I/. TÊN SÁCH:
- Nguyên ngữ:
Giống như I & II Samuên, và I & II Các Vua, hai sách Sử ký trong nguyên bản Hi-bá-lai là một với đề tựa: Dibrê Hayyyâmim = “Những sự kiện diễn ra hằng ngày” (Events of the days).
- Hi-văn:
Trong khi chuyển dịch sang tiếng Hi-lạp (Bản 70 – Septuagint Varsion, thế kỷ thứ III TC.), sách được chia 2 phần và đặt tên là “Những điều bị bỏ quên”
Sự phân chia thành hai sách như chúng ta đã biết là vì giới hạn chiều dài của vật liệu làm sách thời đó. Nhưng tên sách là “Những điều bị bỏ quên” có lẽ các dịch giả 70 cho rằng sách nầy ghi lại những điều mà 2 sách I & II Samuên, I & II Các Vua đã bỏ quên không đề cập đến.
Sự phân chia thành hai sách như chúng ta đã biết là vì giới hạn chiều dài của vật liệu làm sách thời đó. Nhưng tên sách là “Những điều bị bỏ quên” có lẽ các dịch giả 70 cho rằng sách nầy ghi lại những điều mà 2 sách I & II Samuên, I & II Các Vua đã bỏ quên không đề cập đến.
- Bản Latinh:
Tên sách là Sử ký (Chronicle) được gọi vào thời thánh Jerôme, người đã dịch Kinh Thánh từ tiếng Hi-bá-lai sang tiếng Latinh (385-405 SC). Bản dịch nầy là Bản “Latin Vulgate”, được nổi tiếng từ thời Giáo Hoàng Gregory I (540-604), được Công Đồng Trent công nhận (1,562) là bản dịch nầy được nhận là chính thức và cho lưu hành.
Trong Bản Latin Vulgate, sách có tựa đề là “Chroni corum Liber” có nghĩa là “Sách ghi chép chuyện xảy ra” (Book of Chronicle)
Trong Bản Latin Vulgate, sách có tựa đề là “Chroni corum Liber” có nghĩa là “Sách ghi chép chuyện xảy ra” (Book of Chronicle)
- Bản Việt ngữ:
Bản Việt ngữ cũng lấy tên là Sử Ký.
- SỬ = việc đã qua của một nước hay của thế giới được ghi chép lại.
- KÝ = ghi nhớ, ghi chép, sách.
Vì nội dung của sách Sử ký là ghi chép những chuyện đã qua của nước Y-sơ-ra-ên [nói chung cả hai vương quốc], nên sách Sử Ký trong Kinh Thánh là sách ghi chép những việc đã qua của nước Y-sơ-ra-ên, với những điều có liên quan chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua tuyển dân.
II/. NGUỒN TÀI LIỆU VIẾT SÁCH:
Có độ 14 tài liệu được tham khảo để viết sách Sử ký:
II/. NGUỒN TÀI LIỆU VIẾT SÁCH:
Có độ 14 tài liệu được tham khảo để viết sách Sử ký:
- I Sử ký 29:29, sách của Samuên
- I Sử ký 29:29, sách của Nathan
- I Sử ký 29:29, sách của Gát
- II Sử ký 9:29, sách của Nathan
- II Sử ký 9:29, sách của Ahigia
- II Sử ký 9:29, sách dị tượng của Giê-đô (Iddo)
- II Sử 12:15, sách truyện của Sêmagia
- II Sử 12:15, sách truyện của Y-đô
- II Sử ký 13:22, sách truyện của Y-đô
- 11. II Sử ký 20:34, sách truyện của Giê-hu
- II Sử ký 24:27, sách truyện của các vua
- II Sử ký 26:22, sách do Ê-sai chép về công việc của Ô-xia
- II Sử ký 27:7, sách của các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa
- II Sử ký 32:32, sách dị tượng của Ê-sai
- II Sử ký 33:19, sách của Hô-xai
CHÚ Ý:
Ba lần dùng sách của các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa (II Sử 27:7; 35:27; 36:8.
Bốn lần dùng sách của các vua Giu-đa và Y-sơ-ra-ên (II Sử 16:11; 25:26; 28:26; 32:32).
Hai sách nầy dường như là một. Nhưng chắc chắn không phải là sách Các Vua hay Sử ký mà chúng ta hiện có trong Kinh Thánh.
III/. TÁC GIẢ:
Với bao nhiêu nguồn tài liệu được tham khảo để viết sách I & II Sử ký, điều đó chứng tỏ:
Ba lần dùng sách của các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa (II Sử 27:7; 35:27; 36:8.
Bốn lần dùng sách của các vua Giu-đa và Y-sơ-ra-ên (II Sử 16:11; 25:26; 28:26; 32:32).
Hai sách nầy dường như là một. Nhưng chắc chắn không phải là sách Các Vua hay Sử ký mà chúng ta hiện có trong Kinh Thánh.
III/. TÁC GIẢ:
Với bao nhiêu nguồn tài liệu được tham khảo để viết sách I & II Sử ký, điều đó chứng tỏ:
- Tác giả của I & II Sử ký là người có sự hiểu biết rất rộng.
- Tác giả đã dùng sự hiểu biết của mình để so sánh, chọn lọc, sưu tập lại những tài liệu những người khác đã viết ra trước đó.
- Trong 6:15 và 9:1-2, minh chứng sách được viết ra sau khi dân Y-sơ-ra-ên đã bị lưu đày ở Ba-by-lôn về. Bản gia phổ 3:16-24 ghi chép dòng dõi Giê-chô-nia sau khi bị lưu đày.
- Đoạn 3:17-24 nói đến gia phổ của Xô-rô-ba-bên. Như vậy ít nhất sách được viết ra trong thời của E-xơ-ra hay Nê-hê-mi.
- Chủ đề của sách là Đền thờ, nên có thể người viết là thầy tế lễ hay người Lê-vi.
- Các học giả Kinh Thánh người hê-bơ-rơ đa số đều đồng ý cách hành văn của sách Sử ký là văn thời hậu lưu đày vì có pha lẫn tiếng A-ram, là ngôn ngữ người Hê-bơ-rơ học được lúc bị lưu đày tại Ba-by-lôn. Căn cứ vào điều đó, đa số đồng ý với truyền thuyết của người Y-sơ-ra-ên (Bản Talmud) cho rằng E-xơ-ra là người viết sách Sử ký.
- Vì những lý do sau đây, chúng ta nên công nhận E-xơ-ra là tác giả sách Sử ký:
- Chúng ta chưa có một bằng chứng nào mạnh mẽ đủ để chống lại ý kiến cho E-xơ-ra là tác giả.
- Không một người nào mà chúng ta từng biết có đủ những điều kiện đã nêu trên.
IV/. CHỦ ĐỀ:
Chủ đề của sách Sử ký hay vấn đề được nhấn mạnh của hai sách Sử ký được những nhà nghiên cứu Kinh Thánh công nhận là ĐỀN THỜ.
Điều đó được chứng minh như sau:
Bắt đầu với đoạn 11, tiếp nối thêm 19 đoạn của sách Sử ký, liên quan đến triều đại của vua Đa-vít, đều nhắc đến Đền thờ, mà không hề nhắc đến
chuyện: gia đình Đa-vít,
không nhắc đến thời gian trị vì của Đa-vít tại Hếp-rôn trước khi Sau-lơ chết.
Không nhắc đến cảnh Đa-vít chạy trốn Sua-lơ
Không nhắc tội Đa-vít phạm với Bát-sê-ba và U-ri
Không nhắc cuộc phản loạn của Áp-sa-lôm.
Nhưng lại ghi những điều không có ghi trong sách Samuên và Các Vua:
Đoạn 22, Đa-vít chuẩn bị vật liệu xây Đền thờ
Đoạn 23-24, Đa-vít xếp đặt công việc, các ban thứ cho người Lê-vi và thầy tế lễ
Đoạn 25-26, Đa-vít thành lập ban nhạc và bảo vệ Đền thờ
Rõ ràng tất cả những việc đó đều liên hệ Đền thờ.
Sách II Sử ký ghi lại triều đại của Salômôn (9 đoạn) ngắn hơn sách I Các Vua (11 đoạn). Nhưng trong 9 đoạn đã có 6 đoạn liên hệ Đền thờ (đoạn 2 đến đoạn 7).
Từ đoạn 10 đến đoạn 36, ghi lại sự việc pah6n chia 2 nước Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, nhưng không chú ý vào chính trị, quân sự hay cá nhân hoặc một nhân vật nào, chỉ lưu tâm đến việc thờ phượng Đức Chúa Trời mà tiêu biểu là Đền thờ.
Những triều vua A-sa, Giô-sa-phát, Giô-ách, Ê-xê-chia, Giô-si-a, được sách nói đến nhiều vì những cải cách tôn giáo và việc tu bổ Đền thờ.
Sách Các Vua chỉ dùng 3 câu nói về sự cải cách của vua Ê-xê-chia (18:4-6), trong khi II Sử ký dùng 3 đoạn (29 – 31:)
Ngay cả trong 9 đoạn đầu cũng cho thấy nhu cần của cuộc hồi hương sau ngày lưu đày là phục vụ Đền thờ (9:2-34)
Vì vậy chủ đề Đền thờ được nhấn mạnh suốt sách Sử ký, liên quan đến lịch sử tuyển dân từ ngày ra khỏi Ai Cập đến khi Chúa Jêsus tái lâm (Ê-xê-chi-ên 40 đến 48).
Tại sao chủ đề Đền thờ được quan tâm? Vì
Chủ đề của sách Sử ký hay vấn đề được nhấn mạnh của hai sách Sử ký được những nhà nghiên cứu Kinh Thánh công nhận là ĐỀN THỜ.
Điều đó được chứng minh như sau:
Bắt đầu với đoạn 11, tiếp nối thêm 19 đoạn của sách Sử ký, liên quan đến triều đại của vua Đa-vít, đều nhắc đến Đền thờ, mà không hề nhắc đến
chuyện: gia đình Đa-vít,
không nhắc đến thời gian trị vì của Đa-vít tại Hếp-rôn trước khi Sau-lơ chết.
Không nhắc đến cảnh Đa-vít chạy trốn Sua-lơ
Không nhắc tội Đa-vít phạm với Bát-sê-ba và U-ri
Không nhắc cuộc phản loạn của Áp-sa-lôm.
Nhưng lại ghi những điều không có ghi trong sách Samuên và Các Vua:
Đoạn 22, Đa-vít chuẩn bị vật liệu xây Đền thờ
Đoạn 23-24, Đa-vít xếp đặt công việc, các ban thứ cho người Lê-vi và thầy tế lễ
Đoạn 25-26, Đa-vít thành lập ban nhạc và bảo vệ Đền thờ
Rõ ràng tất cả những việc đó đều liên hệ Đền thờ.
Sách II Sử ký ghi lại triều đại của Salômôn (9 đoạn) ngắn hơn sách I Các Vua (11 đoạn). Nhưng trong 9 đoạn đã có 6 đoạn liên hệ Đền thờ (đoạn 2 đến đoạn 7).
Từ đoạn 10 đến đoạn 36, ghi lại sự việc pah6n chia 2 nước Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, nhưng không chú ý vào chính trị, quân sự hay cá nhân hoặc một nhân vật nào, chỉ lưu tâm đến việc thờ phượng Đức Chúa Trời mà tiêu biểu là Đền thờ.
Những triều vua A-sa, Giô-sa-phát, Giô-ách, Ê-xê-chia, Giô-si-a, được sách nói đến nhiều vì những cải cách tôn giáo và việc tu bổ Đền thờ.
Sách Các Vua chỉ dùng 3 câu nói về sự cải cách của vua Ê-xê-chia (18:4-6), trong khi II Sử ký dùng 3 đoạn (29 – 31:)
Ngay cả trong 9 đoạn đầu cũng cho thấy nhu cần của cuộc hồi hương sau ngày lưu đày là phục vụ Đền thờ (9:2-34)
Vì vậy chủ đề Đền thờ được nhấn mạnh suốt sách Sử ký, liên quan đến lịch sử tuyển dân từ ngày ra khỏi Ai Cập đến khi Chúa Jêsus tái lâm (Ê-xê-chi-ên 40 đến 48).
Tại sao chủ đề Đền thờ được quan tâm? Vì
- Đền thờ tiêu biểu cho sự hiệp nhất của tuyển dân Y-sơ-ra-ên.
- Đền thờ nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên nhớ địa vị cao quý của họ mà Chúa ban cho.
- Đền thờ là dấu hiệu Đức Giê-hô-va ở cùng dân Chúa.
V/. SỰ LIÊN HỆ CỦA SÁCH VỚI CÁC SÁCH KHÁC TRONG KINH THÁNH:
- Liên hệ với các sách trước:
Mặc dù sách Sử ký chỉ ghi lại những sự kiện như sách Samuên, sách Các Vua, nhưng lại được viết ra sau và từ một quan điểm khác:
SAMUÊN & CÁC VUA | SỬ KÝ |
Ghi chép có tánh cách tiểu sử (thuật rõ chi tiết từng nhân vật |
Ghi chép có tánh cách thống kê:
|
Chú ý về nhân vật | Chú ý về chức vụ |
Từ quan điểm của Tiên tri | Từ quan điểm của Thầy tế lễ |
Ghi lịch sử cả 2 nước Y-sơ-ra-ên và Giu-đa | Chỉ ghi lịch sử của Giu-đa |
Nhấn mạnh ngôi vua | Nhấn mạnh Đền thờ |
Lời kết án 2 nước vì tội lỗi của họ | Lời kêu gọi quay lại thờ phượng (qua các cuộc phục hưng dưới triều các vua tốt |
Trung thực ghi hết mọi điều xảy ra cả tốt lẫn xấu, thành công và thất bại của vua Đa-vít và Salômôn | Chọn những sự kiện đáp ứng mục đích, chủ đề. |
Từ Sáng thế ký đến II Các Vua, tường thuật từ ngày sáng tạo A-đam đến khi Giu-đa bị lưu đày | Ôn lại toàn bộ có thứ tự |
- Liên hệ với các sách sau:
Trong nguyên ngữ Hi-bá-lai, sách Sử ký, E-xơ-ra và Nê-hê-mi giống nhau
- về cách viết (Style),
- giống nhau về ngôn ngữ (ngôn ngữ của nền văn chương Hi-bá-lai hậu lưu đày)
- giống nhau về sự tôn trọng luật pháp
- giống về sự chú ý gia phổ
- giống về tánh cách thống kê
- giống về việc ghi nghi lễ tôn giáo và những ngày lễ hội
- giống nhau về sự chú ý đến âm nhạc Đền thờ
- giống nhau về những vấn đề liên hệ sự thờ phượng.
- Cuối sách Sử ký với những câu không phải kết thúc sách, nhưng giống như những câu mở đầu sách E-xơ-ra.
Ngày trước khi người Y-sơ-ra-ên lập bảng liệt kê các tác phẩm thánh, họ để sách Sử ký vị trí cuối cùng của Cựu Ước, vì bảng gia phổ liên hệ đến sách Mathiơ. Nhưng rõ ràng SÁCH SỬ KÝ KHÔNG THỂ TÁCH RỜI KHỎI SÁCH E-XƠ-RA VÀ NÊ-HÊ-MI. Vị trí của sách Sử ký là chính chỗ hiện có trong Kinh Thánh ngày nay. Ngày nay, sách Sử ký là một sách lịch sử, làm một gạch nối giữa thời kỳ Tiền-Lưu Đày với Hậu-Lưu Đày; giữa thời có vua với thời không có vua.
Chúng ta có thể chia 4 sách Hậu-Lưu Đày sử ký, E-xơ-ra, Nê-hê-mi, và Ê-xơ-tê theo 4 chủ đề:
Sử ký: Nhắc lại quá khứ.
E-xơ-ra: Khôi phục (Phục hưng)
Nê-hê-mi: Tái thiết
Ê-xơ-tê: Sự Giữ Gìn.
VI/. BỐ CỤC:
Đề mục: CHÁNH ĐẠO
[Đức Chúa Trời bày tỏ rõ ràng con đường chánh đáng qua một dân tộc]
Một Gia Phổ Chánh – I Sử 1 – 9A
A-đam đến Gia-cốp – 1: [bên cạnh là nhánh Ê-sau]
Gia-cốp đến Đa-vít – 2: [có nhánh Ca-lép]
Đa-vít đến Sê-đê-kia 3: [và thời hậu lưu đày]
Ôn lại [so sánh] gia phổ các chi phái [trước và sau lưu đày].
Chúng ta thấy nét sự nổi trội của chi phái Giu-đa khi được đặt đứng đầu các chi phái trước lưu đày (1: - 8:), và sau lưu đày (9:)
Một Dòng Vua Chánh – 10: – 29:
Chúng ta có thể chia 4 sách Hậu-Lưu Đày sử ký, E-xơ-ra, Nê-hê-mi, và Ê-xơ-tê theo 4 chủ đề:
Sử ký: Nhắc lại quá khứ.
E-xơ-ra: Khôi phục (Phục hưng)
Nê-hê-mi: Tái thiết
Ê-xơ-tê: Sự Giữ Gìn.
VI/. BỐ CỤC:
Đề mục: CHÁNH ĐẠO
[Đức Chúa Trời bày tỏ rõ ràng con đường chánh đáng qua một dân tộc]
Một Gia Phổ Chánh – I Sử 1 – 9A
A-đam đến Gia-cốp – 1: [bên cạnh là nhánh Ê-sau]
Gia-cốp đến Đa-vít – 2: [có nhánh Ca-lép]
Đa-vít đến Sê-đê-kia 3: [và thời hậu lưu đày]
Ôn lại [so sánh] gia phổ các chi phái [trước và sau lưu đày].
Chúng ta thấy nét sự nổi trội của chi phái Giu-đa khi được đặt đứng đầu các chi phái trước lưu đày (1: - 8:), và sau lưu đày (9:)
Một Dòng Vua Chánh – 10: – 29:
- Đa-vít – người được xức dầu của Chúa – 10: – 12:
- Đa-vít – người lập giao ước với Chúa – 13: - 17:
Đa-vít hết lòng phục sự Chúa, quan tâm đến Nhà Chúa, và Chúa đẹp lòng (17:) lập ước với Đa-vít cho dòng dõi của ông.
- Công việc của Đa-vít – vua chánh thống – 18: - 29:
- Đối với dân sự – 18: - 20:
- Đối với Chúa – 21: - 29: (II Sử ký sẽ nối tiếp)
Một Địa Điểm Chánh – Đền thờ
Một Dân Chánh: Bị phạt và được khôi phục
VII/. NỘI DUNG SÁCH I SỬ KÝ:
Một Dân Chánh: Bị phạt và được khôi phục
VII/. NỘI DUNG SÁCH I SỬ KÝ:
- Bảng gia phổ dân Chúa 1: - 9:
Những bảng gia phổ nầy rất quan trọng. Tâm lý chúng ta thường không chú ý những phần gia phổ, nhưng thật sự không có phần nào quan trọng hơn Bảng Gia Phổ trong sách I Sử ký
Sau 70 năm lưu đày, dân Y-sơ-ra-ên hầu như mất đi nguồn gốc thuần chủng, sự liên hệ các đời đã bị phá vỡ, nhiều người không còn biết gốc gác của dòng họ mình (Ê-xơ-ra 2:59). Do đó rất cần có Bảng Gia Phổ để tái xác nhận sự liên hệ chủng tộc trải qua gần 3,500 năm – một việc làm không dân tộc nào sánh được.
Bảng gia phổ 9:2-34 là sau thời lưu đày (câu 1 là câu cuối cùng của đoạn trước). Giữa hai câu: câu 1 và câu 2 cho thấy sách Sử ký là gạch nối giữa thời kỳ Tiền và Hậu lưu đày.
Bảng gia phổ đã được giối thiệu như một Cây Dân tộc của Đức Chúa Trời.
ĐOẠN 1: Gốc của Cây là A-đam phát ra 3 nhánh: Sem, Cham và Gia phết. Tên của Sem được đặt trước vì là được chọn. Nhưng kể tên thì Sem nhỏ để sau, trong đó Chúa chọn người trẻ nhất là Sem.
Nhánh Áp-ra-ham thì Y-sác được chọn.
Hánh Y-sác thì Gia-cốp được chọn, Ê-sau bị loại
Chấm dứt đoạn 1 là sự tuyển chọn để chọn ra một dân tộc.
ĐOẠN 2, là dòng dõi liên hệ đến sự cứu chuộc, sự chọn lựa từ Gia-cốp đến Giu-đa (2:5), đến Đa-vít (2;15)
Gia-phổ Ca-lép (2:10-24) là một vị anh hùng đức tin, cũng thuộc chi phái Giu-đa.
Cuối cùng sau khi đã ghi chép đầy đủ một gia phổ chọn lựa từ A-đam đến Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, Giu-đa, Đa-vít, sách Sử ký đã ghi lại gia phổ các chi phái (4; - 8:)
Điểm đáng chú ý là tác giả đã ghi rất rõ và đầy đủ chi phái Lê-vi (6:) và A-rôn (điều đó chứng tỏ tác giả liên hệ mật thiết với chi phái Lê-vi)
Chi phái Đan và Sa-bu-lôn đã không có tên trong các bảng gia phổ Hậu Lưu Đày (đến Khải huyền 7:5-8 thì chi phái Sa-bu-lôn được khôi phục)
Sau 70 năm lưu đày, dân Y-sơ-ra-ên hầu như mất đi nguồn gốc thuần chủng, sự liên hệ các đời đã bị phá vỡ, nhiều người không còn biết gốc gác của dòng họ mình (Ê-xơ-ra 2:59). Do đó rất cần có Bảng Gia Phổ để tái xác nhận sự liên hệ chủng tộc trải qua gần 3,500 năm – một việc làm không dân tộc nào sánh được.
Bảng gia phổ 9:2-34 là sau thời lưu đày (câu 1 là câu cuối cùng của đoạn trước). Giữa hai câu: câu 1 và câu 2 cho thấy sách Sử ký là gạch nối giữa thời kỳ Tiền và Hậu lưu đày.
Bảng gia phổ đã được giối thiệu như một Cây Dân tộc của Đức Chúa Trời.
ĐOẠN 1: Gốc của Cây là A-đam phát ra 3 nhánh: Sem, Cham và Gia phết. Tên của Sem được đặt trước vì là được chọn. Nhưng kể tên thì Sem nhỏ để sau, trong đó Chúa chọn người trẻ nhất là Sem.
Nhánh Áp-ra-ham thì Y-sác được chọn.
Hánh Y-sác thì Gia-cốp được chọn, Ê-sau bị loại
Chấm dứt đoạn 1 là sự tuyển chọn để chọn ra một dân tộc.
ĐOẠN 2, là dòng dõi liên hệ đến sự cứu chuộc, sự chọn lựa từ Gia-cốp đến Giu-đa (2:5), đến Đa-vít (2;15)
Gia-phổ Ca-lép (2:10-24) là một vị anh hùng đức tin, cũng thuộc chi phái Giu-đa.
Cuối cùng sau khi đã ghi chép đầy đủ một gia phổ chọn lựa từ A-đam đến Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, Giu-đa, Đa-vít, sách Sử ký đã ghi lại gia phổ các chi phái (4; - 8:)
Điểm đáng chú ý là tác giả đã ghi rất rõ và đầy đủ chi phái Lê-vi (6:) và A-rôn (điều đó chứng tỏ tác giả liên hệ mật thiết với chi phái Lê-vi)
Chi phái Đan và Sa-bu-lôn đã không có tên trong các bảng gia phổ Hậu Lưu Đày (đến Khải huyền 7:5-8 thì chi phái Sa-bu-lôn được khôi phục)
- Triều đại của Đa-vít – Người được Chúa xức dầu – 10: - 29:
ĐOẠN 10, thuật đơn giản cái chết của Sau-lơ và lý do Đức Chúa Trời dời nước qua nhà Đa-vít.
ĐOẠN 11 – 12, cho biết Đa-vít lên ngôi vua và lập Giê-ru-sa-lem làm thủ đô. Những người theo Đa-vít (12:38b), dân sự một lòng tôn Đa-vít làm vua.
Sau-lơ là vua được chọn theo ý người, có những tiêu chuẩn thiên nhiên, nhưng không có đức tin và sự thành thật, nên không đẹp lòng Đức Chúa Trời (10:13). Do đó ngôi vua đã được ban cho người mà Đức Chúa Trời chọn (10:14)
Đa-vít thật xứng đáng là người Chúa chọn, vì:
ĐOẠN 11 – 12, cho biết Đa-vít lên ngôi vua và lập Giê-ru-sa-lem làm thủ đô. Những người theo Đa-vít (12:38b), dân sự một lòng tôn Đa-vít làm vua.
Sau-lơ là vua được chọn theo ý người, có những tiêu chuẩn thiên nhiên, nhưng không có đức tin và sự thành thật, nên không đẹp lòng Đức Chúa Trời (10:13). Do đó ngôi vua đã được ban cho người mà Đức Chúa Trời chọn (10:14)
Đa-vít thật xứng đáng là người Chúa chọn, vì:
- Đa-vít rất quan tâm đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Sự hiện diện nầy được bày tỏ qua Hòm Giao ước
- Đa-vít là người khiêm nhường, hạ mình trước mặt Chúa:
15:27, 29 – II Samuên 6:20-23 hòa mình cùng dân sự
17:16-18 – II Samuên 6:20-23 nhận biết ân điển của Chúa.
21:8 - II Samuên 6:20-23 sẵn sàng hạ mình ăn năn tội.
17:16-18 – II Samuên 6:20-23 nhận biết ân điển của Chúa.
21:8 - II Samuên 6:20-23 sẵn sàng hạ mình ăn năn tội.
- Dù Đa-vít không được Chúa cho xây Đền thờ, nhưng vua đã chuẩn bị trước:
22: - vật liệu
23: - Ban Lê-vi
24: - ban Tế Lễ
25: - Ban Nhạc
26 – 27) - Ban bảo vệ
Đa-vít đã dự bị những điều đó cho Salômôn là con trai của vua, và cho Y-sơ-ra-ên (28 – 29)
Chúng ta thấy sách I Sử ký đã phác họa toàn bộ chương trình của Đức Chúa Trời đối với nhân loại:
Từ giữa các dân tộc, Chúa chọn một quốc gia: Y-sơ-ra-ên
Từ giữa quốc gia Y-sơ-ra-ên, Chúa chọn một chi phái: Chi phái Giu-đa
Từ giữa chi phái Giu-đa, Chúa chọn một gia đình: gia đình Đa-vít và Chúa đã hứa không hề thay đổi.
Đề mục: ĐƯỢC CHỌN
Kinh thánh: Sách I Sử ký
Câu gốc: I Sử 17:22
Mục đích: Học tiếp Kinh thánh trong chương trình học suốt qua Kinh thánh. Nhắc nhở con cái Chúa biết quí trọng địa vị được Chúa chọn.
I/. MỘT DÂN TỘC ĐƯỢC CHỌN:
23: - Ban Lê-vi
24: - ban Tế Lễ
25: - Ban Nhạc
26 – 27) - Ban bảo vệ
Đa-vít đã dự bị những điều đó cho Salômôn là con trai của vua, và cho Y-sơ-ra-ên (28 – 29)
Chúng ta thấy sách I Sử ký đã phác họa toàn bộ chương trình của Đức Chúa Trời đối với nhân loại:
Từ giữa các dân tộc, Chúa chọn một quốc gia: Y-sơ-ra-ên
Từ giữa quốc gia Y-sơ-ra-ên, Chúa chọn một chi phái: Chi phái Giu-đa
Từ giữa chi phái Giu-đa, Chúa chọn một gia đình: gia đình Đa-vít và Chúa đã hứa không hề thay đổi.
Đề mục: ĐƯỢC CHỌN
Kinh thánh: Sách I Sử ký
Câu gốc: I Sử 17:22
Mục đích: Học tiếp Kinh thánh trong chương trình học suốt qua Kinh thánh. Nhắc nhở con cái Chúa biết quí trọng địa vị được Chúa chọn.
I/. MỘT DÂN TỘC ĐƯỢC CHỌN:
- I Sử 1: - 9:
- Giống như các sách I và II Sa-mu-ên, I và II Vua, hai sách Sử ký thứ I và Sử ký thứ II trong nguyên bãn tiếng Hi-bá-lai là một sách với tên sách là: Những Sự Kiện của Các Thời Đại.
- Sách Sử ký thứ được chia làm hai thứ I và thứ II do các Dịch giả bản 70, khi dịch Kinh thánh Cựu Ước ra tiếng Hi-lạp, có lẽ do độ dài cố định của một quyển sách thời đó nên phải tách làm hai quyển, và các Dịch giả nầy đặt tên sách là Những Điều bị Bỏ Quên, vì họ cho rằng sách Sử ký ghi lại những điều mà các sách Sa-mu-ên và Các Vua đã bỏ quên.
- Mãi đến thế kỷ thứ IV sau Chúa, thánh Jêrome đã đặt tên cho sách là sách Sử ký, khi ông dịch Kinh thánh ra tiếng Latinh, có nghĩa là Sách Ghi Chép Truyện Đã Xảy Ra.
- Sách Sử ký thứ I nầy là một sách rất đặc biệt, vì tác giả đã dùng 9 đoạn đầu tiên của sách để ghi chép một loạt gia phổ của tuyển dân.
- Tâm lý thông thường của chúng ta là không chú ý đến phần gia phổ, do đó thường ít người đọc các gia phổ, nếu không vì bắt buộc. Thái độ nầy cũng được thấy đối với sách Ma-thi-ơ đoạn 1.
- Tuy nhiên những bảng gia phổ nầy rất quan trọng. Vì sau khi bị lưu đày 70 năm qua Ba-by-lôn, tuyển dân I-sơ-ra-ên hầu như mất đi nguồn gốc, ít người còn nhớ đến mình thuộc dòng dõi nào, chi phái nào. Sự liên hệ các đời bị phá vỡ, như trong Exơra 2:59,Nầy là những người ở Tên-Mê-la, Tên-Hạt-sa… không thế nói rõ gia tộc và phổ hệ mình, đặng chỉ rằng mình thuộc về dòng dõi I-sơ-ra-ên hay chăng…
- Rõ ràng đây là ý chỉ của Đức Chúa Trời đối với tuyển dân, một dân tộc được Chúa chọn như I Sử ký 17:21-22 đã nói: Chớ thì trên thế gian có dân tộc nào giống như I-sơ-ra-ên của Chúa … Vì dân I-sơ-ra-ên, Chúa đã khiến thành dân riêng của Ngài đến đời đời…
- Đoạn 1:, Ngay câu một với những lời khởi đầu đã cho chúng ta biết ý chỉ của Đức Chúa Trời khi cho phép ghi bảng Gia phổ nầy, thật sự trong sách Sáng thế ký đoạn 4, A-đam có ba người con trai:
- Người con trai lớn là Ca-in, là con trưởng nắm giữ quyền thừa kế, nhưng Ca-in đã bị loại vì đã giết em mình bởi lòng ganh tị.
- Người con trai thứ hai là A-bên, đã bị anh mình là Ca-in giết, nên không thể kế thừa.
- Đến Sết là con trai thứ ba, theo Sáng 4:25-26 ghi lại, Sết được sanh ra thế cho A-bên, và từ đây người ta bắt đầu cầu khẩn Đức Giê-hô-va.
- Vì vậy, Bảng gia phổ bắt đầu với câu: A-đam sanh Sết… và được giới thiệu như một cây dân tộc, dân của Đức Chúa Trời – mà gốc của cây là A-đam phát ra ba nhánh là Sem – Cham và Gia-phết, nhưng hai nhánh Gia-phết và Cham bị loại, Chúa chọn nhánh Sem.
- 1:28, trong nhánh của Sem sanh ra Áp-ra-ham. Từ Áp-ra-ham sanh ra những người con trai khác, nhưng tất cả bị loại, chỉ Y-sác được chọn (1:34)
- Rồi từ Y-sác sanh hai con trai là Ê-sau và I-sơ-ra-ên. Đặc biệt là tác giả sách Sử ký không gọi tên Gia-cốp, nhưng gọi tên I-sơ-ra-ên là tên mà Đức Chúa Trời đã đặt cho Gia-cốp tại rạch Gia-bốc, đánh dấu Chúa đã chọn I-sơ-ra-ên làm một dân tộc thánh cho Chúa. Do đó, Ê-sau bị loại, và I-sơ-ra-ên được chọn.
- 2:1-2, I-sơ-ra-ên có 12 con trai, nhưng đến câu 2, Đức Chúa Trời đã chọn người con trai thứ tư của I-sơ-ra-ên là Giu-đa lập nên chi phái Giu-đa.
- 2:13-15, từ chi phái Giu-đa, Đức Chúa Trời chọn gia đình của Y-sai. Y sai có 7 người con trai, và người con trai thứ bảy là con út tên Đa-vít được chọn.
- Đến 3:1-8, Kinh thánh cho chúng ta biết Đa-vít có:
- 3:4, Đa-vít có sáu con trai sanh tại Hếp-rôn
- 3:5, Đa-vít có bốn người con trai sanh tại Giê-ru-sa-lem với Bát-sua
- 3:8, Đa-vít lại có thêm chín con trai khác nữa
- Như vậy, tổng cộng Đa-vít có ít nhất 19 người con trai chánh thức, chưa kể những đứa con với các cung phi (3:9).
- Thế nhưng đến 3:10, ngay lập tức bảng gia phổ ghi lại dòng dõi Đa-vít thuộc hệ của Sa-lô-môn, một dòng dõi đã kế thừa ngôi vua của Đa-vít
- Tiếp theo đó, từ đoạn 4 đến đoạn 8, bảng gia phổ ghi chép về các chi phái khác. Đến đoạn 9:1-2, bảng gia phổ chuyển sang danh sách những người từ lưu đày trở về. Một lần nữa, kỳ diệu thay, bảng gia phổ đã ghi dòng dõi thuộc chi phái Giu-đa đứng đầu trong tuyển dân I-sơ-ra-ên được chọn.
- Câu hỏi được đặt ra cho chúng ta là: Tại sao Đức Chúa Trời lại chọn dân Do Thái? Tại sao Đức Chúa Trời lại chú trọng đến dòng dõi I-sơ-ra-ên dường ấy? Thắc mắc nầy đã trở thành một bài thơ với những lời rất ngắn:
- Đức Chúa Trời kỳ quái
Lại chọn dân Do Thái!
- Có người đã hỏi tôi: Tại sao Đức Chúa Trời không chọn dân Việt-nam chúng ta? Thật ra chúng ta không hiểu hết ý chỉ tốt lành của Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng Đức Chúa Trời có lý do của Ngài để chọn dân I-sơ-ra-ên, vì họ có một tổ phụ Áp-ra-ham được gọi là ÔNG TỔ ĐỨC TIN, còn tổ phụ của người Việt-nam của chúng ta là Con Rồng Cháu Tiên. Những Danh từ: CON RỒNG CHÁU TIÊN đã nói lên xuất phát dân tộc Việt-nam là từ những mê tín dị đoan, thờ lạy sai lạc, vì không biết Đức Chúa Trời.
- Dù vậy, chúng ta cảm ơn Chúa, bởi ân điển, Đức Chúa Trời đã cho phép dân tộc Việt-nam của chúng ta có cơ hội được nghe Tin Lành, dù muộn nhưng cũng đã trải qua gần 100 năm (từ 1911 đến nay 2003). Dù ít, nhưng cũng đã có độ MỘT TRIỆU người Việt-nam được chọn làm con của Ngài.
- Một phương diện chúng ta cảm ơn Chúa vì Ngài không quên dân tộc Việt-nam chúng ta, Chúa cũng không quên chúng ta, đã cho MỘT TRIỆU người Việt-nam tin nhận Chúa Jêsus Christ và làm con của Chúa. Tuy nhiên, một phương diện khác, còn quá nhiều người Việt-nam chúng ta chưa được chọn, chưa được cứu. Nếu Cơ-Đốc nhân chúng ta không rao giảng Tin Lành thì họ sẽ bị loại, trong bảng gia phổ những người bị loại, rủi thay lại có vô số những người bà con, thân tộc của chúng ta.
- Hơn 50 năm trước, một Đầy tớ của Chúa là Mục sư Lê Đình Tươi đã viết lời cho một bài Thánh ca thật cảm động, trong Thánh ca số 361
Đồng bào… cùng một huyết tánh khác chi tôi anh
Sống dưới bóng tối, tương lai u minh…
Mình được Chúa cứu ở yên sao đang
Đốt đuốc linh đi khắp nơi lâm san
Bao quản đường sá gian nan…
Bằng mình nấn ná trễ nãi hôm nay,
Đồng bào sắp chết đắm trôi loi nhoi
Sắp chết giữa biển thẳm sâu vô nhai
Ta phải chịu máu oan ai?…
Nửa sống nửa chết khổ đau hằng ngày,
Ta nỡ ngồi đó khoanh tay?!
Sống dưới bóng tối, tương lai u minh…
Mình được Chúa cứu ở yên sao đang
Đốt đuốc linh đi khắp nơi lâm san
Bao quản đường sá gian nan…
Bằng mình nấn ná trễ nãi hôm nay,
Đồng bào sắp chết đắm trôi loi nhoi
Sắp chết giữa biển thẳm sâu vô nhai
Ta phải chịu máu oan ai?…
Nửa sống nửa chết khổ đau hằng ngày,
Ta nỡ ngồi đó khoanh tay?!
- Nguyện Chúa cảm động mỗi chúng ta không thể ngồi khoanh tay an hưởng, mà nổ lực ra đi, để trong gia phổ những người được chọn có dân tộc Việt-nam của chúng ta, có tên những người bà con thân tộc của chúng ta.
II/. MỘT NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN:
- I Sử 10: - 29:
- Một lần nữa, đến I Sử 10: trở đi, chúng ta thấy Đức Chúa Trời không xa rời kế hoạch cứu rỗi của Ngài qua việc tuyển chọn một dân tộc, rồi từ dân tộc đó, Đấng Cứu Thế sẽ đến thế gian.
- Sau 9 đoạn dài ghi lại những bảng gia phổ của các chi phái I-sơ-ra-ên, trừ ra chi phái Đan và Sa-bu-lôn, sách I Sử đã tập trung vào Đa-vít để trình bày một dòng dõi vua chánh thống được chọn.
- I Sử 10:, thuật lại cách đơn giản cái chết bi thảm của vua Sau-lơ, và 10:13-14, đã nêu ra những lý do Đức Chúa Trời dời nước từ Sau-lơ sang Đa-vít.
- Như chúng ta đã học trong sách I Sa-mu-ên, cũng vào đoạn 9 và đoạn 10, Kinh thánh đã ghi việc Sau-lơ được chọn làm vị vua đầu tiên của vương quốc I-sơ-ra-ên mới thành lập.
- Và Sau-lơ là vua được chọn theo ý người, có đủ những tiêu chuẩn làm vua theo thiên nhiên: Cao lớn, người lịch sự, nhưng Sau-lơ là người không có đức tin, mà không có đức tin thì không thể nào sống đẹp lòng Đức Chúa Trời, nên
- I Sử 10:13a, Sau-lơ phạm tội cùng Đức Giê-hô-va, và vì chẳng có vâng theo mạng lịnh của Ngài.
- I Sử 10:13b, Sau-lơ lại đi cầu hỏi bà bóng mà không cầu hỏi Đức Giê-hô-va.
- Kết quả là Sau-lơ bị Chúa từ bỏ, thay vào đó Chúa chọn Đa-vít (10:14).
- I Sử đoạn 11 và 12, Đa-vít đã được chọn và được tôn làm vua trên cả nước I-sơ-ra-ên, lập thủ đô tại Giê-ru-sa-lem (12:38)
- Trong khi sách Sử ký thứ I chỉ dùng một đoạn 10 ngắn để nói về lý do Sau-lơ bị từ bỏ, sách lại dùng suốt từ đoạn 11 đến đoạn 29 để thuật lại sự lên ngôi và cai trị của Đa-vít đến khi Đa-vít băng hà.
- Đặc biệt đang khi thuật lại quãng đời làm vua của Đa-vít, tác giả sách Sử ký thứ I đã ghi lại những sự kiện mà sách Sa-mu-ên thứ I và thứ II đã ghi:
- sách I Sử, không ghi lại quãng đời thơ ấu của Đa-vít, ngay cả việc không ghi lại trận chiến thắng oai hùng của Đa-vít trước lực sĩ Gô-li-át.
- Trong khi sách Sa-mu-ên thuật lại rất chi tiết quãng thời gian Đa-vít chạy trốn nạn Sau-lơ, thì sách I Sử chỉ ghi lại bằng một câu: Trong khi Đa-vít tránh khỏi mặt Sau-lơ, con trai của Kích… (I Sử 12:1). Lời thuật nầy cũng không chủ ý nói về hoạn nạn của Đa-vít, mà chỉ có mục đích giới thiệu những người theo Đa-vít.
- Sách I Sử không ghi lại những lỗi lầm của Đa-vít như tội tà dâm đối với Bát-sê-ba, giết U-ri, nhưng hầu như chỉ ghi những mặt tốt của Đa-vít, nhất là tấm lòng của Đa-vít đối với Chúa bày tỏ qua việc khao khát xây dựng một Đền thờ cho Chúa cùng với việc tổ chức nghi lễ trong Đền thờ.
- Đa-vít thật xứng đáng với sự chọn lựa của Chúa và những đặc ân Chúa dành cho ông, vì 3 điều ông đã làm đối với Chúa:
1/. Đa-vít rất quan tâm đến sự hiện diện của Chúa:
- Sự hiện diện của Chúa được bày tỏ qua Hòm Giao ước.
- 13:5, Đa-vít đã rước Hòm Giao ước về Giê-ru-sa-lem (đoạn 15 và 16)
2/. Đa-vít là người biết hạ mình khiêm nhường trước mặt Chúa:
- 15:27 mô tả sự khiêm nhường của Đa-vít trước mặt Chúa qua hành động hòa mình với dân sự trong lúc rước hòm giao ước.
- 17:16, lúc nào Đa-vít cũng lòng tự dặn lòng nhận biết ông được Chúa chọn là bởi ân điển, không bởi tài năng cá nhân
- 21:8, Đa-vít có lòng mềm mại biết ăn năn khi phạm tội với Chúa.
3/. Đa-vít là người dâng hiến nhiều nhất cho Chúa:
- Dù Đa-vít không được Chúa cho phép trực tiếp xây dựng Đền thờ cho Chúa, nhưng rõ ràng phần lớn vật liệu xây dựng Đền thờ của Sa-lô-môn là do Đa-vít dâng hiến.
- Có người nói nếu tôi là vua như Đa-vít tôi cũng sẽ dâng như Đa-vít đã dâng. Thật sự chúng ta phải nghi ngờ lời nói nầy, vì Chúa phán: Ai trung tín trong việc nhỏ, cũng sẽ trung tín trong việc lớn. Ngay từ lúc còn nghèo, số dâng còn rất ít mà chưa dâng được, thì lấy gì đảm bảo sẽ dâng nhiều khi Chúa cho giàu có. Có phải chăng vì Chúa biết chúng ta khi giàu sẽ khó dâng hiến, nên Ngài chưa cho chúng ta giàu? Vả lại trong sự dâng hiến, Chúa không đánh giá qua số lượng mà Chúa đánh giá từ tấm lòng của chúng ta với Chúa. Luca 21:4, người đàn bà nầy dâng hiến với những đồng tiền giá trị thật là nhỏ – hai đồng mới ăn được một phần tư xu, nhưng Chúa đã phán: Bà ấy DÂNG NHIỀU HƠN HẾT THẢY những người đã bỏ tiền vào trước đó.
- Đến đây, qua đời sống của Đa-vít, chúng ta có một bài học quí báu về dấu hiệu của một người được Chúa chọn. Người được Chúa chọn là người có đời sống giống như Đa-vít. Giống như thế nào?
- Lúc nào cũng muốn sống trong sự hiện diện của Chúa
- là một người khiêm nhường hòa mình với anh em trong công việc Chúa.
- là người có lòng dâng hiến rộng rãi cho công việc Chúa.
- Chúng ta có thật là người được Chúa chọn giữa đời nầy không?
---------------
Đề mục: ĐA-VÍT – NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN
Kinh thánh: I Sử ký 29:26-30
Câu gốc: I Sử 29:28
Mục đích: Tìm hiểu những thành bại nhưng lúc nào cũng vươn lên của Đa-vít là người được Chúa chọn để áp dụng vào đời sống cá nhân Cơ-Đốc nhân ngày nay.
I/. CHỨC VỤ CỦA ĐA-VÍT – NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN:
Đề mục: ĐA-VÍT – NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN
Kinh thánh: I Sử ký 29:26-30
Câu gốc: I Sử 29:28
Mục đích: Tìm hiểu những thành bại nhưng lúc nào cũng vươn lên của Đa-vít là người được Chúa chọn để áp dụng vào đời sống cá nhân Cơ-Đốc nhân ngày nay.
I/. CHỨC VỤ CỦA ĐA-VÍT – NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN:
- I Sử ký 29:26-27
- Phân đoạn Kinh thánh nầy là những lời tóm tắt toàn bộ chức vụ của Đa-vít khi Đa-vít đã qua đời.
- Hai câu đầu cho chúng ta biết tất cả những năm chức vụ làm vua của Đa-vít là 40 năm, gồm:
- 7 năm cai trị tại Hếp-rôn, tức là phần phía Nam thuộc chi phái Giu-đa, chi phái của dòng dõi Đa-vít, trong lúc con cháu của Sau-lơ còn cai trị phía Bắc.
- 33 năm cai trị một I-sơ-ra-ên thống nhất với thủ đô là Giê-ru-sa-lem.
- Nhưng để có 40 năm thi hành chức vụ cai trị trên I-sơ-ra-ên như vậy, Đa-vít đã trải qua biết bao nhọc nhằn trước khi ngồi vào chức vụ cai trị và ngay cả đang khi cai trị, con đường chức vụ của Đa-vít là một con đường đầy dẫy chông gai.
- Để biết được con đường chức vụ chông gai nầy của Đa-vít, chúng ta phải đọc lại sách Sa-mu-ên thứ nhất và thứ hai.
- I Sa-mu-ên 16:11, ngay khi được giới thiệu, Đa-vít đã bị một sự khinh dễ và chèn ép. Trong lúc cả gia đình rộn rịp đón tiếp tiên tri Sa-mu-ên với mục đích tìm một người kế vị Sau-lơ, 6 người anh của Đa-vít đều có mặt với tư thế sẵn sàng được xức dầu, thì Đa-vít phải ở ngoài đồng chăn chiên, không được dự.
- I Sa-mu-ên 17:28, giữa lúc chiến trường đang cần người đối địch với lực sĩ Gô-li-át, người ta vẫn nhìn Đa-vít như một người không cần thiết, không làm được gì ngoài việc chăn chiên và ham vui.
- I Sa-mu-ên 18:6-9, chiến công đặc biệt của Đa-vít được dân chúng yêu mến bao nhiêu thì đã làm cho người lãnh đạo là vua Sau-lơ giận bấy nhiêu, Đa-vít trở nên một cái gai phải nhổ bỏ.
- Tiếp theo đó là một chuỗi ngày chạy trốn, lận đận rày đây mai đó, dưới âm mưu tìm giết của Sau-lơ, dù Đa-vít đã hết sức hạ mình tôn người lãnh đạo của mình là vua Sau-lơ làm ‘cha’, tự nhận mình chỉ là con chó chết, một con bọ chét (I Sa-mu-ên 24:9-16).
- Đến sách II Sa-mu-ên, Kinh thánh đã ghi lại những hoạn nạn của Đa-vít trong những năm tháng thi hành chức vụ cai trị trên I-sơ-ra-ên:
- II Sa-mu-ên 5:1-3, phải đợi đến 7 năm sau, Đa-vít mới được cả I-sơ-ra-ên thừa nhận chức vụ của ông ttrên dân Chúa.
- II Sa-mu-ên đoạn 13 đến đoạn 18, Đa-vít rơi vào những hoạn nạn lớn, những người con của Đa-vít đã làm khổ ông, gây nên cảnh tre khóc măng: các con trong gia đình hại nhau, giết nhau; rồi con của Đa-vít làm một cuộc soán ngôi, khiến Đa-vít phải bỏ kinh đô Giê-ru-sa-lem mà chạy trốn, để rồi lại phải khóc cho đứa con phản nghịch là Áp-sa-lôm bị giết chết.
- Đến cuối cuộc đời, sách Các Vua thứ nhất, đoạn 1, già yếu, nhưng Đa-vít vẫn không được yên thân khi nhìn thấy các con tranh giành chiếc ngai vàng cách sống chết.
- Từ khi Đa-vít bước chân vào chức vụ, có biết bao nhiêu là hoạn nạn. Nhưng cảm ơn Chúa, Đa-vít đã cậy ơn Chúa để làm xong chức vụ Chúa đã chọn ông làm cách vinh hiển. Dù hoạn nạn triền miên, nhưng Đa-vít đã chứng tỏ ông là người được Chúa chọn qua chức vụ mỗi ngày mỗi thăng tiến hơn cho đến khi xong việc Chúa giao.
- Người đời có một câu: Phật còn mắc nạn, huống chi người phàm. Chính Chúa Jêsus Christ từ lúc Ngài giáng sanh còn bé bỏng, đã phải nếm trải hoạn nạn liên tục. Rồi trong 3 ½ năm thi hành chức vụ, thật không có lúc nào Cứu Chúa của chúng ta được thảnh thơi, lúc nào cũng bị xoi mói, gài bẫy, thậm chí đến lúc chết trên thập tự giá vẫn phải nghe những lời cay đắng, châm chích của một tên ăn cướp.
- Sứ đồ Phao-lô cũng được Kinh thánh ghi lại đầy đủ những hoạn nạn trong chức vụ của ông ngay từ khi bắt đầu đến khi bị tử hình nơi pháp trường Lamã. Đến nỗi Phao-lô đã nói với các Chấp sự thuộc Hội Thánh Ê-phê-sô rằng: Tôi hầu việc Chúa cách khiêm nhường, phải nhiều nước mắt, và ở giữa những sự thử thách mà người Giu-đa đã lập mưu hại tôi(Công vụ 20:19)
- Cảm ơn Chúa, cuối cùng Đa-vít, Chúa Jêsus Christ cũng như Phao-lô đã làm xong chức vụ Chúa giao. Anh chị em hãy nghe Phao-lô nói về chức vụ hoạn nạn của ông trong II Cô. 4:8-17.
- Tôi không biết anh chị em từ ngày tin Chúa, từ ngày góp phần hầu việc Chúa có gặp hoạn nạn gì không, nhưng về cá nhân tôi cũng bao phen ngã lòng lắm trước những Sau-lơ chớ không phải Gô-li-át, nhưng xin Chúa là Đức Chúa Trời của Đa-vít, của Cứu Chúa Jêsus Christ chúng ta, của Phao-lô, làm cho chức vụ chúng ta càng tăng tiến hơn trong hoạn nạn đó.
II/. CON CÁI CỦA ĐA-VÍT – NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN:
- I Sử ký 29:28
- Câu 28 phần a, có 3 điều Đa-vít thỏa nguyện:
- Đa-vít thỏa nguyện về đời mình, vì ông đã sống được 70 năm trên đất
- Đa-vít thỏa nguyện về sự giàu có.
- Đa-vít thỏa nguyện về vinh hiển, bởi các nước lân bang đều bị thuần phục.
- Nhưng có một điều Đa-vít không thỏa nguyện: ấy là các con của Đa-vít.
- Theo I Sử ký 3:1-9, ít nhất Đa-vít đã có 19 người con trai, không kể các con trai của cung phi và con gái.
- Tuy nhiên cuối cùng chỉ còn một mình Sa-lô-môn là nên người kế vị cai trị thế cho Đa-vít.
- Chúng ta hãy thử xét qua đời sống các con trai của Đa-vít:
- II Sa-mu-ên 13:, người con trai thứ nhất của Đa-vít được Kinh thánh nói đến là Hoàng tử Am-nôn. Am-nôn đã phạm tội với em gái một cha khác mẹ của mình, sau đó còn sỉ nhục người em gái ấy. Hậu quả của tội lỗi nầy là Am-nôn bị anh của Ta-ma lập mưu đánh chết (II Sa-mu-ên 13:29), còn Áp-sa-lôm phải trốn đi.
- II Sa-mu-ên 14: đến 18:, người con trai thứ hai của Đa-vít được Kinh thánh nói đến là Áp-sa-lôm. Sau biến cố Am-nôn, Áp-sa-lôm được quan Tổng binh Giô-áp ủng hộ, được Đa-vít tha thứ cho trở về. Buồn thay Hoàng tử Áp-sa-lôm đã lập mưu chiếm được lòng dân và cướp ngôi của vua cha Đa-vít, khiến Đa-vít phải bỏ chạy khỏi Giê-ru-sa-lem. Cuối cùng của cuộc nổi loạn nầy là cái chết của Áp-sa-lôm lòng của Đa-vít một lần nữa tan vỡ khóc thương đứa con trai thứ hai với bài ca thống thiết: Vua rất cảm thương, bèn lên lầu cửa thành và khóc. Người vừa đi vừa nói rằng: Ôi, Áp-sa-lôm, con trai ta! Áp-sa-lôm, con trai ta! con trai ta! Ước chi chính ta chết thế cho con! Ôi, Áp-sa-lôm! con trai ta! con trái ta! (II Sa-mu-ên 18:33).
- I Vua 1:5-10, người con trai thứ ba của Đa-vít được Kinh thánh nói đến là A-đô-ni-gia, em kế của Áp-sa-lôm. Trong lúc Đa-vít trong những giờ phút già yếu chờ chết, thì A-đô ni-gia đã tổ chức một cuộc tranh giành ngai vàng không cần di chúc của vua cha. Kết quả của cuộc nổi loạn nầy là A-đô-ni-gia phải chết (I Vua 2:25).
- Ít nhất có ba người con trai của Đa-vít bị giết chết, và chết một cách vô lý. Ít nhất hai lần Đa-vít phải nếm cảnh tre già khóc măng.
- Nói chung, các con trai của Đa-vít đã làm khổ ông rất nhiều. Nếu tính luôn Sa-lô-môn, một người cũng hư hỏng vào lúc cuối đời, thì Đa-vít mất hào con.
- Người Việt-nam có câu: cha làm thầy, con đốt sách, đó là tình cảnh của Đa-vít. Đây là bài học cảnh tỉnh Cơ-Đốc nhân chúng ta biết bao nhiêu. Con em chúng ta là tương lai gia đình, tương lai của Hội Thánh. Anh chị em có nhớ câu Kinh thánh đã được ghi như một lời cảnh cáo chúng ta trong sách Các Quan Xét 2:10-11 không? Hết thảy người đời ấy cũng được tiếp về cùng tổ phụ mình; rồi một đời khác nổi lên, chẳng biết Đức Giê-hô-va, cũng chẳng biết các điều Ngài đã làm nhơn vì I-sơ-ra-ên. Bây giờ dân I-sơ-ra-ên làm ác trước mặt Đức Giê-hô-va …
- Nguyện Chúa dùng bài học nầy của Đa-vít để cảnh tỉnh chúng ta nhớ đến con cái của mình trong gia đình và trong Hội Thánh.
III/. LỖI LẦM CỦA ĐA-VÍT – NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN:
- I Sử ký 29:29-30.
- Trong câu 29, sách Sử ký nhắc đến những việc liên quan đến đời sống của Đa-vít đã được ghi trong sách Sa-mu-ên, mà sách Sử ký không ghi lại.
- Sách Sa-mu-ên ghi điều gì?
- Sách Sa-mu-ên đã ghi lại những lỗi lầm của Đa-vít:
- II Sa-mu-ên 11:2-5.
Lỗi lầm của Đa-vít rất lớn, ấy là Đa-vít đã bị cám dỗ cướp vợ của U-ri. Từ tội cướp vợ nầy, Đa-vít đã lập mưu để giết chết U-ri ngoài chiến trường.
- II Sa-mu-ên 24:10.
Lỗi lầm thứ hai của Đa-vít liên quan đến sự kiêu ngạo của Đa-vít, ấy là ông ra lịnh tu bộ dân sự.
- Cả hai tội lỗi nầy xảy ra trong đời sống của Đa-vít vào những thời điểm thịnh vượng của triều đại Đa-vít. Nếu so sánh với những tội lỗi của các thánh đồ từng được Kinh thánh nói đến, như tội không vâng lời của Sau-lơ trước đó, thì rõ ràng tội lỗi của Đa-vít là lớn hơn hết thảy.
- Tuy nhiên qua những lỗi lầm của Đa-vít, chúng ta học được điều gì?
- Bài học thứ nhất, là dù Đa-vít là người được chọn, là người được Chúa yêu thương, nhưng ông cũng là con người, mà con người thì không có một người nào công bình trên đất, dẫu một người cũng không (Rôma 3:10). Có đôi lúc Chúa cho phép những lỗi lầm xảy ra trong đời sống các thánh đồ, trong đời sống chúng ta, như một cái giằm xóc, như cái thắng để giữ chúng ta khỏi sự kiêu ngạo (II Cô. 12:7)
- Bài học thứ hai mà chúng ta cần học về lỗi lầm của Đa-vít, dù Đa-vít là vua, nhưng hai lần phạm tội với Chúa, bị quở trách, Đa-vít đều nhận tội, không hề chối cãi, bào chữa:
- II Sa-mu-ên 12:13, khi tiên tri Na-than quở trách tội lỗi của Đa-vít, Đa-vít đã lập tức nhìn nhận tội lỗi: Ta đã phạm tội cùng Đức Giê-hô-va.
- I Sử ký 21:8, khi biết việc tu bộ dân sự là việc không đẹp lòng Đức Chúa Trời, Đa-vít đã lập tức ăn năn nhận tội với Chúa: Tôi làm điều đó, thật là phạm tội lớn … vì tôi có làm cách ngu dại.
Đó là lý do Chúa tha thứ và tiếp tục dùng Đa-vít trong công việc Chúa.
- Dù Chúa rất yêu thương Đa-vít, dù Đa-vít thật lòng ăn năn tội với Chúa, nhưng hậu quả của tội lỗi vẫn ghi những dấu thẹo trong đời sống Đa-vít. Ngay khi Đa-vít qua đời, Kinh thánh cũng đã nhắc lại về những lỗi lầm của ông: Các công việc của vua Đa-vít từ đầu đến cuối, đều chép trong sách của Sa-mu-ên … Một ngàn năm sau, đến đời Tân Ước, vết sẹo tội lỗi nầy cũng được Đức Thánh Linh nhắc lại trong sách Ma-thi-ơ 1:6b, Đa-vít bởi vợ của U-ri sanh Sa-lô-môn. Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu!
- Qua đời sống của Đa-vít – Người được Chúa chọn, người được Chúa yêu thương, bày tỏ
- con đường theo Chúa và phục vụ Chúa phải trải qua nhiều nhọc nhằn, hoạn nạn, nhưng điều quan trọng là mỗi ngày phải lên chốn cao hơn trong chức vụ.
- Gia đình của Đa-vít là sự cảnh tỉnh người theo Chúa, phục vụ Chúa, e rằng đang lúc chúng ta thành công trong đời thường, đời thuộc linh, nhưng lại thua mất về gia đình, con cái.
- Phàm là con người thì phạm tội, dù đó là vua là thánh nhân như Đa-vít. Điều quan trọng là biết ăn năn.