Bài 91

Lương Tâm

GIƠÍ THIỆU : Các chú thích trích từ cuốn "Lương Tâm" của Tiến Sĩ Hallesby; "Thần học theo hệ thống" của Chafer, Khảo cổ Từ điển về các sách Phúc Aâm, tập 3, trang 133.
Lương Tâm là gì ? Một cô bé gái trả lời: "Đó là bà nội!!!:"
Đặc San Reader Digest, tháng 11 năm 1960 viết rằng "Lương tâm là bộ phận lọc của một con người suy nghĩ." Tự điển Oxford thì cho rằng "Đó là một sự hiểu biết hướng nội hay tri thức, là khả năng dùng phán xét tính chất đạo đức của một hành vi hay của các cá nhân."
Tự điển Winston thì cho rằng "Cái ý thức đạo đức hay lương tri tự no có trong mỗi người để xác định rằng một hành động nào đó là đúng hay sai, tốt hay xấu." Hallesby nói rằng : "Người ta có thể có được sự bình an cùng Đức Chúa Trời, không có một lương tâm tốt nhưng Kinh nghiệm của anh ta cho biết rằng sẽ không là một con người hạnh phúc". Tôi tin rằng điều này không phải là câu chuyện của chúng ta.
Có phải lương tâm là tiếng nói của Đức Chúa Trời được tạo dựng trong con người hay không? Không, chắc chắn là không.
Lương tâm là điều bẩm sinh và phổ quát hơn là một khả năng thu đạt được.
Ai là người có lương tâm? Phải chăng chỉ có những người có học hay văn minh? Không, tất cả mọi người đều có lương tâm. II.Cô-rinh-tô 4:2 "…khiến lương tâm mọi người cho chúng tôi là đáng trọng.
Lương tâm không thể là tiếng nói của Đức Chúa Trời bởi vì đôi khi nó dẫn dắt người ta làm những điều trái ngược với ý muốn của Đức Chúa Trời như đã được bày tỏ trong Kinh Thánh.
Lương tâm sẽ hướng dẫn người ngại giáo quì lạy những thần tượng bằng gỗ đá.
Lương tâm chấp thuận cho phép những hành động tình dục trong đền thờ trong việc tôn vinh các thần.
Lương tâm đôi khi lại xúi giục một người giết hại một người khác kẻ đã giết cha mình.
Đôi khi lương tâm lại khiến cho người ta bỏ rơi những người bịnh và tin rằng họ bị rủa sả bởi các thần thế nên họ phải bị bỏ rơi một mình .
Lương tâm khuyên dạy người ta phải dứt bỏ những đứa bé sinh đôi và làm những điều đáng sợ.
Từ "lương tâm" không xuất hiện trong Cựu Ước, trong Cựu Ước từ "tấm lòng" được thay thế cho từ "lương tâm" – I.Sa-mu-ên 24:5 "lòng của Đa-vít (lương tâm) nói cùng ông"
Lương tâm là sự phán xét bên trong, xét nghiệm tất cả những gì tôi làm và tôi nói.
Lương tâm tự nó trình bày trước rồi sau đó mới kéo theo hành động.
Một số người cảm thấy rằng lương tâm là kẻ hành hạ trong nơi Địa ngục. (Con ơi, hãy nhớ lại…– Lu-ca 16:25)
I. MỘT LƯƠNG TÂM XẤU XA:
Không phải tất cả các lương tâm đều tốt – Thật ra từ khi con người bị sa ngã, lương tâm đã bị suy đồi.
Lương tâm của con người đã chịu đựng đau đớn một cách kinh khủng trong sự Sa ngã tại vườn Ê-đên. Ê-phê-sô 4:18, mô tả con người không hoán cải vì "lòng họ (lương tâm)ï cứng cỏi nên trí khôn tối tăm.."
Rô-Ma 1: 18-32, là một sự nhận xét đáng buồn về điều đã xảy ra khi "lòng họ ngu dốt đầy những sự tối tăm. Câu 21. Tội lỗi đã phủ một lớp mây mờ trên lương tâm trong sạch của A-đam khi nhận định về nhân loại.
I.Ti-mô-thê 4:2, cảnh cáo về những ngày đã qua trong quá khư vìù "lương tâm của họ bị chai lì". Họ dường như chẳng có một chút lương tâm nào, bị chai lì và méo mó.
Tít 1:15 "…trái lại, tâm thần và lương tâm họ là dơ dáy nữa"
Chúng ta hãy cầu nguyện cho điều cần cầu nguyện như trong Hê-bê-rơ 10:22 "nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà và đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu. "
Chúng ta hãy nhận biết quá khứ và cầu nguyện cho sự giải thoát liên tục khỏi lương tâm xấu.
II. MỘT LƯƠNG TÂM BỊ KẾT ÁN :
Rô-ma 2:15 "Họ tỏ ra rằng việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ: chính lương tâm mình làm chứng cho luật pháp, còn ý tưởng mình khi thì cáo giác mình, khi thì binh vực mình…" Đây là công việc của lương tâm con người.
Sự phán xét của lương tâm là tuyệt đối, không cho biết lý do. Nó tuyệt đối vì nó không mặc cả và cũng không thoả hiệp và nó hoàn toàn mang tính cách cá nhân.
Giăng 8:1-11 là một hình ảnh nói về lương tâm đang hành động.Mỗi người rời đi với những vết đâm đau nhói phát xuất từ những mũi chỉa mạnh mẽ của nó, mang đến sự sửng sốt khi đối mặt và xấu hổ.
III. MỘT LƯƠNG TÂM ĐƯỢC TẨY SẠCH :
Hê-bê-rơ 9:14 "…nhờ Đức Thánh Linh đời đời…sẽ làm sạch lương tâm anh em khỏi công việc chết, đặng hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống".Trước tiên hãy nhận biết sự xấu xa của một lương tâm đồi bại, hãy để cho cho lòng tin tưởng hướng dẫn đến sự biến đổi của các tiêu chuẩn lương tâm.
Không còn giữ lương tâm yên lặng nữa nhưng cầu nguyện cho sự khai sáng nó bởi Lời Chúa.
Hãy để cho lương tâm duy trì được những tiêu chuẩn công bình cao rồi gắn chặt vào đó.
Một số người vì duyên cớ của lương tâm đã phải chịu đau đớn, mất mát tài sản, tiếng tăm thậm chí chịu tử đạo hơn là làm nhục lương tâm.
Một lương tâm tốt tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống, sự giàu có, sự trọn vẹn, mục đích và sự thoả lòng.
Sự thức tỉnh thuộc linh là sự thức tỉnh lương tâm của một con người biết hướng vọng về Đức Chúa Trời.
Hãy để cho Lời Chúa hằng ngày chỉ dạy cho lương tâm về ý muốn và chương trình của Đức Chúa Trời.
Một lương tâm được thức tỉnh mang lại sức ép trên đời sống cá nhân để làm cho phù hợp với sự nhận biết về tội lỗi và sự công bình thâu lượm được thông qua việc nghiên cứu Lời Chúa.
IV MỘT LƯƠNG TÂM THANH SẠCH :
I.Ti-mô-thê 3:9 "nhưng phải lấy lương tâm thanh sạch giữ lẽ mầu nhiệm của đức tin"
III. Ti-mô-thê 1:3 "Ta cảm tạ Đức Chúa Trời mà ta hầu việc bằng lương tâm thanh sạch như tổ tiên ta đã làm "
Ở vào sự biến đổi đó, không chỉ linh hồn được cứu mà lương tâm cũng được biến cải nữa.
Sự thay đổi của lương tâm thường là một tiến trình dần dần khi cá nhân đó được dạy dỗ một cách hoàn hảo hơn trong ý muốn của Đức Chúa Trời.
Lương tâm được tẩy sạch bởi Huyết Đấng Christ, điều này được dạy trong Hê-bê-rơ 10:2-10, ở đó huyết của con sinh tế là một phần trong Huyết tại Đồi Gô-gô-tha (Calvary)
Sự tái sinh không chống nghịch lương tâm, nhưng hơn thế nữa, thiết lập lại trật tự thông thường.
Kẻ không biển cải cảm thấy lương tâm là một gánh nặng, nhưng con người được cứu cảm thấy đó là một sự giúp đở.
Đối với người được cứu lương tâm là một người bạn và là một thứ tình yêu, một sứ giả được Đức Chúa Trời sai đến.
Tiêu chuẩn của lương tâm là sự hoàn hảo, Ma-thi-ơ 5:48, đó là tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời.
IV. MỘT LƯƠNG TÂM YẾU ĐUỐI :
Con ngưòi mới biến cải (mới trở lại đạo) nhận thấy rằng lương tâm là điều quá yếu đuối để cho thể trông cậy vào. I.Cô-rinh-tô 8:7 "…lương tâm yếu đuối của họ bởi đó ra ô-uế". Cũng trong I.Cô-rinh-tô 8:10 . Sự biến đổi là một sự tái tạo lại lương tâm mà từ lâu nó đang yên lặng. Sự yếu đuối có thể được khuất phục bởi lời cầu nguyện, sự nghiên cứu Kinh Thánh và sự vâng lời liên tục.
Vấn đề là cần phải nhận biết nó bởi vì biện pháp thì dễ dàng và đơn giản. Thông thường thì những người mới trở lại đạo hay kết tội cho những điều khác: về môi trường, về giáo dục về bè bạn v.v…
Chúa mong ước làm cho vững mạnh và gây dựng lại lương tâm yếu đuối.
V. MỘT LƯƠNG TÂM TỐT :
Đây là điều mong ước của Đức Chúa Trời đối với mỗi một tín hữu được tái sanh. Đừng tranh chiến với lương tâm nhưng hãy nên hoà bình với nó, đồng ý với lương tâm được soi sáng và phải vâng phục nó một cách đơn sơ.
I.Ti-mô-thê 1:5 "…bởi lòng trong sạch, lương tâm tốt và đức tin thật mà sinh ra".
I.Ti-mô-the 1:19 . Phao-lô khuyên Ti-mô-thê nên giữ vững đức tin và phải có "lương tâm tốt."
I.Phi-e-rơ 3:16 "phải có lương tâm tốt", sống để làm hổ thẹn những kẻ gièm chê anh em.
Thông điệp của lương tâm nhằm hướng đến ý chí. Nếu ý chí vâng lời thì lương tâm sẽ lớn mạnh và phát triển. Đây là điều mà Đức Chúa Trời mong mỏi ở chúng ta – sự vâng lời.
Nếu ý chí chống cự lại thì lương tâm sẽ trở nên yếu đuối, chẳng hạn một lương tâm câm lặng trước việc rượu chè hay những công việc xấu xa. Đây chỉ là suy nghĩ đầy ao ước làm nặng thêm cho lương tâm.
Hãy cầu nguyện để xin Chúa ban cho bạn một lương tâm tốt, một lương tâm mềm mại.
Hãy đề phòng thái độ của các thầy thông giáo, họ có một lương tâm cẩn trọng và mềm mại trong những việc nhỏ, nhưng lại bỏ qua những điều hệ trọng hơn trong luật pháp – Ma-thi-ơ 23:23.
Lương tâm là một thực thể sống động, một cơ quan nhắm đến việc lớn mạnh và phát triển.
VI. MỘT LƯƠNG TÂM KHÔNG CÁO TRÁCH :
Công-vụ 24:16 "Cũng vì cớ ấy,nên tôi vẫn gắng sức cho có lương tâm không cáo trách trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt loài người"
Tôi tin rằng đây là một trong những mục tiêu cao cả nhất của cuộc sống Cơ-Đốc nhân.
Hãy canh phòng về thứ lương tâm quá nhạy cảm mang tính bệnh học mà nó khiến cho cá nhân luôn ở trong tình trạng xung đột một cách liên tục. Kết quả của sự xác minh là hoà bình chứ không phải là xung đột.
Hãy cầu nguyện nhiều cho lương tâm để nó biết lắng nghe ý muốn của Đức Chúa Trời như đã được tiết lộ trong Kinh Thánh.
Suốt trong thời gian cầu nguyện và trong Thời Kỳ Tỉnh Nguyện hãy ngừng lắng nghe lương tâm đang nói.
Đức Thánh Linh ngự trị trong mỗi cá nhân tín hữu và Linh của Ngài đang vận hành thông qua lương tâm.
Môät lương tâm nhạy cảm sản sinh ra những Cơ-Đốc nhân cẩn trọng là những con người có ý thức, có thể được xử dụng và tuỳ thuộc vào Nước Trời.
Một lương tâm không nhạy cảm tạo ra những tín đồ bất cẩn, một ảnh hưởng gây ra sự yếu đuối trong Hội Thánh ngày nay.
KẾT LUẬN :
Phản ứng của chúng ta đối với sự nghiên cứu về lương tâm này là gì? Chúng ta đã học biết về điều gì không?
Chúng ta đã có bao giờ phân tích về lương tâm riêng của chúng ta không?
Lương tâm của tôi là xấu xa, bị lên án, được thanh tẩy, trong sạch, yếu đuối, tốt hay không bị cáo trách?
Không một bác sĩ y khoa nào có thể tìm thấy bộ phận được gọi là lương tâm, nhưng chúng ta biết rằng chúng ta có nó (lương tâm).
Chúng ta có dành thời giờ để cố giữ yên lặng hay giết chết lương tâm bằng những lý luận hợp lý không?
Chúng ta hãy xác nhận làm thế nào chúng ta để cho Đức Chúa Trời khảo sát và kiểm soát lương tâm của chúng ta.
Có một sinh viên đã viết trong kỳ khảo hạch như vầy: "Hãy canh chừng lương tâm! Nó lại đến nữa đấy!!!"
Chúng ta có muốn bình an không? Hãy để cho lương tâm biết vâng phục và chúng ta sẽ có được một tấm lòng bình an vĩnh cữu.
CÂU HỎI ÔN LẠI :
901. Lương tâm là gì?
902. Lương tâm có phải là tiếng nói của Đức Chúa Trời không? Tại sao?
903. Hãy liệt kê bảy loại lương tâm như đã được liệt kê trong Lkinh Thánh.
904. Loại lương tâm nào mà người ta sẽ có trong thời hiện đại?
905. Hai điều gì mà lương tâm làm theo như Rô-Ma 2:15.
906. Làm thế nào một lương tâm có thể được tẩy sạch?
907. Có phải "lương tâm trong sạch" theo II.Ti-mô-thê 1:3 và I.Ti-mô-thê 3:9 là giống nhau không? Tại sao?
908. Một người mới tin đạo hay một Cơ-Đốc nhân non trẻ có nên luôn luôn tin vào lương tâm của người aayds không? Tại sao?
909. Có sự phân biệt giữa "một tấm lòng trong sạch" và "lương tâm tốt" trong I.Ti-mô-thê 1:5 không?
910. Đâu là những khu vực thẳng đứng và nằm ngang mà ở đó lương tâm đang hoạt đông?

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.