tin rằng lời cầu nguyện nầy là lời cầu nguyện mà Chúa muốn.
- Câu 15-17 nầy đã chứng minh cho lẽ thật: Chúa muốn hết thảy đều ăn năn. Lời Chúa đã kêu gọi:
- câu 15, Hãy … gọi một hội đồng trọng thể!
- Câu 16, Hãy nhóm dân sự… hãy mời các trưởng lão… Hãy họp lại các con trẻ và những đứa đương bú vú! Người chồng mới… người vợ mới.
- Câu 17, Các thầy tế lễ…
- Chúng ta có thể nói, Chúa muốn mọi người từ dân cho đến chí quan, từ già đến trẻ, ngay cả những người mới cưới vợ – theo luật của Chúa: ai mới cưới vợ thì được miễn ra trận một năm, nhưng cũng phải họp Hội đồng ăn năn. Đặc biệt là các thầy tế lễ, những người làm chức vụ thánh cũng không được loại trừ, dù họ là những người dâng tế lễ thay cho người ăn năn.
- Tất cả ăn năn với một lời nguyện cầu:
- xin Chúa thương tiếc dân Chúa
- xin Chúa chớ để cơ nghiệp Chúa bị sỉ nhục, và bị các nước cai trị.
- xin Chúa đừng để các dân tộc chế nhạo dân Chúa rằng: nào Đức Chúa Trời chúng nó ở đâu?
- Làm sao có được một tập thể ăn năn như vậy? Hãy bắt đầu từ một cá nhân! Và bao giờ cũng bắt đầu từ chính TÔI!
III/. KẾT QUẢ CỦA SỰ ĂN NĂN:
- Giô-ên 2:18-32.
1/. Kết quả về thuộc thể:
- Giô-ên 2:18-27.
- Năm nay là năm Ất Dậu, nhắc chúng ta nhớ đến năm Ất Dậu 60 năm trước, tức là năm 1945, tại Miền Bắc Việt-nam đã xảy ra một trận đói khủng khiếp, làm cho hàng triệu người chết vì đói. Nhà thơ Bàng Bá Lân đã tả cảnh đói năm đó:
…
Đói từ Bắc Giang đói về Hà nội,
Đói tận Thái Bình, đói đến Gia lâm.
…
Hết lúa rồi, hết cả ngô khoai,
Nhá cả bèo, nhá cả mo cau
Và hai triệu người đã chết đó.
Đói từ Bắc Giang đói về Hà nội,
Đói tận Thái Bình, đói đến Gia lâm.
…
Hết lúa rồi, hết cả ngô khoai,
Nhá cả bèo, nhá cả mo cau
Và hai triệu người đã chết đó.
- Tôi tin rằng những người qua tuổi 60 trước đây tại Miền Bắc chắc chắn không thể nào quên được cảnh tang thương thời ấy.
- Và tôi cũng nghĩ rằng chính các vị ấy sẽ hiểu được ý nghĩa vui mừng biết bao nhiêu khi thấy những kết quả thuộc thể mà Chúa hứa ban cho một cá nhân một dân tộc ăn năn với Chúa, được ghi trong những câu Kinh Thánh nầy.
- Ngược lại, tôi nghĩ có lẽ những người Việt-nam đang sống trên đất Mỹ sẽ ít thấy cần chú ý đến kết quả thuộc thể nầy.
- Trong những ngày Tết Ất Dậu trên đất Mỹ, tôi thấy người Việt-nam mình cũng vẫn giữ được truyền thống Tết Dân tộc khi tặng cho nhau những cái bánh chưng, những đòn bánh tét, những miếng mứt Việt-nam. Nhưng tôi thấy dường như chỉ để cho có lễ, ít thấy ai ăn để gọi là Ăn Tết.
- Tại sao người Việt-nam mình trên đất Mỹ lại ít ăn những món Tết? Vì thức ăn ở Mỹ quá dư dật, nên ít có nhu cần về ăn uống. Do đó, tôi nghĩ khi đọc những lời trong phân đoạn nầy (2:18-27, nghe Chúa phán: Nếu biết ăn năn thật lòng thì Chúa sẽ ban cho:
- câu 19, các ngươi sẽ no nê về các thứ đó.
- câu 22, cây ra trái, cây vả và cây nho đều ra sức nó.
- câu 26, các ngươi sẽ đủ ăn và được no nê.
Nghe những lời no đủ vật chất người Việt-nam ở Mỹ không thấy cần thiết lắm. Có phải chăng vì cớ đó Cơ-Đốc nhân ở Mỹ ít quan tâm đến hai chữ ĂN NĂN?
2/. Kết quả về thuộc linh:
2/. Kết quả về thuộc linh:
- Giô-ên 2:28-32
- Để hiểu được những lời hứa kết quả thuộc linh nầy quí báu là dường nào, chúng ta phải đọc lại những trang sử của Hội Thánh Đầu tiên được ghi trong sách Công vụ 2:, khi Sứ đồ Phierơ trích dẫn chính những câu Kinh Thánh trong sách tiên tri Giô-ên nầy.
- Công vụ 2: ghi lại biến cố kỳ diệu về sự giáng lâm của Đức Thánh Linh trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Biến cố nầy làm chấn động cả thành Giê-ru-sa-lem, khiến cả thành Giê-ru-sa-lem sững sờ, không biết nghĩ làm sao. Biến cố nầy đã đem đến cho Hội Thánh trong ngày đó tăng trưởng từ 120 người thêm lên độ 3 ngàn người, cứ thế lan tràn mãi khắp Đế quốc Lamã và cho đến ngày nay.
- Trải qua hàng ngàn năm biến cố Đức Thánh Linh giáng lâm nầy đã là niềm khát khao của cả Hội Thánh thế giới.
- Cảm ơn Chúa, đó chính là điều mà Chúa đã hứa với những người hết lòng ăn năn với Chúa trong sách tiên tri Giô-ên 2:28-32.
- Tại nhiều người trong chúng ta
- chưa từng nếm trải kinh nghiệm kết quả thuộc linh nầy, nên cảm thấy không có gì quan trọng, nên không cảm thấy cần đến sự ăn năn.
- tại nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng thế giới ngày nay có quá nhiều phương tiện để phát triển Hội Thánh (theo quan niệm của họ), thì cần gì đến những kết quả thuộc linh nầy, nói rõ hơn là họ không cần sự hiện diện của Đức Thánh Linh, nên họ cũng không cần ăn năn.
- hoặc nhiều người trong chúng ta cảm thấy Hội Thánh như thế nầy là đủ rồi, không cần chi nữa, nên cũng không cần những kết quả thuộc linh là sự đổ đầy Đức Thánh Linh, nên không cần quan tâm đến sự ăn năn.
- Tuy nhiên, tôi xin Chúa cho tất cả chúng ta là những người đang đọc những lời hứa kỳ diệu nầy trong Lời Đức Chúa Trời, hãy một lần trong đời ăn năn – thật lòng, hết lòng ăn năn, để một lần trong đời nếm trải kết quả của sự ăn năn thật mà Chúa hứa đây. Tôi quả quyết rằng không ai trong chúng ta sẽ hối tiếc về sự ăn năn của mình.
- Muốn thật hết lòng!
Đề mục: SỰ PHÁN XÉT
Kinh Thánh: Giô-ên 3:1-21
Câu gốc: Giô-ên 3:2
Mục đích: Sau khi học đoạn 1 kêu gọi dân Chúa họp Hội Đồng Kiêng ăn; đoạn 2 kêu gọi sự ăn năn thật từ lòng; đoạn 3 là sự khích lệ qua kết quả sự đáp lời của Chúa đối với tấm lòng ăn năn thật.
I/. LÝ DO PHÁN XÉT:
- Giô-ên 3:1-6
- Trong câu gốc của chúng ta Chúa đã ghi lại lý do mà Ngài phải ban sự Phán Xét ‘chúng nó’, ấy là VÌ CỚ DÂN TA VÀ Y-SƠ-RA-ÊN LÀ SẢN NGHIỆP TA…
- Hai chữ “Dân Ta” làm chúng ta thật sự cảm động trước tình yêu thương của Chúa đối với một dân tộc đã từng bị Chúa đoán phạt vì tội lỗi của họ. Ngay những đoạn 1 và 2, tiên tri Giô-ên trong khi kêu gọi dân Y-sơ-ra-ên ‘Khá định sự kiêng ăn, gọi một Hội Đồng trọng thể… hãy kêu cầu cùng Đức Giê-hô-va’ (1:14), Giô-ên cũng đã bày tỏ cho chúng ta thấy dân Y-sơ-ra-ên ở trong tình trạng như thế nào:
- 1:2-4, dân Y-sơ-ra-ên đang ở trong hình phạt từ Chúa dành cho họ, một hình phạt mà những người già cả phải làm chứng rằng từ trước đó chưa hề có. Bao giờ cũng vậy, hình phạt mà Chúa giáng xuống là vì tội lỗi.
- 1:5, tội của dân Y-sơ-ra-ên là gì? Họ đã say sưa, nghiện rượu, đến nỗi kẻ thù đến hủy diệt cũng không hay biết.
- 1:9, 13, sự thờ phượng Chúa qua những của lễ không còn nữa; các thầy tế lễ trở nên lười biếng hoặc thất nghiệp.
- 2:13, dân Y-sơ-ra-ên giả dối trước mặt Chúa, làm bộ bề ngoài khóc lóc ăn năn, bằng cách xé áo, nhưng tấm lòng không hề tan vỡ.
- 2:18, những chữ Đức Giê-hô-va … động lòng ghen…, Động từ GHEN hàm ý dân Y-sơ-ra-ên đi theo hình tượng, thờ lạy hình tượng, khiến Chúa động lòng ghen tức vì Y-sơ-ra-ên là người vợ của Chúa chọn (Ô-sê 2:19-20)
- Bởi cớ đó Chúa có cho phép các dân ngoại chung quanh hà hiếp họ như một cái roi sửa phạt dân Chúa. Tuy nhiên những dân ngoại nầy đã làm quá điều họ được phép, khiến dân Chúa chịu khốn khổ vô kể như trong câu 2 và 3.
- Cảm ơn Chúa, trong cơn giận Chúa có đánh phạt dân Chúa, nhưng lòng yêu thương của Chúa vẫn không dời đổi.
- Đặc biệt hơn nữa, trong câu 4, Chúa kể những điều những dân tộc ngoại đã làm cho dân Chúa, là đã đụng đến chính Chúa. Những lời nầy đã được nhắc lại một lần nữa với chính Sau-lơ là người bắt bớ Hội Thánh của Chúa trong thời Tân Ước, đã được Phaolô thuật lại trong sách Công vụ 26:14-15. Chúa đã phán với Sau-lơ rằng: Hỡi Sau-lơ, Sau-lơ, sao ngươi bắt bớ ta.
- Thật sự Sau-lơ không bắt bớ Chúa Jêsus, ông chỉ bắt bớ Hội Thánh của Ngài, nhưng Chúa đã kể như ông bắt bớ Chúa.
- Lịch sử Hội Thánh đã chứng minh những Lời hứa nầy của Chúa.
- Các Đế Quốc A-si-ri, Ba-by-lôn, đã lạm dụng sự cho phép của Chúa, tàn sát dân Chúa, phá hủy Đền thờ của Chúa. Kết quả là các Đế Quốc đó đã bị tiêu diệt.
- Đế Quốc Lamã đã bắt bớ Hội Thánh của Chúa hơn 200 năm. Năm 311, Chúa đã can thiệp và kết quả là Đế Quốc Lamã đã bị Hội Thánh của Chúa chinh phục.
- Trong Thế chiến thứ II, Đức Quốc Xã đã tàn sát 6 triệu người Y-sơ-ra-ên. Kết quả là Đế chế Đức Quốc Xã sụp đổ, bị cả thế giới thù ghét.
- Trong thế kỷ 20, Chủ nghĩa Cộng sản tại Liên-Xô và các nước Đông Âu, đã đàn áp Hội Thánh của Chúa. Kết quả là các nước đó đã sụp đổ, Hội Thánh được khôi phục.
- Nguyện Chúa dùng những lời hứa kỳ diệu trong sách tiên tri Giô-ên nầy khích lệ Hội Thánh của Chúa trong thời đại khó khăn hiện nay.
II/. ĐẤNG PHÁN XÉT:
- Giô-ên 3:7-8
- Trong hai câu nầy chúng ta thấy hai lần dùng chữ Ta Sẽ. TA đây là ai? Cuối câu 8, đó chính là Đức Giê-hô-va. Suốt ba đoạn của sách tiên tri Giô-ên, chúng ta luôn thấy Danh Đức Giê-hô-va xuất hiện.
- Danh GIÊ-HÔ-VA là một Danh Xưng Đặc Biệt của Chúa.
- Xuất Ê-díp-tô ký 3:14, khi Môi-se hỏi Danh Chúa là gì, Chúa đã xưng: Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, đó là Danh GIÊ-HÔ-VA.
- I Vua 18:21, Tiên tri Ê-li đã kêu gọi dân Y-sơ-ra-ên dứt khoát chọn hoặc Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời của họ hoặc Ba-anh là Đức Chúa Trời. Và khi thấy lửa từ trời giáng xuống bởi lời cầu nguyện của Ê-li, dân Y-sơ-ra-ên đã la lên: Giê-hô-va là Đức Chúa Trời! Giê-hô-va là Đức Chúa Trời.
- Giê-hô-va là Danh Chúa được dùng để nhắc đến giao ước của Chúa đối với dân Y-sơ-ra-ên. Vì vậy, khi suy nghĩ đến tôi thật cảm tạ Chúa, đang khi kêu gọi dân Chúa họp Hội Đồng Kiêng Ăn và Ăn Năn, Chúa đã xưng Danh Ngài là Giê-hô-va, điều đó có nghĩa gì?
- Điều đó có nghĩa là dù dân Chúa đáng bị đánh phạt, nhưng Chúa vẫn nhơn từ nhớ đến Giao ước mà Chúa đã hứa với tổ phụ của họ.
- Việc xưng Danh Giê-hô-va của Chúa trong một Hội Đồng Kiêng Ăn và Ăn Năn, Chúa muốn khích lệ dân Chúa rằng, nếu họ thật sự xé lòng không chỉ xé áo, thì họ có quyền dựa trên giao ước với Chúa mà cầu xin, và sẽ được nhậm.
- Cảm ơn Chúa, Chúa đã nhậm lời và Chúa đã mở ra Sự Phán Xét với những lời rao báo trước những điều Ngài sẽ làm.
- Bắt đầu từ đoạn 2:18-19, Chúa đã động lòng thương xót dân mình và Chúa đã trả lời sự kiêng ăn cầu nguyện ăn năn của dân Chúa, và bắt đầu từ 2:19 nầy, chúng ta nghe Chúa phán TA SẼ ban cho , ta sẽ …
- 2:25, Ta sẽ đền bù…
- 2:28, Ta sẽ đổ Thần ta trên cả loài xác thịt…
- 2:30, Ta sẽ tỏ những sự lạ ra …
- 3:1, Ta sẽ đem phu tù … về
- Và đến 3:7-8, Chúa phán ‘Ta Sẽ’ là những điều Chúa sẽ làm cho những kẻ đã làm hại dân Chúa.
- Rõ ràng Đấng làm sự phán xét là Chúa của chúng ta, Ngài là Đấng yêu thương, chẳng giữ lòng giận với tội nhân biết ăn năn, tìm kiếm Chúa; Đấng Phán xét là Chúa của chúng ta cũng là Đấng Công Bình, sẽ báo trả cho kẻ ác tùy việc họ làm.
III/. KẾT QUẢ CỦA SỰ PHÁN XÉT:
- Giô-ên 3:9-21
- Qua phân đoạn nầy, chúng ta thấy có hai kết quả qua sự Phán Xét của Đức Chúa Trời:
- 3:9-17 là kết quả sự phán xét đối với những kẻ thù nghịch đã làm hại dân Chúa. Qua những từ ngữ mô tả sự phán xét như:
- 3:9, Khá sắm sửa đánh giặc…, hết thảy những lính chiến...mô tả sự phán xét nầy là một trận chiến thật lớn.
- 3:10, hãy lấy lưỡi cày rèn gươm, lấy liềm rèn giáo. Những lời nầy hàm ý tất cả đều tận dụng phương tiện cho chiến tranh. Thật là trái ngược với Êsai 2:4.
- 3:11, Các ngươi hết thảy là những nước chung quanh (các nước chung quanh Y-sơ-ra-ên), … hãy nhóm lại.
- 3:14 Đoàn đông dường nào, đoàn đông dường nào…
- Những từ ngữ nầy khiến chúng ta nhớ lại Trận Chiến Ha-ma-ghê-đôn đã được nói đến trong sách Ê-xê-chi-ên đoạn 38:-39:, sách Khải huyền 16:12-16, 19:17-19. Một cuộc chiến rúng động trên trời dưới đất.
- Chúa đã nhóm họp những kẻ thù nghịch với Chúa và dân Chúa lại để phán xét, như một mùa gặt hái (3:12-13)
- Hãy tra lưỡi hái, vì mùa gặt đã chín, Chúa ví sự phán xét như mùa gặt lúa mì. Đây là sự phán xét mà Chúa Jêsus Christ đã phán trong Mathiơ 13:36-43. Chúa Jêsus Christ giải thích rằng: Đó là Mùa Gặt, các thiên sứ sẽ phân chia lúa mì và cỏ lùng, cỏ lùng thì sẽ bị quăng vào lò lửa, là nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng.
- Hãy đến, hãy đạp, vì bàn ép rượu đã đầy; các thùng đã tràn, vì tội ác chúng nó là lớn.
Lời Chúa ví sự Phán Xét như mùa hái nho chín, người ta đem nho chín bỏ vào hầm ép để ép lấy nước nho chảy ra. Sự Phán Xét nầy được nhắc lại trong Khải huyền 14:19-20, nước nho chảy ra đó là huyết ở trong thùng chảy ra, huyết đó lên đến chỗ khớp ngựa, dài một quãng là một ngàn sáu trăm dặm (tức là bằng chiều dài của nước Y-sơ-ra-ên.
- Điều đáng ngạc nhiên là dân Chúa không bị ảnh hưởng gì vì Đức Giê-hô-va là nơi ẩn náu cho dân mình (Giô-ên 3:16). Ha-lê-lu-gia, tạ ơn Chúa!
- Đây cũng là sự an ủi cho Hội Thánh là tuyển dân thánh của Chúa trong lúc phải chịu hoạn nạn thử thách, vì chính Chúa Jêsus Christ đã phán hứa: Các cửa Âm Phủ cũng không thắng được Hội Thánh(Mathiơ 16:18).
- Giô-ên 3:18-21, là kết quả thứ hai của Sự Phán Xét, kết quả nầy liên hệ trên dân Chúa. Thật cảm tạ Chúa, Chúa đã ban lại mọi ơn lành trên dân Chúa sau những ngày họ biết kiêng ăn cầu nguyện ăn năn trở lại với Chúa.
- Chúa đã ban thưởng cho những người biết ăn năn quay lại với Chúa điều gì?
- 3:18, Chúa ban cho người biết ăn năn một đời sống thuộc thể như: rượu ngọt, như sữa, như dòng nước mát, như nước suối chảy tưới khắp trũng (không phải tưới sa-mạc).
- 3:19-21, trong lúc những kẻ thù nghịch bị hủy diệt, thì dân Chúa còn lại đời đời – còn lại trong sự trong sạch, nhất là có Chúa ngự giữa họ.
- Bài học rõ ràng nhất về kết quả dành cho những người ăn năn quay về với Chúa chính là câu chuyện Con Trai Hoang Đàng khi đứa con hoang đàng quay về với cha nó, mà Chúa Jêsus Christ đã kể trong Luca 15:11-24. Khi đứa con biết ăn năn quay về xưng nhận tội lỗi với cha mình, thì kết quả của sự ăn năn đó là gì?
- 15:20, ngay tức thì, đứa con biết ăn năn đó được cha ôm lấy mà hôn.
- 15:22, đứa con biết ăn năn quay về với cha tức thì được ban cho mọi nhu cần vật chất: được mặc áo tốt nhất, được đeo nhẫn, được mang giày, phục hồi địa vị làm con.
- 15:23-24, được cha tổ chức ăn mừng, và đem niềm vui đến mọi người.
- Một sự ăn năn thật bao giờ cũng được ban thưởng quý báu như thế. Lịch sử phấn hưng Hội Thánh trải qua các thời đại cũng đã chứng minh như thế. Khi con cái Chúa trong Hội Thánh biết ăn năn thật lòng thì ma quỉ và các quyền lực thế gian thua chạy; còn con cái Chúa nhận được vui mừng khôn xiết.
- Nguyện Chúa dùng bài học nầy khích lệ mọi người trong chúng ta tự xét mình, khát khao ăn năn quay về với Chúa.