ÁN TỬ HÌNH
GIỚI THIỆU
Tài liệu được trích từ nhiều nguồn, kể cả các bài của Jacop J. Vellenga, John H. Yoder; C.S. Milligan; G. H. Clark, đăng trong báo "Christianity Today" (1959-1960).
Trong 28 năm từ 1922-1960 tại Hoa Kỳ có 3.616 người bị xử tử; 3.136 vì tội giết người; 418 vì tội hiếp dâm, và một số khác vì tội phản quốc, gián điệp, bắt cóc, và cướp nhà băng.
Nhiều Bang bây giờ đã bãi bỏ án tử hình và một số khác không bao giờ buộc phải thi hành mặc dầu vẫn còn trong hình luật.
Vấn nạn về sự bãi bỏ án tử hình đã được đưa ra thảo luận tại nghị viện của Gia-nã-đại trong nhiều năm.
Sự phản đối khắp thế giới về vụ Caryl Chessman chết trong phòng hơi ngạt vào ngày 2-5-1960, sau khi đã kháng cự án tử hình được 12 năm.
Diễn đàn tự do trong báo chí, đời cũng như đạo, đã bàn luận về vấn đề tranh cãi này trong một thời gian.
Một nhà báo chuyên mục Gia-nã-đại nói, "Không có một trường hợp nào được xác chứng mà một người đã được ngăn khỏi sự giết người vì biết sợ hậu quả." Nhà báo viết tiếp, "Cái giá treo cổ là một con quái vật có tội đáng phải bị xóa sạch vĩnh viễn khỏi Xã Hội Gia-nã-đại."
Trong từng trải riêng của tôi, một người đã từng thú nhận với tôi, "Tôi đáng lý đã giết người đó (nói theo phương diện loài người thì ông ta có lý do chánh đáng để làm điều đó) nhưng nhà cầm quyền sẽ lấy đi mạng sống của tôi," và việc giết người đã không xảy ra.
I. LÝ LUẬN CỦA NGƯỜI MUỐN BÃI BỎ ÁN TỬ HÌNH
Án tử hình là trái đạo lý; điều đó là kinh tởm đối với xả hội hiện đại.
Các nước tân tiến như Anh Quốc gần như đã bãi bỏ án tử hình (ngoại trừ cho tội phản quốc).
Án tử hình rất tốn kém cho quốc gia vì bao gồm nhiều cuộc kháng án ngay cả khi đương sự là có tội không thể chối cãi được, mong tìm được một chi tiết nhỏ trong luật để đình hoãn hình án hay được một cuộc xử án khác.
Thống kê cho thấy rằng chỉ 2% các vụ bị kết án thật sự được thi hành; nhiều người có tiền hoặc bạn đã thoát án tử hình nhờ bị kể là "điên" hay một lý do bào chữa tương tự.
Lên đến 5% những người bị kết án thật sự lại là vô tội; họ bị kết án vì bị nhận dạng lộn, những chứng cớ gián tiếp, bồi thẩm đoàn có thành kiến, hay lời buộc tội cách áp đảo của các luật sư.
Án tử hình làm xả hội thành hung ác bằng cách coi nhẹ sự sống.
Án tử hình không thể bảo vệ được trên phương diện đạo đức; án đó không thể ngăn người ta phạm tội giết người.
Án tử hình khiến cho việc cải hóa tội nhân không thể thực hiện được.
Những người tán thành án tử hình bị bêu xấu là vô tâm, có tinh thần trả thù và thiếu lòng thương xót.
II. LÝ LUẬN CỦA NGƯỜI ỦNG HỘ ÁN TỬ HÌNH
Án tử hình đặt cơ sở trên Kinh Thánh và phải được duy trì. Sáng Thế Ký 9:6; Rô-ma 13:4.
Chính quyền được Đức Chúa Trời dựng nên và có trách nhiệm xử tử kẻ giết người.
Chính quyền phải quan tâm đến việc bảo vệ xả hội, không phải chỉ bảo vệ quyền lợi của tội nhân.
Công lý phải được duy trì và điều này sẽ làm thấm nhuần các tiêu chuẩn phải trái trong dân sự.
Các chính quyền được đặt cơ sở trên Kinh Thánh phải duy trì các tiêu chuẩn đạo đức và luân lý cao.
Sự chống đối án tử hình dựa cơ sở trên các hệ thống triết học; nghiên cứu xả hội.
Án tử hình không phải là một tệ nạn xả hội như là sự kỳ thị, thủ đoạn quậy phá, buôn bán thuốc phiện, hay cờ bạc.
Án tử hình là một vấn đề của pháp lý được thành lập cho lợi ích chung của xả hội.
III. LỜI DẠY TRONG CỰU ƯỚC VỀ ÁN TỬ HÌNH
Sáng Thế Ký 9:6, "Hễ kẻ nào làm đổ máu người, thì sẽ bị người khác làm đổ máu lại; vì Đức Chúa Trời làm nên người như hình của Ngài."
Xuất Ê-díp-tô Ký 20:13, luật của Chúa, "Ngươi chớ giết người."
Một người cai tù thi hành án tử hình không phạm tội giết người khi cất đi một mạng sống theo như Dân Số Ký 35:27, vì ông ta là người do Chúa chỉ định để "báo thù huyết."
Dân Số Ký 35:27 "Kẻ báo thù huyết sẽ không mắc tội sát nhân."
Dân Số Ký 35:31, "Các ngươi chớ lãnh tiền chuộc mạng của một người sát nhân đã có tội và đáng chết, vì nó hẳn phải bị xử tử."
Án tử hình chỉ được ban hành sau khi bằng chứng được hơn hai nhân chứng xác nhậnDân Số Ký 35:30, "Nếu ai giết một người nào, người ta sẽ cứ theo lời khai của những người chứng mà giết kẻ sát nhân; nhưng một người chứng không đủ cớ đặng giết ai."
Kinh Thánh phân biệt giữa tội cố sát và tội ngộ sátXuất Ê-díp-tô Ký 21:12-17; không có án tử hình cho người ngộ sát.
Lê-vi Ký 24:14-17, án tử hình dành cho sự phạm thượng, rủa sả và sát nhân.
Dân Số Ký 35:15-34, các thành ẩn náu cho những người phạm tội ngộ sát.
Dân Số Ký 35:16-18, 21, 30-31, kẻ sát nhân phải bị giết.
Phục Truyền 17:6-7, lời chứng của hai nhân chứng hay nhiều hơn là cần yếu để ban án tử hình.
Phục Truyền 19:11-13, nhà cầm quyền phải đem kẻ có tội cố sát khỏi thành Ẩn Náu và giết hắn đi.
Cựu Ước ban án tử hình cho:
Tội cố sát, Dân Số Ký 35:16
Ăn trộm và bán người, Xuất 21:16
Rủa cha hoặc mẹ, Xuất 21:17
Bò đực và chủ phải bị giết nếu chủ biết tánh con thú hay giết mà không kiềm chế nó, Xuất 21:29
Phù thủy, Xuất 22:18
Những người dâng của lễ cho thần khác hơn là Đức Chúa Trời, Xuất 22:20
Ngoại tình, Lê-vi Ký 20:20; kỵ nữ và người chơi gái cả hai phải chết, Phục 22:24
Phạm thượng, Lê-vi Ký 24:10-14
Phạm ngày sa-bát, Dân Số Ký 15:32
IV. SỰ DẠY DỖ CỦA TÂN ƯỚC VỀ ÁN TỬ HÌNH
Chúa Jêsus Christ đến để hoàn thành luật pháp, Ma-thi-ơ 5:17-20; Ngài không đến để thay đổi hay hủy bỏ luật pháp.
Ma-thi-ơ 5:21-22, người ta có thể bị án phạt, kể cả án tử hình.
Có người lập luận rằng Tân Ước được đặt cơ sở trên tình yêu, ngay cả yêu kẻ thù, Ma-thi-ơ 5:44.
Họ nói rằng chúng ta phải yêu kẻ lân cận (kể cả phạm nhân) như mình, vì thế, chúng ta không được xử tử họ.
Những người chống án tử hình trích dẫn câu chuyện trong Giăng 8:1-11, chỗ mà người đờn bà phạm tội ngoại tình được đem đến với Chúa Jêsus để tuyên án. Luật pháp đòi hỏi phải xử tử người đờn bà đó nhưng Chúa Jêsus tha thứ cho bà ta. Tại sao Chúa Jêsus không đòi hỏi công lý? Nếu người đờn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình thì cả hai, bà ta và người nam phải bị ném đá chung. Chúa Jêsus nói rằng người nào không có tội hãy ném viên đá đầu tiên: có lẽ hết thảy những người đó đều có tội trong việc này và người đờn bà là ít tội nhất.
Những người khác trích câu chuyện Phao-lô kêu nài sự khoan dung cho Ô-nê-sim là người nô lệ chạy trốn, là người đáng bị xử tử theo luật pháp Rô-ma. Phao-lô kêu nài sự khoan dung vì Ô-nê-sim đã trở lại cùng Chúa.
Rô-ma 13:1-4, thành lập quyền của chính phủ để dùng gươm nếu cần để trả thù sự gian ác. Gươm bao gồm cả án tử hình.
Rô-ma 12:19-21, cá nhân người bị gây đau khổ không được trả thù như trong thời Cựu Ước, nhưng phải để cho nhà chức trách thi hành bản án thích hợp
Rô-ma 13:1 "Mọi người phải vâng phục các đấng cầm quyền trên mình." Chúng ta phải vâng phục họ.
KẾT LUẬN
Có người nghĩ rằng không thể kết luận cách chắc chắn được nhưng phải đợi Chúa bày tỏ ý chỉ Ngài cách rõ rệt hơn.
Theo tôi thì án tử hình là thứ tự của Chúa cho ngày nay; nguyên tắc này đã có 800 năm trước khi có luật pháp (Ussher).
Lập luận rằng án tử hình không cho người ta có cơ hội để hối cải là vô lý.
Nếu một người không ăn năn khi bị treo án tử hình thì khó để người đó ăn năn với án tù chung thân.
Sự sống thuộc thể không quan trọng bằng sự sống đời đời; một người trước sau gì cũng chết.
Hê-bơ-rơ 9:27, "Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét."
Không ai phủ nhận rằng việc xử tử một kẻ giết người là một việc khủng khiếp nhưng chúng ta đừng quên rằng sự sát nhân là một việc còn kinh khiếp hơn.
Nếu một người chấp nhận thẩm quyền của Kinh Thánh, vấn đề trở nên rõ ràngán tử hình là cần thiết cho một cộng đồng an toàn.
Chúng ta đừng để cho mình bị dẫn đi sai lạc bởi các quan niệm hiện đại về các ý kiến của trường phái tự nhiên của khoa xả hội học và khoa tội phạm học.
Chúng ta hãy nghiên cứu Kinh Thánh và vâng giữ cách đầy trọn, hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời của Cựu Ước cũng chính là Đức Chúa Trời của Tân Ước; các nguyên tắc căn bản của Chúa và chính quyền của Ngài sẽ không bao giờ thay đổi.
Hê-bơ-rơ 13:8. "Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi."
CÁC CÂU HỎI HỌC ÔN
931. Án tử hình nghĩa là gì?
932. Theo ý Bạn thì cách nào là tốt nhất để xử tử một tội nhân?
933. Liệt kê một số lý luận chống lại hình án xử tử.
934. Một số các lý do chính người tín đồ Chúa Cứu Thế muốn duy trình án tử hình là gì?
935. Hai mặt của vấn đề cần phải suy xét liên quan đến tương lai của một phạm nhân là gì?
936. Sự khác biệt giữa tội cố sát và tội ngộ sát là gì?
937. Liệt kê ba câu Kinh Thánh ủng hộ cho án tử hình.
938. Một người thật sự phạm tội cố sát có được phép trốn trong thành Ẩn Náu không?
939. Liệt kê 8 điều bị Kinh Thánh Cựu Ước lên án tử hình.
940. Giải thích Rô-ma 13:4, trong sự tương quan đến án tử hình.