Sau cơn nước lụt độ một trăm hai mươi năm, dòng dõi Nô-ê bàn nhau xây một cái thành và một cái tháp ở Si-nê-a. Nim-rốt là người đứng đầu việc nầy. Chúa soi thấu lòng kiêu ngạo đó của họ, bèn làm cho lộn xộn tiếng nói. Họ thôi công việc xây cất thành. Vậy nên thành đó là Ba-bên, chỗ Chúa làm cho tiếng nói lộn xộn (Sáng thế ký 10:10; 11:1-9). Chỗ đó nền cũ hãy còn; sau trở nên thành Ba-by-lôn trứ danh. Trong thành có tháp, tên gọi là Bên, chắc được xây lên trên nền cũ sót lại đó. Tháp làm hình vuông, có tám bực, ngoài có thang vòng để trèo lên được. Ðó là chỗ đặc biệt thờ lạy thần Bên, trong chứa vật báu, là những khí dụng đã cướp lấy của đền thánh ở Giê-ru-sa-lem đem đến (II Sử ký 36:7; Giê-rê-mi 51:44).
Tiến sĩ Scofield viết về truyện nầy trong Sáng thế ký 11; rằng: Lịch sử Ba-bên (lộn xộn) hiệp một rõ rệt với lịch sử Hội Thánh bề ngoài.
1. Sự duy nhất (Sáng thế ký 11:1). Hội Thánh đầu tiên đời các Sứ đồ (Công vụ các sứ đồ 4:42, 43).
2. Lòng dục vọng (Sáng thế ký 11:4) dùng phương pháp của thế gian chớ không phải phương pháp thuộc linh (Sáng thế ký 11:3), kết quả là được sự duy nhứt do loài người làm ra-- Hội theo Giáo hoàng.
3. Làm lộn xộn tiếng nói (Sáng thế ký 11:1) Hội tin lành, với nhiều nhánh.
Tiến sĩ Scofield cũng viết rằng: Hai đoạn 11 và 12 sách Sáng thế ký nghĩa là từ lúc ở Ba-bên Chúa "phạt loài người phải tản ra khắp trên mặt đất", thì bắt đầu tỏ ra đường lối mới của Chúa đối với loài người. Từ trước cho đến khi xảy ra truyện Ba-bên, chỉ chép sử về cả dòng giống của người A-đam, chưa phân ra người Do-thái hay là người ngoại bang: hết cả làm một trong người thứ nhứt, là A-đam. Song về Sử ký chép trong Kinh Thánh từ đó trở đi, ta thấy loài người dường như một sông lớn, ở đó, Chúa bởi sự kêu gọi Áp-ra-ham và sự dựng nên dân tộc Y-sơ-ra-ên, chỉ rút lấy một nhánh nhỏ, bởi nhánh nhỏ đó đến cuối cùng Chúa có thể làm cho sông lớn được tinh sạch. Chúa đã kêu gọi dân Y-sơ-ra-ên để làm chứng về sự duy nhứt của Chúa ở giữa sự thờ lạy tà thần phổ thông (Phục truyền luật lệ ký 6:4; Ê-sai 43:10-12): đã kêu gọi họ để tỏ ra hạnh phước của sự hầu việc Chơn thần là Chúa (Phục truyền luật lệ ký 33:26-29); đã kêu gọi họ để nhận lãnh và bảo tồn những sự Chúa bày tỏ (Rô-ma 3:1, 2; Phục truyền luật lệ ký 4:5-8); đã kêu gọi họ để sanh ra Ðấng Mê-si (Sáng thế ký 3:15; 21:3; 28:10, 14; 49:10; II Sa-mu-ên 7:16, 17; Ê-sai 4:3, 4; Ma-thi-ơ 1:1).
Ðộc giả Kinh Thánh phải chú ý :
(a) Từ Sáng thế ký 12: đến Ma-thi-ơ 12-45 Kinh thánh vẫn có chép thứ nhứt về Y-sơ-ra--ên, là nhánh nhỏ, chớ không phải sông lớn, đã là dân ngoại bang, mặc dầu nhiều lần mục đích bao quát, cuối cùng của Chúa được tỏ ra (xem Sáng thế ký 12:3: Ê-sai 2:2, 4; 5:26; 9:1, 2; 11:10-12; 42:1-6; 49: 6, 12; 52:15; 54:3; 55:5; 60:3, 5, 11-16; 61:6, 9; 62:2; 66:12, 18, 19; Giê-rê-mi 16:19; Giô-ên 3:9, 10; Ma-la-chi 1:11; Rô-ma 9:; 10:; 11:; Ga-la-ti 3:8-14).
(b) Vẫn chép rằng loài người, từ đó trở đi gọi là dân ngoại bang để phân biệt với dân Y-sơ-ra-ên, là dân sống ở dưới lời giao ước của Chúa với A-đam và Nô-ê; và về phần loài người (trừ dân Y-sơ-ra-ên), hai thời đại của lương tâm và của loài người cứ còn quản trị. Sử ký luân lý của thế giới lớn, dân ngoại bang có chép trong Rô-ma 1:22, phải chịu Chúa phán xét như có chép trong Rô-ma 2:1-16. Lương tâm chẳng hề tha, vẫn "kiện cáo" hay "bào chữa". Khi nào dân ngoại biết luật pháp của Chúa thì cũng như đối với dân Y-sơ-ra-ên, luật pháp "dắt đến sự chết ", và "mọi kẻ cậy các việc luật pháp thì bị rủa sả" (Rô-ma 3:19, 20; 7:9, 10; II Cô-rinh-tô 3:7; Ga-la-ti 3:10). Vậy khi nào một người, hoặc Do-thái, hoặc ngoại bang, biết đạo Tin lành, thì phải chịu một trách nhiệm mới cả (Giăng 3:18, 19, 36; 15:22-24; 16:9; I Giăng 5:9-12).