I/. TÁC GIẢ:
1. Tên:
Viết theo lối cổ là Micaiahu, có nghĩa là “Ai Giống Như Đức Giê-hô-va” (Michê 7:18)
Viết tắt theo tiếng Hi-bá-lai là: Mica (Micah – Quan xét 17: - 18:)
Cũng khác với tên Mi-ca-ên (Michael): Ai Bằng Đức Giê-hô-va.
Có hai người làm tiên tri mang tên Mi-chê:
1. Tên:
Viết theo lối cổ là Micaiahu, có nghĩa là “Ai Giống Như Đức Giê-hô-va” (Michê 7:18)
Viết tắt theo tiếng Hi-bá-lai là: Mica (Micah – Quan xét 17: - 18:)
Cũng khác với tên Mi-ca-ên (Michael): Ai Bằng Đức Giê-hô-va.
Có hai người làm tiên tri mang tên Mi-chê:
- IVua 22:4-28, Mi-chê nầy là con của Giêm-la
- Mi-chê 1:1; Giê. 26:18, Mi-chê người Mô-rê-sết, đã viết sách tiên tri Mi-chê nổi tiếng (các trưởng lão Y-sơ-ra-ên biết)
2. Quê hương:
Thánh Jêrôme và Eusèbe gọi Mô-rê-sết là Morasthi, một làng nhỏ phía Tây Nam xứ Giu-đê.
Nhưng theo 1:14, có người cho rằng Mô-rê-sết thuộc về địa phận chi phái Gát.
Trong tiếng Hi-bá-lai, từ ngữ Mô-rê-sết (Mo’oreset) có nghĩa là Tân Nương. Cho nên 1:14 có nghĩa:“Vậy nên, người cha sẽ ban của hồi môn đưa tân nương về nhà chồng”.
Theo Campbell Morgan trong quyển Giải nghĩa Tiểu Tiên tri) thì Mô-rê-sết có nghĩa là: Vật sở hữu của Gát, có lẽ do sự nhầm lẫn với chữ Mareshah (1:15).
3. Thời gian sống:
1:1 giới thiệu thời gian Mi-chê sống là:
Thánh Jêrôme và Eusèbe gọi Mô-rê-sết là Morasthi, một làng nhỏ phía Tây Nam xứ Giu-đê.
Nhưng theo 1:14, có người cho rằng Mô-rê-sết thuộc về địa phận chi phái Gát.
Trong tiếng Hi-bá-lai, từ ngữ Mô-rê-sết (Mo’oreset) có nghĩa là Tân Nương. Cho nên 1:14 có nghĩa:“Vậy nên, người cha sẽ ban của hồi môn đưa tân nương về nhà chồng”.
Theo Campbell Morgan trong quyển Giải nghĩa Tiểu Tiên tri) thì Mô-rê-sết có nghĩa là: Vật sở hữu của Gát, có lẽ do sự nhầm lẫn với chữ Mareshah (1:15).
3. Thời gian sống:
1:1 giới thiệu thời gian Mi-chê sống là:
- Giô-tham 749-734 TC.
- A-cha 741-726 TC.
- Ê-xê-chi-ên 726-697 TC.
Như vậy, Mi-chê sống đồng thời với Ê-sai (Ê-sai 1:1) và Ô-sê (Ô-sê 1:1). Tuy nhiên có khác nhau vài điểm:
- Ê-sai sống trước Mi-chê một đời vua (Ô-xia)
- Mi-chê hoạt động ở cả hai thủ đô:Sa-ma-ri và Giê-ru-sa-lem. Trong khi Ê-sai chỉ hoạt động ở Giê-ru-sa-lem, còn Ô-sê chỉ phụ trách cho nước Y-sơ-ra-ên phía Bắc (Sa-ma-ri).
Đây là thời kỳ thịnh vượng nhất cho cả Y-sơ-ra-ên phía Bắc lẫn Giu-đa phía Nam, kể từ sau cái chết của vua Sa-lô-môn. Tuy nhiên sự thịnh vượng nầy như đóm lửa bùng lên trước khi tắt hẳn.
II/. BỐ CỤC:
Đề mục: THA THỨ
Câu gốc: 7:18
II/. BỐ CỤC:
Đề mục: THA THỨ
Câu gốc: 7:18
- Nhu Cần Được Tha Thứ: 1: - 2:
- Vì thành sẽ bị phá – 1: (1:6-7)
- Người sẽ bị diệt – 2: (2:3, 4, 10)
- Đấng Tha Thứ 3: - 5:
- Không phải con người – 3:
Vì quan trưởng là kẻ ghét lành ưa dữ (3:2)
Vì Tiên tri là kẻ giả dối (3:5)
Vì Tiên tri là kẻ giả dối (3:5)
- Chính Đức Giê-hô-va – 4: - 5:
Chúa là vua muôn vua – 4:1
Chúa là Đấng đem lại hòa bình – 4:3)
Chúa cai trị b82ng yêu thương, công bình (5:3, 14)
Chúa là Đấng đem lại hòa bình – 4:3)
Chúa cai trị b82ng yêu thương, công bình (5:3, 14)
- Điều Kiện Được Tha Thứ – 6: - 7:
- Ăn năn – 6: (6:8)
- Tin cậy – 7: (7:5, 7)
Cũng có thể chia Bố cục theo từ ngữ: HÃY NGHE.
- 1: - 2:, Kêu gọi các dân (1:2)
- 3: - 5:, Kêu gọi các quan trưởng (3:1)
- 6: - 7:, Kêu gọi tuyển dân (6:2, 3)
Hoặc chia Bố cục theo sự phân chia của bản dịch Kinh Thánh:
- 1: - 3:, Rao sự đoán phạt sắp đến
- 4: - 5:, lời hứa giải cứu sau cùng
- 6: - 7:, kêu gọi ăn năn trong hiện tại.
Sứ điệp của Mi-chê đúng là một Tin Lành: công kích tội lỗi (1: - 2:), nói đến sự tàn phá của tội lỗi. Nhưng Mi-chê không ngừng ở đó, trong phần thứ 2 của sách, Tiên tri đã giới thiệu Đấng tha thứ và điều kiện để được tha thứ (phần 3).
III/. ĐẶC ĐIỂM:
III/. ĐẶC ĐIỂM:
- Tiên tri Mi-chê là người thích chơi chữ:
Mi-chê đã sử dụng một lối chơi chữ rất đặc biệt ngay trong đoạn 1.
- 1:10, Chớ rao tai nạn nầy ra trong Gát (II Sam. 1:10)
- ‘Gát’ có nghĩa là may mắn
- Vì là thành may mắn nên đừng nói đến tai nạn.
- Đây là lối nói châm biếm vì những kẻ tự xưng may mắn nhưng lại đầy tai nạn. Hoặc nói cách khác: ‘Chớ khóc lóc nơi thành phố khóc lóc’
- Bết Lê Áp-ra:
- Bết = Nhà; Áp-ra = bụi
- Ở trong nhà bụi mà còn lăn vào bụi
- Lăn vào bụi là tập tục của người có tang (Giê. 25:34)
- Ý nghĩa câu nầy giống như người Việt-nam hay nói: “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí” = Phước không trở lại, còn họa thì không đến một lần. Đã ở trong Nhà tang chế lại còn gặp chuyện tang chế.
- 1:11, Sa-phi-rơ (Sa-phia):
- Sa-phi-rơ = đẹp đẽ, ngọc Sa-phia
- Người đẹp mà lại trần truồng xấu hổ
- Xa-a-nan:
- Xa-a-nan = thành có tên là Bước Đi
- Dân ở thành có tên là Bước Đi, nhưng lại không đi được.
- Bết Hê-xen:
- Bết Hê-xen = Nền tảng, nhà láng giềng
- Nhà có nền tảng mà mất chỗ đứng cho chơn. Hoặc là nhà láng giềng mà làm cho nhà lân cận mất chỗ đứng.
- Ma-rốt:
- Ma-rốt = cay đắng
- Dân ở thành cay đắng mà trông đợi phước lành, nhưng tai vạ lại đến nữa. Đã cay đắng lại càng cay đắng.
- 1:13, La-kit
- La-kit = thành của ngựa.
- Chúa bảo hãy lấy ngựa loại chạy nhanh thắng vào xe. Ý muốn nói dầu nhanh như vậy cũng không chạy kịp tai vạ đoán phạt do tội lỗi nó đã phạm.
- 1:14, Mô-rê-sết Gát
- Mô-rê-sết Gát = tân nương
- Ạc-xíp = lừa dối, hay suối không có nước mùa hạ.
- Ý nghĩa chung: Nhà Ạc-xíp hứa đưa lễ vật như của hồi môn cho vua Y-sơ-ra-ên, mà chỉ là sự lừa dối. Nghĩa là gả con cách lừa dối.
- Ma-rê-sa
- Ma-rê-sa = kẻ chinh phục chiếm hữu (do xâm lăng hay do thừa tự)
- Kẻ chiếm hữu sẽ bị người khác chiếm hữu sản nghiệp.
- A-du-lam = chỗ có rào chắn
- Kẻ chiếm hữu có rào chắn cũng sẽ bị dân Y-sơ-ra-ên phá vượt qua (chữ ĐẾN trong câu có nghĩa là thấm qua, xuyên qua)
- 7:18, Ai là Đức Chúa Trời giống như Ngài.
Mi-chê mượn ý nghĩa tên của ông để làm lời kết luận.
- So sánh với các sách khác:
- Cựu Ước:
Mi-chê 4:1-3 giống như Ê-sai 2:2-4.
Đây là lời tiên tri nói về Thiên Hi Niên
Đây là lời tiên tri nói về Thiên Hi Niên
- Tân Ước:
- 7:20 được ghi trong bài ca của Xa-cha-ri (Luca 1:72-73)
- 5:1 được các thầy tế lễ và thầy thông giáo học và công nhận là lời tiên tri về Đấng Mê-si (Mathiơ 2:5-6)
Như vậy, chúng ta thấy có sự phối hợp điều hòa giữa hai tiên tri Ê-sai và Mi-chê qua hình ảnh của Đấng Cứu Thế:
- Ê-sai giới thiệu Đấng Cứu thế giáng sanh bởi Nữ Đồng Trinh (Ê-sai 7:14), thuộc dòng dõi vua Đa-vít (11:1); còn Mi-chê giới thiệu địa điểm Đấng Cứu Thế giáng sanh là tại làng Bết-Lê-hem (5:1)
- Cả hai tiên tri đều gặp nhau trong một Nước Hòa Bình với sự cai trị của Đấng Cứu Thế.
Đoạn 4 giới thiệu Vương quốc
Đoạn 5 giới thiệu Vua cai trị Vương quốc.
Đề mục: SỨC MẠNH
Kinh Thánh: Michê 1: - 3:
Câu gốc: Michê 3:8
Mục đích: Khích lệ con cái Chúa nhờ cậy Chúa rao giảng Tin Lành bất cứ hoàn cảnh thuận hay nghịch.
I/. THỜI ĐIỂM CẦN SỨC MẠNH:
Đoạn 5 giới thiệu Vua cai trị Vương quốc.
Đề mục: SỨC MẠNH
Kinh Thánh: Michê 1: - 3:
Câu gốc: Michê 3:8
Mục đích: Khích lệ con cái Chúa nhờ cậy Chúa rao giảng Tin Lành bất cứ hoàn cảnh thuận hay nghịch.
I/. THỜI ĐIỂM CẦN SỨC MẠNH:
- Michê 3:8, Nhưng TA, TA được đầy dẫy sức mạnh, sự xét đoán, và lòng bạo dạn…
- Người xưng TA trong câu Kinh Thánh nầy không phải là Chúa mà là chính tiên tri Mi-chê.
- Trong 1:1, Michê đã giới thiệu ông là người ở làng Mô-rê-sết, phuc vụ Chúa đời các vua Giô-tham, A-cha và Ê-xê-chia, không phải là Tiên tri Michê trong sách I Vua 22:4-28.
- Như vậy Tiên tri Mi-chê sống trong thời kỳ thịnh vượng của Vương quốc Giu-đa phía Nam, nhưng cũng là thời kỳ cuối cùng của Vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc.
- Trong 1:3-6, và câu 9, Michê đã tả ra cảnh trạng tội lỗi của hai Vương quốc nầy:
- 1:3-6, hai câu 3 và 4, Michê đã nhìn thấy cơn giận của Đức Chúa Trời khiến Ngài từ trời cao xông tới làm rúng động trái đất nầy: đạp trên các nơi cao của đất, núi ta, trũng xé… vì cớ sự phạm pháp của Gia-cốp… vì tội lỗi của Y-sơ-ra-ên, của Sa-ma-ri
- 1:8, Tội lỗi của Y-sơ-ra-ên đã lan ra đến Giu-đa, đến Giê-ru-sa-lem. Nghĩa là Giu-đa chưa phạm tội như Y-sơ-ra-ên nhưng tội lỗi của Y-sơ-ra-ên đã đâm rể nảy mầm trong Giu-đa rồi.
- Trong một bối cảnh đất nước như vậy, một bên là Y-sơ-ra-ên đang sụp đổ, một bên là Giu-đa đang thịnh vượng – nhưng sự thịnh vượng đó chỉ như đóm lửa bùng lên trước khi tắt, tấm lòng của một Tiên tri của Đức Chúa Trời như Michê đã tan vỡ, đau đớn: Vậy nên ta sẽ khóc lóc và thở than, cởi áo và đi trần truồng… kêu gào như chó rừng, rên siếc như chim đà…
- Đặc biệt là từ 1:10-16, Michê đã giảng một Sứ điệp nói lên tấm lòng đau thương hơn hết của ông đối với đất nước bằng cách sử dụng những tên của từng địa phương:
- 1:10a, Chớ rao tai nạn nầy ra trong GÁT… Chữ GÁT có nghĩa là may mắn, ý mỉa mai vì nó là thành phố may mắn, nên đừng rao tai nạn, đừng khóc lóc chi hết, trong khi thật sự đã đầy tai nạn.
- 1:10b, Bết-Lê-Áp-Ra gồm hai từ ngữ: BẾT-LÊ là NHÀ; ÁP-RA là Bụi đất. Ở trong nhà bụi đất mà còn lăn lóc trong bụi đất – lăn vào bụi là dấu hiệu của sự tang chế, nghĩa là tang chết hơn tang chế.
- 1:11a, Sa-phi-rơ nghĩa là đẹp, là ngọc Sa-phia, người đẹp nầy đang bị sỉ nhục, xấu hổ.
- 1:11b, Xa-a-nan nghĩa là thành phố bước đi nhưng lại không bước đi được, bị bại liệt
- 1:11c, Bết-hê-xe nghĩa là Nhà có nền tảng lại không có chỗ đứng.
- 1:12, Ma-rốt nghĩa là cay đắng lại trông phước lành trong khi tai vạ đã đến trước cửa.
- 1:13, Laki nghĩa là thành của ngựa, thế mà Chúa bảo lấy ngựa chạy mau, hàm ý rằng chạy mau như vậy cũng không kịp trước tai vạ ập đến.
- Mô-rê-sết Gát nghĩa là Tân Nương, vì vậy nhóm từ ngươi sẽ ban lễ vật đưa đường cho Mô-rê-sết-Gátnghĩa là Cô dâu được đưa về nhà chồng với của hồi môn. Ạc-xíp nghĩa là lừa dối. Hai từ ngữ nầy đi chung với nhau có nghĩa là: Nhà cô dâu hứa đưa lễ vật là của hồi môn theo cô dâu (Tân nương) nhưng chỉ là sự lừa dối (không có gì cả) – gả con cách lừa dối.
- Đang sống trong một xứ sở đang thịnh vượng, dám lấy một gương xấu của một người láng giềng để rao báo tai vạ hầu đến, thì Michê thật cần một Sức Mạnh lớn lắm. Sức mạnh đó phải phát xuất từ:
- Phát xuất từ một khải tượng rõ ràng từ Chúa. Tiên tri Giê-rê-mi cũng đã có đồng một khải tượng như vậy khi ông đã nói về Vương quốc Giu-đa trong Giê-rê-mi 3:6-10, Giê-rê-mi thấy Giu-đa thấy em gái mình là Vương quốc Y-sơ-ra-ên bị phạt mà không thật lòng ăn năn.
- Sức mạnh đó phải phát xuất từ Sứ mạng của Đức Chúa Trời giao phó, như Michê đã xác nhận trong 1:1, Lời của Đức Giê-hô-va phán cho Michê – mạng lịnh của Đức Giê-hô-va truyền cho ông.
- Sứ điệp nầy làm tôi nhớ đến Sứ Điệp của Mục sư Tiến sĩ Bill Bright trong quyển SỰ PHỤC HƯNG HẦU ĐẾN. Năm 1995, trong quyển sách đó, Mục sư Bill Bright đã viết những lời kêu gọi Nước Mỹ phải ăn năn, ông viết: Nước Mỹ đang ở dưới sự vây hãm. Hàng chục triệu người dân Hoa Kỳ dường như đang bị lưới bẫy bởi một hệ thống tư tưởng độc hại… Tội phạm, phá thai, li dị, bạo động, tự tử, tệ nạn ma túy, nghiện rượu, thiếu niên mang thai, sự dâm dật, văn hóa phẩm khiêu dâm, quan hệ tình dục bừa bãi, ngoại tình… Nước Mỹ đang giết chết hàng chục triệu hài nhi của họ còn nằm trong tử cung… Các viên chức chính phủ đấu tranh quyết liệt để loại bỏ Đức Chúa Trời khỏi các trường học… Thậm chí người ta còn không được treo các bảng Mười Điều Răn trên tường của các lớp học… Các thế lực có quyền hành trong đất nước.. còn muốn làm cho việc nhắc đến danh Chúa Jêsus, việc mang theo Kinh Thánh, việc trưng bày các tranh ảnh về niềm tin tôn giáo, việc mang các biểu tượng Cơ-Đốc trong các trường học và nơi làm việc trở thành một điều bất hợp pháp … Mức độ tội lỗi của nước Mỹ thật đáng kinh ngạc, ngang bằng với Làmã cổ xưa, là một dân tộc mà tình trạng băng hoại, đạo đức của chính họ đã dẫn đến sự tự hủy diệt. .. Còn Hội Thánh thì đang ở đâu? Phần lớn ở các nơi, Hội Thánh đang ngủ. Bị nhiễm độc bởi những sự mê tham cùng chủ nghĩa vật chất của thế giới. Hội Thánh hiểu biết rất ít ỏi về nguyên tắc thuộc linh cũng như việc sống đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh. Hội Thánh đang tự mãn và trong trạng thái dễ chịu nghĩ rằng mình đang có đủ mọi sự và không thiếu thốn gì cả…(trang 31-33)
- Và Mục sư Bill Bright đã viết tiếp: “Nhiều vị lãnh đạo Cơ-Đốc khắp đất nước đang cảnh cáo rằng nếu nước Mỹ không bỏ những đường lối xấu xa của mình, họ sẽ tự hủy diệt mình. Tôi tin rằng nước Mỹ đang ở dưới sự đoán phạt. Sự đoán phạt của Đức Chúa Trời không phải đang đến mà đã đến rồi. Đó là lý do vì sao những lượn sóng của tội ác đang tự do tràn ngập xứ sở chúng ta (trang 35)
- Đó là nưúc Mỹ, còn dân tộc Việt-nam của chúng ta thì sao? Bao nhiêu hình phạt của Đức Chúa Trời đổ xuống suốt 20 năm nội chiến, rồi 30 năm với thảm cảnh tù đày, vượt biển, nghèo đói… chưa một lần dân Việt-nam mình tỉnh thức. Để rao giảng, để cảnh cáo dân Việt-nam mình, Hội Thánh Chúa, Cơ-Đốc nhân chúng ta cần Sức Mạnh như Giê-rê-mi, như Michê biết bao nhiêu.
II/. NGUỒN CỦA SỨC MẠNH:
- Michê 3:8, Nhưng ta, ta được ĐẦY DẪY SỨC MẠNH, SỰ XÉT ĐOÁN, VÀ LÒNG BẠO DẠN ….
- Câu Kinh Thánh nầy cho chúng ta thấy đặc tánh Sức Mạnh của Michê có 3 phương diện:
- Sức mạnh mà Michê nói đến và có được là Đầy dẫy Sức Mạnh, không phải một chút sức mạnh, mà là đầy dẫy sức mạnh.
Hình ảnh mô tả rõ ràng loại sức mạnh mà Chúa cho đầy dẫy nầy là sức mạnh của Sam-sôn.
Sách Các Quan xét 14:6, Chúa ban cho Sam-sôn sức mạnh tuy trên tay chẳng cầm vật chi, song người xé con sư tử đó như xé con dê con vậy.
15:14, Chúa cho Sam-sôn sức mạnh đến nỗi những dây cột cánh tay người trở thành như chỉ gai bị lửa đốt, tàn rớt khỏi tay người…
Có một điều cần chú ý, một người được sức mạnh từ nơi Chúa có thể về thể xác hay vóc dáng họ không có gì đặc biệt, thậm chí có khi yếu đuối, nhưng khi Chúa ban cho người ấy Sứ Mạng thì Ngài cũng ban cho Sức mạnh thể xác cách đặc biệt:
Sách Các Quan xét 14:6, Chúa ban cho Sam-sôn sức mạnh tuy trên tay chẳng cầm vật chi, song người xé con sư tử đó như xé con dê con vậy.
15:14, Chúa cho Sam-sôn sức mạnh đến nỗi những dây cột cánh tay người trở thành như chỉ gai bị lửa đốt, tàn rớt khỏi tay người…
Có một điều cần chú ý, một người được sức mạnh từ nơi Chúa có thể về thể xác hay vóc dáng họ không có gì đặc biệt, thậm chí có khi yếu đuối, nhưng khi Chúa ban cho người ấy Sứ Mạng thì Ngài cũng ban cho Sức mạnh thể xác cách đặc biệt:
- Gia cơ 5:17, Thánh Gia-cơ nói về tiên tri Ê-li: Ê-li vốn là người yếu đuối như chúng ta… Và thật Tiên tri Ê-li rất yếu đuối, nhịn ăn một ngày đường đã khiến ông không thể đi nổi. Nhưng khi nhận sức mạnh từ Chúa, ông đã chạy trước xe ngựa của vua A-háp (I Vua 18:46)
- Công vụ 8:29, Chúa đã ban cho Phi-líp sức mạnh lạ lùng có thể chạy theo kịp xe ngựa của Hoạn quan người Ê-thi-ô-bi đến nỗi lên xe vẫn bình tỉnh làm chứng về Chúa.1
- Công vụ 10:10, Phierơ dường như không khỏe mạnh lắm, vì ông đang đói, chờ người ta dọn ăn, và ông ngất xỉu, dù chỉ là bữa ăn trưa, nghĩa là ông chưa phải nhịn đói lâu. Cảm ơn Chúa, Phierơ là người làm việc không biết ngơi nghỉ suốt từ khi Hội Thánh bắt đầu đến khi ông qua đời
- II Timôthê 4:11a, chỉ có một mình Luca ở với ta…Anh chị em biết rằng Phaolô có một điều yếu đuối trong thân thể mà ông đã ba lần cầu nguyện nhưng Chúa không chữa lành, nên khi đi truyền giáo luôn có Bác sĩ Luca cùng đi với Phaolô (Côlô se 4:14, đến nỗi trong những giờ phút cuối cùng sắp ra pháp trường chịu án tử hình của Đế quốc Lamã, Bác sĩ Luca vẫn ở bên cạnh Phaolô
- Chúng ta đọc tiểu sử của Bác sĩ Tống Thượng Tiết và qua những người nghe Bác sĩ Tiết giảng, tất cả đều nhìn biết Bác sĩ Tiết là người rất yếu về thể xác, ông bị bịnh ung thư phổi (?) và qua đời lúc hơn 40 tuổi. Người ta thấy một Bác sĩ Tiết gục người ho, đứng giảng phải có chén súp gà để uống. Nhưng khi đứng lên giảng dạy thì sức mạnh Chúa cho ông thật kỳ diệu, ông có thể giảng suốt 3 tiếng đồng hồ (kể cả thông dịch nhanh – ông không chịu thông dịch chậm), và một ngày ông có thể giảng 4 hoặc 5 lần, cứ thế suốt tuần lễ hoặc 2 tuần.
- Tôi tin rằng kinh nghiệm của Michê và kinh nghiệm của các Thánh đồ về sức mạnh của Chúa ban cho khi thi hành chức vụ sẽ khích lệ mỗi chúng ta, không phải một chút, nhưng là đầy dẫy. nguồn Sức Mạnh đó từ đâu mà có? Chỉ có Bởi Thần của Đức Giê-hô-va – bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
- Sức mạnh mà Chúa cho Michê còn có một đặc tánh nữa là có kèm theo ân tứ sự xét đoán.
Sự xét đoán nầy không phải là chỉ trích người khác, soi mói những lỗi lầm của người khác, nhưng từ một tinh thần công chính nói lẽ chân thật: điều nào đúng, điều nào sai, điều gì cần sửa, điều gì cần làm tốt hơn…
Nói cách khác, sức mạnh mà Chúa cho có kèm theo sự khôn ngoan, không phải như hạng người hữu dõng vô mưu, có sức mà không có khôn ngoan.
Đó là lý do các Sứ đồ đòi hỏi Hội Thánh đầu tiên bầu cử các Chấp Sự phải là người … đầy dẫy Đức Thánh Linh và TRÍ KHÔN (Công vụ 6:3). Chấp Sự Ê-tiên là một hình ảnh chứng minh người đầy dẫy Đức Thánh Linh là người có trí khôn – khôn ngoan (Công vụ 6:10)
I Côrintô 2:11b-13, Thánh Phaolô làm chứng rằng bởi Đức Thánh Linh mà chúng ta hiểu biết ý muốn của Đức Chúa Trời, hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời, khôn ngoan bởi Đức Thánh Linh không phải khôn nogan theo cách con người.
Chính nhờ sự khôn ngoan bởi Thần Đức Giê-hô-va, Tiên tri Michê có thể thấy được tình trạng ngược lại với những danh hiệu bề ngoài mà các thành phố đã hãnh diện đặt cho họ như đã nói trong đoạn 1:10-16. Chính nhờ sự khôn ngoan bởi Thần Đức Giê-hô-va mà Tiên tri Michê biết được sự bại hoại của Vương quốc Giu-đa đang khi vương quốc ấy còn thịnh vượng.
Chính bởi Đức Thánh Linh đầy dẫy mà Phierơ có được sự khôn ngoan để nhìn thấy sự giả dối trong sự dâng tiền của Anania và Saphira.
Chúng ta phải thành thật nhận rằng bởi Hội Thánh ngày nay và chính mỗi chúng ta thiếu ơn Chúa, nên thiếu cả sự khôn ngoan của Đức Thánh Linh ban cho, nên không thấy được những thiếu sót trong công việc Chúa, không thấy được những cơ hội phục sự Chúa, chúng ta chỉ phán đoán công việc theo khôn ngoan của con người nên chỉ thấy trở ngại trong Hội Thánh.
Cầu xin Chúa cho mỗi Cơ-Đốc nhân chúng ta thật có được sức mạnh và sự xét đoán khôn ngoan như tiên tri Michê.
Nói cách khác, sức mạnh mà Chúa cho có kèm theo sự khôn ngoan, không phải như hạng người hữu dõng vô mưu, có sức mà không có khôn ngoan.
Đó là lý do các Sứ đồ đòi hỏi Hội Thánh đầu tiên bầu cử các Chấp Sự phải là người … đầy dẫy Đức Thánh Linh và TRÍ KHÔN (Công vụ 6:3). Chấp Sự Ê-tiên là một hình ảnh chứng minh người đầy dẫy Đức Thánh Linh là người có trí khôn – khôn ngoan (Công vụ 6:10)
I Côrintô 2:11b-13, Thánh Phaolô làm chứng rằng bởi Đức Thánh Linh mà chúng ta hiểu biết ý muốn của Đức Chúa Trời, hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời, khôn ngoan bởi Đức Thánh Linh không phải khôn nogan theo cách con người.
Chính nhờ sự khôn ngoan bởi Thần Đức Giê-hô-va, Tiên tri Michê có thể thấy được tình trạng ngược lại với những danh hiệu bề ngoài mà các thành phố đã hãnh diện đặt cho họ như đã nói trong đoạn 1:10-16. Chính nhờ sự khôn ngoan bởi Thần Đức Giê-hô-va mà Tiên tri Michê biết được sự bại hoại của Vương quốc Giu-đa đang khi vương quốc ấy còn thịnh vượng.
Chính bởi Đức Thánh Linh đầy dẫy mà Phierơ có được sự khôn ngoan để nhìn thấy sự giả dối trong sự dâng tiền của Anania và Saphira.
Chúng ta phải thành thật nhận rằng bởi Hội Thánh ngày nay và chính mỗi chúng ta thiếu ơn Chúa, nên thiếu cả sự khôn ngoan của Đức Thánh Linh ban cho, nên không thấy được những thiếu sót trong công việc Chúa, không thấy được những cơ hội phục sự Chúa, chúng ta chỉ phán đoán công việc theo khôn ngoan của con người nên chỉ thấy trở ngại trong Hội Thánh.
Cầu xin Chúa cho mỗi Cơ-Đốc nhân chúng ta thật có được sức mạnh và sự xét đoán khôn ngoan như tiên tri Michê.
- Sức mạnh, sự xét đoán chưa đủ, Thần của Giê-hô-va còn ban cho Michê SỰ BẠO DẠN – lòng can đảm. Có những người có sức mạnh, có khôn ngoan nhưng không có can đảm thi hành những ân tứ Chúa cho.
Hãy xem người đầy tớ trong Mathiơ 25:24-25. Rõ ràng người đầy tớ nầy có khả năng, có khôn ngoan, nên chủ mới giao ta lâng cho, thậm chí người đầy tớ nầy còn biết ý của chủ mình. Nhưng người nầy không có lòng bạo dạn để đem ta lâng của mình ra làm lợi. Chúa gọi là là đầy tớ dữ và biếng nhác.
Sự can đảm đó từ đâu mà có? Chắc chắn không phải đến từ bản tánh con người.
Công vụ 4:31, chính các Cơ-Đốc nhân đầu tiên đứng trước sự ngăm dọa của Tòa Công Luận cấm giảng Tin lành, họ đã cầu nguyện xin Chúa ban cho các đầy tớ Ngài rao giảng đạo Ngài một cách dạn dĩ. Và cảm ơn Chúa, Chúa đã ban cho ai nấy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ.
II Timôthê 1:7-8, rõ ràng Mục sư Timôthê cũng sợ khi thấy Phaolô vì giảng Tin Lành mà bị tù đày, nên Phaolô đã nhắc Timôthê rằng: Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ… con chớ thẹn… đừng … xấu hổ…
Đặc biệt là chúng ta thấy trong Kinh Thánh, Chúa luôn luôn kêu gọi Cơ-Đốc nhân ĐỪNG SỢ!
Cảm ơn Chúa, Thần của Đức Giê-hô-va đã ban cho tiên tri Michê sức mạnh, sự xét đoán [khôn ngoan] và sự bạo dạn, để rao ra cho Gia-cốp về sự phạm pháp nó, cho Y-sơ-ra-ên về tội lỗi nó.
Đây chính là nhu cần của Hội Thánh ngày nay, Hội Thánh của thời kỳ mạt thế, bề ngoài thế giới và Hội Thánh có vẻ giàu có hơn, thịnh vượng hơn, nhưng sự đoán phạt thì cận kề vì là trước ngày Chúa đến, Hội Thánh cần sức mạnh, cần khôn ngoan nhận biết thật giả, cần can đảm để giảng Tin Lành – can đảm ngay trên đất Mỹ tự do quá trớn nầy.
III/. CÔNG DỤNG CỦA SỨC MẠNH:
Sự can đảm đó từ đâu mà có? Chắc chắn không phải đến từ bản tánh con người.
Công vụ 4:31, chính các Cơ-Đốc nhân đầu tiên đứng trước sự ngăm dọa của Tòa Công Luận cấm giảng Tin lành, họ đã cầu nguyện xin Chúa ban cho các đầy tớ Ngài rao giảng đạo Ngài một cách dạn dĩ. Và cảm ơn Chúa, Chúa đã ban cho ai nấy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ.
II Timôthê 1:7-8, rõ ràng Mục sư Timôthê cũng sợ khi thấy Phaolô vì giảng Tin Lành mà bị tù đày, nên Phaolô đã nhắc Timôthê rằng: Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ… con chớ thẹn… đừng … xấu hổ…
Đặc biệt là chúng ta thấy trong Kinh Thánh, Chúa luôn luôn kêu gọi Cơ-Đốc nhân ĐỪNG SỢ!
Cảm ơn Chúa, Thần của Đức Giê-hô-va đã ban cho tiên tri Michê sức mạnh, sự xét đoán [khôn ngoan] và sự bạo dạn, để rao ra cho Gia-cốp về sự phạm pháp nó, cho Y-sơ-ra-ên về tội lỗi nó.
Đây chính là nhu cần của Hội Thánh ngày nay, Hội Thánh của thời kỳ mạt thế, bề ngoài thế giới và Hội Thánh có vẻ giàu có hơn, thịnh vượng hơn, nhưng sự đoán phạt thì cận kề vì là trước ngày Chúa đến, Hội Thánh cần sức mạnh, cần khôn ngoan nhận biết thật giả, cần can đảm để giảng Tin Lành – can đảm ngay trên đất Mỹ tự do quá trớn nầy.
III/. CÔNG DỤNG CỦA SỨC MẠNH:
- … để rao ra cho Gia-cốp về sự phạm pháp nó, cho Y-sơ-ra-ên về tội lỗi nó.
- Nói đến công dụng của Sức mạnh, chúng ta trở lại với bài học về sức mạnh của Sam-sôn. Khi Chúa ban lời hứa cho cha mẹ của Sam-sôn, Chúa đã phán lý do Ngài ban sức mạnh cho Sam-sôn: về sau nó sẽ giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay dân Phi-li-tin (Quan xét 13:5b). Tuy nhiên điều đáng tiếc là Sam-sôn đã không dùng sức mạnh của mình để giải cứu dân Chúa mà ông lại đem sức mạnh của mình phục vụ cho lòng tham muốn xác thịt của ông đối với Đa-li-la, để rồi chết dưới tay của người Phi-li-tin.
- Cảm ơn Chúa, Tiên tri Michê biết rằng Thần của Đức Giê-hô-va ban cho ông Sức Mạnh là để rao ra cho Gia-cốp về sự phạm pháp nó, cho Y-sơ-ra-ên tội lỗi nó.
- Tôi tin rằng ai đã từng đối diện với sứ mệnh quở trách tội lỗi của cá nhân hay của tập thể sẽ hiểu được tại sao Michê cần sức mạnh của Thần Đức Giê-hô-va khi nhận lãnh sứ mệnh rao ra tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên.
- Cảm ơn Chúa, chúng ta thật được khích lệ biết bao nhiêu khi đọc Lời Chúa ghi lại các Sứ giả của Chúa đã nhờ sức mạnh của Chúa khi phải rao ra tội lỗi của một người:
- I Samuên 13:13-14; 15:23, Tiên tri Samuên đã thật can đảm khi quở trách tội của vua Sau-lơ.
- II Samuên 12:7-9, Tiên tri Nathan thật can đảm khi quở trách tội của vua Đavít
- I Vua 18:17-18, Tiên tri Ê-li thật can đảm biết bao khi dám đứng trước mặt vua A-háp quở trách tội của A-háp.
- Khi tiên tri Michê nói rằng ông bởi Thần của Đức Giê-hô-va rao ra tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên, hàm ý Tiên tri Michê cũng đầy lo lắng, sợ hãi khi phải tuyên bố sứ điệp như vậy, nhưng nhờ sức mạnh của Chúa.
- Mục sư Lê-văn-Thái đã thuật lại kinh nghiệm của ông khi được đến lo công việc Chúa ở Hà-nội những năm thập niên 40. Mục sư nghe biết một Chấp sự trong Hội Thánh khá giàu có, nhưng lại còn hút thuốc. Mục sư được Đức Thánh Linh nhắc nhở phải quở trách tội lỗi đó, ông lên xe đạp chạy đến nhà người tín đồ nầy. Khi càng đến gần nhà, Mục sư càng cảm thấy một nỗi sợ hãi tràn đến Mục sư phải chạy ngang qua luôn thay vì ngừng lại. Đức Thánh Linh cứ thúc giục Mục sư Thái trở lại rồi Mục sư quay lại, rồi lại chạy qua luôn. Sau vài lần như vậy, Mục sư Thái cương quyết mạnh dạn ngừng và vào nhà người tín đồ. Sau vài câu chào hỏi, Mục sư vào đề ngay và nói rằng Đức Thánh Linh thúc giục Mục sư đến để khuyên người tín đồ nầy nhờ ơn Chúa từ bỏ hút thuốc. Kỳ diệu thay, Mục sư vừa nói xong, người tín đồ ấy bật khóc nức nở và nói: Tôi chờ đợi lâu rồi có ai đó can đảm quở trách tôi để tôi can đảm từ bỏ nó, mãi đến hôm nay Mục sư mới nói với tôi. Cảm ơn Chúa thế là bao nhiêu gánh nặng sợ hãi, nhút nhát được dứt bỏ khỏi Mục sư.
- Nhưng điều cần phải nói là Chúa cho chúng ta sức mạnh để rao tội lỗi, quở trách tội lỗi của người nghe để làm gì?
- Chắc chắn không phải để muốn họ chết như Tiên tri Giô-na đối với Thành Ni-ni-ve (Giô-na 3:4 và 4:1-2, nhưng Kinh Thánh luôn làm chứng rằng mục đích Chúa ban cho chúng ta sức mạnh, khôn ngoan, và lòng can đảm là để rao tội lỗi cho người nghe hầu cho họ ăn năn tội mà quay lại với Đức Chúa Trời là Cha yêu thương (II Phi 3:9). Đó mới thật là Tin Lành của Chúa Jêsus Christ: quở trách tội lỗi để tội nhân biết tội, ăn năn quay lại tiếp nhận Chúa Jêsus Christ để được tha tội mình, được làm con của Đức Chúa Trời.
- Trong một thời kỳ mà Chúa Jêsus đã từng phán: Tội ác sẽ thêm nhiều… (Mathiơ 24:12), Chúa thật cần Cơ-Đốc nhân chúng ta chẳng những sống công bình, thánh sạch, mà Chúa còn muốn Cơ-Đốc nhân chúng ta nhờ sức Chúa rao ra tội lỗi cho mọi người – nhất là đồng bào Việt-nam chúng ta – để họ ăn năn quay về thờ phượng Đức Chúa Trời, hầu cho tội lỗi họ được tha, linh hồn được cứu. Muốn Thật Hết Lòng!
Đề mục: SỰ GIẢI CỨU
Kinh Thánh: Michê 4: - 5: (Đọc trước 4:1-8)
Câu gốc: Michê 5:3
Mục đích: Giới thiệu Chúa Jêsus Christ là Đấng giải cứu loài người khỏi tình trạng nô lệ tội lỗi.
I/. NHU CẦN ĐƯỢC GIẢI CỨU:
- Michê 4:1-14
- Phương diện của Chúa:
- Michê 4:1-8
- Câu hỏi thường nảy ra trong tâm trí con người là: Tại sao Chúa muốn giải cứu chúng ta?
- Phân đoạn Kinh Thánh nầy cho chúng ta một phần câu trả lời: Vì trong ý định đời đời của Đức Chúa Trời, Chúa đã dành sẵn cho con người một cuộc sống phước hạnh. Đó là phước hạnh gì?
- 4:1-2a, Phước hạnh đó là chính Chúa là Đấng trực tiếp cai trị vũ trụ và thế giới. Chúa sẽ cai trị chúng ta như trong Một Nhà – không phải là một ông vua cai trị mà một người cha trong một nhà, một gia đình. Trong câu 2, Lời Chúa dùng chữ: Nhà của Đức Chúa Trời Gia-cốp, Chúa không dùng Danh xưng Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, vì gọi “Y-sơ-ra-ên” là gọi đến một dân tộc, nói đến Dân tộc là nói Vương quyền của một vị Vua, còn nói đến Gia-cốp là nói đến một Gia đình, tên Gia-cốp là tên dùng trong gia đình.
Anh chị em phải đọc lại những lời của người con trai hoang đàng nói về “nhà cha nó” trong Luca 15:17 và cảnh gia đình của người cha: Luca 15:22-23, thật là một cuộc sống vui thỏa từ vật chất đến tinh thần vui vẻ.
- 4:2b, Phước hạnh kế tiếp là Chúa sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, và chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài… Để cảm nhận được phước hạnh nầy, chúng ta phải đặt mình vào người Y-sơ-ra-ên thời Môi-se, sau 400 năm hơn bị làm nô lệ trong xứ Ai Cập, họ chỉ biết vâng phục để làm tôi mọi, không có một sự dạy dỗ nào. Khi ra khỏi Ai Cập, điều đầu tiên là Chúa đã ban cho họ luật pháp (sách Xuất Ê-díp-tô ký) và những sự dạy dỗ từ cách sống thuộc linh đến thuộc thể (sách Lê-vi ký). Một người tin Chúa, được ở trong Chúa, người ấy được phước cả đời nầy lẫn đời sau.
- 4:3-8, Đọc qua phân đoạn nầy tôi tin rằng anh chị em cũng như tôi thật sự cảm nhận được một cuộc sống êm đềm, an bình, vui thỏa, không còn chiến tranh (c. 3) – khi tôi viết ra những lời suy gẫm nầy, thì sáu vụ nổ bom đồng loạt tại thành phố London với 40 người chết và 700 người bị thương nặng, đây là môt loại chiến tranh tội ác, nhắc chúng ta nhớ đến biến cố đau thương ngày 11 tháng 9 năm 2001, và những vụ nổ bom hằng ngày tại Iraq, khiến cả thế giới lúc nào cũng phải sống trong đe dọa của nạn khủng bố – Chúa thật chỉ muốn ban cho loài người cuộc sống an bình, vui thỏa.
- Hình ảnh nầy chúng ta có thể nhìn thấy trong Ê-đen, tiếc thay tổ phụ loài người đã nghe lời Satan để khước từ một Phuớc Thật, tìm lấy một Phuớc Ảo của Satan như ngày nay con người vẫn còn tìm.
- Phuớc hạnh mà Chúa dành sẵn cho con người như thế nầy đã được nói đến trong Ê-sai 2:1-4, và đã được mô tả đầy đủ trong sách Khải huyền, chứng tỏ các Phước nầy không phải là ảo tưởng mà là Phuớc thật mà loài người đã đánh mất, nhưng Chúa vẫn muốn ban cho, đó là lý do Chúa muốn giải cứu con người.
- Phương diện của con người:
- Michê 4:9-14
- Khi đọc những câu 9 và 10, anh chị em có nghe tiếng lòng của Chúa thốt lên không?
- Nhưng bây giờ làm sao ngươi trổi tiếng kêu la như vậy? Chúa dành sẵn bao nhiêu phước lành mà sao ngươi trổi tiếng kêu la?
- Giữa ngươi không có vua sao? Giống như Chúa muốn nói với đứa con hoang đàng: Sao ngươi chịu đói khổ cùng cực như vậy, bộ ngươi không có cha sao?
- Và Chúa đã nhắc đến Ba-by-lôn là Chúa nhắc đến sự bội nghịch của dân Chúa: 490 năm vi phạm điều răn của Chúa: không giữ ngày nghỉ, thờ lạy hình tượng, tham lam… đủ mọi tội ác, để phải chịu lưu đày qua Ba-by-lôn.
- Nhưng kỳ diệu thay, tình yêu thương của Chúa như người cha của đứa con hoang đàng vẫn theo đuổi đứa con mong muốn con quay về dù bây giờ có nhiều nước nhóm lại nghịch cùng ngươi, nhưng Chúa vẫn gọi con của Ngài quay về: Vậy, hỡi con gái Si-ôn, hãy chổi dậy … (c. 13).
- Phaolô cũng nhận ra tình yêu thương của Chúa theo đuổi loài người tội lỗi như ông đã nói trong Rôma 5:6 và 8, Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội… Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.
- Chúa muốn giải cứu con người vì Chúa muốn con người được phước; Chúa muốn giải cứu con người khỏi hình phạt vì tội lỗi từ chối Chúa. Và Chúa vẫn muốn giải cứu con người!
II/. ĐẤNG GIẢI CỨU:
- Michê 5:1-8
- Trong câu gốc là 5:3, hình ảnh mà Chúa dùng để giới thiệu chính Chúa – Đấng Giải Cứu là MỘT NGƯỜI CHĂN CHIÊN chăn bầy của mình.
- Thật lòng mà nói,
- không biết tại chúng ta là người Việt-nam, hầu như chỉ thấy hình ảnh người chăn chiên qua những bức tranh vẽ, tranh chụp, chính mình chưa bao giờ nuôi chiên, nên thường dửng dưng trước những câu Kinh Thánh nói Chúa là Đấng chăn chiên, Đấng chăn chiên hiền lành
- hoặc tại chúng ta ít khi nào chịu đóng vai trò là một con chiên với Chúa, chúng ta chỉ thích đóng vai trò “chất vấn” Chúa Tại sao thế nầy, tại sao thế kia, nên không thấy cần thiết một Đấng chăn chiên cho mình lắm, mặc dù Cơ-Đốc nhân thuộc lòng Thi thiên 23 của Đa-vít và Giăng 10:11
Sở dĩ Đa-vít viết lên những lời thiết tha như Thi thiên 23 ca ngợi Chúa là Đấng Chăn Giữ ông là vì chính kinh nghiệm chăn chiên của ông với bầy chiên.
- Tôi không biết anh chị em nhận được bao nhiêu phần trăm điều Chúa muốn nói với chúng ta khi Ngài phán Ngài là Đấng chăn bầy của mình, nhưng anh chị em ơi, Chúa không đến giải cứu chúng ta như một Anh hùng giải cứu dân tộc, hay như một thiên thần giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, Chúa giải cứu chúng ta như một người chăn chiên cứu một con chiên đi lạc.
- Chính Chúa Jêsus đã thuật lại tâm tình của người chăn chiên trong Luca 15:3-6, sẵn sàng để lại 99 con nơi chuồng, tìm cho được con chiên lạc, tìm được rồi thì vui mừng vác nó lên vai đem về mở tiệc ăn mừng – thật là cả một trời yêu thương!
- Mà Chúa là ai lại bằng lòng làm một người chăn chiên để chăn dắt con người?
- 5:1, Chúa là Đấng cai trị Y-sơ-ra-ên xuất thân từ Bết-lê-hem, Ngài là Vua dòng dõi Đa-vít, là Vua đã được dự báo.
- 5:1b, gốc tích Ngài từ đời xưa, từ trước vô cùng, đây là nhóm từ xưng gọi Đức Chúa Trời, vì chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu.
- Cảm ơn Chúa, thế mà Chúa lại bằng lòng hạ mình xuống làm Đấng Chăn chiên giải cứu con chiên loài người như chúng ta, tất cả đều ứng nghiệm trong Chúa Jêsus Christ.
- 5:4-8, Michê đã chứng minh Chúa là Đấng Giải Cứu dân Chúa qua lịch sử dân Y-sơ-ra-ên được giải cứu khỏi tay người A-si-ri, ngay trong thời A-cha và Ê-xê-chia, không có người Y-sơ-ra-ên nào không biết.
- Xin Chúa cho anh chị em thấy được Đấng Giải cứu duy nhất là Chúa Jêsus Christ như Phierơ nói với Tòa Công Luận: Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác, vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.
III/. KẾT QUẢ SỰ GIẢI CỨU [CỦA CHÚA]:
- Michê 5:9-14
- Anh chị em có để ý những chữ TA SẼ chạy suốt phân đoạn nầy không?
- c. 9, TA SẼ cất hết những ngựa … diệt hết xe ngươi. Đây là những phương tiện chiến tranh, kết quả sự giải cứu của Chúa là dân Chúa không còn chiến tranh và chuẩn bị chiến tranh nữa.
- c. 10a, TA SẼ trừ hết các thành … TA SẼ phá đổ mọi đồn lũy ngươi, kết quả sự giải cứu của Chúa là dân Chúa sống an bình không cần lo sợ để tự bảo vệ, vì Chúa là cái khiên chở che chúng ta.
- c. 11, TA SẼ cất bỏ đồng bóng khỏi tay ngươi … kết quả của sự giải cứu của Chúa là dân Chúa sống an bình tâm linh, không cần lo sợ như vua Sau-lơ chạy tìm đồng bóng
- c. 12, TA SẼ làm cho tiệt những tượng chạm… Kết quả của việc Chúa giải cứu là dân Chúa không còn phải thờ lạy hình tượng nữa.
- c. 13, TA SẼ nhổ tượng Át-tạt-tê [Nữ thần của sự sinh sản được các dân thời ấy thờ để mong được hoa lợi mùa màng tốt đẹp], Kết quả sự giải cứu của Chúa đối với nền kinh tế của họ là Chúa sẽ ban cho vì đất không còn bị rủa sả. “Và Hủy Diệt Các Thành Ngươi”, để hiểu được câu nầy, chúng ta phải đọc lời giải thích trong Giê-rê-mi 11:13, Chúa phán: ngươi có bao nhiêu thành, có bấy nhiêu thần… có bao nhiêu đường phố có bấy nhiêu bàn thờ… Kết quả sự giải cứu của Chúa là dân Chúa không còn phải nô lệ bất cứ hình tượng nào, không cần nhờ cậy thần nào, vì Chúa là Đức Chúa Trời của họ.
- c. 14, TA SẼ làm sự báo thù, nghe hai chữ “báo thù” chúng ta phải nhớ đến Satan và các quỉ của nó, vì nó đã làm cho con người là loài thọ tạo Chúa dựng nên để yêu thương bị hư hỏng – con người không phải là kẻ thù của Chúa, kẻ thù của Chúa là ma quỉ, là Satan. Kết quả sự giải cứu của Chúa là Satan và những kẻ theo nó sẽ bị quăng xuống hồ có lửa (Khải. 20:10)
- Tất cả 7 lần Chúa phán TA SẼ, một sự giải cứu trọn vẹn [số 7].
- Tại sao là trọn vẹn?
- Trọn vẹn vì một người tin Chúa Jêsus Christ sẽ được tha tội, rồi được trở nên thánh nhân, còn được làm con của Đức Chúa Trời.
- Trọn vẹn vì người tin Chúa Jêsus Christ được cứu khỏi hình phạt tội lỗi, và cũng được cứu khỏi quyền lực tội lỗi.
- Trọn vẹn vì người tin Chúa Jêsus Christ được Chúa giải cứu phần thuộc linh lẫn thuộc thể, đời nầy lẫn đời sau.
- Trọn vẹn vì người tin Chúa Jêsus Christ sẽ không bao giờ lo sợ về tương lai đời đời của mình nữa, vì Satan và các quỉ của nó sẽ bị hình phạt đời đời, không còn hoạt động trên chúng ta nữa.
- Xin Chúa cho tất cả chúng ta đều hưởng nhận và kinh nghiệm thật sự sự giải cứu của Chúa như Lời Chúa đã bày tỏ trong sách tiên tri Michê.
Đề mục: CHÚA ĐÒI
Kinh Thánh: Michê 6:1-8
Câu gốc: Michê 6:8
Mục đích: Nhắc con cái Chúa biết rằng Chúa đòi hỏi nếp sống đạo hơn là của lễ.
I/. CHÚA ĐÒI AI? Michê 6:1-5
- Bắt đầu với hai câu 1 và 2, Chúa đang nhân cách hóa núi và đồi, đất. Đây là những vật vô tri, nhưng Chúa muốn chúng nghe lời đối nại của Chúa. Ý tưởng nầy báo trước cho chúng ta tánh cách quan trọng của điều Chúa sắp bày tỏ, chuyện quan trọng đến nỗi rúng động cả vật vô tri.
- Chuyện quan trọng đó là gì?
- Câu 2b, đó là việc Chúa đối nại, khiếu nại, đang đòi hỏi nơi một đối tượng là dân của Ngài, là dân Y-sơ-ra-ên..
- Câu 3, nói đến hai chữ “Dân Ngài” – dân thuộc về Ngài, có lẽ ai đó hoặc chính người Y-sơ-ra-ên là đối tượng bị Chúa đòi hỏi đã phản đối hỏi lại Chúa là:
- Lý do nào mà Chúa lại gọi họ là dân Chúa?
- Chúa có quyền gì trên họ mà lại đòi hỏi họ?
- Chúa đã làm gì cho họ mà lại có quyền đòi hỏi họ?
Và họ cảm thấy Chúa đã làm họ mệt nhọc, làm phiền họ.
- Và Chúa đã trả lời lý do Chúa gọi họ là “dân của Ngài” trong câu 4 và câu 5
- Chúa phán: Ta đã đem ngươi lên khỏi đất Ê-díp-tô, đã chuộc ngươi ra khỏi nhà tôi mọi, và đã sai Môi-se, A-rôn, Mi-ri-am đến trước mặt ngươi (dẫn đường ngươi).
Chúa nhắc lại công ơn cứu chuộc của Chúa, cứu họ ra khỏi cuộc sống tôi mọi, nô lệ tại xứ Ai Cập. Chúa dùng động từ “CHUỘC” để cho dân Y-sơ-ra-ên biết rằng sự kiện họ được ra khỏi cảnh tôi mọi, không phải là một việc bình thường, dễ dàng, mà Chúa phải trả giá.
Họ chỉ là một dân nô lệ từ hơn 400 năm (Xuất. 12:40). Với hơn 400 năm nô lệ, người Y-sơ-ra-ên đâu có gì và đâu còn gì: không có một quê hương – vì đang làm nô lệ tại Ai Cập, không có một quyền tự do sinh tồn (những bé trai Y-sơ-ra-ên phải bị giết chết khi chào đời – Xuất. 1:15-16, 22), dĩ nhiên là nô lệ họ không có của cải hay tài sản. Nói chung họ không có bất cứ quyền lợi gì, kể cả quyền làm người.
Hãy nghĩ đến người Y-sơ-ra-ên như đứa con trai hoang đàng mà Chúa Jêsus Christ đã nói đến trong Luca 15:16, nó thua cả một con heo là con vật ô uế.
Chúa đã làm gì để cứu họ ra khỏi cảnh khốn khổ đó? Chúa đã CHUỘC họ, Chúa đã dùng chính cánh tay của Ngài, với quyền năng siêu việt của Ngài, Chúa đã trực tiếp ngự đến để giải cứu họ (Xuất. 3:7-8, Chúa đã nghe, đã thấy, và Ngài đã NGỰ XUỐNG để giải cứu họ…)
Chẳng những giải cứu họ, Chúa còn sai Môi-se, A-rôn và Mi-ri-am dẫn dắt họ 40 năm đưa họ về đất hứa. 40 năm đó, Chúa đã nuôi họ từ cái ăn, cái uống, cái ở, thậm chí Chúa lo liệu cho họ cả quần áo, giày dép, dạy họ làm một dân tộc tự do có luật lệ pháp độ rõ ràng (Phục truyền 8:2-5).
Họ chỉ là một dân nô lệ từ hơn 400 năm (Xuất. 12:40). Với hơn 400 năm nô lệ, người Y-sơ-ra-ên đâu có gì và đâu còn gì: không có một quê hương – vì đang làm nô lệ tại Ai Cập, không có một quyền tự do sinh tồn (những bé trai Y-sơ-ra-ên phải bị giết chết khi chào đời – Xuất. 1:15-16, 22), dĩ nhiên là nô lệ họ không có của cải hay tài sản. Nói chung họ không có bất cứ quyền lợi gì, kể cả quyền làm người.
Hãy nghĩ đến người Y-sơ-ra-ên như đứa con trai hoang đàng mà Chúa Jêsus Christ đã nói đến trong Luca 15:16, nó thua cả một con heo là con vật ô uế.
Chúa đã làm gì để cứu họ ra khỏi cảnh khốn khổ đó? Chúa đã CHUỘC họ, Chúa đã dùng chính cánh tay của Ngài, với quyền năng siêu việt của Ngài, Chúa đã trực tiếp ngự đến để giải cứu họ (Xuất. 3:7-8, Chúa đã nghe, đã thấy, và Ngài đã NGỰ XUỐNG để giải cứu họ…)
Chẳng những giải cứu họ, Chúa còn sai Môi-se, A-rôn và Mi-ri-am dẫn dắt họ 40 năm đưa họ về đất hứa. 40 năm đó, Chúa đã nuôi họ từ cái ăn, cái uống, cái ở, thậm chí Chúa lo liệu cho họ cả quần áo, giày dép, dạy họ làm một dân tộc tự do có luật lệ pháp độ rõ ràng (Phục truyền 8:2-5).
- Câu 5a, một lần nữa Chúa gọi họ: Hỡi dân ta…, và Chúa nhắc họ nhớ lại tội lỗi của họ trong đồng vắng, một trong những tội lỗi chống nghịch Chúa khiến họ đáng bị Chúa tiêu diệt là tội theo mưu của Ba-la-am thỏa hiệp với dân ngoại, ăn của cúng, thờ tà thần của Mô-áp, kết hôn với người ngoại đạo (Dân. 25:1-9).
Câu 5b, Chúa cũng nhắc lại điều Chúa đã làm cho họ từ Si-tim đến Ghinh ganh, tức là việc Chúa đưa họ vào Đất Hứa (Dân. 33:40; Giô-suê 4:19)
- Nói tóm lại, chỉ với 2 câu 4 và 5, Chúa đã nêu ra một số việc mà Chúa đã làm để cứu chuộc dân Y-sơ-ra-ên và đưa họ vào Đất Hứa. Đó chính là lý do Chúa gọi họ là Dân của Ngài. Và vì họ là dân của Ngài, nên Chúa có quyền đòi hỏi họ làm theo ý muốn của Ngài.
- Đáng lẽ dân Y-sơ-ra-ên cũng như chúng ta phải nói như Sứ đồ Phaolô đã nói trong thư Galati 1:15-16, Nhưng khi Đức Chúa Trời, là Đấng … lấy ân điển gọi tôi…. thì lập tức tôi chẳng bàn với thịt và máu; và trong 2:20b, nay tôi còn sống … là Đấng đã yêu tôi, đã phó chính mình Ngài vì tôi.
- Anh chị em ơi, đó cũng là lý do Chúa có quyền đòi hỏi Cơ-Đốc nhân chúng ta sống theo ý muốn của Ngài, vì Chúa đã cứu chuộc chúng ta bằng mạng sống của Ngài.
II/. LÝ DO CHÚA ĐÒI: Michê 6:6-7
- Phân đoạn nầy, Tiên tri Michê thuật lại điều mà dân Chúa đã làm cho Chúa.
- Dân Chúa đã làm gì cho Chúa?
- Câu 6, họ biết Chúa là Đức Chúa Trời rất cao, và muốn đến chầu trước mặt Chúa với một “vật gì”. Một số người trong bọn họ đã dâng vật gì của họ khi đến chầu Chúa là những của lễ thiêu và những bò con giáp niên. Họ dâng rất đúng qui định của những luật tế lễ.
Thế thì Chúa còn đòi họ điều gì nữa?
Qua lời tự giới thiệu của Mi-chê trong đoạn 1:1, chúng ta thấy Tiên tri Michê sống đồng thời với Tiên tri Ê-sai, nên chúng ta phải nghe Chúa phán dạy về những của lễ mà dân Y-sơ-ra-ên đã dâng cho Chúa thời bấy giờ, tức là thời của Tiên tri Michê và Tiên tri Ê-sai:
Qua lời tự giới thiệu của Mi-chê trong đoạn 1:1, chúng ta thấy Tiên tri Michê sống đồng thời với Tiên tri Ê-sai, nên chúng ta phải nghe Chúa phán dạy về những của lễ mà dân Y-sơ-ra-ên đã dâng cho Chúa thời bấy giờ, tức là thời của Tiên tri Michê và Tiên tri Ê-sai:
- Êsai 1:11-17, dân Y-sơ-ra-ên thời bấy giờ về nghi lễ họ làm rất đúng nhưng họ đã thực hiện những nghi lễ, còn đời sống phạm tội thì cứ phạm tội, khiến Chúa chán chê, chẳng đẹp lòng và Chúa bảo họ: Thôi, đừng dâng của lễ… ta gớm ghét.. ta chẳng khứng chịu.
- Êsai 58:1-7, Chúa trách dân Chúa ngày ngày tìm kiếm Chúa … cầu nguyện, kiêng ăn nhưng chỉ để tìm sự cãi cọ tranh cạnh, đến nỗi nắm tay đánh nhau cách cộc cằn (câu 4)… ức hiếp người , không biết thương người nghèo khổ (câu 6-7).
- Câu 7, một số người khác trong bọn họ lại lý luận: Chúa há có thích những hàng ngàn chiên đực hay là hàng vạn sông dầu sao? Tại sao họ nói như vậy? Vì họ biết họ đang phạm pháp … ngay cả linh hồn họ cũng phạm tội. Họ biết rất rõ những điều mà tổ phụ họ như vua Đa-vít đã từng dạy trong Thi thiên 51:16-17 rằng Chúa không ưa thích của lễ, mà Chúa chỉ đẹp lòng người dâng với tấm lòng đau thương thống hối.
Họ biết rất đúng, nhưng thay vì ăn năn tội với Chúa rồi dâng tế lễ, họ lại mượn ý tưởng người có tội dâng của lễ Chúa không nhậm nên thôi không dâng – họ không dâng cả luật tối thiểu bắt buộc: Tất cả con đầu lòng thuộc về Chúa (Xuất. 13:1-2)
Giống như một số Cơ-Đốc nhân ngày nay mỗi khi dự Tiệc Thánh thì xét mình thấy không xứng đáng dự, thay vì ăn năn tội ngay với Chúa, thì họ lại từ chối không dự Tiệc Thánh để khỏi phải ăn năn tội với Chúa. Thật là một sự cứng lòng!
Giống như một số Cơ-Đốc nhân ngày nay mỗi khi dự Tiệc Thánh thì xét mình thấy không xứng đáng dự, thay vì ăn năn tội ngay với Chúa, thì họ lại từ chối không dự Tiệc Thánh để khỏi phải ăn năn tội với Chúa. Thật là một sự cứng lòng!
- Cả hai thái độ của dân Chúa đều là sai: Hạng người dâng của lễ mà không quan tâm đến tội lỗi với Chúa; hạng thứ hai mượn cớ phạm tội nên không dâng. Vì dân Chúa thiếu một thái độ đúng đắn, phải lẽ khi dâng tế lễ cho Chúa, cho nên Chúa phán: … Đức Giê-hô-va đòi ngươi (6:8)
- Rõ ràng Chúa muốn chúng ta là con Chúa là dân Chúa:
- Dâng hiến vật gì cho Chúa phải dâng từ tấm lòng yêu thương Chúa, yêu thương anh em, yêu thương mọi người.
Luca 21:1-4, chính Chúa Jêsus Christ đã nhìn thấy những người giàu dù dâng nhiều tiền nhưng không từ tấm lòng yêu thương Chúa, Chúa vẫn kể là ít hơn những đồng tiền nhỏ nhoi của người đàn bà góa dâng bằng cả sự sống của bà.
Hãy xem vợ chồng A-na-nia và Saphira trong Công vụ 5:1-11 đã dâng một số tiền – tôi tin rằng rất nhiều – nhưng chất chứa một tội lỗi xấu xa, do đó cả hai vợ chồng đều bị phạt.
Hãy xem thuật sĩ Si-môn trong Công vụ đoạn 8:18-23, dâng một số tiền lớn với tấm lòng đầy mật đắng và xiềng xích, Sứ đồ Phierơ là con người mà còn phải quở trách Si-môn huống chi Đức Chúa Trời thánh khiết làm sao dung chịu được.
Mathiơ 5:23-24, Chúa Jêsus Christ đã dạy: trưúc khi dâng của lễ nơi bàn thờ, thì phải trở về làm hòa với anh em là người đã làm nghịch lòng mình. Xin Chúa thúc giục chúng ta làm điều đó ngay giờ nầy.
Hãy xem vợ chồng A-na-nia và Saphira trong Công vụ 5:1-11 đã dâng một số tiền – tôi tin rằng rất nhiều – nhưng chất chứa một tội lỗi xấu xa, do đó cả hai vợ chồng đều bị phạt.
Hãy xem thuật sĩ Si-môn trong Công vụ đoạn 8:18-23, dâng một số tiền lớn với tấm lòng đầy mật đắng và xiềng xích, Sứ đồ Phierơ là con người mà còn phải quở trách Si-môn huống chi Đức Chúa Trời thánh khiết làm sao dung chịu được.
Mathiơ 5:23-24, Chúa Jêsus Christ đã dạy: trưúc khi dâng của lễ nơi bàn thờ, thì phải trở về làm hòa với anh em là người đã làm nghịch lòng mình. Xin Chúa thúc giục chúng ta làm điều đó ngay giờ nầy.
- Chúa cũng muốn chúng ta là con dân của Chúa đừng cứng lòng, đừng mượn cớ che giấu tội lỗi, để rồi lại phạm thêm tội không biết dâng hiến cho Chúa. Hãy ăn năn tội và cầu xin sự tha thứ của Chúa, từ tấm lòng ăn năn thống hối đó, hãy tỏ lòng biết ơn Chúa bằng sự dâng hiến rời rộng cho Chúa.
III/. ĐIỀU CHÚA ĐÒI: Michê 6:8
- Cảm ơn Chúa, đọc qua câu Kinh Thánh nầy, Chúa nói rõ điều Chúa đòi hỏi dân Chúa không phải là bạc hay là vàng, dâng nhiều hay dâng ít, mà là đời sống đẹp lòng Chúa.
- Đời sống đẹp lòng Chúa là đời sống như thế nào?
- Đời sống đẹp lòng Chúa mà Chúa đòi hỏi con dân Chúa là đời sống: làm sự công bình, ưa sự nhơn từ. nghĩa là đời sống yêu người lân cận như mình.
- Làm sự công bình là làm gì? Kinh Thánh quả quyết rằng không có một người công bình, dẫu một người cũng không (Rôma 3:10), thế thì điều công bình theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời được dạy ở đâu? Điều công bình theo quan điểm của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Kinh Thánh. Hãy mở Lời Đức Chúa Trời ra đọc và làm theo, đó là làm sự công bình
- Ưa sự nhơn từ, tức là những việc làm yêu thương mà Chúa Jêsus đã làm và dạy rõ ràng khi Ngài còn trên đất: giúp đỡ những người có cần, nhất là yêu thương mọi người bằng cách đem đến cho họ sự cứu rỗi, để họ được cứu ra khỏi tội lỗi, được bước vào sự sống đời đời như Chúa đã yêu thương chúng ta (Mathiơ 9:35).
- Đây chính là điều được Thánh Phaolô nhắc lại trong thư Ê-phê-sô 4:24, … mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật.
- Đời sống đẹp lòng Chúa mà Chúa đòi hỏi con dân Chúa ngoài bổn phận đối với người lân cận làbước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời.
- Đây là bổn phận đối với Chúa. Tại sao Chúa đòi hỏi điều nầy? Vì Chúa yêu thương chúng ta muốn chúng ta cứ làm được những việc lớn lao cho Chúa, vì Chúa lo ngại rằng một lúc nào đó có người sẽ lên mình kiêu ngạo – và sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại sẽ theo sau. Đức Chúa Trời của chúng ta ghét kẻ kiêu ngạo mà ban ơn cho kẻ khiêm nhường.
- Hãy xem vua Sau-lơ trong I Samuên 13:13-14; 15:17-19, 22-23, lúc Sau-lơ còn trong mắt của ông (nghĩa là lúc còn biết khiêm nhường) Chúa đã đem Sau-lơ lên. Nhưng khi thành công được vài việc, Sau-lơ đã trở nên kiêu ngạo bất chấp Tiên tri Sa-mu-ên, nên Đức Chúa Trời đã lìa bỏ Sau-lơ
- Hãy xem bài học của Thiên sứ trưởng Sao Mai được ghi trong Ê-sai 14:12-15, Thiên sứ trưởng nầy không có sự khiêm nhường trước mặt Chúa, lấy lòng kiêu ngạo thậm chí muốn nhắc ngai của mình lên bằng ngai của Đức Chúa Trời, kết quả là bị Chúa phạt xuống Âm phủ, sa vào vực sâu thẳm.
- Suốt cả Kinh Thánh, Chúa chỉ đòi hỏi con dân của Chúa hai điều: Kính Chúa – Yêu người. Tiên tri Michê giải thích: Chúa đòi ngươi làm sự công bình, ưa sự nhơn từ, và buớc đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời.
- Chúa đòi dân Chúa thời Michê, cũng là sự đòi hỏi chúng ta ngày nay. Rất tiếc là dân Y-sơ-ra-ên thời Michê, thời Ê-sai, đã không biết vâng lời Chúa dạy sống nếp sống Kính Chúa – Yêu người, cho nên họ đã bị Chúa phạt lưu đày qua Ba-by-lôn để học tinh thần yêu thương nhau và khiêm nhường với Chúa.
- Còn Cơ-Đốc nhân Việt-nam chúng ta ngày nay thì sao? Trong cảnh xa xứ nầy há lại không biết yêu thương nhau và sống hạ mình với Chúa sao? Cái roi Chúa phạt 30 năm qua chưa đủ cho chúng ta tỉnh thức để mà làm theo điều Chúa đòi sao: Kính Chúa Yêu Người!
Đề mục: NHÌN XEM CHÚA
Kinh Thánh: Michê 7:1-10
Câu gốc: Michê 7:7
Mục đích: Khích lê con cái Chúa vững tin nơi Chúa trong mọi hoàn cảnh.
I/. NHU CẦN NHÌN XEM CHÚA:
- Michê 7:1-6
- Ngay câu 1, tác giả đã nói lên hoàn cảnh mà ông đang trải qua bằng một lối diễn tả rất thực tế rất hình tượng, đến nỗi một người dân bình thường nhất trong xứ Y-sơ-ra-ên cũng hiểu được.
- Tác giả đã dùng hình ảnh trái cây trong mùa hạ, nhưng trong một tình thế rất thê thảm:
- ta như khi đã hái trái mùa hạ rồi, nghĩa là nhằm mùa thu hoạch trái cây đúng mùa (mùa hạ), nhưng tất cả trái đã bị người ta hái hết rồi.
- như nho đã mót lại, không có một buồng nho (chùm nho) để ăn, nghĩa là khi mùa hái nho xong, chắc chắn sẽ còn sót lại, theo luật của Chúa (Lêvi ký 19:9-10) thì người chủ phải để những trái nho còn sót đó cho người nghèo khổ trong xứ. Chắc chắn khi đã qua tay những người nghèo mót rồi thì không còn sót trái nào nữa
- trái vả đầu mùa mà linh hồn ta vẫn ước ao cũng không có. Theo sự dạy dỗ của Chúa, thì khi một cây có trái đầu mùa thì báo hiệu sau đó sẽ có trái tốt. Đối với cây vả, thì những trái vả đầu mùa rất hiếm, thường được cất giữ để dành đãi khách quí. Tác giả sách Michê nói: linh hồn ta vẫn ước ao cũng không có, chữ “linh hồn” được Kinh Thánh dùng mỗi khi diễn tả lòng khao khát (Thi thiên 42:1-2; 63:1c; 84:2). Vì vậy ở đây có hai ý: Tác giả như một người đói khát lâu rồi nhưng không có để ăn, đồng thời cũng nói lên là vì trái đầu mùa không có, nên báo hiệu tương lai cũng không có.
- Qua 3 hình tượng đó tác giả muốn nói gì về hoàn cảnh của ông?
- Tác giả muốn nói là ông hoàn toàn tuyệt vọng, không có sự trông mong nào nữa, cho nên ông đã bắt đầu câu 1 với sự rủa sả chính mình: Khốn nạn cho ta!
- Tại sao tác giả tuyệt vọng như vậy?
- Từ câu 2 đến 6, tác giả đã tả ra tình cảnh đau thương:
- câu 2a, tình cảnh thuộc linh (tín kính, ngay thẳng) thời bấy giờ đã mất, không còn…
- câu 2b-4, về phương diện xã hội, đầy dẫy điều ác đến nỗi tác giả dùng nhiều từ ngữ để mô tả: thảy đều… ai nấy…, chăm (siêng năng) làm dữ…, đòi của, tham hối lộ, ưa muốn sự dữ của lòng (lòng tham không đáy). Rốt lại tác giả Michê dùng một nhóm từ rất đặc biệt để nói chung: cùng nhau đan dệt! Hãy nhìn vào một mạng lưới nhện, một cái lưới, rõ ràng Michê muốn tả tội ác thời bấy giờ tràn ngập không có lối thoát, không mắc tội nầy cũng rơi vào tội kia.
Và để nói đến số nhiều của tội ác, Michê sử dụng từ tượng hình rất ấn tượng: “Người lành hơn hết” –người tốt nhất trong đám tội ác, cũng như chà chuôm – nghĩa là vừa nhiều vừa gai gốc. Còn “kẻ rất ngay thẳng” lại xấu hơn hàng rào gai gốc.
Người Việt-nam chúng ta có thành ngữ mô tả tình trạng nầy là: Đàng hoàng trong đám lộn xộn, nghĩa là có đàng hoàng cũng là lộn xộn
Người Việt-nam chúng ta có thành ngữ mô tả tình trạng nầy là: Đàng hoàng trong đám lộn xộn, nghĩa là có đàng hoàng cũng là lộn xộn
- Còn về phương diện gia đình thì sao?
Câu 5 đến 6,
Michê khuyên “chờ tin người lân cận”, “chờ để lòng tin cậy nơi bạn hữu mình”, đừng mở miệng… với người đờn bà ngủ trong lòng ngươi” – người vợ thân yêu. Trong gia đình không thể tin nhau và không còn tin nhau nữa
Và câu 6, trong gia đình không còn yêu thương nhau, mà chỉ nghịch thù nhau
Michê khuyên “chờ tin người lân cận”, “chờ để lòng tin cậy nơi bạn hữu mình”, đừng mở miệng… với người đờn bà ngủ trong lòng ngươi” – người vợ thân yêu. Trong gia đình không thể tin nhau và không còn tin nhau nữa
Và câu 6, trong gia đình không còn yêu thương nhau, mà chỉ nghịch thù nhau
- Xã hội không còn tin kính, ngay thẳng; gia đình không còn tin nhau mà chỉ thù nghịch nhau. Trong một lúc nào đó, gặp phải hoàn cảnh xã hội bất công, người ta còn có chỗ quay về là gia đình để tìm thấy an ủi, nhưng ở đây, gia đình cũng không còn đủ tin cậy để tìm an ủi.
- Đó là lý do Michê dường như tuyệt vọng hoàn toàn. Cảm ơn Chúa trong hoàn cảnh đó, Michê đã nhận ra nhu cần NHÌN XEM CHÚA. Khi ông không còn hi vọng nhìn vào con người, Michê đã khám phá ra Chúa mới là chỗ ông cần nhìn xem.
- Hêb. 12:1-3, tác giả thư Hêbơrơ đã cùng một kinh nghiệm như Michê khi ông đang đứng giữa nhiều người đang vây lấy ông như đám mây rất lớn với bao gánh nặng tội lỗi (c. 2), tác giả đang mỏi mệt sờn lòng (c. 3), tác giả nghe tiếng gọi: NHÌN XEM ĐỨC CHÚA JÊSUS... NHÌN XEM ĐỨC CHÚA JÊSUS! hầu cho chúng ta khỏi bị mỏi mệt sờn lòng.
- Tôi không biết trong anh chị em có ai đang mỏi mệt sờn lòng không? Có ai tuyệt vọng như Michê không? Hãy nghe tiếng kêu gọi của Chúa: Nhìn Xem Chúa!
II/. ĐỐI TƯỢNG ĐỂ NHÌN XEM (NHÌN XEM CHÚA LÀ NHÌN XEM AI?)
- Michê 7:7
- Trong câu 7 nầy, Michê nói đến 3 điều về Chúa mà bởi đó khiến ông Nhìn Xem Chúa. Đó là:
- ... ta sẽ nhìn xem Đức Giê-hô-va:
- Michê nhắc đến danh “Giê-hô-va” của Chúa mà ông đang nhìn xem. Danh Giê-hô-va là một danh xưng đặc biệt của Chúa, được chính Chúa giải thích cho Môi-se trong sách Xuất. 3:15, Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, Chúa là Đấng tự Có và Còn đến đời đời không hề thay đổi.
- Michê đã nhìn vào con người, dù là những người được người đời gọi là Quan chi phụ mẫu – các bậc cầm quyền là cha mẹ, nhưng hôm nay họ đã thay đổi không còn là những phụ mẫu công bình ngay thẳng.
- Michê nhìn vào gia đình, nơi đó chứa đầy những người thân thương ruột thịt, là nguồn an ủi cuối cùng, nhưng hôm nay gia đình cũng đã thay đổi, không còn thấy đó là mái ấm, tổ ấm, mà chỉ là sự ganh ghét, thù nghịch.
- Cảm ơn Chúa, trong hoàn cảnh đó Michê quyết định: Nhưng ta, ta sẽ NHÌN XEM ĐỨC GIÊ-HÔ-VA – ta sẽ nhìn vào một Đức Chúa Trời không hề thay đổi, một Đức Chúa Trời mà Êsai 54:10 khẳng định:Dầu núi dời, dầu đồi chuyển, nhưng lòng nhơn từ ta đối với ngươi chẳng dời khỏi ngươi, lời giao ước bình an của ta chẳng chuyển, Đức Giê-hô-va, là Đấng thương xót ngươi phán vậy.
- … chờ đợi Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi ta:
- Điều thứ hai mà Michê quyết định Nhìn Xem Chúa là ông biết Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi của ông, nghĩa là Đức Chúa Trời là Đấng đã cứu ông và vẫn còn giải cứu ông.
- Rõ ràng đây là một kinh nghiệm thực tế, Michê không hề nói: Đức Chúa Trời sẽ cứu ta, mà ông nói: Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi ta!.
- Chúng ta phải thành thật ăn năn tội với Chúa khi nói đến kinh nghiệm nầy. Chúng ta có thể tin chắc Đức Chúa Trời bởi Chúa Jêsus Christ đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi, ra khỏi hình phạt của tội lỗi, ra khỏi địa ngục đời đời, nhưng trong một hoàn cảnh nào đó, chúng ta không dám tin rằng Đức Chúa Trời có quyền cứu chúng ta ra khỏi hoàn cảnh đó. Thí dụ như không dám tin rằng Chúa sẽ cứu chúng ta ra khỏi cảnh đói, cảnh thất nghiệp, ra khỏi bịnh tật…
- Anh chị em hãy trả lời: được cứu ra khỏi tội lỗi, hình phạt tội lỗi, ra khỏi địa ngục với ra khỏi hoàn cảnh nào mà anh chị em đang gặp phải, điều nào khó hơn?
- Đức Chúa Trời ta sẽ nghe ta:
- Điều thứ ba khiến Michê quyết định Nhìn Xem Chúa, tin cậy Chúa, không nhìn xem nơi nào, người nào, thần nào khác, là ông biết chắc Đức Chúa Trời sẽ nghe tiếng kêu cầu của ông.
- Nói như vậy, chúng ta khám phá một sự khác nhau giữa đức tin giữa chúng ta với đức tin của Michê về Đức Chúa Trời: Michê tin vào một Đức Chúa Trời có thật, lúc nào cũng nghe lời ông cầu nguyện; còn chúng ta tin vào một Đức Chúa Trời “thỉnh thoảng” hay “ít khi” hoặc “không nghe” lời cầu nguyện của chúng ta. Phải thành thật ăn năn với Chúa vì chúng ta ít khi tin quyết để Nhìn Xem Chúa như Michê, chúng ta chỉ thường than phiền Chúa.
- Kinh Thánh luôn làm chứng rằng Đức Chúa Trời luôn nghe lời cầu nguyện của chúng ta:
- Xuất. 3:7, chính Chúa khẳng định: Ta đã thấy rõ ràng… có nghe thấu tiếng kêu rêu…
- Thi thiên 3:4, kinh nghiệm của vua Đa-vít; Tôi lấy tiếng tôi kêu cầu Đức Giê-hô-va, từ núi thánh Ngài đáp lời tôi.
- Thi thiên 6:8-9, một lần nữa kinh nghiệm của vua Đa-vít được lặp lại: Đức Giê-hô-va đã nghe tiếng khóc lóc ta, Ngài nhậm lời cầu nguyện ta. Đức Giê-hô-va đã nghe sự nài xin ta, Ngài nhậm lời cầu nguyện ta.
- Anh chị em có quyết tâm tin cậy Chúa để Nhìn Xem Chúa trong mọi hoàn cảnh như Michê, như các Thánh đồ chưa?
III/. KẾT QUẢ NHÌN XEM CHÚA:
- Michê 7:8-10
- Đến đây thì chúng ta đã nghe được tiếng reo vui, lời ca đắc thắng của Michê. Anh chị em hãy nghe Michê nói gì sau khi ông quyết định Nhìn Xem Chúa?
- câu 8a, sau khi Nhìn Xem Chúa, chúng ta thấy hình ảnh của một Michê khác hẳn với câu 1 đến câu 7, ông đầy sự can đảm, hùng dũng đứng lên quay lại đối diện với kẻ thù nghịch của ông và tuyên bố:
“Hỡi kẻ thù ta, chớ vui mừng vì cớ ta”
- Michê nói gì với kẻ thù nghịch đang cười cợt ông:
- câu 8b, ta dầu ngã, sẽ lại dậy, chắc chắn không nằm dài. Người đời dạy: “Trên đường đời không vấp ngã là điều tốt, nhưng vấp ngã mà đứng dậy được là điều tốt hơn”. Kinh Thánh dạy: “Vì người công bình dẫu ngã bảy lần, cũng chổi dậy” (Châm ngôn 24:16)
- câu 8c, Michê khẳng định dầu ông ngã trong nơi tối tăm, Chúa cũng vẫn là sự sáng của ông.
- câu 9, Michê chấp nhận sự sửa phạt của Chúa trên ông, vì ông biết là do tội lỗi của ông, đây không phải là “hình phạt” mà là như người cha “sửa phạt” con trai ruột mình (Hêb. 12:4-8) để dắt ông ra nơi sáng láng và công bình (Thi thiên 23:3)
- câu 10, Halêlugia! Một kết quả kỳ diệu nữa là Chúa lại báo trả kẻ thù nghịch của Michê, khiến chúng nó thay vì vui cười trở nên xấu hổ vì thấy điều Chúa binh vực con Chúa. Chẳng những xấu hổ mà chúng còn bị giày đạp như bùn ngoài đường (Thi thiên 1:4; Khải. 20:10)
- Tôi thật không thể có lời nào khích lệ anh chị em tin cậy Chúa vững vàng, Nhìn Xem Chúa trong mọi hoàn cảnh, nhưng tôi xin Đức Thánh Linh là Đấng đã cảm động các thánh đồ, trong đó tiên tri Michê viết ra kinh nghiệm sống bằng đức tin của họ – không phải đức tin mù quáng, nhưng là đức tin sống động, thực tế, như đã được ghi trong Michê 7:1-10 nầy, giục giã lòng anh chị em ai nấy đều chung một lòng với nhau nói như tiên tri Michê nói: NHƯNG TA, TA SẼ NHÌN XEM ĐỨC GIÊ-HÔ-VA, CHỜ ĐỢI ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA SỰ CỨU RỖI TA; ĐỨC CHÚA TRỜI TA SẼ NGHE TA!