I/. TÊN SÁCH:
- Theo nguyên ngữ Hi-bá-lai:
Trong nguyên văn Hi-bá-lai, sách có tên là: qoheleth, có nghĩa là người nói hay lên tiếng công khai trong hội chúng, có thể dịch là Giảng viên, người giảng dạy (Giáo viên)
- Theo Hi-văn:
Bản dịch Septuagint Hi-văn thì tên sách là ekklésia. Bản Anh ngữ cũng lấy tên sách như vậy, có nghĩa là Giảng viên (Preacher).
Tên ekklésia được dùng trong sách (1:2, 12; 7:27; 12:8-10
Tên ekklésia được dùng trong sách (1:2, 12; 7:27; 12:8-10
- Bản Việt ngữ:
Bản Việt ngữ gọi tên tiếng Hán. Từ ngữ truyền đạo là công bố ra, giảng ra, không phải làNGƯỜI truyền đạo.
II/. TÁC GIẢ:
II/. TÁC GIẢ:
- Căn cứ vào 1:1, 12, giới thiệu tên thật của tác giả là Salômôn, người làm vua tại Giê-ru-sa-lem.
- 1:16, 2:7, 9, tác giả là người giàu nhất tại Giê-ru-sa-lem
- 12:9, tác giả là người khôn ngoan.
Kinh Thánh, sách II Sử 9:22-28 làm chứng rằng vua Salômôn là nhân vật sách Truyền đạo giới thiệu là tác giả.
Như vậy, không có gì nghi ngờ tác giả của sách là vua Salômôn của Y-sơ-ra-ên.
Đa số các nhà giải nghĩa Kinh Thánh cho rằng vua Salômôn đã viết sách Truyền đạo trong lúc tuổi già. Vì khi còn trẻ, Salômôn là người kính sợ Chúa; lúc Trung niên, Salômôn làm vua, giàu có, nhưng lại tham muốn tình dục (I Vua 11:1-3), thờ hình tượng (I Vua 11:4-8). Khi tuổi già, có lẽ Salômôn đã tỉnh thức ăn năn, từ đó viết ra sách Truyền đạo để khuyên dạy người đời sau.
III/. CHỦ ĐỀ:
Chủ đề của sách là HƯ KHÔNG (1:2)
Với chủ đề nầy, sách mô tả một người làm vua, giàu, khôn ngoan, được yêu thương, nhưng không thỏa lòng, trái lại gặp rất nhiều buồn rầu, thất vọng, để rồi kết thúc trong tuổi già nhận ra mọi sự đều là hư khôn, và điều quan trọng là kính sợ Đức Chúa Trời.
Tác giả đã trưng dẫn 8 bằng cớ mọi sự là HƯ KHÔNG:
Như vậy, không có gì nghi ngờ tác giả của sách là vua Salômôn của Y-sơ-ra-ên.
Đa số các nhà giải nghĩa Kinh Thánh cho rằng vua Salômôn đã viết sách Truyền đạo trong lúc tuổi già. Vì khi còn trẻ, Salômôn là người kính sợ Chúa; lúc Trung niên, Salômôn làm vua, giàu có, nhưng lại tham muốn tình dục (I Vua 11:1-3), thờ hình tượng (I Vua 11:4-8). Khi tuổi già, có lẽ Salômôn đã tỉnh thức ăn năn, từ đó viết ra sách Truyền đạo để khuyên dạy người đời sau.
III/. CHỦ ĐỀ:
Chủ đề của sách là HƯ KHÔNG (1:2)
Với chủ đề nầy, sách mô tả một người làm vua, giàu, khôn ngoan, được yêu thương, nhưng không thỏa lòng, trái lại gặp rất nhiều buồn rầu, thất vọng, để rồi kết thúc trong tuổi già nhận ra mọi sự đều là hư khôn, và điều quan trọng là kính sợ Đức Chúa Trời.
Tác giả đã trưng dẫn 8 bằng cớ mọi sự là HƯ KHÔNG:
- 2:15-16, sự khôn ngoan của loài người là hư không, vì khôn và dại đều gặp nhau ở điểm ‘chết’
- 2:19-21, sự lao khổ của loài người là hư không, vì người lao khổ không hơn kẻ không hề lao khổ (trốn việc).
- 2:26, mục đích của loài người là hư không, vì mưu sự tại người, nhưng thành sự là do Đức Chúa Trời.
- 4:4, Tài năng của loài người là hư không, vì sự thành công đem đến ganh tị hơn là vui mừng
- 4:16, danh tiếng của loài người là hư không, vì chẳng bao lâu sẽ bị lãng quên.
- 5:10-11, sự tham lam của loài người là hư không, vì tiền bạc không đem đến sự thỏa mãn; sự gia thêm tiền bạc chỉ để nuôi người khác.
- 7:6, sự vui chơi của loài người là hư không, vì sự vui chơi đó chỉ là sự buồn rầu được ngụy trang (giống như tiếng nổ của gai cháy)
- 8:10, 14, phần thưởng dành cho loài người là hư không, vì người làm và kẻ nhận đều không đáng nhận.
Quan điểm về ‘Hư Không’ như trên chính là quan điểm của một người chưa được cứu, cho nên cuối sách tác giả kêu gọi tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa (11:9; 12:1, 6-7, 13-14).
IV/. ĐẠI CƯƠNG SÁCH TRUYỀN ĐẠO:
Đề mục: HƯ KHÔNG
Câu gốc: 1:2
IV/. ĐẠI CƯƠNG SÁCH TRUYỀN ĐẠO:
Đề mục: HƯ KHÔNG
Câu gốc: 1:2
- Định nghĩa: sự hư không – 1:3 – 2:
- 1:3-11 – Sự hư không của muôn vật:
- muôn vật xoay chuyển như một vòng (c.4-9)
- không có vật gì mới (c.9-10).
- 1:12-28 – Sự hư không của con người:
- 1:12-18, khôn ngoan là hư không (1:18)
- 2:1-3, vui sướng là hư không (2:1), giống như người uống rượu (2:3)
- 2:4-26, lao khổ là hư không
Vì cũng đi đến sự chết rồi bị lãng quên (2:14, 16)
Vì chỉ Đức Chúa Trời ban cho người đẹp lòng Ngài, không phải cho kẻ lao khổ (2:26).
Vì chỉ Đức Chúa Trời ban cho người đẹp lòng Ngài, không phải cho kẻ lao khổ (2:26).
- Cảnh trạng sự hư không – 3: - 10:10
- Quy luật thiên nhiên – 3: (không làm trái quy luật được)
- Muôn vật có kỳ định – 3:1-8
- Đức Chúa Trời điều khiển – 3:9-22 (c.10, 13, 14, 18)
- Quy luật nhân sinh – 4: - 9:
- Người đối với người – 4:1-16
- hà hiếp nhau – 4:1-3
- ganh ghét nhau – 4:4-8
- mạnh được yếu thua – 4:9-16
- Người đối với Đức Chúa Trời – 5: -6:
- thiếu sự kính sợ Chúa – 5:1-7
- Đức Chúa Trời là Đấng Chí Cao, Đấng ban ơn – 5:8 – 6:12)
- Người đối với sự khôn ngoan – 7: - 9: (thiếu khôn ngoan)
- Quở trách người sống tiêu cực – 10:
- Quở trách người sống trái quy luật thiên nhiên – 10:1-7
- Quở trách người làm việc không cẩn thận – 10:8-20
[không chuẩn bị (10-11), lười biếng ham vui chơi (c.16, 18)
- Thái độ đối với sự hư không – 11: - 12:
- Đời nầy – 11:1-8
- Làm việc lành – 11:1-2
- Siêng năng – 11:3-6
- Chuẩn bị ngày mai – 11:7-8 (dù đã 100 tuổi)
- Đời sau – 11:9 – 12:14
- Tìm kiếm Đức Chúa Trời – 11:9; 12:1, 6, 13)
V/. MỤC ĐÍCH CỦA SÁCH TRUYỀN ĐẠO:
Mục đích của sách Truyền đạo là vua Salômôn muốn nói rõ về cuộc đời của ông:
Mục đích của sách Truyền đạo là vua Salômôn muốn nói rõ về cuộc đời của ông:
- 1:16, nhận được sự khôn ngoan (I Vua 3:12)
- 2:4-10, nhận được sự giàu có
- 4:13-16, Salômôn tự nhận mình vị ‘vua già mà dại’; còn Giê-rô-bô-am ‘trẻ, nghèo và khôn’ được cai trị 10 chi phái Y-sơ-ra-ên (I Vua 12:20), không ai nhớ đến Salômôn.
- 7:26-29, Salômôn không tìm thấy tình yêu chân thật
Chúng ta tìm thấy được mục đích thuộc linh là lời khuyên:
- I Giăng 2:15-17, Đừng yêu thế gian … vì các vật ở thế gian sẽ qua đi
- Mathiơ 6:19-21, Đừng chứa của cải ở dưới đất, vì trên đất có sâu mối, ten rét, kẻ trộm …
- Côlôse 3:2, Đừng ham mến (chú trọng) các sự ở dưới đất.
- Truyền đạo 6:2 được minh thị rõ ràng qua Luca 12:16-21, Chúa Jêsus Christ khuyên dạy: Giàu ở dưới đất, cũng phải giàu ở trên trời.
Đề mục: SÁCH TRUYỀN ĐẠO I (CHỦ ĐỀ SÁCH TRUYỀN ĐẠO)
Kinh thánh: Truyền đạo 1:1-18
Câu gốc: Truyền đạo 1:2
Mục đích: Học suốt Kinh thánh, đến sách Truyền đạo. Bày tỏ cho con cái Chúa biết mọi vật trên thế gian đều qua đi, chỉ công việc Chúa còn lại đời đời.
Tài Liệu Phụ: Bài Thánh ca 385 “Hư không” hoặc bài “Dã Tràng Xe Cát”
I/. ĐỊNH NGHĨA HƯ KHÔNG:
- Hai chữ “HƯ KHÔNG” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong sách Truyền đạo, độ 22 lần trong sách. Vì vậy, chúng ta không nghi ngờ gì chủ đề của sách là nhấn mạnh đến sự Hư Không.
- ‘Hư không’ có nghĩa là không có thật, chuyện không đáng kể, phù phiếm, vô nghĩa. Nói theo ý nghĩa ngày nay thường được dùng, ‘Hư Không’ là một hiện tượng ảo.
- Các khu vui chơi như Disney Land, người ta thường áp dụng ‘hiện tượng ảo’ làm cho người tham dự trò chơi thấy một vật gì như thật, nhưng thực tế là không có thật.
- Người ta cũng áp dụng ‘hiện tượng Hư Không’ hay ‘hiện tượng ảo’ vào việc tập lái xe, tập lái máy bay, bằng cách cho người học lái đeo một kính mắt màu nhìn vào một màn hình nổi, làm cho người học lái cảm nhận như đang lái xe thật trên đường hay đang ngồi trong phòng lái máy bay và máy bay đang bay trên không trung.
- Chúng ta có thể nói “Hư Không” là cái bóng của sự vật, thay vì người ta nhắm vào sự vật, thì họ chỉ nhắm vào cái bóng. Nói như một câu thơ xưa:
Giấc Nam Kha khéo hữu tình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.
Truyện kể một người học trò đến làng Nam Kha, nằm ngủ dưới gốc cây hòe giữa trưa, mơ thấy mình đổ đạt thành tài, làm quan vinh qui bái tổ, giàu sang… Thình lình người chợt thức dậy, nhìn lại thấy tay trắng vẫn hoàn tay trắng.
Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.
Truyện kể một người học trò đến làng Nam Kha, nằm ngủ dưới gốc cây hòe giữa trưa, mơ thấy mình đổ đạt thành tài, làm quan vinh qui bái tổ, giàu sang… Thình lình người chợt thức dậy, nhìn lại thấy tay trắng vẫn hoàn tay trắng.
- Đó chính là ý chính của Lời Chúa muốn phán dạy chúng ta qua sách Truyền đạo, mọi nổ lực, tranh đấu, lao khổ của con người trên đất, mà không có Chúa, thì chỉ là Hư Không.
- Đức Chúa Jêsus đã thuật một thí dụ rất thích hiệp đối với sách Truyền Đạo, đã được Thánh Luca ghi lại trong sách Tin Lành Luca đoạn 12:16-21.
Chúa Jêsus nói về một người giàu lại gặp lúc thuận lơi – trúng mùa – nên thu về một tài sản quá lớn, đến nỗi phải xây dựng một kho tàng lớn hơn chứa của cải. Rồi người ấy tự nói với linh hồn mình rằng (Câu 19): Linh hồn ơi, mầy đã được nhiều của để dành dùng lâu năm; thôi, hãy nghỉ ngơi, ăn uống, và vui vẻ…
Rõ ràng người giàu nầy có đủ mọi điều kiện để sống lâu dài hưởng phước theo tiêu chuẩn đời nầy:
Rõ ràng người giàu nầy có đủ mọi điều kiện để sống lâu dài hưởng phước theo tiêu chuẩn đời nầy:
- Rất giàu có – nhiều của để dành dùng lâu năm.
- Nghỉ ngơi – người giàu nầy không phải cực khổ, lo lắng nữa. Đây là một trong những điều kiện sống lâu. Trong khi có nhiều người giàu, có của cải, nhưng không nghỉ ngơi được, cứ phải cực khổ lo lắng mọi việc.
- Ăn uống – người giàu nầy không phải cực nhọc, lo lắng, lại ăn được ngủ được. Có nhiều người có tiền nhưng ăn không biết ngon, ngủ không thẳng giấc. Người Việt nam có câu: Ăn được ngủ được là tiên.
- Vui vẻ – người nầy giàu có, không cực nhọc, ăn dược ngủ được, lại sống vui vẻ.
Thật là một cuộc sống lý tưởng giữa đời nầy.
Nhưng đến câu 20, Chúa phán: Đêm nay, linh hồn người ấy bị đòi lại! Người ấy thình lình qua đời! Của cải sắm sẵn mà không hưởng được, không đem theo được. Đó không phải là Hư Không sao?
Có người sẽ bảo, thế thì khi tôi chết, tôi sẽ đem của cải theo. Hãy nhìn những Kim Tư Tháp của các Hoàng đế Ai-cập. Họ đã xây những ngôi mộ chắc chắn nhất thế giới để đem theo của cải. Kết quả là bị kẻ trộm, bị những nhà khảo cổ đào mồ cuốc mả, lấy sạch của cải.
Nhưng đến câu 20, Chúa phán: Đêm nay, linh hồn người ấy bị đòi lại! Người ấy thình lình qua đời! Của cải sắm sẵn mà không hưởng được, không đem theo được. Đó không phải là Hư Không sao?
Có người sẽ bảo, thế thì khi tôi chết, tôi sẽ đem của cải theo. Hãy nhìn những Kim Tư Tháp của các Hoàng đế Ai-cập. Họ đã xây những ngôi mộ chắc chắn nhất thế giới để đem theo của cải. Kết quả là bị kẻ trộm, bị những nhà khảo cổ đào mồ cuốc mả, lấy sạch của cải.
- Luca 12:21 là một định nghĩa rõ ràng nhất cho hai chữ Hư Không: Hễ ai thâu trữ cho mình mà không giàu có nơi Đức Chúa Trời THÌ CŨNG NHƯ VẬY. Chúa Jêsus muốn phán dạy chúng ta rằng: Một người chỉ biết lo đời nầy, đánh mất đời sau, đó là một sự Hư Không.
II/. BẰNG CỚ CỦA SỰ HƯ KHÔNG:
- Trong sách Truyền đạo, tác giả đã trình bày 7 (Bảy) bằng cớ của sự Hư Không.
- 2:15-16
- Bằng cớ thứ nhất về sự Hư Không mà tác giả sách Truyền đạo nói đến là SỰ KHÔN NGOAN ĐỂ NGƯỜI TA NHỚ – Một sự Khôn ngoan chỉ để khoe khoang, không phải sự khôn ngoan phát xuất từ Sự Kính sợ Chúa – đó là sự Hư Không.
- Tại sao?
- Câu 16a, Vì không ai nhớ hạng khôn ngoan đó đến đời đời.
- Câu 16b, Vì người khôn ngoan cũng như kẻ điên cuồng (người không khôn ngoan) cũng chết.
- 2:20-23.
- Bằng cớ thứ hai về Sự Hư Không là SỰ LAO KHỔ CỦA LOÀI NGƯỜI.
- Trong câu 22-23, tác giả đã mô tả sự lao khổ với những hình ảnh rất sống động:
- Cực lòng, nghĩa là chẳng những cực khổ về thể xác, mà lòng lúc nào cũng lo nghỉ.
- Vì các ngày người thành ra “Đau đớn”, hai chữ “thành ra” cho thấy một người làm việc khiến thể xác đau đớn.
- Công lao người thành ra buồn rầu, hai chữ thành ra cho thấy tinh thần cũng không vui.
- Đến đỗi ban đêm lòng người cũng chẳng được an ủi, không ngủ được vì quá lo nghĩ.
- Điều đáng nói là trong câu 21 – người làm với tất cả khôn ngoan, thông sáng, tài giỏi, cuối cùng phải để lại cho người chẳng hề lao khổ làm cơ nghiệp.
- Dĩ nhiên Chúa không dạy chúng ta lười biếng, vì lúc nào Kinh thánh cũng ra lịnh Cơ-Đốc nhân chúng ta phải siêng năng (Math. 25:26; Rôma 12:11; II Tê. 3:10-11), nhưng một người ỷ sức riêng làm việc so với một người siêng năng biết nhờ thêm sức Chúa như Phaolô nói trong thư Philíp 4:13, thì sức riêng vẫn là Hư Không (Thi thiên 127:1-2).
- 4:4
- Bằng cớ thứ ba là Tài Năng của loài người chỉ là Hư Không.
- Vì tài năng của Loài người chỉ để tôn vinh con người lên. Do đó sẽ làm cho người khác ganh tị.
- Nhưng một Cơ-Đốc nhân có tài năng biết rằng đó là Ân tứ Chúa cho, người sẽ luôn sống khiêm nhường, dùng ân tứ để tôn vinh Chúa, thì sẽ tránh được ganh tị.
- 4:13-16
- Bằng cớ thứ tư: Danh tiếng từ loài người ban cho, chỉ là Hư Không.
- Tác giả sách Truyền đạo đưa ra một vị vua với những danh tiếng đặc biệt:
- Câu 13, đây là một vị vua trẻ, nghèo mà khôn, biết nghe lời khuyên can.
- Câu 14, kinh nghiệm lao tù, nghèo khó, biết tìm cách vươn lên.
- Câu 15, nhiều người theo vị vua trẻ nầy.
- Dù vậy, thế hệ sau cũng không phải tất cả đều yêu thích. Chắc chắn đây là kinh nghiệm của tác giả là vua Sa-lô-môn, khi ông còn trẻ, hầu như ai nấy đều khen ngợi, nhưng khi về già và sau khi qua đời, nhiều người lại nổi lên chống ông và chống dòng dõi ông.
- Người ta kể rằng, có hai người từng đến thăm thành Cô-rin-tô. Một người cho lập bia tôn vinh mình; còn một người chỉ nói về Chúa Jêsus Christ và Chúa Jêsus Christ. Hai ngàn năm sau, người ta lấy tên của người thứ nhất đặt cho con chó: Nero; còn tên của người chỉ nói về Chúa được tôn là Thánh.
- 5:10-11
- Bằng cớ thứ năm về sự Hư Không là: Sự Tham Tiền Bạc.
- Lời Chúa giải thích sự Hư Không của lòng tham tiền bạc là:
- Câu 10, tiền bạc không đem đến cho con người sự thỏa lòng, có voi họ sẽ đòi tiên. Biết bao nhiêu người từ lúc đầu chỉ nghĩ: Có ăn ngày hai bữa, rồi ngày ba bữa, rồi bốn bữa, rồi họ lo tới ngày mai, lo tới tới hoài. Kết quả là tiền bạc đã làm sụp đổ hạnh phúc gia đình, làm họ mất đức tin, mất cả sự sống đời đời.
- Câu 11, Người có tiền chỉ được một việc là nhìn thấy nó, nhưng thực tế là mình làm để nuôi kẻ khác ăn.
- 7:5-6
- Bằng cớ thứ sáu về sự Hư Không là: Sự vui chơi của loài người.
- Tác giả ví sánh sự vui chơi của loài người như tiếng gai nổ dưới nồi. Những tiếng nổ lốp bốp của củi gai chỉ để báo hiệu nó trở thành tro tàn.
- Một Bác sĩ khuyên một bịnh nhân bị chứng bịnh trầm cảm nên đi xem một Danh Hài nổi tiếng diễn trò, hi vọng bịnh nhân có được những nụ cười mà thuyên giảm trầm cảm. Bất ngờ, bịnh nhân nói: “Bác sĩ ơi, tôi chính là Danh Hài đó. Tôi làm hề cho người ta vui, nhưng không ai làm cho tôi vui”.
- 8:10 và câu 14
- Bằng cớ thứ bảy về Sự Hư Không là Sự Thưởng Phạt của con người.
- Hai câu nầy nghe thì không đúng – làm sao mà kẻ ác đến chết vẫn bình an, được thưởng như một người công bình; còn người lành thì bị xua đuổi, bị phạt như kẻ gian ác.
- Tôi nghĩ rằng không có hình ảnh nào rõ ràng về Sự Hư Không nầy hơn là hình ảnh của Chúa Jêsus. Chúa đã bị xua đuổi, chết cũng không đất chôn, phải mượn mộ của người khác; Ngài chết như người gian ác nhất trên thập tự giá.
- Nếu xét theo quan điểm của loài người thì Chúa Jêsus chẳng có gì tốt đẹp để chúng ta ưa thích, việc làm của Ngài chỉ là Hư Không. Nhưng thư Philíp 2:6-11 là câu trả lời.
KẾT LUẬN:
- Bài Thánh ca 385 có lời thật đơn giản:
Đông hư không, Tây hư không
Bắc hư không, Nam hư không.
Thảy thảy luống hư không.
Chỉ linh công còn hoài.
Bắc hư không, Nam hư không.
Thảy thảy luống hư không.
Chỉ linh công còn hoài.
- Bài hát nầy do Bác sĩ Tống Thượng Tiết sáng tác từ kinh nghiệm của ông. Bác sĩ Tiết là một học giả, có tới 5 bằng tiến sĩ tại Hoa kỳ. Nhưng khi ông gặp Chúa cách riêng, Chúa đã bắt phục ông dâng mình cho Chúa. Cảm ơn Chúa, ông không đem tài năng của mình phục vụ cho thế gian, nhưng đã đem phục vụ cho Vương quốc Đức Chúa Trời, ông đã trở nên một Sứ giả Phục Hưng cho Hội thánh tại Trung hoa, Indonesia, và ngay cả Việt nam. Và thật sự công việc thuộc linh (Linh công) của ông còn hoài hoài.
- Xin Chúa cảm động anh chị em, nhận ra mục đích sự sống của mình trên đất không phải để phục vụ cái Hư Không, mà để phục vụ công việc trong Vương quốc Đức Chúa Trời là những việc KHÔNG HƯ!
Đề mục: SÁCH TRUYỀN ĐẠO II
(NGƯỜI VIẾT SÁCH TRUYỀN ĐẠO)
Kinh thánh: Truyền Đạo 1:1-18
Câu gốc: Truyền Đạo 1:1
Mục đích: Học tiếp sách Truyền Đạo. Nhắc nhở con cái Chúa qua gương của Sa-lô-môn: “Có cả thiên hạ mà mất linh hồn, thì chẳng ích gì”.
I/. TÁC GIẢ LÀ CON CỦA ĐA-VÍT:
- Truyền. 1:1
- Ngay 1:1, tác giả đã tự giới thiệu mình là con trai của Đa-vít. Nhắc đến Đa-vít là tác giả nhắc chúng ta nhớ đến nhiều phương diện:
- Tên của Đa-vít có nghĩa là: Được yêu thương. Thật vậy, Đa-vít là người được Chúa yêu thương đúng như tên của ông. Chúa yêu thương Đa-vít không phải vì ông là người thánh, người sống tốt lành trọn vẹn, nhưng Chúa yêu thương Đa-vít vì Đa-vít là người sống thành thật với Chúa. Sự thành thật của Đa-vít được bày tỏ qua việc ông nhìn nhận tội lỗi mà ông đã phạm với Bát-sê-ba.
- Sách II Samuên 12:13 đã ghi lại phản ứng của Đa-vít khi ông nghe tiên tri Nathan tố cáo tội lỗi của ông, Đa-vít đã lập tức nhận tội: Đa-vít bèn nói cùng Nathan rằng: Ta đã phạm tội cùng Đức Giê-hô-va.
- Đa-vít đã ăn năn với tấm lòng thống hối, đến nỗi ông thưa với Chúa: Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi; tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va… (Thi thiên 32:5)
Hình ảnh trái ngược của Đa-vít là Sau-lơ, một người phạm tội – dù là tội nhẹ theo quan niệm chung của mọi người, chỉ là không vâng lời – nhưng đã không thành thật, không ăn năn, mà còn tìm cách để chối tội (I Samuên 13:11-12; 15:30).
Đó là lý do Chúa đã yêu thương Đa-vít và ông đã xứng đáng với tên gọi mà ông đã có là ‘Đa-vít’.
Đó là lý do Chúa đã yêu thương Đa-vít và ông đã xứng đáng với tên gọi mà ông đã có là ‘Đa-vít’.
- Nhắc đến Đa-vít là chúng ta nhắc đến một người phải trải qua biết bao nhiêu là hoạn nạn, thử thách, nhiều lúc đến gần sự chết bởi lòng ghen ghét của Sau-lơ, Nhưng trong những hoạn nạn, thử thách đó, Đa-vít đã không mất lòng tin cậy nơi Chúa, không phạm tội, đến nỗi ông viết lại kinh nghiệm của ông trong những giờ thử thách đó trong Thi thiên 23:4-5,
Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi… Chúa dọn bàn cho tôi trước mặt kẻ thù nghịch tôi…
- Nói đến Đa-vít là chúng ta nói đến một người thành công trên hai phương diện: thuộc linh và thuộc thể.
Về phương diện thuộc linh, Đa-vít là người sống đẹp lòng Chúa, đến nỗi Chúa đã làm chứng về Đa-vít: … như Đa-vít, cha ngươi, đã đi, lấy lòng trọn lành và ngay thẳng mà làm theo các điều ta đã phán dặn… I Vua 9:4). Về phương diện thuộc thể, Đa-vít đã vươn lên từ một cậu bé chăn chiên, bị mưu sát nhiều lần, có lúc phải giả điên để giữ toàn tánh mạng, Đa-vít đã trở thành vị vua đầu tiên thống nhất nước Y-sơ-ra-ên.
- Bây giờ Tác giả sách Truyền Đạo giới thiệu mình là CON TRAI CỦA ĐA-VÍT, là nhắc đến một bối cảnh (background) nhờ đó ông đã trưởng thành. Tác giả sách Truyền Đạo muốn hãnh diện để khoe về một nền tảng đức tin mà ông có được từ người cha của ông là Đa-vít.
- Với một bối cảnh như vậy, tác giả muốn làm chứng rằng những lời của ông viết ra trong sách Truyền Đạo có một giá trị rõ ràng, ít nhất về căn bản đức tin.
II/. TÁC GIẢ LÀ VUA TẠI GIÊ-RU-SA-LEM:
- Truyền. 1:1
- Sau khi tự giới thiệu mình là ‘con trai của Đa-vít’, tác giả tự giới thiệu thêm về mình: vua tại Giê-ru-sa-lem. Lời nầy được tái xác nhận trong 1:12.
- Xét về hai lời giới thiệu: Một là con trai của Đa-vít; hai là Vua tại Giê-ru-sa-lem, thì chúng ta có quyền xác định tác giả sách Truyền đạo là Sa-lô-môn!
- Nhất là trong 1:16, tác giả nói thêm về mình: Ta nói trong lòng rằng: Nầy ta đã được sự khôn ngoan lớn hơn hết thảy những người ở trước ta tại Giê-ru-sa-lem … Đến câu 16 nầy, thì không có gì phải tranh cãi tác giả sách là vua Sa-lô-môn nữa.
- Trong các sách lịch sử như Các Vua thứ nhất, Sử ký thứ nhì tả lại cảnh trạng và những việc của vua Sa-lô-môn làm từ con mắt của một Sử gia và của một thầy tế lễ. Nhưng trong sách Truyền Đạo nầy, chính vua Sa-lô-môn tự mô tả những việc ông đã làm trong lúc làm vua:
- 2:1-3, vua đã uống rượu với hai ý nghĩ: Một là rượu sẽ làm cho vui sướng, giống như người Việt nam mình có câu Dụng tửu bôi để giải phá thành sầu; hai là sẽ uống rượu đến mức độ sự khôn ngoan vẫn còn dẫn dắt lòng mình.
Kết quả vua Sa-lô-môn nhận ra sự vui sướng bởi rượu – dù được kiểm soát như vậy chỉ là hư không và là điên dại mà thôi (câu 1-2).
- 2:4-16, vua Sa-lô-môn đã xây dựng cho ông một cuộc sống giàu có, với cảnh đẹp hoa thơm, với bao nhiêu người phục vụ, với của cải châu báu chất chứa đầy đủ, được tôn trọng, nói chung (câu 10) chẳng từ điều gì mong muốn.
Kết quả mà Sa-lô-môn nhận được là gì?
Câu 14b, chúng ta nghe vua Sa-lô-môn nói: “dầu vậy, ta nhìn thấy hai đàng (người khôn ngoan và kẻ ngu muội) cùng gặp một số phận về sau.
Câu 16b, … Phải, người khôn ngoan chết cũng như kẻ điên cuồng.
Câu 14b, chúng ta nghe vua Sa-lô-môn nói: “dầu vậy, ta nhìn thấy hai đàng (người khôn ngoan và kẻ ngu muội) cùng gặp một số phận về sau.
Câu 16b, … Phải, người khôn ngoan chết cũng như kẻ điên cuồng.
- 7:27-29, Sau khi bày tỏ nhận định của mình về cuộc sống vui chơi và hưởng thụ, đến đoạn 7:28, vua Sa-lô-môn đã nói đến kinh nghiệm của ông về cuộc sống tình cảm, ông đã bày tỏ một sự thất vọng hoàn toàn khi tuyên bố: trong một ngàn người đờn ông ta đã tìm được một người; còn trong cả thảy người đờn bà ta chẳng tìm được một ai hết.
Để biết được tại sao một ông vua khôn ngoan như Salômôn lại thất vọng trong tình trường như thế, chúng ta phải đọc lại cách mà vua Salômôn tìm kiếm những người vợ cho ông, đã được Kinh thánh ghi lại trong sách Các Vua thứ nhất:
I Vua 11:1-2, vua Salômôn đã cưới vợ là những người nữ ngoại bang, chúng ta không thấy một người Y-sơ-ra-ên nào được Salômôn cưới. Rõ ràng Salômôn đã đi theo đường lối lòng mình muốn, và dùng hôn nhân như một giải pháp ngoại giao với các nước chung quanh. Một động cơ xấu đã đưa đến một kết quả xấu, ông không tìm cho mình một người vợ, mà chỉ tìm cho mình những phương tiện.
Kết quả ông phải nhìn nhận: Đức Chúa Trời dựng nên con người trong sạch, tình yêu trong sạch, nhưng tại con người là chính ông lợi dụng tình yêu làm điều không trong sạch. Cuối cuộc đời ông không tìm thấy gia đình – trong đó có vợ và con – như một nơi đáng tin cậy; trong khi ngoài triều đình là những người xa lạ, ít nữa ông cũng tìm được một vài người tin cậy, chia xẻ ưu tư.
I Vua 11:1-2, vua Salômôn đã cưới vợ là những người nữ ngoại bang, chúng ta không thấy một người Y-sơ-ra-ên nào được Salômôn cưới. Rõ ràng Salômôn đã đi theo đường lối lòng mình muốn, và dùng hôn nhân như một giải pháp ngoại giao với các nước chung quanh. Một động cơ xấu đã đưa đến một kết quả xấu, ông không tìm cho mình một người vợ, mà chỉ tìm cho mình những phương tiện.
Kết quả ông phải nhìn nhận: Đức Chúa Trời dựng nên con người trong sạch, tình yêu trong sạch, nhưng tại con người là chính ông lợi dụng tình yêu làm điều không trong sạch. Cuối cuộc đời ông không tìm thấy gia đình – trong đó có vợ và con – như một nơi đáng tin cậy; trong khi ngoài triều đình là những người xa lạ, ít nữa ông cũng tìm được một vài người tin cậy, chia xẻ ưu tư.
- Từ những kinh nghiệm như vậy, Sa-lô-môn đã viết lại thành sách Truyền Đạo mà chúng ta có.
- Chúng ta có những kinh nghiệm của Salômôn để làm gì? Chắc chắn Đức Chúa Trời đã cho phép sách Truyền Đạo được ghi vào Kinh thánh và Lời Chúa bao giờ cũng để chúng ta đọc và làm theo. Không phải để làm vua, xây dựng cung vàng điện ngọc cho mình, nhưng để chúng ta nhận rõ những bươn chảy, suốt bao nhiêu năm dài đầu tắt mặt tối tìm cho mình sự vui sướng nào đó, hãy nhìn vua Salômôn thì biết.
- Chúng ta không khôn hơn Salô-môn, không giàu như Salômôn, không có nhiều điều kiện hưởng thụ như Salômôn, nhưng chúng ta có đầy ắp kinh nghiệm của Salômôn, thế thì xin Chúa cảm động lòng anh chị em dừng bớt sự bon chen giữa đời nầy, để lo một chút linh công, vì linh công sẽ còn hoài.
III/. TÁC GIẢ LÀ NGƯỜI TRUYỀN ĐẠO:
- Truyền. 1:1,
- Chức danh “Người Truyền đạo” ở đây cũng có nghĩa là một Giáo-sư (Teacher), tức là một người dạy dỗ. Nếu ghép hai chức vụ nầy lại, chúng ta có một chức vụ như Tân Ước thường gọi, ấy là chức vụ “Mục-sư và Giáo-sư” (Êph. 4:11).
- Đây là một chức vụ kép hàm ý, người nầy truyền cái Đạo như một sự dạy dỗ, hay nói cách khác: Người nầy dạy dỗ những điều giống như truyền một cái Đạo.
- Hầu hết các nhà giải nghĩa Kinh thánh đều nhìn nhận sách Truyền Đạo được viết ra khi Salômôn đã già, rút tỉa bao nhiêu kinh nghiệm trong cuộc sống.
- Câu hỏi được đặt ra là Sa-lô-môn có đủ tư cách để làm một người Truyền đạo dạy dỗ không? Dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều trả lời là có và Chúa cũng đã trả lời là có qua việc Chúa cho phép sách Truyền đạo được liệt vào Kinh thánh.
- Tại sao chúng ta phải đặt vấn đề về tư cách của Salômôn làm người Truyền đạo? Vì như chúng ta đã học qua những việc Salômôn làm khi ông làm vua tại Giê-ru-sa-lem, ông đã gây nhiều tội lỗi từ sự cám dỗ của các hoàng hậu, đến nỗi Đức Chúa Trời đã từ bỏ ông (I Vua 11:9-11).
- Cảm ơn Chúa, nói đến tư cách của Salômôn, chúng ta cũng nhớ đến tư cách của Sứ đồ Phao-lô, và Phaolô đã nói về tư cách của ông trong thư I Timôthê 1:13-15, những sự phạm thượng, bắt bớ, hung bạo, mà ông đã làm, ấy là lúc ông ngu muội chưa tin; còn chức vụ mà ông có được là do ân điển của Chúa cứu ông và ban cho ông.
- Cảm ơn Chúa,
- Salômôn không truyền cái đạo ăn chơi cho chúng ta.
- Salômôn không truyền cái đạo mê mẫn tìm kiếm cho mình cuộc sống tạm trên đất, bỏ qua việc Chúa.
- Nhưng Salômôn truyền một lời cảnh báo cho Cơ-Đốc nhân chúng ta ngày nay: Tất cả những gì chúng ta tìm kiếm, lao khổ để mong có được trong đời nầy mà không dành cho Chúa, ĐÓ CHỈ LÀ HƯ KHÔNG THEO LUỒNG GIÓ THỔI, chỉ là dã tràng xe cát Biển Đông, chỉ là một con số không (0).
- Ngày nay chúng ta đọc lại những lời của Salômôn và nghe ông nhận mình là người Truyền đạo, có thể chúng ta nghĩ rằng một ông già sống đến 70, 80 tuổi, mới chịu dâng mình làm người Truyền đạo cho Đức Chúa Trời, thì quá muộn, quá trễ. Đúng thế, nhưng còn chúng ta thì sao, hôm nay có là quá trễ để dành một cơ hội lo LINH CÔNG là thứ còn hoài, còn đời đời không? Hay là anh chị em đợi đến ngày mai? Hôm nay có thể là còn quá sớm, nhưng ngày mai thì e rằng quá trễ.
Đề mục: TRUYỀN ĐẠO III (TUỔI TRẺ VỚI SÁCH TRUYỀN ĐẠO)
Kinh thánh: Truyền đạo 11:9-10
Câu gốc: Truyền đạo 11:9
Mục đích: Nhơn ngày Valentine (Ngày Tình yêu), nhắc nhở các Cơ-Đốc nhân trẻ cẩn thận trong đời sống tình cảm.
I/. NIỀM VUI TUỔI TRẺ:
- Truyền đạo 11:9a, Hỡi kẻ trẻ kia, hãy vui mừng trong buổi thiếu niên, khá đem lòng hớn hở trong khi còn thơ ấu, hãy đi theo đường lối lòng mình muốn, và nhìn xem sự mắt mình ưa thích…
- Tuổi trẻ là bao nhiêu tuổi?
- Tác giả sách Truyền đạo đã phân định giới hạn của tuổi trẻ là từ THIẾU NIÊN.
- Thiếu Niên là đã thấy khác với Thiếu Nhi – vì NHI là nhỏ. Rõ ràng Thiếu Niên bây giờ không còn nhỏ nữa, mà bắt đầu mang dáng vẻ của một người lớn, vì từ Thiếu Niên trở đi, người ta sẽ cứ gọi: Thiếu niên, Thanh niên, Tráng Niên, Trung Niên, Cao Niên, Lão Niên.
- Dù vậy, hai chữ Thiếu Niên cũng cho thấy các em còn THIẾU, Tác giả sách Truyền đạo dùng một nhóm từ ngữ để nhắc chỗ còn thiếu đó: CÒN THƠ ẤU, nghĩa là tuổi Thiếu Niên vẫn còn vướng vít thời thơ ấu. Chưa gột sạch những gì của thơ ấu. Cho nên người ta thường gộp chung tuổi Thiếu Niên với Thanh Niên, có khi gọi là Thanh-Thiếu-Niên.
- Tuổi Thanh Thiếu Niên là lứa tuổi có nhiều niềm vui hơn bất cứ lứa tuổi nào.
- Vì niềm vui của các cháu bé (baby) là bình sữa, và được bồng bế. Dù cha mẹ của các cháu bé có cho các cháu nhiều tiền, hoặc cho của cải, nhà lầu, xe hơi… gì đi nữa, các cháu bé sẽ không bao giờ quan tâm, không bao giờ vui, trừ ra khi cho các cháu bình sữa và bồng bế cháu lên.
- Niềm vui của lứa tuổi thiếu nhi là những trò chơi, những món đồ chơi (toy), những quà bánh, những bộ áo quần mới. Những bạn trai, bạn gái thiếu nhi đối với các em, có khi trở thành những đối thủ nếu bị chia bớt đồ chơi.
- Tuổi già thì niềm vui còn đơn giản hơn nữa: có thể chỉ là gia đình với con cháu quay quần, một vài ván cờ, một tách trà nóng, một ly cà-phê, hoặc là một quyển sách…
- Nhưng tuổi trẻ, tuổi thiếu niên, Thanh niên thì bao gồm những niềm vui của tất cả các lứa tuổi và còn cộng thêm niềm vui TÌNH CẢM, TÌNH YÊU nữa.
- Tác giả sách Truyền Đạo đã tả vẻ tánh chất của niềm vui tuổi trẻ rất đặc biệt:
- Vui mừng, hớn hở như thuở còn thơ, nghĩa là vui cách vô tư
- Niềm vui của tuổi trẻ là niềm vui theo lòng mình muốn, theo sự mắt mình ưa thích, mà không cần quan tâm hậu quả.
- Chúng ta có thể thấy loại niềm vui tuổi trẻ nầy qua đời sống của Sam-sôn được ghi trong sách Các Quan Xét đoạn 14 câu 1-3,
- Câu 1, Sam-sôn THẤY một người nữ trong vòng các con gái Philitin.
- Câu 2, Sam-sôn THÍCH cô gái đó.
- Câu 3, Sam-sôn đi theo đường lối lòng mình muốn, theo điều mắt ưa thích.
- Đó là lần thứ nhất, lần thứ hai, Sam-sôn cũng THẤY thì THÍCH, rồi MUỐN,. Sách Các Quan Xét đoạn 16:1 ghi lại: San-sôn đi đến Ga-xa, thấy một kỵ nữ ở đó, bèn đi vào nhà nàng.
- Hậu quả loại niềm vui tuổi trẻ nầy là gì? Anh Chị em đã biết rồi, Sam-sôn đã bị thất bại, bị người Philitin bắt, bị móc mắt – cái đôi mắt cứ thấy thích là đến, rồi chết chung với kẻ chẳng tin.
- Các Bạn Trẻ ơi, Lịch sử ngày Tình yêu (Valentine’s Day) là ngày mà Thánh Valentine bị giết chết vì phản đối lại lịnh cấm Tuổi Trẻ yêu nhau của vua. Một lịnh cấm Tuổi Trẻ yêu nhau là một sự sai lầm; nhưng để phản đối lại lịnh trên mà lại cổ súy cho một loại tình yêu theo lòng mình muốn, theo mắt mình ưa thích, thì các bạn nên đọc lại cuộc đời của Sam-sôn để tỉnh thức.
- Và cá nhân của tác giả sách Truyền Đạo, là vua Salômôn, với một tuổi trẻ đi theo đường lối lòng mình muốn, theo mắt mình ưa thích, đã không kết thúc ở câu 9 phần a, nhưng ông đã viết tiếp phần b của câu 9.
II/. CÁI THẮNG CHO TUỔI TRẺ:
- Truyền. 11:9b, nhưng phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi ngươi đến mà đoán xét.
- Tôi muốn ví phần a của câu 9 nầy là tác giả sách Truyền Đạo giao cho tuổi trẻ một chiếc xe mới, rất hoàn hảo với tốc độ nhanh, có thể chạy bất chấp điều kiện địa hình, thời tiết.
- Cảm ơn Chúa, tác giả sách Truyền Đạo không ngừng ở đó, vì ông biết rằng chạy chiếc xe đó sẽ rất nguy hiểm, chắc chắn dẫn đến chết người. Do đó ông đã ráp cho chiếc xe một CÁI THẮNG.
- Cái THẮNG đó là gì?
- Cái THẮNG đó là Người trẻ tuổi phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi Người Trẻ tuổi đến mà đoán xét.
- “Việc ấy” là việc gì? “Việc ấy” là niềm vui đi theo đường lối lòng mình muốn, xem sự mắt mình ưa thích.
- Tác giả sách Truyền Đạo noí rằng, dĩ nhiên các tuổi trẻ có quyền sống theo ý thích riêng của mình, làm theo điều mình muốn. Các bạn trẻ thường đòi hỏi như vậy, nhất là trong xã hội của Nước Mỹ.
- Thật ra, những người Mỹ đi trước họ muốn khích lệ con cái của họ đến một độ tuổi nào biết tự đứng trên chân của mình, không ỷ lại vào cha mẹ. Đó là một ý tốt. Tuy nhiên, ý tốt đó đã bị hiểu sai thành một thứ đòi hỏi vì cho rằng sống với cha mẹ, với sự dạy dỗ của cha mẹ là một sự mất tự do.
- Chính Chúa Jêsus đã nói đến sự hiểu sai nầy của người trẻ tuổi trong câu chuyện NGƯỜI CON TRAI HOANG ĐÀNG, được ghi lại trong sách Tin Lành Luca 15:11-24
- Câu 12,tại sao Chúa Jêsus không nói người con lớn đòi chia? Vì người con lớn tượng trưng cho những người đã thành niên, đã biết lập thân rồi – ít nhất cũng ba mươi tuổi rồi – tam thập nhi lập.
- Câu 12, việc chia gia tài của cha cho con là việc đương nhiên phát xuất từ ý tốt của cha mẹ, nhưng người em đã hiểu lầm đó là một việc đòi hỏi.
- Kết quả là gì? Người em đã như chiếc xe không thắng bị tuột dốc để rồi rớt xuống vực sâu cuộc đời. Từ vực thẳm cuộc đời, người em đã khám phá ra mình thiếu cái thắng: … con đã đặng tội với trời và với cha (Luca 15:18, 21). Cái thắng đó là một người cha – một gia đình trên đất, và một Đức Chúa Trời trong tâm linh nó.
- Kinh thánh đã ghi thuật cho các bạn trẻ những câu chuyện về loại tình yêu không có thắng với những hậu quả khủng khiếp:
- Sáng thế ký 34:1-2, tình yêu không có thắng của hoàng tử Si-chem đã làm cho dân thành Si-chem rơi vào thảm cảnh.
- II Samuên 13:11-14, tình yêu không thắng của người trẻ là hoàng tử Am-nôn đã giết chàng chết
- Và một lần nữa tôi muốn nhắc các bạn trẻ loại tình yêu không có thắng của Sam-sôn đã khiến Sam-sôn chết trong tuổi nhục, chết chung với kẻ chẳng tin.
- Lời Chúa phán: Hỡi kẻ trẻ kia, … phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi ngươi đến mà đoán xét.
- Chúng ta nói rất nhiều đến Đức Chúa Trời đoán xét tội nhơn là những người không chịu tin Chúa; chúng ta nói rất nhiều về Đức Chúa Trời đoán xét công việc chúng ta làm cho Chúa như Phaolô nói trong I Côrintô 3:9-15; hôm nay Thánh Linh Đức Chúa Trời phán với Cơ-Đốc nhân chúng ta, đặc biệt là với những người trẻ: Đức Chúa Trời cũng đoán xét sự hưởng thụ niềm vui của các bạn, Đức Chúa Trời cũng đoán xét chuyện tình cảm, tình yêu của các bạn nữa.
- Nguyện Chúa bày tỏ cho các bạn thấy mối nguy hiểm của đường lối lòng mình muốn, của việc theo mắt mình ưa thích, là mau mau thắng lại. Nói cách rõ hơn, các bạn hãy mời Chúa ngự vào đời sống của các bạn và để Ngài điều khiển chiếc xe Vui Mừng của bạn, kể cả chiếc xe hoa tình yêu.
III/. LIỀU THUỐC CỦA TUỔI TRẺ:
- Truyền Đạo 11:10.
- Nếu chúng ta đọc hoặc học nơi các sách hoặc các Trường đời nầy về những vấn đề của người trẻ tuổi, đặc biệt là về phương diện tình cảm, tình yêu, anh chị em sẽ thấy có hai khuynh hướng:
- Khuynh hướng thứ nhất là thả nổi vấn đề: tức là chỉ nói hoặc dạy cho biết, rồi để chúng ta tự do quyết định, nếu không muốn nói là ngầm khuyến khích chúng ta sống theo đường lối lòng mình muốn và theo mắt mình ưa thích.
- Khuynh hướng thứ hai là cấm đoán: công khai hoặc ngầm cấm đoán, vì xem nó như một việc xấu xa, dung tục, không nên nói đến giữa Hội thánh, giữa Cơ-Đốc nhân.
- Cảm ơn Chúa, Lời Chúa là Kinh thánh không bao giờ dạy theo những khuynh hướng như vậy. Bằng cớ là sách Truyền Đạo 11:9-10
- khởi sự với sự đồng cảm tâm sinh lý của tuổi trẻ, nhìn nhận tuổi trẻ là tuổi của niềm vui, của những ước muốn kể cả ước đi theo ý riêng của mình, bất chấp hệ quả tốt hay xấu.
- Cảnh cáo như một lời nhắc nhở người trẻ phải nghĩ đến hệ quả của những việc mình làm, không phải chỉ chịu trách nhiệm với con người, mà còn trách nhiệm với Đức Chúa Trời nữa.
- Bây giờ đến câu 10, Lời Chúa ban cho chúng ta một liều thuốc, một giải pháp, để giải sầu khỏi lòng ngươi - sống vui trong hiện tại; cất điều tai hại khỏi xác thịt ngươi – tránh được những hậu quả xấu cho tương lai trên đất và tương lai đời đời..
- Liều thuốc hay Giải pháp đó là gì?
- Liều thuốc hay Giải pháp đó được ghi trong 12:1, HÃY TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HÓA NGƯƠI! Nghĩa là phải lo nhìn biết Đức Chúa Trời; để Chúa làm chủ đời sống mình.
- Sách Sáng thế ký đoạn 39:7-10 ghi lại gương của Giô-sép trước sự cám dỗ của vợ quan thị vệ Phô-ti-pha. Liều thuốc hay bí quyết để Giô-sép giải sầu khỏi lòng mình, tránh điều tai hại cho xác thịt mình được Giô-sép công bố dứt khoát: THẾ NÀO TÔI DÁM LÀM ĐIỀU ĐẠI ÁC DƯỜNG ẤY, MÀ PHẠM TỘI CÙNG ĐỨC CHÚA TRỜI SAO?
- Chính sự kính sợ Đức Chúa Trời, sợ phạm tội cùng Đức Chúa Trời, ý tưởng đó, lòng tin đó, đã giữ Giô-sép giải sầu khỏi lòng mình và tránh điều tai hại của xác thịt, và cũng nhờ liều thuốc kính sợ Chúa trong tuổi trẻ, Giô-sép đã được Chúa thưởng.
- Với tất cả kinh nghiệm của mình, tác giả sách Truyền Đạo là Salômôn đã khuyên chúng ta khá giải sầu… , khá cất điều tai hại… bằng cách tưởng nhớ Đức Chúa Trời Tạo hóa, ngay lúc thiếu niên, lúc xuân xanh, lúc còn trẻ, trước khi không còn cơ hội – có thể là như ông, đến già 80 tuổi vẫn còn phải sầu khổ, phải chịu hậu quả tai hại của xác thịt.
- Người ta bảo: Cơ hội là người khách khó tánh, đi rồi không quay lại. Lời Chúa hôm nay dạy: Tuổi trẻ là cơ hội giải sầu, tránh tai hại, là ngắn, là mau qua theo luồng gió thổi, đừng để cơ hội qua đi!
Đề mục: ÂM PHỦ
Kinh thánh: Truyền Đạo 9:9-10
Mục đích: Học về lẽ đạo Âm Phủ trong sách Truyền Đạo để khích lệ con cái Chúa hết lòng lo phục vụ Chúa đang khi còn cơ hội trên đất.
I/. ÂM PHỦ LÀ NƠI NÀO?
- Nhiều người, nhất là người Việt nam chúng ta, nghe nói đến ‘Âm Phủ’ là thường nghĩ ngay đến hình ảnh địa ngục theo Giáo thuyết Phật giáo, họ cho đó là nơi có 18 tầng để hình phạt những người phạm tội nơi dương thế.
- Người Việt nam chúng ta chịu ảnh hưởng sâu đậm của giáo thuyết Phật giáo, nên khi tin Chúa Jêsus, trở nên Cơ-Đốc nhân, đa số cũng còn mang theo mình ý tưởng Âm Phủ giống như vậy.
- Cảm ơn Chúa, qua Kinh thánh là Lời Đức Chúa Trời, chúng ta được giải thích rõ ràng về Âm Phủ:
- Truyền Đạo 9:10, Vì dưới Âm phủ. Những chữ DƯỚI, là một cách nói để mô tả so với TRÊN Thiên đàng, hàm ý Âm Phủ là nơi thấp hèn. Một số người nghĩ rằng DƯỚI là ở dưới mặt đất nầy, thật ra nay chỉ là cách nói tượng trưng trong ngôn ngữ. Do đó một số người cũng đôi khi dùng chữ MỒ MẢ để chỉ về Âm phủ.
- Truyền Đạo 9:10, “Vì dưới Âm phủ là nơi ngươi đi đến. Nhóm từ “nơi ngươi đi đến”, chỉ về nơi ở của người chết, nhưng không phải là Địa ngục hay Hồ lửa, nghĩa là không phải là nơi cuối cùng mà con người phải đến.
- Đặc biệt, chính Chúa Jêsus đã giải thích cho chúng ta hiểu được Âm phủ rõ ràng hơn nữa qua câu chuyện về “Người nhà giàu và La-xa-rơ” trong sách Luca 16:22-31.
- Câu 23-24, Chúa Jêsus phán rằng: Người giàu qua đời, người ta đem chôn … và người giàu ở nơi Âm phủ…
BỊ ĐAU ĐỚN,
BỊ KHÁT NƯỚC ĐẾN NỖI THÈM MỘT CHÚT NƯỚC NƠI ĐẦU NGÓN TAY CHẤM VÀO LƯỠI
BỊ KHỔ TRONG LỬA QUÁ ĐỖI
Rõ ràng người giàu ở nơi Âm phủ là để bị hình phạt, nhưng chưa phải là thứ hình phạt cực điểm của Địa ngục hay hồ lửa.
BỊ KHÁT NƯỚC ĐẾN NỖI THÈM MỘT CHÚT NƯỚC NƠI ĐẦU NGÓN TAY CHẤM VÀO LƯỠI
BỊ KHỔ TRONG LỬA QUÁ ĐỖI
Rõ ràng người giàu ở nơi Âm phủ là để bị hình phạt, nhưng chưa phải là thứ hình phạt cực điểm của Địa ngục hay hồ lửa.
- Câu 23-24 cũng mô tả một trạng thái khác của người giàu nơi Âm phủ. Người giàu nầy (chắc chắn ở nơi Âm phủ thì đã không còn giàu nữa, bây giờ Chúa Jêsus gọi như vậy để nhắc chúng ta nhớ người ấy vốn giàu khi còn sống trên đất )
CẢM NHẬN ĐƯỢC SỰ ĐAU ĐỚN, KHỐN KHỔ mà ông đang bị hình phạt nơi Âm phủ
BIẾT ĐƯỢC ÁP-RA-HAM là Tổ phụ của mình. Người giàu nầy là người Y-sơ-ra-ên vì có Áp-ra-ham là Tổ phụ; người nầy cũng có thể là Cơ-Đốc nhân, vì có Áp-ra-ham là Tổ phụ đức tin.
BIẾT XIN NƯỚC.
BIẾT TRANH CÃI VỚI ÁP-RA-HAM (câu 27-30)
BIẾT ĐƯỢC ÁP-RA-HAM là Tổ phụ của mình. Người giàu nầy là người Y-sơ-ra-ên vì có Áp-ra-ham là Tổ phụ; người nầy cũng có thể là Cơ-Đốc nhân, vì có Áp-ra-ham là Tổ phụ đức tin.
BIẾT XIN NƯỚC.
BIẾT TRANH CÃI VỚI ÁP-RA-HAM (câu 27-30)
- Câu 22, trong lúc ấy, La-xa-rơ hình bóng về những người tin Chúa và trung tín với Chúa, thì được ở một nơi gọi là LÒNG CỦA ÁP-RA-HAM, là một nơi thỏa lòng không còn đói khát nữa, phước hạnh, được yên ủi (câu 25)
- Qua câu chuyện Chúa Jêsus thuật kể nầy, các nhà Thần học công nhận rằng Âm Phủ có hai phần: một phần dành cho người thiện được gọi là “lòng Áp-ra-ham”, tức là nơi dành cho người biết và tin nhận Chúa; một phần là nơi dành cho những người biết Chúa mà không tin nhận Chúa, như người nhà giàu. Hai bên cách nhau một vực sâu không thể qua lại, không thể thay đổi nhau được.
- Điều quan trọng mà sách Truyền đạo 9:10 phần b nhấn mạnh là: Vì dưới Âm phủ là nơi ngươi đi đến, CHẲNG CÓ VIỆC LÀM, CHẲNG CÓ MƯU KẾ, CŨNG CHẲNG CÓ TRI THỨC, HAY LÀ SỰ KHÔN NGOAN.
- Nghĩa là sau khi qua đời nầy, tất cả chúng ta – dù tin Chúa hay không tin Chúa – đều sẽ không còn cơ hội:
- Người không tin Chúa sẽ không còn cơ hội để tin Chúa nữa, như lời của Áp-ra-ham nói với người nhà giàu: chúng nó phải nghe lời các đấng ấy!
- Người tin Chúa rồi như Cơ-Đốc nhân chúng ta thì sẽ không còn cơ hội để phục vụ Chúa hầu được khen thưởng, e rằng còn có thể bị khiển trách như người đày tớ biếng nhác trong sách Tin Lành Mathiơ 25:26-30.
- Xin Chúa cảm động lòng anh chị em cơ hội Chúa cho chúng ta còn trên đất là quí báu biết dường nào để tận dụng phục vụ Chúa, chớ không phải để chỉ lo giàu sang như người nhà giàu trong sách Luca, hầu cho không ai hối tiếc như người nhà giàu ấy, trước khi đi vào cõi đời đời.
II/. CẢNH TRẠNG VỀ ÂM PHỦ:
- Chữ Âm phủ đầu tiên xuất hiện trong Kinh thánh là lời của Gia-cốp nói với các con trai mình sau khi hay tin đứa con mà ông yêu thong nhất là Giô-sép đã chết. Gia-cốp nói:“Ta để tang luôn xuống chốn âm phủ cùng con ta… (Sáng. 37:35).
- Lời nói của Gia-cốp bày tỏ Âm phủ là nơi người chết sẽ đến.
- Vì thế, chính Cứu Chúa Jêsus Christ cũng đã xuống nơi Âm phủ sau khi chịu chết trên Thập tự giá. Thánh Phierơ đã giải thích sự kiện trọng đại về việc Chúa Jêsus xuống Âm phủ trong thư I Phierơ 3:19-20 như sau: “Ấy bởi đồng một linh hồn đó, Ngài đi giảng cho các linh hồn bị tù, tức là kẻ bội nghịch, thuở trước, về thời kỳ Nô-ê,…
- Mục đích của Chúa Jêsus xuống Âm phủ không phải như những người thiện hay ác, nhưng Chúa Jêsus xuống Âm phủ để GIẢNG TIN LÀNH cho số người từ thời Nô-ê chưa có cơ hội nghe Tin lành.
- Kết quả của việc Chúa Jêsus giảng Tin lành nơi Âm phủ nầy, được Thánh Phao-lô ghi lại trong thư Ê-phê-sô 4:8 bằng cách trích dẫn Thi thiên thứ 68:18, là Ngài đã lên nơi cao, dẫn muôn vàn phu tù khi Chúa sống lại từ kẻ chết.
- Vì thế, căn cứ vào lời của Thánh Phao-lô tiết lộ trong thư Phi-líp đoạn 1:23, Phao-lô nói rằng ông muốn được đi ở với Chúa, là điều rất tốt hơn, nghĩa là một Cơ-Đốc nhân như Phao-lô qua đời là tức thì ở với Chúa, không còn phải vào Âm phủ nữa, các nhà Thần học tin rằng sau khi Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết, thì phần dành cho người thiện nơi Âm phủ đã không còn nữa, chỉ còn nơi dành cho kẻ ác – tức là nơi dành cho những người không tin Chúa.
- Câu Kinh thánh cuối cùng đề cập đến Âm phủ là Khải huyền đoạn 20:13-14. Hai câu Kinh thánh nầy nói đến hai việc liên quan đến Âm phủ:
- Câu 13, Trong giờ phút trước Tòa Án Lớn và Trắng, tức là Tòa chung thẩm của Đức Chúa Trời, ngoài những phương tiện chứa người chết như Biển, Đất, Sự chết, thì Âm phủ cũng đem trả lại tất cả những người nó đã có, nghĩa là giờ phút cuối cùng nầy, tất cả những người không tin Chúa từ buổi sáng thế đến ngày phán xét chung thẩm nầy, đều sẽ sống lại để chịu phán xét là tùy theo công việc mình đã làm.
- Câu 14, Sau khi kết thúc phiên phán xét cuối cùng, Âm phủ cũng như Sự chết đã xong chức trách của nó, cũng bị quăng xuống hồ lửa đời đời. Như vậy trong cõi Trời Mới Đất Mới, sẽ không còn Sự chết và Âm phủ nữa.
- Cảm ơn Chúa, bởi ân điển và yêu thương của Chúa, Cơ-Đốc nhân chúng ta không cần phải quan tâm đến nơi nào khác ngoài Thiên đàng vinh hiển.
- Nguyện Chúa ban phước để tất cả chúng ta có mặt tại đây hôm nay bất cứ khi nào từ giã thế giới nầy đều sẽ được đến Thiên đàng, không một ai phải vào Âm phủ để rồi bị quăng vào Hồ lửa đời đời, bởi vì chúng ta đã tin quyết nơi Chúa Jêsus Christ.
III/. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI ÂM PHỦ:
- Tất cả chúng ta đều đã biết Âm phủ là nơi nào rồi; cũng đã biết Cảnh trạng nơi Âm phủ như thế nào, câu hỏi chúng ta đặt ra trong giờ nầy là: Vậy thì Thái độ của chúng ta trong giờ phút nầy ra sao?
- Trở lại sách Truyền Đạo 9:9-10, Nhà Truyền Đạo là Sa-lô-môn đã khuyên dạy thái độ có cần của chúng ta:
- Trọn các ngày của đời hư không ngươi, mà Đức Chúa Trời ban cho ngươi dưới mặt trời, hãy ở vui vẻ cùng vợ mình yêu dấu…
Đời người hư không! Không phải tác giả bi quan, mà sau bao kinh nghiệm của một đời sống làm mọi sự theo sức riêng, tài năng riêng, mục đích để hưởng thụ riêng, Salômôn tỉnh ra biết tất cả chỉ là những chuỗi ngày vô ích và ngắn ngủi, điều còn lại là Salômôn khuyên bảo vệ hạnh phúc gia đình – một thứ hạnh phúc mà người giàu và khôn ngoan như Salômôn không có được.
- Mọi việc tay ngươi làm được, hãy làm hết sức mình…
Thái độ thứ hai phải có là tận dụng thì giờ để làm hết sức mình. Tận dụng hết sức mình để làm việc gì? Rõ ràng từ đoạn 1 đến đoạn 8, tác giả đã làm hết sức mình cho chính mình và ông biết đó chỉ là việc hư không. Thế thì còn việc gì hơn là tận dụng thì giờ để đầu tư vào công việc Chúa.
- Tôi nghĩ rằng câu chuyện về người Nhà Giàu và La-xa-rơ là một thí dụ minh họa rõ nhất cho Cơ-Đốc nhân ta về thái độ cần có trước khi đi vào cõi đời đời:
- Thái độ sống trên đất của người nhà giàu là đáng trách. Dĩ nhiên Chúa không trách vì người ấy giàu, nhưng Chúa trách vì người ấy chỉ lo làm giàu và hưởng thụ cái giàu của mình, giống như người nhà giàu trong Luca đoạn 12:19-21.
Giàu là một cái ơn của Chúa cho, không phải là cái tội đáng trách, nhưng không biết dùng sự giàu có của Chúa cho để làm giàu nơi Nước Đức Chúa Trời, thì đó là một cái tội.
- Nghèo như La-xa-rơ, đến nỗi phải đi xin ăn nhờ nơi người bạn giàu của mình, đến nỗi khi chết cũng không có ai chôn, phải nhờ Người Ta hay người khác không phải người thân chôn.
Dù vậy, nghèo mà biết sống trung tín, không vì nghèo mà chối bỏ đức tin, không vì nghèo mà không góp phần công việc Chúa được thì quí biết dường nào.
- Giữa chúng ta có những người giàu và cũng có những người nghèo, đó không phải là vấn đề. Lẽ thật Kinh thánh muốn nói là Chúa muốn người giàu cũng như người nghèo đều biết rằng cả hai đều sẽ phải bước vào cõi đời đời, cho nên đang lúc còn sống, xin Chúa cho chúng ta biết làm hết sức mình cho công việc Chúa, hầu khi qua đời nầy, không ai trong chúng ta hối tiếc và không ai trong chúng ta bị Chúa quở trách.Muốn thật hết lòng!
Đề mục: TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HÓA
Kinh thánh: Truyền Đạo 12:1-7
Câu gốc: Truyền Đạo 12:1
Mục đích: Nhắc nhở con cái Chúa làm việc gì cũng phải nhớ đến Chúa.
I/. TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HÓA NHƯ THẾ NÀO?
- Theo nghĩa tiếng Việt của chúng ta gồm hai từ ghép lại là:
- TƯỞNG là nghĩ đến.
- NHỚ là ghi lại để khỏi bị quên.
- Như vậy, TƯỞNG NHỚ là chẳng những nhớ mà còn thường nghĩ đến.
- Có việc chúng ta nhớ, nhưng lại ít nghĩ đến. Giống như trong bộ nhớ của máy vi tính, chúng ta ghi lại nhiều chương trình, nhưng ít khi sử dụng đến.
- Trong bản Kinh thánh tiếng Anh Living Bible, đã dịch chữ TƯỞNG NHỚ là Đừng để sự kích động tuổi trẻ nào khiến ngươi quên Đấng tạo Hóa ngươi…
- Thế thì có rất nhiều người nhớ có một Đức Chúa Trời tạo hóa, nhưng lại ít khi nghĩ đến Ngài, hay nói cách khác, ai cũng nhìn biết có một Đức Chúa Trời Tạo Hóa, nhưng vì một sự hấp dẫn, kích động nào đó trong đời sống khiến họ quên Ngài.
- Rôma 1:21, Phao-lô nói về cảm nghĩ của loài người đối với Đức Chúa Trời Tạo Hóa: “Vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm”.
- Qua nội dung của sách Truyền Đạo, ngay đoạn 1, chúng ta thấy tác giả đã nhớ đến Đức Chúa Trời (1:13), và suốt mười một đoạn, đoạn nào tác giả cũng nhớ đến Đức Chúa Trời, nhưng dù vậy, chính tác giả và những người chung quanh mà tác giả biết đến, đã không TƯỞNG NHỚ Đức Chúa Trời, họ cứ làm việc theo ý riêng của họ, họ cứ làm giàu, tìm kiếm cuộc sống sung sướng tạm trên đất cho chính họ.
- Như chúng ta đã biết, tác giả sách Truyền Đạo là vua Sa-lô-môn. Thế thì chúng ta phải đặt câu hỏi ở đây: SA-LÔ-MÔN CÓ TƯỞNG NHỚ CHÚA KHÔNG? Căn cứ vào đời sống của Sa-lô-môn, câu trả lời của tôi là KHÔNG, Sa-lô-môn NHỚ nhưng không TƯỞNG đến Chúa.
- Tại sao tôi nói như vậy?
- Chúng ta có thể xem sách Các Vua thứ I, từ đoạn 3 đến đoạn 11:
- I Vua 3:6-9, Sa-lô-môn nhìn nhận ngôi vua ông có được là do lòng yêu thương của Chúa đối với Đa-vít là cha của vua, và nhìn nhận sự thiếu năng lực của chính mình.
- I Vua 6:37 và 7:1, đến thời gian nầy, vua Sa-lô-môn đã rất nổi tiếng và chúng ta thấy ông vẫn còn nhớ Chúa, nhưng ông dành cho Chúa 7 năm, còn dành cho chính ông 13 năm, nghĩa là Chúa chỉ là một phân nửa đối với ông.
- I Vua 10:, Đến lúc nầy thì người ta chỉ còn nghe nói đến Sa-lô-môn mà không còn nghe về Đức Chúa Trời của Sa-lô-môn nữa.
- I Vua 11:4-6, rõ ràng Sa-lô-môn vẫn còn nhớ Chúa, nhưng ông không TƯỞNG đến Chúa nữa.
- Như chúng ta đã biết, các Nhà Giải nghĩa Kinh thánh hầu hết cho rằng Sa-lô-môn viết sách Truyền Đạo lúc ông đã già, nghĩa là đã nhìn thấy kết quả của một đời sống NHỚ CHÚA mà KHÔNG TƯỞNG ĐẾN CHÚA, kết quả đó là hai chữ: HƯ KHÔNG!
- Hình ảnh mà chúng ta có thể thấy rõ nét hơn hết là cách 5 năm hơn trước đây, có rất đông người vì muốn qua Mỹ, nên đã chạy đến Chúa. Bây giờ thì sao? Nếu chúng ta phỏng vấn họ còn NHỚ CHÚA không? Chắc chắn họ sẽ trả lời là Còn. Nhưng nếu hỏi họ còn TƯỞNG, còn NGHĨ đến Chúa không? Chúng ta không cần họ trả lời cũng biết câu trả lời là KHÔNG. Đó là lý do không còn thấy họ có mặt trong Hội thánh của Chúa nữa.
- Tôi tin rằng tất cả anh chị em đều NHỚ CHÚA, nhưng xin Thánh Linh Đức Chúa Trời là Đấng ngự trong lòng mỗi người chúng ta, cáo trách chúng ta, nếu những ngày qua chúng ta chỉ NHỚ mà KHÔNG TƯỞNG, không biết nhờ cậy Chúa.
- Tôi xin nhắc lại bản dịch Living Bible dịch giải hai chữ TƯỞNG NHỚ: Đừng để sự kích động (hấp dẫn) nào khiến bạn quên Đức Chúa Trời! Những ngày qua có điều nào, người nào, nhu cần nào hấp dẫn đến nỗi anh chị em quên Đức Chúa Trời không? HÃY TƯỞNG NHỚ ĐỨC CHÚA TRỜI! Đó là mạng lịnh của Chúa cảnh báo chúng ta.
II/. TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HÓA LÀ TƯỞNG NHỚ AI?
- Người Việt nam chúng ta rất quen thuộc với Danh xưng: ĐẤNG TẠO HÓA, ai cũng biết là chỉ về Đấng tạo dựng hóa sinh muôn vật.
- Tuy nhiên, nhận thức của những con người thiên nhiên đối với Đấng Tạo Hóa thì ít có sự tôn trọng, điều đó được bày tỏ trong thi ca Việt nam:
- Trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm”, tác giả viết: Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán, dắt díu người lên cạn mà chơi.
- Trong Truyện Kiều, tác giả Nguyễn Du viết: Cũng đành nhắm mắt đưa chân, Thử xem Con Tạo xoay vần đến đâu.
- Trong suy nghĩ của người Việt chúng ta Đấng Tạo Hóa có tánh tình như một đứa trẻ, thích trêu chọc loài người.
- Trong hai chữ Tạo Hóa cũng dễ làm loài người hiểu biết hạn hẹp về Đấng Tạo Hóa, chỉ nghĩ rằng Đấng ấy như một Kỹ sư xây dựng tạo ra một cái gì đó.
- Cảm ơn Chúa, trước khi kêu gọi đọc giả TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HÓA, tác giả sách Truyền Đạo đã nhiều lần giới thiệu Đấng Tạo hóa cho chúng ta biết Ngài là Ai?
- Chúng ta thử nhắc lại một số lời giới thiệu về Đấng Tạo Hóa của sách Truyền Đạo:
- 1:13, Đấng Tạo Hóa là Đức Chúa Trời đã giao sự lao khổ cho loài người. Ý của tác giả nhắc lại câu chuyện Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật và câu chuyện loài người không vâng lời Chúa ăn trái cây mà Chúa không cho ăn, được ghi trong sách Sáng thế ký 1 đến đoạn 3. Chẳng những Chúa là Đấng dựng nên muôn vật mà cũng là Đấng cho phép sự lao khổ xảy đến trên con người.
- 2:24-26, Đấng Tạo Hóa là Đức Chúa Trời ban phước, giáng họa cho con người. Thật vậy, ngoài Đức Chúa Trời không ai có thể ban phước hay giáng họa cho con người, nhất là Cơ-Đốc nhân chúng ta.
- 3:10-11, Đấng Tạo Hóa là Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật tốt lành ban cho con người, chỉ tại loài người tìm ra lắm mưu kế (7:29)
- 11:9, Đấng Tạo Hóa là Đức Chúa Trời phán xét mọi hành vi của con người, kể cả những lời nói hư không (Mathiơ 12:36)
- Chẳng những tác giả sách Truyền Đạo giới thiệu Đấng Tạo Hóa là Đức Chúa Trời cao cả, mà tác giả còn nhấn mạnh một điều hết sức quan trọng trong lời kêu gọi chúng ta Tưởng Nhớ Đấng Tạo Hóa nữa. Ấy là “Hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa NGƯƠI”.
- Tôi muốn chúng ta chú ý chữ NGƯƠI. Lời Chúa muốn nhắc chúng ta một điều: Đấng Tạo Hóa mà chúng ta phải tưởng nhớ – Ngài có liên quan với chúng ta! Ngài là Đấng đã dựng nên chúng ta! Ngài có quyền đoán phạt, ban phước cho chúng ta. Ngài là Đấng sẽ phán xét mọi hành vi của chúng ta.
- Nếu trong những ngày qua ai đó trong chúng ta quên Đấng Tạo Hóa, quên Đức Chúa Trời, sống như không có Ngài, hôm nay hãy Tưởng Nhớ đến Ngài và sống với lòng kính sợ Ngài.
III/. TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HÓA KHI NÀO?
- Truyền Đạo 12:1, Lời Chúa khuyên dạy chúng ta: Trong buổi còn thơ ấu hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa ngươi, trước khi những ngày gian nan chưa đến, trước khi những năm tới mà ngươi nói rằng: Ta không lấy làm vui lòng.
- Lời Chúa kêu gọi chúng ta tưởng nhớ Đấng Tạo hóa:
- Trong buổi còn thơ ấu
- Trước những ngày gian nan
- Trước những năm tháng không vui.
- Những ngày gian nan là ngày nào? Những năm không vui là năm nào?
- Tác giả đã giải thích những ngày gian nan, những năm không vui trong câu 2 đến câu 7:
- 12:2-5a, những ngày gian nan là những ngày
câu 2, so với Công vụ 2:20, đó là ngày tai họa đến thình lình, hoạn nạn đến, nhất là trong thời kỳ cuối cùng trước ngày Chúa đến.
Câu 3-5, lúc già yếu hay những ngày sức khỏe và trí óc không còn đủ sáng suốt để tưởng để nhớ đến Đấng Tạo hóa nữa, lúc
kẻ giữ nhà (hai cánh tay) run rẩy;
người mạnh sức (cái lưng với xương sống là nơi mạnh nhất) cong khom (không còn đứng thẳng nữa);
kẻ xay cối (hai hàm răng) rụng lần lần đi không còn nữa;
kẻ trông xem qua cửa số (đôi mắt) đã làng mắt
hai cánh cửa bên đường (hai lỗ tai) đóng lại (không nghe rõ nữa)
tiếng xay (sự ăn uống) mỏn lần (không còn ăn được nhiều nữa)
nghe tiếng chim kêu bèn chờ dậy (không ngủ được nhiều)
tiếng con gái hát đều hạ hơi (giọng nói không còn rõ nữa)
sợ sệt không dám lên cao
hãi hùng đi đường (đi đường không còn an toàn nữa
cây hạnh trổ bông (tóc bạc)
cào cào (sự bay nhảy hoạt động của tuổi trẻ)
sự ước ao chẳng còn
Câu 3-5, lúc già yếu hay những ngày sức khỏe và trí óc không còn đủ sáng suốt để tưởng để nhớ đến Đấng Tạo hóa nữa, lúc
kẻ giữ nhà (hai cánh tay) run rẩy;
người mạnh sức (cái lưng với xương sống là nơi mạnh nhất) cong khom (không còn đứng thẳng nữa);
kẻ xay cối (hai hàm răng) rụng lần lần đi không còn nữa;
kẻ trông xem qua cửa số (đôi mắt) đã làng mắt
hai cánh cửa bên đường (hai lỗ tai) đóng lại (không nghe rõ nữa)
tiếng xay (sự ăn uống) mỏn lần (không còn ăn được nhiều nữa)
nghe tiếng chim kêu bèn chờ dậy (không ngủ được nhiều)
tiếng con gái hát đều hạ hơi (giọng nói không còn rõ nữa)
sợ sệt không dám lên cao
hãi hùng đi đường (đi đường không còn an toàn nữa
cây hạnh trổ bông (tóc bạc)
cào cào (sự bay nhảy hoạt động của tuổi trẻ)
sự ước ao chẳng còn
- 12:5b-7
Những ngày đó là lúc qua đời, lúc đi đến nơi ở đời đời của mình, hoặc là Thiên đàng hoặc là Địa ngục.
Dây bạc đứt là không còn cơ hội tin Chúa để được cứu rỗi nữa (bạc làm hình bóng về sự cứu rỗi)
Chén vàng bể, Vàng hình bóng về tuổi thọ hoặc về vinh quang không còn nữa.
Vò vỡ ra bên suối (Vò là thân thể tan rữa theo dòng nước, thời gian)
Sự phân rẽ giữa thần linh và thể xác.
Dây bạc đứt là không còn cơ hội tin Chúa để được cứu rỗi nữa (bạc làm hình bóng về sự cứu rỗi)
Chén vàng bể, Vàng hình bóng về tuổi thọ hoặc về vinh quang không còn nữa.
Vò vỡ ra bên suối (Vò là thân thể tan rữa theo dòng nước, thời gian)
Sự phân rẽ giữa thần linh và thể xác.
- Có người sẽ nói rằng: Tên ăn cướp trên thập tự giá cũng còn cơ hội tin Chúa mà, nên cần chi vội. Đúng. Nhưng đến giờ phút cuối cùng đó, anh chị em có còn bình tĩnh như tên cướp ăn năn, hay cứng lòng như tên cướp chối bỏ? Mà biết chúng ta có còn cơ hội “phút cuối cùng” đó không?
- Nói chung lại, Lời Chúa muốn kêu gọi chúng ta phải biết tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa đang lúc còn cơ hội – lúc còn cơ hội là lúc nào? Đó là lúc nầy, ngay bây giờ. Các em thiếu nhi cũng cần tưởng nhớ Chúa; những người còn mạnh khỏe cũng phải tưởng nhớ Chúa; những người đang mòn mỏi sức khỏe lại càng mau mau tưởng nhớ Chúa; những người lớn tuổi già cả càng phải mau mau tưởng nhớ Chúa.
- Hết thảy và ngay bay giờ! Đó là điều Lời Chúa kêu gọi chúng ta.