I/. TÁC GIẢ:
1. Tên:
1. Tên:
Tên ‘Na-hum’ có nghĩa là “Sự Yên Ủi”
2. Quê hương của Na-hum:
2. Quê hương của Na-hum:
Quê hương của Na-hum là xứ Ên-cốt. Có nhiều ý kiến về xứ Ên-cốt:
- Có người cho rằng Ên-cốt thuộc xứ Ga-li-lê, vì thánh Jêrôme nói: Chữ Ca-bê-na-um có nghĩa là làng của Na-hum. Nếu như vậy thì Na-hum có cùng quê với Giô-na và là nơi trưởng thành của Chúa Jêsus Christ.
- Ngày nay có một làng thuộc chi phái Nép-ta-li tên là El-Kauzeh
- Cũng có ý kiền cho rằng cha mẹ của Na-hum bị vua A-si-ri là Tiếc-la Phi-le-sê (I Sử 5:6, 26; II Sử 28:20; II Vua 12:29) bắt làm phu tù qua A-si-ri, và Na-hum đã được sinh ra tại làng Al-Kush, bên hữu ngạn sông Gigris.
II/. NIÊN HIỆU:
Căn cứ vào 1:12; 2:13; 3:15-17, chứng tỏ sách được viết ra trong lúc A-si-ri còn hùng mạnh.
3:8-10 nhắc đến Ai Cập và Nô A-môn là tên của thành Thebes nổi tiếng của Ai Cập, chỗ thần A-môn được thờ. Thành phố nầy bị vua A-si-ri là Assurbanipal hủy phá vào năm 665 hoặc 664 TC. Có thể là vào triều vua Ma-na-se của nước Giu-đa, sau thời Ê-sai
III/. ĐỐI TƯỢNG CỦA SỨ ĐIỆP: THÀNH NI-NI-VE.
1. Các sách trong Kinh Thánh với Ni-ni-ve:
Căn cứ vào 1:12; 2:13; 3:15-17, chứng tỏ sách được viết ra trong lúc A-si-ri còn hùng mạnh.
3:8-10 nhắc đến Ai Cập và Nô A-môn là tên của thành Thebes nổi tiếng của Ai Cập, chỗ thần A-môn được thờ. Thành phố nầy bị vua A-si-ri là Assurbanipal hủy phá vào năm 665 hoặc 664 TC. Có thể là vào triều vua Ma-na-se của nước Giu-đa, sau thời Ê-sai
III/. ĐỐI TƯỢNG CỦA SỨ ĐIỆP: THÀNH NI-NI-VE.
1. Các sách trong Kinh Thánh với Ni-ni-ve:
Sáng. 10:8-12, cho biết người sáng lập thành Ni-ni-ve là Nim-rốt, một anh hùng và một thợ săn giỏi. Điều đó ám chỉ người ở Ni-ni-ve, hậu tự của Nim-rốt, là những người mạnh dạn và hiếu chiến.
Giô-na 3:3, Ni-ni-ve là một thành lớn phải đi mất 3 ngày đường.
Ni-ni-ve là một thành phố được chú ý về phương diện lịch sử. Những khám phá gần đây trong ngành khảo cổ cho biết:
Giô-na 3:3, Ni-ni-ve là một thành lớn phải đi mất 3 ngày đường.
Ni-ni-ve là một thành phố được chú ý về phương diện lịch sử. Những khám phá gần đây trong ngành khảo cổ cho biết:
- Ni-ni-ve gồm 4 thành phố hợp lại, không dưới 100 km2.
- Tường thành cao 30m
- Tường dày có thể cho 3 xe ngựa cùng chạy song song.
- Thành có 1.500 tháp canh, mỗi tháp canh cao 60m, có thể quan sát phạm vi 120 Km2
Giô-na 1:2 nói đến tình trạng đạo đức tại Ni-ni-ve rất xấu: “tôi ác chúng nó đã lên thấu trước mặt ta”[đây là một thành ngữ chỉ về tội lỗi nặng nề, dùng cho Sô-đôm và Gô-mô-rơ trong Sáng. 18:21; 19:13]. Tội ác nầy bày tỏ rõ ràng trong IIVua 18:28-35; II Sử 32:9-15; Ê-sai 36:13-20), những người dám thách thức cả Đức Chúa Trời.
Giô-na 4:11 cho biết,
Giô-na 4:11 cho biết,
- Thành có hơn 120.000 trẻ con (người chưa biết phân biệt tay hữu và tay tả. Như vậy có thể ước tính độ 1 triệu dân Ni-ni-ve trong đời Giô-na
- Thành Ni-ni-ve có nhiều thú vật, chứng tỏ thành có nhiều đồng cỏ để chăn nuôi.
- Thành Ni-ni-ve:
- 1:15, “Trên các núi”.
Thành được xây trên các gò, đồi. Theo Sir Rawlinson thì đó là khu gò, hay đó là những cỗ cung điện của vua.Điều nầy cho thấy từ vị trí ra lịnh giết người thì thành trở nên nơi truyền giảng Tin Lành
- 2:1,
Thành có những đồn lũy, đường sá, được canh phòng liên kết với nhau. Đó là sức mạnh của Ni-ni-ve (2:5b). Đây là điều chính xác, vì Ni-ni-ve là thành lớn (Giô-na 1:2; 2:3), thành kiên cố, khó tấn công. Lịch sử đã chứng minh.
- Năm 615 TC., đạo quân Ba-by-lôn thảm bại nặng nề trước thành Ni-ni-ve (thànhA-su-rơ – Asusur)
- Mùa thu năm 614 TC., mặc dù liên kết với nhau tạo ra một sức mạnh lớn, tiến đến cách thành Ni-ni-ve 50 Km, nhưng Nabopolassar của Ba-by-lôn và Cyaxare của Mê-đi bao vây rồi cuối cùng cũng phải rút quân.
- Năm 612 TC., liên quân Ba-by-lôn + Mê-di +Scythes mở trận tấn công suốt mấy tuần lễ. Nhờ một biến cố bất ngờ là có một phần thành Ni-ni-ve gần bờ sông Tigris tự nhiên bị sụp, nhờ đó liên quân mới vào thành được (có lẽ bị lụt – Nahum 1:8)
- Sự thịnh vượng của Ni-ni-ve:
- 1:8 so với 2:6a, 8,
Thành nằm trên sông Tigris, trong thành có nhiều hồ chứa nước, nên không sợ bị bao vây (3:8)
- 1:10, dân thành thích uống rượu (3:11), ăn chơi (3:4), ngay cả khi thành đang bị bao vây, dân trong thành vẫn còn say sưa (612 TC.)
- 2:9, thành có nhiều bạc vàng, châu báu. Ấy là do sự cướp phá các nước (bi văn có ghi là 42 nước), và do các chư hầu tiến cống (II Vua 16:7-8; 18:13-16).
- 2;6b; 3:14, thành Ni-ni-ve có nhiều đền đài và xây bằng đất sét nung.
- 3:4b, 16, Ni-ni-ve là thành phố thịnh vượng về thương mại
- 3:17, Quan trưởng đông như cào cào
- Biểu tượng của Ni-ni-ve (Quốc huy)
2:11-13, biểu tượng của Ni-ni-ve là sư tử. Hình vẽ là con sư tử đầu người, có cánh.
- Sư tử là biểu tượng của sức mạnh,
- còn đầu người là khôn ngoan,
- có cánh chỉ về sự mau lẹ
Biểu tượng nầy nói lên tham vọng của Ni-ni-ve.
- Quân đội của Ni-ni-ve:
2:3-4, mô tả quân đội của Ni-ni-ve so với 3:2-3.
- Thuẫn màu đỏ.
- Lính chiến mặc áo đỏ sậm (những màu đỏ nầy hàm ý nhuộm máu của kẻ thù rất nhiều).
- Có chiến xa chạy nhanh và nhiều
- Gươm giáo, vũ khí đầy đủ.
- Có những hành động độc ác. Họ thường xiềng các nô lệ bằng cách trói và đặt móc vào môi như móc cá (1:13); họ thích cướp phá (2:9; 3:1b); tàn sát người, nhất là rất thích chặt đầu (3:1a, 3)
- Tội lỗi của Ni-ni-ve: (Đối với Chúa)
- 1:11, Họ là những người phạm thượng với Chúa (II Vua 8:28-35; Ê-sai 10:8-16, so với II Tês. 2:3-4). Trong lịch sử, chưa hề có vua nào công khai nghịch với Đức Chúa Trời như vua của Ni-ni-ve.. Đó là hình bóng về Antichrist trong tương lai.
- 1:14, có nhiều hình tượng trong Ni-ni-ve. Đặc biệt là tượng người có thân là bò đực (Nhân ngưu), người sư tử (Nhân sư), là thần Nin và thần Netganh, tức là thần chiến tranh và thần săn bắn.
- Cũng có tượng thần Ni-tróc – hình người đầu phụng hoàng và thần Đa-gôn (đầu cá)
- Những cuộc thờ phượng các thần nầy đều đầy sự dâm loạn, tà thuật. Qua sách Na-hum, chúng ta thấy những tội lỗi nầy phạm cách công khai.
- Sự sụp đổ của Ni-ni-ve:
- 1:7; 2:5, Ni-ni-ve mất vì lòng trông cậy nơi sự kiên cố của thành.
- 1:8, 10, Ni-ni-ve bị hủy phá bởi nước là vật mà họ nhờ cậy (dòng sông và các hồ nước họ nhờ cậy sẽ trở lại làm tai họa cho họ), và bởi lửa (do những cỏ khô nung gạch xây đền – 3:13-14)
- 1:10; 3:11, Ni-ni-ve mất trong lúc dân thành đang say rượu.
- 3:5-7, Ni-ni-ve sẽ bị tàn phá và hoang vu.
III/. BỐ CỤC:
Đề mục: BÁO THÙ
Câu gốc: 1:2-3a
Đề mục: BÁO THÙ
Câu gốc: 1:2-3a
- Đấng Báo Thù – 1:
- Do bản tánh của Đấng Báo Thù: 1:2-3
- Hay ghen: 1:2-3
- Chậm giận: 1:3
- Quyền năng của Đấng Báo Thù: 1:4-15
- Quyền năng trên muôn vật: 1:4-8
- Quyền năng trên con người: 1:9-15
- Cảnh Báo Thù – 2:
- Trên thành: 2:1-7
- Thành vững chắc: 2:1-5
Vững chắc vì lối kiến trúc: 2:1-2
Vững chắc vì có quân đội mạnh để bảo vệ: 2:3-5
Vững chắc vì có quân đội mạnh để bảo vệ: 2:3-5
- Cách thành bị báo thù: 2:6-7
Sụp đổ vì sông bị sụp lỡ: 2:6
Vụ sỉ nhục: 2:7
Vụ sỉ nhục: 2:7
- Trên của cải: 2:8-10
- Của cải bị cướp: 2:8-9
- Của cải bị tàn phá: 2:10
- Trên vua: 2:11-13 (trên sư tử, hoàng tộc, hoặc nền móng cai trị)
- Sức mạnh không còn: 2:11-13a
- Dòng dõi bị cất đi: 2:13b
- Uy quyền không còn giá trị: 2:13c (sứ giả không còn được nghe)
- Lý Do Báo Thù – 3:
- Vì tội ác: 3:1-7
- Giết người: 3:1-3
- Dâm loạn: 3:4-7
- Vì kiêu ngạo: 3:8-19
- Vì thành vững chắc: 3:8-13
- Vì người đông: 3:14-19
Báo Thù sẽ dễ làm cho hiểu lầm Đức Chúa Trời như một vị thần hung dữ. Tuy nhiên, khi chúng ta đọc lại đoạn 1, sẽ học được sự báo thù của Chúa.
(1). 1:2, Đức Chúa Trời báo thù vì GHEN (so với Gia-cơ 4:5).
Ghen phát xuất từ yêu thương. Từ yêu thương dân Chúa (1:15b) là dân Giu-đa, trước sự hà hiếp của Ni-ni-ve. Sự bảo vệ yêu thương là Lời Chúa hứa với dân Chúa (Phục truyền 32:10b; Công vụ 26:14)
(2). 1:3b, “Chẳng cầm kẻ mắc tội là vô tội”
Lời này được Đức Chúa Trời tuyên bố trong Xuất 34:6-7. Tỏ ra bản tính của Đức Chúa Trời vừa nhân từ nhưng cũng vừa thánh khiết; yêu thương nhưng không dung chịu tội lỗi. Đức Chúa Trời báo thù, nhưng Ngài Chậm giận, không phạt liền, bao giờ cũng dùng nhiều lần nhiều cách để gọi tội nhân ăn năn. Và Chúa đã đãi Ni-ni-ve theo cách như vậy, Ni-ni-ve được đặc ân. Tiên tri Giô-na đã đến giảng riêng cho Ni-ni-ve. Rất tiếc, Ni-ni-ve đã không hết lòng ăn năn.
(3). 1:9, Các ngươi sẽ lập mưu gì?
Đức Chúa Trời báo thù vì sự cứng lòng của Ni-ni-ve đã kiêu ngạo, thách thức Đức Chúa Trời (II Vua 18:28-35).
Bài học của sách Na-hum thật an ủi những người yêu mến Chúa, thuộc về Chúa, vì Ngài sẽ binh vực, báo thù cho họ (Rôma 8:31-39).Đồng thời cũng là lời cảnh cáo người khinh dể sự nhân từ của Chúa, vì Đức Chúa Trời chẳng cầm kẻ có tội là vô tội.
Đề mục: ĐỨC CHÚA TRỜI BÁO THÙ
Kinh Thánh: Nahum 1:1-15
Câu gốc: Nahum 1:2
Mục đích: Cho người nghe biết Đức Chúa Trời cũng là Đấng đoán phạt, để người nghe ăn năn.
I/. ĐỨC CHÚA TRỜI BÁO THÙ AI?
(1). 1:2, Đức Chúa Trời báo thù vì GHEN (so với Gia-cơ 4:5).
Ghen phát xuất từ yêu thương. Từ yêu thương dân Chúa (1:15b) là dân Giu-đa, trước sự hà hiếp của Ni-ni-ve. Sự bảo vệ yêu thương là Lời Chúa hứa với dân Chúa (Phục truyền 32:10b; Công vụ 26:14)
(2). 1:3b, “Chẳng cầm kẻ mắc tội là vô tội”
Lời này được Đức Chúa Trời tuyên bố trong Xuất 34:6-7. Tỏ ra bản tính của Đức Chúa Trời vừa nhân từ nhưng cũng vừa thánh khiết; yêu thương nhưng không dung chịu tội lỗi. Đức Chúa Trời báo thù, nhưng Ngài Chậm giận, không phạt liền, bao giờ cũng dùng nhiều lần nhiều cách để gọi tội nhân ăn năn. Và Chúa đã đãi Ni-ni-ve theo cách như vậy, Ni-ni-ve được đặc ân. Tiên tri Giô-na đã đến giảng riêng cho Ni-ni-ve. Rất tiếc, Ni-ni-ve đã không hết lòng ăn năn.
(3). 1:9, Các ngươi sẽ lập mưu gì?
Đức Chúa Trời báo thù vì sự cứng lòng của Ni-ni-ve đã kiêu ngạo, thách thức Đức Chúa Trời (II Vua 18:28-35).
Bài học của sách Na-hum thật an ủi những người yêu mến Chúa, thuộc về Chúa, vì Ngài sẽ binh vực, báo thù cho họ (Rôma 8:31-39).Đồng thời cũng là lời cảnh cáo người khinh dể sự nhân từ của Chúa, vì Đức Chúa Trời chẳng cầm kẻ có tội là vô tội.
Đề mục: ĐỨC CHÚA TRỜI BÁO THÙ
Kinh Thánh: Nahum 1:1-15
Câu gốc: Nahum 1:2
Mục đích: Cho người nghe biết Đức Chúa Trời cũng là Đấng đoán phạt, để người nghe ăn năn.
I/. ĐỨC CHÚA TRỜI BÁO THÙ AI?
- 1:1
- Ngay trong câu 1, Chúa đã cho biết kẻ bị Chúa báo thù ai, chính thành Ni-ni-ve.
- Hai chữ “Gánh nặng” bày tỏ một sức nặng lớn đang đè xuống trên một đối tượng nào đó, ở đây được xác định “gánh nặng” là của thành Ni-ni-ve, nghĩa là sự báo thù của Chúa đổ trên thành Ni-ni-ve.
- Tại sao Chúa lại báo thù thành Ni-ni-ve? Qua sách Nahum, chúng ta thử tìm hiểu xem thành Ni-ni-ve đã làm gì mà Chúa phải báo thù họ.
- 1:11, Ấy là từ ngươi mà ra một kẻ mưu sự dữ nghịch cùng Đức Giê-hô-va, và toan sự gian ác. Câu nầy nhắc chúng ta nhớ đến lời kiêu căng phạm thượng của Ráp-sa-kê, tướng chỉ huy đạo quân A-si-ri thách thức Đức Chúa Trời khi chúng đang bao vây Giê-ru-sa-lem thời vua Ê-xê-chia – Êsai 36:18-20; 37:10-13. Quân A-si-ri dám so sánh Đức Chúa Trời với thần các nước, kết quả là chúng bị diệt chỉ trong một đêm (37:36).
- 2:1, thành Ni-ni-ve là một thành lớn, mạnh, vững chắc. Sách tiên tri Giô-na 3:3 cho biết Giô-na phải mất ba ngày mới đi hết thành.
- Căn cứ vào Giô-na 4:11, thành có hơn 120,000 trẻ con, như vậy ước tính Ni-ni-ve có độ 1 triệu dân. Và cũng chính trong sách Giô-na, Lời Chúa cho biết thành Ni-ni-ve là một thành đầy dẫy tội lỗi (Tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt ta)
- 2:3-4, thuẫn của quân A-si-ri “màu đỏ” ám chỉ nhuộm máu của các nước mà quân A-si-ri chiếm lấy (3:3), đặc biệt là những cuộc tiến quân rất nhanh bởi các chiến xa của họ (2:4).
- Điều quan trọng là quân A-si-ri mà tiêu biểu là thủ đô Ni-ni-ve là đạo quân đã tàn hại dân Chúa (II Vua 17:5-6, 24).
- Tuy nhiên, trong cơn giận báo thù của Chúa, chúng ta cũng thấy được sự nhơn từ của Chúa đối với thành Ni-ni-ve:
- Chúa đã sai tiên tri của Chúa là Tiên tri Giô-na đến ngay thành Ni-ni-ve giảng Tin Lành, họ có ăn năn một thời gian (Giô-na 3:5-10), nhưng rõ ràng là đã lại tiếp tục làm ác trước mặt Đức Chúa Trời.
- Không phải Chúa báo thù liền, nhưng Chúa đã mặc khải cho Nahum biết trước ghi lại sách Tiên tri nầy, chắc chắn là để cho dân Ni-ni-ve biết Lời Chúa cảnh báo họ, hầu cho họ ăn năn quay về với Đức Chúa Trời (Sách sự hiện thấy của Na-hum…)
- Nhưng rất tiếc thành Ni-ni-ve và dân A-si-ri đã không hạ mình ăn năn với Chúa. Đó là lý do Đức Chúa Trời phải báo thù dân thành Ni-ni-ve.
II/. ĐẤNG BÁO THÙ:
- 1:2-8
- Đến đây chúng ta được giới thiệu về Đấng báo thù Ni-ni-ve là Giê-hô-va Đức Chúa Trời với các đặc điểm của Chúa:
- 1:2, câu 2 nầy tái xác nhận bản tánh của Chúa là GHEN và báo thù. người đời chúng ta cái ghen phát xuất từ YÊU. Kinh Thánh cũng xác nhận Chúa yêu thương con người chúng ta đến nỗi ghen tương (Gia cơ 4:5), vì yêu thương Chúa muốn chúng ta là con của Chúa thuộc về Chúa, sống đời phước hạnh, vinh hiển, nhưng khi chúng ta lầm lạc đi theo mưu kế của ma quỉ thì Chúa phải GHEN TƯƠNG.
- 1:3, Chúa là Đấng chậm giận, nhưng chẳng cầm kẻ có tội là vô tội.
- 1:4-6, Tiên tri Nahum chứng minh cơn giận của Chúa bày tỏ qua thiên nhiên: Chúa làm cho biển khô sông cạn, núi run rẩy… và Chúa thách thức: Ai có thể đứng nổi trước cơn giận của Chúa? Sự thách thức nầy được chứng minh qua những thiên tai, hạn hán, ngay cả những siêu cường quốc cũng phải đầu hàng.
- 1:7-8, cảm ơn Chúa, trong cơn giận Chúa không khép sự nhơn từ của Chúa, Chúa vẫn nhớ đến những người biết ẩn náu nơi Chúa (c. 7), còn kẻ thù nghịch thì bị diệt (c.8 so với Thi thiên 1:6)
- Nói tóm lại, Đức Chúa Trời mà chúng ta học biết qua sách Tiên tri Nahum đoạn 1 không phải là một Đức Chúa Trời dễ chịu cho kẻ nào khinh dễ Ngài, như Sứ đồ Phaolô đã làm chứng trong thư Galati 6:7, Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu, vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy .
- Chúng ta thường quan niệm một Đức Chúa Trời yêu thương, sẵn tha thứ, lúc nào cũng tha thứ, nhưng qua sách Tiên tri Nahum chúng ta bắt gặp một Đức Chúa Trời chậm giận và có quyền năng lớn; nhưng Ngài chẳng cầm kẻ mắc tội là vô tội. Lẽ thật nầy được Kinh Thánh nhắc lại rất nhiều lần:
- Xuất. 20:5-6,
- 34:5-7, chính Đức Chúa Trời tự giới thiệu bản tánh hai mặt của Chúa: vừa nhân từ, thương xót… ban ơn đến ngàn đời… nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội, và nhơn tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời.
- Tôi phải nói điều nầy, ngày nay đa số con cái Chúa nghe quá nhiều về Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, hầu như toàn bộ Kinh Thánh thì câu Giăng 3:16 nầy ai cũng thuộc và bởi đó dường như ai cũng quên mặt khác trong bản tánh của Đức Chúa Trời: Bản tánh công bình, thánh khiết của Chúa, quên rằng Đức Chúa Trời ban ơn cho kẻ khiêm nhường, nhưng cũng chống cự kẻ kiêu ngạo (Gia cơ 4:6).
- Chính vì quên bản tánh thánh khiết và công bình của Chúa, nên các Cơ-Đốc nhân ngày nay SỐNG KHÔNG SỢ CHÚA, trái lại họ còn tìm cách để trách Chúa không ban cho họ những điều họ MUỐN. Đáng tiếc là đến khi họ bị Chúa sửa phạt thì nhiều lúc ăn năn không còn kịp nữa.
- Anh Chị em hãy đọc những lời trong sách Tiên tri Nahum nầy để biết rõ bản tánh hai mặt của Đức Chúa Trời để mà tỉnh thức.
III/. MỤC ĐÍCH ĐỨC CHÚA TRỜI BÁO THÙ:
- 1:9-14
- Thật sự tôi tin rằng khi nghe hai chữ “báo thù”, tất cả chúng ta đều dường như có điều gì đó không tốt, không phải.
- Nhưng ở đời người ta cũng có một câu nói rất hay: Cách trả thù tốt nhất là biến kẻ thù thành bạn. Bài học rõ ràng là Nước Nhật sau khi bại trận trong thế chiến thứ II (1939-1945), họ đã khôn ngoan để biến kẻ thù bỏ hai trái bom nguyên tử khiến họ phải đầu hàng là nước Mỹ, trở thành một người bạn thân trên mọi mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, quốc nội cũng như quốc ngoại. Đó là cách báo thù tốt nhất mà người Nhật đã làm được.
- Cho nên vấn đề quan trọng là mục đích Đức Chúa Trời báo thù là gì? Có phải để thỏa cơn giận của Ngài không? Có phải Đức Chúa Trời báo thù để tiêu diệt con người không?
- Cảm ơn Chúa, sách Tiên tri Nahum 1:9-14 đã giải đáp thắc mắc của chúng ta:
- 1:9-10, sẽ chẳng có tai nạn dậy lên lần thứ hai. Những cái gì xỏ xen, làm mê mang người ta, sự báo thù của Chúa có mục đích tiêu diệt những thứ làm hại con người.
- 1:11-12, sự báo thù của Chúa có thể làm khổ não phần nào, nhưng để trừ gian ác đi và hầu cho chúng ta không còn khổ nữa.
Thư Hêb. 12:11 dạy chúng ta rằng: Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bống trái công bình và bình an cho những kẻ chịu luyện tập như vậy.
I Phierơ 1:6-7, Anh em hãy vui mừng về điều đó, dầu hiện nay anh em vì sự thử thách trăm bề buộc phải buồn bã ít lâu; hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát…
Chính Phaolô đã cương quyết sửa phạt tội lỗi trong Hội Thánh, phó kẻ phạm tội cho quỉ Satan, nhưng mục đích là cứu lấy linh hồn họ (I Côrintô 5:4-5)
I Phierơ 1:6-7, Anh em hãy vui mừng về điều đó, dầu hiện nay anh em vì sự thử thách trăm bề buộc phải buồn bã ít lâu; hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát…
Chính Phaolô đã cương quyết sửa phạt tội lỗi trong Hội Thánh, phó kẻ phạm tội cho quỉ Satan, nhưng mục đích là cứu lấy linh hồn họ (I Côrintô 5:4-5)
- 1:13-14, những nhóm từ: ta sẽ bẻ gãy ách của ngươi, bứt đứt dây ngươi, ta sẽ trừ bỏ tượng chạm và tượng đúc khỏi nhà các thần ngươi, Những hành động báo thù của Chúa hoàn toàn là vì ích lợi cứu người, không phải để hại người.
- Anh chị em ơi, Lời Chúa thật dạy dỗ chúng ta mỗi lần một tai họa hay hoạn nạn gì Chúa cho phép xảy đến cho chúng ta, không phải vì tư dục của Chúa (Gia cơ 1:13), nhưng hoàn toàn là vì yêu thương chúng ta, có khi để sửa dạy chúng ta bởi một tội lỗi nào đó mà chúng ta đã phạm với Chúa, bây giờ Chúa muốn trừ bỏ tội lỗi đó đi. Nên thay vì lầm bầm hay nản lòng trong hoạn nạn, xin Chúa dùng những lời nầy khích lệ anh chị em.
IV/. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI SỰ BÁO THÙ CỦA CHÚA:
- 1:15.
- Khi đọc đến câu 15 nầy, tôi thật cảm tạ Chúa vì sự yêu thương Chúa thể hiện ngay trong lúc Chúa nổi giận báo thù kẻ chống nghịch Ngài, ngay cả với một dân tộc đáng bị diệt như thành Ni-ni-ve, quân Ai-si-ri
- Chúa yêu thương ở chỗ nào? Chúa yêu thương ở chỗ Ngài đã sai các sứ giả của Chúa đem Tin Lành, rao bình an cho họ. Chúa đã thúc hối những kẻ thuộc về Chúa trả sự hứa nguyện giảng Tin Lành, rao bình an cho tội nhơn.
- Bằng cớ là Chúa đã sai Tiên tri Giô-na đến giảng Tin Lành cho Ni-ni-ve (sách Tiên tri Giô-na), dù chính Giô-na tìm cách trốn tránh sứ mạng rao bình an nầy, nhưng Chúa buộc Giô-na phải trả sự hứa nguyện trách nhiệm giảng Tin Lành, rao bình an cho Ni-ni-ve. Cảm ơn Chúa khi dân Ni-ni-ve ăn năn, Chúa đã sẵn lòng tha thứ họ.
- Bây giờ Chúa cũng đã ban sự hiện thấy, tức là ban sứ mạng giảng Tin Lành, rao bình an cho Tiên tri Nahum, thúc hối ông trả sự hứa nguyện cho Chúa giảng Tin Lành cho thành Ni-ni-ve.
- Đây chính là thái độ của Cơ-Đốc nhân chúng ta mà Chúa luôn muốn chúng ta có, thay vì vui mừng vì kẻ ác, tội nhân bị phạt, Chúa thật muốn chúng ta giảng Tin Lành để họ ăn năn, và rao bình an giải cứu cho họ. Chúa phán:
- Mathiơ 5:44, hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi.
- I Timôthê 2:1-2, đây là lời của Sứ đồ Phaolô kêu gọi cầu nguyện cho những bậc cầm quyền ngay trong lúc mà Đế quốc Lamã đang bắt bớ Hội Thánh của Chúa.
- Tôi tin rằng tất cả chúng ta không thể quên gương của chính Chúa Jêsus Christ của chúng ta đối với những kẻ bắt bớ Ngài, đóng đinh Ngài:
- Luca 19:41-44, Chúa Jêsus đã khóc khi nhìn thấy dân Y-sơ-ra-ên cứng lòng chối bỏ Tin Lành của Ngài rao giảng cho họ, lòng của Ngài vẫn ước ao họ ăn năn để được cứu.
- Luca 23:34, ngay giờ phút đang chịu đau đớn trên thập tự giá sau những giờ phút bị sỉ nhục, đánh đập đến tận cùng, Chúa Jêsus đã cầu nguyện: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì.
- Ngày nay, chúng ta có thái độ nào đối với những người đang bắt bớ Đạo Chúa tại Việt-nam? Chúng ta có thái độ nào đối với sự cứng lòng của người Việt-nam chúng ta tại Hoa Kỳ? Lời Chúa hôm nay không phải là đang hối thúc chúng ta giảng Tin Lành để họ mau ăn năn, và rao bình an giải cứu cho họ sao?
- Nguyện Chúa là Đấng ban sự hiện thấy cho Tiên tri Nahum, cũng ban khải tượng cho mỗi chúng ta.
Đề mục: CHÚA KHÔI PHỤC
Kinh Thánh: Nahum 2:1-13
Câu gốc: Nahum 2:2
Mục đích: Khích lệ con cái Chúa tin rằng Chúa sẽ phục hưng Hội Thánh.
I/. ĐỐI TƯỢNG CẦN CHÚA KHÔI PHỤC:
- Vì Đức Giê-hô-va khôi phục sự vinh hiển của Gia-cốp như sự vinh hiển của Y-sơ-ra-ên…
- Trong những lời nầy, Chúa nhắc đến tên GIA-CỐP, và Chúa phán: Chúa sẽ “khôi phục” sự vinh hiển của Gia-cốp.
- Thường thường Chúa nhắc tên Gia-cốp là Chúa muốn nói đến con người cũ của Gia-cốp khi chưa gặp Chúa tại Rạch Gia-bốc.
- Sách Sáng thế ký trong Kinh Thánh ghi lại những điều về Gia-cốp:
- Sáng. 25:24-26, từ khi lọt lòng mẹ, Gia-cốp đã giành giựt với anh mình trong việc chào đời, tên “Gia-cốp” của ông phát xuất từ ý xấu giành cho ông.
- Sáng. 25:29-34, khi lớn lên, Gia-cốp đã biết lợi dụng cơ hội để lường gạt anh mình chiếm lấy quyền trưởng nam.
- Sáng. 27:18-19, Gia-cốp cũng đã dùng mưu gạt sự mù lòa của cha mình là Y-sác để cướp phước của anh mình là Ê-sau.
- Nói đến Gia-cốp trong các sách Tiên tri tiền và hậu lưu đày, là Chúa muốn nói đến dân Chúa đang ở trong những tội lỗi đáng bị phạt, có thể nói, nói đến Gia-cốp là nói đến cái gì thuộc về những hành động xấu xa như: giành giựt, thủ đoạn, lừa gạt; gạt anh, gạt cha, gạt cậu cũng là cha vợ …
- Thật vậy, đọc Lời Chúa nói đến tình trạng của dân Chúa từ khi vua Salômôn già yếu (I Vua 11:4) đến trước kỳ lưu đày (Giêrêmi 2:11-13; Ô-sê 4:1-2), chúng ta thấy dân Chúa thật đầy dẫy – phải dùng chữ “đầy dẫy” – tội ác, đối với Chúa cũng như đối với nhau. Cảm ơn Chúa thay vì bỏ họ, Chúa phán: Chúa khôi phục Gia-cốp…
- Và Gia-cốp là hình bóng về con người cũ của mỗi chúng ta, con người của xác thịt như Galati 5:19-21, Vả, các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: ấy là …
- Con người cũ của Gia-cốp dường như thành công, nhưng sau đó ông đã học được bài học: Vì ai gieo giống chi lại gặt giống ấy (Galati 6:7), Gia-cốp đã bị chính các con của ông lừa gạt ông khiến ông phải thốt lên một lời: “ta để tang luôn xuống chốn âm phủ cùng con ta:.
- Một con người như vậy làm sao hưởng được nước Đức Chúa Trời? (Galati 5:21). Cảm ơn Chúa, Đức Chúa Trời không bỏ loài người – dù loài người chối bỏ Ngài, tình yêu thương của Chúa đeo đuổi tìm cách khôi phục lại địa vị của con người trước mặt Chúa. Cảm ơn Chúa nhìn vào tình trạng Hội Thánh như 7 Hội Thánh trong sách Khải huyền đoạn 2 và 3, làm sao mà Hội Thánh có thể trình diện trước mặt Đức Chúa Trời cách không vết, không nhăn, không chi giống như vậy? (Êph. 5:26-27). Đó là lý do Chúa luôn kêu gọi 7 Hội Thánh đó ăn năn để được khôi phục lại địa vị quý báu trước mặt Đức Chúa Trời.
- Chúa phán với tiên tri Nahum: Đức Giê-hô-va khôi phục sự vinh hiển của Gia-cốp như vinh hiển của Y-sơ-ra-ên.
- Y-sơ-ra-ên cũng là tên của Gia-cốp, nhưng là tên mà Chúa đặt cho Gia-cốp sau khi ông đã được khôi phục giá trị đối với Chúa (Sáng. 32:27-28).
- Nhìn vào Hội Thánh của Chúa ngày nay, chúng ta phải thành thật mà nhận rằng chúng ta là Gia-cốp với những điều như Galati 5:19-21 nói đến, không biết có thêm điều nào nữa không nhưng có thể nói chẳng thiếu điều xác thịt nào. Tuy nhiên qua Lời Chúa trong sách Tiên tri Nahum, tôi tin rằng Chúa đã và vẫn còn tha thiết muốn Hội Thánh của Chúa nói chung, muốn cá nhân chúng ta nói riêng, được KHÔI PHỤC, như Ngài muốn khôi phục Gia-cốp như Y-sơ-ra-ên.
- Xin Chúa cho Hội Thánh và mỗi chúng ta nếm trải được sự khôi phục vinh hiển từ Chúa kịp giờ của Chúa.
II/. ĐIỀU CẦN CHÚA KHÔI PHỤC:
- Vì Đức Giê-hô-va khôi phục SỰ VINH HIỂN của Gia-cốp như VINH HIỂN của Y-sơ-ra-ên…
- Hai chữ “khôi phục” đã nói lên ý muốn tốt đẹp của Chúa đối với dân Chúa,
- KHÔI = là to lớn, đẹp đẽ.
- PHỤC = là trở lại
Như vậy, “khôi phục” là làm cho trở lại tình trạng to lớn, đẹp đẽ đã mất trước đây
- Dân Chúa đã mất điều gì?
- Nahum 2:2, Lời Chúa cho biết họ đã mất “Sự Vinh Hiển”, tức là họ đã đánh mất sự tôn trọng, quyền năng, sự đẹp đẽ, nói chung, dân Chúa đã đánh mất địa vị của một người đắc thắng.
- Để hiểu được điều đó, chúng ta xem lại lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên mà Kinh Thánh đã ghi lại: Họ từ một dân nô lệ 400 năm tại Ai Cập được Chúa giải cứu đưa họ vào Đất Hứa, khiến họ trở nên một dân tộc tự trị có chủ quyền. Đến đời vua Đa-vít, Salômôn, dân Y-sơ-ra-ên trở nên một quốc gia đắc thắng, được các lân bang tôn trọng, được giàu có, có sức mạnh kinh tế lẫn quân sự. nhưng đến cuối đời Salômôn, sự yếu đuối của Salômôn đã làm cho dân Y-sơ-ra-ên suy sụp, tội lỗi tràn vào sau cái chết của Salômôn, để rồi từ đó các lân bang hà hiếp, khinh dễ, cướp phá, đến nỗi bắt họ lưu đày 70 năm, họ bị các dân chung quanh sỉ nhục bởi câu hỏi: Đức Chúa Trời ngươi ở đâu (Thi thiên 42:9-10)
- Nahum 2:2b đã nói lên tình trạng đau thương sỉ nhuc đó: bởi những kẻ bóc lột đã bóc lột chúng nó, và đã phá hại những nhành nho chúng nó.
- Hai chữ “bóc lột” nói đến những gì trong quá khứ và hiện tại đã bị cướp mất hết.
- “nhành nho” là nói đến tương lai, vì khi nho ra nhành mới báo hiệu sự sống mới, nhưng cũng bị phá hại, không còn.
Quá khứ và hiện tại không còn mà tương lai cũng không có.
Một thảm cảnh đối với dân Chúa!
Một thảm cảnh đối với dân Chúa!
- Cảm ơn Chúa, trong thảm cảnh đó, dân Chúa được nghe Lời Chúa phán: Đức Giê-hô-va khôi phục sự vinh hiển của Gia-cốp như vinh hiển của Y-sơ-ra-ên…
- Đó há không phải là khát vọng của Hội Thánh Chúa, của dân Chúa ngày nay trước tình trạng sa sút của Hội Thánh ngày nay sao? Ngay tại đất Mỹ, một đất nước luôn được gán ghép với hai chữ Tin Lành, nhưng ngày nay nhìn vào xã hội ở Mỹ, Hội Thánh của người Mỹ, chúng ta sẽ thấy Tin Lành không còn được tôn trọng, không còn là hình ảnh đẹp đẽ, không còn năng quyền như đáng phải có. Đầu năm 2005, báo USA Today đã loan báo thống kê trước năm 2004, có 62% người Mỹ theo Tin Lành, hịện chỉ còn không quá 40%. Trong số 40% đó phần lớn không còn đến Nhà thờ.
- Nhìn vào Hội Thánh của Chúa giữa người Việt-nam, chúng ta cũng đã đánh mất sự tôn trọng, không còn năng quyền, về cơ sở vật chất lẫn đời sống tâm linh, nếp sống Cơ-Đốc không còn là tiêu chuẩn để mọi người noi theo, ngược là Cơ-Đốc nhân lại tìm cách sống theo tiêu chuẩn thế gian với câu nói:Ở Mỹ là như vậy!
- Chúng ta thật giống đời tiên tri Ê-li, đang trải qua những năm hạn hán Lời Chúa, hạn hán những cơn mưa phước lành từ Chúa, mắt chúng ta chỉ thấy những trận mưa nhân tạo được gán ghép là từ Chúa. Nhu cần là gì? Há không phải là xin Chúa khôi phục sự vinh hiển của Gia-cốp như vinh hiển của Y-sơ-ra-ên sao?
- Xin Chúa đặt sự khao khát Khôi Phục từ Chúa vào lòng mỗi Cơ-Đốc nhân chúng ta.
III/. MỤC ĐÍCH CHÚA KHÔI PHỤC:
- VÌ … BỞI …
- Câu hỏi phải đặt ra là: Mục đích Chúa khôi phục vinh hiển cho dân Chúa để làm gì?
- Câu trả lời là đoạn 2 câu 1,
- Vì kẻ tàn phá đã đến nghịch cùng ngươi;
- Và vì vậy, Chúa ra lịnh: hãy giữ đồn lũy, canh phòng, thắt chặt lưng ngươi, và thâu góp cả sức mạnh ngươi.
- Rõ ràng có hai mục đích, hay nói cách khác: Một mục đích với hai mặt đối ngoại và đối nội: Vì bên ngoài, kẻ thù đang tràn đến tấn công, bên trong cần tập hợp sức mạnh lại chuẩn bị đối phó.
- Tôi nghĩ rằng không người Y-sơ-ra-ên nào ngày nay đọc đến Nahum 2:1-2 nầy mà không cảm động để nhận ra Chúa đang phán với tình trạng của họ. Từ những giờ phút tuyên bố độc lập – ngày 15-8 năm 1948 cho đến ngày nay, sau gần 2,000 năm vong quốc, người Y-sơ-ra-ên đã lập tức lao vào cuộc chiến chống đỡ sự tấn công của các dân thù nghịch. Họ đã phải giữ đồn lũy, canh phòng, thắt lưng sẵn sàng, tập hợp sức mạnh.
- Anh chị em đều biết Hội Thánh chính là dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh của Đức Chúa Trời. Thế thì chúng ta hãy ứng dụng Lời Chúa trong sách Tiên tri Nahum 2:1 với tình trạng Hội Thánh ngày nay:
- Vì kẻ tàn phá đã đến… nhắc chúng ta Lời Chúa trong Khải huyền 12:12, khốn nạn cho đất và biển! vì ma quỉ biết thì giờ mình còn chẳng bao nhiêu, nên giận hoảng mà đến cùng các ngươi. Thật chưa bao giờ chúng ta thấy quyền lực của ma quỉ mạnh mẽ như những ngày gần đây tấn công Hội Thánh, chẳng những từ những thế lực bên ngoài, đến cả xen vào trong Hội Thánh, như Chúa phán trong Khải. 3:9, 16-17
- Câu: hãy giữ đồn lũy, canh phòng… nhắc chúng ta nhớ đến Lời Chúa phán trong Luca 12:35-36, 39-40, Lưng các ngươi phải thắt lại, đèn các ngươi phải thắp lên. hãy làm như người chờ đợi chủ mình ở tiệc cưới về, để lúc chủ đến gõ cửa thì liền mở… hãy biết rõ, nếu chủ nhà hay kẻ trộm đến giờ nào, thì sẽ tỉnh thức, chẳng để cho nó đào ngạch nhà đâu. Các ngươi cũng vậy, hãy chực cho sẵn sàng, …
- Vì nhu cần đó, Chúa muốn Hội Thánh được khôi phục. Vấn đề còn lại là Hội Thánh hay mỗi Cơ-Đốc nhân chúng ta có muốn khôi phục để sống đời sống đắc thắng trong trận chiến cuối cùng với ma quỉ không?
- Ước gì mỗi chúng ta có thể nói như các Cơ-Đốc nhân tại Trung quốc trong đầu thế kỷ 20 (trong quyển Cuộc Phục Hưng tại Trung hoa của Giáo sĩ Marie Monsen), họ đã thưa với Chúa: Lạy Chúa, xin phục hưng (khôi phục) Hội Thánh của Ngài, bắt đầu từ chính mình con. Chúng ta cũng sẽ nói: lạy Chúa, xin khôi phục Hội Thánh của Ngài, bắt đầu khôi phục từ chính mình con.
- Anh chị em hãy xem Hội Thánh đầu tiên, nếu Phierơ, Giăng, Gia-cơ… và 120 người còn lại sau khi Chúa Jêsus Christ thăng thiên họ không được khôi phục lại sự vinh hiển mà Chúa Jêsus Christ muốn ban cho họ, sau bao ngày yếu đuối chối Chúa, phản Chúa, bỏ Chúa chạy trốn, thì làm sao họ đứng nỗi trước sự tấn công của Tòa Công Luận và dân Giê-ru-sa-lem lúc đó là những kẻ đã từng đóng đinh Chúa Jêsus? Nếu họ không được Chúa khôi phục địa vị vinh hiển sau bao ngày yếu đuối chối Chúa, phản Chúa, bỏ Chúa chạy trốn thì làm sao họ chinh phục được Giê-ru-sa-lem cho Chúa và mở mang Vương quốc của Ngài?
- Chúng ta thì sao? Lạy Chúa, xin khôi phục Hội Thánh của Ngài, bắt đầu từ chính con!
Đề mục: CHÚA NGHỊCH CÙNG
Kinh Thánh: Nahum 3:1-19
Câu gốc: Nahum 3:5
Mục đích: Học biết rằng những kẻ phản nghịch Chúa cuối cùng sẽ bị Chúa đoán phạt – kể cả Satan.
I/. ĐẤNG NGHỊCH CÙNG LÀ AI?
- Nahum 1:
- Sách Nahum là lời tiên tri mà Đức Chúa Trời đã truyền cho Nahum tuyên bố về số phận của Thành Ni-ni-ve và Đế quốc A-si-ri, nói rõ hơn, sách Tiên tri Nahum là bản án của Chúa dành cho dân Ni-ni-ve nói riêng và Đế quốc A-si-ri nói chung.
- Trước khi tuyên bố án lịnh dành cho Thành Ni-ni-ve, trong đoạn 1, Chúa đã giới thiệu chính mình Chúa cho dân Ni-ni-ve biết về Ngài. Tại sao Chúa cần phải giới thiệu về Chúa cho dân Ni-ni-ve biết Ngài? Vì họ là dân ngoại, chưa hề biết về Chúa, đến nỗi khi bao vây Giê-ru-sa-lem đời vua Ê-xê-chia, họ đã dám phạm thượng với Chúa, và xem Chúa như thần của các dân tộc mà họ từng chiến thắng. Sách tiên tri Êsai 36:18-20; 37:9-13 đã ghi lại sự hiểu biết sai lầm của người A-si-ri đối với Đức Chúa Trời.
- Không phải chỉ riêng dân A-si-ri, Kinh Thánh cũng ghi lại dân Sy-ri cũng hiểu sai về Đức Chúa Trời, điều nầy được ghi trong sách I Vua 20:23-30. Dân Sy-ri cho rằng Đức Chúa Trời là thần núi mà không phải là thần ở đồng bằng, họ không biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên núi, đồng bằng, muôn vật…
- Một lần nữa, Tiên tri Nahum đã cho dân A-si-ri, tiêu biểu là thành Ni-ni-ve biết Đức Chúa Trời là Ai:
- 1:2, Chúa là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ghen và báo thù, đầy sự thạnh nộ. Chúa muốn phán với dân Ni-ni-ve rằng Chúa yêu thương dân Y-sơ-ra-ên của Chúa và Chúa sẽ báo thù những gì dân ni-ni-ve đã làm cho dân Chúa.
- 1:3, Đức Chúa Trời là yêu thương, giàu ơn, nhưng Ngài chẳng cầm kẻ mắc tội là vô tội.
- 1:4-6, Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, cầm quyền trên vũ trụ, không ai có thể đứng được trước mặt Chúa – kể cả đạo quân A-si-ri bách chiến bách thắng thời đó (và Chúa đã chứng minh quyền tể trị của Chúa đối với đạo quân A-si-ri – II Vua 19:35, trong một đêm, một thiên sứ của Chúa đã giết 185 ngàn người của quân A-si-ri, và đạo quân của họ bị tiêu diệt).
- 1:7-8, Đức Chúa Trời là Đấng bảo vệ kẻ ẩn náu nơi Ngài.
- Như vậy, Chúa bày tỏ cho dân Ni-ni-ve biết chắc chắn họ sẽ bị Chúa đoán phạt và dân Chúa sẽ được bảo vệ.
- Đây là điều mà người Việt-nam chúng ta cũng thường hiểu lầm về Đức Chúa Trời và đạo Tin Lành của Chúa. Trong lúc chúng ta ra đi làm chứng về Chúa, những câu nói của người Việt-nam chúng ta đưa ra như:
- “Đạo nào cũng vậy”, giống như dân A-si-ri nói với vua Ê-xê-chia: dân Chúa cũng như các dân mà họ là quân A-si-ri đã tiêu diệt.
- “Chúng tôi có đạo rồi” – ý nói đã có một thần để thờ rồi, người Việt-nam chúng ta ít khi suy nghĩ rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, không phải các thần thọ tạo như người Việt-nam mình thường có.
- Khi chúng ta nói về quyền năng giải cứu của Đức Chúa Trời, người Việt-nam chúng ta lại nói: “thần của chúng tôi cũng cứu giúp chúng tôi – họ nói các thần như Thần tài, Phật Quán Thế Âm…
- Đó là lý do bao nhiêu năm qua dù bị bao nhiêu đau khổ, hãi hùng, người Việt-nam mình cũng không lo nhìn biết Chúa là Đức Chúa Trời, cứ tiếp tục miệt mài trong sự cứng lòng vô tín.
- Xin Chúa cho mỗi chúng ta là Cơ-Đốc nhân, có một gánh nặng, một khải tượng (sự hiện thấy) như Tiên tri Nahum đối với dân Ni-ni-ve, rao giảng rõ ràng về Đức Chúa Trời chúng ta cho họ.
II/. ĐỐI TƯỢNG CHÚA NGHỊCH CÙNG:
- Nahum 2:
- Đối tượng mà Chúa nghịch cùng chính là Ni-ni-ve, thủ đô của Đế quốc A-si-ri. Dĩ nhiên khi nói đến thủ đô của một quốc gia, tức là nói đến chính quốc gia đó.
- Thí dụ như:
- khi báo chí nói: “Washington trả lời…”, có nghĩa là nước Mỹ trả lời;
- Khi chúng ta nghe: “Hà nội loan báo về dịch cúm gà”, không có nghĩa là thủ đô Hànội loan báo, mà có nghĩa là chính phủ Việt-nam loan báo.
- Nếu chúng ta đọc Nahum đoạn 2:1-4, chúng ta có thể nhìn thấy được hình ảnh của một Đế quốc A-si-ri hùng mạnh như thế nào:
- 2:1, Tiên tri Nahum nhắc đến Ni-ni-ve là một thành kiên cố, canh phòng cẩn mật. Lịch sử thế giới thuộc Cổ Sử, đã chứng minh Ni-ni-ve là một thành vững chắc.
- Sự kiên cố của thành Ni-ni-ve đã được chứng minh:
Năm 615 TC., đạo quân Ba-by-lôn thảm bại nặng nề trước thành Ni-ni-ve.
Mùa thu năm 614 TC. mặc dù liên kết nhau tạo ra một sức mạnh lớn, tiến đến cách Ni-ni-ve 50 Km, nhưng vua Nabopolassar của Ba-by-lôn và Cyaxare của Mê-đi bao vây Ni-ni-ve cuối cùng cũng phải rút đi.
Năm 612 TC., liên quân Ba-by-lôn, Mê-đi, và Scythes mở trận tấn công suốt mấy tuần lễ. Nhờ một biến cố bất ngờ là một phần thành ni-ni-ve gần sông Tigre sụp lỡ, nên mới vào được thành (1:8).
Mùa thu năm 614 TC. mặc dù liên kết nhau tạo ra một sức mạnh lớn, tiến đến cách Ni-ni-ve 50 Km, nhưng vua Nabopolassar của Ba-by-lôn và Cyaxare của Mê-đi bao vây Ni-ni-ve cuối cùng cũng phải rút đi.
Năm 612 TC., liên quân Ba-by-lôn, Mê-đi, và Scythes mở trận tấn công suốt mấy tuần lễ. Nhờ một biến cố bất ngờ là một phần thành ni-ni-ve gần sông Tigre sụp lỡ, nên mới vào được thành (1:8).
- 2:3a, dân A-si-ri là một dân rất khát máu, khi tấn công nơi nào họ thường giết tất cả, họ đếm chiến công bằng những chiếc đầu lâu của địch thủ mà họ chặt được lúc giao chiến. Những chữ “thuẫn của những người mạnh là đỏ, … quân trang của họ màu điều (màu đỏ điều là màu máu), hàm ý người A-si-ri giết người đến nỗi máu nhuộm đỏ quần áo, thuẫn của họ. Chẳng những gươm giáo đầy đủ, mà họ còn rất độc ác: họ xiềng các tù binh và đặt những cái móc như những lưỡi câu vào môi người bị xiềng (1:13; II Vua 17:4), cướp phá (2:9), tàn sát người, thích chặt đầu địch thủ (3:1a, 3).
- 2:3b-4, chẳng những thành Ni-ni-ve kiên cố, quân đội hung dữ, độc ác, A-si-ri còn có phương tiện chiến tranh hùng hậu nữa: những chiến xa bằng gang thép, gươm giáo, đặc biệt là các chiến xa của A-si-ri chạy rất nhanh (2:3). Nói như vậy, có nghĩa là A-si-ri có đạo quân được trang bị khí giới rất hiện đại thời bấy giờ.
- Nhưng tại sao họ bị Chúa nghịch cùng?
- Vì họ vượt quá giới hạn Chúa cho phép họ đánh phạt dân Y-sơ-ra-ên của Chúa. Sách II Vua 17:3-6 ghi lại hành động quá tay của người A-si-ri trên dân Y-sơ-ra-ên (cũng như người Ba-by-lôn quá tay trên dân Giu-đa – II Sử ký 36:17-21), nên Chúa phải báo thù, nghịch cùng Ni-ni-ve.
- Lịch sử Hội Thánh thế giới cũng đã chứng minh đôi lúc Đức Chúa Trời sử dụng những dân tộc (hay những người) chưa tin Chúa để làm cái roi sửa phạt dân Chúa, người của Chúa. Thí dụ:
- như Chúa đã cho phép sự bắt bớ bởi tay Sau-lơ xảy đến cho Hội Thánh đầu tiên, vì Hội Thánh lúc bấy giờ quên trách nhiệm đem Tin Lành cho Samari và toàn thế giới. Sự bắt bớ đã khiến Hội Thánh tan lạc nhưng trong tinh thần truyền giảng Tin Lành (Công vụ 8:4).
- Chúa đã cho phép người Hồi giáo nổi lên để sửa dạy Hội Thánh của Chúa sau 600 năm dài chỉ lo tranh cãi mà không lo giảng Tin Lành.
- Chúa cũng đã cho phép biến cố năm 1975 tại Việt-nam để Hội Thánh Việt-nam biết nổ lực giảng Tin Lành và gởi người đến Hải Ngoại.
- Kinh Thánh sách Châm ngôn 16:4, Chúa dựng nên muôn vật để dùng cho ý muốn của Chúa, đến đỗi kẻ ác cũng được Chúa dùng, nhưng dùng họ là để dành cho ngày tai họa.
- Thi thiên 76:10, Lời Chúa phán: Cơn giận của loài người hẳn sẽ ngợi khen Chúa; còn sự giận dư lại Chúa sẽ ngăn trở, rõ ràng Chúa cho phép con người giận trên dân Chúa, nhưng họ không được quá giới hạn.
- Nhưng khi các nước hay người nào làm quá giới hạn Chúa cho phép thì sự sửa phạt xảy đến cho họ, như dân Ni-ni-ve mà Tiên tri Nahum đã nói đến, dù họ là một dân tộc hùng mạnh.
III/. KẾT QUẢ CHÚA NGHỊCH CÙNG:
- Nahum 3:
- Trong đoạn 3 Chúa công bố hình phạt mà Chúa dành cho Ni-ni-ve:
- 3:5-7, Chúa sẽ làm cho Ni-ni-ve trở nên bị sỉ nhuc giữa các dân, bị khinh hèn, làm trò cười cho người khác. Đây là tình hình trở nên trái ngược, trước đây khi A-si-ri còn hùng mạnh, thì các dân tộc khiếp sợ, bây giờ, A-si-ri bị các dân khinh hèn, chê cười.
- 3:8-10, tất cả những nước mà A-si-ri kết minh đều bị đày, bị phu tù.
- 3:11-13, thành Ni-ni-ve dù vững mạnh, nhưng các cửa thành của đất ngươi sẽ mở rộng cho quân thù ngươi … Như chúng ta đã biết thành ni-ni-ve là thành vững chắc, nhiều lần bị tấn công nhưng không có nuớc nào công phá được thành, nếu không nhờ các cửa thành của đất ngươi sẽ mở rộng cho quân thù bởi một sự sụp lỡ một phía cửa thành, thì năm 612 chưa chắc gì các đạo quân ba-by-lôn, Mê-đi, Scythes, chiếm được ni-ni-ve.
- 3:14-17, nền kinh tế phồn thịnh của Ni-ni-ve (c. 16, Ngươi đã thêm kẻ buôn bán ngươi nhiều ra như sao trên trời, thì cào cào đã cắn phá hết rồi)
Cào cào được nói đến ở đây là gì?
Về nghĩa đen có thể là nạn cào cào tàn phá các nông sản của ni-ni-ve. Về nghĩa bóng thì câu 17 đã áp dụng: Các quan trưởng ngươi như cào cào, các quan tướng ngươi như bầy châu chấu…, Đất nước A-si-ri bị tàn phá, Ni-ni-ve bị sụp đổ, là do các quan trơởng Ni-ni-ve tham nhũng đến nỗi Kinh Thánh ví họ như cào cào, châu chấu cắn phá.
Về nghĩa đen có thể là nạn cào cào tàn phá các nông sản của ni-ni-ve. Về nghĩa bóng thì câu 17 đã áp dụng: Các quan trưởng ngươi như cào cào, các quan tướng ngươi như bầy châu chấu…, Đất nước A-si-ri bị tàn phá, Ni-ni-ve bị sụp đổ, là do các quan trơởng Ni-ni-ve tham nhũng đến nỗi Kinh Thánh ví họ như cào cào, châu chấu cắn phá.
- 3:18-19, cuối cùng các vua A-si-ri, những người chăn của A-si-ri “ngủ” rồi. Ngủ ở đây không phải là chết, mà là nghỉ ngơi, an huởng. Chúa ví các vua A-si-ri như “người chăn ngủ” không quan tâm đến chiên, chắc chắn chiên sẽ bị thú dữ cướp phá, làm cho tan lạc; họ ngủ trong lúc dân sự tan lạc, bị thương không thuốc chữa.
- Thư Hêb. 10:30-31, đã xác nhận lẽ thật về sự báo thù của Chúa, … Sa vào tay Đức Chúa Trời hằng sống là sự đáng kinh khiếp. Chúa thật yêu thương và yêu thương đời đời để dựng nên Thiên đàng ban thưởng cho kẻ yêu mến Chúa, nhưng Chúa cũng thật công bình để sắm sẵn Hồ Lửa đời đời cho kẻ thách thức Chúa, chống nghịch Chúa. Khi Đức Chúa Trời nghịch cùng họ, đó là giờ kinh khiếp.
- Xin Chúa dùng lẽ thật mà chúng ta được học từ sách tiên tri Nahum tỉnh thức chúng ta không khinh lờn sự yêu thương của Đức Chúa Trời (Galati 6:7).