Bài 54

SỰ DÂNG MÌNH CHO CHÚA.

LỜI GIỚI THIỆU:
Sự dâng mình là một từ liệu của Cựu Ước có nghĩa là biệt riêng, cung hiến cho chức vụ hay cho sự vinh hiển Danh Chúa.
Danh từ nầy xuất hiện hai lần trong Hê-bơ-rơ 7:8 và Hê-bơ-rơ 10:20.
Trong bản tiếng Anh: "Bởi đường mới và sống mà Ngài đã cung hiến cho chúng ta", "ngang qua cái màn." Sự dâng mình không có nghĩa là sự qui đạo hay tình trạng trọn vẹn vô tội.
Sự dâng mình chỉ là việc linh hồn phó thác trọn vẹn cho Chúa Jêsus — không giữ lại điều gì. Đây là sự tận hiến cho Đấng Christ mãi mãi, như là được Chúa mua chuộc bằng một giá cao, ta không còn thuộc về ta nữa mà ta hoàn toàn thuộc về Chúa.
I Sử ký 29:5 "Vậy ngày nay, ai là người vui lòng dâng mình cho Đức Giê-hô-va?
"Ai vui lòng"? - Đức Chúa Trời trình bày một cơ hội để ta dâng mình cho Ngài.
"Vui lòng dâng mình" - Sự dâng mình là một hành động của ý chí. Tôi phải quyết định. Bản ngã của tôi phải đầu phục uy quyền của Đấng Christ như là người chủ của tôi. Ai là ông chủ của đời tôi?
Riêng bản thân tôi — tác giả bài nầy — đã quyết định dâng mình cho Chúa, sau khi nghe bốn bài giảng về bốn sự đầu phục của Áp-ra-ham.
1. Rời khỏi quê hương và bà con. Sáng 12:1.
2. Phân rẽ khỏi Lót. Sáng 13:9.
3. Đuổi A-ga và Ích-ma-ên. Sáng 21:10.
4. Dâng con là Y-xác. Sáng 22.
I. SỰ DÂNG MÌNH LÀ GÌ?
Sự dâng mình liên hệ đến hai hành động:
1. Đầu phục ý chí của tôi cho Đức Chúa Trời — vì sự vinh hiển của Ngài.
2. Sự dâng mình là hành động của Đức Chúa Trời khi Ngài tiếp nhận sự hy sinh của tôi.
Các thầy tế lễ không tự dâng mình. A- rôn và các con của ông chỉ có việc đầu phục ý Chúa. Sự dâng mình liên hệ đến sự tôi dâng hiến đời tôi cho Đức Chúa Trời (Mi-chê 4:13)
Nó liên hệ đến sự biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời (Dân số 6:12). Nó liên hệ đến sự đầy dẫy (Xuất 29: 33) - Được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Nó cũng liên hệ đến việc biệt riêng mình ra cho công tác phục vụ Chúa (Xuất 28:3).
II. AI CÓ THỂ DÂNG MÌNH?
Những người đã được huyết Chúa tẩy sạch tội lỗi được quyền dâng mình cho Chúa.
Những người làm thành viên của gia đình Đức Chúa Trời được mời gọi dâng mình cho Chúa. Sự dâng mình không chỉ độc quyền giới hạn cho người có tài năng, nhưng mở rộng cho mọi tín đồ.
Phao-lô nói: "Vậy hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh đẹp lòng Đức Chúa Trời... (Rô-ma 12:1)
III. SỰ KÊU GỌI DÂNG MÌNH :
Rô-ma 12:1 "Tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời." Chúng ta không bị bắt buộc bằng uy quyền hay bằng sức mạnh, nhưng bằng sự thương xót của Chúa. Sự dâng mình của chúng ta không được thúc đẩy bởi sự sợ hãi, nhưng bởi sự yêu thương vả sự thương xót.
Một số sự thương xót củ Đức Chúa Trời đối với chúng ta là "sự xưng nghĩa, sự nên thánh, sự ngự trị của Đức Thánh Linh, sự không còn định tội, sự giúp đỡ hằng ngày, thiên
đàng sau khi chết, sức khỏe, bạn bè, Hội thánh... Chúa ban cho ta nhưng không."
IV. HÀNH ĐỌNG CỦA SỰ DÂNG MÌNH :
Rô-ma 12:1 "Dâng thân thể mình... ."
1. Đây là sự tự nguyện: Phao-lô nài nỉ, khuyên mời. Điều nầy giống như tặng một món quà. Chúng ta không bị bắt buộc tặng quà cho ai.
2. Đây có tính cách cá nhân: "Thân thể mình." Điều nầy có nghĩa là đời sống ta, mọi sự ta có.
3. Đây là sự hy sinh: "Tế lễ sống và thánh." Đây là việc đặt đời sống ta trên bàn thờ như Áp-ra-ham dâng Y-sác.
Sự dâng mình cho Đức Chúa Trời chắc chắn đẹp lòng Cha chúng ta.
Cha về phần xác sẽ buồn lòng nếu đứa con ngần ngại đến cùng mình. Người con chấp nhận sự bảo vệ của Cha, cơm ăn áo mặc của Cha, nhưng người Cha cũng muốn có sự thông công thân mật của người con.
Tôi tin rằng đây là hành động tuyệt đỉnh của sự thờ phượng. Sáng 22:5 "Ta cùng đứa trẻ sẽ đi đến chốn kia đặng thờ phượng, rồi sẽ trở lại với hai ngươi."
V. LÝ LẼ CỦA SỰ DÂNG MÌNH :
Rô-ma 12:1 "Sự thờ phượng phải lẽ."
Nếu chúng ta thực sự được cứu chuộc thì việc chúng ta dâng mình hầu việc Chúa là hoàn toàn hợp lý.
Billy Sunday nói: "Hầu việc Đức Chúa Trời là điều hoàn toàn hợp lý. Đó là điều phải làm."
Có lẽ chúng ta sẽ nói rằng điều đó khó quá. Đúng vậy, việc Đức Chúa Trời từ giã người Con của Ngài cũng khó quá. Áp-ra-ham dâng con mình là Y-xác cũng khó lắm. Cuộc đời của Giô-xép rất khó khăn. Việc Môi-se phải từ bỏ cuộc sống tiện nghi trong cung điện của Pha-ra-ôn cũng khó khăn. Việc ông Gióp mất hết của cải cũng thật khó khăn. Phao-lô phải làm chứng về Chúa tại Rô-ma và Ê-phê-sô rất khó khăn, nhưng đó là ý chỉ của Chúa, và các thánh nhân nói trên đã thuận phục ý Chúa.
VI. TÔI PHẢI DÂNG GÌ CHO CHÚA?
Rô-ma 12:1 "Dâng thân thể mình."
1. Thân thể của tôi phải được dâng cho Ngài để Ngài sử dụng theo ý Ngài muốn nhầm làm vinh hiển Danh Chúa. Thân thể chúng ta không còn thuộc về chúng ta nữa. Thân thể chúng ta đã được Chúa mua chuộc bằng chính huyết Ngài.
a. Dâng cho Chúa sức khỏe của ta. Ngợi khen Chúa vì sức khỏe Chúa cho và sử dụng sức khỏe đó cho Ngài.
b. Dâng cho Chúa đôi bàn chân ta để đem Tin lành đến cho người khác.
c. Dâng đôi bàn tay ta cho Chúa để làm các việc lành và nâng đỡ người sa ngã.
d. Dâng cho Chúa đôi mắt để tìm kiếm người đang hư mất.
e. Dâng cho Chúa đôi tai ta để nghe tiếng thở than của người bị ma quỉ áp bức và tìm kiếm họ về cho Chúa.
2. Thì giờ của tôi dâng cho Chúa: Chúa phải quản trị việc sử dụng thì giờ của tôi. Hãy để Ngài sắp xếp chương trình. Mọi thì giờ học hành, làm việc, chơi nghỉ của tôi phải được xem như là những thì giờ thiêng liêng. Hãy để Chúa hướng dẫn bạn từng giờ từng phút. Ê-phê-sô 5:16, Cô-lô-se 4:5 " Hãy lợi dụng thì giờ."
3. Tài năng của tôi dâng cho Chúa: Dầu tôi có Một, hai hay năm mười ta lâng, cũng dâng hết cho Ngài.
a. Tài năng nói, giảng, dạy Lời của Chúa.
b. Tài năng hát, âm nhạc, điều khiển ban nhạc đều dâng cho Chúa.
c. Tài năng viết sách, làm thơ, đặt chuyện. Hãy viết cho Ngài.
d. Tài năng cầu nguyện, cầu thay, làm một chiến sĩ cầu nguyện. Đây là một trong những ta lâng lớn nhất.
e. Tài năng lãnh đạo và tổ chức. Hội thánh ngày nay rất cần.
f. Tài năng giúp đỡ người khác, phụ tá, chấp hành.
g. Tài năng chuyên môn thể hiện trong các nghề nghiệp: y tá, dạy học, điện tử, bán buôn...
4. Tài sản của tôi dâng cho Chúa: Chúng ta hãy vui vẻ dâng cho Chúa vàng, bạc và mọi sự chúng ta có. Không chỉ dâng cho Chúa phần mười, nhưng dâng tất cả cho Ngài.
5. Lòng tôi dâng cho Chúa: Đây là điều Chúa mong muốn tôi dâng cho Ngài hơn tất cả mọi sự khác. Tấm lòng là tượng trưng cho con người bề trong, con người thật. 2 Cô-rinh-tô 8:5"... trước hết đã dâng chính mình cho Chúa...." Dâng mình cho Chúa có nghĩa là dâng hết mọi sự tôi có cho Chúa, nhưng trước hết và trên hết là dâng lòng tôi cho Chúa.
VII. CÁC KẾT QUẢ CỦA SỰ DÂNG MÌNH:
Rô-ma 12:2.
1. Một đời sống không làm theo đời nầy. Đây không phải là đời sống vị kỷ, trần tục.
2. Một đời sống được biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần. Người được đổi mới suy nghĩ như Đức Chúa Trời nghĩ, với những giá trị vĩnh cửu, với quan điểm đời đời.
3. Một đời sống hòa hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Vui vẻ đi theo kế hoạch của Ngài dành cho tôi.
4. Một đời sống đẹp lòng Chúa và đẹp lòng người.
5. Một đời sống tốt lành. Mọi người sẽ trỗi dậy và xưng bạn là người có phước vì bạn vâng lời Đức Chúa Trời.
6. Một đời sống hạnh phúc,vui vẻ, đắc thắng bởi vì tôi sống theo ý chỉ trọn vẹn của Đức Chúa Trời, là Đấng đã tạo nên tôi và cứu tôi bằng chính huyết báu của Ngài.
KẾT LUẬN:
Sự dâng mình là một tiến trình. Đó là sự đầu phục từng ngày, từng giờ trong cuộc sống. Sự đầu phục mới mẻ mỗi ngày nhờ sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh là hành động thờ phượng cao cả nhất. Hãy dâng mình bạn cho Chúa ngay bây giờ.
Chú ý: Đừng bao giờ lấy lại. Một món quà tặng không nên xin lại bao giờ.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.