Giô suê

I/. TÊN SÁCH:
Tên sách được ghi theo tên của nhân vật chính trong sách là GIÔ-SUÊ.
Tên Giô-suê có nghĩa:
  • “Giê-hô-va là Cứu Chúa”,
  • có khi gọi là Giê-hô-sua – Xa-cha-ri 3:3, 8
  • Tân Ước theo tiếng Hi-lạp là JÊSUS – ‘Ιŋσοΰν - (Mathiơ 1:21)
Có thể từ 24:29-33 về sau là do một người khác viết, còn hầu hết là do Giô-suê viết vì các bằng cớ:
  1. 24:26, “Giô-suê chép các lời nầy”.
  2. Không ai biết rõ mối thông công giữa Môi-se với Chúa bằng chính Giô-suê – 1:1; 3:7; 4:1…
  3. 24:26-27 so với Phục truyền 30:1 chứng tỏ người viết sách Giô-suê chịu ảnh hưởng của Môi-se. Như vậy chỉ có Giô-suê là phụ tá thân cận với Môi-se.
  4. 5:6 có chữ CHÚNG TA; 6:25 “Ra-háp ở giữa Y-sơ-ra-ên cho đến ngày nay” cho thấy tác giả là người đang nói những lời nầy và là người sống đồng thời lúc sách được viết ra.
II/. CON NGƯỜI CỦA GIÔ SUÊ:
  1. Lý lịch:
  • I Sử ký 7:27, Giô-suê là con trai của Nun, thuộc chi phái Ép-ra-im.
  • Dân. 13:8, 16, Trước có tên là Hô-sê = người sẽ cứu, sau nầy Môi-se đặt tên lại là Giô-suê (Giê-hô-va là Cứu Chúa)
  • Lần đầu tiên tên của Giô-suê xuất hiện trong sách Xuất. 17:9, chỉ huy đội quân người Y-sơ-ra-ên đánh trận
  • đầu tiên với dân A-ma-léc. Như vậy, Giô-suê thuộc trong số những người Y-sơ-ra-ên làm nô lệ tại Ai Cập
  • Dân. 14:6, Giô-suê là người đồng niên với Ca-lép, nên lúc Giô-suê thay Môi-se lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên, thì ông khoảng 80 đến 85 tuổi
  • Gia đình Giô-suê là gia đình tin kính Chúa (Giô-suê 24:15)
  • Giô-suê sống được 110 tuổi (Giô. 24:29), như vậy ông lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên khoảng 26 đến 30 năm.
  • Giô. 19:49-50 ghi lại rằng Giô-suê chỉ huy việc phân chia Đất Hứa cho Dân Y-sơ-ra-ên mà không có ai phàn nàn, chính ông là người sau cùng nhận phần của mình do dân sự cấp cho, chứng tỏ Giô-suê là người rất liêm chính, công bình.
  1. Thành tích của Giô-suê:
  • Giô-suê là Quan trưởng; Xuất. 17:8-16, người đầu tiên chỉ huy dân Y-sơ-ra-ên đánh trận đầu tiên sau khi ra khỏi Ai Cập
  • Giô-suê là Phụ tá thân cận của Môi-se – Xuất. 24:13; 33:11; Dân. 11:28
  • Giô-suê là một Thám tử tin cậy Chúa: Dân 14:6-10
III/. SỰ QUAN TRỌNG CỦA SÁCH GIÔ-SUÊ:
  1. Giáo lý quan trọng:
Giáo lý quan trọng trong Sách Giô-suê là ĐẮC THẮNG BỞI ĐỨC TIN (I Giăng 5:4). Sự đắc thắng nầy do Chúa ban cho người tin cậy Chúa (1:9; 24:12:13)
  1. Vị trí của Sách Giô-suê đối với Ngũ Kinh:
Sách Giô-suê hoàn thành chương trình của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên đã được ghi trong Ngũ Kinh của Môi-se – thời kỳ đồng vắng, đồng thời giới thiệu một thời kỳ mới trong Lịch sử nước Y-sơ-ra-ên qua 12 sách Lịch sử: từ Giô-suê đến sách Ê-xơ-tê – thời kỳ Đất Hứa. Như vậy, sách Giô-suê làm gạch nối giữa hai thời kỳ lịch sử quan trọng của dân Y-sơ-ra-ên:
  • Thời kỳ nô lệ, lưu lạc
  • Thời kỳ lập quốc, tự trị.
Ngũ Kinh ghi lại chuyện Môi-se dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập đi đến Đất Hứa Ca-na-an. Sách Giô-suê ghi lại chuyện Giô-suê dẫn dân Y-sơ-ra-ên vào Đất Hứa Ca-na-an.
 
  1. So sánh sách Giô-suê với sách Dân số ký:
 
DÂN SỐ KÝGIÔ-SUÊ
Thất bạiĐắc thắng
Không được vào Đất HứaChiếm hữu Đất Hứa
Ngã lòng, nghi ngờ, sợ hãiTin Cậy, đắc thắng, vui mừng, thỏa mãn
Tín đồ xác thịt (I Côrintô 2:14)Tín đồ thuộc linh (I Côrintô 2:12-13
Từng trải của người tin Chúa trước Lễ Ngũ Tuần (Giăng 20:19; 21:1-5)Từng trả của người tin Chúa sau Lễ Ngũ Tuần (Công vụ 2:1-4
Hạng người ra khỏi Ai Cập để lang thang, tin Chúa mà không hi vọngHạng quyết vào Đất Hứa đầy tin cậy
 
  1. So sánh với Thư Ê-phê-sô:
Cũng như sách Lê-vi ký tương quan với thư Hê-bơ-rơ đề cập đến của lễ, Thầy Tế lễ và sự Thờ phượng, thì sách Giô-suê tương quan với thư Ê-phê-sô vì cả hai đều có hình ảnh một Chiến sĩ của Chúa Jêsus Christ.
Có sự tương quan giữa Ca-na-an trong sách Giô-suê với CÁC NƠI TRÊN TRỜI trong thư Ê-phê-sô (chú ý: những câu trích dẫn trong thư Ê-phê-sô ở trên đều có nhóm từ: các nơi trên trời”…) Đức Chúa Trời bảo đảm cho Cơ-Đốc nhân một cuộc sống vui mừng, vinh hiển ngay trên trần gian

 
GIÔ-SUÊTHƯ Ê-PHÊ-SÔ
Dân Y-sơ-ra-ên tiến vào chiếm lấy sản nghiệm vật chất trên đất bởi lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham (1:6)Cơ-đốc nhân tiến vào chiếm lấy sản nghiệp thuộc linh ở các nơi trên trời bởi lời hứa của Chúa với trong Chúa Jêsus Christ (1:3)
Giô-suê lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên vào Đất Hứa (1:6; Phục 31:7). Sau 7 năm, Giô-suê chiếm toàn xứ.Đấng Christ lãnh đạo Cơ-đốc nhân vào các nơi trên trời (1:18-23). Giô-suê làm hình bóng về Chúa Jêsus Christ.
Đất Hứa Ca-na-an được ban cho dân Y-sơ-ra-ên trong Áp-ra-ham, không phải trong Môi-se là người của Luật pháp. Luật pháp không bao giờ dẫn dân Y-sơ-ra-ên vào Đất Hứa. Vì vậy, Môi-se phải chết để Giô-suê thay thế như 1:1-2 đã bày tỏ.2:5-8, Cơ-đốc nhân yên nghỉ trong lời hứa của Đức Chúa Trời nhờ ÂN ĐIỂN trong Chúa Jêsus Christ và bởi ĐỨC TIN.
Y-sơ-ra-ên chiếm Ca-na-an là một phương tiện để Đức Chúa Trời khải thị chính Ngài cho các nước (4:24; Phục 29:10). Trong tương lai, Y-sơ-ra-ên sẽ hoàn thành sự khải thị nầy (Êsai 11:11-12; Giê. 23:5-8)3:8-10, Hội Thánh là sự khải thị của Đức Chúa Trời cho dân ngoại, để biết sự giàu có, khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
Ca-na-an có những dân khổng lồ là con cháu của A-nác và những thành vững chắc (Dân. 13:28-29, 33). Có bảy dân tộc trong xứ, họ là những kẻ gian ác, lớn hơn và mạnh hơn dân Y-sơ-ra-ên. Y-sơ-ra-ên phải chiến đấu với họ, tiêu diệt họ bởi đức tin và quyền năng của Chúa.6:12, Cơ-đốc nhân chiến đấu với các quyền lực trong các miền trên trời và Cơ-đốc nhân nhờ nơi sức toàn năng của Đức Chúa Trời. Cảm ơn Chúa, không có quyền lực nào đứng nổi trước Giô-suê và Y-sơ-ra-ên, thì cũng vậy, Đấng Christ đã đánh bại quyền lực của Satan và ban sự đắc thắng cho Cơ-đốc nhân.

IV/. BỐ CỤC:
A/. BỐ CỤC TỔNG QUÁT
Đề mục: ĐỨC TIN (Hay ĐẤT HỨA)
Câu gốc: 1:9 (hay 1:3)
i/. MỤC TIÊU CỦA ĐỨC TIN (TIẾN VÀO ĐẤT HỨA) 1:-5:
  1. Nền tảng  Đức tin - Giô-suê được ủy thác - 1: 
  2. Sự thận trọng của đức tin – Do thám Giê-ri-cô – 2:
  3. Hành động của Đức tin – Vượt qua Giô-đanh – 3:
  4. Chứng cớ của Đức tin – Đài lưu niệm – 4:
  5. Ấn chứng của Đức tin – Chiếm Ghinh ganh – 5:
ii/. HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỨC TIN (CHINH PHỤC ĐẤT HỨA) 6: - 12:
  1. Đức tin đắc thắng – Giê-ri-cô sụp đổ – 6:
  2. Vô hiệu hóa Đức tin -  Tội của A-ca – 7:
  3. Phục hồi Đức tin – Tiêu diệt A-hi – 8:
  4. Hiểm họa của Đức tin – Bị Ga-ba-ôn gạt – 9:
  5. Đức tin toàn thắng -  Đánh bại mọi kẻ thù – 10: - 12:
iii/. KẾT QUẢ CỦA ĐỨC TIN (CHIẾM HỮU ĐẤT HỨA)  13: - 24:
  1. Phần thưởng của Đức tin  Chia Đất Hứa – 13: -19:
  2. Sự che chở của Đức tin – Thành ẩn náu – 20:
  3. Đức tin không thiệt hại – Phần người Lê-vi – 21:
  4. Đức tin Hiệp nhất – Bàn thờ chứng cớ – 22:
  5. Kết thúc của Đức tin – Lời từ giã của Giô-suê – 23:24:
Đất Hứa Ca-na-an (chữ Ca-na-an = người mua bán) trở thành xứ đượm sữa và mật để Chúa ban cho con Ngài.

B/. BỐ CỤC CHI TIẾT.
I/. MỤC TIÊU CỦA ĐỨC TIN
(TIẾN VÀO ĐẤT HỨA) – 1: - 5:
ĐOẠN 1: Nền tảng Đức tin – Ủy thác cho Giô-suê
Nhiều người thì nghĩ rằng mình có Đức tin, nhưng rất tiếc là họ không có nền tảng vững chắc để đặt Đức tin của mình vào. Họ có thể đặt vào con người – mà con người thì không vững chắc (Gióp 14:1-2; Êsai 2:22), hoặc họ đặt vào một thần tưởng tượng nào đó mà chính họ không biết rõ, không biết chắc (Êsai 44:9-20).
Chúng ta phải nhớ Giáo lý quan trọng của sách Giô-suê là “Thắng Bởi Đức Tin”, vì vậy, trong 1:9 thì nền tảng Đức tin của Giô-suê là lời phán dạy của Đức Chúa Trời: Ta há không có phán dặn ngươi sao?
Tại sao Đức Chúa Trời lại khích lệ Giô-suê chớ run sợ, chớ kinh khủng? Rõ ràng tâm trạng của Giô-suê khi nhận lãnh trái nhiệm lãnh đạo Dân Y-sơ-ra-ên là đầy lo sợ, kinh khủng (3 lần trong đoạn 1 nầy Giô-suê được Chúa khích lệ: Hãy vững lòng bền chí – 1:6, 7, 9; và một lần dân sự khích lệ ông – 1:18)
Chúa phán hứa với Giô-suê điều gì?
1:3, Chúa ban cho Giô-suê phần đất nào Giô-suê đạp đến.
1:5, Chúa Giô-suê sức mạnh đắc thắng trọn vẹn
1:8, Chúa ban cho Giô-suê sự may mắn và phước qua Luật pháp của Chúa. Chính nhờ đọc Lời Chúa (Kinh Thánh) mà chúng ta có đức tin (Rôma 10:17)
Bởi Đức tin Giô-suê nhận lời ủy thác của Đức Chúa Trời đưa dân Y-sơ-ra-ên vào Ca-na-an. Giáo lý Đức tin là chìa khóa mở các phước hạnh và quyền năng của Đức Chúa Trời – như thư Hêb. 11: và 13:5b-6, Vì chính Đức Chúa Trời có phán … như vậy, chúng ta được lấy lòng TIN CHẮC…
ĐOẠN 2: Sự Thận trọng của Đức tin – Do thám Giê-ri-cô.
Đức tin không phải là mê tín hay cuồng tín, vì đức tin là sự biết chắc (biết rõ) một đối tượng và bởi đó mình bằng lòng vâng phục, phó thác đời sống mình cho đối tượng đó (Hê. 11:1; Giăng 3:36)
Trong đoạn 2 (câu 1, 23-24) chúng ta có một bài học về sự thận trọng của đức tin, phân biệt đức tin và liều mạng hay cuồng tín, mê tín:
  • nếu chỉ suy xét mà không tin, thì thành duy lý, vô tín.
  • nếu nói “tin” mà không suy xét thì thành ra mê tín, cuồng tín.
Quan xét 6:17-18, 36-40, Ghê-đê-ôn thử biết ý muốn của Chúa có sai ông đi lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên đánh quân Ma-di-an không.
Rôma 12:2, Phaolô kêu gọi chúng ta “thử” – không phải là nghi ngờ Chúa hay thácht hức Chúa – cho biết ý muốn của Chúa đối với đời sống của ông.
Giê-ri-cô là “thành phố chìa khóa”, ải địa đầu của Ca-na-an, Giô-suê tin cậy Đức Chúa Trời, nhưng ông cũng chứng tỏ sự thận trọng bằng cách sai người do thám Giê-ri-cô trước.
Sách Quan xét 6:17-18, 36-40, Chúa bằng lòng để Ghê-đê-ôn thử Ngài, và Ghê-đê-ôn đã 3 lần thử cho biết Chúa có sai ông đánh dân Ma-đi-an hay không.
Chúa Jêsus Christ tin cậy Đức Chúa Trời, nhưng Ngài không liều mạng nhảy từ nóc Đền thờ xuống (Mathiơ 4:5-7). Đây chính là sự khác biệt Đức tin trong Chúa với cái gọi là “đức tin của người ngoài Chúa.
ĐOẠN 3 (14-17): Hành động của Đức tin – Vượt qua sông Giô-đanh.
Sông Giô-đanh (chữ Giô-đanh = chảy xuống). Đây là con sông nổi tiếng ở xứ Palestine, từ núi Hẹt-môn (phía Bắc, cao độ 750 m) chảy xuống Biển Chết (phía Nam, thấp hơn mặt biển Địa Trung Hải 430 m, dài 300 Km (200 dặm). Lòng sông Giô-đanh có nhiều đá ngầm, nước chảy xoáy, nên thủy lộ rất khó khăn. Mùa Xuân, nước sông Giô-đanh chảy mạnh dâng cao tràn hai bên bờ (Thi thiên 114:3; Giê. 12:5).
Khi Giô-suê dẫn dân Y-sơ-ra-ên đi ngang qua sông Giô-đanh là Mùa Xuân, sau Lễ Vượt Qua (3:15).
Việc vượt qua sông Giô-đanh là hành động của Đức tin (Gia-cơ 2:14-17).
Áp-ra-ham đã có một hành động của đức tin tại núi Mô-ri-a khi vâng lời Chúa đem dâng con mình là Y-sác cho Chúa (Sáng. 22:1-3).
Nhưng phải nhớ “đức tin “ không phải là việc làm, và việc làm chưa hẳn là đức tin. Việc làm chỉ là bông trái của đức tin, cho nên phải phân biệt rõ giữa đức tin với việc làm.
ĐOẠN 4: (4:8-9) Chứng cớ của Đức tin – Đài lưu niệm.
Có hai Đài lưu niệm làm chứng về sự thành tín của Đức Chúa Trời đem dân Y-sơ-ra-ên xuyên qua (xuyên qua – through, có hai ý: vào và ra – in and out) sông Giô-đanh  và đưa họ vào Đất Hứa như lời Chúa đã hứa với Tổ phụ của họ là Áp-ra-ham:
  • Một Đài lưu niệm làm chứng cớ cho Đức tin tại Phía Tây sông Giô-đanh (câu 8)
  • Một Đài lưu niệm làm chứng cớ cho Đức tin tại giữa sông Giô-đanh, nơi chân các Thầy tế lễ đứng (câu 9).
Đài lưu niệm làm từ 12 hòn đá lấy từ giữa lòng sông Giô-đanh làm chứng cớ về Đức tin dân Chúa đặt vào Lời Chúa. 12 hòn đá thay cho 12 chi phái.
Sự kiện dân Y-sơ-ra-ên (Thế hệ mới) qua sông Giô-đanh hình bóng về Cơ-Đốc nhân bởi đức tin chịu Báp-têm đi vào sự chết – chôn – và ra sự sống. Giống như những người được cứu khỏi Ai Cập (thế hệ cũ) đi ngang qua Biển Đỏ (I Côr. 10:1-2).
Nếu kết hiệp việc dân Y-sơ-ra-ên vượt qua Biển Đỏ với việc qua sông Giô-đanh, chúng ta có hình bóng của sự tái sanh và sự nên thánh.
ĐOẠN 5: (5:9-10) Ấn Chứng (Bảo Đảm) của Đức tin – Chiếm đóng Ghinh ganh.
Trong đoạn 5 nầy chúng ta thấy BA sự ấn chứng (sự bảo đảm) của đức tin.
Ấn chứng thứ 1 của đức tin là Phép cắt bì – 5:2-8
Điều khác là trước đây dân Y-sơ-ra-ên dùng thanh gươm để chống lại kẻ thù, nhưng ở đoạn 5: nầy Đức Chúa Trời đặt con dao trên chính thân thể họ. Cuối cùng dân Y-sơ-ra-ên đã vượt qua sự phân rẽ, đi vào con đường mới trong mục đích của Đức Chúa Trời đối với họ.
Sáng thế ký 17:5-10, 14, phép cắt bì đã được lập lại như sự ấn chứng giao ước giữa Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên, dấu hiệu dân Y-sơ-ra-ên phân rẽ với các dân thế gian. Số người Y-sơ-ra-ên nầy là thế hệ được sanh ra trong thời gian 40 năm đồng vắng, chưa chịu cắt bì (5:4-5).
Phép cắt bì là một dấu hiệu chỉ về Cơ-Đốc nhân dứt bỏ đời sống xác thịt, phân rẽ với thế gian (Côl. 2:11-13),
Ấn chứng thứ 2 của đức tin là LỄ VƯỢT QUA – 5:9-12.
Đây là Lễ Vượt Qua đầu tiên sau 40 năm lưu lạc trong đồng vắng (5:7). Sau 40 năm, thế hệ mới của Y-sơ-ra-ên được nhắc lại công lao cứu chuộc của Đức Chúa Trời dành cho họ, đánh dấu chấm dứt thời kỳ lưu lạc.
Ấn chứng thứ 3 của đức tin là Tướng Chỉ Huy  - 5:13-14
Giô-suê đã nhìn thấy một Vị Tướng Chỉ Huy lãnh đạo ông và đoàn dân của Chúa.
Đoạn 5 tương đồng với Thư Ê-phê-sô 1:

 

 
GIÔ-SUÊTHƯ Ê-PHÊ-SÔ
5:2-8
Phép cắt bì là giao ước của Đức Chúa Trời trong Áp-ra-ham
1:3-6
Lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ.
5:9-12
Sự cứu chuộc trong Lễ Vượt Qua.
1:7-12
Sứ cứu chuộc trong Đấng Christ.
5:13-15
Sự bảo đảm dẫn dắt bởi vị Tướng Chỉ Huy.
1:13-14
Sự bảo đảm dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh.

II. HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỨC TIN
(CHINH PHỤC ĐẤT HỨA)
6: - 12:
ĐOẠN 6: (6:1-5) Đắc Thắng (Công hiệu) của đức tin -  Giê-ri-cô sụp đổ.
Đọc qua đoạn 6 chúng ta thấy cuộc chiến nầy hoàn toàn bởi đức tin như thư Hê-bơ-rơ 11:30 đã làm chứng. Dân Chúa chỉ dùng BA (3) thứ khí giới đặc biệt của đức tin:
  • 6:4, 6-9, thổi kèn – bày tỏ niềm vui
  • 6:10a, tất cả dân Chúa phải im lặng – đòi hỏi sự vâng lời.
  • 6:10b, 20, đến ngày thứ bảy khi được lịnh thì toàn thể la lên – bày tỏ sự hiệp một.
1929-1936, các nhà Khảo Cổ học đã tìm ra thành Giê-ri-cô. Thành có hai vách cách nhau 5 m, vách ngoài dầy 2 m, vách trong dầy 4 m, cao 10 m. Giữa hai vách là nhà (2:15). Sau khi hạ được thành, Giô-suê đã rủa sả thành (6:28; I Vua. 16:34). Đời Tân Ước, Giê-ri-cô là thành của các Thầy tế lễ.
Điều đặc biệt là kỵ nữ Ra-háp – dân thành Giê-ri-cô, đã nhận được sự giải cứu (6:22-23) BỞI ĐỨC TIN (Hêb. 11:31; Gia-cơ 2:25), vì bà tin cậy nơi Đức Chúa Trời mà bà chỉ nghe (2:10-11). Chẳng những Ra-háp được giải cứu mà còn được trở nên Tổ phụ của vua Đa-vít (Mathiơ 1:5 – Sanh-môn có lẽ là con của Ca-lép – I Sử. 2:51), bà trở nên anh thư của đức tin.
Có nhiều người thích nói đến dấu hiệu để Ra-háp được cứu là nhờ Sợi Chỉ Điều – sợi chỉ màu đỏ, cột nơi cửa sổ (2:17-21). Một lần nữa chúng ta thấy hình ảnh của Lễ Vượt Qua với ngôi nhà có màu đỏ của huyết được cứu.
ĐOẠN 7: Vô hiệu hóa Đức tin – Tội của A-can.
7:4-5, bài học ở đây không phải là dân Y-sơ-ra-ên mất đức tin, nhưng đức tin của họ bị vô hiệu hóa. Dân Y-sơ-ra-ên đã quay mặt lại với kẻ thù và 36 người ngã chết. Trong suốt cuộc chiến chinh phục Đất Hứa Ca-na-an, đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất mà dân Chúa bị thất bại.
Cái gì đã vô hiệu hóa đức tin, cắt đứt sợi dây liên lạc giữa Đức Chúa Trời với dân Chúa? Ấy là Sự Dối Trá (7:11-12; Công vụ 5:1-11; I Timôthê 1:18-20)
7:16, 22-25, cảm ơn Chúa, dân Y-sơ-ra-ên đã giải quyết dứt khoát và mau lẹ. Đức tin chỉ có thể sống trong bầu không khí thánh khiết, chỉ cần một chút không vâng lời cũng làm cho đức tin bị vô hiệu hóa – I Timôthê 1:19 nói rằng đức tin họ bị chìm đắm – Phaolô ví đức tin như một chiếc thuyền, sự dối trá như một lỗ hỏng – dù nhỏ, làm đắm thuyền.
ĐOẠN 8: Phục Hồi Đức tin – Tiêu diệt A-hi
8:1 là câu trả lời của Chúa cho hành động sẵn sàng tiêu diệt tội lỗi của A-can, với 30,000 quân (8:3), Giô-suê đã đắc thắng với quyết tâm (8:26).
8:12 và 21, Giô-suê dùng chiến thuật “điệu hổ ly sơn” để đốt thành A-hi làm tín hiệu cho đạo quân phía ngoài phản công.
Bài học cách phục hồi đức tin rất đơn giản: TRỪ BỎ TỘI LỖI! Thay vì than thở, phiền trách.
Sau chiến thắng nầy, dân Y-sơ-ra-ên đã cắt ngang xứ Ca-na-an, chiếm được vùng thung lũng núi Ga-ri-xim và núi Ê-banh có vị trí chiến lược với thành Si-chem ở giữa.
Kế hoạch chiếm Si-chem làm địa điểm chiến lược đã được Môi-se vạch sẵn trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 27:1-4, 11-13 so với 8:30-31. Sáng. 12:6-7, 600 năm trước đó Áp-ra-ham đã lập bàn thờ đầu tiên cho Chúa tại Si-chem.
Tại địa điểm nầy, có nhiều việc cần làm:
  • 8:32, Giô-suê chép lại luật pháp trên đá.
  • 8:34a, Giô-suê đọc lại luật pháp.
  • 8:34b, Giô-suê đọc lại lời chúc lành và lời rủa sả Phục Truyền Luật Lệ Ký 27:15 – 28:)
ĐOẠN 9:  Hiểm họa cho đức tin (3-6, 14-15) – Lập ước với người Ga-ba-ôn hay bị Ga-ba-ôn lừa gạt).
9:3-6, nguồn gốc dân Ga-ba-ôn là người Ca-na-an (9:7; 11:19) và họ đã lập kế hoạch để lừa gạt Giô-suê với dân Y-sơ-ra-ên để hai bên lập hòa ước, thay vì họ phải bị tiêu diệt như lịnh của Chúa truyền.
9:14 ghi lý do Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên bị lừa gạt. Đây là mưu kế của quỉ Satan trải qua các thời đại:
  • Sáng. 3:1-5 với hình dạng con rắn tử tế.
  • II Côrintô 11:14 với hình dạng thiên sứ sáng láng.
Đây là bài học mà II Côrintô 6:14 Chúa đã dạy tai hại của sự thỏa hiệp với thế gian, với xác thịt, với ma quỉ.
Giao ước nầy đã đem đến sự rắc rối cho Giô-suê (10:6; II Samuên 21:1-6)
ĐOẠN 10: - 12: Đức tin toàn thắng – Đánh bại mọi kẻ thù
Kế hoạch của Giô-suê đến đây thật rõ ràng
  • 6: - 9: Giô-suê chiếm trung tâm xứ Palestine, cắt đứt hai miền Nam Bắc.
  • 10: Giô-suê đánh xuống chiếm phía Nam (10:1
  • 11: Giô-suê đánh lên phía Bắc (11:23)
  • 12:, tổng kết có 31 vua (12:24) bị tiêu diệt
Đến đây chúng ta có một “Đức Tin Toàn Thắng”, dù phải trải qua những tranh chiến đầy gian khổ khó khăn, có những lúc thất bại (I Phierơ 1:5-9).
Mục sư A. B. Simpson trong quyển giải nghĩa sách Giô-suê đã có một ý rất hay khi ông nói Cơ-Đốc nhân chúng ta mỗi ngày phải tranh chiến với MỘT VUA, như vậy mỗi tháng chúng ta tranh chiến suốt 31 ngày, không có ngày nào ma quỉ ngưng tấn công chúng ta.
Nói như Mục sư A. B. Simpson, có những tháng 28 hoặc 29 ngày (tháng 2), có những tháng chỉ có 30 ngày, cho thấy ma quỉ luôn luôn tấn công dư ngày chứ không thiếu một ngày nào.
Trong một tác phẩm văn chương của Bà Pearl Buck – nhà văn đoạt giải Văn Chương Nobel – có tựa đề “Quỷ Địa Ngục Vẫn Còn Sống”, đã nói lên sự tấn công của ma quỉ vào vị Linh mục trẻ, và tấn công cả vị Linh mục già nghiêm khắc, một cách không thương tiếc.
Một người tín đồ dân tộc Chrau-Jro ở Túc trưng đã nói với tôi một câu đầy ý nghĩa về nổi khổ của người làm rẫy: “Tôi phải làm cỏ từ khi cỏ chưa mọc đến khi đem lúa về rồi vẫn còn phải làm cỏ”. Đem áp dụng “cỏ” vào ma quỉ thì thật ý nghĩa biết bao cho Cơ-Đốc nhân khi còn sống trong xác thịt đối phó với ma quỉ.
Có người nói: “Ma quỉ không có nghỉ hè’ là một lời nói đáng lưu tâm.

III/. KẾT QUẢ CỦA ĐỨC TIN
(CHIẾM HỮU ĐẤT HỨA)
13: - 24:
(Cần có bản đồ xứ Ca-na-an trên tay để tiện theo dõi)
Chinh phục (phần II) là chiến đấu với kẻ thù, tiêu diệt kẻ thù.
Chiếm hữu: là ở luôn làm sản nghiệp của mình.

Có 3 điểm cần lưu ý trong phân đoạn nầy:
(i). Tánh cách dân chủ trong việc chia Đất Hứa. Cả 3 Đại diện: Giô-suê, thầy tế lễ cả, và trưởng lão (14:1) hiệp lại để chia đất, không phải chỉ một mình Giô-suê hay cá nhân nào quyết định. Đây là nguyên tắc phân quyền dân chủ mà mãi đến thế kỷ 18, J. J. Rousseau ở Pháp mới đưa ra và ngày nay thế giới cứ nhớ đến J. J. Rousseau mà không nhớ lời Chúa dạy trong Kinh Thánh.
(ii). Cách chia đất là bắt thăm (14:2) trước mặt Chúa (18:6). Bắt thăm là cách được sử dụng để giải quyết những tranh chấp trong dân Y-sơ-ra-ên (Giăng 19:24; Công vụ 1:26). Đây là những Ân tứ được Đức Thánh Linh ban cho (I Côrintô 12:4-11).
(iii). Giữa 11:23 – cả xứ bị chiếm, với 13:1 – xứ hãy còn nhiều, dường như “mâu thuẫn”.
  • Thật ra không có gì mâu thuẫn, vấn đề căn bản chiếm lấy xứ đã hoàn thành, các thành của các dân tộc trong xứ đã bị chiếm, các vua đã bị giết, nhưng công việc tiêu diệt những phe nhóm còn sót và việc ổn định xứ của Giô-suê còn rất nhiều.
  • Giống như đời sống của Cơ-Đốc nhân. Tất cả tội lỗi đã được Chúa tha thứ, Cơ-Đốc nhân đã được cứu, nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục chiến đấu từng ngày với những cám dỗ của ma quỉ, của thế gian và của chính xác thịt mình trong tiến trình Nên Thánh Thực Nghiệm, hết lòng phục vụ Chúa để đạt được phần thưởng (Philíp 3:13-14; I Phierơ 2:1-2).
Câu gốc cho phần Kinh Thánh nầy là 21:43-44, gồm ba phần:
  • Đức Giê-hô-va ban cho Y-sơ-ra-ên CẢ XỨ (21:43) – Luca 15:31; Rôma 8:32.
  • Đức Giê-hô-va ban cho Y-sơ-ra-ên AN NGHỈ (21:44a – bình an), Đức Giê-hô-va phó hết thảy kẻ thù vào tay họ (21:44b) – một sự an nghỉ trọn vẹn (Khải huyền 21:3-4)
  • Tất cả lời Đức Giê-hô-va phán cho Y-sơ-ra-ên ĐỀU ỨNG NGHIỆM.
ĐOẠN 13: - 19:, Phần thưởng của Đức tin – Chia đất Ca-na-an.
Trong phần Kinh Thánh nầy, chúng ta có sự phân chia đất cho các chi phái.
13: (7-8), giải quyết phần của chi phái Ru-bên, Gát và nửa chi phái Ma-na-se phía Đông Giô-đanh.
14: (6-15) sự trung thành của Ca-lép được thưởng núi Hếp-rôn theo lời Ca-lép xin – ông không xin nơi tốt, dễ chiếm, mà chọn phần khó nhất. – Tại sao chúng ta không xin Chúa ban cho công việc lớn và khó hơn, để tại nơi đó chúng ta tôn vinh Chúa nhiều hơn?
Núi Hếp-rôn cao 924 m, cách Giê-ru-sa-lem 30 Km về phía nam.
Ca-lép là một thám tử đời Môi-se (Dân 14:6) lúc 40 tuổi (Giô siê 14:7). Bây giờ đã 85 tuổi (Giô-suê 14:10), vẫn hăng say phục vụ Chúa (14:11). Lời ông xin đẹp lòng Chúa vì phát xuất từ sự tin cậy Chúa (14:12). Ông đã chọn một chỗ khó: núi cao, thành vững (14:15), là vị trí chiến lược của dân A-na-kim.
15: - 17:, phần đất của chi phái Giu-đa, Ép-ra-im và phân nửa chi phái Ma-na-se.
18: - 19:, dựng Đền Tạm tại Si-lô (18:1), chia đất cho 7 chi phái còn lại. Phần đất của Giô-suê – thuộc chi phái Ép-ra-im (19:49). Giô-suê đã làm gương lãnh đạo: Không chọn trước nên đã không mất phần.
ĐOẠN 20: - Sự bảo vệ của đức tin (Thuẫn của Đức tin) – Thành Ẩn náu.
20:7-8, Chúa ra lịnh cho dân Y-sơ-ra-ên biệt riêng ra 6 thành làm thành ẩn náu
  • 3 thành phía Tây Giô-đanh tại: Ca-đe (Bắc), Si-chem (Trung), Hếp-rôn (Nam).
  • 3 thành phía Đông Giô-đanh tại: Bết-ra (Nam), Ra-mốt (Trung), Gô-lan (Bắc)
Những thành ẩn náu nầy thuộc trong 48 thành mà các chi phái dành cho chi phái Lê-vi (Dân. 35:6-7) – một nguyên tắc sống cho người hầu việc Chúa: Dân Chúa chia phần cho người Lê-vi, người Lêvi cũng có bổn phận chia phần cho dân sự.
Cả hai đoạn Dân số ký 35: và Giô-suê 20:, giải thích rõ mục đích của các thành ẩn náu để dành cho người vô ý giết người (20:3, 5) chạy vào đó cho đến khi được hội chúng xét xử (Dân. 35:12; Giô-suê 20:9), hoặc cho đến khi Thầy tế lễ Thượng phẩm đương niên qua đời – Dân. 35:28.
ĐOẠN 21: - Đức Tin Không Thiệt Hại – Phần sản nghiệp của người Lê-vi.
21:41-42, Phần đất của người Lê-vi là 48 thành và đất chung quanh, được chia ra như sau:
  • 20:4, họ A-rôn: 13 thành trong chi phái Giu-đa, Si-mê-ôn, Bên-gia-min.
  •  20:5, họ Kê-hát: 10 thành trong chi phái Ép-ra-im, Đan, ½ Ma-na-se.
  • 20:6, họ Ghẹt-sôn: 13 thành trong chi phái Y-sa-ca, A-se, Nép-ta-li, ½ mana-se 073 Ba-san.
  • 20:7, họ Mê-ra-ri: 12 thành trong chi phái Ru-bên, Gát, Sa-bu-lôn.
Vì người Lê-vi không được chia sản nghiệp, chỉ được DÂNG CHO (Dân. 18:20; Phục. 18:1-2), những sản nghiệp nầy là do dân Chúa cấp cho (21:3).
ĐOẠN 22: - Đức Tin Hiệp Nhất – Bàn Thờ Chứng Cớ.
  • 22:34, tên của bàn thờ là Ết có nghĩa là “chứng cớ”.
  • 22:24-27, là lý do lập bàn thờ nầy.
Họ đã nghĩ đến tương lai, con cháu của họ cũng cần sự hiệp nhất. Chúng ta học được 3 điều rất quý báu về 2 chi phái rưởi bên kia sông Giô-đanh:
  • 22:2-3, giữ đúng lời hứa
  • 22:8b, chia sẻ điều mình có giữ gìn sự hiệp một (Philíp 2:4, 20-21)
ĐOẠN 23: - 24: - Một Đời Sống Đức Tin – Lời Từ Giã của Giô-suê.
Trong lời từ giã về hưu của Giô-suê, ông đã tỏ ra 4 điều:
  1. 23:1-3, Lòng yêu mến Chúa của Giô-suê:
  • Giô-suê nhìn nhận tuổi già (câu 2),
  • Giô-suê cũng nhìn nhận cuộc chinh phục Đất Hứa là do Giê-hô-va Đức Chúa Trời chiến đấu cho tuyển dân, không phải ông chiến đấu.
Giô-suê không hề nhắc đến những gì ông đã làm cho dân sự, ông nhường vinh hiển cho Chúa.
  1. 23:4-16, Giô-suê quan tâm đến dân Y-sơ-ra-ên:
Giô-suê căn dặn dân Chúa
  • phải trung thành với Lời Chúa (câu 6)
  • đừng bắt chước thế gian (7)
  • đừng kết sui gia với thế gian (12)
  1. 24:1-13, Giô-suê rất thuộc Lời Chúa:
Giô-suê đã thuật lại Lời Chúa cách chính xác, rõ ràng, chứng tỏ lúc nào Giô-suê cũng quan tâm đến Lời Chúa – Đây là khuyết điểm của Cơ-Đốc nhân lớn tuổi thường ít chịu học Kinh Thánh do tự mãn.
Sách Giô-suê chấm dứt với 3 cái chết:
  • 24:29, cái chết của Giô-suê: Giô-suê có một đời sống trọn vẹn, thỏa lòng, hoàn thành trách nhiệm.
  • 24:32, cái chết của Giô-sép: dân Chúa đã bởi Đức tin hoàn thành lời hứa với Giô-sép.
  • 24:33, cái chết của Ê-lê-a-sa: Đức Chúa Trời hoàn thành lời hứa của Ngài trên dân Chúa. Ê-lê-sa-sa là người cuối cùng dự phần lãnh đạo.
Tôi tin rằng tất cả những người đó họ thỏa lòng và có thể nói được như Phaolô (II Timôthê 4:6-8), và họ đang hát bài ca: TA THẮNG NHỜ ĐỨC TIN!

--------------------------

Đề mục: NGƯỜI VIẾT SÁCH GIÔ-SUÊ
Kinh thánh: Giô-suê 1:1-9
Câu gốc: Giô-suê 1:1

I/. CON NGƯỜI CỦA GIÔ-SUÊ:
1:1, … Giô-suê, con trai của Nun.
  • Lần đầu tiên tên của Giô-suê xuất hiện trong sách Xuất Ê-díp-tô ký đoạn 17:9, Môi-se bèn nói cùng Giô-suê…
  • Xem như vậy, chúng ta biết rằng Giô-suê là một trong số người Y-sơ-ra-ên từng bị làm nô lệ tại Ai Cập, từng được Đức Chúa Trời giải cứu ra khỏi xứ Ai Cập.
  • Điều rất đáng cho chúng ta chú ý và gây thích thú cho chúng ta là trong những ngày làm nô lệ ở Ai Cập, làm sao Giô-suê có cơ hội học tập binh pháp, thế mà vừa ra khỏi Ai Cập, Giô-suê đã lập tức có thể chỉ huy các tráng sĩ Y-sơ-ra-ên đánh trận với quân của người A-ma-léc. Cảm ơn Chúa Giô-suê đã thắng trận – một trận thắng do tài cầm quân của ông cộng với sự cầu nguyện của Môi-se.
  • Sự biến đổi mau lẹ của Giô-suê từ một nô lệ sang một chiến sĩ dũng cảm, có lẽ Môi-se cũng đã nhìn thấy, nên Môi-se đã đổi tên của ông từ Hô-sê (nghĩa là Người cứu) thành Giô-suê nghĩa là Giê-hô-va là Cứu Chúa (Dân số ký 13:16).
  • Chúng ta phải thật cảm tạ Chúa, vì trong ý chỉ đời đời của Chúa, Chúa đã cho phép sự đổi tên nầy để dự bị một hình bóng kỳ diệu trong chương trình cứu rỗi cho chúng ta:
  • Môi-se là biểu tượng của Luật pháp – người ta thường vẽ hình Môi-se với hai tay ôm hai bảng đá ghi 10 điều răn của Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên – và Môi-se chỉ dẫn tuyển dân đến biên giới Đất Hứa, nhưng không thể đưa tuyển dân VÀO Đất Hứa.
  • Giô-suê là biểu tượng của Ân điển, vì chính ông là một nô lệ đáng chết cho nhà Ai Cập, thế mà Chúa đã cứu ông ra khỏi nhà nô lệ đó, còn dùng ông trong công việc Nhà Chúa. Tên Giô-suê của ông đã nói lên sự cứu rỗi chỉ có Chúa mới làm được – Giê-hô-va là Cứu Chúa. Và đặc biệt hơn nữa, Chúa đã dùng Giô-suê để đưa dắt tuyển dân vào Đất Hứa, hình ảnh của Giô-suê là hình bóng của Chúa Jêsus Christ lãnh đạo Hội Thánh chiếm lấy Đất Hứa thuộc linh bởi ân điển (Êph. 2:8-9), vì tên của Giô suê chính là tên của Chúa JÊSUS, như trong Ma-thi-ơ 1:21, thiên sứ phán: … ngươi khá đặt tên là JÊSUS, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội.
  • Nói đến sự thay đổi tên của Giô-suê, chúng ta cảm ơn Chúa vì chẳng những đổi tên, nhưng cũng đã đổi tánh, sống nếp sống xứng đáng để làm cho người khác biết được Đấng Cứu Thế về sau.
  • Tôi biết một Cơ-Đốc nhân, trước khi tin Chúa, sống cuộc sống rượu chè, ăn chơi, phóng túng, đến nỗi dám lấy tên trong khai sanh là LÊ BỤI ĐỜI. Cảm ơn Chúa, khi tin Chúa, đời sống được biến cải, anh đã xin Tòa án cho anh đổi tên thành LÊ THÀNH CÔNG, và anh thật đã thành công trong đời sống thuộc linh.
  • Nhiều người trong chúng ta ngày nay trong Hội Thánh cũng thích đổi tên của mình hoặc đặt tên cho con mình theo tên các thánh đồ như: Đa-vít, Phao-lô, Sa-mu-ên … hoặc những tên gợi nhớ liên quan đến Chúa như: Ân điển, Thiên Ân, Thánh khiết… Nguyện Chúa cho những người mang tên như vậy thật giống như Giô-suê, chẳng những mang tên, mà cũng sống như Giô suê xứng đáng với tên mà mình có.
II/. GIA ĐÌNH CỦA GIÔ-SUÊ:
Giô-suê 24:15b
  • Tôi tin rằng hầu hết các Cơ-Đốc nhân Việt-nam đều thuộc câu Kinh thánh Giô-suê 24:15b nầy: Ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va.
  • Thật sự đọc Kinh thánh, chúng ta không hề thấy Kinh thánh nói đến tên và việc làm gì của BÀ Giô-suê, hoặc của một người con nào của Giô-suê, dù chúng ta tin chắc rằng Giô-suê có vợ và có con.
  • Chúng ta cũng biết rằng khi Giô-suê nói: TA và NHÀ TA sẽ phục sự Đức Giê-hô-va, là lúc gần cuối đời của ông, sau bao nhiêu năm tháng phuc vụ Chúa
  • Nếu tính tuổi của Giô-suê,
  • Vì Giô-suê đồng niên với Ca-lép, mà sách Giô-suê 14:9-10, Ca-lép cho biết rằng lúc chia xứ thì Ca-lép đã 85 tuổi, thì Giô-suê cũng tương đương.
  • Giô-suê 24:29, lúc qua đời, Giô-suê được 110 tuổi.
  • Như vậy, Giô-suê đã dâng mình phục vụ Chúa độ 40 tuổi đến lúc chết là 110 tuổi, tổng cộng là 70 năm.
  • 70 năm đó có biết bao nhiêu sóng gió trong cuộc đời, từ những lúc dân Y-sơ-ra-ên nổi loạn, đến những cuộc tấn công của những dân tộc chung quanh, rồi bao nhiêu cuộc chiến để chiếm Đất Hứa. Tôi không biết bà Giô-suê, các con Giô-suê đã làm gì để giúp đỡ cho Giô-suê, nhưng đến cuối cuộc đời, Giô suê đã mạnh dạn đứng giữa mọi người mà tuyên bố: TA và NHÀ TA sẽ phục sự Đức Giê-hô-va, nghĩa là cả gia đình ông sẽ cứ tiếp tục phục sự Chúa. Chắc chắn bà Giô-suê và các con của Giô-suê rất thương ông, sẵn sàng chia sẻ với ông những vui buồn trong chức vụ.
  • Nghe những lời nói đó, mỗi chúng ta học được điều gì về gia đình của Giô-suê?
  1. Điều thứ nhất, chắc chắn Giô-suê là người rất quan tâm đến gia đình của ông, dù ông rất bận rộn công việc Chúa.
  2. Điều thứ hai, Giô-suê chẳng những quan tâm đến gia đình – vợ và các con – về phương diện vật chất, nhưng Giô-suê cũng đã biết hướng dẫn cả gia đình vào trọng tâm hầu việc Chúa.
  3. Điều thứ ba, việc không đề cập đến vợ và con trong quá trình phục vụ Chúa, chứng tỏ Giô-suê đã đặt vị trí của gia đình đúng chỗ, đó là ở vị trí hậu phương ủng hộ ông thay vì dựa vào uy quyền của ông.
  4. Điều thứ tư, tôi thật cảm phục bà Giô-suê và các con của Giô-suê, họ đã âm thầm giúp ông hoàn thành trách nhiệm với Chúa, mà không đòi hỏi một chút quyền lợi nào theo vai trò những người thân của Giô-suê.
  • Có một câu danh ngôn nói rằng: Trên bước đường thành công của một người, bao giờ cũng có bóng dáng của một trong hai người phụ nữ: người Mẹ và người Vợ. Tôi nghĩ rằng câu nói nầy đúng với Giô-suê.
  • Anh chị em cũng biết rằng, hai chữ NHÀ TA cũng có nghĩa là CÁI NHÀ CỦA TA. Thời Môi-se và Giô-suê, dân Y-sơ-ra-ên chỉ ở trong những cái Trại, không ở trong những căn nhà cố định, dù vậy cũng là một căn nhà – một căn nhà với những tiêu chuẩn thánh sạch về nghi lễ lẫn nghĩa đen cụ thể. Cảm ơn Chúa, Giô-suê vẫn mạnh dạn nói: TA VÀ NHÀ TA… ông cũng muốn nói TA, VỢ CON CỦA TA, VÀ CĂN NHÀ CỦA TA nữa cũng để phục vụ Chúa.
  • Ai quán xuyến căn nhà cho Giô-suê? Há không phải là vợ và các con của ông sao? Nguyện Chúa cho mỗi chúng ta học được bài học quí báu nầy, mỗi gia đình của chúng ta chung một mẫu số với gia đình của Giô-suê.

III/. ĐỨC TIN CỦA GIÔ-SUÊ:
  • Dân số ký 14:6-9
  • Phân đoạn Kinh thánh nầy ghi lại một sự kiện rất quan trọng vào một thời điểm rất quan trọng:
  • c.6, Giô-suê là một trong 12 thám tử đã được cử đi do thám xứ Ca-na-an, nhưng chỉ có ông và Ca-lép là đứng về phía Môi-se để quyết tâm tiến vào Đất Hứa, trong khi toàn dân Y-sơ-ra-ên thối lui nản chí, nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời.
  • c.7-9, Giô-suê không chối bỏ sự giềnh giàng của dân Ca-na-an, không phủ nhận sự vững chắc của các thành trong xứ, nhưng Giô suê cùng Ca-lép nói:
*Xứ đó rất tốt.
*nếu Đức Giê-hô-va đẹp lòng… ắt sẽ đem chúng ta vào xứ nầy
*Đừng sợ dân của xứ, vì dân đó sẽ là đồ nuôi chúng ta.
*Đức Giê-hô-va ở cùng chúng ta.
*Chớ sợ chi.
  • Thật là lời tuyên bố đức tin vững chắc. Giô-suê không chối bỏ khó khăn, không chối bỏ sức mạnh của kẻ thù; nhưng ông cũng nhìn thấy cơ nghiệp tốt đẹp của Chúa cho và đặc biệt ông nhìn thấy Đức Giê-hô-va ở cùng chúng ta!
  • Nói như tác giả Thi thiên 27:1-3, ông không sợ dù kẻ thù xông vào tấn công ông.
  • Đây mới thật là đức tin! Nói theo binh pháp người xưa: Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Giô-suê biết dân Ca-na-an có thành cao, dân mạnh; nhưng ông cũng biết xứ Chúa cho là đượm sữa và mật, biết Chúa đang ở cùng ông.
  • Thật ra ngày nay chúng ta nói những lời nầy thì cảm thấy dễ nói, nhưng khi đặt mình vào hoàn cảnh Giô-suê thời bấy giờ, bên cạnh ông chỉ có Môi-se, A-rôn, Ca-lép, trong khi những người vô tín thì quá đông, gần 2 triệu người, mà 2 triệu người đó đang nổi giận. Đứng vững trong đức tin lúc đó dường như là việc không thể có. Cảm ơn Chúa, Giô-suê đã đứng vững và Chúa đã thưởng cho kẻ gần Ngài tin rằng có Ngài:
  • Chúa đã cho ông là một trong hai người của thế hệ đồng vắng được vào Đất Hứa.
  • Chúa đã ban thưởng cho ông trở nên vị lãnh tụ sáng chói sau Môi-se.
  • II Vua 6:15-17, tiên tri Ê-li-sê cũng đã bày tỏ đức tin trong hoàn cảnh Sa-ma-ri bị vây:
  • 6:15, đầy tớ của tiên tri Ê-li-sê chỉ nhìn thấy đạo binh của kẻ thù đang vây thành.
  • 6:16, trong khi đó, Ê-li-sê cũng nhìn nhận số đông quân thù nghịch, nhưng ông cũng có đức tin nhìn thấy những người ở với chúng ta đông hơn những người ở với chúng nó.
  • Rõ ràng đức tin của tiên tri Ê-li-sê không phải là một thứ tự kỷ ám thị, mà là một thực tế như trong câu 17, người đầy tớ được mở cặp mắt đức tin đã nhìn nhận: núi đầy những ngựa và xe bằng lửa chung quanh Ê-li-sê.
  • Lại một lần nữa, Giô-suê đã để lại cho chúng ta một bài học đức tin chân chính mà Cơ-Đốc nhân cần có. Đức tin đó không phải là liều mạng, không phải mê tín, cuồng tín, mà là biết rõ biết chắc điều mắt xác thịt không thể thấy.
  • Chính đức tin nầy đã khiến Giô-suê viết lại sách Giô-suê, ghi chép những sự kiện khiến tất cả nhà giải kinh đều phải đồng ý đặt chủ đề cho sách là ĐỨC TIN.

IV/. SỰ KHIÊM NHƯỜNG CỦA GIÔ-SUÊ:
  • Giô-suê 19:49-50.
  • Về phương diện cá nhân, có những câu Kinh thánh làm cho tôi mỗi lần đọc đến thấy nao nao trong chức vụ với nỗi thèm khát muốn được như vậy. Thí dụ như:
  • I Sa-mu-ên 12:3, ghi lại lời từ giã của tiên tri Sa-mu-ên. Thật là một cuộc đời phục vụ Chúa trong sạch, có thể đứng giữa dân Chúa nói những lời chân thành như vậy.
  • Công vụ 20:26, ghi lại lời Phao-lô từ giã các Chấp sự của Hội Thánh tại Ê-phê-sô, tôi thấy Phao-lô cũng như Sa-mu-ên dường như đã đưa tay lên trước mặt dân Chúa để làm chứng sự trong sạch của mình.
  • Và bây giờ, trong Giô-suê 19:49-50, làm tôi thật cảm động.
  • câu 49a, bắt đầu với những lời: Khi người ta đã chia xứ theo giới hạn xong rồi,.. Anh chị em hãy cảm thông với suy nghĩ thông thường, nếu có, trong con người của Giô-suê: Ông ngồi đó từ đoạn 13 đến đoạn 19, chia phần cho người nầy, người khác XONG RỒI, khi ấy dân sự mới nhớ đến ông.
  • Tôi nói suy nghĩ thông thường là những người có quyền thường đòi chia phần trước, hoặc được người ta chia phần cho trước, rồi mới tới những người cấp thấp hơn, rồi mới đến dân thường.
  • Tuy nhiên, ở Giô-suê thì trái lại, ông chia sản nghiệp cho mọi người, mọi chi phái XONG RỒI vàkhông hề đòi hỏi, mặc dù đã chia xong rồi. Tâm tình của người lãnh đạo đáng học biết bao!
  • Có một lần tôi hầu việc Chúa ở một Hội Thánh, vào dịp Lễ Kỷ niệm Chúa Jêsus Giáng sanh. Hội Thánh tổ chức đãi toàn thể Hội Thánh bằng thịt heo quay. Số người ăn, ước chừng 1.000 đến 1.200 người nam phụ lão ấu. Khi người ta đem heo quay đến, ban tổ chức bắt đầu chặt thịt chia đem đến những bàn ăn. Người già, người trẻ, thiếu nhi, ai nấy ăn lấy ăn để – vì đa số tín đồ nghèo, có lẽ chưa bao giờ được ăn thịt heo quay. Xong tiệc rồi, ai nấy ra về vui vẻ, tôi nhìn lại chẳng còn một chút thịt nào để phần cho chủ tọa Hội Thánh, còn chăng chỉ là xương heo mà họ cũng đã gỡ thịt hết rồi và bổn phận của tôi là dọn dẹp những khúc xương đó.
  • Cảm ơn Chúa, lúc bấy giờ hình ảnh khiêm nhường giấu mình của Giô-suê hiện lên trong trí tôi, tự nhiên tôi chợt mỉm cười. Nhà tôi hỏi: Anh cười gì vậy? Tôi nói, nghĩ lại ông Giô-suê còn hơn mình. Dân sự chia xứ xong rồi, nhưng cũng còn nhớ Giô-suê chưa có phần; còn mình bây giờ, tín đồ chia hết thịt heo quay cũng không nhớ phần cho chủ tọa.
  • Dù vậy, Chúa đã không để Giô-suê thiệt thòi, 19:50, Dân Y-sơ-ra-ên VÂNG MẠNG của Đức Giê-hô-va, cấp cho người cái thành mà người xin…
  • Điều tôi suy nghĩ là tại sao một người khiêm nhường như Giô-suê dám ghi những lời trong 19:49-50 để bày tỏ sự khiêm nhường trong chức vụ của mình? Tôi quả quyết rằng không phải Giô-suê khoe khoang, mà chính là để chúng ta ngày nay học lấy và làm theo. Xin Chúa cho tất cả anh chị em đồng thanh nói lời A-MEN!

--------------------------


Đề mục: TIẾN VÀO ĐẤT HỨA
Kinh thánh: Giô-suê 1:1-5: (đọc 1:1-9)
Câu gốc: Giô-suê 1:3

I/. ĐOẠN 1: GIÔ SUÊ ĐƯỢC ỦY THÁC:
  • Sách Giô-suê bắt đầu với sự qua đời của Môi-se, dân Y-sơ-ra-ên đã ở ngay sát biên giới phía Đông của Đất Hứa, việc lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên tiếp tục hành trình vào Đất Hứa là một vấn đề phải giải quyết. Và Chúa đã chọn Giô-suê thay thế cho Môi-se trong nhiệm vụ quan trọng nầy.
  • Đọc qua đoạn 1, nhiều lần nhắc lại những chữ:
  • 1:6, Hãy vững lòng bền chí.
  • 1:7, Chỉ hãy vững lòng bền chí.
  • 1:9, hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng
  • 1:18, chỉ ông hãy vững lòng bền chí.
  • BA lần Chúa khuyến giục Giô-suê HÃY VỮNG LÒNG BỀN CHÍ và dân Chúa cũng khuyên ông: HÃY VỮNG LÒNG BỀN CHÍ, tỏ ra cho thấy tâm trạng của Giô-suê đang rất lo sợ
  • Tại sao Giô-suê lại lo sợ như vậy?
  • Vì Giô-suê đang đứng trước nhiệm vụ quá lớn lao, một nhiệm vụ mà thầy của ông là Môi-se cũng đã nhiều phen lao đao, bị phạt không được vào Đất Hứa.
  • 1:1-2, ấy là Chúa ủy thác trách nhiệm dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên vào chiếm Đất Hứa
  • Anh chị em phải nhớ Giáo lý quan trọng của sách Giô-suê là THẮNG BỞI ĐỨC TIN, mà đức tin của Cơ-Đốc nhân chúng ta không phải là mê tín, cuồng tín, vì đức tin của chúng ta có đối tượng đáng tin và có lý do rõ ràng để tin.
  • Do đó, qua 1:9, Chúa phán với Giô-suê lý do mà Chúa bảo ông đừng sợ:
  1. lý do thứ nhấtTa há không có phán dặn ngươi sao?
TA là ai? Đối tượng đức tin mà Giô-suê phải tin cậy là ai? Có phải là Môi-se vĩ đại kia không? KHÔNG! Dù là một con người vĩ đại như Môi-se cũng chết. Cảm ơn Chúa, Chúa mới chính là Đối tượng để Giô-suê tin, hầu cho không sợ hãi.
Chúa là ai? Ngay trong đoạn 1 nầy, 10 (MƯỜI) lần nhắc đến Danh Giê-hô-va của Chúa và chỉ dùng Danh xưng nầy mà thôi. Đây là Danh xưng Giao ước của Chúa, hàm ý Chúa nhắc lại giao ước của Ngài với dân Y-sơ-ra-ên qua các tổ phụ của họ, và Chúa sẽ làm trọn giao ước đó.
  1. lý do thứ hai để Giô suê không sợ, ấy là Chúa ĐÃ có phán dặn ông
Chúa đã phán dặn Giô-suê điều gì?
1:2, việc tiến vào Đất Hứa là mạng lịnh của Chúa, không phải là việc của con người.
1:3-4, Chúa đã vạch sẵn một bản đồ Đất Hứa mà Chúa sẽ BAN CHO.
1:5, không ai có thể chống cự nổi trước Giô-suê.
  • Dĩ nhiên những lời phán của Chúa sẽ thành với điều kiện Giô-suê phải đi theo đường lối, luật pháp của Chúa.
  • Cảm ơn Chúa, Giô-suê đã chấp nhận lời ủy thác của Chúa và của dân Chúa. Đó chính là nền tảng đức tin của Cơ-Đốc nhân cần có như thư Hê-bơ-rơ 13:5b-6 đã giải thích:
  • 13:5b, vì chính ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ PHÁN…
  • 13:6, Như vậy, chúng ta được lấy lòng TIN CHẮC …
  • Anh chị em có biết rõ đối tượng mình tin là ai không? Và có TIN CHẮC điều Chúa phán với anh chị em qua Lời Chúa là Kinh thánh không? Nếu tin, thì anh chị em có chấp nhận lời ủy thác của Chúa cho anh chị em không?

II/. ĐOẠN 2: DO THÁM THÀNH GIÊ-RI-CÔ:
  • Trong đoạn 1, chúng ta có nền tảng của đức tin là Chúa và Lời Chúa phán, còn chúng ta thì chấp nhận.
  • Trong đoạn 2, chúng ta có một bài học về sự thận trọng của đức tin.
  • 2:1, 23-24. Giê-ri-cô là thành phố chìa khóa, là ải địa đầu của xứ Ca-na-an, là một thành phố kiên cố, đặc biệt đây là thành đầu tiên mà dân Y-sơ-ra-ên phải chiếm lấy, và anh chị em đừng quên là dân trong xứ là những người giềnh giàng cao lớn (Dân. 13:32b-33). Cho nên Giê-ri-cô có tánh cách chiến lược về tâm lý đối với dân Y-sơ-ra-ên. Nếu thắng thì dân Chúa sẽ lên tinh thần; nếu thua trận đầu nầy, dân Chúa sẽ một lần nữa nản lòng như cha mẹ họ 40 năm trước.
  • Vì hiểu được tánh cách quan trọng dường ấy của Giê-ri-cô, nên Giô-suê đã sai 2 thám tử đi dọ thám trước khi tấn công.
  • Chúng ta có thể giải thích việc sai người dọ thám của Giô-suê:
  • Có thể vì Giô-suê vừa nhận lãnh trọng trách dắt dân Chúa vào Đất Hứa với những nền tảng đức tin rõ ràng, nhưng đây là lần đầu tiên, nên vẫn còn đọng lại một chút lo sợ gì đó trước một cuộc chiến sống còn sắp tới. Vả lại, địa hình Ca-na-an, dân tình Ca-na-an còn quá mới mẻ đối với Giô-suê. Do đó, Giô-suê dùng sự cẩn thận của một người cầm binh đã cho người dọ thám Giê-ri-cô.
  • Có thể không phải Giô-suê không có đức tin rằng Chúa sẽ cho ông thắng, nhưng ông biết dân Chúa chưa thể có đức tin như ông, cho nên ông đã cho thám tử dọ thám, để chính họ thấy sự bại hoại của Giê-ri-cô,  chính họ nghe những tiếng nói đầy chất sợ hãi của dân Giê-ri-cô trước những tin tức về những chiến thắng của dân Y-sơ-ra-ên.
  • Rõ ràng kinh nghiệm lần nầy, Giô-suê không sai đông người đi dọ thám, nhưng chỉ sai 2 người, vì chỉ cần dọ thám một thành phố; và ông đã chọn 2 người có đức tin, mà một trong hai người đó là Sanh-môn, người được làm tổ phụ của vua Đa-vít và của Đấng Cứu thế (Math. 1:5).
  • Bài học nầy là để chúng ta phân biệt giữa đức tin và mê tín, liều mạng, cuồng tín, tức là phân biệt với những người suy xét, hiểu biết mà không tin, thì thành ra vô tín
tin mà không suy xét thì thành ra mê tín, cuồng tín.
  • Sách Ma-thi-ơ 4:5-7, ghi lại việc ma quỉ cám dỗ Chúa Jêsus, nó đem Chúa lên nóc Đền thờ và thách thức Chúa rằng: Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời, thì hãy gieo mình xuống đi, vì Chúa sẽ truyền các thiên sứ gìn giữ… Chúa Jêsus hoàn toàn tin cậy nơi Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, nhưng Chúa Jêsus không liều mạng nhảy từ nóc Đền thờ xuống. Đức tin của Cơ-Đốc nhân khác với các Tôn giáo ở điểm nầy – đức tin của Cơ-Đốc nhân có sự thận trọng, suy xét.

III/. ĐOẠN 3: VƯỢT QUA SÔNG GIÔ-ĐANH:
  • 3:14-17
  • Anh chị em biết xứ Ca-na-an hay là nước Y-sơ-ra-ên ngày nay có sông Giô-đanh rất nổi tiếng. Hai chữ GIÔ ĐANH đã mô tả đặc tánh của con sông nầy, nó có nghĩa là chảy xuống. Chiều dài của sông Giô-đanh là 300 km bằng chiều dài của nước Y-sơ-ra-ên, từ độ cao 750 m phía Bắc tại núi Hẹt-môn chảy xuống phía Nam với những uốn khúc ngoằn ngoèo để rồi đổ vào Biển Chết thấp hơn mặt biển 430m. Lòng sông rất nhiều đá ngầm. Khi Giô-suê dẫn dân Y-sơ-ra-ên đến đây là vào Lễ Vượt Qua tức là nhằm Mùa Xuân, là mùa nước sông Giô-đanh chảy tràn bờ.
  • Cảm ơn Chúa, sau lần vượt Biển Đỏ bởi quyền năng rẽ biển của Chúa, một lần nữa Giô-suê được kinh nghiệm quyền năng của Chúa rẽ nước sông Giô-đanh cho dân Chúa đi ngang qua.
  • Hành động vượt sông Giô-đanh hoàn toàn là bởi đức tin. Đoạn 3:15-17, ghi lại diễn tiến hành động đức tin như sau:
  • c. 15b-16, khi các người khiêng hòm đến sông Giô-đanh, và chơn của những thầy tế lễ khiêng hòm mới bị ướt nơi mé nước, thì nước ở trên nguồn thường chảy xuống bèn dừng lại, dồn thành một đống, xa ra một khoảng đến thành A-đam… rồi dân sự đi qua đối ngang Giê-ri-cô.
  • c.17, Những thầy tế lễ khiêng hòm giao ước của Đức Giê-hô-va dừng chơn vững trên đất khô giữa sông Giô-đanh, trong khi cả Y-sơ-ra-ên đi qua trên đất khô, cho đến chừng cả dân đã qua khỏi sông Giô-đanh rồi.
  • Anh chị em hãy chú ý những từ ngữ trong các câu Kinh thánh mô tả hành động đức tin vượt sông Giô-đanh của dân Y-sơ-ra-ên:
  • khi bàn chơn người khiêng hòm MỚI BỊ ƯỚT, vừa bị ướt. Chúa đợi đến hành động của đức tin đạt đến tuyệt điểm, thay vì bàn chơn đức tin đến mé sông, phải đến chỗ vừa bị ướt.
  • dừng chơn vững trên đất khô – hãy chú ý chữ ĐẤT KHÔ được lặp lại hai lần để nhấn mạnh – không phải đất ướt. Đi ngang qua đã khó, mà còn phải dừng lại chờ dân Chúa đi qua hết, thật là hành động của đức tin.
  • Thánh Gia-cơ nói: Đức tin không có việc làm là đức tin chết (Gia-cơ 2:17, 26). Dĩ nhiên đức tin không phải là việc làm, nhưng đức tin biểu lộ hay là được chứng minh bằng việc làm.
  • Thánh Gia-cơ đã đưa ra những thí dụ cụ thể trong thư Gia-cơ 2:
  • 2:15-16, đức tin phải biểu lộ qua sự cứu giúp anh em thực tế không phải chỉ bằng lời nói.
  • 2:21, Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời và bày tỏ đức tin qua việc ông vâng lời Chúa dâng con trai một yêu dấu của ông cho Chúa
  • 2:25, Kỵ nữ Ra-háp ở Giê-ri-cô, bày tỏ đức tin Đức Chúa Trời sẽ cho dân Y-sơ-ra-ên thắng và dân Giê-ri-cô sẽ đại bại, bằng hành động tiếp rước, che giấu hai thám tử.
  • Mỗi chúng ta ngày nay cũng vậy, chúng ta tin Chúa, có đức tin nơi Chúa, thì không phải chỉ làm bổn phận đi Nhà thờ, đọc Kinh thánh và hát thánh ca. Nhưng qua Lời Chúa trong sách Giô-suê đoạn 3; Gia-cơ 2:, đức tin phải bày tỏ, biểu lộ qua việc làm ngoài những hành động có tánh cách nghi lễ, còn phải cứu giúp anh em, dâng điều quí nhất cho Chúa, phải góp phần vào cuộc chiến thuộc linh như Ra-háp góp phần giúp dân Chúa đắc thắng, qua công tác truyền giảng mở mang Vương quốc của Chúa trên đất.

IV/. ĐOẠN 4: MƯỜI HAI HÒN ĐÁ CHỨNG CỚ:
  • 4:4-7.
  • Qua những câu Kinh thánh của 4:4-7, đã ghi lại sự kiện đặc biệt trong đoạn 4 nầy:
  1. c. 4-5, Giô-suê theo lịnh truyền của Chúa, bảo 12 người đại diện 12 chi phái vác 12 hòn đá từ giữa sông Giô-đanh đem theo lên bờ.
  2. c. 6, mục đích của 12 hòn đá là làm một dấu hiệu – chỉ MỘT dấu hiệu thôi, không phải 12 dấu hiệu.
  3. c. 7, để làm chứng cho con cháu, dòng dõi các thời đại và cho cả thế gian (4:24) biết điều kỳ diệu mà Đức Giê-hô-va đã làm cho dân Chúa.
  • Anh chị em hãy chú ý điểm đặc biệt:
  • 12 hòn đá được làm hai lần, một được dựng ở giữa dòng sông (4:9) và một được dựng ở tại Ghinh ganh là nơi đóng trại đầu tiên trong Đất Hứa.
  • Ý nghĩa 12 hòn đá được lặp lại hai lần, một lần khi Giô-suê ra lịnh lấy đá giữa sông (4:6-7); và một lần khi Giô-suê dựng 12 hòn đá tại Ghinh ganh (4:21-24.
  • Việc lặp lại hai lần trong Kinh thánh, không phải là thừa, mà có mục đích nhấn mạnh sự việc, bắt buộc không thể quên.
  • Ýnghĩa của hai đài lưu niệm bằng 12 hòn đá nầy là để làm chứng về quyền năng của Đức Chúa Trời đã đem dân Chúa VÀO sự chết dưới lòng sông – CHÔN họ giữa lòng sông – đem họ RA sự sống.
  • Bài học ở đây thật rõ ràng không cần tranh cãi. Đức Chúa Trời muốn mỗi Cơ-Đốc nhân chúng ta (toàn bộ 12 chi phái, không phải chỉ vài chi phái) phải làm chứng về ĐỨC TIN nơi quyền năng của Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta, làm cho chúng ta chết đời sống cũ nơi thập tự giá với Đấng Christ, chôn nó nơi phần mộ với Đấng Christ và làm cho chúng ta được sống lại với Đấng Christ trong đời sống mới.
  • Làm chứng cho ai?
  • câu 6b, làm chứng cho con cháu, những người thân của chúng ta.
  • câu 24, làm chứng cho cả thế giới đều biết quyền năng cứu người của Chúa Jêsus Christ.
  • Đó không phải là mạng lịnh mà Chúa Jêsus Christ đã truyền phán cho mỗi chúng ta là người đã được Chúa cứu sao? (Mác 6:15; Công vụ 1:8). Tôi tin rằng không có người Y-sơ-ra-ên nào đời Giô-suê mà không muốn thuật lại từng trải được cứu qua sông Giô-đanh bỏi đức tin nơi quyền năng kỳ diệu như thế nầy, thì cũng không có Cơ-Đốc nhân nào từng kinh nghiệm được sự cứu rỗi bởi đức tin trong Chúa Jêsus Christ mà lại có thể nín lặng. Hãy cho mọi người, từ những người thân của anh chị em đến những người chung quanh anh chị em biết chứng cớ đức tin của anh chị em.

V/. ĐOẠN 5: CHIẾM ĐÓNG GHINH-GANH:
  • 5:9.
  • Trong chương trình cứu rỗi của Chúa Jêsus Christ ban cho chúng ta, có một lẽ đạo mầu nhiệm là khi chúng ta tin nhận Chúa Jêsus Christ, thì chúng ta được ẤN CHỨNG CỦA ĐỨC THÁNH LINH BẰNG ĐỨC TIN.
  • Lẽ đạo nầy được thể hiện rõ ràng trong Giô-suê đoạn 5 nầy qua 3 hành động
Ấn chứng thứ nhất: Phép cắt bì:
Anh chị em biết rằng số người Y-sơ-ra-ên nầy là những người được sanh ra và lớn lên trong đồng vắng trong hoàn cảnh cha mẹ của họ bị phạt lang thang đến chết, họ chưa hề chịu cắt bì theo nghi lễ (5:5)
Mà phép cắt bì là ấn chứng cho giao ước giữa Đức Chúa Trời với tuyển dân, hình bóng về hành động lìa bỏ đời sống xác thịt (Côl. 2:11-13)
Điều đáng chú ý ở đây, là bao nhiêu năm rồi, dân Y-sơ-ra-ên đã dùng thanh gươm để tranh chiến với kẻ thù, nhưng ở đây, họ phải dùng con dao để đặt trên chính họ, họ phải chết đi trước đã mới kết quả cho Chúa.
Ấn chứng thứ hai: Lễ Vượt qua:
5:10
Sau 40 năm, lần đầu tiên dân Y-sơ-ra-ên làm Lễ Vượt qua trong Đất Hứa. Khi đã được vào Đất Hứa rồi Chúa cũng muốn họ không được quên công ơn cứu chuộc của Chúa đối với họ, qua Lễ Vượt qua.
Đó là mạng lịnh của Chúa Jêsus Christ khi ban Lễ ăn Tiệc Thánh cho chúng ta ngày nay: Mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy ĐỂ NHỚ ĐẾN TA… THÌ PHẢI RAO SỰ CHẾT CỦA CHÚA CHO TỚI LÚC NGÀI ĐẾN.
Ấn chứng thứ ba: Vị Tướng Chỉ huy:
5:13-15.
Phân đoạn Kinh thánh nầy ghi lại việc Giô-suê thấy vị Tướng Chỉ huy của Đạo binh thuộc Đức Giê-hô-va.
Qua sự hiện thấy nầy, Chúa muốn dạy cho Giô-suê cũng như muốn dạy cho chúng ta bài học quí báu: Trong đời sống hằng ngày, ngay cả trong lúc khó khăn nhất như Giô-suê đang phải đối diện với Giê-ri-cô, Chúa bảo đảm rằng Ngài vẫn dẫn dắt đời sống chúng ta, như kinh nghiệm của tác giả Thi thiên 23:4.
  • Rốt lại, ấn chứng của đức tin, hay là dấu hiệu Đức Thánh Linh làm chứng cho chúng ta rằng: chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, ấy là
  1. đời sống được đổi mới, mọi sự cũ qua đi, qua kinh nghiệm đồng chết, đồng chôn, và đồng sống với Chúa Jêsus Christ.
  2. Lúc nào cũng rao truyền công lao cứu chuộc của Chúa Jêsus Christ cho mọi người.
  3. Tin cậy nơi sự bảo hộ, dẫn dắt của Chúa, ngay cả trong những lúc gian nguy hơn hết.

-------------------
 
Đề mục: VIỆC LẠ
Kinh thánh: Giô suê
Câu gốc: 3:5
Mục đích: Đức Chúa Trời sẽ làm những VIỆC LẠ cho những đời sống thánh

I/. ĐỊNH NGHĨA VIỆC LẠ LÀ GÌ?
  • 3:1-4
  • C.4b, với nhóm từ “Vì các ngươi chưa hề đi đường nầy bao giờ”, cho chúng ta một định nghĩa thông thường VIỆC LẠ là một việc khác thường mà quá trình kinh nghiệm của chúng ta chưa hề biết.
  • Thế thì trong phân đoạn Kinh thánh nầy, VIỆC LẠ được đề cập ở đây là gì?
  • C.1 có hai chữ là Qua sông! Phải, dân Y-sơ-ra-ên qua sông Giô đanh! Không lạ làm sao được, vì:
  • Trước mắt họ là một con sông đang mùa Xuân nước chảy tràn bờ. Có lẽ anh chị em nào ở miền Trung bộ sẽ hiểu được cái khó khăn nầy với những con sông miền Trung chảy một chiều và chảy xiết lúc nước dâng cao.
  • Dân Y-sơ-ra-ên với số người hiện diện lúc bấy giờ không dưới 2 triệu người. Đưa 2 triệu người qua sông, đó không phải là việc làm dễ dàng. Anh chị em chắc chắn còn nhớ đầu năm 2.000, lúc cây cầu Bến Lức bị một xà lan chở cát đụng vào chân cầu khiến cho cầu bị hư. Để số người độ vài chục ngàn người và xe qua sông, bao nhiêu vấn đề đã xảy ra, có người phải chờ từ sáng đến chiều tối mới qua sông được với bao vất vả, tốn kém.
  • Nhìn lại phương tiện, dân Y-sơ-ra-ên suốt 40 năm chỉ di chuyển trong đồng vắng, phương tiện họ có chỉ là đôi chân, họa chăng chỉ là một số bò, ngoài ra không còn phương tiện nào khác. Chắc chắn họ không hề có một chiếc thuyền bè, và cá nhân dân Y-sơ-ra-ên cũng không có kinh nghiệm đi trên sông nước. Cá nhân tôi, mỗi lần đi Miền Tây sông nước, thật sự lo lắng lắm vì không biết bơi, cũng không bước vững trên ghe xuồng. Tôi nói với anh em trong Hội thánh là: Nếu họp Ban Trị sự Hội thánh trên ghe, thì anh em muốn gì tôi cũng ừ hết.
  • Trước những nan đề như thế, Giô suê làm gì? Kinh thánh chép: Giô-suê dậy sớm, ở Si-tim đi cùng hết thảy dân Y-sơ-ra-ên đến mé sông Giô-đanh, và NGỦ ĐÊM tại đó trước khi qua sông. Tình cảnh đã LẠ, mà thái độ của Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên càng LẠ hơn, họ không có một lo lắng gì, họ chỉ đi ngủ.
  • Tuy nhiên chúng ta phải cẩn thận, vì có những VIỆC LẠ không đến từ Đức Chúa Trời, nhưng có thể đến từ những cái liều mạng cùng đường của con người, nhất là có những VIỆC  LẠ đến từ ma quỉ, như Chúa Jêsus phán trong Math.24:24 “Vì nhiều christ giả và tiên tri giả sẽ dấy lên, làm những dấu lớn, phép lạ, nếu có thể được thì họ cũng đến dỗ dành chính những người được chọn”.
  • Vì thế, VIỆC LẠ trong sách Giô-suê đoạn 3 nầy cũng phải được kiểm chứng.
  • Trong c.2-4, Kinh thánh cho chúng ta hai bằng cớ để biết rõ VIỆC LẠ nầy là từ Đức Chúa Trời:
  • C.2-3, … khi các ngươi THẤY những thầy tế lễ về dòng Lê-vi khiêng hòm giao ước của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi… Nghĩa là VIỆC LẠ nầy do Đức Chúa Trời dẫn dắt, vì Hòm giao ước là biểu tượng sự hiện diện của Đức Chúa Trời suốt 40 năm đối với dân Y-sơ-ra-ên. Ngày nay Hòm giao ước đó là Lời Đức Chúa Trời để chúng ta dùng kiểm chứng những VIỆC LẠ xảy đến trong những ngày sau rốt nầy.
  • C.4, một điểm nữa trong câu Kinh thánh nầy để chúng ta có thể kiểm chứng VIỆC LẠ là từ Chúa: Song le giữa khoảng các ngươi và hòm giao ước phải cách chừng hai ngàn thước…” Khoảng cách với hòm giao ước nói lên lòng kính sợ Chúa. VIỆC LẠ  nào đưa chúng ta đến sự kính sợ Chúa, ấy là VIỆC LẠ từ Chúa. Thánh Phao-lô nói trong I Cô. 12:3, “…Nếu không cảm Đức Thánh Linh, cũng chẳng ai xưng Đức Chúa Jêsus là Chúa”.

II/.  ĐIỀU KIỆN NHẬN VIỆC LẠ:
  • 3:5-6
  • Làm thế nào để Đức Chúa Trời có thể thực hiện những VIỆC LẠ giữa chúng ta?
  • C.5, điều kiện chung để nhận được VIỆC LẠ từ Đức Chúa Trời ban mà Giô-suê đã nêu ra với dân sự: Hãy làm cho mình RA THÁNH
  • Kinh thánh chứng minh  điều kiện nầy là điều kiện tất yếu để VIỆC LẠ sẽ xảy ra giữa chúng ta:
  • Công vụ 2:38, Phi-e-rơ nói rằng: “Hãy hối cải ….rồi sẽ nhận lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh”.
  • Công vụ 2:42-43, Hội thánh đầu tiên đã thật sự nếm trải những sự kỳ phép lạ, khi Hội thánh thực hiện được những điều trong câu 42 và Mọi người đều kính sợ (2:43).
  • Phải, không còn có điều kiện nào khác. Hãy làm cho mình ra thánh! Tức là phải hối cải, từ bỏ những yếu đuối, quay về với Lời Chúa, hòa hiệp giữa anh chị em trong Hội thánh. Đó là phần của chúng ta là những Cơ-Đốc nhân; phần của Chúa, Ngài sẽ thi hành những VIỆC LẠ  cho chúng ta.
  • Nhưng có một điều quan trọng mà chúng ta thường hay quên trong điều kiện để VIỆC LẠ được diễn ra, cũng chính điều nầy bị bỏ quên mà VIỆC LẠ không xảy ra trong Hội thánh ngày nay. Điều quan trọng mà Giô-suê nêu ra trong câu 6: Giô-suê nói cùng những thầy tế lễ rằng: Hãy khiêng hòm giao ước ĐI QUA TRƯỚC dân sự. Vậy những thầy tế lễ … ĐI ĐẦU dân sự.
  • Lịch sử phấn hưng Hội thánh đã chứng minh không thể thiếu sự đáp ứng đòi hỏi nầy, đặc biệt ngay cả trong Kinh thánh – 
  • II Sử. 34:19-21; 29-32 – khi vua Giô-si-a hạ mình làm cho mình ra thánh trước, thì VIỆC LẠ đã xảy ra trong dân sự của Đức Chúa Trời.
  • Công vụ 1:15-20, khi Giu-đa Ích-ca-ri-ốt bị loại ra khỏi Hội thánh, thì VIỆC LẠ Đức Thánh Linh giáng lâm đã xảy ra.
  • Anh chị em hãy đọc lại bất kỳ cuộc Phục hưng nào cũng sẽ thấy điều kiện Làm cho Mình ra Thánhnầy, mà khởi sự từ chính những người hướng dẫn Hội thánh là điều kiện tiên quyết. Thế thì, chúng ta phải tự xét mình: Tại sao Hội thánh nơi chúng ta không được VIỆC LẠ , không được phục hưng, không có quyền năng của Chúa ban? Tại Chúa hay tại chúng ta? Tại chúng ta, nhưng chính xác là tại ai? Xin Chúa cho chúng ta trả lời là TẠI CHÍNH CON CHƯA LÀM CHO CHÍNH MÌNH CON RA THÁNH!

III/. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC LẠ:
  • 3:7-13
  • c.10 nói lên mục đích VIỆC LẠ mà Chúa ban cho dân Chúa:
  • Đức Chúa Trời Hằng sống ngự giữa các ngươi.
  • Ngài sẽ đuổi khỏi trước mặt các ngươi dân …
  • Đức Chúa Trời ngự giữa hay Đức Chúa Trời ở cùng, đây là đặc ân quan trọng, đặc ân tối hậu để nhận lấy mọi ơn phước của Đức Chúa Trời. Đây là điều Kinh thánh nhiều lần nhắc đến, ngay cả sự giáng sanh của Chúa Jêsus Christ cũng là để chứng tỏ Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta (Math. 1:23). Đặc biệt trong sách Giô-suê ngay từ đoạn 1, nhiều lần Đức Chúa Trời đã nhắc lại ơn phước nầy (1:5, 9, 17).
  • Bây giờ Chúa phán qua VIỆC LẠ nầy Chúa sẽ bày tỏ:
  • 3:7, Chúa ở cùng Giô-suê
  • 3:10 Chúa ở cùng dân Chúa.
  • Cảm ơn Chúa, 3:11, lời nầy an ủi chúng ta biết bao nhiêu, Chúa cả thế gian đi trước các ngươi vào sông Giô-đanh. 3:12-13, nước sẽ rẽ ra, con đường vào Đất hứa sẽ được mở! Đâu đây chúng ta có thể nghe vang lên bài ca đắc thắng.
  • Rõ ràng mục đích Chúa ban những VIỆC LẠ không phải để tuyên dương một người nào, không phải để cho LẠ, nhưng là để chứng tỏ Hội thánh là Hội thánh của Chúa, Chúa ở cùng Hội thánh Ngài. Đồng thời cũng để Hội thánh đắc thắng kẻ thù nghịch của Hội thánh là ma quỉ, để Hội thánh tiến lên chiếm lấy sản nghiệp mà Chúa ban cho Hội thánh. Nhiều người đã không hiểu mục đích Chúa ban VIỆC LẠ nầy, cho nên khi được Chúa dùng họ bày tỏ vài VIỆC LẠ, thì họ lại lên mình làm thầy, làm chủ, trở nên những nhà biểu diễn VIỆC LẠ, kết quả là Chúa đã từ bỏ
  • Như Chúa đã từ bỏ vua Sau-lơ.
  • Như thuật sĩ Simôn bị Phierơ quở trách
  • Như mấy thầy trừ quỉ trong Công vụ 19:13-16
  • Chúng ta khát khao Đức Chúa Trời thi hành quyền năng phép lạ của Ngài, để đồng bào chúng ta qua đó nhìn biết Chúa mà ăn năn tin nhận Chúa Jêsus Christ để được cứu rỗi. Nhưng cũng xin Chúa gìn giữ lòng và ý tưởng chúng ta lúc nào cũng sẵn sàng để nói với Chúa: Chúa ơi, con chỉ là một công cụ trong tay Chúa.
  • Tôi cứ thắc mắc tại sao Chúa không thi hành những VIỆC LẠ giữa chúng ta? Trong Hội thánh? Có phải vì lòng chúng ta chưa LÀM RA THÁNH?  Có phải vì Chúa biết khi VIỆC LẠ diễn ra chúng ta sẽ làm sai trật mục đích, sứ giả sẽ che khuất Đấng sai mình, chúng ta sẽ thành bạc bị bỏ chăng?
  • Nếu có như thế, xin Chúa tha tội cho tôi và cho tất cả chúng ta. Xin Chúa dạy tất cả chúng ta để trong những ngày cuối cùng nầy ít nữa một lần anh em trong Hội thánh được thấy VIỆC LẠ – một cơn phục hưng lớn lao để tỉnh thức đứng lên bắt kịp cơ hội hầu việc Chúa; để đồng bào chúng ta nhìn biết Chúa mà ăn năn quay về trước ngày phán xét hầu đến.

KẾT LUẬN (dùng 3:14-17 để kết luận để bài giảng không quá dài)
  • Cảm ơn Chúa, đọc đến phần cuối của đoạn 3 nầy (3:14-17), tin rằng Anh chị em cũng như tôi cảm nhận một niềm vui trào dâng, thấy đức tin của chính mình tăng lên, hình như có một khát khao những dòng sông Giô-đanh đang gây khó khăn trong đời sống, trong Hội thánh sẽ được quyền năng Chúa rẽ ra.
  • Kinh thánh chép: dù nước sông đang chảy tràn bờ, nghĩa là dâng cao và chảy mạnh, nhưng đã rẽ ra, dân Chúa đi ngang qua, thầy tế lễ dừng chân vững trên đất khô…
  • Nếu anh chị em là một trong những thầy tế lễ, một trong những người Y-sơ-ra-ên đang nhìn thấy và đang đi ngang qua sông Giô-đanh lúc ấy thì sẽ nghĩ gì? Vui hay buồn? Vui lắm, chắc phải hát Halêlugia vang dội. Thế thì hãy làm theo lời Chúa dạy: Hãy làm ra thánh, hãy nắm vững mục đích, tôi tin rằng VIỆC LẠ sẽ tái diễn giữa chúng ta.

 ----------------------


Đề mục: KỶ NIỆM (ƠN PHƯỚC)
Kinh thánh: Giô-suê 4:1-24
Câu gốc: 4:7
Mục đích: Ghi nhớ những Kỷ Niệm (Ơn phước) cũng là cách để đứng vững.

I/. NỘI DUNG KỶ NIỆM:
  • 4:1-7
  • Câu gốc của chúng ta nói rằng: … các hòn đá nầy dùng cho dân Y-sơ-ra-ên làm KỶ NIỆM đời đời.
  • KỶ NIỆM về việc gì?
  • 4:1, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng: Khi cả dân đã qua khỏi Giô-đanh rồi.
  • Sự kiện qua sông Giô-đanh nầy được ghi từng chi tiết trong 3:14-17:
  • Dân Y-sơ-ra-ên qua sông Giô-đanh mà không cần bất cứ phương tiện nào của con người như: ghe, thuyền, bè
  • Dân Y-sơ-ra-ên qua sông với một số người kỷ lục: hơn 2 triệu người đủ mọi thành phần tuổi tác.
  • Nước sông Giô-đanh đã rẽ ra khi bàn chân của các thầy tế lễ đụng đến mé nước, Dân Y-sơ-ra-ên đi bộ ngang qua sông Giô-đanh như đi trên đất khô.
  • Một biến động thật kỳ diệu đã xảy ra, chỉ có dân sự của Đức Chúa Trời mới có thể nếm trải phép lạ kỳ diệu nầy. Lần thứ nhất thế hệ cha ông của họ đã đi ngang qua Biển Đỏ, bây giờ chính họ từng trải được sự kỳ diệu đó.
  • Nhưng lần qua Biển Đỏ là để vào đồng vắng, còn lần nầy càng được phước hơn, vì họ qua sông Giô-đanh để vào Đất Hứa.
  • Một sự kiện đặc biệt vô tiền khoáng hậu như vậy há chẳng đáng được kỷ niệm sao? Trong cơn tuyệt vọng, Đức Chúa Trời đã mở đường ngoài sự suy tưởng của họ. Vì vậy Chúa bảo dân Y-sơ-ra-ên phải ghi nhớ ơn phước kỳ diệu nầy.
  • Họ Kỷ Niệm bằng cách nào?
  • 4:2-3, Đức Chúa Trời bảo họ đại diện mỗi chi phái sẽ lấy một hòn đá giữa sông, ngay nơi các thầy tế lễ đang đứng đem lên bờ làm kỷ niệm.
  • Điều đáng chú ý là việc dựng các hòn đá Kỷ Niệm không phải để Kỷ niệm chiến công của Giô-suê hoặc của cá nhân nào, hoặc tập thể Y-sơ-ra-ên, mà như Giô-suê đã nói: 4:6-7
  • Dĩ nhiên, như tôi đã nói, đây là một phép lạ vô tiền khoáng hậu mà Đức Chúa Trời đã thi thố cho dân Y-sơ-ra-ên. Nhưng mỗi chúng ta là người đã được cứu qua đức tin nơi Chúa Jêsus Christ, tôi cũng chắc chắn rằng không thiếu những ơn phước đáng phải Kỷ Niệm, phải nhớ, để tỏ lòng biết ơn Chúa.
  • Thi thiên 116:12, tác giả đã dùng nhóm từ: Về các ơn lành mà Ngài đã làm cho tôi, nghĩa là ơn phước Chúa ban cho tác giả nhiều, nhiều lắm đến nỗi ông không thể nào đếm hết, và cũng không thể báo đáp được. Thật Thi thiên 116 là một bài ca Kỷ niệm về những ơn phước của Chúa đối với tác giả như:
  • C.1, Chúa đã nghe tiếng của ông và lời nài xin của ông.
  • C.6, Chúa bảo hộ ông; Chúa cứu ông trong cảnh khốn khổ
  • C.7, Chúa hậu đãi ông
  • C.8, Chúa cứu linh hồn ông khỏi chết, Chúa làm cho mắt ông khỏi giọt lệ, Chúa làm cho chơn ông không còn vấp ngã.
  • Tôi tin rằng mỗi anh chị em đều đã từng nếm trải ơn phước của Chúa ban cho đời sống của mình. Cá nhân tôi, thật không thể nào nói cho hết những điều kỳ diệu Chúa đã làm cho tôi. Có một lần tôi đọc quyển “Dám sống bên bờ vực”, tôi chợt nghĩ chỉ chừng ấy ơn phước mà tác giả còn viết một quyển sách để Kỷ Niệm ơn Chúa, còn chúng ta thì sao? Trước bao nhiêu ơn phước của Chúa lại không có gì để tỏ ra Kỷ niệm nhớ sao? Tôi mong ước có thì giờ nào đó, có thể trong ngày hôm nay, chúng ta mỗi người có thể nhắc lại các ơn lành của Chúa để Kỷ niệm.

II/. NGƯỜI CÓ KỶ NIỆM: 
  • 4:8-18
  • Trong phân đoạn nầy, chúng ta thấy có hai hạng người có hai loại Kỷ niệm.
  • Từ 4:8-13, Toàn thể dân sự của Đức Chúa Trời – c.8, mười hai chi phái – họ đã nếm trải ơn phước vượt qua sông Giô-đanh.
  • Tại ngày nay chúng ta chỉ đọc lại câu chuyện kỳ diệu nầy trên văn tự, mà có lẽ cũng đọc với giọng đọc không hay lắm, nên hầu như không có cảm giác gì ngạc nhiên, nhất là chúng ta đang sống trong thời phương tiện vận chuyển đường thủy hiện đại. Khi người ta hoàn thành đường hầm nối liền Biển Manche giữa nước Pháp và Nước Anh, người ta xem đó là một kỳ tích, dù trong tay con người có đủ phương tiện, phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng. Ngày đầu tiên đi qua được đường hầm đó thật là một hãnh diện. Nói gần hơn, ngày khánh thành cầu Mỹ Thuận bắc ngang sông Tiền nối hai bờ Tiền giang và Vĩnh long, vô số người từ mọi nơi quyết lòng tìm mọi cách đi ngang qua cầu một lần và lấy làm hãnh diện, mấy tháng sau người ta vẫn còn đến để đi ngang qua, để rồi trở về thuật lại nhiều điều đáng phải nhớ.
  • Hơn thế nữa, đối với người Y-sơ-ra-ên lúc ấy, chẳng phải chỉ chứng kiến phép lạ, mà họ còn một lý do đáng phải nhớ, phải Kỷ niệm nữa. Ấy là họ không còn bị hình phạt lưu đày chết trong đồng vắng nữa, mà được cứu, được vào Đất Hứa. Tôi nghĩ đến tâm trạng của những người vượt biên trước đây, sau những ngày linh đinh trên biển cả, chịu đói chịu khát, chỉ thấy con đường chết, thình lình thấy được đất liền. Giờ phút đó không đáng nhớ, đáng Kỷ niệm sao?
  • 4:14-18, đối với Giô-suê và các thầy tế lễ là những người lãnh đạo thì  sao?
  • 4:14, Kinh thánh chép: Đức Giê-hô-va khiến Giô-suê được tôn trọng …
  • Có một điều đáng chú ý là Kinh thánh không nói nhà lãnh đạo Giô-suê đi trước hoặc đi sau dân sự, chỉ có những câu như thế nầy:
  • 4:8, Vậy, dân Y-sơ-ra-ên làm theo điều Giô-suê dặn biểu… Trong giờ phút đặc biệt nầy, giữa lúc đoàn người 2 triệu người đang di chuyển, chưa kể súc vật họ nuôi, đồ đạc họ chở, chắc chắn Giô-suê phải là người vất vả nhất xuôi ngược để chỉ huy, chắc chắn ông không phải là người lên bờ trước.
  • 4:9, Giô-suê cũng dựng mười hai hòn đá giữa sông Giô-đanh… Chúng ta có thể hình dung, lúc mọi người đi ngang qua sông, thì Giô-suê còn đang ở giữa sông dựng một Kỷ niệm. Tôi tin rằng cá nhân Giô-suê, một người từng vượt Biển Đỏ cách 40 năm trước, nay lại được vượt qua sông Giô-đanh, có lẽ lòng ông không thể nín lặng trước ơn phước kỳ diệu quá, nên lần nầy chính ông dựng Kỷ niệm cho Chúa.
  • 4:15-18, còn các thầy tế lễ thì thế nào?
Họ cũng thuộc hàng lãnh đạo dân sự. Nếu anh chị em là một trong những thầy tế lễ đó, anh chị em có run sợ không? Tôi phải thành thật thú nhận rằng cá nhân tôi khó mà xung phong việc khiêng hòm giao ước lúc ấy. Anh chị em hãy tưởng tượng một sự căng thẳng tinh thần như thế nào khi từng bước từng bước, đặc biệt là phải đợi đến khi chân họ bị ướt nơi mé nước, thì nước mới rẽ ra; Chúa không rẽ nước trước.
  • Cảm tạ Chúa, Kinh thánh nói các thầy tế lễ đi trước mở đường, rồi đứng giữa sông chờ dân sự đi qua trước, và họ là những người lên sau cùng. Thật là một hình ảnh lãnh đạo dấn thân, hi sinh cho bầy chiên. Nhưng cũng chính hành động can đảm đầy đức tin đó, tôi quyết chắc rằng Giô-suê và các thầy tế lễ kinh nghiệm ơn phước Chúa nhiều hơn, vì họ chẳng phải chỉ được đi ngang qua, mà còn được kinh nghiệm Chúa tôn trọng họ, Chúa không cho phép nước sông Giô-đanh chuyển động cho đến chừng họ hoàn thành sứ mạng. Chúa phán: Nếu ai hầu việc Ta, thì Cha ta ắt tôn quí người(12:26).
  • Tôi tin rằng suốt đời của Giô-suê và các thầy tế lễ đó sẽ cứ nhắc mãi điều Chúa đã làm cho họ và dùng họ. Một Kỷ Niệm không thể quên cho người hầu việc Chúa.

III/. CÔNG DỤNG CỦA KỶ NIỆM: 4:19-24
  • Rõ ràng phân đoạn nầy đã nêu ra hai công dụng của Kỷ niệm ơn phước Chúa.
  • 4:19-23, về mặt nội bộ dân Chúa, ấy là để con cháu sau nầy nhìn biết quyền năng của Chúa đã làm cho tổ phụ họ, không phải một lần, mà nhiều lần.
  • Vượt qua Biển Đỏ, một sụ giải cứu khỏi nhà nô lệ Ai cập
  • Vượt qua sông Giô-đanh, được cứu để vào Đất Hứa.
  • Chúng ta có thể nói rõ hơn, đây là một tiến trình cứu rỗi trong Đấng Christ:
  • Được cứu khỏi nhà Ai cập: được cứu là nhà nô lệ tội lỗi, nô lệ ma quỉ.
  • Vượt qua Biển Đỏ: được tái sanh, dứt khỏi bản tánh cũ.
  • 40 năm trong đồng vắng: một tiến trình thánh hóa với những lúc thăng trầm, có thưởng, có phạt, có yếu đuối có đắc thắng. Nhưng mỗi ngày càng gần Đất Hứa hơn, nghĩa là mỗi ngày càng giống Chúa hơn.
  • Qua sông Giô-đanh: đời sống được nên thánh trọn vẹn.
  • Anh chị em có hiểu được điều mà Lời Chúa muốn dạy chúng ta không? Sự cứu rỗi kỳ diệu Chúa cho đã ban cho chúng ta phải được truyền dạy cho con cái chúng ta. Nói ngược lại, con cái chúng ta phải được truyền dạy về sự cứu rỗi từ chính chúng ta (Phục 6:6-7).
  • 4:24, còn một công dụng nữa mà Kinh thánh đã ghi lại: Hầu cho các dân tộc thế gian biết….
  • Chúa cũng muốn các dân tộc thế gian biết đến quyền năng của Chúa, biết những ơn phước kỳ diệu mà Chúa đã làm cho chúng ta. Đó là gì? Há không phải là truyền giảng Tin Lành sao? Sự cứu rỗi trong chúng ta phải truyền đến con cái chúng ta, truyền đến những người chưa biết Chúa.


Đề mục: NGƯỜI CỦA CHÚNG TA
Kinh thánh: Giôsuê 5:1-15
Câu gốc: 5:13b
Mục đích: Những điều kiện để biết một Cơ-Đốc nhân thật

I/. ĐƯỢC BIỆT RIÊNG:
  • 5:1
  • Trong câu 1 nầy giới thiệu cho chúng ta hai loại dân tộc khác với dân Y-sơ-ra-ên. Đó là các dân ngoại bang như dân Amôrít và các dân của xứ Canaan.
  • Nếu chúng ta tham khảo với Phục. 7:1, so với 6-8, Kinh thánh cho chúng ta biết sự khác nhau của các dân ngoại bang nầy với dân Y-sơ-ra-ên như sau:
  • Phục. 7:1, … Amôrít.. Canaan…, là những dân lớn và mạnh, nhưng số phận của họ là sẽ bị đuổi khỏi xứ Canaan.
  • Phục. 7:6-8, trong khi đó, dân Y-sơ-ra-ên được Chúa biệt riêng là làm một dân thánh cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời, là dân được chọn trong các dân…
  • Như thế, khi Giôsuê gọi Người của chúng ta, là ông muốn nói đến một dân được chọn biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời, một dân kinh nghiệm được quyền năng giải cứu, dẫn dắt của Đức Chúa Trời (5:1 – Đức Giê-hô-va đã làm cho nước sông Giô-đanh bày khô trước mắt dân Y-sơ-ra-ên – những lời nầy đã nhắc lại cả một quá trình Chúa đã cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Aicập, dẫn dắt trong đồng vắng, đưa họ vào Đất Hứa).
  • Đến thời Tân Ước, khi viết thư gởi cho các Cơ-Đốc nhân tan lạc khắp thế giới thời đó (I Phi. 1:1), Phierơ đã nhắc lại địa vị cao quí nầy của Cơ-Đốc nhân trong I Phi. 2:9-10…
  • Sự nhắc nhở nầy thật cần thiết biết bao nhiêu
  • Đối với dân Y-sơ-ra-ên thời Giôsuê, lần đầu tiên sau gần 500 năm, từ một dân tộc vong quốc, được đặt chân lên vùng đất hứa làm tổ quốc của mình, một cuộc sống mới mẻ nhưng cũng không thiếu những khó khăn trước mắt vì phải tranh chiến với những sự tấn công không ngừng của những kẻ thù nghịch trong xứ. Niềm vui hoặc lo sợ đều có thể làm cho người ta dễ bị cám dỗ.
Trong những giờ phút đó, một sự nhắc nhở địa vị ĐƯỢC BIỆT RIÊNG cho Chúa thật cần để gây ý thức đứng vững.
  • Đối với các Cơ-Đốc nhân đầu tiên thời Phierơ, sau niềm vui tin Chúa Jêsus Christ để được cứu rỗi, rồi lại bị bắt bớ vì đức tin nơi Đấng Christ tan lạc giữa thế gian tội lỗi, một sự nhắc nhở địa vị ĐƯỢC CHỌN (I Phi. 1:1), địa vị là dân thánh … (I Phi. 2:9-10) là cần thiết, giúp họ đứng vững vàng.
  • Ngày nay, như Chúa Jêsus đã phán: Những ngày trước khi Chúa tái lâm thì tội ác sẽ thêm nhiều(Math. 24:12); ma quỉ sẽ giận hoảng mà đến cùng chúng ta (Khải 12:12), thì chúng ta cũng cần Lời Chúa nhắc luôn rằng chúng ta là dân thánh, người biệt riêng thuộc Đức Chúa Trời, hầu cho giữa dòng dõi hung ác ngang nghịch, được nên con cái Đức Chúa Trời, không vít… chiếu sáng như đuốc trong thế gian. (Philíp 2:15).

II/. LẬP ƯỚC VỚI CHÚA:
  • 5:2-8
  • Sau khi được nhắc nhở địa vị, Kinh thánh nói: Chúa bảo Giôsuê làm cắt bì cho dân Y-sơ-ra-ên là những thế hệ đã được sanh ra trong đồng vắng (5:2)
  • Trong Sáng. 17:9-14, Chúa đã giải thích nghi lễ cắt bì có ý nghĩa là một giao ước của dòng dõi Ap-ra-ham với Đức Chúa Trời.
  • Câu hỏi cần đặt ra là: Tại sao trong 40 năm lưu lạc trong đồng vắng, Chúa không bảo dân Y-sơ-ra-ên làm lễ cắt bì? Vì 40 đó là 40 năm bị hình phạt, hình như Chúa đứng ngoài giao ước. Một tội nhân thì không thể lập ước với Đức Chúa Trời Chí thánh. Bây giờ dân Y-sơ-ra-ên đã qua sông Giô-đanh – một từng trải về sự cứu rỗi, đã được xác nhận là dân biệt riêng của Đức Chúa Trời, chính trong địa vị đó có quyền ký giao ước với Chúa (5:4-7)
  • Tôi không biết từ ngày anh chị em tin nhận Chúa Jêsus Christ làm Đấng Cứu thế, được trở nên dân thánh của Đức Chúa Trời, anh chị em có lập giao ước với Chúa không? Tối thiểu cái giao ước mà tôi biết chắc rằng anh chị em đã lập với Chúa là qua Tiệc thánh chúng ta dự mỗi tháng, Chúa phán: Mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì phải rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến. (I Cô.11:26).
  • 5:4-6, có một điều chúng ta phải hết sức lưu ý trong lời của Giôsuê trước khi làm lễ cắt bì cho dân sự. Giôsuê đã nhắc lại những người Y-sơ-ra-ên đã chịu cắt bì khi ra khỏi Ai Cập đã ngã chết trong đồng vắng. Tại sao? 5:6, Vì họ không vâng theo tiếng của Đức Giê-hô-va, nghĩa là họ không giữ giao ước với Chúa.
  • Truyền đạo 5:4 dạy rằng: Khi ngươi khấn hứa sự gì với Đức Chúa Trời, chớ chậm mà hoàn nguyện; vì Ngài chẳng vui thích kẻ dại (người hứa với Chúa mà không hoàn nguyện.
  • Vì vậy, nếu anh chị em thật sự đã tin Chúa Jêsus Christ, đã biết mình thuộc về Chúa, thì địa vị cao quí đó chắc chắn sẽ khiến anh chị em vui mừng hứa nguyện, lập giao ước với Đức Chúa Trời. Nói như Phao-lô đã nói trong I Cô. 9:17, Nếu tôi vui lòng làm việc đó, thì được thưởng; lại nếu tôi không vui lòng mà làm, thì cái chức vụ cũng vẫn phó thác cho tôi. Nhưng đã hứa, đã lập giao ước với Chúa:Ăn bánh uống chén của Chúa, thì sẽ rao truyền sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến, thì phải nhờ ơn Chúa trả sự hứa nguyện đó, đừng chậm trễ.

III/. SỐNG TRONG ĐỜI MỚI:
  • 5:9-12
  • Phân đoạn Kinh thánh nầy rõ ràng là một cái móc lịch sử cho dân Y-sơ-ra-ên, đánh dấu chấm dứt những ngày lưu lạc trong đồng vắng, chính thức bắt đầu cuộc sống định cư trong Đất Hứa.
  • Và để đánh dấu cho biến cố trọng đại nầy, một Lễ Vượt qua đã được dân Y-sơ-ra-ên cử hành. Với sự cử hành Lễ Vượt qua trong thời điểm nầy, thật đầy đủ ý nghĩa cho dân Y-sơ-ra-ên, giống như Lễ Ăn Tiệc Thánh của Cơ-Đốc nhân chúng ta ngày nay.
  • 5:9, Lễ Vượt qua là cơ hội để nhắc lại quá khứ về ơn cứu chuộc của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên, họ được cứu khỏi sự xấu hổ nô lệ nơi Ai Cập.
  • 5:11-12, Nhìn về tương lai – ngay sau Lễ Vượt qua – dân Y-sơ-ra-ên ăn thổ sản của Đất Hứa, họ hưởng những phước hạnh mới mẻ.
  • Lễ Ăn Tiệc thánh đối với Cơ-Đốc nhân chúng ta cũng vậy.
  • Luca 22:14-15, đối với quá khứ, Lễ Tiệc Thánh nhắc Cơ-Đốc nhân chúng ta nhớ đến sự đau đớn, sự chết chuộc tội của Cứu Chúa Jêsus Christ vì tội chúng ta.
  • Luca 22:16, đối với tương lai, Tiệc Thánh nhắc chúng ta hi vọng vào tương lai vinh hiển khi Chúa Jêsus tái lâm, thiết lập Vương quốc của Ngài trên đất.
  • Nói cách khác, phân đoạn Kinh thánh Giôsuê 5:9-12, bày tỏ hình bóng về hai con người trong chúng ta:
  • Chấm dứt người cũ, bản ngã trong chúng ta, như Êph. 2:13
  • Bắt đầu đời sống mới trong Đấng Christ, như Êph. 2:4-7
  • Người của chúng ta hay người của Chúa là thế ấy, mọi sự phải qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới (II Cô.5:17).

IV/. ĐƯỢC CHÚA DẪN DẮT:
  • 5:13-15
  • Đọc đến phân đoạn nầy, tôi thật cảm tạ Chúa, vì Giôsuê thật là một người lãnh đạo Hội thánh gương mẫu: Sau khi củng cố nội bộ, lo cho 99 con chiên trong ràng, thì Giô-suê nhìn vào một Giêricô cần chiếm hữu, ông nghĩ đến con chiên thứ 100 cần đem về.
  • Nói một cách khác, gần gũi hơn, Giô-suê thật là một Cơ-Đốc nhân đúng tiêu chuẩn mà Chúa muốn chúng ta có: Sau khi được Chúa lột bỏ quá khứ tội lỗi, kinh nghiệm một đời sống mới trong Chúa, một Cơ-Đốc nhân chân chính không tự mãn hoặc ngủ yên, mà lại biết nhìn đến tương lai, muốn mở rộng vương quốc của Chúa.
  • Giô-suê 5:13, Giô-suê ngước nhìn Giêricô – một ải địa đầu trong Đất Hứa, ông đang tìm cách để chiếm lấy một Giêricô cho Chúa. Dĩ nhiên tôi tin rằng lòng của Giô-suê cũng như của chúng ta trước một trở lực to lớn, mạnh như Giêricô, không thể nào bảo rằng không đáng lo. Phải thành thật nói rằng: Nghĩ đến ngày qua, trào nước mắt; Nhìn vào ngày tới, toát mồ hôi.
  • Cảm ơn Chúa, anh chị em ơi, trong những giờ phút đối diện tương lai đầy khó khăn đó, Giô-suê nhìn thấy một người cầm gươm trần đối diện, và Giô-suê đã nghe người ấy phán: Ta đến làm tướng cho đạo binh Đức Giê-hô-va!, nghĩa là người ấy đến để dẫn dắt dân Chúa chiến đấu, người ấy muốn nói với Giô-suê rằng: Ngươi đừng sợ, ta sẽ dẫn dắt, sẽ chiến đấu thay ngươi.
  • Ôi không có gì vui mừng hơn cho Giô-suê, lòng vui mừng khi khám phá rằng cuộc chiến tương lai cũng sẽ như trong quá khứ, ông không chiến đấu một mình, mà Chúa sẽ chiến đấu cho ông, Chúa sẽ đi trước ông, và Giô-suê đã sấp mình xuống thờ lạy Chúa.
  • Anh chị em có thấy lời nầy khích lệ anh chị em khi nhìn vào tương lai cuộc sống theo Chúa của cá nhân mình, khi nhìn vào tương lai công việc Chúa mà anh chị em muốn làm cho Chúa không? Hãy nghe Chúa phán với chúng ta như Chúa đã phán với Giô-suê ngày xưa:
  • Math. 28:20b
  • Giăng 16:32-33.
  • Cảm tạ Chúa, người của chúng ta là phước hạnh dường ấy. Nguyện Chúa
  • Khắc ghi trong anh chị em lời nhắc địa vị được biệt riêng cho Chúa.
  • Khích lệ anh chị em lập ước với Chúa.
  • Ban cho anh chị em một kinh nghiệm mới mẻ trong Chúa.
  • Và khiến anh chị em vững vàng theo Chúa phục vụ Chúa vì biết rằng Chúa đang dẫn dắt chúng ta.



Đề mục: CHINH PHỤC ĐẤT HỨA
Kinh thánh: Giô-suê 6: - 12:
Câu gốc: Giô-suê 1:3

I/. GIÊ-RI-CÔ SỤP ĐỔ
  • Giô-suê 6:
  • Đây là câu chuyện trong Kinh thánh được rất nhiều người biết đến vì sự hấp dẫn của câu chuyện. Khi đọc qua, tôi tin rằng tất cả Cơ-Đốc nhân chúng ta đều phải nhìn nhận sự đắc thắng nầy hoàn toàn do đức tin.
  • Năm 1929 – 1936, các nhà khảo cổ đã tìm được thành Giê-ri-cô. Thành có 2 vách cách nhau 5m, vách ngoài dày 2m, vách trong dày 4m; cao 10m. Giữa hai vách là nhà (2:15).
  • Với khám phá của Khảo cổ học, chứng tỏ Giê-ri-cô quả là một thành kiên cố.
  • Giô-suê 6:1 còn làm cho thành Giê-ri-cô thêm vững chắc: Vả, Giê-ri-cô đóng cửa mình cách nghiêm nhặt trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, không người nào vào ra. Họ đã biết lấy thủ làm công đối với đạo quân từ xa đến. Chắc chắn một cuộc phòng thủ kéo dài sẽ làm nản lòng dân Y-sơ-ra-ên, nhất là vấn đề lương thực bởi dân Y-sơ-ra-ên không còn được Chúa tiếp trợ ma-na – một loại lương thực không làm mà có ăn (5:12)
  • Để công phá thành Giê-ri-cô kiên cố, kỳ diệu thay, Chúa đã ban cho dân Y-sơ-ra-ên những thứ khí giới đặc biệt:
  1. câu 3-4, khí giới thứ nhất là: THỔI KÈN, hình bóng về sự vui mừng. Những người cầm binh khí đi trước, 7 thầy tế lễ thổi kèn đi trước hòm giao ước, rồi dân sự đi theo sau. Họ đi vòng quanh thành mỗi ngày một lần, riêng ngày thứ bảy thì đi bảy vòng.
  2. câu 10, khí giới thứ hai là: IM LẶNG hay nói cách khác là sự TIN CẬY VÂNG LỜI. Tất cả dân sự phải im lặng hoàn toàn khi vòng quanh thành, cho đến ngày thứ bảy.
  3. câu 10b, 20, khí giới thứ ba là: LA LÊN. Vòng thứ bảy của ngày thứ bảy, khi nghe kèn thổi, thì dân đồng loạt la lên, chứng tỏ sự hiệp một của dân Y-sơ-ra-ên trước đối thủ Giê-ri-cô.
  • Thật cảm tạ Chúa, chỉ với sự vui mừng, tin cậy vâng lời và hiệp một, dân Y-sơ-ra-ên đã phá sập thành Giê-ri-cô kiên cố.
  • Ai đã làm cho thành Giê-ri-cô sụp đổ? Câu trả lời duy nhất là: Đức Chúa Trời đã chiến đấu cho dân sự của Chúa.
  • Hôm nay đây có nan đề Giê-ri-cô nào trong đời sống của anh chị em ngăn cản anh chị em trên con đường theo Chúa không?
  • Hãy vui mừng lên, vì Chúa sẽ phá sập nan đề Giê-ri-cô đó.
  • Hãy hết lòng tin cậy vâng lời Chúa, dù dường như có lúc điều đó dường như trái lẽ thường tình.
  • Hãy đồng lòng hiệp ý, vì Hội Thánh hiệp một trên đất, xin điều chi Chúa đều cho cả (Ma-thi-ơ 18:19-20)
  • Hãy một lần trong cuộc đời theo Chúa, nhơn danh Chúa mà công phá thành Giê-ri-cô của chính mình xem.

II/. TỘI CỦA A-CAN:
  • Giô-suê đoạn 7.
  • Bài học ở đây không phải là dân Y-sơ-ra-ên MẤT ĐỨC TIN, đức tin của họ vẫn còn, nhưng đức tin đó bị VÔ HIỆU HÓA, đức tin đó không hoạt động được.
  • 7:4-5, dân Y-sơ-ra-ên đã quay lưng lại với kẻ thù là thành A-hi nhỏ bé và có 36 người bị ngã chết. Trong suốt cuộc chiến chinh phục Ca-na-an, đây là lần duy nhất dân Y-sơ-ra-ên thất bại.
  • Cái gì đã làm cho đức tin của tuyển dân bị vô hiệu hóa, thua trận trước thành A-hi nhỏ bé?
  • Đó cũng là thắc mắc của chính Giô-suê, và ông đã nghe Đức Chúa Trời trả lời trong 7:11, Y-sơ-ra-ên có phạm tội; … ăn cắp … làm đối trá…
  • Tội gì? Ăn cắp món gì? Dối trá việc chi?
  • 7:21, tội đó là ăn cắp một cái áo choàng, hai trăm siếc lơ bạc – 200 lượng bạc, một nén vàng nặng năm mươi siếc lơ – năm mươi lượng. Chừng ấy của cắp đã làm cho 36 người chết.
  • 7:16, 25, cảm ơn Chúa, Giô-suê đã mau lẹ giải quyết:
  • tìm ra thủ phạm.
  • thu hồi vật ăn cắp
  • tiêu diệt người ăn cắp và vật ăn cắp.
  • Anh chị em có nhớ câu chuyện A-na-nia và Sa-phi-ra nói dối Phi-e-rơ được ghi trong sách Công vụ 5:1-11 không? Đức tin như chiếc thuyền, tội dối trá là một lỗ nhỏ – chính lỗ nhỏ đó đã làm đắm chiếc thuyền đức tin.

III/. TIÊU DIỆT A-HI:
  • Giô-suê đoạn 8.
  • 8:1 là câu trả lời của Đức Chúa Trời sau khi Giô-suê và dân Chúa tiêu diệt tội lỗi của A-can:
  • Kế đó, nghĩa là sau khi giải quyết nguyên nhân thất bại trước A-hi do tội lỗi của A-can.
  • Đức Giê-hô-va phán cùng Giô-suê rằng: ngươi chớ sợ, chớ ái ngại… chổi dậy đi lên hãm đánh A-hi…
  • 8:3, Giô-suê đã cùng 30.000 quân – không phải 3.000 quân như lần trước, với tất cả quyết tâm tiêu diệt A-hi (8:26, Giô-suê chẳng rút lại tay mình… cho đến chừng nào người ta đã diệt hết thảy người thành A-hi.
  • Lần nầy, chúng ta thấy Giô-suê đã dùng chiến thuật “Điệu hổ ly sơn” (dụ cọp ra khỏi núi), lợi dụng sự kiêu ngạo của dân thành A-hi do thắng trận lần trước (8:6), rồi cho phục binh ra sau thành A-hi để đốt và chiếm lấy thành (8:19-20)
  • Cảm ơn Chúa, để phục hồi đức tin chỉ cần một hành động rất đơn giản: thay vì ngồi đó than thở, phiền trách, thì hãy TRỪ BỎ TỘI LỖI!
  • Sau chiến thắng nầy, Giô-suê đã thi hành lời dạy của Môi-se đọc lời chúc lành cùng với lời rủa sả trên núi Ê-banh và Ga-ri-xim, vừa thích hợp để nhắc cho dân Y-sơ-ra-ên nhớ: sự vâng lời Chúa bao giờ cũng là phước, còn trái lại là sự rủa sả. Bài học nầy được chứng minh việc xảy ra cho A-can và cho Y-sơ-ra-ên, cũng như cho chúng ta ngày nay. Chúng ta tin Chúa, theo Chúa, lúc nào cũng đòi hỏi Chúa cho đắc thắng, lúc nào cũng muốn được thịnh vượng, như những chiến thắng tại Giê-ri-cô. Nhưng khi gặp phải một chút thất bại nào đó, nhỏ như A-hi, chúng ta than trách Chúa, quên phước hạnh thắng Giê-ri-cô, quên nhìn lại những A-can lẫn trốn trong đời sống mình.
  • Chúa là Đấng đắc thắng, sẵn ban đắc thắng nhưng cũng sẵn sàng để dân Chúa chịu thất bại khi họ kiêu ngạo, dối trá, không vâng lời. 

III/. LẬP ƯỚC VỚI DÂN GA-BA-ÔN:
  • Giô-suê đoạn 9.
  • Chúng ta có thể đặt một tiêu đề khác cho đoạn nầy là: SỰ LỪA GẠT CỦA NGƯỜI GA-BA-ÔN, hoặcHiểm Họa của Đức Tin.
  • 9:3-6, ghi lại việc người Ga-ba-ôn dùng mưu kế để gạt dân Y-sơ-ra-ên và Giô-suê.
  • Tại sao người Ga-ba-ôn phải dùng mưu gạt để lập ước với tuyển dân? Vì dân Ga-ba-ôn là người Ca-na-an, theo mạng lịnh của Chúa truyền thì người Y-sơ-ra-ên phải tiêu diệt hết dân trong xứ Ca-na-an. Dân Ga-ba-ôn biết rõ số phận của họ.
  • Họ dùng mưu kế gì? 9:3-6,
  • chúng nó giả bộ đi sứ
  • lấy bao cũ chất cho lừa mình
  • bầu rượu cũ vá lại
  • mang giày cũ vá.
  • mặc quần áo cũ mòn
  • lương thực khô và vụn
  • Người Ga-ba-ôn giả làm những người ở xứ rất xa (9:4).
  • Lý do dân Y-sơ-ra-ên và Giô-suê bị lừa gạt được ghi trong 9:14, Người Y-sơ-ra-ên bèn nhậm lương thực chúng nó, KHÔNG CẦU HỎI Đức Giê-hô-va.
  • Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên KHÔNG CẦU HỎI Chúa, và họ đã lập giao ước để rồi 3 ngày sau họ khám phá mình bị gạt.
  • Sự lập ước nầy đem đến những rắc rối, phiền toái cho tuyển dân
  • Giô-suê 10:6, người Y-sơ-ra-ên trở thành người bảo vệ cho dân Ga-ba-ôn, mỗi khi họ bị kẻ thù tấn công.
  • II Sam. 21:1, đời vua Đa-vít bị hạn hán 3 năm vì vua Saulơ giết hại người Ga-ba-ôn, làm trái với giao ước mà Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên đã lập.
  • Đây là bài học cho Cơ-Đốc nhân về mưu kế của Satan, được Kinh thánh nhắc lại nhiều lần:
  • Sáng thế ký 3:1-5, Sa-tan đã lấy hình con rắn đến với A-đam và Ê-va làm như một người bạn thân, chỉ dạy những điều tốt lành. Khi A-đam và Ê-va khám phá ra thì tội lỗi (không vâng lời Chúa) đã vào trong họ và lập tức sanh ra những tội lỗi khác (cứng lòng, đổ thừa, nói dối).
  • II Cô. 11:14, Sa-tan cũng thường đến với Cơ-Đốc nhân chúng ta với hình dáng của một THIÊN SỨ SÁNG LÁNG, dễ thân thiện, đẹp đẽ.
  • Dĩ nhiên Chúa không muốn Cơ-Đốc nhân chúng ta lúc nào cũng sống trong nghi ngờ, nhưng vấn đề là CẦU HỎI Ý CHÚA trước.

IV/. ĐÁNH BẠI MỌI KẺ THÙ:
  • Giô-suê 10: - 12:
  • Đến 3 đoạn nầy, chúng ta có thể mạnh dạn hiệp cùng Giô-suê và dân Chúa để công bố bằng tất cả tấm lòng: ĐỨC TIN TOÀN THẮNG!
  • Nếu anh chị em vừa đọc sách Giô-suê từ đoạn 6 là đoạn mở đầu cuộc tấn công chiếm Đất Hứa, đến đoạn 12 nầy, vừa dò theo bước chân của họ trên bản đồ xứ Ca-na-an, chúng ta sẽ thấy chiến lược của Giô-suê thật rõ ràng:
  • 6: - 9: Giô-suê tấn công các thành Giê-ri-cô, rồi A-hi, rồi Ga-ba-ôn, Giô-suê đã chiếm được trung tâm, cắt ngang xứ Ca-na-an, không cho hai bên tiếp ứng
  • 10:, Giô-suê đánh xuống phía nam Ca-na-an
  • 11:, đánh lên phía Bắc.
  • 12: toàn thắng với kết quả có 31 vua thua trận (12:24)
  • Rõ ràng đây là hình bóng cho đời sống nên thánh của Cơ-Đốc nhân chúng ta, nhiều phen lên xuống, có lúc lao đao, nhưng bởi đức tin nơi Chúa, sự vâng lời, hiệp một, sẽ dẫn chúng ta đến đắc thắng.
  • Mục sư A. B. Simpson trong quyển giải nghĩa sách Giô-suê của ông, ông đã gọi 31 vua đó là 31 ngày trong một tháng mà Cơ-Đốc nhân phải tranh chiến trên đường theo Chúa, không có ngày nào ma quỉ quên tấn công chúng ta. Ngay cả những tháng chỉ có 28 hoặc 29 ngày, ma quỉ cũng tấn công chúng ta như 31 ngày, nghĩa là sự tấn công của ma quỉ lúc nào cũng dư, không hề thiếu. Dù vậy bởi đức tin nơi Chúa, chúng ta sẽ toàn thắng. Nguyện Chúa cho chúng ta hát được bài thánh ca 309:
TA THẮNG NHỜ ĐỨC TIN ĐÂY
TA THẮNG NHỜ ĐỨC TIN ĐÂY
Ô, TA CỨ ĐẮC THẮNG VINH THAY
THẮNG LUÔN TRÊN THẾ GIAN NẦY.

 -----------------


Đề mục: CHIẾM HỮU ĐẤT HỨA
Kinh thánh: Giô-suê 13: - 24:
Câu gốc: 1:3 (hoặc 21:43)
Mục đích: Phần thứ ba của loạt bài về sách Giô-suê.

I/. CHIA ĐẤT CA-NA-AN
  • Giô-suê 13: - 19:
  • Công việc bây giờ của Giô-suê là chỉ huy việc chia đất cho dân Chúa. Có ba điều mà chúng ta học được từ bài học chia đất nầy:
  1. Các chi phái được chia:
  • 13:7-8,
  • Phần đất được chia nói đến ở đây là phần của 9 chín chi phái và phân nửa chi phái Ma-na-se. Vì 2 chi phái Ru-bên, Gát và phân nửa chi phái Ma-na-se đã nhận cơ nghiệp thuộc phía Đông sông Giô-đanh.
  • Đọc đến những câu nầy, lòng tôi thật cảm động khi nghĩ đến tinh thần hiệp một của các chi phái Y-sơ-ra-ên trong giờ phút đứng trước quyền lợi được chia.
  • 2 chi phái rưỡi đã nhận phần ở phía Đông, họ đã giữ đúng lời giao kết tiếp tục cùng các chi phái khác chiếm trọn Đất Hứa.
  • Họ không một chút đòi hỏi nào. Dĩ nhiên anh chị em có thể nghĩ : đã giao kết thế nào thì làm thế ấy. Đó là lý thuyết, nhưng thực tế thì thường xảy ra thêm một chút. Tôi thấy trong những buổi phát thưởng, phát quà trong Hội Thánh, thí dụ như vào dịp Giáng sanh, sau khi phát quà thường xảy ra sự phân bì, đổi qua đổi lại, hoặc đòi được quà giống như người kia. Chuyện vui hóa thành chuyện buồn, chuyện có phước thành ra vô phước.
  • 9 chi phái và nửa chi phái Ma-na-se còn lại cũng không hề phàn nàn hoặc so sánh gì cả. Chúng ta không biết giữa hai phần đất phía Đông và phía Tây, phía Nam và phía Bắc, chỗ nào tốt hơn chỗ nào, dù thực tế là có chỗ tốt chỗ xấu. Cảm ơn Chúa, những ý nghĩ phân bì đó đã không xuất hiện trong giờ phút phước hạnh nầy.
  1. Phần của Ca-lép:
  • Giô-suê 14:6-15.
  • Đây là lần thứ hai Ca-lép xuất hiện trong Kinh thánh:
  • 14:6-9, lần thứ nhất, Ca-lép xuất hiện với tư cách một trong 12 thám tử do thám xứ Ca-na-an trở về, ông đã đầy đức tin đứng cùng với Giô-suê chống lại ý kiến vô tín của 10 thám tử khác. Bởi đức tin đó, Ca-lép đã được Chúa cho sống đến ngày chiếm hữu Đất Hứa, và Môi-se hứa phần sản nghiệp dành cho ông
  • 14:10-12, Thật cảm tạ Chúa về gương mẫu của Ca-lép, ông không hề kiêu ngạo kiểu các công thần, nhưng đầy lòng khiêm nhường để xin được phần đất khó chiếm nhất (núi cao, thành vững), dù tuổi ông đã cao (14:10, ông đã 85 tuổi). Lời xin của ông không phát xuất từ niềm kiêu hãnh, khoe khoang của một người già với thành tích quá khứ, mà phát xuất từ sự tin cậy trọn vẹn nơi Đức Chúa Trời của ông (14:13, Vậy, hãy ban cho tôi núi nầy, mà Đức Giê-hô-va đã phán… Có lẽ Đức Giê-hô-va sẽ ở cùng tôi và tôi sẽ đuổi chúng nó đi, y như Ngài đã phán chăng).
  1. Phần của Giô-suê:
  • Giô-suê 19:49-50.
  • Một lần nữa chúng ta được nhắc lại tinh thần hi sinh, khiêm nhường của Giô-suê như đã nói trong bài học trước đây (Giô-suê 1):
  • Tất cả chỉ để lo cho dân Chúa, không hề đòi hỏi phần của mình trước dù có quyền đòi hỏi. Phao-lô đã nói đến tinh thần nầy trong I Cô. 9:11-18.
  • Giô-suê không chọn phần trước, nhưng Chúa cũng không để ông phải thiệt thòi, Chúa vẫn nhớ đến ông (19:50, dân Y-sơ-ra-ên vâng mạng Đức Giê-hô-va cấp cho người).
  • Có một con cái Chúa gần cả năm qua hết lòng lo công việc Chúa giữa các em Thiếu nhi, tuần rồi gặp Nhà tôi than thở: Nhiều lúc tôi cảm thấy không ai quan tâm đến công sức của tôi cả. Nhà tôi nói với người tín đồ đó: Chắc chắn là có một người quan trọng quan tâm đến cô. Cô ấy nói: Bà Mục sư nói Chúa hả? Nhà tôi trả lời: Không phải, đó là ma quỉ. Nó quan tâm những người tận tâm hầu việc Chúa lắm, vì nó nghĩ có ngày nào đó người ấy muốn có người quan tâm công khó của mình, ngoài Chúa.
  • Cảm ơn Chúa, Giô-suê với hơn 70 năm phục vụ Chúa, lo cho dân Chúa, vẫn tin rằng cuối cùng dù mọi người quên mình, nhưng Chúa không quên ông, và Chúa thật đã không quên đầy tớ của Ngài – dù phải đợi đến giờ phút cuối.
  • Tại sao dân Chúa, Ca-lép và Giô-suê im lặng khi nhận lãnh Đất Hứa? Vì họ biết rằng đó PHẦN THƯỞNG CỦA ĐỨC TIN, không phải bởi việc làm.

II/. THÀNH ẨN NÁU:
  • Giô-suê 20:
  • Có một điều đặc biệt là dân Chúa và chỉ trong Chúa mới có loại thành, gọi là THÀNH ẨN NÁU.
  • 20:1-3, Chúa đã giải thích cho Giô-suê và dân Chúa biết mục đích của Thành Ẩn Náu, ấy là để những kẻ sát nhân không cố ý có thể tránh được sự báo thù theo luật Mắt đền mắt, răng đền răng, bằng cách chạy vào ẩn náu trong các thành đó để chờ xét xử, hòa giải.
  • Các thành ẩn náu nầy được phân chia đồng đều: 3 thành phía Đông và 3 thành phía Tây, được sắp xếp từ Bắc xuống Nam, rõ ràng là để thuận tiện cho kẻ chạy trốn và người chạy trốn có đức tin rằng họ sẽ được bảo vệ. Đây là bài học về SỰ BẢO VỆ (THUẪN ĐỠ) CỦA ĐỨC TIN.
  • Điểm đặc biệt nữa là 6 thành nầy được lấy từ trong 48 thành mà dân Chúa dành cho chi phái Lê-vi (Dân 35:6-7). Bài học dâng hiến thật đáng cho chúng ta học: dân Chúa chung có bổn phận dâng hiến để dùng nuôi những người phục vụ Chúa; đồng thời những người phục vụ Chúa cũng phải có bổn phận dâng hiến để lo cho dân Chúa.
  • Tôi thấy người ta thường hiểu lầm việc dâng hiến cho Chúa:
  • Dân Chúa thường nghĩ: tại sao mình phải dâng hiến để lo cho những người hầu việc Chúa? Thậm chí có người còn bắt chước những người chống nghịch Chúa lấy ý đó coi những người hầu việc Chúa là NHỮNG KÝ SINH TRÙNG, những chùm gởi ăn bám tín đồ. Một ý tưởng thật đáng trách trước mặt Chúa. I Cô 9:11, Phao-lô nói người hầu việc Chúa đã gieo của thiêng liêng, thì có quyền đòi kết quả vật chất.
  • Ngược lại, cũng có những người hầu việc Chúa vịn vào sự dạy dỗ của Lời Chúa, để cứ đòi hỏi tín đồ cung phụng cho mình, nhất là những người hầu việc đó lại không hề dâng hiến cho Chúa.
  • Xin Chúa cho tất cả chúng ta – từ những người tín đồ bình thường đến những người hầu việc Chúa đều biết dâng hiến và dâng hiến cách rộng rãi cho Chúa.

III/. PHẦN CỦA NGƯỜI LÊ-VI:
  • Giô-suê 21
  • Đoạn 21 nầy ghi lại phần đất người Lê-vi.
  • Anh chị em đã biết, Chúa đã biệt riêng người Lê-vi từ một trong các chi phái, để họ dành trọn thì giờ phục vụ Chúa với 2 phần việc quan trọng nhất liên hệ đến công việc Đền thờ:
  1. Những người nam trong chi phái Lê-vi có bổn phận chăm sóc, quản lý Đền thờ và tất cả công việc gì, vật dụng gì liên quan đến Đền thờ, từ việc vệ sinh Đền thờ, đến việc ca hát trong Đến thờ.
  2. Từ chi phái Lê-vi, Chúa biệt riêng một gia đình họ A-rôn để lập làm thầy tế lễ lo việc dâng tế lễ cho Chúa.
  • Điểm quan trọng là Chúa chia sản nghiệp Đất Hứa cho người Lê-vi, là những người hầu việc Chúa, nhưng Ngài CHO họ sản nghiệp. Tôi muốn nhắc lại: người hầu việc Chúa không được CHIA nhưng được CHO, vì Chúa là cơ nghiệp của họ (Dân 18:20; Phục truyền 18:1-2).
  • Do đó, Chúa ra lịnh cho dân Chúa chung phải dâng ra một số phần của họ để cấp cho người Lê-vi. Cảm ơn Chúa, người dâng cũng như người nhận của dâng không có gì phàn nàn.
  • Rõ ràng người Lê-vi, những người hầu việc Chúa phải học bài học SỐNG BỞI ĐỨC TIN, và đức tin thì không bao giờ thiệt hại.

IV/. BÀN THỜ CHỨNG CỚ:
  • Giô-suê 22:
  • Tên của bàn thờ nầy ẾT (22:34) có nghĩa là CHỨNG CỚ.
  • Lý do lập bàn thờ nầy được giải thích trong 22:24-27, chúng tôi có ý lập bàn thờ, vì chúng tôi sợ con cháu của anh em một mai nói cùng con cháu chúng tôi rằng: các ngươi có chi chung cùng Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên?
  • Hai chi phái rưỡi phía Đông nầy đã lo nghĩ đến tương lai của con cháu họ cũng cần đến sự hiệp một với các chi phái anh em của họ.
  • Chúng ta học được ba điều về 2 chi phái rưỡi nầy:
  1. Họ giữ đúng lời hứa – 22:2-3
  2. Họ chia xẻ điều mình có – 22:8b
  3. Họ giữ gìn sự hiệp một trong Chúa
  • Họ đã sống đời sống của Cơ-Đốc nhân gương mẫu như Phao-lô đã nói đến trong thư Philíp 2:4, Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa.
  • Đời sống Cơ-Đốc nhân không phải chỉ lo cho cá nhân mình, gia đình mình, nhưng phải quan tâm đến người khác. Vì vậy, người có đức tin phải bày tỏ sự hiệp nhất với anh em mình. Nói ngược lại, người ta nhìn thấy đức tin của một Cơ-Đốc nhân qua tinh thần hiệp nhất trong gia đình, trong Hội Thánh của người đó.

V/. LỜI TỪ GIÃ CỦA GIÔ-SUÊ:
  • Giô-suê 23: - 24:
  • Trong lời từ giã về hưu của Giô-suê, ông đã bày tỏ 4 điều:
  1. Lòng yêu mến Chúa của Giô-suê:
  • 23:1-3.
  • Giô-suê nhìn nhận hai điều:
  • mình đã già, hàm ý rằng ông không còn có thể dẫn dắt dân sự chinh phục Đất Hứa, biết được chỗ yếu đuối của mình.
  • Cuộc chinh phục Đất hứa là chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời chiến đấu cho dân Chúa, không phải ông.
  • Giô-suê không hề nhắc đến những gì ông đã làm, ông nhường tất cả vinh hiển cho Chúa. Nói như Phao-lô nói: Tôi làm được mọi sự là NHỜ ĐẤNG BAN THÊM SỨC CHO TÔI (Philíp 4:13)
  1. Giô-suê quan tâm đến dân Chúa:
  • 23:4-16.
  • Giô-suê trước khi rút lui, lòng ông vẫn yêu mến dân Chúa và căn dặn dân Chúa:
  • câu 6, phải trung thành với Lời Chúa dạy.
  • câu 7, đừng bắt chước thế gian.
  • câu 12, đừng kết sui gia với thế gian.
  1. Giô-suê rất thuộc Lời Chúa:
  • 24:1-13.
  • Phân đoạn nầy ghi lại Lời Chúa mà Giô-suê đã đọc cho dân Chúa nghe cách chính xác, rõ ràng, chứng tỏ Giô-suê rất thuộc Kinh thánh, dù tuổi đã già.
  • Đây là gương cho những người lớn tuổi là những người ít chịu học Kinh thánh.
  1. Giô-suê biết hướng dẫn gia đình
  • Hầu như Cơ-Đốc nhân trên thế giới đều thuộc câu Giô-suê 24:15, Ta và nhà ta phục sự Đức Giê-hô-va.
  • Vấn đề còn lại của những người thuộc câu Kinh thánh ấy không phải là thuộc, mà chính là phải học để thực hành. Làm sao để một ngày nào đó, chúng ta có thể nói như Giô-suê: Ta và NHÀ TA – tức là vợ tôi, con cái của tôi, và cái nhà tôi ở, đều sẽ được dùng để phục sự Chúa.


----------------

Đề mục: BÀI HỌC TỪ SÁCH GIÔ-SUÊ
Kinh thánh: Giô-suê 24:29-33
Mục đích: góp nhặt những bài học quí báu từ sách Giô-suê.

I/. PHƯƠNG DIỆN ĐẤT HỨA:
  • Trong phần bài học nầy từ sách Giô-suê, chúng ta học được hai điều:
  1. Xứ hãy còn nhiều:
  • Giô-suê 13:1
  • Đến phần Kinh thánh nầy, dân Y-sơ-ra-ên đã hoàn tất việc chiếm hữu Đất hứa về cơ bản, các thành phố chính đã bị chiếm (11:23), các vua cai trị đã bị đánh bại (12:1). Nhưng công việc mở rộng bờ cõi, tiêu diệt những cư dân Ca-na-an còn sót lại, thì còn rất nhiều.
  • Điều đó giống như kinh nghiệm được cứu rỗi của Cơ-Đốc nhân chúng ta. Khi chúng ta tin nhận Chúa Jêsus Christ, thì mọi tội lỗi đều đã được tha thứ, chúng ta đã được cứu, nhưng vẫn còn phải tranh chiến hằng giờ trên con đường thánh hóa và hết lòng làm việc để đoạt lấy phần thưởng (Philip 3:13-14)
  • I Phierơ 2:1-2, đã giải thích lẽ thật nầy,
  • 2:1, đây là mô hình của một Cơ-Đốc nhân thật, sau khi tin nhận Chúa Jêsus Christ, bởi quyền năng của Chúa và ý chí của con người trong chúng ta (anh em đã từ bỏ mọi điều…), mọi tội lỗi quá khứ đã được tha thứ, cất khỏi đời sống chúng ta. Cơ-Đốc nhân chúng ta bắt đầu cuộc sống NÊN THÁNH ĐỊA VỊ, Chúa kể chúng ta là những người thánh.
  • 2:2, sau khi được địa vị nên thánh, chúng ta phải tiếp bước trên con đường nên thánh. Dĩ nhiên Cơ-Đốc nhân chúng ta vẫn còn sống trong xác thịt, vẫn còn yếu đuối, nên có khi thắng có khi thua trước cuộc chiến thuộc linh hằng ngày đối phó sự cám dỗ của xác thịt, của thế gian và cuộc tấn công của ma quỉ. Đó là đời sống nên thánh thực nghiệm.
  • Tuy nhiên điều anh chị em phải nhớ rằng Cơ-Đốc nhân chúng ta đã vào Đất hứa thuộc linh của chúng ta rồi, chỉ phải đứng vững, đừng chịu thua.
  1. Tinh thần dân chủ:
  • Giô-suê 14:1-2
  • Hai câu Kinh thánh nầy ghi lại cách Giô-suê chia đất cho các chi phái Y-sơ-ra-ên. Anh chị em phải nghĩ đến việc phân chia đất nầy khó khăn là dường nào. Tôi thấy một gia đình ở Việt-nam nầy, khi cha mẹ chia đất cho con cái, đó là cả một việc rắc rối và nguy hiểm:
  • Rắc rối vì ai cũng muốn dành phần tốt.
  • nguy hiểm vì hầu như 90% sau đó là thưa kiện, gây gổ, đôi khi lại giết nhau.
  • Trong khi đó, Giô-suê phải chia cho một dân tộc có 12 chi phái khác nhau, với những phần đất rộng hẹp khác nhau, địa thế khác nhau. Bất cứ một tranh chấp nào cũng sẽ đưa đến bất hòa, chia rẽ, và chiến tranh huyết nhục tương tàn.
  • Cảm ơn Chúa, Giô-suê đã chia xứ bằng một tinh thần rất dân chủ thể hiện qua hai cách:
  • 14:1, Giô-suê không tự một mình phân chia, nhưng ông làm việc nầy cùng với: Thầy tế lễ Ê-lê-a-sa và các trưởng lão đại diện cho các chi phái. Tất cả cùng chịu trách nhiệm để phân chia.
  • 14:2, Giô-suê đã dùng cách bắt thăm. Đây là cách thông thường để tránh mọi tranh cãi.
  • Với tinh thần dân chủ như vậy, Giô-suê đã chia xứ minh bạch, công khai và đẹp ý mọi người, và anh chị em đừng bao giờ quên một hành động hết sức quan trọng của GIô-suê trong khi chia quyền lợi, ấy là Giô-suê không dành phần trước, chỉ tập trung lo cho dân Chúa.
  • Xin Chúa cho chúng ta học và nhớ mãi cách làm việc của Giô-suê.
II/. PHƯƠNG DIỆN CỦA CHÚA:
  • Giô-suê 21:43-45
  • Ba câu Kinh thánh nầy là hai điều mà Chúa đã làm cho dân Chúa:
  1. Đức Giê-hô-va đã ban cho Y-sơ-ra-ên cả xứ:
  • Giô-suê 21:43.
  • Chúa ban cho CẢ XỨ.
  • CẢ XỨ, tức là một vùng đất đã được Chúa vạch ra ranh giới trong Giô-suê 1:4
  • Suốt cả Kinh thánh chúng ta sẽ luôn bắt gặp cách ban cho nầy của Chúa. Chúa cho thì Ngài ban cho cách dư dật, phong phú:
  • Khi Chúa hứa ban cho Áp-ra-ham một dòng dõi, thì Chúa hứa:
  •           -Sáng. 12:2, dòng dõi của Áp-ra-ham sẽ làm một DÂN LỚN
  •           -Sáng. 15:5, dòng dõi của Áp-ra-ham sẽ ĐÔNG NHƯ SAO TRÊN TRỜI.
  •           -Sáng. 22:17, dòng dõi của Áp-ra-ham sẽ ĐÔNG NHƯ CÁT BỜ BIỂN.
  • Mal. 3:10, Chúa ban phước cho người trung tín dâng 1/10, thì Chúa hứa ban đến nỗi không chỗ chứa chăng.
  • Khi Chúa Jêsus hứa ban sự sống cho Cơ-Đốc nhân chúng ta, thì Ngài ban sự sống và sự sống dư dật (Giăng 10:10)
  • Khi Chúa hứa ban Đức Thánh Linh cho Hội Thánh, thì Ngài ĐỔ Đức Thánh Linh ra (Công vụ 2:17-18, 33)
  • Nói rõ hơn, trong khi Chúa ban cho chúng ta chính mình Chúa, chúng ta lại chỉ xin sự ban cho của Chúa mà thôi. Phao-lô nói: Ngài đã không tiếc chính Con mình… thì Ngài há chẳng ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao? (Rôma 8:32)
  • Người ta kể rằng có hai cha con một người nghèo dốc hết tiền chỉ đủ mua vé đi tàu. Do không còn tiền, hai cha con không dám mua gì ăn cả, ngoài những củ khoai, nước lã đem theo. Ngày hôm sau, đứa bé sau một lúc dạo chơi trên tàu trở về, trên tay cầm một cây kem rất ngon. Người cha trông thấy đầy lo sợ hỏi con: Con lấy của ai cây kem vậy? Hãy trả lại người ta. Đứa con trả lời: Người ta cho con. Họ nói không cần trả tiền. Người cha không tin, nên hỏi một người phục vụ trên tàu. Thật bất ngờ, người phục vụ trên tàu giải thích: Khi ông mua vé tàu, thì người ta đã tính luôn tiền ăn trên vé rồi.
  • Chúng ta phải nhìn nhận rằng chúng ta đã sống theo Chúa như người cha đó đã sống. Chúa cho chúng ta dư dật, cho chính mình Chúa, còn chúng ta chỉ trông đợi những miếng bánh thừa của Chúa. Hãy thưởng thức sự giàu có của Chúa chúng ta!
  1. Đức Giê-hô-va làm … an nghỉ:
  • Giô-suê 21:44
  • Hai chữ AN NGHỈ có nghĩa là BÌNH AN.
  • Chúa BAN CHO DÂN Chúa SỰ BÌNH AN.
  • Sự bình an đó như thế nào?
  • Câu Kinh thánh nầy đã giải thích sự bình an mà Chúa ban cho dân Chúa:
  • TỨ PHÍA – một sự bình an trọn vẹn
  • CHÚA ĐÃ THỀ – một sự bình an chắc chắn.
  • KẺ THÙ – hai lần nhắc đến kẻ thù, từng kẻ thù và hết thảy kẻ thù. Rõ ràng Chúa không hứa sự bình an mà Chúa ban cho không có nghĩa là đời sống sẽ không bao giờ gặp kẻ thù, nghĩa là không bao giờ gặp hoạn nạn, khó khăn. Kẻ thù vẫn còn, và còn đủ, nhưng chúng ta không cần sợ, vì kẻ thù sẽ không đứng nổi trước mặt dân Chúa, Chúa đã phó kẻ thù vào tay dân Chúa.
  • Đây chính là sự bình an (an nghỉ) mà Chúa Jêsus Christ đã hứa ban cho Cơ-Đốc nhân chúng ta, đã được ghi trong sách Tin Lành Giăng 14:27, Chúa Jêsus Christ phán hứa về sự bình an mà Chúa cho như thế nầy:
  • không phải như thế gian cho, nghĩa là không phải sự bình an tạm, mà bình an thật từ trong lòng người.
  • Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi, nghĩa là hoàn cảnh chung quanh sẽ không thay đổi, nhưng tấm lòng đã thay đổi, không sợ hãi, lo lắng gì.
  • Như vậy, Chúa cho từ bên ngoài lẫn bên trong, từ vật chất đến tấm lòng. Có bao nhiêu anh chị em đã hiểu được, hưởng được sự ban cho nầy của Chúa?
  • Cảm ơn Chúa, đến câu 45 là một lời khẳng định của Chúa tái xác nhận những lời hứa ban cho dân Chúa: những lời hứa đó sẽ thành; thảy đều ứng nghiệm hết. Anh chị em có tin lời Chúa đã hứa cho mình như vậy không? Nguyện Chúa nhìn thấy giữa chúng ta không một ai có lòng vô tín.
III/. PHƯƠNG DIỆN CON NGƯỜI:
  • Giô-suê 24:29-33
  • Trong những câu cuối nầy của sách Giô-suê đã ghi lại sự qua đời của ba người:
  1. Sự qua đời của Giô-suê:
  • Giô-suê 24:29-31.
  • Sự qua đời của Giô-suê được Kinh thánh ghi lại rõ ràng:
  • câu 29a, Giô-suê được nhìn nhận là tôi tớ của Đức Giê-hô-va, giống như Môi-se. Điều nầy có thể được xem như một huy chương, một bằng khen mà Chúa dành cho người trung tín phục vụ Chúa, người có một đời sống trọn vẹn.
  • câu 29b-30, Giô-suê qua đời lúc 110 tuổi, địa điểm an táng là tại quê hương của ông. Chúng ta nhớ lại câu nói của Giô-suê trước khi qua đời là: Ta và nhà ta sẽ phục sư Đức Giê-hô-va, lời nói nầy nói lên sự thỏa lòng của Giô-suê trên bước đường theo Chúa và phục vụ Chúa.
  • câu 31, Dân Y-sơ-ra-ên vẫn trung tín theo lời dạy của Giô-suê, chứng tỏ mọi trách nhiệm Chúa giao cho ông đều hoàn thành: hoàn thành trách nhiệm đưa dân Chúa vào Đất Hứa; chiếm hữu trọn Đất Hứa; và dạy dân Chúa sống theo ý Chúa suốt đời mình.
  1. Sự qua đời của Giô-sép:
  • Giô-suê 24:32
  • Thật ra Giô-sép đã qua đời hơn 400 năm trước rồi. Trước khi qua đời, Giô-sép đã trối lại khi nào dân Chúa được về Đất Hứa, thì hãy đem xác của ông về Đất Hứa (Sáng. 50:25)
  • Và dân Y-sơ-ra-ên đã làm theo lời trối đó, nên khi ra khỏi Ai-cập, họ đã di dời hài cốt của Giô-sép theo (Xuất. 13:19). Bây giờ họ đã đưa hài cốt đó về đến nơi đến chốn như sở nguyện của Giô-sép.
  • Sự an táng hài cốt của Giô-sép chính là việc hoàn thành một lời hứa của dân Y-sơ-ra-ên, dù phải trải qua hơn 400 năm mới làm xong.
  • Hành động nầy của dân Y-sơ-ra-ên thật dạy dỗ chúng ta. Lúc nào chúng ta cũng muốn Chúa thành tín với chúng ta, nhưng ngược lại chúng ta thường không thành tín với Chúa. Cơ-Đốc nhân là người giảng ra Chân lý của Đức Chúa Trời, vì vậy Cơ-Đốc nhân phải là người nói thật, buôn bán thật, lời nói phải chân thật, để khi chúng ta nói về Chân lý của Đức Chúa Trời, người chung quanh sẽ nghe và tin.
  1. Sự qua đời của Ê-lê-a-sa
  • Ê-lê-a-sa là con trai của A-rôn, làm thầy tế lễ thay cho cha mình sau khi A-rôn cha người qua đời. Ông đã góp phần với chức vụ của Giô-suê dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên đến khi vào và chia xong Đất Hứa.
  • Ê-lê-a-sa là người cuối cùng dự phần lãnh đạo dân Chúa. Sự qua đời của Ê-lê-a-sa là dấu chấm hết của hành trình lang thang 40 năm và mở đầu một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên định cư trong Đất Hứa.
  • Tôi tin rằng tất cả ba người đó đã thỏa lòng và có thể nói như Phao-lô đã nói trong II Tim. 4:6-8, Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin… Và họ đã và đang hát bài ca mà tác giả Thánh ca số 309 đã ghi lại:
TA THẮNG NHỜ ĐỨC TIN ĐÂY!
Ô, TA CỨ ĐẮC THẮNG VINH THAY,
THẮNG LUÔN TRÊN THẾ GIAN NẦY!

Đề mục: NHÀ TA
Kinh Thánh: Giô-suê 24:15b

I/. NHÀ TA LÀ VỢ (CHỒNG) TA:
  • Theo tác giả KIM ĐỈNH trong một khảo cứu của ông có tựa là THỜI GIAN, cho rằng chỉ có người Việt-nam và người Indonesia mới dùng danh từ “Nhà Ta” để chỉ người vợ hay chồng của mình. Tôi không biết điều đó đúng hay sai, nhưng tôi quả quyết Người Việt-nam nào cũng hiểu danh từ “Nhà Ta” là vợ hay chồng của ta.
  • Và đây là lần đầu tiên xuất hiện danh từ “Nhà Ta” trong Kinh Thánh, và cũng là lần đầu tiên Kinh Thánh cũng như chính Giô-suê nhắc đến Vợ của Giô-suê.
  • Suốt cuộc đời của Giô-suê, Kinh Thánh không có câu nào nói về vợ của Giô-suê. Có lẽ bà không có gì đặc biệt, không làm nên kỳ tích gì quan trọng, lớn lao.
  • Nhưng trong giờ phút về hưu, từ giã dân Chúa, Giô-suê đứng trước mọi người tuyên bố: Tôi và NHÀ TÔI, hay nói rõ hơn: Tôi và Vợ của Tôi. Giô-suê mạnh mẽ xác nhận rằng trong công việc mà ông đã làm bao nhiêu năm qua cũng có công của vợ ông nữa.
  • Câu nói của Giô-suê cho thấy chức vụ của ông thành công là nhờ một phần nơi người vợ của ông.
  • Người Việt-nam có câu: VỢ ngoan làm quan cho chồng, hoặc: Đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũng cạn.
  • Đúng như câu Danh ngôn của người đời nói: Trong sự thành công của một người bao giờ cũng thấy bóng dáng của một trong hai người phụ nữ: người Mẹ hoặc người Vợ.
  • Sách Truyền đạo 4:9-12; 9:9, khẳng định: Hai người hơn một.
  • Kinh nghiệm trong chức vụ của tôi thật cần Nhà Tôi lắm! Tôi không biết các vị chức sắc tôn giáo chủ trương độc thân làm thế nào để xử lý những trường hợp có liên quan đến phụ nữ và gia đình tín đồ trong cộng đồng tôn giáo của họ. Nhưng trong chức vụ giữa Hội Thánh của Đức Chúa Trời thì thật người Truyền Đạo của Đức Chúa Trời không thể thiếu một người VỢ.
  • Cũng chính vì không hiểu nguyên tắc trong Lời Chúa dạy TA và NHÀ TA PHỤC SỰ CHÚA, nên giữa vợ chồng của những gia đình trong Chúa thường cay đắng trong khi làm công việc Chúa, vì họ chỉ nói: TA hay TÔI phục sự Chúa mà không nhớ đến NHÀ TÔI là vợ tôi hay chồng tôi.
  • Nói đến điều nầy, chúng ta phải nhớ đến gia đình của Tiên tri Ô-sê. O-sê có một người vợ lúc nào cũng đòi hỏi nhu cần vật chất, đến nỗi ngoại tình. Nhiều lúc ông nổi giận đòi kiện cáo người vợ hư hỏng (2:1). Nhưng Ô-sê đã vâng lời Chúa biết dùng tình yêu thương chinh phục người vợ đó (3:1) như Chúa đã yêu thương dân Y-sơ-ra-ên của Chúa. Dù Kinh Thánh không nói thêm nữa về gia đình của ông, nhưng tôi tin rằng sau khi Chúa cho ghi những lời trong đoạn 3, Ô-sê vâng lời Chúa vẫn yêu thương người vợ làm khổ ông, mà lại còn yêu như Chúa vẫn yêu dân Y-sơ-ra-ên, có nghĩa là Ô-sê đã có được một gia đình hạnh phúc, từ đó ông đã có những bài giảng đầy sức mạnh.
  • Tại chúng ta không nhận ra nhu cần, không học và làm theo điều Chúa dạy, nên không biết yêu thương người vợ hay người chồng của mình.

II/. NHÀ TA LÀ CON CỦA TA:
  • Nhà Tôi cũng có nghĩa là cả gia đình tôi trong đó có con cái của tôi.
  • Nói đến con cái trong đời sống phục sự Chúa, chúng ta có hình ảnh xấu và tốt để làm gương.
  • I Samuên 2:12, 22-25, Kinh Thánh ghi lại bài học về các con của Thầy Tế Lễ Thượng phẩm Hê-li. Các con của Hê-li đã không đi trong đường lối của Chúa, để lại một hậu quả đáng sợ (2:31, 33-34)
  • II Timôthê 1:5, Phaolô nhắc đến Timôthê có một người Bà, một người Mẹ sống đời sống đức tin, đức tin đó ảnh hưởng trên Timôthê, khiến Timôthê trở nên người hầu việc Chúa được Sứ đồ Phaolô khen ngợi.
  • Tôi muốn đặt một câu hỏi: “Có bao nhiêu anh chị em thật sự quan tâm đến Nhà Tôi là ‘con cái tôi’ cùng tôi phục sự Chúa?
  • Chúng ta cần tạo sự cảm thông với con cái để con cái cùng cha mẹ phục sự Chúa:
  • Thỉnh thoảng nên giải thích cho con hiểu. Giải thích ngắn và chỉ thỉnh thoảng thôi. Đừng ‘giảng một bài’ về hầu việc Chúa
  • Cha mẹ cũng đừng áp đặt độc đoán trên những vui tươi của tuổi thơ hay tuổi trẻ.
  • Nhưng cũng đừng nuông chiều con. Tình yêu thương mà không tiết độ sẽ trở nên tình yêu thương mù quáng sẽ làm hại con.
  • Đừng biến con cái thành người trông nhà cho mình đi hầu việc Chúa mà con cái chưa cảm thông.
  • Kinh Thánh đã cho những người làm chồng làm vợ, làm cha làm mẹ bài học không được quên trong I Samuên 30:1-5. Đa-vít đã thắng ngoài trận, nhưng bù lại ông đã bị cướp hết vợ con tại hậu phương.
  • Ma quỉ có thể hi sinh cho chúng ta những trận thắng bên ngoài, trong lúc chúng ta say sưa trên những chiến thắng đó mà lãng quên gia đình, lúc ấy ma quỉ sẽ cướp sạch gia đình vợ (hay chồng) con của chúng ta.
  • Một chị tín đồ rất sốt sắng tham gia công việc Chúa, nhất là việc thăm viếng chăm sóc, đến nỗi chị không có thì giờ quan tâm đến chồng con. Kết quả mấy tháng sau, chị thật bất ngờ biết rằng người chồng đã làm đơn li dị và tuyên bố không tin Chúa nữa. Tại sao? Vì chị ấy đã quên lời Chúa dạy bổn phận người vợ được dựng nên là để ‘giúp đỡ’ người chồng (Sáng. 2:18)
  • Cảm ơn Chúa, Lời Chúa qua Sứ đồ Phaolô đã cho chúng ta một phương pháp dạy con nên người rất hay trong II Timôthê 1:3-5:
  1. câu 3, Phương pháp thứ I là cầu nguyện cho con, cầu nguyện cả ngày lẫn đêm, cầu nguyện không thôi.
  2. câu 4, Phương pháp thứ II như Phaolô nói: Ta muốn đến THĂM con quá chừng, để được đầy lòng vui vẻ, nghĩa là quan tâm đến con bằng cách dành thì giờ chơi với con vui vẻ. Đó là những giờ phút con cái có sự cảm thông với cha mẹ, chúng sẽ bộc lộ cảm nghĩ riêng cho cha mẹ, tin cậy cha mẹ.
  3. câu 5, Phương pháp thứ III, là sống đời sống đức tin gương mẫu cho con. Chúng ta biết rằng đức tin có thể di truyền cho con cái, như trường hợp Bà và mẹ của Ti-mô-thê. Có người hỏi tôi: Bản cũ dịch là Bà nội, bản mới dịch là bà ngoại. Vậy thì Bà nội hay Bà ngoại đúng. Tôi trả lời: Cảm ơn Chúa cho các dịch giả tiếng Việt đã dịch như vậy, vì ý của Chúa muốn dạy rằng: Bà Nội hay Bà Ngoại đều có trách nhiệm dạy cháu và làm gương đức tin cho cháu.
  • Với 3 Phương pháp đó, Timôthê đã trở nên người hữu dụng cho Hội Thánh Đức Chúa Trời.
  • Và kinh nghiệm của tôi khuyên các bậc phụ huynh nhờ ơn Chúa làm gương đời sống đức tin cho con cháu trong gia đình bằng cách tổ chức Gia Đình Lễ Bái hằng đêm. Tôi quả quyết đó là cách rất tốt để dạy con. Với 10 phút mỗi ngày – đừng kéo dài hơn, sẽ giúp con của chúng ta lớn lên cùng chúng ta phục sự Đức Giê-hô-va.

III/. NHÀ TA LÀ CÁI NHÀ CỦA TA:
  • Nói đến ‘Cái Nhà’ của ta, tôi nhớ đến lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt-nam, đã ghi lại những kỳ tích mà con cái của Chúa đã dùng cái nhà của mình phục sự Chúa:
  • Lịch sử Hội Thánh Việt-nam ghi ngày 19 tháng 3 năm 1926, có một phụ nữ tên Nguyễn thị Võ từ Tam Kỳ ra Hội An mua bán, nhơn đó được nghe Tin Lành và đã quyết định tin Chúa Jêsus Christ làm Đấng Cứu thế của bà.
  • 10 ngày sau, bà Võ trở về quê ở Tam Kỳ, và bà dùng cái nhà của bà làm địa điểm truyền giảng Tin Lành, bà mời các Mục sư từ Đà Nẵng vào giảng. Ngay ngày đầu tiên đã có 66 người tiếp nhận Chúa.
  • Lịch sử của Hội Thánh một quốc gia quan trọng dường nào, nhưng Chúa cũng cho phép để ghi lại một người phụ nữ đã biết dùng ‘NHÀ TA’là cái nhà của ta để phục sự Chúa.
  • Kinh Thánh nhiều lần nhắc đến  các thánh đồ rất bình thường đã làm được những công việc phi thường bằng cách dùng cái nhà của mình phục sự Chúa:
  • I Vua 17:8-16, người đàn bà góa và nghèo ở Sa-rép-ta đã dùng cái nhà của mình phục sự Chúa bằng cách dành chỗ ở cho Tiên tri Ê-li, nuôi Ê-li trong những ngày tháng nạn đói đang hoành hành cả xứ Y-sơ-ra-ên.
  • II Vua 4:8-11, cái nhà của người nữ Su-nem đã trở thành nơi trú chân của Tiên tri Ê-li-sê.
  • Mathiơ 8:14-17, cái nhà của bà gia Phierơ đã trở thành nơi Chúa Jêsus giảng Tin lành, tiếp những người bịnh để họ được Chúa chữa lành.
  • Công vụ 12:12, cái nhà của bà Ma-ri, mẹ của Giăng gọi là Mác, trở nên nơi nhóm cầu nguyện của Hội Thánh đầu tiên, ngay cả trong lúc tình hình Hội Thánh đang rất nguy hiểm, vì vua Hê-rốt đã giết Sứ đồ Gia-cơ, đang bắt giam sứ đồ Phierơ, và sẽ còn tiếp tục cuộc băt bớ. Cảm ơn Chúa, ba Ma-ri nầy đã dám mở cửa tiếp những người tin Chúa hiệp lại cầu nguyện trong nhà của bà, chẳng sợ tai họa nào.
  • Năm 1967, Mục sư Phan văn Xuyến, truyền giáo cho người Dân tộc Kơ Ho tại bảo Lộc đến Thánh Kinh Thần Học Viện làm chứng công việc Chúa giữa vòng người Kơ Ho. Mục sư Xuyến nói rằng một người cầm quyền tại Tỉnh bảo Lộc thời đó đã nói với Mục sư, khi người đó vào làng nào, nhà nào, người đó biết làng đó hay nhà đó là của Tin Lành. Mục sư Xuyến hỏi làm sao biết? Người cầm quyền đó trả lời: Khi tôi vào làng nào, nhà nào sạch sẽ, thứ tự, tôi biết đó là của người Tin Lành.
  • Không thể nói gì hơn là phải Halêlugia cảm tạ Chúa! Nguyện Chúa cảm động lòng anh chị em biết cùng người vợ (người chồng), cùng con cái phục sự Chúa, và biết dùng cái nhà của mình qua nếp sống sạch sẽ, thứ tự, để làm chứng về Đức Chúa Trời trật tự, thánh khiết cho mọi người.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.