Tân ước

TÂN ƯỚC LÀ MỘT TỔNG THỂ

Tân Ước là một sách quan trọng nhất trong thế giới.

Chủ đề tối thượng của Tân Ước là Chúa Jêsus Christ.

   Mục tiêu là Sự Cứu Rỗi cho loài người.

Kế hoạch tối hậu về sự cai trị của Chúa Jêsus Christ trong một nước không giai cấp, đời đời.

Đấng Christ là chủ đề những trang Tân Ước, thế thì Đấng Christ không phải là chủ đề của Cựu Ước sao? Phải, nhưng không phải cùng một đặc điểm như Tân Ước.

Đấng Christ hình bóng trong Cựu Ước là Đấng Christ của lời tiên tri, bây giờ hiển hiện trong Tân Ước là Đấng Christ của Lịch sử.

Đấng Christ là hi vọng siêu nhiên của Cựu Ước, là sự kiện siêu

Sự trông đợi trong Cựu Ước trở nên kinh nghiệm trong Tân Ước

Như Gióp đã kêu lên khi ông khám phá về Đức Chúa Trời: "Trước lỗ tai tôi có nghe đồn về Chúa, nhưng bây giờ, mắt tôi đã thấy Ngài…" (Gióp 42:5). Vì vậy, chúng ta có thể nói chúng ta đã gặp Đấng Christ qua Bốn Sách Tin Lành.

Bởi lý do đó, Bốn Sách Tin Lành là cái gút, cái mối chính của Kinh Thánh, là trọng tâm lời tiên tri Cựu Ước và là nền tảng thật của Thần học Tân Ước.

A. PHÂN CHIA

CÁC SÁCH TIN LÀNH VÀ SÁCH CÔNG VỤ

5 sách đầu Tân Ước có tên là Mathiơ, Mác, Luca, Giăng, và Công vụ. Nhóm sách nầy là những sách lịch sử của Tân Ước và là nền tảng cho tất cả các sách sau.


CÁC THƯ TÍN CHO HỘI THÁNH CƠ-ĐỐC (Rôma đến II Têsalônica)

Sự kết thúc đột ngột của sách Công vụ dẫn chúng ta vào một nhóm Thư Tín gồm 9 thư đầu, dưới ngòi bút của cùng một tác giả là sứ đồ Phaolô. 9 thư này là sự dạy dỗ lẽ thật và cách sống Cơ-Đốc, nhấn mạnh vào sự liên hệ Cơ-Đốc hoặc 'các Hội thánh'.

THƯ TÍN CHO MỤC SƯ

Sau 9 thư cho Hội thánh, chúng ta có 4 thư cũng của Phaolô không phải gởi cho Hội thánh. 4 thư nầy gồm

2 thư gởi cho Timôthê, con đức tin của Phaolô, đang làm mục sư của Hội thánh.

Thư thứ ba gởi cho Tít, một người hầu việc Chúa như Timôthê.

Thư thứ tư viết cho Phi-lê-môn, một người lãnh đạo Cơ-Đốc tại Cô-lô-se.

3 thư đầu được gọi là Giám mục thư (Thư tín gởi cho mục sư)


CÁC THƯ TÍN CHO CƠ-ĐỐC NHÂN NGƯỜI HÊ-BƠ-RƠ


Còn lại 9 thư từ Hê-bơ-rơ đến Khải huyền, dài ngắn khác nhau, dài nhất là sách Khải huyền, như một thư của chính Chúa Jêsus Christ gởi cho sứ đồ Giăng (Khải. 1:1)

Địa chỉ các thư nầy hầu như nói rõ:

Thư Gia-cơ gởi cho các chi phái (Gia 1:1)

Thư Phierơ gởi cho 'những người kiều ngụ…'

Thư Giăng không nói trực tiếp, nhưng qua hai thư thứ hai và thứ ba, đều gởi riêng cho một người (Hê-bơ-rơ) Do-thái, không phải gởi cho người ngoại bang (III Giăng 7).

Kể cả sách Khải huyền cũng được viết ra trên sự hiểu biết về giáo lý theo người Hê-bơ-rơ

Tuy nhiên cả hai nhóm thư đều giống nhau về:

Bắt đầu nhóm I, thư Rôma bày tỏ sự cứu rỗi qua Chúa Jêsus Christ là con đường DUY NHẤT. Bắt đầu nhóm II, thư Hê-bơ-rơ bày tỏ sự cứu rỗi qua Chúa Jêsus Christ là con đường TỐT NHẤT: Đấng Cứu Chuộc tốt nhất là Chúa Jêsus Christ; TẾ LỄ tốt nhất là Thập tự giá; và một ĐIỀU KIỆN tốt nhất là Đức Tin.

Kết thúc nhóm I là hai thư Tê-sa-lô-ni-ca, bày tỏ sự tái lâm của Chúa Jêsus Christ đặc biệt liên quan đến Hội thánh. Kết thúc nhóm thứ II là sách Khải huyền bày tỏ sự tái lâm của Chúa Jêsus Christ liên quan đến dân Y-sơ-ra-ên và các nước.

B. LIÊN HỆ

Bốn sách đầu Tân Ước là một nhóm đặc biệt liên hệ nhau, nhưng không phải là một câu chuyện kể nối tiếp nhau.

Mặc dù sách Mác xếp sau sách Mathiơ, nhưng không phải là phần kế tiếp sách Mathiơ, mà Mác lại khởi sự với chức vụ của Giăng Báp-tít

Sách Luca sau sách Mác, nhưng bắt đầu câu chuyện xa hơn sách Mathiơ, không chỉ với sự giáng sanh của Chúa Jêsus Christ, mà còn về cha mẹ của người tiền khu Giăng Báp-tít.

Cũng có sự liên hệ chủng tộc nữa. Tác giả sách Tin Lành Mathiơ là người Do thái; Mác là người nửa Do thái nửa Hi-lạp (ngoại bang - Công vụ 12:1216:1, Giăng là tên theo tiếng Hê-bơ-rơ, còn Mác là theo tiếng Hi-lạp 'Marcus'). Luca là người ngoại bang (tên Luca là tiếng Hi-lạp). Chúng ta thấy từ người Do thái đến nửa Do thái nửa ngoại bang, rồi đến hoàn toàn ngoại bang.

Sách Tin Lành thứ tư tiến đến đỉnh trọn vẹn, là sự ôn kết những điều 3 sách trước tuyên bố: Jêsus lịch sử đó là

Con Đức Chúa Trời,

Ngài là Mê-si của dân Y-sơ-ra-ên,

chính Ngài là Giê-hô-va

Ngài là Cứu Chúa của thế gian

Là Đấng Tạo Hóa.

Chúa Jêsus không phải chỉ dạy về "Lẽ thật", mà chính Ngài là lẽ thật.

Chúa Jêsus là Đấng truyền đạt sự sống vì Ngài là Sự Sống.


Sách Công vụ theo sau 4 sách Tin Lành, cho chúng ta thấy những sự kiện về đời sống Chúa Jêsus: sự chết, sự phục sinh, thăng thiên của Ngài, có ý nghĩa tiên khởi đối với người Do thái. Đồng thời sách Công vụ phải dự bị trước các thư cho Hội thánh Cơ-Đốc, để chúng ta thấy được những sự kiện trong Đấng Christ có ý nghĩa đầy trọn trong Hội thánh.

Sách Công vụ các Sứ đồ mở đầu

với Vương quốc cho người Do thái, kết thúc với Hội thánh được lan tràn trong Dân Ngoại.

bắt đầu với sự chết, sự sống lại, thăng thiên của Chúa Jêsus Christ chứng minh Ngài là Đấng Mê-si của dân Y-sơ-ra-ên, nhưng lần lần kết thúc Ngài là Cứu Chúa của cả thế gian.

tất cả những trang đầu là "CHO NGƯỜI DO THÁI TRƯỚC NHẤT", nhưng lần lần những trang sau hết "VÀ CŨNG CHO DÂN NGOẠI" (Công vụ 28:28).

Có ba từ ngữ gồm tóm đời sống Cơ-Đốc là: Đức tin, Hi vọng, và Tình Yêu thương (I Côrintô 13:13), ba tác giả chính của Tân Ước là Phaolô, Phierơ và Giăng, cũng bày tỏ 3 điều đó:

Phaolô được gọi là sứ đồ của Đức tin

Phierơ được gọi là sứ đồ của Hi vọng

Giăng được gọi là sứ đồ của tình Yêu thương

9 bức thư gởi cho các Hội thánh gồm:

4 thư đầu nhấn mạnh THẬP TỰ GIÁ

3 thư kế nhấn mạnh về HỘI THÁNH

 
2 thư cuối nhấn mạnh về sự TÁI LÂM


9 bức thư cho người Hê-bơ-rơ gồm:

2 thư đầu nhấn mạnh Đức tin và việc làm

2 thư kế nhấn mạnh Hi vọng và trưởng thành

4 thư sau (I Giăng đến Giu-đe) nhấn mạnh Yêu thương và tranh chiến.

Thư cuối nhấn mạnh về Đắc thắng và phần thưởng.

Tân Ước đã bắt đầu với mão gai của Chúa Jêsus Christ trên Thập Tự Giá, kết thúc với Vương miện vinh hiển của Vua muôn vua, Chúa muôn chúa tại Giê-ru-sa-lem Mới.

4 sách Tin Lành thường được mô tả như 4 con sanh vật trong Ê-xê-chi-ên 1:10



SÁCH

TÁNH CÁCH

DÂN TỘC

ĐỊA VỊ

BIỂU TƯỢNG

CÔNG TÁC

Math.

Chủ Tể

Y-sơ-ra-ên

Vua - Mê-si

Sư tử

cai trị

Mác

khiêm nhường

Lamã

Đầy tớ của Đức Giê-hô-va

con bò

phục vụ

Luca

Nhân tánh

Hi-lạp

Con người

người

chia sẻ - cảm thông

Giăng

Thần tánh

Hội thánh

Con Đức Chúa Trời

chim ưng

mặc khải - cứu chuộc

MATHIƠ:

Sư tử là biểu tượng của chi phái Giu-đa, chi phái Hoàng gia, chi phái dòng dõi Đa-vít. Trong sách Mathiơ, Chúa Jêsus Christ là Sư tử Giu-đa, chồi Đa-vít, Vua và Đấng ban Luật pháp. Cho nên sách được bắt đầu với câu chìa khóa: "Gia phổ Đức Chúa Jêsus Christ, con Đa-vít, con Áp-ra-ham", nói đến dòng dõi Vua trước, rồi mới nói đến dòng dõi chủng tộc con người.

MÁC:

Mác không đề cập gia phổ vì sách giới thiệu Chúa Jêsus là Đầy Tớ với Con Bò là biểu tượng phục vụ thấp hèn. Đầy Tớ thì không cần quan tâm đến gia phổ. Mác chỉ nói rất ngắn (ngắn nhất trong 4 sách) về nguồn gốc của Chúa Jêsus Christ. Mác nhấn mạnh ngay vào Chúa Jêsus Christ là Đấng phục vụ như Đầy Tớ siêng năng nhưng thấp hèn. Từ ngữ nổi bật nhất là: TỨC THÌ (độ 43 lần)

LUCA:

Luca giới thiệu phương diện Chúa Jêsus là con người trọn vẹn, không nói rõ về phương diện Vua hay Thần tánh. Luca bắt đầu với sự tiếp xúc con người, về cha mẹ và sự sanh ra một con người lạ lùng là "Giăng Báp-tít" (Mathiơ, Mác, Giăng, không nói đến điều nầy). Rồi với câu chuyện Chúa Jêsusï giáng sanh như một người bình thường, nghèo hèn.

Vì Luca là một Bác-sĩ, nên ông chú ý đến cách Ma-ri mang thai và sanh Chúa Jêsus trong quan điểm của một bác sĩ đối với sự ra đời của một con người. Vì là một con người nên có gia phổ, Luca đoạn 3 ghi lại gia phổ của Chúa Jêsus theo nguồn gốc con người (theo hệ của Ma-ri) để ông tổ cuối cùng là A-đam là người đầu tiên.

GIĂNG:

Giăng không giới thiệu Chúa Jêsus là Con Đa-vít, hay con của Áp-ra-ham hoặc con A-đam, mà giới thiệu Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, Ngài là NGÔI LỜI, cho nên Giăng giới thiệu ngay câu đầu tiên gia phổ của Chúa Jêsus là từ Đức Chúa Trời và là Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta thấy hình ảnh biểu tượng là CHIM ƯNG, loài chim bay cao nhất, mạnh nhất.

Sách Mathiơ kết thúc với sự phục sinh của Chúa Jêsus Christ - một vị Vua Cứu Thế đã phục sinh là chứng cớ quyền năng của Ngài

Sách Mác kết thúc với sự thăng thiên - Một Đầy Tớ hèn hạ đã kết thúc với sự tôn cao vinh hiển

Sách Luca kết thúc với lời hứa về Đức Thánh Linh - sách Tin Lành giới thiệu Một Con Người Trọn Vẹn cảm thông mọi sự kết thúc với lời hứa ban an ủi.

Sách Giăng là sách Tin Lành của Con Đức Chúa Trời, được viết cho Hội thánh, đã kết thúc với lời hứa Ngài sẽ trở lại.



Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.