II Sử Ký


I/. BỐ CỤC:
  1. Bố cục tiếp theo sách I Sử ký: CHÁNH ĐẠO (Chánh Thống).
  1. Gia phổ Chánh Thống: (I Sử ký 1: - 9:
  2. Vị vua Chánh Thống: (I Sử ký 10: -29:
  3. Địa điểm Chánh Thống: - II Sử ký 1: -9: ĐỀN THỜ
Dân Y-sơ-ra-ên không bao giờ dám nghĩ đến hoặc xây một Đền thờ thứ hai, ngoài Đền thờ tại Giê-ru-sa-lem – II Sử ký 6:6. Sau nầy họ chỉ lập Nhà Hội – Luca 4:16.
  1. Người xây Đền thờ – 1:
Salômôn lên ngôi và được ban cho sự khôn ngoan
  1. Công tác xây Đền thờ – 2: -7:
  2. Công dụng của Đền thờ – 8: -9:
  1. Một Dân tộc Chánh Thống: - 10: - 36:
    1. Sự chia rẽ trong vương quốc – 10:
    2. 20 vua của Y-sơ-ra-ên – 11: - 35:
  1.  Bố Cục riêng của sách II Sử ký:
Đề mục: DÂN THÁNH
Câu gốc: 6:25
I/. Địa vị Dân Thánh – 1: -9:
  1. Được chọn – 1: - Salômôn được chọn
  2. Được tương giao – 2: - 7: - Đền thờ
  3. Được vinh hiển – 8: - 9: -
II/.  Dân Thánh bị sửa phạt – 10 – 36:21
  1. Lý do Dân Thánh bị sửa phạt – 10: -12:
    1. Kiêu ngạo – 10:
    2. Chia rẽ – 11:
    3. Bỏ luật pháp – 12: (12:17)
  2. Cách Dân Thánh bị sửa phạt 13: - 36:21
    1. Cảnh cáo từng giai đoạn – 13: - 35:
(Chúa dùng nhiều lần cảnh cáo qua từng giai đoạn phục hưng. Chúa sửa phạt với ân điển)
  1. Sửa phạt nghiêm khắc – 36:1-21
III/. Khôi phục Dân Thánh – 36:22-23
  1. Ý Chúa cho khôi phục – 36:22
  2. Cảnh trạng khôi phục – 36:23
HOẶC:
Đề mục: PHỤC HƯNG
Câu gốc: 7:14
A/. Ý NGHĨA SỰ PHỤC HƯNG – 1: - 9:
  1. Được Ân tứ – 1: (Salômôn được ban ân tứ 1:12)
  2. Được tương giao – 2: - 7:
B/.  NHU CẦN PHỤC HƯNG – 10: - 33:
  1. Nhu cần bên trong – 10: -12: (vì bị chia rẽ)
  2. Nhu cần bên ngoài – 13: - 33: (bị lân bang hà hiếp)
C/. DẤU HIỆU PHỤC HƯNG  - 34: - 36:
  1. Tìm kiếm Lời Chúa – 34: -35:
  2. khô hạn – 36:1-21 (những hoạn nạn lớn tạo nên khao khát)
  3. Quay về với Chúa – 36:22-23 (trở về Giê-ru-sa-lem – Quyết tâm trở về với Chúa gây dựng lại Hội Thánh).

II/. NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ:
  1. Những lần đắc thắng: (4 lần)
  1. A-bi-gia thắng Giê-rô-bô-am – 13:14-18
  • A-bi-gia chỉ có 40,000 quân (13:3)
  • Giê-rô-bô-am có 60,000 quân mạnh dạn.
Nhưng A-bi-gia biết nhờ cậy Đức Giê-hô-va (13:10, 12, 18), và cách đánh là chỉ cần thầy tế lễ thổi kèn ngợi khen Chúa (13;14)
Kết quả có 50,000 tinh binh Y-sơ-ra-ên ngã chết, do đó Giê-rô-bô-am suy bại luôn
  1. A-sa thắng Ê-thi-ô-bi – 14:8-15
    • A-sa chỉ có 30,000 người cầm khiên, giáo (14:8), 24,000 cung thủ
    • Ê-thi-ô-bi có 1,000,000 binh và 300 cổ xe
A-sa đánh trận bằng sự cầu nguyện (14:11)
Kết quả quân Ê-thi-ô-bi thua trận (14:13)
  1. Giô-sa-phát thắng Mô-áp – 20:
    • Lực lượng của quân Mô-áp, Am-môn, và Mao-nít, rất đông (20:2-3)
    • Giô-sa-phát chỉ dùng những người ca hát ngợi khen Chúa (20:21)
    • Cách đánh: Giô-sa-phát chỉ cho Ban hát hát. (20:22)
    • Kết quả: không ai trong đạo quân Mô-áp, Am-môn, và Mao-nít thoát được (20:24)
  2. Ê-xê-chia thắng quân A-si-ri – 32:
  • Lực lượng:
A-si-ri từng thắng các nước (32:13-14) với hơn 185,000 quân.
Ê-xê-chia được toàn dân hiệp lại (32:2-4)
  • Cách đánh:
A-si-ri thách thức, kiêu ngạo, dùng tâm lý chiến sỉ nhục Ê-xê-chia và sỉ nhục Chúa (32:16-19) làm cho dân chúng hoảng sợ (32:18)
Ê-xê-chia cầu nguyện (32:20)
  • Kết quả: Đạo quân A-si-ri bị tiêu diệt trong một đêm, vua A-si-ri bị hổ thẹn và bị con mình ám sát chết.
Cả bốn lần thắng trận đều do chính Chúa đánh trận – 13:15; 14:12; 20:22; 32:21.
  1. Những cuộc phục hưng:
  1. Đời vua A-sa – 14: - 15:
    • Salômôn chết để lại những hình tượng ngoại bang và các tập tục thờ hình tượng (I Vua 11:4-8)
    • Rô-bô-am là con trai Salômôn kế vị lại bỏ luật pháp của Chúa (12:2), không tìm cầu Chúa (12:14)
    • A-bi-gia (A-bi-giam) cũng đi con đường của Rô-bô-am (I Vua 15:3)
    • Đến A-sa đã có phục hưng – 14:2-5
Vua A-sa làm điều thiện và ngay thẳng
Dẹp hình tượng
Khuyên dân sự tìm cầu Đức Giê-hô-va (15:12-15)
      Cuộc phục hưng nầy đem lại cho A-sa và nước Giu-đa bình an (14:5b), thắng quân Ê-thi-ô-bi (14:12), tìm gặp Chúa (15:15b)
  1. Đời vua Giô-sa-phát – 17:
    • Dù đến cuối đời, vua A-sa không trọn lòng theo Chúa nhưng ảnh hưởng của cuộc phục hưng đã truyền đến đời Giô-sa-phát (16:)
    • Vua Giô-sa-phát tìm kiếm Chúa, đi theo đường lối của Chúa (17:3-4, 6), vua sai người đi dạy Lời Chúa cho dân sự (17:19)
    • Cuộc phục hưng nầy đã khiến cho Giô-sa-phát được giàu có, vinh hiển (17:5, 11, 12)
  2. Đời vua Giô-ách – 24:1-14
    • Cuộc phục hưng đời Giô-ách là do Thầy Tế Lễ Giê-hô-gia-đa chủ trương – 23:16-21; 24:2
    • Đặc điểm của cuộc phục hưng nầy là việc tu bổ Đền thờ (24:4). Việc tu bổ do sự đóng góp của toàn thể dân Giu-đa (24:10), và đóng góp cách dư dật (24:14)
    • Rất tiếc là Giô-ách đã không đi trọn con đường của Chúa (24:17-18)
  3. Đời vua Ê-xê-chia – 29: -32:
Cuộc phục hưng đời vua Ê-xê-chia được đánh dấu qua các hành động phục hưng:
  • Mở lại Đền thờ bị vua A-cha đóng.
  • 29:15-17, Dọn sạch Đền thờ, đập bỏ con rắn bằng đồng từ thời Môi-se (II Vua 18:4)
  • 29:35, Lập lại chức tế lễ
  • 30:4-5, mời toàn thể dân Y-sơ-ra-ên phía Bắc và dân Giu-đa phía Nam đến dự Lễ Vượt qua
  1. Đời vua Giô-si-a – 34- 35:
    • 34:3, Giô-si-a lúc 16 tuổi đã tìm kiếm Chúa, trừ bỏ hình tượng
    • 32:8, lúc 25 tuổi, vua cho sửa sang Đền thờ, tìm được sách Luật pháp.
    • 34:19, vua hạ mình ăn năn khi nghe đọc Lời Chúa.
    • 35:18, vua cử hành Lễ Vượt Qua trọng thể.
Mặc dù các cuộc phục hưng không được các vua Giu-đa giữ trọn, nhưng cũng đã cảm động lòng Đức Chúa Trời khiến Chúa ban cho nước Giu-đa kéo dài thêm 100 năm, và cũng là lý do sách Sử ký được kết thúc với chiếu lịnh của vua Si-ru (36:22-23) cho phép dân Giu-đa trở lên Giê-ru-sa-lem xây lại Đền thờ, trong khi sách II Các Vua với cảnh lưu đày.

Đề mục: DÂN THÁNH
Kinh thánh: Sách II Sử ký 1: - 36:
Câu gốc: II Sử ký 7:14
Mục đích: học tiếp trong chương trình học toàn bộ Kinh thánh. Giúp con cái Chúa hiểu rõ địa vị được làm Dân Thánh của Đức Chúa Trời đúng nghĩa.

I/. ĐỊA VỊ DÂN THÁNH:
II Sử ký 1: - 9:
Sách Sử ký thứ II dành 9 đoạn đầu để tường thuật lại đời sống và sự nghiệp cũng như những phước hạnh của Chúa ban Sa-lô-môn, một người được Chúa chọn để làm vua trên dân I-sơ-ra-ên.
Và qua 9 đoạn đầu nầy của sách II Sử ký, đặc biệt là qua đời sống của Sa-lô-môn, chúng ta có thể nhìn thấy giá trị của địa vị một Dân Thánh, tức là một Dân được chọn, một người được chọn như thế nào.
ĐOẠN 1:
Đoạn 1 cho chúng ta địa vị Dân Thánh là địa vị được Đức Chúa Trời chọn, như Sa-lô-môn đã được Chúa chọn để lên ngôi làm vua trên dân I-sơ-ra-ên.
Sa-lô-môn là ai?
  • Sách Tin Lành Ma-thi-ơ 1:6b ghi lại một câu: Đa-vít bởi VỢ của U-ri sanh Sa-lô-môn, nghĩa là Kinh thánh nhắc lại Sa-lô-môn là đứa con từ trong tội lỗi của Đa-vít cướp vợ của người khác.
  • Rồi sách Các Vua thứ I đoạn 1, ghi lại một cuộc tranh giành ngôi báu, đến giờ phút cuối cùng, chiếc ngai vàng mới thuộc về Sa-lô-môn.
Như vậy, xét về tư cách, Sa-lô-môn thật không đáng làm vua, nhưng bởi sự yêu thương của Đức Chúa Trời như ý nghĩa tên Giê-đi-đia mà Chúa đã sai tiên tri Na-than đặt cho Sa-lô-môn, có nghĩa là Đức Giê-hô-va yêu thương (II Sa-mu-ên 12:24-25), mà ông được chọn.
Kinh thánh đã nhiều lần nói với chúng ta giống như đã nói về Sa-lô-môn trong sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta trong Đấng Christ:
  • Giăng 3:16, Vì Đức Chúa Trời YÊU THƯƠNG thế gian …
  • Rôma 5:8, Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng YÊU THƯƠNG Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.
Cảm ơn Chúa, theo tư cách chúng ta là người có tội đáng chết và bị hư mất đời đời, nhưng Chúa đã yêu thương chọn chúng ta trong Đấng Christ để làm một dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời(I Phi. 2:9)
ĐOẠN 2: - 7:
Sáu đoạn nầy, sách II Sử ký tường thuật lại một công việc đặc biệt mà Đa-vít ước ao được làm nhưng không được làm: Đó là việc xây cất một Đền thờ cho Chúa bây giờ Sa-lô-môn được làm. Tại sao?
Vì Đa-vít là tay chiến sĩ  (I Sử. 28:2-3), một người dùng sức riêng mà chiếm lấy sản nghiệp.
Còn Sa-lô-môn được sản nghiệp chỉ là nhờ ân điển yêu thương của Đức Chúa Trời, mọi sự đã có sẵn, từ chiếc ngai vàng đến vật liệu xây cất Đền thờ, nền Đền thờ, Sa-lô-môn chỉ việc đưa tay nhận lấy mà hưởng. Hoàn toàn bởi ân điển và đức tin, không bởi việc làm, công sức gì của Sa-lô-môn.
Sách II Sử ký mô tả từng chi tiết công trình xây dựng Đền thờ với bao nhiêu là vật liệu quí giá. Rồi một Lễ Khánh thành cung hiến Đền thờ được cử hành với sự đầy dẫy vinh quang của Chúa: Khi Sa-lô-môn cầu nguyện xong, lửa từ trời giáng xuống đốt của lễ thiêu và các hi sinh, sự vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy trong đền. Nhưng thầy tế lễ chẳng vào được trong đền của Đức Giê-hô-va, vì sự vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy đền của Ngài. Hết thảy dân I-sơ-ra-ên đều thấy lửa và vinh quang của Đức Giê-hô-va giáng xuống đền… (II Sử ký 7:1-3)
Đền thờ! Đền thờ bao giờ cũng là biểu tượng sự tương giao của Cơ-Đốc nhân với Đức Chúa Trời, nơi Đền thờ con người được đến gần Đức Chúa Trời là Cha để thờ phượng, để ngợi khen, để học Lời Chúa, để trình các sự cầu xin cho Đức Chúa Trời.
Anh chị em còn nhớ, dân I-sơ-ra-ên phải được cứu ra khỏi Ai Cập rồi, Chúa mới cho Môi-se dựng một Đền thờ Tạm để Dân Thánh của Chúa tương giao với Chúa. Chúa cũng phải đợi cho đến khi Dân Thánh của Chúa ổn định trong Đất Hứa, thật tâm chiến hữu Đất Hứa, thì Đền thờ mới được xây lên để Dân Thánh bước vào sự tương giao chính thức với Chúa.
Hãy nhớ, Đền thờ chỉ được xây dựng, hay nói về hình bóng, sự tương giao với Chúa chỉ có được khi chúng ta RA KHỎI AI CẬP, ra khỏi tội lỗi bước vào địa vị mới làm Dân Thánh của Chúa.
đoạn 8: - 9:
Hai đoạn nầy, Kinh thánh ghi lại vinh quang mà Sa-lô-môn có được trong địa vị mà Chúa ban cho ông. Vinh quang của Sa-lô-môn là sự giàu có và sự nổi tiếng khôn ngoan khắp nơi. Chúng ta hãy nghe những lời của Nữ hoàng Sê-ba nói về Sa-lô-môn trong II Sử. 9:3-8, Khi nữ vương Sê-ba thấy sự khôn ngoan của Sa-lô-môn … thì mất vía, bèn nói với vua rằng: … người ta chẳng thuật cho tôi nghe đến phân nửa sự khôn ngoan lớn lao của vua …
Nói tóm lại, qua 9 đoạn đầu tiên của sách II Sử ký, với đời sống của Sa-lô-môn, Chúa cho chúng ta nhìn rõ địa vị của một người được làm Dân Thánh của Chúa, người đó là người ĐƯỢC CHỌN, ĐƯỢC TƯƠNG GIAO VỚI CHÚA, và ĐƯỢC VINH HIỂN.

II/. SỰ SỬA PHẠT DÂN THÁNH:
10: - 36:21
Đây là điều khó hiểu cho Dân Thánh I-sơ-ra-ên ngày xưa, mà cũng khó hiểu cho Dân Thánh thuộc linh ngày nay trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Dân I-sơ-ra-ên ngày xưa cũng như nhiều Cơ-Đốc nhân ngày nay, thường nghĩ rằng Chúa luôn che chở, bảo vệ Dân Thánh, Hội Thánh. Họ không hiểu rằng Đức Chúa Trời yêu thương nhưng cũng công bình, chẳng kể kẻ có tội là vô tội; Đức Chúa Trời là Cha yêu thương nhưng cũng là người Cha nghiêm khắc sẵn sàng sửa phạt con cái của Ngài (Hê. 12:4-6).
1/. Lý do Dân Thánh bị sửa phạt:
Nhưng Kinh thánh qua sách II Sử ký từ đoạn 10: đến đoạn 12:, ghi lại cho chúng ta biết lý do Chúa phải sửa phạt Dân Thánh:
  • Đoạn 10:
Lý do thứ nhất Chúa phải sửa phạt Dân Thánh được bày tỏ trong những lời đầy kiêu ngạo của vua Rô-bô-am, con trai của Sa-lô-môn đã nói: vua Rô-bô-am đáp với dân sự cách xẳng xớm…Cha ta khiến cho ách các ngươi nặng nề; ta sẽ làm cho ách các ngươi thêm nặng hơn; cha ta sửa phạt các ngươi bằng roi, ta sẽ sửa phạt các ngươi  bằng roi bò cạp (II Sử. 10:13-14)
  • Đoạn 11:
Lý do thứ hai mà Chúa sửa phạt Dân thánh là sự chia rẽ trong Dân Thánh. Sau lời tuyên bố đầy kiêu ngạo của Rô-bô-am, nước I-sơ-ra-ên chia rẽ thành hai nước, 10 chi phái phía Bắc tôn Giê-rô-bô-am làm vua; 2 chi phái Giu-đa và Bên-gia-min phía Nam ủng hộ dòng dõi Đa-vít.
Kinh thánh từng cảnh cáo chúng ta rằng: Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau; tánh tự cao đi trước sự sa ngã (Châm. 16:18). Kinh thánh cũng dạy chúng ta sự hiệp một là sức mạnh mà Dân Thánh có được, và chính Chúa Jêsus Christ đã từng phán: một nước mà chia xé nhau thì bị phá hoang; một thành hay là một nhà mà chia xé nhau thì không còn được (Ma-thi-ơ 12:25).
Chúa thì luôn muốn Dân Thánh của Ngài hiệp một, nên làm sao mà Chúa không sửa phạt khi Dân Thánh mà lại chia rẽ.
Đoạn 12: cho chúng ta biết lý do thứ 3 khiến Chúa sửa phạt Dân Thánh.
Trong đoạn 12:1, Kinh thánh đã ghi lại lý do đó: Xảy  khi nước của Rô-bô-am vừa được lập vững bền, và người được cường thạnh, thì người và cả I-sơ-ra-ên LIỀN BỎ LUẬT PHÁP của Đức Giê-hô-va.
Thật buồn thay, Dân Thánh mà lại bỏ Luật pháp Thánh tức là Luật pháp của Đức Giê-hô-va. Nói như vậy hàm ý rằng Dân Thánh chắc chắn đã theo luật của xác thịt, luật của tội lỗi rồi. Câu hỏi đặt ra là họ đáng bị phạt không? Và câu trả lời chắc chắn không còn lý do gì để bào chữa nữa: Đáng bị phạt!
            2/.  Cách Dân thánh bị sửa phạt:
13: - 36:21
Suốt từ đoạn 13 đến đoạn 36:21 nầy, chúng ta thấy Chúa thật đầy lòng nhơn từ, Ngài không sửa phạt tức thì, hoặc tiêu diệt họ ngay, nhưng rõ ràng từ sau khi Sa-lô-môn chết, Rô-bô-am lên ngôi đến khi Sê-đê-kia bị quân Ba-by-lôn bắt lưu đày, Chúa phải nhịn nhục một thời gian 400 năm, tức là từ năm 970 TC đến 587 TC.
Suốt 400 năm đó, Chúa không im lặng phó mặc họ, bỏ rơi họ, nhưng:
nhiều lần nhiều lúc Chúa đã cảnh cáo họ bằng những cái roi của các nước lân bang, nhất là với đạo quân của người A-si-ri tiêu diệt vương quốc I-sơ-ra-ên phía Bắc như một lời cảnh cáo mạnh, rồi chính Dân Thánh Giu-đa cũng bị đạo quân A-si-ri bao vây Giê-ru-sa-lem, nếu Chúa không thương xót thì họ cũng đã bị nhấn chìm dưới gót chân xâm lược của A-si-ri rồi.
Nhiều lần Chúa cũng dấy lên những vị vua tốt để đem lại sự phục hưng cho Dân Thánh Giu-đa, nhưng rồi đâu lại hoàn đấy, mèo vẫn hoàn mèo.
Để rồi cuối cùng, trong đoạn 36:1-21, Đức Chúa Trời đã sửa phạt Dân Thánh cách nghiêm khắc với những lần bị quân ngoại bang chiếm đoạt và cướp phá:
  • II Sử ký 36:3-4, vua Ai Cập truất ngôi vua Giu-đa, phạt vạ một trăm ta-lâng bạc và một ta-lâng vàng.
  • II Sử ký 36:9-10, lần nầy Dân Thánh bị quân Ba-by-lôn cướp phá, xiềng vua, cướp các khí mạnh trong Đền thờ.
  • II Sử ký 36:10, lần thứ hai quân Ba-by-lôn cướp vật quí trong Đền thờ, phế vua.
  • II Sử ký 36:15-16 là lời Chúa tuyên án Dân Thánh bởi họ khinh dễ lòng yêu thương của Chúa đối với họ, chẳng còn phương chữa được. Và lần thứ ba cũng là lần cuối nầy, quân Ba-by-lôn đã giết người, cướp của, đốt Đền thờ, bắt vua đến dân lưu đày qua Ba-by-lôn.
Chúa thật đã sửa phạt Dân Thánh cách ân điển, chỉ tiếc là Dân Thánh đã không chịu ăn năn.
Câu hỏi một lần nữa được nêu lên: Như vậy, Dân Thánh có đáng phạt không? Câu trả lời chắc chắn sẽ là ĐÁNG PHẠT! Dù họ là Dân Thánh, Chúa cũng đã phạt và phạt rất nặng.
Đây là bài học mà tác giả thư Hêb. 12:15 đã nói đến với thành ngữ: Trật phần ân điển!Cũng là lời mà Thánh Linh Đức Chúa Trời đã cảnh cáo Hội Thánh tại Ê-phê-sô trong Khải huyền 2:5, nếu ngươi không ăn năn thì ta sẽ cất chơn đèn của ngươi khỏi chỗ nó.
Có cái roi sửa phạt nào mà Chúa đang đặt trên anh chị em không? Hãy nhờ ơn Chúa ăn năn. Có tội lỗi nào mà Chúa đã nhiều lần cảnh báo trước, mà anh chị em chưa chịu ăn năn không? Hãy nhớ dù là Dân Thánh, Chúa cũng sửa phạt. Vậy hãy tỉnh thức và ăn năn.

III/. KHÔI PHỤC DÂN THÁNH:
II Sử ký 36:22-23.
Có một câu Kinh thánh trong sách Tiên tri Ê-sai 6:13 thật thích hợp với những lời nầy. Trong cơn giận Chúa có sửa phạt, nhưng không phó Dân Thánh của Ngài vào sự chết. Trong cơn giận Chúa có đánh hạ Dân Thánh, nhưng Chúa vẫn chừa lại gốc cho nó, vì giống thánh là gốc của nó.
Suốt từ đoạn 10 đến đoạn 36:21, nhất là 36:1-21, chúng ta thấy Chúa đã cho phép cái roi sửa phạt đánh liên tục trên Dân Thánh, đến nỗi hầu như tan nát hết cả. Nhưng Chúa thật yêu thương, không nỡ tắt ngọn đèn gần tàn, không bẻ cây sậy gần gãy, Chúa đã cho phép sách II Sử ký có thêm hai câu cuối 22 và 23, rao báo rằng Chúa sẵn sàng khôi phục lại Dân Thánh.
Trong sự khôi phục Dân Thánh nầy, chúng ta thấy hai câu nêu ra hai yếu tố cần và đủ để Dân Thánh được khôi phục.
1/. Phương diện của Chúa:
II Sử ký 36:22a.
Trong câu 22a nầy, có một nhóm từ: Đưc Giê-hô-va muốn làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã cậy miệng Giê-rê-mi mà phán ra…
Những chữ: Đức Giê-hô-va muốn… nhấn mạnh sự khôi phục Dân Thánh phát xuất từ ý chỉ của Đức Chúa Trời – Chúa muốn. Tất cả mọi việc xảy ra đều phát xuất từ ý muốn của Đức Chúa Trời đối với muôn vật, huống chi là đối với Dân Thánh của Ngài.
Ý chỉ của Chúa khôi phục Dân Thánh không bị giấu kín, nhưng đã được bày tỏ trong Lời Chúa, ít nhất đã được ghi lại trong sách của Tiên tri Giê-rê-mi.
Cảm ơn Chúa, Chúa có sửa phạt Dân Thánh của Ngài, nhưng từ đời đời Chúa cũng đã dành cho Dân Thánh một sự thương xót. Nói đến sự thương xót khôi phục nầy, không phải để chúng ta khinh lờn Chúa, mà là để chúng ta cảm tạ Chúa, tin cậy tình yêu thương của Chúa nhiều hơn.
2/. Phương diện của con người:
II Sử ký 36:23.
Anh chị em có thấy điều kỳ diệu nầy không: Chúa là Toàn năng, nhưng Ngài vẫn cần đến con người cho công việc Ngài.
Để khôi phục Dân Thánh, để đưa họ trở về với Vùng Đất phước hạnh mà Chúa ban cho họ, để Dân Thánh của Chúa có thể xây dựng một Đền thờ, một Hội Thánh cho Chúa, Chúa cần một con người, dù đó là một người không thuộc Dân Thánh như vua Si-ru, nhưng vua nhận biết ơn Chúa dành cho ông.
Anh chị em ơi, Chúa thật cần những con người, nhất là những người nhìn biết nhu cần của Dân Thánh, nhu cần của Hội Thánh, Chúa cần những con người trong chúng ta để Chúa có thể đem lại sự phục hưng cho Hội Thánh của Ngài, giống như vua Si-ru đem Dân Thánh trở về Đất Thánh và thờ phượng Đấng Thánh.
Tôi muốn chúng ta cùng đọc những dòng cuối của II Sử 36:23b như đọc một lời hiệu triệu của Chúa đang kêu gọi chúng ta để Ngài sử dụng: Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, hãy trở lên Giê-ru-sa-lem; nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời của người ấy ở cùng người!

Đề mục: PHỤC HƯNG
Kinh thánh: Sách II Sử ký 1: - 36: (Đọc II Sử. 7:12-14)
Câu gốc: II Sử ký 7:14
Mục đích: Học sách Sử ký thứ II, gây ý thức cho Hội Thánh khao khát sự Phục hưng, nhất là trong giai đoạn Hội Thánh hiện nay.

I/. CẢNH TRẠNG PHỤC HƯNG:
  • II Sử ký 7:12
  • Rất nhiều người mơ ước phục hưng và một số người hiểu lầm phục hưng là những dấu kỳ phép lạ xảy ra, bịnh tật được chữa lành …
  • Thật ra trong phục hưng, quyền năng của Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ mạnh mẽ, nhưng không phải phục hưng chỉ là những chuyện lạ. Qua câu Kinh thánh nầy cộng với II Sử 1: - 9:, Lời Đức Chúa Trời sẽ mô tả chi tiết cảnh trạng phục hưng cho chúng ta rõ.
  • Trong câu 12, có hai nhân vật: Đức Giê-hô-va và Sa-lô-môn.
  • Nói đến Chúa là nói đến phương diện thuộc linh. Chúa đang làm gì?
  • Chúa đang hiện ra. Hiện ra lúc nào? Chúa đang hiện ra vào lúc ban đêm. Ban đêm thường là giờ của sự tối tăm, của hoạn nạn, của những khó khăn, kể cả của tội lỗi. Trong hoàn cảnh ban đêm như vậy Chúa đã hiện ra. Một sự an ủi vô cùng.
Trong Khải huyền 1:17, trong lúc sứ đồ Giăng già yếu đang chịu tù khổ sai nơi đảo Bát-mô, thì Chúa đã hiện ra với ông, vừa thấy Chúa, thì Giăng ngã xuống chơn người như chết. Niềm vui gặp Chúa trong cảnh hoạn nạn khiến Cụ già Giăng như một em bé ngã vào lòng của người mẹ, người cha thân thương tìm sự an ủi.
Và Chúa cũng đã hiện ra với Sa-lô-môn.
  • Chúa … phán: Ta có nghe lời cầu nguyện ngươi …
Những câu: Chúa hiện ra … Chúa phán, làm cho tôi có cảm giác sự gần gũi, thân mật giữa Chúa với Sa-lô-môn là một con người.
Đó không phải là Phục Hưng sao? Sự Phục Hưng há không phải là Hội Thánh quay trở lại tinh thần tương giao thân mật gần gũi với Chúa sao? Phục hưng há không phải là những giờ phút cầu nguyện, học Kinh thánh ngọt ngào, những giờ phút chúng ta nói với Chúa bằng tất cả tấm lòng khát khao dốc đổ với Chúa và những giờ phút đọc Kinh thánh – những từ ngữ, những câu văn bao nhiêu ngày tháng trước đây khô khan, nặng nề, bây giờ trở nên ngọt ngào như Chúa trực tiếp phán với chính mình sao?
Anh Chị em hãy hỏi những người từng kinh nghiệm Phục Hưng xem đó có phải là kinh nghiệm của chính họ không? Cũng là cầu nguyện, cũng là học Kinh thánh, nhưng sự cầu nguyện trong Phục hưng không còn là gánh nặng mệt nhọc đến nỗi không dám cầu nguyện; việc học Kinh thánh không còn nhàm chán đến nỗi phải ngủ cho quên đi trong giờ Kinh thánh được mở ra.
  • Bây giờ anh chị em hãy trở lại với II Sử. từ đoạn 1 đến đoạn 9 để xem Kinh thánh mô tả cảnh trạng Phục Hưng từng chi tiết.
  • Đoạn 1.
1:3, sự Phục hưng của Vương quốc I-sơ-ra-ên thời Sa-lô-môn bắt đầu từ lời cầu nguyện của Sa-lô-môn và CẢ HỘI CHÚNG đến Ga-ba-ôn cầu nguyện với Chúa. Và Chúa đã nhậm lời.
1:12, Chúa phán: Ta đã BAN … một nguồn phước vô tận được ban cho, được đổ xuống trên Sa-lô-môn và tuyển dân: khôn ngoan, giàu có, của cải, tôn vinh, đến đỗi…
Phục Hưng là phước hạnh thế đấy, các ân tứ được ban cho không xiết kể.
  • Đoạn 2: - 7:
Sáu đoạn nầy, thuật lại việc Sa-lô-môn xây dựng Đền thờ cho Chúa, tất cả đồng lòng hiệp ý lo công việc Chúa. Đền thờ là hình bóng về Hội Thánh của Đức Chúa Trời ngày nay. Phục Hưng là cảnh trạng toàn thể con cái Chúa đứng lên đồng tâm hiệp lực, một ý chung lo phát triển Hội Thánh, khiến cho qua Hội Thánh là Đền thờ của Đức Chúa Trời, vinh quang của Đức Chúa Trời được hiển lộ tỏ tường (5:13-14)
Phục Hưng là thế đấy! Đức Chúa Trời sẽ được vinh danh qua Hội Thánh!
  • Đoạn 8: - 9:
Nổi bật trong hai đoạn nầy là việc Nữ hoàng Sê-ba đã nghe và tìm đến gặp Sa-lô-môn để xem việc Đức Chúa Trời đã làm cho dân Chúa. Bà phát biểu: Điều tôi nghe nói trong xứ tôi… thì thật lắm. Song trước khi đến đây và chưa thấy tận mắt những điều nầy, thì tôi chẳng tin lời họ; và kìa, người ta chẳng thuật cho tôi nghe đến phân nửa … Các quần thần của vua thật có phước thay!… 
Phục Hưng là cảnh trạng có nhiều người chạy đến với Chúa, nhận biết quyền năng, phước hạnh của Chúa. Phục Hưng bao giờ cũng là sự bùng nổ giảng Tin Lành.
  • Với cảnh trạng Phục hưng mà sách II Sử từ đoạn 1 đến đoạn 9 và với 7:12 mô tả, đọc qua lòng anh chị em có thấy nôn nao, trí có suy nghĩ mơ ước cá nhân, gia đình và Hội Thánh được Phục Hưng như vậy không? Nguyện Lời Đức Chúa Trời khuấy động linh hồn, thân thể anh chị em khao khát sự Phục hưng mà Chúa muốn ban cho chúng ta.

II/. NHU CẦN PHỤC HƯNG:
  • II Sử ký 7:13
  • Câu 13 nầy mô tả một cảnh khủng khiếp của một xứ sở, một Hội Thánh, một gia đình, một con người không được Phục hưng.
  • Chúa phán: … Ta đóng các từng trời lại
Một sự xa cách tương giao với Chúa, Chúa lìa bỏ dân Chúa. Anh chị em hãy đọc lại những phân đoạn Kinh thánh nói về những thời điểm mà dân Chúa bị Chúa từ bỏ:
Hê. 3:17-19, Chúa giận dân Chúa 40 năm, từ bỏ họ và họ đã ngã chết trong đồng vắng, Chúa đã ngảnh mặt trước tai họa đến trên họ.
I Sa-mu-ên 3:1, Lời Chúa lấy làm hiếm hoi, hơn 400 năm đời Quan xét, Lời Chúa hiếm hoi, sự tương giao với Chúa hiếm hoi. Kết quả là Dân Chúa sống trong thời kỳ đầy tối tăm, kinh khiếp.
Êxêchiên 11:24, vinh hiển của Đức Chúa Trời cất khỏi thành thánh, hình phạt đã đến trên dân Chúa, để rồi bị đày qua Ba-by-lôn.
Nếu không có Phục hưng thì làm sao?
  • Chúa phán: … không cho mưa xuống…
Mưa thường chỉ bóng về những phước hạnh Chúa ban.
Trong Thánh ca có nhiều bài nói về những cơn mưa phước lành rất hay:
Từ trời dội một cơn mưa phước lành
Lời vàng từ lòng yêu hứa ban.
Dồi dào nguồn phước mát mẻ hồn linh,
Do Jêsus tuôn tràn lai láng
Ấy mưa phước ơn dồi, chúng tôi đang mong chờ mưa ấy
Mới lác đác chung quanh vài giọt thôi.
Nguyện Ngài dội trận mưa lớn đây. (Thánh ca số 202)
Một bài Thánh ca khác (Thánh ca số 254)
Tôi nghe nói hạnh phước như mưa dào từ nơi Chúa đổ tuôn dường bao…
Bây giờ Chúa phán: Chúa không cho mưa xuống. hãy nhìn xem những cơn hạn hán thuộc thể là tai họa khủng khiếp biết dường nào được mô tả trong I Vua 17: - 18:. Một Hội Thánh khô hạn ơn phước càng khủng khiếp hơn nữa, anh chị em sẽ cảm thấy một Hội Thánh như vậy là một dạng của địa ngục.
Nếu không có Phục hưng thì anh chị em sống làm sao trong khô hạn đó?
  • Chúa phán: … khiến cào cào phá hại thổ sản, và giáng ôn dịch giữa dân sự ta.
Một tháng qua, thế giới đã nếm trải ôn dịch SARS như thế nào rồi. Một sự khủng hoảng kinh tế và bịnh tật lây lan (dịch bịnh) còn khủng khiếp hơn chiến tranh bằng khí giới bom đạn, nó sẽ tạo ra nghèo đói và chết chóc.
Nếu không có Phục hưng thì Hội Thánh cũng vậy. Bạn đừng tưởng rằng Hội Thánh yếu đuối, khô hạn ơn phước, cũng không ảnh hưởng gì lớn lắm. Bạn đã sai lầm như những người làm y tế sai lầm tại Trung quốc khi không thông báo dịch bịnh SARS. Giá phải trả là cái chết bao trùm khắp thế giới.
  • Một lần nữa, anh chị em hãy trở lại II Sử từ đoạn 10 đến đoạn 33, để nghe Kinh thánh cảnh tỉnh chúng ta về nhu cần Phục Hưng.
  • Đoạn 10: - 12:
Ba đoạn nầy trình bày sự chia rẽ trầm trọng trong tuyển dân. Họ đã chia thành hai nước. Chúa Jêsus Christ phán: Một nước mà chia xé nhau thì bị phá hoang; một thành hay một nhà mà chia xé nhau thì không còn được. ( Ma-thi-ơ 12:25)
Giai đoạn nầy dân Chúa bắt đầu sự chia rẽ trầm trọng, và chia thành hai nước: Vương quốc phía Nam là Giu-đa; vương quốc phía Bắc là I-sơ-ra-ên.
Nếu không được Phục hưng thì chắc chắn dân Chúa sẽ bị phá hoang, sẽ không còn được nữa..
  • Đoạn 13: - 33:
Đây là giai đoạn dân Chúa bị các lân bang hà hiếp, nội bộ xâu xé, Danh Chúa bị sỉ nhục (32:14-15)
Dân Chúa, Hội Thánh của Chúa, Danh Chúa bị sỉ nhục như vậy, nếu không có sự Phục hưng thì làm sao?
  • Thực trạng Hội Thánh ngày nay không giống như vậy sao? Chia rẽ – không phải chia ra để phát triển, mà chia rẽ vì kiêu ngạo, vì lợi riêng mình; không phải thi đua giảng Tin Lành mà là ganh đua, tranh cạnh, đến nỗi ngay trong cùng Hệ phái cũng muốn triệt hạ nhau để mình được vinh quang.
  • Hội Thánh ngày nay bị tà giáo, dị giáo đe dọa. Ngay cả thế lực của Hồi giáo cực đoan với các trận chiến tại Afganistan, Iraq, với những lời hô hào thánh chiến của những lãnh tụ Hồi giáo cực đoan, cũng là mối đe dọa lớn. Ngay cả trên những quốc gia tự nhận là quốc gia Cơ-Đốc, Hội Thánh đã bị thu hẹp, ảnh hưởng của Lời Chúa đã bị một thứ Tự Do Tôn giáo, bình đẳng Tôn giáo chận đứng, nếu không muốn nói là đè bẹp. Cơ-Đốc giáo ngày nay đã thiếu quyền năng hoặc mê tín đến nỗi hạ xuống ngang hàng với các Tôn giáo.
  • Phục Hưng! Hội Thánh đang cần Phục Hưng! Nói như Tiến Sĩ Bill Bright nói về Nước Mỹ: Nếu Hội Thánh tại Nước Mỹ không Phục Hưng, thì Nước Mỹ sẽ bị tiêu diệt! Hội Thánh cũng vậy!

III/. PHƯƠNG PHÁP PHỤC HƯNG:
  • II Sử ký 7:14
  • Thật ra câu Kinh thánh II Sử ký 7:14 rất quen thuộc đối với nhiều Cơ-Đốc nhân, nhưng thực tế cho thấy câu Kinh thánh nầy chỉ nằm trên kinh văn, trên lý thuyết. Lịch sử Hội Thánh trải qua gần 2.000 năm, thỉnh thoảng mới thấy Hội Thánh nơi nào đó áp dụng. Tuy nhiên, mỗi lần Hội Thánh nơi nào đó áp dụng thì câu Kinh thánh II Sử ký 7:14 lại tỏ ra linh nghiệm vô cùng, sự Phục hưng lập tức bộc phát lạ lùng.
  • Anh chị em hãy đọc lịch sử phục hưng của Hội Thánh trên thế giới xem. Gần gũi nhất với Hội Thánh Việt-nam là những cuộc Phục Hưng tại Trung quốc vào đầu thế kỷ 20, với những buổi nhóm trong đó:
  • dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, tức là ăn năn nhìn nhận tội lỗi của chính mình.
  • dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta cầu nguyện, tức là hết lòng trình bày với Chúa nhu cần của mình, của gia đình mình, của Hội Thánh, nói rằng: Chúa ơi, nếu Chúa không Phục Hưng con, không Phục Hưng gia đình con, không Phục Hưng Hội Thánh con đang sinh hoạt, thì chắc chắn chúng con sẽ hư mất đời đời.
  • dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta tìm kiếm mặt ta, tức là học hỏi Lời Chúa, muốn được nghe Chúa khuyên, Chúa dạy.
  • dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta trở lại, bỏ con đường tà, tức là lìa bỏ con đường tội lỗi, yếu đuối, sống cho mình, phe đảng, chia rẽ …
  • Anh chị em biết điều gì  đã xảy ra không?
  • II Sử 7:14 lập tức ứng nghiệm: Chúa ở trên trời đã nghe và cứu xứ họ khỏi tai họa, … mắt Chúa đã đoái xem, lỗ tai Chúa đã lắng nghe, lời cầu nguyện của họ được nhậm.
  • Tại Việt-nam, những cơn Phục Hưng đã đến trên Đất Nước nầy qua các thời điểm 1939 bởi Bác sĩ Tống Thượng Tiết; 1942, bởi Mục sư Lê văn Thái; 1972 bởi các sinh viên Thần học viện tại Nhatrang lan khắp các vùng Thượng hạt.
  • Nhiều người đã được cứu, nhiều người được chữa lành, Hội Thánh phát triển mạnh mẽ.
  • Làm sao để được Phục Hưng như vậy?
  • Phương pháp đó là Lời Chúa dạy trong II Sử 7:14,
  • Hãy hạ mình (đừng kiêu ngạo nữa, hãy quì xuống);
  • Hãy cầu nguyện, đừng đọc kinh mà là cầu nguyện
  • hãy tìm kiếm Chúa, hãy mở Kinh thánh ra học và làm theo. Hãy nói với Chúa qua Lời Chúa: Lạy Ngài, Ngài muốn con làm chi?
  • hãy bỏ con đường tà chia rẽ, kiêu ngạo, ganh ghét, tư lợi, trở về với nẻo yêu thương, thánh khiết, hiệp một.
  • Lạy Chúa xin hãy Phục Hưng Hội Thánh Ngài, khởi sự từ chính con! Nguyện đó là lời cầu nguyện của mỗi chúng ta hôm nay.


 ----------------


Đề mục: NHỮNG LẦN ĐẮC THẮNG
Kinh thánh: II Sử ký 13:14-18
Câu gốc: II Sử ký 13:15
Mục đích: Học tiếp sách II Sử ký. Bày tỏ cho con cái Chúa biết đời sống đến từ Chúa.

I/. A-BI-GIA THẮNG GIÊ-RÔ-BÔ-AM:
  • II Sử ký 13:14-18
  • Rõ ràng đây là một cuộc nội chiến giữa vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc do Giê-rê-bô-am chỉ huy với vương quốc Giu-đa phía Nam do A-bi-gia, con trai của Rô-bô-am, cháu nội của Sa-lô-môn, chỉ huy.
  • Trong 13:3, Kinh thánh đã giới thiệu lực lượng của hai nước
  • A-bi-gia ra trận với 40 vạn (400.000) quân
  • Giê-rô-bô-am ra trận với 80 vạn (800.000) quân.
  • Lý do Giê-rô-bô-am có nhiều quân hơn Giu-đa là vì Giê-rê-bô-am nắm trong tay một vương quốc gồm 10 chi phái; còn Giu-đa chỉ có hai chi phái.
  • Tương quan lực lượng cho thấy ưu thế thuộc về Y-sơ-ra-ên phía Bắc. Nhưng ngoài số quân 400.000, A-bi-gia còn có sức mạnh nào đặc biệt hổ trợ không? Chúng ta hãy nghe chính A-bi-gia nói về sức mạnh của Giu-đa:
  • 13:4, A-bi-gia nhắc lại giao ước của Giê-hô-va Đức Chúa Trời lập với tổ phụ của ông là Đa-vít, Chúa hứa dòng dõi Đa-vít sẽ cai trị Y-sơ-ra-ên đời đời.
  • 13:8, A-bi-gia cho dân Y-sơ-ra-ên phía Bắc biết là không phải họ chống lại Giu-đa mà là chống lại Đức Giê-hô-va.
  • 13:10, A-bi-gia công khai tuyên bố Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của Giu-đa, vẫn trung tín phục vụ Chúa.
  • 13:12, Đức Chúa Trời là vị chỉ huy của Giu-đa.
  • Nói tóm lại, A-bi-gia đã biết một công thức lãnh đạo đặc biệt mà những nhà lãnh đạo Cơ-Đốc đều biết: TÔI + ĐỨC CHÚA TRỜI = ĐA SỐ. A-bi-gia dựa vào giao ước của Đức Chúa Trời để tin rằng Chúa luôn thành tín đối với những lời hứa của Ngài, và chính vua cũng như dân Giu-đa vẫn tin và nhờ cậy Chúa. Điều quan trọng hơn nữa là A-bi-gia biết trao quyền chỉ huy cho Đức Chúa Trời như vua đã nói: Nầy, Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta, làm đầu chúng ta (II Sử 13:12).
  • Cảm ơn Chúa, A-bi-gia đã khôn ngoan để Đức Chúa Trời LÀM ĐẦU đạo quân của ông, và ông đã thắng được đạo quân Y-sơ-ra-ên phía Bắc đông gấp đôi số quân của ông. Kinh thánh xác nhận nguyên nhân thắng trận của A-bi-gia: dân Giu-đa được thắng hơn, vì chúng nhờ cậy nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ họ (13:18).
  • Câu nói nầy nhắc tôi nhớ một câu chuyện về Đại Tướng Mongomery của Nước Anh sau khi họp với các Tướng lãnh bàn về cuộc phản công quân Đức tại Phi châu lúc bấy giờ do Tướng Rommel với biệt danh con cáo sa mạc chỉ huy. Sau khi họp xong, Đại tướng Mongomery đã tuyên bố: Dù sao, Chúa vẫn ở cùng chúng ta. Thình lình có một sĩ quan trẻ đứng lên hỏi: Thưa Đại tướng, Chúa ở cùng chúng ta để chỉ huy hay tiếp ứng?. Thật là một câu hỏi đáng cho chúng ta suy nghĩ khi làm công việc Chúa và cầu nguyện xin Chúa ở cùng.
  • Anh chị em hãy nhờ ơn Chúa nhớ lại những công việc mà chúng ta đã làm cho Chúa, làm cho mình, trong công việc làm ăn sinh sống cũng như trong công trường thuộc linh, trong những ngày qua. Đứng trước mỗi công việc, thật sự chúng ta có cầu nguyện xin Chúa ở cùng chúng ta, nhưng Chúa ở cùng để chỉ huy hay tiếp ứng? Với tất cả lòng thành thật, hạ mình với Chúa, chúng ta phải xin Chúa tha thứ vì chúng ta thường thường (nếu không muốn nói là LUÔN LUÔN) để Chúa ở hàng tiếp ứng. Trong mọi việc chúng ta tranh giành nhau chỉ huy, đến khi nào đó sắp thất bại, hoặc đợi đến khi thất bại, chúng ta mới kêu cầu sự cứu giúp của Chúa.
  • Nguyện Chúa cáo trách mỗi chúng ta, nhắc chúng ta nhớ gương của A-bi-gia để nói được như A-bi-gia trong cuộc sống đời thường lẫn đời sống thuộc linh.

II/. A-SA THẮNG QUÂN Ê-THI-Ô-BI:
  • II Sử ký 14:8-15
  • Nếu đọc tiêu đề nầy: A-sa thắng quân Ê-thi-ô-bi, trong bối cảnh thế giới hiện tại, nhất là sau cuộc chiến Iraq, với một nước Ê-thi-ô-bi hiện nay, thì thắng Ê-thi-ô-bi chắc chắn không có gì đáng quan tâm, vì nước Ê-thi-ô-bi ngày nay quả là nhỏ bé và yếu ớt.
  • Nhưng nếu chúng ta đọc lại lịch sử thế giới thời cổ, sẽ thấy Ê-thi-ô-bi là trong những nước hùng mạnh tại Phi châu. Ngay trong phần Kinh thánh nầy cũng đã nói lên sự hùng mạnh của họ: Xê-rách, người Ê-thi-ô-bi kéo đạo binh
  • một trăm vạn người,
  • và ba trăm cỗ xe… (14:9)
  • Trong khi đó vua A-sa của Giu-đa có một lực lượng rất mỏng (14:8):
  • 30 vạn (300.000) quân cầm khiên và giáo.
  • 28 vạn (280.000) quân cầm thuẫn và giương cung
nghĩa là A-sa chỉ có bộ binh, mà không có kỵ binh.
  • Số lượng quân đã ít, mà phương tiện binh khí cũng kém hơn. Bấ lợi trong cuộc chiến rõ ràng ngã về phía vua A-sa của Giu-đa.
  • Cảm ơn Chúa, A-sa có hai điều cộng thêm của ông, nhờ đó ông có thể thắng trận.
  • 14:10, điều thứ nhất mà A-sa có, bởi đó ông thắng trận là lòng can đảm, vững tin. Kinh thánh ghi lại về sự can đảm của A-sa sau khi giới thiệu tương quan lực lượng hai bên: A-sa ra đón người (vua Ê-thi-ô-bi), dàn trận tại trong trũng Xê-pha-ta, gần Ma-sê-ra.
Chúng ta không hề thấy trong A-sa sự run rẩy sợ hãi nào dù biết quân mình kém hơn quân địch.
  • 14:11, điều thứ hai mà A-sa có bởi đó mà A-sa có là SỰ CẦU NGUYỆN. Anh chị em hãy nghe lời cầu nguyện của A-sa: Lạy Đức Giê-hô-va! Trừ ra Chúa chẳng có ai giúp đỡ người yếu thắng được người mạnh; Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi ôi! Xin hãy giúp đỡ chúng tôi, vi chúng tôi nương cậy nơi Chúa; ấy là nhơn danh Chúa mà chúng tôi đến đối địch cùng đoàn quân nầy. Đức Giê-hô-va ôi! Ngài là Đức Chúa Trời chúng tôi; chớ để loài người thắng hơn Chúa!
Anh chị em thấy được điều gì trong lời cầu nguyện của A-sa?
  1. A-sa biết chỉ có Chúa là Đấng giúp kẻ yếu thắng người mạnh, trái với thói thường là phù thịnh bất phù suy.
  2. A-sa xin Chúa giúp đỡ ông và quân Giu-đa, tức là A-sa nhìn nhận ông và quân của ông là yếu, ông không giả bộ hoặc có chút dối trá nào, như Phao-lô đã nhìn nhận trong II Cô. 12:30-33, Ví phải khoe mình, thì tôi cũng sẽ khoe mình về sự yếu đuối của tôi…
  3. A-sa đặt đức tin nương cậy nơi Chúa, vì chúng tôi nương cậy nơi Chúa. Biết mình yếu đuối, nhưng cũng chưa hẳn chịu nhờ cậy Chúa; ngược lại có những người nói rằng nhờ cậy Chúa, nhưng cũng cảm thấy mình cũng có khả năng. Cảm ơn Chúa, dù là vua, A-sa biết mình yếu và cũng có đức tin nhờ cậy Chúa.
  4. Điểm nổi bật nhất là A-sa nói với Chúa, ông không đến để đối địch với quân thù, nhưng ông NHƠN DANH CHÚA MÀ ĐỐI ĐỊCH – ông như tổ Đa-vít của ông một lần đã tuyên bố với lực sĩ  Gô-li-át: Ngươi cầm gươm, giáo, lao mà đến cùng ta; còn ta, ta nhơn danh Đức Giê-hô-va vạn binh mà đến, tức là Đức Chúa Trời của đạo binh Y-sơ-ra-ên, mà ngươi đã sỉ nhục (I Sa-mu-ên 17:45).
Đây là điều Phao-lô dạy Cơ-Đốc nhân chúng ta ngày nay trong thư Ê-phê-sô 5:20, Hãy thường nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta. (Côl. 3:17)
Một trong những bằng cớ quyền năng trong việc nhơn danh Chúa Jêsus Christ là việc Phi-e-rơ với Giăng nhơn danh Chúa Jêsus Christ chữa lành cho người què tại Cửa Đẹp (Công vụ 3:6-7).
Anh chị em có bao giờ bắt chước A-sa, bắt chước Đa-vít, bắt chước Phi-e-rơ và Giăng, một lần nhơn danh Chúa Jêsus Christ mà đuơng đầu với khó khăn, thử thách không? Hãy thử một lần trong đời sống của anh chị em đầy dẫy Đức Thánh Linh để thấy sức mạnh trong Danh Chúa Jêsus.
  1. Phần cuối của lời cầu nguyện, A-sa đã biết giao gánh nặng vào tay Chúa, quân Ê-thi-ô-bi chiến đấu với Chúa, không phải chiến đấu với ông.
  • Cầu nguyện thì Cơ-Đốc nhân nào cũng biết cầu nguyện, nhưng nói rõ từng nhu cần trong lời cầu nguyện cách thành thật là điều chúng ta còn phải học nhiều lắm. Đó là lý do A-sa cầu nguyện vừa xong, Đức Giê-hô-va bèn đánh quân Ê-thi-ô-bi tại trước mặt dân Giu-đa và A-sa; quân Ê-thi-ô-bi chạy trốn (14:12). Chúa đã đáp lời ngay. Và đó cũng là lý do mà lời cầu nguyện của chúng ta chưa được Chúa trả lời.

III/. GIÔ-SA-PHÁT THẮNG QUÂN MÔ-ÁP:
  • II Sử ký 20:1-30 (đọc 20:20-22)
  • 20:1-2, lần nầy quân Giu-đa dưới đời vua Giô-sa-phát cai trị đối địch với một liên minh của ba nước: Mô-áp + Am-môn + người Mao-nít, số quân của họ không còn đếm được, Kinh thánh chỉ ghi lại cho chúng ta biết là RẤT ĐÔNG.
  • 20:3-4, trong khi đó, Giô-sa-phát dường như không chuẩn bị gì về quân sự cả. Ngay những giờ phút nhận được tin tức báo về, Giô-sa-phát sợ hãi.
  • Tôi cảmơn Chúa, Kinh thánh không ngừng ở hai chữ SỢ HÃI của Giô-sa-phát, mà ngay lập tức nói tiếp: (Giô-sa-phát) rắp lòng tìm cầu Đức Giê-hô-va, và rao khắp xứ Giu-đa  phải kiêng ăn một ngày.
  • Thật sự sợ thì ai cũng sợ, nhưng sợ rồi làm gì, mới là điều đáng nói. Giô-sa-phát sợ, dù ông là vua – vua cũng là người, nên cũng biết sợ như mọi người – nhưng ông biết giải quyết nỗi sợ của mình bằng sự cầu nguyện.
  • Đặc biệt hơn nữa, Giô-sa-phát còn biết sử dụng một thứ khí giới kỳ diệu nữa ngoài sự cầu nguyện: Ấy là SỰ NGỢI KHEN.
  • 20:21, thay vì lập một đội quân, Giô-sa-phát đã lập một Ca-đoàn với áo lễ đi trước đạo quân. Dĩ nhiên trước mắt người chưa tin Chúa, trong những giờ phút cực kỳ nguy hiểm, mà dân Chúa lại ca hát ngợi khen Chúa, thì là một việc dường như không bình thường, nếu không muốn nói là điên dại.
  • Điều gì đã xảy ra?
  • 20:22, Kinh thánh làm chứng: Đương lúc chúng khởi ca hát và ngợi khen, thì Đức Giê-hô-va đặt phục binh xông vào dân Am-môn… và các dân ấy đều bị bại.
  • Anh chị em có tin nơi quyền năng của sự ngợi khen Chúa không?
  • Anh chị em hãy đọc lại Lời Chúa để thấy nhiều sự ngợi khen Chúa có quyền năng lạ lùng:
  • II Sử ký 5:13-14, khi sự ngợi khen Chúa được trổi lên, thì Đền của Đức Giê-hô-va bị mây lấp đầy … vì sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va đầy lấp đền của Đức Chúa Trời.
  • Ê-sai 6:5, khi các Sê-ra-phin cùng hát ngợi khen sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, thì các nền ngạch cửa rúng động, lòng người cứng cỏi như Ê-sai cũng rúng động, tan vỡ.
  • Công vụ 16:25-26, Phao-lô và Si-la đang bị giam với thương tích đầy người, chưa biết sáng mai thể nào, hai ông đã hát ngợi khen Chúa trong lúc thân thể đau đớn, tinh thần khủng hoảng. Lạ lùng thay, sự ngợi khen Chúa của họ đã tạo nên một cơn động đất làm tung xiềng xích, cửa ngục mở ra, và người đề lao với gia đình tin Chúa.
  • Thật ra chẳng có gì là thần thoại cả. Thế giới cũng biết sức mạnh của âm nhạc. Người ta biết dùng âm nhạc trong việc chữa bịnh, dùng âm nhạc để chiến đấu, dùng âm nhạc để vắt sữa bò, để trồng hoa… Âm nhạc của con người còn có sức mạnh dường ấy, huống chi âm nhạc ngợi khen Đức Chúa Trời.
  • Anh chị em sẽ hỏi: Thế tại sao Hội Thánh hay cá nhân Cơ-Đốc nhân ca hát chẳng thấy quyền năng gì? Câu trả lời là do cách chúng ta ca hát ngợi khen Chúa, chúng ta ca hát để ngợi khen Chúa hay để tỏ ra giọng hát của mình? Chúng ta ca hát để ngợi khen Chúa hay để lấp qua thì giờ giống như nhạc chuyển mục?
  • Anh chị em ơi, Giô-sa-phát và đạo quân của ông cũng như các thánh đồ, không hát hay hơn chúng ta, không hát để chuyển mục, không hát để biểu diễn mà để ngợi khen Chúa với tinh thần là họ biết rằng hoặc là họ ngợi khen hoặc là họ sẽ chết dưới tay kẻ thù nghịch. Sự ngợi khen của họ sự sống chết của họ.
  • Cảm ơn Chúa, Giô-sa-phát thắng trận bằng sự ngợi khen Đức Chúa Trời! Một ngày nào đó đứng trước khó khăn hoạn nạn, anh chị em hãy đứng lên, ngước đầu lên với tất cả tấm lòng hát lên một bài ca ngợi khen Chúa, anh chị em sẽ kinh nghiệm sự đắc thắng.

IV/. Ê-XÊ-CHIA THẮNG QUÂN A-SI-RI:
  • II Sử ký 32:
  • Điều lạ lùng là trận chiến nầy được nhắc đến ba lần trong Kinh thánh:
  • II Vua 19:
  • II Sử 32
  • Ê-sai 36: - 37:
  • Và lần nầy nước Giu-đa phải chiến đấu với một Đế quốc bách chiến bách thắng thời đó. Đó là Đế quốc A-si-ri.
  • Nếu anh chị em đọc lịch sử thế giới về Đế quốc A-si-ri là một Đế quốc hùng mạnh vào thế kỷ thứ 9 trước Chúa giáng sinh, sẽ thấy sức mạnh và sự tàn ác của Đế quốc nầy đối với các quốc gia bị họ xâm chiếm.
  • Ngay cả Kinh thánh cũng đã ghi lại những sự độc ác của họ, đặc biệt là sách Na-hum và các sách tiên tri.
  • Riêng sách II Sử ký, cũng như hai sách II Vua 19, và sách tiên tri Ê-sai 36: - 37:, đều ghi lại những lời kiêu căng ngạo mạn của San-chê-ríp, vua của quân A-si-ri đang bao vây Giê-ru-sa-lem thời vua Ê-xê-chia. Trong lời tuyên bố kiêu căng nầy, San-chê-ríp liệt kê các thành tích mà quân A-si-ri đã đạt được trên đường chinh phục thế giới:
  • 32:13, San-chê-ríp nói với dân Giu-đa: Các ngươi há chẳng biết điều ta và tổ phụ ta đã làm cho các dân thiê hạ sao? Các thần của những dân tộc thiên hạ, há giải cứu xứ chúng nó được khỏi tay ta ư?
  • Nếu anh chị em đọc thêm Ê-sai 36:18-20; 37:11-13, anh chị em sẽ có một bảng liệt kê khá dài các nước bị hủy diệt bởi tay người A-si-ri.
  • Trong khi đó, Kinh thánh không ghi lại quân của Giu-đa mà vua Ê-xê-chia có là bao nhiêu, điều đó cũng hàm ý số quân của Ê-xê-chia nắm giữ là không đáng kể.
  • Cảm ơn Chúa, một lần nữa dân Giu-đa nói riêng, dân Chúa nói chung trong đó có Hội Thánh Đức Chúa Trời ngày nay lại học được một cuộc chiến tranh theo câu nói mà người thế giới thường nói: Bất chiến tự nhiên thành – không đánh mà vẫn thắng. Cuối cùng Ê-xê-chia vẫn thắng, dân Chúa vẫn thắng Đế quốc A-si-ri hùng mạnh.
  • Bí quyết thắng trận của Ê-xê-chia là gì?
  • II Sử 32:1, sau các việc nầy và sự thành tín nầy. Ê-xê-chia có một kinh nghiệm về sự yêu thương và thành tín của Chúa qua ý nghĩa của Lễ Vượt qua mà ông cùng toàn dân vừa dự xong (30:21-23)
  • 32:2-3, Ê-xê-chia có các quan trưởng và những người mạnh dạn … giúp đỡ.
  • 32:4, Ê-xê-chia có được lòng dân, nên dân chúng giúp đỡ Ê-xê-chia.
  • 32:6, Ê-xê-chia có được sự hiệp một của toàn dân.
  • Đó là sức mạnh từ lòng dân.
  • II Sử 32:20 còn cho chúng ta biết một bí quyết nữa của Ê-xê-chia có: Vua Ê-xê-chia, và TIÊN TRI Ê-SAI, cầu nguyện…
nghĩa là Ê-xê-chia có lời Chúa qua tiên tri Ê-sai truyền dạy, và ông sẵn sàng nghe để làm theo.
  • Phải, Ê-xê-chia đã thắng trận nhờ sự cầu nguyện, nhưng sự cầu nguyện đó được sự hiệp một của toàn dân Chúa, của cả Hội Thánh, và nhờ Lời Đức Chúa Trời bởi tiên tri của Ngài.
  • Anh chị em chắc chắn đã đọc thấy nhiều lần nhiều lúc Kinh thánh ghi lại dân Chúa đắc thắng qua sự hiệp một và qua Lời Chúa.
  • Ma-thi-ơ 4:1-11, Chúa Jêsus Christ đã thắng được ma quỉ bằng Lời Đức Chúa Trời.
  • hãy đọc sách Công vụ các Sứ đồ để thấy sự hiệp một của cả Hội Thánh khiến Đức Chúa Trời ban cho Hội Thánh sức mạnh và lòng dạn dĩ giảng đạo Đức Chúa Trời giữa Giê-ru-sa-lem là trung tâm thù nghịch của Hội Thánh.
  • Tóm lại dân Chúa hay Hội Thánh hãy học lấy những bí quyết đắc thắng qua những trận chiến nầy:
  1. Hội Thánh chỉ đắc thắng khi biết đặt Chúa làm đầu.
  2. Hội Thánh đắc thắng khi biết cầu nguyện với Chúa.
  3. Hội Thánh đắc thắng khi biết ngợi khen Chúa
  4. Và Hội Thánh đắc thắng khi có sự hiệp một và có Lời Chúa để làm theo.

----------------

Đề mục: NHỮNG LẦN PHỤC HƯNG
Kinh thánh: II Sử ký 14: - 15: (đọc 14:2-5)
Câu gốc: II Sử 15:2
Mục đích: Học tiếp sách II Sử ký. Học ba trong số 5 cuộc phục hưng trong sách. để khuyến khích các con cái Chúa nhận thấy những nhu cần và cách để Hội Thánh được phục hưng.

I/. PHỤC HƯNG ĐỜI VUA A-SA:
  • II Sử ký 14:2-5
  • Sa-lô-môn qua đời để lại những hình tượng ngoại bang cùng với các tập tục thờ lạy hình tượng mà các hoàng hậu của Sa-lô-môn du nhập từ các nuớc của họ (I Vua 11:4-8).
  • Con trai của Sa-lô-môn tên Rô-bô-am đi theo con đường của cha mình lìa bỏ Chúa:
  • II Sử 12:1b-2a, người (Rô-bô-am) và cả Y-sơ-ra-ên liền bỏ luật pháp của Đức Giê-hô-va. Vì chúng có phạm tội cùng Đức Giê-hô-va.
  • II Sử 12:14, Rô-bô-am làm điều ác, vì không rắp lòng tìm cầu Đức Giê-hô-va.
  • Rồi lại đến cháu nội của Sa-lô-môn là A-bi-gia lên ngôi, theo sách I Vua 15:3 thì A-bi-gia cũng là một vua đi trong các tội lỗi của cha người; và lòng người không trọn lành với Giê-hô-va Đức Chúa Trời người như thể lòng Đa-vít, tổ phụ người.
  • Nhưng qua sách II Sử ký 13: đã ghi lại một điểm son cho A-bi-gia khi ông đối diện với đoàn quân đông gấp bội của Giê-rô-bô-am. Trong nguy biến, A-bi-gia đã bày tỏ niềm tin của ông nơi Chúa với một bài tuyên bố với quân của Giê-rô-bô-am
  • 13:5, A-bi-gia vẫn nhớ giao ước Chúa đã hứa với tổ của ông là Đa-vít.
  • 13:10, Giê-hô-va Đức Chúa Trời vẫn là Đức Chúa Trời của ông và dân Giu-đa, và vẫn còn giữ các lễ nghi phục sự Chúa.
  • 13:12, A-bi-gia vẫn để Chúa làm đầu.
  • Kết quả là A-bi-gia đã thắng được Giê-rô-bô-am nhờ đức tin nơi Chúa. Có lẽ biến cố nầy là một dấu hiệu manh nha cho cuộc phục hưng đời A-sa sau đó, gây một ấn tượng tốt lành về Chúa trong lòng vị thái tử A-sa sau nầy lên ngôi kế vị.
  • Do đó vừa khi lên ngôi, A-sa đã bày tỏ lòng khao khát sự phục hưng bằng đời sống
  • 14:2, làm điều thiện và ngay thẳng.
  • 14:3 A-sa cất bỏ  các bàn thờ thần ngoại bang…
  • 14:4, A-sa khuyên dân Chúa tìm kiếm Chúa, làm theo Lời Chúa.
  • 14:5, A-sa cũng trừ bỏ các nơi cao và trụ thờ mặt trời.
  • Câu hỏi đặt ra là tại sao vừa lên ngôi, A-sa lại lập tức tìm kiếm sự phục hưng như vậy?
  • Câu trả lời là:
  • Vì A-sa đã thấy gương của tổ phụ mình là Đa-vít và Sa-lô-môn. Đa-vít càng yêu mến Chúa, tìm cầu Chúa thì càng thịnh vượng, quốc gia càng hùng mạnh; còn Sa-lô-môn lúc yêu mến Chúa thì cả nước hưng vượng, lúc Sa-lô-môn lìa bỏ Chúa thì cá nhân Sa-lô-môn cũng như cả nước bị suy sụp.
  • Vì A-sa thấy gương của ông nội mình là Rô-bô-am với đời sống lúc gian nguy thì nhớ Chúa, lúc bình an thì quên Chúa, nước Giu-đa phải chao đảo theo nhịp độ lên xuống thuộc linh của Rô-bô-am.
  • Vì A-sa thấy cha mình là vua A-bi-gia, đặc biệt là qua cuộc chiến chống lại Giê-rô-bô-am (II Sử 13). Tôi tin rằng A-sa đã có mặt trong cuộc chiến nầy và đã thấy rõ khi nào vua và toàn thể dân Chúa yêu mến Chúa thì sự hưng thịnh được Chúa ban cho, ngược lại, khi vua và dân Chúa không sống như Chúa dạy thì họ bị kẻ thù tấn công.
  • Tôi tin rằng với những điều tai nghe mắt thấy về những lần các đời trước đối với Chúa, lòng A-sa đã khao khát một sự phục hưng từ Chúa cho mình và cho hội chúng của mình.
  • Tôi không biết có bao giờ anh chị em một lúc nào đó chợt nghĩ đến tình trạng Hội Thánh chung và Hội Thánh riêng tại đây mà khao khát một cơn phục hưng cho Hội Thánh không? Thật lòng mà nói, hơn 20 năm qua, tôi không còn được nghe đến hai chữ PHỤC HƯNG trong Hội Thánh chung cũng như trong những Hội Thánh tại địa phương.
  • Tại sao? Phải chăng vì Hội Thánh đang tốt lắm rồi, không cần phục hưng? Phải chăng Hội Thánh chưa cần đến phục hưng, mà cần tổ chức lại? Hoặc Hội Thánh không còn có thể phục hưng? Hoặc không ai trong Hội Thánh biết gì về phục hưng, chỉ biết nhóm và nhóm lại mà thôi?
  • Tôi kêu gọi anh chị em tìm đọc những tài liệu phục hưng các thế hệ trước đây, ít nữa cũng hãy đọc lại lịch sử phục hưng đời A-sa nầy so với tình trạng trì trệ, nặng nề, suy sụp của các đời trước A-sa, để Chúa có thể ban cho anh chị em một tấm lòng khao khát phục hưng, hầu khởi sự tìm kiếm phục hưng ngay như A-sa vừa mới lên ngôi.
  • Cảm ơn Chúa, cuộc phục hưng đời A-sa đã đem lại
  • 14:5b-6, cho nước Giu-đa sự bình an, hòa thuận vui vẻ.
  • 14:12, thắng được kẻ thù Ê-thi-ô-bi
  • 15:15b, tìm gặp Chúa.
  • Anh chị em hãy đem kết quả sự phục hưng nầy áp dụng vào nhu cần của Hội Thánh để thấy lòng mình khao khát.

II/. PHỤC HƯNG ĐỜI GIÔ-ÁCH:
  • II Sử ký 24:1-14
  • Cuộc phục hưng đời vua Giô-ách khởi sự từ tấm lòng yêu mến Chúa của vợ chồng Thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa.
  • Lúc bấy giờ nước Giu-đa đang bị Thái hậu A-tha-li đàn áp, A-tha-li đã cướp ngôi vua và lên ngôi cai trị cách độc ác (II Sử 22:10). Anh chị em muốn biết Thái hậu A-tha-li cai trị thế nào, hãy đọc câu chuyện lịch sử Trung quốc ghi chép về sự cai trị của Lữ Hậu đời nhà Hán, Võ Hậu đời nhà Đường, Từ Hi Thái hậu đời nhà Thanh, cũng như quyền hành của Hoàng hậu Giê-sa-bên đời vua A-háp của nước Y-sơ-ra-ên phía Bắc.
  • Trong lúc tình hình dân Chúa cực kỳ đen tối, cảm ơn Chúa, vợ chồng thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa vẫn giữ được tấm lòng yêu mến Chúa bằng các việc làm cho Chúa:
  • 22:11, vợ của Thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa là Giô-sa-bát cùng với chồng cứu và giấu Giô-ách dòng dõi vua Đa-vít.
  • 22:12, vợ chồng thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa nuôi dưỡng Giô-ách sáu năm trong Đền thờ.
  • Chúng ta có thể tìm được bài học quí báu cho sự phục hưng Hội Thánh ngày nay qua đời sống của vợ chồng thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa:
  1. Vợ chồng Giê-hô-gia-đa dù biết mình cô đơn, dù biết kẻ thù là Thái hậu A-tha-li là nguy hiểm, họ vẫn giữ lòng yêu mến Chúa.
  2. Vợ chồng Giê-hô-gia-đa đã biết nuôi dưỡng mầm phục hưng cho dân Chúa qua hành động nuôi dưỡng Giô-ách.
  • Chúng ta đang sống trong thời kỳ mọi người đều muốn sống theo đa số với khẩu hiệu: Ai cũng làm vậy, tôi cũng làm theo. Rất nhiều người đã bị cái đa số ai cũng làm vậy đó lôi cuốn, không còn dám sống như Chúa dạy. Đức Chúa Trời thật đang cần những người như vợ chồng Giê-hô-gia-đa dám sống yêu Chúa trong một thế giới tội ác thêm nhiều, một thế giới mà lòng yêu mến của phần nhiều người nguội lần.
  • Có người hỏi nhà hiền triết Trung quốc là Mặc Tử: Cả thế gian làm ác, tội gì ông đi làm lành? Mặc Tử trả lời: Nhà có 10 người con. Chín đứa lười biếng, đứa còn lại không làm thì cả nhà chết đói sao?
  • Người không tin Chúa còn nói thế, Cơ-Đốc nhân chúng ta lại chẳng dám sống như Giê-hô-gia-đa sao? Chẳng những vợ chồng Giê-hô-gia-đa yêu mến Chúa, mà họ còn tìm cách nuôi dưỡng cái mầm phục hưng cho dân Chúa nữa.
  • Cảm ơn Chúa, công khó của vợ chồng Giê-hô-gia-đa đã không vô ích, khi Chúa nhậm lấy tấm lòng của họ, sự phục hưng đến với dân Chúa:
  • 23:16-21, nước Giu-đa thoát khỏi những sự thờ lạy hình tượng, sự ngợi khen được dâng lên cho Chúa, Thái hậu A-tha-li bị giết chết.
  • 24:4, Đền thờ của Đức Chúa Trời được tu sửa lại bởi tấm lòng dâng hiến rộng rãi của dân Chúa, đến nỗi còn dư ra nữa (24:13-14). Rõ ràng vấn đề không phải có tiền, mà vấn đề là có Chúa phục hưng hay không.
  • Tôi tin rằng đã nhiều lần anh chị em than phiền, than thở về sự mệt mỏi tong Hội Thánh, than phiền những buổi nhóm buồn chán, than phiền sự chậm hoặc không phát triển của Hội Thánh, Hội Thánh dường như không còn được Thánh Linh Đức Chúa Trời ngự trị nữa. Tôi tin rằng nhiều lần anh chị em đã nghe nơi nầy nơi khác, Hội Thánh nầy Hội Thánh khác được Đức Chúa Trời ban sự phục hưng vui vẻ, lòng anh chị em khao khát, mơ ước Hội Thánh Chúa tại đây và Hội Thánh chung lúc nào cũng có những buổi nhóm đầy ơn, những bài ca ngợi khen được dâng lên thay cho lời than phiền.
  • Điều đó chắc chắn sẽ xảy đến, chắc chắn Chúa sẽ ban cho, nếu có những người như vợ chồng Giê-hô-gia-đa, giữ mình trong sự yêu mến Chúa và biết nuôi dưỡng tinh thần phục hưng cho chính mình và cho Hội Thánh. Vợ chồng Giê-hô-gia-đa đã nuôi dưỡng mầm phục hưng sáu năm, còn anh chị em đã nuôi dưỡng bao lâu rồi.
  • Nếu anh chị em không nuôi dưỡng sự phục hưng, thì làm sao có thể đòi ăn trái phục hưng? Hãy khởi sự nuôi dưỡng phục hưng bằng tất cả khao khát đi. Dù muộn nhưng đừng để trễ. Thì giờ đã gần rồi.
  • Nếu anh chị em đã có lòng yêu Chúa yêu Hội Thánh của Chúa, đã nuôi dưỡng sự phục hưng một ngày nào cho Chúa, tôi tin rằng Chúa không bắt chúng ta chờ đợi 6 năm, 3 năm hay một thời gian dài đâu. Vì Chúa hứa: hãy kêu cầu ta, ta sẽ trả lời cho, ta sẽ tỏ cho các ngươi những việc lớn và khó mà các ngươi chưa từng biết (Giê. 33:3). Chúa hứa: Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp, hãy gõ cửa thì được mở (Math. 7:7-8).

III/. PHỤC HƯNG ĐỜI Ê-XÊ-CHIA:
  • II Sử 29: - 32: (đọc 30:21-27)
  • Đọc qua phân đoạn Kinh thánh nầy, lòng anh chị em có cảm nhận niềm vui từ dân Chúa trong những ngày giữ lễ vui mừng nầy không? Những từ ngữ:
  • 30:21a, những người Y-sơ-ra-ên … giữ lễ … cách vui vẻ.
  • 30:21b, người Lê-vi và những thầy tế lễ ngày nầy sang ngày kia, dùng nhạc khí hát mừng ngợi khen Đức Giê-hô-va.
  • 30:13, Ê-xê-chia an ủi (hay khích lệ) … Chúng … dâng những của lễ thù ân, và cảm tạ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ mình.
  • 30:23, … chúng vui vẻ giữ thêm bảy ngày nữa.
  • 30:25, … thảy đều vui mừng.
  • 30:26, Ấy vậy, ở Giê-ru-sa-lem có sự vui mừng cả thể.
  • 30:27, thầy tế lễ và người Lê-vi đứng dậy chúc phước cho dân sự; tiếng của chúng được nhậm, lời cầu nguyện chúng thấu đến nơi ngự thánh của Đức Giê-hô-va trên các từng trời.
  • Rõ ràng mỗi câu Kinh thánh là một sự vui mừng, 7 câu là 7 niềm vui được nhân lên.
  • Tôi quả quyết với anh chị em là tất cả cuộc phục hưng trong lịch sử Hội Thánh bất kể ở nơi nào, lúc nào, đều có chung niềm vui như thế. Đó há không phải là mơ ước của chính chúng ta đối với Hội Thánh Chúa chung và với riêng Hội Thánh tại đây sao?
  • Thế thì Ê-xê-chia đã làm gì khiến dân Chúa được niềm vui lớn lao như thế, đến nỗi dân Chúa có một sức mạnh hiệp một cả hai miền Nam Bắc từ lâu chia rẽ (30:4-5); đến nỗi chiến thắng được đạo quân hùng mạnh của Đế quốc A-si-ri?
  • Anh chị em hãy nghe Kinh thánh nói về những việc mà vua Ê-xê-chia đã làm để đem lại sự phục hưng cho dân Chúa:
  • 29:3, điều thứ nhất mà Ê-xê-chia đã làm để Chúa có thể ban sự phục hưng cho dân Chúa là MỞ CÁC CỬA ĐỀN CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA RA, VÀ SỬA SANG LẠI.
Ê-xê-chia bắt đầu từ việc dọn dẹp và sửa sang lại Đền thờ của Đức Chúa Trời. Phao-lô nói: Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong anh em sao? … Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em sao? (I Cô. 3:16; 6:19)
Phải, chúng ta hãy bắt chước Ê-xê-chia khởi động sự phục hưng bằng cách sửa sang lại đền thờ lòng của chúng ta với Chúa. Hãy để cho sự phục hưng bắt đầu từ chính đời sống của riêng mỗi chúng ta.
  • 29:20, Ê-xê-chia dậy sớm…, nhóm hiệp các quan trưởng trong thành, và lên đền của Đức Giê-hô-va …
Hành động của Ê-xê-chia làm tôi nhớ đến hành động của
Ê-sai trong Ê-sai 50:4, Ê-sai dậy sớm để được nghe lời Chúa dạy.
Chúa Jêsus trong Mác 1:35, Chúa Jêsus Christ đã dậy sớm để cầu nguyện.
Hai chữ dậy sớm của Ê-xê-chia đã nói cho chúng ta bí quyết khởi động sự phục hưng cho dân Chúa là đời sống tương giao của cá nhân và của hội chúng.
Thật vậy, lịch sử phục hưng Hội Thánh đều làm chứng Chúa không đòi hỏi gì khác ngoài những hành động như của vua Ê-xê-chia: Ăn năn dọn lòng với Chúa, tìm kiếm Lời Chúa qua việc siêng năng học Kinh thánh, và cầu nguyện tìm kiếm Chúa.
  • Những việc của Ê-xê-chia đã làm để khởi động sự phục hưng cho dân Chúa có gì mới lạ không? Chắc chắn là không. Chỉ duy có điều là chúng ta có làm nhưng không hết lòng mà làm:
  • Dọn thì có dọn, nhưng không chịu dẹp.
  • Học Kinh thánh thì có học nhưng không giống như Ê-sai: như học trò chăm chỉ, mà chỉ một giáo sư nghiên cứu để dạy.
  • Cầu thì có cầu, nhưng không có nguyện.
  • Chúng ta hãy nhờ ơn Chúa để khởi động lại và khởi động đúng cách thử xem.


Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.