Bết-Sê-mết. Beth-Shémesch (Nhà của mặt trời).

        



      I. Một thành trên bờ cõi phía bắc của chi phái Giu-đa (Giô-suê 15:10), ở trong trũng có ruộng lúa mì (I Sa-mu-ên  6:13), ngày nay gọi là Ain Shems, trên sườn phía tây bắc xứ Do-thái, cách đồng bằng Phi-li-tin 3 cây số, và cách Éc-rôn 11 cây. Từ Éc-rôn có đường đến Bết-Sê-mết; người Phi-li-tin dùng đường nầy để gởi hòm giao ước về cho dân Y-sơ-ra-ên. Trong ruộng của Giô-suê tại Bết-Sê-mết, người ta để hòm giao ước trên hòn đá lớn, có người gọi là "hòn đá để tang" (I Sa-mu-ên  6:19). Vì Bết-sê-mết là một trong bốn mươi tám cái thành cấp cho người Lê-vi (Giô-suê 21:16; I Sử ký 6:59), nên có người Lê-vi và thầy tế lễ sắm sẵn tiếp rước hòm giao ước của Chúa và dâng tế lễ cho Chúa. Vì lòng tò mò, dân Bết-Sê-mết vô phép nhìn vào hòm Chúa, nên Ngài hành hại bảy mươi người của dân sự (Dân số ký 4:20; II Sa-mu-ên  6:6,7; I Sa-mu-ên  6:19). Bết-Sê-mết là một địa hạt có quan lại của Sa-lô-môn cai trị (I Các Vua 4:9). Tại đây Giô-ách vua Y-sơ-ra-ên, giao chiến với A-ma-xia, vua Do-thái, và bắt làm phu tù (II Sa-mu-ên  14:10-13; II Sử ký 25:21-23). Trong đời vua A-cha, người Phi-li-tin chiếm cứ thành nầy (II Sử ký 28:18). Tên cũ thành nầy là Yết-Sê-mết (Giô-suê 19:41). Hê-re, nghĩa là núi của mặt trời, cũng là một tên khác (Các Quan Xét 1:35).
       II. Một thành trên bờ cõi chi phái Y-sa-ca (Giô-suê 19:22).
       III. Một thành với các làng của nó (Giô-suê 19:38; Các Quan Xét 1:33). Dân thành nầy không bị đuổi, song hàng phục dân Y-sơ-ra-ên.
       IV. Một nơi trong xứ Ai-cập, có chùa miếu các thần (Giê-rê-mi 43:13), ở phía đông sông Ni-lơ; hiện nay gọi theo tiếng Hy-lạp là Heliopolis và tiếng Ai-cập là On, cách Mem-phi mấy cây số (Sáng thế ký 41:45). Pho tượng của thần mặt trời cao độ 30 thước tây, bề ngang 5 thước, mão tượng ấy nặng độ 450 cân tây. Các thần có tên Bết-Sê-mết ấy minh chứng xưa sự thờ thần mặt trời phổ thông ra nhiều xứ lắm.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.