Nhã Ca

I/. TÊN SÁCH:
  1. Trong tiếng Hi-bá-lai:
Trong nguyên văn Hi-bá-lai, sách có tên là: Shir Hashirim – Bài ca của những bài ca
Đoạn 1:1 đã ghi tên của sách được gọi là “Bài ca của những bài ca”.
Qua lối nói lặp lại hai lần của người Y-sơ-ra-ên (Phục truyền 10:17; I Vua 8:27 [Chúa của các chúa, trời của các từng trời]; Truyền đạo 1:2 [hư không của sự hư không]), mục đích là để nhấn mạnh tuyệt đối. Như vậy, khi gọi tên sách là Bài ca của những bài ca tỏ ra sách là một bài ca quý nhất trong tất cả các bài ca
  1. Trong bản Hi-lạp:
Bản Hi-lạp có tên là: Asma Asmaton cũng như Bản Latinh là Canticum Canticorum, có nghĩa là Bài ca của các bài ca, hoặc bài ca hay nhất trong các bài ca – Song of songs, or Best of songs
  1. Bản Việt ngữ:
Bản Việt ngữ dịch âm theo tiếng Hán là Nhã ca [Nhã = thanh tao, lễ độ, như ‘Nhã nhạc’ là loại nhạc dùng trong cung đình]. Vậy Nhã ca là loại bài ca, loại nhạc sử dụng trong việc tế tự, trong cung đình, tỏ ra nghi lễ trang nghiêm (trái với Nữ Nhạc).
II/. TÁC GIẢ:
  1. Một vài ý kiến căn cứ vào vài câu (3:9; 4:13) dùng tiếng A-ram trong sách, cho rằng sách Nhã Ca đã được viết ra sau thời lưu đày, vì tiếng A-ram – tiếng Sy-ri – là ngôn ngữ thông dụng sau thời lưu đày.
Tiếng A-ram:
Sáng thế ký 31:47, Laban nói tiếng A-ram, còn Gia-cốp nói tiếng Hê-bơ-rơ
Tiếng A-ram là tiếng Sy-ri, người vùng Mê-sô-bô-ta-mi, vùng thượng lưu sông Ơ-phơ-rát. Như vậy tiếng A-ram là tiếng nói của tổ phụ dân Y-sơ-ra-ên, vì Áp-ra-ham là dân U-rơ, vùng thượng lưu sông Ơ-phơ-rát.
Có người cho rằng tiếng A-ram là tiếng Canh-đê (Đa-ni-ên 2:4), là loại ngôn ngữ được dùng thông dụng thời đế quốc A-si-ri (II Vua 18:26; Ê-sai 36:11) cho đến khi đế quốc Hi-lạp nổi lên truyền bá văn hóa Hi-lạp.
Sau khi người Y-sơ-ra-ên bị lưu đày 70 năm trở về (586 – 536 TC), người Y-sơ-ra-ên thường dùng tiếng A-ram trong khi giao tiếp với nhau cho đến thời Chúa Jêsus Christ trên đất (Mác 5:41; 15:34)
  1. Tuy nhiên đa số các học giả Kinh Thánh nhìn nhận Salômôn là tác giả của sách Nhã Ca với nhiều bằng cớ:
  1. Đoạn 1:1 ghi rõ đây là bài ca do Salômôn làm (8:11-12)
  2. Nội dung sách Nhã Ca cho thấy tác giả là người hiểu biết rất nhiều về:
  • Thực vật học: (cây nho – 1:6; cây hương nam – 1:17a; cam tòng hương – 1:17b)
  • Động vật học: (chiên 1:7; ngựa – 1:9, đặc biệt ngựa là con vật thường chỉ có những người thuộc Hoàng gia mới sử dụng); hoàng dương (2:7)
  • Các loài hoa quý: (2:1-2, 11-12) Hoa quý là loại dành cho những bậc vương giả dùng.
  1. Cảnh trí được mô tả với sự giàu có thích hợp với đời Salômôn (1:5)
  2. Khi dùng vài tiếng A-ram trong sách Nhã Ca không có gì lạ(1:5), vì thời của vua Salômôn việc giao thương rất rộng lớn, nên việc dùng tiếng A-ram cũng cần có vì cần giao dịch với dân các nước.
  3. Văn chương và ý tưởng của sách Nhã Ca tỏ ra sách xuất hiện thời kỳ văn chương thịnh vượng của nước Y-sơ-ra-ên.
Quan sát lịch sử của Y-sơ-ra-ên, chỉ có thời Đa-vít và Salômôn về kinh tế thì cực thịnh, và chính trị thì thuận lợi, đó là điều kiện thơ ca phát triển phong phú. Vả lại, Đa-vít và Salômôn rất giỏi về thơ ca.
Có lẽ Nhã Ca là một trong 1005 bài thơ ca mà vua Salômôn đã viết (I Vua 5:32)
Cũng có ý kiến cho rằng Salômôn viết Nhã Ca để
  • Mừng Lễ Cưới của ông với Hoàng hậu Ai Cập (I Vua 3:1 so với Nhã Ca 1:6)
  • Lúc còn trẻ (Nhã Ca 6:8, lúc bấy giờ Salômôn chỉ có 60 Hoàng phi và 80 cung phi) nên viết ra những bài tình ca.
  • Cũng có ý kiến Salômôn viết Bài Tình ca nầy để tả mối tình của mẹ của ông (Bát-sê-ba) với cha của ông (trong đó có nhân vật thứ ba là U-ri, hoặc ngược lại là Đa-vít).
III/. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÁCH NHÃ CA:
  1. Trong bản tiếng Hi-bá-lai, thì sách Nhã Ca được xếp giữa sách Ru-tơ và sách Gióp, là một trong 5 sách dùng đọc trong những ngày Lễ quan trọng. Nhã Ca được đọc vào ngày thứ tám của lễ Vượt Qua.
  2. Trong Bản 70 (Septuagint), thì sách Nhã Ca là sách thứ 5 trong 5 sách Văn Thơ.
  3. Nhã Ca nói về tình yêu của một người nam với một thiếu nữ với tất cả sự đẹp đẽ, thánh khiết, làm hình bóng về Chúa Jêsus Christ với Hội Thánh (giống Thi thiên 45)
Kinh Thánh thường mượn tình yêu vợ chồng để làm thí dụ về Đức Chúa Trời (Chúa Jêsus Christ) với những người tin Chúa:
  • Êsai 54:5-6; 62:5
  • Giêrêmi 3;1, 20
  • Ê-xê-chi-ên 16:
  • Ô-sê 1: - 3:
  • Mathiơ 9:15; 25:1-13
  • Giăng 3:27-30
  • II Côrintô 11:2
  • Ê-phê-sô 5:23-27
  • Khải huyền 21:2
Xem thế, Nhã Ca đã nói lên được tình yêu của Chúa đối với chúng ta là người tin Chúa, thuộc về Chúa (Y-sơ-ra-ên = Ô-sê 2:1-23; Hội Thánh = II Côrintô 11:1-4), vừa đẹp vừa cao quý (I Giăng 3:1)
IV/. NỘI DUNG:
Có ba ý giải thích câu chuyện trong sách Nhã Ca:
  1. Ức thuyết Người Chăn Chiên – vua Salômôn là xấu:
Cô thôn nữ đã được hứa gả cho một thanh niên đồng xứ, trong khi đó (6:10-13), Salômôn cùng đoàn tùy tùng đi tới phía Bắc gặp nàng, đem nàng về Giê-ru-sa-lem.
Cô thôn nữ chống cự mọi cám dỗ của Salômôn. Khi Salômôn khen nàng thì nàng khen người yêu ở quê nhà
Ban ngày nàng ước ao được gặp người yêu; ban đêm nàng nằm mơ thấy gặp người yêu
Cuối cùng hai người yêu nhau được gặp lại, anh em nàng khen ngợi nàng đã thắng được sự cám dỗ
Theo cách giải thích nầy, Salômôn là người xấu (hình bóng về sự cám dỗ của thế gian với sự giàu có, quyền thế), nhưng cuối cùng tình yêu chân thật sẽ thắng mọi cám dỗ (Rôma 8:35-39).
Theo cách giải thích nầy, câu chuyện giống truyện vua Đa-vít với mối tình của Bát-sê-ba và U-ri (II Samuên 11: - 12:25)
  1.  Ý giải thích: vua Salômôn là người tốt:
Câu chuyện với vua Salômôn yêu một thôn nữ. Người thôn nữ đó nghĩ đến vua chăn dắt dân sự (Giêrêmi 23:4) như hình ảnh của một người chăn chiên.
Theo cách giải thích nầy, chúng ta nhìnt hấy hai phương diện của tình yêu giữa Đức Chúa Trời và người tin Chúa.
  • Đức Chúa Trời yêu thương người tin Chúa như một vị vua yêu một thôn nữ quê mùa, đen (1:5; 7:1; Rôma 5:6-8)
  • Người tin Chúa yêu thương Đức Chúa Trời như người thôn nữ yêu một người chăn chiên, rất xứng hiệp, chân thật, không hề nghĩ đến uy quyền của một vị vua.
  1. Ý kiến thứ ba: Dung hòa hai ý:
Đây là câu chuyện tình yêu của đôi thanh niên nam nữ vùng quê, tình yêu chân thật.
Khi nàng nghĩ đến người thanh niên yêu nàng thì nàng xem chàng như một vị vua uy nghi, đang kính phục.
Còn chàng thanh niên, nghĩ đến người yêu thì dù nàng đen nhưng nàng đẹp và cái đẹp đó được ví như một công chúa rực rỡ.
Theo ý nầy, chúng ta là người tin Chúa yêu Chúa Jêsus Christ và kính phục Ngài như đối với một vị Vua trên muôn vua.
Ngược lại, Chúa Jêsus yêu người tin Ngài như chúng ta, thì dù chúng ta không ra chi nhưng Ngài vẫn tôn trọng chúng ta như một cô dâu không tì không vết, không chi giống như vậy trước Cha Ngài (Êphêsô 5:25-27).
V/. BỐ CỤC:
Có nhiều cách chia bố cục sách Nhã Ca khác nhau, tuy nhiên, có 3 cách chia đặc biệt cần đề cập đến:
  1. Cách chia theo KỊCH THƠ: (theo J. Sidlow Baxter).
Cách chia theo Kịch Thơ nầy chia sách Nhã Ca ra thành 5 hồi
  1. Hồi I – Lễ Cưới Hoàng gia: 1:1 – 2:7.
Theo phong tục Trung Đông, Lễ Cưới tổ chức rước dâu về những Trại lớn được trang trí đẹp (1:5), không rước vô nhà.
Chàng rể ở đây là một vị vua (1:4)
Đôi Tân Hôn cùng nhắc lại những lời từ lần đầu tiên gặp nhau (1:7-8) và trong ngày cưới (1:9 – 2:6)
Đoạn 2;7 là phần Ban Hát mừng Lễ Cưới.
  1. Hồi II – Kỷ Niệm Đầu Tiên – 2:8 – 3:5.
Cô dâu nhớ lại những ngày mới gặp chàng rể nơi ngôi nhà có vườn hoa (2:9, 12-13), có vườn nho (2:15) với tiếng của những người làm vườn đuổi những con chồn – hoặc hai người đã đuổi bắt nhau trong vườn nho.
Giấc mơ đầu tiên sau lần gặp người yêu
  1. Hồi III – Ngày Rước Dâu – 3:6 – 5:1.
Vẻ đẹp của chàng rể trong ngày rước dâu (3:6-11)
Chàng rể ca tụng vẻ đẹp của cô dâu trong ngày rước dâu (4:1-6), và mời cô dâu rời Li-ban (4:8) về với chàng rể.
Cô dâu đã đồng ý và mời chàng rể vào nhà (4:16- - 5:1)
  1. Hồi IV – Thương Nhớ – 5:2 – 7:10.
Cô dâu nằm mơ thấy chàng rể bỏ đi (5:6), vội vàng đi tìm và gặp trong vườn hoa (6:2-3)
Đoạn 6:4 – 7:10, chàng rể bày tỏ tình yêu (7:10)
  1. Hồi V – Ngôi Nhà Kỷ Niệm – 7:11 – 8:14.
Đôi Tân giai nhân trở lại quê nhà của Cô Dâu (có lẽ là vùng núi Li-ban – 4:8) với vườn hoa (7:11-13), với người mẹ và gia đình của Cô Dâu (8:1-2)
  1. Cách chia theo NHẠC KỊCH (Xem sách Nhã Ca là một Bản Tình Ca Ngày Cưới).
  1. Phần Nhạc Dạo – 1:1-8: (Giới thiệu Chàng Rể và Cô Dâu
  1. Nốt chủ âm: 1:1-3 [chủ đề của sách]
    • Chủ đề của Ca khúc Nhã Ca là Ca Khúc Tình Yêu [cái hôn nơi miệng, ái tình]
    • Đặc biệt đây là loại tình yêu cao quý [đồng trinh – 1:3]
  2. Ý nhạc: 1:4-6
Diễn tả một tình yêu giữa một vì vua như Salômôn (không phải vua loại hôn quân hay bạo chúa) với một cô thôn nữ đen, nghèo nhưng xinh đẹp.
  1. Chuyển cung: 1:7-8
  • Những hòa âm lạ với những biến âm bất thường (Hỡi, hãy, ở đâu, nơi nào, vì cớ sao, nếu, … diễn tả những thắc mắc của người vừa được yêu (c.7), cũng là những hồi hộp, bứt rứt trong tình yêu khi muốn tỏ tình.
  • Những khích lệ của người yêu (c.8).
  1. Phần Chính Nhạc: 1:9 – 6:13 [Ngày Cưới]
  1. Chớm nở tình yêu: 1:9 – 5:1 [Ngày Cưới là cơ hội để thuật lại những kỷ niệm tình yêu chớm nở giữa hai người]
    • Ca tụng: 1:9 – 2:6
Phần nầy do 2 bè nam nữ hát đối đáp khen nhau
  • Luyến nhớ: 2:7 – 5:1 [tương tư]
Nhớ nhau từ trong giấc ngủ, muốn gặp lại (4:1, 7, 8, 9-11…) với những chữ Hỡi, hỡi…. Bản nhạc dùng âm điệu vui như nô đùa trốn bắt, vừa sợ (3:1-2) vừa nũng nịu (3:4)
  1. Những trăn trở trong tình yêu: 5:2 – 6:13.
    • Giận nhau: 5:2-3
Đây chỉ là những giận dỗi, hờn dỗi, làm bộ giận vì những lý do nhỏ.
Bản nhạc cùng âm thanh nhỏ, cao (của đàn dây) mô tả câu chuyện về đêm.
  • Tìm nhau: 5;4 – 6:13
Diễn tả nỗi lo sợ, hốt hoảng của người nữ chạy tìm người yêu, hỏi người nầy, người khác (5:7-8)
Âm điệu có nhiều nốt móc nhanh để diễn tả nhịp chạy và những dấu nghỉ.
Phần người nam nhớ muốn tìm, thì (6:4-13) không sôi nổi như người nữ, nhưng với lời kêu gọi (nhiều chữ Hỡi, hãy, …).
Một người tìm, một người gọi.
  1. Kết Nhạc: 7: - 8: 9 [HÒA HỢP]
Trong phần nầy có sự thay đổi cách xưng hô đối thoại giữa công chúa và chàng.
  1. Hòa hợp Tình Yêu: 7:1-13
    • Từ những trăn trở đi đến cảm thông, hòa hợp thành vợ chồng.
    • Âm điệu từ thấp dâng lên cao (cao nhất là 13c), diễn tả sự hòa hợp càng lúc càng gia tăng.
  2. Thưởng thức Tình Yêu: 8:1-14
    • Đôi vợ chồng bắt đầu bước vào nhà người mẹ (như Y-sác đưa Rê-be-ca vào Trại của mẹ mình)
    • Âm điệu với những phách ngắn, đứt khoảng, nhẹ như tiếng thì thầm [mỗi người một câu]
  1. Cách chia theo HÌNH BÓNG [BỒI LINH]: (Theo George Burrowes – Chú Giải Nhã Ca)
  1. Nhu Cần Tình yêu – 1:1 – 2:7
Bày tỏ cách thức một linh hồn trông đợi tình yêu của Đấng Christ qua mối tương giao riêng trong phòng Ngài (1:4)
  • Từ chối mình để phục vụ – 1:7-11
  • Được ngồi đồng bàn với vua – 1:12-14
  • Yên nghỉ với vua trong khung cảnh đẹp đẽ – 1:15-17
  • Được bảo vệ – 2:1-3.
  • Vui mừng – 2:4-7
  1. Năng Lực của Tình yêu – 2:8 – 7:9 [Sự hấp dẫn nhau trong tình yêu – tình yêu của Chúa thu hút chúng ta)
  • Đẹp như vẻ đẹp Thiên đàng, nơi Chúa sắm sẵn cho chúng ta. – 2:8-17
  • Vẻ huy hoàng trong sự đón tiếp mà Chúa dành cho chúng ta để đưa chúng ta vào vinh hiển – 3:1-11
  • Không thể diễn tả, tha thiết ngay trong những lúc chúng ta lạnh nhạt, hờ hững với Chúa – 4:1 – 7:9
  1. Hiệu Quả của Tình Yêu – 7:10 – 8:14
Từ tình yêu cao quý đó đem đến hiệu quả trong lòng người tin Chúa:
  • Bảo đảm hi vọng của người tin – 7:10
  • Mong ước được tương giao với Đấng Christ – 7:11
  • Tự nguyện dâng mình – 7:12-13
  • Mong ước không còn trở ngại đối với tình yêu của Chúa – 8:1-2
  • Mong ước giữ mình khỏi tội lỗi làm Chúa buồn – 8:3-4
  • Vui sướng yên nghỉ nơi Chúa – 8:5-6a
  • Mọi cám dỗ đều vô nghĩa – 8:6b-7
  • Nhận thức trách nhiệm – 8:8-12
Đối với người chưa được cứu – 8:8-10
Đối với Nhà Chúa (quản trị) – 8:11-12
  • Trông đợi hưởng trọn tình yêu từ sự tái lâm – 8:13-14.



Đề mục: TÌNH YÊU TRONG SÁCH NHÃ CA
Kinh thánh: Nhã ca 1:1-8
Câu gốc: Nhã ca 1:2
Mục đích: Bày tỏ cho con cái Chúa biết tình yêu tuyệt vời của Chúa dành cho cá nhân mình.

I/. MÔ TẢ TÌNH YÊU:
  • Nhã ca 1:1-4
  • Tất cả những người học Kinh thánh đều biết sách NHÃ CA trong Kinh thánh là sách đặc biệt nói về TÌNH YÊU, mô tả một câu chuyện tình yêu rất đẹp nhưng cũng đầy sóng gió.
  • Dĩ nhiên theo quan niệm Đông phương, kết thúc một câu chuyện bao giờ cũng có hậu, bao giờ cũng đẹp, không giống kết thúc thê thảm của câu chuyện tình yêu giữa Romeo và Juliet, hoặc đôi Thanh niên nam nữ trong truyện LOVE STORY đã được dựng thành phim với một bài hát nổi tiếng, lấy cái chết để giải quyết.
  • Có vài ý kiến nhận định về nghĩa đen câu chuyện tình nầy để áp dụng nghĩa bóng:
    • Có người cho rằng đây là câu chuyện tình yêu giữa vua Sa-lô-môn với một cô gái nào đó.
    • Có người lại cho rằng đây là câu chuyện tình giữa hai thanh niên nam nữ một vùng quê, và vua Sa-lô-môn đã đến cướp nàng thôn nữ đi.
    • Có người lại cho rằng Sa-lô-mô viết sách Nhã Ca không phải để nói về kinh nghiệm tình yêu của cá nhân ông – vì ông không có một kinh nghiệm đẹp nào về tình yêu; tình yêu của Sa-lô-môn chỉ là loại tình yêu ngoại giao, chiếm đất chớ không phải chiếm trái tim. Sa-lô-môn viết về câu chuyện tình đẹp đẽ của vua cha Đa-vít với mẹ ruột của ông là Bát-sê-ba.
  • Dù theo ý kiến nào, nói chung, sách Nhã Ca là sách nói về tình yêu.
  • Ngay hai chữ NHÃ và CA cũng đã nói lên tính chất cao quý của loại tình yêu nầy:
    • NHÃ là thanh tao, lịch sự, lễ độ.
Chúng ta thường nghe nói đến từ NHÃ NHẠC là loại nhạc dùng trong cung đình, dành cho vua chúa trong các thời đại phong kiến quân chủ. Như vậy, Nhã Ca là một bài ca Lịch sự, thanh tao, dành cho Hoàng gia.
  • Xét như thế, hàng ngàn năm trước, Kinh thánh đã không nhìn chuyện tình yêu như một câu chuyện dung tục theo quan niệm của một số người thời đó hoặc ngay cả thời nay, và cũng không như sai lầm của một số người lợi dụng tình yêu biến nó thành dung tục. Kinh thánh đã có một cái nhìn vào Tình yêu là một đặc điểm cao quý mà Đức Chúa Trời dành cho con người, Tình yêu đẹp đến nỗi Chúa đã bằng lòng dùng Tình yêu để mô tả tình yêu của Ngài dành cho thế nhân.
  • Đó là lý do các bản Kinh thánh Anh ngữ gọi sách Nhã ca là THE SONG OF SONGS – “Bài Ca của các bài ca”,
  • Câu 1 giải thích tên gọi của sách Nhã ca: không có bài ca nào hay và đẹp hơn bài ca về tình yêu; giữa các bài ca tình yêu đẹp đẽ đó, không có bài ca nào đẹp hơn bài ca nói về tình yêu của Đức Chúa Trời đối với con người, mà sách Nhã ca đề cập đến. Cho nên tác giả giới thiệu: Đây là Bài ca thanh tao, lịch sự (NHÃ) nhất trong các bài nhã nhạc, mà bài ca nầy lại do vua Sa-lô-môn – một vị vua khôn ngoan, tài giỏi,  nhất viết ra.
  • Câu 2-4, Tác giả đã mô tả sự tôn quí của loại tình yêu nầy:
    • Câu 2, từ ngữ “cái hôn của miệng’ xác định câu chuyện tình yêu sách nói đến là tình yêu nam nữ, vợ chồng. Và đây là loại tình yêu NGON HƠN RƯỢU, không phải loại rượu cay rượu đắng, rượu độc mà Châm ngôn 23:31-32 nói đến.
Có nhiều loại tình yêu trong đời người: tình yêu cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ; tình yêu anh em trong gia đình; tình yêu bạn hữu, tình yêu quê hương, tổ quốc, tha nhân… nhưng trong tất cả thì tình yêu nam nữ là đẹp nhất.
  • Câu 3-4, từ ngữ CHÀNG được lặp lại nhiều lần: ái tình chàng, Dầu chàng, Danh chàng, yêu mến chàng. tình yêu phát xuất từ CHÀNG, không phải từ NÀNG.
Và “chàng” ở đây được xác định là VUA, mà là một vị vua danh tiếng thơm như dầu thơm tho đổ ra – không phải ‘xức’, mà đổ ra (Mác 14:3 so với Giăng 12:3). Và tình yêu cao quý đó có sức thu hút mọi người chạy đến với CHÀNG, họ đến ‘cách chánh trực’, nghĩa là với tình yêu trong sạch, đúng nghĩa.
  • Chúng ta không thể áp dụng tình yêu nầy cho Đa-vít hoặc Sa-lô-môn được, dù có một điểm tương đồng. Nhưng tình yêu đạt đến tuyệt điểm nầy chỉ có thể chỉ về
    • Tình yêu của Đức Chúa Trời YÊU THƯƠNG thế gian. Kinh thánh làm chứng rằng: Đức Chúa Trời đã chủ động yêu thương chúng ta (I Giăng 4:10)
    • Tình yêu của Đức Chúa Jêsus Christ đang lúc chúng ta còn là người có tội thì Ngài đã vì chúng ta chịu chết. Tình yêu của Chúa Jêsus đã thu hút hàng tỉ người trên trái đất nầy đến với Ngài, như lời một bài Thánh ca đã viết:
Ngài là ai mà triệu người khắp năm châu trần gian đã suy tôn làm vua của đời mình…(Thánh ca bìa xanh số 62)
  • Một người đã nói về tình yêu thương của Đức Chúa Trời: Tình yêu của Đức Chúa Trời không thể giải thích – chỉ có thể được kinh nghiệm. Một người khác đã thốt lên: Tình yêu thương của Chúa là gì? Chỉ những người được Chúa yêu mới biết!
  • Anh chị em luôn nói “Chúa yêu thương”, có bao giờ anh chị em để một chút thì giờ để suy gẫm sự ngọt ngào, thơm tho trong tình yêu của Chúa không? Hãy làm điều đó hôm nay, để dạn dĩ nói với mọi người rằng: Tôi đến với Chúa là vì tình yêu của Chúa thu hút tôi, kéo tôi đến vòng tay yêu thương của Chúa!

II/. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC YÊU THƯƠNG:
  • Nhã ca 1:5-6
  • Hai câu nầy mô tả đối tượng được vị vua cao quý yêu thương thật không “môn đăng hộ đối” gì cả.
  • Nàng thiếu nữ được vua yêu được mô tả như thế nầy:
    • TÔI ĐEN! Khi nói hai chữ “Tôi đen” đã bộc lộ tình trạng bất xứng, quê mùa của cô gái.
    • Câu 6, Nàng thiếu nữ nầy là cô gái thôn dã, mà còn bị ghét bỏ – ngay cả anh em trong nhà cũng ghét bỏ – nàng lại nghèo nữa, chỉ làm kẻ giữ thuê vườn nho, còn chính mình không có tài sản gì cả.
Theo hình bóng học, màu đen là chỉ về “Tội lỗi”.
Chúa Jêsus phán: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian”. Thế gian có gì để Chúa yêu không? Chắc chắn phải trả lời là KHÔNG! Kinh thánh phán: “Thế gian bấy giờ đều bại hoại trước mặt Đức Chúa Trời” (Sáng. 6:5, 11) – bấy giờ là thời Nô-ê, từ đó đến nay thế nào? Chúa Jêsus phán: “Tội ác thêm nhiều” (Mathiơ 24:12). Cảm ơn Chúa, vậy mà Chúa lại yêu thương thế gian, yêu thương những con người tội lỗi. Kinh thánh khẳng định: “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội – ĐEN -  thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (Rôma 5:8)
Phaolô nói về con người chúng ta trong I Timôthê 6:7, “Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được”. Con người là trần trụi như vậy, thế mà Chúa lại vẫn yêu thương.
  • Suy gẫm Lời Chúa đến đây, tôi nhớ đến câu chuyện “Cô Bé Lọ Lem”;.trong kho tàng cổ tích Việt nam cũng có nhiều Truyện như: Tấm Cám, Nàng Út trong ống tre… Đó là truyện cổ tích nói về một tình yêu giữa một Hoàng tử với một nàng thiếu nữ quê mùa, mộc mạc. Chỉ có vậy mà nổi tiếng trên thế giới, hầu người Việt nam nào cũng biết và thích nghe thích đọc, mà còn truyền lại cho con cháu đời sau biết.
  • Trong khi đó câu chuyện tình giữa một Đức Chúa Trời Tạo Hóa, một vị Vua trên muôn Vua, Chúa trên muôn Chúa, lại bằng lòng yêu thương loài người tội lỗi, trần trụi, không xứng đáng để mỗi chúng ta ca tụng, chạy đến để nhận và truyền cho mọi người, cho con cho cháu biết sao?
  • Câu 5, nêu một lý do duy nhất để Vua yêu nàng thiếu nữ nầy: “Tôi đen, song TÔI XINH ĐẸP. Vua không thể yêu một nàng thiếu nữ đen mà xấu; Đức Chúa Trời không thể yêu một tội nhân mà không biết An Năn! Lời Chúa phán:
    • “Hễ ai nhận Ngài … là ban cho những kẻ tin đến Danh Ngài” (Giăng 1:12)
    • “Hầu cho hễ ai tin… Ai tin Con…” (Giăng 3:16, 36)
    • “Còn nếu chúng ta xưng tội mình” (I Giăng 1:9)
  • Một nhạc sĩ đã viết lời diễn tả tình yêu kỳ diệu của Chúa, xóa bỏ cách biệt giữa Trời và người:
Ôi cao cao hơn Thiên đàng, rộng rộng vượt đại dương lai láng,
Sâu như vực không đáy, là tình yêu Cứu Chúa tôi nay.
Chúa vốn biết tôi lạc loài, mà còn nhận làm con thân ái.
Do lời Kinh thánh chỉ minh tôi tường tình yêu Jêsus chẳng lợt phai.
  • Tình yêu là thế, tình yêu đã xóa đi ngăn cách, tình yêu khiến Đức Chúa Jêsus Christ “gác lại địa vị Đức Chúa Trời hạ mình xuống làm giống như anh em mình trong mọi sự” (Philíp 2:6-8; Hê. 2:17)

III/. KHAO KHÁT TÌNH YÊU:
  • Nhã ca 1:7-8.
  • Trong hai câu nầy, chúng ta thấy xuất hiện những từ ngữ đặc biệt như: Hỡi người … hãy tỏ … Ở đâu?... nơi nào? … Vì cớ sao? …
  • những từ ngữ đó nói lên một ray rức, khao khát, của đối tượng được yêu thương, trước Tình yêu quá tuyệt vời của Vị Vua Cao Quý.
  • Cô thiến nữ khi biết được có một Vị Vua Cao Quý yêu thương nàng, cô đã thốt lên từ tấm lòng khao khát:
    • Chàng ở đâu?
    • Chàng ở nơi nào?
  • Và với tất cả khao khát đó, nàng thôn nữ không còn để sự mặc cảm ngăn trở nàng đến với Vua nữa: Vì cớ sao tôi phải như một người nữ che mặt ở bên bầy của các bạn chàng?
  • Đây là hình ảnh của người con trai hoang đàng không để mặc cảm vì quá khứ ngỗ nghịch, một đầy tớ chăn heo hôi hám, một sinh vật thua con heo đến nỗi không được ăn đồ của heo ăn. Anh chị em hãy nghe người con hoang đàng nầy nói: “Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha… và NÓ BÈN ĐỨNG DẬY MÀ VỀ CÙNG CHA MÌNH (Luca 15:18 và 20)
  • Tại sao người con hoang đàng nầy dám vứt bỏ mặc cảm như vậy? Vì anh ấy tin nơi tình yêu của người cha.
  • Khi tôi đọc đến câu 8, tôi thật cảm động trước tình yêu của Chúa thể hiện qua tình yêu của vị Vua Cao Quý nầy: Trong khi nàng thôn nữ đen và nghèo, thì Vua đã không quan tâm đến những phương diện đó, trước mắt Vua, nàng là “NGƯỜI ĐẸP HƠN HẾT TRONG CÁC NGƯỜI NỮ” và Vua đã tiếp đón nàng.
  • Chúng ta vừa nói đến người con trai hoang đàng với sự tàn tạ, rách rưới trở về, bây giờ là hình ảnh của người cha yêu thương: khi còn ở đàng xa, cha nó thấy thì động lòng thương xót, chạy ra ôm lấy cổ mà hôn… người cha bảo đầy tớ: … con ta đây! (không phải đầy tớ, không phải kẻ ăn mày, mà là CON TA ĐÂY!)
  • Một Mục sư Việt nam là Cố Hội Trưởng Lê Đình Tươi, đã viết lời cho một bài Thánh ca nói lên sự khao khát tình yêu của ông và được Chúa đáp ứng sự khao khát tình yêu đó:
Lạy Jêsus ôi, tôi nay đáng chi Chúa yêu,
Mà Ngài hi sinh thân báu phải đau thương nhiều
(Thánh ca bìa xanh 184)
  • Một Thanh niên tên là TIM đầu bù tóc rối, có vẻ nghèo khổ lắm. Anh Tim tin Chúa trong một buổi giảng Tin Lành. Chúa nhật sau khi tin Chúa, sau buổi nhóm thờ phượng, Tim đến gặp vị Mục sư Quản nhiệm, trông có vẻ lo lắng, anh than thở: “Thưa Mục sư, tại sao là tôi? Tôi luôn tự hỏi: Tại sao là tôi?” Mục sư tưởng rằng Tim là một Cơ-Đốc nhân hay than thở. Nhưng Tim đã giang rộng cánh tay và tiếp tục nói với Mục sư: “Thưa Mục sư, giữa mọi người trên thế giới, ai cũng cao trọng và lịch sự hơn tôi, tại sao Chúa lại chọn tôi?” Với ý tưởng đó, Tim vỗ tay reo mừng sung sướng.
  • Thánh Phaolô cũng có đồng một tâm trạng trước tình yêu tuyệt vời của Chúa, khi ông viết thư Galati 1:15-16, “… Nhưng khi Đức Chúa Trời … lấy ân điển gọi tôi… thì lập tức tôi chẳng bàn với thịt và máu.” Khi Phaolô khám phá tình yêu của Chúa thì ông đón nhận cho đời sống của ông mà không cần do dự.
  • Còn chúng ta thì sao? Nguyện Chúa cảm động tất cả bằng tình yêu của Ngài.



Đề mục: TÌNH YÊU TRONG SÁCH NHÃ CA
Kinh thánh: Nhã ca 1:1-8
Câu gốc: Nhã ca 1:2
Mục đích: Học suốt Kinh thánh, đến sách Nhã ca. bày tỏ cho con cái Chúa biết tình yêu tuyệt vời của Chúa dành cho cá nhân mình.

I/. CHỦ ĐỀ SÁCH NHÃ CA:
  • Nhã ca 1:1-3
  • Chúng ta đã quen nhìn vào Kinh Thánh như một quyển KINH, nên nhiều lúc việc đọc Kinh Thánh trở thành kinh kệ, chán ngắt, miễn cưỡng. Trong khi đó Đức Chúa Trời cho phép Kinh Thánh được viết ra không phải để chúng ta tụng niệm, mà để học. Muốn Học thì phải cảm thấy thích thú, muốn thích thú thì phải biết “thưởng thức cái hay cái đẹp của Kinh Thánh.
  • Một trong những tác phẩm hay đẹp của Kinh Thánh chính là sách Nhã ca – một bài ca hay một bài thi trên tất cả các Bài ca, bài thi, chỉ vì ý tưởng kinh kệ hay “hình bóng hóa để bồi linh” làm mất đi vẻ đẹp, cái hay của sách Nhã ca nói riêng, và cái hay cái đẹp của Kinh Thánh nói chung.
  • Tất cả những người học Kinh thánh đều biết sách NHÃ CA trong Kinh thánh là sách đặc biệt nói về TÌNH YÊU, mô tả một câu chuyện tình yêu rất đẹp nhưng cũng đầy sóng gió.
  • Dĩ nhiên theo quan niệm Đông phương, kết thúc một câu chuyện bao giờ cũng có hậu, bao giờ cũng đẹp, không giống kết thúc thê thảm của câu chuyện tình yêu giữa Romeo và Juliet, hoặc đôi Thanh niên nam nữ trong truyện LOVE STORY đã được dựng thành phim với một bài hát nổi tiếng, lấy cái chết để giải quyết.
  • Có vài ý kiến nhận định về nghĩa đen câu chuyện tình nầy để áp dụng nghĩa bóng:
    • Có người cho rằng đây là câu chuyện tình yêu giữa vua Sa-lô-môn với một cô thôn nữ nào đó.
    • Có người lại cho rằng đây là câu chuyện tình giữa hai thanh niên nam nữ một vùng quê, và vua Sa-lô-môn đã đến cướp nàng thôn nữ đi.
    • Có người lại cho rằng Sa-lô-mô viết sách Nhã Ca không phải để nói về kinh nghiệm tình yêu của cá nhân ông – vì ông không có một kinh nghiệm đẹp nào về tình yêu; tình yêu của Sa-lô-môn chỉ là loại tình yêu ngoại giao, tình yêu để chiếm đất mở rộng bờ cõi chớ không phải chiếm trái tim. Sa-lô-môn viết về câu chuyện tình đẹp đẽ của vua cha Đa-vít với mẹ ruột của ông là Bát-sê-ba.
  • Dù theo ý kiến nào, nói chung, sách Nhã Ca là sách nói về một tình yêu cao quý của đôi Thanh niên nam nữ.
  • C.1, Ngay hai chữ NHÃ và CA cũng đã nói lên tính chất cao quý của loại tình yêu nầy:
    • NHÃ là thanh tao, lịch sự, lễ độ.
Chúng ta thường nghe nói đến từ NHÃ NHẠC là loại nhạc dùng trong cung đình, dành cho vua chúa trong các thời đại phong kiến quân chủ. Như vậy, Nhã Ca là một bài ca Lịch sự, thanh tao, dành cho Hoàng gia.
  • Kinh thánh đã có một cái nhìn vào Tình yêu là một báu vật cao quý mà Đức Chúa Trời dành cho con người, Tình yêu đẹp đến nỗi Chúa đã bằng lòng dùng Tình yêu để mô tả tình yêu của Ngài dành cho thế nhân.
  • Đó là lý do các bản Kinh thánh Anh ngữ gọi sách Nhã ca là THE SONG OF SONGS – “Bài Ca của các bài ca”,
  • Cho nên tác giả giới thiệu: Đây là Bài ca thanh tao, lịch sự (NHÃ) nhất trong các bài ca cung đình, mà bài ca nầy lại do vua Sa-lô-môn – một vị vua khôn ngoan, tài giỏi nhất, viết ra.
  • Câu 2-4, Tác giả đã mô tả sự tôn quí của loại tình yêu nầy:
    • Câu 2, từ ngữ “cái hôn của miệng’ xác định câu chuyện tình yêu sách Nhã ca nói đến là tình yêu nam nữ, vợ chồng. Và đây là loại tình yêu NGON HƠN RƯỢU, không phải loại rượu cay rượu đắng, rượu độc mà Châm ngôn 23:31-32 nói đến.
Có nhiều loại tình yêu trong đời người: tình yêu cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ; tình yêu anh em trong gia đình; tình yêu bạn hữu, tình yêu quê hương, tổ quốc, tha nhân… nhưng trong tất cả thì tình yêu nam nữ là đẹp nhất.
  • Câu 3-4, từ ngữ CHÀNG được lặp lại nhiều lần: ái tình chàng, Dầu chàng, Danh chàng, yêu mến chàng. tình yêu chủ động phát xuất từ CHÀNG, không phải từ NÀNG.
Và “chàng” ở đây được xác định là VUA, mà là một vị vua danh tiếng thơm như dầu thơm tho đổ ra – không phải ‘xức’, mà đổ ra (Mác 14:3 so với Giăng 12:3). Và tình yêu cao quý đó có sức thu hút mọi người chạy đến với CHÀNG, họ đến  với nhau ‘cách chánh trực’ (1:4 – gái đồng trinh, cách chánh trực), nghĩa là với tình yêu trong sạch, đúng nghĩa.
  • Chúng ta không thể áp dụng tình yêu nầy cho Đa-vít hoặc Sa-lô-môn được, dù có một điểm tương đồng. Nhưng tình yêu đạt đến tuyệt điểm nầy chỉ có thể áp dụng cho
    • Tình yêu của Đức Chúa Trời YÊU THƯƠNG thế gian. Kinh thánh làm chứng rằng: Đức Chúa Trời đã chủ động yêu thương chúng ta (I Giăng 4:10)
    • Tình yêu của Đức Chúa Jêsus Christ đối với chúng ta đang lúc chúng ta còn là người có tội thì Ngài đã vì chúng ta chịu chết (Rôma 5:8). Tình yêu của Chúa Jêsus đã thu hút hàng tỉ người trên trái đất nầy đến với Ngài, như lời một bài Thánh ca đã viết:
Ngài là ai mà triệu người khắp năm châu trần gian đã suy tôn làm vua của đời mình…(Thánh ca bìa xanh số 62)
  • Một người đã nói về tình yêu thương của Đức Chúa Trời: Tình yêu của Đức Chúa Trời không thể giải thích – chỉ có thể được kinh nghiệm. Một người khác đã thốt lên: Tình yêu thương của Chúa là gì? Chỉ những người được Chúa yêu mới biết!
  • Anh chị em luôn nói “Chúa yêu thương”, có bao giờ anh chị em để một chút thì giờ để suy gẫm sự ngọt ngào, thơm tho trong tình yêu của Chúa không? Hãy làm điều đó hôm nay, để dạn dĩ nói với mọi người rằng: Tôi đến với Chúa là vì tình yêu của Chúa thu hút tôi, kéo tôi đến vòng tay yêu thương của Chúa!

II/. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC YÊU THƯƠNG:
  • Nhã ca 1:5-6
  • Hai câu nầy mô tả đối tượng được vị vua cao quý yêu thương thật không “môn đăng hộ đối” gì cả.
  • Nàng thiếu nữ được vua yêu được mô tả như thế nầy:
    • Câu 5, TÔI ĐEN! Khi nói hai chữ “Tôi đen” đã bộc lộ tình trạng bất xứng, quê mùa của cô gái, nhất là sự quê mùa nầy xuất hiện giữa “các con gái Giê-ru-sa-lem”, giữa các thiếu nữ trong kinh đô Giê-ru-sa-lem. Cô thiếu nữ nầy có một chút mặc cảm: “Tôi Đen”, đi chung với một chút tự hào: “song tôi xinh đẹp”.
Cô gái đã có một sự so sánh ở đây: cô công nhận màu da của cô sạm nắng như các trại của bộ lạc Kê-đa (thường làm bằng da dê, da chiên), nhưng bên trong thì đẹp như “màn cháng” trong trại của vua Sa-lô-môn
  • Câu 6, Nàng thiếu nữ nầy là cô gái thôn dã, mà còn bị ghét bỏ – ngay cả anh em trong nhà cũng ghét bỏ – nàng lại nghèo nữa, chỉ làm kẻ giữ thuê vườn nho, còn chính mình không có tài sản gì cả.
Theo hình bóng học, màu đen là chỉ về “Tội lỗi”.
Chúa Jêsus phán: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian”. Thế gian có gì để Chúa yêu không? Chắc chắn phải trả lời là KHÔNG! Kinh thánh phán: “Thế gian bấy giờ đều bại hoại trước mặt Đức Chúa Trời” (Sáng. 6:5, 11) – bấy giờ là thời Nô-ê, từ đó đến nay thế nào? Chúa Jêsus phán: “Tội ác thêm nhiều” (Mathiơ 24:12, 37-39). Cảm ơn Chúa, vậy mà Chúa lại yêu thương thế gian, yêu thương những con người tội lỗi. Kinh thánh khẳng định: “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội – ĐEN -  thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (Rôma 5:8)
  • Suy gẫm Lời Chúa đến đây, tôi nhớ đến truyện “Cô Bé Lọ Lem” của thế giới; truyện Tấm Cám, Nàng Út trong ống tre… của Việt-nam. Đó là truyện cổ tích nói về một tình yêu giữa một Hoàng tử với một nàng thiếu nữ quê mùa, mộc mạc. Chỉ có vậy mà nổi tiếng trên thế giới, hầu như người Việt nam nào cũng biết và thích nghe thích đọc, còn truyền lại cho con cháu đời sau biết.
  • Trong khi đó câu chuyện tình giữa một Đức Chúa Trời Tạo Hóa, một vị Vua trên muôn Vua, Chúa trên muôn Chúa, lại bằng lòng yêu thương loài người tội lỗi, xấu hơn muôn vật, há lại không xứng đáng để mỗi chúng ta ca tụng, chạy đến nhận và cho con cho cháu, truyền cho mọi người, biết sao?
  • Câu 5, nêu một lý do duy nhất để Vua yêu nàng thiếu nữ nầy: “Tôi đen, song TÔI XINH ĐẸP. Vua không thể yêu một nàng thiếu nữ đen mà xấu; Đức Chúa Trời không thể yêu một tội nhân mà không biết An Năn! Đức Chúa Trời chỉ có thể yêu thương một tội nhân biết nhìn nhận tội lỗi và bằng lòng quay về với Ngài. Lời Chúa phán:
    • “Hễ ai nhận Ngài … là ban cho những kẻ tin đến Danh Ngài” (Giăng 1:12)
    • “Hầu cho hễ ai tin… Ai tin Con…” (Giăng 3:16, 36)
    • “Còn nếu chúng ta xưng tội mình” (I Giăng 1:9)
  • Một nhạc sĩ đã viết lời diễn tả tình yêu kỳ diệu của Chúa, xóa bỏ cách biệt giữa Trời và người:
Ôi cao cao hơn Thiên đàng, rộng rộng vượt đại dương lai láng, Sâu như vực không đáy, là tình yêu Cứu Chúa tôi nay. Chúa vốn biết tôi lạc loài, mà còn nhận làm con thân ái. Do lời Kinh thánh chỉ minh tôi tường tình yêu Jêsus chẳng lợt phai.
  • Tình yêu là thế, tình yêu đã xóa đi ngăn cách, tình yêu khiến Đức Chúa Jêsus Christ “gác lại địa vị Đức Chúa Trời hạ mình xuống làm giống như anh em mình trong mọi sự” (Philíp 2:6-8; Hê. 2:17)

III/. KHAO KHÁT TÌNH YÊU:
  • Nhã ca 1:7-8.
  • Trong hai câu nầy, chúng ta thấy xuất hiện những từ ngữ đặc biệt như: Hỡi người … hãy tỏ … Ở đâu?... nơi nào? … Vì cớ sao? …
  • những từ ngữ đó nói lên sự ray rức, khao khát, của đối tượng được yêu thương, trước Tình yêu quá tuyệt vời của Vị Vua Cao Quý.
  • Cô thôn nữ khi biết được có một Vị Vua Cao Quý yêu thương nàng, cô đã thốt lên từ tấm lòng khao khát:
    • Chàng ở đâu?
    • Chàng ở nơi nào?
  • Và với tất cả khao khát đó, nàng thôn nữ không còn để sự mặc cảm ngăn trở nàng đến với Vua nữa: Vì cớ sao tôi phải như một người nữ che mặt ở bên bầy của các bạn chàng?
  • Đây là hình ảnh của người con trai hoang đàng không để mặc cảm vì quá khứ ngỗ nghịch, một đầy tớ chăn heo hôi hám, một sinh vật thua con heo đến nỗi không được ăn đồ của heo ăn. Anh chị em hãy nghe người con hoang đàng nầy nói: “Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha… và NÓ BÈN ĐỨNG DẬY MÀ VỀ CÙNG CHA MÌNH (Luca 15:18 và 20)
  • Tại sao người con hoang đàng nầy dám vứt bỏ mặc cảm như vậy? Vì anh ấy tin nơi tình yêu của người cha.
  • Khi tôi đọc đến câu 8, tôi thật cảm động trước tình yêu của Chúa thể hiện qua tình yêu của vị Vua Cao Quý nầy: Trong khi nàng thôn nữ đen và nghèo, thì Vua đã không quan tâm đến những phương diện đó, trước mắt Vua, nàng là “NGƯỜI ĐẸP HƠN HẾT TRONG CÁC NGƯỜI NỮ” và Vua đã tiếp đón nàng.
  • Chúng ta vừa nói đến người con trai hoang đàng với sự tàn tạ, rách rưới trở về, bây giờ là hình ảnh của người cha yêu thương: khi còn ở đàng xa, cha nó thấy thì động lòng thương xót, chạy ra ôm lấy cổ mà hôn… người cha bảo đầy tớ: … con ta đây! (không phải đầy tớ, không phải kẻ ăn mày, mà là CON TA ĐÂY!)
  • Một Mục sư Việt nam là Cố Hội Trưởng Lê Đình Tươi, đã viết lời cho một bài Thánh ca nói lên sự khao khát tình yêu của ông và được Chúa đáp ứng sự khao khát tình yêu đó:
Lạy Jêsus ôi, tôi nay đáng chi Chúa yêu,
Mà Ngài hi sinh than báu phải đau thương nhiều
(Thánh ca bìa xanh 184)
  • Một Thanh niên tên là TIM đầu bù tóc rối, nghèo khổ lắm. Anh Tim tin Chúa trong một buổi giảng Tin Lành. Chúa nhật sau khi tin Chúa, sau buổi nhóm thờ phượng, Tim đến gặp vị Mục sư Quản nhiệm, trông có vẻ lo lắng, anh nói “Thưa Mục sư, tại sao là tôi? Tôi luôn tự hỏi: Tại sao là tôi?” Mục sư tưởng rằng Tim là một Cơ-Đốc nhân hay than thở. Nhưng Tim đã giang rộng cánh tay và tiếp tục nói với Mục sư: “Thưa Mục sư, giữa mọi người trên thế giới, ai cũng cao trọng và lịch sự hơn tôi, tại sao Chúa lại chọn tôi?” Với ý tưởng đó, Tim vỗ tay reo mừng sung sướng.
  • Thánh Phaolô cũng có đồng một tâm trạng trước tình yêu tuyệt vời của Chúa, khi ông viết thư Galati 1:15-16, “… Nhưng khi Đức Chúa Trời … lấy ân điển gọi tôi… thì lập tức tôi chẳng bàn với thịt và máu.” Khi Phaolô khám phá tình yêu của Chúa thì ông đón nhận cho đời sống của ông mà không cần do dự.
  • Còn chúng ta thì sao? Nguyện Chúa cảm động tất cả bằng tình yêu của Ngài.


Đề mục: BẠN TÌNH TA (NHÃ CA 2)
Kinh thánh: Nhã ca 1: 9-17
Câu gốc: Nhã ca 1:15
Mục đích: Học tiếp sách Nhã ca. Bày tỏ Cơ-Đốc nhân phải xứng đáng với tình yêu của Chúa dành cho mình.

I/. VÓC DÁNG BẠN TÌNH TA:
  • Nhã ca 1:9-11
  • Bắt đầu câu 9, người bạn tình của Vua Cao Quý được ví sánh như NGỰA CÁI của xe PHA-RA-ÔN.
  • Theo quan niệm của người Việt nam chúng ta, khi nói đến một người phụ nữ mà ví sánh với “con ngựa” thì là có ý nghĩa xấu, chỉ về một người con gái hoặc một phụ nữ không có tư cách đứng đắn.
  • Cho nên khi đọc đến câu 9 nầy, chúng ta phải nhớ là chúng ta đang ở trong quan niệm của người Trung đông, quan niệm nầy gần gũi với quan niệm của người Tây phương khi nói đến CON NGỰA.
  • Nói đến CON NGỰA, tác giả sách Nhã ca đang nhìn vào vóc dáng của con ngựa. Con Ngựa đẹp là ở vóc dáng thon thả của nó.
    • Quan niệm đẹp của người Trung Đông (tiêu biểu qua sách Nhã ca) không phải là vóc dáng mảnh mai như cành liễu của người Việt nam.
    • Dĩ nhiên cũng không phải là loại vóc dáng “bồ tượng – như con voi” như một dạng béo phì.
  • Tôi nghĩ rằng nếu giờ nầy chúng ta có hình của một con ngựa thì sẽ nhận ra vóc dáng đẹp mà tác giả sách Nhã ca muốn nói.
  • Câu 9 lại mô tả vóc dáng người bạn tình của Vua Cao Quý được nâng lên từng cấp độ:
    • Không phải là con ngựa bình thường, mà là một CON NGỰA CÁI – hay là một CON NGỰA GIỐNG. Con ngựa đã đẹp, mà con ngựa Cái, con ngựa Giống, lại càng đẹp hơn nữa. Vì con ngựa Cái để làm giống là một con ngựa được chọn lựa hết sức cẩn thận, hoàn chỉnh tuyệt đối.
    • Tác giả sách Nhã ca còn nhấn mạnh: ngựa Cái (ngựa Giống) của xe Pha-ra-ôn. Danh từ “Pha-ra-ôn” nhắc chúng ta về xứ Ai Cập. Xứ Ai Cập từ xưa tới nay (tức là cho đến thế kỷ nầy) vẫn nổi tiếng về những con ngựa đẹp. Không ai kinh nghiệm về ngựa Ai Cập cho bằng vua Sa-lô-môn, khi ông bỏ tiền ra mua ngựa từ Ai Cập về (I Vua 10:28-29)
Năm 2003, báo chí đã nói đến con ngựa đắt giá nhất thế giới là ngựa ở Ai Cập, chỉ có một vài con mà thôi.
  • Chưa hết, vóc dáng đẹp của con ngựa lại được nâng thêm: đây là ngựa của Pha-ra-ôn, tức là vua Ai Cập. Con ngựa đã đẹp, mà con ngựa Cái làm giống lại càng đẹp, mà con ngựa cái (Giống) nầy lại là ngựa của xứ Ai Cập, nét đẹp đó lại tăng thêm một bậc nữa; rồi đẹp hơn nữa là con ngựa nầy là ngựa của vua Ai Cập, còn chi đẹp bằng.
  • Tác giả không ngừng ở đó, lại xác định: Con ngựa đẹp nầy không phải để đánh trận mà để kéo xe của vua.
  • Câu 10-11, thì nét đẹp đó đã tăng lên cực điểm khi được điểm thêm những đồ trang sức quý giá. Tôi không thể diễn tả gì hơn về vóc dáng đẹp nầy nữa.
  • Điều đáng chú ý là Người Bạn Tình của Vua là một người đẹp nơi vóc dáng. Với một vóc dáng như vậy ai nhìn vào cũng đều biết đó là người Bạn Tình của Vua Cao Quý.
  • Chúng ta còn có thể nói gì hơn nữa nếu Lời Chúa không phải muốn nói đến nếp sống đạo của Cơ-Đốc nhân chúng ta giữa đời nầy. Chúa Jêsus phán: Nếu các ngươi yêu nhau, thì tại điều đó thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta.
    • Công vụ 2:47, dân thành Giê-ru-sa-lem nhìn thấy nếp sống đạo của Hội thánh đầu tiên, vừa tin kính Chúa vừa yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, dân Giê-ru-sa-lem đẹp lòng, vui lòng. Cảm ơn Chúa, bởi đó mỗi ngày đều có người tin Chúa vì người chung quanh nhìn thấy nếp sống đạo của Cơ-Đốc nhân đầu tiên.
    • Công vụ 11:26, dân thành An-ti-ốt nhìn thấy các Cơ-Đốc nhân ở giữa họ, nhất là hai người từng là kẻ thù với nhau như Ba-na-ba với Sau-lơ lại yêu thương giúp đỡ nhau cùng nhóm lại chung, họ gọi những người đó là Cơ-Đốc nhân.
  • Cái khó nhất của người tin Chúa Jêsus Christ là thể hiện qua nếp sống. Nhưng đó cũng là sức mạnh để kéo người ta đến với Chúa. Nguyện Chúa ban ơn có ai đó nhìn vào đời sống của mỗi chúng ta, họ nhìn thấy được vẻ đẹp nhất của Đức Chúa Jêsus Christ, mà chạy đến với Ngài. Philíp 2:15-16, Phaolô khuyên Cơ-Đốc nhân tại thành Philíp sống chiếu sáng như đuốc trong thế gian.

II/. MÙI THƠM CỦA BẠN TÌNH TA:
  • Nhã ca 1:12-14
  • Đọc ba câu nầy tự nhiên chúng ta cũng thấy thơm rồi phải không?
    • Cam tòng hương: Một loại hương liệu lấy tận An độ, rất thơm và rất quí, dễ tan, phải chứa trong một cái hộp bằng ngọc dành riêng cho nó.
    • Bó hoa một dược: Đây là túi thơm nhỏ được các cô gái đeo trước ngực.
    • Hoa phụng tiên: còn gọi là hoa móng tay, màu đỏ của những chùm hoa nầy dùng để sơn móng tay, còn nước của hoa là một nước thơm rất thông dụng.
  • Nói chung, cả ba loại đều thơm cả. Nói cách khác, càng lúc càng thơm. Anh chị em phải để ý: Bạn Tình Ta tỏa mùi thơm, mà mùi thơm đó là từ nơi vị Vua Cao Quý truyền cho Bạn Tình Ta.
  • Lời Chúa không có ý khuyến khích anh chị em sử dụng dầu thơm hương liệu, hoặc quảng cáo cho hãng perfume nào đâu, mà Lời Chúa muốn nhắc Cơ-Đốc nhân chúng ta về Mùi thơm Cơ-Đốc nhân phải có.
  • Mùi thơm của Cơ-Đốc nhân là gì?
  • II Côrintô 2:14-17, Phaolô đã nói đến Mùi Thơm đó là Mùi Thơm Đấng Christ. Phaolô nói:“Song tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được thắng trong Đấng Christ luôn luôn, và bởi chúng tôi, Ngài rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp chốn…”. Phaolô muốn nói tự mình chúng ta không có mùi thơm gì cả, vì chúng ta vốn là những người đã chết – xác chết thì không có mùi thơm.
  • Chính Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa Sự Sống mới có mùi thơm. Nhờ mùi thơm từ Chúa Jêsus Christ mà Phaolô được thắng. Mùi Thơm đó có được ấy là nhờ ĐỨC TIN của chúng ta nơi Chúa Jêsus Christ.
    • bởi đức tin nơi Chúa Jêsus Christ, chúng ta trở nên những người sống, bởi đó Cơ-Đốc nhân chúng ta có mùi của sự sống.
    • bởi đức tin nơi Chúa Jêsus Christ, chúng ta được sống đắc thắng.
    • và qua đời sống đắc thắng bởi đức tin, Danh của Chúa Jêsus Christ được rải ra, được giảng ra khắp nơi.
  • Với mùi thơm càng lúc càng thơm của Bạn Tình Ta nhờ tiếp xúc với Vua Cao Quý được nói đến trong Nhã ca 1:12-14, thì Chúa cũng muốn đức tin của chúng ta càng lúc càng tấn tới, châm rễ vững nền trong Chúa (Côlôse 2:6-7; II Phi. 3:18)
  • Anh chị em biết rằng đức tin có nhiều loại: đức tin yếu, đức tin mạnh, đức tin nhỏ, đức tin lớn… Khi Chúa ví đức tin như một CÁI RỂ CÂY, nghĩa là chúng ta nhờ ơn Chúa phải làm cho đức tin mỗi ngày một lớn hơn, mạnh hơn, sâu nhiệm hơn
    • Có những đời sống đức tin như loại rể chùm, rể tạm, mà người đời hay gọi vui là loại rể đu đủ, chỉ mọc trên mặt đất, nên cây dễ ngã, dễ chết.
    • Có những loại rể như rể trụ, càng ngày càng đâm sâu hơn, khiến cây sống vững chắc dù phong ba bão táp. Chắc chắn Lời Chúa hôm nay muốn chúng ta có loại rể trụ.
  • Muốn cho rể càng lúc càng chắc, II Phierơ 1:5, Thánh Phierơ dạy: Phải thêm cho đức tin sự nhơn đức, thêm cho nhơn đức sự HỌC THỨC… Học Lời Đức Chúa Trời sẽ làm cho rể đức tin càng lúc càng thơm, càng chắc.
  • Anh chị em có nhớ câu chuyện Chúa Jêsus và các môn đồ bị bão giữa biển không? Câu chuyện nầy được các sách Tin Lành thuật lại với những lời quở trách của Chúa Jêsus khác nhau:
    • Mathiơ 8:26, Chúa Jêsus quở trách các môn đồ ÍT ĐỨC TIN
    • Mác 4:40, Chúa Jêsus quở trách các môn đồ bằng cách hỏi: CHƯA CÓ ĐỨC TIN SAO?
    • Luca 8:25, Chúa Jêsus quở trách các môn đồ: ĐỨC TIN CÁC NGƯƠI Ở ĐÂU?
  • Làm sao mà chúng ta biết được đức tin của các Sứ đồ (Tôi nhấn mạnh họ là Sứ đồ) ít, chưa có, hay không biết sử dụng? Chúa Jêsus đã dùng cơn bão để trắc nghiệm đức tin của họ. Đó cũng là lý do Chúa cho phép những hoạn nạn, thử thách xảy đến cho Cơ-Đốc nhân chúng ta, ấy là để thử nghiệm đức tin của chúng ta, tập luyện cho đức tin của chúng ta.
  • Nguyện Chúa ban ơn cho ai đó trong chúng ta đang chịu nhiều thử thách, hoạn nạn, biết rằng đó là cơ hội để chúng ta càng lúc càng tỏa mùi thơm của Chúa Jêsus Christ, đức tin nơi Chúa Jêsus Christ khắp chốn.
III/. ĐÔI MẮT BẠN TÌNH TA:
  • Nhã ca 1:15-17
  • Hình ảnh nổi bật nhất và giống Việt nam nhất trong mấy câu nầy là ĐÔI MẮT của Bạn Tình Ta của Vua Cao Quý: Con mắt mình như mắt của bồ câu.
  • Tôi tin rằng, người Việt nam chúng ta ai cũng biết sự so sánh đôi mắt đẹp của một cô gái với đôi mắt của chim bồ câu.
    • Phải nhớ là người ta chỉ so sánh đôi mắt đẹp với mắt chim bồ câu; không ai so sánh với đôi mắt xấu. Nếu so sánh mắt xấu, người ta thường nói: mắt ốc lồi, mắt lươn (con lươn).
    • Người ta chỉ so sánh mắt chim bồ câu với mắt của cô thiếu nữ; không ai so sánh mắt chim bồ câu với mắt của một người nam..
  • Mắt chim bồ câu đẹp ở chỗ nhỏ vừa đủ nhìn, vừa tròn, vừa lóng lánh ươn ướt.
  • Nhưng điều đặc biệt là Vua Cao Quý nhìn Bạn Tình Ta của mình là nhìn vào ĐÔI MẮT, tức thì buột miệng khen: Mình thanh lịch thay, mình thanh lịch thay!
    • Tại sao Vị Vua Cao Quý nầy nhìn vào đôi mắt của Người Bạn Tình? Và khi nhìn thì biết là Người bạn Tình của mình THANH LỊCH THAY! Hay nói cách khác: ĐẸP QUÁ! ĐẸP QUÁ!
    • Tại sao phải đợi đến khi nhìn vào Đôi Mắt, Vua mới chính thức khen Người Bạn Tình của mình đẹp?
  • Vì khi nhìn vào Đôi Mắt của Người Bạn Tình, Vua đã thấy được nét đẹp của tâm hồn bên trong, vì CON MẮT LÀ CỬA SỔ CỦA TÂM HỒN. Đôi mắt của một người sẽ biểu lộ tâm tư bên trong của con người.
  • Vua phải đợi đến khi nhìn vào Đôi Mắt mới khen là Vua Cao Quý nầy muốn nói: Người Bạn Tình của Vua, đẹp cả vóc dáng lẫn tâm hồn bên trong.
  • Anh chị em có thấy đó là điều mà Chúa Jêsus Christ đòi hỏi nơi Hội thánh của Chúa không? Phaolô luôn nhắc đi nhắc lại đòi hỏi của Đức Chúa Trời đối với Hội thánh – nói chung, và với Cơ-Đốc nhân – nói riêng, tiêu chuẩn trọn vẹn nầy:
    • Ê-phê-sô 5:25-27, Hội thánh phải đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời.
    • Philíp 2:15, hầu cho anh em ở giữa dòng dõi hung ác ngang nghịch, được nên con cái của Đức Chúa Trời, không vít, không tì, không chỗ trách được, lại giữa dòng dõi đó, giữ lấy đạo sự sống, chiếu sáng như đuốc trong thế gian.
  • Anh chị em có nghe tiếng Chúa quở trách Hội thánh tại Lao-đi-xê trong Khải huyền 3:14-18 không? Trong khi Hội thánh nghĩ rằng họ giàu có rồi, họ đẹp lắm rồi, nhưng Chúa phán: Đó chỉ là bên ngoài, còn thực chất thì bên trong họ trống rỗng, đầy vết đầy sẹo.
  • Anh chị em có nghe câu chuyện về một ngày kia Thánh Augustine đến thăm một Nhà thờ, Vị Giám mục ở đó đã mời Thánh Augustine thăm cơ sở giàu có của Giáo hội . Sau khi đi thăm, vị Giám mục đó nói với Thánh Augustine rằng: Ngày nay, Giáo hội không cần phải nói như Thánh Phierơ ngày xưa: “Bạc vàng ta chẳng có”. Thánh Augustine đáp lại: Đúng vậy, và Giáo hội cũng không thể nói như Thánh Phierơ: Điều ta có thì ta cho ngươi: NHƠN DANH ĐỨC CHÚA JÊSUS Ở NA-XA-RÉT, HÃY BƯỚC ĐI!
  • Chúa đang nhìn vào mắt của chúng ta.
  • Mọi người đang nhìn vào mắt của chúng ta – tức là nếp sống đạo của chúng ta – để thấy: Lương nhơn tôi, chàng là xinh tốt. Thật hợp ý thay!
  • Nguyện Chúa ban ơn để qua đời sống thuộc linh của chúng ta, người ta thấy được hình ảnh của Chúa, quyền năng của Chúa, và họ nhìn nhận: Chúa Thật có cần cho họ, họ sẽ chạy đến bên Chúa, chạy vào trong Nhà của Chúa.
Kết luận:
  • 2:1-2
  • Trong Bản Dịch Diễn Ý đã thi hóa hai câu Kinh Thánh nầy rất hay:
(Bạn tình ta)
Em là Hồng trũng Sa-rôn
Là Hoa Huệ trắng tươi non ngoài đồng
  • Ý của Cô gái nói đến vẻ đẹp bên trong lẫn bên ngoài của nàng: Bên ngoài thì như hoa Hồng kiêu sa lộng lẫy, nhưng bên trong – tức là đạo đức, tánh neat thì đơn sơ, trong trắng như Hoa Huệ ngoài đồng, một nét đẹp bình dị.
Người yêu của Bạn Tình Ta:
Khóm Huệ nở giữa xương rồng,
Em là hoa hậu trong rừng mỹ nhơn!
  • Một sự so sánh thật tuyệt vời! Xương rồng là loài hoa mọc ngoài đồng vắng, sa mạc, đầy gai, thế mà giữa đó lại có một Hoa Huệ (hay là Hoa Xương Rồng). Cô gái được so sánh là hoa hậu giữa Rừng (chỉ về số nhiều) mỹ nhơn.
  • Nếu Cơ-Đốc nhân sống đẹp lòng Chúa, thì Chúa Jêsus thật xem chúng ta là quý trọng biết dường nào!


Đề mục: LƯƠNG NHƠN TÔI
Kinh thánh: Nhã ca 2:1-17
Câu gốc: Nhã ca 2:3
Mục đích: Giúp con cái Chúa học biết về Chúa để quyết định yêu Chúa hơn.

I/. LƯƠNG NHƠN TÔI LÀ AI?
  • Nhã ca 2:1-7
  • Sách Nhã ca là sách ghi lại những lời đối thoại giữa hai người yêu nhau. Tuần trước chúng ta đã nói đến BẠN TÌNH TA, là một đối tượng trong cuộc đối thoại về tình yêu nầy. Hôm nay chúng ta nói đến LƯƠNG NHƠN TÔI là đối tượng thứ hai trong cuộc đối thoại.
  • Hai chữ LƯƠNG NHƠN theo Tiếng Việt thì đây là một âm chữ Hán – tức là chữ Trung quốc được đọc theo tiếng Việt,
    • LƯƠNG là tốt, lành (thí dụ như: “người lương thiện”)
    • NHƠN (hay là NHÂN) là “người”
  • Như vậy LƯƠNG NHƠN có nghĩa là “Người Chồng Tốt”, danh từ nầy chỉ dùng cho người vợ gọi chồng mình mà thôi.
  • Trong Bản Anh Ngữ thì dùng chữ LOVER – người yêu, và chữ Lover nầy chỉ để chỉ về người đàn ông.
  • Từ câu 3-7, chúng ta được nghe chính người thiếu nữ được yêu tả vẻ về Người Yêu hay Lương Nhơn Tôi rất đặc biệt:
    • Câu 3a, Lương nhơn tôi ở giữa đám con trai như cây bình bát ở giữa những cây rừng…
TRÁI BÌNH BÁT, các bản dịch Anh ngữ gọi đây là Trái Táo (apple). Đây là loại trái rất thông dụng rất được ưa chuộng ở Mỹ và các nước Âu châu.
Nếu đây là trái Táo, thì nàng thiếu nữ trong sách Nhã ca đã có một sự so sánh chênh lệch rất xa giữa Lương Nhơn của cô với những chàng trai khác là “Những Cây Rừng” hay là Những cây mọc hoang, không có giá trị – dù có những loại cây rừng có trái, nhưng những trái đó thường không ăn được hoặc ăn không ngon.
Nếu là Trái Bình Bát, thì đây là một loại trái không quí ở Việt nam thuộc họ Mãng Cầu, ăn được, có vị và hình dáng như một trái mãng cầu, khi chín thì màu đẹp, vị chua lẫn ngọt. Dù không quí nhưng khi khát nước, Bình Bát cũng có ích lợi nhiều, trong khi cây rừng – ám chỉ cây hoang dại, thì không giúp được.
Dù là Trái táo hay Trái Bình Bát, thì sự so sánh nào cũng làm cho chúng ta thấy “Lương nhơn tôi” là cao quí hơn mọi người con trai khác. Tôi thích sự so sánh nầy, tác giả không so sánh “Lương nhơn tôi” với Mọi Người, cũng không so sánh với những người già, mà chỉ so với Người Trẻ, vừa đẹp dáng, vừa khỏe mạnh, vừa tràn sức sống.
  • Câu 3b-6, Tiếp theo, Nàng thiếu nữ đã giới thiệu cho chúng ta thấy những hành động yêu thương mà “Lương Nhơn Tôi” đã làm cho nàng.
Khi nàng thiếu nữ bằng lòng – vui lòng – nương dựa vào sự che chở (ngồi dưới bóng người) thì nàng hưởng được “sự ngọt ngào, yêu thương của Lương Nhơn Tôi.
Người đưa tôi – chính Người đưa tôi, Ngài dùng chính thân Ngài đến thế gian chịu chết trên thập tự để đưa tôi vào “phòng yến tiệc” của Thiên đàng, Ngài không dùng bất cứ phương tiện nào khác, thay vì tôi đáng phải vào địa ngục.
Trong phòng yến tiệc của Chúa ngay trên đất nầy là Hội thánh của Ngài, tôi được no nê, được bổ sức, được an ủi bằng lời Chúa, được ở trong vòng tay yêu thương giữ gìn của Chúa.
  • Đây chính là kinh nghiệm của các Thánh đồ trải qua các thời đại khi họ nếm biết Chúa là ngọt ngào cho đời sống của họ:
  • Thi thiên 16:11, sau khi giới thiệu bao nhiêu là ơn phước khi được nương dựa nơi Chúa, Đa-vít đã thốt lên: Trước mặt Chúa có trọn sự khoái lạc, tại bên hữu Chúa có điều vui sướng vô cùng. Những từ ngữ: TRỌN SỰ KHOÁI LẠC, VUI SƯỚNG VÔ CÙNG, không cần giải thích cũng đủ làm cho chúng ta cảm nhận niềm vui lớn lao của Đa-vít khi ngồi dưới bóng Lương Nhơn Tôi. Đến nỗi ông còn xác nhận lần nữa trong Thi thiên 23:1, Đức Giê-hô-va là Đấng Chăn Giữ tôi, và ông nói: “Tôi sẽ chẳng thiếu thốn – thèm muốn – điều gì nữa.
  • Philíp 3:4-6, Thánh Phao-lô nêu ra tất cả địa vị, chức phận, tương lai rực rỡ mà ông có từ loài người, rồi đến câu 7-8, ông thấy những điều đó là loại “cây rừng”, ông sẵn sàng đánh đổi để lấy Trái Bình Bát (Táo) là sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết
  • Đến câu 7, nàng thiếu nữ từ chối các lời mời gọi vui chơi (được ví như những con hoàng dương hay nai đồng nội) của Giê-ru-sa-lem, vì nàng đã có được một Lương Nhơn, một Người Yêu hơn muôn người.
  • Tôi biết rằng giữa một thế giới đầy dẫy cám dỗ vật chất như tại nước Mỹ nầy, cũng giống như ở Việt nam vùng quê nghèo khổ, khi kêu gọi con cái Chúa hết lòng yêu mến Chúa, hoặc nói với những người chưa tin Chúa rằng: Trước hết hãy tìm kiếm Chúa, thì dường như là tiếng kêu trong đồng vắng, dường như không thực tế. Với những người giàu họ thấy sự giàu sang là cần; với những người nghèo thì miếng ăn là cần – có thực mới vực được Đạo.
  • Tại sao họ phản ứng với Chúa như vậy? Vì họ không hề biết rằng “Lương Nhơn tôi (là Chúa Jêsus Christ) ở giữa đám con trai (mọi vinh hoa thế gian hoặc nhu cần cuộc sống) như cây bình bát ở giữa cây rừng.
  • Từ ngày 25-2-2004, cả thế giới được xem, được nghe bộ phim THE PASSION OF THE CHRIST (Sự Thương Khó của Đấng Christ) do Mel Gibson là tác giả kịch bản và là Đạo diễn tự bỏ tiền ra thực hiện, đem lại cho người xem một ấn tượng mạnh mẽ về Chúa Jêsus Christ. Mel Gibson nói rằng: Ong đã mơ ước thực hiện bộ phim nầy từ lâu, vì đó là kinh nghiệm của đời sống ông với Chúa, ÔNG ĐÃ TÌM ĐƯỢC Người Yêu – Lương Nhơn của ông.
  • Hãy khám phá Chúa Jêsus Christ là Người yêu, là Lương nhơn tôi như thế nào!

II/. TIẾNG CỦA LƯƠNG NHƠN TÔI:
  • Nhã ca 2:8-14.
  • Nếu có một người quen ngâm thơ, đọc qua những câu nầy cho chúng ta nghe, tôi tin chắc chúng ta sẽ cảm nhận được thi vị ngọt ngào, nó vừa thân mật, vừa nhẹ nhàng, vừa tràn ngập yêu thương.
  • Câu 8-9, Lương Nhơn tôi muốn trò chuyện cùng tôi, Người không ở trong cung vàng điện ngọc, người không ở trên cao, trên trời phán xuống, nhưng Người đến, Người nhảy qua các núi, Người vượt qua các gò… và Người đến kề cận bên tôi, Người đứng bên cửa sổ, ngó qua chấn song.
Những lời nầy làm tôi nhớ đến ca dao Việt nam mô tả sức mạnh của tình yêu khiến chàng vượt qua mọi khó khăn đến với nàng:
     Thương em mấy núi cũng trèo,
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
Philip 2:6-7, đã nhắc lại hành trình của Chúa Jêsus Christ đến thế gian để cứu chúng ta:… chính Ngài tự bỏ mình đi…thậm chí là chết trên thập tự giá
Khải huyền 3:20, Chúa phán: nầy ta đứng ngoài cửa mà gõ, nếu ai nghe tiếng ta…
Thật là thân mật, Chúa đứng bên tôi, cận kề tôi, ngay như trong giờ nầy.
  • Lương Nhơn tôi nói gì?
  • Câu 10-14,
Giọng nói trong mấy câu Kinh thánh nầy đầy những lời kêu gọi nhẹ nhàng:
Hỡi bạn tình ta, người đẹp của ta ơi: Giọng của một Người yêu thỏ thẻ, không phải tiếng kêu gọi của một vị Tư Lệnh với binh sĩ.
Hãy chổi dậy và đến, mời gọi đầy yêu thương.
Lời êm dịu nầy được lặp lại trong câu 13.
Câu 14, lặp lại lời mời gọi yêu thương hơn nữa: Hỡi chim bồ câu … Hãy tỏ cho ta xem… Cho ta nghe tiếng mình…
  • Tôi không biết có lần nào trong đời sống của Anh chị em hoặc nghe giảng, hoặc đọc trực tiếp nơi lời Chúa, mà chính mình cảm nhận lời ngọt ngào mời gọi của Chúa đối với mình không? Hoặc ngay bây giờ với những lời nầy?
  • Có những đời sống đã nếm trải sự ngọt ngào như vậy:
  • Anh chị em hãy đọc Thi thiên 119 để học kinh nghiệm nghe lời Chúa ngọt ngào như thế nào.
  • Có những người kinh nghiệm tiếng Chúa ngọt ngào cho đời sống mình đến nỗi họ đã viết ra thành những bài Thánh ca: (số bài theo Thánh ca bìa xanh)
417, tác giả viết: Jêsus đang êm dịu tha thiết kêu gọi mọi người …
360, tiếng Chúa là Lời dịu dàng, lời thiêng liêng của sanh mạng
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm khi sống trong lao tù, đã viết lên kinh nghiệm của ông với tiếng Chúa: Ôi tiêng Chúa gọi, nghe sao mà dịu ngọt
  • Tiếng Lương Nhơn tôi, tiếng Chúa của tôi nói gì với tôi?
  • Câu 11-13, Mùa đông đã qua, mưa đã dứt…
Chúa muốn nói với chúng ta rằng: Không còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Chúa nữa… Mọi sự cũ đã qua đi, Nầy mọi sự đều trở nên mới (Rôma 8:1; II Cô. 5:17)
Nói một cách khác, Lời Chúa ban sức mạnh cho chúng ta vượt qua mùa đông, vượt qua mưa bão; Lời Chúa khiến đời sống chúng ta nở hoa, vui vẻ; Lời Chúa làm đời sống chúng ta kết trái cho Chúa, tỏa mùi thơm về tình yêu của Chúa khắp chốn.
  • Điều kỳ diệu hơn nữa là đến câu 14, Lương Nhơn Tôi muốn NHÌN THẤY TÔI, không phải vì tôi đẹp, mà vì tôi đối với Lương Nhơn tôi là Tôi Có Duyên; Lương Nhơn Tôi muốn NGHE TIẾNG TÔI, vì đối với Lương Nhơn tôi, tiếng của tôi êm dịu..
  • Tôi nói đến hai chữ Kỳ Diệu là vì anh chị em ơi, anh chị em có biết rằng CHÚA RẤT MUỐN GẶP, RẤT MUỐN NGHE TIẾNG CỦA CHÚNG TA KHÔNG? Đó là lý do Chúa muốn chúng ta cầu nguyện, Chúa muốn chúng ta nhóm lại thờ phượng Ngài.
Anh chị em là con của Chúa mà không muốn nói chuyện với Chúa sao?
Anh chị em là con của Chúa mà không muốn đến Nhà của Cha mình sao?
  • Chúa nói với chúng ta giờ nầy: Hãy cho ta xem mặt mũi mình, cho ta nghe tiếng mình. Ôi những tiếng MÌNH, MÌNH thân mật, ngọt ngào, gẫn gũi biết bao.
III/. TÔI ĐỐI VỚI LƯƠNG NHƠN TÔI:
  • Nhã ca 2:15-17
  • Tôi thật lòng muốn hỏi: Có bao nhiêu anh chị em có thể nói được với Chúa, như nàng thiếu nữ nầy nói với Lương Nhơn Tôi, TRONG CÂU 16, lương nhơn tôi thuộc về tôi, và tôi thuộc về người!
  • Tôi tin rằng rất nhiều người trong chúng ta đã từng nói những lời như vậy VỚI NGƯỜI MÌNH YÊU, và tôi cũng tin rằng rất ít người trong chúng ta nói như vậy VỚI CHÚA.
  • Tôi nói như vậy, vì khi hai người yêu nhau, họ thường nói: ANH YÊU EM. Rồi đối tượng đáp lại: EM CŨNG YÊU ANH! Nghĩa là họ muốn nói: Anh thuộc về em, và người kia đáp lại: Em cũng thuộc về anh. Nhưng rủi thay đối với Chúa thì chúng ta hầu như chưa từng nói, mặc dù bao nhiêu lần Chúa nói với chúng ta: Ta yêu các ngươi, bao nhiêu lần chúng ta hát những lời của Thánh ca số 97 “Ta hi Sinh Vì Con Hết” với lời hỏi: Ta đã phó tánh mạng cho con rồi, phó chi cho ta, con ôi? Ta bỏ hết vì con kia rồi, Bỏ chi cho ta, con ôi? Ta đã gánh hết vì con kia rồi, gánh chi cho ta, con ôi? Ta phó hết bảo vật cho con rồi, phó chi cho ta, con ôi?
  • Tôi nói đến đây, không thể nào không nhắc lại với anh chị em câu chuyện Chúa Jêsus hỏi Phierơ nơi bờ biển Ti-bê-ri-át vào một buổi sớm mai được ghi lại trong sách Tin Lành Giăng đoạn 21:15-17: Hỡi Si môn, con Giô-na, ngươi yêu ta … chăng? Ngươi yêu hơn những kẻ nầy chăng? Tôi cảm nhận Chúa Jêsus muốn nghe tiếng của chính Phierơ nói với Ngài: Con yêu Chúa! Chúa muốn nghe Phierơ nói lời đó biết bao nhiêu, dù Chúa biết hết mọi sự, nhưng Chúa vẫn muốn nghe tiếng chúng ta nói với Chúa như Chúa muốn nghe Phierơ nói. Ngày nay Chúa sẽ hỏi chúng ta: Con yêu ta chăng? Con yêu ta hơn những kẻ nầy chăng? Con yêu ta hơn NHỮNG THỨ NẦY CHĂNG? Những thứ mà chúng ta đã theo đuổi những ngày qua đến nỗi quên mất Chúa.
  • Dĩ nhiên trong chặng đường đến với Chúa sẽ có nhiều khó khăn, sẽ có những trở ngại. Nhã ca 2:15 ví những trở ngại đó là NHỮNG CON CHỒN NHỎ PHÁ HẠI TRONG VƯỜN NHO – một vườn nho đang trổ bông. HÃY BẮT NHỮNG CON CHỒN ĐÓ ĐI, ĐỪNG ĐỂ. Hãy nhờ ơn Chúa vượt qua những ngăn trở đó, những thử thách đó, đừng để nó phá hại vườn nho yêu Chúa của chúng ta.
  • Nó chỉ là những con chồn nhỏ mà thôi.
  • Và Lời Chúa dạy chúng ta hôm nay là hãy để Chúa thuộc về chúng ta, và hãy hứa với Chúa: Con thuộc về Chúa, cho đến khi HỪNG ĐÔNG LỘ RA, khi BÓNG TỐI TAN ĐI, ngày mặt trời công bình là Chúa Jêsus Christ trở lại, ngày mỗi chúng ta gặp Chúa mặt đối mặt, ngày Lương Nhơn Tôi trở về đón tôi.
  • Rôma 8:38-39, Phaolô quyết chắc rằng không có sức mạnh nào có thể phân rẽ ông khỏi tình yêu của Chúa Jêsus Christ.
  • Xin lời đó là lời của mỗi chúng ta.


Đề mục: TÌNH YÊU THẬT
Kinh thánh: Nhã ca 3:1-4
Câu gốc: Nhã ca 3:1a, Ban đêm tại trên giường mình, tôi tìm người mà lòng tôi yêu dấu…
Mục đích: Giúp con cái Chúa nhận diện rõ tình yêu của Chúa dành cho chính mình sau những lần mình không yêu Chúa.
Tham khảo: Rôma 12:9 và I Timôthê 2:13

I/. NỖI NHỚ NHUNG TRONG TÌNH YÊU THẬT:
  • Nhã ca 3:1.
  • Nói đúng ra là không có tình yêu giả, vì khi đã yêu nhau thì người ta không giả dối với nhau được. Nhưng có những người đóng vai tình yêu như một kịch sĩ, có những lời nói yêu thương, có những hành động yêu thương, mà thực chất không có trái tim yêu thương, đó là tình yêu giả.
  • Một phương diện khác, có nhiều người – nhất là các bạn trẻ, khi mới bước vào chuyện tình yêu thì cứ nghĩ đến những nụ hoa hồng đẹp rực rỡ, họ quên những cái gai nhọn dưới đóa hồng.
  • Cảm ơn Chúa, qua Kinh thánh, đặc biệt là sách Nhã ca, chúng ta được Lời Chúa dạy rõ ràng một Tình Yêu Thật là như thế nào. Và một Tình Yêu Thật bao giờ cũng bắt đầu bằng một nỗi nhớ nhung nhau.
  • Tình yêu sẽ làm cho người ta không ngủ được! Đó là một thực tế, một tâm lý chung của những người trong lứa tuổi tình yêu. Đây cũng là kinh nghiệm của nàng thiếu nữ trong sách Nhã ca khi nàng thốt lên: Ban đêm tại trên giường mình, tôi tìm người mà lòng tôi yêu dấu.
  • Tại sao không ngủ được? Vì cứ mong ước trời mau sáng để lại được gặp nhau. Tôi nghĩ rằng tôi không cần diễn tả nỗi nhớ nhung đó, vì anh chị em đã một thời kinh nghiệm và nhất là các bạn trẻ nào đang yêu hiểu được câu Kinh thánh nầy.
  • Chỉ có một điều đáng phải học là các thánh đồ trong Kinh thánh, họ thường áp dụng những kinh nghiệm đời thường của họ vào đời sống thuộc linh rất hay, ngay cả việc nhớ nhung người yêu về đêm, như:
    • Thi thiên 63:6, vua Đa-vít đang lúc chạy trốn Sau-lơ, hay chạy trốn sự nổi loạn của Ap-sa-lôm, chắc chắn một người nhiều tình cảm như Đa-vít đã nhớ nhà, nhớ cha nhớ mẹ, nhớ bao nhiêu người thân, và tôi tin rằng ông cũng nhớ đứa con trai yêu dấu Ap-sa-lôm đang nổi loạn chống lại ông. Nỗi nhớ nhung đó khiến ông không ngủ được, từ sự nhớ nhung trong canh khuya thanh vắng đó, Đa-vít nói với Chúa: Khi trên giường tôi nhớ đến Chúa, bèn suy gẫm về Chúa trọn các canh đêm. Đa-vít đã đem nỗi nhớ của mình áp dụng vào nỗi niềm nhớ Chúa của ông.
  • Nếu giờ nầy câu hỏi được đặt ra: Anh Chị em có thường nhớ Chúa không? Thì câu trả lời là gì? Câu trả lời tốt nhất là trong sách Các Quan xét 3:9, 15… Dân Y-sơ-ra-ên chỉ nhớ Chúa khi họ bị hà hiếp, bị khốn khổ, còn lúc thạnh vượng thì họ lại quên Chúa, chỉ nhớ việc ác, việc tội lỗi.
  • Cho nên có người áp dụng Nhã ca 3:1, trong đó có hai chữ “ban đêm” theo nghĩa bóng là lúc khó khăn, hoạn nạn, thử thách, thì nhớ đến Chúa. Tôi tin rằng đó cũng là lý do mà Chúa cho phép hoạn nạn, thử thách cứ tiếp tục đến trong đời sống của chúng ta, ấy là để chúng ta nhớ đến Chúa.
  • Hoặc có người chỉ nhớ Chúa vào lúc Dự Tiệc Thánh khi nghe đọc câu Kinh thánh trong I Côrintô 11:23-25.
  • Tôi xin Chúa cho mỗi chúng ta không phải khi gặp “Ban Đêm” hoặc dự Tiệc Thánh, mới nhớ Chúa, mà chúng ta có thể nói với Chúa: Chúa ơi, lòng con yêu mến Chúa, đến nỗi Ban Đêm, ngay trong giấc ngủ con cũng nhớ đến Chúa, suy gẫm về Chúa trọn các canh đêm. Ít nhất, ngay giờ nầy, ngồi nghe Lời Chúa nói đến một cô thiếu nữ yêu thương một người tình mà ban đêm còn nhớ đến, thì cá nhân mỗi chúng ta giờ nầy có nhớ đến Chúa không hay suy nghĩ đang đi dạo một Market (một cửa hàng) hoặc một Park (công viên) nào đó?

II/. GIẬN HỜN TRONG TÌNH YÊU:
  • Nhã ca 3:2-3
  • Tôi không biết từ thuở nào ông bà xưa của người Việt nam chúng ta có một câu nói đầy kinh nghiệm trong tình yêu: YÊU NHAU LẮM, CẮN NHAU ĐAU!  Dĩ nhiên hai chữ “cắn nhau” đây không nói về nghĩa đen là dùng răng mà cắn, nhưng là những va chạm, giận hờn.
  • Và trong lúc yêu nhau, ngay cả suốt thời gian chung sống vợ chồng, sự giận hờn nhau thường là từ những nguyên nhân dường như quá nhỏ nhặt đến độ vô lý.
  • Chúng ta hãy nghe đôi tình nhân trong sách Nhã ca giận hờn nhau, được ghi lại trong đoạn 5:2-3
    • câu 2, tôi ngủ nhưng lòng tôi tỉnh thức. Ay là tiếng của lương nhơn tôi gõ cửa… Sự giận hờn chỉ là chuyện Lương nhơn về nhà lúc nàng đã chuẩn bị đi ngủ.
    • câu 3, chuyện giận hờn chỉ là chuyện mặc áo, mang giày ra mở cửa, nhưng không làm. Thật ra thì nàng có thể mặc áo và rửa chơn lại, nhưng một chút giận hờn đã ngăn trở. Thế là giận nhau.
  • Giận nhau rồi thì sao? Rồi lại nhớ và đi tìm nhau. Đó là tình yêu thật của hai người.
  • Chúng ta hãy nghe nàng thiếu nữ tìm kiếm người yêu trong 3:1b-3, nàng đi quanh các đường phố, các ngã ba, nàng hỏi những kẻ canh tuần.
  • Nếu so với 5:6-8, sự lo lắng của nàng thiếu nữ càng tăng thêm, như bị người ta đánh, bị thương tích.
  • Anh chị em nghĩ lại xem có biết bao nhiêu lần trên con đường theo Chúa, chúng ta cũng thường giận Chúa như vậy. Chúa chỉ đòi hỏi chúng ta dành cho Chúa một chút thì giờ, nhưng chúng ta đã trả lời với Chúa như nàng thiếu nữ đã trả lời: Tôi không có thì giờ mặc áo lại, tôi không muốn phải rửa chơn lại. Rồi một sự khuyên lơn thúc hối nào đó của Chúa qua Ban Thăm viếng của Hội thánh, chúng ta bực mình, và giận Hội thánh, giận Chúa, không thèm nhóm lại, đôi khi không thèm tin Chúa nữa.
  • Đến một lúc nào đó bị “chúng đánh bầm mình” giữa thế gian, thất bại nghiêng ngã, chúng ta lại đi tìm Chúa.
  • Câu chuyện hay nhất để chúng ta học được bài học giận Chúa đi tìm Chúa được ghi trong sách Tin Lành Luca 2:41-50,
Kinh thánh ghi thuật rằng Ma-ri và Giô-sép đưa Chúa Jêsus lúc Ngài 12 tuổi từ Na-xa-rét lên Đền thờ tại Giê-ru-sa-lem để dự lễ Vượt qua. Dĩ nhiên đây là ngày vui của cả nước Y-sơ-ra-ên, giống như ngày Tết của người Việt nam. Trong những ngày vui đó, Ma-ri và Giô-xép mảng lo việc gì đó, trong khi cứ tưởng đứa con trai 12 tuổi của mình đang cùng về.
Đi hết một ngày đường mới phát giác là họ đã lạc mất Chúa. Thế là họ phải quay lại tìm Chúa.
Anh chị em xem, Ma-ri và Giô-sép lạc Chúa mấy ngày? Câu 44, MỘT NGÀY
Để tìm lại Chúa, họ mất mấy ngày? Câu 46, BA NGÀY.
  • Sau năm 1975, có nhiều Cơ-Đốc nhân đã học kinh nghiệm như vậy. Có những người trước 1975, họ là những Sĩ quan cấp cao, họ mảng lo tìm kiếm sự vui chơi đời nầy, ít khi nào nhớ Chúa, nhớ Hội thánh, nhớ Kinh thánh, nhớ những bài Thánh ca. Rồi sau biến cố 1975, họ bị đánh bầm mình, bầm mẩy, họ chợt nhớ đến Chúa và quay lại tìm kiếm Ngài.
  • Bây giờ thì sao? Cũng có một số người sống thịnh vượng, họ nói với Mục sư, nói với Ban Thăm viếng của Hội thánh: Tôi cởi áo ngoài rồi, làm sao có thì giờ mặc lại để tiếp Chúa? Tôi đã rửa chơn rồi, không có thì giờ để bước xuống gặp Chúa… Tôi không biết khi nào họ sẽ bị đánh bầm mình bầm mẩy như cô thiếu nữ trong Nhã ca 5:6-7.
  • Xin Chúa cho mỗi chúng ta, trước khi bị đánh bầm mình bầm mẩy, thì học lấy thái độ của nàng thiếu nữ ấy trong 3:1b-3,
    • câu 1b, tôi tìm kiếm
    • câu 2, tôi nói: ta sẽ trỗi dậy BÂY GIỜ … đặng tìm người mà lòng tôi yêu mến
    • câu 3, tôi hỏi: các ngươi có thấy người mà lòng ta yêu mến chăng?
  • “BÂY GIỜ”! Không phải ngày mai, và cũng không phải tối nay! Ngay bây giờ xin Chúa cho mỗi chúng ta quyết định trỗi dậy tìm lại Chúa hết lòng. Và Chúa hứa:
    • “Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng (Giê-rê-mi 29:13).
    • Chúa hứa: “Hãy tìm, sẽ gặp” (Mathiơ 7:7)

III/. NẮM CHẶT TÌNH YÊU THẬT:
  • Nhã ca 3:4
  • Chúng ta có thể diễn thuật câu Kinh thánh nầy như sau:
    • Tôi vừa đi khỏi chúng xa xa… “chúng” là ai? Câu 3, “chúng” là bọn canh tuần, những kẻ mà mình nương dựa trong đời nầy để tìm Chúa, chúng là những kẻ đã làm khổ mình đánh bầm mình bầm mẩy mình. Tôi vừa lìa khỏi, từ bỏ sự nương dựa thế gian nầy, thì sao?
    • Thì (tôi) gặp người mà lòng tôi yêu mến… Rõ ràng Chúa không ở xa chúng ta, nhưng tại chúng ta mãi lo nhìn vào những kẻ canh tuần, mãi nhìn vào những cây sậy giữa thế gian, nên mắt bị che khuất không nhìn thấy Chúa.
Tôi nhớ đến tiên tri Ê-sai, ông là một tiên tri chắc chắn ông biết Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi, nhưng mà thật sự ông chỉ thấy được Chúa khi vua Ô-xia băng (Êsai 6:1), khi mà hình ảnh một vị vua lý tưởng theo mắt ông không còn, thì Ê-sai la lên: “Về năm vua ô-xia băng, TÔI THẤY CHÚA.”
  • (Tôi) bèn nắm tay người, không khứng buông ra, Tôi thích hình ảnh nầy quá. Thật là cả một kinh nghiệm của người lạc mất Chúa mà tìm lại được, nhất định không buông Chúa ra nữa.
Sách Sáng thế ký 32:24-26, ghi lại câu chuyện Gia-cốp khám phá ra Chúa, ông đã nắm lấy Chúa không chịu buông Ngài ra cho đến khi nào Chúa ban phước cho ông.
Hãy khám phá Chúa, hãy học một kinh nghiệm về Chúa cho chính mình, đừng chỉ có Chúa qua kinh nghiệm của những người khác, tôi quả quyết rằng, khi chính mình khám phá Chúa, anh chị em sẽ nói được những lời như trong Nhã ca 3:4 nầy, Tôi bèn nắm tay người, KHÔNG KHỨNG BUÔNG RA.
  • Cho đến khi đưa người về nhà mẹ tôi, vào phòng của người đã thai dựng tôi.
Tình yêu thật bao giờ cũng sẽ đưa đến một lễ cưới – tức là “đưa người về nhà mẹ tôi”. Ở Mỹ nầy cũng như ở Việt nam, một tình yêu thật sẽ khiến đôi bạn dạn dĩ đưa người yêu mình về trình diện cha mẹ.
Lễ Cưới không phải là kết thúc tình yêu như nhiều người lầm tưởng, mà là quyết tâm của hai người “Nắm Chặt Tay Nhau, Không Khứng Buông Ra” nữa. Đó là lý do tôi không gọi phần bài chia sẻ nầy là Kết thúc tình yêu, hay kết luận tình yêu…mà là Nắm Chặt Tình Yêu.
  • Từ những bài học đầu tiên trong đoạn 1 sách Nhã ca đến bài nầy, chúng ta thấy tình yêu Chúa quá cao vời đối với chúng ta là người không đáng yêu, thế mà Chúa vẫn yêu và còn mãi yêu chúng ta, như bao nhiêu lần Chúa phán:
  • Giê-rê-mi 31:3, Đức Giê-hô-va từ thở xưa hiện ra cùng tôi và phán rằng: Phải, ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi; nên đã lấy sự nhơn từ mà kéo ngươi đến.
  • Giăng 13:1b, Lời Chúa làm chứng rằng: Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng.
  • Vậy thì, trong giờ nầy, ngay bây giờ, anh chị em có thể nói với Chúa như nàng thiếu nữ kia nói với Lương Nhơn Tôi: “Tôi đã gặp người mà lòng tôi yêu mến, Tôi nắm lấy tay người, Tôi không khứng buông ra, cho đến chừng nào tôi thật sự ở trong Nhà Chúa đời đời”?


Đề mục: NHỮNG CÂU QUEN THUỘC
Kinh thánh: Nhã ca 2:10-13
Mục đích: Học những câu Kinh thánh quen thuộc trong sách Nhã ca để áp dụng vào đời sống Cơ-Đốc nhân.

1/. MÙA ĐÔNG ĐÃ QUA:
  • Nhã ca 2:10-13
  • Điều cảm ơn Chúa là chúng ta học những câu Kinh thánh nầy đúng vào lúc thời tiết tại Đất Mỹ nầy cũng đang hết mùa Đông lạnh lẽo để chuyển vào Mùa Xuân ấm áp, cho nên chúng ta dễ cảm nhận cái hay của Kinh thánh, qua sách Nhã ca nầy.
  • Như chúng ta đã học, sách Nhã ca ghi lại một câu chuyện tình yêu đầy thơ mộng của đôi Thanh niên nam nữ, hoặc của một vị Vua với một nàng thôn nữ đẹp.
  • Câu 10 giới thiệu cho chúng ta biết đây là một cuộc hò hẹn của hai người yêu nhau:
    • Nhân vật chính là “Lương Nhơn tôi”, chữ “Lương Nhơn” chỉ được dùng người chồng, mà là người chồng được yêu thương, người chồng tốt. Nếu chúng ta đọc lại những câu trong Thượng văn, Lương nhơn nầy có những đặc điểm như:
1:16, “Lương nhơn tôi” dáng người là xinh tốt, tánh tình thì hợp ý, nơi ở thì sang trọng.
2:3, so sánh với những thanh niên khác, thì những thanh niên đó chỉ là những cây rừng, còn “Lương nhơn tôi” thì như cây bình bát hay cây táo.
Như vậy, “Lương nhơn tôi” là người rất đáng được yêu thương và đang được yêu thương.  
  • Nhân vật thứ hai trong câu chuyện nầy là “Bạn tình ta”. Cũng vậy, nếu chúng ta đọc lại phần thượng văn, thì
1:15, “Bạn tình ta” là một thiếu nữ thanh lịch thay, thanh lịch thay. Cách nói hai lần như vậy để nhấn mạnh làm cho vẻ đẹp tăng thêm: mình đẹp và đẹp lắm. Tôi thích chữ “MÌNH” trong bản Kinh thánh Việt ngữ được dùng ở đây – trong tiếng Anh, chỉ là YOUR, đối tượng nào cũng YOUR, trong khi tiếng Việt, chữ MÌNH  chỉ dùng cho người thương yêu nhất như vợ hoặc chồng.
Như vậy “Bạn tình ta” ở đây không phải là một người tình để đi dạo phố, mà là một đối tượng thật được yêu thương, rất yêu thương.
2:2, “Bạn tình ta” được so sánh với các cô thiếu nữ khác, thì các thiếu nữ khác chỉ là GAI GỐC, còn “Bạn tình ta” thì như hoa huệ. Tác giả không so “Bạn tình ta” với các loài hoa khác, mà so với gai gốc. Đặc biệt là “Bạn tình ta” được ví như hoa huệ, một loài hoa có vẻ đẹp thuần khiết, tượng trưng cho sự trong sạch, đơn giản, không kiêu sa như hoa hồng, không đài các như hoa lan, không rực rỡ như hoa cúc.
Như vậy, “Bạn tình ta” được yêu thương là một thiếu nữ đẹp cách trong sáng, nết na trinh thuận.
  • Chắc chắn với hai nhân vật như vậy, chúng ta không thể áp dụng cho ai khác hơn là chính Chúa Jêsus Christ và Hội thánh.
Về Chúa Jêsus Christ, thánh Phierơ mô tả vẻ đẹp của Ngài trong thư I Phi. 2:22-23
Về Hội thánh, thánh Phaolô mô tả vẻ đẹp của Hội thánh trong Eph. 5:26-27
  • Câu 11, Thời gian hẹn hò là lúc Mùa đông đã qua, mưa đã dứt hết rồi.
Ở Palestine có hai mùa: mùa khô từ tháng tư đến tháng Chín (April-November), và mùa mưa từ tháng Mười đến tháng Ba (October-March). Mùa đông kèm theo mưa nhiều. Cho nên câu 11 nói rằng: Mùa đông đã qua, mưa đã dứt, ý nói rằng mùa mưa đã hết, mùa Xuân hay mùa khô bắt đầu.
Theo cách áp dụng sự dạy dỗ của Kinh thánh, thì mùa đông rét mướt, lạnh lẽo, thường áp dụng cho những hoạn nạn, những ngày đen tối trong cuộc sống, hoặc là hoàn cảnh lúc chưa tin nhận Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của đời sống mình.
Cảm ơn Chúa, qua câu 11 và 12, chúng ta nghe được tiếng Chúa Jêsus
  • như mời như gọi ai đó là người chưa tin nhận Ngài: CHÚA ĐÃ LÀM XONG SỰ CỨU RỖI VÔ GIÁ, sự đoán phạt như mùa đông, mùa mưa lạnh tối tăm không còn cho những người ở trong Chúa Jêsus Christ nữa – Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, bây giờ phần của người ấy là: HÃY CHỖI DẬY VÀ ĐẾN.
  • Tiếng Chúa Jêsus như mời như gọi Cơ-Đốc nhân chúng ta: Đừng sợ, ta đã thắng thế gian rồi! (Giăng 16:33).
  • Câu 12-13, cho chúng ta biết địa điểm của cuộc gặp gỡ yêu thương nầy là:
    • Nơi có bông hoa nở, đang nở, nghĩa là nơi rất đẹp
    • Nơi có đầy ắp tiếng hát xướng, nghĩa là nơi vui vẻ
    • Nơi có tiếng chim hót, nghĩa là nơi an bình.
    • Nơi có trái cây đang vào mùa chín mọng, sực nức mùi thơm, nghĩa là nơi đầy phước hạnh.
Với tất cả vẻ đẹp của một địa điểm như vậy, chúng ta còn tìm đâu hơn là những ngày Trời trên đất và một Thiên đàng trong tương lai, nơi Hội thánh được ở với Cứu Chúa Jêsus Christ, mà Sứ đồ Giăng đã mô tả trong sách Khải huyền.

II/. CON CHỒN NHỎ:
  • Nhã ca 2:15
  • Con vật được nói đến trong câu nầy là CON CHỒN, đôi khi được dịch là CHÓ RỪNG. Tính từ “NHỎ”, có thể đó là loài sóc hay gặm nhấm trái cây trong vườn, mà chúng ta thường thấy trên đất Mỹ nầy.
  • “Con chồn nhỏ” hay có thể là “Con Sóc” là loài gặm nhấm, một loài động vật có vú, thân hình giống chuột, không có răng nanh, nhưng có răng cửa dài và sắc dùng để gặm, nghĩa là ăn từ từ miếng nhỏ, hoặc khoét, như chuột, thỏ… Thức ăn thích nhất của nó là trái cây.
  • Trong Nhã ca 2:15 nầy cho thấy loài chồn nhỏ hay sóc nầy xuất hiện trong vườn nho, nó phá hại trái trên cành nho, nên có lời kêu gọi: Hãy bắt cho chúng tôi những con chồn, những con chồn nhỏ phá hại vườn nho..
  • Nho ở Palestine là một trong những nông sản chính, được trồng rất nhiều ở Palestine, vì thích hợp với đất và khí hậu. Trái nho được ăn tươi, hoặc phơi khô, hoặc ép lấy nước để uống hoặc làm gia vị chế biến thức ăn.
  • Tuy nhiên vườn nho được nói đến trong câu 15 nầy chưa có trái, chỉ mới ra hoa, đang trổ hoa nực mùi hương (câu 13), đang trổ bông (c. 15).
  • Vì vậy, Vườn nho lúc nầy hình bóng về tình yêu thương giữa chúng ta với Chúa Jêsus Christ, là mối liên hệ cá nhân giữa chúng ta với Chúa, từ ngày chúng ta tin Chúa đến ngày mà chúng ta có thể uống trái nho trong nước Chúa, là lúc Chúa Jêsus Christ tái lâm tiếp đón Hội thánh về với Ngài.
  • Và từ ngày chúng ta tin nhận Chúa đến ngày gặp Chúa, chắc chắn sẽ có rất nhiều “Con Chồn Nhỏ” ngoài những con thú lớn, sẽ xuất hiện với mưu ý phá hại vườn nho yêu thương.
  • Anh chị em phải nhớ đây là những con chồn nhỏ, khi ẩn khi hiện – hãy ra nhìn một con sóc trong vườn nhà chúng ta thì sẽ thấy. những con thú lớn là sự cám dỗ chối bỏ niềm tin chân chánh của chúng ta, nhưng những “con chồn nhỏ” với mục đích phá hại ngôi vườn tình yêu thương của chúng ta với Chúa, Phao-lô đã liệt kê tên của những “con chồn nhỏ” đó trong thư Rôma 8:35, Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? Có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng?
  • Anh chị em có nhớ điều gì làm cho dân Y-sơ-ra-ên nghi ngờ tình yêu thương của Chúa đối với họ nhiều nhất không, mặc dù họ đã kinh nghiệm được cứu khỏi nhà nô lệ Ai Cập?
  • Chúng ta xem câu chuyện đó trong sách Xuất Ê-díp-tô ký:
    • Xuất. đoạn 13 đến đoạn 15, dân Y-sơ-ra-ên vừa kinh nghiệm sự giải cứu kỳ diệu của Đức Chúa Trời trên đời sống họ, trước mặt họ, đạo quân Ai Cập bị tiêu diệt hoàn toàn trong Biển Đỏ.
    • Nhưng từ Xuất 15:22 đến đoạn 16, điều gì xảy ra? Ô, dân Y-sơ-ra-ên phàn nàn Chúa, nghi ngờ Chúa không thương họ, đem họ ra đồng vắng để chết khát, chết đói (16:1-3).
Con Chồn Nhỏ giữa dân Y-sơ-ra-ên là gì? Là nỗi sợ đói sợ khát, vì lo lắng đói khát, hay nói cách khác là có nhiều lúc chúng ta cũng như dân Y-sơ-ra-ên đã để cho Con Chồn Nhỏ là nỗi lo cơm ăn áo mặc làm cho chúng ta nghi ngờ Chúa không yêu thương chúng ta, nghĩ rằng Chúa để mình chết đói chết khát ngay trên Đất Mỹ nầy – một Đất Nước tràn đầy thức ăn thức uống.
  • Có hay không con chồn nhỏ nào trong đời sống chúng ta những ngày qua? Hãy bắt những con chồn nhỏ đó giao cho Chúa đi.
    • Hãy nói như Phao-lô nói: Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? … Tôi chắc rằng bất kỳ … chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.
    • Hãy nói như tác giả thư Hêb. 12:1, “Chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta…”.

III/. GIÓ BẮC – GIÓ NAM:
  • Nhã ca 4:16
  • Ở Palestine có nhiều loại gió:
    • Gió Đông hoặc Đông nam thổi từ đồng vắng A-ra-bi đến, đem đến sự nóng bức, khô hạn
    • Gió Tây thổi từ Địa Trung Hải, nên thường đem mưa đến.
    • Gió Nam là gió mát, nhẹ, đem đến sự ấm áp dễ chịu.
    • Gió Bắc là gió mạnh, đem rét mướt khó chịu đến.
  • Xét như thế trong bốn loại gió, thì chỉ một loại gió là dễ chịu, vì vậy, tác giả chỉ nói đến Gió Bắc và Gió Nam: Gió Bắc đại diện cho cái khó chịu; Gió Nam đại diện cho sự ấm áp dễ chịu.. Giữa bắc với nam cũng có sự đối nhau.
  • So sánh với Xachari 6:1-8, cũng như so với Khải huyền 6:1-8, bốn con ngựa cũng chỉ có một con ngựa là dễ chịu, mà bốn con ngựa cũng là bốn hướng gió.
  • Bây giờ trở lại với Gió Bắc và Gió Nam của Nhã ca 4:16, chúng ta có thể áp dụng bài học dạy dỗ gì cho đời sống Cơ-Đốc chúng ta?
    • GIÓ BẮC: thổi mạnh, đem rét mướt đến. hình bóng những khó khăn, hoạn nạn, thử thách, những vấn đề xảy ra làm khổ chúng ta.
Tác giả kêu gọi Gió Bắc hãy nổi dậy… hãy thổi trong (hay thổi vào) vườn nho của tôi, để làm gì? Để làm mùi thơm, hương thơm trong vườn bay ra.
Đây là một lẽ thật kỳ diệu về Đức Chúa Trời của chúng ta, về Tin lành mà Chúa Jêsus Christ ban cho chúng ta. Thay vì quan niệm thông thường của loài người là theo một tôn giáo để tìm chỗ an thân, không gặp khó khăn, không gặp nạn, thì Kinh thánh cho chúng ta biết rằng: Đôi khi Đức Chúa Trời lại cho phép Gió Bắc thổi vào đời sống chúng ta, cho phép hoạn nạn xảy đến, chúng ta phải đi ngang qua trũng bóng chết hay trũng khóc lóc.
Những hoạn nạn đó để làm gì? Để chúng ta có thể tỏa mùi thơm về Chúa khắp chốn.
Anh chị em hãy nghe Phao-lô nói về kết quả của những trận Gió Bắc thổi vào đời sống của ông
II Cô-rin-tô 1:8-11.
II Côrintô 2:14
Philíp 1:14
Lịch sử Hội thánh cũng chứng minh Hội thánh đầu tiên càng bị Đế quốc Lamã bắt bớ chừng nào lại càng kết quả nhiều chừng nấy. Mấy năm qua tại Việt nam, Đạo Chúa bị bắt bớ thì lại càng phát triển; trong lúc hải ngoại bình an thì lại chậm phát triển, nếu không muốn nói là không phát triển.
  • GIÓ NAM: là gió đem sự êm dịu đến, làm hình bóng về sự an ủi của Đức Thánh Linh.
Sách Công vụ Các Sứ đồ đã chứng minh rằng khi Đức Thánh Linh giáng lâm, thổi vào vườn nho Hội thánh thì Hội thánh đã tỏa mùi thơm khắp thế giới, bất chấp sức mạnh và âm mưu của Toà Công Luận cũng như quyền lực của Đế Quốc Lamã.
  • Bài học quý báu mà Lời Chúa trong Nhã ca 4:16 là Tác giả không ngại gió Bắc, vì người biết cầu nguyện xin gió Nam. Gió Bắc thử thách không đáng ngại, chỉ ngại là trong Gió Bắc hoạn nạn, chúng ta không biết tìm kiếm Gió Nam để xua cái lạnh rét.
  • Bài học quý báu mà chúng ta có thể học được là Lời Chúa trong Nhã ca 4:16 đã được Lịch sử Hội thánh làm chứng, khi Gió Bắc hoạn nạn thổi tới, mà Hội thánh có Gió Nam thổi vào, thì “Lương Nhơn Tôi” sẽ vào và Người hưởng được những trái ngọt ngào trong vườn nho Hội thánh của người.


Đề mục: KẾT LUẬN SÁCH NHÃ CA
Kinh thánh: Nhã ca 8:6-14
Câu gốc: Nhã ca 8:6a, “… Vì ái tình mạnh như sự chết…”
Mục đích: Học suốt Kinh thánh. Rút ra những bài học cho đời sống Cơ-Đốc nhân liên hệ với tình yêu.

I/. TÌNH YÊU LÀ GÌ?
  • Nhã ca 8:6-7
  • Thế gian có nhiều cách định nghĩa về Tình yêu, nhưng thật sự rồi cũng chẳng có một định nghĩa nào. Thí dụ như:
    • Có người nói: “Biết làm sao định nghĩa được tình yêu”
    • Có người than: “Đường vào tình yêu có trăm lần thương, có vạn lần buồn”.
    • Có người thắt mắc: “Tình yêu là cái chi chi? Cái chi chi cũng chi chi với tình.”
  • Còn Tự Điển Việt nam thì định nghĩa Tình yêu:
    • Yêu là “quyến luyến, nhớ thương nhiều”.
    • Yêu là xinh đẹp, như yêu kiều.
    • Yêu là sự đòi hỏi, như yêu cầu.
    • Yêu là một loài ma quái, như yêu tinh, yêu ma.
  • Nói chung, tất cả đều là những định nghĩa mơ hồ.
  • Cảm ơn Chúa, qua Lời Chúa trong sách Nhã ca chúng ta học được rất nhiều về tình yêu với Chúa và với nhau. Bây giờ những câu cuối của sách, tác giả đã ôn lại mọi phương diện liên quan tình yêu, đặc biệt trong câu 6 và 7, là một định nghĩa mọi mặt của tình yêu:
  1. câu 6a, Tình yêu như một dấu ấn:
    • Cái ẤN là một dụng cụ để đóng dấu, nhưng của Vua thì gọi là An, còn của các quan hoặc dân thì gọi là cái MỘC.
    • Khi đóng dấu (hay đóng An) trên vật gì đó, thì có nghĩa là vật đó thuộc về người có dấu hay ấn đó.
    • Lời Chúa ví tình yêu như một dấu ấn đóng nơi LÒNG hay nói rõ hơn đó là TRÁI TIM, ý muốn nói xác nhận trái tim đó đã có chủ, đã thuộc về người ghi dấu trong tim.
    • Vì trong trái tim là nơi không thể nhìn thấy được, nên thường dấu An đó được thể hiện qua Dấu chỉ nơi cánh tay hoặc ngón tay là chiếc vòng hay chiếc nhẫn.
    • Đó là lý do trong các Lễ Cưới, có nghi thức đeo nhẫn, ấy là để cô dâu chú rể công khai xác nhận trước mọi người họ là những người đã có dấu ấn trong trái tim.
  2. câu 6b-7, Tình yêu mạnh như sự chết.
  • Sự chết có một sức mạnh vô địch trên muôn loài vạn vật. Kinh thánh khẳng định: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần…” (Hêb. 9:27). Theo định luật đó, phàm là người thì phải chết, từ vị vua trong cung điện hay các lãnh tụ thế giới có biết bao người bảo vệ, đến người ở địa vị thấp hèn nhất trong xã hội; từ người già đến người trẻ, cả các bé sơ sinh, đều phải chết.
  • Lời Chúa trong sách Nhã ca ví tình yêu cũng có sức mạnh dường ấy. Tình yêu có thể giết chết một lực sĩ Sam-sôn, có thể đánh hạ một anh hùng bách chiến bách thắng như Đa-vít; tình yêu cũng làm mờ sự khôn ngoan của vua Sa-lô-môn. Tình yêu cũng có một sức mạnh đến nỗi khiến Đức Chúa Trời phải sai Con Một Ngài đến thế gian; tình yêu mạnh đến nỗi khiến Chúa Jêsus phải gác lại địa vị Đức Chúa Trời hạ mình làm người cứu nhân loại.
  1. Câu 6c, Tình yêu được ví vớiÂm phủ:
  • Lòng ghen (của tình yêu) hung dữ như Am phủ.
  • Luca 16:23-24 ghi lại nỗi khổ của người ở trong Am phủ với những từ ngữ: đau đớn, tôi bị khổ trong lửa nầy quá đỗi.
  • Một phương diện, tình yêu sẽ gây sự đau khổ, đau đớn cho con người.
  • Một phương diện khác, tình yêu củng có thể khiến một người đánh mất sự cứu rỗi, đẩy họ vào địa ngục hình phạt đời đời. Thật vậy có bao người vì yêu thế gian, yêu người của thế gian, yêu các vật ở thế gian, đã đánh mất lòng yêu Chúa, đánh mất niềm tin, chạy theo thế gian tạm bợ, chắc chắn không thể thoát khỏi hình phạt đời đời.
  1. Câu 6d, Tình yêu ví như sự nóng của lửa:
  • Sự nóng nó (sức nóng của tình yêu) là sự nóng của lửa, thật một ngọn lửa của Đức Giê-hô-va.
  • Lời Chúa không so sánh với lửa bình thường theo phương diện vật lý, mà so sánh với lửa của Chúa.
  • Kinh thánh sách Lêvi ký 10:1-2, ghi lại sức nóng từ lửa của Chúa đã thiêu nuốt hai con trai của A-rôn.
  • I Vua 18:38, thiêu của lễ, củi, thiêu luôn đá, bụi, rút nước khô cạn, nơi bàn thờ của lễ mà tiên tri Ê-li đã dâng.
  • Thật vậy, vì tình yêu mà có những người làm điều xằng bậy, nhưng cũng bởi tình yêu mà có những người tận hiến cuộc đời mình cho Chúa làm của lễ toàn thiêu.
  1. Câu 7a, Không hủy diệt được Tình yêu:
  • Tình yêu mạnh hơn nước, tình yêu có sức mạnh đến nỗi nước tưới không tắt,
  • Vì tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với gia đình Nô-ê, tình yêu đó đã làm cho gia đình Nô-ê không chết trong nước lụt của trận Đại Hồng Thủy.  không nhận chìm được, tiền bạc không mua chuộc được.
  • Kết luận lại, Lời Đức Chúa Trời qua sách Nhã ca bày tỏ cho chúng ta rằng tình yêu mà Chúa ban cho loài người chúng ta, nếu đặt đúng chỗ, đúng đối tượng trong niềm tin cũng như trong cuộc sống đời thường, thì chúng ta như bảo vật thuộc về Vua, mang dấu An của Vua, có sức mạnh vượt qua sự chết. Ngược lại nếu chúng ta không đặt tình yêu đúng chỗ, đúng đối tượng trong niềm tin cũng như trong cuộc sống đời thường, thì tình yêu sẽ trở thành vết sẹo xấu xa như đã đóng trên Sam-sôn, trên Đa-vít, trên Sa-lô-môn, hủy diệt chúng ta.
  • Nguyện những lời nầy tỉnh thức chúng ta xét lại tình yêu đối với Chúa và tình yêu của chúng ta đối với nhau.

II/. BÀI HỌC CHO MỌI LỨA TUỔI VỀ TÌNH YÊU:
  • Nhã ca 8:8-14
  1. Bài học cho Tuổi Mới lớn:
  • Nhã ca 8:8-9
  • Hai câu nầy Lời Chúa dành cho tuổi mới lớn, lứa tuổi còn phải học hỏi chuẩn bị cho tương lai.
  • Những từ ngữ: xây tháp bạc, đóng bít (cửa) lại, khuyên dạy lứa tuổi nầy một quyết định bảo vệ, chưa cần phải mở cửa cho tình yêu.
  • Đây là lứa tuổi của sự học hỏi. Không có tuổi nào học dễ bằng lứa tuổi nầy. Cũng chính lứa tuổi nầy quyết định tương lai của cả một đời người trên đất. Vì vậy, Lời Chúa rõ ràng khuyên tạm gác chuyện tình cảm để lo chuẩn bị sự nghiệp
  • Những chữ “Tháp BẠC”, “bít bằng VÁN”, có nghĩa:
  • Tháp là chỗ canh giữ; BẠC là chỉ về sự trong sạch, trong trắng.
  • Bít cửa bằng ván, không phải bằng đá, nghĩa là một sự tạm thời; ván hương nam là loại gỗ thơm, giữ mình vì danh thơm tiếng tốt.
  • Tôi mong rằng các em Thanh thiếu niên đang còn cơ hội học văn hóa, học nghề, nhờ ơn Chúa vâng theo Lời Chúa dạy hôm nay nỗ lực chuẩn bị sự nghiệp tương lai, để ngày mai chuyện tình cảm của các em là BẠC THẬT, là Mùi thơm quý báu.
  • Tôi cũng thiết tha kêu gọi Quý Vị phụ huynh nhờ ơn Chúa nhắc nhở khuyên dạy con em của mình bằng chính Lời Chúa, lấy sự yêu thương giúp các em Thanh thiếu niên giữ gìn tình cảm hiện tại để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai.
  1. Bài học cho Tuổi Đang Yêu:
  • Nhã ca 8:10-12
  • Câu 10, giới thiệu một người đã trưởng thành đủ về cơ thể và về kinh nghiệm trước mặt mọi người, nghĩa là đã bước vào lứa tuổi của tình yêu mà không cần bối rối.
  • Thế thì lứa tuổi nầy cần những bài học gì?
  • Cảm ơn Chúa, câu 11, một lần nữa Vườn Nho được làm hình bóng cho tình yêu đẹp giữa hai người:
  • Sa-lô-môn đại diện cho người nam trong tình yêu. Trong chuyện tình yêu, người nam thường luôn ở phía chủ động, đem giao vườn nho cho người canh giữ, với mong ước sẽ được nhận lại hoa lợi cho mình.
Tình yêu là giao nộp, không phải là đòi hỏi.
Kinh thánh làm chứng rằng Chúa đối với chúng ta cũng giống như vậy.
I Giăng 4:10, ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta.
Giăng 3:16, Chúa đã tuyên bố Ngài yêu thương thế gian, trong đó có chúng ta trước, và Ngài đã chủ động bày tỏ tình yêu của Ngài với Loài người bằng cách BAN CON MỘT CỦA NGÀI.
Tuy nhiên, Sa-lô-môn giao Vườn nho cho người yêu mình, ông không giao Vườn hoang, đất hoang, nghĩa là tình yêu có chuẩn bị chu đáo, xứng đáng.
Đặc biệt, Sa-lô-môn chỉ đòi hỏi 1.000 miếng bạc hoa lợi, mà không đòi một ngàn hai trăm. So với câu 12, sự đòi hỏi ở trong giới hạn mà người nhận vườn nho có thể thực hiện, chấp nhận được. Vì đây là thời kỳ đang yêu.
  • Câu 12, Nàng thiếu nữ nhận vườn nho cũng ý thức đặt “Vườn nho ở trước mặt” như một sự trân trọng mà đầy cảnh giác, giữ gìn. Nàng thiếu nữ nầy đáp lại tình yêu một ngàn miếng bạc, nhưng vẫn giữ hai trăm còn lại về phần mình.
Ngày nay có quá nhiều thanh niên thiếu nữ đã mạo nhận là sống văn minh, nên đã sống buông thả, không biết giữ gìn hai trăm phần của người mình yêu, hoặc phần hai trăm của mình. Họ không biết rằng đó không phải là nếp sống văn minh, mà thay vì họ có một vườn nho, họ đã biến vườn nho thành mảnh vườn hoang, họ đã trở về với nếp sống thời không có luật pháp đạo đức.
  • Phần hai trăm xin dành cho ngày cưới. Tôi mới vừa đọc trong quyển “Viết Về Nước Mỹ”, tập 2,000, có một người tên Võ Đình Long, một kỹ sư điện toán chuyên phần mềm, sống tại Fort Worth (Texas), có một người yêu là người Mỹ mang dòng máu Pháp-Ý, khi cô gái người yêu của anh tỏ ý dọn về ở chung với anh, Anh Võ Đình Long – dù đang sống ở Mỹ, cũng đã biết khuyên người yêu của mình chờ hai người làm Lễ Cưới rồi sẽ ở chung nhau. Tôi thán phục một người trẻ, có tình yêu và biết quý trọng tình yêu, dù ở trên một Đất Nước tự do, có khi bị lạm dụng thành phi đạo đức.
  1. Bài học cho người có gia đình:
  • Nhã ca 8:13-14
  • Với nhóm từ “Hỡi kẻ ở trong vườn”, chứng tỏ hai câu cuối của sách Nhã ca là lời của hai người đã lập gia đình đang trò chuyện với nhau.
  • Câu 13, Đây là lời của người chồng – tôi dùng chữ người CHỒNG, không còn là người tình, người yêu nữa, mà họ đã cưới nhau – tỏ ra rất muốn được nghe tiếng của người vợ. Những người làm chồng học được điều gì qua Lời Chúa dạy?
  • Lời Chúa dạy rằng, sau khi cưới nhau rồi, người chồng vẫn muốn được nghe tiếng NÀNG. Lời Chúa nói như vậy là ám chỉ có những người chồng sau khi cưới được vợ rồi thì không còn muốn nghe tiếng người vợ nói như thuở chưa cưới nữa. Anh em là những người làm chồng, muốn gia đình hạnh phúc thì lúc nào cũng phải biết lắng nghe tiếng của người vợ.
  • Bù lại, với hai chữ “LẮNG NGHE” cho thấy người vợ có giọng nói, cách nói với chồng thật dịu dàng, đến nỗi người chồng rất chú ý nghe. Người Việt nam có câu: Chim khôn tiếng hót rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Nếu người vợ lúc nào cũng la lối, cằn nhằn, thì người chồng cần gì phải lắng nghe cũng đã nghe rồi.
  • Câu 14, là lời của người vợ nói với chồng mình.
  • Cách gọi “Hỡi lương nhơn tôi” cho thấy tình yêu giữa hai người chồng vợ vẫn chan hòa như những ngày đầu tiên, và người chồng vẫn là một người chồng lương thiện, người chồng tốt, xứng đáng.
  • Người vợ mong muốn người chồng đối với mình như “con hoàng dương, hay là con nai con”. Con Hoàng dương hay là con sơn dương, một loài vật sống trên các núi cao, thích nhảy nhót; con nai con có tánh vui vẻ, nhảy nhót, không phải như những con nai lớn. Nghĩa là người vợ luôn muốn người chồng tánh tình vui vẻ.
  • Nhưng những chữ “Ở trên các núi thuốc thơm” nhắc người làm vợ muốn gia đình hạnh phúc, muốn người chồng sống vui vẻ với mình, thì người vợ phải như “Núi thuốc thơm” sẵn sàng đem lại cho người chồng niềm vui, an ủi; đừng làm cho gia đình thành một núi lửa hay một núi băng lạnh lùng.
  • Lời Chúa dạy bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình thật đơn giản biết bao, chỉ cần một người chồng biết lắng nghe và tạo sự vui vẻ; còn người vợ thì lời nói dịu dàng và sự an ủi.
  • Anh chị em hãy cùng tôi cảm ơn Chúa vì chúng ta có Lời Chúa – Lời kỳ diệu biết bao, dạy chúng ta sống trên đất cũng như trên trời.




Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.