Các linh hồn bị tù. Espritsretenus en prison.

        


      Lời đó chép trong I Phi-e-rơ 3:18-20, tại đó Sứ đồ khuyên các tín đồ nhẫn nhục chịu khổ để làm lành. Tùy theo thượng hạ văn của khúc nầy, thì các linh hồn bị tù bày tỏ những người bội nghịch trong đời Nô-ê, còn chữ "linh hồn" và "bị tù" chỉ về địa vị hiện nay thoát ngoài thân thể trong nơi phán xét của thế giới vô hình (so II Phi-e-rơ 2:4-9). Ðiểm quan hệ ở khúc nầy là ở lời nói về Ðấng Christ giảng cho các linh hồn bị tù. Có một lời giải nghĩa rất tự nhiên là Ðấng Christ, bị chết trong xác thịt lại được sống trong thần linh, đến trong địa vị thuộc linh (thoát ngoài thân thể) và giảng cho các linh hồn nầy, trước đã bội nghịch, song như nay thấy có lẽ nhận được sứ mạng. Ấy là ý mà phần nhiều nhà giải nghĩa đời nay bàn đến, và dựa vào I Phi-e-rơ 4:6. Nhờ đó, có người lập một mớ lẽ đạo hoặc lời đoán phỏng về "đời sau có dịp tin Chúa," "sự lập lại," v.v.-- song thật ra không có nền tảng vững chắc. Dầu vậy, cũng có thể cho rằng, tùy theo sự xem xét kỹ lưỡng hơn, lời giải nghĩa đó dường như gặp nhiều sự trở ngại phản đối. Không chỗ nào, trừ ra đây, trong Kinh Thánh chép về Ðấng Christ giảng trong Âm phủ (Hadès), còn Phi-e-rơ dường như nói cùng các độc giả về một điều họ rất quen biết; dường là lạ vì những người ở trước nước lụt được để riêng ra làm mục đích duy nhứt của sự giảng dạy trong thế giới thuộc linh nầy; và chữ "được sống" (câu 18) đây không chỉ về địa vị thoát ngoài thân thể, song về sự sống lại của Ðấng Christ trong thân thể, v.v..
       Một lời giải nghĩa khác mà nhiều người ưa, là lấy những lời "ấy bởi đồng một linh hồn đó" không chỉ về một địa vị thoát ngoài thân thể, song về sự giảng dạy của lịch sử cho những người trước nước lụt bởi Nô-ê khi họ còn sống. Hiệp với ý đó, có thực sự rằng Sứ đồ trong I Phi-e-rơ 1:11 coi những lời giảng tiên tri sớm hơn như là lời chứng của (Thánh Linh Ðấng Christ," và thực sự Ðức Chúa Trời đối với người đời Nô-ê đã nhịn nhục chờ đợi như là mô tả trong Sáng thế ký 6:5, mà Phi-e-rơ chắc có trong trí, như là sự phấn đấu của Thánh Linh Ðức Chúa Trời; và trong II Phi-e-rơ 2:5 có ngụ ý đến các biến động đó và Nô-ê được kể là "thầy giảng đạo công bình." Khúc I Phi-e-rơ 4:6 có lẽ có ý nghĩa chung về các tín đồ đã chết không bị thiệt hại trong sự phán xét so sánh với các người còn sống đến ngày Chúa Jêsus tái lâm (so I Tê-sa-lô-ni-ca 4:15-18).
       Có người nhờ I Phi-e-rơ 3:19-21 với 4:6 mà lập lẽ đạo "đời sau có dịp tin Chúa," nhưng G.Vos nói đại ý cả khúc là trái với ý đó vì chú trọng về thiểu số người được cứu trong đời Nô-ê là 8 người (3:20), và vì người đời trước nước lụt đã có dịp nghe Nô-ê giảng đạo cho. Lại lấy "Tin lành cũng được giảng ra cho kẻ chết" (I Phi-e-rơ 4:6) làm nền tảng, song thật ra câu đó không liên lạc với khúc trên 3:18-21, vì xem I Phi-e-rơ 4:5 chép Chúa là "Ðấng sẵn sàng xét đoán kẻ sống và kẻ chết," ấy chỉ về những người sống và người chết lúc Chúa tái lâm. Chắc sự giảng đạo cho linh hồn bị tù là chỉ về những người sống trong đời Nô-ê, song vì tội ác thì như linh hồn bị tù mà Thánh Linh Ðấng Christ trong Nô-ê đã giảng cho.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.