I/. TÊN SÁCH:
- Theo tiếng Hi-bá-lai:
Trong tiếng Hi-bá-lai sách có tên là Tehillim (số ít: Tehillâh), có nghĩa là những bài ngợi khen (chỉ thích hiệp một số Thi thiên).
Sách cũng có tên là Tephiloth, có nghĩa là “Những bài cầu nguyện”. Tựa nầy gọi theo Thi thiên 72:20
Sách thường được dùng tên Mizmor: nghĩa là “Bài ca có đệm nhạc.
Sách cũng có tên là Tephiloth, có nghĩa là “Những bài cầu nguyện”. Tựa nầy gọi theo Thi thiên 72:20
Sách thường được dùng tên Mizmor: nghĩa là “Bài ca có đệm nhạc.
- Theo tiếng Hi-lạp:
Trong tiếng Hi-lạp, sách có tên là Psalmos (Thi. 24:44) có nghĩa là “Bài thơ được hát với đàn dây”. Tên nầy được dịch ra vào thế kỷ thứ III TC. (Bản Septuagint). Đó là lần đầu tiên chữ Psalmos được dùng để chỉ những bài thơ Hi-bá-lai.
Đàn dây được nói đến là đàn Hạc Cầm (Thụ cầm – Harp)
Tên gọi Psalmos rất thích hiệp để chỉ những bài hát, bài thơ ca ngợi được viết cho âm nhạc. Bằng cớ có 55 bài được ghi “Thầy Nhạc Chánh”, đó là những nhạc trưởng hay người lĩnh xướng trong sự thờ phượng của Do thái Giáo.
Bản Hi-văn nhập Thi. 9 và 10 chung; 114 và 115 chung, nhưng lại chia 116, 147 làm thiên (Bản Hi-bá-lai giống Bản Việt ngữ)
Đàn dây được nói đến là đàn Hạc Cầm (Thụ cầm – Harp)
Tên gọi Psalmos rất thích hiệp để chỉ những bài hát, bài thơ ca ngợi được viết cho âm nhạc. Bằng cớ có 55 bài được ghi “Thầy Nhạc Chánh”, đó là những nhạc trưởng hay người lĩnh xướng trong sự thờ phượng của Do thái Giáo.
Bản Hi-văn nhập Thi. 9 và 10 chung; 114 và 115 chung, nhưng lại chia 116, 147 làm thiên (Bản Hi-bá-lai giống Bản Việt ngữ)
- Theo tiếng Việt:
Bản Việt ngữ dịch tên theo Hán ngữ.
THI = thơ, thi ca; THIÊN = chương, đoạn
Như vậy, Thi Thiên là những đoạn thơ, những đoạn Thi Ca (Vì vậy, không nên gọi: Thi thiên ĐOẠN …, mà nên gọi Thi thiên THỨ …)
II/. GIÁ TRỊ (THẨM QUYỀN CỦA THI THIÊN):
THI = thơ, thi ca; THIÊN = chương, đoạn
Như vậy, Thi Thiên là những đoạn thơ, những đoạn Thi Ca (Vì vậy, không nên gọi: Thi thiên ĐOẠN …, mà nên gọi Thi thiên THỨ …)
II/. GIÁ TRỊ (THẨM QUYỀN CỦA THI THIÊN):
- Đối với người Y-sơ-ra-ên:
Người Y-sơ-ra-ên chẳng những công nhận Thi thiên là một phần Kinh Thánh (Cựu Ước) mà còn dùng làm sách ca hát, làm lễ trong Đền thờ và trong Nhà Hội.
- Đối với Chúa Jêsus Christ:
- Mathiơ 26:30; Mác 14:26, Chúa Jêsus Christ hát thơ thánh tức là hát Thi thiên.
- Luca 24:44, Chúa Jêsus Christ công nhận Thi thiên là một phần Kinh Thánh.
- Đối với Hội Thánh Đầu tiên:
- Phierơ trưng dẫn Thi thiên:
Công vụ 1:20; 2:25-28, 34-35
- Hội Thánh sử dụng Thi thiên:
Hội Thánh hát Thi thiên – Côlôse 3:16; Gia-cơ 5:13
Hội Thánh cầu nguyện bằng Thi thiên – Công vụ 4:25-26
Hội Thánh cầu nguyện bằng Thi thiên – Công vụ 4:25-26
- Phaolô trưng dẫn Thi thiên:
Công vụ 13:22, 33, 35
Rôma 3:4, 10-18
Rôma 3:4, 10-18
- Đối với toàn bộ Kinh Thánh:
Thánh Ambrose nói: “Mặc dù cả Kinh Thánh đều tỏa ra ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng Thi thiên thì ngọt ngào hơn các sách khác”.
- Luật pháp thì dạy dỗ
- Lịch sử thì cho tài liệu
- Tiên tri thì tuyên án
- Các sách Văn thơ (Gióp, Châm ngôn, Truyền đạo) là luân lý thuyết phục người ta tin
- Còn Thi thiên là “Bông trái” của tất cả những điều đó.
III/. NGUỒN GỐC CÁC THI THIÊN:
- Thời Thượng Cổ:
Lịch sử tôn giáo Trung Đông (khu vực Lưỡng hà, Ai Cập) cho thấy từ xa xưa đã có thi ca tôn giáo và thi ca theo kinh nghiệm dân gian.
Số lượng Thi thiên có trong Kinh Thánh chẳng thấm vào đâu so với thi ca ngoài đời của các nước.
Về phương diện văn chương, thi ca Y-sơ-ra-ên có thể phỏng theo văn chương Ca-na-an (nhất là dân Giê-bu-sít).
Tuy nhiên, về ảnh hưởng, Thi thiên trong Kinh Thánh khác xa với các thi ca bên ngoài. Các Thi thiên trong Kinh Thánh chi phối cả cách sống, tư tưởng con người (dù là dân tộc nào)
Thời kỳ các Tổ phụ, còn lại rất ít thi ca, chỉ có vài bài như Xuất. 15:; Phục truyền 32:, so với Dân. 23:18; Quan. 5:; I Samuên 2:. Có thể xem Thi thiên 90 là Thi thiên chính thức sớm nhất.
Số lượng Thi thiên có trong Kinh Thánh chẳng thấm vào đâu so với thi ca ngoài đời của các nước.
Về phương diện văn chương, thi ca Y-sơ-ra-ên có thể phỏng theo văn chương Ca-na-an (nhất là dân Giê-bu-sít).
Tuy nhiên, về ảnh hưởng, Thi thiên trong Kinh Thánh khác xa với các thi ca bên ngoài. Các Thi thiên trong Kinh Thánh chi phối cả cách sống, tư tưởng con người (dù là dân tộc nào)
Thời kỳ các Tổ phụ, còn lại rất ít thi ca, chỉ có vài bài như Xuất. 15:; Phục truyền 32:, so với Dân. 23:18; Quan. 5:; I Samuên 2:. Có thể xem Thi thiên 90 là Thi thiên chính thức sớm nhất.
- Thời cực thịnh:
Có thể xem Đa-vít là người đứng đầu về Thi thiên trong Kinh Thánh (Ông Tổ). Đa-vít có tài đánh đàn (đàn Harp), lại được ơn Chúa cho để soạn và hát Thi thiên cách đặc biệt nổi tiếng trong Y-sơ-ra-ên (I Samuên 16:23).
Đa-vít soạn Thi thiên cho Ban Hát trong Đền thờ và dân chúng hát.
Có lẽ Đa-vít bắt đầu chính thức viết các Thi thiên sau khi chiếm Giê-ru-sa-lem và những bài tạ ơn được viết lúc cuối cùng đời sống. Do đó quyển I của Thi thiên (1: - 40:) có thể được sưu tập trong thời gian đó và một số bài trong quyển II.
Đa-vít soạn Thi thiên cho Ban Hát trong Đền thờ và dân chúng hát.
Có lẽ Đa-vít bắt đầu chính thức viết các Thi thiên sau khi chiếm Giê-ru-sa-lem và những bài tạ ơn được viết lúc cuối cùng đời sống. Do đó quyển I của Thi thiên (1: - 40:) có thể được sưu tập trong thời gian đó và một số bài trong quyển II.
- Thi thiên 72 do Salômôn viết
- Thi thiên 50 có lẽ viết vào đời vua A-sa (II Sử ký 15:)
- Thi thiên 42: - 44:; 74:, có lẽ viết đời vua A-háp
- Thi thiên 46; 73; 75, 76, có lẽ viết đời vua Ê-xê-chia.
Có thể thấy đời vua Ê-xê-chia là thời thịnh của Thi thiên (quyển IV)
- Quyển V (107- 150) viết lúc từ lưu đày trở về
- Khoảng 200 TC, Thi thiên được hoàn thành như hiện có.
- Nhìn chung, các Thi thiên của Đa-vít được sưu tập sau khi Đa-vít qua đời, và E-xơ-ra được xem như người sắp xếp các Thi thiên như hiện có.
IV/. TÁC GIẢ:
Thi thiên là một bộ sưu tập gồm:
Thi thiên là một bộ sưu tập gồm:
- 73 bài của Đa-vít.
- 12 bài của A-sáp (73: -) - người hướng dẫn Ban hát của Đa-vít tại Giê-ru-sa-lem (I Sử ký 16L4-5; II Sử ký 29-30)
- 11 bài của con cháu Cô-rê (42: -). Có thể 12 bài vì Thi thiên 42 và 43 là một. Cô-rê là người phụ trách canh cửa Đền thờ (tạm) đời Đa-vít (I Sử 9:19; 26:1)
- 1 thiên của Salômôn (72)
- 1 của Môi-se (90)
- 1 của Hê-man người Êch-ra-hít (88). Theo I Sử ký 6:33; 15:17; 16:41-42, Hê-man nầy là người Lê-vi chuyên trách về ca hát trong Đền thờ. Có người cho rằng Hê-man nầy nói đến trong đời vua Sa-lô-môn, một người Êch-ra-hết khôn ngoan (I Vua 4:31: I Sử 2:6).
- 1 bài của Ê-than, người Ếch-ra-hít, phụ trách ca hát (I Sử ký 15:19, 17; Thi. 89)
V/. BỐ CỤC:
Thi thiên được chia làm 5 quyển, được xem là Ngũ kinh thứ hai sau Ngũ Kinh của Môi-se.
Trong sách Middrash (sách các rabbi Do thái giải nghĩa luật pháp của Môi-se) ngay câu đầu đã ghi: Môi-se đã cho Y-sơ-ra-ên 5 sách luật và những phần bổ sung; còn Đa-vít cho Y-sơ-ra-ên Thi thiên cũng với 5 phần.
Môt học giả Hê-bơ-rơ hiện đại (Delitzch) cũng nói: Thi thiên là Ngũ Kinh, Thi thiên là 5 sách của hội chúng nói với Đức Chúa Trời. Còn Ngũ kinh là 5 sách của Đức Chúa Trời nói với hội chúng.
Thi thiên được chia làm 5 quyển, được xem là Ngũ kinh thứ hai sau Ngũ Kinh của Môi-se.
Trong sách Middrash (sách các rabbi Do thái giải nghĩa luật pháp của Môi-se) ngay câu đầu đã ghi: Môi-se đã cho Y-sơ-ra-ên 5 sách luật và những phần bổ sung; còn Đa-vít cho Y-sơ-ra-ên Thi thiên cũng với 5 phần.
Môt học giả Hê-bơ-rơ hiện đại (Delitzch) cũng nói: Thi thiên là Ngũ Kinh, Thi thiên là 5 sách của hội chúng nói với Đức Chúa Trời. Còn Ngũ kinh là 5 sách của Đức Chúa Trời nói với hội chúng.
- Chủ đề: NGỢI KHEN
- Câu gốc: (Phần cuối mỗi quyển đều là lời ngợi khen)
41:13
72:19
89:52
106:48
150:6
72:19
89:52
106:48
150:6
QUYỂN | TÁC GIẢ | SO NGŨ KINH |
Quyển I 1: - 41: | Đa số của Đa-vít | Sáng thế ký Nói nhiều phương diện con người (người ngợi khen) |
Quyển II 42: - 72: | Đa số của Đa-vít | Xuất Ê-díp-tô ký Nói nhiều về sự giải cứu |
Quyển III 73: - 89: | Đa số của A-sáp | Lê-vi ký Nói nhiều về Chúa Thánh (Đối tượng ngợi khen) |
Quyển IV 90: - 106: | Đa số vô danh | Dân số ký Nói nhiều việc lưu lạc trong đồng vắng khổ nạn (cơ hội ngợi khen |
Quyển V 107: - 150: | Một phần của Đa-vít và vô danh | Phục truyền Luật lệ ký Nói nhiều về sự cảm tạ Chúa là thành tín (Thái độ ngợi khen) |
VI/. ĐỀ TỰA – INSCRIPTION – ĐẦU ĐỀ
Các đầu đề của Thi thiên có từ xưa, trước khi có Bản dịch Septuagint, có thể đó là những danh từ đặc biệt trong tiếng Hê-bơ-rơ cổ hay các thể nhạc mà ngày nay chưa biết.
THI THIÊN KHÔNG CÓ ĐẦU ĐỀ – 34 Thiên
1, 2, 10, 33, 43, 71, 91, 93, 94, 95, 96, 97, 99, 104, 105, 106, 107, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 135, 136, 137, 146, 147, 148, 149, 150.
THI THIÊN CÓ ĐẦU ĐỀ ĐƠN GIẢN (THI THIÊN CỦA ĐA-VÍT, SA-LÔ-MÔN, A-SÁP, THI THIÊN CẦU NGUYỆN CỦA ĐA-VÍT, THI THIÊN CỦA CON CHÁU CÔ-RÊ) – 52 Thiên
11, 13, 14, 15, 17, 19, 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 31, 35, 36, 37, 40, 41, 47, 48, 49, 50, 64, 65, 66, 68, 72, 73, 79, 82, 83, 85, 86, 87, 90, 98, 100, 101, 103, 108, 109, 110, 138, 139, 140, 143, 144, 145.
THI THIÊN CÓ TIỂU SỬ, ĐẦU ĐỀ, XUẤT XỨ (Thi thiên Đa-vít làm khi chạy trốn Áp-sa-lôm) – 14 Thiên
3, 7, 18, 30, 34, 51, 52, 54, 56, 57, 59, 60, 63, 143.
THI THIÊN CÓ ĐẦU ĐỀ NHẤN MẠNH MỤC ĐÍCH (Thi thiên: bài hát trong ngày Sa-bát) –4 Thiên.
38, 70, 92, 102.
MỘT LOẠT THI THIÊN MANG ĐẦU ĐỀ: Bài Ca Đi Lên Từng Bậc. – 15 Thiên.
Từ Thiên 120 đến Thiên 134.
THI THIÊN CÓ ĐẦU ĐỀ BẰNG CHỮ ĐẶC BIỆT (Có thể là 31 vì 8 Thiên có liên hệ lịch sử) –39 Thiên.
4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, 16, 22, 32, 39, 42, 44, 45, 46, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 67, 69, 74, 75, 76, 77, 78, 80, 81, 84, 88, 89, 142.
VII/. ÂM ĐIỆU CỦA THI THIÊN:
- Thiên 22 (Nguyên văn là phần cuối của Thiên 21): Aiieleth- Shahaz – Con Nai Cái Rạng Đông.
- Thiên 46 (Nguyên văn là Thiên 45 – I Sử ký 15:20) – Alamoth: Các Trinh Nữ hay là giọng hát của Các Cô Gái Trẻ.
- Thiên 57, 58, 59, 75 (Nguyên văn 56, 57, 58, 74) – Al-Rashchith: Chớ Phá Hủy.
- Thiên 8, 81, 84 (Nguyên văn Thiên 7, 80, 83) – Gittith: Bàn Ép Rượu, chỉ về mùa trái cây là Mùa Thu, đúng vào Lễ Lều Tạm – Lêvi ký 23:39-43).
Cũng có nghĩa là một thứ đàn dây của người Gát (Giô-suê 13:3; I Samuên 6:17). Nơi có những người cao lớn (Giô-suê 11:22). Âm điệu được hát lúc người lính Gát bước đi.
- Thiên 39, 62, 77 (Nguyên văn 38, 61, 76) – Giê-đu-thun: Ngợi khen. Đây là tên một người trong ba người chỉ huy sự thờ phượng trong Đền thờ (I Sử. 16:41-42; 25:1-6; II Sử 5:12)
Đây là tên của một người nên có lẽ là do Giê-đu-thun đặt ra âm điệu nầy hoặc đầu đề ở đây được dịch là ‘Thi thiên của Giê-đu-thun’.
- Thiên 56 (nguyên văn là Thiên 55) – Jonath-Elem-Rechokim: Chim bồ câu yên lặng của cây thông phương xa – Đa-vít là chim bồ câu yên lặng bay thoát khỏi tay Sau-lơ).
- Thiên 53 (nguyên văn là Thiên 52) – Mahalath (M’choloth) – chỉ về một điệu hát buồn với nhạc khí bằng dây như đàn Guitar (đàn sắt). Được dùng trong những vũ hội lớn.
- Thiên 88 (nguyên văn là Thiên 87) – Mahalath-Leannoth: Dùng trong những Vũ hội lớn, ồn ào la hét
- Thiên 32, 42, 44, 45, 52, 53, 54, 55, 74, 78, 88, 89, 142 – Maschi: Dùng dạy dỗ, suy gẫm.
- Thiên thứ 9 – Muth-Labben: Sự chết của nhà vô địch, do Đa-vít làm. Chúng ta thấy Thiên thứ 9 có hai phần: Muth = sự chết; Ben = con trai.
Trong Bản Targum có tựa đề là Sự ngợi khen liên hệ đến sự chết của một người đi ra giữa Trại quân, chỉ về cái chết của Gô-li-át (I Samuên 17:4, 23) là nhà vô địch giữa hai đạo quân.
Cho nên có lẽ Thiên thứ 9 được hát trong buổi mừng Đa-vít thắng Gô-li-át.
Cho nên có lẽ Thiên thứ 9 được hát trong buổi mừng Đa-vít thắng Gô-li-át.
- Thiên thứ 3 – Selah: chỗ nghỉ hoặc chuyển giọng từ nhỏ lên lớn (crescendo).
- Thiên thứ 45, 60, 69, 80 – Shoshannim: Hoa huệ, chỉ về Mùa Xuân, mùa của hoa.
Chúng ta biết Lễ Vượt Qua được cử hành vào Mùa Xuân, như vậy, có lẽ những Thi Thiên nầy được hát vào dịp Lễ Vượt Qua
- Thiên thứ 120 đến 134 (Bài ca đi lên từng bậc). Có thể được dùng để hát khi bước lên những nấc thang của Đền thờ.
Có ý kiến cho là do vua Ê-xê-chia soạn 10 bài và sưu tập 4 bài của Đa-vít, một bài của Salômôn, để kỷ niệm 15 năm mà Đức Chúa Trời đã cho vua Ê-xê-chia sống thêm.
VIII/. PHÂN LOẠI THI THIÊN:
VIII/. PHÂN LOẠI THI THIÊN:
- Thi thiên của Đấng Mê-si:
- Con Đức Chúa Trời: 2:7; 45:6-7; 102:25-27
- Con người: 8:4-6
- Con vua Đa-vít: 89:3-4, 27, 29.
- Tiên tri: 22:22, 25; 40:9-10
- Thầy Tế Lễ: 110:4
- Vua: 2, 24
Thiên thứ 40 hình bóng Đấng Mê-si là Tôi Tớ của Đức Giê-hô-va vâng phục cho đến chết
- Câu 1-2, Bài hát Phục sinh
- Câu 3-5, bằng cớ Phục sinh
- Câu 6-17, vâng phục để làm của lễ tinh sạch (Hêbơrơ. 10:5-17).
Thi Thiên 41:9, Đấng Mê-si bị phản nghịch
Thi Thiên 45 đến 47, Sứ tái lâm của Đấng Mê-si
Thi Thiên 72, hình bóng về Vương quốc của Đấng Mê-si
Chúng ta cũng có thể chia từng nhóm Thi thiên theo Bản Tánh của Đấng Mê-si:
NHÓM A: Thiên 22 đến thiên 24
Đấng Mê-si là NGƯỜI CHĂN
Thi Thiên 45 đến 47, Sứ tái lâm của Đấng Mê-si
Thi Thiên 72, hình bóng về Vương quốc của Đấng Mê-si
Chúng ta cũng có thể chia từng nhóm Thi thiên theo Bản Tánh của Đấng Mê-si:
NHÓM A: Thiên 22 đến thiên 24
Đấng Mê-si là NGƯỜI CHĂN
THI THIÊN | BẢN TÁNH | BIỂU TƯỢNG | ỨNG NGHIỆM |
22 | Cứu Chúa chịu khổ | Thập tự | Giăng 10:11 Hiền lành |
23 | Đấng Chăn Hằng Sống | Cây gậy | Hêbơrơ 13:20-21 Đấng Chăn Lớn |
24 | Vua vinh hiển | Vương miện | I Phierơ 5:4 Làm Đấng Chăn |
NHÓM B: Thiên 46 đến Thiên 48
Đấng Mê-si CAI TRỊ
THI THIÊN | BẢN TÁNH | ĐỊA ĐIỂM | ỨNG NGHIỆM |
46 | Sự đến (Coming) | Của Vương Quốc | Đấng Mê-si với những khổ nạn |
47 | Phạm vi (Range) | Của Vướng Quốc | Khắp-đất |
48 | Trung Tâm (Center) | Của Vương Quốc | Si-ôn (Thành của Đức Chúa Trời |
NHÓM C: Thiên 90 đến 91
Phục truyền 33:27
- Thiên thứ 90, Đức Chúa Trời đời đời
- Thiên thứ 91, Cánh Tay đời đời
- Thi Thiên rủa sả:
Có những Thi thiên chép lời rủa sả kẻ ác, kẻ thù nghịch, như:
THIÊN 35, 58, 59, 69, 83, 109, 137
Và những câu lẻ:
5:10 6:10 28:4 31:17-18
40:14-15 41:10 60:9, 15 70:2-3
71:13 79:6, 12 129:5-8 140:9-10
141:10 149:7-9
Đó là những tiếng kêu la của những người bị ức hiếp xin Chúa xét công bình cho họ
Nếu chiếu theo Luật pháp (Xuất. 21:24-25; Lê-vi 24:20; Phục truyền 19:21), thì chúng ta thấy các Thi thiên nầy đúng Luật pháp. Dù vậy, đến Mathiơ 5:38-48, Chúa Jêsus Christ đã dạy người tin Chúa nếp sống cao hơn.
THIÊN 35, 58, 59, 69, 83, 109, 137
Và những câu lẻ:
5:10 6:10 28:4 31:17-18
40:14-15 41:10 60:9, 15 70:2-3
71:13 79:6, 12 129:5-8 140:9-10
141:10 149:7-9
Đó là những tiếng kêu la của những người bị ức hiếp xin Chúa xét công bình cho họ
Nếu chiếu theo Luật pháp (Xuất. 21:24-25; Lê-vi 24:20; Phục truyền 19:21), thì chúng ta thấy các Thi thiên nầy đúng Luật pháp. Dù vậy, đến Mathiơ 5:38-48, Chúa Jêsus Christ đã dạy người tin Chúa nếp sống cao hơn.
- Thi Thiên đặc biệt: (quen thuộc)
THI THIÊN 3:
Có 3 lần Selah, nghĩa là càng hát càng mạnh, rất thích hiệp với nội dung của Thi thiên nầy.
Có 3 lần Selah, nghĩa là càng hát càng mạnh, rất thích hiệp với nội dung của Thi thiên nầy.
Câu 1-2 | Than thở | trouble |
Câu 3-4 | Tin cậy | Trust |
Câu 5-8 | Toàn thắng | Triumph |
THI THIÊN 19: thi thiên của Khoa học và Tôn giáo
Câu 1-6 | Công việc của Đức Chúa Trời qua thiên nhiên | Với Danh EL (Đức Chúa Trời) | ĐẤNG Tạo Hóa |
Câu 7-10 | Công việc của Đức Chúa Trời qua Kinh Thánh | Với Danh Giê-hô-va | Đấng Giao ước |
Câu 11-14 | Công việc của Đức Chúa Trời qua con người | Đấng Cứu chuộc | Đấng Cứu Thế |
THI THIÊN 23:
- Câu chìa khóa: 23:1
- Chữ chìa khóa: Tôi chẳng thiếu thốn gì
Ngài khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi | Không thiếu lương thực |
Ngài dẫn tôi …. mé nước bình tịnh | Không thiếu bình an |
Ngài bổ lại linh hồn tôi | Không thiếu sức lực |
Ngài dẫn tôi … lối công bình | Không thiếu sự hướng dẫn |
Ngài dẫn tôi ... trũng bóng chết | Không thiếu can đảm |
Ngài an ủi tôi | Không thiếu an ủi thật |
Ngài dọn bàn cho tôi | Không thiếu sự bảo hộ |
Ngài xức dầu cho đầu tôi | Không thiếu vui mừng |
(Ngài ban) chén tôi đầy tràn | Không thiếu phước |
(Ngài ban) phước hạnh và sự thương xót | Không thiếu phần thưởng trên đất |
(Ngài cho) tôi ở trong nhà Ngài | Không thiếu phần thưởng trên trời |
Trong tiếng Hi-bá-lai không có chữ LÀ, chỉ ghi cách đơn giản: Giê-hô-va Đấng chăn giữ tôi (Giê-hô-va Reah).
Trong Cựu Ước có 7 Danh xưng GIÊ-HÔ-VA kết hiệp với một công việc:
Trong Cựu Ước có 7 Danh xưng GIÊ-HÔ-VA kết hiệp với một công việc:
DANH | Ý NGHĨA | KT | Thi. 23 |
Giê-hô-va Jireh | GHV sắm sẵn | Sáng. 22:13-14 | Tôi chẳng thiếu thốn gì |
Giê-hô-va Rapha | GHV chữa bịnh | Xuất 15:26 | Ngài bổ lại linh hồn tôi |
Giê-hô-va Shalom | GHV bình an | Quan. 6:24 | Ngài dẫn tôi … mé nước bình tịnh |
Giê-hô-va Tsidkenu | GHV công nghĩa | Giê. 23:6 | Ngài dẫn tôi vào các lối công bình |
Giê-hô-va Shamma | GHV ở đó (ở đây) | Êx. 48:35 | Tôi sẽ chẳng sợ … Chúa ở cùng tôi |
Giê-hô-va Nissi | GHV Cờ xí của tôi | Xuất. 17:8-15 | Chúa dọn bàn … thù nghịch tôi |
Giê-hô-va Reah | GHV chăn giữ | Thi 23:1 | Đức Giê-hô-va Đấng chăn giữ tôi |
THI THIÊN 42 – 43:
Có thể hai Thiên nầy là một, vì có chung một đề tài với một câu giống nhau (42:5, 11 so với 43:5 – ba câu nầy chia đều hai khoảng, nói lên lòng tin cậy nơi Chúa dù tác giả đang ở trong hoạn nạn.
THI THIÊN 45:
Đây là Thi thiên cho Lễ Cưới của một Vị Vua
Có thể gọi Thi thiên nầy Ca Khúc Tình Yêu, và là chìa khóa mở sách Nhã Ca.
Thư Hê-bơ-rơ đoạn 1 đã ứng dụng Thi thiên nầy cho Chúa Jêsus Christ.
Có thể hai Thiên nầy là một, vì có chung một đề tài với một câu giống nhau (42:5, 11 so với 43:5 – ba câu nầy chia đều hai khoảng, nói lên lòng tin cậy nơi Chúa dù tác giả đang ở trong hoạn nạn.
THI THIÊN 45:
Đây là Thi thiên cho Lễ Cưới của một Vị Vua
Có thể gọi Thi thiên nầy Ca Khúc Tình Yêu, và là chìa khóa mở sách Nhã Ca.
Thư Hê-bơ-rơ đoạn 1 đã ứng dụng Thi thiên nầy cho Chúa Jêsus Christ.
- Câu 1, lời mở đầu
- Câu 2-9, giới thiệu chàng rễ
- câu 2, nhân cách chàng rễ
- câu 3-5, tài năng chàng rễ
- câu 6, Vương quốc của chàng rễ (vững chắc)
- câu 7-9, trang phục của chàng rễ trong Lễ Cưới
- Câu 10-14, giới thiệu Cô Dâu
- câu 10-11, kêu gọi hiến dâng trọn vẹn (an ủi Cô Dâu)
- câu 12, lời hứa chức vị cao sang cho Cô Dâu (Khích lệ Cô Dâu)
- câu 13-14, trang phục của Cô Dâu
- câu 15-17, lời chúc tụng
- câu 15, vui vẻ
- câu 16-17, dòng dõi được phước
THI THIÊN 139:
Thi thiên nầy có 24 câu chia làm 4 phần giải thích toàn vẹn về Đức Chúa Trời
Thi thiên nầy có 24 câu chia làm 4 phần giải thích toàn vẹn về Đức Chúa Trời
- Câu 1-6, Đức Chúa Trời vô sở bất tri
- câu 1, Chúa biết LÒNG TÔI
- Câu 2, Chúa biết Ý TƯỞNG TÔI
- Câu 3, Chúa biết HÀNH ĐỘNG TÔI
- Câu 4, Chúa biết LỜI NÓI TÔI
- Câu 5-12, Đức Chúa Trời vô sở bất tại
- câu 5-6, Chúa ở trong tôi
- câu 7-8, Chúa ở nơi cực cao và cực thấp
- câu 9-10, Chúa ở bốn phương.
- Câu 11-12, Chúa ở lúc tối tăm nhất
- Câu 13-18, Đức Chúa Trời vô sở bất năng
- câu 13a, Chúa dựng nên tâm thần (phần thuộc linh)
- câu 13b, Chúa dựng nên sự sống
- câu 14-15, Chúa dựng nên thân thể kỳ diệu (phần thuộc thể)
- câu 16, Chúa định giới hạn cho con người.
- Câu 19-24, Kết Luận.
Thi Thiên bày tỏ tất cả Thần Thể Yếu của Đức Chúa Trời để cảnh cáo kẻ ác và ban thưởng người công bình.
IX/. ĐẶC ĐIỂM CỦA THI THIÊN:
Thi Thiên là những bản nhạc, những vần thơ, nên chúng ta chẳng những khảo sát về âm điệu, nhưng cũng phải tìm thấy những hình ảnh gợi hứng cho tác giả, như vậy mới thấy được cái hay, cái đẹp của Thi thiên.
THI THIÊN 1: Bức Tranh Miền Quê vào Ngày Mùa
IX/. ĐẶC ĐIỂM CỦA THI THIÊN:
Thi Thiên là những bản nhạc, những vần thơ, nên chúng ta chẳng những khảo sát về âm điệu, nhưng cũng phải tìm thấy những hình ảnh gợi hứng cho tác giả, như vậy mới thấy được cái hay, cái đẹp của Thi thiên.
THI THIÊN 1: Bức Tranh Miền Quê vào Ngày Mùa
- Câu 3-4, vẽ ra hai bức tranh cảnh đồng quê với
- một bức tranh là một cây tốt tươi, đầy trái, lá xanh, vì trồng bên dòng nước.
- Một bức tranh là nơi sân giê lúa với những cơn gió mạnh thổi tung những rơm rác bay đi.
- Với hai bức tranh thiên nhiên đó, tác giả đã được gợi ý đến hai hạng người: người công bình và kẻ ác, tức là người tin cậy Chúa và làm theo Lời Chúa; còn người kia thì trái lại.
THI THIÊN 2: Hình Ảnh Một Công Xưởng (Lò Gốm)
- Câu 1-3, vì là một công xưởng nên chúng ta nghe những âm thanh ồn ào, hỗn loạn, tiếng la hét của nhiều người (1-2), tiếng khua của những lòi tói, xiềng xích (dụng cụ bằng sắt.
- Câu 4-9, tác giả nhìn thấy Đức Chúa Trời là chủ Công Xưởng, Chúa Jêsus Christ là Đấng Quản lý Công Xưởng
Giữa cảnh ồn ào đó, tác giả đã nghĩ đến cảnh ma quỉ và loài người hiệp nhau chống nghịch với quyền cai trị của Đức Chúa Trời qua việc chống lại Chúa Jêsus Christ.
THI THIÊN 3: Một Giấc Ngủ Ngon
Để diễn tả một sự bình an thật của người tin cậy Chúa, tác giả đã mượn hình ảnh của một giấc ngủ ngon
THI THIÊN 3: Một Giấc Ngủ Ngon
Để diễn tả một sự bình an thật của người tin cậy Chúa, tác giả đã mượn hình ảnh của một giấc ngủ ngon
- Câu 1-2, tâm trạng mệt nhọc, lo lắng sau một ngày.
- Câu 3-4, lời cầu nguyện trước khi ngủ
- Câu 5-8, tâm trạng rũ sạch sau khi cầu nguyện và nằm xuống với một giấc ngủ ngon.
THI THIÊN 8: Một Đồng Vắng Ban Đêm
Để hiểu được Thi thiên 8, chúng ta phải đặt chính mình đang ở giữa cảnh đồng hoang vào một đêm trăng sáng, và trời đầy sao,
Để hiểu được Thi thiên 8, chúng ta phải đặt chính mình đang ở giữa cảnh đồng hoang vào một đêm trăng sáng, và trời đầy sao,
- Câu 3-6, tác giả ngắm trăng, sao trên bầu trời
- Câu 7-8, tác giả nghe những tiếng động chung quanh: tiếng của những con chiên, bò đâu đó, tiếng của thú rừng về đêm tìm mồi, tiếng của các loài chim đêm và tiếng quẫy đuôi của những con cá bên dòng suối mát đớp mồi.
Nhìn vào cảnh thiên nhiên đó, với những huyền nhiệm của các loài động vật, tác giả đã thốt lên lời ca ngợi Chúa (câu 1, 9)
THI THIÊN 10: Một Cảnh Thú Dữ Săn Mồi.
Những câu sau đây diễn tả cảnh thú dữ săn mồi:
THI THIÊN 10: Một Cảnh Thú Dữ Săn Mồi.
Những câu sau đây diễn tả cảnh thú dữ săn mồi:
- Câu 8, ngồi rình con mồi gần ngôi làng với con mắt dòm hành (chăm chú tìm chỗ sơ hở)
- Câu 9, phục nơi kín đáo
- Câu 10, cách thủ bộ để vồ mối.
Tác giả đã một lần nào đó chứng kiến cảnh sư tử rình mồi (có thể là những con chiên trong bầy của tác giả), qua đó tác giả nghĩ đến kẻ ác là mà quỉ rình rập người tin Chúa (I Phierơ 5:8).
THI THIÊN 84: Một Tổ Chim.
THI THIÊN 84: Một Tổ Chim.
- Câu 1-2, có lẽ Thi thiên 84 bắt đầu từ một Đền thờ bị bỏ hoang lâu ngày không ai quét dọn (có thể là lúc vua Giô-ách (II Sử 24:4-14), hoặc vua Ê-xê-chia (II Sử 29:3-5), hoặc vua Giô-sia (II Sử 34:1-21), dọn dẹp Đền Thờ.
- Câu 3, nơi bàn thờ, trong Đền thờ, có những con chim sẻ, chim én làm tổ.
Ngắm nhìn một kiến trúc đồ sộ là Đền thờ với những kiến trúc đơn sơ nhỏ bé là những tổ chim sẻ, chim én, tác giả đặt mình vào địa vị những con chim nhỏ bé mong ước được ở trong Nhà Chúa.
THI THIÊN 91: Chim Ưng Ấp Con
Chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh trong Thi thiên 91 qua cảnh gà mẹ ấp con, và đang dẫn đàn gà con tìm thức ăn trong sân (câu 4)
Tuy nhiên cảnh mà tác giả dùng là cảnh chim ưng (phụng hoàng) nên có những từ ngữ rất đặc trưng:
THI THIÊN 91: Chim Ưng Ấp Con
Chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh trong Thi thiên 91 qua cảnh gà mẹ ấp con, và đang dẫn đàn gà con tìm thức ăn trong sân (câu 4)
Tuy nhiên cảnh mà tác giả dùng là cảnh chim ưng (phụng hoàng) nên có những từ ngữ rất đặc trưng:
- Câu 1, Nơi kín đáo, Chí cao
- Câu 13, không sợ sư tử và rắn hổ mang
Hình ảnh chim ưng thích hiệp với vùng Palestine nơi có nhiều chim ưng
Qua hình ảnh chim ưng ấp con, tác giả đã áp dụng sự cao trọng và đầy yêu thương của Đức Chúa Trời (Phục truyền 32:11-12; Mathiơ 23:37)
Và tác giả nhận mình là con chim ưng con ẩn mình dưới cánh của Chúa được bình an, không sợ tai họa nào.
Đề mục: NGƯỜI CÔNG BÌNH
Kinh thánh: Thi thiên 1:1-6
Câu gốc: Thi Thiên 1:6
Mục đích: Học một trong số Thi Thiên tiêu biểu. Giúp con cái Chúa biết cách sống đạo giữa đời thường.
A/. BỐI CẢNH CỦA THI THIÊN THỨ I:
Qua hình ảnh chim ưng ấp con, tác giả đã áp dụng sự cao trọng và đầy yêu thương của Đức Chúa Trời (Phục truyền 32:11-12; Mathiơ 23:37)
Và tác giả nhận mình là con chim ưng con ẩn mình dưới cánh của Chúa được bình an, không sợ tai họa nào.
Đề mục: NGƯỜI CÔNG BÌNH
Kinh thánh: Thi thiên 1:1-6
Câu gốc: Thi Thiên 1:6
Mục đích: Học một trong số Thi Thiên tiêu biểu. Giúp con cái Chúa biết cách sống đạo giữa đời thường.
A/. BỐI CẢNH CỦA THI THIÊN THỨ I:
- Vì là thơ là nhạc, nên phần bối cảnh gây cảm hứng cho thi sĩ nhạc sĩ cần được xét đến, bởi phần lớn những bài thơ bản nhạc đến từ chỗ “tức cảnh sinh tình”.
- Đọc qua Thi thiên thứ 1, chúng ta nhận ra đây là một cuộc triển lãm tranh với hai bức tranh có hai nội dung và màu sắc khác nhau để sát bên nhau:
- Bức tranh thứ nhất đầy màu sắc tươi mới, vẽ một cảnh miền quê có dòng nước trong xanh, có cây trái ngon ngọt, tươi tốt.
- Bức tranh thứ hai màu xám xịt, vẽ một cơn gió thổi vào một sân giê lúa cuốn đi những rơm rác bị loại ra sau khi giê lúa.
- Với hai Gam màu khác nhau, cùng là cảnh miền quê những với hai địa điểm khác nhau: một bên là cảnh sống yên tĩnh, vui vẻ của miền quê, một bên là sân giê lúa sau khi giê xong lúa đem về rồi, chỉ còn lại những rơm rác vứt đi.
- Từ bối cảnh cùng miền quê vào mùa gặt với hai địa điểm khác nhau, tác giả Thi thiên thứ 1 đã sáng tác bài Thi thiên nầy để mô tả hai hạng người trước mặt Chúa: Người Công Bình và Kẻ ác, điểm đặc sắc là tác giả đã lấy kẻ ác làm cái phông đậm để tạo sự nổi bật cho Người Công Bình.
B/. BỐ CỤC CỦA THI THIÊN THỨ 1:
I/. ĐỊNH NGHĨA NGƯỜI CÔNG BÌNH
- Thi Thiên 1:1-2
1/. Không theo kẻ dữ:
- Thi thiên 1:1
- Trong câu 1 tác giả nói đến những chữ: Kẻ dữ, tội nhơn, kẻ nhạo báng đi kèm với những từ mưu kế, đường (tội nhơn), chỗ (kẻ nhạo báng.
- mưu kế của kẻ dữ chắc chắn là những mưu mô xảo trá, ý tưởng quỷ quyệt như mưu của con rắn trong vườn Ê-đen ngày sáng tạo.
- Đường của tội nhơn chắc chắn không phải là con đường ngay thẳng, tốt đẹp, mà là con đường dẫn đến sự chết.
- Chỗ của kẻ nhạo báng ngồi chắc chắn không phải là chỗ sạch sẽ.
- Và tác giả Thi Thiên thứ 1 rút ra một định nghĩa NGƯỜI CÔNG BÌNH LÀ NGƯỜI không theo – chẳng đứng – không ngồi, trong những hành động, những vị trí, của kẻ dữ, tội nhơn, kẻ nhạo báng đó.
- Anh chị em chú ý là tác giả phân biệt rõ bằng cách không cần nói đến Người Công Bình KHÔNG PHẢI LÀ kẻ dữ, không phải là tội nhơn, cũng không phải là kẻ nhạo báng, mà tác giả nhấn mạnh Người Công Bình chẳng những KHÔNG PHẢI LÀ, mà cũng không dự phần vào bất cứ ý tưởng, hành động nào của kẻ dữ, của tội nhơn, của kẻ nhạo báng.
- Đó là điều mà trong Tân Ước, Phao-lô dạy Cơ-Đốc nhân chúng ta: Bất cứ điều gì tựa như điều ác, thì phải tránh đi (I Tês. 5:22).
- Tại sao phải có thái độ như vậy? Vì Người Công Bình là người đã được Chúa Jêsus Christ cho mặc chiếc áo trắng tinh sạch bởi Huyết Ngài, một cái trắng tinh nguyên dễ bị lây nhiễm vết dơ nếu tiếp xúc không cẩn thận.
2/. Theo Lời Chúa:
- Thi thiên 1:2
- Đến câu 2, tác giả chuyển sang một trạng thái khác bằng những từ ngữ: Vui vẻ, Suy gẫm, để đối lại những trạng thái trong câu 1.
- ‘Vui vẻ’ đối lại với kẻ dữ và tội nhơn. Kẻ dữ thì chẳng bao giờ vui vẻ, mà chỉ là cau có, quát tháo; còn tội nhơn thì làm sao vui được (Êsai 48:22; 57:21)
- ‘Suy gẫm’ đối lại với nhạo báng. Suy gẫm là một thế tĩnh, nhạo báng là thế động. Tác giả lấy Tĩnh chế Động.
- Nhưng niềm vui của Người Công Bình cũng không phải là một thứ vui gượng kẻo là, hoặc vui theo nhục dục thế gian, hoặc vui theo một kiểu ‘tự kỷ ám thị’, mà vui vẻ về Luật pháp của Đức Giê-hô-va. Nghĩa là Người Công Bình tìm thấy Lời Chúa là ngọt ngào, là kim chỉ nam cho đời sống của mình, và Người Công Bình yêu thích Lời Chúa đến nỗi suy gẫm ngày và đêm.
- Có một câu danh ngôn nói rằng: Sĩ phu một ngày không đọc sách, nhìn mặt thì biết, chúng ta cũng có thể nói Cơ-Đốc nhân một ngày không đọc Kinh thánh, nhìn mặt, nghe lời nói, thấy cách đối nhân xử thế, thì biết.
- Nói chung lại, Người Công Bình hay là người thuộc về Đức Chúa Trời là người kháng địch tội lỗi – dĩ nhiên có lúc người cũng vấp ngã, nhưng tâm trí người bao giờ cũng ghét tội lỗi, ngược lại Người Công Bình biết lấy Lời Chúa làm tiêu chuẩn cho đời sống của mình.
II/. HÌNH DÁNG NGƯỜI CÔNG BÌNH:
- Thi Thiên 1:3-4.
1/. Như cây bên dòng nước:
- Thi thiên 1:3
- Anh chị em hãy nhìn vào câu 3 nầy như nhìn vào một bức tranh cảnh miền quê.
- Trọng tâm của bức tranh mà tác giả muốn làm nổi bật là MỘT CÂY TRỒNG. Cây được giới thiệu ở đây là tượng trưng cho Người Công Bình, hay người thuộc về Chúa.
- Mà Cây nầy lại được trồng GẦN dòng nước. Chúa Jêsus Christ phán: Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời (iăng 4:14). Dòng nước mà tác giả muốn vẽ tượng trưng cho sự sống Chúa ban cho người tin nhận Chúa Jêsus Christ.
Người Công Bình là người được trồng bên dòng nước sự sống, hưởng được sự sống từ dòng nước là chính Chúa Jêsus Christ.
- Cái hay của tác giả là không vẽ trước mắt của chúng ta một cái cây sừng sững, nhưng chỉ cho chúng ta thấy một nhánh của cây gie ra bên dòng nước sanh bông trái theo thì tiết, có lá chẳng tàn héo… Quả là một bức tranh đẹp với một bố cục rất vững chắc.
- Hai chữ thạnh vượng cuối câu 3 nầy, xác nhận cây có rất nhiều trái, mà là trái ngon.
2/. Không phải như rơm rác:
- Thi thiên 1:4
- Đây là bức tranh thứ hai được đặt bên cạnh hay đặt phía sau bức tranh trong câu 3. Tác giả đã vẽ ra một cảnh gió thổi cuốn đi những rơm rác còn sót lại sau những ngày giê lúa.
- Anh chị em đã biết là sau khi lúa được gặt từ ngoài đồng về, trong đó còn lẫn lộn nhiều rơm rác. Nhà nông phải giê lúa.
- Giê lúa là động tác của một người dùng một chỉa ba tung lúa lên trước gió, những hạt lúa chắc tốt sẽ rơi ngay xuống một chỗ, còn rơm rác nhẹ bị thổi bay ra ngoài. Hoặc người ta đứng trên một sàn cao đổ lúa xuống từ từ trước gió, để phân biệt lúa ra với rơm rác.
- Và tác giả đã trích ra phần rơm rác bị gió thổi bay đi lúc giê lúa để vẽ lên hình ảnh Kẻ Ác.
- Rõ ràng tác giả dùng hình ảnh của rơm rác bị gió cuốn bay đi để làm cho người xem tranh nhận ra nhu cần được làm Người Công Bình như cây trồng gần dòng nước. Tác giả mượn hình ảnh của Kẻ Ác để tôn cao hình ảnh của Người Công Bình. Tác giả đã lấy gam màu đậm để tạo sáng cho gam chính mà mình muốn vẽ.
- Trong Ma-thi-ơ 13:20-22, Chúa Jêsus Christ đã chỉ ra những loại gió thổi phân biệt Người Công Bình với Kẻ Ác là: gió cực khổ, gió bắt bớ, gió lo lắng về đời nầy, gió mê đắm về của cải.
- Cho nên hoặc chúng ta xem những thứ trong Ma-thi-ơ 13-20-22 là rơm rác như Phao-lô đã nói (Phi-líp 3:7-8); hoặc chúng ta sẽ trở thành những thứ rơm rác bị gió thổi bay đi.
- Trong Giê. 17:7-8, tiên tri Giê-rê-mi đã nhắc đến hình dáng Người Công Bình nầy: Đáng chúc phước thay là kẻ nhờ cậy Đức Giê-hô-va, và lấy Đức Giê-hô-va làm sự trông cậy mình. Nó cũng như cây trồng nơi bờ suối … cứ ra trái không dứt.
- Tôi tin rằng không ai trong chúng ta thích chứa những rơm rác, thì cũng xin Chúa cho không ai trong chúng ta mang hình dáng của rơm rác, nhưng là hình dáng của CÂY TRỒNG GẦN DÒNG NƯỚC, CÂY TRỒNG NƠI BỜ SUỐI, là Người được Chúa xưng là Người Công Bình, Người thuộc về Đức Chúa Trời.
III/. TƯƠNG LAI CỦA NGƯỜI CÔNG BÌNH:
- Thi Thiên 1:5-6
- Những chữ Bởi cớ ấy bắt đầu câu 5 xác định Thi Thiên đã bước vào phần kết thúc. Kết thúc của Người Công Bình là như thế nào?
1/. Không bị đoán xét:
- Thi thiên 1:5.
- Không bị đoán xét nghĩa là không bị kết án, lên án, không bị định tội. Kinh thánh nhiều lần làm chứng rằng tội nhơn hay kẻ ác chẳng bao giờ được hưởng phước hạnh của Chúa.
- Sáng. 3:23, Tội nhơn như A-đam và Ê-va không thể nào được ở trong vườn phước hạnh Ê-đen, nên Đức Chúa Trời đã đuổi họ ra khỏi vườn mà còn đặt một Chê-ru-bin chận đường họ trở vào.
- Dân số ký 14:29-30, Dân Y-sơ-ra-ên dù là tuyển dân nhưng vì vô tín đã trở thành tội nhơn, nên bị Chúa phạt không cho vào Đất Hứa.
- Công vụ 5:1-11, A-na-nia và Sa-phi-ra là tội nhơn nên không được gia nhập vào Hội Thánh là Hội của Người Công Bình.
- Khải huyền 20:15, 21:8, khẳng định lần cuối cùng rằng tội nhơn thì chẳng bao giờ được vào Thiên đàng, mà số phận chỉ là Hồ lửa.
- Tác giả Thi Thiên thứ 1 đã dùng số phận tương lai của kẻ ác của tội nhơn để làm nổi bật địa vị cao quý của Người Công Bình trong tương lai. Đọc câu 5 nầy, chúng ta phải hiểu ngược lại: Người Công Bình sẽ đứng nổi trong ngày đoán xét; Người Công Bình chắc chắn sẽ được vào Hội Người Công Bình.
2/. Được Chúa biết:
- Thi Thiên 1:6
- ‘Chúa biết’ có nghĩa gì?
- Động từ BIẾT ở đây không phải là biết qua loa, mà là một sự hiểu biết thấu suốt, biết rõ. Tác giả Thi Thiên 139:1-4 giải thích chữ BIẾT, Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã dò xét tôi, và BIẾT tôi. Chúa BIẾT khi tôi ngồi … Ngài đã BIẾT trọn hết rồi.
- Chúa BIẾT điều gì của Người Công Bình?
- Chúa BIẾT đường (lối) của Người Công Bình. Nói cách khác, Chúa biết cuộc đời của Người Công Bình, biết từng nhu cần của Người Công Bình.
- Chúng ta cũng có thể hiểu câu 6 nầy là: Chúa ban cho người danh hiệu NGƯỜI CÔNG BÌNH!
- Như vậy, qua Thi Thiên thứ 1, một người thuộc Đức Chúa Trời có ba (3) cái Phước:
- câu 1-2, PHƯỚC trong quá khứ là không còn bị kể là kẻ dữ, không còn bị định tội là tội nhơn, cũng không còn thuộc hạng nhạo báng nữa.
- câu 3-4, PHƯỚC hiện tại là sống bình an thỏa lòng trong mọi hoàn cảnh.
- câu 5-6, PHƯỚC tương lai là được vào hội Người Công Bình, được Danh mới là NGƯỜI CÔNG BÌNH.
Đề mục: NỔI LOẠN
Kinh thánh: Thi Thiên 2:1-12
Câu gốc: Thi thiên 2:4
Mục đích: Giúp con cái Chúa sống bình an trong một thế giới đầy biến động.
A/. BỐI CẢNH CỦA THI THIÊN THỨ 2:
- Chúng ta vừa học xong Thi Thiên thứ 1, tác giả đã mượn cảnh đồng quê vào một ngày mùa gặt, với hai cảnh trái nhau:
- Cảnh thôn dã với dòng nước, bóng cây với nhành lá sum suê tượng trưng cho người công bình thuộc Chúa.
- Cảnh gió cuốn những rơm rác bay đi nơi một sân giê lúa tượng trưng cho người ác, kẻ kiêu ngạo, nhạo báng.
- Bây giờ, đến Thi thiên thứ 2, chúng ta được giới thiệu một hình ảnh trái ngược, Thi thiên thứ 2 là hình ảnh của môt đám thợ nổi loạn nơi công xưởng, chống đối với người chủ.
- Để dễ hiểu Thi Thiên thứ 2 nầy, chúng ta phải hình dung bối cảnh là một cuộc đình công, bạo động của đám thợ với những hò la, đập phá, và trước mặt họ là một người chủ bình tĩnh.
- Dĩ nhiên, trong khuynh hướng dân chủ hóa thế giới, những cuộc đình công là khí giới dân chủ của người thợ, nhưng cũng có lúc những người thợ bị những kẻ gian khoác áo dân chủ ác xúi giục bạo loạn. Đây chính là hình ảnh bạo loạn dại dột đó.
- Sáng 3:1-5, Con Rắn đã xúi giục Ê-va với A-đam nổi loạn chống nghịch Đức Chúa Trời.
- Dân số ký 14:1-4, dân Y-sơ-ra-ên đã nổi loạn bởi những thám tử vô tín xúi giục
- Dân 16:1-3, Cô-rê và bè đảng đã xúi giục dân Y-sơ-ra-ên nổi loạn nghịch cùng Môi-se.
- Khải huyền 20:7-10 là toàn bộ bối cảnh cho Thi Thiên nầy: Satan đã xúi giục.
- Có ý kiến cho rằng Thi Thiên nầy là lúc Áp-sa-lôm nổi loạn. Nhưng đây là một Thi Thiên chúc tụng trong Lễ Đăng Quang của Vua (có thể là vua Đa-vít)
B/. BỐ CỤC THI THIÊN THỨ 2
I/. CẢNH TRẠNG NỔI LOẠN:
- Thi thiên 2:1-3
- Với ba câu mở đầu, tác giả giới thiệu cho chúng ta ba điều về cảnh trạng của sự nổi loạn:
- Thành phần nổi loạn.
- Đối tượng của sự nổi loạn (chống nghịch cùng ai?)
- Mục đích của sự nổi loạn (để làm gì?)
- Và chúng ta sẽ nhờ ơn Chúa để tìm hiểu ba điều liên quan đến cảnh trạng nổi loạn.
1/. Thành phần nổi loạn:
- Thi thiên 2:1, Nhơn sao các ngoại bang náo loạn? Và những dân tộc toan mưu chước hư không?
- Những chữ: Các ngoại bang, những dân tộc… cho thấy một số nhóm người rất đông. Trong Kinh thánh, nhóm từ nầy thường dùng chỉ các dân ngoại chung quanh dân Y-sơ-ra-ên, như dân Sy-ri phía Bắc, Mô-áp, Am-môn, Ma-di-an phía Đông, Ê-đôm, Ai Cập ở phía Nam, Phi-li-tin ở phía Tây…, và trong quá khứ, những dạng liên minh ngoại bang nầy đã nhiều lần bao vây, tấn công Y-sơ-ra-ên.
- Nếu xem thêm Thi Thiên 2:2a, Các vua thế gian… các Quan trưởng, thì thành phần nổi loạn mở rộng hơn như Khải huyền 19:19, Sứ đồ Giăng đã được Chúa mặc khải một sự nổi loạn cuối cùng của liên quân ngoại bang nầy để chống lại Chúa Jêsus Christ và đoàn quân thánh của Ngài
- Trong thời đại của chúng ta đã từng một lần thấy hình ảnh tập hợp đông đảo nầy vào tháng 6 năm 1967, với cuộc chiến tranh 6 ngày. Thế giới đã chứng kiến một liên minh các nước khối A-rạp như: Ai Cập, A-rạp Sau-đi, Jordani, Sy-ri… tấn công Y-sơ-ra-ên. Tỉ lệ trong cuộc chiến là 1 người lính Y-sơ-ra-ên chống với 25 người lính A-rạp.
2/. Đối tượng của sự nổi loạn:
- Thi Thiên 2:2, … nghịch cùng Đức Giê-hô-va và nghịch cùng Đấng chịu xức dầu của Ngài.
- Đối tượng mà đám đông nổi loạn nầy nhắm vào là chính Đức Chúa Trời và chính Chúa Jêsus Christ, một sự phạm thượng cực điểm.
- Tôi nhớ một anh em trong Hội Thánh giới thiệu tôi với một người được gọi là Ông Trần, và là một người trí thức được rất nhiều người tôn trọng, đặc biệt là người nầy đã có dịp đến Nhà thờ nghe giảng Tin Lành nhưng không chịu tin Chúa. Tôi nhờ ơn Chúa làm chứng thêm. Ông Trần nói với tôi: Cảm ơn Mục sư nói về Chúa cho tôi, nhưng trong lòng của tôi, vết xe vô thần đã ăn sâu rồi. Rồi ông mời tôi có dịp đến nhà của ông uống trà Thiết Quan Âm từ Đài Loan gởi qua. Khi đến nhà của ông, tôi xin phép ông cho tôi đọc một vài phần Kinh thánh cho ông nghe. Ông đồng ý. Tôi nhờ một Thanh niên đọc
- Xuất. 5:2, vua Ai Cập đã dám tuyên bố: Giê-hô-va là ai mà trẫm phải vâng lời… Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết… Kết quả sự nổi loạn phạm thượng nầy là đạo quân của vua Ai Cập bị chôn vùi nơi Biển Đỏ.
- II Vua 18:35, vua của A-si-ri dám thách thức Chúa, kết quả là trong một đêm đạo quân A-si-ri bị giết sạch 185 ngàn người (II Vua 19:35).
- Công vụ 9:1-9, Sau-lơ chống nghịch Chúa Jêsus Christ, dám bắt bớ Hội Thánh, kết quả là bị Chúa phạt mù mắt.
- Vừa khi đọc đến Công vụ 9:1-9 nầy, ông Trần đang ngồi đột ngột đứng dậy và nói: Thưa Mục sư, tôi đâu có bắt bớ Hội Thánh? Một sự sợ hãi hiện ra trên nét mặt của ông. Cảm ơn Chúa, độ một tháng sau, ông tin Chúa.
- Còn số phận những kẻ nổi loạn nầy sẽ được nói đến trong những câu sau.
3/. Mục đích của cuộc nổi loạn:
- Thi Thiên 2:3.
- Đám người nổi loạn nầy đòi bẻ lòi tói, quăng xa xiềng xích của Đức Chúa Trời và của Đấng chịu xức dầu.
- Kinh thánh cũng thường nói đến những xích, những xiềng, những ách … của Chúa như:
- Ô-sê 11:4, Chúa đã dùng dây nhơn tình, dùng xích yêu thương.
- Ma-thi-ơ 11:29-30, Chúa Jêsus kêu gọi những người mệt mỏi và gánh nặng gánh lấy ách của Chúa… vì ách của Chúa dễ chịu và gánh của Chúa nhẹ nhàng.
- Rôma 6:22, Phao-lô nói Cơ-Đốc nhân chúng ta bây giờ đã … trở nên tôi mọi (nô lệ) của Đức Chúa Trời.
- Nhưng cách nói ở đây rõ ràng là một sự ràng buộc yêu thương với Chúa. Thế mà đám người nổi loạn nầy họ đòi ra khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, họ quyết định chối bỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho họ, vì họ thích nồi thịt, củ kiệu, củ hành… nơi nhà nô lệ Ai Cập.
- Thật là một cuộc nổi loạn dại dột của những kẻ điên! Chỉ tiếc là đôi khi cũng có trong đám người nổi loạn đó có những người thuộc về Dân Chúa nữa, nghĩa là trong đó thỉnh thoảng Cơ-Đốc nhân chúng ta cũng tham gia với họ mà nổi loạn với Chúa.
II/. CÁCH CHÚA ĐỐI VỚI CUỘC NỔI LOẠN:
- Thi Thiên 2:4-9
- Có ba động tác được nói đến trong những câu Thi Thiên nầy bày tỏ thái độ của Đức Chúa Trời đối với cuộc nổi loạn của những kẻ điên:
1/. Chúa sẽ cười:
- Thi thiên 2:4
- Đây là câu Kinh thánh duy nhất nói đến CHÚA CƯỜI – mà thật sự Chúa cũng chưa cười, trong khi Kinh thánh nhiều lần nói đến Chúa khóc.
- Câu trả lời có thể là:
- Vì cả thế gian đầy tội lỗi, làm sao Chúa có thể cười vui được trước sự hư mất của loài người mà Chúa đã dựng nên.
- Hoặc vì trong Chúa là sự vui mừng, nơi ở của Ngài là Thiên đàng cũng đầy sự vui cười, cho nên không cần nói đến Chúa cười. Còn nụ cười của Chúa ở đây là nụ cười mai mỉa khi nhìn thấy đám người nổi loạn làm chuyện vô ích.
- Câu 4 phần b đã xác nhận Chúa cười ở đây là nhạo báng chúng nó. Trước mặt Chúa, sự nổi loạn của họ chỉ là một trò vui, những con rối diễn kịch, chẳng đáng kể gì cả, vì Đức Chúa Trời là Đấng Toàn năng, Chủ Tể, còn con người chỉ là bụi đất.
2/. Chúa nổi giận:
- Thi Thiên 2:5-8
- Cơn giận của Chúa khiến Ngài làm hai việc:
- Câu 5, việc thứ nhất Chúa đối phó với đám người nổi loạn nầy là Chúa PHÁN cùng chúng nó, khuấy khỏa chúng nó.
Kinh thánh nhiều lần nhắc đến sức mạnh của Lời Chúa phán: Chúa phán thì trời đất được dựng nên, Chúa phán thì ma quỉ run sợ lui ra, Chúa phán thì bịnh tật được chữa lành, Chúa phán thì trời yên gió lặng… Lời Chúa phán sắc hơn gươm hai lưỡi (Hê. 4:12)
Anh chị em hãy xem Chúa khuấy khỏa chúng nó tại Tháp Ba-bên, tại Biển Đỏ (Xuất 14:17-18, 24-25, 27-28), tại thành Giê-ru-sa-lem (II Vua 19:35)
Anh chị em hãy xem Chúa khuấy khỏa chúng nó tại Tháp Ba-bên, tại Biển Đỏ (Xuất 14:17-18, 24-25, 27-28), tại thành Giê-ru-sa-lem (II Vua 19:35)
- câu 6-8, việc thứ hai Chúa đối phó với đám người nổi loạn nầy là Chúa lập Vương quốc của Ngài tỏ tường trên đất, chính Chúa sẽ trở nên xác thịt ở giữa loài người, Ngài sẽ hiện ra với Đại Quyền Đại Vinh làm Vua trên muôn vua, làm Chúa trên muôn Chúa, cai trị toàn thế giới.
3/. Chúa sẽ đập:
- Thi Thiên 2:9
- Có mấy điều phải hiểu trong câu Thi Thiên nầy:
- cây gậy là Vương trượng của vua, biểu tượng của uy quyền nhà vua.
- Sắt, chỉ về sự cai trị cứng rắn, sức mạnh
- Tại đây chúng ta có một sự so sánh rất hay làm nổi bật giữa uy quyền của Chúa trên sự hư không của con người:
- Chúa là Vua ngự trên ngai, cầm gậy sắt đầy quyền năng và sức mạnh
- con người trước mặt Chúa chỉ là những chiếc bình gốm dễ vỡ.
- Anh chị em hãy cầm một gậy sắt đập vào một chiếc bình gốm nào đó, chắc chắn sẽ hiểu được điều Chúa muốn nói thái độ của Ngài đối với đám người nổi loạn điên dại kia.
- Anh chị em có nghe một trong những phép lạ của Đức Chúa Trời thi hành trong cuộc chiến tranh Iraq vừa qua (được đăng trên một số hảng thông tấn như Fox News, không?
Trên con đường tiến về Baghdad, bất ngờ 50.000 lính liên quân gặp một trận bão cát ba ngày ba đêm và một trận mưa khủng khiếp. Những người Hồi giáo chống liên quân cho rằng đó là cơn giận của Thánh Alah trút xuống; còn những hảng thông tấn lớn ghi nhận định của những người theo phe tả quyết chắc rằng liên quân đã bị sa lầy.
Thế mà, sau khi bão yên, mưa dứt, cái gì xảy ra? Người ta thấy hàng ngàn mìn chống chiến xa và mìn sát thương cá nhân do quân Iraq chôn vùi dưới cát bị bão và mưa thổi lộ ra hết. Nhờ đó 50.000 lính liên quân vượt qua bình an tiến chiếm thủ đô Baghdad.
Người ta gọi đó là Thần Phong, Đức Chúa Trời đã dùng trận gió thần khuấy khỏa chúng nó, đập bể chúng nó, làm vỡ nát chúng nó.
III/. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CUỘC NỔI LOẠN:
Thế mà, sau khi bão yên, mưa dứt, cái gì xảy ra? Người ta thấy hàng ngàn mìn chống chiến xa và mìn sát thương cá nhân do quân Iraq chôn vùi dưới cát bị bão và mưa thổi lộ ra hết. Nhờ đó 50.000 lính liên quân vượt qua bình an tiến chiếm thủ đô Baghdad.
Người ta gọi đó là Thần Phong, Đức Chúa Trời đã dùng trận gió thần khuấy khỏa chúng nó, đập bể chúng nó, làm vỡ nát chúng nó.
III/. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CUỘC NỔI LOẠN:
- Thi Thiên 2:10-12.
- Ba câu Thi Thiên nầy kêu gọi chúng ta cần có ba thái độ đối với cuộc nổi loạn:
1/. Đầu phục Chúa:
- Thi Thiên 2:10-11
- Tác giả Thi Thiên đã bắt đầu từ lời kêu gọi ý thức cách khôn ngoan, chịu sự dạy dỗ, nghĩa là vâng theo Lời Chúa dạy, thay vì nổi loạn chống lại Chúa thì hãy Khá hầu việc Chúa cách kính sợ và mừng rỡ cách run rẩy.
- Lời kêu gọi nầy có nghĩa gì?
- Tác giả muốn kêu gọi loài người chúng ta hãy nhận biết chúng ta chỉ là người, là loài thọ tạo mà Chúa đã dựng nên, dù là vua hay quan xét thế gian cũng chỉ là loài được dựng nên để phục vụ Đức Chúa Trời mà thôi.
- Hãy bắt đầu từ ý thức về địa vị con người của chính mình.
2/. Yêu thương Chúa:
- Thi. 2:12a.
- Cái hôn bao giờ cũng là biểu hiệu của tình yêu thương. Tác giả Thi Thiên đã kêu gọi chúng ta Hãy hôn Con, hãy yêu thương Chúa Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời. Sứ đồ Giăng giải thích lý do tại sao chúng ta phải yêu thương Chúa trong thư I Giăng 4:19,chúng ta yêu vì Chúa yêu chúng ta trước!
- Dĩ nhiên tình yêu thương của Đức Chúa Trời không phải là loại tình yêu mù quáng, nhưng là tình yêu thương có tiết độ, Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; Ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy (Giăng 3:36)
3/. Nương mình trong Chúa:
- Thi Thiên 2:12b, Phàm kẻ nào nương náu mình nơi Người có phước thay.
- Đặc điểm của Thi Thiên hay những bài thi ca trong Kinh thánh thường là mở đầu hoặc kết thúc bằng những PHƯỚC.
- Thi Thiên thứ 2 kết thúc bằng Phước của người nương náu mình nơi Chúa, đứng về phía Chúa. Sự vô phước của những kẻ nổi loạn chống nghịch Chúa thì chúng ta đã nói nhiều và nói rõ từ câu 1 đến câu 12a rồi, Bây giờ Thi Thiên đóng lại với Phước cho người không phải chỉ không theo những kẻ nổi loạn điên cuồng mà còn biết nương náu mình nơi Chúa.
- Tác giả Thi Thiên kêu gọi chúng ta: Hãy khôn ngoan!
Đề mục: NGỦ NGON
Kinh thánh: Thi Thiên 3:1-8
Câu gốc: Thi Thiên 3:5
Mục đích: Khích lệ con cái Chúa sống bình an trong mọi hoàn cảnh.
I/. HOÀN CẢNH NGỦ NGON:
- Thi Thiên 3:1-2
- Một giấc ngủ ngon sẽ dễ dàng đến cùng một người mạnh khỏe, an vui, đạt được những ước nguyện… Như thế thì không có gì đáng nói. Trong trường hợp của tác giả Thi thiên thứ 3 thì trái lại, tác giả đã tả ra hoàn cảnh mà ông đang gặp đầy khó khăn, nguy hiểm, nhiều kẻ thù nghịch, nhưng tác giả nói: Tôi nằm xuống mà ngủ; tôi tỉnh thức vì Đức Giê-hô-va nâng đỡ tôi (3:5), nghĩa là ông vẫn ngủ ngon.
- Hoàn cảnh ngủ ngon của tác giả như thế nào?
1/. Có nhiều kẻ thù:
- Thi thiên 3:1.
- Ngay trong câu 1, tác giả Thi thiên thứ 3 nầy đã nói với Chúa rằng: Đức Giê-hô-va ôi! Kẻ cừu địch tôi đã thêm nhiều dường bao!
- Hai chữ THÊM NHIỀU, cho thấy rằng: Kẻ thù vốn đã có, bây giờ lại có thêm nữa. Thêm bao nhiêu? THÊM NHIỀU – nhiều không thể đong, đo, đếm được.
- Chưa hết, tác giả lại dùng những trạng từ chỉ về số lượng: dường bao, lắm kẻ, biết bao kẻ …để mô tả một số lượng không thể đếm được, nhiều đến nỗi không thể tính bằng những con số.
- Tại sao tác giả Đa-vít lại nói kẻ thù của ông đông nhiều như thế?
- Chú thích ở đầu Thi thiên cho chúng ta biết bối cảnh của Thi Thiên thứ 3: Thơ Đa-vít làm, khi người trốn khỏi Áp-sa-lôm, con trai người. Trong II Sa-mu-ên 16:11, Đa-vít nói với A-bi-sai và các tôi tớ mình rằng: Kìa, con ruột ta, là kẻ do lòng ta sanh ra, còn muốn hại mạng sống ta thay…
- Đa-vít nhìn thấy chính con ruột của mình cũng thù nghịch với ông. Chính Á-p-sa-lôm, đứa con ruột của Đa-vít, từng được Đa-vít tha thứ, tái lập địa vị Hoàng tử, có lẽ sẽ kế thừa ngai vàng, bây giờ Áp-sa-lôm lại dẫn quân làm phản, tìm cách giết Đa-vít. Kẻ thù nhiều đến nỗi ở ngay bên cạnh, ở trong nhà, ở trong gan ruột mình, trong lòng, trong máu huyết của mình.
- Thế thì làm sao Đa-vít ngủ ngon được? Tâm trạng lúc nào cũng cảnh giác, không biết ai thương ai ghét, thì làm sao ngủ ngon được?
- Cảm ơn Chúa, trong hoàn cảnh như vậy, Đa-vít nói: Tôi nằm xuống mà ngủ; tôi tỉnh thức vì Đức Giê-hô-va nâng đỡ tôi (3:5)
2/. Kẻ thù khôn ngoan:
- Thi thiên 3:2
- Kẻ thù của Đa-vít trong hoàn cảnh ông chuẩn bị đi ngủ chẳng những nhiều, quá nhiều, mà kẻ thù còn đầy quỉ quyêt nữa, nghĩa là kẻ thù của Đa-vít vừa đông, vừa mạnh lại vừa biết dùng tâm lý chiến tấn công ông.
- Kẻ thù của Đa-vít không nói với Đa-vít rằng: Đa-vít ơi, không có Đức Chúa Trời đâu!
- Kẻ thù của Đa-vít cũng không nói với ông rằng: Đa-vít ơi, Đức Chúa Trời của ông chết rồi!
- Tôi quả quyết rằng, nếu ma quỉ hay kẻ thù của Đa-vít nói với ông như vậy, chắc chắn Đa-vít sẽ cười nhạo chúng, vì ông biết rõ Đức Chúa Trời của ông là thực hữu, Đức Chúa Trời của ông là đời đời làm sao chết được, trong Ngài chẳng hề thấy bóng sự chết.
- Nhưng kẻ thù đã quỉ quyệt cám dỗ Đa-vít: “Nơi Đức Chúa Trời chẳng có sự cứu rỗi cho nó” (3:2b), nghĩa là kẻ thù đã nói với Đa-vít: Đức Chúa Trời không giúp đỡ ngươi nữa đâu, nếu Đức Chúa Trời còn giúp đỡ ngươi, sao nguơi phải chịu khổ, bị hoạn nạn, phải chạy trốn khỏi con trai mình là Áp-sa-lôm? Thật là một lời cám dỗ hợp lý, và đã hạ gục biết bao Cơ-Đốc nhân trải qua các thời đại, ngay trong chính thời đại của chúng ta – một thời đại sự nghi ngờ Đức Chúa Trời thực hữu nhiều hơn hết.
- Trong một hoàn cảnh như vậy, bị tấn công mọi mặt, thế mà chúng ta đi ngủ được dễ dàng, đó mới thật là người ngủ ngon. Cảm ơn Chúa, Đa-vít là người đó, Đa-vít nói: Tôi nằm xuống mà ngủ; tôi tỉnh thức vì Đức Giê-hô-va nâng đỡ tôi (3:5)
- Đây chính là hình ảnh của Phi-e-rơ trong Công vụ 12:6. Phi-e-rơ đã nằm ngủ ngon giữa xiềng xích, lao tù, giữa sự đe dọa của vua Hê-rốt. Chắc chắn Hê-rốt là người sẽ không ngủ ngon, vì phải lo nghĩ đến cảnh ngày mai thức dậy sẽ xử lý Phi-e-rơ thế nào
- Đó cũng là hình ảnh đầy lo lắng của Đaniên trong Đan. 6:18-21 trong hang sư tử ngủ ngon, lúc vua Đa-ri-út cả đêm không ngủ được - dù vua ở trong cung điện.
- Kinh thánh phán: Trái của Thánh Linh là SỰ BÌNH AN.
II/. PHƯƠNG CÁCH NGỦ NGON:
- Thi Thiên 3:3-4
- Tại sao trong hoàn cảnh nguy biến, Đa-vít lại có thể ngủ ngon?
- Hai câu 3 và 4 là Phương cách mà Đa-vít đã có thể ngủ ngon: Ấy là Đa-vít đã cầu nguyện!
- Có người sẽ phản đối vì chính mình khi đi ngủ cũng đã cầu nguyện, nhưng không hề ngủ ngon.
- Thế thì giữa sự cầu nguyện của chúng ta với sự cầu nguyện của Đa-vít trong Thi thiên thứ 3 phải có sự khác nhau.
- Chúng ta hãy xem cách Đa-vít cầu nguyện:
1/. Đa-vít biết Chúa là Ai?
- Thi thiên 3:3, Nhưng hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là cái khiên chở che tôi; Ngài là sự vinh hiển tôi và là Đấng làm cho tôi ngước đầu lên.
- Khi quì xuống cầu nguyện, Đa-vít xưng nhận ông biết rõ Chúa là Ai. Đa-vít nói:
- Ngài là CÁI KHIÊN chở che tôi.
- Đa-vít không nói: Xin Chúa lấy cái khiên chở che con, nhưng ông nói chính Chúa LÀ (không phải động từ LẤY) cái khiên chở che tôi, ông biết chính Chúa chở che ông.
- I Sa-mu-ên 3:4:2-3, ghi thuật rằng, khi dân Y-sơ-ra-ên đã thua trận trước người Phi-li-tin. Khi trở về, các trưởng lão của Y-sơ-ra-ên nói: Cớ sao ngày nay Đức Giê-hô-va để cho dân Phi-li-tin đánh bại chúng ta? Chúng ta hãy đi thỉnh hòm giao ước của Đức Giê-hô-va ở tại Si-lô… NÓ ẮT SẼ GIẢI CỨU CHÚNG TA khỏi tay kẻ cừu địch chúng ta.
- Dân Y-sơ-ra-ên đã làm điều hết sức sai lầm. Thay vì ngồi lại ăn năn tội, nhờ cậy chính Chúa, thì họ lại dùng một VẬT là Hòm Giao ước chở che họ. Họ không biết Đức Chúa Trời mới chính là Đấng chở che cho họ.
- Sự sai lầm nầy, khiến dân Y-sơ-ra-ên bị giết 30.000 người
- Chúng ta thật đã nhiều lần sai phạm đối với Chúa như dân Y-sơ-ra-ên, chỉ nghĩ đến phương tiện Chúa dùng, mà hầu như không nghĩ sự chở che bằng chính mình Chúa, như Hê. 10:20, bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài.
- Ngài là SỰ VINH HIỂN tôi.
- Đa-vít cũng biết Chúa là Sự Vinh Hiển của ông, Đa-vít biết Chúa là Đấng ban cho ông được thắng trận, được đắc thắng.
- Đa-vít cũng biết Chúa chẳng những cho ông đắc thắng, mà còn cho ông sau đắc thắng được ngước đầu lên, nghĩa là tiếp tục đắc thắng.
- Đây là kinh nghiệm của Đa-vít trong trận thắng tên lực sĩ khổng lồ Gô-li-át mà I Sa-mu-ên 17:48, 51, 57 đã ghi lại: Xảy khi người Phi-li-tin (tên lực sĩ khổng lồ Gô-li-át) xơm tới … Đa-vít vội vàng chạy về hước hàng trận quân nghịch đặng đón người Phi-li-tin … như vậy, Đa-vít thắng được người Phi-li-tin … Đoạn Đa-vít chạy lại, xông vào mình người Phi-li-tin, lấy gươm của hắn, và rút ra khỏi vỏ, giết hắn và cắt đầu đi… Đa-vít đương xách thủ cấp của người Phi-li-tin nơi tay…
- Chắc chắn lúc bấy giờ Đa-vít đã ngước đầu lên hãnh diện và đầy tin cậy nơi Chúa.
2/. Đa-vít biết Chúa làm gì cho ông:
- Thi Thiên 3:4
- Ngoài việc biết Chúa là Ai, khi quì xuống cầu nguyện, Đa-vít còn biết Chúa đã làm gì cho ông. Đa-vít nói: Tôi lấy tiếng tôi kêu cầu Đức Giê-hô-va, từ núi thánh Ngài đáp lời tôi.
- Đa-vít xác nhận rằng ông cầu nguyện, ông nói thì Chúa nghe – nghe liền, nghe tức thì. Tôi nói, Chúa nghe; Chúa nói tôi nghe. Đây không còn là sự khấn vái, van xin của một tín đồ đối với một vị thần, mà rõ ràng là sự trò chuyện của hai người bạn thân thật là thân.
- Luca 11:1-13, Chúa Jêsus đã dạy cho các môn đồ về sự cầu nguyện đầy kinh nghiệm như Đa-vít đã kinh nghiệm. Chúa Jêsus phán: Khi các ngươi cầu nguyện hãy nói:
- Lạy Cha…
Chúa Jêsus dạy các môn đồ của Ngài cầu nguyện không phải là đọc kinh, niệm chú, mà là Cha con trò chuyện với nhau. Một cuộc trò chuyện giữa cha với con, không cần làm đơn, không cần của lễ, chỉ cần yêu thương, thành thật.
- Đoạn Ngài phán cùng môn đồ rằng: Nếu một người trong các ngươi có bạn hữu, nửa đêm đến nói rằng: Bạn ơi, …
Chúa Jêsus dạy các môn đồ của Ngài cầu nguyện phải là một sự trò chuyện tâm sự giữa hai người bạn thân – thân đến nỗi NỬA ĐÊM cũng có thể đến gọi cửa, có gì nói nấy, không cần những sáo ngữ rỗng tuếch.
- Cầu nguyện như vậy, với nhận thức về Chúa rõ như vậy, đầy lòng tin cậy như vậy, nên sau khi cầu nguyện, Đa-vít đã có thể nói: Tôi nằm xuống mà ngủ; tôi tỉnh thức vì Đức Giê-hô-va nâng đỡ tôi, và mặc cho hoàn cảnh, Đa-vít đã an bình ngủ ngon.
III/. DẤU HIỆU NGỦ NGON:
- Thi Thiên 3:5-8
- Một người ngủ ngon sẽ có những dấu hiệu tỏ ra và mọi người nhìn vào có thể nhận biết người đó vừa trải qua những giấc ngủ ngon.
1/. Dấu hiệu ngủ ngon từ chính bản thân:
- Thi Thiên 3:5
- Tác giả Thi thiên thật đầy kinh nghiệm về giấc ngủ ngon. Đa-vít nói:
- Tôi nằm xuống mà ngủ
Một người nằm xuống mà cứ trăn trở, trằn trọc, cứ nghiêng bên nầy, trở mình qua bên kia, rồi lại gác tay lên trán, kèm theo những tiếng thở dài… Chắc chắn người đó không ngủ ngon.
Ngược lại, Đa-vít nói: Tôi nằm xuống là tôi ngủ được ngay. Đây chính là người có giấc ngủ ngon.
Ngược lại, Đa-vít nói: Tôi nằm xuống là tôi ngủ được ngay. Đây chính là người có giấc ngủ ngon.
- Tôi tỉnh thức vì Đưc Giê-hô-va nâng đỡ tôi.
Một người đến giờ phải thức hoặc chưa đến giờ phải thức nhưng đã thức để rồi lăn qua, lăn lại, uể oải, đứng dậy với vẻ mặt bơ phờ, mệt mỏi, thì không thể ngủ ngon.
Cảm ơn Chúa, Đa-vít nói: Sau khi ông cầu nguyện với Chúa, ông nằm xuống là ngủ ngay. Khi thức dậy, thì ông THỨC là TỈNH ngay, không uể oải mệt mỏi
Một đời sống bình an vì biết mình đã trao mọi điều lo lắng mình cho Chúa, và biết Chúa là Đấng hằng ngày gánh gánh nặng cho chúng ta (Thi Thiên 68:19; I Phi-e-rơ 5:7). Đã giao gánh nặng cho Chúa trước khi đi ngủ, và cương quyết không hề lấy lại gánh nặng sau khi thức dậy.
2/. Dấu hiệu ngủ ngon bên ngoài:
Cảm ơn Chúa, Đa-vít nói: Sau khi ông cầu nguyện với Chúa, ông nằm xuống là ngủ ngay. Khi thức dậy, thì ông THỨC là TỈNH ngay, không uể oải mệt mỏi
Một đời sống bình an vì biết mình đã trao mọi điều lo lắng mình cho Chúa, và biết Chúa là Đấng hằng ngày gánh gánh nặng cho chúng ta (Thi Thiên 68:19; I Phi-e-rơ 5:7). Đã giao gánh nặng cho Chúa trước khi đi ngủ, và cương quyết không hề lấy lại gánh nặng sau khi thức dậy.
2/. Dấu hiệu ngủ ngon bên ngoài:
- Thi thiên 3:6-8
- Với 3 câu nầy, tác giả Thi thiên thứ 3 đã mô tả tâm trạng của ông sau khi thức dậy từ một giấc ngủ ngon:
- câu 6,
Sau khi ngủ ngon thức dậy, kẻ thù của tác giả còn không? CÒN! Kẻ thù của tác giả vẫn còn. Chẳng những còn mà cũng còn rất nhiều. Ông nói: muôn người vây quanh ông bốn bên.
Kẻ thù vẫn còn, hoàn cảnh khó khăn vẫn còn, nhưng tác giả nói: lòng của ông không nao núng, không sợ hãi nữa.
Tại sao ông không nao núng, không sợ hãi?
Kẻ thù vẫn còn, hoàn cảnh khó khăn vẫn còn, nhưng tác giả nói: lòng của ông không nao núng, không sợ hãi nữa.
Tại sao ông không nao núng, không sợ hãi?
- Câu 7,
Tác giả đã dùng câu 7 nầy để giải thích tại sao ông không sợ hãi kẻ thù: Vì Chúa cũng đã chổi dậy, Chúa cứu ông.
Chúa đã cứu ông cách nào?
Vì Chúa đã vả má các kẻ thù nghịch tôi, và đã bẻ gãy răng kẻ ác.
Anh chị em dễ dàng hiểu được câu nầy khi nhìn vào hình ảnh một con mèo vờn con chuột. Con mèo chộp được con chuột, nó gặm con chuột đến nỗi không còn dám nhúc nhích trong đôi vuốt của con mèo.
Kẻ thù của ông vẫn là một con thú dữ như con cọp, con sư tử, nhưng giờ nầy Chúa đã bẻ gãy răng, nhổ vuốt của nó rồi, Chúa vô hiệu hóa kẻ thù của ông rồi. Kẻ thù vẫn hiện hữu, nhưng không còn sức mạnh, không còn khả năng làm hại tác giả.
Chúa đã cứu ông cách nào?
Vì Chúa đã vả má các kẻ thù nghịch tôi, và đã bẻ gãy răng kẻ ác.
Anh chị em dễ dàng hiểu được câu nầy khi nhìn vào hình ảnh một con mèo vờn con chuột. Con mèo chộp được con chuột, nó gặm con chuột đến nỗi không còn dám nhúc nhích trong đôi vuốt của con mèo.
Kẻ thù của ông vẫn là một con thú dữ như con cọp, con sư tử, nhưng giờ nầy Chúa đã bẻ gãy răng, nhổ vuốt của nó rồi, Chúa vô hiệu hóa kẻ thù của ông rồi. Kẻ thù vẫn hiện hữu, nhưng không còn sức mạnh, không còn khả năng làm hại tác giả.
- câu 8.
Cảm ơn Chúa hơn nữa, Đa-vít đã không cứ nhìn vào kẻ thù, nhưng ông cũng biết nhìn vào những người chung quanh ông, đang cần đến ông chia sẻ ơn phước cho họ. Họ cũng như ông, cũng đang gặp bao nhiêu thử thách, bao nhiêu hoạn nạn, có lẽ họ cũng không từng kinh nghiệm sống động về sự cầu nguyện như ông, họ đang trông chờ nơi ông là một vị vua, người lãnh đạo của họ, chia sẻ sự bình an thật trong Chúa Jêsus Christ cho họ.
Tác giả đã biết đứng dậy, đã ra đi và đã chúc phước cho dân Chúa.
Dấu hiệu của một người ngủ ngon là như vậy. Nguyện Chúa là Đức Chúa Trời của Đa-vít cũng sẽ là Đức Chúa Trời của chúng ta.
Đề mục: DUYÊN CỚ CẢM TẠ CHÚA
Kinh thánh: Thi thiên thứ 8:1-9
Câu gốc: Thi thiên 8:1
Mục đích: Cho con cái Chúa biết rằng chỉ cần nhìn vạn vật chung quanh cũng có biết bao duyên cớ phải cảm tạ Chúa.
A/. BỐI CẢNH CỦA THI THIÊN
(CẢM HỨNG SÁNG TÁC)
Tác giả đã biết đứng dậy, đã ra đi và đã chúc phước cho dân Chúa.
Dấu hiệu của một người ngủ ngon là như vậy. Nguyện Chúa là Đức Chúa Trời của Đa-vít cũng sẽ là Đức Chúa Trời của chúng ta.
Đề mục: DUYÊN CỚ CẢM TẠ CHÚA
Kinh thánh: Thi thiên thứ 8:1-9
Câu gốc: Thi thiên 8:1
Mục đích: Cho con cái Chúa biết rằng chỉ cần nhìn vạn vật chung quanh cũng có biết bao duyên cớ phải cảm tạ Chúa.
A/. BỐI CẢNH CỦA THI THIÊN
(CẢM HỨNG SÁNG TÁC)
- Thi thiên nầy có câu 1 được lặp lại ở câu 9 là câu cuối, như vậy chúng ta có thể xem câu 9 là câu có dấu “hồi tống” hát lại 2 câu đầu để kết thúc bản nhạc, hoặc xem như là phần điệp khúc.
- Đặc điểm thứ hai là đề tựa của Thi thiên nói rằng Thiên nầy dùng về đờn Ghi-tít. Có hai ý:
- Từ ngữ Ghi-tít hay là Gát, chỉ về mùa trái cây, là mùa thu, đúng vào Lễ Lều Tạm, mà Mùa Thu là Mùa trăng tròn nhất trong năm.
- Cũng có nghĩa là một thứ đàn dây của người Gát, âm điệu được hát lúc người lính xứ Gát hành quân.
- Vì vậy, chúng ta có thể gọi Thi thiên thứ 8 là Thi thiên của những mùa trăng.
- Có lẽ vào một ngày trăng đẹp nào đó, nhơn cơ hội chăn chiên ngoài đồng, Đa-vít đã ngước nhìn cảnh vật trên trời với ánh trăng, với những vì sao, rồi ông nhìn vào cảnh vật chung quanh với bầy chiên, bầy bò, tai nghe tiếng thú rừng rình mò chung quanh, rồi một bóng chim đêm bay qua, một con cá quẫy đuôi dưới suối… tất cả đã tạo nguồn cảm hứng cho Đa-vít viết nên Thi thiênthứ 8 nầy.
B/. BỐ CỤC CỦA THI THIÊN THỨ 8
I/. DUYÊN CỚ THỨ I CẢM TẠ CHÚA: CON NGƯỜI QUÝ HƠN VŨ TRỤ.
- Thi thiên 8:3-6
- Tác giả đã bắt đầu cảm hứng của mình Khi tôi nhìn xem các từng trời.
- Ngước nhìn vào vũ trụ, đó là cái gì bao la quá, to lớn quá. Khoa học thiên văn cho chúng ta biết rằng vũ trụ chúng ta có 2 hoặc 3 ngàn tỉ Thiên hà. Mỗi thiên hà có độ 100 tỉ sao to như những hành tinh trong Thái dương hệ trong Thiên hà của chúng ta. Thật bao la quá! Huyền bí quá!
- Đó là không gian, là vũ trụ, nơi mà con người dành riêng cho những người được gọi là “Nhà Bác học”, những đầu óc siêu nhân.
- Nhưng trước huyền nhiệm nầy,
câu 3, Đa-vít đã nói: là công việc của ngón tay Chúa.
- Đa-vít không nói: là công viêc của CÁNH TAY CHÚA, nhưng ông nói: là công việc của NGÓN TAY CHÚA.
- Nói đến CÁNH TAY là nói đến sức mạnh, sự mạnh mẽ, quyền Toàn năng của Chúa.
- còn nói NGÓN TAY là muốn nói đó là công việc rất dễ dàng, chẳng tốn sức. Giống như hai em bé muốn đánh nhau, một em nói: Tao chấp mầy một ngón tay. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ đánh bằng một ngón tay, nhưng ý muốn nói xem thường địch thủ, chuyện dễ dàng.
- C. 3b, Mặt trăng và các ngôi sao mà Chúa ĐÃ ĐẶT.
- Động từ ĐẶT ở đây tỏ ra vũ trụ kia với tất cả huyền nhiệm của nó chỉ là công cụ của Chúa, Ngài có toàn quyền hành xử, sai khiến. Kinh thánh phán: Bởi đức tin, chúng ta biết rằng thế giới được dựng nên bởi Lời Đức Chúa Trời, Chúa ra lịnh thì muôn vật liền có
- C. 4, sau khi nhìn lên các từng trời, tác giả quay lại nhìn vào thân phận con người của mình, và tác giả buột miệng: Loài người là gì? … Con loài người là chi?…
- Đa-vít đã nhận ra so với vũ trụ bao la kia, loài người chẳng là gì cả, con người chẳng đáng là chi cả. Anh chị em nào đã từng đi máy bay chắc chắn có thể cảm thông ý tưởng nhỏ bé của con người khi máy bay cất cánh: lúc đầu nhìn ra cửa sổ máy bay, chúng ta thấy những người đứng trên sân bay nhỏ nhỏ, máy bay cất lên một chút, những người đó hầu như quá nhỏ, và sau đó không còn thấy họ nữa. Tại sao? Vì loài người có đáng kể gì đâu so với vũ trụ!
- Nhưng cảm tạ Chúa, tác giả Thi thiên thứ 8 lại khám phá một điều kỳ diệu:
- Loài người là gì? Câu trả lời: chẳng là gì cả!
Vậy mà Chúa NHỚ ĐẾN.
- Con loài người là chi? Câu trả lời: chẳng là chi cả!
Vậy mà CHÚA THĂM VIẾNG con người!
- Tiếp theo đó tác giả Thi thiên dùng một loạt các động từ khác nhau như: Chúa làm, Chúa Đội, Chúa Ban cho.
- Đối với vũ trụ, Chúa chẳng cần làm gì cả, đó chỉ là công việc của ngón tay Chúa, Chúa có quyền đặt, phán, thì có.
- Nhưng với con người, thì
- CHÚA NHỚ là nhớ con người, Chúa không nhớ vũ trụ. Dù con người từ buổi ban đầu đã từ chối theo Ngài, trôi giạt giữa dòng đời tội lỗi, chìm mất trong quyền lực của ma quỉ. Vậy mà Chúa vẫn NHỚ đến con người.
- CHÚA THĂM VIẾNG là thăm viếng con người, Chúa không thăm viếng vũ trụ. Từ sự thương nhớ con người phát xuất từ tình yêu thương, Kinh thánh phán: Chính Ngài tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ trở nên giống như loài người… (Philíp 2:6-7). Chúa Jêsus Christ phải vượt nghìn trùng xa cách đến thế gian làm người để thăm viếng con người chúng ta – sanh trong chuồng chiên máng cỏ, lớn lên trong cảnh bần hàn nhất, sống cuộc đời đi khắp các thành các làng … Ngài động lòng thương xót, vì họ như chiên không có người chăn, và sau cùng Chúa Jêsus Christ đã chết trên thập tự giá, chịu chết thay cho con người, dùng chính sự sống của Ngài phá bỏ hàng rào tội lỗi để con người được đến gần Ngài (Hê. 10:19), được Ngài yêu thương.
- c. 5, CHÚA LÀM người kém Đức Chúa Trời một chút. Cảm ơn Chúa, chẳng những nhớ con người, thăm viếng con người, Chúa còn đem con người lên địa vị KÉM Đức Chúa Trời một chút. Phao-lô nói: anh em chẳng biết chúng ta sẽ xét đoán các thiên sứ sao? (I Cô. 6:3), nghĩa là Chúa cho chúng ta cao trọg hơn các thiên sứ là các bậc có quyền phép lớn.
- c. 6, CHÚA BAN CHO con người quyền cai trị. Đây là điều mà các sứ đồ thời Tân Ước luôn nhắc đến: Cơ-Đốc nhân chúng ta sẽ được đồng trị với Chúa.
- Thật sự chỉ cần nhìn lên vũ trụ bao la, huyền nhiệm rồi nhìn lại thân phận nhỏ bé của con người, chắc chắn chúng ta sẽ không thể không hòa nhập với tác giả Thi thiên thứ 8 là Đa-vít thốt lên những lời: Hỡi Đức Giê-hô-va là Chúa chúng tôi, Danh Chúa được sang cả trên khắp trái đất biết bao…
- Tại sao?
- Vì dù con người không ra chi, chẳng ra gì trước vũ trụ, nhưng Chúa chỉ yêu và nhớ con người, Chúa chỉ thăm viếng con người, Chúa vận dụng công sức của Ngài để làm nên con người và chỉ có con người mới được Chúa ban cho quyền đồng trị với Ngài.
II/. DUYÊN CỚ THỨ II CẢM TẠ CHÚA:
CON NGƯỜI QUÝ HƠN MUÔN VẬT:
- Thi Thiên thứ 8:7-8
- Sau khi nhìn lên trời cao xanh thẳm, tác giả Thi Thiên thứ 8 là Đa-vít đã nhìn lại cảnh vật chung quanh ông. Gần gũi ông nhất là những con chiên mà ông đang chăn giữ đang nằm rải rác.
- Có một sự so sánh nảy ra trong suy nghĩ của Đa-vít giữa con chiên với con người.
- Con chiên thì thế nào?
- con chiên là con vật ngoan hiền, dễ dạy.
- con chiên được dùng làm biểu tượng về một Cơ-Đốc nhân trung tín, sống đạo tốt. Khi người ta thấy một người siêng năng trong đời thuộc linh, sống đạo đức giữa mọi người, người ta sẽ khen người ấy: Đó là con chiên ngoan đạo. Ít khi người ta khen: ấy là người ngoan đạo.
- Thế thì con người có hiền không? Con người có trung tín với Chúa không? Câu trả lời chắc chắn là không! Kinh thánh phán: Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?
- Cảm ơn Chúa, dù con người không ngoan không hiền như con chiên, nhưng Chúa nhớ là nhớ con người, Chúa thăm viếng là thăm viếng con người, Chúa làm nên sự cứu rỗi là để cứu con người, Chúa ban địa vị đồng trị là ban cho con người, Chúa không hề làm một điều gì cho con chiên.
- Thế thì con người chúng ta chẳng biết cảm ta Chúa sao?
- Rồi tác giả Thi thiên thứ 8:7, nhìn thấy đâu đó là một con bò đang nằm nhơi cỏ, và Đa-vít đã so sánh giữa con bò với con người.
- Nói đến con bò là nói đến điều gì? Nói đến con bò là nói đến SỨC MẠNH.
- Anh chị em hãy nhìn xem con bò, nó thật là con vật khỏe, nó có thể kéo những cổ xe chở đầy những vật nặng, có thể kéo những luống cày ăn sâu xuống đất nặng nề, mà con người không thể nào đủ sức kéo được.
- Con bò có thể thả ngủ ngoài trời sương gió.
- Nói chung, con người không mạnh bằng con bò.
- Nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời, thế mà Chúa yêu và nhớ là nhớ con người, thăm viếng ocn người, làm nên sự cứu rỗi cho con người, ban cho con người quyền cai trị, Chúa không làm bất cứ điều nào cho con bò.
- câu 7b, tác giả lại so sánh con người với các thú rừng. Nói đến thú rừng là nói đến sư tử, cọp, voi, báo, gấu… Nói đến các loài thú rừng đó là nói đến sự uy nghi, oai vệ của nó. Hãy xem các vị vua của Y-sơ-ra-ên như vua Sa-lô-môn, vua đã lấy biểu tượng oai nghi của vua là sư tử.
Con người có oai vệ không? Hãy nhìn một con người khi họ đối diện với các loài thú dữ, thú rừng đó, con người run sợ biết bao nhiêu, yếu đuối biết bao. Khi nào có một người nào đó can đảm đánh hạ một thú rừng, như Sam-sôn hạ một sư tử, như truyện của Trung quốc Võ Tòng đả hổ, người ta cứ kể đi thuật lại như một chuyện phi thường.
Kỳ diệu thay, thế mà Chúa lại không nhớ, không thăm, không làm, không ban cho môt thứ gì cho các loài thú rừng. Chúa nhớ là nhớ con người, thăm viếng là thăm viếng con người, làm nên sự cứu rỗi để cứu con người và ban cho là ban cho con người quyền cai trị.
Kỳ diệu thay, thế mà Chúa lại không nhớ, không thăm, không làm, không ban cho môt thứ gì cho các loài thú rừng. Chúa nhớ là nhớ con người, thăm viếng là thăm viếng con người, làm nên sự cứu rỗi để cứu con người và ban cho là ban cho con người quyền cai trị.
- câu 8, Chim trời và cá biển…
- Đọc câu 8, chúng ta nhớ đến câu thiệu của ông bà xưa dạy về cái đẹp: Nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng, nghĩa là đẹp nhất là loài chim, đẹp thứ nhì là loài cá – mà phải là cá biển, đẹp thứ ba là loài rắn, và đẹp thứ tư là các động vật trên đất.
- Con người có đẹp bằng các loài đó không?
- Câu trả lời là KHÔNG!
- Anh chị em thấy,
- Để khen một cô gái có đôi mắt đẹp, người ta khen thế nào? Có ai nói mắt cô ấy đẹp như mắt người không? Không, người ta khen cô ấy có đôi mắt đẹp như mắt bồ câu.
- Chân mày thì khen: Mày ngài (mắt phượng)
- Chân voi, tay gấu, gót sen, miệng hùm, gan sứa…
- Toàn bộ là mượn tất cả những cái đẹp của muôn vật, cho thấy con người rõ ràng không đẹp như các loài.
- Nhưng cảm tạ Chúa, dù con người không đẹp như các loài vật, nhưng Chúa nhớ là nhớ con người, bằng lòng rời bỏ Thiên đàng đến thế gian thăm viếng con người; chịu chết đền tội để làm nên sự cứu rỗi cho con người; lại ban cho – chỉ ban cho con người – quyền đồng trị với Chúa.
- Xin Chúa ban cho mỗi chúng ta mỗi lần nhìn vào bất cứ loài vật nào, lòng chúng ta cũng nhận ra duyên cớ đặc biệt để cảm tạ Chúa, thốt lên lời như tác giả Thi thiên thứ 8:1 Hỡi Đức Giê-hô-va là Chúa chúng tôi, Danh Chúa được sang cả khắp trái đất biết bao.
Đề mục: KẺ ÁC
Kinh thánh: Thi thiên thứ 10
Câu gốc: Thi thiên 10:2 (10:14)
Mục đích: Học Thi thiên thứ 10. Nhận diện kẻ ác và vững lòn tin cậy sự binh vực của Chúa.
I/. HÌNH DẠNG KẺ ÁC:
- Thi thiên 10:1-7
- Qua 7 câu đầu của Thi thiên thứ 10, chúng ta được tác giả Thi thiên vẽ ra gương mặt kẻ ác thật rõ ràng:
- câu 3, Lòng của kẻ ác: Vì kẻ ác tự hỏi về lòng dục mình…
‘Lòng dục’ là tấm lòng đầy ham muốn.
Đức Chúa Jêsus Christ phán trong Ma-thi-ơ 15:19, Vì từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối, và lộng ngôn.
Thánh Gia-cơ nói: Lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác…
Với những lời của Chúa Jêsus Christ, của Gia-cơ, chúng ta có thể nhìn thấy lòng của kẻ ác đầy những rác rến, dơ bẩn. Những rác rến dơ bẩn đó không ngừng nghỉ, mà còn sinh sôi nảy nở.
Anh chị em biết rằng trong
Đức Chúa Jêsus Christ phán trong Ma-thi-ơ 15:19, Vì từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối, và lộng ngôn.
Thánh Gia-cơ nói: Lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác…
Với những lời của Chúa Jêsus Christ, của Gia-cơ, chúng ta có thể nhìn thấy lòng của kẻ ác đầy những rác rến, dơ bẩn. Những rác rến dơ bẩn đó không ngừng nghỉ, mà còn sinh sôi nảy nở.
Anh chị em biết rằng trong
- tiếng Hi-lạp, từ ngữ Tội lỗi là ở giống cái – nghĩa là sẽ sinh sản.
- Trong tiếng Trung quốc, thì chữ ÁC gồm 3 chữ NỮ ghép lại – không phải một hoặc hai chữ NỮ, mà là 3 chữ NỮ.
- tiếng Pháp, tội lỗi là Péché cũng là giống cái.
Vì vậy, từ tấm lòng của kẻ ác sản sinh vô số gian ác khác như: khoe khoang – mà lại khoe khoang về sự gian ác, tuyệt điểm của lòng kẻ ác là từ bỏ Đức Giê-hô-va và khinh dể Ngài.
- Câu 4, Gương mặt của Kẻ ác: Kẻ ác bộ mặt kiêu ngạo …
Anh chị em có thể hình dung gương mặt KIÊU NGẠO là gương mặt như thế nào không ? Tôi hình dung là nó nghếch lên, vẽ giương giương tự đắc. Từ gương mặt kiêu ngạo nầy chắc chắn nó phải kèm theo cả dáng đi với đôi cánh tay huynh ra, đôi chân vừa đi vừa nhún nhảy.
Tại sao kẻ ác lại dám có bộ mặt như vậy ?
câu 4 của Thi thiên đã trả lời: Ngài – Đức Chúa Trời – sẽ không hề hạch hỏi. – Chẳng có Đức Chúa Trời: kìa là tư tưởng của hắn.
Rõ ràng từ tấm lòng tham dục trong câu 3 đã phát lên gương mặt của kẻ ác; từ tấm lòng từ bỏ Chúa và khinh dể Ngài, kẻ ác không còn nhớ đến sự hiện hữu của Đức Chúa Trời nữa.
Tại sao kẻ ác lại dám có bộ mặt như vậy ?
câu 4 của Thi thiên đã trả lời: Ngài – Đức Chúa Trời – sẽ không hề hạch hỏi. – Chẳng có Đức Chúa Trời: kìa là tư tưởng của hắn.
Rõ ràng từ tấm lòng tham dục trong câu 3 đã phát lên gương mặt của kẻ ác; từ tấm lòng từ bỏ Chúa và khinh dể Ngài, kẻ ác không còn nhớ đến sự hiện hữu của Đức Chúa Trời nữa.
- câu 5-6, Đôi mắt của kẻ ác: … mắt hắn chẳng thấy được…
Dĩ nhiên, tác giả Thi thiên không có ý nói là mắt của kẻ ác bị mù thuộc thể, tác giả đang nói một đôi mắt bị
- lòng tham dục che mờ.
- vì hắn thấy con đường của hắn đi đều may mắn luôn luôn
- vì hắn thấy không có tai họa gì xảy đến cho hắn – và hắn nghĩ rằng không có tai họa gì xảy đến cho hắn đến đời đời
- mắt của hắn không thấy được vì chỉ nhìn vào việc của hắn làm mà không chịu ngước nhìn lên, tác giả nói: Sự đoán xét của Chúa cao quá, mắt hắn chẳng thấy được.
Vì chỉ thấy đường mình may mắn, không thấy sự đoán xét của Chúa trên cao, nên chê hết thảy kẻ thù nghịch của hắn.
Kẻ thù nghịch của hắn là ai ? Chắc chắn không phải là phe của hắn, mà chính là những người thuộc về Đức Chúa Trời.
Kẻ thù nghịch của hắn là ai ? Chắc chắn không phải là phe của hắn, mà chính là những người thuộc về Đức Chúa Trời.
- Câu 7, Miệng của kẻ ác: Miệng hắn đầy sự nguyền rủa, sự giả dối, và sự gian lận; dưới lưỡi nó chỉ có sự khuấy khỏa và gian ác.
Hai chữ DƯỚI LƯỠI, hàm ý là phần a của 7 là đang nói đến những điều TRÊN LƯỠI. Nói cách khác, kẻ ác có HAI LƯỠI.
- một lưỡi, hay bề trên của lưỡi, nói những lời nguyền rủa, giả dối, gian lận.
- một lưỡi kia, hay bề dưới lưỡi, là nói những lời gây chia rẽ, che giấu âm mưu độc ác, một chiếc lưỡi của con rắn ngày xưa trong vườn Ê-đen.
- Để đi tìm một sự dạy dỗ về hình dạng kẻ ác, anh chị em đừng tìm nơi kẻ ác là Satan, hãy tìm nơi một Gia-cốp qua hình ảnh của một người con gạt cha, một kẻ trong anh em dấy lên, một tiên tri giả, một Sứ đồ giả, mà sách Sáng thế ký 27:1-29 đã ghi lại:
- Gia-cốp có lòng tham tước vị từ trong lòng mẹ.
- Gia-cốp thật bình tỉnh để lừa gạt anh mình là Ê-sau từ tô canh đậu đến lừa gạt cha bằng tô canh thịt dê con mà lại giả làm thịt rừng.
- Gia-cốp chẳng hề quan tâm Đức Chúa Trời của cha mình và khinh dể Ê-sau.
- Gia-cốp chắc đã muốn cha mình mù thật nhiều hơn (một dạng nguyền rủa), cho cha ăn món ăn giả, làm lông giả, tiếng nói giả, sự yêu thương giả… để đạt được lòng tham của mình
II/. CÔNG VIỆC CỦA KẺ ÁC:
- Thi thiên 10:8-11
- Bây giờ với bốn câu nầy, tác giả mượn công việc rình mồi của một con sư tử để mô tả công việc của kẻ ác. Một hình ảnh thật sống động qua những động tác:
- Hắn ngồi:
- Câu 8,
- Tác giả không nói kẻ ác ngồi trên chiếc ghế đàng hoàng, mà ngồi nơi rình rập, một chỗ ngồi không tốt với mục đích không tốt rõ ràng: giết kẻ vô tội không nơi ẩn khuất
- Hai chữ rình rập nghĩa là hắn không làm công khai.
- Cảm ơn Chúa là hắn không dám làm công khai, chỉ tìm xem người nào nó có thể nuốt được (I Phi. 5:8).
- Đặc biệt câu 8b, khi tác giả cho chúng ta nhìn đôi mắt của kẻ ác trong lúc rình rập: Con mắt hắn ‘dòm hành’…Tôi hình dung đôi mắt kẻ ác đang láo liên, liếc ngang liếc dọc, soi mói vào một người khốn khổ để tìm một chỗ sơ hở mà vồ lấy.
- Hắn phục
- Câu 9,
- Hắn phục kích bằng cách nấp vào chỗ kín đáo.
- Đây là một hình thức tấn công của kẻ ác, hắn không ra mặt, nhưng chờ đợi thời cơ, không muốn cho người khác biết là hắn đang hiện diện và đang giăng môt cái lưới bẫy
- Hắn chùm hum, và cúi xuống:
- Thi thiên 10-11
- Đây là hai động tác của người rình rập, của thú dữ rình mồi
- Chùm hum = rạp người, khom người xuống sát đất.
- Cúi xuống = co người lại để không ai thấy.
- Tại sao hắn cứ rình rập người khốn cùng như vậy ?
- Câu 11, vì Hắn nghĩ rằng Đức Chúa Trời quên rồi, Chúa ẩn mặt không thấy, Chúa không xem xét – vì hắn nấp rình rất kỷ.
- Khi học đến lời Chúa trong Thi thiên thứ 10 nầy, nghe tác giả Thi thiên tả vẽ kẻ ác với hình dạng và những công việc đầy mưu mô xảo quyệt, khôn khéo của hắn, tôi nghĩ đến những hoàn cảnh mà Phao-lô cũng từng gặp như ông đã thuật kể trong
- Công vụ 20:19, tôi hầu việc Chúa … phải nhiều nước mắt, và ở giữa sự thử thách mà người Giu-đa đã lập mưu hại tôi.
PHẢI NHIỀU NƯỚC MẮT, bốn chữ đó đã nói lên biết bao khó khăn, đau xót mà Phao-lô thấy – nghe – chịu, trong khi hầu việc Chúa.
NGƯỜI GIU-ĐA, người Giu-đa là gì đối với Phao-lô ? Công vụ 22:3, Phao-lô nói: Tôi là người Giu-đa ! Nghĩa là Phao-lô gặp kẻ ác lập mưu hại ông không phải người Lamã, người Hi-lạp, mà chính là đồng bào của ông, đồng lao của ông, người thân của ông.
NGƯỜI GIU-ĐA, người Giu-đa là gì đối với Phao-lô ? Công vụ 22:3, Phao-lô nói: Tôi là người Giu-đa ! Nghĩa là Phao-lô gặp kẻ ác lập mưu hại ông không phải người Lamã, người Hi-lạp, mà chính là đồng bào của ông, đồng lao của ông, người thân của ông.
- II Côrintô 11:26, Phao-lô điểm danh những kẻ ác tấn công ông trong chức vụ: Lại nhiều lần tôi đi đường, nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, NGUY VỚI GỮA DÂN MÌNH, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong các đồng vắng, nguy trên biển, NGUY VỚI ANH EM GIẢ DỐI…
- Tôi muốn nhấn mạnh những từ ngữ: Phải nhiều nước mắt, Người Giu-đa, Nguy với giữa dân mình, Nguy với anh em giả dối… vì đó là những kẻ ác thật sự luôn hiện diện trong những ngày tôi phục vụ Chúa.
- ……………………………………………………………………
- Cảm ơn Chúa, nếu Thi thiên thứ 10 kết thúc ở câu 11 nầy thì kẻ ác thật đáng sợ. Nhưng Thi thiên 10 còn từ câu 12 đến câu 18. Đó là …
III/. SỐ PHẬN KẺ ÁC:
- Thi thiên 10:12-18
- Hai câu 12-13, là tiếng kêu cứu của tác giả, của kẻ khốn khổ, của kẻ khốn cùng:
Đức Giê-hô-va ôi ! Xin hãy chổi dậy;
Hỡi Đức Chúa Trời, hãy giơ tay Ngài lên;
Chớ quên kẻ khốn cùng.
Hỡi Đức Chúa Trời, hãy giơ tay Ngài lên;
Chớ quên kẻ khốn cùng.
- Những chữ: Xin hãy chổi dậy, Chớ quên, dường như tác giả cũng nao núng bị cám dỗ với ý nghĩ có lẽ Chúa không thấy, Chúa quên rồi mà kẻ ác đã nêu ra.
- Chúng ta có thể thấy hình ảnh sống động nầy trong sách Tin Lành Mác 4:35-41), lúc Chúa Jêsus Christ đang nằm ngủ trong thuyền đang khi các môn đồ đang phải chèo chống với cơn bão làm thuyền gần chìm – thế mà Chúa Jêsus Christ vẫn ngủ. Các môn đồ đã đánh thức Chúa Jêsus dậy với lời nói: Thầy ôi, thầy không lo chúng ta chết sao ?
- Cảm ơn Chúa, sau khi Chúa Jêsus thức dậy, quở yên sóng gió, và Ngài đã trách các môn đồ: Sao các ngươi sợ ? Chưa có đức tin sao ?
- Trong Thi thiên thứ 10 nầy cũng vậy, đến câu 13, chúng ta thấy tình trạng của tác giả thật đã đến đường cùng với những lời kêu cứu tuyệt vọng. Thình lình đến câu 14, CHÚA ĐÃ THẤY RỒI !
- Bốn chữ: Chúa đã thấy rồi ! Thật là một tiếng la lớn đầy sự vui mừng, cũng có thể là tiếng của Chúa trả lời: Ta đã thấy rồi, vì Đức Giê-hô-va chẳng hề nhắp mắt cũng không buồn ngủ.
- Chúa là ai ? Chúa là Đấng giúp đỡ kẻ mồ côi, người bị hiếp đáp không phương chống cự.
- Chúa thấy khi nào ? Chúa ĐÃ thấy rồi, không phải Chúa không thấy như kẻ ác tưởng, hoặc vừa thấy như một người thức dậy rồi mới thấy như tác giả nghĩ phải kêu Chúa thức dậy, nhưng Chúa ĐÃ thấy, Chúa chẳng hề ngủ, cũng không hề quên.
- Chúa đã thấy điều gì ? Chúa đã thấy sự bạo tàn và sự độc hại của kẻ ác đối với người khốn khổ của Chúa.
- Tôi hình dung những cảnh tác giả Thi thiên thứ 10 mô tả giống như một trò chơi ‘cút bắt’ của tôi với cháu nội của tôi. Cháu nội tôi mới 5 tuổi, tôi đi giảng về, thay vì chạy ra mừng thì nó lại trốn vào một nơi. Tôi làm bộ lên tiếng: T. đâu rồi ? Nó ở đâu mà ông nội không thấy hé ? Nó vừa trốn vừa cười khúc khích nghĩ rằng ông nội không thấy. Thình lình tôi bước đến chỗ nó trốn: À, ông nội thấy rồi !
- Chúa đã chơi một trò chơi thú vị với kẻ ác. Chúa để cho kẻ ác bầy mưu lập kế, giăng bẫy rình rập, với bao ý tưởng là Chúa không thấy, Chúa không hạch hỏi, Chúa quên rồi… trong 13 câu, để rồi thình lình đến câu 14: CHÚA ĐÃ THẤY RỒI !
- Chúa đã để cho những người của Chúa chịu khốn khổ, đến nỗi họ dường như nghi ngờ sự hiện hữu, sự quan phòng của Chúa trong đời sống họ, để rồi Chúa phán: CHÚA ĐÃ THẤY RỒI !
- Chúa đã thấy rồi, thì Chúa làm gì ? Chúa lấy chính tay Chúa báo trả lại. Báo trả bằng cách nào ?
câu 15a, Chúa bẻ gãy cánh tay kẻ ác – cánh tay mà kẻ ác tự hào: Tay ta chẳng lay động (c. 6) bây giờ chẳng phải là lay động mà là bị bẻ gãy luôn.
câu 15b, Chúa tra tìm [truy xét] sự gian ác của kẻ dữ – sự gian ác mà kẻ ác nghĩ rằng Chúa không thấy, Chúa không biết, không quan tâm, và Chúa đã quên hết rồi, bây giờ mọi điều của kẻ ác phải khai ra, khai đến không còn thấy gì nữa (Math. 1:36-37)
câu 16, sau khi tra xét, Chúa lại diệt kẻ ác khỏi sự hiện diện của Ngài.
câu 15b, Chúa tra tìm [truy xét] sự gian ác của kẻ dữ – sự gian ác mà kẻ ác nghĩ rằng Chúa không thấy, Chúa không biết, không quan tâm, và Chúa đã quên hết rồi, bây giờ mọi điều của kẻ ác phải khai ra, khai đến không còn thấy gì nữa (Math. 1:36-37)
câu 16, sau khi tra xét, Chúa lại diệt kẻ ác khỏi sự hiện diện của Ngài.
- Câu 17-18, Và một lần nữa, chúng ta lại cảm ơn Chúa, chẳng những Chúa đã thấy kẻ ác với những mưu kế của nó, chẳng những Chúa hình phạt kẻ ác, Chúa còn binh vực, nghe tiếng kêu cầu của những người thuộc về Ngài, khiến họ được vững bền, làm cho những người thuộc về Chúa không còn sợ hãi nữa.
Đề mục: TRUYỀN GIẢNG TIN LÀNH
Kinh thánh: Thi thiên 19:1-6
Câu gốc: Thi thiên 19:1
Mục đích: Hoc một phần của Thi thiên 19 với tinh thần khích lệ truyền giảng Tin Lành.
A/. BỐI CẢNH CỦA THI THIÊN THỨ 19
- Alex Macclaren cho rằng Thi thiên 19 là sự chấp nối ít nhất của hai THiên, khi ý tưởng và nhịp văn thay đổi đột ngột từ câu 1 đến câu 6 so với câu 7 đến câu 11; 12-14.
- Còn C. S. Lewis thì cho đây là một Thi phẩm quan trọng nhất trong các Thi thiên, và là một bài thơ quan trọng nhất của thế giới.
- Còn Giám mục Perowne trong quyển THE CANTICLES AND SELECTED PSAMLS, cho rằng Thi thiên 19 là Thi thiên đặc biệt dành cho ngày Giáng sinh.
- Còn đối với Sứ đồ Phao-lô, ông đã trích dẫn Thi thiên 19:4 trong thư Rôma 10:18, nhưng tôi hỏi: Có phải là họ chưa nghe chăng ? Trái lại, tiếng của các sứ giả đã vang khắp đất, và lời sứ giả đã đạt đến cùng thế gian. Phao-lô đã dùng Thi thiên thứ 19 để khích lệ công cuộc truyền giảng Tin Lành.
- Vì vậy, tôi muốn cùng anh chị em học Thi thiên 19 nầy với tinh thần khích lệ truyền giảng Tin Lành như Phao-lô nói đến.
B/. BỐ CỤC THI THIÊN 19
TRUYỀN GIẢNG TIN-LÀNH
I/. TẤT CẢ NHÂN SỰ:
- Thi thiên 19:1
- Ngay câu 1, chúng ta đã có một định nghĩa về công cuộc truyền giảng Tin Lành, ấy làrao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và giải tỏ công việc tay Ngài làm.
- Chúa đã làm việc gì ? Câu trả lời là Chúa đã làm nên sự cứu rỗi cho loài người như chúng ta đã học trong Thi thiên thứ 8:3-6.
- Vấn đề phải nói đến là: Ai có trách nhiệm Truyền giảng Tin Lành ?
- câu 1a, Các từng trời…
- câu 1b, Bầu trời…
- Con người chỉ cần lên các từng trời cũng như bầu trời bao la kia với vô số các vì sao, với vô số huyền nhiệm, cũng đủ để cho loài người nhận ra có một Đức Chúa Trời Tạo hóa vinh hiển yêu thương nhân loại biết dường nào, đã sáng tạo ra vũ trụ, đã bảo tồn nó đến ngày nay. Phao-lô nói trong Rôma 1:19-20, Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi… Cho nên họ không thể chữa mình được.
- Nói về phương diện vật chất, thì các từng trời, và bầu trời, dù là những vật vô tri – theo quan niệm thông thường – cũng biết Truyền giảng Tin Lành, huống chi loài người chúng ta là loài hiểu biết, đặc biệt là đối với Cơ-Đốc nhân chúng ta là những người đã từng nghe, từng thấy, từng ngắm, từng rờ đến Lời Sự sống (I Giăng 1:1) lại chẳng lo Truyền giảng Tin Lành hay sao ?
- Nói về phưong diện hình bóng, trong Thi thiên thường dùng các từng trời, các cơ binh trên trời, các vì sao… để làm hình bóng về con cái của Chúa, của những kẻ thuộc về Chúa. Áp dụng như thế, thì các từng trời, bầu trời với muôn vàn tinh tú, là Cơ-Đốc nhân chúng ta với những kinh nghiệm, những ân tứ đã được Chúa ban cho, phải có trách nhiệm truyền giảng Tin Lành.
- Trong lịch sử Hội Thánh Việt-nam, năm 1939, Chúa đã dùng Bác sĩ Tống Thượng Tiết từ Trung quốc qua Việt-nam giảng. Cảm ơn Chúa đã dùng Bác sĩ Tiết đã gây dựng một tinh thần nóng cháy Truyền giảng Tin Lành toàn quốc, mỗi người tham dự những buổi giảng của Bác sĩ Tiết đều tình nguyện nhận lấy một cây cờ trắng có hình thập tự để ra đi truyền giảng Tin Lành cũng như hứa nguyện trở về Hội Thánh sẽ cổ động lập Ban Chứng đạo cho việc truyền giảng Tin Lành.
- Năm 1966, một Giáo sư dạy môn Chứng đạo tại Thần học viện Tin Lành Nha trang sau chuyến tham quan tại Phi-luật-tân trở về, đã nói về một khám phá của ông: Hội Thánh tại Phi-luật-Tân không có tổ chức Ban Chứng đạo. Khi Vị Giáo sư nầy hỏi tại sao ? Họ trả lời rằng: Vì tất cả Cơ-Đốc nhân trong Hội Thánh là Chứng đạo viên. Nếu lại tổ chức Ban Chứng đạo thì có một người sẽ không đi chứng đạo, vì họ cho rằng họ không phải ban viên Ban chứng đạo.
- Nói đến đây, chúng ta nhìn lại thực trạng Hội Thánh, có bao nhiêu phần trăm tham gia việc Truyền giảng Tin Lành ? Chắc chắn không phải 100%, cũng không phải 50%… và cũng chưa tới … Tôi nghĩ rằng con số phần trăm nầy anh chị em đều biết cả. Nguyện Chúa dùng Thi thiên 19:1 nầy để tỉnh thức chúng ta tham gia việc Truyền giảng Tin Lành.
II/. TẤT CẢ THÌ GIỜ:
- Thi thiên 19:2, Ngày nầy giảng cho ngày kia, đêm nầy tỏ sự tri thức cho đêm nọ.
- Câu nầy có nghĩa là: việc Truyền giảng Tin Lành được thực hiện liên tục, không ngưng nghỉ.
- Tại sao phải truyền giảng Tin Lành liên tục như vậy ?
- Vì mỗi ngày đều có thêm người chưa được nghe Tin Lành trên thế giới. Mỗi ngày có thêm người bị đùa đến sự chết, đi vào Hồ lửa đời đời.
- Hê. 1:1-2, chính Đức Chúa Trời đã đêm ngày trải qua các thời đại dùng đủ mọi cách để Truyền giảng Tin Lành.
- Ma-thi-ơ 9:35, Chúa Jêsus Christ đã đi khắp các thành các làng, dạy dỗ trong các Nhà hội, giảng Tin Lành nước Đức Chúa Trời ….
- Có một lần tôi có dịp xem một vở kịch do các Thiếu niên trong một Hội Thánh diễn để khích lệ Truyền giảng Tin Lành. Vở kịch bắt đầu với hai em Thiếu niên cùng với một vài người trong Hội Thánh chuẩn bị đi chứng đạo. Thình lình trời đổ mưa to. Thấy mưa to, ai cũng ngại không muốn đi. Cuối cùng chỉ còn hai em Thiếu niên nầy đi. Cảnh thứ hai của vở kịch là cảnh một phụ nữ lớn tuổi đang ngồi trước một cái bàn, trước mặt là một gói thuốc độc, bên ngoài trời vẫn còn mưa, bà nầy đang buồn khổ và muốn uống thuốc độc tự tử. Khi bà cầm bình nước lên để rót nước ra ly – các em thu tiếng mưa lớn, tiếng rót nước rất hay – bà chợt nghe tiếng gõ cửa gấp rút, xin mở cửa trú mưa. Bà phải ngừng lại và mở cửa, thì hai em Thiếu niên bước vào với cây dù trong tay ướt sũng. Rồi cơ hội làm quen, rồi hai em làm chứng, và bà đã tin nhận Chúa Jêsus Christ, gói thuốc độc được vứt bỏ, bà được cứu phần xác lẫn phần linh hồn.
- Công vụ 2:47b, Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh. Làm sao Hội Thánh đầu tiên có người được cứu mỗi ngày ? Há không phải là ngày nào Hội Thánh cũng truyền giảng Tin Lành sao ?
- Công vụ 5:42, các Sứ đồ ngày nào cũng vậy, tại trong đền thờ hoặc từng nhà, sứ đồ cứ dạy dỗ rao truyền mãi về Tin Lành của Đức Chúa Jêsus, tức là Đấng Christ.
- Chúng ta rất buồn có những Hội Thánh suốt tuần đóng cửa, thậm chí đôi ba tháng mới truyền giảng Tin Lành một lần. Một người tín đồ than thở về Hội Thánh ông đang sinh hoạt 12 năm không có người tin Chúa, vì 12 năm không hề truyền giảng Tin Lành. Thế thì Hội Thánh có mặt tại đó để làm gì ?
- Xin Chúa cho chúng ta
- hòa chung với Thi thiên 19:2, Ngày nầy giảng cho ngày kia, đêm nầy tỏ sự tri thức cho đêm nọ.
- hòa chung với Hội Thánh Đầu tiên trong Công vụ 5:42, … cứ rao truyền mãi về Tin Lành của Đức Chúa Jêsus, tức là Đấng Christ.
- hòa chung với tác giả Thánh ca số 15, Ngày ngày ngợi danh Chúa hiển vinh hoài, báo cáo Tin Lành muôn thu…
III/. TẤT CẢ ĐỊA ĐIỂM:
- Thi thiên 18:3-4
- Để hiểu được hai câu Thi thiên nầy, chúng ta nghe Phao-lô giải trong Rôma 10:18-21 khi ông trích dẫn để khích lệ việc Truyền giảng Tin Lành, … Tiếng của các sứ giả đã vang khắp đất, và lời của sứ giả đã đạt đến cùng thế gian.
- Như vậy, Phao-lô muốn nói vũ trụ không phải là một khoảng yên lặng, nhưng trong vũ trụ tiếng sứ giả vẫn GIẢNG – vẫn TỎ – vẫn RAO TRUYỀN – vẫn TRUYỀN… và còn truyền đến cực địa, nghĩa là truyền đến mọi hang cùng ngõ hẻm.
- Anh chị em phải nhớ là vào thời của Đa-vít viết Thi thiên 19 nầy cách đây 3.000 năm, con người không hề biết gì về sóng âm thanh, mãi đến thế kỷ 20, loài người mới tìm ra được vô tuyến điện để thu được sóng âm thanh, rồi thu được cả sóng hình.
- Và địa điểm mà Tin Lành phải được truyền đến là khắp đất, đến cực địa. Ít nhất ngày nay nơi nào người ta cũng có thể nghe truyền giảng Tin Lành, người ta không còn đổ thừa rằng chẳng có tiếng, chẳng có lời nói, cũng không ai nghe tiếng của chúng nó.
- Vấn đề của mọi người là: Họ có để ý nghe, có lắng nghe, có bằng lòng nghe không, hay là họ bịt tai không nghe lẽ thật, chỉ thích nghe chuyện huyễn
- Vấn đề của Cơ-Đốc nhân chúng ta là như Phao-lô đã nói: dù có sóng âm thanh, có sóng hình, nhưng chẳng ai được sai đi thì rao giảng thể nào (Rôma 10:15).
- Tôi đang đọc quyển Thần học đời Giáo phụ và Trung cổ, nỗi buồn đến với tôi là sau khi Cơ-Đốc giáo chinh phục được Lamã Đế quốc, mọi cơ hội truyền giảng Tin Lành trở nên dễ dàng, không còn bị bắt bớ, thì đáng tiếc thay, Hội Thánh chung lại cứ mãi lo nghĩ ra giáo lý lạ nầy, giáo lý lạ khác để tranh cãi, để rồi Hồi giáo nổi lên quét sạch Cơ-Đốc giáo ra khỏi Phi châu, Trung đông, Lưỡng hà, Thổ Nhỉ kỳ.
- Đọc lại Lịch sử Hội Thánh Việt-nam từ thời mở cửa – thập niên 90, Hội Thánh có vẻ dễ thở hơn một chút, thì đã bắt đầu tranh giành, tranh cãi AI CÓ ƠN HƠN ? Anh em trong các Giáo phái kể cả Tin Lành Việt-nam sẵn sàng bất chấp bắt bớ, sẵn sàng gây sự bắt bớ cho giáo phái bạn để giành lấy ảnh hưởng cho mình. Tôi đã một lần buột miệng ngâm nga:
Sự thế chẳng qua một giấc nghì
Tranh danh đoạt lợi để làm chi ?
Triệu triệu đồng bào còn hư mất,
Sao chẳng ai lo kế sách gì ?
Tranh danh đoạt lợi để làm chi ?
Triệu triệu đồng bào còn hư mất,
Sao chẳng ai lo kế sách gì ?
- Anh chị em ơi, còn nhiều nơi, nhiều người Việt-nam chúng ta cần chúng ta Truyền giảng Tin Lành lắm !
IV/. TẤT CẢ TẤM LÒNG:
- Thi thiên 19:5-6
- Đọc đến hai câu Thi thiên nầy, tôi tin rằng lòng anh chị em cũng như tôi đều thấy vui lây với tác giả.
- Tác giả Thi thiên 19 là Đa-vít vui như thế nào ? Anh chị em hãy nghe tác giả tả sự vui mừng rất ấn tượng.
- Cả hai câu tác giả đều mượn hình ảnh của Mặt Trời.
Mặt trời là một thiên thể được tượng trưng cho sự vinh hiển, vinh quang, rất thích hợp để dùng mô tả hình ảnh của người truyền giảng Tin Lành với tấm lòng sốt sắng.
- câu 5, Mặt trời khác nào [người] tân lang ra khỏi phòng huê chúc…
Tân lang là chú rể trong ngày cưới, chắc chắn đó là ngày vui mừng rồi.
mà chú rể ra khỏi phòng huê chúc, sau đêm tân hôn thì lại càng vui hơn nữa.
Niềm vui nầy được nhân lên: Vui mừng chạy đua như người dõng sĩ, chú rể vui mà còn tung nhảy như một dõng sĩ thắng trận nữa.
Tác giả đang mô tả tấm lòng của người truyền giảng Tin Lành vui mừng được truyền giảng Tin Lành, không phải vì ép tình, không vì lợi dơ bẩn, không phải ganh tị. Nói như Phao-lô nói: Ví dầu huyết tôi phải dùng để tưới trên của tế lễ và của dâng đức tin anh em, tôi cũng vui lòng… (Philíp 2:17)
mà chú rể ra khỏi phòng huê chúc, sau đêm tân hôn thì lại càng vui hơn nữa.
Niềm vui nầy được nhân lên: Vui mừng chạy đua như người dõng sĩ, chú rể vui mà còn tung nhảy như một dõng sĩ thắng trận nữa.
Tác giả đang mô tả tấm lòng của người truyền giảng Tin Lành vui mừng được truyền giảng Tin Lành, không phải vì ép tình, không vì lợi dơ bẩn, không phải ganh tị. Nói như Phao-lô nói: Ví dầu huyết tôi phải dùng để tưới trên của tế lễ và của dâng đức tin anh em, tôi cũng vui lòng… (Philíp 2:17)
- câu 6, dĩ nhiên theo khoa học thì Mặt trời là định tinh, chỉ có trái đất quay. Nhưng đây là loại khoa học bình dân, ai cũng biết, không phải loại khoa học bác học.
Mặt trời ra từ … phương trời kia. Tác giả đang nói đến chu kỳ liên tục trải qua hàng tỉ năm của mặt trời, và các nhà khoa học tính rằng mặt trời sẽ còn chiếu sáng tiếp tục trong 30 tỉ năm nữa. Thật là một hình ảnh đẹp của tấm lòng truyền giảng Tin Lành chẳng những vui mừng truyền giảng, mà còn truyền giảng không ngưng nghỉ.
Chẳng chi tránh khỏi hơi nóng mặt trời được.
Phải, xin Chúa cho tấm lòng của mỗi chúng ta là những người truyền giảng Tin Lành tiếp tục cho đến ngày không có nơi nào mà ánh sáng mặt trời không soi rọi đến, không có nơi nào không được nghe Tin Lành.
Tôi xin giới thiệu với anh chị em một số thánh đồ với tấm lòng yêu mến việc Truyền giảng Tin Lành, tấm lòng đó được thể hiện qua những bài Thánh ca.
Thánh ca 318,
Ta ngước xem mùa gặt nầy, Kìa Đạo từng gieo đây xưa nay;
Ta kíp đi, bạn gặt rày, Vua Jêsus đang cần thâu xong lúa Ngài ngay;
Không mấy lâu Christ tái lai, từ trời Ngài nghinh Tân nương đây.
Thỏa thay ! Thỏa thay ! Vui bấy !
Thánh ca 321,
Lạy Chúa, hãy phán với tôi từng tiếng, hầu tôi rao ra tiếng vang Ngài truyền;
Ngài đã kiếm, ấy để tôi cùng kiếm mọi con bơ vơ sắp xa hồ diêm.
Đẹp ý Chúa muốn khiến sai truyền bảo, dùng tôi đi đâu, bất câu giờ nào;
Kịp đến nước Chúa, Thánh nhan triều bái, nhận phần vinh quang, nghỉ yên rày mai.
Thánh ca 323,
Lo vực người đang luân vong, sẵn vớt kẻ giữa dòng,
Vì thương xót giúp chúng thoát ác, xa mộ phần.
Tuôn lụy vì ai long đong, đỡ nâng ai tuyệt vọng,
Truyền danh Jêsus ban cứu ân cho tội nhân.
Kíp lo vớt kẻ linh đinh, cứu ai sắp bỏ mình;
Jêsus giàu lòng thương xót, chắc cho trùng sinh.
Đề mục: THI THIÊN 23
Kinh Thánh: Thi thiên 23
Câu gốc: Thi thiên 23:6
Mục đích: Nhân ngày Kỷ Niệm Tin Lành đến Việt-nam, nêu ra nhu cần của người Việt-nam để gây ý thức cầu thay.
I/. TÔI SẼ CHẲNG THIẾU THỐN:
Chẳng chi tránh khỏi hơi nóng mặt trời được.
Phải, xin Chúa cho tấm lòng của mỗi chúng ta là những người truyền giảng Tin Lành tiếp tục cho đến ngày không có nơi nào mà ánh sáng mặt trời không soi rọi đến, không có nơi nào không được nghe Tin Lành.
Tôi xin giới thiệu với anh chị em một số thánh đồ với tấm lòng yêu mến việc Truyền giảng Tin Lành, tấm lòng đó được thể hiện qua những bài Thánh ca.
Thánh ca 318,
Ta ngước xem mùa gặt nầy, Kìa Đạo từng gieo đây xưa nay;
Ta kíp đi, bạn gặt rày, Vua Jêsus đang cần thâu xong lúa Ngài ngay;
Không mấy lâu Christ tái lai, từ trời Ngài nghinh Tân nương đây.
Thỏa thay ! Thỏa thay ! Vui bấy !
Thánh ca 321,
Lạy Chúa, hãy phán với tôi từng tiếng, hầu tôi rao ra tiếng vang Ngài truyền;
Ngài đã kiếm, ấy để tôi cùng kiếm mọi con bơ vơ sắp xa hồ diêm.
Đẹp ý Chúa muốn khiến sai truyền bảo, dùng tôi đi đâu, bất câu giờ nào;
Kịp đến nước Chúa, Thánh nhan triều bái, nhận phần vinh quang, nghỉ yên rày mai.
Thánh ca 323,
Lo vực người đang luân vong, sẵn vớt kẻ giữa dòng,
Vì thương xót giúp chúng thoát ác, xa mộ phần.
Tuôn lụy vì ai long đong, đỡ nâng ai tuyệt vọng,
Truyền danh Jêsus ban cứu ân cho tội nhân.
Kíp lo vớt kẻ linh đinh, cứu ai sắp bỏ mình;
Jêsus giàu lòng thương xót, chắc cho trùng sinh.
Đề mục: THI THIÊN 23
Kinh Thánh: Thi thiên 23
Câu gốc: Thi thiên 23:6
Mục đích: Nhân ngày Kỷ Niệm Tin Lành đến Việt-nam, nêu ra nhu cần của người Việt-nam để gây ý thức cầu thay.
I/. TÔI SẼ CHẲNG THIẾU THỐN:
- Thi thiên 23:1-3
- Trong câu 1, tác giả nói: … Tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì ?
- Thật sự không ai trên thế giới nầy dám nói mình không thiếu thốn gì. Người Việt-nam chúng ta có câu “Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho” – Truyện cổ tích về Thạch Sùng.
- Trong Kinh Thánh cũng chứng minh cho chúng ta, không ai không thiếu thốn cả:
- Sáng. 2:20, A-đam có đủ mọi sự trong vườn Ê-đen, nhưng ông vẫn thiếu: thiếu một người giúp đỡ giống như mình.
- Sáng. 15:2, Áp-ra-ham có đủ mọi sự, kể cả một người vợ đẹp, nhưng Áp-ra-ham vẫn thiếu: thiếu một đứa con.
- Xuất. 18:24, Kinh Thánh làm chứng rằng Môi-se học hết sự khôn ngoan của thế gian (Công vụ 7:22), nhưng Môi-se vẫn còn thiếu cách lãnh đạo dân sự, nên phải học nơi Giê-trô là ông gia của mình.
- I Vua 3:7-9, Vua Salômôn thừa hưởng nơi vua cha là Đa-vít một ngôi báu, giàu có, quyền thế, nhiều vợ, nhiều con, nhưng Salômôn vẫn biết mình còn thiếu sự khôn ngoan.
- Tại sao tác giả Thi thiên 23 nói được rằng ông không thiếu thốn gì ? Vì ông có Đức Giê-hô-va – Đức Chúa Trời, là Đấng chăn giữ ông. Đavít muốn nói rằng cuộc đời ông có Chúa thì ông còn ham muốn điều chi nữa. Tác giả nói kinh nghiệm của ông là Chúa dẫn ông an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi, mé nước bình tịnh – đó về vật chất; Chúa bổ lại linh hồn ông – đó là về tâm linh. Con người có thể cho chúng ta vật chất nhưng không cho tâm linh; nhưng không ai có thể cho chúng ta được cả hai.
- Thi 73:25, tác giả nói trên trời hay dưới đất ông chỉ ước ao có Chúa.
- Và nhân ngày Kỷ Niệm Tin Lành đến Việt-nam, tôi nhớ đến những người Việt-nam, ngoài một số ít nào đó giàu có sang trọng, nhưng đa số người Việt-nam chúng ta đều sống trong thiếu thốn
- Họ thiếu thốn vật chất (cuộc sống thật nghèo, kể ra một số trường hợp như tại Túc Trưng: sanh con mà phải ăn chuối sống luộc, ăn cháo bồi; tại Đông Phú: các em ăn mì gói loại dở nhất vẫn thấy ngon, cảnh đi xin gạo, xin cá cho các em Thánh Kinh Hè; các em ở Tân Đức – Cà mau, cầm ổ bánh mì ngọt để dành không dám ăn)
- Họ thiếu cả tâm linh. Hiện nay chỉ có khoảng 1 triệu người Việt-nam tin Chúa, còn khoảng 80 triệu người chưa nghe Tin Lành, Ngay tại Vùng Vịnh nầy chỉ khoảng 2,000 người tin Chúa (trung bình mỗi Hội Thánh 100 tín đồ với 15 Hội Thánh), trong khi có trên 120,000 người Việt-nam trong Vùng. Như vậy còn 118,000 người chưa được cứu rỗi.
- Nói chung một lời, Dân tộc Việt-nam dù ở trong nước hay Hải ngoại cũng thiếu thốn vì họ không có Đức Chúa Trời chăn giữ. Làm sao cho dân tộc mình biết có Đức Chúa Trời yêu thương họ ? Há không phải là trách nhiệm của Cơ-Đốc nhân Việt-nam chúng ta sao ?
- Ngày Kỷ Niệm Tin lành đến Việt-nam là cơ hội để Chúa dùng nhắc chúng ta trách nhhiệm của những người đã được cứur ỗi nhớ đến những người chưa được cứu rỗi.
II/. TÔI SẼ CHẲNG SỢ TAI HỌA NÀO:
- Thi thiên 23:4-5
- Trong câu 4, tác giả nói: Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào;…
- Thật sự nếu có một người nào đó nói: “Tôi không sợ đói” hay “không sợ chết”, chúng ta vẫn có thể tin được. Vì có người không sợ đói nên họ có thể nhịn đói như các Fakir ở Ấn độ; có người không sợ chết như Lê Lai liều mình cứu Lê Lợi, như Trần Bình Trọng “thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Nhưng nói “Tôi không sợ tai họa nào” thì chắc chắn không ai còn đủ trí khôn mà dám nói.
- Từ ngày Tổ phụ của loài người là A-đam và Ê-va phạm tội với Đức Chúa Trời, thì ngôn ngữ của loài người đã xuất hiện thêm một từ ngữ “SỢ” (Sáng 3:10).
- Dù người Âu Mỹ hay người Á châu, cũng sợ như nhau:
- Sợ mùng 5, 14, 23; sợ con số 13.
- Đi thi sợ rớt, đi buôn sợ lỗ
- Lái xe thì sợ tai nạn, nên phải seat bell, phải thắng, phải kèn…
- Ngay trên đất Mỹ văn minh, sách bói khoa, tử vi, bán rất chạy. Tại sao ? Vì tâm trạng của con người luôn sợ hãi, thiếu bình an.
- Sợ từ con vật lớn đến con thật nhỏ. SỢ những chuyển dịch bất thường của thiên nhiên; nghèo sợ đói, giàu thì sợ trộm cướp; dốt thì sợ bị khinh, tài thì sợ bị ghen tị; tội nhân thì sợ bị phạt, thánh nhân thì sợ bị thiệt; nhỏ tuổi sợ không có kinh nghiệm, lớn tuổi thì sợ già…
- Qua Thi thiên 23:4, chúng ta cũng không thể tin Đa-vít dám nói “tôi chẳng sợ tai họa nào” dù ông là vua, nếu ông không nói mệnh đề thứ hai: Vì Chúa ở cùng tôi !
- tại sao “Chúa ở cùng” thì không phải sợ tai họa nào ? Anh chị em để ý sau mệnh đề thừ hai nầy là dấu “hai chấm” (:), nghĩa là tiếp theo là những lời giải thích:
- câu 4b, người chăn chiên luôn có hai thứ khí giới là cây trượng (loại cây dài có móc ở đầu) và cây gậy (một khúc cây như cây côn) để đánh thú dữ. Chữ “an ủi” là bảo vệ, che chở.
- câu 5, Chúa lại dọn bàn cho tôi trước mặt kẻ thù nghịch tôi – người chăn sẽ canh giữ cho chiên ăn uống, con chiên không cần sợ dù thú dữ rình mò chung quanh. Chẳng những canh giữ mà người chăn còn săn sóc xức dầu cho những con chiên bị bịnh.
- câu 5, Chén tôi đầy tràn – nói chung là cuộc sống thỏa lòng trọn vẹn.
- Tôi nghĩ rằng trong các dân tộc sống trong “sợ hãi”, người Việt-nam chúng ta là một dân tộc chịu sợ hãi nhiều không nhất thì nhì, không thể thứ ba.
- Tại sao ?
- Với 1,000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây. Tại chúng ta sống trong thời hậu bán thế kỷ 20 và 21, nên khó cảm thông hai chữ “đô hộ” kinh khiếp dường nào. Rồi 20 nội chiến, rồi tiếp theo với những sợ hãi trong lao tù, trên biển cả lênh đênh…
- Từ sợ hãi đó, dân tộc Việt-nam chúng ta tìm cách thờ lạy biết bao nhiêu thần, nghe ở đâu có sự hiển linh nào thì chạy đến bất kể giả thiệt, từ cây đa, cục đá, đến bất cứ hình thức thần thánh nào, chỉ mong thoát khỏi sợ hãi.
- Đến nỗi khi Tin Lành của Chúa Jêsus Christ được giảng ra, người Việt-nam chúng ta bị ám ảnh lừa gạt đó nên cũng sợ: Sợ sao có vẻ đơn sơ quá vậy: Tin thì được cứu ? Tin rồi bỏ cha bỏ mẹ làm sao ? Tin rồi đi nhà thờ mất việc làm sao ? … Sự sợ hãi đó đã khiến dân Việt mình nghi sợ cả Chúa, không dám tin rằng Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, cũng yêu thương chính mình.
- Ở trong xứ tin thì sợ bị làm khó dễ; ở Hải ngoại thì tin sợ mất thì giờ đi Nhà thờ, sợ không được đi chơi những ngày weekend, sợ cả những điều không biết là sợ điều gì, cũng sợ.
- làm sao để Dân Việt mình hết sợ hãi như Đa-vít nói ? Chỉ khi Dân Việt mình có được Chúa ở cùng như Đa-vít. Làm sao Dân Việt có được Chúa ở cùng ? Rôma 10:14-17.
III/. TÔI SẼ Ở TRONG NHÀ CHÚA:
- Thi thiên 23:6
- Trong câu 6 nầy có một từ ngữ có liên hệ rất gần với người Việt-nam của chúng ta, đó là chữ Phước
- Tại sao tôi nói như vậy ?
- Vì người Á Đông nói chung, người Việt-nam chúng ta nói riêng rất thích Phước:
- mua hình ông “Phước” để trong nhà (thật ra đó chỉ là hình tưởng tượng vẽ, tạc ra).
- mua chữ Phước dán trong nhà.
- Đến nỗi mua chiếc nhẫn đeo tay, mặt giây chuyền, cũng khắc chữ Phước. Đặt tên con cái là Phước (ông Phạm Huy Phước tên Phước nhưng lại bị xử tử)
- Có thể nói người Việt-nam chúng ta khao khát Phước, tìm kiếm Phước, chạy theo chữ Phước, theo đuổi chữ Phước, có những người bao nhiêu năm làm ác, đến cuối đời cũng ráng làm một cái gì đó để mưu cầu Phước.
- Kỳ diệu thay, tác giả Thi thiên 23:6 lại nói ngược với lẽ thông thường. Ông không nói: Trọn đời tôi sẽ theo Phước, mà lại nói: Trọn đời tôi, Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi.
- Tại sao tác giả Thi thiên 23 nói được như vậy ?
- Và ông trả lời: Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va – Đức Chúa Trời cho đến lâu dài. Ông không nói ông ở trong cung điện, một lâu đài giàu có, dù ông là vua.
- Chính Đa-vít biết rõ một người như ông làm vua ở trong cung điện, cũng không có phước, vì ông từng phải khóc vì các con ông giết nhau, ông từng bị con ông là Áp-sa-lôm đảo chánh đuổi ông chạy trốn…
- Nhưng Đa-vít biết khi ông nương náu mình nơi Chúa, chính Chúa là Đấng duy nhất có thể ban phước trọn vẹn cho ông: Phước đời nầy và Phước cả đời sau.
- Cảm ơn Chúa, Chúa thật nhân từ, Ngài muốn ban phước cho Dân tộc Việt-nam của chúng ta, nên dù gặp bao nhiêu trở ngại, ngăn trở từ ma quỉ, từ quyền lực thế gian, sự ganh tị của con người, sự kỳ thị do hiểu sai về Tin Lành của Chúa Jêsus Christ, cuối cùng Chúa cũng đã cho phép Tin lành đến Việt-nam năm 1911.
- Hôm nay nếu được hỏi: Ai muốn đồng bào Việt-nam chúng ta được Phước ? Tôi tin rằng tất cả sẽ đưa tay. Nếu chúng ta thật sự muốn dân tộc Việt-nam chúng ta được Phước, thì hãy nhờ ơn Chúa giảng Tin lành cứu rỗi cho đồng bào Việt-nam, hãy khuyên đồng bào Việt-nam chúng ta thôi đừng chạy theo tìm kiếm Phước nữa, thay vào đó tìm kiếm Đức Chúa Trời và sự công bình của Chúa, được ở trong Nhà Chúa, để Phuớc của Chúa sẽ lại theo sau, như Chúa đã phán trong Mathiơ 6:33.
Đề mục: Ở TRONG NHÀ CHÚA
Kinh thánh: Thi thiên 23
Câu gốc: Thi thiên 23:6
Mục đích: Bài giảng cho Lễ Khánh thành Nhà Nguyện.
I/. Ở TRONG NHÀ CỦA AI ?
- Tôi sẽ ở trong Nhà Đức Giê-hô-va …
- Cảm ơn Chúa cho anh chị em đã xây dựng xong một Nhà Nguyện. Tôi muốn hỏi anh chị em: Tại sao không gọi là Nhà thờ, mà gọi là Nhà Nguyện ? Giữa Nhà thờ với Nhà Nguyện có gì khác nhau không ?
- Theo tôi là không có gì khác nhau từ mục đích đến hình thức. Sở dĩ gọi Nhà Nguyện có lẽ chỉ là vấn đề đối ngoại, hoặc đối với tổ chức Hội Thánh, hoặc anh chị em khiêm nhường cho rằng Ngôi Nhà nầy chưa có tầm cỡ để gọi là Nhà thờ.
- Thôi thì, tôi dung hòa để không nhất bên trọng nhất bên khinh, tôi xin được gọi Ngôi Nhà nầy là NHÀ CHÚA – Nhà của Chúa !
- Tuy nhiên, trước khi khẳng định: Tôi sẽ ở trong Nhà Đức Giê-hô-va, tác giả Thi thiên thứ 23 là Đa-vít đã giới thiệu cho chúng ta về CHÚA hay là Đấng ông xưng danh Ngài là Đức Giê-hô-va, Ngài là ai ? Nếu chúng ta không biết Đức Giê-hô-va là ai, Ngài đã làm gì, thì làm sao chúng ta lại muốn ở trong Nhà của Ngài được ?
- Câu 1, Tác giả Thi thiên 23 cho chúng ta biết rằng Đức Giê-hô-va mà ông quyết định ở trong Nhà của Ngài, là Đấng CHĂN GIỮ TÔI.
Đa-vít muốn nói rằng: Chúa là Đấng chăn chiên, còn ông là con chiên trong bầy của Chúa. Chúa là Đấng chăn chiên như thế nào ? Chúa Jêsus Christ phán: Ta là người chăn hiền lành; người chăn hiền lành vì chiên mình phó sự sống mình (Giăng 10:11). Và thật Chúa Jêsus Christ đã chứng minh bằng hành động Ngài đã dâng chính mình Ngài làm tế lễ chuộc tội cho nhân loại, cho chúng ta, cho những người bằng lòng làm chiên của Ngài, qua sự chết của Ngài trên thập tự giá.
Với một Đức Giê-hô-va là Đấng chăn hiền lành, dám vì chiên mình phó sự sống mình như vậy, nên Đa-vít đã quyết định: Tôi sẽ ở trong Nhà Đức Giê-hô-va, vì ông biết đó là ngôi nhà của sự yêu thương, của một Vị Cha nhân từ.
Với một Đức Giê-hô-va là Đấng chăn hiền lành, dám vì chiên mình phó sự sống mình như vậy, nên Đa-vít đã quyết định: Tôi sẽ ở trong Nhà Đức Giê-hô-va, vì ông biết đó là ngôi nhà của sự yêu thương, của một Vị Cha nhân từ.
- Câu 2-3, tác giả Thi thiên 23 chẳng những kinh nghiệm, biết rõ Ngôi Nhà mà ông ở là ngôi nhà của Đấng yêu thương ông, phó sự sống vì ông, mà Đa-vít cũng biết rõ, biết chắc: Đức Giê-hô-va là Đấng ban đủ mọi nhu cần vật chất cho ông, như người chăn lo cho chiên có cỏ xanh tươi và nước bình tịnh
Chẳng những thế, Chúa của ông không phải chỉ lo cho ông nhu cần vật chất mà thôi, mà còn: bổ lại linh hồn tôi, dẫn tôi vào các lối công bình, vì cớ danh Ngài, nghĩa là Chúa còn quan tâm đến nhu cần thuộc linh của Đa-vít nữa, quan tâm đến tâm linh của ông, quan tâm dẫn dắt ông sống trong đường ngay lẽ phải của Chúa hằng ngày
- Câu 4-5, nếu tác giả Thi thiên 23 ngừng lại ở câu 3, thì chúng ta sẽ có một thứ Tin Lành thịnh vượng, không phải là một Tin Lành thực tế mà Chúa muốn ban cho chúng ta. Chúa biết và chính Ngài khi còn ở thế gian làm người đã từng chịu khổ suốt 33 năm dài trên đất, chịu khổ từ lúc giáng sanh đến khi chịu chết trên thập tự.
- Vì vậy, tác giả Thi thiên 23 nói trong câu 4 và 5 rằng, trong những lúc đời sống của ông trải qua trũng bóng chết, những lúc phải đối diện với kẻ thù, Chúa là Đức Giê-hô-va đã ở cùng ông, đã an ủi ông, đã dọn bàn cho ông trước mặt kẻ thù nghịch của ông, đã xức dầu cho ông, đã ban cho chén của ông được đầy tràn.
Những lời nầy thật kỳ diệu biết bao. Tôi quả quyết rằng trong quá trình xây dựng Nhà Chúa vừa qua, trong những ngày tin Chúa và phục vụ Chúa của anh chị em vừa qua, chính mỗi anh chị em kinh nghiệm rất nhiều hai câu Thi thiên nầy.
Chúa đã ở cùng với anh chị em trong muôn vàn khó khăn để làm gì ? Để giải cứu, để an ủi, chắc một lúc nào đó, Chúa đã phán nhỏ nhẹ với anh chị em trong thử thách: Ta vẫn ở với ngươi, ta vẫn ở cùng ngươi, ta không bỏ ngươi đâu.
Hôm nay, chính Lễ Khánh thành Nhà Chúa nầy là bằng cớ Chúa đã dọn bàn cho anh chị em trước mặt kẻ thù nghịch chúng ta – ngay cả kẻ thù nghịch lớn nhất là ma quỉ.
Chúa đã ở cùng với anh chị em trong muôn vàn khó khăn để làm gì ? Để giải cứu, để an ủi, chắc một lúc nào đó, Chúa đã phán nhỏ nhẹ với anh chị em trong thử thách: Ta vẫn ở với ngươi, ta vẫn ở cùng ngươi, ta không bỏ ngươi đâu.
Hôm nay, chính Lễ Khánh thành Nhà Chúa nầy là bằng cớ Chúa đã dọn bàn cho anh chị em trước mặt kẻ thù nghịch chúng ta – ngay cả kẻ thù nghịch lớn nhất là ma quỉ.
- Tác giả Thi thiên 23 đã biết rõ, biết chắc Chúa là Đức Giê-hô-va như vậy, nên ông đã vui mừng công bố quyết định của ông: TÔI SẼ Ở TRONG NHÀ ĐỨC GIÊ-HÔ-VA TÔI !
- Cá nhân mỗi chúng ta cũng biết rõ biết chắc như vậy, chúng ta có thể công bố như vậy ngày hôm nay không ? Chúng ta có thể công bố cách quả quyết rằng: Tôi quyết định ở trong Nhà Chúa là Nhà của Đấng yêu thương tôi, là Nhà của Cha tôi, là Nhà của Đấng chăm sóc tôi mọi nhu cần vật chất lẫn tâm linh, Nhà của Đấng binh vực tôi trước mọi kẻ thù nghịch tôi.
- Nguyện Chúa ban cho mỗi anh chị em mỗi lần bước vào Nhà Chúa đây, sẽ tìm thấy mọi phước hạnh như tác giả Thi thiên 23 đã tìm được.
II/. Ở TRONG NHÀ CHÚA ĐỂ LÀM GÌ ?
- Nếu bây giờ Chúa hỏi chúng ta: Các ngươi ở trong Nhà ta để làm gì ? Chắc chắn Chúa sẽ nghe những câu trả lời:
- Con ở trong Nhà Chúa để ngợi khen Chúa.
- Con ở trong Nhà Chúa để thờ phượng Chúa
- Con ở trong Nhà Chúa để nghe lời Chúa …
- Có ai trả lời: Con ở trong Nhà Chúa để NGỦ, để nói chuyện với nhau … không ? Chắc chắn không ai trả lời như vậy, nhưng thật chúng ta đã thường làm như vậy.
- Trong Kinh thánh, Lời Chúa cũng ghi lại nhiều người ở trong Nhà Chúa với những mục đích khác nhau:
- I Sa-mu-ên 2:12-17, hai con trai của Thầy tế lễ Hê-li ở trong Nhà Chúa để dành ăn, ở trong Nhà Chúa để làm cho người ta khinh bỉ Chúa (2:17)
- Giăng 2:14, người Y-sơ-ra-ên thời của Chúa Jêsus Christ trên đất, họ ở trong Nhà Chúa để mua bán, kiếm lợi.
- Công vụ 3:2, người què nầy ở trong Nhà Chúa để xin sự giúp đỡ của con người.
- Cảm ơn Chúa, để hiểu được Đa-vít muốn ở trong Nhà Chúa để làm gì, chúng ta phải nghe chính Đa-vít nói điều đó trong Thi thiên thứ 27 câu 4, Tôi đã xin Đức Giê-hô-va một điều, và sẽ tìm kiếm điều ấy ! Ấy là tôi muốn trọn đời được ở trong Nhà Đức Giê-hô-va ĐỂ NHÌN XEM SỰ TỐT ĐẸP CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA, VÀ CẦU HỎI TRONG ĐỀN CỦA NGÀI.
- Nhìn xem sự tốt đẹp của Đức Giê-hô-va nghĩa là gì ? Nghĩa là suy gẫm tình yêu thương, thánh khiết của Chúa đối với đời sống của chính mình. Tác giả muốn nói, ông muốn được ở trong Nhà Chúa để tìm thấy sự ấm áp. an ủi của Chúa.
Hôm qua, môt tờ báo đã đăng một bài với tựa đề rất lạ: TỔ NHÍM để nói về tình trạng cuộc sống gia đình trong xã hội hiện thời, trong phần giới thiệu, tác giả bài báo phân biệt:
20% gia đình là tổ ấm
10% gia đình là tổ lạnh
5% gia đình là tổ rã
65% gia đình là tổ nhím, là loại gia đình mà hai thành viên chính trong gia đình (vợ chồng) khi đối diện nhau luôn “xù lông nhím tua tủa” để bảo vệ mình và chuẩn bị tấn công đối phương. Và tác giả nói: “Vùng trời bình yên” rất hiếm hoi trong các gia đình như thế.
Cảm ơn Chúa, Đa-vít đã tìm thấy Nhà Chúa là Tổ Ấm của ông và ông đã cầu xin Chúa, đã tìm kiếm bằng mọi cách để được ở trong Nhà Chúa.
20% gia đình là tổ ấm
10% gia đình là tổ lạnh
5% gia đình là tổ rã
65% gia đình là tổ nhím, là loại gia đình mà hai thành viên chính trong gia đình (vợ chồng) khi đối diện nhau luôn “xù lông nhím tua tủa” để bảo vệ mình và chuẩn bị tấn công đối phương. Và tác giả nói: “Vùng trời bình yên” rất hiếm hoi trong các gia đình như thế.
Cảm ơn Chúa, Đa-vít đã tìm thấy Nhà Chúa là Tổ Ấm của ông và ông đã cầu xin Chúa, đã tìm kiếm bằng mọi cách để được ở trong Nhà Chúa.
- Và cầu hỏi trong đền của Ngài.
CẦU – HỎI, nghĩa là cầu xin và hỏi những gì không biết.
Xin gì ? Chúa phán: Hãy xin sẽ được …
Hỏi gì ? Hỏi những điều chưa biết về Chúa, hỏi những điều Chúa muốn dạy chúng ta để chúng ta được sống những ngày trời trên đất.
Nghĩa là trong Nhà Chúa phải có Lời cầu nguyện và Lời Chúa phán dạy.
Xin gì ? Chúa phán: Hãy xin sẽ được …
Hỏi gì ? Hỏi những điều chưa biết về Chúa, hỏi những điều Chúa muốn dạy chúng ta để chúng ta được sống những ngày trời trên đất.
Nghĩa là trong Nhà Chúa phải có Lời cầu nguyện và Lời Chúa phán dạy.
- Anh chị em ơi, Nhà Chúa mà anh chị em cậy ơn Chúa xây dựng lên và khánh thành hôm nay có đáp ứng được hai mục đích mà Đa-vít đã cầu xin không ? Cá nhân anh chị em có thật mong muốn và tìm kiếm hai điều mà Đa-vít đã xin và tìm kiếm trong Nhà Chúa không ? Ngôi nhà nầy mà chúng ta gọi là Nhà Chúa có đem đến sự ấm áp, yêu thương, thánh khiết của Chúa cho mọi người bước vào đây không ? Ngôi nhà mà anh em gọi là Nhà Chúa đây có vang lên lời cầu nguyện hằng ngày, có vang ra Lời Chúa cho mọi đời sống khao khát LỜi Chúa không ?
- Xin Chúa nghe được những lời từ đáy lòng anh chị em trong giờ phút trang trọng nầy: Từ đáy tim con xin dâng lên lòng ước mong, làm theo thánh ý Chúa trên trời, cùng đi với Chúa mãi không rời và dâng Chúa tiếng hát muôn đời, còn ước mong.
III/. Ở TRONG NHÀ CHÚA BAO LÂU ?
- Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va CHO ĐẾN LÂU DÀI.
- Lâu dài là bao nhiêu lâu ? Phần a của câu gốc – 23:6, tác giả định nghĩa chữ lâu dài là TRỌN ĐỜI, có bản dịch hai chữ lâu dài là ‘đời đời’
- Như vậy chữ lâu dài ở đây được hiểu hai phương diện:
- Về phương diện đời nầy:
- Về phương diện đời nầy, tác giả quyết định cứ ở trong Nhà Chúa, nghĩa là cứ rao giảng Lời Chúa, cứ cầu nguyện cho công việc Chúa, cứ nhóm lại thờ phượng Chúa, trọn đời sống của mình. Điều nầy đã được nhắc lại trong Thi thiên 146:2, Trọn đời sống tôi sẽ ngợi khen Đức Giê-hô-va; Hễ tôi còn sống chừng nào tôi sẽ hát xướng cho Đức Chúa Trời tôi chừng nấy.
- Mỗi lần nghe tin một Nhà thờ nào được xây dựng mới, tôi cứ lo lắng là không biết xây xong rồi, tín đồ có còn nhóm lại đông đủ không – tôi không dám nghĩ tới hai chữ ĐÔNG HƠN. Vì một số nơi, sau khi xây dựng xong thì anh chị em trong Hội Thánh bất hòa rồi chia rẽ, sự nhóm lại vắng vẻ hơn, thay vì đông hơn.
- Mới đây tôi được tin một anh em đang hầu việc Chúa tại Mỹ đang được một Mục sư người Mỹ đã già làm thủ tục để chuyển nhượng cho Nhà thờ, vì Nhà thờ đó bây giờ chỉ còn chưa tới 20 người nhóm hằng tuần, mà chỉ là những người già. Điều đó nói lên rằng:Trước đây họ nhóm lại đông, nhưng càng lúc càng có nhiều người không chịu Ở TRONG NHÀ CHÚA NỮA.
- Cảm ơn Chúa, hôm nay trong ngày Lễ Khánh thành Nhà Chúa, anh chị em nhóm lại đông đủ, vì người thì đông mà Nhà Chúa thì nhỏ, nên ai cũng muốn được Ở TRONG NHÀ CHÚA. Nhưng tuần sau thì sao ? Tháng sau thì còn bao nhiêu người muốn Ở TRONG NHÀ CHÚA ? Cầu xin Chúa gìn giữ anh chị em để ai nấy cứ Ở TRONG NHÀ CHÚA, để tác giả Thi thiên thứ 42 không phải hát lại câu 4.
- Về phương diện thuộc linh:
- Nhà Chúa cũng có nghĩa bóng là Hội Thánh của Chúa, như thánh Phao-lô đã nói trong:
- thư Ê-phê-sô 2:21-22,
- thư I Timôthê 3:15, … Nhà Đức Chúa Trời tức là Hội Thánh của Đức Chúa Trời hằng sống…
- Như vậy, khi quyết định Ở TRONG NHÀ CHÚA lâu dài, trọn đời, tác giả muốn nói rằng ông sẽ ở trong Hội Thánh của Chúa, tin Chúa trọn đời.
- Có bao nhiêu người trong chúng ta đang hiện diện tại đây có thể đồng nói như tác giả Thi thiên 23:6, TÔI SẼ Ở TRONG NHÀ CHÚA CHO ĐẾN TRỌN ĐỜI ? Có bao nhiêu người có thể đứng lên để xác định niềm tin ở trong Nhà Chúa trọn đời ?
- Nhơn ngày Lễ Khánh thành và cung hiến Nhà Nguyện cho Chúa, tôi xin được nhơn danh Chúa Jêsus Christ để công bố lời nầy: Quả thật trọn đời anh chị em, Phước hạnh và sự thương xót của Chúa sẽ theo anh chị em, vì anh chị em đã xây dựng được một Ngôi Nhà cho Chúa và anh chị em đã quyết định Ở TRONG NHÀ CHÚA LÂU DÀI, TRỌN ĐỜI, ĐỜI ĐỜI. A-MEN !
Đề mục: LINH HỒN KHỎE MẠNH
Kinh thánh: Thi thiên 63
Câu gốc: Thi thiên 63:1c
Mục đích: Học Thi thiên 63. Khích lệ con cái Chúa yêu mến đời sống tương giao với Chúa
GIỚI THIỆU:
Thi thiên thứ 63 có 11 câu, trong đó có 3 lần trong 3 câu nói đến cụm từ LINH HỒN TÔI – câu 1, câu 5, câu 8. Từ 3 câu Kinh thánh nầy chúng ta học những điều mà Chúa muốn dạy dỗ chúng ta trong đời sống tương giao với Chúa.
I/. LINH HỒN BIẾT KHÁT KHAO CHÚA:
- Thi thiên 63:1c, Linh hồn tôi khát khao Chúa, thân thể tôi mong mỏi về Chúa.
- Anh chị em có bao giờ bị cô độc một mình ở một nơi hoang vắng chưa ? Thí dụ như bị lạc trong rừng ? Hoặc lênh đênh trên biển cả giữa trời nước bao la như tâm trạng của Ngư Ông và Biển Cả của văn hào Earnest Hemingway, như những người vượt biên một thời làm thế giới bàng hoàng lo lắng ? Hoặc như những người bị giam cầm trong một phòng biệt giam với cảnh:
Hai thước rưởi dài, thước rưởi ngang,
Nhà gì mà tối như cái hang.
Nhà tù chớ phải đâu nhà Chúa
Can đảm vào đừng có thở than.
Nhà gì mà tối như cái hang.
Nhà tù chớ phải đâu nhà Chúa
Can đảm vào đừng có thở than.
- Trong những hoàn cảnh như vậy, tôi chăc chắn rằng khi ấy bạn đọc những lời trong Thi thiên 63:1 nầy sẽ thích hợp vô cùng.
- Tại sao tôi nói như vậy ?
- Vì như những lời giới thiệu ghi trên đầu bài Thi thiên 63 nầy, tác giả Đa-vít đã viết ra khingười ở trong rừng vắng Giu-đa. Tâm trạng của tác giả được diễn tả bằng hai chữ KHÁT KHAO ! Khát khao là một sự mong ước qua đỗi về một điều gì đó. Trong sự trống vắng, người ta thường nghĩ đến, khao khát nhiều thứ: một ly nước trong lành mát rượi, một cái đùi gà quay béo ngậy thơm phức, một tiếng nói đâu đó chợt vang lên… những mong ước đó khiến người ấy la lên: Có ai không ?
- Anh chị em hãy nghe tác giả Thi thiên 63 diễn tả sự khát khao của ông giữa rừng vắng trong câu 1,
- Hỡi Đức Chúa Trời, Chúa là Đức Chúa Trời tôi,
- Ngoài những cái khát khao vật chất, những cái khát khao đời thường, Đa-vít nói ông khát khao Đức Chúa Trời – không phải một Đức Chúa Trời của cái bầu trời cao tít xanh thẵm trên kia, nhưng một Đức Chúa Trời gần gũi thân yêu – Đức Chúa Trời tôi, Đức Chúa Trời của tôi. Đa-vít đang thèm khát một nguồn an ủi, xẻ chia từ một Đấng yêu thương, và tôi tin chắc Đa-vít đã quì xuống giữa rừng hoang mà tương giao với Chúa, cầu nguyện với Chúa.
- Khải huyền 1:17, anh chị em thấy hình ảnh khát khao đó trong Sứ đồ Giăng, dù ông đã quá già, 90 tuổi hơn rồi, không còn chi để nũng nịu, nhưng vừa thấy Chúa, tôi ngã xuống chơn người như chết, một sự chạy đến sà vào lòng người cha người mẹ thân thương, tức tưởi để kể lại những ức oan, những nhọc nhằn.
- Mới đây, tôi nghe một người nói đến việc người ấy khám phá ra nỗi cô độc của đời sống độc thân: Tôi đứng trên chỗ dành riêng để thưởng thức một buổi nhạc kịch. Vở nhạc kịch quá hay đến nỗi mọi người đứng dậy vỗ tay tán thưởng. Tôi cũng đứng lên vỗ tay, quay lại định chia sẻ với ai đó bên cạnh niềm vui quá đỗi của mình, nhưng chợt nhận ra sự cô độc trống vắng: KHÔNG CÓ AI BÊN CẠNH ĐỂ XẺ CHIA. Tôi chợt khát khao có ai đó để xẻ chia, chia sẻ.
- Ai đó của Đa-vít trong Thi thiên 63 nầy là Đức Chúa Trời của ông.
- Vừa sáng tôi tìm cầu Chúa:
- Chúng ta không biết Đa-vít đã ở trong rừng vắng nầy bao lâu, nhưng ít nhất là một đêm.
- Sau một đêm dài cảm nhận sự trống vắng, trằn trọc, sự khát khao đó được Đa-vít mô tả là vừa sáng, ông đã tìm kiếm Chúa. Chúng ta không biết rõ lý do Đa-vít ở trong rừng vắng, có thể là trong những ngày còn chạy trốn Sau-lơ; hoặc trong những ngày trốn tránh việc cướp ngôi của Áp-sa-lôm. Vừa chỗi dậy, thay vì quan tâm bao khó khăn, nguy hiểm đang đeo đuổi, bao nhu cần của cuộc sống hằng ngày, Đa-vít đã đặt sự khát khao của ông vào Chúa trước hết, có lẽ ông biết rằng vừa sáng, điều trước hết là ông tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Chúa cho thêm ông mọi điều ấy nữa.
- Trong một đất khô khan, cực nhọc, chẳng nước.
- Thật lòng mà nói, trong một môi trường sống khô khan – như vùng đất hạn hán, mình thì vừa qua những việc làm cực nhọc, mà lại chẳng có nước uống, thì sự khát khao trong giờ phút đó là gì ? Chúa hay là nước ? Câu trả lời là NƯỚC !
- Nhưng Đa-vít nói: CHÚA ! Đa-vít vẫn nói sự khát khao của ông là Chúa. Dĩ nhiên chúng ta không có cần phải tranh luận thực tế hay lý tưởng. Đa-vít đang nói đến sự khát khao Chúa, khát khao tương giao với, khát khao được tâm sự với Chúa, ông đang tìm một nơi một chỗ, một đối tượng để chia sẻ, xẻ chia.
- Anh chị em có nhận ra điều mà Lời Đức Chúa Trời qua Thi thiên 63:1 nầy phán dạy với chúng ta không ? Có thấy sự cầu nguyện của chúng ta buổi sáng hôm qua, của buổi sáng hôm nay trước khi đi làm, trước giờ đi học, đi nhóm lại, là chẳng có sự khát khao nào không ? Có thấy sự cầu nguyện của chúng ta mỗi sáng thành một thứ quán tính, để trốn tránh sự ức chề thuộc linh hơn là muốn gặp Chúa, muốn trao gởi cho Chúa không ?
- Đa-vít không nói ông cầu nguyện dài hay ngắn, lớn hay nhỏ, nhưng ông nói: Linh hồn tôi – chữ “linh hồn” cũng được dịch là sự sống – Đa-vít muốn nói: Chúa là sự sống của tôi, tôi cầu nguyện là tôi đang tiếp sức cho sự sống của tôi.
- Đa-vít cũng không nói bằng một thứ ngôn ngữ trừu tượng là LINH HỒN, nhưng ông diễn sự khát khao Chúa của ông ra bằng hành động cụ thể: THÂN THỂ tôi mong mỏi về Chúa. Tôi không biết Đa-vít đã có những cử chỉ, hành động nào khi cầu nguyện, nhưng chắc chắn rằng đó là một hành động rõ ràng, tha thiết lắm. Nhìn một người cầu nguyện, nghe một người cầu nguyện, chúng ta có thể biết nỗi khát khao Chúa của người đó có giống Đa-vít không ?
II/. LINH HỒN TÔI ĐƯỢC NO NÊ:
- Thi thiên 63:5
- Đây là lần thứ hai tác giả dùng chữ LINH HỒN TÔI, và lần nầyLinh hồn tôi ở trong một trạng thái khác là NO NÊ.
- Hai chữ NO NÊ – Linh hồn tôi no nê – có gợi lên trong anh chị em một hình ảnh như thế nào ? Phải, đó là hình ảnh của một người ăn ngon, vừa ý với món ăn.
- Chữ NO NÊ khác với chữ NO ÁCH. ‘No ách’ là một người ăn ngon nhưng ăn quá độ.
- Tác giả Thi thiên 63 đã mô tả sự NO NÊ rất hay:
- Linh hồn tôi được no nê dường như ăn tủy xương và mỡ;
Tác giả quả là người sành ăn. Người Việt-nam chúng ta có câu nói:
Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây,
Nhà Tây là Nhà ở của người Pháp (theo cách nói của người Việt-nam ngày xưa), ngụ ý nhà ở của người Pháp sạch sẽ, tiện nghi đầy đủ. Còn cơm Tàu là thức ăn nấu theo cách của người Trung quốc nổi tiếng là cầu kỳ và được khen là ngon trên thế giới.
Trong nghệ thuật nấu ăn, tôi thấy người Ấn người Thái thì thường dùng gia vị cay, người Miền Bắc Việt-nam thì chú ý vị chua (thích cho một tí chanh vào), người Miền Trung thì mặn (thích nêm tí ruốc vào), người Miền Nam thì ngọt (thích cho đường vào); còn người Trung quốc thì chủ yếu là chất béo – đa phần là dùng mỡ, hầu như món ăn nào cũng có mỡ và nhiều mỡ. Anh chị hãy quan sát một tô phở Bắc của người Việt-nam với một tô hủ tíu của người Trung quốc nấu sẽ thấy.
Dĩ nhiên ngày nay thế giới rất sợ việc ăn chất béo động vật như ‘mỡ’, vì sợ cholesteron – mà Chúa thì cũng cấm ăn mỡ. Nhưng ở đây, tác giả Thi thiên đang nói đến khẩu vị ăn ngon như ăn các món ăn có tủy xương và mỡ là hai chất béo.
Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây,
Nhà Tây là Nhà ở của người Pháp (theo cách nói của người Việt-nam ngày xưa), ngụ ý nhà ở của người Pháp sạch sẽ, tiện nghi đầy đủ. Còn cơm Tàu là thức ăn nấu theo cách của người Trung quốc nổi tiếng là cầu kỳ và được khen là ngon trên thế giới.
Trong nghệ thuật nấu ăn, tôi thấy người Ấn người Thái thì thường dùng gia vị cay, người Miền Bắc Việt-nam thì chú ý vị chua (thích cho một tí chanh vào), người Miền Trung thì mặn (thích nêm tí ruốc vào), người Miền Nam thì ngọt (thích cho đường vào); còn người Trung quốc thì chủ yếu là chất béo – đa phần là dùng mỡ, hầu như món ăn nào cũng có mỡ và nhiều mỡ. Anh chị hãy quan sát một tô phở Bắc của người Việt-nam với một tô hủ tíu của người Trung quốc nấu sẽ thấy.
Dĩ nhiên ngày nay thế giới rất sợ việc ăn chất béo động vật như ‘mỡ’, vì sợ cholesteron – mà Chúa thì cũng cấm ăn mỡ. Nhưng ở đây, tác giả Thi thiên đang nói đến khẩu vị ăn ngon như ăn các món ăn có tủy xương và mỡ là hai chất béo.
- miệng tôi sẽ lấy môi vui vẻ mà ngợi khen Chúa.
Dấu hiệu của người ăn ngon là vui vẻ, sảng khoái
Tác giả đang nói đến việc thuộc linh: NGỢI KHEN CHÚA, mà linh hồn thì không ăn tủy xương và mỡ được, nên chắc chắn tác giả đang nói đến một thức ăn thuộc linh, đó là Lời Đức Chúa Trời, là Kinh thánh.
Câu 6, Lời Đức Chúa Trời ngon ngọt đến nỗi tác giả khi đi ngủ vẫn tiếp tục suy gẫm.
Tác giả đang nói đến việc thuộc linh: NGỢI KHEN CHÚA, mà linh hồn thì không ăn tủy xương và mỡ được, nên chắc chắn tác giả đang nói đến một thức ăn thuộc linh, đó là Lời Đức Chúa Trời, là Kinh thánh.
Câu 6, Lời Đức Chúa Trời ngon ngọt đến nỗi tác giả khi đi ngủ vẫn tiếp tục suy gẫm.
- Anh chị em có bao giờ nếm trải một lần sự ngon ngọt của Lời Chúa chưa ? Dù thực tế cho biết rằng đa số con cái Chúa ít khi đọc Kinh thánh, họ có cảm giác Đọc Kinh thánh là một gánh nặng. Nhưng hôm nay, tôi thiết tha kêu gọi anh chị em hãy gác lại mọi thành kiến, mọi cảm giác nặng nề từng có, hiện có trong đời sống đối với Kinh thánh, hãy để lòng thanh thản một lần đọc Kinh thánh, đọc để tìm cho mình một sự dạy dỗ, đừng nghĩ gì khác hơn.
- Tối nay khi đi ngủ hãy thử suy gẫm về một câu Kinh thánh học được trong ngày, tôi quả quyết rằng khi thức dậy, anh chị em sẽ nói được như Đa-vít trong Thi thiên 63:7, Vì Chúa đã giúp đỡ tôi, dưới bóng cánh của Chúa tôi sẽ mừng rỡ, anh chị em sẽ tìm thấy sức mạnh từ Chúa và sẽ sống một ngày mừng rỡ.
III/. LINH HỒN TÔI ĐEO THEO CHÚA:
- Thi thiên 63:8.
- ĐEO THEO là gì ?
- Đeo theo là nắm lấy thật chặt, không chịu buông.
- Hình ảnh mà chúng ta có thể thấy chữ Đeo theo là câu chuyện của Gia-cốp vật lộn với thiên sứ của Đức Chúa Trời tại rạch Gia-bốc, được ghi trong sách Sáng thế ký đoạn 32 câu 24 đến 32.
- Kinh thánh ghi lại rằng, khi Gia-cốp khám phá ra nhân vật đánh hạ được ông là Chúa, thì ông lập tức nói: Tôi chẳng cho người đi đâu, nếu người không ban phước cho tôi (Sách. 32:26). Gia-cốp đã đeo theo Chúa, nắm lấy Chúa để được Chúa ban phước cho ông. Và Chúa đã biến cãi cuộc đời của một Gia-cốp thành Y-sơ-ra-ên.
- Đeo theo không phải là việc làm của một đứa bé sơ sinh, hoặc của một bịnh nhân, nhưng là hành động của một người mạnh khỏe.
- Thế thì Chúa ở đâu mà nắm lấy Ngài ?
- Chúng ta chỉ có thể nắm lấy Chúa qua công việc của Chúa. Một đời sống thuộc linh mạnh mẽ là một đời sống biết nắm lấy, đeo bám lấy công việc Chúa. Hãy nhìn vào một Hội Thánh sẽ nhận ra người mạnh kẻ yếu ngay qua sự tham gia công việc Chúa trong Hội Thánh.
- Thật sự có rất nhiều Cơ-Đốc nhân không muốn đeo theo công việc Chúa, vì họ nghĩ rằng đeo theo công việc Chúa sẽ bị thiệt hại: mất thì giờ, mất lợi tức việc làm, mất những cuộc vui của những ngày weekend. Tại sao những người đó nghĩ như vậy ? Vì họ chỉ đọc có phần a của câu 8, nghĩa là họ đọc có vế thứ nhất của câu 8, họ không biết rằng Thi thiên 63 câu 8 còn phần b, còn vế thứ hai:
Linh hồn tôi đeo theo Chúa,
Tay hữu Chúa nâng đỡ tôi.
Họ không biết khi một người đeo theo công việc Chúa, Đức Chúa Trời sẽ nâng đỡ người ấy. Chúa Jêsus Christ phán: Nếu ai hầu việc ta, thì Cha ta ắt tôn quí người.
Tay hữu Chúa nâng đỡ tôi.
Họ không biết khi một người đeo theo công việc Chúa, Đức Chúa Trời sẽ nâng đỡ người ấy. Chúa Jêsus Christ phán: Nếu ai hầu việc ta, thì Cha ta ắt tôn quí người.
- Anh chị em hãy đọc tiếp từ câu 9 đến 11, rõ ràng Lời Chúa bày tỏ một điều kỳ thú: Khi một người đeo theo Chúa, nắm lấy công việc Chúa, Chúa nâng đỡ người ấy, thì mọi thù nghịch sẽ bị đánh bại.
- Người xưa nói: Nhàn cư vi bất thiện, nghĩa là ở không sẽ sanh điều không tốt.
- Người xưa cũng nói: Tọa thực sơn băng, nghĩa là ngồi ăn thì núi lỡ.
- Nói như vậy là hiểu ngược lại, làm việc sẽ sanh điều tốt, làm việc sẽ giữ được núi kho của mình.
- Thưa anh chị em,
Tôi muốn nói với anh chị em những điều nầy qua Thi thiên 63 là những điều cần cho cá nhân anh chị em, cần cho Hội Thánh chung, dù khi tôi có mặt hay vắng mặt. Lúc nào tôi cũng mong Linh hồn Anh chị em được ba điều:
- Hết lòng cầu nguyện với Chúa, tìm thì giờ tương giao với Chúa, hãy nói với Chúa những khát khao trong cuộc sống. Tôi không biết anh chị em khát khao điều gì, nhưng dù khát khao điều gì cũng hãy nói với Chúa.
- Tôi mong anh chị em tìm được sự ngọt ngào trong Lời Chúa là Kinh thánh. Tôi rất mong muốn được nghe anh chị em làm chứng lại rằng Linh hồn tôi (tức là cá nhân anh chị em) được no nê Lời Chúa dường như ăn tủy xương và mỡ.
- Điều thứ ba, là lúc nào tôi cũng mong mỏi anh chị em đeo theo công việc, nhất là khi tôi vắng mặt.
Đề mục: PHƯỚC
Kinh thánh: Thi thiên 84
Câu gốc: Thi thiên 84:4
Mục đích: Học Thi thiên thứ 84. Khích lệ con cái Chúa nhận ra những phước hạnh đang có.
LỜI GIỚI THIỆU:
- Thi thiên 63 có 3 chữ LINH HỒN TÔI, thì Thi thiên 84 có 3 chữ PHƯỚC được ghi trong các câu: 4, 5, và 12.
- Ba chữ Phước là 3 cái Phước đặc biệt mà Cơ-Đốc nhân chúng ta dễ dàng nhận được, hoặc đã nhận được nhưng nhiều khi không nhận ra.
I/. PHƯỚC Ở TRONG NHÀ CHÚA:
- Thi thiên 84:4
- Nhà Chúa được hiểu hai cách:
- Cách thứ nhất: Nhà Chúa là Đền thờ nơi thờ phượng Chúa, nơi đặt danh Chúa, như Chúa đã phán trong I Vua. 9:3, Đức Giê-hô-va phán với người (tức là vua Sa-lô-môn) rằng: Ta đã nhậm lời cầu nguyện nài xin của ngươi thưa trước mặt ta; ta đã biệt riêng ra thánh cái đền nầy mà ngươi đã cất, để cho danh ta ngự tại đó đời đời; mắt và lòng ta sẽ thường ở đó mãi mãi.
Chính Chúa Jêsus Christ cũng đã phán khi Ngài bước vào Đền thờ tại Giê-ru-sa-lem: Nhà ta sẽ gọi là nhà cầu nguyện cho muôn dân (Mác 11:17)… Nhà Cha ta… (Giăng 2:16).
- Cách hiểu thứ hai: Nhà Chúa cũng được hiểu là Hội Thánh của Chúa, là một tập hợp những người tin nhận Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa và chung mục đích thờ phượng Chúa cùng truyền giảng Tin Lành.
Sứ đồ Phao-lô thường nhắc đến ý nghĩa Nhà Chúa là Hội Thánh
- I Côrintô 3:9, … anh em là … nhà của Đức Chúa Trời xây.
- Êph. 2:22, Ấy, anh em cũng nhờ Ngài mà được dự phần vào nhà đó, đặng trở nên nhà ở của Đức Chúa Trời trong Thánh Linh.
- Dĩ nhiên khi tác giả Thi thiên 84 viết những lời trong câu 4, Phước cho người nào ở trong Nhà Chúa … tác giả đang ở thời Cựu Ước, thì ý tưởng của tác giả đối với Nhà Chúa chính là Đền thờ vật chất. Nhưng dù là Nhà vật chất là Đền thờ hoặc Nhà thiêng liêng là Hội Thánh Chúa, chúng ta đều có thể nói và kinh nghiệm người được ở trong Nhà Chúa là người có phước.
- Anh chị em hãy nghe đứa con hoang đàng sau bao nhiêu ngày tháng kinh nghiệm sống giữa đời nầy, nói về Phước hạnh trong Nhà cha của nó: Tại nhà cha ta, biết bao người làm mướn được bánh ăn dư dật, mà ta đây phải chết đói (Luca 15:17).
- Thi thiên 84:10, tác giả Thi thiên nói đến cái Phước được ở trong Nhà Chúa là Đền thờ.
Chúng ta không dựa vào Đền thờ vật chất mới có Chúa, nhưng ít nhất Đền thờ là nơi bày tỏ sự hiện diện của Chúa rõ ràng nhất.
Công vụ 2:46; 3:1, chính các Cơ-Đốc nhân đầu tiên cũng như Phi-e-rơ và Giăng đã trung tín lên Đền thờ cầu nguyện, dù họ biết rằng ở nhà riêng hay bất cứ nơi nào cũng có Chúa. Việc họ trung tín đến Đền thờ làm chứng rằng họ đã tìm thấy Phước khi được ở trong Nhà Chúa.
Công vụ 2:46; 3:1, chính các Cơ-Đốc nhân đầu tiên cũng như Phi-e-rơ và Giăng đã trung tín lên Đền thờ cầu nguyện, dù họ biết rằng ở nhà riêng hay bất cứ nơi nào cũng có Chúa. Việc họ trung tín đến Đền thờ làm chứng rằng họ đã tìm thấy Phước khi được ở trong Nhà Chúa.
- I Ti-mô-thê 3:15, Sứ đồ Phao-lô làm chứng về những Phước trong Nhà Đức Chúa Trời là Hội Thánh của Đức Chúa Trời: Hội Thánh là trụ và nền của lẽ thật. Vì vậy một người bị đuổi khỏi Hội Thánh là người đó không còn được cái Phước ở trong sự bảo vệ của Đức Chúa Trời nữa, mà bị phó cho quỉ Satan (I Côr. 3:4-5).
- Có lẽ ngày nay các Cơ-Đốc nhân sống ở những Quốc gia tiên tiến, việc đi Nhà thờ quá dễ dàng, lúc nào cũng được, nên khi đọc Thi thiên 84:4, nghe đến Phước cho người nào được ở trong Nhà Chúa, họ sẽ không còn cảm thấy là Phước nữa, đôi khi còn cảm thấy là gánh nặng.
Tôi có hai đứa cháu nội còn nhỏ, chúng rất kén ăn. Mỗi bữa cơm như một cực hình đối với chúng, mặc dù chúng tôi dành những món ăn ngon như thịt, cá, tôm, cua, cho chúng. Nhưng hai đứa cháu không thích ăn, chỉ thích ăn kẹo, ăn kem. Tôi nói với hai đứa cháu nhỏ nầy: Ông nội đem mấy món ăn nầy cho Thiếu nhi trong Hội Thánh Đông Phú, mấy Thiếu nhi đó sẽ ăn ngon lành. Các cháu tôi ở trong cái Phước mà không nhận ra đó là Phước.
Trong quyển ‘Thượng đế còn làm phép lạ’, ghi lại truyện một Bác sĩ người Hung-ga-ri trốn sang được Ca-na-đa. Khi đến được Ca-na-đa, ông mừng quá, yêu cầu đầu tiên của ông là: Ở đây có Nhà thờ nào không, cho tôi được đến Nhà thờ cầu nguyện ? Những người chung quanh ông cười nhạo ông: Anh ơi, đây là đất nước Ca-na-đa tự do, anh muốn đi Nhà thờ lúc nào chẳng được. Vội gì, hôm khác đi cũng được. Vị Bác sĩ ấy nói:Tại nơi đất Cộng-sản, tôi tìm được đức tin; còn tại nơi đất tự do, người ta không cho tôi đi Nhà thờ.
Trong quyển ‘Thượng đế còn làm phép lạ’, ghi lại truyện một Bác sĩ người Hung-ga-ri trốn sang được Ca-na-đa. Khi đến được Ca-na-đa, ông mừng quá, yêu cầu đầu tiên của ông là: Ở đây có Nhà thờ nào không, cho tôi được đến Nhà thờ cầu nguyện ? Những người chung quanh ông cười nhạo ông: Anh ơi, đây là đất nước Ca-na-đa tự do, anh muốn đi Nhà thờ lúc nào chẳng được. Vội gì, hôm khác đi cũng được. Vị Bác sĩ ấy nói:Tại nơi đất Cộng-sản, tôi tìm được đức tin; còn tại nơi đất tự do, người ta không cho tôi đi Nhà thờ.
- Nếu việc nhóm lại với Hội Thánh, được ở trong Nhà Chúa hay được thuộc về Hội Thánh không quan trọng thì Chúa không cho ghi vào thư Hê-bơ-rơ 10:25, Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau…
- Có một Hội Thánh đã bị đóng cửa một thời gian dài 10 năm, các con cái Chúa không được nhóm lại tại Nhà thờ. Lòng khao khát được đến Nhà Chúa khiến họ mỗi sáng Chúa nhật đạp xe đạp chở nhau đi trên 30 cây số đến một Nhà thờ gần đó thờ phượng Chúa. Mỗi lần được đến Nhà Chúa như vậy – dù rất cực khổ vì đường xa, vì mưa, vì nắng, gió, nhưng lòng ai cũng sung sướng biết đó là cái Phước, họ ngợi khen Chúa không ngớt. Và họ trung tín như vậy 10 năm, đến nỗi Chúa đã cảm động để cho phép mở cửa lại Nhà thờ nơi họ ở.
- Dù tôi có xa anh em, nhưng điều tôi hằng mong ước là Chúa cho anh chị em trung tín nhóm lại để tìm được cái Phước của người ở trong Nhà Chúa.
- Từ cái Phước nầy, chúng ta sẽ vui mà ngợi khen Chúa không ngớt.
II/. PHƯỚC CHO NGƯỜI ĐƯỢC SỨC LỰC TRONG CHÚA:
- Thi thiên 84:5.
- Nếu đọc câu 4 rồi nghỉ một chút để suy gẫm (theo ý nghĩa chữ Sê-la). Sau đó đọc tiếp câu 5, chúng ta có thể nói bắt nguồn từ cái Phước thứ nhất, chúng ta sẽ lại được cái Phước thứ hai nầy: được sức lực trong Chúa.
- Nói đến ‘sức lực trong Chúa’, thì hàm ý có một loại sức lực ngoài Chúa. Đó là sức người, sức phương tiện, sức của cải tiền bạc…
- Đối với sức người, dù mạnh như Sam-sôn cũng ngã gục. Kinh thánh phán: Chớ cậy ở loài người, là loài có hơi thở trong lỗ mũi; vì họ nào có đáng kể gì đâu ? (Ê-sai 2:22)
- Sức phương tiện, Pha-ra-ôn của Ai Cập thời Môi-se có đầy đủ phương tiện để tấn công tuyển dân, nhưng Ngài đã ném xuống biển binh xa Pha-ra-ôn và cả đạo binh của người(Xuất. 15:4)
- Sức mạnh của tiền bạc, của cải là thần vạn năng, nhưng không phải là thần toàn năng. Phao-lô nói: Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được… hãy răn bảo kẻ giàu ở thế gian nầy đừng kiêu ngạo và đừng để lòng trông cậy nơi của cải không chắc chắn, nhưng hãy để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời … (I Tim. 6:7, 17).
- Và đây là kinh nghiệm của tác giả Thi thiên 84:5 khi ông nhờ vào Sức lực trong Chúa:
- 84:6, sức Chúa khiến chúng ta có thể mạnh mẽ vượt qua trũng khóc lóc, còn có thể biến trũng khóc lóc ấy trở nên nơi có mạch, nơi trù phú như đất được mưa đầu mùa thuận lợi. Người có sức Chúa sẽ vượt qua những ngày khốn khổ và còn sống đời sống làm nguồn phước cho mọi người.
Lịch sử Hội Thánh Giám lý thuật rằng, đương thời của John Wesley – người sáng lập Hội Giám lý, ông luôn bị những người làm tôn giáo ghen ghét, đánh đập, tấn công mỗi ngày, thường xuyên đến nỗi có lần trong ba ngày không bị tấn công nào, sự bình an đó khiến ông ngạc nhiên và phải cầu nguyện hỏi Chúa: Chúa ơi, chuyện gì xảy ra vậy ? Con có lỗi lầm sao ? Vừa khi cầu nguyện xong, ông bị một người đứng bên kia đường ném một viên gạch xớt ngang lỗ tai, ông vui mừng la lên: Cảm ơn Chúa, mọi chuyện vẫn bình thường.
Cảm ơn Chúa, sức Chúa trong đời sống của John Wesley chẳng những giúp ông vượt qua những sự ghen ghét, nguy hiểm, mà còn khiến ông đem lại Phước cho Hội Thánh tại Anh quốc cũng như quốc gia tránh được sự đổ máu như cuộc cách mạng tại Pháp 1789. Thật sự, với sức người, John Wesley không thể chịu đựng nỗi, nhưng ông thật đã nhận sức lực trong Chúa và có lòng hướng về đường dẫn đến Si-ôn.
Cảm ơn Chúa, sức Chúa trong đời sống của John Wesley chẳng những giúp ông vượt qua những sự ghen ghét, nguy hiểm, mà còn khiến ông đem lại Phước cho Hội Thánh tại Anh quốc cũng như quốc gia tránh được sự đổ máu như cuộc cách mạng tại Pháp 1789. Thật sự, với sức người, John Wesley không thể chịu đựng nỗi, nhưng ông thật đã nhận sức lực trong Chúa và có lòng hướng về đường dẫn đến Si-ôn.
- 84:7, Người được sức lực trong Chúa còn có thể ĐI TỚI. Đi tới đâu ? Tới khi ra mắt Đức Chúa Trời tại Si-ôn, nghĩa là đến khi gặp Chúa trong nước vinh hiển của Ngài. Không phải theo Chúa, không phải mạnh mẽ trong một giai đoạn, môt lúc nào đó, nhưng đi trọn con đường mà Chúa muốn chúng ta đi.
- Chắc chắn sức lực trong Chúa cũng cần phải được bổ sung, sẽ có những lúc cá nhân chúng ta cũng bị cám dỗ đi tìm sức lực ngoài Chúa. Những lúc như vậy, lời cầu nguyện như trong câu 8 như tác giả đã cầu nguyện cần thiết biết bao nhiêu.
III/. PHƯỚC CHO NGƯỜI NÀO NHỜ CẬY CHÚA:
- Thi thiên 84:12.
- Đây là chữ PHƯỚC thứ ba xuất hiện trong Thi thiên nầy.
- Tác giả nói người biết nhờ cậy nơi Chúa là người được Phước.
- Nhưng Chúa là ai mà người nhờ cậy nơi Ngài lại được Phước ?
- Chúng ta chỉ cần đọc câu 11 cũng đã đủ biết Chúa là Đấng như thế nào mà kẻ nhờ cậy Ngài thì được Phước.
- Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời là mặt trời và là cái khiên;
- Kinh thánh không bao giờ nói Chúa là Mặt trăng, vì mặt trăng chỉ là một vệ tinh, tự mặt trăng không có ánh sáng, nên không thể làm biểu tượng về Chúa được.
- Tác giả Thi thiên 84:11 ví Chúa là Mặt trời, là nguồn sáng, đem lại sự sống cho trái đất và con người.
- Tác giả cũng nói: Chúa là cái khiên – giống như Thi thiên 3:3, Ngài là cái khiên chở che tôi – Anh chị em chú ý tác giả không nói: Chúa LẤY cái khiên chở che tôi, nhưng tác giả Thi thiên khẳng định chính Chúa làm CÁI KHIÊN chở che tôi, chính Ngài lấy mạng sống của Ngài để cứu tôi, để bảo vệ tôi. Tác giả thư Hêb. 10:19-20, … bởi đường mới và sống … nghĩa là ngang qua xác Ngài.
- Vì vậy, tác giả Thi thiên 84:12 nói người nhờ cậy nơi Chúa được Phước bởi vì người đó đã biết nhờ cậy nơi chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời là nguồn sự sống, Đấng ban sự sống, Đấng lấy mạng sống của Ngài cứu và bảo vệ con người.
- Đức Giê-hô-va sẽ ban ơn điển và vinh hiển.
Ơn điển của Chúa được đo lường như thế nào ?
Thi thiên 45:2, Ân điển TRÀN RA nơi môi Ngài…
Thi thiên 45:2, Ân điển TRÀN RA nơi môi Ngài…
- Giăng 1:14, Ngôi Lời … đầy ơn và lẽ thật. Hai chữ ‘ĐẦY ƠN’ trong bản dịch tiếng Trung quốc dịch là: sung sung mãn mãn, không phải chỉ là sung mãn, mà là sung sung mãn mãn, nhân lên ân điển của Chúa.
- Vinh hiển có nghĩa là đắc thắng, một người được đắc thắng, thắng trận, thắng cuộc, là một người được vinh hiển
- Như vậy, Đức Giê-hô-va là Đấng mà người nào nhờ cậy Ngài là người có Phước, vì kẻ nhờ cậy Ngài sẽ nhận được ân điển dư dật và sống đời sống đắc thắng.
- Ngài sẽ chẳng từ chối đều tốt lành gì cho ai ăn ở ngay thẳng.
- Nói cách khác, người nhờ cậy Chúa, thì Chúa sẽ chẳng TỪ CHỐI ĐIỀU GÌ. Kinh thánh nhiều lần nhắc đến lời hứa kỳ diệu nầy:
- Ma-thi-ơ 18:19, Quả thật, ta lại nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất mà CẦU XIN KHÔNG CỨ VIỆC CHI, THÌ CHA TA Ở TRÊN TRỜI SẼ CHO HỌ, người CẦU XIN là người biết nhờ cậy Chúa, nghĩa là Chúa không từ chối lời xin nào của họ.
- Giăng 14:13-14, Các ngươi nhơn danh ta cầu xin điều chi mặc dầu – nghĩa là XIN BẤT CỨ ĐIỀU CHI – ta sẽ làm cho…
- Rôma 8:32, Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ BAN MỌI SỰ luôn với Con ấy cho chúng ta sao ?
- Nếu anh chị em nối kết ba cái Phước trong ba câu của Thi thiên nầy lại, chúng ta có một cái Phước tiếp diễn từ Phước nầy sang Phước kia:
- Người được ở trong Nhà Chúa là người có Phước.
- Người có Phước ở trong Nhà Chúa là người được thêm cái Phước có sức lực trong Chúa để biến trũngkhóc lóc thành nơi có mạch và trù phú.
- Người ở trong Nhà Chúa chẳng những được Phước có sức lực trong Chúa mà còn được lời hứa XIN GÌ CHÚA CŨNG CHO CẢ, Chúa chẳng từ chối điều gì để ban cho người ấy, từ việc ban sự sống như mặt trời đem sự sống cho nhân loại đến che chở người ấy, ban ân điển dư dật và sự đắc thắng cho người ấy; Chúa không từ chối điều gì người ấy xin.
- Tôi xin Chúa cho anh chị em nói được như Đa-vít đã nói trong Thi thiên 23:6, Tôi (quyết định) sẽ ở trong Nhà Đức Giê-hô-va cho đến lâu dài, cho đến đời đời, trung tín nhóm lại trong Nhà thờ, trung tín ở trong Hội Thánh. Tôi xin ban sức lực của Chúa trong mỗi anh chị em để nhờ sức đó đứng vững trong Nhà Chúa, hầu cho hưởng được mọi lời hứa mà Chúa đã hứa ban cho người nhờ cậy nơi Ngài.
Đề mục: SỰ GIỮ GÌN CỦA CHÚA
Kinh thánh: Thi thiên 121
Câu gốc: Thi thiên 121:8
Mục đích: Học Thi thiên 121. Thay cho lời chúc phước con cái Chúa trong giờ từ giã.
I/. NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA GÌN GIỮ:
- Thi thiên 121:1
- Ngay câu đầu của Thi thiên nầy, tác giả đã giới thiệu cho chúng ta người được Chúa gìn giữ là ai.
- Câu 1, Tôi ngước mắt lên trên núi; sự tiếp trợ tôi đến từ đâu ?
- Địa điểm NÚI là một nơi cao. Theo quan niệm của người thời Kinh thánh thì những nơi cao như núi là nơi có sự hiện diện của các thần linh, nên người ta xây dựng những chỗ thờ phượng trên núi.
- Sáng. 22::2, Chúa bảo Áp-ra-ham đem Y-sác dâng cho Chúa trên một hòn núi kia mà ta sẽ chỉ cho.
- I Sử 1:3, vua Sa-lô-môn đã dâng tế tại nơi cao – tức là trên núi như núi Ga-ba-ôn.
- I Sử 3:1, Sa-lô-môn xây cất Đền thờ cho Chúa tại NÚI Mô-ri-a
- Vì vậy khi tác giả Thi thiên 121 nói: Tôi ngước mắt lên trên NÚI, là tác giả muốn nói ông đang hướng về Chúa. Núi nầy là núi nào ? Chắn chắn là Núi Si-ôn thánh của Chúa (Thi thiên 3:4, … từ núi thánh Ngài đáp lời tôi; Ê-sai 2:3, … chúng ta hãy lên núi Đức Giê-hô-va, nơi nhà Đức Chúa Trời của Gia-cốp … Vì luật pháp sẽ ra từ Si-ôn…)
- Điều quan trọng là người muốn được Chúa gìn giữ phải là người biết ngước mặt lên trên núi. Từ ngữ Ngước mắt lên cũng có nghĩa là sự trông đợi, đặt một niềm tin trọn vẹn nơi Chúa. Anh chị em hãy nghe tác giả Thi thiên 130:6 bày tỏ sự trông đợi của mình nơi Chúa: Linh hồn tôi trông đợi Chúa hơn người lính canh trông đợi sáng. Thật hơn người lính canh trông đợi sáng.
- Giữ gìn thì ai cũng muốn được Chúa giữ gìn, nhưng có tin cậy nơi sự giữ gìn của Chúa không thì lại là một điều khác.
- Sáng. 16:1-2, chính Áp-ra-ham biết rõ Chúa, kinh nghiệm về sự gìn giữ của Chúa trong đời sống của ông, nhưng cả Sa-ra và Áp-ra-ham không dám ngước mắt lên hướng về Chúa trong ước mong một đứa con, buồn thay, cả hai đã hướng vào nàng A-ga để rồi phải gánh lấy một hậu quả đau buồn.
- II Sử 16:7-10, vua A-sa của Giu-đa vừa được Chúa gìn giữ trước sự tấn công của người Ê-thi-ô-bi trong đoạn 14, nhưng lần nầy vua A-sa lại không ngước mắt lên nhờ cậy sự gìn giữ của Chúa, mà nhìn lên vua Sy-ri. Hậu quả là vua mất của cải, mất sức khỏe – bị bịnh, và chết.
- Ma-thi-ơ 14:30, bài học của Phi-e-rơ cũng là bài học cho Cơ-Đốc nhân chúng ta. Rõ ràng Phi-e-rơ đang nhờ lòng tin cậy Chúa mà đi bộ trên mặt biển như Chúa Jêsus, nhưng thay vì lấy đức tin ngước nhìn Chúa, Phi-e-rơ đã nhìn vào sóng biển, biết đâu trước đó ông cũng đã nhìn vào mình như một người hơn các môn đồ khác nhút nhát không dám bước ra khỏi thuyền.
- Ai trong chúng ta cũng mong được Chúa giữ gìn, nhưng ít người trong chúng ta dám ngước mắt lên trên núi của Chúa, nhìn xem Chúa.
- Mấy năm gần đây, trong Hội Thánh chung có một câu nói nhại lại Thi thiên 121:1 nầy như sau: Tôi ngước mắt lên trên núi, sự tiếp trợ tôi đến từ đâu ? Sự tiếp trợ tôi đến từ USA, Canada, Australia (thay vì Đức Giê-hô-va). Anh chị em có biết tại sao có câu nói đó không ? Vì mấy năm qua trong Hội Thánh chung các nơi, muốn làm một việc gì cho Chúa như: xây nhà thờ, huấn luyện, thậm chí muốn tổ chức một cuộc du ngoạn… hầu như trong Hội Thánh ai cũng hướng về những Cơ-Đốc nhân ở các nước USA, Canada, Australia, chờ gởi tiền về, thay vì chính mình dâng ra và ngước mắt lên trên núi Đức Giê-hô-va.
II/. ĐẤNG GÌN GIỮ LÀ AI ?
- Thi thiên 121:2-4
- Câu 2 rõ ràng là một sự khám phá kỳ diệu khiến tác giả la lên: Sự tiếp trợ tôi đến từ Đức Giê-hô-va.
- Đức Giê-hô-va – Đấng gìn giữ tác giả là ai ? Chúng ta hãy nghe tác giả giới thiệu Đấng gìn giữ ông:
- câu 2b, Là Đấng đã dựng nên trời và đất.
- Tác giả nói Đấng gìn giữ ông là Đức Chúa Trời Tạo Hóa, đã dựng nên trời và đất. Đấng gìn giữ ông không phải là một cái tượng vô tri, không phải là một vị thần tưởng tượng, cũng không phải là một con người dù con người đó là danh nhân giáo chủ nào.
- Đấng gìn giữ ông là Đấng Tạo Hóa mà không người nào có thể chối bỏ sự hiện hữu của Ngài, quyền năng tối thượng của Ngài.
- Nói theo ngôn ngữ của người Việt-nam: Không ai lớn hơn Trời, thì chúng ta cũng nên bắt chước tác giả Thi thiên 121 hoàn toàn tin cậy vào sự gìn giữ của Chúa.
- Câu 3a, Ngài không để cho chơn ngươi xiêu tó.
‘Xiêu tó’ là nghiêng qua nghiêng lại, đi không vững. Tác giả muốn nói là đời sống của ông được bình an, không chao đảo. Anh chị em hãy hình dung đây là hình ảnh của đứa con tập đi với sự giúp đỡ, dìu dắt của người cha, người mẹ, đứa bé ngã qua ngã lại nhưng vẫn an bình trong tay yêu thương của cha mẹ.
Tác giả đã nhìn thấy Đấng gìn giữ là cả một tình yêu thương, tình yêu thương của một người cha người mẹ thân yêu quan tâm đến con mình.
Tác giả đã nhìn thấy Đấng gìn giữ là cả một tình yêu thương, tình yêu thương của một người cha người mẹ thân yêu quan tâm đến con mình.
- Câu 3b-4, Đấng gìn giữ ngươi không hề buồn ngủ… không hề nhắp mắt.
Có hai từ ngữ đáng chú ý trong 2 câu nầy liên hệ đến Đấng gìn giữ mà tác giả nói đến:
Buồn ngủ và Nhắp mắt.
Buồn ngủ và Nhắp mắt.
- Từ ngữ ‘Nhắp mắt’ thường bị đọc sai là NHẮM MẮT, hoặc được dịch là NGỦ. NHẮP MẮT là sự chuyển động của mí mắt chớp một cái rất nhanh, còn NHẮM MẮT, là một chuyển động khép mí mắt lại, có thể kéo dài như một người đang ngủ hay nghỉ ngơi, đang tập trung suy nghĩ.
- Anh chị em có thể hình dung đến một người lái xe trong trạng thái buồn ngủ. Trên đường đi lo công việc Chúa, tôi thường phải đi xe chạy chuyến 2 hoặc 3 giờ sáng. Vì vậy, nhiều lần tôi chứng kiến những lúc tài xế xe buồn ngủ đang khi lái. Có một lần, tôi thấy người lái xe chạy có vẻ lúc chậm lúc nhanh, lâu lâu lại lách qua lách lại, rồi người lái xe ấy lại lấy chai nước khoáng hớp một cái. Chạy đến hơn 100 km, xe vượt qua khỏi trạm của nhà xe bắt buộc dừng, tôi hỏi: Xe không có ngừng ở trạm sao ? Người tài xế nói: À, xin lỗi, nảy giờ tôi buồn ngủ quá, ngủ gục hết 3 lần, chạy ngang trạm mà không hay. Thật là một sự nguy hiểm cho chúng tôi là những hành khách.
- Hoặc khi đến những đoạn đường đông xe, khó chạy, tôi để ý người lái xe căng mắt tập trung hầu như không dám nhắp mắt hay nháy mắt.
- Rõ ràng tác giả Thi thiên muốn nói đến Đấng gìn giữ ông lúc nào cũng quan tâm từng bước từng chi tiết đời sống của ông ngày cũng như đêm, Đấng ấy không hề mỏi mệt.
- Cảm ơn Chúa, tác giả Thi thiên muốn nói với chúng ta rằng có một Đấng gìn giữ chúng ta là Đấng cầm quyền vũ trụ bao la kia, cũng là Đấng quan tâm đến từng chi tiết trong cuộc sống cá nhân của chúng ta, bất kể không gian, bất kể thời gian.
II/. CÁCH CHÚA GÌN GIỮ:
- Thi thiên 121:5-8.
- Ba câu Kinh thánh nầy đề cập đến ba phương diện Chúa gìn giữ chúng ta
- Câu 5-6, có những từ ngữ cần được giải thích:
- Câu 5, Ở bên hữu ngươi.
Theo ý nghĩa về tục lệ, người đứng bên hữu là người bảo trợ. Vì vậy khi tác giả Thi thiên nói: Đức Giê-hô-va là bóng che bên hữu ngươi, tác giả muốn nói Chúa gìn giữ ông qua việc Chúa đứng ra bảo hộ, bảo trợ cho ông.
Hiểu theo ý nghĩa hướng nhìn, nếu hướng Đông ở bên hữu thì mặt của tác giả, người đang có nhu cần được Chúa gìn giữ sẽ nhìn về hướng Bắc. Hướng Bắc của người Y-sơ-ra-ên là hướng mà hầu hết những kẻ thù mạnh mẽ như A-si-ri, Ba-by-lôn, Sy-ri, Mê-đi Ba-tư kéo xuống nhiều lần xâm chiếm Y-sơ-ra-ên. Mặc dù các Đế quốc A-si-ri, Ba-by-lôn, Mê-đi Ba-tư, ở phía Đông, nhưng vì phải tránh con sông Ơ-phơ-rát quá lớn, nên các đoàn quân phải đi vòng lên phía Bắc, nơi thượng nguồn của sông, có chỗ cạn để đi ngang qua.
Có lẽ tác giả đang nhắc lại cánh tay hữu được nâng đỡ đưa cao lên của Môi-se để dân Chúa được thắng trận, được ghi trong sách Xuất Ê-díp-tô ký 17:11-13. Một sự giữ gìn không phải ở thế thủ mà là ở thế tấn công.
Hiểu theo ý nghĩa hướng nhìn, nếu hướng Đông ở bên hữu thì mặt của tác giả, người đang có nhu cần được Chúa gìn giữ sẽ nhìn về hướng Bắc. Hướng Bắc của người Y-sơ-ra-ên là hướng mà hầu hết những kẻ thù mạnh mẽ như A-si-ri, Ba-by-lôn, Sy-ri, Mê-đi Ba-tư kéo xuống nhiều lần xâm chiếm Y-sơ-ra-ên. Mặc dù các Đế quốc A-si-ri, Ba-by-lôn, Mê-đi Ba-tư, ở phía Đông, nhưng vì phải tránh con sông Ơ-phơ-rát quá lớn, nên các đoàn quân phải đi vòng lên phía Bắc, nơi thượng nguồn của sông, có chỗ cạn để đi ngang qua.
Có lẽ tác giả đang nhắc lại cánh tay hữu được nâng đỡ đưa cao lên của Môi-se để dân Chúa được thắng trận, được ghi trong sách Xuất Ê-díp-tô ký 17:11-13. Một sự giữ gìn không phải ở thế thủ mà là ở thế tấn công.
- Câu 6, Mặt trời không giọi… mặt trăng không hại…
Tác giả đang nói về những tai họa có thể xảy ra trong ban ngày hoặc ban đêm, hoặc đang nói đến thiên tai xảy ra.
Có lẽ tác giả đang nhắc lại câu chuyện trụ mây và trụ lửa trong hành trình bốn mươi năm trong đồng vắng của dân Y-sơ-ra-ên.
Sách Xuất Ê-díp-tô ký 13:20-22 ghi lại sự che chở kỳ diệu của Đức Chúa Trời trên dân Chúa trong đồng vắng: Ban ngày nhiệt độ trong các hoang mạc rất cao, giữa đồng không mông quạnh, Chúa đã dùng trụ mây để che mát cho dân Chúa. Ban đêm trong các hoang mạc, sa mạc, khí hậu rất lạnh, cảm ơn Chúa đã ban cho dân Chúa một trụ lửa vừa sưởi ấm vừa soi sáng.
Chúng ta có thể nói vui rằng suốt 40 năm, dân Y-sơ-ra-ên đã không cần máy điều hòa, không cần lò sưởi, không tốn một đồng nào để mua điện.
Chắc chắn sự gìn giữ kỳ diệu nầy của Chúa đã là nguồn cảm hứng cũng là bằng cớ mà tác giả dùng để chứng minh sự giữ gìn của Chúa trên đời sống của dân Chúa.
Có lẽ tác giả đang nhắc lại câu chuyện trụ mây và trụ lửa trong hành trình bốn mươi năm trong đồng vắng của dân Y-sơ-ra-ên.
Sách Xuất Ê-díp-tô ký 13:20-22 ghi lại sự che chở kỳ diệu của Đức Chúa Trời trên dân Chúa trong đồng vắng: Ban ngày nhiệt độ trong các hoang mạc rất cao, giữa đồng không mông quạnh, Chúa đã dùng trụ mây để che mát cho dân Chúa. Ban đêm trong các hoang mạc, sa mạc, khí hậu rất lạnh, cảm ơn Chúa đã ban cho dân Chúa một trụ lửa vừa sưởi ấm vừa soi sáng.
Chúng ta có thể nói vui rằng suốt 40 năm, dân Y-sơ-ra-ên đã không cần máy điều hòa, không cần lò sưởi, không tốn một đồng nào để mua điện.
Chắc chắn sự gìn giữ kỳ diệu nầy của Chúa đã là nguồn cảm hứng cũng là bằng cớ mà tác giả dùng để chứng minh sự giữ gìn của Chúa trên đời sống của dân Chúa.
- Đến câu 7a, Đức Giê-hô-va sẽ gìn giữ ngươi khỏi mọi tai họa.
Như chúng ta đã nói, câu 5 và câu 6, tác giả Thi thiên nói đến sự giữ gìn của Chúa trên chúng ta trong đời sống hằng ngày.
Câu 7a, tác giả nói đến sự gìn giữ của Chúa trước sự tấn công của kẻ thù nghịch chúng ta là ma quỉ, quyền lực thế gian, lúc nào nó cũng muốn đem tai họa đến cho chúng ta. Tai họa đó là những tai họa nào ? Thi thiên 91:5-11 là lời giải thích chi tiết một số tai họa Cơ-Đốc nhân chúng ta thường gặp
Câu 7a, tác giả nói đến sự gìn giữ của Chúa trước sự tấn công của kẻ thù nghịch chúng ta là ma quỉ, quyền lực thế gian, lúc nào nó cũng muốn đem tai họa đến cho chúng ta. Tai họa đó là những tai họa nào ? Thi thiên 91:5-11 là lời giải thích chi tiết một số tai họa Cơ-Đốc nhân chúng ta thường gặp
- Câu 7b, tuyệt điểm sự giữ gìn của Chúa, ấy là Ngài sẽ gìn giữ linh hồn ngươi.
Chúa chẳng những gìn giữ chúng ta trong nhu cần thường ngày, gìn giữ chúng ta trước những tai họa, Chúa cũng gìn giữ đời sống thuộc linh của chúng ta nữa. Dĩ nhiên trên đường theo Chúa, cũng có nhiều phen chúng ta yếu đuối, vấp ngã, khác nào dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng.
- Câu 8, cảm ơn Chúa, Chúa gìn giữ tôi không phải một ngày, không phải một tháng, không phải một năm,… Chúa gìn giữ tôi cho đến đời đời, nghĩa là từ đời nầy cho đến khi tôi bước vào cõi đời sau.
- Người Trung quốc vào những ngày Lễ Tết hoặc ăn Tân gia, họ thường mướn người viết cho câu:XUẤT NHẬP BÌNH AN, nghĩa là mong ước ra vào ngôi nhà đó, họ được bình an. Dù chỉ là một mảnh giấy, những chữ không có cơ sở, nhưng tôi thấy người ta thích mua, sẵn lòng mua, sẵn sàng tin để dán nơi cửa nhà của họ.
- Thế mà chúng ta có Lời Đức Chúa Trời như trong Thi thiên 121:8, một sự gìn giữ bình an có cơ sở đáng tin là chính Đức Giê-hô-va gìn giữ chúng ta, không phải chỉ gìn giữ khi ra khi vào, mà gìn giữ cho đến đời đời, chúng ta lại chẳng đáng tin sao ?
- Nguyện Chúa ban cho mỗi chúng ta có sự tin quyết nơi sự gìn giữ của Chúa.
Đề mục: CHÚNG TÔI VUI MỪNG
Kinh thánh Thi thiên 126:1-6
Câu gốc: Thi thiên 126:3
I/. LÝ DO CHÚNG TÔI VUI MỪNG: 126:1
- Ngay câu 1, tác giả Thi thiên 126 đã nói lý do khiến tác giả vui mừng là, Khi Đức Giê-hô-va dẫn các phu tù của Siôn về.
- Để hiểu được lý do vui mừng nầy, chúng ta phải trở lại với lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên. Qua hai sách các Vua và Sử ký, chúng ta thấy sau cái chết của vua Salômôn, nước Y-sơ-ra-ên bị phân chia thành hai vương quốc: Vương quốc Phía Bắc gọi là Y-sơ-ra-ên ; Vương quốc phía Nam là Giu-đa. Kể từ đó, Y-sơ-ra-ên lần lần suy sụp, nhất là Nước Y-sơ-ra-ên phía Bắc, các vua đều là gian ác, không kính sợ Chúa, nên đến năm 721TC. Họ bị quân A-si-ri bắt lưu đày qua A-si-ri. Còn Vương quốc Giu-đa phía Nam, kéo dài đến năm 586TC. thì bị quân Ba-by-lôn bắt đày qua Ba-by-lôn. Kế tiếp là 70 năm lưu đày với cảnh vong quốc, nô lệ, sỉ nhục,
- Sách Đaniên cho thấy dù là một quan trong triều đình, người Y-sơ-ra-ên như Đaniên vẫn bị ghen ghét.
- Sách Ê-xơ-tê cho thấy âm mưu tiêu diệt hoàn toàn dân Do thái.
- Đặc biệt trong Thi thiên 137:1-4 là tiếng rên siếc của người Y-sơ-ra-ên trong cảnh lưu đày:
Chúng tôi đương ngồi trên mé Sông Ba-by-lôn,
Bèn nhớ lại Si-ôn, và khóc.
Chúng tôi treo chiếc đờn cầm chúng tôi
Trên cây dương liễu của sông ấy.
Vì ở đó những kẻ bắt chúng tôi làm phu tù,
Có biểu chúng tôi hát xướng;
Kẻ cướp giựt chúng tôi có đòi chúng tôi hát mừng, mà rằng:
Hãy hát cho chúng ta một bài cà của Si-ôn.
Trên đất ngoại bang,
Chúng tôi làm sao hát được bài ca của Đức Giê-hô-va ?
Bèn nhớ lại Si-ôn, và khóc.
Chúng tôi treo chiếc đờn cầm chúng tôi
Trên cây dương liễu của sông ấy.
Vì ở đó những kẻ bắt chúng tôi làm phu tù,
Có biểu chúng tôi hát xướng;
Kẻ cướp giựt chúng tôi có đòi chúng tôi hát mừng, mà rằng:
Hãy hát cho chúng ta một bài cà của Si-ôn.
Trên đất ngoại bang,
Chúng tôi làm sao hát được bài ca của Đức Giê-hô-va ?
- Trong cảnh lưu đày vong quốc kéo dài 70 như vậy, giữa lúc lòng người mòn mỏi, Chúa cho dân Y-sơ-ra-ên được hồi hương, trở về quê cũ. Thật không có niềm vui nào lớn hơn.
- Để chia sẻ niềm vui trở về nầy, anh chị em có thể nhìn vào những thước phim ghi lại ngày Đồng minh chiến thắng Phát-xít Đức, các dân tộc bị đô hộ phục hồi chủ quyền, nhìn cảnh cờ bay, nghe tiếng cười tiếng khóc lẫn lộn, chúng ta mới cảm thông được phần nào niềm vui của tác giả Thi thiên 126. Chỉ với thời gian từ 1939-1945, mà niềm vui còn lớn lao thế, huống chi 70 năm của người Y-sơ-ra-ên lưu đày !
- Tác giả Thi thiên 126 mô tả niềm vui phu tù Si-ôn trở về giống như nằm chiêm bao, nghĩa là như trong mơ, không tin đó là sự thật.
- Một phu tù đời nầy trở về vui mừng là thế, anh chị em hãy nghe sự vui mừng khi một phu tù thuộc linh từ trong tội lỗi trở về với Chúa, được chính Chúa Jêsus Christ mô tả trong Luca 15:
- Luca 15:7, Chúa Jêsus phán: Ta nói cùng các ngươi, trên trời cũng như vậy, sẽ vui mừng cho một kẻ có tội ăn năn…
- Luca 15:10, Chúa Jêsus phán: Ta nói cùng các ngươi, trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời cũng như vậy, sẽ mừng rỡ cho một kẻ có tội ăn năn.
- Luca 15:23-24, Hãy bắt bò con mập làm thịt đi. Chúng ta hãy ăn mừng, vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất mà bây giờ lại thấy được. Đoạn họ khởi sự ăn mừng.
- Tôi không biết mỗi lần có một người tin Chúa, mỗi lần nghe một tiếng khóc ăn năn của một người với Chúa, anh chị em có vui mừng không ? Tôi tin rằng anh chị em cũng vui mừng, vì chỉ có quỉ Satan và những kẻ theo nó mới không vui khi thấy tội nhân quay về với Chúa. Riêng cá nhân tôi, tôi vui lắm, nhiều lần nước mắt tôi chảy vì Chúa thật yêu thương còn cho Hội thánh đem được người trở lại với Chúa. Thật sự đối với chức vụ của tôi khác gì chiêm bao. Tôi xin Chúa cho niềm vui vì có người tin Chúa , Hội thánh được gây dựng luôn tiếp diễn, tiếp diễn trong Hội thánh.
II/. CÁCH CHÚNG TÔI VUI MỪNG: 126:2-4
- Phân đoạn nầy tác giả Thi thiên 126 diễn tả sự vui mừng của mình khi thấy Chúa cho các phu tù Si-ôn trở về. Sự vui mừng nầy được diễn tả như những nhịp sóng, nhịp sóng nầy lan đến nhịp sóng khác. Chúng ta có thể thấy ba nhịp sóng vui mừng ở đây, có lẻ đó cũng là lý do Thi thiên nầy được gọi là Thi thiên đi lên từng bực (Chú thích nhỏ đầu Thi thiên):
- Câu 2a, Bấy giờ miệng chúng tôi đầy sự vui cười, lưỡi chúng tôi hát những bài mừng rỡ.
Những từ ngữ: miệng chúng tôi… đầy sự vui cười, không phải là VUI CƯỜI, nhưng là ĐẦY sự vui cười; lưỡi … hát những bài ca mừng, không phải là những bài ai ca than thở trong cảnh lưu đày như Thi thiên 137 nữa, nhưng là những bài ca mừng, những bài ca vui mừng, cũng không phải một vài bài mà là NHỮNG BÀI, NHIỀU BÀI ca vui mừng. Tôi cứ suy nghĩ đến họ cứ hát mãi, hát mãi. Nhịp sóng vui mừng thứ nhất khởi động từ chính những người phu tù trở về, là những người tù đày 70 năm được tự do bộc lộ vui mừng.
Cách đây gần 20 năm, trong một bài giảng về Thi thiên 146, đến câu 7, tôi thật không biết phải diễn tả làm sao. Cho đến ngày tôi nhìn thấy những người tù ngồi chờ năm tháng nầy qua năm tháng khác để mong được xét công bình hầu khỏi cảnh bị hà hiếp; nhìn thấy cảnh những người tù tranh nhau từng miếng bánh, từng hạt bắp, từng củ khoai; rồi đến ngày khi một người được gọi tên lãnh giấy tha được tự do, tôi thấy người đó nhảy lên, hét lên, tay chân như quýnh quíu. Tôi hiểu được câu Đức Giê-hô-va giải phóng kẻ bị tù. Và bây giờ tôi nhìn thấy gương mặt, con mắt, cái miệng của tác giả Thi thiên 126 nầy, thật khéo léo khi nói: MIỆNG ĐẦY, LƯỠI HÁT.
Cách đây gần 20 năm, trong một bài giảng về Thi thiên 146, đến câu 7, tôi thật không biết phải diễn tả làm sao. Cho đến ngày tôi nhìn thấy những người tù ngồi chờ năm tháng nầy qua năm tháng khác để mong được xét công bình hầu khỏi cảnh bị hà hiếp; nhìn thấy cảnh những người tù tranh nhau từng miếng bánh, từng hạt bắp, từng củ khoai; rồi đến ngày khi một người được gọi tên lãnh giấy tha được tự do, tôi thấy người đó nhảy lên, hét lên, tay chân như quýnh quíu. Tôi hiểu được câu Đức Giê-hô-va giải phóng kẻ bị tù. Và bây giờ tôi nhìn thấy gương mặt, con mắt, cái miệng của tác giả Thi thiên 126 nầy, thật khéo léo khi nói: MIỆNG ĐẦY, LƯỠI HÁT.
- Câu 2b, Trong các dân ngoại, người ta nói rằng:Đức Giê-hô-va đã làm cho họ những việc lớn – việc vĩ đại.
Đây là nhịp sóng vui mừng thứ hai được tạo ra do nhịp sóng vui mừng thứ nhất. Sư vui mừng của những kẻ phu tù trở về đã lây lan đến dân ngoại, là những người chưa tin. Lời những dân ngoại nầy đề cập đến Danh của Chúa (Đức Giê-hô-va đã làm cho họ những việc lớn), chứng tỏ họ biết Chúa nhưng chưa chịu tin Chúa. Cảm ơn Chúa, khi những người chưa tin nầy nhìn thấy sự vui mừng tràn ngập đời sống người đã tin và được giải cứu, họ nhìn nhận Chúa , tin Chúa.
Thật không có bài làm chứng nào hay hơn là đời sống của những người được Chúa cứu khỏi tội lỗi, khỏi sự tối tăm, sống vui mừng, bình an, thỏa lòng
Thật không có bài làm chứng nào hay hơn là đời sống của những người được Chúa cứu khỏi tội lỗi, khỏi sự tối tăm, sống vui mừng, bình an, thỏa lòng
- Sách Tin Lành Giăng 4:28-30, người đàn bà Samari này có đời sống được biến dổi từ âm thầm lặng lẽ, hổ thẹn, mặc cảm, đã trở nên vui mừng, dạn dĩ khoe với mọi người niềm tin của bà. Chính sự vui mừng lạ lùng đó đã thu hút dân làng Si-kha đến với Chúa Jêsus.
- Sách Công vụ 8:5-8, thành Samari được vui mừng khôn xiết, khi nhìn thấy đời sống kỳ diệu của Chấp sự Phi-líp và những người tin Chúa.
- Câu 3-4, Nhịp sóng vui mừng đã vượt ra khỏi con người lan đến muôn vật chung quanh.
Câu 3 là lời lập lại tiếng reo vui của câu 2b, giống như tiếng băng reo. Chúng ta có thể nghe tiếng hát vui mừng dội (echo) đến cả núi rừng, dường như núi rừng cũng hòa chung
Câu 4, các sông suối hình như cũng trổi tiếng ca hát chung vui. Các sông miền nam, tức là vùng sa mạc Negev, thường khô cạn trong mùa hè, phải đợi đến mùa Xuân mới có nước. Nhưng các sông suối ấy có thể hiểu theo hai ý:
Câu 4, các sông suối hình như cũng trổi tiếng ca hát chung vui. Các sông miền nam, tức là vùng sa mạc Negev, thường khô cạn trong mùa hè, phải đợi đến mùa Xuân mới có nước. Nhưng các sông suối ấy có thể hiểu theo hai ý:
- Được tác giả dùng như một hình ảnh so sánh. Suối miền nam khô cạn, thình lình lại có nước, thật là một sự vui mừng.
- Hoặc tác giả mượn ý rằng các sông suối miền nam khô cạn cũng biết chung vui khi các phu tù trở về. Tiếng nước từ các sông suối chảy được tác giả tưởng tượng như tiếng nhạc reo vui.
- Chúng ta phải trở lại với sự vui mừng mà Chúa Jêsus đã nói đến khi một tội nhân ăn năn quay về với Chúa trong Luca 15: cũng giống như vậy
- Luca 15:7, Chúa Jêsus phán: TRÊN TRỜI cũng như vậy, sẽ vui mừng cho một kẻ có tội ăn năn…
- Luca 15:10, Thiên sứ của Đức Chúa Trời … cũng mừng rỡ cho một kẻ có tội ăn năn.
- Luca 15:22-24, Người cha vui mừng, cả nhà cùng vui.
- Anh chị em ơi, hãy làm cho Thiên đàng, thiên sứ và Cha chúng ta trên trời lúc nào cũng vui mừng bằng cách chúng ta đem những tội nhân trở lại với Chúa , tin Chúa, được cứu rỗi, Đó là lý do Thiên đàng lúc nào cũng đầy tiếng ngợi khen, vì dưới đất nầy có những con dân của Chúa lúc nào cũng nổ lực làm chứng đạo, lúc nào cũng nổ lực truyền giảng, gây dựng Hội thánh, mỗi ngày đều có thêm người vào Hội thánh.
III/. ĐIỀU KIỆN CHÚNG TÔI VUI MỪNG: 126:5-6
- Có hai từ ngữ nổi bật trong hai câu nầy liên quan đến sự vui mừng là: GIEO GIỐNG (ĐEM GIỐNG RA RẢI) và GIỌT LỆ (KHÓC).
- Chúng ta có thể dùng ba chữ thứ tự như sau: GIEO - GIỌT – GẶT.
- Nghĩa là để có được sự gặt hái vui mừng, chúng ta phải gieo – có gieo thì mới có gặt. Nhưng gieo cũng chưa đủ, còn phải đổ mồ hôi, đổ nước mắt, thì mới gặt hái vui mừng được.
- Nếu anh chị em đọc các sách như Exơra, Nêhêmi, Exơtê, Đa-ni-ên, Exêchiên, sẽ thấy các Thánh đồ, các tiên tri đã đổ nước mắt, đã cầu nguyện thiết tha, đã giảng dạy khuyên răn, khích lệ dân sự; chẳng những thế, họ còn sống gương mẫu để làm chứng cho các dân tộc mà họ đang bị bắt lưu đày, cảm hóa những kẻ thù đó. Suốt 70 năm họ đã gieo, đã giọt lệ, nên Chúa đã cho họ gặt hái cách vui mừng.
- Có người nói: “Trong sự thành công không bao giờ thấy bóng dáng của người lười biếng”. Anh chị em hãy nhìn vào những kết quả của Hội thánh đầu tiên qua sách Công vụ các Sứ đồ. Sự thành công đó đến từ những sự thiết tha cầu nguyện, sự ăn năn xưng tội, từ sự đồng công hiệp một của toàn Hội thánh.
- Lịch sử các Chiến dịch Truyền giảng Tin Lành như của Billy Graham, các cuộc phục hưng ở Hội thánh thế giới, không có một Chiến dịch Tin Lành nào, không có một cuộc Phục hưng nào, mà không có công khó của bao nhiêu người GIEO GIỐNG – GIỌT LỆ, nói cách khác, có rất nhiều người đã đem giống ra rải – giảng dạy; đã khóc – nghĩa là đã cầu nguyện với tất cả tấm lòng tan vỡ.
- Đối diện với Lời Chúa hôm nay qua Thi thiên 126, chúng ta học được bài học gì ? Tôi xin Chúa mở mắt, mở lòng mỗi chúng ta nhìn thấy, chúng ta đã gieo rất ít, đã giọt lệ rất ít, nhưng cảm ơn Chúa còn thương xót Hội thánh cho có vài nụ cười vui mừng. Tại sao chúng ta không gieo nhiều hơn, không giọt lệ nhiều hơn, để Chúa yêu thương là Đức Giê-hô-va dẫn vô số phú tù tội lỗi trở về, để chúng ta có thể hát Thi thiên 126 khác nào nằm chiêm bao ?
Đề mục: SỰ HÒA THUẬN
Kinh thánh: Thi thiên 133
Câu gốc: Thi thiên 133:1
Mục đích: Học Thi thiên 133. kêu gọi con cái Chúa sống yêu thương hòa thuận, hiệp một để nhận được sự sống dư dật Chúa muốn ban cho.
I/. ĐỊNH NGHĨA SỰ HÒA THUẬN:
- Thi thiên 133:1
- Người ta bảo: muốn biết rõ một người, thì hãy cho người ấy thật nhiều tiền và nhiều quyền. Chỉ cần 2 ngày sau sẽ biết người ấy.
- Tôi cũng xin được nói: Muốn biết Hai Người có Hòa Thuận, hiệp một không, hãy cho hai người ăn với nhau, ở với nhau xem có hòa thuận không. Có câu nói vui về tình yêu và hôn nhân:
- Chưa cưới, thì anh nói em nghe, em nói anh nghe
- Cưới nhau rồi, thì anh nói anh nghe, em nói em nghe
- Hai năm sau ngày cưới, hai người cùng nói, xóm giềng nghe.
- Tôi thấy các dịch giả tiếng Việt-nam đã dịch một từ rất hay qua động từ kép: Kìa, anh em ĂN Ở hòa thuận nhau… Từ kép ĂN Ở nghĩa là ăn và ở. Cứ cho hai người tự nhận là yêu nhau ở với nhau, ăn với nhau. Một thời gian anh chị em sẽ thấy họ bắt đầu ăn không ngon, ăn dở, ăn không đúng giờ, cơm khô cơm nhão… Cứ cho họ ở với nhau, một thời gian không lâu đâu, sẽ ngâm câu:
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở,
Đời hết vui khi đã vẹn câu thề.
Đời hết vui khi đã vẹn câu thề.
- Trong câu 1, tác giả Thi thiên 133 nầy muốn nói: Anh em chưa chắc hòa thuận:
- Sáng 4., anh em như anh em Ca-in với A-bên, dù là một cha một mẹ, nhưng Ca-in đã giết em mình.
- Anh em như anh em Ê-sau với Gia-cốp, chung một cha một mẹ, một bào thai sanh đôi, nhưng ganh ghét nhau, lừa gạt nhau, có những lúc cũng muốn giết nhau.
- Anh em như Giô-sép và các anh em mình, lập mưu hại nhau, khiến Giô-sép phải lưu lạc mấy mươi năm.
- Đó là lý do tác giả Thi thiên 133 không nói: Kìa, anh em hòa thuận nhau, nhưng nói anh em ĂN Ở hòa thuận nhau…
- Đây chính là hình ảnh của Hội Thánh thời Tân Ước của Chúa Jêsus Christ, như Phao-lô đã giải bày trong:
- Công vụ 1:13-14 là hình ảnh dân sự sống với nhau như anh em. Sau những ngày tranh giành chiếc ghế ai là lớn hơn hết trong bọn mình, chiếc ghế tả hữu của Chúa, rồi tan lạc, yếu đuối, do sợ liên hệ đến sự chết của Chúa Jêsus Christ. Bây giờ tất cả đã ngồi lại với nhau như anh em, mọi tị hiềm tranh chấp không còn nữa, mọi khác biệt cá tánh như Phi-e-rơ với Giăng không còn nữa. lần đầu tiên Phi-e-rơ đã đứng dậy giữa các anh emmà nói rằng: Hỡi ANH EM ! (Công vụ 1:15), trái với Giăng 21:1-3 là tôi và chúng tôi
- I Côrintô 12:28, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh …. Hội Thánh bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau, nhưng hết thảy đều hiệp lại thành một thân không có sự chia rẽ.
- Galati 3:28, Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc, … Hội Thánh là một tập thể của đủ mọi thành phần xã hội, tuổi tác, trình độ, phái tính, tánh tình, … nhưng cảm ơn Chúa họ có thể sống với nhau như là anh em trong Đại Gia đình của Đức Chúa Trời yêu thương hòa thuận.
- Hội Thánh của Chúa giữa chúng ta cũng vậy, giữa chúng ta cũng có đủ mọi thành phần khác nhau, nhiều trình độ khác nhau, nhiều chức vụ khác nhau, nhiều tuổi tác khác nhau… Cảm ơn Chúa, qua đức tin nơi Chúa Jêsus Christ, Chúa cho chúng ta hiệp nhau lại ăn với nhau, ở với nhau hòa thuận. Chúa phán: Thật tốt đẹp thay !
- Có một bài hát dành để dạy cho các em Thiếu nhi có lời thật dễ hát mà cũng thật đầy ý nghĩa cho chúng ta như sau:
Chúng em chơi thật là thân, tuy không bà con gần,
Chỉ mỗi tuần một lần, gặp nhau nơi đây thôi.
Mỗi lần tụi em gặp nhau, vai vai kề cùng ngồi, tay tay cầm cùng cười
Cho nên chúng em chơi thật là thân.
Nhưng đố anh chị nầy…
Tại sao tụi em lại thân, tuy không bà con gần,
chỉ mỗi tuần một lần, gặp nhau nơi đây thôi.
Ấy vì tụi em cùng Cha, Cha trên trời hiền hòa,
yêu thương thật đậm đà, cho nên chúng em chơi thật là thân !
II/. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ HÒA THUẬN:
Chỉ mỗi tuần một lần, gặp nhau nơi đây thôi.
Mỗi lần tụi em gặp nhau, vai vai kề cùng ngồi, tay tay cầm cùng cười
Cho nên chúng em chơi thật là thân.
Nhưng đố anh chị nầy…
Tại sao tụi em lại thân, tuy không bà con gần,
chỉ mỗi tuần một lần, gặp nhau nơi đây thôi.
Ấy vì tụi em cùng Cha, Cha trên trời hiền hòa,
yêu thương thật đậm đà, cho nên chúng em chơi thật là thân !
II/. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ HÒA THUẬN:
- Thi thiên 133:2, Ấy khác nào dầu quí giá…
- Chúng ta phải phân biệt dầu mà tác giả Thi thiên 133 nói ở đây không phải là dầu thơm, mà là dầu thánh, loại dầu mà Chúa đã ban công thức pha chế cho Môi-se trong Xuất Ê-díp-tô ký 30:22. Dầu thánh nầy chỉ được dùng để xức biệt riêng ra thánh người hay vật cho Chúa.
- Xuất. 30:31-33, Đức Chúa Trời phán dạy về dầu nầy như sau: “Lại hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: về phần ta, dầu nầy sẽ là dầu xức thánh trải qua mọi đời các ngươi. Chớ nên đổ trên xác thịt loài người, và cũng đừng làm dầu nào khác theo phép hòa hương đó; dầu nầy là thánh, cũng sẽ thánh cho các ngươi. Hễ ai chế một thứ hòa hương giống như vậy, và đem rưới trên mình người ngoại bang, sẽ bị truất khỏi vòng dân sự.
- Thi thiên 133:2 xác định đây là dầu xức cho A-rôn, Thi thiên đang nói đến dầu thánh. Con người A-rôn, các con của A-rôn, dòng dõi của A-rôn cũng như mọi con người khác, có lẽ còn kém hơn. Nhưng khi được xức loại dầu thánh nầy, thì họ được phân biệt với mọi người, họ trở nên người được biệt riêng cho Đức Chúa Trời.
- Ngày nay, chúng ta không có nghi thức xức dầu thánh bằng các loại hương liệu như vậy. Nhưng Cơ-Đốc nhân chúng ta có một loại dầu biệt thánh mà Chúa Jêsus Christ đã ban cho chúng ta trong Giăng 13:34-35, Nếu các ngươi yêu nhau – tức là ăn ở hòa thuận nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta.
- Chính đời sống yêu thương hòa thuận nhau trong Hội Thánh, trong gia đình, giữa các cá nhân, là sự xức dầu thánh của Cơ-Đốc nhân.
- I Giăng 4:12, Sứ đồ Giăng nói: Chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời; nếu chúng ta yêu nhau, thì Đức Chúa Trời ở trong chúng ta – nói cách khác, nếu chúng ta yêu nhau, thì người ta sẽ nhìn thấy Đức Chúa Trời ở trong chúng ta.
- Như thế, hai chữ QUÍ GIÁ đồng nghĩa với chữ THÁNH. Đó là xét về giá trị.
- Câu 2 còn dùng một động từ đặc biệt nữa: … dầu quí giá ĐỔ RA.
- Hai chữ Đổ Ra cho thấy dầu chảy ra thật nhiều – yêu thương nhiều, không phải yêu thương cho có lệ.
- Chảy xuống râu… chảy đến trôn áo người.
- Dầu xức dư dật, môt sự yêu thương hòa thuận tràn ngập, trọn vẹn. Trọn vẹn về phẩm – là dầu thánh, quí giá, mà cũng trọn vẹn về lượng nữa, yêu thương trọn vẹn, yêu thương cả thân thể, yêu thương từ trong lẫn ngoài.
- Chúa Jêsus Christ phán: Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn (Mathiơ 5:48).
- Nguyện Chúa ban cho tất cả trong Hội Thánh của Chúa một tấm lòng yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta vậy. Nguyện có nhiều người chạy đến với Chúa Jêsus Christ và tiếp nhận Ngài, vì họ thấy được tình yêu thương giữa hết thảy con dân Chúa,
III/. HIỆU QUẢ CỦA SỰ HÒA THUẬN:
- Thi thiên 133:3, Lại khác nào SƯƠNG MÓC Hẹt môn sa xuống các núi Si-ôn; Vì tại đó, Đức Giê-hô-va đã ban phước, tức là sự sống cho đến đời đời.
- Đối với một xứ nhiều đồi núi, ít sông như xứ Palestine, thì ‘sương’ là nhu cần cho sự sống của các loài thực vật – dĩ nhiên sự sống của thực vật cũng có liên quan sự sống của động vật. Không có ‘sương’ thì sự sống sẽ hao mòn.
- I Vua 17:1, bản án mà tiên tri Ê-li tuyên bố trên nước Y-sơ-ra-ên về những năm hạn hán, ngăn cả ‘sương’ trời cũng không có.
- Dân Y-sơ-ra-ên biết rõ giá trị của ‘sương móc’ trong đời sống của họ:
- Sáng. 27:28, Cầu xin Đức Chúa Trời ban cho con sương móc trên trời xuống, được màu mỡ của đất và dư dật lúa mì cùng rượu.
Người Y-sơ-ra-ên nào cũng biết lời chúc phước mà tổ phụ họ là Gia-cốp đã nhận được từ cha mình là Y-sác, rõ ràng sương móc đem đến cho đất sự màu mỡ và sự thịnh vượng về kinh tế.
- Sá
- ng. 27:29, Và người nào cũng biết lời chúc dữ mà Y-sác đã dành cho Ê-sau, sau khi mọi phước lành đã bị Gia-cốp cướp hết, Nầy, nơi con sẽ thiếu màu mỡ của đất cùng sương móc trên trời sa xuống.
- Đặc biệt nữa là dân Y-sơ-ra-ên không thể nào quên 40 năm trong đồng vắng, họ đã được Đức Chúa Trời dùng sương móc biến thành mana nuôi họ
- Vì vậy, tác giả Thi thiên 133 đã dùng sương móc để nói đến sự sống phong phú, sự sống màu mỡ cho những người biết ăn ở hòa thuận nhau, cho những Hội Thánh biết sống yêu thương hiệp một.
- Sương móc Hẹt-môn sa xuống các núi Si-ôn. Núi Hẹt-môn ở phía Bắc, núi Si-ôn ở phía Nam Y-sơ-ra-ên. Một phước hạnh tràn ngập cả xứ, không riêng một người, một chỗ, nhưng cho cả xứ.
- Về thời gian, tác giả Thi thiên khẳng định rằng phước lành của Chúa, sự sống của Chúa được ban vượt thời gian cho đến đời đời. Chúa Jêsus Christ phán: Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người ấy, văng ra cho đến sự sống đời đời (Giăng 4:14b).
- Anh chị em hãy xem Hội Thánh đầu tiên là bằng chứng cho sự yêu thương hiệp một, ăn ở hòa thuận đem đến sương móc, sự sống cho đến đời đời
- Công vụ 1:14, các Cơ-Đốc nhân đầu tiên đã đồng một lòng hiệp một ý, xem nhau như anh em, hiệp lại cầu nguyện thì Đức Thánh Linh đã đổ xuống đầy dẫy (Công vụ 2:1-4)
- Công vụ 3:1, Phi-e-rơ với Giăng biết ăn ở hòa thuận nhau, thì quyền năng của danh Chúa Jêsus Christ được phát lộ, người què được chữa lành
- Công vụ 4:24, mọi người trong Hội Thánh một lòng, thì nơi nhóm lại rúng động, ai nấy đều đầy dẫy Đức Thánh Linh, giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ…
- Nguyện Chúa ban cho Hội Thánh Chúa giữa chúng ta cứ yêu thương hòa thuận như Thi thiên 133:1, hầu cho mọi người chung quanh chúng ta thấy được dầu thánh xức trên chúng ta, và ai nấy trong chúng ta đều nếm trải được phước hạnh từ Lời Chúa trong Thi thiên 133:3 nầy