Sáng Thế Ký

I/. TÊN SÁCH:

  1. Theo Hi-bá-lai văn: BERSHITH = BAN ĐẦU
  2. Theo Hi-văn: GENESIS = GỐC TÍCH (Đây là gốc tên sách theo Anh ngữ)
  3. Theo Việt ngữ: SÁNG THẾ KÝ. Tên nầy dịch theo Hán tự gồm ba từ: Sáng = Sáng tạo; Thế = Thế giới; Ký = ghi chép. Như vậy Sách Sáng thế ký là “bản Ghi Chép Cuộc Sáng tạo Thế giới”.

II/. TÁC GIẢ:

  • Tác giả được mọi người nhìn nhận là MÔI-SE
  • Bằng cớ chứng minh Môi se là tác giả sách Sáng thế ký là vì
  • 5 sách đầu của Kinh Thánh (thường gọi là Bộ Ngũ Kinh Môi se), nguyên là một Bộ, không chia ra như chúng ta có ngày nay. Đến khi Kinh Thánh Cựu Ước được dịch sang Hi-văn (Bản 70), thì vì độ dài của sách, các Dịch giả tiếng Hi-lạp đã chia ra 5 sách như hiện có. Một Bộ là của Môi-se, thì đương nhiên sách Sáng thế ký là sách đầu tiên trong Bộ 5 sách, phải là của Môi-se.
  • Vả lại, ngoài Môi-se, chúng ta không thể tìm được một người nào có khả năng viết được sách Sáng thế ký: Môi se có điều kiện học vấn, có điều kiện thời gian tiếp xúc với những chứng cớ sáng tạo của Chúa, có điều kiện hiểu biết địa lý…
  • Truyền thống của Do thái giáo từ đời Môi-se đến nay vẫn nhìn nhận Môi-se là tác giả của Bộ Ngũ Kinh.
  • Trong Tân Ước, Chúa Jêsus Christ cũng từng trưng dẫn tác giả của Cựu Ước là “Môi-se và các Tiên tri” (Luca 16:29; 24:27, 44, Chúa Jêsus Christ đang nói về hai phần trong số ba phần của Cựu Ước – Luật pháp / Tiên Tri / các sách Văn Thơ. Nói đến Môi-se là nói về từ Sáng thế ký đến Phục truyền Luật lệ ký; Còn Tiên tri là từ Giô-suê, Các Quan xét, Samuên, Các Vua, Êsai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên, 12 Tiểu Tiên tri).

III/. CHỦ ĐỀ:

Chủ đề của sách Sáng thế ký là: BAN ĐẦU hay BẮT ĐẦU
Chủ đề nầy do Tên sách, cũng là hai từ đầu tiên của sách Sáng thế ký (5 sách trong Bộ Ngũ Kinh đều lấy những tữ đầu tiên của sách để đặt tên cho sách)
Đặc biệt trong bản dịch Hoa ngữ thì dịch hai từ nầy phân biệt với hai từ đầu của sách Tin Lành Giăng 1;1. Từ ngữ dùng trong sách Sáng thế ký là KHỞI SƠ (chữ Khởi hàm ý vũ trụ nầy có một điểm bắt đầu lúc sơ khai); còn từ ngữ dùng trong sách Giăng là THÁI SƠ (chữ Thái hàm ý quá mức, to lớn quá, sơ khai của Ngôi Lời là xa xưa đến nỗi không biết được, không có khởi nguyên).

IV/. NIÊN HIỆU:
  1. Niên hiệu của sách Sáng thế ký:
Niên hiệu của sách Sáng thế ký là thuật kể từ lúc vũ trụ được sáng tạo đến khi dòng dõi của tuyển dân bắt đầu từ gia đình của Gia-cốp vào cư ngụ tại Ai Cập, kết thúc bằng cái chết của Giô-sép, tức là từ Ban đầu của vũ trụ đến khoảng năm 1,800 TC.
  1. Niên hiệu viết sách Sáng thế ký:
Điều chúng ta có thể khẳng định là Môi-se viết sách Sáng thế ký trong lúc dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên đi trong đồng vắng 40 năm. Vì khoảng thời gian nầy, Môi-se đã gặp Chúa, đầy lòng yêu mến Chúa, được Chúa nói chuyện mặt đối mặt, ngoài những tài liệu ông có được qua học vấn tại Ai Cập (Công vụ 7:22), những tài liệu chuyển tiếp thế hệ từ gia đình Gia-cốp còn lại, chắc chắn ông đã được Đức Chúa Trời ban sự mặc khải trực tiếp để viết những điều xảy ra từ ban đầu của vũ trụ.
Niên hiệu viết sách được tính khoảng từ 1450 – 1410 TC (hoặc 1391 – 1331 TC.)

V/. BỐ CỤC SÁCH:

Với chủ đề BAN ĐẦU (BẮT ĐẦU), chúng ta có hai cách chia Bố cục sách Sáng thế ký:

A/. BỐ CỤC TỔNG QUÁT.
1/. Từ 1: đến 11: 9, Nguồn gốc nhân loại
2/. Từ 11:10 đến 50: Nguồn gốc tuyển dân Y-sơ-ra-ên.
B/. BỐ CỤC CHI TIẾT
Chủ đề: BAN ĐẦU (BẮT ĐẦU)
Câu gốc: 1:1
1/. Bắt đầu muôn vật: 1: - 2:
a/. Bắt đầu vũ trụ: 1:1-25
b/. Bắt đầu con người: 1:26-2:
2/. Bắt đầu tội lỗi: 3: - 4:
a/. Bắt đầu nguyên tội: 3:
b/. Bắt đầu kỷ tội: 4:
3/. Bắt đầu nhân loại: 5: - 11:9
a/. Bắt đầu các chủng tộc: 5: - 10:
b/. Bắt đầu các ngôn ngữ: 11:1-9
4/. Bắt đầu tuyển dân: 11:10 – 50:
a/. Bắt đầu các Tổ phụ: 12: - 28:
b/. Bắt đầu các chi phái: 29: - 50:

VI/. QUAN HỆ CỦA SÁCH:

A/. QUAN HỆ VỚI KINH THÁNH
1/. Quan hệ với toàn bộ Kinh Thánh:
  • Sáng thế ký là bảng tóm lược toàn bộ Kinh Thánh về sự mặc khải của Đức Chúa Trời cho loài người.
  • Sáng thế ký là nguồn, các sách khác của Kinh Thánh là các nhánh sông càng chảy càng sâu, càng rộng.
  • Sáng thế ký là gốc, các sách khác của Kinh Thánh là thân là nhánh.
  • Sáng thế ký là mọng, là mầm, các sách khác của Kinh Thánh từ đó mọc lên.
2/. Quan hệ với Ngũ Kinh:
  • Về phương diện thuộc linh:
TÊN SÁCHÝ NGHĨA
Sáng thế kýHậu quả của tội lỗi
Xuất Ê-díp-tô kýĐược cứu chuộc khỏi tội lỗi
Lê-vi kýĐược tương giao với ĐCT
Dân số kýĐược Chúa dẫn dắt
Phục truyền luật lệ kýĐến đích

Đây là một bố cục đầy đủ về đời sống của Cơ-Đốc nhân: Bắt đầu từ khi nhìn biết tội lỗi, thấy được hậu quả của tội lỗi; sau đó được Chúa ban sự cứu chuộc khỏi tội lỗi như dân Y-sơ-ra-ên được cứu ra khỏi Ai Cập. Sau khi được cứu chuộc, chúng ta lại được Chúa cho bước vào mối tương giao với Chúa và được Chúa dẫn dắt từng bước trong cuộc sống hằng ngày, trên con đường đó có lúc mạnh mẽ, có lúc yếu đuối. Sau cùng qua những chặng đường nên thánh thực nghiệm, Cơ-Đốc nhân chúng ta được Chúa đưa đến đích là Đất Hứa thiêng liêng trên Trời.
  • Về phương diện dân Y-sơ-ra-ên:
TÊN SÁCHÝ NGHĨA
Sáng thế kýY-sơ-ra-ên được chọn
Xuất Ê-díp-tô kýY-sơ-ra-ên được cứu
Lê-vi kýY-sơ-ra-ên được biệt thánh
Dân số kýY-sơ-ra-ên được thử nghiệm
Phục truyền luật lệ kýY-sơ-ra-ên được phước
Với Bố cục nầy, chúng ta học được bài học về tuyển dân Y-sơ-ra-ên để áp dụng cho tuyển dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh là Cơ-Đốc nhân chúng ta.
Dân Y-sơ-ra-ên cũng phát nguồn từ dòng dõi tội lỗi, sinh ra trong tội lỗi, như Áp-ra-ham vốn ở tại U-rơ thành phố tội lỗi, rồi lại làm nô lệ cho tội lỗi (như Nhà Ai Cập). Bởi Ân điển yêu thương Chúa đã cứu chuộc Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, rồi qua những tế lễ, biệt riêng họ làm một dân thánh. Đến sách Dân-số ký, dân Y-sơ-ra-ên được thử nghiệm niềm tin nơi Chúa qua đắc thắng cũng như qua những thất bại. Dù vậy, cuối cùng Y-sơ-ra-ên cũng đã được Chúa đưa vào Đất Hứa như Chúa đã hứa cùng Tổ phụ của họ và chính họ.
  • Về phương diện Đức Chúa Trời:
TÊN SÁCHÝ NGHĨA
Sáng thế kýĐCT Toàn Năng
Xuất Ê-díp-tô kýĐCT Yêu thương
Lê-vi kýĐCT Thánh khiết
Dân số kýĐCT Công bình
Phục truyền luật lệ kýĐCT Thành tín

Bây giờ với Bố cục nầy, chúng ta lại học được về Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Năng với bằng cớ qua sự sáng tạo trời đất muôn vật cùng loài người chúng ta. Chúng ta cũng học biết được một Đức Chúa Trời yêu thương qua hành động giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, đặc biệt là hoàn toàn bởi Ân điển, dân Y-sơ-ra-ên chỉ ngồi yên trong khi Chúa làm hết mọi sự. Với sách Lê-vi ký, chúng ta lại nhìn thấy một Đức Chúa Trời thánh khiết không dung chịu tội lỗi, buộc tội lỗi phải được đền trả qua của lễ. Bài học kỳ diệu nữa là qua sách Dân số ký, Đức Chúa Trời đã bày tỏ Ngài là Đức Chúa Trời Công Bình, chẳng kể kẻ có tội là vô tội – dù kẻ đó là tuyển dân của Ngài, Chúa đã sẵn sàng phạt những người vô tín, chống nghịch Chúa. Tuy nhiên, Chúa cũng là Đức Chúa Trời Thành Tín, điều chi Chúa hứa thì Ngài sẽ làm thành, và Chúa đã làm thành lời hứa của Ngài với Tổ phụ dân Y-sơ-ra-ên bằng cách đưa họ vào Đất Hứa.
Câu hỏi đặt ra: Như vậy, bố cục của 5 sách đầu Kinh Thánh có phải là ngẫu nhiên không? Câu trả lời không thể khác hơn là: KHÔNG! Đó là bằng cớ để chúng ta tin rằng:“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn”.
3/. Quan hệ với Tân Ước:
  • Có 17 sách trong Tân Ước trích dẫn sách Sáng thế ký.
  • Chính Chúa Jêsus Christ thường trích dẫn Sáng thế ký
Math. 19:4-6; 24:37-39
Luca 17:28-29, 32
Giăng 1:51; 7:21; 8:49-58
  • Những hình bóng về Chúa Jêsus Christ:
    • Sáng. 3:15, dòng dõi người nữ (Math. 1:17, 23)
    • Sáng. 3:21, Chiên con bị giết từ buổi sáng thế (Khải. 13:8)
    • Sáng. 4:4, sinh tế chiên con (Giăng 1:29)
    • Sáng. 7:1, 7, chiếc tàu Nô-ê. (Công vụ 4:12)
    • Sáng. 14: vua Mên-chi-xê-đéc (Hêb. 7:2-3, 17)
    • Sáng. 22: Y-sác được dâng (Gal. 4:28-31)
    • Sáng. 37 – 41: Giô-sép:
Sáng. 37:3 được cha yêu thương (Math. 3:17)
Sáng 37:4 bị anh em ghen ghét (Giăng 18:25)
Sáng. 37:24 bị anh em giết (Math. 27:35-37)
Sáng 49:1-45, trở nên phước cho dân ngoại, có vợ người ngoại bang, về sau được anh em tôn trọng; Phục. 30:1-10, Công. 15:14; Rôma 11:1, 15, 25-26)

B/. QUAN HỆ VỚI THẾ GIAN.
1/. Quan hệ với Satan:
  • Satan tỏ ra thù nghịch đặc biệt với Sáng thế ký, nên nó nhắm vào Sáng thế ký để tấn công. Vì Satan bị Sáng thế ký phơi trần là nó có thật (nó chỉ núp sau con rắn), trong khi nó muốn người ta quên sự có mặt của nó.
  • Qua Sáng thế ký, chúng ta biết:
    • Satan là kẻ thù nghịch của Đức Chúa Trời.
    • Satan là kẻ lừa dối con người.
    • Satan là kẻ bị diệt.
  • Sáng thế ký bị công kích nhiều nhất (1:1 – 11:9 là những đoạn bị công kích nhiều nhất.
2/. Quan hệ với Tôn giáo:
  • Sáng thế ký 1:1 đánh đổ các lý thuyết tôn giáo:
    • Thuyết Vô thần (Atheism): Trong khi Thuyết Vô thần chủ trương không có Đức Chúa Trời, thì 1:1 chứng minh có Đức Chúa Trời.
    • Thuyết Đa thần (Polytheism): Trong khi thuyết Đa thần cho rằng có nhiều thần, thì 1:1 chứng minh chỉ có MỘT Đức Chúa Trời.
    • Thuyết Duy vật (Materialtism): Thuyết Duy vật cho rằng chỉ có vật chất, thì 1:1 chứng minh Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên muôn vật.
    • Phiếm thần giáo (Pantheism) cho rằng mọi vật đều là thần, thì 1:1 chứng minh Đức Chúa Trời có trước muôn vật
  • Sáng thế ký đánh đổ thuyết TIẾN HÓA TÔN GIÁO. Các nhà Thần học Tự do cho rằng Tôn giáo phát sinh từ sơ bộ đến nhận thức thô sơ (mê tín) tiến đến nhận thức phức tạp (thờ thần) qua các giai đoạn:
    • Linh hồn giáo: loài người bắt đầu thờ linh hồn người chết, còn ngu muội, mê tín, chưa có ý niệm về thần linh.
    • Tôn thờ thần vật: Loài người phát giác (?) các vị thần, linh hồn, ngự trong đá, cây, sông, núi, …, nên họ thờ lạy.
    • Thượng đẳng thần: Cuối cùng loài người tuyển lựa một thần là Đức Chúa Trời.
  • Tuy nhiên, sách Sáng thế ký trình bày hoàn toàn trái ngược lại: “Ban đầu con người thờ phượng một Đức Chúa Trời, chỉ sau khi phạm tội lại bày ra những sự thờ lạy sai lầm”.
3/. Quan hệ với Khoa học:
  • Sách Sáng thế ký không có mục đích dạy về khoa học, nhưng chỉ để bày tỏ một chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời dành cho con người. Dù vậy, Sáng thế ký vẫn tiềm tàng là một sách khoa học. Sáng thế ký được viết cách đây hơn 3,000 năm, nhưng vẫn tỏ ra thích hợp với hiểu biết khoa học hiện tại:
    • Về Nhân chủng học: Sáng thế ký chứng minh loài người đồng một gốc, giống nhau về hình dáng, tâm lý, sinh lý…
    • Về Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ các dân tộc có những điểm giống nhau (xem Webster New World Dictionary of the American Languages 1960 Edition)
    • Về Sinh vật học: Tiến trình sáng tạo thích hợp với sự chứng minh của khoa học về việc bắt đầu sự sống: Phải có sự sáng, nước, và đất, cũng cần có sự thay đổi ngày đêm để điều hòa khí hậu). Khoa học còn tiến xa hơn nữa và chúng ta sẽ còn nhiều bằng cớ tốt hơn.
VII/. NGHI ĐỀ CỦA SÁCH SÁNG THẾ KÝ:

1/. Thuyết vật chất hằng hữu:
Hơn 60 năm trước, người ta nhân danh khoa học để đả kích Sáng thế ký 1:1, vì lúc bấy giờ Khoa học dạy: Vật chất vốn có từ đời đời, không có khởi nguyên cũng không có tận chung, không có ai phá hủy hay tạo thêm vật chất. Con người thay đổi hình dạng vật chất, phá hủy những vật chất đã hoàn thành, nhưng vật chất nguyên thì vẫn hằng hữu. Nếu vật chất không thể bị tận diệt, thì Sáng thế ký 1:1 đáng nghi ngờ.
Nhưng Thuyết Năng Lượng và kết quả của hai trái bom nguyên tử chứng minh vật chất có thể biến thành năng lượng và năng lượng có thể biến thành vật chất. Vật chất đã có khởi nguyên.
Chúng ta hãy nghe mô tả trái bom nguyên tử thử nghiệm:
Ngày 15-7-1945, tại sa mạc New Mexico, gần làng Alamogordo có một cái tháp bằng thép cao 33m, treo một trái bom Plutonium nặng 4 tấn. Tướng Ferrel hai tay run run đặt một khối lượng Plutonium chỉ bằng trái bóng dã cầu (Baseball) trước sự chứng kiến của 40 nhà bác học – trong đó có Tướng Groves, nhà bác học Oppenheimer.
Mọi người lùi xa 40 Km. Lúc 5:30 ngày 16-7, bom nổ: ánh sáng gấp bội ánh sáng mặt trời giữa trưa hè tại Mexico, tiếng động xa 250 Km còn nghe và thấy ánh sáng. Tháp biến mất, chỗ đó sụp xuống 2 mét và hóa thủy tinh.
Ngày 6-8-1945, lúc 18:15, một trái bom dài 3m, rộng 2m, nặng 5 tấn, thả xuống đảo Hiroshima. Kết quả có 80.000 người chết (ước chừng 447.000 người chết và bị thương), gây nên trận bão 1.200 km/h, trong vòng 1,5 km nhà đều sập, xa 12 km các cửa kính cũng bị bể.
Trước khi nhà bác học Albert Einstein đưa ra lý thuyết về năng lượng E = mc, thì hai nhà bác học Lise Meitner và Frisch đã khám phá:
1gr Uranium bị phá vỡ = 8,5.1010 joule = 3 tấn than
Và hiện nay người ta còn khám phá ra chất “AntiHelium” (chất phản vật chất, đụng đến vật chất sẽ bị phá hủy).

2/. Tại sao Đức Chúa Trời lại để cho A-đam và Ê-va phạm tộiTại sao Chúa lại đặt cây biết điều thiện điều ác giữa vườn?
Sáng. 2:16-17 xác nhận khi dựng nên muôn vật trong đó có con người, chỉ con người được Đức Chúa Trời ban cho sự TỰ DO, đó là đặc điểm của con người, nghĩa là con người có quyềns ử dụng ý chí, tình cảm theo ý của mình. Con người đang ở thời kỳ trung tính lúc vừa được dựng nên: không thiện không ác. Câu 17 là phương tiện thử nghiệm con người THEO CHÚA hay THEO Ý MÌNH.
Đức Chúa Trời là công nghĩa, Ngài không vượt qua sự tự do mà Ngài đã ban cho con người. Do đó, Ngài không trực tiếp can thiệp vào hành động ăn trái cấm của con người, khi con người muốn ăn.
Tuy nhiên, việc ăn trái cấm sẽ không thành vấn đề nếu A-đam biết nhìn nhận tội lỗi khi Chúa hỏi (I Giăng 1:7). Rất tiếc là cả A-đam và Ê-va đều đổ tội cho người khác, không chịu nhận tội của mình (Sáng. 3:12-13).
Cảm ơn Chúa là Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời yêu thương, ngay từ khi con người phạm tội, Ngài đã chuẩn bị một phương pháp giải cứu con người.
3/. Sáng 6:1-2, con trai của Đức Chúa Trời là ai?
Một số người cho rằng “con trai Đức Chúa Trời” là thiên sứ kết hôn với loài người (họ căn cứ vào II Phi. 2:4; Giu-đe 6). Nhưng hai câu trênchỉ về các thiên sứ theo Satan phạm tội chống nghịch Đức Chúa Trời. Mathiơ 22:30, Chúa Jêsus xác nhận Thiên sứ không có đời sống vợ chồng.
Đa số đều đồng ý con trai của Đức Chúa Trời là dòng dõi Sết; vì từ Sết người ta bắt đầu cầu khẩn Chúa. Về con gái của loài người là dòng dõi của Ca-in, một dòng dõi bị rủa sả (4:11-12)
4/. Sáng 4:17, Vợ Ca-in là ai?
Đa số Thần học gia cho rằng vợ của Ca-in là em gái của Ca-in, vì lúc đó chưa có luật pháp, và phong tục chỉ chấp nhận cho cưới gả trong dòng họ (20:12; 24:4); giống như phong tục Trung quốc, Việt nam, chỉ kết hôn người trong làng, nếu khác làng sẽ bị phạt.
Chúng ta cũng có sự giải thích thứ hai: Vợ của Ca-in và dòng dõi “con gái loài người” trong 6:1-2 là dòng dõi của loài người đời TIỀN A-ĐAM còn sót lại sau cơn hủy diệt của Đức Chúa Trời do sự nổi loạn của Satan.
Các Nhà Giải nghĩa Kinh Thánh tin rằng trưúc khi dựng nên thế giới thời A-đam, Đức Chúa Trời đã một lần dựng nên loài người thời Tiền A-đam. Do sự nổi loạn của Satan (xem Êsai 14; Êxêchiên 28:), thế giới nầy đã bị hủy diệt một lần (Xem Sáng. 1:1 và 1:2; hoặc Sáng 2:4 và 2:5. Theo Luca 3:38 thì A-đam là con Đức Chúa Trời, như vậy dòng dõi A-đam phải được gọi là dòng dõi con Đức Chúa Trời; do đó, dòng dõi loài người là dòng dõi đời Tiền A-đam còn sót (xem Giê. 4:23-27 – câu 27)
Cách giải thích “thời Tiền A-đam nầy sẽ được chứng minh với các di tích khảo cổ qua các xương hóa thạch cổ xưa hàng trăm ngàn năm trước của nhân loại.
5/. Sáng. 6:16, trong tàu của Nô-ê chỉ có một cửa, làm sao thở?
6:16, “cửa sổ” … có nghĩa là chỗ cho ánh sáng hơn là cửa sổ, có nghĩa là một chỗ hở từ đỉnh hoặc về phía đỉnh chạy dài chung quanh cả tàu.
Năm 1609-1621, một người Hòa lan tên Peter Janson, đã thí nghiệm đóng một chiếc tàu có kích thước như tàu của Nô-ê, ông nhận thấy nó vừa chịu đựng sóng gió, vừa có khả năng tồn trữ khá cao.
6/. Truyền thuyết về Nước Lụt,
Năm 1872, George Smith, nhân viên Viện Bảo tàng Anh quốc, tìm thấy tại Ni-ni-ve những tấm bảng nói về Nước Lụt, kể chuyện một vị vua tên Xisuthros, được một thần cảnh báo phải đóng tàu đem bạn hữu, bà con, loài vật và những thứ lương thực vào tàu. Vua đóng tàu tại xứ Arménia. Khi nước lụt rút rồi, vua thả nhiều chim ra, lần thứ ba chim không trở lại.
Các dân tộc cổ đều có truyện Nước Lụt như: Ai Cập, Hi-lạp, Ấn độ, Nam Mỹ (Mexico, Peru, người Indian), ngay cả người Việt Nam cũng đã có truyện Sơn tinh và Thủy tinh.
 

SƠ ĐỒ NGUỒN GỐC CHUNG CÁC NGÔN NGỮ

 


(Trích: Webster’s Encyclopedic Unabrdged Dictionary of the English Language – 2001) 
Đề mục: BẮT ĐẦU
Kinh thánh: Sáng thế ký 1:-50: (vì thì giờ giới hạn, nên chỉ đọc Sáng. đoạn 1)
Câu gốc: Sáng 1:1

Giới thiệu:
Sách Sáng thế ký bắt đầu bằng hai chữ BAN ĐẦU hay là BẮT ĐẦU. Từ ngữ nầy cũng xuất hiện trong sách Tin Lành Giăng 1:1. Trong tiếng Anh và tiếng Việt, cả hai sách đều được dịch giống nhau là BAN ĐẦU. Nhưng trong Bản dịch Hoa ngữ, dịch giả có sự phân biệt khi dịch:
  • Sáng. 1:1, Bản Hoa ngữ dịch là KHỞI SƠ, hàm ý có một sự khởi đầu, có một thời điểm bắt đầu biết được. Thật vậy, muôn vật đều có một khởi đầu biết được, dù không biết rõ thời điểm bắt đầu đó, vì vậy chắc chắn sẽ có kỳ kết thúc.
  • Giăng 1:1, Bản Hoa ngữ dịch là THÁI SƠ, chữ THÁI là tối cao, là lớn, là quá mức. Hai chữ nầy nói về sự bắt đầu của Đức Chúa Trời, hàm ý là xa đến nỗi không biết được.
Như vậy, sách Sáng thế ký là sách ghi chép việc sáng tạo thế giới từ lúc bắt đầu.

I/. BẮT ĐẦU MUÔN VẬT:
  • Sáng. 1:-2:
1/. Bắt đầu của vũ trụ:
  • 1:1-25.
  • Ngay đoạn 1 câu 1, “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”, chúng ta đã được Kinh thánh giới thiệu ba điều trong công cuộc sáng tạo thế giới:
  • Ban đầu, Kinh thánh giới thiệu thời điểm bắt đầu của thế giới chúng ta, thế giới đã có một điểm bắt đầu.
  • Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo thế giới là Đức Chúa Trời. Đây là một trong các danh xưng để xưng gọi Đấng Tạo Hóa.
  • Dựng nên trời đất, Kinh thánh giới thiệu mục đích của sự sáng tạo là dựng nên trời và đất.
  • Đến 1:2, Kinh thánh quay lại với chính trái đất mà chúng ta đang sống trên đó với công cuộc sáng tạo hoàn toàn không mang tánh chất thần thoại một chút nào cả. Chúng ta phải để ý đến hai yếu tố quan trọng trong việc Đức Chúa Trời sáng tạo thế giới mà Kinh thánh đã bày tỏ cho chúng ta:
  1. Đức Chúa Trời đã sáng tạo thế giới bằng LỜI PHÁN của Ngài, từ KHÔNG ra CÓ (Hêbơrơ 11:3). Vì vậy chữ sáng tạo chỉ có thể sử dụng cho Đức Chúa Trời, còn loài người chúng ta chỉ làm ra tức là từ những điều đã có trong thiên nhiên, con người của chúng ta đã làm từ những vật đã có sẵn ra những vật khác.
  2. Đức Chúa Trời đã sáng tạo thế giới trong SÁU NGÀY, sáu ngày với thứ tự hoàn toàn hợp lý và hợp với hiểu biết khoa học của loài người:
  • Sự sáng
  • Nước
  • Đất và các loài thực vật
  • Mặt trời và mặt trăng để điều hòa thời gian và thời tiết
  • Các loài động vật như chim, cá, các loài thú rừng, súc vật, côn trùng, loài người.
  • Có một từ ngữ theo suốt sự sáng tạo các loài vật là “Tùy Theo Loại”. Chúa đã phân biệt các loài, dù nó cùng họ nhưng vẫn giữ được đặc điểm riêng của nó cho đến ngày nay.
  • Đứng trước sự sáng tạo kỳ diệu của Đức Chúa Trời đối với muôn vật như vậy, tôi tưởng rằng tất cả chúng ta phải hòa mình với tác giả bài hát LỚN BẤY DUY NGÀI để nói rằng:
Khi xem muôn vật do tay Chân Chúa sáng tạo chúng,
Khắp khắp đó đây, quyền của Chúa ôi vô bờ…
Cũng như phải hiệp cùng tác giả Thi thiên 19:1 mà thốt lên lời xác nhận: Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm.

            2/. Bắt đầu của con người:
  • 1:26-2:25
  • Khi đọc đến phân đoạn Kinh thánh nói về việc Đức Chúa Trời sáng tạo con người nầy, chúng ta không thể nào không cảm tạ Chúa, vì Chúa đã dành hết tất cả đặc ân và phước lành tốt nhất cho con người. Các phước lành và đặc ân đó như:
  • 1:26, sau khi Chúa đã dựng nên muôn loài vạn vật, chuẩn bị đầy đủ mọi nhu cầu mà con người cần, Đức Chúa Trời mới dựng nên con người, đồng thời cũng giao phó cho con người quản trị mọi loài vật nữa.
  • 1:27, Đức Chúa Trời dựng nên con người theo một khuôn mẫu là Hình và tượng của Chúa, trong khi mọi loài chỉ theo lời phán của Chúa.
  • 2:7, khi dựng nên con người, Đức Chúa Trời không phán, mà Ngài phải vận dụng công năng của Ngài để nắn đúc một khối đất sét thành HÌNH NGƯỜI, đồng thời Chúa còn chia sẻ một phần sự sống của chính Ngài cho tượng người đó, nó mới trở thành sinh vật gọi là NGƯỜI.
  • 2:18, chính Đức Chúa Trời thiết lập hôn nhân cho con người, trong khi các loài vật là tự truyền giống sinh tồn.
  • Người xưa nói: Thiên sinh vạn vật, duy nhân tối ư linh, trời sinh vạn vật, chỉ con người là loài cao trọng nhất. Dù con người có tìm nhiều cách để giải thích sự bắt đầu của muôn vật và con người không phải từ Đức Chúa Trời, kể cả chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời trong vũ trụ, nhưng rồi những cách giải thích đó tự nó chứng minh chỉ là giả thiết, rồi qua đi, trong khi Lời Chúa trong Sáng thế ký giải thích vẫn trường tồn. Do đó, chúng ta phải cảm tạ Chúa như Đa-vít đã viết trong
  • Thi thiên 8:3-9, Khi tôi nhìn xem các từng trời là công việc của ngón tay Chúa … Loài người là gì, mà Chúa nhớ đến? Con loài người là chi, mà Chúa thăm viếng nó? Chúa … đội cho người sự vinh hiển và sang trọng. Chúa ban cho người quyền cai trị công việc tay Chúa làm, khiến muôn vật phục dưới chon người.
  • 139:14, Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm.
  • Nguyện sự ngợi khen nầy cứ vang mãi trong lòng của chúng ta là những kẻ được Chúa cho làm “người”.

II/. BẮT ĐẦU TỘI LỖI:
  • Sáng. 3:-4:
1/. Bắt đầu nguyên tội:
  • Sáng. 3:
  • Hiện nay thế giới đang bị tội lỗi tràn ngập dưới nhiều hình thức càng lúc càng gia tăng, như Chúa Jêsus đã phán: Tội ác sẽ thêm nhiều (Ma-thi-ơ 24:12). Các nhà đạo đức học cố gắng kêu gọi cách nầy hay cách khác ngăn chận tội lỗi. Họ cố tìm cách giải thích tội lỗi phát xuất từ đâu, hầu có thể ngăn chận.
  • Có người cho rằng tội lỗi phát xuất từ tình trạng thiếu giáo dục, nhưng thực tế cho thấy những quốc gia, hoặc những cá nhân có trình độ giáo dục cao, vẫn phạm tội.
  • Có người cho rằng tội lỗi phát sinh từ nghèo đói theo cái kiểu: Bần cùng sinh đạo tặc. Nhưng hãy nhìn vào các nước giàu xem có tội lỗi không? Có, và có nhiều.
  • Và có nhiều nữa, nhưng tất cả đều không phải là câu trả lời thỏa đáng.
  • Kinh thánh, phải, chỉ Kinh thánh mới có câu trả lời thỏa đáng về nguồn gốc của tội lỗi trong con người.
  • Sáng. 3: ghi lại bắt đầu của tội lỗi xâm nhập vào con người qua việc ma quỉ cám dỗ tổ phụ loài người là A-đam và Ê-va trong vườn Ê-đen, qua những phương diện như sau:
  • 3:1, nguyên nhân cám dỗ là Ma Quỉ, kẻ chống nghịch Đức Chúa Trời, nó đến với con người và gợi ý cho con người nghi ngờ tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với con người bằng cách làm méo mó lời Chúa phán. Hãy nhớ bước đầu cám dỗ bao giờ cũng bắt đầu từ việc nghi ngờ về Chúa.
  • 3:6, cách cám dỗ từ xưa đến nay đều theo ba bước: ăn ngon (mê tham xác thịt), đẹp mắt (mê tham của mắt) và quí vì để mở trí khôn (sự kiêu ngạo của đời) mà I Giăng 2:16 đã nói đến. Rõ ràng sự cám dỗ đến với chính con người của mình trước, từ những nhu cần của bản thân, rồi mới đến môi trường chung quanh thu hút, và sau đó sẽ đến tham vọng đưa mình lên ngang hàng Thượng đế.
  • Điều quan trọng trong câu chuyện tổ phụ loài người phạm tội để rồi di truyền cho dòng dõi loài người về sau chính là TẠI SAO CON NGƯỜI KHÔNG CHỊU NHÌN NHẬN ĐÃ PHẠM TỘI VỚI CHÚA?
  • Chúng ta luôn bị ma quỉ đánh lừa để cứ tranh cãi những điều như: Tại sao Đức Chúa Trời lại để cây biết điều thiện và điều ác trong vườn? Tại sao Đức Chúa Trời không ngăn chận khi con người đưa tay hái trái cấm? Ý tưởng lừa gạt nầy trải qua bao ngàn năm, khiến cho con người thay vì ăn năn, nhận tội, thì lại tìm cách tránh trút cho ma quỉ như Ê-va,CON RẮN DỖ DÀNH TÔI và tôi đã ăn rồi (Sáng. 3:13); thậm chí đổ thừa cho Đức Chúa Trời như A-đam, Người nữ MÀ CHÚA ĐÃ ĐỂ GẦN BÊN TÔI cho tôi trái cây đó…
  • Và từ đó, từ A-đam và Ê-va, tội lỗi di truyền các thế hệ loài người về sau, như Phao-lô đã nói trong Rôma 5:12, Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian,…Và đó cũng là lý do mà Phao-lô cũng đã nói trong
  • Rôma 7:14-15, … nhưng tôi là tánh xác thịt đã bị BÁN CHO TỘI LỖI. Vì tôi không hiểu điều mình làm: tôi chẳng làm điều mình muốn, nhưng làm điều mình ghét.
  • Rôma 7:20, … nhưng là tội lỗi ở trong tôi vậy.
  • Rôma 7:23, nhưng tôi cảm biết trong chi thể mình có một luật khác giao chiến với luật trong trí mình, bắt mình phải làm phu tù cho luật của tội lỗi, tức là LUẬT Ở TRONG CHI THỂ TÔI VẬY.
  • Nói như vua Đa-vít trong Thi thiên 51:5, Kìa tôi sanh ra trong sự gian ác, mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi. Chưa sanh ra, chúng ta cũng đã phạm tội rồi. Đó là nguyên tội, tội lỗi di truyền từ tổ phụ A-đam và Ê-va.

2/. Bắt đầu Kỷ tội:
  • Sáng. 4:
  • Kỷ tội là tội của chính mình làm.
  • Câu chuyện được ghi trong Sáng thế ký đoạn 4 nầy đã minh họa cho chúng ta biết kỷ tội đã bắt đầu như thế nào.
  • 4:5, Kỷ tội đã bắt đầu từ sự ganh ghét. Ca-in đã ganh ghét với em mình là A-bên, vì Chúa đã nhậm lễ vật của A-bên mà không nhậm lễ vật của Ca-in. Chúa nhậm lễ vật của A-bên không phải vì nhiều hay lễ vật quí báu, nhưng vì A-bên BỞI ĐỨC TIN mà dâng (Hê.11:4), thay vì Ca-in dâng không bởi đức tin mà chỉ bởi công sức.
  • 4:8, dù đã được Đức Chúa Trời cảnh cáo, Ca-in cũng đã giết em mình. Kỷ tội đã lộ hình và tội lỗi bao giờ cũng đưa đến sự chết chóc.
  • Và nếu chúng ta đọc hết đoạn 4, tội lỗi đã phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau:
  • 4:19, Lê-méc cưới hai vợ, họ đã vi phạm luật một vợ một chồng của Đức Chúa Trời, gia đình của con người không phối hợp bằng tình yêu nữa, mà đã trở thành tình dục.
  • 4:22, rèn đủ thứ khi giới bén bằng đồng và bằng sắt, một sự chuẩn bị chiến tranh, để tranh giành quyền lợi.
  • Rõ ràng tánh chất của tội lỗi là lan tràn, sinh ra thêm. Đó là lý do trong Hi văn từ ngữHamartia (tội lỗi) ở giống cái, có khả năng sinh sản thêm.
  • Trong Rôma 3:23, Phao-lô khẳng định: Chẳng có phân biệt chi hết, vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
  • Điều chúng ta học được về sự bắt đầu tội lỗi là gì? Ấy là bài học từ nơi Đa-vít khi ông biết rằng ông có tội:
  • II Sam. 12:13, khi nghe tiên tri Na-than quở trách tội lỗi mà vua đã phạm, Đa-vít đã lập tức nhận tội: Ta đã phạm tội cùng Đức Giê-hô-va, mà không hề có một lời bào chữa.
  • Thi thiên 32:5, Đa-vít chẳng những nhận tội mà còn xưng tội: Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi; tôi nói, tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; còn Chúa tha các tội ác của tôi.
  • Sách Châm ngôn 28:13, cũng phán: Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn; nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót.
  • Xin Chúa ban ơn cảm động lòng mỗi chúng ta cảm biết tội lỗi nào trong đời sống để xưng ra và lìa bỏ, hầu cho chính mình và dòng dõi con cháu chúng ta không bị ảnh hưởng bởi những tội lỗi đó, rồi chính mình may mắn, được thương xót.

Đề mục: BẮT ĐẦU (Phần II)
Kinh thánh: Sáng thế ký 5:-50:
Câu gốc: Sáng. 1:1

I/. BẮT ĐẦU NHÂN LOẠI:
  • 5:-11:9
  • Trong phần Bắt Đầu Nhân Loại, sách Sáng Thế ký đã ghi lại hai phương diện: Chủng tộc và Ngôn ngữ.
1/. Bắt Đầu Chủng tộc:
  • Sáng. 5:-10:
  • Trong đoạn 5, Kinh thánh đã ghi lại dòng dõi của A-đam bắt đầu từ Sết. Có hai điểm chúng ta cần chú ý việc ghi chép dòng dõi của A-đam:
  1. Sách Sáng. 5:3, đã bỏ qua hai người con trai đầu của vợ chồng A-đam và Ê-va. Một người là A-bên đã bị giết chết (cái chết đầu tiên xảy ra cho loài người); một người là Ca-in đã bị đuổi khỏi mặt Chúa, không được liệt vào dòng dõi A-đam nữa.
  2. 5:4, Với tám trăm năm, chắc chắn A-đam đã sanh nhiều con trai con gái. Nhưng Kinh thánh đã gác qua những người con nầy để tập chú vào dòng dõi chánh của A-đam là Sết.
  • Cộng tất cả dòng dõi các con của A-đam từ Ca-in đến các con khác, căn cứ vào bảng gia phổ dòng dõi của Sết với nhóm từ “Sanh con trai con gái”, chứng tỏ số người hiện hữu đến đoạn 5 là đông lắm. Nhưng nó chưa hình thành các chủng tộc chính thức.
  • Chúng ta có thể chia nhân loại thời ấy ra ba loại:
  1. Chủng tộc thuộc dòng dõi Ca-in.
  2. Chủng tộc thuộc dòng dõi các con trai con gái của A-đam.
  3. Chủng tộc thuộc dòng dõi của Sết.
  • Qua đến đoạn 6 đến đoạn 10, với cơn Đại Hồng Thủy tiêu diệt toàn thể loài người thời ấy, chỉ còn lại gia đình Nô-ê gồm 8 người: Vợ chồng Nô-ê, ba con trai và ba nàng dâu.
  • Từ ba người con trai của Nô-ê đã hình thành ba chủng tộc chánh cho thế giới (10:)
  • Dòng dõi Gia-phết
  • Dòng dõi Sem
  • và Dòng dõi Cham.
  • Dĩ nhiên bao nhiêu năm qua, có rất nhiều tranh cãi về cơn nước lụt và ba loại chủng tộc nầy. Tuy nhiên dù tranh luận cách nào, thế giới đều công nhận:
  • Quả thật thế giới đã từng có một trận lụt vĩ đại, mà lịch sử các dân tộc hầu như đều có nói đến – như truyện Sơn tinh Thủy tinh trong lịch sử Việt-nam của chúng ta. Người ta không tranh cãi có trận lụt nầy hay không, họ chỉ tranh cãi nước lụt toàn phần (toàn thế giới) hay nước lụt một phần (chỉ phạm vi vùng Mê-sô-bô-ta-mi).
  • Cho đến nay, thế giới thật sự có ba màu da chính là: Trắng, Đen và Vàng. Người ta chỉ tranh cãi vị trí ưu việt của người da trắng, và vị trí thấp kém của người da đen. Dù sao chúng ta cũng phải nhìn nhận một sự yếu kém về mọi mặt của người da đen trên lục địa đen, dường như họ phải chịu một sự rủa sả nào đó.
  • Tuy nhiên, bài học mà chúng ta có thể nhận được từ sự phân chia chủng tộc theo sách Sáng thế ký ghi lại là
  • Không phải tất cả những người sanh ra từ dòng dõi của A-đam đều được nói đến, trái lại có thể trở thành kẻ bị bỏ. Đây là điều mà Chúa Jêsus đã nói đến trong Ma-thi-ơ 8:11-12, để quở trách người Do thái là những người xưng mình thuộc dòng dõi Áp-ra-ham, nhưng sẽ bị loại vì lòng vô tín. Chúa Jêsus phán: Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước Thiên đàng đâu… (Ma-thi-ơ 7:21). Phao-lô cũng nhấn mạnh lẽ thật nầy trong Rôma 9:7, Cũng không phải vì là dòng dõi của Áp-ra-ham thì hết thảy đều là con cái người …
  • Người ta tranh cãi giữa da đen và da trắng, trong khi đó hành động không vâng lời Chúa của A-đam, sự say rượu của Nô-ê là những người làm cha, đã để lại di chứng tội lỗi nặng nề cho con cái, cho hậu tự của mình, thì lại không ai nhắc đến. Hãy nhớ hành động của chúng ta đối với Chúa sẽ ảnh hưởng trên con cháu của chúng ta.
2/. Bắt đầu Ngôn ngữ:
  • Sáng 11:1-9
  • Đây là câu chuyện về tháp Ba-bên. Hai chữ Ba-bên thuộc âm ngữ như Ba-by-lôn, nên câu chuyện có lẽ xảy ra vùng đồng bằng Mê-sô-bô-ta-mi.
  • Chúng ta ghi nhận một số nét về công trình kiến trúc nầy theo những điều sách Sáng thế ký đã ghi lại:
  • 11:3, vật liệu xây dựng cái tháp nầy là gạch và nhựa chai, bởi vì vùng đồng bằng nầy đá rất hiếm.
  • 11:4, mục đích công trình kiến trúc nầy chỉ là để khoe khoang sức mạnh của con người. Có lẽ sau cơn nước lụt, loài người đã thực hiện được những thành quả lớn lao nào đó, ý tưởng về xây dựng một cái tháp cao đến tận trời cũng bày tỏ khả năng lớn của con người lúc ấy. Nhưng như một người đã nói: “Đừng thấy cái bóng to trên vách mà tưởng mình vĩ đại… Nhảy được từ dưới đất lên mặt trăng cũng đã là hay lắm, nhưng so với vũ trụ thì có đáng kể gì đâu.”
  • Chúa ghét kẻ kiêu ngạo và ban ơn cho người khiêm nhường. Chúa đã hiện đến và làm cho tiếng nói của họ lộn xộn, không còn hiểu nhau được nữa, và bởi đó loài người tan lạc khắp nơi theo tiếng nói mình hiểu được. Thế giới đã bắt đầu có nhiều ngôn ngữ.
  • Rõ ràng Kinh thánh cho biết ngôn ngữ loài người đồng một gốc, đến tại tháp Ba-bên bắt đầu được chia ra.
  • Tự điển Websters New World Dictionary of the American Languages – 1960 Edition, đã vạch một bản đồ ngôn ngữ thế giới INDO-EUROPEAN. Qua bản đồ ngôn ngữ nầy chúng ta thấy từ tiếng Ấn độ (Sanskrit, Hindu, Bengali…) đến tiếng Iran, tiếng Armenia, tiếng Đức (Thụy điển, Đan mạch, tiếng Anh), tiếng Celtic, Albanic, Baltoslavic, Helenic (tiếng Nga, Polish, Czech, Bulgari, Serbo, Croati…), tiếng Italic (French, Itali, Spanish, Porutgues…), đều cùng một gốc Indo-European.
  • Cảm ơn Chúa, ngày nay, chúng ta là Cơ-Đốc nhân có một thứ tiếng nói chung trong Chúa Jêsus Christ, với những bài thánh ca, với những lời Kinh thánh, Cơ-Đốc nhân chúng ta cũng có thể chia sẻ, giao tiếp, thông công với nhau trong tình yêu thương của Chúa. Cầu xin Chúa ban cho tất cả Cơ-Đốc nhân chúng ta tại đây cũng như toàn thế giới có sự hiệp một trong Thánh Linh, không phải để rạng danh chúng ta, nhưng để Đức Chúa Trời được vinh hiển, để Chúa Jêsus Christ được tôn cao (I Côrintô 1:10)

II/. BẮT ĐẦU TUYỂN DÂN:
  • Sáng 11:10 - 50:
1/. Bắt đầu Tổ phụ tuyển dân:
  • Sáng. 11:10 – 28:
  • Nếu anh chị em để ý sẽ thấy cách ghi chép của tác giả sách Sáng thế ký là lần lần đi vào chủ ý của tác giả.
  • 1:1, từ Trời và Đất, qua câu 2, tác giả kéo chúng ta trở về với trái đất mà thôi.
  • 1:26, từ những diễn biến quanh trái đất, tác giả xoay chúng ta hướng về sự hiện diện của con người với tất cả chi tiết chuẩn bị cho con người xuất hiện: từ bản chất sẽ được dựng nên giống hình và tượng của Đức Chúa Trời, đến cách được dựng nên bằng sự phối hợp giữa đất và sự sống từ Đức Chúa Trời; chỗ ở của con người là vườn Ê-đen phước hạnh, rồi một gia đình hạnh phúc thay vì chỉ là một sự truyền giống.
  • 5:-11:9, tác giả giới thiệu một thế giới loài người bao quát với nhiều chủng tộc và nhiều ngôn ngữ, chủng tộc sau cùng được nhắc đến là dòng dõi của Sem
  • Bây giờ đến 11:10, tác giả đi vào chủ ý chính là giới thiệu một tuyển dân cho Đức Chúa Trời, phát xuất từ dòng dõi Sem,
  • 11:27, rồi thu nhỏ lại đến gia đình của Áp-ra-ham. Bắt đầu từ đây, sách Sáng thế ký thuật kể lại những câu chuyện liên quan đến Áp-ra-ham và thế nào Đức Chúa Trời đã đẹp lòng để chọn dòng dõi ông làm tuyển dân cho Chúa.
  • Từ đoạn 12 đến đoạn 28, chúng ta sẽ được giới thiệu những tổ phụ đầu tiên của tuyển dân, gồm: Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp. Sự giới thiệu không có tánh cách thần tượng hóa nhân vật, mà trình bày con người thật của các Tổ phụ:
  • Một Tổ phụ Áp-ra-ham dũng cảm, yêu thương, đầy đức tin, nhưng cũng đầy yếu đuối sợ chết đến nỗi phải nói dối vợ là em để mưu cầu sự sống; yếu đuối để rồi tạo ra một Ích-ma-ên gây phiền cho Y-sác trải qua hàng ngàn năm nay.
  • Một Tổ phụ Y-sác hiền hòa, nhưng cũng yếu đuối trong gia đình con thương con ghét, làm cho hai con Êsau và Gia-cốp phải chia lìa.
  • Một Tổ phụ Gia-cốp với tánh tình đầy mưu kế, tranh giành từ trong lòng mẹ, lừa cha, gạt anh, gạt cậu, để rồi phải chịu hậu quả bị các con gạt lại. Cuối cùng bởi ơn thương xót của Đức Chúa Trời, Ngài đã cứu Gia-cốp để rồi ban cho ông danh mới là Y-sơ-ra-ên (32:28)
  • Đức Chúa Trời không chọn các Tổ phụ đó vì những cái tốt của họ, nhưng chọn họ vì họ thành thật và biết ăn năn, nhất là lúc nào cũng tin cậy nơi Đức Chúa Trời mình.
  • Đây là câu trả lời tại sao Đức Chúa Trời kỳ quái lại chọn dân Do thái, Chúa chọn những con người thật, Ngài không chọn những thần tiên, những siêu nhân…
  • Nói như Phao-lô đã nói trong Galati 1:15, Đức Chúa Trời … đã lấy ân điển gọi tôi… ChữÂN ĐIỂN đã bày tỏ rằng cá nhân chúng ta chẳng xứng đáng gì nhưng Chúa đã lấy sự yêu thương mà gọi và cứu chúng ta, cho chúng ta làm tuyển dân của Chúa.
  • Chỉ tiếc một điều, dân Y-sơ-ra-ên đã chỉ biết dựa vào các Tổ Phụ, mà không sống xứng đáng như các Tổ phụ, để rồi phải chịu Đức Chúa Trời sửa phạt nhiều lần cách nặng nề.

2/. Bắt đầu các Chi phái tuyển dân:
  • Sáng. 29: - 50:.
  • Xét từ tổ Áp-ra-ham có hai con trai là Ích-ma-ên và Y-sác, nhưng Ích-ma-ên bị loại. Đến Y-sác có hai con song sinh là Ê-sau và Gia-cốp, nhưng Ê-sau dù là trưởng nam cũng bị bỏ.
  • Từ đoạn 29, sách Sáng thế ký bắt đầu giới thiệu mười hai người con của Gia-cốp do hai người vợ và hai người hầu của ông sanh ra.
  • Từ 12 người con trai nầy của Gia-cốp, bắt đầu phát triển thành 12 chi phái của toàn dân Y-sơ-ra-ên. Mười hai chi phái nầy với mỗi chi phái có những đặc điểm khác nhau như đã được chính Gia-cốp nêu ra trong bài chúc phước cuối cùng của ông, được ghi trong Sáng thế ký đoạn 49.
  • Đặc biệt trong bài chúc phước nầy, Gia-cốp đã nói tiên tri chi phái Giu-đa sẽ làm vua và Đấng Cứu thế sẽ đến qua chi phái nầy (49:8-12). Dù trải qua nhiều sóng gió, nhưng cảm ơn Chúa cuối cùng 12 con trai của Gia-cốp là 12 chi phái của dân Y-sơ-ra-ên đã sum họp và hòa thuận với nhau.
  • Trong cuộc đời hầu việc Chúa, khi phải đi qua những thử thách, những hoạn nạn, những ganh ghét mưu hại tôi, Chúa thật đã dùng lời nói sau cùng của Giô-sép trong Sáng. 50:20, để an ủi tôi nhiều lắm: Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi… Tôi cũng tin rằng mỗi người trong chúng ta khi học qua sách Sáng thế ký, sẽ bắt gặp một hình ảnh nào đó thể hiện chính con người của mình: hoặc A-đam, hoặc Ê-va, hoặc Ca-in, hoặc một Nô-ê…
 

Đề mục: SÁNG THẾ KÝ 1:1
Kinh thánh: Sáng. 1:1
Mục đích: Nhấn mạnh tầm quan trọng của Kinh thánh ngay trong câu Kinh thánh đầu tiên vừa hợp lý, hợp khoa học, vừa có sức mạnh bác bỏ các lý thuyết.

I/. SỰ HỢP LÝ CỦA SÁNG THẾ KÝ 1:1.
  • Sáng thế ký 1:1, Ban đầu Đấng Christ dựng nên trời đất.
  • Ngay câu đầu tiên của Kinh thánh đã trình bày cho chúng ta sự hợp lý của Kinh thánh, ngay cả trong phương diện về nguồn gốc của Muôn Vật.
1/. Thời điểm sáng tạo muôn vật:
  • Sáng. 1:1, BAN ĐẦU
  • Như chúng ta đã nói trong bài trước đây, hai chữ BAN ĐẦU (In the beginning) trong Sáng thế ký 1:1 nầy có thể dịch giải rõ hơn là KHỞI SƠ (KHỞI là bắt đầu; SƠ là đầu hết, trước hết, lúc chưa có gì hết). Vậy KHỞI SƠ hay là BAN ĐẦU của Sáng. 1:1 là sự bắt đầu từ lúc chưa có gì hết của vũ trụ nầy.
  • Khởi điểm đó là KHI NÀO?
  • Có người nói là Bốn Ngàn Năm trước khi Chúa giáng sanh, vì họ căn cứ vào các bản gia phổ trong sách Sáng thế ký đoạn 5 để tính ra từ A-đam đến Áp-ra-ham là 2.000 năm; từ Áp-ra-ham đến Chúa Jêsus Christ giáng sanh cũng là 2.000 năm.
  • Cũng có người căn cứ vào các di tích khảo cổ để đoán tuổi của nhân loại từ hàng triệu năm trước. Những sự đoán định nầy làm cho một số người vội vàng kéo dài MỘT NGÀY trong quá trình sáng tạo Vũ trụ ra MỘT THIÊN NIÊN KỶ, hoặc một KỶ.
  • Tôi tưởng rằng không cần thiết phải lo sợ để làm như vậy, vì các nhà Thần học cũng nhìn nhận rằng một thời kỳ được gọi là THỜI KỲ TIỀN (Trước) A-ĐAM. Những phát kiến khảo cổ hàng triệu năm trước tại sao không phải là thuộc thời Tiền A-đam (?)
  • Rõ ràng vì Kinh thánh không đưa ra một tiến trình theo nhân loại học là con người từ thời kỳ ăn lông ở lỗ tiến đến nhà cửa; từ hái lượm đến trồng tỉa. Kinh thánh đã bắt đầu từ một A-đam biết TRỒNG và GIỮ vườn (Sáng 2:15); đến đoạn 3:21 là con người biết may mặc; rồi đến 4:3-4, con người mà Sáng thế ký nói đến trong thời điểm sáng tạo là con người đã đạt đến nền văn minh nuôi trồng cũng như biết dùng LỬA…
  • Căn cứ vào Kinh thánh sách Sáng thế ký 1:1, chúng ta quyết chắc rằng dù muốn tin hay không tin Kinh thánh, chúng ta đều phải nhìn nhận là Vũ trụ nầy, muôn vật nầy, thế giới nầy đã có một thời điểm bắt đầu.
2/. Đấng sáng tạo Vũ trụ:
  • Sáng. 1:1, Ban đầu ĐỨC CHÚA TRỜI, dựng nên trời đất.
  • Nếu anh chị em chú ý sẽ thấy một nét đặc biệt của Kinh thánh qua câu Kinh thánh đầu tiên nầy. Ấy là Kinh thánh không chứng minh CÓ Đức Chúa Trời, mà ngay câu Kinh thánh đầu tiên đã mặc nhiên nhìn nhận sự thực hữu của Đức Chúa Trời.
  • Tại sao Kinh thánh không chứng minh có Đức Chúa Trời trước?
  • Vì đó là điều mà thánh Phao-lô đã nói trong Rôma 1:19, Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ… Nghĩa là từ trong lòng của mỗi người được sanh ra trên đất, ai cũng đều nhìn nhận có Đức Chúa Trời.
  • Cố Mục sư Nguyễn văn Trình đã thuật lại một câu chuyện xảy ra tại một Hội thánh vùng quê, thời chiến tranh. Hội thánh vùng quê nầy tổ chức truyền giảng Tin Lành vào ban đêm, dù nơi đó là nơi xôi đậu, không có điện Hội thánh dùng đèn Manchion. Đêm ấy có một vị Truyền đạo trẻ được mời đến giảng và Thầy nầy đọc Kinh thánh trong Thi thiên 14:1, Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: Chẳng có Đức Chúa Trời. Chúng nó đều bại hoại, đã làm những việc gớm ghiếc; chẳng có ai làm điều lành.
  • Vừa đọc xong, có một vài cánh tay phía dưới người nghe đưa tay lên xin có ý kiến. Lập tức, vị Mục sư Quản nhiệm ngồi cạnh đó lên tiếng mời ai có ý kiến gì ra phía sau là phòng của Mục sư để thảo luận. Khi gặp Mục sư riêng, những người nầy nói: Tại sao Thầy Truyền đạo dám mắng họ là ngu dại? Cảm ơn Chúa cho Mục sư khôn ngoan trả lời:Tôi thấy Thầy Truyền đạo đâu có nói gì anh em đâu. Thầy ấy chỉ đọc Kinh thánh là Lời Đức Chúa Trời phán. Mà Chúa chỉ phán người nào trong lòng nói KHÔNG CÓ Đức Chúa Trời mới là ngu dại, còn lòng anh em đâu có nói như vậy.
  • Đó là lý do Kinh thánh không cần chứng minh CÓ Đức Chúa Trời. Kinh thánh chỉ xác định chính Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, đã sáng tạo vũ trụ, muôn vật, thế giới nầy. Một sự khẳng định rõ ràng, dứt khoát, không hề mang một tánh chất thần thoại, huyễn hoặc nào.
  • Trong những ngày ở tù vì Chúa tại Việt-Nam, một Cán Bộ Cộng sản nói với tôi rằng: Các anh là người Tin Lành thì cho rằng muôn vật bởi Đức Chúa Trời dựng nên; còn chúng tôi (ý của người Cán bộ nầy muốn nói về những người Cộng sản) thì cho rằng muôn vật tự nhiên mà có. Tôi đã làm việc với các Mục sư C. Mục sư H. Bây giờ anh nghĩ sao? Tôi nói với người Cán bộ đó rằng: Đó là một cuộc tranh luận không cùng. Giống như trong Toán học, mỗi chúng ta phải chấp nhận một trong hai tiền đề: Từ một điểm ngoài một đường thẳng, chúng ta có thể vẽ MỘT đướng thẳng song song với đường thẳng đó và chỉ một đường mà thôi; hoặc là vẽ được VÔ SỐ đường thẳng song song với đường thẳng đó. Nếu Cán bô nói muôn vật tự nhiên mà có, thì cứ đưa ra những bằng chứng. Rồi sau đó cho tôi đưa ra những bằng chứng Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên muôn vật. Tôi tin với sự KHÔN NGOAN Chúa cho, chúng ta sẽ biết đâu là triết lý, đâu là Chân lý.
  • Người Cán bộ đó khéo léo né tránh vấn đề bằng cách bảo tôi chứng minh trước. Tôi đã đưa ra những bằng cớ chứng minh Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên muôn vật từ ngoại chứng đến nội chứng. Tôi nói xong sau gần một giờ đồng hồ, tôi đề nghị người Cán bộ đó đưa ra bằng cớ chứng minh muôn vật tự nhiên mà có, người Cán bộ đó không đề cập đến nữa.
  • Tôi nhớ vị Giáo sư Thần học của tôi đã từng dạy: Chứng minh có Đức Chúa Trời dễ hơn chứng minh không có Đức Chúa Trời. Quả đúng như vậy! Chính Chúa cũng phán: Ngoài ta chẳng có Đức Chúa Trời nào khác! (Êsai 45:5-7).
  • Cảm tạ Chúa ngay khi khởi sự Kinh thánh, Thánh Linh Đức Chúa Trời đã khẳng định: Ban đầu ĐỨC CHÚA TRỜI – là Đấng – dựng nên trời đất¸ (Sáng. 1:1)
3/. Cách sáng tạo muôn vật:
  • Sáng. 1:1, Ban đầu Đức Chúa Trời DỰNG NÊN trời đất.
  • Động từ được Kinh thánh dùng để nói về cách Đức Chúa Trời sáng tạo vũ trụ là DỰNG NÊN – SÁNG TẠO.
  • Theo một cách định nghĩa: Sáng tạo là từ cái KHÔNG làm ra CÓ.
  • Kinh thánh thư Hê-bơ-rơ 11:3 cũng đã giải thích động từ sáng tạo của Đức Chúa Trời khi dựng nên muôn vật: Bởi đức tin, chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến.
  • Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể dùng hai chữ Sáng tạo. Kinh thánh làm chứng rằng Đức Chúa Trời phán … thì có như vậy (Sáng. 1:3, 9, …), Chúa phán thì có, Ngài không cần bất cứ nguyên vật liệu nào có sẵn.
  • Còn con người, thí dụ như người thợ mộc, cần phải có nguyên liệu gỗ, sắt … để làm ra một cái bàn, một cái ghế…
4/. Mục tiêu sáng tạo:
  • Sáng thế ký 1:1 cho biết Đức Chúa Trời dựng nên TRỜI và ĐẤT, nghĩa là tất cả bao gồm bầu trời, những vật thể trên trời và trái đất của chúng ta đang sống.
  • Đến 1:2, Kinh thánh đã xoay chúng ta về với trái đất của chúng ta: Vả, đất là vô hình và trống không…
  • Tại sao Kinh thánh chú ý trọng đến trái đất?
  • Vì Kinh thánh được viết ra là để trình bày chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại. Đó là mục tiêu chính của công cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời.
  • Vì vậy, anh chị em biết rằng Kinh thánh đề cập đến mọi vấn đề: Trên trời gồm các vì sao, các vì thiên sứ, Thiên đàng… trên đất bao gồm kinh tế, quân sự, xã hội, khoa học, … ngay cả những việc xảy ra trong địa ngục, hồ lửa đời đời. Nhưng điều chúng ta phải nhớ là: Kinh thánh chỉ nói đến những việc nào CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KẾ HOẠCH CỨU RỖI của Chúa Jêsus Christ đối với nhân loại, còn những việc nào không liên quan thì Kinh thánh không nói đến.
  • Đó là lý do sau khi giới thiệu công cuộc sáng tạo trong 1:1, Kinh thánh đã xoay chúng ta về với trái đất, và từ trên trái đất với muôn vật, Kinh thánh đã kéo chúng ta hướng về những vấn đề của con người; từ những vấn đề thuộc con người, Kinh thánh đã giới thiệu một gia tộc của Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, rồi một dòng họ của Giu-đa, và một gia đình của Đa-vít, và cuối cùng là Ngài đã hiện ra như một người.
  • Mục tiêu sáng tạo là để Đức Chúa Trời có một đối tượng để yêu thương, Và Chúa bằng lòng trả mọi giá:
  • Trả bằng sự chia sẻ sự sống của Ngài (Sáng. 2:7)
  • Trả bằng chính mạng sống của Ngài trên thập tự giá (Giăng 3:16; Rôma 5:8)
  • Đó là lý do mà Đa-vít phải thốt lên lời ca tụng Chúa: Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng…(Thi thiên 139:14). Chúng ta còn thể tìm đâu câu trả lời về nguồn gốc muôn vật rõ ràng, hợp lý như Kinh thánh sách Sáng. 1:1? Và đó cũng là lý do mà Phao-lô tình nguyện hiến dâng đời sống của ông cho Chúa Jêsus Christ để phục vụ Ngài hầu có thể tỏ lòng biết ơn của ông đối với Chúa: Nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi (Gal. 2:20b)

II/. SỨC MẠNH CỦA SÁNG THẾ KÝ 1:1.
  • Sáng. 1:1
  • Trải qua bao nhiêu thế kỷ, nhân loại có biết bao nhiêu là lý thuyết tôn giáo để giải thích về Đức Chúa Trời. Nhưng cảm tạ Chúa, ngay câu đầu tiên của Kinh thánh là Sáng thế ký 1:1 cũng có đủ sức mạnh để đánh đổ mọi lý thuyết tôn giáo sai lạc về Đức Chúa Trời đó.
  1. Đối với thuyết Vô thần (Atheism) chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, cho rằng muôn vật tự nhiên mà có. Buồn cười thay, họ có thể chấp nhận muôn vật tự nhiên mà có, mà không chịu chấp nhận một Đấng Tự Nhiên mà có. Rõ ràng họ biết rằng nếu họ chấp nhận Đức Chúa Trời là Đấng Tự nhiên mà có, thì họ sẽ phải đầu phục Ngài, họ không thể làm Thượng đế được nữa. Cảm ơn Chúa, Sáng thế ký 1:1 chứng minh có một Đức Chúa Trời đã dựng nên trời và đất, trong đó có họ.
  2. Đối với thuyết Đa thần (Polytheism) cho rằng có nhiều thần, như trong Thần thoại Hi lạp, như trong Ấn độ giáo, Phật giáo với chư Phật, chư Tiên… Mỗi thần có những khả năng nào đó, và cũng có những mặt hạn chế nào đó.
Sáng. 1:1 khẳng định chỉ có một Đức Chúa Trời, là Chân Thần duy nhất đã dựng nên trời và đất nầy, và muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài (Giăng 1:3), nghĩa là những vị mà gọi là thần cũng là tạo vật mà Đức Chúa Trời dựng nên. Buồn thay, con người có thể cúi mình trước các loài thọ tạo, mà không chịu tin nhận Đấng Tạo Hóa.
  1. Đối với thuyết Duy vật (Materiatism): chối bỏ phần thuộc linh, những việc siêu hình, chỉ chú trọng về vật chất, họ coi vật chất như một vị thần đem đến hạnh phúc cho họ.
Dĩ nhiên, vật chất cũng là một nhu cần trong cuộc sống, không thể chối bỏ được. Nhưng con người không chỉ sống bằng vật chất.
Trong khi chất cung tôi trong tù, một Cán bộ Cộng sản nói với tôi: Tôi (người Cán bộ Cộng sản) nói điều nầy không phải để thù nghịch với các anh là người Tin Lành. Nhưng thật sự giữa các anh là người Tin Lành với người Cộng sản chúng tôi không thể hòa hợp được. Vì người Cộng sản chúng tôi theo Chủ nghĩa Duy vật, còn các anh làm tôn giáo là theo Chủ nghĩa Duy tâm, Duy linh. 
Tôi nói với người Cán bộ Cộng sản ấy: Người Cộng sản là duy vật, còn tôn giáo là duy tâm. Nhưng người Tin Lành chúng tôi thì không phải duy vật hay duy tâm, duy linh.
Người Cán Bộ ấy lâp tức hỏi: Thế các anh duy cái gì?
Tôi khẳng định: Người Tin Lành chúng tôi là Duy Chúa!
Duy Chúa là gì?
Duy Chúa là thế nầy – tôi giải thích – Không ai dám phủ nhận nhu cần vật chất, thí dụ như không ai dám nói không cần ăn mà sống được. Nhưng ngược lại cũng không ai dám nói “Tôi chỉ cần ăn là sống”. Chính người Cộng sản theo duy vật, nhưng cũng rất chú trọng đến tư tưởng của một người. Kinh thánh chép rằng, khi Đức Chúa Trời dựng nên con người, Chúa lấy ĐẤT nắn nên hình người, chưa phải là người – đó là một khối vật chất. Đức Chúa Trời còn phải HÀ SANH KHÍ VÀO LỖ MŨI CÁI TƯỢNG NGƯỜI ĐÓ, thì nó mới trở nên người. Như vậy, con người là một tổng hợp giữa VẬT và TÂM LINH. Chúa Jêsus Christ phán: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh – vật chất, mà thôi, song nhờ mọi lời phán ra từ miệng Đức Chúa Trời – tâm linh. Thế thì người Tin Lành không phải là duy tâm hay duy vật, mà là duy Chúa. Nói cách khác, khi nào tổng hợp được cái vật và cái tâm, đó là Tin Lành của Chúa Jêsus Christ.
  1. Đối với thuyết tiến hóa Tôn giáo: Thuyết nầy cho rằng Tôn giáo phát khởi từ sơ bộ đến thô sơ nhận thức (mê tín), rồi đến nhận thức phức tạp (thờ thần qua các giai đoạn:
  • bắt đầu thờ linh hồn người chết (Aninism) vì ngu muội, mê tín, chưa có ý niệm về thần
  • sau đó lên cao hơn là Tôn thờ thần vật (Totenism, Fetishism). Họ cho rằng con người phát giác (!) thần sông, thần suối, thần núi, thần lửa, … và bắt đầu thờ lạy các thần đó.
  • Bước thứ ba là con người bắt đầu chọn lựa trong các thần để tìm ra các Thượng đẳng thần (Henotheism) để thờ.
  • Bước cuối cùng là con người tìm cách thờ MỘT THẦN (độc thần) là Đức Chúa Trời.
  • Nhưng rõ ràng Sáng thế ký 1:1 bác bỏ hoàn toàn thuyết tiến hóa tôn giáo nầy, vì Kinh thánh trình bày ngược lại Ban đầu con người thờ một mình Đức Chúa Trời, nhưng về sau, vì phạm tội, sa ngã, nên con người đã bày ra nhiều thần sai lầm để thờ lạy.
  • Đến đây anh chị em có hết lòng cảm ta Chúa không? Chỉ cần một câu Kinh thánh Sáng thế ký 1:1, giá trị Lời Đức Chúa Trời đã rõ ràng cần thiết và đầy uy quyền biết bao. Tôi tin rằng anh chị em hiểu rằng không phải chúng ta chỉ cần học một câu Kinh thánh nầy đủ rồi, nhưng xin Chúa dùng lời nầy để tất cả càng ham thích Lời Chúa, vì sự lạ lùng trong Luật pháp của Chúa.

Đề mục: BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA GIÔ-SÉP
Kinh thánh: Sáng thế ký 39:1-23
Câu gốc: Sáng. 39:23b“… vì có Đức Giê-hô-va phù hộ chàng, xui cho việc chi chàng làm cũng được thạnh vượng”.

I/. ĐỐI VỚI SỰ THÀNH CÔNG:
  • Sáng. 39:1-6
  • Phân đoạn Kinh thánh nầy nói về sự thành công của Giô-sép. Giô-sép thành công như thế nào:
  • 39:2,  Giô-sép thạnh lợi luôn
  • 39:3, … mọi việc chi chàng lãnh làm nơi tay đều được thạnh vượng.
  • 39:5, … Đức Giê-hô-va vì Giô-sép ban phước cho nhà người  (nhà của Phô-ti-pha)
  • Có thể nói chung là Giô-sép thành công trên ba phương diện:
  1. 39:2-5, Giô-sép thành công về danh vọng, từ một nô lệ bị bán (39:1) trở thành một quản gia cho quan thị vệ của vua Ai-cập.
  2. 39:6a, Giô-sép thành công về tài chánh, nắm giữ tất cả gia tài của quan thị vệ.
  3. 39:6b, Giô-sép thành công về hình vóc, hình dung đẹp đẽ, mặt mày tốt tươi.
  • Những thành công đó là Giô-sép nhờ ai? Nhờ Đức Giê-hô-va!
  • Thật vậy, những chữ NHỜ ĐỨC GIÊ-HÔ-VA luôn xuất hiện mỗi lần nói đến sự thành công của Giô-sép:
  • 39:2, được Đức Giê-hô-va phù hộ.
  • 39:3, … Đức Giê-hô-va phù hộ…. xui cho…
  • 39:5, … Đức Giê-hô-va vì Giô-sép ban phước… sự ban phước của Đức Giê-hô-va bủa khắp…
  • Phải, Giô-sép đã nhờ Chúa mà được thành công. Chính Quan thị vệ Phô-ti-pha cũng phải nhìn nhận sự thành công của Giô-sép là do Đức Giê-hô-va ban cho (39:3); chính tác giả sách Sách thế ký khi viết đến những sự thành công của Giô-sép ở đoạn 39 nầy cũng nhìn nhận là do Đức Giê-hô-va phù hộ, ban phước. Người không tin cũng nhìn nhận; người của đời sau cũng nhìn nhận.
  • Chúng ta phải học điều nầy khi nói đến những thành công của Hội thánh, vì thói thường trong thành công chúng ta thường nói những lời kiêu ngạo như vua Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn đã nói: Đây chẳng phải là Ba-by-lôn lớn mà ta đã dựng, bởi quyền cao cả của ta, để làm đế đô ta, và làm sự vinh hiển oai nghi của ta sao? (Đaniên 4:30). Tất cả chúng ta đều biết Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau; tánh tự cao đi trước sự sa ngã (Châm ngôn 16:18)
  • Chính Phao-lô cũng đã làm gương cho chúng ta khi ông điểm lại những gì mà ông đã thành công,
  • Trong sự cứu rỗi mà ông có được, ông nói: Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không đến từ anh em (Êphê 2:8-9)
  • Trong sự kêu gọi phục vụ Chúa, ông nói: Nhưng khi Đức Chúa Trời … lấy ÂN ĐIỂN gọi tôi và VUI LÒNG bày tỏ Con của Ngài ra trong tôi …(Gal. 1:15-16)
  • Trong khi phục vụ Chúa, ông nói: Tôi làm được mọi sự, nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi(Philíp 4:13)
  • Phao-lô biết những thành công của ông là do Chúa BAN THÊM SỨC cho ông, nguyên nhân không phải từ ông, kể cả sự cứu rỗi.
  • Xin Chúa ban ơn cho mỗi chúng ta, đang khi nghĩ đến thành công cá nhân hoặc thành công của Hội Thánh, là nhắc lại những kết quả công việc Chúa mà chúng ta đã làm được, tự đáy lòng của chúng ta lúc nào cũng được Thánh Linh Đức Chúa Trời tỉnh thức bằng lời của tác giả sách Châm ngôn đoạn 30:9a, e khi no đủ – thành công – tôi từ chối Chúa, mà rằng: Đức Giê-hô-va là ai?
  • Trong giờ nầy, xin tất cả chúng ta đồng lòng hiệp ý nói rằng: HỘI THÁNH (hoặc CÁ NHÂN TÔI) THÀNH CÔNG LÀ NHỜ ĐỨC GIÊ-HÔ-VA BAN PHƯỚC, PHÙ HỘ!

II/. ĐỐI VỚI CÁM DỖ:
  • Sáng. 39:7-18.
  • Người đời có những câu đáng cho chúng ta học như:
  • Vui Xuân, đừng quên nhiệm vụ.
  • Ma quỉ không có nghỉ hè
  • Quỉ địa ngục vẫn còn sống.
  • Sống là tranh đấu
  • Những câu nói đó ngụ ý rằng cuộc sống của chúng ta không phải luôn bình lặng. Thật ra nếu cuộc sống cứ luôn bình lặng, thì thật là chán ngắt, đôi khi những sóng gió cuộc đời sẽ giống như những gia vị cho cuộc sống có ý nghĩa thêm.
  • Kinh thánh cũng đã báo trước cho chúng ta một tương lai với các biến cố trọng đại trước ngày Chúa Jêsus Christ quang lâm:
  • Ma-thi-ơ 24, là một bài giảng mà Chúa Jêsus Christ đã giảng để cảnh cáo chúng ta về những cám dỗ trong tương lai đối với mỗi cá nhân người tin Chúa và đối với Hội thánh chung, với những biến cố:
24:4, Hãy giữ, kẻo có kẻ đến dỗ dành các ngươi.
24:5, … Vì nhiều người sẽ mạo danh ta … dỗ dành nhiều người.
24:9, Bấy giờ, người ta sẽ nộp các ngươi trong sự hoạn nạn và giết đi; các ngươi sẽ bị mọi dân ghen ghét vì danh ta.
24:11, Nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên và dỗ dành lắm kẻ.
24:24, họ cũng đến dỗ dành chính những người được chọn.
  • Công vụ 20:29, … sẽ có muông sói dữ tợn xen vào trong vòng anh em, chẳng tiếc bầy đâu.
  • Và trong thư Ê-phê-sô 6:13, Phao-lô gọi những ngày tương lai là những ngày khốn nạn, vì ma quỉ biết thì giờ nó không còn lâu, nó sẽ giận hoảng mà đến cùng anh em (Khải huyền 12:12).
  • Một lần nữa, chúng ta lại phải học những lời đầy kinh nghiệm của người đời: Buồm to gió lớn; Cây càng cao, gió càng lớn. Hội thánh hay cá nhân càng được phước, càng thành công, thì cá nhân hay Hội thánh sẽ càng dễ bị cám dỗ trong những ngày tương lai.
  • Anh em hỏi tôi tại sao à? Vì ma quỉ và thế gian lẫn xác thịt của chúng ta không bao giờ muốn Hội thánh và cá nhân chúng ta được Đức Chúa Trời ban phước.
  • Sáng. 39:7-18 là bài học cho chúng ta. Vừa khi giới thiệu sự thành công của Giô-sép, lập tức sự cám dỗ đã đến với Giô-sép qua vợ của Phô-ti-pha. Người đàn bà nầy tiêu biểu cho sự đẹp đẽ của thế gian, sự thỏa mãn của xác thịt và sự dễ dàng ban tặng tội lỗi cho người yêu mến Chúa.
  • Anh chị em có nhớ câu chuyện Chúa Jêsus Christ chịu cám dỗ được ghi trong Ma-thi-ơ 4:8-9 không? Ma quỉ đã đem đến cho Chúa Jêsus con đường tắt, không cần qua thập tự giá, để được sự vinh hiển, đẹp đẽ của thế gian.
  • Dĩ nhiên Lời Chúa mà chúng ta học không phải để chúng ta bi quan, lo sợ, mà là để giúp chúng ta tỉnh thức KHÔNG ĐƯỢC SAY MEN CHIẾN THẮNG, hoặc ngủ yên trong chiến thắng, luôn tỉnh thức trước mọi cám dỗ tương lai muốn kéo chúng ta ra khỏi con đường phước hạnh, thành công.
  • Những cám dỗ đó là:
  • Những chiều gió của đạo lạc mà ma quỉ sẽ đem đến với lời hứa sẽ giúp chúng ta đạt được quyền năng bằng con đường tắt.
  • Những thỏa hiệp mà thế gian đưa đến để cá nhân chúng ta, Hội thánh của Chúa không phải gặp những bắt bớ, những khó khăn mà chúng ta nghĩ rằng dễ phát triển Hội thánh.
  • Những địa vị mà xác thịt của chúng ta muốn mình nổi tiếng trong Hội thánh, nhất là ý tưởng có mình Hội thánh mới kết quả.
  • Cảm ơn Chúa, Sáng. 39:7-18 giới thiệu cho chúng ta những cám dỗ đối với Giô-sép, nhưng cũng giới thiệu cho chúng ta cách Giô-sép đã thắng được những cám dỗ đó. Giô-sép đã thắng những cám dỗ cách nào?
  • Sáng. 39:8, Giô-sép ý thức đó là sự cám dỗ và cương quyết không chấp nhận cám dỗ, giống như Đaniên quyết định khi đối diện với sự cám dỗ trong Đan. 1:8, Vậy Đa-ni-ên QUYẾT ĐỊNH TRONG LÒNG không chịu ô uế…
  • Sáng. 39:9b, Giô-sép bởi đức tin kính sợ Chúa không dám phạm tội.
  • Sáng. 39:11-12, Giô-sép tránh xa sự cám dỗ, như Lời Chúa dạy: Bất cứ việc gì tựa như điều ác, thì phải tránh đi (I Tê. 5:22)
  • Xin Thánh Linh Đức Chúa Trời luôn nhắc chúng ta nhớ bí quyết thành công của Giô-sép trong khi đối diện với những cám dỗ trong tương lai: Thế nào tôi dám làm điều đại ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao?
  • Đức Chúa Trời đã ban ơn cho Giô-sép thành công thắng được cám dỗ, cũng sẽ ban ơn cho mỗi cá nhân chúng ta, cho Hội thánh của Ngài đã thành công, sẽ cứ được thành công thắng được cám dỗ trong tương lai.

III/. ĐỐI VỚI NHỮNG THỬ THÁCH:
  • Sáng. 39:19-23.
  • Đọc qua đời sống của Giô-sép, chúng ta thấy không bình lặng một chút nào. Đang lúc được cha yêu thương, sống sung sướng trong gia đình, thì bị bán làm nô lệ. Rồi đang lúc được trọng dụng, sung sướng trong nhà quan thị vệ Phô-ti-pha, lại rơi vào cảnh tù đày.
  • Nhìn Lại những năm qua, Hội thánh Chúa cũng đã trải qua những hồi thử thách, thăng trầm, có những lúc như chiên không có kẻ chăn. Cảm ơn Chúa, Hội thánh đã vượt qua những thử thách buồn rầu đó, để có thể nói lời cảm ơn Chúa như ngày nay.
  • Hãy nhớ lại giữa những thử thách Giô-sép đã làm gì?
  • Sáng. 39:22-23a, … chẳng việc chi làm qua khỏi được chàng… Chủ chẳng soát lại những việc đã ở nơi tay chàng…
  • Giô-sép đã làm gì trong thử thách? Cảm ơn Chúa, Giô-sép vẫn ngay lành và trung tín. Dường như Giô-sép chẳng quan tâm việc ở nhà của quan thị vệ Phô-ti-pha hay là ở trong nhà giam, điều ông quan tâm là cứ ngay lành và trung tín. Đó chính là bí quyết thành công của Giô-sép.
  • Vị Giáo sĩ cho người da đỏ là David Brainer, người đã truyền giáo hơn hai mươi năm trong thất bại, bị bịnh nặng mà chết, đã nói một câu: Tôi chẳng quan tâm việc tôi ở đâu, miễn là tại nơi đó, tôi có thể tôn vinh Chúa nhiều hơn. Và ông đã thành công trong việc đem Tin Lành cho người Da Đỏ, dù là khi ấy ông đã qua đời.
  • Anh chị em ơi, Chúa không đánh giá sự thành công của chúng ta qua con số, Chúa sẽ không hỏi chúng ta: Con đã làm được gì cho Ta, nhưng chắc chắn Chúa sẽ hỏi: Con đã làm như thế nào?
  • Ma-thi-ơ 25:1-30, Chúa Jêsus đã thuật một thí dụ về các ta-lâng. Rõ ràng người chủ khen thưởng những người đầy tớ làm lợi cho chủ, không phải vì họ làm lợi nhiều 5 ta lâng, thì khen thưởng nhiều hơn; người làm lợi 2 ta-lâng thì khen ít hơn một chút. Người chủ khen là khen sự NGAY LÀNH và TRUNG TÍN của những đầy tớ đó.
  • Chúa không quan tâm cá nhân chúng ta hoặc Hội thánh của Ngài thành công hay thất bại, mà quan tâm chúng ta có ngay lành và trung tín không? Không phải chỉ ngay lành và trung tín trong thành công, mà ngay lành và trung tín cả trong thử thách nữa.
  • Điều chúng ta không được quên là Đức Chúa Trời đã cất nhắc Giô-sép lên chức vụ cao hơn, đem phước hạnh cho biết bao nhiêu người về thuộc thể lẫn thuộc linh. Tôi cũng tin rằng, Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho Hội thánh không phải là nhỏ nữa, mà sẽ là một Hội thánh lớn để làm nguồn phước cho bao nhiêu người khác, bao nhiêu nơi khác.
  • Muốn được như vậy, xin Thánh Linh Đức Chúa Trời cứ nhắc nhở mãi trong lòng anh chị em bài học của Giô-sép:
  • Thành công không kiêu ngạo
  • Đắc thắng trong cám dỗ
  • Ngay lành và trung tín ngay cả trong thử thách.


Đề mục: NGƯỜI MẪU THUỘC LINH
Kinh thánh: Sáng thế ký 6:8-9
Câu gốc: Sáng. 6:8
Mục đích: Học gương của những người mẫu thuộc linh trong sách Sáng thế ký.

I/. NGƯỜI MẪU THUỘC LINH NÔ-Ê:
  • Sáng 6:8-9
  • Tên của Nô-ê có nghĩa là YÊN NGHỈ, như lời cha của Nô-ê là Lê-méc đã nói khi đặt tên cho Nô-ê (Sáng 5:29).
  • Nô-ê là cháu 10 đời từ A-đam, ông có 3 người con trai và sống đến 950 tuổi.
  • Kinh thánh sách Sáng thế ký 6:9 làm chứng rằng Nô-ê là một người công bình và trọn vẹn, đồng đi cùng Đức Chúa Trời nghĩa là đời sống đẹp lòng Chúa, luôn biết vâng lời Chúa.
  • Đời sống thuộc linh nầy được thể hiện rõ ràng qua:
  • 6:22, Nô-ê đã vâng lời Đức Chúa Trời, làm các điều nầy Y NHƯ lời Đức Chúa Trời đã phán dặn. Nô-ê đã vâng lời Đức Chúa Trời làm một việc mà mọi người thời bấy giờ có thể coi Nô-ê là một người không bình thường. Ông đã đóng một chiếc tàu có kích thước khác thường, với lời rao báo cũng khác thường về một nạn lụt tiêu diệt thế giới tội ác thời đó.
Thật ra, nếu có Nô-ê ngày nay rao giảng một sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trên TOÀN THẾ GIỚI, thì sẽ có rất nhiều người sẽ không tin, vì lý luận rằng làm sao có thể xảy ra hiện tượng nước lụt toàn phần cùng một lúc trên toàn thế giới? Một đời sống đi ngược lại quan điểm chung của cả thế giới không phải là dễ dàng, như I Phierơ 4:4, Họ thấy anh em chẳng cùng họ theo sự dâm dật bậy bạ ấy, thì họ lấy làm lạ và gièm chê.
Cảm ơn Chúa, Kinh thánh làm chứng rằng Nô-ê LÀM Y NHƯ Chúa phán (Sáng. 7:5).
  • 8:20, Nô-ê là một người thuộc linh cầu nguyện. Mặc dù Kinh thánh không nói trước khi Nước lụt và sau khi Nước lụt, đời sống cầu nguyện của Nô-ê như thế nào, nhưng tôi tin chắc rằng sự đẹp lòng của Chúa đối với Nô-ê, trong đó có đẹp lòng vì đời sống cầu nguyện của ông với Chúa.
Cảm ơn Chúa, vừa qua cơn Nước lụt, điều đầu tiên của Nô-ê không phải là lo ổn định chỗ ở, việc làm sinh sống, mà là Lập Một Bàn thờ cho Đức Giê-hô-va. Đây lại là một việc trái lẽ thông thường. Trong sách tiên tri A-ghê 1:2-4, dân Y-sơ-ra-ên sau 70 năm lưu đày trở về, điều họ quan tâm là lo cho nhà mình đầy đủ trước đã, trong khi Nhà Chúa thì hoang vu, và Chúa đã quở trách họ.
Còn Nô-ê thì thật sự là một người mẫu thuộc linh trong đời sống tương giao với Chúa qua sự vâng theo Lời Chúa dạy và cầu nguyện với Chúa
  • Bài học không vui về Nô-ê là sau thành công thuộc linh qua cơn Nước lụt, Nô-ê đã khởi cày đất và trồng nho. Người uống rượu say… Kết quả của sự hư hỏng đó là dòng dõi con cháu của ông bị rủa sả (Sáng 9:20-25). Cha ăn trái nho chua khiến con ghê răng.
  • Con người chúng ta thường dễ phạm tội sau những thành công hơn là trong lúc khó khăn. Hãy xem:
  • I Sa-mu-ên 10:20-3, Sau-lơ thật là khiêm nhường khi được đề cử làm vua. Nhưng khi đã lên ngôi và thành công vài trận, thì Sau-lơ đã phạm tội kiêu ngạo tiếm vị tế lễ của Sa-mu-ên.
  • II Sa-mu-ên 11:1, sau những thành công chiến trường, Đa-vít đã phạm tội với Bát-sê-ba và bị Chúa sửa phạt nặng nề.
  • Xin Chúa ban ơn cho mỗi Cơ-Đốc nhân chúng ta mỗi lần nghe nói Nước lụt, mỗi lần nghe nói đến rượu, Thánh Linh Đức Chúa Trời nhắc chúng ta nhớ đến người mẫu thuộc linh Nô-ê để tỉnh thức.

II/. NGƯỜI MẪU THUỘC LINH: ÁP-RA-HAM
  • Sáng 17:5.
  • Tên của Áp-ra ham có nghĩa là Cha của nhiều dân tộc. Tên của cha mẹ đặt cho ông là Áp-ram có nghĩa là cha cao quý, và Chúa đã đổi tên cho ông như một dấu hiệu nâng cao phước hạnh cho ông, từ cha cao quý lên làm cha của nhiều dân tộc.
  • Nói đến Áp-ra-ham là nói đến Đời sống Đức tin và chính đời sống đó đã khiến ông được tôn làm tổ phụ đức tin cho riêng dân Y-sơ-ra-ên và chung cho cả Cơ-Đốc nhân. Đời sống đức tin của ông thể hiện qua:
  1. Sáng 12:1-4, Áp-ra-ham đã thể hiện đức tin – một sự tin cậy nơi Chúa hoàn toàn, qua việc ông lìa bỏ quê hương thờ hình tượng để đi đến một xứ theo tiếng Chúa gọi, mà chính ông không biết mình đi đâu (Hê. 11:8).
  2. Sáng 22:2-3, đời sống đức tin của Áp-ra-ham đã thể hiện rõ nét thêm nữa qua việc ông vâng lời Đức Giê-hô-va cách trọn vẹn, bằng lòng dâng chính con trai lời hứa của mình là Y-sác cho Đức Chúa Trời.
Việc dâng con nầy không phải là dâng con trong Hội thánh hiện nay, mà Đức Chúa Trời đòi hỏi Áp-ra-ham dùng con của ông – một đứa con trai duy nhất theo lời hứa, làm sinh tế của lễ thiêu.
Chúng ta thấy hai câu Kinh thánh Sáng 17:2 và 3 là một cuộc chiến đấu đối với Áp-ra-ham qua cách sử dụng từ ngữ của tác giả viết sách:
  • 17:2, trong khi kêu gọi Áp-ra-ham dâng con là Y-sác cho Ngài, Chúa đã nhấn mạnh: đứa con một người yêu dấu là Y-sác… dâng đứa con làm của lễ thiêu. Những chữ: con một, yêu dấu, của lễ thiêu, chắc chắn đã xoáy lòng của người cha già Áp-ra-ham.
  • 17:3, để đối lại sự đòi hỏi quá mức của Đức Chúa Trời, Kinh thánh chỉ ghi lại: Áp-ra-ham dậy sớm, thắng lừa… con mình, …chặt củi để dùng của lễ thiêu… Nói lên một tinh thần sẵn sàng phục vụ Chúa, dù sự đòi hỏi của Chúa dường như không hợp lý. Cảm ơn Chúa, Áp-ra-ham đã vâng lời, vâng lời cách tích cực và trọn vẹn, không biện luận, không phàn nàn, không do dự.
  • Nói như vậy, không có nghĩa Áp-ra-ham là một người trọn lành. Trái lại, hai lần Áp-ra-ham đã phạm tội nói dối – mà Khải. 21:8 qui định tội nói dối không được vào Thiên đàng.
  • Sáng. 12:10-13, nói dối tại xứ Ai-cập để giữ mạng sống mình. xưng gọi vợ của ông là em gái của ông, dù Sa-ra cũng là em gái bà con với ông.
  • Sáng. 20:1-2, một lần nữa, Áp-ra-ham lại nói dối.
  • Điều mà chúng ta học được nơi Áp-ra-ham là ông không hề biện luận gì với Chúa, dù khi bị quở trách về tội lỗi.
  • Chúa bảo đi, thì ông đi, dù không biết đi đâu, ông cũng không hỏi, vì ông tin cậy Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng không bao giờ dắt dẫn ông cách sai lầm.
  • Chúa bảo dâng, thì ông dâng, dù là dâng con trai một của mình cho Chúa, vì ông tin cậy rằng Đức Chúa Trời là thành tín, đã hứa ban phước cho dòng dõi ông thì Ngài sẽ làm thành.
  • Chúa quở trách ông về tội lỗi, dù có một phần ông nói đúng khi gọi vợ của ông là em gái, ông cứ yên lặng chịu sửa phạt, vì ông tin cậy Đức Chúa Trời yêu thương sẽ tha thứ cho ông.
  • Cảm ơn Chúa, Ngài đã chọn một người bình thường với nhiều yếu đuối nhưng biết tin cậy nơi Ngài là Áp-ra-ham làm Tổ phụ đức tin.

III/. NGƯỜI MẪU THUỘC LINH: Y-SÁC:
  • Sáng. 21:1-3.
  • Tiến sĩ Tozer rong một quyển sách của ông đã nói đến ba hạng người:
  1. Hạng người Vĩ đại mà không đạo đức: Những người đó như Hitler, nhà độc tài Đức Quốc Xã.
  2. Hạng người Vĩ đại và Đạo đức: như Áp-ra-ham, Môi-se.
  3. Hạng người Đạo đức mà không vĩ đại: Tiến sĩ Tozer đã xếp Y-sác vào hạng người Đạo đức mà không Vĩ đại. Suốt cuộc đời của Y-sác, 180 tuổi (35:28), không làm được điều gì vĩ đại như cha của ông là Áp-ra-ham, không có chiến trận nào, không có khó khăn nào.
  • Tên của ông có nghĩa là Vui cười.
  • Có lẽ tên của Y-sác bày tỏ tánh tình vui vẻ của ông, không thích tranh cạnh, luôn nhường nhịn. Tánh tình nầy thể hiện qua việc không tranh chấp với những người Phi-li-tin về những giếng nước mà ông tìm được. Sự tranh chấp nầy không đơn giản chút nào, vì giếng nước là sự sống còn của nghề chăn chiên ở xứ Palestine.
  • Y-sác có những yếu đuối, và những yếu đuối đó suýt gây tai họa cho ông và dòng dõi của ông. Những yếu đuối đó là:
  • 26:6-9, Y-sác đã nói dối như cha của ông khi sợ vì người vợ đẹp của ông là Rê-be-ca mà mạng sống của ông bị đe dọa. Y-sác đã bị vua A-bi-mê-léc quở trách.
  • 27:2-4, Y-sác có một yếu đuối nữa là để trong gia đình có cảnh con yêu con ghét, để rồi hai con của ông là Ê-sau và Gia-cốp đánh mất tình anh em đến nỗi suýt giết nhau (27:41).
  • Đó là những yếu đuối của Y-sác, nhưng ông là người không tranh cãi, được các nhà giải kinh chọn làm hình bóng về sự vâng phục đến chết của Chúa Jêsus Christ (Philíp 2:6-8), qua việc ông để cha mình là Áp-ra-ham trói lại đặt lên bàn thờ có củi khô để chịu giết làm của lễ thiêu.
  • Y-sác thật là một người mẫu thuộc linh cho đời sống Cơ-Đốc nhân, yên lặng nhịn nhục giữa đời thường, đúng như Thi thiên 46:10, Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời… Bởi đó Đức Chúa Trời đã ban thưởng cho sự khiêm nhường nhịn nhục của ông, đến nỗi ngay cả vua A-bi-mê-léc cũng phải nhìn nhận phước Chúa đã ban cho ông (Sáng 26:28)
  • Tôi mong có ai đó trong anh chị em có thể hát bài: NGUYỆN TÔI ĐƯỢC ĐỔI MỚI, NGUỒN PHƯỚC CHO MUÔN NGƯỜI, QUA NẾP SỐNG TÔI, JÊSUS VINH QUANG! LÒNG NAY ĐƯỢC ĐỔI MỚI, LẠY JÊSUS YÊU QUÝ, NGUYỀN XIN ƠN PHƯỚC NGÀI PHÁT LƯU RA QUA TÔI.
  • Thật ra làm nguồn phước cho muôn người, làm cho ơn phước của Chúa phát lưu ra qua đời sống chúng ta, đó cũng đã là vĩ đại rồi. Nguyện đời sống của mỗi Cơ-Đốc nhân chúng ta là những Y-sác – sự vui cười - cho nhiều người.

IV/. NGƯỜI MẪU THUỘC LINH GIA-CỐP:
  • Sáng. 32:28
  • Đặc điểm đời sống của Gia-cốp là có hai tên, mỗi tên đánh dấu một con người thật của ông:
  • Sáng. 25:26, tên cha mẹ đặt cho ông là Gia-cốp, theo đúng bản tánh cũ của ông từ lúc mới sanh ra đã tranh giành với anh mình bằng cách nắm gót người anh song sinh khi lọt lòng mẹ. Suốt cuộc đời của ông từ đó đến khi bị Chúa đánh hạ, là một chuỗi ngày gian dối, thủ đoạn, lừa gạt: gạt cha, gạt anh, gạt cậu cũng là cha vợ.
  • Sáng. 32:28, ông còn có tên là Y-sơ-ra-ên, là tên mà Đức Chúa Trời đã đặt cho ông tại rạch Gia-bốc, sau một cuộc vật lộn với thiên sứ của Đức Giê-hô-va và bị Chúa đánh hạ. Từ nay, đời sống ông được biến cãi hòa thuận với anh mình, thương yêu con mình, từ đó Y-sơ-ra-ên đã bước đi theo đức tin.
  • Gia-cốp đã tóm tắt cả cuộc đời của ông trong một câu khi trả lời vua Ai-cập như sau:Những năm tôi sống ở đời phiêu lưu hết thảy là một trăm ba mươi năm; các năm của đời tôi lấy làm ngắn ngủi và lại nhọc nhằn… (Sáng. 47:9).
  • Thật sự đời sống của Gia-cốp rõ ràng là một cuộc phiêu lưu hình bóng cho cuộc phiêu lưu thuộc linh Cơ-Đốc ngày nay:
  • Từ một người đầy gian xảo, lừa gạt, thủ đoạn, được Đức Chúa Trời yêu thương cứu rỗi để trở thành một thánh nhân, tổ phụ của một dân tộc có 12 chi phái.
  • Đời sống của ông là bài học cho chúng ta tỉnh thức về hậu quả của tội lỗi. Hành vi lừa gạt cha, gạt anh, gạt cậu, đã bị các con gạt lại với đau buồn đến nỗi để tang luôn xuống âm phủ (Sáng. 37:35).
  • Khi Gia-cốp trở thành Y-sơ-ra-ên, cảm ơn Chúa, hoàn toàn là một đời sống mới, những sự cũ qua đi, mọi sự đều trở nên mới. Những dấu tích của tên Gia-cốp không còn vướng vít ông nữa, mà ông thật là một Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời.
  • Vấn đề đối với Đức Chúa Trời không phải là chúng ta tội nhiều hay ít, tội nặng hay nhẹ, mà là có ăn năn và có để Chúa đổi mới đời sống chúng ta hay không.
  • Phao-lô nhắc chúng ta về lẽ thật đầy ân điển trong I Côrintô 1:28-29, Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có, ĐỂ CHẲNG AI KHOE MÌNH TRƯỚC MẶT ĐỨC CHÚA TRỜI.

V/. NGƯỜI MẪU THUỘC LINH GIÔ-SÉP:
  • Sáng. 41:38-39
  • Chúng ta phải nói ngay một điều là các nhà giải kinh đều đồng ý Giô-sép làm hình bóng rõ ràng về Chúa Jêsus Christ, với các đặc điểm như sau:
  1. 37:3 (so với Ma-thi-ơ 3:17), được Cha yêu thương
  2. 37:4 (so với Giăng 15:25), bị anh em mình ghen ghét
  3. 37:18 (so với Ma-thi-ơ 3-4, bị mưu giết.
  4. 41:1-45 (so với Công vụ 15:14), trở nên phước hạnh cho dân ngoại, và được người vợ là dân ngoại.
  5. 41:38-39 (so với Giăng 3:34b), được đầy dẫy Đức Thánh Linh.
  6. 45:1-15 (so với Rôma 11:1, 15, 25-28) đem lại sự hòa thuận giữa anh em.
  • Đặc biệt là Giô-sép đã xuống các miền thấp dưới đất, với việc bị tù, bị phản bội ngay trong nhà giam – đã bị tù rồi mà còn bị phản bội! để rồi ông được đem lên rất cao với chức vụ là Thủ tướng của Ai-cập. Đó là hình bóng của Chúa Jêsus Christ hạ mình xuốngthậm chí chết trên thập tự giá… vì thế Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, ban cho Ngài danh trên hết mọi danh.
  • Nói chung lại, học sách Sáng thế ký thì chúng ta không thể quên các nhân vật nổi bật nầy, vì đó là những người mẫu thuộc linh để chúng ta nhờ đó bước đi. Nếu chúng ta có thể tóm tắt lại năm (5) người mẫu thuộc linh nầy, chúng ta có được một từng trải thuộc linh Cơ-Đốc quý báu như sau:
  1. Với Nô-ê, Cơ-Đốc nhân là người được cứu khỏi địa ngục hình phạt khủng khiếp nhất.
  2. Với Áp-ra-ham, Cơ-Đốc nhân chúng ta được cứu ấy là  bởi ân điển và đức tin, điều ấy không phải đến từ anh em.
  3. Với Y-sác, Cơ-Đốc nhân phải có bản tánh hiền lành, nhu mì, khiêm nhường giữa đời nầy.
  4. Với Gia-cốp, Cơ-Đốc nhân phải dứt khoát với đời sống cũ tội lỗi, sống đời sống bước đi trong đức tin.
  5. Và với Giô-sép, Cơ-Đốc nhân phải là người được đầy dẫy Đức Thánh Linh, được mọi người nhìn nhận, kể cả người chưa tin Chúa.
  • Anh chị em có nhận diện được hình ảnh của chính mình qua 5 người mẫu thuộc linh đó không?




Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.