Bị bỏ. Réprouvé.

        


      Trong Cựu Ước có chỗ chép về bị bỏ, như Giê-rê-mi 6:30 chép là:"bạc bỏ"; tiên tri đem thứ bạc vô dụng ví với kẻ cứng cỏi không tin theo, cuối cùng tất bị bỏ. Trong Ô-sê 4:6, Chúa bỏ vì không vâng lời; trong Giê-rê-mi 7:29; 14:19 vì làm điều ác; trong Hê-bơ-rơ 6:8 vì kết quả xấu. Lại trong II Cô-rinh-tô 13:5,6,7, Phao-lô chép ba lần dùng tiếng "bị bỏ". Ðó là so sánh người được cứu trái với người bị bỏ (coi thêm II Ti-mô-thê 3:8; Tít 1:16). Phàm người đã được nhuần thấm ơn Chúa mà lại bội đạo, thì ví như đất bùn dầu được hưởng mưa móc, cũng trở mọc gai gốc, chẳng hóa ra một vật đáng bỏ ư?
       Tiến sĩ Scofield viết về I Cô-rinh-tô 9:27 rằng: Nguyên văn hai chữ "bị bỏ" ấy là adokimos, tiếng Hy-lạp, nghĩa là "không được ưng chịu". "Dokimos" bỏ "a" (nghĩa là không), có dùng trong La-mã 14:18, dịch:"được khen"; 16:10 dịch:"được tiếp nạp"; II Cô-rinh-tô 11:19 dịch:"được nhận biết"; II Cô-rinh-tô 10:18 dịch: "được ưng chịu"; và II Ti-mô-thê 2:15 dịch:"được đẹp lòng"; và dùng trong Gia-cơ 1:12 dịch: "Sự thử thách". Vậy, khi thêm "a" thì tiếng Hy-lạp adokimos ấy thật có nghĩa là "không được ưng chịu". Hãy nhớ ở đây Phao-lô chép về sự hầu việc, chớ không phải về sự cứu rỗi. Phao-lô không tỏ mình sợ mất sự cứu rỗi, song sợ không được ưng chịu mà mất mão triều thiên. Hãy xem bài PHẦN THƯỞNG (Ða-ni-ên 12:3; I Cô-rinh-tô 3:14).

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.