Lê-vi-ký


 

I/. TÊN SÁCH:
  1. Hi-bá-lai: Trong Kinh Thánh tiếng Hi-bá-lai, sách được gọi theo chữ đầu của sách là:Wayyiqra, chữ nầy có nghĩa là “VÀ CHÚA GỌI”.
  2. Tên thường gọi: là Lê-vi ký
Hi-văn: Leuitikon.
Latinh: Leviticum
Anh ngữ: Leviticus dịch từ tiếng Hi-lạp (Bản Septuagint) có nghĩa là: thuộc về người Lê-vi, hoặc sách ghi những việc liên quan đến người Lê-vi.
Việt ngữ: Chữ  là “ghi chép”, nên cũng có nghĩa như tiếng Anh.
*Lêvi là tên của một trong mười hai người con trai của Gia-cốp – Sáng. 29:34; 46:1-27, là tổ phụ của chi phái Lêvi. Đức Chúa Trời biệt riêng chi phái Lê-vi để làm công việc của Ngài.
  •  Dân. 18:21, 24, người Y-sơ-ra-ên dâng 1/10 nuôi người Lê-vi
  •  Người Lê-vi ở trong 48 thành của các chi phái khác dành riêng cho. A-rôn và các con trai ông thuộc chi phái Lê-vi. Họ được làm thầy tế lễ, còn các họ khác trong chi phái Lê-vi làm các chức việc phụ giúp thầy tế lễ.
  •  
II/. NIÊN HIỆU:

Niên hiệu sách nầy ở giữa Xuất. 40:17 và Dân. 9:3; 10:11, một khoảng thời gian từ 15 ngày đến một tháng. Có lẽ tất cả lễ nghi, luật lệ trong sách đều được ban cho trong khoảng thời gian 14, 15 ngày đó. Như vậy, Lê-vi ký là gạch nối cho hai sách Xuất Ê-díp-tô ký và Dân số ký.

III/. ĐỀ TÀI:
Có nhiều từ ngữ Thánh chạy suốt sách, thường được nhắc lại nhiều lần:
  •  THẦY TẾ LỄ
  •  CỦA LỄ,
  •  HUYẾT DÂNG
Đặc biệt nhóm từ “TA LÀ ĐỨC GIÊ-HÔ-VA” nhắc lại hơn 50 lần trong 18: - 27:
  •  Hình ảnh trọng tâm của sách là: THẦY TẾ LỄ THƯỢNG PHẨM.
  •  Đoạn trọng tâm của sách là đoạn 16
  •  Đề tài trọng tâm của sách là: SỰ NÊN THÁNH (chữ THÁNH) được chép 80 lần trong sách.
  •  Câu trọng tâm là: 19:2
  •  
IV/. BỐ CỤC:
A/. BỐ CỤC TỔNG QUÁT
Đề tài: SỰ NÊN THÁNH
Câu gốc: 19:2
  1. NỀN TẢNG SỰ NÊN THÁNH – 1: - 17:
  •  Những qui định việc thánh
  •  Hành động thờ phượng.
  •  Những liên hệ Đền tạm
  •  Con đường đến với Đức Chúa Trời (qua tế lễ)
  •  Nghi lễ và vật chất.
  •  Sự tha tội (chuộc tội) được ban cho.
  •  Dân sự được tẩy sạch
  •  Nền tảng sự thông công (qua sinh tế giảng hòa).
Sách Lê-vi ký được đánh dấu với việc Đức Chúa Trời phán cùng dân Chúa từ trong Đền Tạm (1:1), chứng tỏ Ngài hiện diện thông công với tuyển dân của Ngài. Điều đó nhấn mạnh dân Chúa đã sẵn sàng được đưa vào một mối tương quan mới trong sự thông công dựa trên căn bản giao ước bởi HUYẾT. Ý nầy là chìa khóa của sách Lê-vi ký.
  •  Đoạn 18: - 27:, THỰC NGHIỆM SỰ NÊN THÁNH.
  •  Những qui định liên hệ luân lý
  •  Hành động thực hành.
  •  Đặc điểm và cách quản lý Đền Tạm
  •  Đi với Đức Chúa Trời (qua sự Nên Thánh)
  •  Luân lý và tánh thuộc linh.
  •  Hình phạt phải được đền bồi.
  •  Đời sống dân Chúa phải được tẩy sạch.
  •  Những bổn phận trong sự thông công.
Sứ điệp cả sách qua hai điều nầy: TẨY SẠCH và SỐNG TRONG SỰ TẨY SẠCH.
Chúng ta được thông công với Đức Chúa Trời như một người với một người, sự thông công thật của chúng ta là “VỚI CHA”. Sự thông công nầy là tuyệt điểm trong Cựu ước và là lẽ thật vĩ đại được nhấn mạnh trong I Giăng 1:7.
  •  Phần (1) của sách Lê-vi ký: HUYẾT tẩy sạch chúng ta.
  •  Phần (2) của sách Lê-vi ký: HUYẾT tẩy sạch chúng ta khi chúng ta bước đi trong sự sáng.
B/. BỐ CỤC CHI TIẾT:
1/. NỀN TẢNG SỰ NÊN THÁNH: 1: - 17:
  1. Sinh tế (sự tha tội) 1: - 7:
  •  Sinh tế có mùi thơm                                 1: - 3:
  •  Sinh tế không có mùi thơm                    4: - 6:7
  •  Luật sinh tế                                            6:8 – 7:
    1. Chức tế lễ (trung bảo)                                  8: - 10:
  •  Sự dâng mình                                                  8:
  •  Công việc của thánh chức                              9:
  •  Thử thách                                                      10:
    1. Dân sự (Đối tượng Sự Nên Thánh)           11: - 16:
  •  Thức ăn sạch                                                 11:
  •  Cách sống sạch                                    12: - 15:
  •  Quốc gia sạch                                               16:
    1. Bàn thờ (công hiệu)                                            17:
  •  Vị trí bắt buộc                                         17:1-9
  •  Công tác bắt buộc                               17:10-16
2/. THỰC NGHIỆM SỰ NÊN THÁNH:                 18: - 27:
a.   Qui định đối với dân sự:                             18: -20:
  •  Cấm lịnh về giới tính                                   18:
  •  Lời cảnh cáo chung                              19: - 20:
    1. Qui định đối với thầy tế lễ:                       21: - 22:
      • Về tập tục                                              21:1-15
      • Về nhân cách                               21:16 – 22:16
      • Về sinh tế                                            22:17-33
    2. Qui định về thánh lễ:                                  23: -24:
      • hạn kỳ ngày lễ                                              23:
      • vật thánh                                                  24:1-9
      • Hình phạt tội bất kính                         24:10-23
    3. Qui định về đất Ca-na-an:                         25: - 27:
      • Năm Sa-bát và năm Hân hỉ                           25:
      • Giải thích giao ước                                       26:
      • Hứa nguyện                                                  27:
V/. ĐẶC ĐIỂM:
A/. SINH TẾ: 1: - 7:
  1. Các loại của lễ:
    1. Của lễ có mùi thơm (Thờ phượng): gồm:
  •  Của lễ thiêu
  •  của lễ chay
  •  của lễ thù ân
    1. Của Lễ không có Mùi thơm (Đền tội):
  •  Của lễ chuộc tội
  •  Của lễ chuộc sự mắc lỗi
  1. Ý nghĩa các của lễ:
    1. Của Lễ Thiêu: (toàn thiêu) 1:
  •  1:3, có mùi thơm, đẹp lòng Chúa, để thờ phượng.
  •  1:5, bằng sinh vật sống (1:3, 10, 14) như
bò đực: hầu việc (Châm ngôn 14:4)
Chiên con: thuận phục (Ê-sai 53:7)
Chim bò câu: ttrong sạch (Mathiơ 10:16)
  •  1:9, Toàn thiêu: khác của lễ chay và thù ân. Toàn thiêu trên bàn thờ (khác với của lễ chuộc tội và mắc lỗi – chỉ thiêu một phần ngoài trại quân.
  •  Ý nghĩa: Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời dâng mình trọn vẹn (Êph. 5:2; Philíp 2:6)
    1. Của Lễ Chay: 2:
  •  2:2, 9, Có mùi thơm
  •  Vật liệu:
    • Bột mì lọc (Êsai 28:28): Sự thương khó của Chúa Jêsus như quá trình từ lúa mì thành bột mì. Bột mịn làm bánh không men, hấp hay chiên.
    • Dầu (chỉ về Đức Thánh Linh đầy dẫy trên Chúa Jêsus Christ – bột)
    • Nhũ hương: thơm – chức tế lễ – mỹ đức thiên thượng
    • Không được dùng mật ong (c. 11) chỉ về nhân đức loài người. Nhũ hương đốt thì thơm, còn Mật ong đốt thì bị chua và dậy men.
    • Phải có muối: không hư nát, vĩnh cửu (Tập tục người Assur dùng muối làm giao ước. Ăn muối là cử chỉ thân thiện.
    • Dâng một phần (2;2), còn lại thuộc A-rôn (2:3)
    • Của Lễ Thù Ân:                                     3:; 7:11-21
  •  Của Lễ có mùi thơm                               3:5, 16
    • Giống như của lễ Thiêu và Chay
    • Khác với của lễ đền tội và mắc lỗi.
  •  Người dâng, thầy tế lễ, Đức Chúa Trời, đều có hưởng phần.      7:15, 16, 31, 32
    • Sự hòa thuận (bình an) mọi mặt (Côlôse 1:20)
    • Đây là của Lễ cảm tạ                                              7:13
    • Của Lễ chuộc tội: (Phạm điều răn)                      4:
  •  Người dâng với địa vị tội nhân xin tha thứ (khác với 3 của Lễ trên, người dâng đến để thờ phượng)
  •  Người dâng chia ra tùy theo giai cấp để dâng của Lễ:
    • Thầy tế lễ phạm tội: dâng một con bò tơ – 4:3
    • Cả hội chúng phạm tội: một con bò tơ – 4:13-14
    • Quan trưởng: một con dê đực 4:22-23
    • Dân sự: một con dê cái hay một con chiên con – 4:27-28
  •  Huyết được dùng
    • bôi trên người dâng.
    • rảy trước màn nơi thánh
    • trên sừng bàn thờ xông hương.
    • đổ dưới chân bàn thờ bằng đồng.
  •  Hình bóng Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá khiến tội nhân hòa thuận với Đức Chúa Trời – Côlôse 1:20
    1. Của Lễ Chuộc Sự Mắc Lỗi: (phạm với người)    5:-6:7
  •  Người dâng là tội nhân
  •  Ngoài sinh tế dâng, còn phải bồi thường vốn cộng thêm 1/5      6:5
  •  Sự chết của Chúa Jêsus Christ làm cho loài người với người     Êph. 2:14-16
    • Của lễ chuộc tội là chiều ĐỨNG của thập tự giá.
    • Của Lễ chuộc sự mắc lỗi là chiều NGANG thập tự giá khiến người hòa với người – Êph. 2:14-18

 
LOẠI 
CỦA LỄ
TÊN 
CỦA LỄ
Ý NGHĨA
CỦA LỄ
ĐẤNG CHRIST
LÀ TRUNG TÂM CÁC CỦA LỄ
Của Lễ 
có Mùi Thơm 
(Thờ Phượng)
1. THIÊUCon ĐCT tự hiến thân
2. CHAYCon Người trọn vẹn cảm thông
3. THÙ ÂNBình an
 
Của Lễ
Không co Mùi Thơm (Đền tội)
4. CHUỘC TỘIGánh tội (đối với ĐCT)
5. MẮC LỖIGánh lỗi lầm (Đối với người)
 


B/. CHỨC TẾ LỄ:
Trong chức vụ lo cho Nhà Chúa có 3 thành phần:
1/. Chi phái Lê-vi:
  •  Một trong 12 chi phái.
  •  Tên Lê-vi: có nghĩa là dính díu (Sáng. 29:34)
  •  Con thứ ba của Gia-cốp.
  •  Vì cùng với Si-mê-ôn giết dân Si-chem, nên trong lời di chúc của Gia-cốp, Lê-vi mất đặc quyền con trưởng nam (như Ru-bên và Si-mê-ôn), không được cha chúc phước (Sáng. 49:5-7).
  •  Trung tín với Chúa, nên được Môi-se chúc phước (Xuất. 32:26-29)
  •  Công tác là phụ tá chức vụ thầy tế lễ, lo việc Đền thờ.
  •  Nhận thuế 1/10 về sản vật của các chi phái, rồi người Lê-vi lại dâng 1/10 cho thầy tế lễ – Dân. 18:21, 24, 26-28; Nêh. 10:37.
  •  Người Lê-vi không được chia sản nghiệm, nhưng các chi phái khác dâng và trong phần đất dâng đó chỉ định 6 thành làm thành ẩn náu (Dân. 35:2-5).
1/. Thầy tế lễ:
  •  Là một gia tộc trong chi phái Lê-vi được biệt riêng làm chức tế lễ, đó là họ A-rôn (8:1-2)
  •  Dâng tế lễ thay cho dân sự và phụ trách phần việc nơi thánh.
  •  Không thể tự phong (8:). Môi-se làm lễ phong chức cho A-rôn và các con (Xuất. 23:1)
Bài học cho những người muốn tự phong được ghi trong Dân số ký 16:1-3, 18, 28-35. Đảng Cô-rê là những người thuộc chi phái Lê-vi muốn tự phong làm thầy tế lễ, kết quả là họ bị Chúa phạt – Giacơ 3;1-2
  •  Lê-vi ký 10: cho thấy Đức Chúa Trời nghiêm khắc với chức vụ thánh.
  •  Có nhiều qui định cho thầy tế lễ (10:8-9)
  •  Cơ-Đốc nhân ngày nay là Thầy Tế Lễ (I Phierơ 2:9-10)
3/. Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm:
  •  A-rôn là người đầu tiên được xức dầu đặc biệt (Thi thiên 133:2) và chức vụ đặc biệt được cha truyền con nối.
  •  Hướng dẫn việc tế lễ.
  •  Người duy nhất được vào Nơi Chí Thánh mỗi năm một lần với huyết (Lê-vi 16:12)
  •  Có áo đặc biệt truyền lại cho người kế thừa (Xuất. 28:2)
  •  Đặc biệt làm hình bóng về Chúa Jêsus Christ (Hêb. 4:14-15) Nhưng Chúa Jêsus Christ không thuộc chi phái Lê-vi, nên ngài không theo chức tế lễ của họ A-rôn, mà theo Ban Mên-chi-xê-đéc (Hê. 7:1-3, 11-17)
C/. KIÊNG KỴ
Lê-vi ký 11: - 22:
Trong sách Lê-vi ký ghi chép nhiều qui định phải kiêng cử vì hai lý do:
  1. Kiêng cử vì chủng tộc: 19:2; 20:26
Để phân biệt tuyển dân Y-sơ-ra-ên với dân ngoại, nên Chúa đã ra lịnh cho dân Chúa phải kiêng cử một số việc. Vì dân ngoại thời đó sống gian ác, có nhiều tập tục gớm ghiếc trước mặt Chúa, nên Chúa phải dạy cho dân Y-sơ-ra-ên cách sống của một dân thánh.
  1. Kiêng cử vì nhu cần vệ sinh:
Có nhiều điều Đức Chúa Trời cấm dân Y-sơ-ra-ên ĂN và LÀM, được ghi rõ trong sách Lê-vi-ký, tất cả những điều đó có ích lợi cho cá nhân.
Đoạn 11: Chúa cấm ăn:
  •  Những con vật không “nhơi” (11:7)
  •  Loại cá không có vây, không có vảy (11:10)
  •  Mỡ, huyết (7:22-27)
  •  Thú vật chết ngột
(Thịt heo là loại có nhiều chất béo và dễ sinh trứng sán trong môi trường nhiệt đới, lại nuôi khó khăn hơn nuôi bò. Cá không vây không vảy là những loại ăn thức ăn không sạch như: con lươn. Mỡ là loại thức ăn khó tiêu và làm thân thể dễ mệt mỏi, gây chứng cholesteron. Huyết là cơ quan chuyên chở dưỡng chất cho cơ thể đồng thời cũng chuyên chở vi trùng trong cơ thể, thêm nữa là các dân tộc dã man có tập tục ăn gan uống huyết. Thú vật chết ngột là những con vật chết không biết lý do, thường là do bịnh tật, và đã hư hoại.
Đoạn 12: Luật về sản phụ:
Những luật lệ về sản phụ nầy nhằm bảo vệ sức khỏe các bà mẹ với những cấm đoán hạn chế hoạt động của sản phụ, rõ ràng tất cả là vì yêu thương những người làm mẹ. Rất tiếc, ngày nay, các sản phụ không thấy tình yêu thương của Chúa cho mình có cơ hội nghỉ ngơi, lại thích bỏ qua luật yêu thương của Chúa.
Đoạn 13: - 14: Bệnh phung
Chúa dạy rõ về bệnh phung, vì vùng nhiệt đới dễ có bịnh phung, và đặc biệt trong hoàn cảnh dân Y-sơ-ra-ên sống tập hợp giữa đồng vắng nên dễ gây truyền nhiễm.
Đoạn 15: - 16: Vấn đề tình dục.
Nếu so sánh với Sáng. 19 và Dân. 25, các dân ngoại sống rất là phóng túng trong vấn đề tình dục trở nên dâm dục. Vì vậy Đức Chúa Trời đã dạy cho dân Y-sơ-ra-ên bài học nầy.
Chúng ta thấy Đức Chúa Trời Chí Thánh là Đấng không chịu ô uế mọi phương diện: từ phương diện thuộc linh đến cách ăn, cách ở. Đồng thời chúng ta cũng cảm tạ Chúa chẳng những cứu chúng ta khỏi tội lỗi, nhưng cũng dạy chúng ta cách sống mới của người được cứu rỗi. Đức Chúa Trời chẳng những quan tâm đến một dân tộc, nhưng Ngài cũng quan tâm đến từng cá nhân.
Chúng ta có:
  •  Đoạn 11, Thức ăn sạch
  •  Đoạn 12; - 13:46, Thân thể sạch
  •  Đoạn 13:47-59, Quần áo sạch
  •  Đoạn 14:33-57, Nhà ở sạch
  •  Đoạn 15, Giao tiếp sạch
  •  Đoạn 16, Một quốc gia sạch
D/. CÁC NGÀY LỄ
Lê-vi ký 23:
Từ ngữ “LỄ” dùng để dịch hai từ của tiếng Hi-bá-lai có ý nghĩa khác nhau:
  •  Chag = một bữa tiệc
  •  Mo’ed = chỉ về thì giờ hay mùa.
Nói chung lại, từ “Lễ” trong tiếng Việt bao gồm một thì giờ hay mùa đặc biệt trong cơ hội đó chắc chắn sẽ có những bữa tiệc ăn mừng.
  1. Ngày Sa-bát: 23:1-3
  •  Danh từ “Sabát” có nghĩa là “Ngày Yên Nghỉ”, do động từ “sabát” nghĩa là “Nghỉ, ngưng làm”.
  •  Nguồn gốc ngày Sa-bát là do Chúa lập trong Vườn Ê-đen (Sáng. 2:3), với mục đích cho con người được nghỉ ngơi thể xác và tâm linh (Mác 2:27)
Dù con người chống nghịch Đức Chúa Trời cách nào cũng không thể hủy bỏ nghỉ một ngày trong tuần.
  1. Lễ Vượt Qua: 23:4-8
  •  Lễ Vượt Qua làm hình bóng về sự cứu chuộc của Chúa Jêsus Christ (Giăng 1:29)
  •  Lễ nầy cử hành vào tối ngày 14 tháng 1 (lịch Do thái, tức khoảng tháng 3 dương lịch).
  •  Đây là một Lễ Lớn của người Y-sơ-ra-ên, giống như một ngày Tết Nguyên Đán của người Việt-nam.
  •  Cử hành một ngày, rồi tiếp theo là 7 ngày Lễ Bánh Không Men.
  •  Những ngày Lễ nầy là những ngày nghỉ, nên cũng gọi là Lễ Sa-bát.
  •  Ngày nay dân Y-sơ-ra-ên vẫn giữ Lễ Vượt Qua.
  •  Sau ngày thứ nhất Lễ Bánh Không Men, người Y-sơ-ra-ên có Lễ Đầu Mùa (Phục 16:9)
  1. Lễ Ngũ Tuần: 23:9-22
  •  Sau Lễ Vượt Qua 50 ngày, thì dân Y-sơ-ra-ên cử hành Lễ Ngũ Tuần.
  •  Ý nghĩa chữ “Ngũ Tuần” gồm NGŨ là 5; TUẦN là tuần trăng (Một tháng có 3 tuần trăng: Thượng tuần, trung tuần, hạ tuần, mỗi “tuần” có 10 ngày)
  •  Sau Lễ Vượt Qua là Mùa Gặt, Lễ Ngũ Tuần là kết thúc Mùa Gặt, dân Y-sơ-ra-ên đem hoa lợi một năm về, nên Lễ Ngũ Tuần là một ngày vui trong gia đình (Phục. 16:11).
  1. Lễ Thổi Kèn: 23:23-25
  •  Cử hành vào ngày 1 tháng 7 (Dân 10:10; 29:1), tức là khoảng tháng 10 dương lịch.
  •  Trong ngày Lễ nầy người ta thổi kèn không dứt.
  •  Lễ nầy làm hình bóng về dân Y-sơ-ra-ên sẽ được nhóm họp lại và Chúa Jêsus Christ tái lâm.
  1. Đại Lễ Chuộc Tội: 16: và 23:26-32
  •  Cử hành ngày 10 tháng 7.
  •  Trong ngày Lễ nầy, dân Y-sơ-ra-ên sẽ tỏ dấu buồn rầu để ăn năn tội lỗi trong một năm qua bằng sự kiêng ăn.
  •  Chỉ trong ngày Lễ nầy, Thầy Tế Lễ Thượng phẩm mới vào Nơi Chí Thánh để xưng tội của cá nhân, tội gia đình và tội của cả dân sự Chúa (Lê-vi ký 16:17).
  1. Lễ Lều tạm: 23:33-36
  •  Đây là Lễ cuối cùng trong năm, cử hành vào ngày 15 tháng 7, sau Đại Lễ Chuộc Tội, và Lễ nầy kéo dài một tuần lễ (7 ngày).
  •  Lễ nầy kỷ niệm những ngày dân Y-sơ-ra-ên sống lưu lạc trong đồng vắng vì tội lỗi của họ.
  •  Trong Lễ nầy, dân Y-sơ-ra-ên sẽ ở trong những lều làm bằng lá cây (23:33-43), có khi làm lều lá nầy trên mái nhà, hoặc trong sân nhà…
  •  Đặc biệt người nam phải giữ Lễ.
  1. Năm Sa-bát: 25:1-7
  •  Theo qui định của Đức Chúa Trời, dân Chúa làm việc 6 ngày thì nghỉ một ngày, làm việc 6 năm thì nghỉ một năm (25:4)
  •  Trong Năm Sa-bát, thì đất sẽ được nghỉ, không ai được gieo trồng. Đây là một thử thách đức tin cho dân Chúa.
Bài học cho dân Y-sơ-ra-ên là từ sau đời vua Sa-lô-môn đến đời vua Sê-đê-kia, trong thời gian 490 năm dân Y-sơ-ra-ên không giữ Năm Sa-bát, vì vậy Chúa phạt họ bị đày qua Ba-by-lôn 70 năm bù cho thời gian 490 năm họ không nghỉ (II Sử ký 36:21).
  •  Sản vật tự nhiên mọc trong năm Sa-bát được dành cho người nghèo và khách kiều ngụ trong xứ. Đặc biệt năm Sa-bát thứ 7 thì tiếp đến là Năm Hân Hỉ (nghĩa là cứ 49 năm thì có một Năm Hân Hỉ).
Trong Năm Hân Hỉ có các đặc điểm:
  •  Tất cả nô lệ sẽ được tự do, không cần chuộc.
  •  Đất đã bị cầm cố sẽ được trở về chủ cũ (25:15-16).
  •  25:29-30 ghi luật về Nhà trong Năm Hân Hỉ

GHI CHÚ Về Các Ngày Lễ:
  1. Chữ chìa khóa Năm Sa-bát là NGHỈ (25:4)
  •  Đất nghỉ
  •  Công việc nghỉ (Phục 15:1-11)
  •  Nợ được nghỉ (được tha)
  1. Chữ chìa khóa Năm Hân Hỉ là TỰ DO (25:10)
  •  Nô lệ được tự do
  •  Vật cầm bán được tự do
  •  Sản nghiệp (đất) được tự do (tự động trả về chủ cũ)
  1. Lễ Vượt Qua: hình bóng sự cứu chuộc của Chúa Jêsus Christ.
  2. Lễ Ngũ Tuần hình bóng về Đức Thánh Linh giáng lâm.
  3. Lễ Thổi Kèn, Đại Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm, hình bóng về sự Tái Lâm của Chúa Jêsus Christ.

E/. SỐ 7
(Số Trọn Vẹn)
  •  Ngày thứ 7 là ngày nghỉ sau khi Chúa đã hoàn tất công cuộc sáng tạo
  •  Năm Thứ 7 là Năm Sa-bát
  •  Năm Sa-bát thứ 7 là Năm Hân Hỉ
  •  Tháng 7 là tháng THÁNH (có 3 Lễ Thánh – Phục 16:16)
  •  Có 7 tuần lễ giữa Lễ Vượt Qua và lễ Ngũ Tuần
  •  Lễ Vượt Qua và Lễ Ngũ Tuần cử hành 7 ngày
  •  Lễ Ngũ Tuần dâng 7 con chiên con
  •  Lễ Lều Tạm dâng 14 chiên con (2 x 7) và 10 bò tơ

VI/. SO SÁNH:
  1. So sánh với Sáng thế ký và Xuất Ê-díp-tô ký:
 
TÊN SÁCHÝ NGHĨA
Sáng thế kýPhương thuộc của Đức Chúa Trời chữa bịnh tội lỗi: DÒNG DÕI NGƯỜI NỮ
Xuất Ê-díp-tô kýTiếng kêu cứu của loài người được đáp ứng: HUYẾT CHIÊN CON
Lê-vi-kýNhu cần của loài người được cung cấp: THẦY TẾ LỄ – SINH TẾ
 
  1. So sánh với Tân Ước:
Sự liên hệ giữa Xuất Ê-díp-tô ký với Lê-vi ký giống như giữa các sách Tin Lành với các Thư Tín.

 
XUẤT Ê-DÍP-TÔ KÝ
(4 Sách Tin Lành)
LÊ-VI KÝ
(Các Thư Tín)
Được giải cứu bởi Huyết Chiên Con: JÊSUSCơ-đốc nhân được Đức Thánh Linh ở cùng
Đức Chúa Trời gọi chúng ta: ĐI RAĐức Chúa Trời gõi chúng ta ĐI VÀO sự thờ phượng
Chúng ta có NỀN TẢNG sự thông công với Đức Chúa Trời: sự cứu chuộcChúng ta BƯỚC ĐI (cách sống) với Đức Chúa Trời (nên thánh)
 
  1. So sánh với Chúa Jêsus Christ:
Hình ảnh so sánh nổi bật nhất về Chúa Jêsus Christ là Thầy tế Lễ Thượng Phẩm. Chúng ta phải chú ý sự khác nhau giữa sự xức dầu của A-rôn và các con trai của A-rôn:
 
A-RÔNCÁC CON TRAI A-RÔN
8:12, được xức dầu TRƯỚC KHI DÂNG TẾ LỄ8:30, được xức dầu SAU KHI DÂNG TẾ LỄ
Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, hình bóng về Chúa Jêsus Christ (Hêb. 4:14-16)Thầy Tế Lễ, làm hình bóng về Cơ-đốc nhân (I Phierơ 2:9-10)

Chúa Jêsus Christ là Đấng Vô Tội, Ngài không cần chuộc tội trước khi nhận sự xức dầu Đức Thánh Linh, giống như A-rôn được xức dầu trước khi dâng tế lễ, và chỉ một mình A-rôn được xức dầu theo cách nầy.
  1. So sánh với tương lai:
Hình ảnh so sánh sách Lê-vi ký với tương lai là Năm Sa-bát và Năm Hân Hỉ.
  •  Năm Sa-bát tiếp theo 6 năm làm việc là để thực hiện sự nghỉ ngơi. Hình bóng về Chúa Jêsus Christ tái lâm thực hiện 1,000 năm Bình an (Khải. 20:4-6; Ê-sai 11: - 12:), trong 1,000 bình an nầy có sự yên nghỉ đối với gánh nặng tội lỗi.
Đây là lý do một số người chủ trương Chúa Jêsus Christ tái lâm năm 2,000.
  •  Năm Hân Hỉ tiếp sau năm Sa-bát thứ 7 (tức là năm thứ 8 của Năm Sa-bát thứ 7),
    • Đó là ngày Chúa nhật của chúng ta, ngày thứ nhất trong tuần lễ mới tiếp theo ngày Sa-bát theo tuần lễ cũ.
    • Đây là Ngày của sự Phục Sinh
    • Đây là ngày Đức Thánh Linh giáng lâm
    • Đây là Ngày Bắt đầu một trật tự mới và một sáng tạo mới trong Chúa Jêsus Christ.
    • Năm Hân Hỉ là ngày của Trời Mới Đất Mới (Khải. 21: - 22:), lúc ấy Chúa Jêsus Christ sẽ:
Hủy diệt sự chết
Hủy diệt Satan và ma quỉ
Làm Mới hết thảy muôn vật (Khải. 21:5)
  •  Chữ chìa khóa của Năm Hân Hỉ là TỰ DO. Như một nô-lệ được tự do, được nhận lại sản nghiệp đã mất, tất cả quyền lợi sẽ được thực hiện trong Năm Hân Hỉ tương lai. Như vậy chúng ta mới hiểu được I Phierơ 1:4-5; Khải. 21:2-4)
  •  Sự rủa sả trong Sáng. 3:17-19 sẽ được hủy bỏ trong Năm Sa-bát và Năm Hân Hỉ (Lê-vi ký 25:20-), nghĩa là trong Thiên Hi Niên và trong Trời Mới Đất Mới.
  •  Đây là một sự Tự Do thật cho nô-lệ, cho sản nghiệp, cho đất. Đây chính là niềm mong ước của muôn vật (Rôma 8:21).
  •  Năm Sa-bát và Năm Hân Hỉ sẽ được báo tin bằng tiếng kèn. Khi kèn của Đức Chúa Trời thổi, sự yên nghỉ và tự do của muôn vật sẽ bắt đầu!

 -----------------------

Đề mục: NÊN THÁNH (I)
Kinh thánh: sách Lê-vi ký 1:-17:
Câu gốc: sách Lê-vi ký 19:2

I/. ĐIỀU KIỆN NÊN THÁNH:
  •  sách Lê-vi ký 1: - 7:
  •  Sách Lê-vi ký là một trong những sách khó đọc trong Kinh thánh đối với nhiều người. Sách ghi chép lại những qui định và những công tác đặc biệt dành cho dòng dõi người Lê-vi, tức là những công việc thuộc về Đền thờ, có liên quan đến Đền thờ.
  •  Sách gồm 27 đoạn dài, nhưng chúng ta có thể tóm tắt chủ đề chính của sách rõ ràng trong đoạn 19 câu 2, Hãy truyền cho cả hội chúng Y-sơ-ra-ên rằng: Hãy nên thánh, vì ta Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, vốn là thánh, chủ đề đó là NÊN THÁNH.
  •  Từ đoạn 1 đến đoạn 7, chúng ta được giới thiệu điều kiện để được NÊN THÁNH.
  •  Điều kiện để được NÊN THÁNH là gì?
  •  Bảy đoạn đầu nầy, sách Lê-vi ký ghi lại các sinh tế cần phải dâng cho Đức Giê-hô-va với những qui định nghiêm ngặt.
1/. Các Loại Sinh Tế:
  •  1: - 6:7
  •  Trong phần Kinh thánh mở đầu sách Lê-vi ký nầy, có 5 thứ của Lễ được nói đến:
  •  Đoạn 1:, của lễ thiêu.
  •  Của lễ nầy còn được gọi là của lễ toàn thiêu, của lễ được thiêu hóa hoàn toàn.
  •  Của lễ thiêu làm hình bóng hai phương diện: Phương diện của Chúa Jêsus Christ, Ngài là CON ĐỨC CHÚA TRỜI dâng mình trọn vẹn; Phương diện của Cơ-Đốc nhân đứng trước tình yêu của Chúa Jêsus Christ, chúng ta cũng dâng mình trọn vẹn cho Chúa, như Phao-lô đã nói trong Galati 2:20b, Nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.
  •  Đoạn 2, của lễ chay:
  •  Sở dĩ của lễ nầy được gọi là của lễ chay, vì sinh tế là bằng BỘT LỌC, BÁNH KHÔNG MEN, với dầu và nhũ hương.
  •  Của lễ nầy cũng làm hình bóng về sự dâng mình của Chúa Jêsus Christ, nhưng Chúa Jêsus đứng ở địa vị một CON NGƯỜI TRỌN VẸN, VÔ TỘI, như Phao-lô đã giải thích trong I Timôthê 2:5-6
  •  Đoạn 3:, của lễ Thù Ân:
  •  Hai chữ Thù ân, có nghĩa là Báo Ân, Đền Ơn.
  •  Đây là một của lễ bày tỏ sự cảm tạ ơn Chúa (7:13). Của Lễ Thù Ân làm hình bóng về sự hòa bình, hòa thuận bởi sự dâng mình của Chúa Jêsus Christ vừa là Con Đức Chúa Trời vừa là Con người trọn vẹn,
  •  Thư Cô-lô-se 1:20 xác chứng: Bởi Huyết Ngài trên thập-tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời.
  •  Đặc biệt là ba của lễ nầy đều được gọi là của lễ có mùi thơm (1:9; 2:2; 3:5). Vì cả ba loại của lễ nầy đều không liên quan gì đến tội lỗi, mà chỉ bày tỏ sự tương thông giữa một người vô tội với Đức Chúa Trời, nhất là làm hình bóng rõ ràng về phương diện của Chúa Jêsus Christ vừa là Con Đức Chúa Trời, vừa là Con người trọn vẹn dâng mình, để làm nên sự hòa thuận, hòa bình, bình an giữa Đức Chúa Trời với loài người.
  •  Đoạn 4, Của lễ Chuộc tội:
  •  Hai chữ Chuộc tội đã đủ nói lên mục đích của của lễ nầy rồi. Mục đích đó là để chuộc tội: Chuộc tội cá nhân và chuộc tội cả hội chúng.
  •  Đặc biệt, của lễ chuộc tội là do người dâng là người có tội (Lêvi 4:2), và tùy theo từng thành phần địa vị của người dâng mà dùng sinh tế lớn hoặc nhỏ (Thí dụ: thầy tế lễ hoặc hội chúng phải dâng tế lễ chuộc tội bằng một con bò tơ; quan trưởng chuộc tội bằng việc dâng một con dê đực; còn dân sự sẽ chuộc tội bằng một con dê cái hoặc một chiên con.
  •  Anh chị em thấy, thầy tế lễ phạm tội thì được tính bằng cả hội chúng phạm tội.
  •  Của Lễ nầy hình bóng về Chúa Jêsus Christ là sinh tế giảng hòa giữa con người với Đức Chúa Trời. Đây là chiều đứng của Thập tự giá (Côlôse 1:20)
  •  Đoạn 5, Của Lễ chuộc sự mắc lỗi:
  •  Của lễ nầy được dâng khi có sự lỗi lầm giữa người với người. Sinh tế được dâng là những sinh tế nhỏ như: chiên cái, dê cái, chim cu hoặc chim bồ câu, hoặc bột lọc.
  •  Của lễ nầy là chiều ngang của Thập tự giá, sự chết của Chúa Jêsus Christ chẳng những để làm nên sự hòa thuận giữa người với Trời, mà còn làm nên sự hòa thuận giữa người với người (Êph. 2:14-16; Galati 3:28).
  •  Một người tin Chúa Jêsus Christ, được Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi, cũng cần được con người tha thứ.
  •  Việc Xa-chê tin Chúa Jêsus Christ được thánh Luca ghi lại trong Luca 19:1-10 là một minh chứng cho nhu cần dâng hai của lễ nầy: Khi Xa-chê tiếp đón Chúa Jêsus vào nhà, vào lòng của ông, lập tức ông cũng giảng hòa với con người, nhất là những người thù nghịch ông. Xa-chê nói: Lạy Chúa, nầy tôi lấy nửa gia tài mình mà cho kẻ nghèo, và nếu có làm thiệt hại ai, bất kỳ việc gì, tôi sẽ đền gấp tư (Luca 19:8)
  •  Anh Chị em để ý là sau khi Xa-chê làm việc giảng hòa với người, Chúa Jêsus Christ mới tuyên bố: Hôm nay sự cứu rỗi đã vào nhà nầy (19:9)
  •  Cả hai của lễ Chuộc Tội và Chuộc Sự Mắc Lỗi, đều được dâng lên cho Chúa từ những người có tội với Chúa và có lỗi với người chung quanh. Vì có liên quan đến tội, đến lỗi, nên hai của lễ nầy không CÓ MÙI THƠM. Tội lỗi không thể đem đến mùi thơm!
  •  Chúng ta cũng phải nói điều nầy, qua lẽ thật thể hiện trong hai của lễ chuộc tội và chuộc sự mắc lỗi, có hai hạng quan niệm sai lầm cần nhờ ơn Chúa sửa lại:
1/. Một số người chỉ quan tâm tìm cách hòa thuận với Đức Chúa Trời, chỉ nghĩ đến những tội lỗi liên hệ với Đức Chúa Trời, như: việc thờ hình tượng, giữ vững đức tin khi gặp bắt bớ, làm chứng giáo lý cứu rỗi…, nhưng lại không hề quan tâm đến những điều mà chính mình đã làm buồn lòng người chung quanh. Đó là một cách sống sai, cách sống đóng cửa Thiên đàng với những người chung quanh. Dâng của lễ chuộc tội chưa đủ, còn phải dâng của lễ chuộc sự mắc lỗi với con người nữa.
2/. Một số người khác chỉ nghĩ đến làm sao cho vừa lòng con người, mà không hề biết rằng những điều đó có đẹp lòng Chúa không? Đó không phải là cách sống của Cơ-Đốc nhân. Họ chỉ quan tâm dâng của lễ chuộc sự mắc lỗi, mà không dâng của lễ chuộc tội. Phải nhớ sự chuộc tội đến trước, rồi mới nói đến chuộc lỗi. Không kính Chúa thì không yêu người được.
  •  Chúa Jêsus Christ đã từng phán về lẽ thật nầy trong sách Tin Lành Ma-thi-ơ:
  •  Ma-thi-ơ 5:23-26, việc dâng của lễ cho Đức Chúa Trời đòi hỏi phải hòa hiệp với anh em.
  •  Ma-thi-ơ 6:12, Xin Cha tha tội cho chính mình, như chính mình tha tội cho tha nhân.
2/.  Những Qui Định:
  •  Sách Lê-vi ký 6:8 – 7:38
  •  Suốt trong phân đoạn nầy, chúng ta sẽ bắt gặp những nhóm từ bày tỏ mạng lịnh của Đức Chúa Trời qui định đối với các của lễ:
  •  6:13, Lửa hằng cháy luôn luôn trên bàn thờ, chẳng nên tắt.
  •  6:22, Ấy là một luật lệ đời đời trước mặt Đức Giê-hô-va…
  •  7:1, … ấy là một vật chí thánh…
  •  7:21, … thì sẽ bị truất khỏi dân sự mình.
  •  7:27, Phàm ai ăn một thứ huyết nào sẽ bị truất khỏi dân sự mình.
  •  7:36, … Ấy là một luật lệ đời đời trải qua các thế đại.
  •  Với những qui định nghiêm ngặt như vậy, từ cách dâng, vật dâng, nơi dâng, lúc nào được ăn sinh tế, lúc nào không được ăn; phần nào để lại, phần nào không để lại…, kèm theo đó là hình phạt: sẽ bị truất khỏi dân sự, một lệ định đời đời …, cho chúng ta thấy việc được NÊN THÁNH là một việc tối quan trọng trước mặt Chúa, phải đúng điều kiện, đúng luật lệ, và có công hiệu đời đời.
  •  Thư Hêb. 12:14b, tác giả đã khẳng định sự tối quan trọng của việc được NÊN THÁNH:… Vì nếu không nên thánh, thì chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời.
  •  Rất tiếc là ngày nay, một số người cứ vịn vào Thời Kỳ Ân Điển, để không làm theo những điều kiện mà Đức Chúa Trời đã qui định cho một đời sống NÊN THÁNH. Đó là lý do mà tác giả thư Hê-bơ-rơ đã viết tiếp những lời cảnh cáo mạnh mẽ về đời sống cần Nên Thánh trong 12:15-17, KHÁ COI CHỪNG kẻo có kẻ trật phần ân điển của Đức Chúa Trời, kẻo rễ đắng châm ra, có thể ngăn trở và làm ô uế phần nhiều trong anh em chăng. HÃY COI CHỪNG… chớ có ai gian dâm, cũng đừng có ai khinh lờn như Ê-sau…dẫu người khóc lóc cầu xin, cũng chẳng đổi được ý cha mình đã định rồi.
  •  Xin Chúa dùng lẽ thật Nên thánh nầy tỉnh thức chúng ta là những Cơ-Đốc nhân sống giữa đời nầy, giữ mình trong điều kiện Nên Thánh của Chúa,
  •  không để một chút rễ đắng nào, một sự cay đắng nào đâm ra trong tâm tư, ý nghĩ của chúng ta đối với ai đó,
  •  không vì một phút giây gian dâm tình cảm nào,
  •  không vì một tô canh đậu đỏ nào, một mối lợi đời nầy,
làm ô nhiễm đời sống nên thánh của chúng ta, hầu cho sự cứu rỗi mà Chúa Jêsus Christ ban cho chúng ta chẳng phải là vô ích.

II/. HÌNH ẢNH MINH HỌA SỰ NÊN THÁNH:
  •  Sách Lê-vi ký 8: - 10:
  •  Tôi thật cảm tạ Chúa về Lời Chúa mà chúng ta đang học đây. Ngay sau khi dùng 7 đoạn để minh giải điều kiện Nên Thánh, Sách Lê-vi ký đã tiếp tục đưa ra hình ảnh để Minh Họa sự Nên thánh, bằng chính con người của A-rôn và các con của ông trong chức vụ tế lễ thánh.
  •  Sự minh họa nầy đề cập đến 2 điều: Cách được Nên thánh (8:-10:); và cuộc sống nên tthánh thực tế.
1/. Cách được Nên Thánh:
  •  Sách Lê-vi ký 8: - 9:
  •  Trong 3 đoạn nầy, chúng ta được nhìn thấy một hình ảnh minh họa sự nên thánh qua con người của A-rôn và những người con của ông.
  •  Câu chuyện sách Lê-vi ký ghi lại là sự việc A-rôn và các con của ông được Môi-se vâng lịnh của Đức Chúa Trời xức dầu biệt thánh (8:12); và cá nhân A-rôn cùng các con của ông cũng đã dâng của lễ để làm của lễ chuộc tội và của lễ thiêu (9:7, 22).
  •  Rõ ràng đây là điều kiện để một người được Nên Thánh trong Chúa, A-rôn và các con của ông đại diện cho Cơ-Đốc nhân chúng ta, bao gồm hai phương diện:
  •  Phương diện của Đức Chúa Trời:
Chính Chúa là nguyên nhân của sự nên thánh, Chúa ra lịnh, Chúa chủ động thi hành sự nên thánh cho A-rôn, cho chúng ta, cho nên trước hết Chúa bảo Môi-se nhơn danh Chúa mà xức dầu biệt thánh cho A-rôn và các con của ông. Cũng như sự cứu rỗi tiên khởi là đến từ Chúa muốn ban cho loài người chúng ta, Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài. Nầy sự yêu thương ở tại đây, ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng  Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta … Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước (Giăng 3:16; I Giăng 4:10, 19)
  •  Phương diện loài người,
  •  A-rôn và các con của ông phải dâng sinh tế để được chuộc tội cho chính mình.
  •  Chúa muốn cứu chúng ta, đã thực hiện chương trình cứu rỗi cho chúng ta qua sự chết chuộc tội và sự sống lại của Chúa Jêsus Christ. Nhưng hầu cho hễ ai tin Con ấy, chính cá nhân chúng ta cũng phải bằng lòng ăn năn tội, nhờ cậy tế lễ chuộc tội của Chúa Jêsus Christ.
  •  Chúa muốn ban cho chúng ta đời sống nên thánh, nhưng chính chúng ta cũng phải có trách nhiệm quyết định sống thánh.
  •  Chúa muốn mà tôi không muốn, Chúa sẽ không làm gì được cho chúng ta, vì Ngài tôn trọng sự tự do của chúng ta. Tôi muốn mà không có sự ban cho của Chúa, thì sự mong muốn, sự cố gắng của tôi cũng chỉ là con số KHÔNG (0).
  •  Đây chính là lý do nhiều đời sống Cơ-Đốc bị thất bại đang khi sống giữa đời thường.
  •  Trong lòng chúng ta thật đôi lúc muốn sống thánh khiết như Chúa dạy, nhưng nó chỉ là ĐÔI LÚC thôi, còn lại thì NHIỀU LÚC không muốn, vì nghĩ rằng sống thánh khiết là thua thiệt.
  •  Hoặc MUỐN, nhưng không dứt khoát, một sự mong muốn nửa vời
  • Ước ao giữa lúc cả thế gian đều bại hoại trước mặt Đức Chúa Trời, Chúa vẫn còn tìm được trong Hội thánh của Chúa những đời sống Nên Thánh như Nô-ê sống công bình, đạo đức, đồng đi với Chúa, chẳng chỉ để cứu mình, cứu gia đình mình, mà còn có thể cứu được nhiều người nữa.
2/. Cuộc sống Nên Thánh Thực Tế:
  •  Sách Lê-vi ký 10:
  •  Một lần nữa, chúng ta phải cảm tạ Chúa, Ngài đã cho tác giả sách Lê-vi ký là Môi-se ghi lại đoạn 10 nầy, để trả lời hai câu hỏi thường nổi lên trong tâm trí những người muốn sống Nên Thánh như Chúa dạy:
1/. Câu hỏi thứ nhất: Nếu tôi không sống đời sống Nên Thánh thì sao?
  •  Đoạn 10:1-11, là câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất: Hậu quả của đời sống không Nên Thánh.
  •  Mười một câu nầy ghi lại một lỗi lầm mà các con trai của A-rôn đã vi phạm sự nên thánh và những điều không được vi phạm trong đời sống Nên Thánh.
  •  10:1-7, các con trai A-rôn là Na-đáp và A-bi-hu, là những người đã được biệt thánh bởi sự xức dầu của Môi-se, họ cũng đã dâng tế lễ chuộc tội, dâng của lễ thiêu, của lễ chay, để được nên thánh, nhưng họ đã không tuân giữ cuộc sống Nên Thánh, thậm chí vào Đền thờ rồi mà vẫn còn cố ý vi phạm luật Thánh của Chúa. Kết quả là Lửa thánh của Chúa Thánh đã thiêu hủy họ.
Nói đến điều nầy, chúng ta phải tỉnh thức mà cảm tạ Chúa, vì nếu Chúa không thương xót thì nhiều lần chúng ta đã giống như Na-đáp và A-bi-hu rồi, do chính thái độ của chúng ta đang khi thờ phượng Chúa. Xin Chúa tỉnh thức chúng ta.
  •  10:8-11, anh chị em hãy chú ý một bản án mà Chúa tuyên bố cho đời sống Nên thánh mà không thánh – không thánh ngay trong sự ăn uống: Khi nào vào hội mạc, ngươi và các con trai ngươi chớ nên uống rượu hay là uống vật chi có tánh say, E PHẢI CHẾT CHĂNG: - ấy là một mạng lịnh đời đời, trải các thế đại.
  •  Bản án được công bố cho một hành vi rất quen thuộc ngày nay. Bản án được công bố vượt thời gian: mạng lịnh ĐỜI ĐỜI.
  •  Đó là bản án mà Hêb. 12:14b đã nhắc lại: Nếu không nên thánh thì chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời!
2/. Câu hỏi thứ hai: Cuộc sống Nên Thánh có gì khác với người thường không?
  •  10:12-20.
  •  Phân đoạn nầy trình bày cuộc tranh luận của Môi se với A-rôn về nếp sống bình thường của người đã được nên thánh.
  •  Môi-se thì đòi hỏi A-rôn và các con còn lại của A-rôn là những người đã được nên thánh phải sống như những người VÔ CẢM, phải ăn uống đúng luật vui vẻ khi mà những người thân yêu của họ là Na-đáp và A-bi-hu đã chết, thân xác còn đó (10:16-18)
  •  Nhưng A-rôn đã tranh cãi trên quan điểm của một con người bình thường. Rõ ràng cái chết của hai đứa con trai, dù nó phạm tội bị Chúa phạt, đã làm tổn thương tình cảm của A-rôn và gia đình, A-rôn cũng biết buồn, cũng biết thương con, và ông không thể ăn uống bình thường, dù đó là qui định đối với của lễ.
  •  Kết quả là Môi-se đã nhận ra cách sống nên thánh như A-rôn là đúng (10:20)
  •  Đức Chúa Trời không cứu chúng ta, biệt chúng ta ra thánh, để làm những siêu nhân, sống như những thần tiên vô cảm, mà Chúa muốn chúng ta sống làm một người bình thường, biết vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc (Rôma 12:15-16)
  •  Chính Chúa Jêsus Christ đã làm gương cho chúng ta. Khi làm người trên đất, Chúa Jêsus Christ là một người vô tội – thánh khiết, nhưng Ngài đã chia sẻ buồn vui với mọi người chung quanh, Ngài cũng đã khóc với gia đình La-xa-rơ, đã vui với đám cưới tại Ca-na, đã đến với những người cần cứu giúp an ủi.
Anh chị em ơi, hãy làm một người thánh bình thường như Cứu Chúa Jêsus Christ của chúng ta. Đó chính là điều Chúa muốn chúng ta đạt được.


---------------------------------------

Đề mục: THỰC NGHIỆM NÊN THÁNH (II)
Kinh thánh: Sách Lê-vi ký 11: - 27:
Câu gốc: 19:2

I/. THỰC NGHIỆM NÊN THÁNH TRONG SINH HOẠT CÁ NHÂN:
  •  Sách Lê-vi ký 11: - 15:
  •  Đọc qua những đoạn Kinh thánh nầy, lòng tôi thật cảm động trước sự yêu thương của Chúa quan tâm đến ngay cả những sinh hoạt thường ngày của chúng ta.
  •  Quan niệm thông thường của mọi người mỗi lần nghe đến Đạo hoặc Tôn giáo, là nghĩ ngay đến chuyện siêu hình, chuyện tâm linh, chuyện linh hồn, nếu không muốn nói là chuyện thần thoại.
  •  Nhưng qua Kinh thánh, và ngay trong sách Lê-vi ký nầy, Chúa đã bày tỏ Ngài chẳng những quan tâm đến vấn đề tội lỗi, thánh khiết, những nghi thức tế lễ tôn giáo, mà Chúa cũng còn quan tâm đến việc ăn uống của chúng ta, cách sống của chúng ta.
1/. Thực nghiệm nên thánh qua việc ăn uống hằng ngày:
  •  Lê-vi ký 11:1-2, Chúa bảo Môi-se truyền cho tuyển dân của Chúa biết phân biệt con thú tinh sạch nào ăn được, con thú nào không tinh sạch không ăn được.
  •  Chữ SẠCH hay KHÔNG SẠCH ở đây bao gồm ý chỉ về tinh sạch theo nghi lễ, cũng chỉ về sự sạch sẽ, và về ý có lợi cho sức khỏe hay không. Dù không hiểu hết toàn bộ các loài thú mà sách Lê-vi ký đã nêu ra ở đây, chúng ta cũng có thể nêu ra một số thí dụ cụ thể để thấy tình yêu thương của Chúa lo cho con người, nhất là tuyển dân vật thực ăn uống hằng ngày.
  •  11:7, con heo. Thịt heo là thực phẩm được đa số người ta ưa chuộng, nhất là vùng Châu Á. Nhưng thật sự thịt heo có quá nhiều mỡ, nên sẽ tạo cholesterol gây chứng đông máu dễ dàng có hại cho sức khỏe, nhất là về tim mạch. Đặc biệt là lúc những lời nầy được Chúa ban, là lúc dân Y-sơ-ra-ên đang ở trong đồng vắng nóng bức, thịt heo sẽ là thức ăn chậm tiêu và mỡ heo sẽ làm mệt mỏi nhanh chóng. Vả lại, dân Y-sơ-ra-ên đang đi trong đồng vắng, việc nuôi heo là một việc đày khó khăn.
  •  11:10, Chúa cấm ăn những loài thủy hải sản không có vây mà cũng không có vảy. Có lẽ vì những loài không có vây không có vẩy, hầu hết đều thích ăn những thức ăn không sạch trong tự nhiên. Một trong những loài không vây và cũng không có vảy là Con Lươn, là loài thích ăn những thức ăn hôi thối.
  •  11:15, Các thứ Quạ. Quạ là loài chim cho đến ngày nay người ta cũng không ăn, vì nó là loài ăn dơ, luôn tượng trưng cho sự dơ dáy và độc ác. Người ta nói rằng thịt quạ hôi.
  •  11:20-25, về các loại côn trùng, Chúa có nhấn mạnh tùy theo loại, để nói rằng cũng có loại thuộc họ côn trùng đó ăn được. Về cào cào hoặc châu chấu, có những loại không ăn được vì rất hôi, nhưng cũng có loại ăn được.
  •  11:29-30, những con vật được nêu tên như chuột lắt, chuột nhủi (có lẽ là chuột xạ), kỳ đà… các loài như vậy đều thích ăn thịt thối, dơ.
  •  Chắc chắn còn nhiều lý do khác mà chúng ta không biết hết, nhưng mục đích Chúa cho ăn hoặc cấm ăn, rõ ràng là vì ích lợi cho chúng ta,
  •  vì ích lợi cho sức khỏe của chúng ta.
  •  vì phương diện vệ sinh cho chúng ta.
  •  vì khẩu vị Chúa muốn chúng ta ăn ngon, ăn sạch.
  •  ích lợi trước nhất và được nhấn mạnh là để phân biệt chúng ta là dân thánh thuộc về Chúa (11:44-45).
  •  Cảm ơn Chúa vì Ngài chăm sóc việc ăn uống hằng ngày của tôi. Thật không có ai như Ngài.
2/. Thực nghiệm nên thánh trong bịnh tật, vệ sinh:
  •  Sách Lê-vi ký 12: - 15:
  •  Đến đây thì chúng ta không còn lời nào để cảm tạ Chúa cho hết lòng mình, trước sự quan tâm săn sóc của Chúa đối với sức khỏe của thân thể chúng ta.
  •  12:, tôi nghĩ rằng các bà các cô phải cảm tạ Chúa vì Ngài yêu thương những người phụ nữ. Đối với người phụ nữ, việc sinh con là lúc khó khăn, nguy hiểm nhất, như ông bà chúng ta thường ví: vượt cạn, đi biển. Cuộc sống ngày nay đã không còn thì giờ cho người phụ nữ được nghỉ ngơi đầy đủ nữa. Nhưng Chúa thật yêu thương muốn người phụ nữ sau những ngày tháng mang nặng đẻ đau, được nghỉ ngơi đầy đủ.
12:2, 4, những chữ ô uế, sạch, để người phụ nữ được dành để nghỉ ngơi sau khi sinh con, không làm việc ít nhất là 40 ngày đến hai tháng.
Đáng tiếc là vì điều kiện sống khó khăn, hoặc vì không hiểu biết, hoặc không tin cậy nơi tình yêu thương của Chúa, nên ngày nay phụ nữ đã không nghỉ ngơi hay không được nghỉ ngơi.
  •  13: - 15:, Lời Chúa dạy về việc giữ vệ sinh. Anh chị em biết rằng, một cộng đồng sống tập thể với trên 2 triệu người, vấn đề vệ sinh là tối cần thiết dường nào, đặc biệt là đối với những bịnh hay lây nhiễm, nhất là đối với bịnh phung trên người và trên quần áo, trên nhà cửa, và bịnh của nam nữ.
Chúa đã dạy dân Chúa phải sống sạch sẽ bằng việc tắm – rửa – giặt. Ba động từ: Tắm – Rửa – Giặt, được lặp đi lặp lại luôn trong những đoạn nầy. Còn nhóm từ: bị ô uế đến (chiều tối) là để nghỉ ngơi và tránh lây nhiễm.
  •  Những lời dạy nầy hình như bị xem là không cần thiết trong Hội thánh, hoặc trong loại sách tôn giáo. Thế mà Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, một trong những bằng cớ yêu thương đó là Chúa chăm sóc chúng ta khác nào cha (mẹ) chăm sóc con cái mình vậy.
  •  Ha lê lu gia, cảm tạ Chúa!

II/. THỰC NGHIỆM NÊN THÁNH TRONG PHẠM VI QUỐC GIA:
  •  Sách Lê-vi ký 16:
  •  Đoạn 16 nầy ghi lại sự mong muốn cao quí của Đức Chúa Trời trên tuyển dân, Đức Chúa Trời không chỉ muốn có những đời sống nên thánh, mà Chúa còn muốn có một Quốc gia nên thánh. Chúa không chỉ muốn có những Cơ-Đốc nhân là những người nên thánh, mà Chúa còn muốn có một hội chúng nên thánh.
  •  Với mong ước đó, Chúa đã qui định mỗi năm một lần vào ngày 10 tháng 7 (lịch Do thái – 16:29), tuyển dân Y-sơ-ra-ên sẽ có một Lễ đặc biệt gọi là Đại Lễ Chuộc Tội.
  •  Đại Lễ Chuộc tội nầy có những đặc điểm như sau:
  •  16:33-34, người (thầy tế lễ thượng phẩm) sẽ chuộc tội cho nơi thánh, cho hội mạc, cho bàn thờ, cho những thầy tế lễ, VÀ CHO CẢ DÂN CỦA HỘI CHÚNG. Mỗi năm một lần phải làm lễ chuộc tội cho dân Y-sơ-ra-ên, đặng làm cho sạch các tội lỗi của chúng; ấy sẽ là một lệ định đời đời cho các ngươi vậy.
Đây là một Lễ chuộc tội không phải cho cá nhân mà cho toàn thể từ Đền tạm đến dân sự.
  •  16:3, đây là ngày duy nhất trong năm, thầy tế lễ thượng phẩm được phép vào Nơi Chí Thánh để xông hương và rảy huyết trên nắp thi ân của Hòm Giao Ước.
  •  16:31, đây là ngày toàn dân phải biệt riêng cho sự ăn năn tội lỗi, ép linh hồn mình, cũng là ngày Sa-bát tức là ngày NGHỈ.
  •  Nói đến cả quốc gia nên thánh, thật sự đó là một nhu cần, vì Chúa có hứa trong II Sử 7:14, Chúa sẵn sàng tha thứ và giải cứu quốc gia biết ăn năn.
  •  Anh chị em có nhớ thành Ni-ni-ve trong đời tiên tri Giô-na không? Kinh thánh sách Giô-na ghi lại rằng, khi Giô-na vâng lời Chúa đến thành Ni-ni-ve (đại diện cả nước Ai-si-ri) rao báo rằng còn bốn mươi ngày nữa thì thành sẽ sụp đổ bởi cớ tội lỗi của cả thành (cả nước).
Khi nghe được sứ điệp của tiên tri Giô-na, vua Ni-ni-ve kêu gọi cả nước kiêng ăn, mặc bao gai cầu nguyện ăn năn với Chúa. Thật kỳ diệu, một dân ngoại bang, một kẻ thù với tuyển dân, một dân tộc độc ác sắp chịu hình phạt, vậy mà khi cả nước biết ăn năn xin được chuộc tội, thì Chúa đã tha, và cứu xứ của họ khỏi tai họa.
  •  Cảm ơn Chúa, Hội thánh Chúa trước đây mỗi năm dành ngày đầu năm Dương Lịch để tất cả Hội thánh kiêng ăn cầu nguyện, như một Mùa Đại Lễ Chuộc Tội. Rất tiếc, nhiều năm gần đây Hội thánh đã bỏ quên. Nên chăng một ngày nào đó gần đây để lập lại Mùa Đại Lễ Chuộc tội bằng sự kiêng ăn cầu nguyện.

III/. THỰC NGHIỆM NÊN THÁNH ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN CHÚA:
  •  Sách Lê-vi ký 17: - 27:
  •  Phần thứ 3 nầy của sách Lê-vi ký hầu như là sự nhắc lại những điều mà Chúa đã phán dạy từ sách Xuất Ê-díp-tô ký, tất cả đối với Chúa đều phải nên thánh. Chúng ta có thể nhắc lại những điều quan trọng đối với Chúa:
  1. Đoạn 17:1-9,
Chín câu nầy Chúa nhấn mạnh về địa điểm thánh là Hội mạc, tức là nơi Đền tạm, Đền thờ. Người dâng chỉ được giết con sinh tại nơi địa điểm thánh nầy, nếu không, thì người đó sẽ bị phạt (17:1-4)
Rõ ràng Đền thờ bao giờ cũng là nơi tiêu biểu cho sự hiện diện chính thức của Chúa, phải được kính trọng.
  1. Đoạn 17:10-16,
Việc ăn uống rốt lại Chúa cấm không cho ăn huyết và thú chết ngột (17:10, 15-16). Luật cấm nầy đã được nhắc lại trong Tân Ước, do Giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem (Công vụ 15:28-29).
Dường như các loại thức ăn khác được nới lỏng, riêng huyết và thú chết ngột là cấm tuyệt đối (Công vụ 10:11-16).
  1. Đoạn 18:-20:
Đặc điểm của 3 đoạn Lê-vi ký nầy là Chúa luôn nhắc đi nhắc lại Danh của Ngài: TA LÀ GIÊ-HÔ-VA ĐỨC CHÚA TRỜI. Ít nhất là 29 lần Chúa xưng TA LÀ từ đoạn 18 đến đoạn 26, đặc biệt mỗi lần Chúa nhắc lại một điều luật nào đã phán dạy, thì Ngài xưng Danh TA LÀ… như ký tên vào từng điều luật đó, những điều luật dường như rất bình thường không có gì quan trọng đối với con người ngày nay, nhưng đối với Chúa thì là luật thánh, Chúa có ký tên.
Thí dụ như
  •  18:, vấn đề tình dục,
Rõ ràng đối với Chúa không phải là ô uế, phàm tục như một số người quan niệm, nhưng vấn đề là với ai? Và sạch sẽ.
Có một người biện luận với Mục sư Billy Graham rằng, tính dục là do Đức Chúa Trời ban cho, nên con người có quyền sử dụng nó cách tự do, không thể coi nó là tội lỗi. Mục sư Billy Graham trả lời: Con chim có thể bay ngang đầu bạn, nhưng đừng để nó làm tổ trên đầu bạn. Luật pháp cho phép người cảnh sát sử dụng súng, nhưng không có nghĩa là bạn muốn bắn ai tùy ý bạn.
Vấn đề tình dục đã bị xem thường, nhất là giới trẻ trước năm 1989 là năm mà người ta phát giác ra bịnh AIDS. Ngày nay, trước sự lây lan nhanh chóng dễ dàng của căn bịnh thế kỷ nầy, nhân loại đã có một sự cẩn thận hơn. Dù muộn, nhưng còn hơn không.
  •  20:9, vấn đề hiếu kính cha mẹ
Hiếu kính cha mẹ đã trở nên hiếm hoi trong xã hội loài người ngày nay, truyền thống gia đình tốt đẹp đã bị phá vỡ vì quan niệm tôn trọng tự do quá mức.
Ngày thứ sáu 16/8/02, báo Phụ nữ Thành phố HCM, đã đưa tin hai phiên tòa xử liên quan đến việc những đứa con bất hiếu thưa bà mẹ 73 tuổi ra tòa để đòi gia tài và phiên tòa bà mẹ sáu mươi mấy tuổi phải thưa con ra tòa, vì tội lừa gạt bà lấy hết tiền của bà, đuổi bà ra khỏi nhà đến nỗi bà phải đi ở nhờ nhà người khác, còn các con cứ vịn cớ đổ cho nhau trách nhiệm nuôi dưỡng.
Tòa án đời nầy đã không thể xử tội bất hiếu, chỉ có thể xử việc đất đai thừa kế. Nhưng trước Tòa của Chúa, án phạt bất hiếu là xử tử.
Chúng ta có thể nói quyết chắc rằng, việc Chúa nhắc lại những điều luật mà Ngài đã ban và ký tên để xác nhận, đó là những điều luật tối quan trọng, không thể muốn hay không muốn thi hành, mà là phải thi hành, như 19:2 Chúa đã phán, Hãy nên thánh, vì ta là thánh.
  1. Đoạn 21: - 27:
Các đoạn còn lại của sách Lê-vi ký, nhắc lại những qui định thánh cho những người mang chức vụ thánh và những ngày lễ thánh, những khí mạnh thánh, và những sự dâng hiến thánh.
Thầy tế lễ là người phục vụ nơi đền thánh, nên Chúa bắt buộc họ phải
  •  thánh từ sự giao tiếp ngay cả trong tang chế của người thân;
  •  thánh trong hôn nhân;
  •  thánh trong việc ăn uống.
Qua đó chúng ta thấy chức vụ của người phục vụ Chúa là quan trọng biết dường nào. Đó là kinh nghiệm của chính Phao-lô, nên ông đã nói trong I Côrintô 9:27, Tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác,mà chính mình phải bị bỏ chăng.
Chúa lập những ngày lễ thánh để làm gì?
  •  23:4, để dân Chúa có cơ hội nhóm hiệp thánh.
  •  23:8, các ngươi đừng làm một công việc xác thịt nào hết, Chúa muốn dân Chúa được cơ hội nghỉ ngơi.
  •  23:22, để dân Chúa bày tỏ lòng yêu thương trong Chúa với những người nghèo khổ.
  •  23:40, để dân Chúa sống vui vẻ.
  •  Nói tóm lại, Chúa ban những luật lệ thánh cho dân Chúa, chỉ có một mục đích duy nhất là để dân Chúa sống vui vẻ với Chúa và với nhau. Ngược lại, nếu dân Chúa không làm theo thì sự hình phạt đương nhiên sẽ xảy đến cho họ (26:3-; 14-16).
Nguyện Chúa ban cho mỗi chúng ta là con dân của Chúa sống vui vẻ trong luật lệ, mạng lịnh của Chúa, để tận hưởng được những ngày trời trên đất.


----------------------------------------

Đề mục: CHỮ THÁNH TRONG SÁCH LÊ-VI KÝ
Kinh thánh: Sách Lê-vi ký 19:2

I/. Ý NGHĨA CHỮ THÁNH:
  •  Sách Lê-vi ký 19:2, … Hãy nên THÁNH, vì ta GIê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi vốn là THÁNH.
  •  Đây là một chữ rất quan trọng trong Kinh thánh nói chung và trong sách Lê-vi ký nói riêng. Trong sách Lê-vi ký, chữ THÁNH được nói đến trên 80 lần.
  •  Tự điển Việt-nam định nghĩa chữ THÁNH là sạch sẽ, đạo đức. Với định nghĩa như vậy, theo người chưa tin Chúa, thì người được gọi là thánh, là một bậc thông minh, xuất chúng, tài đức, như Đức Khổng Tử được xem như một vị thánh, thánh Gandhi…
  •  Còn trong quan điểm của Kinh thánh, thì THÁNH là không ô uế theo nghĩa đen (sạch sẽ) lẫn nghĩa bóng (được tha thứ tội lỗi),
  •  Nghĩa đặc biệt của chữ THÁNH là BIỆT RIÊNG RA, hàm ý là biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời, thuộc về Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời là Đấng Thánh.
  •  Với định nghĩa theo Kinh thánh như vậy, thì một vật hay một người THÁNH, không hẳn là một vật đặc biệt gì, hoặc một người xuất chúng, tài ba, nhưng vật thánh hoặc người thánh là vật hoặc người đã được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời, biệt riêng ra thuộc về Đức Chúa Trời.
  •  Thí dụ:
  •  Xuất. 40:9-11, Đền tạm và các khí mạnh dùng trong Đền tạm được xức dầu để biệt ra thánh cho Chúa.
  •  Xuất 40:13, con người của A-rôn cũng như bao người khác, có lẽ Arôn còn yếu đuối hơn chúng ta vì ông đã từng phạm tội dựng tượng con bò vàng và dạy dân Y-sơ-ra-ên thờ nó. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời bảo Môi-se xức dầu biệt thánh cho Arôn, thì kể từ ngày ấy, A-rôn đã là một người được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời, thuộc về Đức Chúa Trời.
  •  I Côrintô 1:1-2, Phao-lô đã gởi thư nầy cho Hội thánh tại Côrintô, và ông gọi những Cơ-Đốc nhân tại Côrintô là những người … được gọi làm THÁNH ĐỒ. Thực tế qua nội dung của thư Côrintô, các Cơ-Đốc nhân nầy có rất nhiều lỗi lầm, nhưng Phao-lô vẫn gọi họ là THÁNH ĐỒ, vì họ là những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ.
Điều nầy không có nghĩa là một người đã tin Chúa Jêsus Christ rồi thì phạm tội gì cũng là thánh. Nhưng khi một người tin Chúa tức thì họ được nên thánh theo địa vị. Trên tiến trình theo Chúa, họ sẽ trải qua những ngày nên thánh thực nghiệm, họ có thể vấp ngã, phạm tội, điều quan trọng là họ phải ăn năn tội lỗi, tìm kiếm sự tha thứ từ Chúa, nếu cứ cố ý phạm tội thì sẽ đánh mất địa vị THÁNH của họ.
  •  I Phi-e-rơ 2:9, Phi-e-rơ đã giải thích Cơ-Đốc nhân là dân thánh là dân thuộc về Đức Chúa Trời.
  •  Chúng ta có thể nói chữ THÁNH là một chữ đặc thù của Tin Lành Đức Chúa Trời, vì lẽ đạo NÊN THÁNH là lẽ đạo chỉ có trong Tin Lành của Đức Chúa Trời. Kỳ diệu hơn nữa là một người vừa khi tin Chúa Jêsus Christ thì đã làm một THÁNH ĐỒ, một NGƯỜI THÁNH trước mặt Đức Chúa Trời và trong Hội thánh của Đức Chúa Trời. Trong khi đó, các Tôn giáo không hề dám tôn phong như vậy, ngay cả Giáo hội Công Giáo Lamã cũng chỉ phong thánh cho một Nhân vật nào của Giáo hội (đa số là thuộc hàng chức sắc cao cấp) có những công trạng lớn đối với Giáo hội, kể cả tử vì đạo).
  •  Sở dĩ chữ THÁNH được đề cập đến hơn 80 lần trong 27 đoạn của sách Lê-vi ký, là vì suốt từ đầu đến cuối sách, những vấn đề nêu ra trong sách đều là những vấn đề liên quan đến Đức Chúa Trời, từ của lễ, thầy tế lễ, sự dâng hiến cho Đức Chúa Trời …
  •  Thật sự, sách Lê-vi ký là sách không hấp dẫn người đọc, đôi khi bị hiểu lầm là thuộc Luật pháp Cựu Ước, nhưng nếu đọc cẩn thận với tinh thần nắm bắt được trọng điểm của sách, Cơ-Đốc nhân chúng ta sẽ càng kính sợ Chúa không dám sống hoang phí cuộc đời mình, và thấy được Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta dường nào khi Ngài quan tâm đến chúng ta từ thuộc linh đến thuộc thể, từ sự thờ phượng Chúa đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta, từ cái ăn, ở, mặc, bịnh…
  •  Anh chị em hãy đọc sách Lê-vi ký, tôi tin rằng anh chị em sẽ phải cất lời cảm tạ Chúa.

II/. ĐẤNG THÁNH TRONG SÁCH LÊ-VI KÝ:
  •  Sách Lê-vi ký 19:2, … vì ta GIÊ-HÔ-VA ĐỨC CHÚA TRỜI các ngươi vốn là thánh.
  •  Một điều đặc biệt nữa trong sách Lê-vi ký là Danh xưng của Chúa thường được xưng tụng trong sách. Có ít nhất 50 lần nhóm từ TA LÀ ĐỨC GIÊ-HÔ-VA được nói đến từ đoạn 18 đến đoạn 27.
  •  Đặc biệt hơn nữa là suốt những đoạn đó, chính Chúa xưng ra sau mỗi lần Chúa dạy một điều gì cho dân Chúa, điều đó rõ ràng là Chúa đã ký tên đóng dấu ấn chứng quyết định của Chúa đối với vấn đề vừa được truyền dạy.
  •  Chúng ta hãy thử xem xét vài thí dụ:
  •  18:4, Chúa ra lịnh dân Chúa phải giữ và làm theo Luật của Chúa, ngay sau đó Chúa xưng Danh: Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, như môt sự khẳng định dứt khoát mạng lịnh.
  •  18:5, một lần nữa Chúa nhắc lại mạng lịnh giữ Luật Chúa và bảo đảm người nào làm theo thì được sống, rồi Chúa xưng Danh của Chúa: Ta là Đức Giê-hô-va.
  •  Đặc biệt trong đoạn 19, mỗi điều luật đưa ra, Chúa đều xưng: Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi. Ít nhất 16 lần Chúa đã xưng Danh Chúa như vậy.
  •  Anh chị em để ý, Chúa không xưng Danh của Ngài là Đức Chúa Trời, nhưng xưng là Giê-hô-va – Danh xưng giao ước của Chúa.
  •  Đây là Danh xưng đặc biệt của Chúa, được chính Chúa giải thích ý nghĩa là Tự Hữu Hằng Hữu (Xuất. 3:14). Dân Y-sơ-ra-ên rất kính trọng Danh xưng Giê-hô-va của Chúa, đối với họ Danh Giê-hô-va rất thánh, nên họ rất kiêng nói đến Danh nầy, thường thay danh xưng khác như: Đức Chúa Trời hoặc Chúa.
  •  Chính vì vậy, trong sách Lê-vi ký là sách toàn bộ chỉ đề cập những việc liên quan đến những vật, người, và việc biệt riêng ra thánh, nên Chúa đã dùng Danh Giê-hô-va.
  •  Rất tiếc là khi đọc sách Lê-vi ký, thường khi chúng ta chỉ chú ý đến những sự kiện có vẻ không liên hệ đến đời sống thực tế của chúng ta, nên cảm thấy nhàm chán. Đáng lẽ chúng ta phải nhìn thấy những CHỮ KÝ TÊN của Chúa: TA LÀ GIÊ-HÔ-VA Đức Chúa Trời các ngươi, để tỉnh thức giữ mình trong khi vào đền thánh, làm việc thánh, hát bài ca thánh, đọc Kinh thánh, dâng những đồng tiền thánh cho Giê-hô-va là Đấng Thánh.
  •  Nguyện Chúa ban cho mỗi chúng ta bắt đầu từ những giờ phút nầy cẩn thận mỗi khi nói đến Danh Chúa.

III/. NGƯỜI THÁNH TRONG SÁCH LÊ-VI KÝ:
  •  Sách Lê-vi ký đoạn 8.
  •  Từ đoạn 8 đến đoạn 10, sách Lê-vi ký cho chúng ta biết thứ tự và vai trò của chức vụ tế lễ cho Chúa.
  •  Chức vụ lo cho Đền thánh gồm có ba thành phần:
1/. Người Lê-vi:
  •  Lê-vi là con thứ 3 trong 12 con trai của Gia-cốp, và là một trong mười hai tổ phụ của dân Y-sơ-ra-ên.
  •  Xuất. 32:26-29, Những người Lê-vi nhờ trung thành với Chúa không cúi lạy bò con vàng, nên được Chúa biệt riêng ra lo việc tế lễ.
  •  Công việc của Người Lê-vi là tất cả công việc liên quan đền tạm, đền thờ, phụ tá cho các thầy tế lễ trong việc dâng tế cho Chúa.
2/. Thầy Tế lễ:
  •  Sách Lê-vi ký 8:1-2, chức vụ nầy dành riêng cho một gia tộc trong chi phái Lê-vi, họ A-rôn.
  •  Đặc biệt chức vụ nầy không phải tự phong, mà A-rôn và các con của ông được Môi-se vâng lịnh của Đức Chúa Trời xức dầu phong chức cho.
  •  Trong đoạn 8, chúng ta được tham dự một Lễ phong chức thầy tế lễ cho A-rôn và các con của A-rôn, theo những nghi thức mà Chúa bảo Môi-se thi hành.
  •  Chức vụ Thầy Tế lễ là phụ trách dâng của lễ hằng ngày do dân Chúa đem đến. Họ chăm lo những phần việc trong nơi Thánh:
  •  Thay bánh trần thiết trong nơi thánh
  •  Chăm sóc đèn trong nơi thánh hầu cháy luôn
  •  Dâng hương bàn thờ nơi thánh.
Đó là những phần việc chỉ có các Thầy Tế lễ được giao phó.
II Sử. 26:16- đã ghi lại việc vua Ô-xia kiêu ngạo, tự ý vào đền thờ xông hương, cướp lấy công việc của một Thầy tế lễ, nên đã bị Đức Chúa Trời phạt mắc bịnh phung đến chết. (II Sử. 26:21)
  •  Cảm ơn Chúa, trong Chúa Jêsus Christ, như Phi-e-rơ đã nói đến trong I Phi. 2:9, Cơ-Đốc nhân chúng ta là thầy tế lễ nhà vua, nghĩa là sau khi tin nhận Chúa Jêsus Christ làm Đấng Cứu Thế của mình, Cơ-Đốc nhân chúng ta được trở nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời, được trực tiếp dâng lời cầu nguyện, nài xin, được đến gần Đức Chúa Trời không qua một trung gian tế lễ nào ngoài Chúa Jêsus Christ.
  • Mỗi khi chúng ta cầu nguyện, cầu thay, là chúng ta đang làm chức năng của một thầy tế lễ.
3/. Thầy Tế lễ Thượng phẩm (Thầy Thượng tế)
  •  Sách Lê-vi ký cho chúng ta biết về trật tự tế lễ như sau:
  •  Trong 12 chi phái của dân Y-sơ-ra-ên, Chúa chọn chi phái Lê-vi để lo việc thánh.
  •  Trong chi phái Lê-vi, Chúa chọn ra họ A-rôn để làm thầy tế lễ.
  •  Trong các thầy tế lễ, Chúa chọn một Thầy Tế lễ Thượng phẩm, là người duy nhất được vào nơi Chí thánh mỗi năm một lần dâng tế lễ chuộc tội cho toàn dân Y-sơ-ra-ên.
  •  Chức vụ Thầy tế lễ Thượng phẩm nầy làm hình bóng về Chúa Jêsus Christ là Thầy tế lễ Thượng phẩm, như Tác giả Thư Hê-bơ-rơ 4:14 đã nói, Ấy vậy, chúng ta có thầy tế lễ thượng phẩm lớn đã trải qua các từng trời, tức là Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời…Nhưng chức vụ Thầy Tế lễ Thượng phẩm của Chúa Jêsus Christ còn cao hơn của A-rôn: Chúa Jêsus Christ là Thầy Tế lễ Thượng phẩm cảm thông mọi sự yếu đuối của chúng ta – Vì Ngài đã bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội.
  •  Đây là lẽ đạo đầy sự an ủi cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh, thì chính Chúa Jêsus Christ đã làm gương cho chúng ta, ngay trong những lúc hoạn nạn. Đó là lý do Thư Hêb. 4:16 khuyến giục chúng ta: Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng.
  •  Ai trong anh chị em đang bị thử thách, hãy đọc sách Lê-vi ký, chắc chắn sẽ tìm được sự an ủi có cần qua hình ảnh Thầy Tế Lễ Thượng phẩm, để nhớ đến chính Chúa Jêsus Christ là Thầy Tế Lễ Thượng phẩm của chúng ta.

III/. NHỮNG VẬT THÁNH TRONG SÁCH LÊ-VI KÝ:
  •  Trong sách Lê-vi ký, chúng ta tìm thấy ba vật thánh rất đặc biệt có liên quan với Chúa:
1/. Các của lễ:
  •  Như chúng ta đã nói đến trong bài trước, từ đoạn 1 đến đoạn 5, sách Lê-vi ký trình bày năm loại của lễ:
  •  của lễ thiêu
  •  của lễ chay
  •  của lễ thù ân
  •  của lễ chuộc tội
  •  của lễ chuộc sự mắc lỗi
  •  Điều cần được nhấn mạnh trong các của lễ là tất cả các của lễ đều qui về hình bóng Chúa Jêsus Christ là tế lễ toàn vẹn của chúng ta. Nói như Hêb. 9:11-14, Chúa Jêsus Christ làm thầy tế lễ thượng phẩm dâng chính Ngài làm sinh tế một lần đủ cả.
  •  Cho nên điều quan trọng đối với người đọc sách Lê-vi ký về các của lễ là phải nhờ ơn Chúa tìm được Đấng Christ trong các của lễ, bởi đó, chúng ta có thể cất lời cảm tạ Chúa về ân sũng mà Chúa đã dành cho chúng ta qua việc dâng mình của Ngài.
2/. Dâng
  •  Từ ngữ mà chúng ta cũng bắt gặp khá nhiều trong sách Lê-vi ký là chữ DÂNG.
  •  Sách Lê-vi ký bắt đầu với chữ DÂNG (1:2), và cũng kết thúc với những qui định về sự dâng hiến cho Chúa.
  •  Sách Lê-vi ký bắt đầu với việc dâng tế lễ giảng hòa, chuộc tội cho chính mình, cho cả nước; sách kết thúc với sự dâng hiến một vật gì, kể cả dâng mình để phục vụ Chúa.
  •  Luận về điều nầy, Sứ đồ Giăng đã nói trong I Giăng 3:, Chúa đã vì chúng ta bỏ sự sống; chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy.
  • Thật sự, nếu đọc qua đoạn 27, là đoạn cuối cùng của sách Lê-vi ký, đề cập đến sự dâng hiến cho Chúa:
  •  27:1-8, dâng mình cho Chúa
  •  27:9-13, dâng thú nuôi cho Chúa
  •  27:14-15, dâng nhà ở cho Chúa
  •  27:16-25, dâng ruộng đất cho Chúa
  •  27:26-27, dâng con đầu lòng cho Chúa.
  •  27:30-33, dâng phần mười cho Chúa.
chúng ta phải hổ thẹn là chúng ta chưa làm được, chưa làm trọn những qui định tối thiểu của Luật thánh, huống chi đối với luật ân điển mà Chúa đã dành cho một tội nhân như chúng ta.

Bài thánh ca số 92 với những câu hỏi làm xót lòng chúng ta:

Ta hi sinh vì con hết,
Huyết tuôn tim nầy tan tành…
Đem con ra từ nơi chết,
Chuộc tội đặng con lại sanh.
TA ĐÃ PHÓ HẾT VÌ CON KIA RỒI,
PHÓ CHI CHO TA, CON ÔI?
Kết thúc sách Lê-vi ký là dâng hiến cho Chúa. Kết thúc bài học sách Lê-vi ký, anh chị em có quyết định dâng một cái gì cho Chúa không?


 ------------------------------------------------


Đề mục: NHỮNG NGÀY LỄ TRONG SÁCH LÊ-VI KÝ
Kinh thánh: Sách Lê-vi ký 23:
Câu gốc: Sách Lê-vi ký 23:2

I/.  NGÀY LỄ TRONG TUẦN –NGÀY SA-BÁT
  •  Sách Lê-vi ký 23:1-3
  •  Từ ngữ SA-BÁT,
  •  theo danh từ nghĩa là NGÀY NGHỈ,
  •  do động từ Sa-bát có nghĩa là NGHỈ, NGƯNG LÀM VIỆC.
  •  Ngày Sa-bát nầy nhắc chúng ta nhớ lại 7 ngày sáng tạo của Đức Chúa Trời được thuật lại trong sách Sáng thế ký 2:3, Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài NGHỈ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.
  •  Nhưng ngày Sa-bát – Ngày Nghỉ, trở thành Luật bắt buộc nghỉ khi Đức Chúa Trời ban Mười Điều Răn cho dân Y-sơ-ra-ên, được Môi-se ghi trong sách Xuất. 20:1-17, và ngày nghỉ thuộc điều răn thứ tư.
  •  Tại sao Chúa dựng nên ngày nghỉ?
  •  Đây là điều cần phải hiểu rõ, như chúng ta đã nói về những cấm kỵ trong ăn uống, sinh hoạt… mà sách Lê-vi ký đã ghi lại, tất cả hoàn toàn vì nhu cần lợi ích cho con người.
  •  Rất tiếc là một số người đã vô tình hoặc cố ý đã biến điều răn thứ tư nầy thành một xiềng xích trói buộc con người thay vì là một phước hạnh cho con người
  •  Vấn đề nầy được thể hiện rõ trong lời phán của chính Chúa Jêsus Christ trong Mác 2:27-28, Vì loài người mà lập ngày Sa-bát, chớ chẳng phải vì ngày Sa-bát mà dựng nên loài người. Vậy thì Con người cũng là chủ ngày sa-bát.
Chúa Jêsus phán những lời đó vì lúc bấy giờ những người Pha-ri-si không cho làm việc gìngay cả chỉ bứt những bông lúa mì ăn để chống đói như các môn đồ của Chúa Jêsus đang làm.
  •  Kế tiếp đó là việc Chúa Jêsus chữa lành cho người bị teo tay trong ngày sa-bát, thái độ của người Pha-ri-si cho rằng không được chữa bịnh ngày Sa-bát, đã làm cho Chúa Jêsus giận và Ngài đã hỏi họ: Trong ngày Sa-bát nên làm điều lành hay điều dữ, cứu người hay giết người?… Ai trong vòng các ngươi có một con chiên, nếu đương ngày Sa-bát, bị té xuống hầm, thì há không kéo nó lên sao? Huống chi người ta trọng hơn con chiên là dường nào (Mác 3:4; Math. 12:11-12)
  •  Một lần khác nữa, Luca 13:15-16, lần nầy Chúa Jêsus quở trách những người chủ trương tuân giữ ngày Sa-bát không phải vì lợi ích con người. Chúa Jêsus gọi những kẻ đó là giả hình, vì họ sẵn sàng cởi trói cho bò, lừa của họ trong ngày Sa-bát, mà không quan tâm việc cởi trói cho một người đàn bà đã 18 năm chịu sự trói buộc của Sa-tan.
  •  Có một lần Mục sư Billy Graham đã trả lời một câu hỏi: Nếu con lừa của tôi cứ té xuống giếng vào ngày Sa-bát thì làm sao? Mục sư trả lời rằng: Nếu như thế thì phải làm một trong hai điều: Một là làm thịt con chiên đó đi; hai là lấp cái giếng đó lại để không bị cám dỗ làm việc ngày Sa-bát.
  •  Chúng ta cũng phải thành thật mà quở trách những Cơ-Đốc nhân cứ làm việc ngày NGHỈ, dù ngay cả người chưa tin Chúa họ cũng phải làm quyển lịch có ngày nghỉ sau 6 ngày làm việc.
  •  Cơ-Đốc nhân chúng ta không nghỉ để được cứu rỗi như Giáo hội Cơ-Đốc Phục lâm, nhưng chúng ta nghỉ để bày tỏ đức tin của chúng ta nơi Lời Đức Chúa Trời vì ích lợi thân thể chúng ta và dành thì giờ yên nghỉ cho tâm linh chúng ta. Điều tối thiểu là hãy dành một ngày với Chúa, sau sáu ngày chúng ta dành cho chính mình và cho thế gian.

II/. NHỮNG NGÀY LỄ TRONG THÁNG:
  •  Sách Lê-vi ký 23:4-36
  •  Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta biết được 5 Lễ trong các tháng của dân Chúa, chia làm hai mùa.
1/. Lễ trong tháng đầu năm:
  •  Sách Lê-vi ký 23:4-22
  •  Đánh dấu đầu năm mới là Lễ Vượt qua để kỷ niệm ngày dân Y-sơ-ra-ên được cứu ra khỏi nhà nô lệ Ai-cập, đồng thời cũng mở đầu cho Mùa Gặt trong năm
  •  50 ngày sau Lễ Vượt qua, dân Chúa lại có Lễ Ngũ tuần, là ngày Lễ đánh dấu hoàn tất Mùa gặt, các sản vật đã thu hoạch xong đem vào kho, đây là ngày vui mừng của gia đình dân Chúa (Phục 16:11)
  •  Thật sự không cần phải giải thích, rõ ràng cả hai Lễ đều được trở thành hình thật trong Tân Ước qua sự chết của Chúa Jêsus Christ là Chiên Con của Đức Chúa Trời cất tội lỗi của thế gian cũng vào ngày Lễ Vượt qua, là ngày chiên con bị giết để lấy huyết bôi mày cửa và ngày đó Y-sơ-ra-ên nhờ huyết chiên con mà thoát khỏi sự chết hủy diệt cùng ra khỏi nhà nô lệ.
  •  Sau đó 50 ngày, một Lễ Ngũ Tuần thuộc linh vĩ đại đã đến trên Hội thánh đầu tiên với sự kiện Đức Thánh Linh giáng lâm, Hội thánh đầu tiên đã thu hoạch một vụ mùa độ 3.000 người thêm vào Hội thánh (Công vụ 2:)
  •  Không còn nghi ngờ gì nữa, rõ ràng Cựu Ước là BÓNG; còn Tân Ước là HÌNH THẬT. Lễ Vượt qua làm hình bóng về sự cứu chuộc của Chúa Jêsus Christ; Lễ Ngũ Tuần làm hình bóng về Đức Thánh Linh giáng lâm đem những người hư mất về cho Chúa Jêsus Christ.
2/. Lễ trong tháng 7 (lịch Do thái – 10 dương lịch)
  •  Sách Lê-vi ký 23:23-36.
  •  Đặc biệt trong tháng 7 (lịch Do thái), dân Y-sơ-ra-ên có 3 ngày Lễ:
  •  Lễ Thổi kèn – 23:23-25
  •  Cử hành vào ngày 1 của tháng.
  •  Trong ngày nầy, người ta sẽ thổi kèn nhóm họp không dứt
  •  Bác sĩ Scofield cho rằng Lễ Thổi kèn làm hình bóng về dân Y-sơ-ra-ên bị tan lạc các nước sẽ nhóm họp lại. Thời gian giữa Lễ Ngũ Tuần đến Lễ Thổi Kèn là thời gian hình bóng về Hội thánh từ ngày Đức Thánh Linh giáng lâm đến ngày Chúa Jêsus Christ tái lâm.
  •  Lễ Chuộc Tội – 23:26-32
  •  Lễ nầy cử hành vào ngày 10 tháng 7
  •  Đây là ngày Toàn quốc ăn năn, xưng tội một năm qua bằng sự kiêng ăn.
  •  Chính ngày nầy, Thầy Tế Lễ Thượng phẩm mới được vào nơi Chí Thánh để xưng tội cá nhân, tội của gia đình và tội của toàn dân (Lê-vi 16:17)
  •  Lễ Lều Tạm – 23:33-36
  •  Đây là Lễ cuối trong năm, sau Đại Lễ Chuộc tội, kéo dài một tuần
  •  Mục đích của Lễ Lều Tạm là để kỷ niệm những ngày dân Y-sơ-ra-ên sống lưu lạc trong đồng vắng dưới những nhà trại – họ sẽ kỷ niệm bằng cách che những mái nhà bằng lá cây trên sân thượng, trong sân hoặc sân Đền thờ.
  •  Cả ba Lễ Thổi kèn, Đại Lễ Chuộc Tội và Lễ Lều Tạm, đều làm hình bóng về sự tái lâm của Chúa Jêsus Christ.
  •  Đến đây, chúng ta phải nói lời cảm ơn Chúa, vì tất cả những ngày nghỉ, ngày Lễ mà Chúa đã lập ra cho dân Chúa, đều là vì Chúa muốn dân Chúa sống vui vẻ, mà niềm vui đó có ý nghĩa nhắc lại quá khứ để nhớ mà không phạm tội với Chúa, đồng thời cũng mang ý nghĩa thuộc linh cao quí trong Đấng Cứu Thế hầu đến là Chúa Jêsus Christ.

III/. NGÀY LỄ TRONG NĂM:
  •  Sách Lê-vi ký 25:1-7
  •  Gọi đúng nghĩa thì đây là NĂM (year) LỄ, không phải NGÀY LỄ.
  •  Chìa khóa của Năm Sa-bát là NGHỈ (Lê-vi 25:4)
  •  Đất nghỉ, sản vật tự sinh trên đất là thuộc về người nghèo và khách kiều ngụ
  •  công việc nghỉ
  •  nợ nghỉ, không được đòi nợ, thúc nợ.
  •  Phải nói ngay rằng đây là một thử thách đức tin cho dân Chúa. Làm việc sinh sống trong 6 ngày, thì nghỉ MỘT ngày, đã là một cái khó, nhưng còn khả thi.
  •  Bây giờ, làm việc trong sáu năm, Chúa ra lịnh nghỉ MỘT NĂM.
  •  Biết bao nhiêu con cái Chúa yếu đuối không dám nghỉ MỘT NGÀY, vì sợ thiếu ăn thiếu mặc. Nay phải nghỉ MỘT NĂM thì câu hỏi: SỐNG LÀM SAO? sẽ càng lớn hơn.
  •  Dù vậy sự thiếu đức tin đó đã khiến dân Y-sơ-ra-ên trả giá 70 năm lưu đày ở Ba-by-lôn, vì họ đã không giữ Năm Sa-bát từ khi Sa-lô-môn qua đời đến Sê-đê-kia suốt 490 năm.
  •  Điều đặc biệt hơn nữa là vào Năm Sa-bát thứ 7, tức là cứ 49 năm một lần, thì Năm Sa-bát đó được lập làm Năm Hân Hỉ (Jubilee).
  •  Chìa khóa của Năm Sa-bát thứ 7 nầy là TỰ DO
  •  Nô lệ được tự do
  •  Những vật cầm bán được tự do trở về với chủ
  •  Sản nghiệp cũng được tự do về với nguyên chủ
  •  Năm Sa-bát làm hình bóng về điều gì?
  •  Cảm ơn Chúa, Năm Sa-bát làm hình bóng về  Thời kỳ Thiên Hi Niên, tức Một Ngàn Năm Bình An, được Chúa Jêsus Christ thiết lập sau khi Ngài tái lâm hiển nhiên nơi Núi Ô-li-ve cùng với các thiên binh thiên sứ, các thánh đồ, để hủy phá mọi đế quốc, mọi chủ quyền, lập Nước Ngàn Năm của Ngài,
  •  chính Chúa Jêsus Christ sẽ trực tiếp cai trị
  •  các thánh đồ là những Cơ-Đốc nhân sẽ cùng Ngài đồng trị
  •  loài người sẽ sống thọ, chết trăm tuổi là chết non (Êsai 65:20)
  •  thú dữ sẽ đổi tánh trở nên hiền lành (Êsai 11:)
  •  Rồi đến Năm Hân Hỉ thì làm hình bóng về Trời Mới Đất Mới, sau khi Chúa Jêsus Christ hủy diệt thế lực của Satan, bắt Satan quăng vào Hồ lửa đời đời, đất và trời sẽ được nên Mới, như sách Khải huyền đoạn 21 đến 22 đã mô tả.
  •  Ngay trước mắt, điều mà chúng ta phải học để ít nữa được hưởng những ngày Trời trên đất, là xin Chúa ban cho mỗi chúng ta đức tin để giữ ngày Yên nghỉ cho Chúa. Xin Chúa cho chúng ta có đức tin để ít nhất dành một ngày để linh hồn mình được hướng về Chúa. Tôi tin rằng khi ấy, mỗi chúng ta thật sẽ hưởng được những ngày Trời trên Đất.
 

BẢNG TÓM LƯỢC CÁC CỦA LỄ

LOẠI CỦA LỄÝ NGHĨAĐẶC TRƯNGSINH TẾCÁCH DÂNGHÌNH BÓNG
Đoạn 1: Của Lễ Thiêu
 
Dâng mình
Galati 2:20b
Có mùi thơm
(người dâng không có tội)
1:9

 
Bò,
chiên, dê,
chim bồ câu
Người dâng giết.
Toàn thiêu – khác với của lễ chuộc tội và mắc lỗi, chỉ thiêu một phần.
Thầy tế lễ giết
 
Đấng Christ – Con Đức Chúa Trời dâng mình
Đoạn 2: Của Lễ ChayDâng mình
I Tim. 2:5-6
Có mùi thơm – 2:2
(Người dâng không có tội)
Bột lọc
Bánh không men
Thiêu một ít, phần còn lại dành cho thầy tế lễĐấng Christ – con người trọn vẹn dâng mình
 
Đoạn 3: Của Lễ Thù ÂnThông công
Êph. 2:16
Có mùi thơm - 3:5
(Người dâng không có tội)
Bò, chiên, dê.Thiêu mỡ.
Thầy tế lễ ăn với người dâng.
Sự bình an
Đoạn 4: Của Lễ Chuộc Tội
(Đại Lễ Chuộc Tội)
Sự cứu chuộc
Côlôse 1:20
Không có mùi thơm – 4:2
(Người dâng có tội)




 
Tùy giai cấp người dâng:
Thầy tế lễ hoặc hội chúng: Bò
Quan trưởng: Dê đực
Dân thường: dê cái, chiên con
Dùng huyết bôi trên người dâng, rảy trước màn nơi thánh, sừng bàn thờ xông hương, đổ dưới chân bàn thờ (hướng Đông)
Thiêu mỡ
Thầy tế lễ ăn.
Phục hòa với Trời
Chiều ĐỨNG của Thập Tự giá.
Đoạn 5: Của Lễ Chuộc Sự Mắc LỗiSự cứu chuộc
Êph. 2:14-16
Không có mùi thơm
5:5


 
Chiên cái, dê cái (súc vật nhỏ)
Chim cu, bồ câu (một cặp)
Bột lọc.
Thầy tế lễ giết (chuộc tội trước, thiêu sau, bồi hoàn với 1/5 (6:5)Phục hòa với người.
Chiều NGANG của Thập Tự giá.



NGÀY LỄ CHUỘC TỘI
(Yom Kippur)

“Đức Giêhôva cũng phán cùng Môise rằng: Ngày mồng mười tháng bảy nầy là ngày lễ chuộc tội; các ngươi sẽ có sự nhóm hiệp thánh; hãy ép tâm hồn mình và dâng cho Đức Giêhôva các của lễ dùng lửa dâng lên” (Lê vi ký 23.26-27).
Yom Kippur (sát nghĩa là “ngày bao phủ”) rơi vào ngày mồng mười tháng Tishri và dẫn tới phần kết thúc thời kỳ ăn năn đã khởi sự từ lúc Rosh Hashanah. Vào ngày lễ chuộc tội của xứ sở, thầy tế lễ thượng phẩm của đền thờ đã sử dụng nghi thức rất hấp dẫn và đầy màu sắc để tỏ ra sự Đức Chúa Trời bằng lòng tha thứ mọi tội lỗi của năm trước đó.
Bảy ngày trước Lễ Yom Kippur, từng nổ lực được thực hiện để biết chắc thầy tế lễ thượng phẩm về nghi thức đã được giữ trong tình trạng thanh sạch. Trong ngày nầy, ông ta phải chịu 5 lần ngâm mình trong nước và có một đoàn tùy tùng khoảng 500 người Lê vi đi tới chỗ nào ông đi, họ giúp canh chừng cho ông tránh được bất kỳ điều chi làm cho ông ra “không sạch”.
Trong từng ngày khác trong năm, thầy tế lễ thượng phẩm mặc bộ đồng phục theo hình thức của mình, gồm có mũ triều thiên vàng, áo xống nhiều màu sắc, bảng đeo ngực, cùng những thứ trang sức đã được gắn theo danh xưng  của các chi phái Israel. Tuy nhiên, vào ngày lễ chuộc tội, ông ta cởi bỏ bộ áo bình thường kia rồi khoác lấy một chiếc áo dài màu trắng duy nhất, chiếc áo màu trắng nầy chính là biểu tượng cho sự thanh sạch.
Vì ngày lễ chuộc tội là một ngày dâng con sinh tế, chiếc áo dài trắng của thầy tế lễ thượng phẩm không bao lâu nữa sẽ bị rãi đầy huyết. Để chuộc tội cho những tội lỗi của mình, ông ta phải dâng một con bò đực trước mặt Đức Giêhôva. Kế đó để chuộc tội cho cả nước, thầy tế lễ thượng phẩm bắt lấy hai con dê đực rồi bắt thăm quyết định số phận của chúng. Nương theo lá thăm rơi về phía nào, một trong hai con dê đực kia được dâng làm sinh tế như một con sinh chuộc tội cho cả nước. Khi con dê đực làm sinh tế nầy đã được chỉ ra, thầy tế lễ thượng phẩm tuyên bố: “Vì Đức Giêhôva”, và đám đông những người đến thờ lạy sẽ sấp mặt xuống đất và hô lên: “Phước thay Danh Ngài; sự vinh quang của Nước Ngài là đời đời, vĩnh viễn”. Kế đó con dê đực bị giết chết.
Còn con dê đực kia, ai cũng biết là Azazel, là con dê hay báng, đã trở thành hình ảnh thứ hai cho sự chuộc tội cả nước. Trước hết thầy tế lễ thượng phẩm ra dấu đặt tội lỗi của cả nước lên đầu của con dê đực còn sống. Ông làm như thế bằng cách đặt cả hai tay lên đầu của con dê trong khi xưng ra tội lỗi của dân sự. Kế đó, với tội lỗi của dân sự trên đầu của con dê, thầy tế lễ thượng phẩm đuổi Azazel vào trong đồng vắng. Đó là bức tranh gây ấn tượng sâu sắc nói tới sự Đức Chúa Trời bằng lòng phân rẻ dân sự Ngài ra khỏi tội lỗi của họ. Trong thời gian có đền thờ thứ hai (515 TC đến 70SC), con dê hay báng kia sẽ bị dẫn tới một dốc núi và bị đẩy xuống với sự biết chắc nó sẽ không còn quay trở lại nữa.
Của lễ nầy là bức tranh nói về một Đức Chúa Trời hay thương xót, có lòng quan tâm tới việc tẩy sạch những quá phạm nhỏ nhất.
Kế đó, trong ngày duy nhất nầy của năm, thầy tế lễ thượng phẩm đã liều mạng sống mình mang huyết của con sinh tế vào Nơi Chí Thánh trong nhà thờ phượng của Đức Giêhôva. Ở đàng sau bức màn phân biệt Nơi Thánh với Nơi Chí Thánh, thầy tế lễ thượng phẩm đã bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời để rãi huyết của con sinh lên Ngôi Thương Xót bằng vàng bao phủ Hòm Giao Ước. Nếu có phương diện nào của nghi thức chưa trọn vẹn theo huấn thị của Đức Chúa Trời (Lê vi ký 16), thầy tế lễ thượng phẩm đi ra mà còn sống thì cả nước sẽ vui mừng vì đấy là thêm một năm Đức Chúa Trời đã chấp nhận con sinh vì cớ tội lỗi của họ.
Thêm một việc nữa cần phải lưu ý về con dê hay báng kia. Trong thời kỳ có đền thờ thứ hai, kinh Talmud ghi lại rằng người Lêvi đã cột một sợi chỉ len màu đỏ điều quanh cái sừng của Azazel. Sau khi con dê bị đưa lên dốc núi, những người chứng kiến được gọi đến gần để kiểm tra sợi chỉ. Trong nhiều thế kỷ, sợi chỉ nầy đã chuyển thành màu trắng rất lạ lùng, cho thấy rằng Đức Chúa Trời đã chấp nhận của lễ của họ và đã tha thứ cả nước Israel. Người ta tin rằng điều nầy đã ứng nghiệm Êsai 1.18: “Đức Giêhôva phán: Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội các ngươi như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết; dầu đỏ như son, sẽ trở nên trắng như lông chiên”.
Kinh Talmud của người Do thái ghi lại rằng 40 năm trước khi đền thờ thứ hai bị hủy diệt, sợi chỉ không còn chuyển sang màu trắng nữa. Đó là một sự trùng khớp cùng thời điểm với sự chết và sự sống lại của Chúa Giêxu, khoảng năm 30SC, phải chăng các rabi chính họ đã nhìn thấy sự thật Đấng Chí Cao đã chối bỏ con sinh Azazel?
Yom Kippur: Nhìn lại phía sau
Nhiều tín đồ trong cả hai nguồn gốc Do thái và dân Ngoại đều nhìn thấy trong các của lễ của Ngày Lễ Chuộc Tội một hình bóng nói trước về Đấng Mêsi là Đấng sẽ đến để làm sự cứu chuộc vì cớ tội lỗi chúng ta. Nhiều người tin rằng Êsai 53 nói tới một Đấng Cứu Thế chịu thương khó khi chép như sau: “Đức Giêhôva lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày người sẽ thêm dài ra, và ý chỉ Đức Giêhôva nhờ tay người được thạnh vượng”(câu 10). Sứ điệp dường như tỏ ra rằng Đấng Mêsi của chúng ta được phác họa ra có cả hai: sinh tế chuộc tội và Azazel, đang mang lấy tội lỗi chúng ta vào trong đồng vắng Gehenna (địa ngục) hầu cho mọi tội lỗi đỏ như son của chúng ta sẽ trở nên trắng như tuyết, và tội lỗi chúng ta sẽ được tẩy sạch trước mặt Quan Án của cả đất.
Đức Chúa Trời sẽ chấp nhận một sự hy sinh của Đấng Mêsi vì cớ tội lỗi vẫn còn là một quan niệm rất khó cho người Do thái chịu tin theo. Tuy nhiên quan niệm về một của lễ như vậy đã bắt rễ trong thần học của những nhà giải kinh Do thái hạng rabi. Trưng dẫn sau đây đến từ quyển The Stone Edition: The Chumash: “Tại sao sự chết của người công bình được nhắc tới trong sự gắn bó với chương nói tới sự thờ phượng có Yom Kippur? Vì Yom Kippur đem lại sự chuộc tội, cũng một thể ấy sự chết của người công bình đem lại sự cứu chuộc”.
Yom Kippur: Nhìn vào nội tâm
Yom Kippur có ý nghĩa như thế nào với chúng ta ngày hôm nay? Đối với những ai xem của lễ dâng vì tội lỗi chúng ta đã được Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời lập ra một lần đủ cả, lẽ thật nói về Yom Kippur có ý nghĩa rất lớn. Chúng ta không nhìn lại đàng sau theo cách sợ hãi nơi phần bình luận của kinh Talmud cho rằng sợi chỉ màu đỏ điều không còn đổi thành màu trắng như là minh chứng cho sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Thay vì thế, chúng ta có thể suy gẫm lại về ngôi mộ trống và nơi những bằng chứng  về các lần hiện ra của Đấng mà sự sống lại hiển nhiên của Ngài xác chứng rằng cái giá của tội lỗi chúng ta đã được trả đầy đủ và chúng ta sẽ được Đức Chúa Trời tiếp nhận. Giờ đây chúng ta có thể xưng tội: “Phải, con đã ngồi lê đôi mách. Phải, con có tư dục trong lòng con. Phải, con đã giận dữ với anh em con. Phải, con quá kiêu căng. Phải, con đã không thìn mình và đã phạm tội chống nghịch Đức Chúa Trời trong nhiều cách lắm. Phải, con đã không yêu thương kẻ lân cận mình, và đã phạm tội chống nghịch Đức Chúa Trời bằng cách không cung ứng cho người khác những gì con mong muốn cho bản thân mình. Phải, con đã phạm tội, nhưng bởi huyết của Đấng Mêsi của Ngài, Đức Chúa Cha đã trả giá cho hình phạt”. Khi chúng ta đặt lòng tin cậy Ngài, thì Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta.
Yom Kippur, Ngày Lễ Chuộc Tội, là một ngày nhắc nhớ tội lỗi chúng ta và của dâng đã được lập vì ích cho chúng ta. Đây là một ngày để nhắc nhớ – và biết ơn – vì ân điển đã được ban ra qua của lễ trọn vẹn, đời đời là Chúa Giêxu Đấng Mêsi.
Yom Kippur:  Nhìn tới trước
Ngày Lễ Chuộc Tội cũng chỉ ra cho chúng ta thấy được phần tương lai. Trên hai đầu gối của lời kêu gọi ăn năn trong những ngày sau rốt sẽ là một ngày hồi tưởng sau cùng cho hết thảy những ai không chịu ăn năn tội lỗi mình. Theo các tiên tri Hêbơrơ, trong những ngày sau rốt sẽ có một Ngày của Đức Giêhôva, là ngày lớn và ngày kinh khiếp sẽ tỏ ra sự phán xét đang chờ đợi những ai không nắm lấy tiện ích của sự Đức Chúa Trời cứu chuộc. Ở đây chúng ta để cho Kinh Thánh phán về những người ấy:    
“Đức Giêhôva làm cho vang tiếng ra trước mặt cơ binh Ngài; vì trại quân Ngài rất lớn; và những kẻ làm theo mạng lịnh Ngài rất mạnh. Thật, ngày của Đức Giêhôva là lớn và đáng khiếp; ai có thể đương lại? …Mặt trời sẽ đổi ra tối tăm, mặt trăng ra máu, trước khi ngày lớn và kinh khiếp của Đức Giêhôva chưa đến” (Giô-ên 2.11, 31).
“Vì nầy, ngày đến, cháy như lò lửa. Mọi kẻ kiêu ngạo, mọi kẻ làm sự gian ác sẽ như rơm cỏ; Đức Giêhôva vạn quân phán: Ngày ấy đến, thiêu đốt chúng nó, chẳng để lại cho chúng nó hoặc rễ hoặc nhành” (Malachi 4.1).
Không một người nào có thể gỡ gạc chi được trong ngày Yom Kippur sau cùng. Ngày ấy sẽ là ngày vô vọng khôn tả cho hết thảy những ai đã dùng ngày tháng cuộc đời mình chống cự lại bằng chứng và mọi đòi hỏi của Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời. Ngày đó sẽ trở thành một ngày thể hiện ra loại hối tiếc mà tiên tri Xachari nhất trí khi ông viết:
 “Ta sẽ đổ thần của ơn phước và của sự nài xin ra trên nhà Đavít, và trên dân cư Giêrusalem; chúng nó sẽ nhìn xem ta là Đấng chúng nó đã đâm; và chúng nó sẽ thương khóc, như là thương khóc con trai một, sẽ ở trong sự cay đắng vì cớ con đầu lòng. Trong ngày đó, sẽ có sự thương khóc lớn tại Giêrusalem, như là sự thương khóc của Hađát Rimmôn ở trong đồng bằng Mêghiđô. Đất nầy sẽ thương khóc, mỗi họ riêng phần mình: họ của nhà Đavít riêng ra, những vợ chúng nó riêng ra; họ của nhà Nathan riêng ra, những vợ chúng nó riêng ra; họ của nhà Lêvi riêng ra, những vợ chúng nó riêng ra; họ Simêi riêng ra, những vợ chúng nó riêng ra; phàm những họ còn sót lại, mỗi họ riêng ra, và những vợ chúng nó riêng ra” (Xachari 12.10-14).
Hy vọng trong tương lai của những người – chối bỏ không nhận Chúa Giêxu là Đấng Mêsi sẽ như thế nào – khi không có đền thờ, không có thầy tế lễ, và không có của lễ Yom Kippur để bảo đảm cho họ về lòng thương xót và sự tha chứ của Đức Chúa Trời?” Họ có tìm được sự bảo đảm trong sự họ ăn năn, cầu nguyện, và các việc lành, với hy vọng rằng Đức Chúa Trời sẽ tha thứ chăng? Môise nói:
 “vì sanh mạng của xác thịt ở trong huyết; ta đã cho các ngươi huyết rưới trên bàn thờ đặng làm lễ chuộc tội cho linh hồn mình; vì nhờ sanh mạng mà huyết mới chuộc tội được” (Lê vi ký 17.11).
Không một người nào có thể gỡ gạc chi được trong ngày Yom Kippur sau cùng.
Sau khi đền thờ bị hủy diệt vào năm 70SC, các rabi từ thế giới thời ấy nhóm lại trong một kỳ hội nghị – Hội nghị Yavneh. Mục đích của họ là quyết định tương lai sự thờ phượng của người Do thái khi không có thầy tế lễ hay của lễ. Tập tục tôn giáo đã thiết lập tại Yavneh là cơ sở cho Do thái giáo hiện đại tùy thuộc các rabi và cứ giữ mãi không đổi trong thời gian gần 2.000 năm. Rabi Yochanan Ben-Zakkai, thành viên có uy tín nhất của Hội nghị và vẫn  là một nhà giải kinh tài ba, ông đã tỏ ra ít tin tưởng vào khả năng của hệ thống nhà hội mới hòng cứu linh hồn ra khỏi sự phán xét. Trên giường nằm chờ chết, vị rabi thổ lộ: “Giờ đây tôi sắp bị dẫn tới trước mặt Vua tối cao của các vua, là Đấng Thánh, Ngài phước hạnh thay, Ngài hằng sống đời đời. Nếu Ngài nổi giận với tôi, Ngài nổi giận cho đến đời đời. Nếu Ngài bỏ tù tôi, Ngài bỏ tù tôi cho đến đời đời. Nếu Ngài bắt tôi phải chết, Ngài bắt tôi chết cho đến đời đời. Tôi không thể can ngăn Ngài bằng lời lẽ hay hối lộ Ngài bằng tiền bạc được. Hơn nữa, có hai con đường ở trước mặt tôi: một con đường dẫn tới Thiên đàng và con đường kia dẫn tới địa ngục, và tôi không biết tôi sẽ đi con đường nào. Tôi chỉ có khóc thôi, chứ không biết phải đi đường nào?” (Brakhot 28b kinh Talmud).
Trong sự ứng nghiệm của Ngày Lễ Chuộc Tội, có bằng chứng tỏ ra rằng Đức Chúa Trời không để chúng ta lại trong vô vọng hay không có sự cứu chuộc.
Trong sự ứng nghiệm của Ngày Lễ Chuộc Tội, có bằng chứng tỏ ra rằng Đức Chúa Trời không để chúng ta lại trong vô vọng hay không có sự cứu chuộc. Ngài không để chúng ta lại không có hy vọng, không có của lễ, hay không có một phương thức hiểu biết lòng thương xót của Ngài. Trong hình ảnh của Akeida, và trong hình ảnh của lễ dâng vì tội lỗi Yom Kippur, chúng ta có thể thấy bản chất và hình bóng nói trước về Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, sự bảo đảm ơn cứu rỗi của chúng ta. Các hình ảnh nầy không phải chỉ là những điểm tương đồng hay trùng khớp ngẫu nhiên đâu. Đấy là sự khải thị của Đức Chúa Trời cho Israel – và cho tất cả các nước. 

LỄ LỀU TẠM
(Sukkot)
“Hãy truyền cho dân Ysơraên rằng: Ngày rằm tháng bảy nầy là lễ lều tạm, trải qua bảy ngày đặng tôn kính Đức Giêhôva” (Lê vi ký 23.34).
Năm ngày sau Ngày Lễ Chuộc Tội, kỳ lễ sau cùng trong các kỳ lễ mùa thu bắt đầu. Sukkot (tiếng Hêbơrơ chỉ về “lều rạp”) được biết đến bằng nhiều danh xưng khác nhau: Lễ Lều Tạm, Lễ Mùa Gặt (Xuất Êdíptô ký 23.16), Lễ Của Đức Giêhôva (Lê vi ký 23.39), và Lễ Cung Hiến Đền Thờ của Vua Solomon (I Các Vua 8.2). Mỗi danh xưng  phản ảnh một phương diện đặc biệt trong sự tuân giữ hàng năm nầy. Như chúng ta sẽ thấy, kỳ lễ nầy trưng ra một hình ảnh đẹp tỏ ra thể nào Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho dân sự Ngài trong quá khứ, cung ứng trong hiện tại, và sẽ cung cấp trong tương lai.
Sukkot trong quá khứ
Về mặt lịch sử, Sukkot là một ngày lễ ghi nhớ bằng những cách thức tượng trưng và lắm màu sắc 40 năm dân Israel còn phiêu bạt trong đồng vắng sinh sống trong lều rạp. Trong bốn thập niên, dân Hêbơrơ hoàn toàn nương cậy vào sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Áo xống và giày dép của họ không cũ mòn (Phục truyền luật lệ ký 29.5), và họ – cùng các bầy chiên của họ – không thiếu nước cũng không thiếu đồ ăn (Nêhêmi 9.15, 20-21). Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho mọi sự.
Trong sự ghi nhớ về lần tiếp trợ lạ lùng nầy, Giêhôva Đức Chúa Trời đã truyền cho dân Do thái phải “đóng trại bên ngoài” nơi cư ngụ tạm thời để nhớ lại thể nào Ngài đã tiếp trợ cho các tổ phụ họ:
“Hết thảy ai sanh trong dòng Ysơraên sẽ ở nơi trại trong bảy ngày, hầu cho dòng dõi các ngươi biết rằng khi ta đem dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô, ta cho họ ở trong những trại: Ta là Giêhôva, Đức Chúa Trời của các ngươi” (Lê vi ký 23.32-43).
Là một trong ba kỳ hành hương, cùng với Lễ Vượt Qua (Pesach) và Lễ Ngũ Tuần (Shavuot), Lễ Lều Tạm (Sukkot) là Lễ thứ ba được ấn định cho tất cả người nam Do thái phải đến thành Jerusalem với của dâng phần mười và các thứ của dâng khác. Vào thời điểm nầy trong năm, và trong 8 ngày của lễ Sukkot, thành Jerusalem sẽ đầy ắp với dân sự. Đến ngày 15 tháng Tishri, thường dân khoảng 600.000 người tăng lên khoảng giữa 2 và 3 triệu người.
Giữa đám đông người và tiếng ồn ào của sinh hoạt, các thầy tế lễ của đền thờ đều có việc không dứt cần phải lo làm. Đàng sau bối cảnh sinh hoạt của đền thờ, họ tiếp nhận các huấn thị ban cho họ trong kinh Torah. Phần hành của họ là dâng sinh tế khoảng 70 con bò đực trong suốt kỳ lễ Sukkot (Dân số ký 29.12-39). Các thầy thông giáo và rabi Do thái áp dụng chính xác đối với huấn thị nầy.
Trong hệ thống con sinh, bò đực đã được dâng lên vì ích cho một nước hay nhiều nước. Vào ngày lễ Yom Kippur, thầy tế lễ thượng phẩm dâng một con bò đực vì tội lỗi của mình khi ông đại diện cho cả dân Israel. Trong lễ Sukkot, nhiều rabi đòi hỏi, 70 con bò đực tiêu biểu cho 70 quốc gia ra từ Nôê, các tổ phụ của các dân Ngoại trên thế gian. Những con bò đực nầy, theo các học giả Hêbơrơ, đã được dâng làm sinh tế cầu xin sự bình an và thịnh vượng trong dân Ngoại, mong rằng một ngày kia họ sẽ hiểu biết Đức Chúa Trời của Ápraham, Ysác và Giacốp. Đây là lẽ đạo hiện hữu trong hàng trăm năm và, dù nhiều người Do thái cứ khăng khăng không biết tới nó, những lời cầu nguyện của họ đều được đáp trả: Những người dân Ngoại nào tin Đấng Mêsi của Israel đều được tháp vào (Roma 11.17-24) và trở thành con nuôi của Ápraham (Galati 3.29).
Sukkot ngày nay
Ngày nay lều rạp Sukkot khoác lấy nhiều hình thái và đặc điểm. Trong các thành thị như thành Jerusalem, Tiberias, Tel Aviv, hay trong các vùng phụ cận của Brooklyn, New York, quí vị sẽ nhìn thấy những chỗ trú tạm bằng gỗ (sukkahs) được cất trên các sân thượng. Trong các khu dân cư, chúng thường được dựng trực tiếp bên cửa sau của ngôi nhà. Chúng được trang trí với nhiều ngọn đèn và cành nho đủ màu sắc. Trái cây được treo thòng xuống từ mái trên bằng lưới thép được che phủ bằng những lá kè (trong khu vực nhiệt đới) hoặc những cây bắp. Trong hầu hết các sukkahs, một bức tranh được treo lên nói về “sông nước hằng sống”, vì Sukkot là kỳ lễ dẫn tới mùa mưa trong xứ Israel.
Những tập tục hàng năm trong lễ Sukkot giữ một sự nhắc nhớ rất thực, rất năng động về thể nào Đức Chúa Trời nhơn lành đã chăm lo cho dân sự Ngài khi họ lưu lạc trong 40 năm ở đồng vắng trơ trụi Sinai. Thời gian nầy là một kỳ nghỉ trong một thế giới bận rộn, là một trong số 52 tuần lễ, để ghi nhớ sự thành tín của Đức Chúa Trời tiếp trợ cho dân sự Ngài và để dâng cho Ngài sự vinh hiển mà Ngài đáng được.
Trong những lần lang thang phiêu bạt qua cuộc sống của chúng ta, Đức Chúa Trời là Đấng Tiếp Trợ không thấy được, là Đấng thành tín cùng chúng ta dù khi chúng ta đã quên phứt Ngài
Các bài học đầy màu sắc về Lễ Lều Tạm có một phần ứng dụng cho những ai đạt tới mức hiểu biết Đức Chúa Trời của Ápraham, Ysác và Giacốp. Phần ứng dụng trội hơn cả người Do thái. Những tín đồ trong Chúa Giêxu có xu hướng, đặc biệt trong những lúc thịnh vượng, quên rằng mọi sự chúng ta có, chúng đến với chúng ta từ bàn tay của Đức Chúa Trời. Thật lấy làm tốt khi nhớ Đức Chúa Trời tiếp trợ cho chúng ta từng bước trong cuộc sống của chúng ta, y như Ngài đã tiếp trợ cho con cái Israel trong đồng vắng vậy. Trong những chuyến phiêu lưu của chúng ta qua cuộc sống, Ngài là Đấng Tiếp Trợ không thấy được, là Đấng thành tín cùng chúng ta dù khi chúng ta quên phứt Ngài. Ngài là Đấng phán: “Ta sẽ không lìa ngươi, cũng không bỏ ngươi đâu” (Hêbơrơ 13.5).
Trong một điểm tương đồng đáng nhớ về dân Israel xưa kia, chúng ta đang sống, đang thở, và đang bước đi trong loại “lều tạm”. Trong  loại lều tạm thân thể của chúng ta, chúng ta phiêu bạt qua “đồng vắng” của cuộc sống nương cậy vào sự tiếp trợ của Đấng Chí Cao. Ngài là Đấng tiếp trợ cho chúng ta khi chúng ta lên đường trực chỉ vào chuyến hành trình đáng ngạc nhiên của chính mình.
Sukkot trong tương lai
Trong tương lai, Lễ Lều Tạm sẽ là một ngày lễ quốc tế. Theo tiên tri Xachari, trong những ngày sau rốt, kỳ lễ nầy sẽ là một ngày lễ toàn cầu:

“Xảy ra hết thảy những kẻ nào còn sót lại trong mọi nước lên đánh Giêrusalem, sẽ lên đó hàng năm đặng thờ lạy trước mặt Vua, là Đức Giêhôva vạn quân, và giữ lễ lều tạm” (Xachari 14.16).
Trong sự trị vì một ngàn năm, khi Đấng Mêsi của Israel ngự trên ngôi tại thành Jerusalem, thể chế về Sukkot sẽ trở thành một phép ẩn dụ. Sukkot sẽ là một thực tại hàng năm. Thực ra, lễ nầy quan trọng đến nỗi nó sẽ trở thành một lời cảnh báo quan trọng được ban ra cho các nước nào không giữ Lễ Lều Tạm:
 “Trong những họ hàng trên đất, kẻ nào đã chẳng lên Giêrusalem đặng thờ lạy trước mặt Vua, là Đức Giêhôva vạn quân, thì sẽ không có mưa trên chúng nó. Nếu họ hàng Êdíptô không lên và không đến đó, thì mưa cũng không xuống trên chúng nó; và chúng nó sẽ bị ôn dịch nầy, là ôn dịch mà Đức Giêhôva đã dùng phạt các nước không lên giữ lễ lều tạm” (Xachari 14.17-18).
Trong Lễ Lều Tạm vào những ngày sau rốt, cả thế gian sẽ cử hành những gì đã bị che kín trong Đấng Mêsi ở những ngày trước khi Ngài chết và sống lại. Đức Chúa Trời sẽ sống giữa chúng ta trong thân vị của Đức Chúa Giêxu Christ. Ngài sẽ được tôn cao không những bởi dân Israel, mà còn bởi tất cả thế giới như Đấng Tiếp Trợ, là Đấng đã ban sự sống cho chúng ta hầu cho chúng ta nhìn biết Ngài.
Khi Đức Chúa Trời sống giữa dân sự Ngài, tất cả thế giới sẽ lên đường sang thành Jerusalem đặng thờ lạy Chiên Con của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ được tỏ ra là Sư Tử của Nhà Giuđa.
Trong ngày có sự hiện diện của Đấng Mêsi nầy, Lễ Lều Tạm sẽ là sự ứng nghiệm hoàn toàn sáu kỳ lễ đầu tiên. Khi Đức Chúa Trời sống giữa vòng dân sự Ngài, tất cả thế giới sẽ lên đường sang thành Jerusalem, đặng thờ lạy Chiên Con của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ được tỏ ra là Sư Tử của Nhà Giuđa.
Ngày trọng thể trong kỳ lễ
(Hossanah Rabbah hay Shmini HaEretz)
 “Trong bảy ngày phải dâng các của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giêhôva; qua ngày thứ tám, các ngươi có một sự nhóm hiệp thánh nữa, cũng dâng của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giêhôva. Ấy sẽ là một hội trọng thể; chớ nên làm một công việc xác thịt nào hết” (Lê vi ký 23.36).
Sukkot là một kỳ lễ gồm 8 ngày kết thúc với tập tục mà ai cũng biết là Hossanah Rabbah, được dịch trong các bản Kinh Thánh Anh ngữ là “ngày trọng thể trong kỳ lễ”. Dù lễ nầy được cử hành giữa vòng người Do thái, quí vị sẽ không thấy danh xưng ấy trong bản Kinh Thánh Hêbơrơ, mà chỉ thấy trong Tân ước sách Tin lành Giăng (7.37).
Trong thời gian có đền thờ thứ hai, Hossanah Rabbah đã phát triển thành một ngày khi dân Do thái đến với đền thờ tay vẫy nhánh chà là, nhành liễu, nhành mía, mang theo quả chanh, và cầu nguyện xin Đức Chúa Trời ban mưa xuống. Mùa thu hoạch nho, lựu, và chanh đã đi tới chỗ dứt điểm. Giờ đây Israel cần mưa xuống cho vụ mùa tới, mùa gặt lúa trùng khớp với Lễ Vuợt Qua và Lễ Ngũ Tuần.
Vào “ngày trọng thể trong kỳ lễ”  nầy, thầy tế lễ thượng phẩm sẽ lấy “nước hằng sống” (theo nghi thức là nước sạch từ Ao Silôê) chứa trong mấy cái bình bằng vàng. Giữa lúc tiếng shofar trổi lên từ đền thờ, mấy cái bình bằng vàng nầy được đem lên bàn thờ thánh. Ở đó nước sẽ được trộn với rượu mới, khi các thầy tế lễ và dân sự đang cầu xin Đức Chúa Trời ban “mưa cuối mùa” xuống đất. Khi nước và rượu hoà nhau, họ đọc các phân đoạn từ Kinh Thánh Hêbơrơ về mưa để “nhắc cho Đức Chúa Trời nhớ” đổ ra Thánh Linh Ngài, là Đấng được kết vào trí của người Do thái với mưa. Thí dụ:
“vì ta sẽ rót nước trên kẻ khát, cho suối chảy nơi đất khô. Ta sẽ đổ Thần ta trên dòng dõi ngươi, và phước lành ta trên những kẻ ra từ ngươi” (Êsai 44.3).
Chính trong buổi thờ phượng nầy, khi nước và “huyết” (của trái nho) được rót ra, khi dân sự cầu xin Thánh Linh của Đức Chúa Trời, Chúa Giêxu bèn đứng dậy và phán rằng: “Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy”(Giăng 7.37-38).
 “Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy” -- (Giăng 7.37-38).
Ngài là Đấng đã đổ nước và huyết từ hông Ngài ra (Giăng 19.34; 1 Giăng 5.6) đã hứa rằng nước hằng sống sẽ tuôn tràn từ những ai chịu tin nơi Ngài. Khi nói như vậy Ngài có ý ám chỉ đến Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
Một trong các rabi nổi tiếng nhất của Do thái giáo, Rashi, nói rằng sự tuân giữ nước và huyết trộn pha với nhau như thế nầy là kỳ lễ vui mừng nhất trong tất cả mọi lễ lạc của người Do thái và là một sự ứng nghiệm trực tiếp Êsai 12.3: “Vậy nên các ngươi sẽ vui vẻ mà múc nước nơi các nguồn sự cứu”.
Giống như trong những ngày lễ của Đức Chúa Trời (“những kỳ định của Đức Giêhôva”), một lần nữa chúng ta lại gặp gỡ Chúa Giêxu, vì trong câu nầy từ Hy bá lai được dịch là “sự cứu” chính là chữ Yeshua (theo tiếng Hy bá lai có nghĩa là Giêxu).
Êsai 12.3 sẽ được dịch là: “Vậy nên các ngươi sẽ vui vẻ mà múc nước nơi các nguồn của Chúa Giêxu”.
Vui vẻ trong kinh Torah (Simchat Torah)
Đây không phải là một ngày lễ theo Kinh Thánh, mà là một ngày lễ theo tập tục. Ngày nầy rơi lập tức vào đúng sau ngày Hossanah Rabbah ở bên ngoài Israel (song cùng một ngày trong Israel), và là một ngày lễ kỷ niệm trọng thể khác. Trong các cộng đồng Do thái trên khắp thế giới, những người đến thờ phượng nhóm lại với nhau trong các nhà hội và mở cuộn giấy kinh Torah ra. Không giống như quyển sách có thể lật ra từng trang, mà là một quyển sách dài liên tục. Khi người ta đọc đến cuối sách Phục truyền luật lệ ký – nhằm vào ngày Simchat Torah – cuộn giấy sẽ được cuộn ngược lại cho tới sách Sáng thế ký. Cộng đồng Do thái nhóm lại để nghe đọc những lời sau cùng của sách Phục truyền luật lệ ký:
 “Về sau, trong Ysơraên không còn dấy lên tiên tri nào giống như Môise, mà Đức Giêhôva biết giáp mặt. Không có ai bằng người, hoặc về các dấu kỳ, phép lạ mà Đức Giêhôva sai người làm tại trong xứ Êdíptô, trước mặt Pharaôn, các quần thần, và cả xứ của người; hoặc hết thảy công việc lớn lao và đáng sợ mà Môise cậy tay quyền năng mình làm tại trước mặt cả Ysơraên” (34.10-12).
Lễ kỷ niệm long trọng, âm nhạc, và nhảy múa trổi lên khi cuộn giấy được cuốn ngược lại đến chỗ “Ban đầu”, khi họ nghe đọc những lời tuyên bố đầu tiên trong sách Sáng thế ký: “Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất” (Sáng thế ký 1.1).
Với cái liếc mắt lần đầu tiên, một thế giới không phải là Do thái phải nhìn thấy ngày lễ theo các rabi như thế nầy như có chút gì thích đáng hoặc quan trọng. Dù vậy, trong thế kỷ thứ nhứt, một trong các tước hiệu của Chúa Giêxu là “Torah hằng sống” – Lời Hằng Sống của Đấng Chí Cao. Trong sách Tin Lành Giăng chúng ta đọc:
“Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời” (1.1-2).

 GẶP GỠ ĐẤNG MÊSI
Nếu chúng ta đã đọc hết bài học nầy, quí vị đã gặp gỡ Đấng Mêsi mà về Ngài sứ đồ Giăng đã nói tới rất nhiều lần. Sự hiện diện của Ngài trong các kỳ lễ của Đức Chúa Trời không phải là ngẫu nhiên đâu. Niềm vui mừng trong các kỳ lễ nầy cũng không phải là một sự ngẫu nhiên cho những ai khám phá ra rằng tất cả hình thức biểu tượng và ý nghĩa sâu sắc được kỷ niệm trong các ngày lễ của Đức Chúa Trời đã đến với chúng ta trong thân vị của chính Sự Hiện Diện của Đức Chúa Trời.
Hoặc, chắc chắn quí vị phải hỏi lòng rằng: “Lẽ nào Giêxu lại là Đấng Mêsi đã được hứa cho?” Cùng với hàng triệu người dân Ngoại, có hàng trăm hàng ngàn người nam người nữ Do thái, họ tin rằng Chúa Giêxu chính là Moshiach (Đấng Mêsi) được hứa cho:
“Vì, ấy chính Ngài là sự hòa hiệp của chúng ta; Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức thường ngăn cách, là sự thù nghịch đã phân rẽ ra, bởi vì Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ. Như vậy, khi làm cho hòa nhau, Ngài muốn lấy cả hai lập nên một người mới ở trong Ngài, và vì bởi thập tự giá Ngài đã làm cho sự thù nghịch tiêu diệt, nên nhờ thập tự giá đó Ngài khiến cả hai hiệp thành một thể, mà làm hòa thuận với Đức Chúa Trời” (Êphêsô 2.14-16).
Những môn đồ của Chúa Giêxu đến từ mọi ngã đường của cuộc sống và từ mọi cấp độ học vấn. Họ tin Ngài đã đến một lần, y như Kinh Thánh đã nói trước, và Ngài sẽ tái lâm trong sự ứng nghiệm các lời tiên tri thánh.
Nếu quí vị sẵn sàng tiếp nhận Chúa Giêxu vào trong đời sống của quí vị bởi một hành động của đức tin, chúng tôi khuyên quí vị nên thốt ra một lời tương tự với lời cầu nguyện nầy cùng Đấng Tạo Hoá của linh hồn quí vị:

“Ngài phước hạnh thay, Ôi Giêhôva Đức Chúa Trời của chúng con, là Vua của vũ trụ, là Đấng ban lẽ thật của Ngài cho những ai tìm kiếm lẽ thật ấy. Giờ đây con đến với Ngài không có một công trạng chi hết, con mời Ngài đến và ngự vào lòng con, rồi dời xa mọi quá phạm của con theo chương trình thiêng liêng của Ngài. Dù những sai phạm của con đỏ như son, xin phiếu chúng ra trắng như tuyết nhờ sinh tế thánh của Ngài, là Chúa Giêxu Đấng Mêsi. Con cầu nguyện trong danh của Ngài. Amen”.
Nguyện ngày nầy sẽ là một ngày đầy sự vui mừng cho quí vị.

***


Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.