Cựu Ước nói bình an, đã có ý là yên là lành, lại có nghĩa là mọi việc được vừa ý (Sáng thế ký 43:27). Về mặt tôn giáo, nói bình an có ba lẽ cốt yếu:
1. Chào thăm và chúc phước người khác, nguyện Chúa ban cho bình an (Sáng thế ký 43:23; I Sa-mu-ên 1:17; Thi Thiên 122:7,8 coi thêm Ma-thi-ơ 10:12,13). Ðấng Mê-si lập thiên quốc ở thế gian: phước rất lớn tức là bình an (Thi Thiên 72:3-7; Ê-sai 2:4; 9:5,6; 11:6-9; A-ghê 2:9; Xa-cha-ri 9:10). Chúa hòa thuận với dân Ngài, lập giao ước bình an với thầy tế lễ (Dân số ký 6:26; Thi Thiên 29:11; 85:8; 122:6; Giê-rê-mi 16:5; Dân số ký 25:12; Ma-la-chi 2:4,5).
Tân Ước nói bình an giống nghĩa với Cựu Ước. Nhưng trừ ý nghĩa tám, chín chỗ trong hơn chín mươi chỗ nói về hai chữ bình an ra, còn thì chỉ về bình an trong lòng người cả. Thơ tín Tân Ước, trong lời chào thăm chúc phước, phần nhiều nói nguyện anh em được bình an (Coi Mác 5:34; Lu-ca 7:50; 24:36; Giăng 14:27; Gia-cơ 2:16). Lời chào thăm chúc phước gồm tóm cả hai chữ bình an; mà sự bình an chỉ về hạnh phước và ân điển mà người ta đã được đó là do Ðức Chúa Trời nhờ Ðấng Christ ban cho. Còn Lu-ca 1:79; 2:14; Ma-thi-ơ 10:34, v.v., cũng có luận về bình an do Ðấng Mê-si ban. Giăng 16:33; Công vụ các sứ đồ 10:36; Rô-ma 8:6; 15:33; Phi-líp 4:7 v.v, cũng có luận về sự bình an bởi người ta phục hòa với Chúa. Sự bình an trong Tân Ước là do lời của Phao-lô mà được rõ rệt (Rô-ma 5:1-11). Chữ bình an trong nguyên văn Hy-lạp có thể dịch là phục hòa (II Cô-rinh-tô 5:18-21; Ê-phê-sô 2:13-18; Cô-lô-se 1:20). Phàm ai nương cậy Con yêu dấu của Ðức Chúa Trời mà phục hòa với Ngài, thì sự thù nghịch tiêu diệt, và trong lòng nhờ Chúa được bình an (Ê-phê-sô 2:16).