I/. TÊN SÁCH:
1/. Hibálai: nguyên văn Hibálai thì sách không có tên, chỉ dùng những chữ đầu của sách làm tên cho sách: Elleh Shemoth có nghĩa: “Đây là danh sách”.
2/. Hi-lạp: (Bản Septuagint) gọi tên sách là Exodos Exit (departure), có nghĩa ĐI RA, XUẤT HÀNH.
3/. Việt ngữ: Sách được đặt tên theo 19:1, theo Hán văn (các dịch giả đã dịch theo bản Hoa ngữ), có nghĩa là: Xuất = ra khỏi; Ê-díp-tô = theo âm tiếng Pháp là xứ Ai Cập (danh từ nầy thì bản Việt ngữ lại theo Pháp ngữ, không theo Hoa ngữ); Ký = ghi lại. Như vậy Xuất Ê-díp-tô ký là sách Ghi Lại Câu Chuyện Ra Khỏi Xứ Ai Cập, nói rõ hơn, sách ghi lại truyện tích Đức Chúa Trời giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi cảnh nô lệ tại Ai Cập.
II/. BỐ CỤC:
Đề mục: XUẤT HÀNH
Câu gốc: 19:1
A/. LÝ DO XUẤT HÀNH: 1:1-22
1/. Hibálai: nguyên văn Hibálai thì sách không có tên, chỉ dùng những chữ đầu của sách làm tên cho sách: Elleh Shemoth có nghĩa: “Đây là danh sách”.
2/. Hi-lạp: (Bản Septuagint) gọi tên sách là Exodos Exit (departure), có nghĩa ĐI RA, XUẤT HÀNH.
3/. Việt ngữ: Sách được đặt tên theo 19:1, theo Hán văn (các dịch giả đã dịch theo bản Hoa ngữ), có nghĩa là: Xuất = ra khỏi; Ê-díp-tô = theo âm tiếng Pháp là xứ Ai Cập (danh từ nầy thì bản Việt ngữ lại theo Pháp ngữ, không theo Hoa ngữ); Ký = ghi lại. Như vậy Xuất Ê-díp-tô ký là sách Ghi Lại Câu Chuyện Ra Khỏi Xứ Ai Cập, nói rõ hơn, sách ghi lại truyện tích Đức Chúa Trời giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi cảnh nô lệ tại Ai Cập.
II/. BỐ CỤC:
Đề mục: XUẤT HÀNH
Câu gốc: 19:1
A/. LÝ DO XUẤT HÀNH: 1:1-22
- Vì sự phát triển của tuyển dân: 1:1-7
- Vì sự thù nghịch của người Ai Cập: 1:8-22
B/. CHUẨN BỊ XUẤT HÀNH: 2: - 13:
- Chuẩn bị Người lãnh đạo: 2: - 4:
- Chuẩn bị Kế hoạch: 5: - 13:
C/. LỆNH XUẤT HÀNH: 14: - 40:
- Vượt Biển Đỏ: 14: - 15:21
- Tiến đến Sinai: 15:22 – 18:
- Tại Sinai: 19: - 40:
a. Luật pháp căn bản 19: - 31:
b. Phản nghịch 32: - 34:
c. Xây dựng Đền Tạm 35: - 40:
III/. ĐẶC ĐIỂM:
b. Phản nghịch 32: - 34:
c. Xây dựng Đền Tạm 35: - 40:
III/. ĐẶC ĐIỂM:
- Môi-se:
Tên Môi-se do tiếng Hi-bá-lai là Moshe từ động từ Masha, có nghĩa là “kéo”. Có lẽ do Công chúa Ai Cập lấy tiếng Hi-bá-lai thời đó đặt cho đứa bé trai con người Hê-bơ-rơ, hoặc do Công chúa Ai Cập so sánh truyện Môi-se được kéo ra khỏi nước với một nhân vật lừng danh của Ai Cập tên Sargon Agade thuộc thiên niên kỷ thứ III, từng được bỏ vào thúng thả trôi sông. Có thể từ truyện tích nầy đã khiến Công chúa Ai Cập sẵn lòng cứu và nuôi Môi-se
Đời sống của Môi-se được chia làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn 40 năm.
Đời sống của Môi-se được chia làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn 40 năm.
- 40 năm học hỏi tại Ai Cập với tư cách là con trai của Công chúa Pharaôn (Xuất. 2:1-10; Công vụ 7:22-23)
- Cả thế giới đều nhìn nhận nền văn minh của Ai Cập thời Cổ. Nền văn minh đó thể hiện qua Kim Tự Tháp. Vương quốc Ai Cập bắt đầu từ năm 3.500 TC. và chấm dứt vào năm 500 TC, với 30 triều đại. Triều đại thứ VIII vào năm 1501 – 1447 TC., vua Thoutmes III đã đưa Ai Cập lên tột đỉnh vinh quang. Vua Amenophis IV (1370 TC.) đồng thời với Môi-se là người tôn thờ thần Mặt trời (thần Aton) hoặc Ramses II (1290-1224 TC.). Chữ Pharaôn dịch từ tiếng Ai Cập Per-Âa nghĩa là Cái Nhà Lớn lấy từ gốc chữ Râ – Mặt Trời.
Chúng ta thử xem văn minh Ai Cập qua Kim Tự Tháp CHEOPS (Một trong ba Kim tự tháp đẹp nhất).
- cao 148m (nay còn 137m)
- Đáy tháp vuông, cạnh 227m
- nặng 6 triệu tấn.
- gồm 2.300.000 khối đá, mỗi khối đá từ 2 đến 16 tấn. Nếu rỗng ruột, có thể chứa trọn Đại Giáo Đường St. Pierre tại Lamã. Những khối đá được gọt đẽo khéo léo, lắp ráp chính xác đến độ không thể nào chèn lưỡi dao bỏ túi vào, cũng không thấy dấu xi-măng. Tất cả kiến trúc sư thời nay đều khen ngợi cho rằng người Ai Cập đã xây Kim tự tháp với chiếc kính lúp của thợ sửa đồng hồ.
- nếu kéo dài hai đường chéo đáy kim tự tháp Cheops, thì khép kín vùng châu thổ sông Nile.
- Kinh tuyến Cheops chia vùng châu thổ sông Nile làm hai phần đều nhau. Phần lớn chạy trên vùng đất liền có người ở đông đảo. Đây là điều mà cả kinh tuyến Paris và kinh tuyến Greenwich đều không thỏa mãn được. Điều nầy chứng tỏ người Ai Cập biết tường tận toàn thế giới (trong khi các nhà nhân chủng học lại cho rằng các nền văn minh nhất cũng chưa biết được môt phần thế giới)
- Hành lang duy nhất dẫn đến ngõ vào bên trong Kim tự tháp trổ ra phía Bắc, ăn sâu vào bên trong với độ dốc là 260 18’ 10’’. Nếu kéo dài lên sẽ đụng ngay sao Bắc Đẩu.
- Khi xây Kim tự tháp, người Ai Cập cổ dùng một cây thước “thiêng liêng” còn gọi là cây thước Kim tự tháp. Thước dài 0,635,660m. Đó là một triệu của đường bán kính trái đất tại cực.
Rp = 0,635,660m x 107 = 6.356km
Nếu tăng chiều cao Kim tự tháp lên một tỉ lần, ta được khoảng cách trái đất đến mặt trời:
148,208m x 109 = 148.208.000km (con số nầy ngày nay thừa nhận là 149.400.000km hay 149.500.000km, đơn vị thiên văn)
Nếu tăng chiều cao Kim tự tháp lên một tỉ lần, ta được khoảng cách trái đất đến mặt trời:
148,208m x 109 = 148.208.000km (con số nầy ngày nay thừa nhận là 149.400.000km hay 149.500.000km, đơn vị thiên văn)
- Muốn tìm chu vi hay diện tích vòng tròn, phải lấy (Pi) x D (đường kính) và Pi.R2 Thế kỷ thứ 3 TC., Archimede cho trị số Pi là 3,1428, nhưng không ngờ trước Archimede 2.500 năm, người Ai Cập đã tìm ra trị số Pi chính xác hơn Archimede.
- Chu vi đáy Kim tự tháp Cheops là 931,22m
Chiều cao Kim tự tháp Cheops là 148,208m
Tỉ số: chu vi 931,22 = 3.1416
2 chiều cao (2 x 148,208)
2 chiều cao (2 x 148,208)
- Người ta đã san bằng 54.000m2 đất đá để làm nền cho Kim tự tháp. Hiện nay độ chênh lệch giữa hai cạnh mặt đáy là 10cm (không biết đó là độ lệch lúc xây dựng hay là sau gần 5.000 năm)
- Năm 820 SC. vua Al Mamoun của Hồi giáo cho người vào Kim tự tháp, họ gặp một chiếc rương bằng đá hoa cương đỏ đánh bóng dài 1,97m; ngang 0,68m; sâu 0,85m. Không thể khiêng chiếc rương nầy theo ngõ hành lang vào tháp, người ta không biết nó được đưa vào Kim tự tháp cách nào.
- Nhân loại ngày nay tự hỏi các Nhà Thiên văn, toán học, của Ai Cập đã dùng phương pháp gì để đạt được những kết quả phi thường ấy. Chưa ai trả lời thỏa đáng. Chúng ta chỉ biết người Ai Cập cổ thật sự đã có một nền văn minh khoa học rất cao. Và Môi-se đã lớn lên, đã hấp thụ nền văn minh đó.
- 40 năm kế tiếp cuộc đời, Môi-se đã sống lưu vong trong sa-mạc Arabi.
- 40 năm sau cùng của đời sống, Môi-se đã lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập về đến biên giới phía Đông Đất Hứa., rồi chết trên đỉnh núi Tha-bô.
- Đặc điểm thứ 2: Luật pháp:
Từ đoạn 19 đến đoạn 40, Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên những luật đạo đức, luật thánh và nghi lễ. Căn bản là 10 điều răn chia làm hai phần:
- 4 điều đối với Chúa.
- 6 điều đối với người.
Nếu chỉ đối với Chúa thì không thực tế; nếu chỉ đối với người, thì không có căn bản để giải quyết, nghĩa là không thể giải thích TẠI SAO.
- Đặc điểm thứ 3: Đền tạm:
Các phần của Đền Tạm chỉ về Thần tánh và Nhân tánh của Chúa Jêsus Christ, cùng sự hi sinh đền tội cho loài người, sự phục sinh, và những phước hạnh mà tuyển dân nhận được do sự tương giao với Đức Chúa Trời.
Tất cả vàng bạc, vật liệu, tổn phí cho việc xây dựng Đền Tạm, ước độ 1.250.000 Mỹ kim (thời giá thập niên 50 của thế kỷ 20)
Các phần Đền Tạm gồm có:
Tất cả vàng bạc, vật liệu, tổn phí cho việc xây dựng Đền Tạm, ước độ 1.250.000 Mỹ kim (thời giá thập niên 50 của thế kỷ 20)
Các phần Đền Tạm gồm có:
- Hành lang:
- Có hàng rào bao bọc chung quanh Đền Tạm.
- Dài 100m, rộng 50m, nhìn về hướng Đông.
- Làm bằng vải gai đậu mịn; cao 1.5m, treo trên những trụ đồng cách nhau 1.5m (Xuất. 27:9-19)
- Trong hành lang có: Bàn thờ bằng đồng và Thùng rửa bằng đồng.
- Nơi thánh: có 3 khí mạnh
1/. Bàn thờ xông hương ở giữa trước bức màn ngăn nơi thánh và nơi Chí thánh.
2/. Bàn để bánh trần thiết đặt ở phía Bắc (từ ngoài nhìn vào), trên bàn lúc nào cũng để 12 ổ bánh không men. Bánh nầy sẽ được thay đổi vào ngày Sabát (Xuất. 25:23-30)
3/. Chơn đèn: bằng vàng ròng, đặt phía Nam từ ngoài nhìn vào). Đèn nầy có 7 ngọn, đựng dầu ô-li-ve (27:20-21). Chúa ra lịnh đèn nầy phải cháy sáng luôn.
2/. Bàn để bánh trần thiết đặt ở phía Bắc (từ ngoài nhìn vào), trên bàn lúc nào cũng để 12 ổ bánh không men. Bánh nầy sẽ được thay đổi vào ngày Sabát (Xuất. 25:23-30)
3/. Chơn đèn: bằng vàng ròng, đặt phía Nam từ ngoài nhìn vào). Đèn nầy có 7 ngọn, đựng dầu ô-li-ve (27:20-21). Chúa ra lịnh đèn nầy phải cháy sáng luôn.
- Nơi Chí Thánh:
Nơi Chí Thánh được phân biệt với Nơi Thánh bằng một bức màn.
Trong Nơi Chí Thánh có Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời
Trong Nơi Chí Thánh có Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời
- Trong Hòm Giao Ước có - (Hê.9:4)
- Hai bảng đá ghi 10 điều răn.
- Một bình đựng Mana
- Cây gậy trổ hoa của A-rôn.
Trên Hòm Giao Ước là một khối vàng ròng, đồng thời có hình hai Chê-ru-bin xòe cánh che phủ trên nắp Hòm
D. Mái che (36:14-19) có 3 lớp:
1/. Vải lông dê bên trong.
2/. Da chiên đực nhuộm đỏ (ở giữa)
3/. Da cá nược bên ngoài.
Vật liệu xây dựng Đền tạm gồm 15 loại:
D. Mái che (36:14-19) có 3 lớp:
1/. Vải lông dê bên trong.
2/. Da chiên đực nhuộm đỏ (ở giữa)
3/. Da cá nược bên ngoài.
Vật liệu xây dựng Đền tạm gồm 15 loại:
- Vàng: biểu tượng cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời hoặc chỉ về Thần Tánh của Chúa Jêsus Christ.
- Bạc: biểu tượng của sự cứu chuộc (Xuất. 30:12-16; 38:27)
- Đồng: biểu tượng sự đoán phạt (Xuất. 27:1-8; Dân. 21:6-9)
- Màu tím hay xanh da trời: biểu tượng thuộc về Thiên thượng.
- Màu đỏ điều: biểu tượng quyền của vua (màu áo của vua)
- Màu đỏ sậm: biểu tượng sự hi sinh (màu huyết)
- Vải gai mịn: biểu tượng sự thánh khiết, công bình (36:35 ghi lại các màu)
- Lông dê: Chức tiên tri (Mathiơ 3:4; II Vua 1:8)
- Da chiên đực nhuộm đỏ: biểu tượng Chúa Jêsus chịu chết.
- Da cá nược: (Xuất. 36:19): biểu tượng bề ngoài của Chúa Jêsus Christ khi còn trong xác thịt (Ê-sai 53:2)
- Gỗ Si-tim (36:36): chỉ về Nhân tánh của Chúa Jêsus Christ.
- Dầu thánh: chỉ về Đức Thánh linh (30:22-33)
- Dầu thắp đèn (27:20-21): chỉ về sự tỉnh thức
- Hương liệu: chỉ về Sự cầu nguyện.
- Ngọc (28:9, 17-21): chỉ về sự cao quí của Chúa Jêsus Christ và của tín đồ.
- Lễ Vượt Qua: (Xuất 12:)
Lễ Vượt Qua là hình ảnh mô tả rõ nhất việc được cứu bởi đức tin nơi huyết của Chúa Jêsus Christ.
Đây là nền tảng để xưng Đấng Christ là Chiên Con của Đức Chúa Trời (Giăng 1:29)
Cử hành vào ngày 14 đến ngày 21 tháng Nisan (tức tháng 1 lịch Do-thái khoảng tháng 3 Dương lịch) – Xuất. 12:1-51; 13:3-10; 23:14-19; 34:18-26
Cách giữ Lễ:
Đây là nền tảng để xưng Đấng Christ là Chiên Con của Đức Chúa Trời (Giăng 1:29)
Cử hành vào ngày 14 đến ngày 21 tháng Nisan (tức tháng 1 lịch Do-thái khoảng tháng 3 Dương lịch) – Xuất. 12:1-51; 13:3-10; 23:14-19; 34:18-26
Cách giữ Lễ:
- Ngày 10, lựa chọn chiên con hoặc dê con được một tuổi (giáp năm)
- Ngày 14, giết chiên con khi mặt trời lặn.
- Đổ huyết vào chậu, dùng chùm kinh giới rảy huyết lên hai cột và mày cửa.
- Quay chiên con, không được luộc, không được làm gãy xương, ăn với bánh không men và rau đắng, ăn hết trong ngày (nếu nhà nào không đủ người ăn hết thì mời người lân cận cùng ăn). Nếu dư thì phải thiêu.
- Ăn với tư thế: lưng phải thắt, cầm gậy, mang giày, ăn nhanh, nghĩa là sẵn sàng ra đi.
- chỉ người đã chịu cắt bì mới được ăn
Đó là về nghi thức cá nhân, còn phần thầy tế lễ:
- Ngày 15:
- Thầy tế lễ xông mỡ và rảy huyết chiên con trên bàn thờ (II Sử. 30:16).
- Nhóm hiệp thánh, không được làm việc, trừ sửa soạn thức ăn (Xuất. 12:16). Đây là Sa-bát thánh.
- Ngày 16:
- Thầy tế lễ dâng bó lúa đầu mùa, đưa qua đưa lại trước mặt Chúa.
- Dâng:
Một con chiên đực
Của lễ thiêu
Của lễ chay
Lễ Quán
Của lễ thiêu
Của lễ chay
Lễ Quán
- Ngày 17 đến 20 dâng thêm của lễ thiêu, của lễ chuộc tội.
- Ngày 21 có sự nhóm họp thánh (phục 27:7).
IV. BÀI HỌC THUỘC LINH:
- Sách Xuất Ê-díp-tô chia 3 phần:
ĐCT | Y-sơ-ra-ên | CĐN | |
1. Ra khỏi Ai Cập | Toàn năng | ra khỏi cảnh nô lệ, sống đời sống mới. | TỰ DO tự do mà vô luật thì phóng túng |
2.Luật pháp | Thánh khiết | Thể chế mới, cuộc sống mới | BỔN PHẬN có bổn phận mà không có tự do thì là nô lệ |
3. Đền tạm | Yêu thương | Quan hệ mới, bước vào sự thông công với Đức Chúa Trời bằng tình yêu thương | ĐẶC QUYỀN tự do và bổn phận mà không có đặc quyền thì vô lý và vô nghĩa |
- Sách có 3 đặc điểm bắt đầu:
- Bắt đầu đời sống mới: 12:2
- Tháng 4 trở thành tháng 1
- Đời sống mới bắt đầu bằng một quyển lịch mới
- Bắt đầu sự tự do mới: 13:3
- Xứ Ai Cập được gọi là nô lệ
- Ra khỏi Ai Cập là bước vào tự do mới.
- Bắt đầu thông công mới: (25:8)
- Qua Đền Tạm (Giăng 1:14)
Tất cả những điều nầy đều được bày tỏ trong Tin lành của Chúa Jêsus Christ. Chúa Jêsus Christ lãnh đạo một cuộc “xuất hành” vĩ đại hơn Môi-se. I Côrintô 5:7-8 chép: “Đấng Christ là Con sinh Lễ Vượt qua”. Xuất hành dưới sự lãnh đạo của Môi-se có ý nghĩa bắt đầu một đời sống mới, tự do mới, thông công mới; thì Tin lành của Đấng Christ cũng có nghĩa như vậy cho người nào TIN nhận Chúa Jêsus Christ.
-----------
Đề mục: XUẤT HÀNH (RA ĐI)
Kinh thánh: Xuất. 12:40-50
Câu gốc: Xuất. 12:41
I/. LÝ DO XUẤT HÀNH (RA ĐI):
1/. Vì sự phát triển của tuyển dân:
-----------
Đề mục: XUẤT HÀNH (RA ĐI)
Kinh thánh: Xuất. 12:40-50
Câu gốc: Xuất. 12:41
I/. LÝ DO XUẤT HÀNH (RA ĐI):
1/. Vì sự phát triển của tuyển dân:
- Xuất 1:1-7
- Sách Xuất Ê-díp-tô ký bắt đầu với gia đình của Gia-cốp hiện diện tại Ai Cập với 70 người (1:5). Đến câu 7, vừa qua một thế hệ, gia đình nầy trở nên:
- thêm nhiều lạ lùng.
- nẩy nở ra và trở nên cường thạnh
- cả xứ đều đầy dẫy.
- Sự phát triển dân số nầy so với Xuất. 12:37, trong 430 năm, dân Y-sơ-ra-ên đã từ 70 người lên đến con số 600 ngàn người đàn ông đi bộ. Như vậy, chúng ta có thể ước tính họ đã đạt con số tối thiểu là 2 triệu, trung bình cứ 25 năm, dân Y-sơ-ra-ên tăng gấp đôi một lần.
- Thật ra con số 2 triệu người trong một xứ rộng lớn của Ai Cập, đối với chúng ta ngày nay thì không đáng kể. Nhưng đối với hơn 3 ngàn năm trước, thì con số 2 triệu nầy trong nước Ai Cập là quá lớn, kèm theo những nhu cần như: đồng cỏ nuôi gia súc chiên, bò…, và chắc chắn còn phát triển thêm nữa với tỉ lệ sinh sản 1+1. Thí dụ, 600 ngàn người đàn ông nầy một năm sau sinh thêm một đứa con, thì con số một năm đó sẽ tăng 4 triệu.
- Với đồng bằng Gô-sen mà vua Ai Cập cấp phát cho gia đình Gia-cốp, bây giờ đã trở nên quá chật hẹp. Vì vậy, tuyển dân của Đức Chúa Trời bắt buộc phải ra đi, ra đi để phát triển.
- Tôi rất thích hình ảnh ra đi của tuyển dân với lý do nầy, vì nó minh họa nhu cần phát triển của tuyển dân thuộc linh là Hội thánh của Chúa Jêsus Christ. Hội thánh phải có khuynh hướng ra đi để phát triển, nếu Hội thánh không chịu ra đi thì không phát triển được.
- Giăng 12:24, Chúa Jêsus phán: Nếu hột giống lúa mì kia, chẳng chết đi sau khi gieo xuống đất, thì cứ ở một mình; nhưng nếu chết đi, thì kết quả được nhiều.
Sự ra đi của Hội thánh sẽ như một sự mất mát, nhưng đó là qui luật của sự phát triển Hội thánh.
- Sách Công vụ 8:5, 26, 39, Phi-líp đã có một sự ra đi liên tục và cảm ơn Chúa, nhờ đó Hội thánh đã phát triển đến Sa-ma-ri, đến Phi châu, đến A-xốt, đến Sê-sa-rê…
- Công vụ 13:2-3, Hội thánh tại An-ti-ốt đã như mất mát hai trong số những trụ cột của Hội thánh là Sau-lơ và Ba-na-ba, khi để cho họ ra đi. Cảm ơn Chúa, họ đã ra đi và Hội thánh đã phát triển.
2/. Vì sự thù nghịch của Ai Cập:
- Xuất 1:8-22
- Nhu cần thứ hai để tuyển dân Y-sơ-ra-ên phải ra đi là vì sự thù nghịch của người Ai Cập.
- Câu 8, sách Xuất Ê-díp-tô ký cho chúng ta biết rằng một vua mới của Ai Cập, chẳng quen biết Giô-sép, tức là không biết công trạng to lớn của Giô-sép trong việc cứu Ai Cập và thế giới thời đó khỏi nạn đói 7 năm.
- Theo lịch sử thế giới thì dòng Hyksos từ Châu Á đến chiếm lấy Ai Cập và cai trị. Trong dòng vua nầy, có Pha-ra-ôn Apepi II trọng dụng Giô-sép. Đến năm 1580 TC. dòng họ Ahmose đuổi dòng Hyksos, rồi cai trị Ai Cập. Đây là dòng Pha-ra-ôn đàn áp dân Y-sơ-ra-ên.
- Xuất. 1:8-9 đã ghi lại lý do người Ai Cập đàn áp dân Y-sơ-ra-ên:
- Vua nầy không quen biết Giô-sép.
- Vì dân Y-sơ-ra-ên đông và mạnh hơn dân Ai Cập.
- Người Ai Cập nghi ngờ dân Y-sơ-ra-ên có thể đánh lại người Ai Cập và ra khỏi xứ.
- Kết quả sự lo sợ đó đã đưa đến quyết định bắt dân Y-sơ-ra-ên làm nô lệ phục dịch cho các công trình của Ai Cập.
- Với những câu Kinh thánh trong sách Xuất Ê-díp-tô ký 1:11-14 đã cho chúng ta thấy cảnh nô lệ nhọc nhằn của người Ai Cập đối với người Y-sơ-ra-ên:
- 1:11, … dân Y-sơ-ra-ên làm xâu khó nhọc.
- 1:12b-13, Người Ê-díp tô đem lòng ghen ghét dân Y-sơ-ra-ên, bắt làm công việc nhọc nhằn.
- 1:14, gây cho đời dân ấy (dân Y-sơ-ra-ên) nên cay đắng, vì nỗi khổ sở nhồi đất, làm gạch, và mọi việc khác ở ngoài đồng. Các công việc nầy người Ê-díp-tô bắt dân Y-sơ-ra-ên làm NHỌC NHẰN LẮM.
- Chẳng những bắt làm khổ sai, vua Ai Cập còn toan diệt chủng Y-sơ-ra-ên bằng phương pháp giết con trai mới sanh của người Y-sơ-ra-ên. Một biện pháp thật tàn độc.
- Đó là lý do tuyển dân Y-sơ-ra-ên phải ra đi khỏi Ai Cập nếu muốn thoát khỏi cảnh nô lệ đến chết đối với người Ai Cập.
- Trong Rôma 6:12-13, Phao-lô đã mượn ý đó để nói với tuyển dân thuộc linh của Đức Chúa Trời là các Cơ-Đốc nhân ngày nay hãy nhìn thấy kiếp nô lệ cho tội lỗi của chính con người mình – kiếp nô lệ chỉ đem đến sự hổ thẹn và cuối cùng là sự chết, từ ý thức đó, Phao-lô kêu gọi Cơ-Đốc nhân chúng ta đầu phục Đức Chúa Trời để chính Chúa hướng dẫn đời sống của mình (6:12), Phao-lô kêu gọi: Vậy, chớ để tội lỗi cai trị trong xác hay chết của anh em, và chớ chiều theo tư dục nó. Chớ nộp mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác.
- Đây là bài học rõ ràng cho những đời sống còn ở trong tội lỗi hay chết.
II/. CHUẨN BỊ XUẤT HÀNH (RA ĐI):
- Xuất. 2: - 13:
1/. Người lãnh đạo cuộc Ra Đi:
- Xuất 2: - 4:
- Chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời của trật tự, Chúa làm việc gì cũng có kỳ định và có kế hoạch rõ ràng, đối với Chúa không có việc gì ngẫu nhiên cả, mà luôn luôn có sự chuẩn bị thật trọn vẹn.
- Trong kế hoạch chuẩn bị cho tuyển dân Y-sơ-ra-ên ra đi, điều đầu tiên là Đức Chúa Trời chuẩn bị một người để lãnh đạo tuyển dân: Đó là Môi-se.
- Sách Xuất Ê-díp-tô ký đoạn 2 đến đoạn 4, Đức Chúa Trời đã dành cho Môi-se một chương trình huấn luyện trong 80 năm:
- 2:1-15, Đức Chúa Trời cho Môi-se có cơ hội từ một người con của nô lệ Y-sơ-ra-ên trở thành hoàng tử của Đế quốc Ai Cập. Nhờ cơ hội nầy, Môi-se đã học hết sự khôn ngoan của người Ai Cập trong 40 năm (Công vụ 7:22)
- 2:16-25, tiếp theo, Đức Chúa Trời đã đưa Môi-se vào đồng vắng Ma-đi-an ở trong nhà của thầy tế lễ Giê-trô, lập gia đình, có con và sống với nghề chăn chiên. Nhờ 40 năm nầy, Môi-se học được bài học nhịn nhục, học được bài học cách sống trong đồng vắng và địa hình của đồng vắng.
- 3: - 4:, sau 80 năm giữa những thăng trầm, Đức Chúa Trời kêu gọi Môi-se vào công việc lãnh đạo tuyển dân của Ngài ra khỏi nhà nô lệ Ai Cập. Sự kêu gọi nầy với nhiều dấu hiệu đặc biệt: sự hiện thấy về bụi gai cháy mà không tàn, về tình cảnh của dân Y-sơ-ra-ên, về Danh xưng của Chúa là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, về những phép lạ hóa gậy thành rắn và bàn tay phung.
- Mặc dù Môi-se nhiều lần khước từ sự kêu gọi của Đức Chúa Trời lãnh đạo sự ra đi của tuyển dân, nhưng cuối cùng ông đã vâng lời.
- Chúng ta phải ngạc nhiên cảm tạ Chúa về sự huấn luyện của Đức Chúa Trời cho người mà Chúa sẽ dùng để lãnh đạo tuyển dân ra đi khỏi nhà nô lệ Ai Cập:
- Chúa chuẩn bị cho người lãnh đạo tuyển dân học vấn.
- Chúa chuẩn bị cho người lãnh đạo tuyển dân tánh tình nhẫn nại, chịu khó: bắt một Hoàng tử chăn chiên trong đồng vắng.
- Chúa chuẩn bị cho người lãnh đạo một kinh nghiệm cá nhân đối diện với Chúa, biết Chúa rõ ràng từ Danh xưng, đến quyền năng thực tế.
- Đặc biệt là Chúa dạy Môi-se 80 năm để sử dụng ông trong 40 năm sắp đến. Một bài học huấn luyện cho người muốn hầu việc Đức Chúa Trời từ trí óc đến tấm lòng, và đến kinh nghiệm thuộc linh cá nhân với Chúa không thể thiếu.
2/. Thời điểm ra đi:
- Xuất. 5: - 13:
- Suốt 9 đoạn Kinh thánh trong sách Xuất Ê-díp-tô ký nầy, chúng ta được chứng kiến một cuộc tranh đấu giữa quyền lực của thế gian mà đại diện là Vua Ai Cập muốn thách thức Đức Chúa Trời qua đại diện của Ngài là Môi-se.
- Tại sao vua Ai Cập dám làm như vậy?
- Vì theo tín ngưỡng của người Ai Cập thời đó, Hoàng đế là Thần Linh, đại diện của Thần RÂ – Thần Mặt Trời – trên đất, vì thế Pha-ra-ôn đã nói với Môi-se: Giê-hô-va là ai mà trẫm phải vâng lời người, để cho dân Y-sơ-ra-ên đi? (Xuất. 5:2)
- Sự tranh đấu nầy được Kinh thánh dùng từ ngữ: Pha-ra-ôn CỨNG LÒNG, khiến Đức Chúa Trời phải dùng Môi-se thi hành 10 tai vạ hình phạt trên đất Ai Cập.
- 10 tai vạ nầy đụng đến nhu cần sự sống của người Ai Cập, đụng đến các thần của Ai Cập như thần ruồi, thần sông Nile; đụng đến nền kinh tế của Ai Cập như súc vật bị bịnh dịch, mưa đá, cào cào phá hoại mùa màng … Đặc biệt là các tai vạ nầy không ảnh hưởng trên tuyển dân Y-sơ-ra-ên của Chúa.
- Cuối cùng là tai vạ thứ mười, Chúa đã sai thiên sứ hủy diệt giết hại con đầu lòng của nhà nào trên đất Ai Cập không bôi huyết chiên con trên mày cửa và hai cột cửa. sách Xuất Ê-díp-tô ký 12:30-31, mô tả cảnh trạng đêm kinh khiếp của tai vạ thứ mười:
“Đương lúc ban đêm, Pha-ra-ôn, quần thần cùng hết thảy người Ê-díp-tô đều chờ dậy; có tiếng kêu la inh ỏi trong xứ Ê-díp-tô, vì chẳng một nhà nào là không có người chết. Trong đêm đó, Pha-ra-ôn bèn đòi Môi-se và A-rôn mà phán rằng: Hai ngươi và dân Y-sơ-ra-ên hãy chờ dậy, RA KHỎI vòng dân ta…
- Cuối cùng, Pha-ra-ôn của Ai Cập đầu phục Đức Chúa Trời của Môi-se, Đức Chúa Trời của tuyển dân Y-sơ-ra-ên đến nỗi, trong đêm kinh hoàng đó, dân Y-sơ-ra-ên ra đi với tất cả của cải mà họ muốn, Bất cứ giá nào người Ai Cập cũng bằng lòng cho hết, miễn là dân Y-sơ-ra-ên mau mau đi khỏi họ. Dân Y-sơ-ra-ên đã đòi được công giá phục dịch bao nhiêu năm làm nô lệ.
- Với biến cố đặc biệt nầy, Đức Chúa Trời đã ra lịnh cho dân Y-sơ-ra-ên dùng ngày 14 tháng giêng nầy là Lễ Vượt Qua để nhắc nhở các thế hệ trải qua các đời cuộc Xuất Hành vĩ đại của ông cha họ ra khỏi nhà nô lệ Ai Cập, cũng là hình bóng về Chiên Con Đức Chúa Trời là Chúa Jêsus Christ sẽ đến thế gian cất tội lỗi thế gian.
- Chúng ta phải nói điều nầy, với tai vạ thứ mười chỉ là sự hi sinh của một con chiên con mà dân Y-sơ-ra-ên được giải cứu khỏi cảnh con đầu lòng bị giết, được cứu khỏi nhà nô lệ Ai Cập, chỉ chừng ấy mà dân Y-sơ-ra-ên trải qua các thời đại ngay cả đến ngày nay cũng không dám quên ơn Chúa. Còn Cơ-Đốc nhân chúng ta, không phải được cứu bằng huyết của chiên đực, dê đực, mà bằng Huyết Chiên Con Đức Chúa Trời, là Chúa Jêsus Christ, há lại chẳng nhớ ơn Chúa để sống cho Chúa sao? Thật chúng ta phải hổ thẹn mà nói rằng chúng ta thường quên công ơn cứu chuộc của Chúa Jêsus Christ. Xin Chúa tha tội cho chúng ta và cáo trách chúng ta, khuyên giục chúng ta rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.
--------------
Đề mục: LỊCH TRÌNH RA ĐI (Tiếp theo XUẤT HÀNH)
Kinh thánh: Sách Xuất Ê-díp-tô ký 14: - 40:
Câu gốc: Xuất 12:41
I/. VƯỢT BIỂN ĐỎ:
Đề mục: LỊCH TRÌNH RA ĐI (Tiếp theo XUẤT HÀNH)
Kinh thánh: Sách Xuất Ê-díp-tô ký 14: - 40:
Câu gốc: Xuất 12:41
I/. VƯỢT BIỂN ĐỎ:
- Xuất. 14: - 15:21
- Lịch trình tuyển dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi biên giới của Ai Cập dường như có sự thay đổi. Lý do của sự thay đổi là vì Chúa biết Pha-ra-ôn và đạo quân của Ai Cập sau biến động con đầu lòng bị giết, họ hồi tỉnh và quyết định đuổi theo để bắt dân Y-sơ-ra-ên trở lại làm nô lệ.
- Trong 14:1-4, Chúa truyền lịnh cho Môi-se đưa dân Y-sơ-ra-ên lui lại đóng trại đối diện với Biển Đỏ.
- Xét về địa hình, vị trí của dân Y-sơ-ra-ên quá nguy hiểm, vì
- trước mặt là Biển Đỏ,
- hai bên là vách núi,
- phía sau là đạo quân Pha-ra-ôn đuổi theo
- Trong lịch sử các cuộc chiến của Trung quốc, có người dàn quân cách dựa bờ sông như thế nầy, khiến quân sĩ buộc lòng phải liều mạng tử chiến mà thắng trận; cũng có người bắt chước dàn quân dựa bờ sông như vậy lại thua trận.
- Riêng về dân Y-sơ-ra-ên chưa từng một lần chiến đấu, lại là một đoàn người với 600 ngàn đàn ông, nhưng bên cạnh có vợ con, cha mẹ, của cải, gia súc của họ, nếu có tử chiến, họ cũng không thể thắng được, nhất là họ đang hoảng sợ và muốn nổi loạn chống lại Môi-se (Xuất. 14:10-12)
- Cảm ơn Chúa, Đức Chúa Trời đã can thiệp, thật ra chính Ngài chiến cự, còn dân Y-sơ-ra-ên thì yên lặng (14:14).
- Chúng ta hãy nghe tác giả sách Xuất Ê-díp-tô ký ghi lại cuộc chiến của Đức Giê-hô-va với đạo quân của Ai Cập:
- 14:19-20, thiên sứ của Chúa bảo vệ tuyển dân trở lại đi sau. Trụ mây lộn lại phía sau làm một bức màn che chắn cho tuyển dân, khiến phía người Ai Cập thì tối tăm, còn phía dân Y-sơ-ra-ên thì sáng. Mục đích của trụ mây là để hai bên không sáp lại gần nhau được, mà dân Y-sơ-ra-ên cũng không nhìn thấy quân Ai Cập mà mất tinh thần.
- 15:21-22, Chúa bảo Môi-se đưa tay trên biển và Ngài làm cho nước Biển rẽ ra, khiến đáy biển thành một con đường khô cho dân Y-sơ-ra-ên đi ngang qua, hai bên nước thành một bức vách.
Ai đã từng xem bộ phim Mười Điều Răn thấy Đạo diễn dùng kỹ thuật điện ảnh trong cảnh nầy cũng phải tấm tắc khen. Tôi tin rằng cảnh thật đời Môi-se chắc chắn còn hùng vĩ hơn.
Có người vịn cớ khoa học đã tính ra vào thời điểm Môi-se, có một trận động đất trên thượng lưu Biển Đỏ tách lòng Biển làm hai, tạo thành một hố sâu rút nước xuống, khiến hạ lưu có một khoảng đất trống để dân Y-sơ-ra-ên đi ngang qua, rồi khi đạo quân Ai Cập bước xuống, hố sâu đó theo chấn động của mặt đất khép lại đẩy số nước vừa rút xuống trào lên khiến đạo quân Ai Cập không kịp chuẩn bị nên chết hết. Họ cho rằng đó là sự ngẫu nhiên để chối bỏ phép lạ.
Cơ-Đốc nhân chúng ta không cần phải lo lắng, mà phải cảm ơn Chúa vì khoa học đã giúp chúng ta chứng minh câu chuyện vượt Biển Đỏ của Kinh thánh không phải là truyện thần thoại. Đặc biệt trận động đất lại xảy ra vào đúng lúc dân Chúa cần, há không phải là phép lạ sao? Còn đạo quân Ai Cập bước xuống thì đúng lúc nước khép lại, há chẳng phải là phép lạ sao?
Có người vịn cớ khoa học đã tính ra vào thời điểm Môi-se, có một trận động đất trên thượng lưu Biển Đỏ tách lòng Biển làm hai, tạo thành một hố sâu rút nước xuống, khiến hạ lưu có một khoảng đất trống để dân Y-sơ-ra-ên đi ngang qua, rồi khi đạo quân Ai Cập bước xuống, hố sâu đó theo chấn động của mặt đất khép lại đẩy số nước vừa rút xuống trào lên khiến đạo quân Ai Cập không kịp chuẩn bị nên chết hết. Họ cho rằng đó là sự ngẫu nhiên để chối bỏ phép lạ.
Cơ-Đốc nhân chúng ta không cần phải lo lắng, mà phải cảm ơn Chúa vì khoa học đã giúp chúng ta chứng minh câu chuyện vượt Biển Đỏ của Kinh thánh không phải là truyện thần thoại. Đặc biệt trận động đất lại xảy ra vào đúng lúc dân Chúa cần, há không phải là phép lạ sao? Còn đạo quân Ai Cập bước xuống thì đúng lúc nước khép lại, há chẳng phải là phép lạ sao?
- Chiến thắng Biển Đỏ nầy làm cho dân Y-sơ-ra-ên không thể nào nín lặng phải hát một bài ca và nhảy múa ngợi khen Chúa. Hơn 400 năm, lần đầu tiên dân Y-sơ-ra-ên hát được một bài ca ngợi khen Chúa. Thật là kỳ diệu!
- Sự kiện dân Y-sơ-ra-ên vượt Biển Đỏ đem lại cho Cơ-Đốc nhân chúng ta nhiều bài học quí báu:
- Bài học đối với sự cứu rỗi, rõ ràng sự kiện nầy một phép báp-têm, chết đời sống cũ, sống đời sống mới, như Phao-lô đã áp dụng trong thư I Côrintô 10:1-2. Từ đây Cơ-Đốc nhân chúng ta dứt khoát đời sống cũ.
- Bài học đối với sự bảo vệ của Đức Chúa Trời, có những lần cá nhân tôi dường như bế tắc trong cuộc sống, trước mặt là Biển Đỏ, sau lưng là đạo quân Ai Cập, hai bên là vách đá khó qua, bên cạnh là sự túng quẫn của gia đình. Cảm ơn Chúa, Chúa đã rẽ Biển Đỏ vào đúng lúc tôi hoàn toàn tuyệt vọng để tôi lại được tiếp tục con đường phục vụ Chúa.
- Có ai trong anh chị em ở vào những bài học đó không? Người cũ đã dứt khoát chưa? Có cùng đường tuyệt lối chưa? Hãy đọc lại và học bài học dân Y-sơ-ra-ên Vượt Biển Đỏ hầu cho thêm đức tin nơi Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta. Tôi tin rằng khi đó, anh chị em cũng sẽ giống dân Y-sơ-ra-ên để hát một bài ca ngợi khen Chúa không dứt.
II/. TIẾN ĐẾN SI-NAI:
- 15:22 – 18:
- Trong mấy phân đoạn nầy, sách Xuất Ê-díp-tô ký thuật kể cho chúng ta diễn biến trên hành trình từ Biển Đỏ đến Bán đảo Si-nai hay Núi Si-nai, đặc biệt là cho chúng ta thấy ba khó khăn lớn mà Môi-se phải đối phó trước đoàn dân hơn 2 triệu người nầy khi dắt họ về Đất Hứa.
1/. Sự cứng lòng của dân Y-sơ-ra-ên:
- Xuất. 15:22 – 17:7
- Anh chị em thấy trong đoạn 15:1-21 là một bài ca vui mừng cảm tạ ơn Chúa bảo vệ, giữ gìn được dân Y-sơ-ra-ên hát lên. Nhưng ngay sau đó đến 15:22 trở đi thì dân Y-sơ-ra-ên quên hết các ơn lành của Chúa, để lằm bằm, than trách, muốn nổi loạn chống lại Môi-se, chống lại Chúa.
- Họ thiếu ăn thiếu uống thì oán trách Chúa oán trách Môi-se, và mơ về một Ai Cập có bánh ăn dù phải làm nô lệ. Họ sẵn sàng đổi lấy một chút thỏa mãn đòi hỏi của xác thịt bằng kiếp nô lệ. Và Chúa đã cho Môi-se làm phép lạ có nước cho họ uống. Chúa thật đầy lòng thương xót, đã ban cho họ ma-na làm lương thực suốt 40 năm trong đồng vắng. Họ không làm mà vẫn có ăn.
- Chúng ta thật ngạc nhiên về sự chu cấp của Chúa cho đoàn dân quá đông nầy, không phải một ngày hoặc một thời gian ngắn, mà trong 40 năm. Chỉ tiếc một điều là dân Y-sơ-ra-ên cứ cứng lòng không tin. Và sự cứng lòng nầy liên tiếp diễn ra trong suốt 40 năm, đến nỗi trở thành đặc tánh của dân Y-sơ-ra-ên như tác giả thư Hê-bơ-rơ đã nói trong Hêb. 3:7-9.
2/. Sự tấn công của các dân ngoại thù nghịch:
- Xuất. 17:8-16
- Phân đoạn Kinh thánh nầy cho chúng ta những nhận định tiêu biểu về hành trình của tuyển dân Y-sơ-ra-ên về Đất Hứa:
- Họ bị dân ngoại thù nghịch tấn công và những cuộc tấn công nầy sẽ còn tiếp tục ngay cả khi dân Y-sơ-ra-ên vào Đất hứa.
- Bí quyết thắng trận của dân Y-sơ-ra-ên trong các trận chiến nầy là: Họ phải anh dũng chiến đấu như Giô-suê, cộng với quyền năng của Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện của người lãnh đạo như Môi-se.
- Những cuộc tấn công của thù nghịch chắc chắn làm hình bóng về sự tấn công của ma quỉ vào đời sống Cơ-Đốc nhân chúng ta ngày nay, như Phao-lô đã nói đến trong thư Êphêsô 6:10-13; và Phi-e-rơ đã kinh nghiệm trong I Phi. 5:8.
- Tôi tin rằng đây cũng là kinh nghiệm của anh chị em từ ngày theo Chúa đến nay. Biết bao nhiêu lần ngoài sự cám dỗ của xác thịt trong những cái ăn cái uống, còn cả một đạo quân của ma quỉ lúc nào cũng chực hờ tấn công chúng ta. Chỉ xin Chúa cho mỗi chúng ta áp dụng bài học về cách dân Y-sơ-ra-ên chiến thắng quân A-ma-léc, ấy là:
- Anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa và nhờ sức toàn năng của Ngài (Êph. 6:10)
- Anh em hãy phục Đức Chúa Trời và chống trả ma quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em (Gia-cơ 4:7)
3/. Cách Quản lý dân sự:
- Xuất. 18:
- Cá nhân tôi thật ngạc nhiên khi đọc đến bài học về Nghệ thuật lãnh đạo mà ông Giê-trô đã dạy cho con rễ của mình là Môi-se trong đoạn nầy.
- Tôi ngạc nhiên vì Kinh thánh làm chứng rằng Môi-se đã học hết sự khôn ngoan của người Ai Cập, nhưng lại không được học hay là Môi-se đã quên bài học Nghệ thuật lãnh đạo dân sự.
- Bài học lãnh đạo nầy phát xuất từ sự bức xúc của Giê-trô, nhạc phụ của Môi-se, vượt đường xa đến thăm con mà phải chờ suốt ngày cũng chưa được gặp.
- Cách quản lý của Giê-trô là
- chọn người đủ tư cách lãnh đạo với những tiêu chuẩn: tài năng, có đời sống thuộc linh tốt (kính sợ Chúa), và ngay lành trung tín.
- chia dân sự thành những nhóm 1.000 người, 100 người, 50 người, 10 người, để giải quyết từ dưới lên trên. Bí quyết của Giê-trô về Nghệ thuật lãnh đạo là phân công chia việc.
- Điều tôi cảm ơn Chúa là Môi-se dù học giỏi, nhưng không hề kiêu ngạo, sẵn sàng vâng lời ông gia mình, làm y như mọi điều người đã dạy (Xuất 19:24).
- Cách quản lý dân sự là nan đề của Môi-se, nhưng Môi-se đã thành công vì biết lắng nghe. Đây há không phải là bài học cho mỗi chúng ta về nghệ thuật lãnh đạo và sự khiêm nhường lắng nghe để thành công sao?
III/. ĐẾN SI-NAI:
- Xuất. 19: - 40:
- Địa điểm Núi Si-nai là ngay đỉnh của bán đảo Si-nai, Đức Chúa Trời đã cho dân Y-sơ-ra-ên dừng chân ở đây một năm (Xuất. 19:1 so với 40:1-2).
- Tại sao Đức Chúa Trời để dân Y-sơ-ra-ên ở tại nơi nầy lâu như vậy? Khi nghĩ đến điều nầy, chúng ta phải thật cảm tạ Chúa yêu thương và quan tâm đến tuyển dân của Ngài.
- Vì trải qua 430 năm ở Ai Cập, dân Y-sơ-ra-ên chỉ là một đám nô lệ, không hề biết tổ chức là gì; không hề biết luật lệ pháp độ như thế nào. Họ chỉ cần biết một luật duy nhất dành cho người nô lệ là VÂNG PHỤC và VÂNG PHỤC.
- Bây giờ dân Y-sơ-ra-ên đã được tự do, sắp bước vào một đất nước đượm sữa và mật, lập thành một dân tộc tỏ tường. Vì vậy họ cần có Luật pháp, có tổ chức.
- Cảm ơn Chúa, Chúa đã dùng Môi-se để ban cho 3 điều:
1/. Chúa ban cho họ Luật pháp:
- Xuất 19: - 31:
- Luật pháp của Đức Chúa Trời được qui định trong Mười Điều Răn (Xuất. 20:1-17), đơn giản nhất mà cũng đầy đủ nhất với hai phần
- Bốn điều đầu là bổn phận đối với Chúa
- Sáu điều sau là đối với con người, và bắt đầu từ người thân nhất là đối với cha mẹ.
- Đặc biệt đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất Đức Chúa Trời trực tiếp viết ra mạng lịnh của Ngài, và viết trên bảng đá. Sau đó là bảng giải thích Luật pháp của Môi-se.
- Xem thế chúng ta cũng nhận ra Mưòi Điều Răn quan trọng biết là dường nào, nó quyết định phước hay họa đối với dân Chúa.
2/. Xác định bản tánh của Đức Chúa Trời:
- Xuất 32 – 34:
- Ba đoạn nầy thật cần yếu cho dân Y-sơ-ra-ên và cũng cho chúng ta biết rõ về Đức Chúa Trời. Dân Y-sơ-ra-ên dù đã ra đi khỏi đất Ai Cập, nhưng với 430 năm ảnh hưởng của Ai Cập, hay nói cách khác, với bản chất của con người tội lỗi, A-rôn và dân Y-sơ-ra-ên vẫn còn vướng vít hình ảnh một Đức Chúa Trời theo quan niệm của người Ai Cập qua một hình tượng, ví dụ như hình tượng con bò con. Và họ dựng lên một con bò con bằng vàng và tôn nó là Đức Chúa Trời (Xuất 32:1-6)
- Qua cơ hội nầy, dân Y-sơ-ra-ên và chính Môi-se nữa, được Chúa dạy một bài học: Chúa là Đấng không thấy được, vì ai thấy Chúa là chết, con người như Môi-se cũng chỉ thấy được vinh quang của Chúa mà thôi.
- Đức Chúa Trời ghét kẻ làm hình tượng và phạt kẻ nào làm hình tượng (Xuất 20:4-6).
3/. Xây dựng Đền tạm:
- Xuất 35: - 40:
- Đặc điểm của loài người chúng ta, dù đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, nhưng từ trong sâu thẳm tâm hồn con người lúc nào cũng khao khát một sự thờ phượng đối với Đấng Tạo Hóa. Chúa biết điều đó và Chúa cũng đẹp lòng về điều đó, nên Ngài đã dạy Môi-se làm một Đền tạm cho Ngài, hầu những ngày dân Chúa đi trong đồng vắng, họ có nơi tập trung thờ phượng, đáp ứng sự khao khát của họ đối với Chúa.
- Sở dĩ gọi là Đền Tạm, vì đền thờ nầy được thiết kế theo cách tháo ráp được. Trên đường đi về Đất Hứa, thì dân Y-sơ-ra-ên có thể tháo ra. Khi dừng lại một nơi nào, thì họ lại ráp vào thành một đền thờ.
- Đền thờ tạm nầy có những đặc điểm:
- Dù là tạm, nhưng đều bằng vật liệu quí giá như vàng, bạc, đồng, gỗ Si-tim quí, chỉ gai mịn.
- Tất cả chi tiết xây dựng Đền thờ tạm nầy hoàn toàn do Chúa thiết kế và dạy Môi-se từng chi tiết nhỏ.
- Những người thợ thi công là những người tài giỏi và được đầy dẫy Đức Thánh Linh.
- Đền thờ tạm nầy được đặt ở vị trí trung tâm của Trại quân.
- Hướng của đền thờ tạm sẽ quay về hướng Đông, và là hướng cố định của đền thờ chính thức sau nầy.
- Nói tóm lại, Đức Chúa Trời của chúng ta thật là Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, yêu thương kẻ thuộc về Ngài, Chúa quan phòng dân Chúa từ thuộc thể lẫn thuộc linh, lo cho dân Chúa từ miếng ăn thức uống, và cả về cách sống trật tự xứng đáng là một dân tự do, không phải là kẻ nô lệ, cũng như về tâm linh.
- Luận về sự quan phòng của Chúa qua lịch trình nầy, Phao-lô đã kết luận trong I Côrintô 10:11, Những sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời.
- Nguyện Chúa ban cho chúng ta có lòng mềm mại để Thánh Linh Đức Chúa Trời ứng dụng Lời nầy vào mỗi chúng ta.
--------------
Đề mục: BÀI HỌC THUỘC LINH SÁCH XUẤT Ê-DÍP-TÔ KÝ
Kinh thánh: Xuất. 13:9
Mục đích: Áp dụng những bài học thuộc linh qua ba phần chính của sách Xuất Ê-díp-tô ký.
I/. RA KHỎI XỨ AI CẬP:
- Xuất. 1: - 18:
- (Đọc Xuất. 12:29-42)
- Sách Xuất Ê-díp-tô ký được chia làm ba phần chính, căn cứ vào 3 sự kiện nổi bật trong Sách. Mỗi sự kiện là một bài học thuộc linh rõ ràng cho dân Y-sơ-ra-ên và cho Cơ-Đốc nhân chúng ta; đồng thời cả ba sự kiện nầy lại có liên hệ gần gũi với nhau.
- Trong phần thứ I, với 18 đoạn, chúng ta được nghe tác giả sách sách Xuất Ê-díp-tô ký là Môi-se thuật lại câu chuyện Đức Chúa Trời giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập.. Câu chuyện được trình thuật đầy đủ tình tiết:
- Xuất. 1:
- Câu chuyện dân Y-sơ-ra-ên được Đức Chúa Trời giải cứu ra khỏi Ai Cập bắt đầu với việc giới thiệu gia đình của Y-sơ-ra-ên hay có tên cũ là Gia-cốp, vốn trước đây theo lời mời của Giô-sép là con trai của Y-sơ-ra-ên, đã từ Ca-na-an đi xuống Ai Cập để sống. Gia đình ấy từ con số 70 người, bây giờ sau 430 năm (12:40) đã lên đến con số quá đông, nếu so với 12:37, con số đó là không dưới 2 triệu người nam phụ lão ấu.
- Thêm vào đó, tác giả cũng giới thiệu cho chúng ta tình hình xoay chuyển sang hướng nguy hiểm cho dân Y-sơ-ra-ên, vua Ai Cập của triều đại mới thi hành chính sách đàn áp và diệt chủng đối với người Y-sơ-ra-ên, tạo nên một nhu cần buộc dân Y-sơ-ra-ên phải nghĩ đến việc ra khỏi Ai Cập, nghĩa là thoát khỏi cảnh nô lệ.
- Từ 2: đến 18:
- Tác giả sách Xuất Ê-díp-tô ký thuật kể về việc Đức Chúa Trời sử dụng Môi-se để tranh đấu với vua Ai Cập vô tín, kiêu ngạo, mục đích là để giải cứu tuyển dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập.
- 5:2, lời nói của Pha-ra-ôn tỏ ra sự kiêu ngạo, thách thức Đức Chúa Trời: Giê-hô-va là ai mà trẫm phải vâng lời người, để cho dân Y-sơ-ra-ên đi?Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết, cũng chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi nữa.
- Sự kiêu ngạo nầy phát xuất từ những lý do:
1/. Vì Pha-ra-ôn được dân Ai Cập tôn làm thần, nên Pha-ra-ôn tưởng mình là thần như Đức Chúa Trời.
2/. Vì Pha-ra-ôn lúc bấy giờ có quyền lực của một đế quốc hùng mạnh, thịnh vượng, và có một nền văn minh cao, nên không sợ một thế lực nào đe dọa. Pha-ra-ôn không biết rằng ông không đối diện với các thế lực con người, mà đang đối diện với một Giê-hô-va Đức Chúa Trời.
3/. Một vài phép lạ mà Chúa đã dùng Môi se thi hành để cảnh cáo Pha-ra-ôn, thì các thuật sĩ của Ai Cập cũng làm được như: Hóa gậy thành rắn, hóa nước thành huyết… Nhưng Pha-ra-ôn thấy rắn của Môi-se nuốt rắn của các thuật sĩ; thay vì làm cho nước thành huyết của Môi se trở lại thành nước, thì họ lại làm thành huyết hôi thối thêm…
2/. Vì Pha-ra-ôn lúc bấy giờ có quyền lực của một đế quốc hùng mạnh, thịnh vượng, và có một nền văn minh cao, nên không sợ một thế lực nào đe dọa. Pha-ra-ôn không biết rằng ông không đối diện với các thế lực con người, mà đang đối diện với một Giê-hô-va Đức Chúa Trời.
3/. Một vài phép lạ mà Chúa đã dùng Môi se thi hành để cảnh cáo Pha-ra-ôn, thì các thuật sĩ của Ai Cập cũng làm được như: Hóa gậy thành rắn, hóa nước thành huyết… Nhưng Pha-ra-ôn thấy rắn của Môi-se nuốt rắn của các thuật sĩ; thay vì làm cho nước thành huyết của Môi se trở lại thành nước, thì họ lại làm thành huyết hôi thối thêm…
- Cuộc tranh đấu nầy rõ ràng không phải là giữa hai con người là Môi se với vua Ai Cập, mà là giữa Đức Chúa Trời với quyền lực của Sa-tan muốn tiêu diệt tuyển dân để ngăn trở chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho loài người. Vì nếu tuyển dân Y-sơ-ra-ên bị tiêu diệt, thì Đấng Cứu Thế được hứa không đến theo lời hứa với tuyển dân được.
- Cảm ơn Chúa, Ngài là Giê-hô-va Đức Chúa Trời tối cao, sau chín tai vạ hành hại xứ Ai Cập, tàn phá kinh tế Ai Cập như súc vật bị bịnh dịch, mưa đá, nạn cào cào; những tai vạ đụng đến các loài vật được người Ai Cập tôn làm thần như: ếch, ruồi, thần mặt trời của họ bị che tối tăm… Đến tai vạ thứ mười, Chúa đã hình phạt toàn thể gia đình trong xứ Ai Cập không có huyết bôi mày cửa và hai cột cửa, Chúa đã sai thiên sứ đánh giết con đầu lòng của họ từ vua đến dân, đến súc vật (12:29).
- Cuối cùng, vua Ai Cập đã nhận biết mình chỉ là người, và Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, đến nỗi ông xin Môi-se cầu Chúa ban phước cho ông.
- Qua những sự kiện xảy ra, sách Xuất Ê-díp-tô ký đã giới thiệu cho chúng ta một Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Năng, toàn năng trên các vua, trên thiên nhiên, trên cả quyền lực của Sa-tan, không có gì ngăn được ý chỉ của Ngài trên đất và trên chính tuyển dân của Chúa.
- Phần Kinh thánh nầy cũng cho tuyển dân một bài học thuộc linh quý báu, họ đã được Chúa cứu từ nhà nô lệ Ai Cập để bước vào Đời Sống Mới tự do. Lẽ thật nầy làm hình bóng cho đời sống Cơ-Đốc nhân chúng ta trong Chúa Jêsus Christ. Chúa Jêsus Christ là Chiên Con Lễ Vượt Qua thiêng liêng cứu chúng ta khỏi tình trạng nô lệ cho tội lỗi, nô lệ của ma quỉ, đem chúng ta vào đời sống tự do.
- Giăng 8:34-36
- Ngày nay, khi chúng ta tin Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa và Chúa của đời sống mình, chúng ta đã được tự do, không còn bị tội lỗi cai trị, không còn ở dưới ách nô lệ của ma quỉ nữa. Như Phao-lô đã khuyên chúng ta trong
- Rôma 6:12-14
- Galati 5:1
II/. TIẾP NHẬN LUẬT PHÁP:
- Xuất. 19:-24:
- Cảm ơn Chúa, Đức Chúa Trời không muốn cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi nhà nô lệ Ai Cập để rồi mặc cho họ sống thế nào cũng được. Chúa muốn họ làm một tuyển dân của Ngài – một dân tộc đúng nghĩa. Do đó, sách Xuất Ê-díp-tô ký đã ghi lại phần thứ hai sự kiện Đức Chúa Trời ban cho tuyển dân Luật Pháp.
- Luật pháp của Chúa ban gồm hai phần:
1/. 10 điều răn là Luật căn bản được ghi trong Xuất. 20:1-17, do chính Chúa viết trên hai bảng đá, qui định hai bổn phận: Bổn phận đối với Chúa qua 4 điều răn đầu; và Bổn phận đối với con người với nhau, bắt đầu từ bổn phận đối với người thân nhất là cha mẹ, đối với người lân cận, và đối với tài vật của người khác, qua 6 điều sau.
2/. Phần Giải thích các điều răn, từ đoạn 20: đến đoạn 24.
2/. Phần Giải thích các điều răn, từ đoạn 20: đến đoạn 24.
- Qua Luật pháp mà Chúa đã ban cho tuyển dân Y-sơ-ra-ên của Ngài, chủ yếu là nghiêm cấm dân Chúa phạm tội với Chúa và với nhau, Đức Chúa Trời bày tỏ cho dân Chúa biết Ngài là Đức Chúa Trời Chí Thánh, không dung chứa tội lỗi, không kể kẻ có tội là vô tội, cũng là Đức Chúa Trời của trật tự (I Côrintô 14:33)
- Sự ban Luật pháp là cần yếu đối với tuyển dân, vì sau 430 năm làm nô lệ, họ chỉ có một thứ luật pháp của người Ai Cập, luật pháp của sự phục tùng con người. Bây giờ, dân Y-sơ-ra-ên đã được tự do, họ cần có luật pháp để sống với Chúa và với nhau.
- Với 10 điều răn và phần giải thích 10 điều răn, Đức Chúa Trời đã ban cho dân Y-sơ-ra-ên thể chế mới dành cho họ là THỂ CHẾ THẦN QUYỀN, Chúa là Vua của họ.
- Điều nầy đã làm mẫu mực cho các dân tộc ngày nay, khi một nước tuyên bố độc lập, thì điều đầu tiên là phải ban bố Hiến pháp và luật lệ, để người dân biết rằng họ được tự do, nhưng sự tự do đó không quá lỗ mũi của họ. Quốc gia nào độc lập cũng làm thế để công bố thể chế và đường lối chánh sách của họ.
- Chúng ta thấy có sự liên hệ giữa Phần thứ nhất với phần thứ hai của sách Xuất Ê-díp-tô ký. Có Tự Do mà không có Luật pháp, luật lệ, bổn phận, thì đó không phải là tự do mà là sự phóng túng của người con trai hoang đàng, chắc chắn hậu quả là sẽ trở thành kẻ muốn ăn vỏ đậu của heo ăn, mà người ta cũng không cho (Luca 15:16)
- Ngược lại, có bổn phận, có luật pháp mà không có tự do, đó là nô lệ. Vì thế chúng ta thấy Đức Chúa Trời không ban Luật pháp cho tuyển dân cho đến khi đã giải cứu họ ra khỏi nhà nô lệ, đưa họ vào cuộc sống Tự do.
- Đó là lẽ thật cũng dành cho Cơ-Đốc nhân chúng ta. Sau khi được cứu trong Đấng Christ, chúng ta thật được tự do:
- Cơ-Đốc nhân được tự do trong sự ăn uống, không như người theo Phật giáo, phải kiêng cữ nhiều điều trong sự ăn uống.
- Cơ-Đốc nhân được tự do trong sự nhóm lại, không bị gò bó như những người theo Công giáo Lamã, Hồi giáo… Mỗi Cơ-Đốc nhân đều tự do đến với Chúa, tự do ngợi khen, tự do đọc và học Kinh thánh là Lời Chúa.
- Chỉ tiếc là có những Cơ-Đốc nhân lợi dụng sự tự do của mình làm vấp phạm anh em trong Chúa, như tín đồ tại thành Cô-rin-tô đã bị Phao-lô quở trách (I Cô. 8:9), trong khi đó có những người dạy một thứ Tin Lành duy Luật pháp, mà không hề biết đến tự do, như những giáo sư giả đã dạy tín đồ tại Galati, khiến Phao-lô phải viết thư Galati quở trách nặng (Galati 3:1-7)
- Xin Chúa là Đức Chúa Trời Thánh khiết, Công bình, ban cho mỗi chúng ta lúc nào cũng nhớ chúng ta là người đã được tự do trong Chúa Jêsus Christ để sống theo Luật pháp thánh của Chúa; đồng thời cũng luôn ý thức Cơ-Đốc nhân chúng ta là người đã được tự do trong Đấng Christ rồi, hầu cho không sống như bị trói mình dưới Luật pháp nữa.
III/. XÂY DỰNG ĐỀN TẠM:
- Xuất. 25:-40:
- Phần thứ ba của sách Xuất Ê-díp-tô ký tường thuật cho chúng ta một công trình đặc biệt mà Môi-se đã vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời hướng dẫn dân sự xây dựng: Đó là Đền Tạm để thờ phượng Đức Chúa Trời trong thời gian ở đồng vắng.
- Điều chúng ta phải nói đến là mục đích Đức Chúa Trời bảo Môi-se dựng Đền tạm để làm gì?
- Chúa đã trả lời: Họ sẽ làm cho ta một đền thánh, VÀ TA SẼ Ở GIỮA HỌ. Chúa muốn ở giữa dân Chúa.
- Ở giữa để làm gì? Một lần nữa Lời Chúa trả lời: Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, ĐẦY ƠN VÀ LẼ THẬT… (Giăng 1:14). Chúa muốn ở giữa chúng ta để ban ơn cho chúng ta.
- Ơn đó là gì? Ơn đó là Đặc ơn cho con người được một mối liên hệ mới với Chúa, một mối thông công mới giữa con người chúng ta với Đức Chúa Trời. Một mối thông công mà loài người chúng ta đã đánh mất từ khi tổ phụ A-đam và Ê-va phạm tội, làm hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
- Phao-lô luận về điều nầy trong thư Ê-phê-sô 2:1-7, Còn anh em …….. trong Đức Chúa Jêsus Christ.
- Cảm ơn Chúa, ngày nay, chúng ta ngoài những đền thờ vật chất mà chúng ta biết được trong Kinh thánh, Chúa cũng cho Cơ-Đốc nhân chúng ta có đền thờ để thờ phượng Chúa tại địa phương, đồng thời Chúa lại ban cho chúng ta một đền thờ đặc biệt là chính Thân thể của chúng ta (I Côrintô 6:19; Êphêsô 2:20-22). Thế thì, chúng ta đã có một mối liên hệ, mối thông công đặc biệt với Đức Chúa Trời.
- Chúa đã cứu chúng ta, đã ban luật lệ, pháp độ để chúng ta như một người tự do, lại còn cho chúng ta được thông công với Ngài. Đó há không phải là đặc ân đặc quyền của chúng ta sao?
- Qua mối thông công kỳ diệu nầy, chúng ta khám phá gì về Đức Chúa Trời ngoài sự Toàn năng, Thánh khiết Công bình của Ngài trong hai phần của sách Xuất Ê-díp-tô ký? Cảm ơn Chúa, Chúa cho chúng ta biết rằng Ngài là một Đức Chúa Trời yêu thương, lúc nào cũng muốn liên hệ với chúng ta, lúc nào cũng muốn chúng ta cầu nguyện không thôi.
- Có Tự do mà không có Bổn phận thì là phóng túng.
- Có bổn phận mà không có tự do, thì đó là nô lệ.
- Có tự do, có bổn phận, mà không quyền lợi thì vô lý, vô nghĩa.
- Xin Chúa ban cho mỗi chúng ta hiểu và nhận được những phước hạnh qua sách Xuất Ê-díp-tô ký.
--------------
Đề mục: MÔI-SE
Kinh thánh: Xuất Ê-díp-tô ký 2:1-10
Câu gốc: Xuất. 2:10
I/. 40 NĂM ĐẦU ĐỜI:
Đề mục: MÔI-SE
Kinh thánh: Xuất Ê-díp-tô ký 2:1-10
Câu gốc: Xuất. 2:10
I/. 40 NĂM ĐẦU ĐỜI:
- Xuất. 2:1-15.
- Học đến sách Xuất Ê-díp-tô ký, tất cả chúng ta sẽ không thể nào quên được nhân vật chính trong sách là Môi-se. Và như Chấp sự Ê-tiên đã chia đời sống của Môi-se ra ba làm thời kỳ, mỗi thời kỳ là 40 năm.
- Có người kể chuyện vui rằng đời người có bốn giai đoạn:
- lúc nhỏ đi bốn chân, vì chỉ biết bò.
- lớn lên đi hai chân
- lúc già đi ba chân, vì phải chống gậy.
- lúc chết đi tám chân, đó là chân của những người khiêng hòm.
- Nhưng cuộc đời của Môi-se không chia ba giai đoạn theo cách như vậy, mà chia theo sự nghiệp của ông.
- Trong Xuất. 2:, Kinh thánh đã ghi lại toàn bộ 40 năm đầu đời của Môi-se,
- 2:1-2, từ lúc mới được sanh ra trong gia đình của người Hê-bơ-rơ làm nô lệ tại Ai Cập, đặc biệt là Môi-se được sanh ra trong lúc vua Ai Cập ra lịnh những bé trai của người Hê-bơ-rơ đều phải bị giết khi lọt lòng mẹ.
3 tháng đầu đời, Môi-se đã phải nếm trải bao khổ sở, nguy biến. Nghèo khổ vì cha mẹ của Môi-se chỉ là một gia đình nô lệ. Nguy biến vì lúc nào cũng có thể bị giết bởi lịnh của vua Ai Cập.
Thật ra Kinh thánh không cho chúng ta biết cách cha mẹ của Môi-se che giấu Môi-se như thế nào trong 3 tháng, nhưng tôi tin rằng đầy những khó khăn. Dù vậy, tình yêu thương của cha mẹ, cũng như anh chị của Môi-se đối với một đứa con, đứa em NGỘ (2:1), khiến họ bất chấp lịnh vua, vượt qua khó khăn, quyết lòng bảo vệ an toàn cho Môi-se.
Thật ra Kinh thánh không cho chúng ta biết cách cha mẹ của Môi-se che giấu Môi-se như thế nào trong 3 tháng, nhưng tôi tin rằng đầy những khó khăn. Dù vậy, tình yêu thương của cha mẹ, cũng như anh chị của Môi-se đối với một đứa con, đứa em NGỘ (2:1), khiến họ bất chấp lịnh vua, vượt qua khó khăn, quyết lòng bảo vệ an toàn cho Môi-se.
- 2:3-10, đến phân đoạn nầy, chúng ta thấy bàn tay của Đức Chúa Trời can thiệp để chuẩn bị huấn luyện Môi-se cho chức vụ lãnh đạo tương lai, tạo điều kiện cho Môi-se được đưa vào cung điện của Ai Cập, làm con trai của Công Chúa Pha-ra-ôn, bằng cách cho Công Chúa Ai Cập nhân một chuyến đi tắm thấy được chiếc rương mà mẹ của Môi-se đã để ông trong đó mà thả xuống sông Nile, đồng thời với sự khôn ngoan lanh lẹ của chị Môi-se đưa Môi-se trở lại với người mẹ của Môi-se.
- Ngay khi chào đời, Môi-se đã kinh nghiệm được sự quan phòng của Đức Chúa Trời trên đời sống của ông, chính tên của ông đã là một minh chứng: Môi-se có nghĩa là Được Cứu Khỏi Nước (Xuất. 2:10). Kinh nghiệm nầy đã theo đuổi đời sống của Môi-se trong những ngày lưu lạc trong đồng vắng với dân Y-sơ-ra-ên, khiến không có lúc nào chúng ta thấy sự lo lắng thiếu ăn thiếu mặc của Môi-se.
- Bốn mươi năm sống trong cung điện của vua Ai Cập, Môi-se đã học hết sự khôn ngoan của người Ai Cập thời đó (Công vụ 7:22)
- Theo thế giới sử, Môi se ra đời vào triều đại của Pharaôn Akhenaten, đến Hoàng đế Horemhed qua đời không có con trai kế vị (có lẽ đã chết trong tai vạ thứ mười con đầu lòng bi giết và chết nơi Biển Đỏ, nên qua Tể Tướng là Pramese lên ngôi đổi thành Ramses. Trong thời kỳ nầy, nền văn minh của Ai Cập cổ đã đạt tới vinh quang tột cùng. Biểu tượng của nền văn minh nầy là Kim Tự tháp còn đến ngày nay với bao khám phá mới lạ gây ngạc nhiên cho thế giới, và vẫn còn là những bí mật cho ngành Khảo Cổ học tiếp tục tìm tòi.
Chúng ta hãy thử xem xét Kim Tự tháp CHEOP, là trong 3 Kim Tự tháp đẹp nhất
- Kim tự tháp Chéop cao 148 m (Hiện chỉ còn 137 m)
- Đáy tháp vuông vạnh là 227 m
- Nặng độ 6 triệu tấn
- Gồm 2.300.000 tảng đá, mỗi tảng đá nặng từ 2 đến 16 tấn.Mỗi tảng đá được gọt đẽo một cách khéo léo, lắp ráp chính xác đến độ không thể chèn được con dao bỏ túi vào, cũng không thấy dấu vết của xi-măng.
- Ấy là chưa kể bao nhiêu công trình Toán học, Thiên văn học… tiềm ẩn trong Kim Tự tháp.
- Nói đến đây, chúng ta phải cảm tạ Chúa vì Đức Chúa Trời đã chuẩn bị một người để giải cứu dân Ngài là Môi-se. Trong sự chuẩn bị đó, Chúa đã đưa Môi-se vào một Trường Học khôn ngoan cao cấp của Hoàng gia Ai Cập vào thời cực thịnh nhất.
- Muốn phục vụ Chúa phải học hỏi, không có sự thông minh đột xuất trong công việc Nhà Chúa. Ngay một người “dốt nát không học” như Phi-e-rơ cũng đã khuyên chúng ta:Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhơn đức, thêm cho nhơn đức sự học thức… (II Phi-e-rơ 1:5). Trên bước đường thành công không bao giờ có bóng dáng của người lười biếng.
- Dĩ nhiên, Đức Chúa Trời muốn Môi-se phục vụ Ngài, giải cứu dân Ngài, Chúa không muốn Môi-se ngủ yên trong cung điện Ai Cập, Chúa chỉ mượn Hoàng cung Ai Cập để huấn luyện người của Ngài. Vì vậy, đến khi Môi-se 40 tuổi (Công vụ 7:23), Đức Chúa Trời đã dấy lên trong lòng Môi-se sự yêu thương dân tộc Hê-bơ-rơ của ông, và cho phép xảy ra biến cố Môi-se giết người Ai Cập để đuổi Môi-se ra khỏi Ai Cập.
II/. 40 NĂM YÊN LẶNG:
- Thời gian từ Xuất. 2: 16 đến 4: được Ê-tiên tính là bốn mươi năm (Công vụ 7:30).
- Kinh thánh không nói nhiều về thời gian nầy của Môi-se. Chúng ta chỉ biết một vài sự kiện:
- 2:16-22, Môi-se chạy trốn vào đồng vắng Ma-đi-an, vì vua Ai Cập tìm giết Môi-se do ông giết người Ai Cập. Trong đồng vắng Ma-đi-an, Môi-se cưới vợ và sanh con. Ông đã chọn đời sống ẩn dật, yên lặng.
- 3: đến 4:, là một cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Trời với Môi-se, khi Chúa chính thức kêu gọi Môi-se đứng ra giải cứu dân Chúa ra khỏi Ai Cập. Sự kêu gọi nầy gốm hai phương diện:
*Với bụi gai cháy mà không tàn (Xuất. 3:1-2)
- Đức Chúa Trời dùng sự hiện thấy nầy để đánh thức niềm tin của Môi-se, chứng minh cho ông biết rằng, ngoài học thức của ông có một quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời
- Học thức của Môi-se dạy rằng vật chất như bụi gai bị tác dụng của lửa thì sẽ tàn, nhưng Chúa là Đức Chúa Trời quyền năng có thể làm cho bụi gai không tàn, một hiện tượng phản khoa học của Môi-se đã học. Và nhơn đó Chúa xưng Danh Ngài là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu (Xuất. 3:14-15).
- Tại sao Chúa cho Môi se điều lạ lùng nầy?
- Chúng ta thấy dường như Môi se hoàn toàn trở thành một người vô thần trong cái học thức của ông. Ông đã dùng sức riêng để cứu anh em đồng bào của mình, rồi thất bại. Có lẽ ông thấy những Pha-ra-ôn là những ĐỨC CHÚA TRỜI của Ai Cập rồi cũng chết, chúng ta không hề thấy Môi-se nhắc đến Đức Chúa Trời của tổ phụ ông.
- Bây giờ, Chúa chứng minh cho Một Đức Chúa Trời Tự Hữu và Hằng Hữu. Có lẽ Môi-se đã học về lẽ thật Đức Chúa Trời Tự Hữu Hằng Hữu rồi, nhưng ông chưa kinh nghiệm thực tế về một Đức Chúa Trời Tự Hữu Hằng Hữu.
*Với trách nhiệm giải cứu dân Chúa:
- Những câu nói của Môi se với Chúa cho thấy một con người chán nản, chỉ muốn sống an nhàn (Xuất. 3:11; 4:1, 10)
- Đức Chúa Trời đã làm cho Môi-se hoàn toàn mất hết sức riêng. Chúa không muốn Môi-se từ bỏ học thức, nhưng Chúa muốn Môi-se từ bỏ sự kiêu ngạo từ học thức, từ uy quyền của con trai Công Chúa Pha-ra-ôn. Vì sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau; tánh tự cao đi trước sự sa ngã (Châm. 16:18)
- Cảm ơn Chúa, cuối cùng con người Môi-se đã đầu phục Chúa, hoàn toàn để Chúa hướng dẫn đời sống của ông. Từ đây, chúng ta sẽ thấy một Môi-se hoàn toàn khác hẳn, không còn là con trai Công Chúa Pha-ra-ôn, cũng không còn là Môi-se của bày chiến nơi đồng vắng Ma-đi-an, mà là tôi tớ của Đức Chúa Trời.
- Môi-se đã hoàn toàn trở nên công cụ trong tay Đức Chúa Trời, Chúa bảo thì ông làm.
- Phải nói rằng đây là điều đa số những người lãnh đạo xưa nay trên thế giới đều thiếu. Họ không thiếu khôn ngoan, học thức, nhưng họ thiếu sự khiêm nhường, hạ mình.
- Trong Hội thánh cũng vấp vào căn bịnh kiêu ngạo nầy. Hội thánh ngày nay không thiếu những người học giỏi, tài năng, khôn ngoan, nhưng điều Hội thánh ngày nay thiếu là thiếu những Cơ-Đốc nhân khiêm nhường, đầu phục Đức Chúa Trời hoàn toàn, dâng tài năng, học thức, để Chúa sử dụng. Đó là lý do Hội thánh chưa phục hưng.
- Đức Chúa Trời cần Môi-se, không phải Môi-se con trai Công Chúa Ai Cập, không phải Môi-se trong đồng vắng Ma-đi-an, nhưng phải là sau khi Môi-se khám phá bụi gai cháy không tàn.
- Đức Chúa Trời cần những Phi-e-rơ sau khi chối Chúa biết ăn năn; Đức Chúa Trời cần những Phao-lô sau khi ngã ngựa và lần đầu tiên trong cuộc đời biết hỏi Chúa: Lạy Chúa, bây giờ tôi phải làm chi? và bằng lòng để một con người tầm thường như A-na-nia dạy mình (Công vụ 22:10-16).
- Có ai không? Và có ai không?
III/. 40 NĂM CUỐI ĐỜI:
- Xuất. 5: - .
- Sách Xuất Ê-díp-tô ký chỉ ghi đến việc Môi-se hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên xây dựng Đền Tạm cho Chúa tại Bán đảo Si-nai. 40 năm cuối đời của Môi-se trải dài đến sách Phục truyền Luật lệ ký đoạn 34.
- 40 cuối đời của Môi-se, nghĩa là từ năm 80 tuổi đến 120 tuổi, là cả một chuỗi ngày hoạt động không ngừng, đầy gian nan.
- Xuất. 5:-14:
Đây là thời gian Môi-se đối đầu với quyền lực của vua Ai Cập, một người có sức mạnh của một Đế quốc hùng cường và cũng là một vị thần của dân Ai Cập, quyền sanh sát trong tay.
Cảm ơn Chúa, với quyền năng của Đức Chúa Trời Tự Hữu Hằng Hữu, Môi-se đã chiến thắng sau khi thi hành 10 tai vạ hình phạt nước Ai Cập; ngược lại vua Ai Cập và các chiến sĩ hùng mạnh của vua chìm chết trong Biển Đỏ.
Cảm ơn Chúa, với quyền năng của Đức Chúa Trời Tự Hữu Hằng Hữu, Môi-se đã chiến thắng sau khi thi hành 10 tai vạ hình phạt nước Ai Cập; ngược lại vua Ai Cập và các chiến sĩ hùng mạnh của vua chìm chết trong Biển Đỏ.
- Xuất. 15:-17:7
Môi-se đối diện với một dân cứng cổ, nhưng lại là tuyển dân. Một dân lúc nào cũng phải yêu thương nhưng lại luôn chống nghịch, dễ nổi loạn với những duyên cớ bình thường như ăn, uống, đến những tội lỗi đáng sợ như dựng tượng bò vàng để thờ.
Anh chị em có thể nghe Môi-se nói về những nỗi nhọc nhằn của ông đối với dân Y-sơ-ra-ên cứng cổ nầy qua lời ông nói với Chúa trong sách Dân số ký 11:12-15, Tôi há có thọ thai dân nầy sao?Há có sanh đẻ nó sao? mà Ngài lại phán biểu tôi rằng: Hãy ẵm dân nầy trong lòng ngươi, như người cha nuôi bồng đứa trẻ bú … xin thà giết tôi đi, để tôi không thấy sự khốn nạn tôi!
Nhưng rồi khi Chúa hình phạt dân sự, Môi se lại hết lòng cầu thay cho họ (Xuất. 32:30-32). Không phải một lần, mà nhiều lần; không phải một ngày mà 40 ngày 40 đêm.
Anh chị em có thể nghe Môi-se nói về những nỗi nhọc nhằn của ông đối với dân Y-sơ-ra-ên cứng cổ nầy qua lời ông nói với Chúa trong sách Dân số ký 11:12-15, Tôi há có thọ thai dân nầy sao?Há có sanh đẻ nó sao? mà Ngài lại phán biểu tôi rằng: Hãy ẵm dân nầy trong lòng ngươi, như người cha nuôi bồng đứa trẻ bú … xin thà giết tôi đi, để tôi không thấy sự khốn nạn tôi!
Nhưng rồi khi Chúa hình phạt dân sự, Môi se lại hết lòng cầu thay cho họ (Xuất. 32:30-32). Không phải một lần, mà nhiều lần; không phải một ngày mà 40 ngày 40 đêm.
- Xuất. 17:8-16
Môi-se còn phải đối đầu với những sự tấn công của các dân thù nghịch bên ngoài, chung quanh, lúc nào cũng rình rập, cũng muốn ngăn cản đường về Đất Hứa của dân Chúa, thậm chí biến sự tấn công đó thành những cám dỗ rũ rê dân Chúa phạm tội thờ hình tượng, dâm loạn.
- Xuất. 18:-40:
Suốt những đoạn còn lại, sách Xuất Ê-díp-tô ký ghi lại những điều mà Môi-se phải đối đầu thuộc về nội bộ của dân sự với nhau và với Chúa.
Đoạn 18, cho chúng ta biết một điều thực tế là trong nội bộ giữa dân sự với nhau, hằng ngày có biết bao nhiêu điều tranh cạnh, rắc rối cần phải giải quyết suốt ngày vẫn chưa hết (Xuất 18:13). Những rắc rối là điều đương nhiên vì con người với con người, nhất là với số đông hơn 2 triệu người, trong đó còn phải cộng thêm một số dân tạp.
Cảm ơn Chúa, Chúa đã đưa Nhạc phụ của Môi-se là Giê-trô đến thăm và đã dạy Môi se bài học Nghệ thuật lãnh đạo với khẩu hiệu: Lãnh đạo là phân công Đúng người – Đúng việc. Một lần nữa, chúng ta học được sự khiêm nhường của Môi-se, ông đã lắng nghe dạy dỗ và áp dụng.
Đoạn 19-40, Môi-se còn phải lo dạy dân sự xây dựng một Đền thờ cho Đức Chúa Trời, với những vật liệu sẵn có. Chúng ta đều biết, Đền thờ là nơi tiêu biểu cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời và nơi bày tỏ mối thông công tốt nhất. của con người với Chúa.
Đoạn 18, cho chúng ta biết một điều thực tế là trong nội bộ giữa dân sự với nhau, hằng ngày có biết bao nhiêu điều tranh cạnh, rắc rối cần phải giải quyết suốt ngày vẫn chưa hết (Xuất 18:13). Những rắc rối là điều đương nhiên vì con người với con người, nhất là với số đông hơn 2 triệu người, trong đó còn phải cộng thêm một số dân tạp.
Cảm ơn Chúa, Chúa đã đưa Nhạc phụ của Môi-se là Giê-trô đến thăm và đã dạy Môi se bài học Nghệ thuật lãnh đạo với khẩu hiệu: Lãnh đạo là phân công Đúng người – Đúng việc. Một lần nữa, chúng ta học được sự khiêm nhường của Môi-se, ông đã lắng nghe dạy dỗ và áp dụng.
Đoạn 19-40, Môi-se còn phải lo dạy dân sự xây dựng một Đền thờ cho Đức Chúa Trời, với những vật liệu sẵn có. Chúng ta đều biết, Đền thờ là nơi tiêu biểu cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời và nơi bày tỏ mối thông công tốt nhất. của con người với Chúa.
- Nói tóm lại, một người phục vụ Chúa là phục vụ dân sự của Chúa, là một người LÀM DÂU TRĂM HỌ. Quý Bà Quý Cô làm dâu MỘT HỌ còn lo lắng thay, huống chi người phục vụ Chúa giống như làm dâu trăm họ. Phải đối đầu với thù trong giặc ngoài, có lúc khác nào như chiên giữa bầy muông sói:
- đối đầu với sức mạnh của vua chúa thế gian mờ tối nầy có quyền gấp bao nhiêu lần vua Ai Cập;
- đối đầu với những nhu cần vật chất của dân sự – những nhu cần dễ cám dỗ con người.
- đối đầu với sự tấn công của thế gian
- đối đầu với những nhu cần thuộc linh giữa người với người và người với Chúa.
- Để có thể làm tròn trọng trách với bao nhiêu gánh nặng dường ấy, Đức Chúa Trời là Đấng Biết Hết Mọi Sự, Chúa đã chuẩn bị những bài học về học vấn, về tánh tình. Điều quan trọng là Môi-se để lại cho chúng ta một gương: Môi-se là người chịu học, học hết sự khôn ngoan của thế gian, nhưng cũng còn học mãi không chút kiêu ngạo.
- Bài học của Môi-se là một bài học cho chúng ta là những người muốn phục vụ Chúa. Tôi xin được mượn lời của Phao-lô mô tả chức vụ của ông để kết thúc bài nầy: TÔI HẦU VIỆC CHÚA CÁCH KHIÊM NHƯỜNG, PHẢI NHIỀU NƯỚC MẮT, VÀ Ở GIỮA NHỮNG THỬ THÁCH MÀ NGƯỜI GIU-ĐA ĐÃ LẬP MƯU HẠI TÔI (Công vụ 20:19)